Top Banner
Đặc San Ái Hu Trà Vinh năm Mu Tý - 2008 102 - Cháy! Cháy!.. Bà con ơi, chùa Giác Lâm bcháy!. Khi bà con Pht tchung quanh chùa chy ti, ngn la đã tt, thy Tư Mt bphng toàn thân, chgương mt còn lành ln, đang nm bt động trước bàn thcòn trơ nhng cc than hng, cnh bên chiếc đơn nhmà thy nm hng ngày cũng thành than, vtăng nào đó đã ly tm y ca mình đắp lên người nn nhân, mi người còn đang lúng túng chưa biết đặt thy nm đâu để cu cp trước khi đưa đi bnh vin thì thy Giám vin bước vào. - A Di Đà Pht, con xin cung nghinh tam thế Sư phquang lâm. Thy Tư Mt gn như bt động nhưng rt tnh táo nghinh chào thy Giám vin. - A Di Đà Pht, thì ra ông va tđại định mà ra? - Trước tam thế Sư ph, con không dám nói li hư di. Quđúng như vy, con va mi xthin. Thy Giám vin nhìn qua mt lượt nhng người chung quanh đang mang tâm trng lo lng, ht hong trước tình trng thê thm ca thy Tư Mt, thy Giám vin ôn tn li tng li mt, khuyên mi người hin din ri khi am tht vì thy cn vài phút yên lng bên nn nhân. Trong chùa Giác Lâm, ngoài Hòa thượng Trtrì, thy Giám vin là người đức cao hnh dày hơn c, nên mi người không thkhông tuân, dù rt hoang mang qua cchdường như bình thn ca thy Giám vin đối vi nn nhân. Am tht đã hoàn toàn yên lng, đó đây vài làn khói yếu t tora tnhng khúc gca chân bàn, chân ghế còn ngún cháy. Thy Giám vin kéo tm y phtn ngc nn nhân đon ngi xung trong tư thế tĩnh to. - Thy có thđịnh tâm để tôi đi vào dòng thin định ca thy được không? - Sư phđã dy, con nào dám không phng hành. Xin Sư phquán sát…. . * * * Thai tin kiếp, cng vi hin kiếp, thân mng này đều có duyên bái Người làm sư ph. Vào tin kiếp thnht, thân mng này trước là tutướng ca Ngoi hu Thượng tướng Đỗ Thành Nhân, cùng phò Nguyn Vương. Vi hùng tâm hào khí, chí cxnúi lp sông, khai hoang, lp p. Thượng tướng chhuy đội binh Đông Sơn do người chiêu m, đã đánh chiếm li được Sài Côn ttay Nguyn L. Mt công trng khác do đội binh Đông Sơn là đem li an cư lc nghip cho người dân vùng tngn sông Tin, không bngười dân Cao Miên đánh phá… Mt lòng phò vua dng nước, nhưng chng may thphi vì vương đa nghi, hp lượng, nghe li sàm sim, chúa Nguyn Phúc Ánh đã mưu hi chtướng và hu hết tutướng ca Người. Bt mãn thế snhân tình, không nơi nương ta, thiếu người dn dt, sn chí ngang tàng, sn đao sn kiếm, thân mng này cùng sngười phn chí, coi Sài Côn, Trn Biên như vùng Lương Sơn Bc, vy vùng ngang dc, bt tuân mng lnh triu đình. Lm ln bquan quân tiu pht, trên đường đào thoát, tt qua vùng HĐất, gp Sư ph, hoan hcho tá túc, bthí nhng ba cơm chay. Tđó vsau, nhng lúc khn cùng thân mng này thường vđây nương náu… . Ri mt ngày cơ duyên đến, dưới mái am nh( Sau sa li thành chùa Quan Âm, chính là Giác Viên tbây gi), thân mng này đã xung tóc, quy y. Tđó “ Sơn thâm thế cách, chbng tho mc ký xuân thu“( nơi núi sâu, thế gian cách bit, chbiết xuân thu nhvào cây c). Người chính là Sư phtin kiếp thnht ca con… . * * * Khi triu đình Huế ký hoà ước nhường cho Pháp ba tnh min Đông, người dân không phc, ni dy chng Pháp khp nơi, thân mng này cũng đầu quân dưới trướng ca lãnh tnghĩa quân Nguyn Trung Trc. Đoàn nghĩa quân ca người luôn áp dng chiến thut lúc đánh Biên Hòa, khi Định Tường ri Phú Quc… Vi nhng chiến công như “la hng Nht To“, như “kiếm bc Kiên Giang“…Làm cho quân Pháp khiếp đảm kinh hn, nên chúng ép buc triu đình Huế phi can thip. Nghĩa quân ca ông nhn chiếu truyn tm án binh bt động. Nhưng ba tnh min Tây liên tiếp mt vào tay gic. Ông li cho quân đánh mnh khp nơi. Sau đó tên bán nước Hunh Công Tn bt mông để uy hiếp, buc ông phi ra hàng . Vì chhiếu, Đốc binh Nguyn Trung Trc ttrói mình np cho Tn. Dòng máu câm thù gic Pháp sôi sc, nhưng thân mng này chlà mt võ tướng, không thcó cái kiên nhn, trm tĩnh đợi chthi cơ như ksĩ, càng không thtiêu cc, đành phát tiết scâm phn qua hành động bt phc tùng triu đình, ly ghe thuyn làm tri ni, bng bnh xuôi ngược, chc tri vùng sông Hu, khuy nước dòng Tin Giang. Cướp ca các tay cường hào, đot tin nhng tên trc phú, cũng có lúc hành hip phò nguy. Làm tùy hng, không phân bit thế nào là to duyên hay gây nghip. Dù sao đi na, đó chính là hình thc quay lưng, không dám đối din vi lphi, càng không thdin lcâm thù quân cướp nước mà mình li đi cướp ca đồng bào. Qua nhiu ln Pháp hp vi quân Nam triu, đui bt gt
20

ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Sep 29, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 102

- Cháy! Cháy!.. Bà con ơi, chùa Giác Lâm bị cháy!. Khi bà con Phật tử chung quanh chùa chạy tới, ngọn lửa đã tắt, thầy Tư Mắt bị phỏng toàn thân, chỉ gương mặt còn lành lặn, đang nằm bất động trước bàn thờ còn trơ những cục than hồng, cạnh bên chiếc đơn nhỏ mà thầy nằm hằng ngày cũng thành than, vị tăng nào đó đã lấy tấm y của mình đắp lên người nạn nhân, mọi người còn đang lúng túng chưa biết đặt thầy nằm đâu để cứu cấp trước khi đưa đi bệnh viện thì thầy Giám viện bước vào.

- A Di Đà Phật, con xin cung nghinh tam thế Sư phụ quang lâm. Thầy Tư Mắt gần như bất động nhưng rất tỉnh táo nghinh chào thầy Giám viện.

- A Di Đà Phật, thì ra ông vừa từ đại định mà ra?

- Trước tam thế Sư phụ, con không dám nói lời hư dối. Quả đúng như vậy, con vừa mới xả thiền. Thầy Giám viện nhìn qua một lượt những người chung quanh đang mang tâm trạng lo lắng, hốt hoảng trước tình trạng thê thảm của thầy Tư Mắt, thầy Giám viện ôn tồn lời từng lời một, khuyên mọi người hiện diện rời khỏi am thất vì thầy cần vài phút yên lặng bên nạn nhân. Trong chùa Giác Lâm, ngoài Hòa thượng Trụ trì, thầy Giám viện là người đức cao hạnh dày hơn cả, nên mọi người không thể không tuân, dù rất hoang mang qua cử chỉ dường như bình thản của thầy Giám viện đối với nạn nhân.

Am thất đã hoàn toàn yên lặng, đó đây vài làn khói yếu ớt toả ra từ những khúc gỗ của chân bàn, chân ghế còn ngún cháy. Thầy Giám viện kéo tấm y phủ tận ngực nạn nhân đoạn ngồi xuống trong tư thế tĩnh toạ.

- Thầy có thể định tâm để tôi đi vào dòng thiền định của thầy được không?

- Sư phụ đã dạy, con nào dám không phụng hành. Xin Sư phụ quán sát…. .

* * *

Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện kiếp, thân mạng này đều có duyên bái Người làm sư phụ.

Vào tiền kiếp thứ nhất, thân mạng này trước là tuỳ tướng của Ngoại hữu Thượng tướng Đỗ Thành Nhân, cùng phò Nguyễn Vương. Với hùng tâm hào khí, chí cả xẻ núi lấp sông, khai hoang, lập ấp. Thượng tướng chỉ huy đội binh Đông Sơn do người chiêu mộ, đã đánh chiếm lại được Sài Côn từ tay Nguyễn Lữ. Một công trạng khác do đội binh Đông

Sơn là đem lại an cư lạc nghiệp cho người dân vùng tả ngạn sông Tiền, không bị người dân Cao Miên đánh phá… Một lòng phò vua dựng nước, nhưng chẳng may thờ phải vì vương đa nghi, hẹp lượng, nghe lời sàm siểm, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã mưu hại chủ tướng và hầu hết tuỳ tướng của Người.

Bất mãn thế sự nhân tình, không nơi nương tựa, thiếu người dẫn dắt, sẵn chí ngang tàng, sẵn đao sẵn kiếm, thân mạng này cùng số người phẫn chí, coi Sài Côn, Trấn Biên như vùng Lương Sơn Bạc, vẫy vùng ngang dọc, bất tuân mạng lệnh triều đình. Lắm lần bị quan quân tiễu phạt, trên đường đào thoát, tạt qua vùng Hố Đất, gặp Sư phụ, hoan hỷ cho tá túc, bố thí những bữa cơm chay. Từ đó về sau, những lúc khốn cùng thân mạng này thường về đây nương náu… . Rồi một ngày cơ duyên đến, dưới mái am nhỏ ( Sau sửa lại thành chùa Quan Âm, chính là Giác Viên tự bây giờ ), thân mạng này đã xuống tóc, quy y. Từ đó “ Sơn thâm thế cách, chỉ bằng thảo mộc ký xuân thu“( nơi núi sâu, thế gian cách biệt, chỉ biết xuân thu nhờ vào cây cỏ). Người chính là Sư phụ tiền kiếp thứ nhứt của con… .

* * *

Khi triều đình Huế ký hoà ước nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông, người dân không phục, nổi dậy chống Pháp khắp nơi, thân mạng này cũng đầu quân dưới trướng của lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Đoàn nghĩa quân của người luôn áp dụng chiến thuật lúc đánh Biên Hòa, khi Định Tường rồi Phú Quốc… Với những chiến công như “lửa hồng Nhựt Tảo“, như “kiếm bạc Kiên Giang“…Làm cho quân Pháp khiếp đảm kinh hồn, nên chúng ép buộc triều đình Huế phải can thiệp. Nghĩa quân của ông nhận chiếu truyền tạm án binh bất động. Nhưng ba tỉnh miền Tây liên tiếp mất vào tay giặc. Ông lại cho quân đánh mạnh ở khắp nơi. Sau đó tên bán nước Huỳnh Công Tấn bắt mẹ ông để uy hiếp, buộc ông phải ra hàng . Vì chữ hiếu, Đốc binh Nguyễn Trung Trực tự trói mình nạp cho Tấn.

Dòng máu câm thù giặc Pháp sôi sục, nhưng thân mạng này chỉ là một võ tướng, không thể có cái kiên nhẫn, trầm tĩnh đợi chờ thời cơ như kẻ sĩ, càng không thể tiêu cực, đành phát tiết sự câm phẫn qua hành động bất phục tùng triều đình, lấy ghe thuyền làm trại nổi, bồng bềnh xuôi ngược, chọc trời vùng sông Hậu, khuấy nước dòng Tiền Giang. Cướp của các tay cường hào, đoạt tiền những tên trọc phú, cũng có lúc hành hiệp phò nguy. Làm tùy hứng, không phân biệt thế nào là tạo duyên hay gây nghiệp. Dù sao đi nữa, đó chính là hình thức quay lưng, không dám đối diện với lẽ phải, càng không thể diện lẽ câm thù quân cướp nước mà mình lại đi cướp của đồng bào. Qua nhiều lần Pháp hợp với quân Nam triều, đuổi bắt gắt

Page 2: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 103

gao, phải bỏ thủy trại, lên bờ đào sanh. Lúc khốn cùng gặp cứu tinh, đó là một nhà sư trung niên, dường như quen, dường như lạ, không nói quá nửa lời, đưa về cho tạm trú trong một cái liêu bên mái chùa Vĩnh Tràng ( gần thành phố Mỹ Tho ngày nay). Rõ ràng quy luật của cuộc sống luôn vô tư nhưng khắc nghiệt, bất cứ cá nhân nào không thúc liễm đời sống của mình, tất nhiên sẽ nhận hậu quả không lành. Thân mạng này lâm vào cảnh thập phần bi đát, đó là lẽ đương nhiên. Luật nhân quả của nhà Phật. Cho hay, nhân vô tai hoạ bất khởi từ tâm. Ngày lại, ngày qua ẩn náu dưới mái chùa, với cuộc sống giản dị, đơn thuần, muối dưa, kinh kệ, lòng trần lắng đọng. Từ đó, trong rừng mai vàng, một vần trăng sáng được truyền y. Đó là tiền kiếp thứ hai, thân mạng này quy y dưới tăng dạng khác của Sư phụ…..

* * *

Những bước chân đầu tiên trên hè phố sau thời gian dài nằm nhà lao là gặp Sư phụ, đưa thẳng về Giác Lâm tự. Chính là kiếp thứ ba con quy y Sư phụ.

Thấy chiếc lá vàng êm ái rơi, đôi khi người ta còn tò mò ngước lên xem chiếc lá từ cành nào rơi xuống, với ba kiếp, trong ba trường hợp khốn cùng tương tự của thân mạng này đều được Sư phụ rủ lòng từ bi tế độ, nhưng không một lần Sư phụ hỏi con là ai, làm gì, từ đâu tới? Sư phụ thâu nhận đệ tử hết sức đơn giản tự nhiên, tự nhiên như người ta phải quét lá vàng khi mùa thu tới, như người ta cảm thấy phơi phới, chiêm ngưỡng màu sắc xanh tươi, thắm đượm của cỏ cây, hoa lá vào mùa xuân… Nay con đã ngộ ra: Đó là do duyên sư đồ!.

Hôm qua, đúng ra Sư phụ phải về chùa Vĩnh Tràng để chứng minh trai đàn nhưng vì muốn xác nghiệm công phu tu tập qua nhiều tiền kiếp của con nên Hoà thượng Trụ trì, ( vài tài liệu cho rằng Hoà thượng Trụ trì Hải Tịnh là sư phụ của thầy Tư Mắt, sự thật không phải, vì thầy Giám viện và thầy Tư Mắt có duyên sư đồ từ nhiều tiền kiếp, vả lại, Hoà thượng Trụ trì lúc bấy giờ cũng không phải là Tổ Hải Tịnh!) và Sư phụ đều đồng ý cử người khác đi thay. Điều này cho thấy Sư phụ luôn là chứng minh sư của con. Con xin thành tâm thọ lãnh công đức này của Sư phụ.

