Top Banner
http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ Số 296 (8.009) Thứ Năm ngày 22/10/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRong SỐ này 13 Chào ngày mới C hỉ đến khi xảy ra sự kiện bi thảm đoàn cán bộ hy sinh khi đi cứu hộ những người gặp nạn tại công trình thủy điện, rất nhiều người mới biết đến những cái tên Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 ở những nơi rừng xanh núi đỏ đi cả ngày trời chưa tới. Cuộc tranh luận thủy điện có công hay có tội một lần nữa lại nổ ra. (Trang 2) Bộ, ngành, địa phương sôi nổi hưởng ứng ngày Pháp luật 5 11 Bộ Công an thí điểm phòng điều tra thân thiện Dự báo lạc quan về thị trường chứng khoán Thủy điện nhỏ, công hay tội? B ộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/10 ra Thông cáo báo chí về Thỏa thuận Quy trình nhập cảnh ngắn ngày giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, trên cơ sở có đi có lại, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất về việc áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày và Business track cho công dân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản)... (Trang 2) H iện nay, trên cả nước có rất nhiều cá nhân trực tiếp thực hiện các hoạt động kêu gọi cũng như phân phối tiền, hiện vật cứu trợ đồng bào miền Trung do ảnh hưởng lũ lụt. Tuy nhiên, soi chiếu vào các quy định của pháp luật hiện hành thì các hoạt động này lại chưa hợp pháp. Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét, sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP để phù hợp với thực tiễn, phát huy hết được vai trò, ý nghĩa nhân đạo trong hoạt động thiện nguyện. Việt Nam - Nhật Bản thống nhất áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày lBộ Công an muốn thực hiện ngay việc bỏ sổ hộ khẩu giấy. (Ảnh minh họa). Tinh thần quan trọng hàng đầu trong sửa đổi Luật Cư trú là không cản trở và ngăn chặn quyền tự do cư trú của công dân, nhất là với quy định bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7/2021. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến lo lắng việc bỏ ngay sổ hộ khẩu giấy có thể gây khó khăn cho người dân và đề xuất cho phép được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp đến hết ngày 31/12/2022. Ô ng Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn được người dân quý mến vì phong cách làm việc xông xáo, cởi mở và gần dân. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ông Phan Ngọc Thọ đã có những chia sẻ về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ qua cũng như định hướng phát triển sắp tới của tỉnh nhà. (Trang 4) Quyết tâm đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (Trang 15) (Trang 3) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa N gày 21/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định bổ nhiệm 9 Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023 và tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ. (Trang 3) Hoạt Động từ tHIện: Sửa quy định để phát huy hết vai trò? H ôm qua (21/10), trước tình hình bão số 8 và mưa lũ đang diễn ra phức tạp, ngày 21/10, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũng cùng các thành viên tổ giúp việc tiếp tục họp bàn về phương án ứng phó. (Trang 6-7) Chủ động ứng phó bão số 8 Đề xuất Bỏ sổ Hộ kHẩu gIấy từ ngày 1/7/2021: Vẫn còn băn khoăn
20

@ 8> 4 A4 % A5 ) < 6 A % 3 A 8= 3 / ) # 4 ' 7 0 A % + ! ( 2...00. & % - . ) % . *1 % 0 2 , 4 ) 00. . ) % . *1 % 0. *1 / 2 , 4 ) 00. 02 . ) % . *1 % 0 2 , 4 ) 00. ' - % , ) ,

Oct 23, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
  • http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    Số 296 (8.009) Thứ Năm ngày 22/10/2020

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    TRong SỐ này

    13

    Chào ngày mới

    Chỉ đến khi xảy ra sự kiện bi thảm đoàn cán bộhy sinh khi đi cứu hộ những người gặp nạn tạicông trình thủy điện, rất nhiều người mới biết đếnnhững cái tên Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 ở nhữngnơi rừng xanh núi đỏ đi cả ngày trời chưa tới.Cuộc tranh luận thủy điện có công hay có tội mộtlần nữa lại nổ ra. (Trang 2)

    bộ, ngành, địa phương sôi nổi hưởng ứng ngày Pháp luật 5

    11bộ Công an thí điểm phòng điều trathân thiện

    Dự báo lạc quan về thị trường chứng khoán

    Thủy điện nhỏ, công hay tội?

    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/10 ra Thông cáobáo chí về Thỏa thuận Quy trình nhập cảnh ngắnngày giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, trên cơ sởcó đi có lại, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất vềviệc áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quychế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật Bản nhập cảnhViệt Nam dưới 14 ngày và Business track cho côngdân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản)... (Trang 2)

    Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều cá nhântrực tiếp thực hiện các hoạt động kêu gọicũng như phân phối tiền, hiện vật cứu trợ đồngbào miền Trung do ảnh hưởng lũ lụt. Tuy nhiên,soi chiếu vào các quy định của pháp luật hiệnhành thì các hoạt động này lại chưa hợp pháp.Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét, sửa đổi Nghịđịnh 64/2008/NĐ-CP để phù hợp với thực tiễn,phát huy hết được vai trò, ý nghĩa nhân đạo tronghoạt động thiện nguyện.

    Việt Nam - Nhật Bản thống nhất áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày

    lBộ Công an muốn thực hiện ngay việc bỏ sổ hộ khẩu giấy. (Ảnh minh họa).

    Tinh thần quan trọng hàng đầu trong sửa đổi Luật Cư trú là không cản trở và ngăn chặnquyền tự do cư trú của công dân, nhất là với quy định bỏ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7/2021.Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến lo lắng việc bỏ ngay sổ hộ khẩu giấy có thể gây khó khăn chongười dân và đề xuất cho phép được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã đượccấp đến hết ngày 31/12/2022.

    Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh ThừaThiên - Huế luôn được người dân quý mến vì phongcách làm việc xông xáo, cởi mở và gần dân. Trước thềmĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ông Phan Ngọc Thọđã có những chia sẻ về những thành tựu nổi bật trongnhiệm kỳ qua cũng như định hướng phát triển sắp tới củatỉnh nhà. (Trang 4)

    Quyết tâm đưa Thừa Thiên - Huế trở thànhthành phố trực thuộc Trung ương

    (Trang 15)

    (Trang 3)

    Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóaNgày 21/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao quyết định bổ nhiệm 9Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023 và tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Namtại nước ngoài chuẩn bị lên đường nhận nhiệm vụ. (Trang 3)

    hoạt Động từ thiện:

    Sửa quy định để phát huy hết vai trò?Hôm qua (21/10), trước tình hình bão số 8 và mưa lũ đang diễn ra phức tạp, ngày 21/10, Phó Thủtướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trịnh Đình Dũngcùng các thành viên tổ giúp việc tiếp tục họp bàn về phương án ứng phó.

    (Trang 6-7)

    Chủ động ứng phó bão số 8

    Đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7/2021:

    Vẫn còn băn khoăn

  • Ngày 21/10, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã khaimạc trọng thể Đại hội đại biểu lần thứ XXIInhiệm kỳ 2020-2025. Thay mặt Bộ Chính trị, BanBí thư, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo đại hội.

    Định hướng nhiệm vụ thời gian tới,Thường trực Ban Bí thư đề nghị Ninh Bìnhcần tích cực đổi mới mạnh mẽ tư duy và hànhđộng trong lãnh đạo, chỉ đạo; có tầm nhìn mớivề một Ninh Bình phát triển trong thời kỳ mới;nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về nhữngtiềm năng, thế mạnh đặc thù đề nghị và lợi thếso sánh của Ninh Bình; xác định động lực pháttriển của tỉnh trong thời gian tới là phát triểncông nghiệp phụ trợ, du lịch chất lượng cao vàdịch vụ. Trước hết, tỉnh cần sớm xây dựng thậttốt Quy hoạch Ninh Bình thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050.

    Bên cạnh đó, Ninh Bình phải hết sức coitrọng giữ gìn và bảo vệ thật tốt môi trường sinhthái “xanh, sạch, đẹp”, chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, phòng, chống dịch bệnh, thiêntai. Tỉnh cần thực hiện sâu sắc hơn và phát huymạnh mẽ giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa Cốđô Hoa Lư; đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huygiá trị văn hóa các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội,làng nghề truyền thống, nghệ thuật dân gian độcđáo của vùng đất Cố đô Hoa Lư và Quần thểdanh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiênnhiên thế giới.

    Đảng bộ Ninh Bình phải quan tâm công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung kiệntoàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị các cấptinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

    ĐÔNG QUANG

    Ninh Bình cần đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động

    Chỉ đến khi xảy ra sự kiện bi thảmđoàn cán bộ hy sinh khi đi cứu hộ nhữngngười gặp nạn tại công trình thủy điện, rấtnhiều người mới biết đến những cái tênRào Trăng 3, Rào Trăng 4 ở những nơirừng xanh núi đỏ đi cả ngày trời chưa tới.Cuộc tranh luận thủy điện có công hay cótội một lần nữa lại nổ ra.

    Luồng ý kiến phản đối cho rằng thủyđiện ảnh hưởng đến môi trường sinh thái,tài nguyên thiên nhiên, phải di dân, địnhcanh định cư và việc đấu nối nhà máy vàođiện lưới quốc gia rất khó khăn, hồ chứanước nguy cơ gây ngập lụt mỗi khi xả lũ...

    Luồng ý kiến ủng hộ thì cho rằng thủyđiện với giá thành rẻ đã góp phần quantrọng bảo đảm an ninh năng lượng, đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khaithác các thủy điện đã tạo nhiều việc làm

    cho người lao động, thúc đẩy phát triểnđất nước. Không làm thủy điện, thì lấy đâura điện đủ dùng?

    Không chỉ cá nhân, mà về phía các địaphương, cũng cho thấy có những quanđiểm khác nhau về thủy điện nhỏ. Trongkhi một số tỉnh vẫn cho thực hiện thủyđiện, thì vừa mới đây, Khánh Hòa thẳngthắn loại bốn thủy điện khỏi quy hoạch.

    Hai năm qua, nhiều DN đề nghịKhánh Hòa cho phép lập đồ án, đầu tưlàm thủy điện nhỏ. Qua nhiều lần khảosát, nghiên cứu, tỉnh thấy đa phần dự ánkhông hiệu quả, tác động xấu môi trường,nên từ chối, không phát triển thêm thủyđiện. Dự án thủy điện khi triển khai chiếmdụng nhiều đất rừng, phải thu hồi nhiềuloại đất (trung bình 1 MW thủy điện nhỏvà vừa thu hồi khoảng 7,4 ha đất các loại),ảnh hưởng môi trường tự nhiên, ảnh

    hưởng xấu đến nguồn nước sinh hoạt.Vậy tóm lại thủy điện có lợi hay

    có hại?Ngược thời gian 7 năm trước, trên

    diễn đàn Quốc hội, nhiều Đại biểu Quốchội đã từng thẳng thắn đề nghị đã đến lúccần “đoạn tuyệt với thủy điện nhỏ” vì“được không bằng mất”. Số liệu ở thờiđiểm đó đưa ra đã “gây choáng” khi chothấy cả nước có 1.239 dự án thủy điệnvới chỉ 130 dự án trên 30 MW, trong khi1.109 dự án dưới 30 MW. Từ năm 2006tất cả các thủy điện nhỏ đều giao cho cácđịa phương phê duyệt quy hoạch và cókhoảng 65% dự án thủy điện nhỏ là dođịa phương quyết định xây dựng. “Loạn”thủy điện vì lý do đó.

