Top Banner
http://svnckh.com.vn 1 Bé Gi¸o dôc vμ §μo t¹o Tr-êng §¹i häc Ngo¹i Th-¬ng ---------o0o--------- C«ng tr×nh tham dù Cuéc thi “Sinh viªn nghiªn cøu khoa häc §¹i häc Ngo¹i Th¬ng n¨m 2008” Tªn c«ng tr×nh: “NGHI£N CøU QU¶N TRÞ RñI RO L·I SUÊT §èI VíI C¸C NG¢N HμNG TH¦¥NG M¹I VIÖT NAM HIÖN NAY.” Thuéc nhãm ngμnh: XH1B Hä vμ tªn sinh viªn 1. N«ng §μm TuÊn Linh Nam/n÷: Nam D©n téc: Tμy Líp : A11 Kho¸ : 44 Khoa : Kinh tÕ vμ Kinh doanh Quèc tÕ 2. Lª Chung HiÕu Nam/n÷ : Nam D©n téc : Kinh Líp : A9 Khãa : 44 Khoa : Kinh tÕ vμ Kinh doanh Quèc tÕ Hä vμ tªn ng-êi h-íng dÉn : ThS. NguyÔn ThÞ HiÒn. LỜI MỞ ĐẦU Thị trƣờng tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua chứng kiến một loạt những biến động có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tài chính.
87

[YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

Oct 31, 2015

Download

Documents

YRCFTU
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 1

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

Tr­êng §¹i häc Ngo¹i Th­¬ng

---------o0o---------

C«ng tr×nh tham dù Cuéc thi

“Sinh viªn nghiªn cøu khoa häc §¹i häc Ngo¹i Th­¬ng n¨m 2008”

Tªn c«ng tr×nh:

“NGHI£N CøU QU¶N TRÞ RñI RO L·I SUÊT §èI VíI C¸C NG¢N

HµNG TH¦¥NG M¹I VIÖT NAM HIÖN NAY.”

Thuéc nhãm ngµnh: XH1B

Hä vµ tªn sinh viªn

1. N«ng §µm TuÊn Linh

Nam/n÷: Nam D©n téc: Tµy

Líp : A11 Kho¸ : 44 Khoa : Kinh tÕ vµ Kinh doanh Quèc tÕ

2. Lª Chung HiÕu

Nam/n÷ : Nam D©n téc : Kinh

Líp : A9 Khãa : 44 Khoa : Kinh tÕ vµ Kinh doanh Quèc tÕ

Hä vµ tªn ng­êi h­íng dÉn : ThS. NguyÔn ThÞ HiÒn.

LỜI MỞ ĐẦU Thị trƣờng tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua chứng kiến một loạt

những biến động có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tài chính.

Page 2: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 2

Riêng đối với các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), những biến động chứa đựng các

yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro về lãi suất luôn tiềm ẩn những nguy cơ lớn, có thể dẫn

tới sự sụp đổ của cả một hệ thống Ngân hàng.

Minh chứng cho những biến động đó là cuộc chạy đua gia tăng lãi suất của các

NHTM. Đứng trƣớc áp lực lạm phát ngày càng tăng cao, lƣợng tiền gửi trong dân cƣ

không đƣợc dùng để gửi tiết kiệm mà đƣợc đem đầu tƣ vào các lĩnh vực đƣợc cho là

sinh lời nhanh hơn nhƣ chứng khoán, vàng, bất động sản... các NHTM đua nhau tăng

lãi suất huy động tiền gửi.

Có thể nói rằng, lãi suất huy động tiền gửi tại Việt Nam hiện nay đã tăng lên

đến mức kịch trần. Cùng với những động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nƣớc, thì

xét về dài hạn, mức lãi suất này không thể đƣợc đẩy lên nữa và sẽ giảm dần trong

tƣơng lai. Điều này tạo ra nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM khi họ sử dụng các

khoản huy động trong ngắn hạn để cho vay dài hạn. Sự chênh lệch kì hạn và thời

lƣợng giữa tài sản có và tài sản nợ của các NH tạo ra nguy cơ làm suy giảm và mất dần

khả năng thanh toán cuối cùng của các NHTM. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết hiện nay

đối với các NHTM là đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro lãi suất, bởi chỉ có thế các

NHTM mới có thể hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại gây ra bởi những biến động

thị trƣờng liên quan đến lãi suất.

Nhƣ vậy, có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro

về lãi suất trong hoạt động của các NHTM. Việc không đủ năng lực quản trị về rủi ro

lãi suất có thể phá hủy hệ thống Ngân hàng, gây ra những tổn thất không thể ƣớc tính

đƣợc. Với những lý do trên, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên

cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam hiện nay”

để nghiên cứu.

Đối tƣợng của đề tài nghiên cứu là những rủi ro về lãi suất mà các NHTM gặp

phải trong quá trình hoạt động, điều hành; Và công tác quản trị rủi ro lãi suất của các

NHTM Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Ba mục tiêu chính mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi hƣớng tới là:

- Phân tích, xác định khái niệm và những lý luận chung về quản trị rủi ro

lãi suất đối với các NHTM.

- Mô tả, phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM Việt

Nam. Chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản trị rủi

ro lãi suất.

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiện quả trong hoạt động

quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam.

Các phƣơng pháp khoa học mà nhóm nghiên cứu đã sử dụng trong quá trình

thực hiện đề tài là:

1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Page 3: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 3

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.

- Phƣơng pháp nhận định và đƣa ra giả thuyết.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu.

- Tổng hợp và phân tích thống kê trên đồ thị, bảng biểu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là các NHTM quốc doanh,

NHTM cổ phần. Về mặt thời gian, đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn từ

01/01/2005 – 30/07/2008.

Dự kiến sau khi hoàn thành, đề tài nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo

của các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro lãi suất; Và là nguồn tƣ liệu

cho những bạn đọc muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề quản trị rủi ro lãi suất.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đƣợc kết cấu

thành 3 chƣơng lớn:

CHƢƠNG I: Lý luận chung về quản trị rủi ro lãi suất đối với các NHTM

CHƢƠNG II: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt

Nam

CHƢƠNG III: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại

các NHTM Việt Nam

Do tầm kiến thức có hạn, cùng với đó là độ phức tạp của đề tài nghiên cứu,

cũng nhƣ giới hạn độ dài từ Ban tổ chức... nên chúng tôi chƣa thể nghiên cứu sâu sắc

và toàn diện hơn về vấn đề, và tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót

nhất định. Trong khả năng có thể, chúng tôi đã cố gắng để bài nghiên cứu đƣợc hoàn

thiện một cách tốt nhất.

Nhóm nghiên cứu rất mong nhận đƣợc ý kiến phản hồi và nhận xét, đóng góp

của Hội đồng Giám khảo và quý bạn đọc để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho

những lần sau!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu.

Page 4: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 4

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1

CHƢƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI

VỚI CÁC NHTM ............................................................................................... 7 1. NHTM VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ..................................... 7

1.1. Ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................... 7

1.1.1. Chức năng chính của hệ thống ngân hàng thƣơng mại .................................. 7

1.1.2. Những chức năng khác của hệ thống ngân hàng thƣơng mại ........................ 10

1.2. Lãi suất ................................................................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 10

1.2.2. Phân loại lãi suất ............................................................................................. 11

1.3. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất .............................................................. 15

1.3.1. Khái niệm rủi ro lãi suất ................................................................................. 16

1.3.2. Phân loại rủi ro lãi suất ................................................................................... 18

1.3.3. Quản trị rủi ro lãi suất ..................................................................................... 20

2. CÁC MÔ HÌNH LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT .......................................... 20

2.1. Mô hình tái định giá (The Reprising Model) ....................................................... 20

2.2. Mô hình kì hạn đến hạn (The Maturity Model) .................................................. 25

2.2.1. Lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản ................................................ 25

2.2.2. Lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản ................................. 27

2.3. Mô hình thời lƣợng (The Duration Model) .......................................................... 30

2.3.1. Công thức tổng quát và ý nghĩa kinh tế của mô hình thời lƣợng ................... 30

2.3.2. Mô hình thời lƣợng và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất .............................. 33

2.3.2. Hạn chế của mô hình thời lƣợng .................................................................... 37

3. CÁC PHƢƠNG THỨC PHÕNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................... 38

3.1. Quản trị rủi ro lãi suất áp dụng các hợp đồng phái sinh .................................... 38

3.1.1. Hợp đồng kì hạn ............................................................................................. 39

3.1.2. Hợp đồng hoán đổi ......................................................................................... 40

3.2. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phƣơng pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất .. 43

3.3. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phƣơng pháp quản lý khe hở kì hạn ..................... 48

3.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng lãi suất kì hạn (FRAs) ........................... 49

Page 5: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 5

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................... 52 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ............................................................ 52

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

....................................................................................................................................... 57

2.1. Diễn biến lãi suất trên thị trƣờng tài chính Việt Nam trong thời gian qua ....... 57

2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất ở thời điểm hiện tại ....................... 59

2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM

Việt Nam ....................................................................................................................... 61

2.3.1. Áp dụng Mô hình kì hạn đến hạn để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại NH Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang .......................................................... 61

2.3.2. Áp dụng Mô hình thời lƣợng để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại NH Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Tỉnh Hòa Bình ............................................................................. 66

2.3.3. Thực trạng sử dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP) ......................................... 69

2.3.4. Thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh .................................................. 71

3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................................... 75

3.1. Những mặt đạt đƣợc .............................................................................................. 75

3.1.1. Các NH dần nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của Quản trị rủi ro

lãi suất ............................................................................................................ 75

3.1.2. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt ................................................................... 76

3.1.3. Dần áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị RRLS tại các NH .......... 77

3.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................................... 78

3.3. Nguyên nhân .......................................................................................................... 79

3.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................... 79

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ bản thân các ngân hàng ........................................ 82

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................... 85 1. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VĨ MÔ ......................................................................... 85

2. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VI MÔ ......................................................................... 86

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90

Page 6: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 6

CHƢƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI

SUẤT

1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM)

Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, định

nghĩa: Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ

hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật tổ chức tín dụng không có

định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã đƣợc định nghĩa trong luật ngân

hàng nhà nƣớc, cũng do Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật ngân hàng nhà nƣớc

định nghĩa : Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng

với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung

ứng dịch vụ thanh toán.

1.1.1. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Để hiểu rõ đƣợc chức năng đặc biệt của ngân hàng trong nền kinh tế, chúng ta hãy

hình dung một thế giới giản đơn, trong đó không có sự tham gia của hoạt động ngân

hàng. Trong một thế giới nhƣ vậy, những khoản tiết kiệm nhƣ vậy, những khoản tiết kiệm

của dân chúng chỉ có thể đƣợc sử dụng hoặc là dƣới dạng tiền mặt; hoặc là dƣới dạng đầu

tƣ chứng khoán vào các công ty. Còn các công ty thì phát hành chứng khoán để đầu tƣ

vào các tài sản nhƣ nhà xƣởng,máy móc, nguyên vật liệu,...Sơ đồ mô tả luồng vốn tiết

kiệm từ dân chúng để các công ty; và ngƣợc lại, các cổ phiếu và trái phiếu đƣợc luân

chuyển từ các công ty đến dân chúng.

Dân chúng

(những ngƣời tiết kiệm)

Dân chúng

(những ngƣời tiết kiệm)

Vốn

Page 7: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 7

CP & TP Trong một thế giới không có các ngân hàng thì qui mô các luồng vốn từ ngƣời tiết

kiệm chuyển sang các công ty nhìn chung là rất thấp. Lý do có thể nêu nhƣ sau :

Chi phí để giám sát trực tiếp hoạt động của công ty là rất tốn kém. Khi dân

chúng mua chứng khoán của các công ty, họ phải giám sát đƣợc hoạt động

kinh doanh của công ty và phải đảm bảo rằng tình trạng tài chính của công ty

là lành mạnh và công ty không che dấu và lãng phí tiền vốn vào bất kì dự án

nào. Để có thể giám sát đƣợc hoạt động của công ty, những ngƣời đầu tƣ

chứng khoán phải dành thời gian vào thu thập, phân tích và xử lý các thông tin

về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.Với những yêu cầu

phải giám sát hoạt động của công ty nhƣ vậy quả rất tốn kém với các nhà đầu

tƣ đơn lẻ.Vì vậy, họ uỷ quyền việc giám sát cho ngƣời khác và nhƣ vậy đã một

phần hay hoàn toàn từ bỏ việc giám sát trực tiếp hoạt động của công ty mà họ

đầu tƣ vào. Do không trực tiếp nắm rõ hoạt động của công ty đƣợc đầu tƣ nên

các cổ phiếu, trái phiếu của công ty sẽ trở nên kém hấp dẫn do tính rủi ro cao,

điều này làm giảm động lực mua chứng khoán của các công ty.

Với đặc tính dài hạn của cố phiếu và trái phiếu là nguyên nhân thứ hai làm

nản lòng ngƣời tiết kiệm mua chứng khoán của công ty. Điều này có thể khiến

ngƣời dân thích giữ tiền mặt cho những nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn

hơn là đầu tƣ vào các chứng khoán dài hạn.

Lý do cuối cùng, đó là các nhà đầu tƣ thƣờng phải chịu rủi ro về biến động

giá cả trên thị trƣờng thứ cấp và phải chịu chi phí chuyển nhƣợng có liên

quan. Điều này dẫn đến thu nhập thực tế từ việc chuyển nhƣợng chứng khoán

trên thị trƣờng thứ cấp giảm và một số trƣờng hợp thu nhập còn thấp hơn giá

mua ban đầu.

Tóm lại, những nguyên nhân chính làm cho qui mô các luồng vốn từ những ngƣời

tiết kiệm đầu tƣ trực tiếp vào chứng khoán các công ty thấp là do : (i) chi phí đề giám sát

Page 8: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 8

hoạt động của công ty rất tốn kém; (ii) tính thanh khoản trong thời gian ngắn kém; (iii)

rủi ro biến động về giá cả chứng khoán trên thị trƣờng.

Trong một thế giới mà hệ thống ngân hàng không tồn tại, thì những nguyên nhân

nêu trên khiến dân chúng giảm động lực tiết kiệm, tăng tiêu dùng hoặc tiết kiệm ở dạng

tiền mặt. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại mà ở đó hệ thống ngân hàng là

phát triển mạnh mẽ và đƣợc coi nhƣ xƣơng sống của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng

cung cấp một kênh dẫn vốn gián tiếp từ những ngƣời có nhu cầu đầu tƣ đến các công ty.

Do tồn tại các nguyên nhân nhƣ nêu ở trên nên ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng gửi tiền

vào các ngân hàng thay vì trực tiếp đầu tƣ. Sơ đồ biểu diễn sự luân chuyển luồng vốn

trong nền kinh tế có sự tham gia hoạt động của hệ thống ngân hàng, với vị trí trung gian

giữa ngƣời đầu tƣ và các công ty.

Sơ đồ: Các luồng luân chuyển vốn trong một thế giới với hệ thống ngân hàng phát

triển

Ngân hàng thực hiện 2 chức năng cơ bản, đó là : (i) chức năng cung cấp các dịch vụ

thanh toán, môi giới và tƣ vấn; (ii) chức năng luân chuyển tài sản.

Về các dịch vụ thanh toán, môi giới và tƣ vấn : Ngân hàng cung cấp các dịch

vụ môi giới, thanh toán và cung cấp thông tin cho khách hàng. Đứng vai trò

giống nhƣ một đại lý của khách hàng, thông qua chức năng tƣ vấn và cung cấp

dịch vụ thanh toán làm cho chi phí của nhà đầu tƣ giảm xuống và ngƣời đầu tƣ

có thể nắm bắt đƣợc thông tin cũng nhƣ hoạt động của công ty một cách toàn

Vốn

Dân chúng CP&TP

Vốn

chứng chỉ tiền gửi

Ngân hàng

(nhà cung cấp dịch vụ)

Ngân hàng

(nhà luân chuyển tài sản)

Ngân hàng

(nhà luân chuyển tài sản)

Công ty

Page 9: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 9

diện. Qua đó, ngân hàng đã khuyến khích đƣợc tỷ lệ tiết kiệm đầu tƣ trong dân

chúng.