Thầy Giám viện từ từ chấp tay niệm Phật tán thán: Bồ đề qủa thục, nhất chân phi sắc phi không ( trái bồ đề đã chín, còn đâu là sắc là không). Những gì lâu nay cho là gắn bó, quí trọng đối với ông, từ mái am này, chiếc đơn nhỏ hẹp ông nằm hàng ngày, cái mõ bằng gỗ mít… Tất cả đều giả hợp, chỉ là trợ duyên cho sự chứng đắc, nên ông hủy bỏ hết, ngay cả nhục thân của mình. Thật vậy, hoá thân của kiếp trước chính là thân mạng này, thân mạng ngày hôm nay thọ lãnh là để chuẩn bị cho kiếp sau… . Từ nay về sau tôi

và ông không còn duyên sư đồ nữa, chỉ là bạn lữ…. Thôi, giờ ông hãy đi trước tôi một bước !

* * * Sư huynh Chí Dũng ( Chúng trưởng chúng

Long Thọ, niên khoá 1968 Phật học viện Giác Sanh) kể câu chuyện thầy Tư Mắt xong, thêm lời nhận xét:

Ra khỏi khám đường, bước thẳng vào chùa, thiều quang thắm thoát, nay thầy dùng lửa tam muội để hiển lộ cho nhân gian thấy lời Phật dạy không sai “có tu có đắc“. Người đời thường nói : “Buông dao đồ tể, lập tức thành Phật“. Nhưng chúng ta là người học Phật, phải hiểu thấu đáo lý này hơn. Theo như dòng tâm thức mà thầy Giám viện quán sát, đã ba kiếp thầy Tư Mắt qui y với người. Ta cũng có thể suy ra, chẳng những ba kiếp mà nhiều đời nhiều kiếp về trước, thầy Tư mắt đã qui y thọ giới. Lúc bấy giờ người dân Sàigòn Chợlớn từng nghe qua câu chuyện “Quăng đao“ này, nhưng từ người kể cho tới người nghe, tùy vào nhận thức về Phật pháp, câu chuyện được hiểu và đánh giá mỗi khác. Kẻ bàng quan, không hiểu đạo cho rằng thầy Tư Mắt bị hoả hoạn mà chết…. Người rõ lý vô thường, tin đó là công phu chứng đắc. Vì chỉ có lửa tam muội mới có thể bộc phát đột ngột để hủy nhục thân và những gì thuộc sở hữu của thầy mà thôi. Đó chính là ngọn lửa do tâm thức chủ động. Lại nữa, điều này chứng minh cho mọi người thấy sự kiện “thánh phàm đồng cư“ luôn hiển hiện ở cõi nhân gian, bằng vào tâm phàm phu của chúng ta không thể thấy được hoá thân của Bồ tát, đến khi biết được, thần long kia đã quyện vào mây. Kiến vĩ bất kiến thủ là vậy…. Huệ Tường

Chùa Giác Lâm ngôi chùa cổ nhất Sàigòn tọa lạc tại số 118 đường Lạc Long Quân, phường 10.. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng vào năm GiápTý 1744 đời chúa Thế Tông (Nguyễn Phúc Khoát). Chùa còn mang nhiều tên khác như Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.

Page 3: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 104

CHUYEÄN NHAØ QUEÂ

CAÙC TEÂN “BEÙ” ÔÛ CAØ TUM Võ Vĩnh Kim

Có một thời, tên BÉ là tên gọi của trẻ con thật thông dụng ở thôn quê. Khi đôi vợ chồng vừa mới sanh ra đứa con đầu lòng thì việc đầu tiên là tìm một tên để đặt cho đứa bé, thông thường thì hỏi bậc cha mẹ tên nâỳ có trùng tên ai bên nội hay bên ngoại không.

Tên nầy là tên ông cố nội, tên kia là tên ông cố ngoại, tên nọ là tên bác năm hàng xóm, ráng tìm thêm một tên nữa thì cũng là tên của đứa con chú tư cuôí xóm, tên nào nếu không trùng với tên ngừơi lớn thì cũng trùng với tên trẻ con. cuối cùng thì tạm gọi con mình là Bé cho tiện. Ở quê tôi, Ấp Cà Tum cũng có nhiều ngừơi cùng mang tên BÉ

Nhưng điều đáng chú ý là những tên Bé nầy chỉ sanh trong Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939 – 1945 ) mà thôi. Lần tính lại trong những năm đó, Ấp Cà Tum Ngoài ( tính từ Kinh Bà Tám Hoài xuyên qua Kinh Năm Tươi , Kinh Sáu Xi, Kinh Ba Dê, Kinh Ba Chọn, Kinh Năm Tuấn đến Kinh Hào Phát ) nằm dọc theo con lộ đất non 2km chiều dài và song song với con sông nhỏ, nhà lưa thưa , lúc bấy giờ , dân cư trên dứơi hai trăm năm chục người với khoảng 40 hộ khẫu mà có tất cả 15 ngừơi mang tên BÉ. Tất cả 15 người nầy đều có liên hệ máu mủ xa gần với tôi. Tôi xin lần lựơt kể tên BÉ với tục danh kèm theo và họ mang tục danh nầy suốt đời.

BÉ CÙI: anh nầy lớn nhứt trong các ngừơi mang tên Bé, anh nầy có nhiều ghẻ lúc còn nhỏ, khi lớn lên trên mình vẫn còn mang vết thẹo trên người nên bạn đồng lứa đặt cho biệt danh là Bé Cùi.

BÉ CHÌNH : Anh nầy to lớn, đẹp trai, miệng nói cười vui vẻ, có caí môi lớn khi nói chuyện thì bành caí miệng ra như con chình ( một lọai lịt lớn, nhưng nhỏ hơn con lươn), do đó đồng bạn kêu là Bé Chình.

BÉ PHỊCH : anh nầy to con, mập mạp, vóc dáng chậm chạp, tướng đi phục phịch, nên có biệt danh là Bé Phịch.

BÉ DÓC : anh chàng nầy thông minh, lanh lơị, nói nhiều, nhưng hay phịa ra nhiều chuyện không có thật nên đồng bạn gọi là Bé Dóc.

BÉ HÓNG : anh nầy mỗi khi trò chuỵên với đồng bạn thường hay cứơp lời bạn ,vì vậy đồng bạn cho anh biệt danh là Bé Hóng.

BÉ MÈO : ngừơi nầy không phải tuổi mẹo đâu nhé, chị nầy lúc sơ sinh ốm nhỏ thó, có gương mặt

nhăn nheo như con mèo vì không sổ sữa, nhưng khi trửơng thành lại là cô thôn nữ rất đẹp và duyên dáng.

BÉ ĐEN : trong các ngừơi tên Bé chỉ có chị nầy có nứơc da hơi đậm hơn hết nên mới có tên nầy.

BÉ DIỆU : Chị nầy xinh xinh , hiền hậu, ít nói. Trong gia đình chỉ một mình cô tên Bé , cô có người anh tên Diệu nên được gọi là Bé Diệu

BÉ ĐỰƠC : Chị là đứa con đầu lòng sau nhiều lần sẫy thai, lần nầy chắc ăn, nên cha mẹ gọi chị là Đựơc nhưng cũng có chữ Bé kèm phía trứơc.

BÉ BẢY : Các anh chị của anh ta không có ai tên Bé hết, nhưng không biết tại sao anh nầy sanh ra

trong đệ nhị thế chiến thì gọi là Bé Bảy. BÉ MỘNG: Chị nầy tên Bé, anh của chị

không tên Bé và em của chị tên Mộng, tôi biết tên thật của chị là Lan, có lẻ vì trùng tên với một bà lớn tuổi nào đó trong xóm, nên tên chị được ghép với tên em thành ra Bé Mộng. BÉ BÚN : anh nầy lúc nhỏ ốm yếu, mãnh khãnh, cha mẹ sống với nghề làm bún, cả xóm mỗi khi có lễ giỗ hay đám cưới thì đặt cha mẹ anh làm bún , vì vậy anh mang tên là Bé Bún.

Page 4: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 105

BÉ MỪƠI HAI : Anh nầy có 12 ngón tay, vì mỗi bàn tay của anh đều có hai ngón caí như vậy anh có tới 4 ngón cái và cộng chung là 12 ngón tay, vì để phân biệt với các tên Bé khác nên hàng xóm gọi anh là Bé Mừơi Hai.

BÉ RỌ RE : cũng tên Bé. Thuỡ nhỏ, anh nầy hay giựt mình khi ngủ ngày và có lần anh ta đang ngủ trưa, giựt mình thức dậy hỏang hốt kêu mấy tiếng trong khi còn say ngủ : rọ re..,rọ re....re..re..., do đó thân nhân gọi anh ta là Bé Rọ Re.

BÉ LÀ : Cô nầy là con gái đầu lòng của một cặp vợ chồng hiếm muộn, nhưng không rõ tại sao cha mẹ gọi cô Bé Là, phải chăng cha mẹ cô thấy trong ấp có quá nhiều bé, nên cũng gọi con mình Là Bé vậy thôi.

Các ngừơi có tên Bé trên đây, ngọai trừ vài ngừơi đã ra đi vĩnh viễn, số còn lại vẫn còn sinh sống tại Ấp Cà Tum, xã Vinh Kim ,Quận Cầu Ngang . Như đã nói trên, vì họ sanh trong khoảng Đệ Nhị Thế Chiến nên BÉ lớn nhứt chỉ hơn BÉ nhỏ nhứt có 7 tuổi mà thôi và từ đó trong Ấp không một ai đặt tên con mình là Bé nữa.

GIÁO VIÊN NGHIỆP DƯ

Vào năm 1977, chánh quyền đẩy mạnh phong trào xóa mù chữ, một số giáo viên tại chức hợp tác với những ngừơi biết đọc biết viết trong ấp xóm mở các lớp dạy ban đêm dành cho những trẻ em qúa tuổi không có cơ hội cấp sách đến trừơng trong thời chiến tranh.Những giáo viên nầy đựơc đào tạo một khóa 3 ngày và về dạy tại ấp xóm các lớp đêm gọi là giáo viên nghiệp dư.

Tôi cũng trở thành giáo viên nghiệp dư. Tôi dự khóa huấn luyện 3 ngày tại Cầu Ngang, giảng viên của lớp huấn luyện là Thầy X. , một giáo viên chánh ngạch tốt nghiệp trừơng Sư Phạm Vĩnh Long khóa 10, tính ra thì sau tôi 8 khóa ( 8 năm sau), Tại sao tôi trở thành giáo viên nghiệp dư ? Sau tháng 4 nămm 1975, tôi bị đẩy ra khỏi nghề dạy trẻ, và đựơc đi học tập cải tạo cho đến giữa năm 1977 mới đựơc về quê trở lại nghiệp cày bừa như thời thơ dại vừa đi học vưà đi cày

( ngày nào không đi học là ngày coi trâu, đi cày), .Một số giáo viên tại chức đề nghị tôi dạy lớp đêm vì họ biết rẵng nghề dạy trẻ là nghề cũ của tôi, vì những ngừơi giáo viên nghiệp dư kia chỉ là những nông dân chuyên nghiệp.

Ngồi trong lớp huấn luyện tại Cầu Ngang , thầy X. nhìn tôi hỏi “ Sao anh ngồi đây”, tôi đáp “ Tôi đi học làm giáo viên nghiệp dư”. Thầy cừơi.

Sau 3 ngày thụ huấn, các học viên chia từng tổ 6 ngừơi sọan bài dạy mẫu. Đến đây là điều khó khăn của các học viên gốc nông dân chuyên nghiệp, Tôi hiểu điều đó, tôi đề nghị với họ là cứ đi ăn trưa và hai giờ đồng hồ sau trở lại ký tên vào bài soạn mẫu. Mọi ngừơi trong tổ đều vui mừng, và đúng hẹn , chúng tôi ký tên chung vào Bài Dạy Mẫu và nộp bài. Lớp huấn luyện bế giãng.

Tôi về Ấp Cà Tum hành nghề mỗi đêm tại trừơng học với lèo tèo chẳng hơn 10 học sinh. Hằng đêm tôi phải đem đèn dầu lửa của mình vào lớp để soi sáng cho các em thấy đừơng mà chép bài. Tôi dùng những hình ảnh cụ thể ở nông thôn mà so sánh các chữ , thí dụ khi dạy chữ “ i “, tôi bảo hãy bắt con cá kèo rồi chặt cái đầu thì đó là chữ “ i”, tôi cũng nói về trứng vịt khi dạy chữ “o.”...

Hơn một tháng sau, tình cờ tôi gặp lại Thầy X. tại nhà một ngừơi bạn ,thầy cho biết: “có một bài soạn mẫu đựơc viên Thanh tra từ Bắc vào khen là hay nhứt, trong đó có tên và chữ ký của anh.” Tôi cừơi.

Gần ba mươi năm sau, nhân chuyến về thăm lại quê nhà, trong bửa tiệc, em tôi dẫn đến một ngừơi trung niên và hỏi tôi có nhớ ngừơi nầy hay không , tôi ngờ ngợ quen quen nhưng không nhớ rõ mấy, anh nầy cho tôi biết là học trò của tôi lớp đêm ngày xưa và nhắc lại chuyện con cá kèo cắt đầu thì thành chữ “ i ”, và em tôi nói tiếp, bây giờ học trò của anh là viên chức trong Ấp .Thầy trò tay bắt mặt mừng.Tiệc vui tiếp tục.

Tôi rất mừng vì đến ngày nay vẫn có ngừơi nhớ câu “ một chữ cũng thầy, nữa chữ cũng thầy”.

Võ Vĩnh Kim

Page 5: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 106

Mô Veà Traø Vinh

Nguyễn Minh CầnTôi mơ về đến Trà-Vinh, Xe rề cặp bến cạnh Đình, Chùa Ông. (1) Chợ dài đến tận bờ sông, Từ khi rạng sáng đầy trong, chật ngoài.

Quit, cam, dưa hấu, mận, xoài, Bạn hàng chen-chút bán-bày nhộn-vui. Khách đông, kẻ đứng người ngồi, Bu quanh gánh cháo, gánh xôi, hàng chè.

Trà-Vinh nem nướng không chê, Xế chiều " Bà Dậu " bên lề " Lạc-Viên" .(2) Lại còn bún nước lèo Miên, Chưa xong tô một ... gọi liền tô hai.

Ăn kèm với thịt heo quay, Hoặc cùng bánh giá, cả hai tuyệt-vời. Ngon sao, ngon ... nhớ cả đời, Biêt bao thực-khách hết lời tặng khen.

Bánh phồng, xôi nghệ, nếp đen, ( 3) Cặp thêm bao-chỉ con chen đường, dừa. Thường ngày đi học ghé mua, Món này chắc bụng lại vưà rẻ, ngon.

Tòn-teng bánh tét no tròn, Đậu xanh, nhưn chuối từng đòn cột xâu. Bánh bò, da lợn đũ màu, Cốt dưà, lá dứa ... còn đâu sánh bằng.

Bánh bèo ngọt, mặn nhớ chăng ? Bán mua tứ phía, lăng-xăng, ồn-ào. Bao quanh còn các tiệm Tàu, "Hớn-Hồ ""Chú Chúng" bánh bao cả ngày.(4)

"Lạc Viên" chuyên món cơm Tây, "Á-Châu" cũng vậy nơi này khách sang.(5) Gần bên, trước cổng Đình làng, (6) Chuối chiên, phọng nấu ... bạn hàng gọi xong.