    Nghị quyết số 62/2013/QH13 củaQuốc hội sau đó đã nêu rõ thực trạng:Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xâydựng, vận hành khai thác công trình thủyđiện còn nhiều hạn chế. Chất lượng quyhoạch và quyết định đầu tư xây dựng cácthủy điện vừa và nhỏ chưa đáp ứng đầy

    đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn,bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tàinguyên nước và hiệu quả tổng hợp kinh tế- xã hội.

    Nghị quyết của Quốc hội còn chỉ đíchdanh: Tại một số công trình thủy điện, việcquản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm antoàn vận hành khai thác, thực hiện quytrình vận hành hồ chứa, điều tiết nướcchưa tuân thủ nghiêm quy định, gây tácđộng tiêu cực. Đất rừng được chuyển đổimục đích phục vụ công trình thủy điệnchưa được quản lý chặt chẽ, có nơi còn lợidụng khai quang rừng với quy mô lớn hơnso với yêu cầu, khai thác tài nguyên thiênnhiên trái phép.

    Nghị quyết của Quốc hội sau 7 nămban hành đến nay vẫn còn nguyên tínhthời sự. Câu trả lời đến đây cũng đã rõ:Tự thân thủy điện không có tội hay cócông; mà do người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư, thực hiện, giám sát, vận hànhcó đúng quy định pháp luật, có khoa họchay không. MINH KHANG

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020

    CHÀO NGÀY MỚI

    l Thông tin từ Tỉnhủy Hà Nam cho biết, tỉnhnày triển khai Quyết địnhsố 19 của Ban Thường vụTỉnh ủy về công tác cánbộ, điều động ông ĐinhVăn An, Giám đốc SởCông Thương đến nhậnchức Trưởng Ban Dân vậnTỉnh ủy Hà Nam thay ôngNguyễn Đức Toàn đượcchỉ định làm Bí thư Thànhủy Phủ Lý. T.K

    NHÂN SỰ MỚI

    2

    Thủy điện nhỏ, công hay tội?

    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/10 ra Thôngcáo báo chí về Thỏa thuận Quy trình nhậpcảnh ngắn ngày giữa Việt Nam và Nhật Bản.

    Theo đó, trên cơ sở có đi có lại, Việt Namvà Nhật Bản đã thống nhất về việc áp dụng quytrình đi lại ngắn ngày (còn gọi là Quy chế đi lạiưu tiên cho người từ Nhật Bản nhập cảnh ViệtNam dưới 14 ngày và Business track cho côngdân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản) từ ngày1/11/2020. Quy trình này cho phép các trườnghợp ưu tiên của một Bên nhập cảnh Bên kia vớithời hạn lưu trú ngắn ngày để thực hiện một sốhoạt động như đầu tư, thương mại, lao động kỹthuật cao, ngoại giao, công vụ… mà không phải

    cách ly tập trung. Để đảm bảo việc phòng,chống dịch, trước khi nhập cảnh, người nhậpcảnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính vớiSARS-CoV-2 và tiến hành theo dõi sức khỏe,đo nhiệt độ. Sau khi nhập cảnh, người nhậpcảnh sẽ tiếp tục phải xét nghiệm, kiểm tra vàtheo dõi sức khỏe thường xuyên và chỉ đượcthực hiện các hoạt động theo chương trình làmviệc đã được cơ quan có thẩm quyền của Bêntiếp nhận phê duyệt.

    Các cơ quan chức năng của Việt Nam và NhậtBản sẽ hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện,nguyên tắc và các bước thực hiện Quy trình đi lạingắn ngày giữa hai Bên. TUỆ MINH

    Việt Nam - Nhật Bản thống nhất áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày

    l Ngày 21/10, các cơquan chức năng ViệtNam, Đại sứ quán ViệtNam tại Hàn Quốc và hãngHàng không Quốc gia ViệtNam đã phối hợp với cáccơ quan chức năng HànQuốc thực hiện 2 chuyếnbay đưa gần 450 công dânViệt Nam từ Hàn Quốc vềnước an toàn. Ngay sau khihạ cánh xuống sân bayquốc tế Cần Thơ, nhữngngười tham gia chuyến bayđã được giám sát y tế vàcách ly tập trung theo đúngquy định. T.M

    l Ban Tuyên giáoThành ủy Hà Nội vừa cóbáo cáo về kết quả 3 nămthực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng về “Tiếptục tăng cường, nâng caochất lượng nghiên cứu,biên soạn, tuyên truyền,giáo dục lịch sử Đảng”.Báo cáo cho biết, sau 3năm triển khai thực hiệnChỉ thị số 20-CT/TW củaBan Bí thư Trung ươngĐảng, dưới sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp ủyĐảng, sự tham mưu có hiệuquả của hệ thống tuyêngiáo các cấp, chất lượngcông tác nghiên cứu biênsoạn lịch sử địa phương,đơn vị được nâng cao. B.A

    TIN VẮN

    Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng,Quảng Ngãi

    Ngày 21/10, Đảng bộ TP. Đà Nẵngchính thức khai mạc Đại hội đạibiểu lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025.

    Dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủyviên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướngThường trực Chính phủ Trương HòaBình đã chỉ ra, công tác xây dựng Đảng,hệ thống chính trị trên một số mặt củaĐà Nẵng vẫn còn hạn chế; kỷ luật, kỷcương hành chính có lúc, có nơi chưanghiêm. Đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hànhĐảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủychưa thực hiện nghiêm Quy chế làmviệc, các nguyên tắc của Đảng, nhất lànguyên tắc tập trung dân chủ đã dẫnđến những vi phạm, khuyết điểm đếnmức thi hành kỷ luật… Kinh tế thànhphố tuy có tăng trưởng nhưng quy môvẫn còn nhỏ, chưa đạt yêu cầu của mộtđô thị động lực phát triển của khu vựcmiền Trung (với tỷ trọng GRDP chỉchiếm 1,65% cả nước), chưa khai tháchiệu quả các tiềm năng cũng như pháthuy lợi thế mà thành phố đang có….An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitrên địa bàn vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tốphức tạp.

    Với những hạn chế nêu trên, PhóThủ tướng Thường trực đề nghị Đại hộiphát huy tinh thần dân chủ, đề cao tráchnhiệm của mỗi đại biểu, thảo luận phântích kỹ, làm rõ thêm nguyên nhân chủquan, khách quan và đóng góp với Đạihội những giải pháp thiết thực để thựchiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệmvụ đề ra trong nhiệm kỳ tới.

    Cùng ngày, Đảng bộ tỉnh QuảngNgãi cũng khai mạc Đại hội đại biểu lầnthứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Chỉđạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, PhóChủ tịch Thường trực Quốc hội TòngThị Phóng, Đảng bộ và quân dânQuảng Ngãi cần khẳng định đúng đắnvề những thành tựu và phấn khởi, tựhào về những kết quả đạt được để tăngthêm niềm tin vào sự nghiệp đổi mới,để quyết tâm phấn đấu đạt được nhữngthành tựu cao hơn, lớn hơn trong nhiệmkỳ 5 năm tới. Đồng thời phải có quyếttâm cao, thẳng thắn, nỗ lực lớn và hànhđộng quyết liệt hơn nữa để đưa tỉnhQuảng Ngãi tiếp tục phát triển nhanhhơn, bền vững và toàn diện hơn trongthời gian tới, sớm trở thành tỉnh pháttriển khá của Vùng miền Trung.

    VŨ ANH

    Hôm qua (21/10), Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc tiếp bà Carolyn Turk,Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tạiViệt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúcmừng bà Carolyn Turk nhận giữ chức vụ Giámđốc quốc gia WB tại Việt Nam; tin tưởng với bềdày kinh nghiệm, bà Carolyn Turk sẽ nối tiếptruyền thống thành công của những người kếnhiệm; không ngừng thúc đẩy quan hệ giữa WBvà Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

    Tại buổi tiếp, Thủ tướng nhấn mạnh, Chínhphủ, các bộ, ngành của Việt Nam mong nhậnđược tư vấn chính sách từ WB, đặc biệt là về ổnđịnh kinh tế vĩ mô. Thủ tướng nêu rõ, Việt Namđang đặt mục tiêu kép, vừa phòng chống dịchhiệu quả vừa bảo đảm phát triển kinh tế, giảiquyết việc làm. Nhờ được người dân ủng hộ nênkinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, mứctăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN trong bốicảnh dịch bệnh COVID-19.

    Thủ tướng cảm ơn WB cam kết hỗ trợ khắc

    phục hậu quả thiên tai ở miền Trung; khẳngđịnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đangquyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phươngnêu cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy giảingân nguồn vốn ODA. Thủ tướng đánh giácao WB đã phê duyệt gói hỗ trợ 12 tỷ USDcho các nước trên toàn thế giới, trong đó cóViệt Nam để mua và triển khai vắc-xin phòngdịch. Thủ tướng hy vọng bà Carolyn Turk sẽđồng hành cùng Chính phủ Việt Nam thựchiện mục tiêu kép phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế.

    Về định hướng hợp tác, Thủ tướng nêu rõ,Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạngiai đoạn 2021-2026. Thủ tướng đề nghị WBtiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địaphương của Việt Nam để chuẩn bị tốt cácchương trình, dự án có chất lượng thực sự hiệuquả, cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lựcđầu tư phát triển. T.Q

    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - WB

    THỜI SỰ

  • Số 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 3XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]Đường lối đối ngoại

    độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa

    Ngày 21/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng đã trao quyết định bổ nhiệm 9 Đại sứ ViệtNam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023 và tiếp các Đại sứ, Trưởngcơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chuẩn bị lên đường nhậnnhiệm vụ.

    Các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2020-2023, đượcbổ nhiệm đợt này gồm các đồng chí: Đặng Minh Khôi, Đại sứ ViệtNam tại Liên bang Nga; Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ Việt Nam tạiVương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU); Mai Phước Dũng, Đạisứ Việt Nam tại Cộng hòa Singapore; Đinh Toàn Thắng, Đại sứ ViệtNam tại Cộng hòa Pháp; Nguyễn Trung Kiên, Đại sứ Việt Nam tạiÁo; Nguyễn Thị Bích Thảo, Đại sứ Việt Nam tại Hungary; PhạmTrường Giang, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Chile; Hồ Thị ThanhTrúc, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ SriLanka; Lê Hồng Trường, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hy Lạp.