Chức năng luân chuyển tài sản : Ngân hàng tiến hành đồng thời hai hoạt

động . Thứ nhất, ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành những chứng

chỉ tiền gửi. Các nhà đầu tƣ thƣờng thích mua chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng

phát hành hơn là đầu tƣ vào chứng khoán vì vừa giảm đáng kể đƣợc chi phí

giám sát, chi phí thanh toán, lại vừa giảm thiểu đƣợc rủi ro. Thứ hai, ngân hàng

tiến hành đầu tƣ bằng cách cấp tín dụng , mua cổ phiểu trái phiếu của các công

ty phát hành, những chứng khoán này là chứng khoán sơ cấp. Và chứng chỉ

tiền gửi do các ngân hàng phát hành là những chứng khoán thứ cấp.

Phần chênh lệch từ việc giảm thiểu đƣợc 3 loại chi phí chính : chi phí giám sát, chi

phí thanh khoản và chi phí rủi ro giá cả chính là phần lợi nhuận mà các ngân hàng thu

đƣợc.

1.1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG KHÁC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.

NHTM là đối tƣợng và đồng thời là các trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ :

Thông qua các hoạt động có tính đặc thù của mình, các NHTM đã thực hiện chức

năng chuyển tải chính sách tiền tệ từ NHTW đến toàn bộ nền kinh tế. Nhƣ vậy,

các NHTM đã trở thành một kênh đặc biệt, thông qua đó mà ảnh hƣởng của các

chính sách tiền tệ lên toàn bộ nền kinh tế.

Phân bổ tín dụng : NHTM là nguồn chính để tài trợ, cung cấp tín dụng cho một số

lĩnh vực nhất định đƣợc xác định là có nhu cầu đặc biệt về vốn.

1.2. LÃI SUẤT

1.2.1. KHÁI NIỆM

Page 10: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 10

Lãi suất là chi phí bỏ ra cho việc vay vốn, là giá cả của quyền được sử dụng vốn

trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.

Thông thƣờng, lãi suất đƣợc biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền vay

tính cho một đơn vị thời gian là tháng hoặc năm.

Cơ sở kinh tế của vấn đề lãi suất tín dụng là : (i) Hiện tƣợng tạm thời "thừa", tạm

thời "thiếu" vốn tiền tệ trong các luồng tiền di chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá.

(ii) Vai trò trung gian của ngân hàng trong tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ thông

qua công cụ lãi suất.

Nhƣ vậy, việc duy trì và sử dụng công cụ lãi suất trong nền kinh tế hàng hoá là một

tất yếu khách quan, song tác dụng của lãi suất đến mức nào lại là do sự vận dụng chính

sách lãi suất. Mức lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và chế độ quản lý kinh

tế hiện tại, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tín dụng trong mối quan hệ với

các quy luật kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá thì lúc đó lãi suất sẽ là chiếc chìa khoá để

thúc đẩy nền kinh tế.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu một ngân hàng huy động vốn (hoặc

cho vay) tại thời điểm ngày hôm nay, thì sau một thời gian, khi đến hạn ngân hàng phải

trả (hoặc nhận đƣợc) một khoản tiền lớn hơn số tiền huy động (hoặc cho vay) ban đầu. Sự

thay đổi lƣợng tiền theo thời gian biểu hiện giá trị thời gian của tiền tệ. Nói cách khác,

giá trị của tiền tệ phải đƣợc xác định theo hai tiêu chí: mức lãi suất và thời gian. Mỗi

ngân hàng xây dựng mức khung lãi suất của riêng mình phù hợp với hoạt động huy động

vốn và đầu tƣ của mình; mặt khác, phải phù hợp với khung lãi suất chung do Ngân hàng

Nhà nƣớc qui định.

1.2.2. PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

a/ Căn cứ vào mục đích kinh doanh của Ngân hàng.

Page 11: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 11

Lãi suất huy động : Loại lãi suất qui định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức

nhận tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế thị

trƣờng, việc định các mức lãi suất huy động khác nhau chỉ căn cứ vào đối

tƣợng huy động (tiền hoặc vật có giá trị) và thời hạn huy động.

Lãi suất cho vay : Loại lãi suất qui định tỉ lệ lãi mà ngƣời đi vay phải trả cho

ngƣời cho vay (NHTM). Về mặt lý thuyết, các mức lãi suất cho vay khác nhau

đƣợc căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của đối tƣợng đầu tƣ và thời hạn

cho vay. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

điều đó không phải bao giờ cũng đúng , vì nó còn phụ thuộc vào mục tiêu kinh

tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kì.

Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động :

[Lãi suất cho vay] = [lãi suất huy động] + [chi phí] + [rủi ro tối thiểu] + [lợi nhuận]

b/ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất.

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do

sự gia tăng của mức giá chung.

Lãi suất thực tế là lãi suất sau khi đã loại trừ những ảnh hƣởng của lạm phát.

Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế đƣợc biểu thị bằng các công

thức sau:

(1 + r)(1 + i) = (1 + R)

Trong đó: r là lãi suất thực tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến

Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên

không thể biết trƣớc một cách chắc chắn đƣợc lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì

có thể biết trƣớc đƣợc một cách chắc chắn khi công bố.

Page 12: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 12

c/ Căn cứ vào độ dài thời gian :

Cơ sở của cơ chế lãi suất này là ở chỗ thời gian thuê vốn (cả huy động và cho vay)

càng dài thì lợi nhuận làm ra càng nhiều, đồng thời tính rủi ro mất vốn cũng càng cao.

Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay

ngắn hạn, có thời hạn dƣới 1 năm.

Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay

có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản cho vay

có thời hạn trên 5 năm.

Theo cách phân loại này, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, thời gian càng

dài thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt lãi suất ngắn hạn có

thể cao hơn lãi suất trung và dài hạn, ví dụ: khi nền kinh tế trong quá trình khôi phục lại

sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế…nhà nƣớc cần một số lƣợng vốn lớn trong thời

gian ngắn, lúc này lãi suất huy động ngắn hạn sẽ đƣợc ƣu tiên nâng cao hơn các loại lãi

suất khác.

d/ Phân loại theo phƣơng pháp tính lãi :

Lãi suất đơn : lãi suất đơn là lãi suất của một hợp đồng tài chính mà việc thanh

toán tiền gốc và tiền lãi chỉ đƣợc tiến hành một lần tại thời điểm hợp đồng đến

hạn, trong đó không có yếu tố lãi sinh ra lãi. Lãi suất đơn đƣợc sử dụng chủ yếu

đối với các hợp đồng có thời hạn ngắn và chỉ có một kì thanh toán.

Lãi suất kép : Những hợp đồng tài chính có nhiều kì tính lãi, mà lãi phát sinh của

kì trƣớc đƣợc gộp chung vào với gốc để tính lãi cho kì tiếp theo, phƣơng pháp tính

lãi nhƣ vậy gọi là lãi suất kép, hay lãi sinh ra lãi.

Minh hoạ cho sự khác biệt giữa hai phƣơng pháp tính lãi này, chúng ta cùng tham

khảo VD sau đây :

VD1 : Một hợp đồng tín dụng có giá trị 1000 triệu VNĐ, kì hạn 1 năm, lãi suất 12%/năm.

Tính mức lãi suất thực trả trong cả hai trƣờng hợp:

Page 13: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 13

4

- Lãi tính một lần tại thời điểm đến hạn.

- Lãi tính theo quí một.

Giải : Lãi suất quí sẽ là : 12 : 4 = 3%.

Kì tính lãi Lãi quí

I

Lãi quí

II

Lãi quí

III

Lãi quí

IV

Lãi thực

tế

Một năm 0 0 0 0 120,00

Hàng quí 30 30 30 30 125,21

Theo nguyên tắc lãi sinh lãi, giả sử lãi suất không đổi trong 1 năm, thì trong

trƣờng hợp thu lãi hàng quí, số lãi thực tế mà ngân hàng thu đƣợc sẽ là :

51,125100003,0110004

triệu VND

Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp tính lãi hàng quí thì lãi suất danh nghĩa đƣợc niêm yết

trên hợp đồng là 12%/năm, nhƣng lãi suất thực tế trả lại là 12,551%/năm.

Số tiền : 125,51-120 = 5,51 triệu chính là số tiền lãi do lãi sinh ra.

e/ Phân loại căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Lãi suất tiền gửi : Là lãi suất ngân hàng phải trả cho ngƣời gửi tiền vào ngân hàng.

Lãi suất tiền vay : Là lãi suất ngƣời đi vay tín dụng phải trả cho ngân hàng qua

việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Lãi suất tiền vay bình quân luôn phải lớn

hơn lãi suất tiền gửi bình quân, nhờ đó mà ngân hàng thu đuợc lợi nhuận từ chênh

lệch lãi suất.

Lãi suất chiết khấu : Là lãi suất khách hành phải trả cho ngân hàng khi khách hàng

yêu cầu đƣợc vay vốn từ ngân hàng dƣới hình thức chiết khấu thƣơng phiếu hoặc

giấy tờ có giá khác chƣa đến hạn thanh toán của khách hàng.

Lãi suất tái chiết khấu : Là lãi suất của NHTW cho các NHTM vay dƣới hình thức

chiết khấu thƣơng phiếu hoặc các giấy tờ có giá chƣa đến hạnh thanh toán của

NHTM.

Lãi suất liên ngân hàng : Đƣợc áp dụng trong hoạt động tín dụng giữa các ngân

hàng với nhau. Lãi suất liên ngân hàng đƣợc hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn

Page 14: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 14

vay trên thị trƣờng liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân

hàng trung gian vay của NHTW.

Lãi suất cơ bản : Là lãi suất đƣợc các ngân hàng sử dụng làm cơ sở ấn định mức

lãi suất kinh doanh của mình.

f/ Phân loại theo loại tiền :

Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính toán cho đồng nội tệ (kể cả lãi suất

huy động và lãi suất cho vay).

Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất tính toán áp dụng cho đồng ngoại tệ.

Lãi suất ngoại tệ có ảnh hƣởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay nhâp khẩu:

để khuyến khích xuất khẩu, ngƣời ta thƣờng áp dụng cơ chế lãi suất ngoại tệ cho vay thấp

hơn, trong huy động thì cao hơn so với lãi suất nội tệ và ngƣợc lại. Với cơ chế này sẽ

khuyến khích các nhà xuất khẩu vay tiền để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình

trong trƣờng hợp lãi suất cho vay đối với đồng ngoại tệ thấp và ngƣợc lại.

1.3. RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

Nghiên cứu về rủi ro lãi suất thực chất là nghiên cứu về lãi suất và những biến động

của lãi suất. Phần tiếp theo đƣợc đƣa đến nhằm mục đích làm rõ thêm ý nghĩa của việc

nghiên cứu rủi ro lãi suất trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3.1. KHÁI NIỆM RỦI RO LÃI SUẤT

Rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải gánh chịu là sự biến động về lãi suất làm thay

đổi nguồn thu nhập của ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất có thể hiểu là “rủi ro đối với

thu nhập lãi thuần do những thay đổi bất lợi của lãi suất ”.

Trong phần thảo luận sơ qua về NHTM, chúng ta đã biết đƣợc rằng chức năng

chuyển hoá tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngân hàng. Quá trình chuyển

hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn; và việc phát

hành các chứng khoán thứ cấp, tức là huy động vốn. Kì hạn và độ thanh khoản của các

chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tƣ thuộc tài sản có thƣờng không cân xứng với

Page 15: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 15

0

0

1

2

tài sản có

tài sản nợ

các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không tƣơng xứng về kì hạn giữa tài sản có

và tài sản nợ chính là nguyên nhân sâu xa khiến ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.

Chúng ta xét hai trƣờng hợp :

a. Kì hạn huy động vốn ngắn hơn kì hạn đầu tƣ vốn

Bằng sơ đồ, chúng ta biểu diễn trƣờng hợp một ngân hàng huy động vốn có kì hạn

1 năm và đầu tƣ có kì hạn 2 năm nhƣ sau :

Giả sử lãi suất huy động vốn là 9%/năm và lãi suất đầu tƣ là 10%/năm. Sau năm

thứ nhất, bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm, ngân hàng thu đƣợc

lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là : 10%-9%=1%. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm thứ 2

chƣa biết trƣớc là bao nhiêu nên sẽ là một số không chắc chắn. Nếu lãi suất thị trƣờng

không thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì ngân hàng có thể huy động tài sản

nợ với mức lãi suất là 9%; và do đó, mức lợi nhuận thu đƣợc trong năm thứ hai vẫn là

1%. Tuy nhiên, vì lãi suất thị trƣờng có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai, vì

vậy ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về lãi suất. Nếu nhƣ trong năm thứ hai, ngân hàng

chỉ có thể huy động vốn với mức lãi suất là 11%, dẫn đến lợi nhuận trong năm thứ hai sẽ

là 1 số âm : 10% - 11% = -1%. Nhƣ vậy, lợi nhuận trong năm thứ nhất chỉ đủ bù lỗ cho

năm thứ hai.

Tóm lại, trong mọi trƣờng hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kì hạn dài

hơn so với tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trƣớc rủi ro về lãi suất trong việc tái tài

trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro sẽ thành hiện thực khi lãi suất huy động vốn trong những

năm tiếp theo cao hơn mức lãi suất đầu tƣ tín dụng dài hạn.

b. Ngân hàng huy động vốn có kì hạn dài và đầu tƣ có kì hạn ngắn

Ví dụ, ngân hàng huy động vốn với lãi suất là 9%/năm, kì hạn 2 năm, và đầu tƣ

vào tài sản có mức lãi suất là 10%/năm, với kì hạn là 1 năm. Cụ thể :

tài sản có

Page 16: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 16

Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trên, năm thứ nhất ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận 1%. Vì

tài sản có kì hạn 1 năm, nên hết năm thứ nhất ngân hàng lại tiếp tục tái đầu tƣ. Giả sử lãi

suất đầu tƣ trong năm thứ 2 giảm xuống chỉ còn 8%, điều này khiến cho ngân hàng gặp

rủi ro về lãi suất, đó là lỗ : 8% - 9% = -1%. Nhƣ vậy, lợi nhuận trong năm thứ nhất cũng

chỉ đủ bù lỗ cho năm thứ hai.

Kết quả là, ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tƣ trong trƣờng hợp tài

sản có có kì hạn ngắn hơn so với tài sản nợ.

Ngoài rủi ro tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tƣ tài sản có thì khi lãi suất thị

trƣờng thay đổi ngân hàng còn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Nhƣ chúng ta đã

biết, giá trị thị trƣờng của tài sản có hay tài sản nợ đều là dựa trên khái niệm giá trị hiện

tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản

cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngƣợc lại,

nếu lãi suất thị trƣờng giảm thì giá trị tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Nếu nhƣ kì hạn

của tài sản có và tài sản nợ không tƣơng xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kì hạn dài hơn

tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trƣờng tăng, giá trị tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều

hơn so với sự giảm giá của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi

thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.