Và còn bao gánh hàng rong, Suôt ngày vât-vã rao vòng khắp nơi. Trưa hè trên vỏng thảnh-thơi, Xu-xa hột lựu ... ngồi xơi ngon lành.

Chè khoai, chè bắp, đậu xanh, Tiêp theo ... hủ-tiêu, bánh canh, cháo lòng. Có ngày tôi ma4i ngồi trông, Dì Hai bánh lọt lưng còng gánh ngang.

Từng hồi nghe tiếng rao vang, Riêng Ông kẹo-đục bên đàng lặng-yên. *Má còm với cặp dép đen, Âm-thầm tay gỏ leng-keng đều-đều.(7)

Trà-Vinh tâp-nâp đến chiều, Đường quanh khu chợ dập-dìu khách đi. Món ăn chă3ng có thiếu chi, Trứng gà, vịt lộn, cháo, mì, bún, nem.

"Tám Xồm" giải-khát hàng đêm, (8) Biêt bao kỹ-niệm êm-đêm Trà-Vinh, Tôi mơ, mơ mãi bóng hình, Có ai thấu được mối tình hoài-hương.

Nguyên Minh-Cần

Paris 1987, cảm nhớ quê-hương (Để nhớ về Trà-Vinh trước năm 1956)

- Chú-thích : (1) Đinh Long-Đức trươc đây bến xe Trà-Vinh ở ngay trước Chuà Ông. (2) Gánh Nem Nướng " Bà Dậu" trước tiêm cơm Tây "Lạc-Viên". (3) Xôi nêp than. (4) Tiêm nước "Hớn Hồ" và "Chú Chung" ( Túy-Hương ngày nay )?. (5) Tiêm "Á Châu" bán cơm Tây. (6) Hàng trước Đinh Long-Đức, trước rạp hát xưa. (7) Ông già Bê bán kẹo đục. (8) Anh" Tám Xồm" bán nước giải-khát trước sân chợ vào chiều và tối.

Page 6: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 107

TRUYỆN NGẮN

CHUYEÁN XE ÑOØ CHIEÀU 30 TEÁT PHẠM PHONG DINH

Ngồi trong phòng trực của sở làm mà Trình có cảm giác trong lòng chàng đang hừng hực dậy lên một ngọn lửa xốn xang. Chiều 30 Tết, chỉ còn có mỗi mình Trình cùng với chiếc bàn giấy rộng thênh thang. Ngoài kia, đằng sau cánh cửa sắt, tiếng xe cộ chạy trên đường ầm ì vọng vào, nhưng ở bên trong là một thế giới hoang vắng và im lìm. Vì chẳng còn ai cả, ngoài mỗi Trình đang còn ngồi gặm nhắm nỗi quay quắt giữa một buổi trưa buồn. Trình thật quá xui xẻo, bởi chàng bắt thăm trúng phiên trực cuối năm. Mấy năm trước, Trình may mắn thoát cả, những lúc ấy chàng hân hoan thơ thới xách va li về quê ăn Tết, trong nỗi đau khổ của một gã đồng nghiệp kém may mắn dõi mắt thèm thuồng nhìn theo. Nhưng năm nay, thì chính chàng phải nếm vị đắng của cái sự gọi là trực sở cuối năm. Trình cứ nhìn mãi lên chiếc đồng hồ tròn treo trên vách. Nó muốn trêu ghẹo chàng hay sao chứ, mà những cái kim dường như vẫn cứ đứng ì một chỗ không chịu chuyển động cho. Không khéo Trình kẹt lại ở Sài Gòn và ăn Tết trong nỗi cô quạnh giữa chốn phồn hoa này mất. Ngày 29 Tết, Trình đã bùi ngùi đứng tựa cửa phòng trực nhìn bọn bạn hớn hở người xách cặp táp, kẻ xách va li ngồi chất lên mấy chiếc xích lô máy xình xịch chạy ra ngoài bến xe miền Tây và miền Đông. Đứa về Cần Thơ, thằng ra Nha Trang. Tuy rằng chính phủ chỉ cho nghỉ từ ngày 30 Tết cho đến hết mùng Hai, nhưng trưa ngày 29 sở của Trình đã vắng như một ngôi nhà ma, các quan lớn quan nhỏ đều đã đua nhau biến mất hết một cách thần tình, mà chàng biết chắc có gã mãi đến mùng Bốn Tết mới lò dò đến làm, nại cớ ở xa vào trễ.

Điều an ủi duy nhất cho Trình là chú Tư tùy phái vẫn còn ở lại tử thủ với chàng trong những phút giây buồn thiu này. Chú Tư người ở Sài Gòn, nên chú không phải bận tâm chút nào chuyện chú phải đóng cửa sở chiều ngày 30 Tết. Chú đi một vòng sổ kiểm soát lại tất cả cửa nẻo, để chắc chắn rằng chúng đã được khóa. Trông thấy Trình đang ngồi buồn, đôi mắt nhìn chăm chăm vào chiếc đồng hồ, chú Tư chặc lưỡi : - Xế chiều rồi, thầy dọt đi chớ ? Trình tỏ vẻ ngại ngần : - Trên nguyên tắc thì phải bốn giờ mới dông được. Chú Tư bước vào ngồi xuống ghế móc bao thuốc Ruby ra : - Thầy hút đỡ buồn,quê thầy ở đâu ?

Trình đón lấy một điếu thuốc thở dài : - Phan Thiết... Chú Tư vỗ đùi kêu lên : - Thôi chết, thầy phải đi ngay mới kịp, kẻo lỡ chuyến xe đò cuối cùng... Trình bật dậy như một cái lò xo : - Liệu có còn kịp không chú Tư ?

- Kịp, chuyến cuối cùng thường là lúc hai giờ. Để tui lấy chiếc Mobylette chở thầy ra bến xe. - Nhưng... - Chẳng nhưng với nhị gì hết, mọi chuyện ở đây thầy để tui lo cho. Thầy muốn ngủ trong sở với ma hay muốn về Phan Thiết ăn Tết ? Thật may mắn cho Trình, chiếc Mobylette của chú Tư hằng ngày cà rịch cà tàng như một con ngựa già, vậy mà hôm nay nó phóng phom phom trên con đường Hồng Thập Tự dẫn ra bến xe miền Đông đường Petrus Ký như một con ngựa non đang sung sức. Ngày cuối của mùa đông chuẩn bị bước sang mùa xuân, một chút gió bấc lạnh hiu hiu lướt trên những táng cây me dưới ánh nắng đẹp như những chùm tơ vàng của buổi trưa. Xe cộ trên đường phố dường như có vắng đi một chút, nhưng con người có vẻ hối hả hơn, vì ai cũng muốn kịp trở về nhà trong đêm giao thừa. Thỉnh thoảng Trình trông thấy những chiếc xe gắn máy chạy vù qua, những con người ngồi phía sau đang ôm trong lòng những nhánh mai đang nở hoa vàng ối, hoặc là những cái giỏ giấy màu đỏ chói đựng đầy những hộp bánh mứt. Trên hè phố, bọn trẻ con đang xum xít nô đùa trong tiếng reo cười rộn rã, làm Trình chợt nhớ đến đàn em của chàng ở quê nhà. Chắc là chúng đang trông chờ anh trai mang thật nhiều quà về.

Chú Tư tấp vào quầy vé Phan Thiết bên cạnh một chiếc xe đò năm mươi chỗ ngồi đang nổ máy dòn dã. Trình ôm chiếc va li nhỏ nhảy xuống móc bóp ra mua vé. Chú Tư ngồi trên yên phì phà điếu thuốc kiên nhẫn chờ đợi, để biết chắc rằng Trình mua được vé và lên xe về quê. Trình nắm lấy bàn tay chú cảm động :

Page 7: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 108

- Cám ơn chú Tư nhiều lắm. Thôi chú về kẻo thiếm Tư trông. Cháu chúc gia đình chú năm mới nhiều may mắn, ước gì được nấy, ước tài được tài, ước lộc được lộc, vạn sự như ý... Chú Tư cười hà hà : - Ít thôi thầy ơi... Nhiều quá ăn không hết. Anh lơ trẻ nhảy lên đứng chỗ cửa xe gào to : - Mời hành khách lên xe, tài chót Phan Thiết cô bác ơi.

Chuyến xe đò chiều 30 Tết chỉ lơ thơ không quá một phần ba số người đi, nhưng bác tài xế và anh lơ là dân Phan Thiết, dù cho chạy không khách, họ cũng phải đem xe về Phan Thiết. Bởi thế, Trình không cần nhìn số ghế, chàng chọn một chỗ tốt nhất gần cửa, để chàng có thể đặt chiếc va li dưới lườn ghế mà vẫn duỗi chân được thoải mái. Chiếc xe đò bỗng nổ một tràng âm thanh đầy háo hức, một quầng khói trắng nồng nặc mùi xăng bốc lên mù mịt. Chiếc xe rướn mình tới trước sắp sửa lăn bánh, rồi lại lùi về chỗ cũ, như một con chiến mã đang lấy thế khởi hành. Trình khoan khoái nhìn ra khung cửa sổ. Phía bên kia đường, vẫn còn nhiều sạp bán hàng Tết với những hộp bánh mứt nhiều màu sắc. Vẫn còn rải rác vài cái lều nhỏ bán dưa, những trái dưa hấu đen bóng chồng chất nhau dưới một nửa trái dưa mẫu phô bày một vầng tròn màu trắng ôm ấp khoảnh ruột đỏ tươi. Những chậu hoa cúc, vạn thọ và thược dược cuối cùng đang lung lay trong làn gió, như mời gọi người mua. Người đi chợ Tết muộn vẫn còn nhiều. Có lẽ là dân nghèo, họ chờ những khoảnh khắc cuối cùng để mua được hàng giá rẻ.

Chiếc xe đò chậm chạp quẹo trái để ra đường Hồng Thập Tự, từ đó nó sẽ chạy thẳng ra xa lộ Hàng Xanh, rồi trực chỉ miền Trung. Trong lòng Trình dậy lên một nỗi rộn rã không tả được thành lời. Chàng sung sướng tưởng tượng đến lúc mùi nước mắm cá nục mặn

nồng đặc trưng của Phan Thiết phả vào khứu giác, trong khi chiếc xe lao vùn vụt qua những đụn cát đỏ nhô cao như những dãy đồi chạy dọc theo bờ biển phía xa xa bên phải, trước khi vào thành phố. Bên trái chàng, Trình sẽ được nhìn lại sau một năm xa cách những cánh đồng nhỏ mùa xuân đất đã khô cứng, chỉ còn trơ lại những gốc rạ màu vàng óng, thấp thoáng những mái ngói đỏ dươiù những rặng dừa cao xanh mướt. Trong lúc mơ màng, bỗng Trình trông thấy một người đàn bà đang ẳm một đứa con nhỏ, bàn tay phía dưới xách một chiếc giỏ nhựa, một tay dắt một đứa bé gái chừng bốn, năm tuổi hối hả chạy theo chiếc xe. Khoảng cách giữa người đàn bà và chiếc xe càng xa dần. Trình vội kêu anh lơ đang đứng trước mặt chàng : - Anh ơi, còn khách kìa ... Anh lơ trẻ kêu lên : - Dừng xe bác Hai... Gã thanh niên vỗ tay vào thành xe bồm bộp hối thúc :

- Lẹ lẹ lên chị ơi...

Người đàn bà xem chừng đã đuối sức, nàng dừng chân thở hổn hển, nhưng anh lơ đã nhanh nhẹn nhảy xuống ôm lấy đứa bé gái và dìu người đàn bà bước lên. Người thiếu phụ ngồi phệch xuống chiếc ghế đối diện phía bên kia với Trình, thật gần, đến đỗi chàng trông

thấy những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán nàng. Đứa bé gái đưa một ngón tay lên môi nhoẻn miệng nhìn chàng cười, đôi thủy tinh hình viên bi màu nâu của nó trông thật ngây thơ như đôi mắt một con nai non. Đứa nhỏ trong lòng người đàn bà, có lẽ là một bé trai, đang ngậm một cái núm vú cao su và đang chìm sâu trong giấc ngủ. Chợt thiếu phụ ngẫng đầu lên nhìn sang, Trình lúng túng quay mặt đi, nhưng vẫn kịp nhận thấy cái gật nhẹ của nàng, dường như để chào chàng thì phải.

Chiếc xe đã ra tới xa lộ, nó bắt đầu tăng tốc lực phóng nhanh trên mặt nhựa thênh thang. Anh chàng lơ trẻ khép cửa xe nói lớn : - Xin quý hành khách cho xem vé xe ... Gã tiến đến trước mặt người đàn bà, vì nàng ngồi gần ngay cửa ra vào : - Chị cho xem vé. Người thiếu phụ bối rối kéo đứa bé gái tựa vào bên gối cúi mặt hí hoáy tìm kiếm trong chiếc giỏ xách cũ. Gã lơ quay sang Trình : - Xin thầy cho coi vé

Chưa kịp nhìn chiếc vé trưng ra như là bằng chứng hợp pháp của Trình được ngồi trên chiếc xe, gã trai đã xoay lại chìa tay trước mặt người đàn bà ra vẻ thúc hối. Trình cũng nhìn sang, chàng cảm thấy dường như người đàn bà có một điều gì không được bình thường, vầng trán nàng nhăn tít trong một trạng thái âu lo. Bỗng nàng ngước lên, ánh mắt đầy vẻ khẩn cầu, run run : - Anh ơi... tôi... tôi... không có... Gã lơ vung tay lên cao : - Trời đất, không có vé làm sao đi, ra tới tận Phan Thiết chớ gần sao ! Người đàn bà bỗng òa lên trong tiếng khóc nức nở : - Xin anh làm ơn... mẹ con tôi bị người ta... móc lấy hết tiền với đồ đạc rồi.