    Đợt bổ nhiệm năm 2020 có 31 Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Namở nước ngoài, đại diện Nhà nước Việt Nam tại 42 quốc gia và tổchức quốc tế tại tất cả các khu vực trên thế giới. Nhiều địa bàn cóý nghĩa quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước, trongđó có 1 đối tác chiến lược toàn diện, 6 đối tác chiến lược, 3 đối táctoàn diện, nhiều nước bạn bè truyền thống và có quan hệ songphương lâu đời, sâu sắc với Việt Nam.

    Phân tích những thành tựu của đất nước sau 35 năm thực hiệncông cuộc đổi mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọngnêu rõ: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tínvà vị thế như ngày nay”, đây là động lực, là chỗ dựa vững chắccho triển khai công tác đối ngoại nói chung, trong đó có công táccủa các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn các Đại sứ, Tổng lãnhsự cần phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, “tương thân tươngái” của dân tộc Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bèquốc tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các “binhchủng” đối ngoại cần tăng cường phối hợp, đoàn kết thống nhất,phát huy sức mạnh tổng hợp: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước,ngoại giao nhân dân, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa… cả phương diện song phương và đa phương, hoàn thành tốtnhiệm vụ đối ngoại, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cần quántriệt sâu sắc, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tựchủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, là bạn, là đốitác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.Trong từng thời kỳ, thời điểm, trước diễn biến phức tạp, mau lẹcủa tình hình thế giới, cần nắm vững chủ trương, đường lối củaĐảng, Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, “dĩ bấtbiến, ứng vạn biến”, giải quyết hiệu quả công việc, góp phần quantrọng vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.

    Người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng mong các Đại sứ,Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có tầm nhìn xahơn nữa, làm tốt hơn nữa công tác nghiên cứu, hiểu đúng tìnhhình, dự báo triển vọng phát triển, đề xuất những vấn đề chiếnlược xây dựng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhànước, đóng góp sắc bén vào việc xây dựng dự thảo văn kiện Đạihội XIII của Đảng. KHÁNH CHI

    Cần có đầu tư chiến lược sớmcho thanh niênĐó là đề xuất được đưa ra tại Hội nghị triển khaiLuật Thanh niên (có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2021), do Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ dân số LiênHợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) vừa tổ chức.

    Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấncho biết, hiện nay, thanh niên Việt Nam chiếm 24,6%dân số, là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọngtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng vàNhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò củathanh niên, là rường cột của Nhà nước, là chủ nhân

    tương lai của đất nước. Chăm lo, phát triển thanh niênvừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự ổn địnhvà phát triển bền vững của đất nước.

    Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tintưởng thanh niên Việt Nam có thể đóng góp đáng kểtrong việc ra quyết định và cung cấp các giải pháp cụthể, độc đáo và hiện đại phù hợp với họ ở cấp tỉnh vàcộng đồng. Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổinhân khẩu học, có lực lượng dân số trẻ lớn nhất từ trướcđến nay trong lịch sử Việt Nam và đây là cơ hội hiếmcó để tận dụng thời kỳ dân số vàng. Vì vậy, cần có đầutư chiến lược ngay từ bây giờ cho thanh niên để tối đahóa tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt

    là trong bối cảnh Covid-19 hiện nay. Đóng góp ý kiến vào việc triển khai thực hiện Luật

    Thanh niên năm 2020, các đại biểu cho rằng, nếu đượctrao quyền và tạo điều kiện tốt, thanh niên hoàn toàn cóthể tham gia đề xuất các sáng kiến, dự án và các đề ánmới để cùng các đối tác nhà nước ở các tỉnh, thành phốthực hiện các chính sách được đề ra trong Luật Thanhniên mới. Nếu thanh niên tham gia vào các đánh giá vàphản hồi về chính sách sẽ đem lại kết quả vô cùng hữuích, bởi khi càng nhiều nhóm đưa ra đánh giá, báo cáothì những người làm chính sách sẽ có góc nhìn đa dạnghơn, có nhiều thông tin, dữ liệu để thực hiện các sửa đổi.

    VÂN THANH

    Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến lolắng việc bỏ ngay sổ hộ khẩu giấycó thể gây khó khăn cho người dânvà đề xuất cho phép được tiếp tụcsử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đãđược cấp đến hết ngày31/12/2022.

    Đề xuất cần quy địnhchuyển tiếp

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp10, trong phiên làm việc sáng21/10, Quốc hội (QH) nghe Ủyviên Ủy ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy banPháp luật của QH Hoàng ThanhTùng trình bày Báo cáo giải trình,tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cưtrú (sửa đổi) và thảo luận trựctuyến về một số nội dung còn ýkiến khác nhau của dự thảo Luật.

    Đặc biệt, về một số quy định cótính chất chuyển tiếp liên quan đếnchính sách lớn nhất của dự thảoLuật là bỏ hộ khẩu giấy, dự thảoLuật đề xuất hai phương án để bảođảm sự thích ứng kịp thời của cáccơ quan nhà nước có liên quan,tránh làm phát sinh thêm thủ tục,giấy tờ cho người dân.

    Cụ thể, phương án 1: Có quyđịnh chuyển tiếp, theo đó, kể từngày Luật này có hiệu lực thihành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đãđược cấp vẫn được sử dụng và cógiá trị như giấy tờ xác nhận về cưtrú theo quy định của Luật này chođến hết ngày 31/12/2022; thông tinvề cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cưtrú là thông tin gốc, cơ quan đăngký cư trú sẽ không cấp mới, cấp lạiSổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

    Phương án 2: Giữ như nộidung Chính phủ đã trình Quốc hộitại Kỳ họp thứ 9 là: Các loại giấytờ có giá trị pháp lý đã phát hànhcó sử dụng thông tin từ Sổ hộkhẩu, Sổ tạm trú vẫn có nguyênhiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, Sổtạm trú không có giá trị sử dụngtrong các giao dịch, quan hệ phápluật được xác lập mới kể từ ngàyLuật này có hiệu lực thi hành.

    “Do ý kiến còn khác nhau nênUBTVQH thiết kế nội dung nàythành 2 phương án tương ứng với2 loại ý kiến nêu trên tại khoản 3Điều 38 của dự thảo Luật để đạibiểu QH tiếp tục thảo luận”, ôngHoàng Thanh Tùng nêu rõ.

    Về vấn đề này, nhiều ý kiếnphát biểu tại phiên họp ủng hộphương án 1 (cho phép người dânđược tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu,sổ tạm trú đã được cấp cho đến hếtngày 31/12/2022). Đại biểu TrầnThị Dung (Phó Chủ nhiệm Ủyban Pháp luật của QH) phân tích:

    “Việc cho phép người dân tiếp tụcsử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽtránh được việc làm phát sinhthêm thủ tục, thêm khó khăn,phiền phức cho người dân, tạo áplực quá lớn cho các cơ quan quảnlý, đăng ký cư trú tại thời điểmluật mới có hiệu lực thi hành,trong khi không làm ảnh hưởng gìđến quyết tâm của Chính phủchuyển đổi sang phương thứcquản lý dân cư mới”.

    Tán thành với Đại biểu Dung,Phó Trưởng Đoàn chuyên tráchĐoàn Đại biểu QH tỉnh ĐồngTháp Phạm Văn Hòa cho rằng, tớingày 1/7/2021, ngành Công an cóthể bảo đảm hoàn thành cơ sở dữliệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên,các cơ quan khác như thuế, hảiquan, nhà trường, bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội sẽ chưa theo kịpcơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.“Nếu chúng ta không duy trì sổ hộkhẩu hoặc sổ tạm trú kéo dài thờigian như trình bày của Ủy banPháp luật thì e rằng tới thời gianđó, các cơ quan chức năng sẽ đòihỏi công dân một giấy tờ cần thiếtcó sự xác nhận về hộ khẩu thì rấtgây phiền hà cho người dân”, ôngHòa lo ngại.

    Bộ Công an quyết tâm thựchiện ngay bỏ sổ hộ khẩu

    Chia sẻ với những băn khoăncủa đại biểu QH, Bộ trưởng BộCông an Tô Lâm một lần nữa nhấnmạnh một quan điểm sửa đổi LuậtCư trú lần này là phải bảo đảmđược yêu cầu không để cản trở vàngăn chặn quyền tự do cư trú củacông dân. Bộ trưởng Công ancũng khẳng định, Luật Cư trú (sửađổi) là dự án luật mang tính cảicách rất lớn. Ngay trong nội bộngành rất nỗ lực để thực hiện. Tuy

    nhiên, một khi thực hiện quản lýcư trú bằng phương thức mới nàysẽ góp phần giảm được rất nhiềuthủ tục hành chính liên quan đếncác cơ chế hành chính.

    Vì vậy, trên cơ sở năng lựchoạt động thực tiễn, cơ quan soạnthảo muốn kiến nghị thực hiệnphương án 2. Bởi việc bỏ sổ hộkhẩu cũng là điều mong ước củangười dân và Chủ tịch QH cũngnhiều lần đề cập.

    Bộ trưởng Lâm thừa nhận,hiện nay có rất nhiều điều khoảnkhác quy định đi theo mà người tathường hay nói là “ăn theo” sổ hộkhẩu. “Bây giờ phải thay đổiphương thức quản lý thì đòi hỏi cảhệ thống phải thay đổi, chứ khôngphải chỉ có sổ hộ khẩu thay đổi làđủ. Đây là bước đầu tiên thay đổi”,ông Lâm nhấn mạnh.

    Cho biết thông tin về Cơ sở dữliệu về dân cư đã được ngànhCông an thu thập được khoảng90% và có thể hoàn thành trongnăm 2020, Bộ trưởng Tô Lâm đềnghị được thực hiện ngay việc bỏSổ hộ khẩu theo phương án 2.Trong trường hợp được Quốc hộithông qua, từ nay cho đến ngày1/7/2021 sẽ vận động tất cả nhữngngười dân (ví dụ gửi tiết kiệm,đăng ký nhà ở) thì thay vì đăng kýtheo những giấy tờ pháp lý nhưGiấy chứng minh nhân dân, hộkhẩu giấy… sẽ chuyển đổi đăngký bằng Căn cước công dân.

    Nhận thấy đây là vấn đề đangcòn ý kiến khác nhau, Phó Chủtịch QH Uông Chu Lưu kết luận,UBTVQH sẽ làm phiếu để gửiđến các vị đại biểu QH, trước khitrình QH xem xét, biểu quyết vềnhững nội dung đang còn ý kiếnkhác nhau. HOÀNG THƯ

    ĐỀ XUẤT BỎ SỔ HỘ KHẨU GIẤY TỪ NGÀY 1/7/2021:

    Vẫn còn băn khoănTinh thần quan trọng hàng đầu trong sửa đổi Luật Cưtrú là không cản trở và ngăn chặn quyền tự do cư trúcủa công dân, nhất là với quy định bỏ hộ khẩu giấytừ ngày 1/7/2021.

    lTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu chụp ảnhchung với các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài.

    lBộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểuQuốc hội quan tâm.