1.3.2. PHÂN LOẠI RỦI RO LÃI SUẤT

a/ Rủi ro tái định giá (Repricing risk) : Mức độ nhạy cảm của tài sản và công nợ đối

với lãi suất phụ thuộc vào kì hạn cho tới ngày định giá gần nhất. Khi đó, lãi suất đƣợc

thay đổi lại trong thời gian kì hạn của hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi. Thời hạn tái định

giá là khoảng thời gian còn lại tính đến ngày lãi suất đƣợc thay đổi lại. Nhƣ vậy, thời hạn

tái định giá là khái niệm hoàn toàn khác so với thời gian đáo hạn do thời gian đáo hạn là

thời điểm hợp đồng hay thỏa thuận tiền gửi kết thúc. Trong khoảng thời gian đáo hạn có

tài sản có

0 2 tài sản nợ

Page 17: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 17

thể có nhiều thời hạn tái định giá. Bởi vậy, với những tài sản và công nợ có lãi suất thả

nổi, thời gian hợp lý nhất để đánh giá rủi ro lãi suất là thời hạn tái định giá, chứ không

phải thời gian còn lại đến khi đáo hạn.

b/ Rủi ro mất cân đối (Mismatch or Gap risk) : Sự mất cân đối giữa ngày đáo hạn

theo hợp đồng của tài sản với lãi suất cố định và công nợ dùng để tài trợ các tài sản đó

sẽ tạo ra rủi ro lãi suất. Ví dụ, một tài sản với thời gian đáo hạn là 4 năm đƣợc tài trợ bởi

công nợ đáo hạn trong 3 năm sẽ tạo ra rủi ro lãi suất trong 1 năm còn lại khi cần phải

thƣơng thảo lại nguồn tài trợ thay thế.

c/ Rủi ro cơ bản (Basic risk) : Rủi ro này phát sinh khi lãi suất của các tài sản và

công nợ khác nhau có biểu hiện khác nhau cho dù chúng có cùng thời hạn tái định giá.

Ví dụ, ngân hàng huy động đƣợc một khoản tiền gửi bằng USD từ một khách hàng. Sau

đó, ngân hàng này gửi lại số tiền trên vào tài khoản của mình tại ngân hàng nƣớc ngoài

nhằm ăn chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro khi biên độ

chênh lệch lãi suất của hai khoản tiền gửi đó thay đổi không đoán trƣớc đƣợc do sự thay

đổi lãi suất bới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

d/ Rủi ro quyền lựa chọn (Option Risk) : Là loại rủi ro khi khách hàng có thể sử

dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do

việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng hay do khách hành chấm dứt hợp đồng do

lãi suất ƣu đãi hơn trên thị trƣờng. Cụ thể :

Khoản vay với lãi suất cố định cho phép ngân hàng thanh toán toàn bộ công nợ bất

kỳ lúc nào khi thấy lãi suất giảm, không có lợi cho khách hàng. Trong trƣờng hợp

này, các ngân hàng cần đƣa điều khoản về phí phạt trong trƣờng hợp khách hàng

thanh toán trƣớc kì hạn khi kí kết hợp đồng vay hay thỏa thuận tiền gửi. Khoản phí

phạt này sẽ giúp bù đắp một phần thu nhập lãi mất đi do sau đó ngân hàng phải tái

đầu tƣ khoản vốn nhận đƣợc với lãi suất thấp hơn cho những khách hàng sau.

Khoản tiền gửi với lãi suất cố định cho phép khách hàng rút tiền mặt bất cứ lúc

nào khi thấy lãi suất tăng, không có lợi cho khách hàng. Ví dụ, khách hàng rút tiền

Page 18: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 18

tại Vietcombank với lãi suất cố định 15%/năm để gửi sang Seabank với lãi suất

cao hơn 18%/năm, khi đó Vietcombank sẽ chịu rủi ro về lãi suất do khách hàng rút

tiền trƣớc hạn. Để hạn chế, ngân hàng cần có điều khoản cho phép thanh toán một

lƣợng lãi thấp hơn cho những khách hàng rút tiền sớm. Điều này bù đắp một phần

lãi ngân hàng bị mất đi do sau đó ngân hàng phải huy động nguồn vốn mới với lãi

suất cao hơn. Thực tế ở VD trên, khi đó để giữ chân khách hàng và huy động

nguồn vốn mới thì Vietcombank phải nâng mức lãi suất tiền gửi của mình lên

tƣơng đƣơng hoặc cao hơn 18%/năm.

1.3.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

Trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro về lãi suất là một hiện tƣợng thƣờng xuyên xảy

ra, do đó các nhà quản trị ngân hàng phải thƣờng xuyên phân tích để tìm ra các giải

pháp điều tiết rủi ro lãi suất, đó gọi là những phƣơng thức quản trị rủi ro lãi suất.

Cùng với quá trình phát triển trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng đã áp

dụng các phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất thích hợp. Những phƣơng thức quản trị

rủi ro lãi suất theo phƣơng pháp hiện đại thƣờng đƣợc các NHTM hiện nay áp dụng sẽ

đƣợc chúng tôi phân tích kĩ trong phần tiếp theo, bao gồm:

Quản trị rủi ro lãi suất sử dụng các công cụ tài chính phái sinh

Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP).

Quản lý khe hở kì hạn.

Quản lý FRAs.

2. CÁC MÔ HÌNH LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT

2.1. MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ ( THE REPRISING MODEL )

Nội dung của mô hình tái định giá là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên

tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu đƣợc từ tài sản có và lãi suất

thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh

lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kì hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với

Page 19: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 19

độ nhạy cảm lãi suất thị trƣờng – chính là khoảng thời gian mà tài sản cố và tài sản nợ

đƣợc định giá lại ( theo mức lãi suất mới của thị trƣờng ). Điều đó có nghĩa là, nhà quản

trị ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng kì hạn khác

nhau. Ƣu điểm của mô hình này là ở chỗ nó cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản sẽ đƣợc

tái định giá và dễ dàng chỉ ra đƣợc sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi

suất thay đổi.

Ví dụ 1: Xét bảng 1.1 về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của một ngân hàng, đƣợc

phân thành 6 nhóm theo khoảng thời gian mà chúng sẽ đƣợc tái định giá. (Đơn vị: Triệu

USD).

Bảng 1.1: Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ

STT (i) Thời gian tái định giá Tài sản Có

(RSAi)

Tài sản Nợ

(RSLi)

Chênh lệch

tích lũy ( GAPi)

1 1 ngày 20 30 -10

2 Trên 1 ngày đến 3 tháng 30 40 -10

3 Trên 3 tháng đến 6 tháng 70 85 -15

4 Trên 6 tháng đến 12 tháng 90 70 +20

5 Trên 12 tháng đến 5 năm 40 30 +10

6 Trên 5 năm 10 5 +5

Tổng - 260 260 0

(Nguồn : Anthony Saunders & Marcia Million Cornet - Financial Institutions

management: A risk Approach Management, 4th

edition.)

Chúng ta thấy rằng, chênh lệch của nhóm tài sản có kì hạn 1 ngày, thƣờng là

những khoản tiền gửi và vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, là -10 triệu USD nên nó

đƣợc định giá lại ngay trong ngày khi lãi suất thay đổi. Nếu lãi suất qua đêm tăng thì thu

nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm bởi tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có có

cùng kì hạn 1 ngày.

Ta có công thức tính mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i ( )

nhƣ sau:

= * = ( – )*

Page 20: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 20

Trong đó: = Mức thay đổi lãi suất của nhóm i.

Giả sử lãi suất qua đêm tăng 1%/năm, ta có mức thay đổi ròng thu nhập từ lãi suất

của nhóm 1 trong năm tới là:

= -10*0,01 = - 100 000 USD

Các nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản

nợ theo các phƣơng pháp tích lũy nhiều kì hạn khác nhau, phổ biến nhất là đến 12 tháng.

Ví dụ từ bảng 1.1:

CGAP = (-10) + (-10) + (-15) + 20 = -15

Với = 1%, mô hình tái định giá sẽ cho ta biết mức thay đổi thu nhập lãi suất

ròng trong năm tới là : = * = (-15)*(0,01) = - 150 000 USD

Trong đó CGAP là chênh lệch tích lũy – Cumulative Gaps.

Ví dụ 2, xét bảng 1.2 với các kì hạn không phải kì hạn của hợp đồng gốc, mà là kì hạn

còn lại (kì hạn đến hạn) tại thời điểm định giá lại của các tài sản có và tài sản nợ.

Bảng 1.2: Kì hạn đến hạn tại thời điểm định giá lại của các tài sản có và tài sản nợ.

Tài sản Có Số

Tài sản Nợ Số

1. Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn 50 1. Vốn tự có 20

2. Tín dụng tiêu dùng dài hạn 2

năm

25 2. Tài khoản phát hành séc 40

3. Tín phiếu kho bạc 3 tháng 30 3. Tài khoản cá nhân 30

4. Tín phiếu kho bạc 6 tháng 35 4. Tiền gửi kì hạn 3 tháng 40

5. Tín phiếu kho bạc 3 năm 70 5. Chấp phiếu ngân hàng 3 tháng 20

6. Tín dụng có thế chấp 10 năm,

lãi suất cố định

20 6. Tiền gửi có thể chuyển nhượng

6 tháng

60

7. Tín dụng có thế chấp 30 năm,

lãi suất thả nổi, điều chỉnh

40 7. Tiền gửi kì hạn 1 năm 20

Page 21: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 21

9tháng/1lần

8. Tiền gửi kì hạn 2 năm 40

Tổng (A) 270 270

(Nguồn : Anthony Saunders & Marcia Million Cornet - Financial Institutions

management: A risk Approach Management, 4th

edition.) Những khoản in nghiêng là những tài sản nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất trong

một năm tới.

Nhƣ vậy, tổng số tài sản có nhạy cảm với lãi suất theo kì hạn định giá lại 1 năm là:

50 + 30 + 35 + 40 = 155 triệu USD

Tổng số tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất theo kì hạn định giá lại 1 năm là:

40 + 20 + 60 + 20 = 140 triệu USD

Gọi CGAP là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất có kì

hạn định giá lại 1 năm. Ta có:

CGAP = RSA – RSL = 155 – 140 = 15 triệu USD.

Biểu diễn kết quả ở dạng %: CGAP/A = 15/270 = 0.0556 = 5,56%

Bằng cách biểu diễn ở dạng % ngày, ta thấy: Tính chất của rủi ro lãi suất (GAP là

dƣơng hay âm); và mức chênh lệch tài sản có và tài sản nợ trên qui mô tài sản của ngân

hàng là nhƣ thế nào. Trong ví dụ trên, tài sản có nhạy cảm với lãi suất nhiều hơn với tài

sản nợ trong kì hạn 1 năm là 5,56%. Nếu lãi suất tăng 1% thì thu nhập ròng từ lãi suất sẽ

thay đổi trong năm là:

= CGAP * = 15 * 0,01 = 150 000USD

Ta thấy, nếu chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của

ngân hàng là số dƣơng, thì khi lãi suất tăng ngân hàng sẽ tăng thêm thu nhập từ lãi suất,

khi lãi suất giảm ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất; và ngƣợc lại.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mô hình tái định giá là công cụ hữu ích đối với nhà

quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy

nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định nhƣ sau:

Thứ nhất, mô hình tái định giá chỉ phản ảnh đƣợc một phần rủi ro lãi suất đối với

ngân hàng bởi mô hình này không đề cập đến giá trị thị trƣờng của tài sản có và tài sản

nợ.

Page 22: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 22

Thứ hai, vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kì hạn nhất định đã phản ánh

sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm, bởi trong

cùng một nhóm, tài sản nợ có thể đƣợc định giá tại thời điểm cuối và tài sản nợ có thể

đƣợc định giá lại tại thời điểm đầu của kì tái định giá. Hơn nữa, nếu trong cùng một

nhóm, ví dụ kì hạn từ 3 tháng đến 6 tháng số lƣợng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau,

nhƣng nếu cơ cấu kì hạn của tài sản có là 3 đến 4 tháng còn của tài sản nợ là từ 5 đến 6

tháng, thì rõ ràng là đã xuất hiện hiện tƣợng không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có.

Thứ ba là về vấn đề tài sản đến hạn. Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn

có thể thế chấp đƣợc thƣờng đƣợc trả góp định kì hàng tháng hoặc hàng quý. Do đó, ngân

hàng có thể tái đầu tƣ những khoản tiền thu đƣợc này trong năm với lãi suất trên thị

trƣờng hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu đƣợc trong năm thuộc loại tài sản có nhạy

cảm với lãi suất.

2.2. MÔ HÌNH KÌ HẠN – ĐẾN HẠN ( THE MATURITY MODEL )

Mô hình kì hạn đến hạn là một phƣơng pháp đơn giản, trực quan để lƣợng hóa rủi

ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nội dung của mô hình này bao gồm

lƣợng hóa rủi ra lãi suất đối với một tài sản và lƣợng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh

mục tài sản.

2.2.1. LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI MỘT TÀI SẢN

Giả sử ngân hàng nắm giữ một trái phiếu có kì hạn đề hạn là 1năm, lãi suất coupon

10%/năm, mệnh giá thanh toán khi đến hạn (F) là 100VND. Nếu mức lãi suất 1 năm hiện

tại trên thị trƣờng (R) là 10% thì trị giá trái phiếu (P1) sẽ là:

1P = F(1+C)/(1+R) = 100(1+0,10)/(1+0,10) = 100VND

Nếu Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng thắt chặt tiền tệ làm lãi suất thị trƣờng tăng từ

10% lên 11%, thì giá trị của trái phiếu sẽ còn:

MP1 = 100(1+0,10)/(1+0,11) = 99,10VND

Page 23: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 23

Nhƣ vậy giá trị của trái phiếu chỉ còn 99,10VND trên 100VND mệnh giá, giá trị

ghi sổ vẫn là 100VND. Thực tế, ngân hàng đã phải chịu lỗ rủi ro lãi suất là 0,90VND trên

100VND mệnh giá trái phiếu.

Gọi 1P là tỷ lệ % tổn thất tài sản, ta có:

1P = [(99,10 – 100)/100]100% = -0,90%

1P / R = -0,90%/1% = -0,90

1P = -0,90 R

Với các nhân tố khác không đổi, đối với trái phiếu có kì hạn là 2, 3, 4 và 5 năm,

khi lãi suất thị trƣờng tăng từ 10% lên 11% thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều hơn.

Cụ thể trong bảng 1.3:

Bảng 1.3: Sự thay đổi của thị giá trái phiếu khi lãi suất thị trƣờng tăng 1%.

Kì hạn trái

phiếu

Thị giá trái

phiếu trƣớc khi

tăng lãi suất

(Pi)

Thị giá trái

phiếu sau khi

lãi suất tăng

thêm 1% (M

iP )

Tỷ lệ tổn thất

tài sản ( Pi)

Tốc độ giảm

giá của trái

phiếu

( 1nn PP )

1 năm 100 99,10 -0,90% 0,90

2 năm 100 98,29 -1,71% 0,81

3 năm 100 97,56 -2,44% 0,73

4 năm 100 96,89 -3,11% 0,67

5 năm 100 96,30 -3,70 0,59

Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận: Khi lãi suất thị trƣờng tăng thì tài sản có kì

hạn càng dài giảm giá trị càng nhiều, nhƣng tốc độ giảm giá của các trái phiếu có các kì

hạn khác nhau là không bằng nhau, mà theo quy luật giảm chậm dần. Nhƣ vậy, khi lãi

suất thị trƣờng tăng lên thì giá trị tuyệt đối của nP mà lớn hơn 1nP , nghĩa là kì hạn càng

dài thì thiệt hại tài sản càng lớn, nhƣng tốc độ thiệt hại giảm dần khi kì hạn tăng lên. Kết

luận này có thể đƣợc biểu diễn bằng đồ thị nhƣ sau:

Đồ thị: Tỷ lệ tổn thất tài sản khi lãi suất thị trƣờng tăng 1%.