Nàng mở rộng chiếc giỏ xách, cho thấy bên trong gần như trống rỗng, chỉ còn một vài mảnh vải hay quần áo cũ có lẽ, trông thật thảm thương. Gã thanh niên ngần

Page 8: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 109

ngừ nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má xanh tái của người thiếu phụ : - Chị về đâu ? - Dạ, Rừng Lá ... - Trời ơi, xa quá, không cho chị quá giang được đâu ! Một bà phốp pháp ngồi hàng ghế phía sau kêu lên : - Cuối năm cuối tháng rồi, xe rộng minh mông, khó dễ người ta làm chi chú ? Gã lơ phân bua : - Thiếm đâu có biết, ngày nào cũng có người đòi quá giang, xe đò chạy kiếm tiền chớ đâu phải xe chùa. Đến nước này thì Trình không thể không can thiệp : - Thôi, anh cứ tính tiền vé cho tôi, bao nhiêu vậy anh ? Anh lơ chưa kịp trả lời thì bà phốp pháp đã nhanh nhẩu đáp ngay : - Con nít không tính tiền, trả tiền một vé thôi thầy, tui với thầy cưa đôi ! Trình che miệng cười phì : - Cám ơn thiếm, để cháu tính cho, chuyện nhỏ... Anh lơ nhún vai tỏ vẻ hết ý kiến, thì bác tài xế đã gọi xuống : - Thôi Son, mầy cho chỉ đi đi... Người đàn bà rưng rưng nhìn Trình bằng ánh mắt tha thiết : - Dạ đội ơn thầy. - Không có chi, chị về Rừng Lá phải không ? Trình chợt nhận ra rằng chàng đã hỏi thừa, một câu hỏi thật vô duyên. Nàng đã chẳng từng nói nàng đi Rừng Lá sao. - Chị về quê hay là ra đó thăm bà con ? - Dạ, tôi về nhà tôi ngoài đó. Trình hình dung trong trí nhớ khu vực gọi là Rừng Lá. Nó nằm ở giữa đường từ Bình Tuy đi Phan Thiết. Người ta gọi khu rừng nằm dọc hai bên quốc lộ là Rừng lá, vì ở đó có rất nhiều cây kè, với những cái tán lá trông giống như những chiếc quạt xòe rất lớn và chỉa thẳng lên trời. Dân cư ở miền núi hay miền quê thường hay đốn lá kè về làm lá lợp nhà. Ở những vùng không có cây kè

thì người ta cắt cỏ tranh bện thành những tấm lá lợp. - Hỏi có khi không phải, chị đi thăm ai trong này, đến nỗi... Thiếu phụ gục đầu xuống đưa bàn tay nổi đầy gân xanh gạt nước mắt : - Dạ, đi nhận... xác chồng... Trình ngẩn người lúng túng : - Xin lỗi chị, tôi đã hỏi không phải lúc. Người đàn bà nước mắt dàn dụa : - Thầy cứ hỏi, có khi nhờ vậy mà bớt đau khổ hơn.

Đến lúc này thì Trình đã có thể nhận ra chiếc áo bà ba bạc thếch của nàng, rất dễ cho người ta biết chắc người đàn bà là một người nghèo, thật nghèo nữa là khác. Hẳn là cuộc sống ở chốn đìu hiu núi rừng đó phải vất vả lắm, nên khuôn mặt khắc khổ của nàng trông quá già, chẳng thể nào đoán được tuổi. Có lẽ khoảng chưa hơn ba mươi, mà nàng giống như một bà già gần bốn mươi. Mái tóc rối bời của người đàn bà xơ xác một cách thảm hại, càng làm cho toàn con người gầy gò của nàng thêm tiều tụy. Chiếc áo bông cũ của đứa bé gái đã cụt lên quá rún, cái lai chiếc quần vải đen thì leo lên đến giữa ống chân, phải chăng là nghèo quá, nên người mẹ chưa mua được vải may áo mới cho con. Trình bần thần chợt nhận ra rằng, bấy lâu nay chàng đã thụ hưởng một cuộc sống thật quá bình yên ở thành phố trong một sự thờ ơ đến lạnh lùng, mà chàng cho rằng đương nhiên. Trình ít khi bận tâm những ngày sống nhàn nhã của chàng từ đâu mà có. Ân sủng của thượng đế ban cho, hay là do mồ hôi và máu đào của những người

kém may mắn hơn chàng nhiều, còn đang ngụp lặn giữa những cơn giông bão đỏ lửa của chiến tranh ở những phương trời cách biệt, với những địa danh lạ lùng chưa từng nghe biết, ở những chốn xa xôi, những góc hẻo lánh nào đó trên trái đất này. Trình có nghe thấy chứ, hằng đêm những đại bác từ một nơi thâm u nào đó, thật xa ầm ì vọng về thành phố. Chàng biết có những người lính đang nằm đâu đó phía trước tiếng đại bác, để làm thành một cái vòng đai bảo vệ cho sự nhàn nhã của chàng ở phía sau. Nhưng khi ánh mặt trời lên, tiếng súng đã ngừng, thì một thoáng nghĩ ngợi đến những cái bóng đen vô danh ở nơi xa tít đó như những oan hồn hồi đêm, cũng đã nhanh chóng tan biến trong ý nghĩ của Trình. Chàng lại đắm chìm vào công việc thường hằng đến chán ngấy của một viên chức hành chánh.

Chợt hôm nay, đối diện với một người vợ lính vừa đi nhận xác chồng về, với chiếc giỏ lác rách nát, và không một đồng xu dính túi, trong lòng Trình bỗng dậy lên một nỗi ngẩn ngơ chua xót, pha lẫn một chút xấu hổ. Có phải những người chồng của những người đàn bà nghèo khổ này đã chết cho chàng và những người tương tự như chàng được sống. Ngày Ba Mươi Tết, chàng nôn nao, buồn phiền, giận dữ vì một nỗi về quê muộn màng. Nhưng còn những người chồng của những người đàn bà này, họ cũng có cùng nỗi khát khao được về quê ăn Tết như chàng chứ. Hóa ra, chính những con người cùng khổ này là những ân nhân ban bố ân sủng cho những con người nhiều may mắn như chàng được sống, được mày râu nhẵn nhụi và được áo quần bảnh bao. Trình bùi ngùi hỏi : - Sao chị không bảo người ta cho xe chở anh về ngoài này, chị đâu cần phải lặn lội vào Sài Gòn...

Người thiếu phụ ngập ngừng, dường như xấu hổ vì cái nghèo của mình :

Page 9: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 110

- Dạ, thôi... để chính phủ lo giùm, mẹ con tôi không lo nổi. Nàng nhìn Trình, đôi mắt đẫm đầy lệ : - Với lại để ảnh nằm trong đó, có anh có em với nhau, ngoài này buồn lắm... Trình cố nén tiếng thở dài, không biết tìm lời lẽ nào để an ủi nàng. Con bé chợt nắm lấy tay mẹ khóc rấm rứt : - Mẹ ơi, con đói... Người mẹ ôm đầu con tựa vào ngực vỗ về : - Ráng chút nữa về đến nhà mẹ cho ăn. Cô bé vẫn thút thít : - Con muốn uống nước... Trình cúi xuống kéo chiếc va li căng phồng ra, chàng nghĩ đến chiếc giỏ xách lép kẹp của người đàn bà. Lấy đi một gói quà, thì một đứa em chàng phải hy sinh. Nhưng chàng không còn chọn lựa nào khác. Trình móc ra một phong bánh in bọc trong giấy kiếng đỏ rất đẹp mắt, chàng trao nó cho người mẹ : - Chị cho cháu nó ăn đi. Người thiếu phụ đưa tay ra, nhưng nàng vội rụt tay về run giọng : - Dạ, không dám, thầy đem về nhà ăn Tết. Trình ấn phong bánh vào tay nàng : - Chị cứ nhận cho cháu nó vui, tôi còn nhiều. Người đàn bà quay sang bảo con : - Con cảm ơn bác đi ! Con bé khoanh tay cúi đầu lễ phép : - Dạ, con cám ơn bác - Ừ, cháu ngoan lắm. Con bé cầm một miếng bánh trong tay, hàm răng nhỏ tí như những hạt bắp non nhè nhẹ cắn vào chất bột trắng mịn trông vẻ rất ngon lành. Nó nhìn chàng cười tươi, bàn tay còn lại ôm gói bánh in trong lòng như một báu vật. Thằng bé em nó bỗng cựa mình khóc i ỉ, có lẽ nó cũng đói, bàn tay nhỏ xíu của thằng bé quờ quạng tìm lấy ngực người mẹ. Người đàn bà vén áo lên áp đầu đứa bé vào cái bầu vú lép xẹp. Trình quay đầu nhìn ra ngoài để cho nàng được tự nhiên. Chiếc xe đang

chạy trên đèo Mẹ Bồng Con. Những hàng cao su hai bên đường chạy thụt lùi vùn vụt. Trình rất thích ngắm lũ cao su xếp thành những hàng thẳng tắp, mà chàng có thể nhìn tận vào vùng sâu thẳm bên trong. Mỗi năm chúng một lớn. Mới năm nào, chúng còn là những cái cây ốm nhỏ, giờ đây, theo cùng vơi năm tháng, chúng đã vươn lên thành những cây cổ thụ xanh mướt. Chiều cuối năm, rừng cao su thật hoang vắng, chỉ còn trơ những cái chén lớn hứng cao su máng vào thân cây dưới những đường rãnh người ta khoét sâu vào vỏ để chất nhựa trắng như sữa chảy xuống. Trình tựa đầu vào thành ghế, rồi chàng mơ màng chìm vào giấc ngủ lúc nào chẳng biết. Chẳng biết là đã được bao lâu, xe đã chạy được bao nhiêu quãng đường, bỗng có tiếng kêu của Son : - Tơí Rừng Lá rồi, quý khách có ai xuống xe không ?

Trình mở mắt bừng tỉnh, vừa kịp trông thấy người đàn bà đã đứng dậy ở cửa, tay dắt đứa con gái. Son nhanh nhẹn nhảy xuống trước, anh ta xốc nách con bé đặt nó đứng trên bãi cỏ bên đướng. Người thiếu phụ nhìn Trình bằng một ánh mắt đăm đăm thật khó hiểu, mà cũng thật tha thiết, dường như chất chứa một nỗi niềm sâu thẳm nào. Trình vội bước đến cho vào chiếc giỏ xách của nàng một hộp mứt và một gói khô bò chàng mua ở Chợ Cũ : - Chị đem cái này về, coi như tấm lòng của chúng tôi nhớ đến anh nhà. Người đàn bà hoảng hốt đẩy tay Trình : - Chết, tôi không dám đâu...

Trình cố đút những món quà vào giỏ : - Xin chị đừng từ chối, chút quà nhỏ cho cháu nó vui chứ có gì đâu ! Son không có được sự nhẫn nại như Trình, gã thúc hối : - Thôi, chị làm ơn xuống cho em nhờ, chiều tối rồi chị ơi...

Chiếc xe từ từ lăn bánh, người thiếu phụ đứng nhìn theo, nàng đưa tay lên vẫy chào. Trình trông thấy nàng hơi nghiêng đầu xuống nói với đứa bé gái. Bàn tay nhỏ xíu của con bé đưa lên về hướng chàng, trong khi người mẹ kéo vạt áo thấm nước mắt trên đôi má. Chiếc xe sắp khuất vào sau khúc quành, chỗ mấy tảng đá núi lớn nhô ra gần bên đường. Cái dáng nhỏ của ba mẹ con người thiêu phụ mờ dần trong đám bụi đỏ cuộn lên từ những vòng xoáy của những chiếc bánh xe. Trình lơ đãng nhìn vào tấm kính chiếu hậu bên đầu xe, bỗng chàng giật thót người chồm đến phía trước, như không tin vào đôi mắt chàng. Giữa đám bụi mù, đột nhiên ba mẹ con người đàn bà vụt biến mất. Họ đứng đó và tan loãng vào không khí như trong một cuốn phim ma quái. Trình dụi mắt ngẩn ngơ, chàng đã nhận ra rằng, ỡ chỗ người đàn bà xuống, chỉ có rừng rậm với hàng nghìn cây kè san sát, chứ làm gì có nhà cửa, dù chỉ là một cái mái lá nhỏ bé...

Chiếc xe đang ngon trớn phóng trên con đường nhựa quốc lộ, đột nhiên nó khựng lại, khìn khịt phun khói như một con ngựa chứng không chịu sãi bước. Bác tài nhấn thêm ga, nhưng vô ích, chiếc xe cố rướn thêm một quãng ngắn, đột nhiên nó nằm ì, bất động cứng ngắt như một tảng đá, khụt khịt mấy tiếng, rồi im hẳn. Buột miệng chửi thề một tiếng, bác nhảy xuống kêu Son : - Son, mầy có đổ nước xe đầy không ? - Có chớ bác Hai. - Mầy có coi lại thùng xăng không - Dạ đầy tràn... - Còn bu gi ?

Page 10: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 111

- Dạ số dzách ! - Vậy tại sao banh xe ? Son gãi đầu bối rối : - Dạ con không biết, bác Hai coi thử !

Bác tài xế vừa càu nhàu vừa mở cái bửng đầu xe lên, bác nhoài người vào trong xem xét. Quái, chẳng có hư hao gì hết. Tại sao cái xe nó không chịu chạy nữa. Bác mở cái lọc gió, lấy cái hộp nhựa xăng xịt một chút vào, rồi bác nhảy lên đề máy. Từ trong ống gió phát ra mấy tiếng ọp ẹp như một con người đang bị người ta bóp cổ mà còn cố dãy dụa. Xình xịch được mấy tiếng, chiếc xe nằm im một cách thách thức. Bác tài vò tóc nửa lo, nửa giận không biết phải làm sao. Bác khoát tay nói vọng lên xe : - Mời quý hành khách xuống đẩy xe tui vô số cho máy nổ.

Mười mấy người khách uể oải bước xuống, xúm xít hai bên thành xe gắng sức đẩy chiếc xe theo tiếng đếm của Son. Chiếc xe chậm chạp lăn bánh, bác tài gài số thật nhanh để tạo sức ép. Chiếc xe rùng mình khựng lại như một con người bị dí điện vào lưng. Nhưng nó vẫn cứ chẳng chịu nổ máy cho. Bà phốp pháp chợt xê lên gần Trình vừa thở vừa nhìn dớn dác vào bên đường : - Thầy hai, trời gần tối rồi, không khéo mấy ổng ra thì chết ! Trình ngơ ngẩn hỏi lại : - Mấy ổng nào ? Bà khách trề môi : - Thì mấy ổng trong rừng đó, cỡ như thầy với thằng lơ, trai tráng ngon lành, thế nào cũng dính... Trình rùng mình ớn lạnh. Thôi chết. Trình nhớ ra rồi. Cái đoạn đường oan nghiệt này, người ta đồn rằng, những buổi chiều tàn, những người súng ống trong rừng thường ra chận những chiếc xe về muộn để hoạnh họe, hạch sách, quyên góp này nọ, thậm chí dẫn đi nhiều người. Lính tráng, viên chức như chàng, Trình cười như mếu, thế nào cũng... dính. Bỗng bà phốp pháp bấu vào vai Trình :

- Thầy Hai, tui nhớ ra rồi... Thầy có thấy cái miễu Cô Ba bên tảng đá lớn hông ? Trình cố nhớ, ngần ngừ : - Da... dường như cháu có thấy ! Bà khách vỗ đùi đánh bốp một cái : - Chết rồi thầy Hai ơi, thầy có biết miễu Cô Ba hông ? - Dạ... không. - Trời ơi, Cô Ba linh lắm, chắc là xe mình làm mích lòng Cô Ba rồi ! - Nhưng Cô Ba là ai, làm gì ? - Ái dà, Cô Ba với hai đứa nhỏ bị tai nạn đụng xe ở đây nè. Mèn ơi, chắc hồn Cô Ba chết oan trụ ở đây, nên lâu lâu xe đụng nhau tùm lum cũng bên tảng đá, rồi người ta mới làm một cái miễu nhỏ thờ cổ đó.

Đột nhiên bà thiếm tái mặt, làn da đỏ au của bà biến sang màu trắng bệch, bà thều thào : - Thầy Hai, có lẽ nào, cái cô hồi... nãy là Cô Ba... Chớ ở đây có nhà cửa ai đâu ?