  • lXin ông cho biết những kếtquả nổi bật Thừa Thiên - Huếđã đạt được trong nhiệm kỳ2015-2020?

    - Mức tăng trưởng kinh tếbình quân ước đạt 6,3 -6,5%/năm, cao hơn bình quânchung cả nước. So với năm 2015,quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,6lần; thu ngân sách nhà nước tăngbình quân 8%/năm; thu nhập bìnhquân đầu người đến năm 2020 đạt2.100 USD, đứng thứ 3 của Vùngduyên hải miền Trung. Tổng vốnđầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016- 2020 ước đạt 105.180 tỉ đồng,tốc độ tăng bình quân 11%/năm.Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăngbình quân 3,75%/năm.

    Bộ mặt đô thị, nông thôn ngàycàng khởi sắc.Văn hóa – xã hộicó nhiều tiến bộ; từng bướckhẳng định vị thế trung tâm đặcsắc của cả nước về văn hoá, dulịch và y tế chuyên sâu; hướng tớitrở thành trung tâm lớn của cảnước về khoa học và công nghệ,giáo dục và đào tạo đa ngành, đalĩnh vực, chất lượng cao.

    Đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân không ngừng nângcao; tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hệsố bất bình đẳng về thu nhập thấphơn mức bình quân của cả nước;an sinh xã hội được bảo đảm;công tác bảo vệ môi trường đượctăng cường.

    Quốc phòng, an ninh đượcđược giữ vững. Xây dựngĐảng, hệ thống chính trị luônđược quan tâm; bộ máy hànhchính từng bước được đổi mớitheo hướng tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả.

    lTrên cơ sở những thànhtựu đó, ông rút ra được bàihọc gì trong công tác chỉ đạo,điều hành?

    - Bài học rút ra trong công tácchỉ đạo, điều hành đó là: Phải

    nâng cao vai trò, trách nhiệmngười đứng đầu; tăng cường kỷcương, kỷ luật hành chính trongthực thi công vụ. Tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra tráchnhiệm người đứng đầu; giải quyếthợp lý, hợp tình, dứt điểm các vụviệc khiếu kiện, khiếu nại.

    Đổi mới tư duy, trong đó baogồm tư duy về phát triển, tư duyvề huy động nguồn lực, tư duyphục vụ và tư duy về chuyển đổisố. Đối với tư duy phát triển, giữvững mục tiêu nhanh và bềnvững, lấy sự khác biệt làm thếmạnh trong hợp tác và cạnh tranhphát triển. Đối với tư duy huyđộng nguồn lực, xem sự đổi mớivà sáng tạo là nguồn lực vô tận đểtạo ra sự đột phá, khơi dậy lòngtự hào và sự đồng thuận trong dânlà sức mạnh bền lâu.

    Đối với tư duy phục vụ đó làchuyển mạnh từ tư duy hànhchính “xin - cho” sang tư duy“phục vụ” trong hoạt động của cơquan nhà nước, lấy sự hạnh phúc,hài lòng của người dân là mụctiêu của công việc, của hànhđộng; cải thiện và nâng cao chấtlượng mối quan hệ giữa công dânvà chính quyền hướng tới xâydựng chính quyền “Phục vụ, thânthiện, hiện đại, hiệu quả”.

    Xây dựng đội ngũ công chứcchuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực,hiệu quả thực thi công vụ của cánbộ, công chức ở các cấp chínhquyền. Tinh giản biên chế, sắpxếp tổ chức bộ máy đảm bảo hiệulực, hiệu quả.

    Tạo dựng môi trường đầu tưcạnh tranh thông thoáng, côngkhai, minh bạch, đơn giản hóaTTHC thông qua ứng dụngCNTT, hướng tới môi trường“Làm việc không giấy tờ; họphành không tập trung; giảiquyết thủ tục hành chính khôngtiếp xúc; thanh toán không

    dùng tiền mặt”.Tạo sự đồng thuận xã hội,

    khơi dậy ý thức, lòng tự hào vềquê hương, khát khao cống hiếntrong các tầng lớp nhân dân trongphát triển kinh tế, xây dựng xã hộivăn minh, bình đẳng, bác ái vàthực hiện các phong trào “Làmcho Huế đẹp hơn”, “Ngày Chủnhật Xanh”, “Hãy hành động đểThừa Thiên - Huế thêm xanh -sạch - sáng”, “Nói không với túinilon sử dụng một lần”, “Huế - 4mùa hoa”...

    lQuy hoạch Khu kinh tếChân Mây – Lăng Cô là mộttrong những trung tâm du lịch,nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốcgia, quốc tế và của vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung nhưngvẫn chưa tạo được cú hích mạnh.Tỉnh sẽ có những giải pháp độtphá, cụ thể nào để thu hút cácnhà đầu tư, thưa ông?

    - Khu kinh tế Chân Mây -Lăng Cô là một trong những khukinh tế ven biển của Việt Namđược Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, được hưởng các chính sáchưu đãi đầu tư cao nhất theo quyđịnh của pháp luật.

    Có vị trí địa chính trị thuận lợitrong Vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung và khu vực Hànhlang kinh tế Đông - Tây. Với cáclợi thế đó, từ khi được thành lậpđến nay, Khu kinh tế đã thu hútđược 48 dự án đầu tư, vốn đăngký 80.000 tỷ đồng.

    Hiện tại, trên địa bàn Khukinh tế có 22 dự án đi vào hoạtđộng (chiếm 46%), vốn đầu tưthực hiện khoảng 16.000 tỷ đồng,giải quyết việc làm cho khoảng4.000 lao động, doanh thu năm2019 khoảng 3.500 tỷ đồng, nộpngân sách khoảng 280 tỷ đồng.

    Từ năm 2016, tỉnh đã chỉđạo Ban Quản lý tiến hành ràsoát, làm việc với các nhà đầu

    tư có dự án chậm tiến; đến nayđã tiến hành chấm dứt hoạtđộng 18 dự án với vốn đầu tưkhoảng 12.600 tỷ đồng, diệntích đất khoảng 730ha.

    Trong thời gian tới, để đẩymạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnhsẽ tập trung vào các giải pháp sau:

    Thứ nhất, chủ động công tácxúc tiến đầu tư với nhiều hìnhthức khác nhau, trong đó chútrọng công khai, minh bạch danhsách, thông tin dự án kêu gọi đầutư và các tiêu chí đánh giá, lựachọn nhà đầu tư trên các phươngtiện thông tin đại chúng; tổ chứcHội nghị xúc tiến đầu tư chuyênđề vào Khu kinh tế Chân Mây –Lăng Cô, trong đó tập trung kêugọi đầu tư các dự án trọng điểmnhư: đô thị, logistics, cảng biển,công nghiệp phụ trợ.

    Thứ hai, xác định công tácquy hoạch là cơ sở, là tiền đềquan trọng để thu hút các dự ánđầu tư.

    Thứ ba, đẩy mạnh công tác cảicách hành chính, giải quyết nhanhcác thủ tục cho nhà đầu tư; tậptrung chỉ đạo đẩy nhanh công tácbồi thường, giải phóng mặt bằng.

    Thứ tư, để chuẩn bị đón đầulàn sóng dịch chuyển đầu tư củacác quốc gia trên thế giới, Khukinh tế cũng như các KCN củatỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng các điềukiện về hạ tầng kỹ thuật giaothông, cấp điện, cấp nước, xử lýnước thải…

    Thứ năm, tỉnh sẽ chỉ đạo cácsở, ngành làm việc với các trườngđại học, cao đẳng, các trườngtrung cấp nghề để đào tạo, nângcao chất lượng nguồn nhân lực,chuẩn bị sẵn sàng cho các doanhnghiệp khi vào đầu tư.

    lĐại hội Đảng bộ tỉnh lầnthứ XVI có ý nghĩa quyết định sựphát triển của Thừa Thiên - Huếtrong những năm tới. Xin ông chobiết những chương trình trọngđiểm nào mà tỉnh cần tập trungchỉ đạo?

    - Vào ngày 10/12/2019, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết54-NQ/TW, về xây dựng và pháttriển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến

    năm 2030, tầm nhìn đến năm2045 đã tạo ra những tiền đề, địnhhướng quan trọng để xây dựngThừa Thiên - Huế trở thành thànhphố trực thuộc Trung ương.

    Trong những năm đến, tìnhhình thế giới, trong nước vừa cócả thuận lợi, thời cơ và khó khăn,thách thức đan xen. Vì thế, đòihỏi Đảng bộ, chính quyền vànhân dân phải nỗ lực phấn đấumạnh mẽ, quyết liệt, năng động,sáng tạo để phát triển Thừa Thiên- Huế nhanh, bền vững hơn, bảnsắc hơn trong giai đoạn tới.

    Mục tiêu cho giai đoạn 2021-2025 là xây dựng Đảng bộ và hệthống chính trị trong sạch, vữngmạnh. Phát huy sức mạnh toàndân; huy động và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực để xây dựng vàphát triển Thừa Thiên - Huế đếnnăm 2025 trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương trên nềntảng bảo tồn, phát huy giá trị disản Cố đô và bản sắc văn hoáHuế, với đặc trưng văn hóa, disản, sinh thái, cảnh quan, thânthiện môi trường và thông minh.

    Đến năm 2030 là một trongnhững trung tâm lớn, đặc sắc củakhu vực Đông Nam Á về vănhoá, du lịch và y tế chuyên sâu;một trong những trung tâm lớncủa cả nước về khoa học và côngnghệ, giáo dục và đào tạo đangành, đa lĩnh vực, chất lượngcao; quốc phòng, an ninh đượcbảo đảm vững chắc; nâng cao đờisống vật chất và tinh thần củanhân dân.

    Tầm nhìn đến năm 2045,Thừa Thiên - Huế là thành phốFestival, trung tâm văn hóa, dulịch và y tế chuyên sâu đặc sắccủa Châu Á.