Page 24: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 24

2.2.2. LƢỢNG HÓA RỦI RO ĐỐI VỚI MỘT DANH MỤC TÀI SẢN

Để lượng hóa rủi ro lãi suất trước tiên cần tính kì hạn đến hạn bình quân của

danh mục tài sản có và tài sản nợ . Ta có:

= ; = ;

Trong đó:

là tỷ trọng và là kì hạn đến hạn của tài sản có i

là tỷ trọng và là kì hạn đến hạn của tài sản nợ j

n, m là số loại tài sản có và tài sản nợ phân theo kì hạn.

Những quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có

giá trị đối với một danh mục tài sản, đó là:

1) Một sự tăng (giảm) lãi suất thị trƣờng đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của

danh mục tài sản.

2) Lãi suất thị trƣờng tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kì hạn càng dài sẽ giảm

(tăng) càng lớn.

Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kì hạn của bản cân đối tài sản thƣờng ở trạng

thái > , nghĩa là kì hạn trung bình của tài sản có thƣờng lớn hơn của tài sản nợ. Do

vậy, khi lãi suất thị trƣờng tăng, thì giá trị tài sản có và tài sản nợ đều giảm, nhƣng tài sản

Page 25: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 25

có (A) sẽ giảm nhiều hơn so với vốn huy động (L) trong tài sản nợ. Mức thay đổi vốn tự

có là chênh lệch giữa tài sản có và vốn huy động đƣợc xác định:

E = A – L

Xét ví dụ về bảng cân đối tài sản của ngân hàng với các mức lãi suất 10%, 11%

và 17%:

Bảng 1.4: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng với các mức lãi suất 10%, 11% và 17%.

Tài sản Có (VND) Tài sản Nợ (VND)

Lãi suất

thị

trƣờng

10%

Tài sản có (kì hạn dài) A = 100 Vốn huy động (kì hạn ngắn) L = 90

Vốn tự có E = 10

Cộng 100 Cộng 100

Kì hạn trung bình 3 năm Kì hạn trung bình 1 năm

Mức sinh lời 10%/năm Lãi suất huy động 10%/năm

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng từ 10% lên 11%

Lãi suất

thị

trƣờng

11%

Mức giảm trị giá tài sản 2,44% Mức giảm vốn huy động 0.90%

Tài sản có A = 97,56 Vốn huy động L = 89,19

Vốn tự có E = 8,37

E = A – L = (-2,44) – (-0,81) = -1,63 VND

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng từ 11% lên 17%

Lãi suất

thị

trƣờng

17%

Tài sản có A = 84,53 Vốn huy động L = 84,62

Vốn tự có E = -0,09

E = A – L = (-15,47) – (-5,38) = -10,09 VND

Như vậy, do không cân xứng về mặt kì hạn, chỉ cần lãi suất tăng 1% cũng đủ để

các cổ đông chịu thiệt hại 1,63 VND trên 10VND vốn tự có, hay vốn tự có giảm 1,63%.

Tại mức lãi suất 17%, vốn tự có sẽ giảm hơn 10VND, nghĩa là ngân hàng đã thực sự

không còn khả năng thanh toán cuối cùng.

Qua các ví dụ trên cho thấy, nguyên nhân chính gây nên rủi ro lãi suất đối với

các NHTM là sự không cân xứng về kì hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. Do đó, về mặt

lý thuyết, phƣơng pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với một ngân hàng là

làm cho tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau, hay 01MM A . Nhƣng trên thực tế,

Page 26: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 26

các ngân hàng thƣờng sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên

rủi ro lãi suất luôn là yếu tố thƣờng trực, đòi hỏi các ngân hàng cần phải nắm vững kỹ

thuật phòng chống bằng các nghiệp vụ phái sinh.

Mô hình kì hạn - đến hạn còn có hạn chế là đã không đề cập đến yếu tố thời lƣợng

của các luồng tài sản có và tài sản nợ. Tuy nhiên, nó có ƣu điểm là đơn giản và trực quan

nên đƣợc các ngân hàng sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các ngân hàng đang trong quá

trình chuyển đổi tiến tới hiện đại hóa nhƣ ở Việt Nam hiện nay.

2.3. MÔ HÌNH THỜI LƢỢNG ( THE DURATION MODEL )

2.3.1. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH THỜI

LƢỢNG.

So với mô hình tái định giá và mô hình kì hạn - đến hạn, thì mô hình thời lƣợng

đƣợc đánh giá là hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài

sản nợ đối với lãi suất, bởi nó đề cập đến yếu tố thời lƣợng của tất cả các luồng tiền cũng

nhƣ kì hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có. Thời lƣợng của tài sản là thƣớc đo thời

gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, đƣợc tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.

Thời lƣợng của một tài sản đƣợc định nghĩa là thƣớc đo tồn tại luồng tiền của tài

sản này, đƣợc tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lƣợng của bất cứ một chứng

khoán nào có thu nhập cố định đƣợc tính bằng công thức sau:

N

t

t

N

t

t

PV

n

tPV

D

1

1

Trong đó:

t

t

t

n

R

CFPV

1

N: tổng số luồng tiền xảy ra.

Page 27: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 27

n: số lần luồng tiền xảy ra trong một năm.

M: kì hạn của chứng khoán tính theo năm (M = N/n)

t: thời điểm xảy ra luồng tiền ( t = 1,2,3,...,N)

tCF : luồng tiền nhận đƣợc tại thời điểm cuối kì t

tPV : giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t

R: mức lãi suất thị trƣờng hiện hành (%/năm)

Ví dụ: Tính thời lƣợng trái phiếu coupon, biết kì hạn trái phiếu là 6 năm, lãi suất

coupon 19%/năm, lãi trả hàng năm, mệnh giá trái phiếu 1000USD, lãi suất thị trƣờng

hiện hành 19%/năm? (N = 6; n = 1; M = N/n = 6; t = 1,2,3,4,5,6; R = 19% = 0,19)

Kết quả tính toán đƣợc biểu diễn trong bảng dƣới đây:

Bảng 1.5: Thời lƣợng của trái phiếu coupon có kì hạn 6 năm.

t tCF t

nR /1 tPV 1nntPVt

1

2

3

4

5

6

190

190

190

190

190

1190

1,19

1,4161

1,6852

2,0053

2,3863

2,8397

159,66

134,17

112,74

94,74

79,62

419,05

159,66

268,34

338,24

378,96

398,09

2514,29

N = 6 - - 1000

1

N

t

tPV 58,40571 n

tPV

N

t

t

057,41000

58,4057D năm.

Mô hình thời lƣợng có những đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ với kì hạn

của tài sản, lãi suất của thị trƣờng và lãi suất coupon nhƣ sau:

1. Thời lƣợng tăng lên cùng với kì hạn của tài sản có hoặc tài sản nợ có thu nhập cố

định, nhƣng với một tỉ lệ giảm dần, nghĩa là:

Page 28: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 28

0M

D và 0

2

2

M

D

2. Khi lãi suất thị trƣờng tăng thì thời lƣợng giảm, nghĩa là:

0R

D

3. Lãi suất coupon càng cao thì thời lƣợng càng giảm, nghĩa là:

0C

D

Thời lƣợng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản có và tài sản nợ đối

với lãi suất – chính là sự thay đổi thị giá của tài sản khi lãi suất thay đổi. Thời lƣợng D

(Duration) của tài sản càng lớn thì giá trị của tài sản càng nhạy cảm với lãi suất. Mối

quan hệ giữa sự thay đổi thị giá dP và lãi suất thị trƣờng dR đƣợc biểu diễn theo biểu

thức sau:

R

dRD

P

dP

1

Trong đó:

P: thị giá (giá trị hiện tại của trái phiếu).

R: lãi suất hiện hành của thị trƣờng (%/năm).

D: thời lƣợng của trái phiếu.

dP: sự thay đổi thị giá trái phiếu.

dR: sự thay đổi lãi suất thị trƣờng.

Nhƣ vậy, khi lãi suất thay đổi thì thị giá trái phiếu biến động ngƣợc chiều theo

tỷ lệ thuận với độ lớn của thời lƣợng D.

Ví dụ: Trái phiếu coupon có kì hạn 6 năm, lãi suất coupon 19%/năm, lãi suất thị trƣờng

19%/năm, thời lƣợng của trái phiếu (theo ví dụ trên) là D = 4,05 năm. Giả sử lãi suất thị

trƣờng tăng lên 19,01%, ta có:

%034,000034,019,1

0001,005,4

P

dP

Page 29: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 29

tức là thị giá trái phiếu giảm 0,034%.

2.3.2. MÔ HÌNH THỜI LƢỢNG VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, thì việc sử dụng mô hình thời lƣợng để

quản trị rủi ro lãi suất là một giải pháp thích hợp bởi nó cho phép các ngân hàng phòng

ngừa đƣợc rủi ro lãi suất đối với toàn bộ hay một bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối tài

sản. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ nghiên cứu hai ví dụ cụ thể sau.

MÔ HÌNH THỜI LƢỢNG VÀ VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.

Các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đối mặt với vấn đền cơ cấu của danh mục tài

sản để họ có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản tiền gửi khi đến hạn. Nhà quản trị

ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong trƣờng hợp danh mục đầu tƣ có kì hạn ngắn và

khi lãi suất thị trƣờng giảm, dẫn đến thu nhập từ danh mục đầu tƣ không đủ để trang trải

chi phí vốn huy động. Do đó, ngân hàng phải dùng đến quỹ dự trữ và vốn tự có để bù đắp

khoản lỗ này.

Giả sử, vào thời điểm năm 2008, ngân hàng huy động trái phiếu triết khấu, kì hạn

4 năm, thanh toán một lần cả gốc và lãi vào năm 2012. Giả sử mệnh giá trái phiếu chiết

khấu là $2.005. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, ngân hàng phải xác định đƣợc một cơ cấu

danh mục đầu tƣ đảm bảo chắc chắn rằng sau 4 năm sẽ thu đƣợc một khoản tiền cả gốc

lẫn lãi là $2.005, không phụ thuộc sự thay đổi của lãi suất. Để làm đƣợc điều này, ngân

hàng có thế thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Mua trái phiếu chiết khấu kì hạn 4 năm.

Giả sử mệnh giá trái phiếu là $2.005, lãi suất hiện hành của thị trƣờng là 19%/năm

và đƣợc tính theo phƣơng thức lãi kép, thì thị giá của trái phiếu triết khấu kì hạn 4 năm

là:

USD100019,01

20054

P

Page 30: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 30

Nhƣ vậy, nếu ngân hàng đầu tƣ $1000 vào trái phiếu chiết khấu, thì sau 4 năm sẽ

thu đƣợc một khoản tiền chắc chắn là $2.005. Điều này có đƣợc là do thời lƣợng của trái

phiếu trùng với kì hạn thanh toán cho ngƣời gửi tiền (4năm). Ta thấy là đối với trái phiếu

chiết khấu, không có bất cứ khoản thanh toán nào trong suốt kì hạn của trái phiếu. Do đó,

mệnh giá của trái phiếu sẽ đƣợc thanh toán đấy đủ 100% vào thời điểm đến hạn cho dù

lãi suất thị trƣờng có thể thay đổi tại bất cứ thời điểm nào trong suốt kì hạn hiệu lực của

trái phiếu.

Cách 2: Mua trái phiếu chiết khấu thời lƣợng 4 năm.

Bên cạnh trái phiếu triết khấu kì hạn 4 năm, nhà quản trị ngân hàng có thể đầu tƣ

vào trái phiếu coupon có thời lƣợng 4 năm để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nhƣ đã đƣợc

tính trong bảng 1.5, trái phiếu coupon có kì hạn 6 năm, lãi suất coupon 19%/năm, lãi suất

hiện hành 19%/năm thì có thời lƣợng là 4,05 năm (xấp xỉ 4 năm). Bằng cách, mua loại

trái phiếu coupon này vào năm 2008 và chuyển nhƣợng chúng vào cuối năm 2012 (trùng

với thời điểm thanh toán vốn huy động), thì khoảng tiền thu đƣợc từ chuyển nhƣợng trái

phiếu tại thời điểm cuối năm thứ 4 chắc chắn là 2.005USD , dù lãi suất thị trƣờng thay

đổi nhƣ thế nào, vào bất cứ thời điểm nào. Điều này đƣợc chứng minh qua bảng 1.6 dƣới

đây:

Bảng 1.6: Thu nhập của trái phiếu coupon thời lƣợng 4 năm khi lãi suất thị

trƣờng thay đổi.

r 19% 18% 20%

Lãi coupon 760 760 760

Lãi tái đầu tƣ 245 230 260

Thu nhập từ chuyển nhƣợng trái phiếu 1000 1015 985

Tổng 2.005 2.005 2.005

Trong đó:

Lãi coupon đƣợc tính: 4*190 = $720

Thu nhập từ lãi đầu tƣ đƣợc tính:

19011901901190190119023

rrr

Page 31: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 31

Chuyển nhƣợng trái phiếu tại thời điểm cuối năm thứ 4, mức lãi suất coupon

19%/năm nên đến cuối năm thứ 6 thu nhập gốc và lãi của trái phiếu sẽ là 1416,1. Do đó,

thị giá trái phiếu tại thời điểm chuyển nhƣợng đƣợc tính: 2

4 11,1416 rP .

Nhƣ vậy, bằng cách làm cho thời lƣợng của khoản đầu tƣ (nhƣ trái phiếu coupon,

hay bất kì công cụ tài chính nào có thu nhập cố định) cân xứng với kì hạn thanh toán vốn

huy động, thì ngân hàng sẽ phòng ngừa đƣợc rủi ro khi lãi suất thay đổi. Khoản lãi hay lỗ

từ tái đầu tƣ do lãi suất thay đổi là vừa đủ để bù đắp cho sự giảm giá hay tăng giá của trái

phiếu do sự thay đổi của lãi suất.

MÔ HÌNH THƠI LƢỢNG VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI BẢNG

CÂN ĐỐI TÀI SẢN.

Mô hình thời lƣợng có thế đƣợc dùng để đánh giá rủi ro lãi suất một cách tổng thể,

nghĩa là đo mức chênh lệch về thời lƣợng của tài sản có và tài sản nợ của bảng cân đối tài

sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng là nhƣ thế nào. Sự thay đổi đó

đƣợc tính theo công thức sau:

R1

RDA AkDE L

Trong đó:

AD : Thời lƣợng của toàn bộ tài sản có.

LD : Thời lƣợng của toàn bộ tài sản nợ.

E : Mức thay đổi vốn tự có khi lãi suất thị trƣờng thay đổi.

ALk : Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng - tỷ lệ đòn bẩy.

Kết luận:

i. Chênh lệch thời lƣợng giữa tài sản có và tài sản nợ đã đƣợc điều chỉnh bởi tỷ lệ

đòn bẩy kDD LA . Chênh lệch thời lƣợng đƣợc tính bằng năm, phản ánh sự

không cân xứng về thời lƣợng của hai vế bảng cân đối tài sản. Đặc biệt, nếu chênh

lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất với ngân hàng càng cao.

Page 32: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 32

ii. Quy mô của ngân hàng, tức tổng tài sản có A càng lớn thì tiềm ẩn rủi rõ lãi suất

đối với ngân hàng càng cao.

iii. Mức thay đổi lãi suất )1/( RR càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân

hàng càng cao.

Như vậy, chúng ta có thể biểu diễn rủi ro lãi suất đối với vốn tự có của ngân hàng

như sau:

E - Chênh lệch thời lƣợng đã điều chỉnh Quy mô tài sản Mức thay

đổi lãi suất.

Trong đó, ảnh hƣởng của yếu tố lãi suất mang tính chất ngoại sinh đối với ngân

hàng do chịu ảnh hƣởng từ ngân hàng trung ƣơng, còn mức độ chênh lệch thời lƣợng và

quy mô tài sản đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát của ngân hàng.