Cái giọng run rẫy đẫm đầy chất ma quái của bà khách làm Trình thấy lạnh cứng thân thể. Trình không tin chuyện ma quỷ giữa đường. Thật lạ lùng, ở giữa rừng núi cô quạnh này, nào thấy một mái lá, vậy tại sao người đàn bà xuống đây làm gì, nàng về đâu. Trình không muốn đưa ý nghĩ của chàng đi xa hơn nữa. Điều mà chàng đang lo rối ruột, là những con người sống đàng sau những đám lá âm u kia, mà chẳng khác nào những oan hồn ăn đêm sẽ lũ lượt kéo ra đây xin mạng chàng, chứ không phải một Cô Ba vớ vẩn nào đó. Bà khách lại vỗ đùi một cái nữa : - Thôi tui biết rồi, Cô Ba giận thằng Son, nó hỗn hào với cổ. Cổ có cảm tình với thầy, để tui biểu thằng Son

đi với thầy tới miễu xin lỗi cổ, thầy tính sao ?

Trình cười khổ trong lòng. Bà khách nói cũng có cái lý của bà. Biết đâu bà nói đúng. Thôi cứ thử, chứ xe nằm ì một chỗ trong khi màn đêm đã sắp xuống, thật rùng rợn quá đi. Bà thiếm phốp pháp nắm tay Son kéo trở lại cái miễu nhỏ nằm bên tảng đá lớn cách chiếc xe chừng trăm thước, Trình lẽo đẽo theo sau, vừa đi bà vừa dẫn giải : - Chỗ cái cua quẹo đó xảy ra một cái tai nạn ghê gớm, mèn ơi hai chiếc xe đò đụng nhau, xui khiến làm sao mà cái đầu xe kia lủi ngay vào chỗ ba mẹ con Cô Ba ngồi...

Cái miễu thờ được ghép bằng những miếng ván sơn đỏ, trông thật nghèo nàn và tội nghiệp. Bên trong có một cái bài vị lộng kiếng một mảnh giấy hồng đơn viết nghuệch ngoạc mấy chữ MIỄU CÔ BA, TỬ NẠN XE CỘ NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 1969. Một cái bình hương bằng sành nhỏ phía trước tấm bài vị cắm một chùm hoa tím dại đã lâu không thay, thân đã khô quắt, những chiếc lá vàng rụng đầy dưới chân bình hoa héo nát như những mảnh trà đen. Bên cạnh chiếc bình hoa, một cái lon sửa bò cũ đựng cát đầy những chân nhang cháy đen nham nhở. Bà khách kéo Son cùng quỳ xuống trước tấm bài vị Cô Ba, bà đặt lên mặt gỗ một gói mứt nhỏ chấp tay khấn vái : - Nam Mô A Di Đà Phật, kính mời Cô Ba nhậm lễ. Cô ba sống khôn thác thiêng xin cho chúng tôi tạ lỗi, cảm đội ơn đức Cô Ba. Thằng Son trẻ người non dạ không biết xúc phạm Cô Ba, nó xin lạy Cô Ba, Cô Ba đừng chấp nhứt con nít, xin tha thứ cho chúng tôi.

Bà thiếm sụp lạy một cách thành khẩn trước đối mắt trợn trừng của Son. Trong lòng muốn cười nhạo bà khách, nhưng vẻ trang trọng quá đáng của bà làm cho gã thấy ngại ngần. Bà quay sang Son thì thầm : - Cậu lạy xin lỗi Cô Ba đi ! Son gân cổ cãi :

Page 11: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 112

- Nhưng mà tui có gặp Cô Ba Cô Bốn gì đâu mà biểu tui lạy. Bà thiếm nạt lớn : - Mày muốn lạy rồi về hay mày muốn ở đây ngủ với cọp hả ? Cực chẳng đã, Son sụp lạy, nhưng coi bộ gã không chịu công nhận những lời của bà thiếm nói là đúng. Đi xe thì phải trả tiền chứ. Đòi tiền mà bảo là hỗn à. Bà khách cảm thấy chưa được phải lễ lắm, bà kéo tay Trình van nài : - hầy làm ơn vái một tiếng, biết đâu Cô Ba thông cảm... Không thôi chết cả đám !

Trình nhún vai ngồi xuống tần ngần nhìn vào tấm bài vị, chàng không biết phải nói cái gì với tấm kiếng vô hồn đó. Đột nhiên, một linh cảm dị kỳ rùng rùng kéo đến, buộc chàng ngước đầu nhìn lên. Trình kinh hoàng ú ớ kêu không thành lời, trời ơi, chàng có nhìn lầm không, phải chăng chỉ là một ảo ảnh giữa màn khói sương lảng đảng của miền rừng núi đìu hiu. Có phải Trình đã nhìn thấy nàng, người thiếu phụ bồng con và tay dắt con bé đang thấp thoáng trong đám lá kè kia không. Trình nắm tay bà thiếm lạc giọng : - Thiếm... coi kìa... người đàn... bà... với... với... Bà thiếm đưa tay lên che mắt nhìn theo hướng Trình, bà lắc đầu : - Ai... tui có thấy cái gì đâu ?

Trình nhìn sững vào cái bóng xám ma quái của người thiếu phụ dưới bóng cây kè. Rõ ràng chính là nàng. Nàng làm gì trong đám lá thâm u đó. Người đàn bà, dường như gật đầu mĩm cười với Trình, nàng khoát tay ra dấu bảo chàng hãy đi. Từ đàng xa, bỗng có tiếng máy xe nỗ dòn dã, hân hoan vọng đến. Son nhảy dựng lên reo hò: - Xe nổ máy rồi, mình lên đường ... Son nắm lấy tay bà khách và Trình hối hả đi nhanh về hướng đám khói trắng đã bốc lên mù mịt. Trình thẩn thờ cố ngoái nhìn lại khu

rừng lá. Thật ghê rợn, người đàn bà vẫn còn đứng nhìn theo. Trình kêu lên trong lòng. Nàng là người sống hay là ma, là oan hồn vất vưởng còn chưa chịu siêu thăng. Chợt nàng đưa tay lên vẫy chào, mà Trình biết chắc, đó là cái chào vĩnh biệt. Khi Trình đã đặt chân lên bậc thềm cửa xe, chàng cố quay đầu nhìn lại lần cuối, thì người đàn bà và hai đứa con đã biến đâu mất rồi...

Chiếc xích lô cũ kỹ vừa xịch lại trước hiên nhà, thì mấy đứa em nhỏ của Trình chừng như đã sốt ruột chờ đợi từ lâu chạy ùa ra : - Anh Hai về... anh Hai về... có quà cho tụi em không ?

Trình cố nén tiếng thở dài. Chàng có còn gì nữa đâu. Nhưng mà Trình thấy vui trong lòng lắm. Chàng nghĩ đến lúc con bé hớn hở mở những gói quà của chàng ra dưới một cái mái lá nghèo nàn nào đó trong rừng. Bọn em Trình giành nhau chiếc va li ầm ĩ đến nỗi Trình phải kêu lên : - Thôi... chẳng còn gì... để anh ra chợ mua đền cho...

Nhưng lũ trẻ đã mở tung chiếc va li của Trình ra rồi. Những hộp bánh mứt, bánh in , khô bò, quần áo mới vung vãi trên sàn nhà. Trình rụng rời khuỵu xuống run rẫy như trong một cơn động kinh.

Chàng đưa tay với lấy phong bánh in trong gói giấy kiếng đỏ. Trời ơi, chính là phong bánh in Trình đã trao cho người thiếu phụ, nàng đã lột giấy kiếng và đã bẻ cho cô bé một mảnh bánh. Và, còn nhiều nữa những món quà Tết chàng đã cho vào chiếc giỏ lác của nàng. Giờ đây, tất cả đều còn nguyên vẹn trong chiếc va li của Trình...

Phạm Phong Dinh

----------------------------------------

Coûi xoùt xa !

Biết rằng! Biển gào, sóng vỗ..không nghe thấy

Biển vẫn gào, sóng vẫn vỗ! Biết rằng;

Trên cung thương..tình thù rực cháy Chỉ mong. Biết rằng;

Nhà em, Dốc cao, sương mù..buổi sáng

Im lặng. Biết rằng;

Quỳnh sẽ nở đêm nay, Không còn hương thuở ấy,

Vẫn chờ. Biết rằng;

Đời đã một lần lầm lỡ, Không quay lại.

Biết rằng; Trăm năm vội kết không vừa,

Còng già nhớ biển, Ngựa xưa nhớ đường. Cứ đi.

Biết rằng ; Chỉ có lặng im;

Trong lời ca Em ... vẳng hơi ấm tình Mình.

Tructhanhan

Câu đối Tết : Teát ñeán thaáy buoàn thaân löõ thöù

Xuaân veà nghe tuûi phaän ly höông

Page 12: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 113

Toâi Laøm Quan

Lâm Thành Hổ 1. Tôi được sinh ra dưới một chùm sao vừa xấu vưà tốt. Và được lớn lên trong một gia đình rất đông anh em. Tính sơ sơ, sau khi đã trừ đi một số mất sớm lúc còn thơ, thì còn lại được 17 trên 21, chưa kể một đứa con rơi của người cha biết yêu sớm. Nhờ gia đình sống ở nhà quê, làm nghề nông và chăn nuôi kiêm nghề buôn bán, anh em chúng tôi đều được nuôi nấng đầy đủ và chu đáo nên không có ai bị suy dinh dưỡng và cũng không có đứa nào bị đặt cho cái tên út Đèo, út Đẹc mà là những út Nhiều, út Quá, út Hoài, út Nữa. Chỉ có việc học hành của chúng tôi là không được lưu tâm cho lắm. Hầu hết anh chị em tôi được đi học cho biết bốn phép tính rồi về nhà phụ giúp gia-đình “mần ăn”. Mần ăn đây chủ yếu là thương mại, buôn bán nhỏ, cái nghề đã được truyền lại từ thơiø ông cố nội tôi khi ông từ phương xa đến lập nghiệp bằng cái đòn gánh và cặp thúng tòng teng trên vai. Trong họ hàng tôi chưa có ai được làm thầy giáo cả. Cho nên từ thuở nhỏ tôi thường mơ ước lớn lên được làm ông giáo làng mà thôi. Mộng không cao, học trong lớp thường đôi sổ vì thích rong chơi. Tôi thường nhập bọn với đám trẻ chăn trâu chăn bò, đi bắn chim, tát vũng hoặc leo trèo hái trái cây hoang đủ loại như trăm, bần, ổi, bứa, v .v . để rồi vền nhà lảnh những trận đòn gần tét đít. Thế nhưng cuộc đời đưa đẩy làm sao tôi không hiểu mà sau này tôi được làm quan! Có lẽ nhờ sao mai chiếu mạng . Tôi thi đâu vô Trường Hành-Chánh là điều vượt qua sự mơ ước và sức tưởng tượng của tôi vì…thật ra tôi chỉ dám mơ vô trường Sư-Phạm Vĩnh-Long hay Long-An mà thôi, nơi đó đào tạo giáo học bổ túc. Nhưng đậu rồi thì cũng mừng vì nghe nói đâu khi ra trường cũng được hoãn đi quân-dịch như bên Sư- Phạm. Tôi là tổ sư sợ súng đạn và nhát gan không ai bằng. Mừng thì mừng, tôi vẫn cảm thấy khó chịu, áy náy, khi nghĩ là mình sẽ làm quan, cái mà mình vốn ghét cay ghét đắng và cọng thêm căm thù nữa. Hương Cả, hương Quản, Chánh Tổng…rồi tới quan Hai, quan Ba, Quận Trưởng, Quận Phó, Xã Trưởng, v.v…Cái bộ mặt của mấy ông ấy, đối với tôi, lúc nào cũng như hung thần hay ác quỷ, bành bành, bạnh bạnh ra đó. Còn nếu phải đi làm chung với thầy ký, thầy thông thì cũng chán chết. Sao trông mấy ổng giống kép cải-lương Uùt Trà Ôn quá, ông nào cũng chải chuốt bảnh bao, dáng dấp kiểu cọ, như lúc nào cũng sắp làm tuồng. Gia tộc tôi không có ai từng làm quan, không có giọt máu quan liêu nào để truyền lại cho tôi.

Cũng không có gia-phổ hay gia-sử để tôi hy vọng trong đó có ghi lại tên ông tổ 88 đời của tôi đã từng là công thần của vua Nghiêu hay vua Thuấn để làm chút hảnh diện hay chút kích thích mộng làm quan như người ta. Đi học mà lúc nào cũng bị kêu giật ngược trở lại “về nhà mần ăn”. Mấy đứa em tôi tuân theo, đã có Honda, Suzuki chạy. Còn tôi, đi chiếc xe đạp cùi không dè không thắng, cỡi xe mà mòn hết cả đế giày. Tôi sực nhớ lại hồi đó tôi thường theo ông nội lên thành, đi gặp mấy ông “Ban”, mấy ổng họp bàn gì đó rồi sau cùng dành riêng ra một số tiền, mấy ổng gọi đó là “xí quách cẩu sực”, thuộc quỹ lo lót. Đó là thời Tây. Còn bây giờ thì sao? Mình sẽ được nhìn như thế nào, sẽ bị coi là cái gì? Tôi bèn giấu hết mọi việc đổ đạt với gia đình. Mà giá như tôi có cho bà con hay biết thì những người nông dân quê mùa ở quê tôi làm sao biết được “đốc-sự” là con hay cái gì! Trong khi các bạn tôi ở chợ mỗi khi học lên cấp hay đổi qua ban A, B, C gì đó thì thường làm tiệc ăn mừng. Đậu tú thọt cũng liên hoan. Tôi thì lủi thủi lên thành đi học, âm thầm đi vô trường hành chánh học làm quan?! 2 -. Nghĩ cho cùng, dù tôi không thích làm quan cũng bị làm quan. Không làm quan văn cũng thành quan

võ. Đó là tình cảnh chung của lớp tuổi chúng tôi. Quan khắp nơi, khắp biển, khắp trời…Thậm chí nhỏ mà không học lớn mò..lên quan đại-úy. Còn nếu học hành suông sẻ một chút thì chín từng cửa quan rộng mở đón mời. Chỉ có Thủ-Đức với đồi Tăng-Nhơn-Phú cũng đã thu nạp hàng vạn quan rồi. Đồng thời quan các ngành chuyên-

viên, bác vật đủ loại cũng rộ nở như hoa xuân. Quả là thời ky lạm phát…quan. Quan xuống tới giá bình dân. Kỹ sư, bác sỹ lan rộng tới tận hang cùng ngõ hẻm. Có đủ hạng quan: quan sữa, quan non, quan con, quan già. Mấy ông quan già vẫn ôm ấp đống than bùn than đá, mong lâu lâu nó sẽ biến ra kim cương, nhưng bị thất vọng, cảm thấy thời vàng son không còn nữa, nản chí bèn than bằng tiếng Tây: Où sont les neiges d’Antan! (1). Riêng tôi, cảm thấy dễ chịu hơn. Càng dễ chịu và thoải mái hơn nữa khi được học hành, ăn ở chung với những ông quan sữa thuộc

Page 13: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 114

ba kỳ, tám phương và bốn vùng chiến thuật về đây trong một ngôi trường trang nghiêm đẹp đẽ với một ký-túc-xá thật sang. Con của bác xích-lô, con ông thợ hớt tóc, và ngay cả con nhà nông quê mùa kiều Chắc-Cà-Đao như tôi cũng có mặt nơi đây, sát cánh ngang vai cùng con cháu cụ Đồ, cụ Phán hoặc hâu duệ của các vị vua chúa ngày xưa. Thầy thì dạy điều hay ý lạ, phê bình thẳng tay những điều mà tôi đang ghét mang từ nhà quê lên, như thể tắm gội dùm tôi. Có nhiều thầy đi bộ, có thầy thì đi xe đạp đến trường dạy học. Bạn bè thì thân thiện, vui vẻ chưa đâu bằng. Nhà trường đang kẻ lối đi mới cho đám trẻ đầy tiềm năng và nhiệt huyết. Tôi cũng bắt chước các bạn đồng môn, cố gắng tự kỹ ám thị vô người một chút cái gọi là “hoài bão” với hy vọng sẽ làm được chút gì mà ông thầy giáo làng làm: giúp bà con tôi bớt sợ quan, bớt thù ghét quan, ít ra là đối với những người mà tôi đang thấy trước mặt đây. Tôi đang chứng kiến một cuộc lột xác của guồng máy Hành chánh nước nhà, và cũng là cuộc lột xác của các bạn tôi. Ký-túc-xá của trường cũng là nơi để mấy ông quan sữa tập tểnh làm kẻ lớn, học hỏi cách ăn chơi, hầu mong khi tốt nghiệp sẽ có được hai bằng cấp một lượt. Tôi cũng thường thao dượt cái món này nhưng chỉ đậu được một bằng cấp rưởi.