    Trong đó tập trung thực hiệncác chương trình trọng điểm sau:Chương trình phát triển đô thị;Chương trình phát triển hạ tầngkinh tế - kỹ thuật và phát triểncông nghiệp; Chương trình pháttriển văn hóa, du lịch - dịch vụ;Chương trình cải cách hành chínhgắn với phát triển chính quyềnđiện tử, dịch vụ đô thị thôngminh; Chương trình phát triểnnguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao vàChương trình xây dựng nôngthôn mới gắn với giảm nghèo bềnvững và phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Để thực hiện tốt mục tiêu, cácnhiệm vụ, giải pháp đột phá chiếnlược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025,với truyền thống cách mạng, đoànkết, sáng tạo, toàn Đảng bộ, toàndân và toàn quân sẽ chủ động,nhạy bén nắm bắt thời cơ, quyếtvượt qua khó khăn, thách thức,tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy;tạo sự thống nhất cao trong nhậnthức và hành động ở tất cả cáccấp, các ngành, cộng đồng dân cưvà doanh nghiệp về mô hình vàphương thức phát triển đặc sắccủa địa phương. Với quyết tâmxây dựng và phát triển ThừaThiên - Huế thành thành phố trựcthuộc Trung ương.

    lXin cảm ơn ông!LÊ TÁM BẢY (thực hiện)

    4 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 THỜI SỰ[email protected]ƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

    Quyết tâm đưa Thừa Thiên - Huế trở thànhthành phố trực thuộc Trung ương

    l Ông Phan Ngọc Thọ mong muốn:“Thứ nhất, dân sống sung túc hơn.Thứ 2, xã hội bình yên và thứ 3, chínhquyền thân thiện hơn để người dânhài lòng”.

    Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn được người dânquý mến vì phong cách làm việc xông xáo, cởi mở và gần dân. Trước thềm Đạihội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ông Phan Ngọc Thọ đã có những chia sẻ về nhữngthành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ qua cũng như định hướng phát triển sắp tớicủa tỉnh nhà.

    l Đô thị Huế đang phát triển nhanh, bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường.

  • Số 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 5XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Tư PHÁ[email protected]

    Hưởng ứng Ngày Phápluật Việt Nam (9/11),nhiều Bộ, ngành, địaphương đã tổ chức nhiềuhoạt động thiết thực,phong phú, đa dạng.

    Thực hiện Quyết định số1986/QĐ-BTP ngày 25/9/2020 củaBộ Tư pháp ban hành Kế hoạchhưởng ứng Ngày Pháp luật năm2020 của Bộ Tư pháp, Báo PLVNđã chủ trì, phối hợp với Vụ Phổbiến giáo dục pháp luật tổ chức Tọađàm Chương trình chung tay xóanghèo pháp luật, nâng cao tráchnhiệm của các tổ chức cá nhântrong công tác PBGDPL. Tọa đàmdo TS. Đào Văn Hội, Tổng Biên tậpBáo PLVN và TS. Lê Vệ Quốc, Vụtrưởng Vụ PBGDPL đồng chủ trì.Tọa đàm có sự tham gia của đạidiện nhiều Bộ, ngành, địa phương,các doanh nghiệp…

    “Chung tay xóa nghèo phápluật” cũng là tên chương trình BáoPLVN đã thực hiện bền bỉ từ nhiềunăm nay, tạo những hiệu ứng tốttrong xã hội. Chương trình tác độngtích cực đối với đời sống của ngườidân vùng sâu, vùng xa, vùng biêngiới hải đảo, đóng góp tích cực choxã hội. Tại tọa đàm các đại biểu đãchia sẻ các cách làm hay, cách tiếpcận mới để cùng Báo PLVN và VụPBGDPL thực hiện tốt trách nhiệmBộ, ngành Tư pháp giao với tư cáchlà cơ quan mũi nhọn, chính yếutrong thực hiện nhiệm vụPBGDPL.

    Nằm trong chuỗi các sự kiệnhưởng ứng Ngày Pháp luật ViệtNam năm nay, bắt đầu từ 20/10, BộTư pháp tổ chức cuộc thi tìm hiểupháp luật trực tuyến “Pháp luật vớimọi người”. Cuộc thi được tổ chứcnhằm cung cấp, phổ biến, trang bịkiến thức pháp luật về một số lĩnhvực thiết thực với cuộc sống ngườidân; khuyến khích, phát huy tinhthần chủ động học tập, tìm hiểupháp luật, góp phần nâng cao ý thứctuân thủ, chấp hành và bảo vệ phápluật trong các tầng lớp Nhân dân,giúp giảm thiểu các hành vi viphạm pháp luật và đẩy mạnh ứng

    dụng công nghệ thông tin trongcông tác phổ biến, giáo dục phápluật, đưa Cuộc thi tìm hiểu phápluật trực tuyến trở thành Cuộc thithường niên của Bộ Tư pháp; đổimới, đa dạng hóa các hình thức phổbiến, giáo dục pháp luật.

    Đối tượng tham gia dự thi gồmNgười Việt Nam ở trong nước;người Việt Nam ở nước ngoài vàngười nước ngoài đang sinh sống,học tập, làm việc trên lãnh thổ ViệtNam. Nội dung cuộc thi tìm hiểumột số quy định pháp luật vềphòng, chống tác hại của rượu, biavà xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực tư pháp. Cuộc thi được tổchức theo hình thức trực tuyến. Thísinh tham gia đăng ký dự thi trựctiếp tại địa chỉ website:https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/cuoc-thi/Pages/home.aspx.

    Đối với hệ thống Thi hành ándân sự (THADS), Tổng cụcTHADS đã có văn bản chỉ đạo cáccơ quan THADS địa phương chủđộng tăng cường thông tin, phổbiến pháp luật về các lĩnh vực,phạm vi do Tổng cục THADS quảnlý tới Nhân dân bằng hình thức phùhợp; đăng tải các bài viết, tin,phóng sự… về Ngày Pháp luật ViệtNam, công tác thi hành án dân sựtại địa phương trên Trang Thông tinđiện tử của Cục Thi hành án dân sựvà Cổng Thông tin điện tử củaTổng cục THADS; treo băng rôn,pa nô, áp phích, cờ phướn… vềNgày Pháp luật Việt Nam tại trụ sởcủa Cục THADS;

    Tỏng cục THADS cũng vậnđộng công chức, người lao độngthuộc đơn vị tham gia Cuộc thi trựctuyến “Pháp luật với mọi người”trên Cổng Thông tin điện tử BộTư pháp và Báo PLVN điện tử.Bên cạnh đó, triển khai các hoạtđộng khác hưởng ứng Ngày Phápluật Việt Nam do Bộ Tư phápphát động…

    Sắp tới, theo kế hoạch đã banhành, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tổchức nhiều sự kiện quan trọng nhưtổ chức Hội thảo cấp quốc gia “Tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nướcvà pháp luật: giá trị và thực tiễn vận

    dụng ở Việt Nam”; tổ chức Hộithảo công bố kết quả rà soátVBQPPL thuộc lĩnh vực quản lýnhà nước của các bộ, cơ quanngang bộ để thực hiện các Nghịquyết của Chính phủ và Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ; tổ chứcToạ đàm “Sự cần thiết, mô hình vàgiải pháp xây dựng hệ sinh tháiPBGDPL trên thiết bị di động tạiViệt Nam”;

    Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũngtham mưu Hội đồng phối hợpPBGDPL Trung ương tổ chức Hộithảo về các mô hình, cách thức triểnkhai PBGDPL có hiệu quả tại cácBộ, ngành, địa phương; phối hợp tổchức Chương trình “Sức nước ngànnăm” số chuyên đề hưởng ứngNgày Pháp luật Việt Nam; biênsoạn, in ấn, phát hành Tài liệu giớithiệu về mục đích, ý nghĩa và cáchoạt động triển khai hưởng ứngNgày Pháp luật Việt Nam; phối hợpvới Uỷ ban An toàn giao thôngQuốc gia tổ chức Lễ mít tinh hưởngứng Ngày Pháp luật Việt Nam vàChương trình tuyên truyền, vậnđộng sinh viên thực hiện “Đã uốngrượu, bia không lái xe”.

    Còn tại địa phương, các địaphương đã ban hành kế hoạch thựchiện Ngày Pháp luật. Nhiều địaphương tổ chức hội nghị phổ biếncác văn bản pháp luật mới (ĐồngTháp, An Giang, Vĩnh Phúc), tổchức hội thi hòa giải viên giỏi (ĐồngTháp), thi báo cáo viên pháp luậtgiỏi về phòng chống tham nhũng(Hà Nội). Đà Nẵng cũng tổ chứcnhiều hoạt động hướng tới NgàyPháp luật Việt Nam, trong đó điểmnhấn là sẽ tổ chức các hoạt động tưvấn pháp luật, đối thoại chính sáchpháp luật với người dân tại cơ sở,với người lao động tại doanh nghiệptrong tháng cao điểm hưởng ứngNgày Pháp luật Việt Nam.

    Với sự vào cuộc một cách tíchcực, chủ động của các Bộ, ngành,địa phương, các hoạt động hướngtới Ngày Pháp luật đang diễn ra đadạng, phong phú, góp phần nângcao ý thức chấp hành pháp luậttrong cán bộ, nhân dân.

    THU HẰNG

    HướNG đếN NGÀY PHÁP LUậT VIệT NAM Học viện Tư pháp hướng về miền Trung

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Tư pháp LêThành Long đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chứcvà người lao động ngành Tư pháp tham gia ủng hộ đồng bàomiền Trung với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùmlá rách”, chiều 20/10, Đảng ủy, Ban Giám đốc và Ban Chấphành Công đoàn Học viện Tư pháp đã phát động công chức,viên chức, người lao động Học viện đóng góp, chia sẻ vớinhững khó khăn mà người dân miền Trung đang phải trải qua.

    Tại buổi phát động, đồng chí Trương Thế Côn - Phó Giámđốc Học viện Tư pháp đã thông báo khái quát những thiệt hạinặng nề tại miền Trung do bão lũ gây ra và phát động đến toànthể công chức, viên chức, người lao động Học viện cùng chungtay chia sẻ với đồng bào miền Trung bị thiệt hại.

    Ngay sau lời phát động, lãnh đạo, viên chức, người lao độngHọc viện Tư pháp đã tích cực hưởng ứng tham gia ủng hộ đồngbào miền Trung vượt qua khó khăn. Thay mặt Ban tổ chức, bàVũ Thị Hòa – Chủ tịch Công đoàn Học viện Tư pháp cho biếttrong ngày 20/10, Học viện Tư pháp đã quyên góp được hơn 39triệu đồng tiền mặt. Ban tổ chức sẽ trích gửi một phần đóng gópvào quỹ cứu trợ của Bộ Tư pháp, một phần trực tiếp ủng hộ đồngchí Hoàng Thị Oanh - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳngLuật miền Trung. Bà Vũ Thị Hòa cho biết, Học viện Tư pháp sẽtiếp tục nhận đóng góp gây quỹ và lập kế hoạch thực hiệnchương trình thiện nguyện, hỗ trợ nhân dân miền Trung khắcphục những khó khăn. THANH HƯƠNG

    TUYÊN QUANG: Sở Tư pháp tập huấn công tác văn thư

    Mới đây, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên QuangNguyễn Thị Thược đã chủ trì Hội nghị tập huấn Nghịđịnh số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ vềcông tác văn thư. Lãnh đạo Sở cùng toàn thể công chức, viênchức, người lao động cùng tham dự.