2.3.3. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH THỜI LƢỢNG.

Mô hình thời lƣợng đƣợc xem là rất khó để áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh

doanh ngân hàng, dù việc áp dụng mô hình này vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất là rất

hiệu quả trong hầu hết các trƣờng hợp của thực tiễn hoạt động ngân hàng. Trên thực tế,

mô hình thời lƣợng mới chỉ đƣợc bắt đầu sử dụng tại một số nƣớc nhƣ Mỹ, Úc... Dù đƣợc

xem là hoàn hảo hơn nhiều so mới mô hình tái định giá và mô hình kì hạn - đến hạn,

nhƣng mô hình thời lƣợng vẫn có một số hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, mô hình thời lượng sử dụng giả thuyết lãi suất thị trường thay đổi ngay

lập tức sau khi mua trái phiếu. Trong thực tế thì không phải lúc nào cũng nhƣ vậy, lãi

suất thị trƣờng có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hạn của trái phiếu.

Thứ hai, thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian, nghĩa là càng gần đến

ngày đến hạn thì thời hạn của trái phiếu càng giảm. Điều này làm xuất hiện sự không cân

xứng về thời lƣợng giữa khoản tiền sẽ phải thanh toán và khoản tiền sẽ nhận đƣợc. Điều

đó đòi hỏi việc phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên mô hình thời lƣợng phải là một chiến

lƣợc linh hoạt.

Page 33: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 33

Thứ ba, mô hình thời lượng có thể đo chính xác sự thay đổi thị giá của chứng

khoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ (1 điểm phần trăm).

Nếu lãi suất thay đổi ở mức lớn hơn (từ 2 đến 200 điểm) thì mô hình thời lƣợng trở nên

kém tin cậy, không thể dự đoán đƣợc sự thay đổi thị giá của chứng khoán một cách chính

xác.

Thứ tƣ, nếu chỉ nghiên cứu mô hình thời lượng đơn với tuyến lãi suất (hay cấu

trúc kỳ hạn của lãi suất) là nằm ngang, không thay đổi theo kì hạn của lãi suất, thì sẽ tiềm

ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sự thay đổi

của lãi suất.

Thứ năm, trên thực tế, khách hàng có thể chậm thanh toán khoản tiền lãi tín dụng

cho ngân hàng hoặc ngân hàng phải cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng. Điều này dẫn

đến các luồng tiền mà ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tƣơng lai sẽ thay đổi (đƣợc cơ

cấu lại), đây cũng là nguyên nhân buộc ngân hàng phải tính toán và điều chỉnh lại thời

lƣợng tài sản có và tài sản nợ.

3. CÁC PHƢƠNG THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

3.1. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ÁP DỤNG CÁC HỢP ĐỒNG PHÁI SINH.

Về lý thuyết, các NHTM có thể sử dụng cả bốn loại hợp đồng phái sinh là: hợp

đồng kì hạn, hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi để phục vụ

cho công tác quản trị rủi ro lãi suất. Nhƣng trong thực tế hoạt động, các hợp đồng tƣơng

lai và hợp đồng quyền chọn thƣờng ít đƣợc các NHTM sử dụng vì nhiều lý do khác nhau.

Trái lại, các hợp đồng kì hạn và hợp đồng hoán đổi tỏ ra hữu dụng, đƣợc các NHTM

quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Chính

vì vậy, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ đi sâu nghiên cứu về

Page 34: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 34

hai loại hợp đồng phái sinh này, nhằm lý giải cách thức các NHTM có thể phòng chống

rủi ro lãi suất khi sử dụng hợp đồng kì hạn và hợp đồng hoán đổi.

3.1.1. HỢP ĐỒNG KÌ HẠN

Hợp đồng kì hạn là công cụ tài chính phái sinh đơn giản. Đó là một thỏa thuận

mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm trong tƣơng lai với một giá đã xác định trƣớc.

Nếu lãi suất thị trƣờng đƣợc dự báo là sẽ tăng lên thì nhà quản trị ngân hàng có thể bán kì

hạn các trái phiếu theo giá hiện tại. Khi hợp đồng kì hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên

đúng nhƣ dự báo, nhà quản trị ngân hàng sẽ thực hiện việc bán trái phiếu cho ngƣời mua

theo giá thỏa thuận cố định trong hợp đồng, do đó tránh đƣợc thiệt hại do giá trái phiếu

giảm. Ngƣợc lại, nếu nhƣ ngân hàng dự báo lãi suất thị trƣờng sẽ giảm, thì nhà quản trị

ngân hàng có thể kí các hợp đồng mua kì hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Giả sử nhà quản trị ngân hàng đang nắm giữ 1 triệu USD các trái phiếu kì hạn 10

năm. Tại t = 0, các trái phiếu này có thị giá 97USD trên 100USD mệnh giá, tức tổng trị

giá trái phiếu là 970.000USD. Tại t = 0, nhà quản trị ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng

2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới, đồng thời nhà quản trị

tính toán thời lƣợng của trái phiếu có kì hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Theo mô hình

thời lƣợng, có thể dự tính khoản lỗ (dP) nhƣ sau:

R

dRD

P

dP

1

Trong đó:

dP: Khoản lỗ của trái phiếu.

P: Thị giá của trái phiếu, P = 970.000

D: Thời lƣợng của trái phiếu, D = 6 năm

dR: mức thay đổi lãi suất dự tính, dR = 0,02

1 + R = 1 + 0,125428 = 1,125428

Thay số vào ta tính đƣợc: dP = - 103.427,32 USD

Page 35: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 35

Nhƣ vậy, dP/P = -10,66%, tức là giá trái phiếu giảm từ 97USD xuống còn

86,657USD trên 100USD mệnh giá. Để giảm giảm rủi ro lỗ xuống 0, nhà quản trị có thế

tiến hành bán kì hạn 1 triệu USD mệnh giá của các trái phiếu này với kì hạn 3 tháng. Giả

sử, tại t = 0, nhà quản trị tìm đƣợc đối tác sẵn sàng mua với giá 97USD trên 100USD

mệnh giá bằng kì hạn 3 tháng. Nhƣ vậy, nếu lãi suất thực sự tăng sau 3 tháng thì giá trái

phiếu sẽ giảm 10,66%, tƣơng đƣơng khoản lỗ 103.427,32 USD. Mặt khác, nhà quản trị có

thể mua 1 triệu USD mệnh giá trái phiếu có kì hạn 10 năm trên thị trƣờng giao ngay với

giá 866.573 USD và giao cho đối tác theo hợp đồng kì hạn. Khi đó thì lợi nhuận thu đƣợc

từ hợp đồng kì hạn này là:

970.000 – 866.573 = 103.427 (USD)

Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản sẽ đƣợc bù đắp đầy đủ từ hợp đồng bán

kì hạn. Như vậy, rủi ro lãi suất đối với ngân hàng được phòng ngừa, tức bằng 0.

Trong hợp đồng kì hạn chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, và mỗi bên đều phụ

thuộc duy nhất vào bên kia. Khi có thay đổi giá cả trên thị trƣờng giao ngay, rủi ro thanh

toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá cả

đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

3.1.2. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI.

Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên thỏa thuận trao đổi nghĩa vụ

thanh toán. Thông thƣờng, giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số

trƣờng hợp là thanh toán nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất là sản phẩm của thị trƣờng

phi tập trung đƣợc kết hợp trực tiếp giữa hai ngân khàng hoặc giữa ngân hàng với khách

hàng. Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi, và các hợp đồng

kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung. Thông qua giao dịch hoán đổi, một ngân hàng

có thể tiến hành phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách dài hạn, có khi tới 15 năm, do đó sẽ

giảm đƣợc sự cần thiết phải tiến hành các giao dịch kì hạn và giao dịch tƣơng lai.

Ví dụ, giả sử có hai ngân hàng:

Page 36: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 36

Ngân hàng quốc gia. Có đặc trƣng tài sản nợ là vốn có kì hạn dài với lãi suất cố

định và đặc trƣng tài sản có là các khoản tín dụng thƣơng mại và công nghiệp có

mức lãi suất thay đổi 6tháng/lần theo sự thay đổi của chỉ số lãi suất kỳ phiếu ngân

hàng (BBSW). Ngân hàng phải đối mặt với sự không cân xứng âm về thời lƣợng:

0LA kDD .

Ngân hàng tiết kiệm. Có đặc trƣng tài sản có là các khoản cho vay bất động sản có

lãi suất cố định, thời lƣợng tƣơng đối dài và đặc trƣng tài sản nợ là các khoản huy

động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kì hạn ngắn, đƣợc huy động

tuần hoàn với mức lãi suất hiện hành. Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất

ngƣợc chiều với ngân hàng quốc gia: 0LA kDD .

Để tránh đƣợc rủi ro, cả hai ngân hàng có thể tham gia một hợp đồng Swaps lãi

suất thả nổi/cố định, trong đó có sự tham gia của một ngân hàng thứ ba nhƣ là ngƣời môi

giới thuần túy. Hợp đồng có giá trị $100 triệu tƣơng đƣơng giá trị phát hành trái phiếu có

kì hạn 2 năm với lãi suất coupon là 16% năm của ngân hàng quốc gia. Giao dịch Swaps

lãi suất trong trƣờng hợp này đóng vai trò nhƣ là một chỉ dẫn đối với ngân hàng tiết kiệm

tiến hành thanh toán lãi suất cố định ở mức 16%/năm trên mệnh giá $100 triệu để trả lãi

suất trái phiếu của ngân hàng quốc gia. Ngƣợc lại, ngân hàng quốc gia thanh toán cho

ngân hàng tiết kiệm mỗi năm 2 lần trên mệnh giá $100 triệu với mức lãi thả nổi theo

BBSW có kì hạn 6 tháng, giả sử BBSW = 14%/năm và các ngân hàng thỏa thuận mức lãi

suất thanh toán cho ngân hàng tiết kiệm cộng thêm 2%.

Ngân hàng quốc gia thanh toán cho ngân hàng tiết kiệm theo lãi suất thả nổi nhƣ

sau:

ngay

thangtrongngaysoBBSW

.365

.6...000.000.100%2

Ngân hàng tiết kiệm thanh toán cho ngân hàng quốc gia theo lãi suất cố định nhƣ

sau:

ngay

thangtrongngayso

.365

.6...000.000.100%16

Page 37: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 37

Các luồng tiền thanh toán giữa hai ngân hàng đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:

Bảng 1.7: Các luồng tiền thanh toán giữa hai ngân hàng trong hợp đồng hoán đổi.

Cuối

thanh

toán

Tổng

số

ngày

BBSW

thực

tế 6

tháng

BBSW

6 tháng

+2%

Luồng tiền

thanh toán

bởi NH quốc

gia

Luồng tiền

thanh toán

bởi NH tiết

kiệm

Luồng tiền

thanh toán

ròng bởi NH

quốc gia

1

2

3

4

182

183

182

183

15%

15%

13%

12%

17%

17%

15%

14%

8.467.621,33

8.523.287,67

7.479.452,05

7.019.178,08

7.978.082,19

8.021.917,81

7.978.082,19

8.021.917,81

+498.631,137

+501.369,863

-498.630,137

-1.002.739,73

Tổng - - - 31.498.630,1 20.000.000 -501.369,863

Ta thấy, ngân hàng tiết kiệm thu đƣợc lợi nhuận từ hợp đồn Swaps lãi suất trong

hai kì thanh toán đầu của năm thứ nhất là $1triệu. Số lợi nhuận này đƣợc dùng để bù đắp

cho sự tăng lên của chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi do lãi

suất thị trƣờng tăng, nghĩa là thông qua giao dịch Swaps, ngân hàng tiết kiệm đã phòng

tránh đƣợc rủi ro khi lãi suất thị trƣờng tăng. Ngƣợc lại, ngân hàng quốc gia thu đƣợc lợi

nhuận là $1.501.370 trong hai kì thanh toán cuối năm thứ hai khi lãi suất thị trƣờng giảm.

Số lợi nhuận này đƣợc dùng để bù đắp cho sự giảm thu nhập từ các khoản tín dụng

thƣơng mại và công nghiệp có lãi suất thả nổi khi lãi suất thị trƣờng giảm. Nghĩa là ngân

hàng quốc gia đã phòng ngừa đƣợc rủi ro khi lãi suất thị trƣờng giảm.

Kết quả cuối cùng là ngân hàng quốc gia đã thu đƣợc một khoản lợi nhuận ròng từ

hợp đồng Swaps lãi suất là $501.370.

3.2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ KHE

HỞ NHẠY CẢM LÃI SUẤT.

Quản trị rủi ro theo mô hình GAP đƣợc sử dụng từ năm 1980 nhằm quản lý tỉ lệ

thu nhập lãi cận biên trong thời gian ngắn hạn.

Page 38: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 38

Kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất là kỹ thuật phổ biến mà các ngân hàng

sử dụng để ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Kĩ thuật này đƣợc thực hiện bằng cách

tính toán sự chênh lệch trong độ nhạy cảm lãi suất của tất cả các loại nguồn vốn huy động

với độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản có đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn này trong ngắn

hạn. Sau đó phiên bản GAP này sẽ đƣợc sử dụng để tìm ra sự thay đổi trong lợi nhuận khi

lãi suất thay đổi.

Quy trình này gốm 3 bƣớc :

Lựa chọn và phân loại các loại nguồn vốn vào từng nhóm riêng biệt dựa trên thời

điểm sẽ định giá lại giá cả. Thí dụ kì phiếu 3 tháng sẽ có lãi suất khác sau 3 tháng.

Chênh lệch GAP bằng giá trị của tài sản có nhạy cảm lãi suất [RSAs – rate

sensitive assets ] trừ giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất [RSLs – rate sensitive

liabilities].

Sử dụng các phân tích biến thiên về độ nhạy cảm để dự đoán sự thay đổi trong thu

nhập từ lãi.

Ví dụ minh họa : Nhà quản trị một NHTM thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo mô hình

GAP trong khoảng thời gian 3 tháng và phân nhóm bảng tổng kết tài sản nhƣ sau :

(LS : lãi suất; LSCĐ :lãi suất cố định; NCLS: nhạy cảm lãi suất)

(Đơn vị :tỷ đồng)

Bảng 1.8.1: Bảng tổng kết tài sản phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất Tài

sản

Lãi suất cho

vay trung bình

Nguồn

vốn

Lãi suất huy

động trung bình

Khoản mục nhạy cảm LS 500 18% 600 16%

Khoản mục có LSCĐ 350 20% 220 15%

Khoản mục không có LS 150 100

Cộng 1000 920

Vốn chủ sở hữu 80

Tổng cộng 1000 1000

Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*18% + 350*20%) – (600*16% + 220*15%)

= 160 – 129 = 31

Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 31/850 = 3,65%

Page 39: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 39

GAP = RSAs-RSLs = 500-600 = -100

Nếu lãi suất trên thị trƣờng tăng và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng

cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn

cao hơn doanh thu từ lãi.

Nếu lãi suất trên thị trƣờng giảm và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng

cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ tăng do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn

cao hơn doanh thu từ lãi.

Xét các trƣờng hợp biến động của lãi suất:

Trường hợp lãi suất tăng 1% cho khoản mục tài sản và nguồn vốn huy động :

Đơn vị : tỷ đồng

Bảng 1.8.2: Bảng tổng kết tài sản phân nhóm theo khoản mục NCLS khi lãi suất tăng 1%.

Tài

sản

Lãi suất cho

vay trung

bình

Nguồn

vốn

Lãi suất huy

động trung bình

Khoản mục nhạy cảm LS 500 19% 600 17%

Khoản mục có LSCĐ 350 20% 220 15%

Khoản mục không có LS 150 100

Cộng 1000 920

Vốn chủ sở hữu 80

Tổng cộng 1000 1000

Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*19% + 350*20%) – (600*17% + 220*15%)

= 165 – 135 = 30

Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 30/850 = 3,53%

Chênh lệch âm, lãi suất tăng cùng mức độ trên tài sản và nguồn vốn thì lãi

thuần từ tiền lãi giảm (3,53<3,65).