Rồi tôi cùng các bạn ra trường. Hàng hàng lớp lớp bung ra như những cánh chim non lìa tổ, như những dòng suối mát trong vắt ngọt ngào chảy trút vào con sông lớn vẫn còn ít nhiều nước đục. Nhập gia

tùy tục, nhập giang tùy khúc? Chà! Cái câu nói dạy-đời này, do bốn ngàn năm văn miệng truyền lại, nó chỉ giúp cho cái cứng vẫn cứng và cái mềm có lý do xoa dịu lương tâm. Tôi phải học hỏi thêm rất nhiều và nhiều khi tự hỏi: Phải hòa nhập cách nào vô cái môi trường mới mẻ này? Mấy ông quan non được hay bị uốn nắn trở lại. Viết công-văn phải biết “chiếu”. Chiếu Sắc-Lệnh, chiếu Nghị-Định, chiếu Thông-Tư, v.v. chiếu cho đủ 36 kiểu rồi mới dám trình ký. Đồng thời còn phải vẽ con kiến, vẽ lung tung phía dưới, được gọi theo Tây là paraphé gì đó, vẽ cho đủ 12 con giáp rồi mới đặt bút xuống, và coi chừng! “Bút sa gà chết”, nghe mà nổi da gà. Lúc nào cũng phải thủ cho an toàn. Thủ tục, giấy tờ, nguyên tắc…là xe bọc thép, là cái mai rùa hồ Hoàn Kiếm, cứ khéo chui vô đó núp thì cọp cũng không sợ. Chuyện này thấy vậy mà dễ ợt. Bên cạnh đó, có những của luồn quà nổi, những bữa tiêc trá hình, những tình nồng cám dỗ.., cái mặt này mới khó. Nếu không có hậu thuẩn của tài sản gia đình thì dòng nước ngầm này sẽ cuốn mất. Nhưng cũng chính nó lại là môi trường cho quan thi thố tài năng, nó là cái hấp dẫn nhứt, là mục tiêu tối hậu đối với những người có máu nhà quan. Mức độ thành đạt của quan được đo lường bằng vòng vàng của bà lớn. Tiệc, tiền, tình. May là tôi gần như được miễn nhiễm đối với hai thứ vì tôi không biết uống rượu và vợ tôi không biết hột xoàn hay cẩm thạch. Nhưng cái mục thứ ba, cái tình hồng ấy, đối với tôi thì thật là khó xử. Bộ luật Gia-Đình, gốc của bà Nhu, ở thời tôi trai thiếu gái thừa, đã làm khổ đôi bên không ít và đôi khi hậu quả còn mãi cho tới ngày nay: “con tôi mà tôi chẳng dám nuôi hay chẳng dám nhìn”. Tôi cũng bị siêu vẹo, lảo đảo, mềm nhủn như bún khô Thái-Lan ngâm nước. Dưới dòng nước mắt van nài, rốt cục rồi tôi cũng ngã vào vòng tay êm ngà ngọc, mê man bất tĩnh, lờ đờ khờ khạo như bị “phê” thuốc an thần quá nặng. Lạïi cũng chỉ nhờ vợ nữa. Không thôi tôi đã nối nghiệp cha, tốn thêm tiền sữa và biết đâu bây giờ phải sửa bốn câu thơ của tôi ra thế này: Hăm lăm năm trở lại, Con tôi đã có chồng?! Ba sửng sờ khách lạ, Có trẻ gọi bằng ông (ông ngoại) Rõ là quan trường nhiều mặt, bảy nổi ba chìm, bổng và lộc hổ tương biện giải cho nhau. Bổng là lương vua, là chỉ số. Lộc là kẻ hở, là quà của dân, là loại lương ngầm do những món tiền còm của dân nghèo nhà quê hay tiền dư của tài phiệt trả cho mấy ông “công bộc” có chức, có học, có quyền và đôi khi có súng. Thân tôi vốn không có “gốc” bự hay “bít-tông” gì cả mà vẫn không bị cho ngồi chơi xơi…lương chỉ số. Tôi vẫn có chức đều đều, cái mà mấy quan dùng như là phương tiện để làm công cho dân, dễ hốt bạc lắm. Không chức thì như ông giáo quèn, lảnh lương

Page 14: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 115

suông, chán lắm. Không hiểu vì sao mình cứ hên hoài, làm chức phó quận dài dài. Có ẩn tướng gì chăng? Tôi bèn lột hết quần áo, nhờ người đẹp xem tướng ngầm hộ và được kề tai nói nhỏ: lưng, bụng, mông đều bình thường, nhưng nhờ anh có cái gốc bự, gốc thiệt bự, đó là gốc nhà quê; thấy mặt anh khờ khờ, bư bư, dễ sai, cho nên đặt anh ngồi đâu cũng hổng sợ anh qua mặt. Nhưng mà “Thương thay cái chức phó quần, Đi đâu cũng bị ông quân trên đầu!”

Nhìn chung, chế-độ chính-trị, nền tảng kinh-tế và trình độ dân trí cũng như nền văn-hóa truyền thống ảnh hưởng lên cách ứng xử của quan, tạo nên khuôn mặt quan. Mấy quan thời tôi, gẫm lại, dù gì vẫn đẹp chán so với quan hồi xưa và nhứt là hơn xa hẳn mấy ông quan bây giờ. Tôi khá may mắn làm quan dưới bầu trời khá quang đãng, nói theo kiểu chính-trị gia là bầu trời tự do, dân chủ, v.v..nhưng có rất nhiều rối rấm. Súng đạn vẫn nổ. Báo chí kêu la…Tôi được đi lên đồi Tăng Nhơn Phú, đồi 18, Mẹ bồng con, rồi đồi 25, 30. “Thao trường đổ mồ hôi. Chiến trường bớt đổ máu” ca đủ một ngàn lần thì được gắn đuôi cá, rồi sẽ bông mai vàng trên vai như ai. Văn võ song toàn. Tôi còn được đi học mặc áo bà ba ở rừng Chí Linh, Vũng Tàu, tập đóng kịch làm nhà quê theo đt N/Bé. Chỉ tội cho các bạn con nhà thành thị. Trong khi các bạn khác chọc cho dân…vận, mặc đồ bốn túi theo H.Đ/Nhã. Rối ngoài đời, rối ngoài đường, rối trong lòng tôi. Cũng may, tôi được sống một thời gian ngắn rất thoải mái ở vùng đất đạo an-bình và nổi tiếng nhứt quê hương, Thánh địa TN. Thế rồi “sao Bắc Đẩu soi đường con đi”, lôi theo bầy sao trên vai áo, trên máu tươi, lại chiếu mạng tôi, chiếu bí luôn cả dân tộc. Thương mình lỡ vướng cảnh quan liêu, Cực thì nhiều mà sướng chẳng bao nhiêu! Cái cực khổ nhứt là khi phải cố gắng lấy cho được cái bằng Master cải tạo, hâu quả của việc quan. Mà giá như tôi cưỡng lại số đỏ trời ban và tiếp tục ở lại nhà quê chăn bò thì ắt cũng sẽ làm quan, vì tôi vốn là người của giai cấp, thế nào cũng được cầm súng AK, K54 và gắn sao cổ áo. 3. Bây giờ, sống tha hương, thật sự tôi không ngờ là được lucky như thế này. Đi đâu cũng được ăn trên ngồi trước như quan. Mà ở xứ Uùc này có mấy ai người Việt bạo gan và đủ sức bon chen như tôi hoặc với tôi. Có ông Đốc-tơ Mát-Tơ nào mà có được vị trí chỗ ngồi cao như tôi? Tôi làm việc với Úc rặc, được tín cẩn đàng hoàng. Không phải là thằng chột trong đám mù đâu nhá. Không rổng ruột và cũng không núp trong võ chữ nghĩa viện bão tàng. Tôi có thực lực và rất chặt dạ chắc lòng. Nhìn tướng mạo tôi thì đủ thấy: bụng phệ, mặt bành. Có khác chi ông Phán ông Cả ngày xưa? Tôi được chào hỏi vui vẻ và đón nhận

muôn vàn tiếng cảm ơn mỗi ngày. Bên tôi lúc nào cũng có mấy tá người luôn luôn trông cậy vào việc lèo lái khéo léo của tôi. Tôi cảm thấy tự tin hơn nhờ người Úc cứ vái chào thank kiu.

Quí vị hỏi tôi làm gì? Tôi làm tài xế xe bus (!) mà ra vẻ ngon lành đến thế. Hèn gì mà người đời thường đặt tôi ngang hàng với “bác”, Bác-Tài, hay ngược lại bác cũng cỡ tôi thôi. Sở dĩ được như vậy có lẽ là nhờ sao Nam Tào linh hơn sao Bắc Đẩu. Chắc là vậy.

Hoàn cảnh xứ người giúp tôi sống rất tự tin.

Tôi càng tự tin hơn khi ra đường tiếp xúc với đồng bào mình ở đây. Tôi quen biết rất nhiều. Nếu không quen thì cũng dễ làm quen lắm. Trước mặt người lạ, tôi chỉ cần nói tới tên của nhân vật thứ ba mà cả hai người cùng biết thì tôi và người lạ hoắc này trở thành quen và làm bạn nhau ngay, rất hy vọng được mời đi ăn đám cưới con của y sau này. Còn muốn nâng uy tín và uy thế cao hơn thì chỉ cần kể thêm tên một số vị quan to hơn mà tôi từng biết hay từng thấy mặt thôi, như tên của tướng tá chẳng hạn, ngoại trừ tướng N.V.Thiệu, thì uy tín tôi sẽ lên vù vù. Nói có quen với nhà văn Phùng Nhân thì tôi được coi như sắp thành văn-sỹ. Có quen với ca sỹ Đăng Lan thì tôi sắp thành nghệ sỹ. Chuyện trò với bác sỹ thì giai cấp của tôi bỗng dưng được nâng lên mấy bực!

Đối với người khác còn như vậy, huống gì đối với quí quan hành-chánh đồng môn của tôi. Chỉ cần nhắc tới ngôi trường ở số 10 Trần Quốc Toản thì từ khóa đầu đến khóa cuối, cách xa nhau mấy thế hệ, đều trở thành thân hữu tức thì, ai nấy cũng khoe mình thương nhau đầm thắm, đượm tình … gì đó. Quần tụ lại với nhau như thế, thỉnh thoảng vái nhau chút chút thì sẽ cùng lấy lại phong độ và tư tin hơn, nắm tay nhau thúc đẩy con cháu cùng tiến nhanh tiến mạnh qua mặt Uùc rặc như chơi. Cùng cái kiểu cách kết thân đó, quan các ngành khác cũng mở rộng vòng tay ôm nhau thành từng nhóm, từng cụm, từng hội.

Page 15: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 116

Nhưng chính vì cái lý do của sự hợp quần nó xa xôi trừu tượng cho nên cần có sự giới thiệu cụ thể hơn, quảng cáo lẩn nhau nhiều hơn, dài dòng văn tự hơn, mất rất nhiều thì giờ khi họp mặt. Cũng vái vái lẫn nhau, mọi người sẽ được hay cảm thấy được nâng cao lên chín tầng mây trắng. Rồi bỗng dưng cảm thấy lòng ấm lại! Những sợi tơ tình đột xuất ấy cuốn quấn vội vàng các quan với nhau thành tổ kén thời hoang dại. Có đến trăm tổ trăm hội, như trăm trứng của bà Aâu Cơ, đang ra công dựng xây cơ đồ cho nước “cộng-đồng” ở phương trời Nam này. Riêng cái tổ kén tơ tình của quí quan HC, được gọi là gia-dình HC (theo kiểu g/đ Hàng Hải), vì không có văn kiện, giấy tờ gì để “tham chiếu” cho nên trong một thời gian khá lâu đã “chiếu” nghiêm chĩnh câu tục ngữ Tây “Im lặng là…được vàng”.

Rồi giờ đây, con nhộng trong tổ kén đã nở thành ngài, thành bướm, muốn khôi phục lại quan-trường như xưa. Cựu quan se-kềnh-hen nhan nhản khắp nơi, nhóm họp lại như chợ trời đồ cổ, có nhiều quan đóng lộn mark mà xuề xòa giá cả cũng cao. Cái kén gia-đình huyền thoại đã kết lại do cái tình không còn là mục tiêu, mà đôi khi trở thành phương tiện dành riêng cho mấy ông quan có nòi, có máu dùng đến. Chống nhau, thì “tham chiếu” đầy đủ cả chục thứ văn-kiện, lập pháp lập qui, kể cả cái Hiến Pháp ngày 1/4/1967 thời đệ nhị CH, như thể dùng cái dao trành để mổ bệnh.

Tôi vốn tài hèn sức trọng, tinh thần u tối trong thân thể tráng kiện, nên không biết tìm cách tân trang hay qualify gì ráo cái kiến thức đã rỉ sét, đóng cục của mình như một số bạn bè khéo làm. Chỉ còn chút hơi quan đã thụ đắc trước đây, giờ bốc hơi gần hết, thôi đành cho xẹp luôn. Lột hết áo quần, về nhà mặc quần xà-lỏn áo thun, vác cuốc đào xới mảnh đất…vuông vắn sau hè, trồng rau trồng bí trồng bầu, trước để mua vui, sau tập thể dục theo kiểu nhà quê, trở về nghiệp gốc của ông bà. Về vườn! Nhưng vẫn bị giằng co xâu xé bởi 4 chiều của không gian và 3 phần của cơ thể: đầu, ngực và cái mông quái ác. Nội có 3 cái phần này thôi, muốn giảng hòa tụi nó phải có bản lãnh của thiền sư. Nhưng cái dòng sông kỷ niệm thì thật là khó quên, muốn trở về tắm đôi lần ở đầu suối mà làm sao được!!