    Tham dự Hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu mộtsố điểm mới của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP; hướng dẫn kỹnăng soạn thảo văn bản hành chính; thực hành soạn thảo vănbản hành chính, chỉ rõ từng lỗi văn bản và cách thức xử lý, sửalỗi văn bản; hướng dẫn lập hồ sơ điện tử trên phần mềm Hệthống quản lý văn bản và điều hành… Qua đó, giúp công chức,viên chức, người lao động Sở Tư pháp nắm chắc quy định củapháp luật về văn thư, trau dồi và nâng cao kỹ năng soạn thảovăn bản hành chính, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệuquả công tác của Sở Tư pháp.

    Phát biểu kết luận, Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Thị Thượcđề nghị các cá nhân công chức, viên chức phải thường xuyêncập nhật kiến thức và nâng cao trình độ và kỹ năng soạn thảovăn bản, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham mưusoạn thảo văn bản đảm bảo chính xác về nội dung, số liệu. Cáctrưởng/phó phòng, đơn vị chịu trách nhiệm trọng việc kiểm tranội dung, thể thức dự thảo văn bản trước khi trình lãnh đạo Sở;người có thẩm quyền ký văn bản cần kiểm duyệt kỹ văn bảntrước khi ký; cá nhân, tập thể phải thực hiện nghiêm túc Nghịđịnh số 30/2020/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, quy chếvăn thư lưu trữ, quy chế về văn bản điện tử, quy chế làm việccủa cơ quan. HÔǸG LÊ

    HẬU GIANG: Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý chongười nghèo

    Vừa qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnhHậu Giang đã phối hợp với UBND xã Xà Phiên,huyện Long Mỹ tổ chức buổi truyền thông về TGPL tạiChùa Phôthiwonwongsa “Karons” Xà Phiên. Tham dự cóhơn 30 tăng ni, phật tử là người dân tộc Khơmer, thuộcdiện hộ nghèo của địa phương.

    Tại buổi truyền thông, Đoàn TGPL đã giới thiệu một số nộidung cơ bản của Luật TGPL và tư vấn pháp luật cho nhiềutrường hợp. Với ý nghĩa thiết thực của công tác TGPL, đến nay,Trung tâm đã tổ chức được gần 40 cuộc truyền thông tại các ấpnghèo, xã nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; đảm bảo tổ chức ít nhất1 đợt truyền thông về TGPL tại địa phương có đông người nghèocư trú. Trong quá trình thực hiện các cuộc truyền thông, Đoànphát nhiều tờ gấp pháp luật về TGPL và các văn bản pháp luậtcó liên quan đến tận nhà người dân; đồng thời thực hiện việckhảo sát nhu cầu về TGPL để nắm bắt kịp thời nhu cầu củangười dân. Bên cạnh đó, hoạt động tham gia tố tụng được Trungtâm quan tâm thực hiện tốt. Đây là sự nỗ lực phấn đấu của địaphương trong việc thực hiện TGPL cho người nghèo và các đốitượng chính sách khác. P.V

    Bộ, ngành, địa phương sôi nổihưởng ứng Ngày Pháp luật

    lCác khách mời, đại biểu đóng góp ý kiến tại Tọa đàm Chung tay xóa nghèo pháp luật.

  • 6 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 THờI Sự[email protected]

    Hôm qua (21/10), trướctình hình bão số 8 vàmưa lũ đang diễn raphức tạp, ngày 21/10,Phó Thủ tướng Chínhphủ, Trưởng ban Chỉ đạoTrung ương về Phòng,chống thiên tai TrịnhĐình Dũng cùng cácthành viên tổ giúp việctiếp tục họp bàn vềphương án ứng phó.

    Tại cuộc họp, Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nôngthôn (NN&PTNT) Nguyễn XuânCường đề nghị các cơ quan liênquan và các địa phương nằm trongvùng ảnh hưởng của bão cần khẩntrương thông báo cho các tàuthuyền vào nơi tránh trú an toàn,tránh rủi ro xảy ra.

    Nguy cơ sạt lở rất lớnBộ trưởng Nguyễn Xuân

    Cường yêu cầu Tổng cục Phòngchống thiên tai (PCTT) nhắc nhởcác đơn vị liên quan, các địaphương tập hợp kêu gọi tàuthuyền vào nơi tránh trú an toàn.Tất cả các hoạt động kinh tế biểnphải đảm bảo an toàn. “Rút kinhnghiệm 8 tàu vãng lai đợt vừa rồilà vận tải, nạo vét cát gặp tai nạn.Đây là điều rất đáng tiếc. Ngoàira, có 44 điểm sạt lở, khi bão vàocó nguy cơ mất an toàn rất cao.Quán triệt toàn bộ các hướngbiển đó phải đảm bảo phương ánxử lý”, ông Cường nhấn mạnh.

    Theo Bộ trưởng Cường, hiệnnay, toàn bộ hướng sườn Tây củakhu vực miền Trung đang trươngnước bão hòa, do đó bất kỳ tổn

    thương nào dù nhỏ cũng gây nguycơ sạt lở rất lớn. Vì vậy, việc cứuhộ cứu nạn, phục hồi kinh tế cầnđược quan tâm, chú trọng.

    Bên cạnh đó, vùng úng trũng,các lưu vực hiện nay đa số đềuxuống báo động 2, 1, nhưng đặcbiệt phải lưu ý rốn trũng ởQuảng Bình, Cẩm Xuyên (HàTĩnh). Tất cả hệ thống 2.600 hồđang đầy ắp nước, do vậy, thủyđiện, thủy lợi phải đặt trong tầmkiểm soát chặt chẽ nhất, trong đólưu ý hồ Kẻ Gỗ và hồ Tả Trạch.

    Chỉ đạo ứng phó bão số 8,Phó Thủ tướng chỉ đạo, trước hếtphải đảm bảo an toàn cho tàuthuyền, thuyền viên đang hoạtđộng trên biển và các hoạt độngsản xuất, kinh doanh ven biển,trên biển.

    Trên đất liền, các địa phương

    phải rà soát, chuẩn bị phương ánứng phó với bão số 8 như sơ tándân tại các khu vực ven biển; vùngthấp trũng; nguy cơ lũ ống, lũ

    quét, sạt lở đất. Chuẩn bị ứng phótheo phương châm “4 tại chỗ”; sẵnsàng lực lượng, phương tiện cứuhộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

    Đặc biệt phải chú ý quản lýđảm bảo an toàn hồ, đập. Tiếptục tổ chức khắc phục về giaothông; đảm bảo an toàn đi lại khicó bão đổ bộ, có lũ. Sẵn sàngphương án bảo vệ sản xuất, cơsở hạ tầng; khôi phục đời sống;vệ sinh môi trường, phòngchống dịch bệnh. Theo dõi chặtchẽ tình hình bão, mưa lũ, dựbáo chính xác. Tiếp tục truyềnthông để các cấp chính quyền vàngười dân chủ động các phươngán ứng phó…

    Hàng cứu trợ phải đến tận tay người dân

    Phó Thủ tướng cho biết, khiông đi kiểm tra vùng thiệt hại domưa lũ, sạt lở đất ở miền Trungvẫn còn nhiều hộ dân rất khókhăn, nhất là về lương thực thựcphẩm và các nhu yếu phẩmkhác. “Tôi đề nghị tập trung cứutrợ người dân, đặc biệt là ởQuảng Bình, Hà Tĩnh. Khẩntrương cứu trợ về lương thựcthực phẩm, nhu yếu phẩm chobà con. Ngoài ra, làm thế nào bàcon có chất đốt để nấu nướng, vìđiện lưới nhiều nơi đang mất”,Phó Thủ tướng đề nghị.

    Từ thực tế chuyến đi của ông,Phó Thủ tướng cho biết, nhiềuđoàn cứu trợ mới chỉ vào khuvực thuận lợi về giao thông, cònnhiều chỗ khó khăn hàng cứu trợchưa đến được với người dân.Ông đề nghị Bộ NN&PTNT sẽtiếp tục cử đoàn vào miền Trungđể xem bà con cần hỗ trợ nhữnggì để có biện pháp cứu trợ.

    “Tôi đề nghị Bộ NN&PTNTcần hỗ trợ cho mỗi tỉnh chịuthiệt hại về mưa lũ, sạt lở đất ở

    Chủ động ứng phó bão số 8

    lQuang cảnh buổi họp chỉ đạo ứng phó bão số 8 sáng 21/10.

    Quân đội sẵn sàng lực lượng, thiết bị ứng phó bão số 8Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia

    về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết đã huy độnglực lượng quân đội sẵn sàng ứng trực, ứng phó với bão số 8. “Hiệnchúng tôi đã có hơn 678.327 lượt người với hơn 5.300 phương tiện đượchuy động tham gia ứng trực ứng phó với bão số 8” - Thiếu tướng Đứccho biết.

    Cụ thể, quân khu 1 huy động hơn 237.000 lượt người với 506 phươngtiện, quân khu 2 huy động gần 4.900 lượt người, quân khu 3 huy độnggần 55.000 lượt người, Bộ Tư lệnh Thủ đô huy động hơn 72.000 lượtngười, Quân khu 4 huy động hơn 192.000 lượt người, Quân khu 5 huyđộng gần 60.000 lượt người, Quân chủng Hải quân và Quân chủngPhòng không - Không quân cũng sẵn sàng nhiều tàu cứu hộ trên biển, 4máy bay... để sẵn sàng ứng trực, cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ người dân.

    Đại diện Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh cũngcho biết trong ngày 21/10 sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị phương tiện,lực lượng để ứng phó với bão số 8.

    Lũ ở các tỉnh miền Trung xuống chậm

    Tính đến chiều ngày 21/10, tình hình mưa lũ tại các tỉnhQuảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã có chuyểnbiến tích cực, nước trên các sông cũng đang xuống chậm.Theo thống kê ban đầu, đợt mưa lũ vừa qua đã làm 85 ngườichết, 23 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà vẫn cònchìm trong nước lũ…

    Tại Quảng Bình, tính đến chiều ngày 21/10, tình hìnhmưa lũ tại Quảng Bình đến nay đã có nhiều chuyển biếntích cực, mực nước tại các sông như sông Kiến Giang, sôngGianh, sông Son… cũng đang xuống chậm. Theo số liệu từBan Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Bình, mưa lũ đãlàm 9 người chết, 29 người bị thương. Đến nay, toàn tỉnhcòn 43.274 nhà bị ngập lụt (trước đó có 109.254 nhà bịngập), 56 thôn bản vẫn còn bị chia cắt (trước đó hơn 250thôn bản bị chia cắt), hơn 8.500/31.000 hộ dân phải di dờikhẩn cấp trong lũ đã trở về nhà.