Trường hợp lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch giữa lãi

suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm 1%.

Page 40: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 40

Bảng 1.8.3: Bảng tổng kết tài sản phân nhóm theo khoản mục NCLS khi chênh lệch

lãi suất giảm 1%.

Đơn vị : tỷ đồng

Tài

sản

Lãi suất cho

vay trung

bình

Nguồn

vốn

Lãi suất huy

động trung

bình

Khoản mục nhạy cảm LS 500 18,5% 600 17,5%

Khoản mục có LSCĐ 350 20% 220 15%

Khoản mục không có LS 150 100

Cộng 1000 920

Vốn chủ sở hữu 80

Tổng cộng 1000 1000

Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*18,5% + 350*20%) – (600*17,5% + 220*15%)

= 162,5 – 138 = 24,5

Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 24,5/850 = 2,88%

Chênh lệch âm, lãi suất tăng nhƣng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch

giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm 1% thì lãi thuần từ tiền lãi giảm

(2,88%<3,65).

QUẢN TRỊ GAP

Qua thí dụ minh họa trên thì mức độ rủi ro lãi suất tùy thuộc vào khoảng chênh

lệch GAP. Mọi ngân hàng có thể giảm rủi ro trong lãi suất bằng cách làm giảm đi chênh

lệch này.

Nếu ngân hàng không muốn bị rủi ro khi thay đổi lãi suất thì đƣa GAP = 0.

Nếu ngân hàng tin tƣởng vào khả năng dự đoán lãi suất trong tƣơng lai thì có thể

quản trị GAP trực tiếp và tạo thêm lợi nhuận.

Các phƣơng pháp quản trị GAP, đƣa GAP về 0 :

Tính toán GAP cho những khoảng thời gian kế tiếp.

Cân bằng tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm.

Tài trợ cho vạy dài hạn bằng nguồn vốn không có chi phí trả lại.

Sử dụng các tài sản và nợ ngoại bảng nhƣ chứng khoán của thị trƣờng tƣơng lai,

lựa chọn, trao đổi để giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Page 41: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 41

Những hạn chế của mô hình quản lý GAP :

Nếu muốn xác định độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nguồn vốn thì chƣa rõ

là phải chọn thời gian nào cho phù hợp.

Đối với khoản mục không có kỳ hạn nhƣ tiền gửi giao dịch thì xếp vào nhóm nhạy

cảm hay không nhạy cảm với lãi suất? Tiền gửi giao dịch tại các ngân hàng

thƣơng mại VN thì đƣợc hƣởng lãi và nếu xếp vào nhóm không nhạy cảm với lãi

suất thì không chính xác vì một phần những tài khoản này mang tính nhạy cảm với

lãi suất. Khi lãi suất tăng cao thì ngƣời gửi tiền có xu hƣớng quản lý chặt chẽ hơn

tài khoản của mình, chỉ duy trì số dƣ đủ trả chi tiêu và có xu hƣớng rút tiền để gửi

vào tài khoản có lãi suất cao hơn.

Lãi suất của các khoản mục khác nhau trên bảng tổng kết tài sản chƣa chắc đã biến

động với mức độ giống nhau.

Việc quản lý chặt chẽ mức chênh lệch ngắn hạn vẫn có thể bỏ sót rủi ro tái đầu tƣ

và những biến động đáng kể về giá trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng.

3.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ KHE

HỞ KÌ HẠN.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khắc phục điểm yếu của phƣơng pháp quản lý

khe hở lãi suất là không giải quyết đƣợc rủi ro đường lãi suất hoàn vốn (rủi ro phát sinh

khi lãi suất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau.

Phƣơng pháp này dựa trên chênh lệch kì hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản và kì

hạn hoàn trả trung bình theo giá trị nguồn vốn.

Xác định kì hạn hoàn trả trung bình theo giá trị tài sản có và theo giá trị tài sản nợ

Công thức:

D =

Page 42: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 42

t = kì hạn thanh toán; I : lãi suất; N=thời gian mãn hạn của danh mục; CPt : số tiền

thanh toán (gốc và lãi) trong kì hạn t.

Xác định khe hở kì hạn

Để phòng chống rủi ro, ngân hàng thƣờng chọn khe hở kì hạn tiến dần đến 0. Do

giá trị tài sản luôn lớn hơn giá trị nguồn vốn huy động nên để khe hở tiến tời 0 thì phải

đảm bảo cân bằng sau :

Đẳng thức trên cho biết rằng, để có thể loại bỏ rủi ro lãi suất ngân hàng phải thay

đổi giá trị nguồn vốn huy động nhiều hơn giá trị tài sản.

Nhƣ vậy, nếu khe hở kỳ hạn càng lớn thì tài sản ròng của ngân hàng càng nhạy

cảm với sự thay đổi của lãi suất, điều này đƣợc giải thích bởi lý thuyết danh mục đầu tƣ

trong lĩnh vực tài chính :

Lãi suất tăng làm giảm giá trị của các tài sản và giá trị của các khoản nợ mang lãi

suất cố định.

Kì hạn của tài sản và các khoản nợ càng dài thì giá trị thị trƣờng của chúng càng

giảm mạnh khi lãi suất tăng.

Trong trƣờng hợp lãi suất bên tài sản và bên nguồn vốn thay đổi một lƣợng nhƣ nhau

thì sự thay đổi trong giá trị của danh mục tài sản và danh mục nợ sẽ khác nhau, do đó :

Nếu khe hở kì hạn dƣơng, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi

vì giá trị tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trƣờng

của nguồn vốn sở hữu sẽ giảm nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị

trƣờng của vốn sở hữu sẽ giảm.

Khe hở kì hạn Kì hạn hoàn vốn trung bình

theo giá trị tài sản

Kì hạn hoàn trả trung

bình theo giá trị tài nợ = -

Kì hạn hoàn vốn trung bình

theo giá trị tài sản Kì hạn hoàn vốn trung bình

theo giá trị nguồn vốn *

=

Page 43: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 43

Nếu khe hở âm, lãi suất tăng sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị

tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trƣờng của vốn sở

hữu sẽ tăng.

Dự kiến mức thay đổi thu nhập từ tiền lãi = Mức chênh lệch về thời gian *

%thay đổi của lãi suất

3.4. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG LÃI SUẤT KÌ HẠN

(FRAS – FORWARD RATE AGREEMENT)

Một trong những phƣơng thức sử dụng hợp đồng kì hạn đƣợc các ngân hàng sử

dụng nhiều đó là sử dụng hợp đồng lãi suất kì hạn (FRAs). Đặc điểm của hợp đồng FRAs

là chỉ liên quan đến trao đổi phần chênh lệch lãi suất (không có giao nhận khoản tiền

gốc). Để hiểu đƣợc nội dung của FRA ta nghiên cứu tình huống sau :

Hiện tại ( ), ngân hàng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng có giá trị là P,

thời hạn từ ( ) đến ( ), mức lãi suất cố định là .

Hiện tại ( ), ngân hàng chỉ huy động đƣợc nguồn vốn có thời hạn từ ( ) đến ( ),

, mức lãi suất huy động là .

Nhƣ vậy, tại thời điểm , ngân hàng phải huy động nguồn vốn là P để tài trợ cho

khoản tín dụng đã cấp trong khoảng thời gian từ đến . Tại thời điểm , nếu lãi suất

thay đổi thì ngân hàng chịu rủi ro lãi suất. Cụ thể :

Nếu lãi suất huy động tại thời điểm là cao hơn lãi suất thì ngân hàng bị lỗ

do lãi suất huy động tăng.

Page 44: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 44

Nếu lãi suất huy động tại thời điểm là thấp hơn lãi suất thì ngân hàng có

lãi do lãi suất huy động giảm.

Để cố định chắc chắn mức thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy

động mà không phụ thuộc vào sự biến động lãi suất tại mọi thời điểm thì từ thời điểm

ngân hàng kí một hợp đồng FRA với nội dung :

Giá trị làm cơ sở tính toán là P (là giá trị hƣ cấu, chỉ dùng làm cơ sở tính toán,

trong thực tế các bên không giao nhận khoản tiền này).

Thời hạn tính lãi suất là từ đến .

Mức lãi suất chuẩn cố định để so sánh là . (mức lãi suất cụ thể do 2 bên thỏa

thuận)

Tại thời điểm , nếu > thì ngân hàng nhận đƣợc một khoản bù lãi suất là

= P( - )( - )

Chú ý : ( - ) đƣợc hiểu là khoảng thời gian từ đến , chứ không phải hiệu

trừ .

Phần thu chênh lệch lãi suất này đƣợc ngân hàng dùng để bù đắp chi phí hoạt động

vốn do lãi suất thịt trƣờng tăng lên . Do đƣợc đền bù chênh lệch lãi suất nên chi

phí huy động vốn vẫn không đổi ở mức lãi suất .

Tại thời điểm , nếu < thì ngân hàng chi một khoản đền bù chênh lệch lãi

suất cho đối tác là:

= P( - )( - )

Page 45: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 45

Chú ý : ( - ) đƣợc hiểu là khoảng thời gian từ đến , chứ không phải hiệu

trừ . Tuy lãi suất huy động giảm, nhƣng ngân hàng phải chi phần chênh lệch lãi

suất, nên chi phí huy động vốn vẫn không đổi ở mức lãi suất .

CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM) VIỆT NAM

1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Cuối những năm 80, cùng với công cuộc cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt

Nam cũng đƣợc cải cách và cơ cấu lại. Hệ thống ngân hàng một cấp duy nhất, lẫn lộn

giữa chức năng của NHTW với NHTM đã tách thành hệ thống ngân hàng hai cấp riêng

biệt và dần khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đối với sự nghiệp phát triển

kinh tế ở nƣớc ta thời gian qua. Tuy nhiên, sự tách bạch này và quá trình xây dựng hệ

thống ngân hàng hai cấp ở VN cho đúng với tên gọi của nó thì chỉ mới diễn ra hơn 15

năm nay. Quá trình xây dựng các tổ chức tín dụng (TCTD), trƣớc hết là các NHTM ở

nƣớc ta có điểm xuất phát thấp. Các NHTM quốc doanh (nay là NHNN) đƣợc tách ra từ

các bộ phận có chức năng tƣơng ứng của NHTW. Sau đó là quá trình thành lập có

NHTM cổ phần khác với số vốn ít ỏi, chỉ khoảng 10 tỉ đồng. Số lƣợng các NHTM cổ

Page 46: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 46

phần đƣợc cấp phép tăng lên nhanh chóng, từ 5 ngân hàng năm 1991 đến nay đã có 37

ngân hàng. Tính đến 11/2007, VN đã có 6 NHTMNN là : Ngân hàng Ngoại thƣơng việt

nam (VCB), Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Ngân hàng Công thƣơng (ICB) và

ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (MHB); 27 NHTMCP đô thị và 10

NHTMCP nông thôn.

Bắt đầu từ những năm 1990, cùng với việc cải cách hệ thống NHTM, VN đồng

thời chính thức mở cửa thị trƣờng dịch vụ cho các nhà cung cấp tài chính nƣớc ngoài.

Đến nay, đã có 5 ngân hàng liên doanh (NHLD) và 31 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

có mặt ở Việt Nam, chủ yếu là ngân hàng của các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,

Australia, Pháp, Đài Loan, ... Các Ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động ở nƣớc ta tập trung

cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các

doanh nghiệp liên doanh và đối tƣợng nƣớc ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, các NH Nƣớc

ngoài vẫn bị hạn chế mức huy động vốn bằng VNĐ.

Nhƣ vậy, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, hệ thống NHTM Việt Nam đã

phát triển nhanh chóng về cả quy mô và chất lƣợng, đóng vai trò tích cực trong việc thúc

đẩy phát triển kinh tế nƣớc ta.

Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng đối với ngành ngân hàng nói riêng và

nền kinh tế Việt Nam nói chung, đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức

của Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO). Mặc dù chịu những ảnh hƣởng bất lợi từ nền

kinh tế thế giới, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định và có sự tăng

trƣởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch

xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với năm 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD

(tăng 35,5%), thu hút vốn FDI đạt 20,3tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm

phát ở mức 12,63%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 7,2%, nông thôn 10%.1 Đóng

1 Nguồn: Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn

cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam.

Page 47: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 47

góp vào những thành quả nói trên, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống

Ngân hàng khi ngày càng có đóng góp nhiều cho tăng trƣởng, phát triển và ổn định kinh

tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lƣợng vốn lớn (tƣơng đƣơng

18%GDP), tăng trƣởng và tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2007 tăng 41% so với

mức tăng 24% của năm 2006, 19% của năm 2005. Độ sâu tài chính của các NHTM đã

tăng lên đáng kể, thế hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dƣ nợ/GDP ngày càng

càng tăng. Năm 2007, các chỉ số này lần lƣợt tăng 92,4% và 84,6% - là các mức tăng

trƣởng tích cực so với các năm trƣớc đó.

Năm 2007 cũng ghi nhận những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ của

NHNN. Nhìn chung, chính sách tiền tệ đã đƣợc đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị

trƣờng. Các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ đã đƣợc hình thành và phát

triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã đƣợc áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị

trƣờng. Nổi bật là Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống đốc, theo

đó Ngân hàng nhà nƣớc quản lý biên độ tỷ giá chính thức, đồng thời tạo sự thông thoáng

trong quản lý và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động này của các NHTM. Chính sách tín

dụng đƣợc mở rộng và đổi mới theo hƣớng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi

thành phần kinh tế, doanh nghiệp và các đối tƣợng dân cƣ.

Hệ thống NH trong năm qua đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều

TCTD mới. Tính đến cuối năm 2007, nƣớc ta đã có 6 NHTM nhà nƣớc, 37 NHTM cổ

phần, 31 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và

10 công ty cho thuê tài chính, chƣa kể 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại

diện của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Năm 2007 cũng là năm hệ thống mạng

lƣới - chi nhánh, điểm giao dịch phát triển mạnh ở hầu hết các ngân hàng thƣơng mại với

tham vọng bành trƣớng thị phần bán lẻ và dịch vụ tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ còn

thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản, dƣ nợ, huy động vốn của hệ thống ngân

hàng. Cơ cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hƣớng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi

suất trong tổng thu nhập có xu hƣớng tăng lên. Đánh giá về các chỉ tiêu tài chính, các

Page 48: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 48

NHTM Việt Nam trong năm 2007 đã có những chuyển biến tích cực : tỷ lệ nợ xấu dưới

5%, ROE bình quân trên 20%/năm, ROA bình quân trên 1% /năm (theo chuẩn mực kế

toán Việt Nam). Tuy nhiên, khi so sánh với các NHTM nước ngoài theo chuẩn mực quốc

tế thì đều kém hơn (theo chuẩn mực quốc tế, tại các ngân hàng nước ngoài tỉ lệ nợ xấu

thường xấp xỉ 2%, ROE bình quân trên 15%, ROA trên 1%)2. Điều này sẽ khiến các

NHTM trong nƣớc gặp khó khăn khi cạnh tranh thu hút khách hàng với các NHTM nƣớc

ngoài trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế.

Năm 2007 cũng chứng kiến sự liên kết giữa các ngân hàng trong nƣớc trong các

hoạt động phát triển dịch vụ và tín dụng. Đây là xu hƣớng ngày càng đƣợc đẩy mạnh, thể

hiện qua sự tham gia của các NH trong hệ thống liên minh thẻ của Vietcombank

(SmartLink) hay hệ thống kết nối thẻ của Banknetvn cũng nhƣ trong các dự án đồng tài

trợ. Bên cạnh đó là sự tham gia đầu tƣ, chia sẻ cơ hội hợp tác giữa các NH nƣớc ngoài

vào các NHTM cổ phần với tỷ lệ nắm giữ cổ phần ở mức cao (10 đến 19%).