Tôi bèn rọi lớn cái hình quan non và lộng kiến cái bằng cấp cũ, đem treo trong phòng ngủ, hằng đêm vái vái để cho quân bình lại cái tâm lý trống rổng thua thiệt ngoài đời mới ngủ yên. Phải chi cái vàng son quá khứ là thỏi san hô thì tôi cũng bắt chước ai đó đặt nó ngay bàn thờ. Để thờ. Làm gì đi nữa, tôi vẫn lộ ra cái nét vai u thịt bắp. Vì vậy đố có ai đứng đắn dám nhờ tôi việc quan. Nhờ khuâng vác thì có. Tôi chỉ còn làm mấy việc nấu cơm, rửa chén, quét nhà, đi chợ xách đồ v.v. việc mà mấy quan-chồng dành ưu tiên cho vợ có máu-thờ-quan làm mà thôi. Đã hết rồi đời quan của tôi.

Thôi thì chỉ còn cách là: Mặc như tôi đang mặc. Aên như tôi đang ăn. Ở như tôi đang ở. Sống như tôi đang sống. Như bèo. Đón nắng chờ mưa, bập bềnh trôi nổi, không mòn vì sóng vỗ, không gẩy vì nước xô. Bèo vẫn nhởn nhơ tươi tốt. Mong thay. Rối bỗng dưng tôi thấy yêu đời lạ!!

Lâm Thành Hổ Sydney năm 2000

Chú thích: (1) Có nghĩa đại khái là “Ôi thời oanh liệt nay còn đâu”!

Oh! Mais où sont les neiges d’antan! Je fais le rêve d’un Noel blanc, Avec d’la neige sur les crêtes,

Et les enfants aux fenêtres Regardant tomber les facons. Oh! Mais où sont les neiges d’antan! Je fais le rêve d’un Noel blanc, A chacun d’vous j’envoie mes voeux Et souhaite un Noel très joyeux, Et que tous vos Noel soient

Thơ Tuoåi Chieàu

Boùng chieàu öôm raùng ñoû

Queâ nhaø sao vaãn xa !

Chim hoang ñang veà toå

Moät mình, ta vôùi ta !

Moät thôøi qua baõo löûa

Moät thuôû vöôït ñaïi döông.

Tuoåi chieàu..giôø traên trôû

Cöù moäng thaáy queâ höông !

Lâm thành Hổ Nov. 2007

Page 16: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 117

Khi Trung Quoác

laø nhaø maùy khoång loà cuûa theá giôùi Lâm Văn Bé

Từ sau cuộc cách mạng kinh tế do Đặng Tiểu Bình phát động vào tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã được mang nhiều nhãn hiệu, từ mầu nhiệm (miracle) đến ảo tưởng (illusion), từ gánh nặng (fardeau) đến hiểm họa (menace). Ba mươi năm phát triển kinh tế, Trung Quốc đã thay đổi diện mạo quốc gia của họ và của thế giới trong lãnh vực kinh tế và địa chính trị, và từ đầu thế kỷ nầy, Trung Quốc được mệnh danh là nhà máy toàn cầu (usine mondiale), danh xưng đã lần lượt chiếm giữ bởi Anh Quốc, Hoa Kỳ và Nhựt trong hai thế kỷ 19 và 20.

Từ một quốc gia nông nghiệp, chậm tiến và cô lập, Trung Quốc đã trở nên một quốc gia kỹ nghệ và được xếp vào hàng quốc gia phát triển kinh tế thứ tư trên thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhựt và thứ hai thế giới về dự trữ ngoại tệ sau Hoa Kỳ.

Trung Quốc đang khai thác thế giới, đứng đầu số sản xuất hàng chục sản phẩm kỹ nghệ.

Trong năm 2005, Trung Quốc đã cung cấp cho thị trường thế giới 90% DVD, 85% đồ chơi, 85% máy cày, 85% đồng hồ, 70% máy in, 65% dụng cụ thể thao, 69% xe đạp, 58% điện thoại, 55% máy ảnh, 55% máy điện toán cầm tay, 50% quạt máy, 40% lò vi ba (four micro-ondes), 36% TV, 30% máy lạnh, 25% máy giặt, máy sấy, 20% tủ lạnh… (L’éveil du dragon, p.267)

Traffic in China

Tuy sản lượng kỹ nghệ của Trung Quốc khổng lồ, dự trử ngoại tệ của Trung Quốc lên đến 1000 tỷ mỹ kim, Trung Quốc có thực sự là một cường quốc kinh tế hay chỉ là một nhà máy khổng lồ chỉ biết sản xuất theo phiếu đặt hàng của các quốc gia kỹ nghệ.

Tuy lợi tức quốc gia PIB (Produit intérieur brut) nhảy vọt từ 147 tỉ mỹ kim năm 1978 đến 8800 tỉ

năm 2005, và lợi tức trung bình đồng niên của người dân tăng từ 340 mỹ kim đến hơn 1000 mỹ kim cùng trong thời gian ấy, Trung Quốc có thực sự là một quốc gia phát triển bền vững và phú cường hay tiềm ẩn những tàn phá thiên nhiên và bất bình đẳng xã hội mà trước hay sau Trung Quốc phải trả giá.

Đối với thế giới, nếu chánh sách sản xuất đại qui mô và giá hạ của Trung Quốc đã làm giảm lạm phát và gia tăng sức tiêu thụ, Trung Quốc đã, đang và sẽ mang lại những hậu quả khốc liệt nào trong vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của Trung Quốc và thế giới cũng như tạo nên những thay đổi nào trong lãnh vực địa chánh trị, mầm móng của cuộc chiến tranh lạnh hay nóng.

Bài viết nầy, tổng hợp từ các tài liệu mới nhất của các nhà nghiên cứu am tường vấn đề, nhằm trình bày diện mạo của nền kinh tế Trung Quốc và những hậu quả của bước nhảy vọt kinh tế nầy đối với Trung Quốc và thế giới, đặc biệt mối bang giao giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các quốc gia lân bang. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc

Câu hỏi tiên quyết cần đặt ra, Trung Quốc là cường quốc kinh tế hay chỉ là một quốc gia kỹ nghệ và vị trí của Trung Quốc trong hàng ngũ các quốc gia nầy. Câu trả lời tùy theo cách tính và tùy theo mục tiêu sử dụng.

Nếu tính theo hối suất chính thức, lợi tức quốc gia của Trung Quốc chỉ bằng một quốc gia Tây Âu, chỉ chiếm 3,4% PIB của thế giới, đứng hàng thứ sáu, hơn Ý nhưng thua xa Hoa Kỳ (22%) và Nhựt (10%). Nhưng thực sự, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc quan trọng hơn rất nhiều nếu tính theo phương pháp chuẩn hóa tiền tệ. Từ năm 1994, Trung quốc thả nổi đồng nhân dân tệ (yuan) với một hối suất chính thức rất thấp (1 mỹ kim = 8,28 yuans) để giữ giá hàng rẻ, xuất cảng nhiều, dù Hoa Kỳ đã nhiều lần làm áp lực để Trung Quốc phải tăng giá đồng yuan ( năm 2006, 1 mỹ kim = 8,06 yuan ; năm 2007, 1 mỹ kim = 7,52 yuans).

Do đó, để tính sản lượng của Trung Quốc (và các quốc gia khác) một cách chính xác và thống nhất, Ngân hàng Thế giới (Banque mondiale) đã tính theo một hối suất tiêu chuẩn gọi là PPA (parité pouvoir d’achat, tiếng Anh gọi là PPP = purchasing power parity) bằng cách định giá cùng một giỏ hàng và dịch vụ tính bằng tiền địa phương và mỹ kim. Thí dụ một giỏ hàng trị giá 100 mỹ kim ở Mỹ và cùng giỏ hàng

Page 17: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 118

nầy trị giá 450 yuans ở Trung Quốc, hối suất PPA như vậy là 1 mỹ kim bằng 4,5 yuans trong khi hối suất chính thức ở ngân hàng Thượng Hải là 7,52 yuans. Nếu tính theo phương pháp nầy, Trung Quốc có một PIB là 8 800 tỉ mỹ kim (11% của thế giới), đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ, vượt qua cả Nhựt. Bảng 1 : Lợi tức của các quốc gia tính theo hối suất PPA (năm 2005) Quốc gia PIB

quốc gia PIB người dân

Hoa Kỳ 12 066 tỉ MK 40 500 MK T.Quốc 8 800 6 300 Nhựt 3 820 29 500 Ân Độ 3 500 3 250 Đúc 2 380 28 700 Pháp 1 750 29 000

Source : Chine-USA, la guerre programmée, p. 87 Và cũng theo phương pháp nầy, lợi tức trung bình đồng niên của người Trung Hoa năm 2003 là 5 015 mỹ kim, đứng hàng 109 trong số 203 quốc gia trong bảng xếp hạng, nhưng nếu tính theo hối đoái chính thức, PIB của người dân chỉ có 1131 mỹ kim. Sức mạnh kinh tế thực sự của Trung Quốc có lẽ nằm giữa hai con số trên !! Bảng 2 : Lợi tức thô (PIB brut) của người dân Trung Quốc (mỹ kim) 1980 1996 2000 2003 PIB 300 543 692 1 131 PIB-PPA 464 3 330 3 976 5 015

Bản chất sự phát triển kinh tế của Trung Quốc 1- Ưu thế trong các hàng hóa gia dụng

Mặc dù Trung Quốc được xếp hàng thứ tư trong lãnh vực sản phẩm kỹ nghệ, Trung Quốc chỉ có ưu thế trong các loại hàng gia dụng và tiêu thụ, nhưng kém ưu thế về kỹ nghệ nặng và kỹ nghệ trang bị máy móc. Và ngay trong ưu thế, Trung Quốc chỉ là một nhà máy khổng lồ lắp ráp các bộ phận chế biến từ các xứ kỹ nghệ hay sản xuất theo các mẫu thiết kế sẵn bởi các xí nghiệp Âu Mỹ rồi xuất cảng trở lại. Phương pháp sản xuất nầy trông có vẻ mầu nhiệm với số sản xuất và xuất cảng khổng lồ, nhưng thực ra số lợi nhuận rất khiêm tốn bởi lẽ nếu 55% số hàng hóa xuất cảng là hàng lắp ráp thì Trung Quốc phải nhập cảng vào 50% nguyên liệu hay các bộ phận rời. Bảng 3 : Nhập cảng và xuất cảng của Trung Quốc (tỉ mỹ kim)

Năm Xuất cảng Nhập cảng 2000 249 214 2001 266 232 2002 325 281 2003 438 394 2004 593 561

Source : David Burton et Anthony Boote. Staff Report for the 2004, Article IV Consultation, FMI, Washington.

Bảng thống kê trên cho chúng ta một nhận định rõ rệt về kinh tế Trung Quốc, và nhiều nhà kinh tế đã kết luận rằng cái nhiệm mầu thực sự chỉ là ảo tưởng.

Chính vì sở trường sản xuất các vật gia dụng, rẻ tiền và một số máy móc nhẹ theo phương thức lắp ráp, Trung Quốc xuất cảng ít hơn các loại máy móc và dụng cụ hạng nặng là các sản phẩm có giá trị thặng dư (plus value), sức mạnh kinh tế của Trung Quốc do đó thực sự chỉ có bề mặt mà ít có bề sâu, và vì vậy sự trao đổi hàng hóa với các quốc gia kỹ nghệ rất bất lợi cho Trung Quốc. Thử tưởng tượng muốn mua một chiếc Airbus 380, Trung Quốc phải xuất cảng 800 triệu chiếc áo chemises, thì với lợi nhuận trung bình độ 50 tỉ mỹ kim mỗi năm, phải lâu lắm Trung Quốc mới ngồi chung cùng hàng ngũ với các quốc gia thực sự kỹ nghệ. 2- Ưu thế nhờ nhân công rẻ và đầu tư ngoại quốc

Lợi khí siêu việt của Trung Quốc mà thế giới sẽ không bao giờ cạnh tranh nổi là khối nhân công rẻ, kỷ luật và chuyên cần. Cuộc cách mạng kinh tế của Đặng Tiểu Bình thực ra là giải tỏa nông nghiệp, phát triển công nghiệp và kỹ nghệ để tạo công ăn việc làm cho một tỉ dân Trung Quốc đói khổ trong thời đóng cửa của Mao. Với khối nhân công đang khao khát việc làm, những đặc khu kinh tế đã mở cửa để đón nhận đầu tư ngoại quốc là những yếu tố thuận lợi cho cuộc bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Bảng 4 : Đầu tư ngoại quốc Năm Sản lượng

kỹ nghệ (tì yuans)

Vốn ngoại quốcđầu tư (tỉ yuans)

% vốn ngoại quốc

1990 1 970 50 2,3% 1995 9 196 1 315 14,3% 2000 7 396 2 315 22,5% 2001 9 475 2 650 28% 2002 10 120 3 377 33,4%

Source : Ministère du Commerce de Chine, citée dans L’éveil du dragon, p. 270

Hiện nay,theo thống kê của Trung Quốc có 500 000 công ty có vốn đầu tư của ngoại quốc cung ứng 33,4% sản phẩm kỹ nghệ Trung Quốc và 55 %

Page 18: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 119

hàng xuất cảng. Số vốn đầu tư của ngoại quốc tại Trung Quốc càng lúc càng gia tăng như bảng thống kê trên xác nhận.

Bắt đầu năm 1991 với 5 tỉ mỹ kim, số vốn đầu tư của các công ty ngoại quốc trên đất Trung Quốc lên đến 60 tỉ mỹ kim năm 2005. Trong tổng số 500 tỉ mỹ kim vốn của ngoại quốc cho đến nay, điều ngạc nhiên là 50% đến từ các quốc gia Á châu và Hong Kong, 9% của Mỹ, 8% của Nhựt và 8% của khối Liên Hiệp Âu châu (Union européenne).

Trong công cuộc hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ngoại quốc, tuy Trung Quốc đã phát triển quốc gia trong nhiều lãnh vực, biến Trung Quốc thành một quốc gia kỹ nghệ chỉ trong hai thập niên, nhưng các quốc gia đầu tư cũng lợi dụng thị trường Trung quốc và thế giới để trục lợi theo các nguyên tắc của tư bản : tiền của tư bản đi vào nhà máy, tiền của tư bản đi ra bằng hàng hóa. Cái hào nhoáng khổng lồ, cái huyền thoại hư thực về một đe dọa thế giới của Trung Quốc thực ra che dấu những hi sinh cùng cực của đám nhân công làm việc trong những điều kiện nô lệ và những tàn phá thiên nhiên mà các nhà lãnh đạo Cộng Sản và tư bản đỏ, vì nhu cầu giai đoạn của đất nước và quyền lợi cá nhân, phe nhóm đã cố tình lờ đi những con số thiệt hại còn khổng lồ hơn số mỹ kim mà họ đang hồ hỡi bỏ túi.

Một trong số các khách hàng và đồng minh của Trung Quốc trong cách làm ăn chèn ép, khích động người dân tiêu thụ nhiều nhưng là loại hàng rẻ tiền, phẩm chất kém không ai khác hơn là Wal-Mart và các công ty khế ước với Wal-Mart.