    Tại Quảng Trị, tính đến chiều ngày 21/10, tình hình mưalũ đã có nhiều chuyển biến tích cực, mực nước tại các sôngđang xuống chậm, nước lũ tại các địa phương cũng cơ bảnđã rút ra khỏi nhà dân. Các tuyến giao thông bị sạt lở đangtích cực được khắc phục và thông tuyến, một số tuyến tiềmẩn nguy hiểm như QL15D, QL49, tuyến đường Hồ ChíMinh nhánh tây cũng đã được tiến hành rào chắn và lắp biểncảnh báo. Trong đợt mưa lũ vừa qua, tỉnh Thừa Thiên - Huếcó 27 người chết (12 người chết do mưa lũ, 2 công nhânnhà máy thủy điện Rào Trăng 3, 13 người trong đoàn côngtác tại khu vực Trạm quản lý bảo vệ rừng Tiểu khu 67), 15công nhân đang mất tích tại khu vực thủy điện Rào Trăng3; 13 người bị thương. Gần 85.000 nhà dân ngập trongnước, hàng chục ngôi nhà sập và hư hỏng, trên toàn tỉnhphải tiến hành sơ tán 37.190 nhân khẩu. Đến nay, các hộdân đã cơ bản về nhà, chỉ còn lại một số hộ neo đơn, giàyếu và các đối tượng dễ bị tổn thương tiếp tục ở lại các khuan toàn phòng chống mưa lũ trong những ngày tới.

    BẢO THIÊN

    Khẩn trương xuất cấp trang thiếtbị dự trữ hỗ trợ ứng phó với bão lũ

    Nhằm kịp thời hỗ trợ đồng bào miền Trung khắcphục hậu quả thiên tai, mưa lũ, ngay sau khi Thủtướng Chính phủ ký Quyết định 1629/QĐ-TTg về việcxuất trang thiết bị từ nguồn DTQG hỗ trợ các tỉnhmiền Trung, ngay trong ngày 20/10, Tổng cục Dự trữnhà nước (DTNN) đã ban hành Quyết định 667/QĐ-TCDT giao các Cục DTNN khu vực thực hiện xuấtkhẩn cấp các trang thiết bị dự trữ quốc gia (DTQG)cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh theo đúng số lượng,danh mục hàng DTQG được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt (gồm 20 xuồng cao tốc các loại, 414 nhà bạt cứusinh các loại, 22.980 phao cứu sinh các loại, 8 bộ máyphát điện các loại).

    Tổng cục DTNN yêu cầu các Cục DTNN khu vựcphải hoàn thành công tác xuất cấp hỗ trợ cho các tỉnhmiền Trung trước ngày 31/10/2020. Đồng thời, Tổngcục DTNN có Văn bản 1532/TCDT-QLHDT ngày20/10/2020 đề nghị UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam khẩntrương có kế hoạch phân bổ, tiếp nhận; đồng thời chỉđạo đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận trang thiết bịphối hợp chặt chẽ với các Cục DTNN khu vực để kịpthời tiếp nhận số trang thiết bị DTQG được hỗ trợ đểcác địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ.

    Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN cũng yêu cầu các CụcDTNN khu vực chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực và trangthiết bị DTQG để triển khai xuất cấp ngay sau khi có kếhoạch tiếp nhận của các địa phương theo đúng quy trìnhvề xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQGxuất để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảmbảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, hỗtrợ, viện trợ theo quy định. THANH LAN

    Đảm bảo ATGT hoạt động vận tảido ảnh hưởng thiên tai, bão lũ

    Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có công điện yêu cầuđảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đối với hoạt độngvận tải trong thời gian bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.

    Công điện nêu rõ, trong thời gian từ ngày 6/10/2020 đếnnay, trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã cómưa to đến rất to gây nên tình trạng ngập lụt trên diện rộnglàm thiệt hại nặng nề cả người, tài sản của người dân; đồngthời, nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, giao thôngbị chia cắt, đi lại không đảm bảo an toàn.

    Để bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tảiđường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở Giaothông Vận tải (GTVT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, Sở GTVT – Xây dựng Lào Cai chỉ đạo các đơn vịkinh doanh vận tải thực hiện ngay một số nội dung sau: Hạnchế hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá có hànhtrình đi qua các khu vực đang bị ngập sâu, các tuyến đườngbị sạt lở, không đảm bảo an toàn.

    Chủ động nắm bắt thông tin về tình hình mưa lũ và cậpnhật tình trạng ngập lụt trên các tuyến đường trên địa bàncác tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam để có phương án tổchức vận tải phù hợp, không cho xe đi vào các tuyến đườngđang bị ngập sâu, nước chảy xiết, các tuyến đang bị sạt lởđể đảm bảo ATGT.

    Đảm bảo duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của phươngtiện, quán triệt và cung cấp thông tin thường xuyên đếnngười lái xe về diễn biến của mưa lũ, đồng thời phải chấphành nghiêm chỉnh phương án điều tiết giao thông củalực lượng chức năng tại các khu vực bị ngập sâu, cáctuyến đường đang bị sạt lở; Chuẩn bị và quán triệt độingũ lái xe sẵn sàng các phương án dự phòng ứng phótrong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất nhằmđảm bảo an toàn tuyệt đối cho lái xe và hành khách cũngnhư bảo vệ tài sản của người dân. Q.TOÀN

  • Số 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 7XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]

    Ông Nguyễn Thanh Bình,Phó Chủ tịch UBND tỉnhThừa Thiên - Huế là mộttrong 8 người may mắnthoát nạn trong vụ sạtlở núi làm 13 cán bộ,chiến sĩ hy sinh khi đicứu nạn thủy điện RàoTrăng 3. Sau 1 tuần xảyra sự việc thương tâm,ông Bình chưa hết bàng hoàng kể về đêmđịnh mệnh.

    Ông Bình kể, ngày 12/10, saukhi nhận được thông tin về vụ sạtlở đất ở thủy điện Rào Trăng 3,một đoàn công tác của Quân khu4 và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huếđã lên đường tiếp cận hiện trường.Lúc 16h, đoàn công tác gồm 21người lên đường và cùng đi bộ.Trên đường đi anh em đã vượt quađược khoảng 8 đến 9 điểm sạt lở,lúc đó phải bỏ dép ra ngoài vì bùnđất dính không đi được.

    Đi bộ đến lúc 9 giờ tối thì trờimưa quá to; mọi người mới quyếtđịnh dừng lại ở Trạm bảo vệ quản

    lý rừng Tiểu khu 67 (Trạm 67).“Chúng tôi đi 5 tiếng; được tầm9km và cách thủy điện Rào Trăng4 chỉ 3km. Tiểu khu 67 được cholà điểm rất an toàn, lâu nay anhem kiểm lâm vẫn ở đây, địa hìnhrất an toàn”, ông Bình kể lại.

    Tại điểm dừng chân, mọi ngườichia nhau tìm được ít gạo rồi nấumột nồi cơm; đồng thời cũng tìmđược một ít nước mắm, muối mìtôm chia nhau ăn lót dạ. Vừa nấucơm, vừa đốt lửa vừa hong khô áoquần, rồi tìm áo khô của anh em

    kiểm lâm mặc vào và trao đổi kếhoạch cho ngày mai. Đây là cănnhà ba gian; không ai phân công, ainằm đâu thì nằm. Tám người sốngsót ngủ ở gian ngoài cùng bên phảilà gian lồi, có hai giường.

    Đang thiu thiu ngủ, lúc đókhoảng hơn 0 giờ 5 phút ngày13/10; ông Bình nghe tiếngđộng ầm ầm, rào rào ụp xuống:“Tôi không biết chuyện gì xảyra, chỉ nghe được tiếng anh NgôNăm Cường (Chỉ huy trưởng BộChỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên

    - Huế) kêu (bị 2 tấm tường đèvào chân). Tôi nhìn xuống dướichân thì thấy bùn lầy, đất đai, bêtông trộn 1 khối. Sau khi địnhhình lại, chúng tôi giúp anhCường xử lý chân rồi gọi to“Còn ai không?”. Thế nhưng,không nghe ai trả lời nữa”, ôngBình nghẹn giọng nói.

    Đất đá rơi xuống làm biến mấthơn 2/3 căn nhà, chỉ còn chừa lạicăn phòng của 8 người thoát nạn.Anh em khi đó mới phá cửa ra,tìm được đèn pin, điện thoại.Nhận định tình hình quá nguyhiểm nên chia làm 2 tốp theohướng về thành phố đi ra.

    Vừa ra tới đường, ổn địnhtinh thần chừng 5 phút thì nhómngười sống sót lại nghe tiếng nổtiếp liền gắng sức thoát nhanhkhỏi khu vực nguy hiểm thậtnhanh. Đoàn chạy khoảng 500mthì gặp Tham mưu trưởng BanChỉ huy quân sự huyện cùng 1kíp cứu trợ khác đang đi lên, rồihỗ trợ anh em đi về.

    Đi về đến 2h sáng thì có sóng

    điện thoại; anh Ngô Nam Cườngđiện báo cáo cho anh Phan NgọcThọ (Chủ tịch UBND tỉnh ThừaThiên - Huế) về sự việc. “Tôi rađến trụ sở UBND xã Phong Xuân(huyện Phong Điền) khoảng 5 giờsáng”, ông Bình nói.

    Sau đó Quân khu 4 cùng tỉnhThừa Thiên - Huế đã lập Sở Chỉhuy tiền phương cứu nạn cứu hộthủy điện Rào Trăng 3. ÔngBình và ông Cường quay trở lạihiện trường, phối hợp với lựclượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếmngười mất tích và đến khi tìmđược hết 13 cán bộ, chiến sĩ hysinh (đêm 15/10) thì cả hai mớitrở về thành phố.

    “Một đoàn 21 người đi vào,giờ chỉ sống sót 8 anh em, rất làđau buồn. Sau sự việc hôm đó,chúng tôi cũng tập trung anh emđể làm sao tìm kiếm nhanh nhấtnhững đồng đội của mình... Vớianh em còn sống sót trở về, đây làcâu chuyện rất là khó khăn, đaukhổ”, ông Bình nghẹn giọng.

    LÊ TÁM BẢY

    Với tinh thần “tương thântương ái”, trong ngày 21/10,rất nhiều tỉnh, thành phố vàcác bộ, ngành Trung ương đãtổ chức lễ phát động, quyêngóp ủng hộ đồng bào miềnTrung bị lũ lụt.

    Ngày 21/10 Thường trực Thành uỷ HàNội có Công văn số 02-CV/TU đề nghị cáccấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổchức chính trị - xã hội, các sở, ngành TPkêu gọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân trên địa bàn TP cùng chung tayủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại dobão lũ.

    Công văn nêu, trong những ngày vừaqua, trên địa bàn một số tỉnh miền Trungliên tiếp xảy ra mưa bão, lũ, gây thiệt hạilớn về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đời sống của nhân dân. Hơn lúcnào hết, người dân vùng bị thiên tai, lũ lụtđang rất cần sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻtừ các cấp, các ngành, các địa phương vàtoàn xã hội.