Bảng 2.1: Đầu tƣ chiến lƣợc tại các Ngân hàng Việt Nam (tính đến 31/12/2007).

STT NH TMCP NH nƣớc ngoài Tỷ lệ đầu

Tổng tài sản

(nghìn tỷ đồng)

1 Sacombank SNZ Bank 10,00% 63,4

2 NH Á Châu Standard Chartered 8,60% 87,1

3 Techcombank HSBC 10,00% 39,5

4 VP Bank OCBC 10,00% 18,2

5 NH Phƣơng Đông BNP Paribas 10,00% 11,7

6 Phƣơng Nam Bank UOB 10,00% 17,1

7 Habubank Deutsche Bank 10,00% 24,1

8 Eximbank Sumitomo Mitsu 15,00% 33,7

(Nguồn: Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO –

Bức tranh toàn cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam)

Điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng năm

2007, đó là đợt IPO của Vietcombank vào tháng 12, điều đó thể hiện rõ nỗ lực thực hiện

2 Nguồn : Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn

cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam.

Page 49: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 49

các cam kết của Chính phủ trong tiến trình đổi mới khối NHTM nhà nƣớc. Sự kiện này sẽ

là bài học kinh nghiệm cho quá trình cổ phần hóa của các NHTM Nhà nƣớc còn lại.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, các NHTM Việt Nam vẫn phải đối mặt với

rất nhiều khó khăn và thách thức.

- Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng còn chƣa phát triển, kém sức cạnh tranh:

Hiện nay các ngân hàng trong hệ thống chủ yếu mới cung cấp dịch vụ tín

dụng, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Ngoài dịch vụ thẻ mới đƣợc quan

tâm trong thời gian gần đây, còn các dịch vụ khác nhƣ dịch vụ quản lý tài

sản, quản lý đầu tƣ chƣa đƣợc phát triển. Chính sự nghèo nàn trong hệ

thống dịch vụ khiến các ngân hàng không thể tận dụng tối đa lợi thế về

mạng lƣới, khách hàng, kênh phân phối.

- Thứ hai, năng lực tài chính của các NHTM trong hệ thống nhìn chung

còn hạn chế, vốn điều lệ còn thấp. Dù hệ số an toàn vốn tối thiểu của hầu

hết các NHTM đều đạt theo chuẩn yêu cầu của NHNN (CAR trên 8%),

nhƣng bình quân quy mô vốn chủ sở hữu của 10 NHTM lớn nhất VN mới

chỉ đạt khoảng 0,5 tỷ USD. Ngoài hệ thống NHTM nhà nƣớc có số vốn

điều lệ thuộc loại trung bình trong khu vực thì hầu hết các NHTM CP đều

trong tình trạng cần tăng vốn để đáp ứng nhu câu hoạt động. Điều này

khiến cho khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chƣa cao.

- Thứ ba, công tác quản trị tài sản nợ - có, quản trị rủi ro còn hạn chế.

Chính sự yếu kém này sẽ khiến các ngân hàng nội địa dễ bị tổn thƣơng

trƣớc những rủi ro ngoại sinh từ thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.

Bên cạnh 3 điểm yếu cơ bản trên thì những vấn đề về chất lƣợng nguồn nhân lực

ngân hàng và sự lạc hậu về công nghệ cũng đang khiến các ngân hàng Việt Nam đau

đầu tìm giải pháp. Mặc dù đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng khá đông nhƣng sự

thông thạo ngoại ngữ, trình độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp trong nƣớc

và quốc tế, các nguyên tắc WTO...còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của hệ

Page 50: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 50

thống ngân hàng hiện đại. Luật pháp và chính sách quản lý lao động hiện nay còn nhiều

bất cập đặc biệt là thiếu hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút và phát triển đội ngũ

cán bộ có chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ ngân hàng còn lạc hậu cũng là

rào cản lớn để các NHTM nội địa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hầu hết các

ngân hàng nội địa đều chƣa thiết lập đƣợc hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống

thanh toán nội bộ còn yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chƣa phát huy hiệu quả rõ

rệt.

Như vậy, có thể kết luận sơ bộ rằng ngành NHVN vẫn đang trong quá trình tái cơ

cấu và đổi mới với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều

việc phải làm để sự phát triển này thực sự bền vững và hiệu quả.

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1. DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN QUA

CƠ CHẾ QUẢN LÝ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

Xét trong giai đoạn 2001-2007, chính sách lãi suất của Việt Nam đã từng bước

được đổi mới nhằm phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Bƣớc đầu lãi suất USD đã đƣợc

tự do hoá (6/2001), sau đó đến lãi suất đồng Việt Nam đƣợc tự do hoá (6/2002). Mặc dù

chính sách lãi suất đƣợc coi là tự do hoá nhƣng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công

bố. Lãi suất cơ bản đƣợc áp dụng từ tháng 8 năm 2000 và đƣợc xác định hàng tháng trên

cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất. Tuy

nhiên, nhiều khi lãi suất này có thể đƣợc quyết định bởi 4 NHTMNN vì thị phần tín dụng

của 4 ngân hàng này chiếm trên 70% thị trƣờng trong nƣớc. Để dễ tính toán và so sánh

chúng tôi chọn mức lãi suất tƣơng đối trung bình, tức là lấy mức lãi suất tiền gửi ba

tháng.

Page 51: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 51

Năm 2001, lãi suất thực dƣơng quá cao nên đã đƣa đến lạm phát thấp (lãi suất thực

dƣơng lớn gấp 5,75 lần tỷ lệ lạm phát). Năm 2002 tình hình lãi suất thực dƣơng có giảm

xuống, chỉ lớn bằng 0,5 lần tỷ lệ lạm phát nên lạm phát đã nhích lên ở mức hợp lý

(4,0%). Năm 2007, lãi suất thực dƣơng là âm nên tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Đáng chú ý là năm 2004, khi tình hình kinh tế có biến động không tốt, lạm phát có

dấu hiệu tăng lên nhƣng lãi suất lại không tăng lên tƣơng ứng do đó lãi suất thực bị âm và

tỷ lệ giữa lãi suất thực âm này so với tỷ lệ lạm phát là 34,7% thể hiện giá của đồng tiền

giảm xuống đáng kể. Hơn nữa năm 2007, lạm phát tăng cao nên lãi suất thực dƣơng

xuống thấp.

Trong những tháng đầu năm 2008, tình hình lãi suất có những biến động, đầu năm

lãi suất lên cao. Đặc biệt là từ đầu tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trƣờng đã biến

động mạnh do các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ lên mức 13-14%/năm và

đã đẩy lãi suất cho vay lên đến mức trên 1,5%/tháng vào tháng 3 năm 2008, có nơi còn

cho vay với lãi suất xấp xỉ 20%/năm. Đây là một sự chuyển động theo tín hiệu lãi suất

thực dƣơng. Tuy nhiên, trong khi ngƣời gửi tiền chƣa chắc đã phấn khởi, vì lãi suất tiền

gửi lên nhƣng cũng không đủ sức chống chọi với sự gia tăng của lạm phát, thì ngƣời đi

vay cũng phải lo lắng cho việc không thể nào chịu đựng nổi lãi suất đi vay 15-17%/năm.

Các NHTM thì vẫn sử dụng chính sách huy động lãi suất cao và cho vay lãi suất cũng cao

theo, tức là vẫn có lãi lớn trong trƣớc mắt. Tuy nhiên, đây lại không phải là cách thức

dùng cho lãi suất. Trên thực tế đã có một số NHTM cổ phần với nhận thức nhƣ vậy đã cố

tình đẩy lãi suất huy động lên làm cho thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động mạnh.

Những biến động trong tháng 2/2008 mới chỉ là bƣớc đầu cho những biến động

mạnh mẽ và khó lƣờng hơn của thị trƣờng lãi suất trong những tháng tiếp theo. Chúng ta

hãy theo dõi bảng tổng hợp biến động lãi suất cơ bản do NHNN quy định và việc áp dụng

của các NHTM trong quý I&II năm 2008.

Bảng 2.2: Biến động lãi suất cơ bản của NHNN và lãi suất huy động tại OCB,

VIB Bank trong quý I&II năm 2008 .

Page 52: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 52

Lãi suất

cơ bản

(%)

Quyết định Ngày áp

dụng

OCB (lãi suất

huy động VNĐ

:x%/năm)

VIB Bank (lãi

suất huy động

VNĐ :x%/năm)

8,25 3096/QĐ-NHNN 1/1/2008 10,03 9,36

8,75 479/QĐ-NHNN 1/3/2008 12.08 12

8,75 978/QĐ-NHNN 1/5/2008 12.79 12,34

12 1257/QĐ-NHNN 1/6/2008 16,67 15,06

14 1317/QĐ-NHNN 1/7/2008 19,68 18,3

(Nguồn: http://vneconomy.vn/home/tin-tuc/6/410/tai-chinh/bie-dong-lai-xuat.htm.

Truy cập ngày 05/07/2008.)

2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT Ở THỜI ĐIỂM

HIỆN TẠI

Trƣớc tình hình biến động lãi suất phức tạp trong thời gian vừa qua, cộng với việc

NHNN chƣa có đƣợc những cơ chế quản lý phù hợp nhằm hạ nhiệt thị trƣờng tài chính,

trƣớc hết là các ngân hàng, sau là các doanh nghiệp đang phái đổi mặt với bài toán nan

giải – rủi ro lãi suất (RRLS). Chƣa bao giờ vấn đề quản trị RRLS lại đƣợc đề cập một

cách cấp thiết đến nhƣ vậy.

Chúng ta hãy đứng trên phƣơng diện của các ngân hàng, những vận động viên

điền kinh trong cuộc đua tăng lãi suất, để cùng nhận định xem họ đuợc và mất những gì.

Tính đến 1/7/2008, lãi suất huy động VNĐ của Ocean Bank đã chạm mốc 19%/năm,

VIB Bank tăng lãi suất huy động 18,3%/năm, SCB tăng lãi suất huy động VNĐ lên

18,8%3,... Nhiều nhận định cho rằng các ngân hàng vẫn đẩy lãi suất huy động lên cao vì

họ vẫn có thể cho vay với lãi suất tối đa 21%, liệu điều đó có chính xác? Chúng tôi xin

trả lời câu hỏi đó bằng vài nhận định sau:

Thứ nhất, các NHTM đang ở thế bị động, cho dù họ không muốn tăng lãi

suất nhƣng vẫn phải tăng theo thị trƣờng nếu không muốn mất khách hàng. Nhƣng trên

thực tế thì không phải cứ tăng lãi suất thì sẽ huy động đƣợc thêm nhiều vốn. Xét trên tổng

thể, tổng lƣợng vốn của các NHTM huy động đƣợc không tăng lên nhiều, mà thực chất

3 Nguồn : www.vneconomy.vn

Page 53: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 53

chỉ có sự dịch chuyển các dòng tiền giữa các NHTM (do khách hàng rút tiền từ NH có lãi

suất thấp gửi sang NH có lãi suất cao để kiếm lời).

Thứ hai, dù huy động vốn với lãi suất cao nhƣng các ngân hàng cũng không

có vốn để cho vay, hoặc không “dám” cho vay bởi những nguyên nhân sau: Đầu tiên, đó

là mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính Phủ, Chính Phủ chỉ thị cho các NHTM hạn chế

lƣu thông VNĐ, đồng thời khống chế tăng trƣởng tín dụng của các NH quốc doanh ở

mức 30%; tiếp đến, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM quốc doanh và ngoài

quốc doanh đều phải tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu

hội nhập quốc tế. Điều đó cũng góp phần làm giảm lƣợng tiền dành cho nghiệp vụ tín

dụng của các NHTM.

Thứ ba, khi các NHTM phải huy động vốn với lãi suất cao dẫn đến phải

cho vay tín dụng với lãi suất cao (trên 20%). Chính vì vậy chỉ có những dự án có lợi

nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với những dự án có

lợi nhuận cao là rủi ro cũng cao tƣơng ứng. Khi đó các NHTM sẽ phải chịu rủi ro về tín

dụng rất lớn. Hay nói cách khác thì rủi ro lãi suất dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM.

Từ ba nhận định trên đã cho thấy rõ ràng rằng các NHTM gặp rất nhiều rủi

ro từ cuộc đua tăng lãi suất. Rủi ro lãi suất xuất phát từ thực tế các NH hầu nhƣ chỉ huy

động đƣợc vốn ngắn hạn (1 tháng, 3 tháng, hoặc 1 năm), trong khi đó các dự án đầu tƣ

hầu hết đều là trung và dài hạn. Chính sự chênh lệch lớn về kì hạn giữa tài sản có và tài

sản nợ khiến các NHTM chịu rủi ro lớn về lãi suất.

Từ thực tế đó, vấn đề nghiên cứu và áp dụng các công cụ phòng ngừa RRLS đang

là vấn đề cấp thiết đối với các ngân hàng. Vậy, thực trạng áp dụng những công cụ đó tại

các NHTM Việt Nam hiện nay ra sao? Chúng ta hãy cùng làm rõ trong phần tiếp theo.

2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI

SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Page 54: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 54

Đi vào phần thực trạng, chúng ta sẽ giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, quy trình

lƣợng hóa rủi ro lãi suất của các NHTM bằng mô hình kì hạn đến hạn và mô hình thời

lƣợng. Thứ hai, thực trạng sử dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP) tại các NHTM Việt

Nam. Thứ ba, thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong công tác phòng ngừa rủi

ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam.

2.3.1. ÁP DỤNG MÔ HÌNH KÌ HẠN ĐẾN HẠN ĐỂ LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI

SUẤT TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH

BẮC GIANG.

Xét bảng cân đối tài sản tính đến hết ngày 30/06/2008 của ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang. Ứng dụng mô hình kì hạn đến hạn vào bảng cân

đối tài sản của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, chúng ta sẽ lƣợng

hóa mức độ rủi ro lãi suất quí II/2008 của ngân hàng này khi lãi suất thay đổi.

Bảng 2.3: Bảng tổng kết tài sản có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

Bắc Giang, tính đến 30/06/2008.

Danh mục Số dƣ (I)

30/06/2008

Tỷ trọng

(%I)

Lãi suất cho

vay (R%/năm)

Kì hạn trung

bình( D năm)

Dƣ nợ ngắn hạn 2.377.341 65,7% 18 0,72

Dƣ nợ trung hạn 1.094.858 30,02% 19 3,07

Dƣ nợ dài hạn 148.305 4,1% 20 14,76

Tổng 3.620.504 100%

Trung bình 19,7 2

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2008 của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tỉnh Bắc Giang.)

Bảng 2.4: Bảng tổng kết tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

Bắc Giang, tính đến 30/06/2008.

Danh mục Số dƣ (I)

30/06/

2008

Tỷ

trọng

(%I)

Lãi suất huy

động

(R%/năm)

Kì hạn

trung bình

( D năm)

Tiền gửi không kì hạn 379.591 10,52% 6 0,12

Page 55: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 55

Tiền gửi kì hạn <12 tháng 1.602.362 44,22% 17,25 0,57

Tiền gửi kì hạn 12-24 tháng 796.713 22,02% 17,6 1,69

Tiền gửi kì hạn >24 tháng 423.187 11,68% 17,6 2,12

Vốn tự có/Tài sản nợ 418.651 11,56%

Tổng vốn huy động/TS nợ 3.201.853 88,44%

Trung bình 16,35 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2008 của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tỉnh Bắc Giang).