Năm 2005, Wal-Mart nhập cảng của Trung Quốc 22 tỉ mỹ kim (10% tổng số nhập cảng của Hoa Kỳ) và số nầy có thể lên đến 30 tỉ mỹ kim nếu phải kể thêm những nhà sản xuất Hoa Kỳ nhưng đặt hàng ở Trung Quốc, từ cái máy khoan tay Black & Decker đến các poupée Barbie. Nói rõ hơn, 80% nhà cung cấp cho Wal-Mart xuất phát từ Trung Quốc vì ngoài Wal-Mart, các công ty khác trên xứ Mỹ cũng đặt hàng ở Trung Quốc để bán cho Wal-Mart.

Lối làm ăn chèn ép của Wal-Mart lại thích hợp với lối sản xuất của Trung Quốc bởi lẽ không một quốc gia nào trên thế giới có thể cung cấp một khối hàng khổng lồ trong một thời gian kỷ lục với một giá rẻ kỷ lục. Hàng triệu công nhân Trung Quốc, kỷ luật, cần việc làm, chấp nhận mọi điều kiện làm việc ngày đêm với một đồng lương ít hơn 30 lần so với công nhân nước Mỹ đã đáp ứng với công thức giá rẻ của Wal-Mart.

Để được giá rẻ, chánh phủ Cộng Sản và tư bản đỏ đã bốc lột nhân công Trung Quốc một cách vô nhân đạo.

Tại Quảng Đông, thành phố kỹ nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, tiền lương của công nhân

từ 15 năm qua, chẳng những không tăng mà còn giảm (năm 1992 : chỉ số 100, năm 2004 : chỉ số 85) (theo L.Vallée. Présentation du 11 mars 2005, Caisse de dépôt et placement du Québec).

Cũng tại Quảng Đông, theo China Labor Watch Dec. 21, 2005, công nhân trong các nhà máy sản xuất đồ chơi phải đạt được chỉ tiêu là sơn 8900 đơn vị trong 8 giờ làm việc mới được trả $3,45 mỹ kim một ngày. Không đạt được chỉ tiêu nầy, lương một ngày chỉ còn $1,23.

Lại một trường hợp khác trong muôn một, công ty Chun Si Enterprise Handbag Factory ở Trung Sơn (Zhongshan) gần Thượng Hải, 900 công nhân bị nhốt trong tòa nhà chật chội, làm việc 12 giờ chỉ được nghỉ 60 phút để ăn, được trả 22 mỹ kim mỗi tháng nhưng phải hoàn lại cho công ty 15 mỹ kim tiền ăn ở. Làm nô lệ một tháng để có 7 mỹ kim gởi về cho vợ con húp cháo cầm hơi. (theo The Bully of Bentonville, p.189)

Toys import from China

Đối với các xí nghiệp làm ăn với Wal-Mart hay nói chung với đầu tư ngoại quốc, tình trạng cũng chẳng có gì vẻ vang. Chánh sách mua ép giá của Wal-Mart làm nhiều nhà sản xuất ít vốn điêu đứng. Ban đầu, Wal-Mart tài trợ cho một số nhà sản xuất để trang bị nhà máy rồi mua hàng. Sau vài năm, Wal-Mart dùng chiến thuật chèn ép, khiến các nhà sản xuất địa phương cạnh tranh nhau để hiến giá rẻ như Wal-Mart mong muốn. Để khỏi phải đóng cửa, vỡ nợ, các công ty sản xuất phải bán phá giá, chế tạo cẩu thả, rồi đằng nào cũng dẹp tiệm, ảnh hưởng đến nhân công vốn đã đói rách.

Mức lời của xí nghiệp Trung Quốc càng lúc càng thấp, chỉ từ 3 đến 5% (L’éveil du dragon, p. 276).

Về phương diện hợp tác kỹ thuật với các công ty ngoại quốc, Trung Quốc thường chỉ đảm nhiệm giai đoạn cuối cùng là thực hiện, lắp ráp theo mô hình, kiểu mẫu do ngoại quốc ấn định. Giống như người thợ may chỉ biết cắt, may để hoàn thành chiếc áo, Trung quốc không tham dự các giai đoạn lý thú và quan

Page 19: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 120

trọng như nghiên cứu thị trường, đặt kế họach, vẽ mô hình, khuyến mãi. Nói khác đi, vai trò của Trung quốc là người công nhân sản xuất mà người Tây phương gọi văn vẻ là « người cổ xanh » (col bleu). Liệu Trung Quốc có mãi mãi chấp nhận vai trò khiêm tốn nầy với lòng tự hào của một dân tộc phát xuất từ cái nôi của nền văn minh cổ thế giới, của một khối nhân lực thông minh hơn 1 tỉ người khi mà một poupée Barbie sản xuất ở Trung Quốc với giá 2 mỹ kim được bán ở Mỹ với giá 16 MK

Đó là mặt trái của sự lừa dối hào nhoáng. Và nếu người Cộng Sản thường dùng câu nói bất hủ của Lénine để đề cao sự khôn ngoan ưu việt của người Cộng Sản : Tư bản bán cho chúng ta sợi dây để chúng ta treo cổ chúng (Les capitalistes nous vendront la corde qui nous servira à les pendre) thì trước hiện tượng Cộng Sản bị Tư Bản khai thác hay bốc lột, Trung Quốc nên tự hỏi ai treo cổ ai ? 3 - Made in China và Made by China

Đó là một cách nói ví von để mô tả hai thực trạng phát triển kinh tế của Trung Quốc. Made in China là Trung Quốc của những hàng hóa rẻ tiền, phẩm chất kém mà chúng ta thường tìm gặp ở Dollarama, Wal-Mart, của các nhà máy Trung Quốc phát triển với vai trò « cổ xanh » để đầu tư ngoại quốc chia lợi nhuận với Trung Quốc trong công cuộc khai thác thị trường Trung Quốc và thế giới.

Made in China đả tạo nên nhiều xáo trộn xã hội và kinh tế tại nhiều quốc gia kỹ nghệ, kể cả các quốc gia đang phát triển (thí dụ Mexique trong 5 năm gần đây có 230 000 nhân công bị mất việc) bởi nhiều xí nghiệp phải đóng cửa, gia tăng thêm thất nghiệp, vì không cạnh tranh nổi với nhân công Trung Quốc. Riêng với Hoa kỳ, số thất nghiệp vì Made in China thật đáng ngại : năm 2003, Forester Research phỏng định số người mất việc năm 2005 là 830 000 người và năm 2015 là 3,3 triệu. Golman Sachs lại còn bi quan hơn với con số 6 triệu vào năm 2014, trong khi Đại học Californie à Berkeley ước lượng đến 10 triệu. Chuyện đáng tin vì là nghiên cứu của các cơ quan nghiêm túc.( theo University of California Haas School of Business, press release.« UC Berkeley study assesses potential impacts of second wave of outsourcing jobs from US », 29 oct. 2003, www.haas.berkeley.edu/news/20031029_outsourcing)

Nhưng thực sự, sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc « kinh khủng » hơn nhiều, bởi ngoài 500 000 xí nghiệp có vốn ngoại quốc làm ăn theo kiểu chụp giưt, Trung Quốc còn có 300 000 xí nghiệp trong đó có 12 000 đại xí nghiệp quốc doanh hay tư nhân với hơn nửa tỉ công nhân cần mẫn và một đội ngũ chuyên viên thông minh và trách nhiệm (trong số 2,5 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm có 1,35

triệu kỹ sư !!) đã đem sức cần lao và khối óc để canh tân Trung quốc với một vận tốc và số lượng công trình vĩ đại cũng như có mặt đẩu tư ở khắp năm châu.

Made by China chính là sức mạnh của con rồng trỗi dậy, là mối đe dọa của thế giới mà các nhà kinh tế đã nhận định « thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc » ( rất nhiều sách báo gần đây khi nói về Trung Quốc hay dùng danh từ The Chinese Century).

Mc Kinsey trong một nghiên cứu cho Liên Minh Âu châu năm 2004 đã kết luận là trong nhiều ngành sản xuất, Trung Quốc đã vượt qua năng suất của các quốc gia phát triển và cả Âu châu. Tài liệu cho biết muốn hoàn thành một chiếc chemise, người thợ Trung Quốc chỉ cần 12 phút trong khi người Ấn Độ cần 22 phút và người Mexicain cần 30 phút. (L’éveil du dragon, p. 275)

Trung tâm tài chính Thượng Hải (Trung Quốc )

Để nói lên sự phi thường của Trung Quốc trong công trình xây dựng cơ cấu hạ tầng, chỉ cần đan kể vài thí dụ. - Chỉ trong một năm 2004, Thượng Hải xây một số nhà chọc trời bằng cả New York gộp lại. - Chỉ trong 2 năm 2003-2004, Trung Quốc thiết lập 192 000 km xa lộ, trong khi suốt nửa thế kỷ trước (1949-2002) họ chỉ xây được có 170 000km. - Năm 2005, Trung Quốc có thêm 13 000 km đường hỏa xa, đặc biệt đường nối liền từ Tần Hải (Qinghai) đến Lhassa(Tây Tạng) dài 1400km xuyên qua đèo Tangula ở cao độ 5000m, một kỷ lục thế giới. - Và một trong những công trình vĩ đại mà người Trung Quốc sắp hoàn thành là đập thủy điện Tam

Page 20: ệ Tườngaihuutravinh.com/dacsan/2008/dacsan-20080101.pdf · Đặc San Ái Hữu Trà Vinh n ... Xin Sư phụ quán sát…. . * * * Từ hai tiền kiếp, cộng với hiện

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 121

Hiệp (Trois-Gorges). Sau Vạn Lý Trường Thành, Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới mà Trung Quốc tự hào là một Vạn Lý Trường Thành của thế kỷ 21 vì người ta có thể nhìn thấy nó từ mặt trăng. Trung Quốc đầu tư 200 tỉ mỹ kim để phát triển Thành Đô (Chongqing), thủ đô của Tứ Xuyên, nằm bên cạnh đập Tam Hiệp, hiện nay dân số đã lên đến 30 triệu. - Và chiếc cầu dài 36km, bắt ngang qua sông Dương Tử sẽ là chiếc cầu dài nhất thế giới.

Cầu dài 36 km bắt qua sông DươngTử (Trung Quốc)

Nói chung, với tất cả những công trình và dự án trong nước, chỉ trong năm 2003, chánh phủ Trung Quốc và đầu tư ngoại quốc đã tài trợ 200 tỉ mỹ kim, tương đương với 10% sản lượng của Trung quốc hay ngân sách y tế của Hoa Kỳ.(theo Joseph Kaln, New York Times, 19/20 Janvier, 2003)

Với gần một 1,5 tỉ nguời dân, Trung Quốc là một thị trường lý tưởng không những của Trung Quốc mà của thế giới. Trung Quốc hiện nay có 2,5 triệu nhãn hiệu cầu chứng, cung cấp 80% nhu cầu tiêu thụ trong xứ. Tuy Trung Quốc đã có những nhãn hiệu nổi tiếng như Panda, Amoy, Lenovo, TCL…, nhưng việc quảng bá những hiệu nầy để trở nên nổi tiếng như Sony. Toshiba, Microsoft đòi hỏi nhiều kiên trì. Tuy nhiên, từ ngày Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), Trung Quốc đã sử dụng cơ quan nầy vừa để bành trướng thị trường, vừa để bảo vệ quyền lợi mà các quốc gia phát triển, trước sự đe dọa của Trung Quốc, có khuynh hướng liên kết để chèn ép Trung Quốc.

Mối đe dọa mà Trung Quốc thường úp mở dùng làm lợi khí để làm ăn với khối tư bản là quyền làm chủ các định chuẩn (normes, standards). Thử tưởng tượng nếu ngày mai, 1 tỉ người tiêu thụ Trung Quốc quyết định chọn lựa một máy xem DVD hay môt máy điện toán theo các định chuẩn của Trung Quốc, định chuẩn nầy, bởi số lượng người tiêu thụ, đương nhiên sẽ là định chuẩn của thế giới. Những nạn nhân đầu tiên của định chuẩn mới nầy sẽ là kỹ nghệ

truyền thông, tin học, giải trí, hiện chế tạo theo các định chuẩn đo lường cùa Anh Pháp, và các ông vua Microsoft, Sony, Toshiba… phải thương thuyết với Chú Ba nếu không muốn khánh tận. Và thử tưởng tượng hệ thống truyền tin thế giới, các bộ quốc phòng, các sinh hoạt lớn nhỏ của con người sẽ bị ảnh hưởng liên lụy đến mức nào. Trung Quốc đang áp dụng thái độ ôn hỏa (low profile) hầu có thì giờ cải thiện mức sống của ngươi dân để gia tăng người tiêu thụ, khai thác thị trường thế giới để tích lũy ngoại tệ, một thứ vũ khí cũng nguy hiểm như súng đạn, để một ngày nào, xa hay gần, trực diện với Mỹ trên một chiến trường do một trong hai nước khởi xướng. Trung Quốc đi chinh phục thế giới

Với nhu cầu kỹ nghệ, Trung Quốc sử dụng một phần lớn tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Năm 2005, Trung Quốc tiêu thụ 55% ciment, 30% than đá, 35% thép, 25% nickel, 14% nhôm, 14% đồng của thế giới.

Mối bận tâm lớn nhất của Trung Quốc là dầu hỏa và chiến tranh lạnh hay nóng với Hoa Kỳ sẽ là vấn đề nầy. Tuy số tiêu thụ dầu của người Trung Quốc chỉ bằng 1/12 dân Mỹ, nhưng vì số dự trữ dầu của Trung Quốc cạn dần, trong khi nhu cầu của một dân số đông và một nền kỹ nghệ đang bùng nổ, do đó kể từ năm 1993, Trung Quốc đã ngưng xuất cảng dầu và phải nhập cảng.

Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày từ 7 đến 8 triệu barils (1 baril =158,98 litres) đứng hạng thứ hai sau Hoa Kỳ (20 triệu). Vì lẽ Trung Quốc chỉ sản xuất được khoảng 3,5 triệu barils mỗi ngày, Trung Quốc phải nhập cảng 60% từ Arabie Séoudite, Oman, Iran, Soudan, Angola, Indonésie và Nga Sô.

Và trong nỗ lực tìm nguồn tiếp liệu dầu hỏa, đồng thời bành trướng thế lực kinh tế, chánh trị, Trung Quốc đã đầu tư và hợp tác với nhiều quốc gia Phi Chậu và Trung Nam Mỹ. Trong công cuộc làm ăn nầy, Trung Quốc đã đụng độ với Mỹ tại những vùng ảnh hưởng của Mỹ hay với những quốc gia mà Mỹ kết án là quốc gia hung đồ (états voyous) .

Thế giới gần đây đã nhỏ lệ vì gần nửa triệu sinh mạng đã chết đói ở Darfour, một vùng đất khô cằn ờ phía Nam Soudan. Darfour là bãi chiến trường giữa chính phủ và quân giài phóng dân tộc Soudan (Mouvement populaire de libération du Soudan MPLS) dưới sự điều khiển của John Garang đã được huấn luyện trong lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Georgie cùng với sự trợ giúp của Tchad và một số quốc gia lân bang của Soudan nhận vũ khí của Mỹ

Tháng giêng năm 2006, nhân danh chống lại cuộc chiến tranh diệt chủng, Hoa Kỳ yêu cầu Liên Minh Đại Tây Dương đem quân chiếm Darfour, dĩ