    Phát huy truyền thống “Tương thântương ái”, tinh thần “Hà Nội vì cả nước,cùng cả nước”, Thường trực Thành ủy kêugọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân trên địa bàn thành phố cùng chung tayủng hộ đồng bào miền Trung. Các nguồnlực ủng hộ gửi về Ủy ban MTTQ Việt NamTP Hà Nội.

    100 triệu đồng là số tiền cán bộ cảnh sátCục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công anđã quyên góp nhằm chia sẻ khó khăn vớiđồng bào miền Trung. Số tiền này sẽ đượcCục An ninh chính trị nội bộ thông qua Mặttrận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam gửi đếnhỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) NguyễnNgọc Thiện cũng phát động, kêu gọi lãnhđạo, cán bộ, công chức, viên chức (CBC-CVC) và người lao động (NLĐ) trongngành VHTT&DL ủng hộ nhân dân miềnTrung bằng tình cảm, tấm lòng nhân ái vàtrách nhiệm của mình với cộng đồng. Toànbộ số tiền quyên góp sẽ mang ủng hộ tạiỦy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

    Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bíthư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủvà Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Điệnlực TP Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã tổchức Lễ phát động ủng hộ miền Trungkhắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, với sốtiền quyên góp lên tới gần 1 tỷ đồng.

    Sở Thông tin và Truyền thông TP HảiPhòng cũng kêu gọi toàn thể CBCCVC,đoàn viên công đoàn và NLĐ trong toànngành với trách nhiệm và tình cảm của mìnhmỗi cá nhân ủng hộ một ngày lương trở lênđể giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Trung.Ngay sau lễ phát động, hơn 80 triệu đồng

    cùng nhiều vật phẩm đã được chuyển đếnỦy ban MTTQ Việt Nam TP để cùng chungtay góp sức hướng về miền Trung ruột thịt.

    Trong chiều 21/10, UBND tỉnh ĐồngNai phát động toàn thể CBCCVC, NLĐtrong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp cùng chung tay ủng hộ bằng tinh thầncũng như vật chất để giúp đỡ người dân miềnTrung khắc phục khó khăn, mất mát do lụtlũ gây ra. Chỉ sau 15 phút kêu gọi, UBNDtỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 3,6 tỷđồng ủng hộ đồng bào miền Trung.

    Góp phần chia sẻ, giúp đỡ miền Trungruột thịt, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đãtổ chức quyên góp được 220 triệu đồng.Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnhPhú Thọ Nguyễn Hải cũng đã kêu gọi cáccơ quan, đơn vị, các địa phương, tổ chứckinh tế, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũtrang, các nhà hảo tâm, CBCCVC, NLĐvà các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cựctham gia phong trào ủng hộ, hỗ trợ đồngbào các tỉnh miền Trung khắc phục hậuquả mưa lũ, sớm phục hồi sản xuất và ổnđịnh đời sống. M.BÙI

    13 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ HY SINH KHI ĐI CỨU NẠN THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3:

    Hồi ức buồn về buổi tối định mệnh

    miền Trung mỗi tỉnh 5 tấn xúc xích, bởingoài ngoài mỳ tôm, bánh mỳ thì cũng cầnxúc xích để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Làmthế nào hàng cứu trợ phải đến tận tay ngườidân”, Phó Thủ tướng đề nghị.

    Theo Phó Thủ tướng, đối với hàng hóacứu trợ cần tập trung giao về đầu mối các địaphương, Mặt trận Tổ quốc. Bởi thông quachính quyền địa phương, cơ quan chuyêntrách mới nắm được chính xác danh sách cáchoàn cảnh cần hỗ trợ, từ đó hàng cứu trợ mớiđến đúng hoàn cảnh cần hỗ trợ.

    Vẫn liên quan đến công tác cứu trợ, khắcphục hậu quả thiên tai ở các tỉnh miềnTrung, Phó Thủ tướng yêu cầu BộNN&PTNT phối hợp với các đơn vị chuyêntrách của Bộ Quốc phòng cần tính toán đểbố trí phương tiện, có thể phải sử dụng trựcthăng để đẩy nhanh công việc này.

    NGỌC TRÌU - MẾN BÙI

    Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốcTrung tâm Dự báo khí tượng thủy vănQuốc gia cho biết: Hồi 7h ngày 21/10, vịtrí tâm bão số 8 ở khoảng 16,2 độ vĩ bắc;118,6 độ kinh đông, cách Quần đảo HoàngSa khoảng 680km về phía Đông Đông Nam.Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnhcấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyểntheo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi đượckhoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.

    Ông Khiêm cho biết: “Theo các đài khítượng quốc tế, cường độ mạnh nhất của bãocó thể đạt cấp 11-12, giật cấp 14 khi bãovào gần Quần đảo Hoàng Sa. Khi vào đấtliền dự báo bão sẽ ở cấp 8-9, một số đàiquốc tế cho là cấp 7. Đồng thời, bão số 8 sẽgây mưa ở đồng bằng các tỉnh Thanh Hóađến Thừa Thiên - Huế, lượng mưa từ 24-25/10 từ 200-300mm.

    Ông Mai Văn Khiêm nhận định: “Ảnhhưởng về gió và mưa có thể không quá lớn,nhưng khu vực chịu ảnh hưởng của bão lạivừa chịu thiên tai (ngập, lũ lụt, trượt lởđất...), nếu không có phương án chuẩn bịđầy đủ, kỹ càng thì thiệt hại sẽ rất lớn”.

    “Tương thân tương ái” ủng hộ đồng bào miền Trung

    Lực lượng cứu hộ cũng đã xác định được điểm nghi vùi lấp 15công nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3 và cũng đã đưa thêm 500 ngườivào tìm kiếm; đồng thời tiếp tục công tác trinh sát, nắm tình hìnhsạt lở bằng nhiều phương thức: bộ đội trinh sát đường bộ, trực thăng,flycam, máy bay bay không người lái.

    lHiện trường đoàn công tác gặp nạn.

  • 8 NHịP SốNG XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 296 (8.009) Thứ Năm 22/10/2020 [email protected]

    Trao tặng ấn phẩm tiếngItalia về Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch HồChí Minh (1890-2020), hưởng ứng Tuần lễtiếng Italia trên thế giới lần thứ XX diễn ra trongtháng 10 hàng năm, mới đây Hội hữu nghị ViệtNam-Italia thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ViệtNam phối hợp với Đại sứ quán Italia tại Hà Nội tổchức buổi giới thiệu và trao tặng Bảo tàng Hồ ChíMinh hai ấn phẩm tiếng Italia về Chủ tịch Hồ ChíMinh do Chi hội hữu nghị Italia-Việt Nam tại cácvùng Veneto và Piemonte (Italia) gửi tặng.

    Hai ấn phẩm được trao tặng là Tập truyện tranhtiếng Italia "Hồ Chí Minh, một con người và mộtdân tộc" và bản dịch tiếng Italia của tác phẩm“Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tập truyện tranh tiếng Italia “Hồ Chí Minh,một con người và một dân tộc” thuộc bộ tác phẩmNhững bộ sử thi vĩ đại do Tạp chí Vie Nuove (Conđường Mới) xuất bản năm 1968. Tập truyện gồm12 tập, mỗi tập bao gồm 10-12 trang với nội dungvề cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịchHồ Chí Minh qua các thời kỳ, gắn liền với bốicảnh chung trong nước, quốc tế; đặc biệt là côngcuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đấtnước của dân tộc Việt Nam (tính đến cuộc Tổngtấn công Mậu Thân 1968, năm cuốn sách đượcxuất bản). Ngoài ra, tập truyện còn đăng tải lạinhiều tư liệu quý về đời sống, cuộc kháng chiếncủa nhân dân Việt Nam như thiệp chúc mừng nămmới Bác Hồ gửi Tổng Thư ký Đảng Cộng sảnItaly Luigi Longo (1/1/1968), tranh tuyên truyền,cổ động cho kháng chiến của nhân dân Việt Nam,bộ tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…H.M

    Tiếng Việt được nhận địnhlà 1 trong 20 ngôn ngữ lớnnhất thế giới

    Nhận định này được tác giả Gaston Dorren đưara trong cuốn sách “Babel: Vòng quanh thế giớiqua 20 ngôn ngữ” do Nhã Nam phát hành. GastonDorren là nhà ngôn ngữ học người Hà Lan, có khảnăng nói được tiếng Hà Lan, tiếng Limburg, tiếngAnh, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha, đồng thời đọcđược tiếng Pháp, tiếng Afrikaans, tiếng Frisian, tiếngBồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Catalan, tiếng ĐanMạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Luxem-bourg và tiếng Esperanto.

    Ông đã dành rất nhiều tâm huyết và nỗ lực tìmhiểu các nền ngôn ngữ khác nhau. Sau cùng, ôngchọn viết về 20 “người khổng lồ” trong số 6.000ngôn ngữ của thế giới. Trong chương đầu tiên củacuốn sách, nhà ngôn ngữ học Gaston Dorren viết vềtiếng Việt, ngôn ngữ của hơn 95 triệu người.

    “Tiếng Việt có 6 dấu thanh, mỗi thanh khác nhausẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ, ngoài ra còncó 9 dấu phụ và nhiều đại từ thể hiện giới tính vàmức độ tôn trọng của người nói. Văn bản tiếng Việtbao gồm những tập hợp từ 1 đến 6 chữ cái rất đặcbiệt và bất quy tắc, chúng ta chỉ có thể hiểu và ghinhớ bằng cách học thuộc lòng”, Gaston Dorren chobiết. Ông đã cố gắng học tiếng Việt trong khoảnghơn một năm và phải thừa nhận rằng đây là thứ ngônngữ đầy thử thách.

    Cuốn sách được xuất bản lần đầu bằng tiếngAnh năm 2018. Tờ báo "The Guardian" đã nhậnxét cuốn sách “đưa ra những chỉ dẫn thú vị vềngôn ngữ và tôn vinh sự đa dạng của các ngônngữ”. Thông qua cuốn sách, tác giả cũng bày tỏlo lắng về việc nhiều ngôn ngữ đang bị mất đi, kéotheo sự mất mát về di sản và truyền thống của cácdân tộc. Từ thống kê sơ bộ, có thể khẳng định rằngít nhất 75% những người sống trên hành tinh nàycó thể giao tiếp bằng một trong hai mươi ngônngữ được mô tả trong sách. Sự phổ biến của cácnền ngôn ngữ lớn đang gây ra sự suy vi của hàngtrăm, thậm chí hàng nghìn ngôn ngữ nhỏ hơn. Đâylà một bi kịch, khi mà trên mọi châu lục, ngôn ngữbản địa không còn được sử dụng