Áp dụng công thức tính kì hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có (

AM )

và tài sản nợ (LM ), ta tính đƣợc kì hạn đến hạn bình quân của tài sản có là 2 năm và kì

hạn đến hạn bình quân của tài sản nợ là 1 năm. Dựa vào bảng tài sản có và bảng tài sản

nợ, ta tính đƣợc mức sinh lời của tài sản có bình quân là 19,7%/năm, lãi suất huy động

của tài sản nợ là 16,35%/năm. Ta có bảng cân đối số 1 tài sản có và tài sản nợ của ngân

hàng nhƣ sau:

Bảng 2.5.1: Bảng cân đối số 1 tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, tính đến 30/06/2008.

Tài sản Có (VND) Tài sản Nợ (VND)

Tài sản có (kì hạn dài) A = 100 Vốn huy động (kì hạn ngắn)L = 88,44

Vốn tự có E = 11,56

Cộng 100 Cộng 100

Kì hạn trung bình 2 năm Kì hạn trung bình 1năm

Mức sinh lời 19,7%/năm Lãi suất huy động 16,35%/năm

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng thêm 1%, ta có:

Mức giảm thị giá của tài sản có là:

515,1100485,98100207,01

7,119

207,01

7,192

Mức giảm thị giá 1,515%.

Mức giảm vốn huy động là:

Page 56: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 56

754,044,881735,01

1635,0144,88

Mức giảm vốn huy động 0,852%

Ta có bảng cân đối số 2 tài sản có và tài sản nợ khi lãi suất thị trƣờng tăng thêm 1%:

Bảng 2.5.2: Bảng cân đối số 2 tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, khi lãi suất tăng thêm 1%.

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng thêm 1%

Mức sinh lời 20,7%/năm Lãi suất huy động 17,35%/năm

Mức giảm thị giá tài sản 1,515% Mức giảm vốn huy động 0,852%

Tài sản có A = 98,485 Vốn huy động L = 87,686

Vốn tự có E = 11,462

E = A – L = (-1,515) – (-0,852) = -0,663 VND

Như vậy, do không cân xứng về kì hạn, thì khi lãi suất tăng thêm 1% sẽ làm cho

ngân hàng chịu thiệt hại 0,663VND trên 11,56VND vốn tự có; hay vốn tự có giảm

5,7353%, tương đương với 24.101,89 triệu VND.

Vậy khi lãi suất thay đổi đến mức độ nào thì để để ngân hàng rơi vào tình trạng

mất khả năng thanh toán cuối cùng, tức là để cho vốn tự có giảm xuống thấp hơn hoặc

bằng 0, hay 0E . Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần giải bất phƣơng trình:

56,1144,880335,01

197,0144,84100

1

7,119

1

7,192

RRRE

( 0335,01 R : vì mức sinh lời của ngân hàng luôn lớn hơn mức lãi suất huy động

3,35%)

Giải bất phƣơng trình, ta tìm đƣợc mức lãi suất thị trƣờng cần phải tăng thêm ít

nhất 20%, tại đó vốn tự có sẽ giảm hơn 11,56VND, nghĩa là ngân hàng thực sự không

còn khả năng thanh toán cuối cùng. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.5.3: Bảng cân đối số 3 tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, khi lãi suất tăng thêm 20%.

Nếu lãi suất thị trƣờng tăng thêm 20%

Mức sinh lời 39,7%/năm Lãi suất huy động 36,35%/năm

Mức giảm giá trị tài sản 24,56% Mức giảm vốn huy động 12,97%

Page 57: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 57

Tài sản có A = 75,44 Vốn huy động L = 76,97

Vốn tự có E = -1,53

E = A – L = (-24,56) – (-12,97) = -11,59 VND

Nhƣ vậy, khi lãi suất tăng thêm 20% thì sẽ làm cho ngân hàng thiệt hại 11,59VND

trên 11,56VND vốn tự có; hay vốn tự có giảm 100,26%, tƣơng đƣơng 419.739,5 triệu

VND. Khi đó, ngân hàng mất hoàn toàn khả năng thanh toán cuối cùng.

Kết luận : Áp dụng mô hình kì hạn đến hạn vào bảng cân đối tài sản quý II/2008

của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang chúng ta lƣợng hóa

đƣợc rủi ro lãi suất khi lãi suất thay đổi nhƣ sau :

- Lãi suất tăng thêm 1% sẽ làm cho ngân hàng chịu thiệt hại 0,663VND

trên 11,56VND vốn tự có; hay vốn tự có giảm 5,7353%, tƣơng đƣơng

với 24.101,89 triệu VND.

- Giới hạn tăng lãi suất của NHNo&PTNT Bắc Giang là 20%. Tức là

nếu lãi suất tăng thêm 20% thì sẽ làm cho ngân hàng thiệt hại

11,59VND trên 11,56VND vốn tự có; hay vốn tự có giảm 100,26%,

tƣơng đƣơng 419.739,5 triệu VND. Khi đó, ngân hàng mất hoàn toàn

khả năng thanh toán cuối cùng.

2.3.2. ÁP DỤNG MÔ HÌNH THỜI LƢỢNG ĐỂ LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT

TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÒA BÌNH.

Xét bảng tài sản có và tài sản nợ tính đến hết ngày 30/06/2008 của ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.

Bảng 2.6: Bảng tổng kết tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn tỉnh Hòa Bình, tính đến 30/06/2008.

Page 58: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 58

Danh mục Thời lƣợng Tỷ trọng(%) Giá trị (triệu VND)

Tài sản có

Trái phiếu 10 15,91 550.000

Cổ phiếu 7 22,54 779.290

Tín dụng 5 61,55 2.127.578

Trung bình: 6,2463 Tổng: 3.456.868

Tài sản nợ

Chứng chỉ tiền gửi 2 10,54 321.931

Tiền gửi tiết kiệm 3 63,61 1.942.563

Tiền gửi thanh toán 1 25,85 789.125

Trung bình: 2,3776 Tổng: 3.053.619

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2008 của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tỉnh Hòa Bình.)

Ứng dụng mô hình thời lƣợng (Duration) để lƣợng hóa mức độ thiệt hại của

ngân hàng khi lãi suất thay đổi.

Giả sử nhà quản trị ngân hàng dự đoán đƣợc là lãi suất dự tính sẽ tăng “ngay lập

tức” từ mức lãi suất hiện hành 17,5% lên mức 18,5%, tức là %1R và 175,11 R . Ta

có bảng cân đối tài sản của ngân hàng trƣớc khi lãi suất thay đổi nhƣ sau:

Bảng 2.7.1: Bảng cân đối tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn tỉnh Hòa Bình, tính đến 30/06/2008.

Tài sản có (Triệu VND) Tài sản nợ (Triệu VND)

Tài sản có 868.456.3A Vốn huy động 619.053.3L

Vốn tự có 249.403E

Cộng 3.456.868 Cộng 3.456.868

Dựa vào bảng 2.7 trên, ta có thể đo đƣợc mức chênh lệch về thời lƣợng của tài sản

có và tài sản nợ của bảng cân đối tài sản và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân

hàng là nhƣ thế nào. Sự thay đổi đó đƣợc tính theo công thức sau:

R1

RDA AkDE L

Trong đó các thông số đƣợc tính nhƣ sau:

2463,6100)555,61754,221091,15(AD

3776,2100185,25361,63254,10LD

88335,0868.456.3/619.053.3/ ALk

Page 59: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 59

Với mức lãi suất hiện hành là 17,5%/năm, ta có thể tính đƣợc khoản lỗ tiềm ẩn đối

với các cổ đông khi lãi suất tăng 1% sẽ là:

34,977.121

175,01

01,0868.456.388335,03776,22463,6

1...

E

E

R

RAkDDE LA

Nhƣ vậy, nếu lãi suất thị trƣờng tăng thêm 1% thì ngân hàng dự tính một

khoản lỗ là 121.977 triệu VND trên tổng số vốn tự có trƣớc khi lãi suất tăng là 403.249

triệu VND, tức là lỗ 31,74%.

Khi đó, sự thay đổi thị giá của tài sản có và vốn huy động đƣợc suy ra theo công

thức sau:

Từ đó ta tính đƣợc sự thay đổi của tài sản có và vốn huy động nhƣ sau:

767.183175,01

01,02463,6868.456.3

1..

R

RDAA A

790.61175,01

01,03776,2619.053.3

1..

R

RDLL L

Giá trị của bảng cân đối tài sản sau khi lãi suất tăng đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Bảng 2.7.2: Bảng cân đối tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn tỉnh Hòa Bình, sau khi lãi suất tăng thêm 1%.

Tài sản có (Triệu VND) Tài sản nợ (Triệu VND)

Tài sản có 101.273.3A Vốn huy động 829.991.2L

Vốn tự có 272.281E

Cộng 3.273.101 Cộng 3.273.101

Kết luận : Khi lãi suất tăng 1% đã làm cho vốn tự có giảm 121.977 triệu VND,

đồng thời làm cho tỷ lệ “vốn tự có/tổng tài sản” giảm từ 11,665% xuống 8,593%

(=281.272/3.273.101). Tỷ lệ “vốn tự có/tổng tài sản” giảm đã làm giảm khả năng thanh

toán cuối cùng của ngân hàng.

Page 60: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 60

2.3.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG QUẢN TRỊ KHE HỞ KÌ HẠN (GAP)

Nhƣ chúng ta đã xem xét ở phần lý thuyết, cách phân tích dựa trên mối liên hệ

giữa lãi suất với đặc điểm đáo hạn của các tài sản có và tài sản nợ đƣợc gọi là phân tích

khe hở kì hạn (GAP) hay phân tích độ lệch và hoạt động để quản trị rủi ro về lãi suất

đƣợc gọi là quản trị khe hở kì hạn.

Hiện nay, phƣơng thức quản trị rủi ro lãi suất bằng khe hở kì hạn vẫn là phƣơng

thức đƣợc các NHTM Việt Nam sử dụng thƣờng xuyên nhất. Đó là bởi vì phƣơng thức

quản trị GAP là một phƣơng thức dễ hiểu, dễ áp dụng, tính toán đơn giản. Tuy nhiên,

việc phân tích GAP không đƣa ra một kết quả cụ thể chỉ rõ cho các NH phải làm nhƣ thế

nào, mà hiệu quả của việc áp dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm với biến

động thị trƣờng của các NHTM. Giải thích một cách rõ ràng hơn, phân tích GAP sẽ giúp

các nhà quản trị NH có những tín hiệu giúp họ nhận định mức độ rủi ro lãi suất, bên cạnh

đó là kinh nghiệm và tính nhạy cảm sẽ giúp các nhà NH đƣa ra những quyết định chính

xác trong từng thời điểm. Mặc dù không đem lại hiệu quả 100% nhƣng quản trị GAP vẫn

là phƣơng thức chính để các NHTM VN quản trị rủi ro lãi suất.

Để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam ta sẽ đi phân tích hệ

số rủi ro của các NHTM trong giai đoạn 2000-2005 và năm 2007.

(Trong đó hệ số rủi ro lãi suất R tính theo công thức :

R = )

Bảng 2.8: Tăng trƣởng tín dụng, nguồn vốn và hệ số rủi ro lãi suất của

các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000-2005 + 2007

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007

Tăng trƣởng tín dụng 27,69 23,24 30,39 27,96 26,24 25,34 55,00

Tăng trƣởng huy động

vốn 31,95 24,88 22,72 24,07 21,92 22,02 40,00

Tỷ trọng huy động vốn

trung, dài hạn / Tổng

nguồn vốn

26,07 28,40 30,07 28,10 29,40 29,35 N/A

Page 61: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 61

Tỷ trong tín dụng trung,

dài hạn / Tổng dƣ nợ 35,08 38,40 41,00 43,50 42,70 42,56 N/A

Hệ số rủi ro lãi suất 0,876 0,860 0,851 0,786 0,812 0,813 N/A

(Nguồn: Nghiên cứu kinh tế, số 337, 06/2006 + http://www.sggp.org.vn/kinhte/2008/5/153842)

Từ bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2000-2005 và năm 2007, tốc độ tăng trƣởng

tín dụng luôn cao hơn so với tốc độ tăng huy động vốn. Nhƣ vậy, nhu cầu về vốn luôn

lớn hơn cung về vốn sẽ dẫn tới lãi suất có xu hƣớng tăng lên do các NHTM tăng lãi suất

tiền gửi nhằm huy động vốn. Mặt khác, tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ

luôn cao hơn, và có tốc độ tăng nhanh hơn tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn

trong tổng nguồn vốn. Điều đó có nghĩa là các NHTM luôn phải dùng nguồn vốn huy

động ngắn hạn để cho vay đầu tƣ trung và dài hạn, dẫn tới tài sản có nhạy cảm với lãi

suất luôn nhỏ hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Hay nói cách khác, tài sản nhạy cảm

với lãi suất luôn nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Do đó, hệ số rủi ro lãi suất của

các NHTM trong thời gian qua luôn nhỏ hơn 1, và có xu hƣớng ngày càng giảm (từ 0,876

năm 2000 xuống còn 0,813 năm 2005). Nhắc lại một chút lý thuyết từ chƣơng I, hệ số rủi

ro lãi suất R = 1 tức là độ an toàn cao nhất. Điều đó có nghĩa là các NHTM ngày càng

phải đối mặt với rủi ro lãi suất lớn hơn. Mặc dù năm 2007 chƣa có con số thống kê

chính thức về R, nhƣng chỉ nhìn vào hệ số tăng trƣởng tín dụng quá nóng (50%), cùng

với sự biến động khó lƣờng của lãi suất cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì chúng ta có

thể nhận định rằng : chƣa khi nào các NHTM VN lại phải đối diện với rủi ro lãi suất

cao nhƣ ở thời điểm hiện tại.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng quản trị khe hở kì hạn sẽ giúp các NHTM có đánh giá

tổng quan nhất về mức độ rủi ro mà mình đang phải gánh chịu. Từ đó giúp các NHTM

cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách có thể đƣa đến những biện pháp hiệu quả nhằm

giảm mức độ rủi ro về lãi suất.

2.3.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGHIỆP VỤ PHÁI SINH

Page 62: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 62

Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, các NHTM đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất

linh hoạt theo thị trƣờng, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa bên tài sản Có và tài

sản Nợ, quy định khắt khe hơn về điều kiện kiện khách hàng đƣợc tiếp cân với những

nguồn tín dụng trung và dài hạn. Từ năm 2005, một số ngân hàng tiên phong nhƣ

Vietcombank đã áp dụng chính sách thả nổi lãi suất trong nhiều hợp đồng tín dụng trung

và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Đến thời điểm hiện tại, năm 2008, thì hầu nhƣ

toàn bộ các NHTM đã áp dụng chính sách thả nổi lãi suất trong hầu hết các hợp đồng tín

dụng của mình. Bên cạnh đó, các NHTM cũng bắt đầu áp dụng các công cụ tài chính phái

sinh để ạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi suất, phổ biến nhất là giao dịch hoán đổi lãi suất

(SWAP). Tuy nhiện, do hiện nay khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch tài chính phái

sinh của Việt Nam còn chƣa hoàn thiện nên các NHTM còn khá thận trọng trong việc

thực hiện các giao dịch này, chủ yếu là đóng vai trò trung gian cung dịch vụ cho khách

hàng.

a. Hợp đồng lãi suất kì hạn và hợp đồng lãi suất tƣơng lai

Hiện nay, vẫn chƣa có NHTM nào của Việt Nam thực hiện các giao dịch lãi suất

kì hạn và giao dịch lãi suất tƣơng lai. Có 2 lý do cơ bản : Thứ nhất là do hai nghiệp vụ

này khá phức tạp; thứ hai, đó là do chƣa có những quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh các

giao dịch này nên các NHTM còn thận trọng, chƣa cung cấp các dịch vu này cũng nhƣ áp

dụng chúng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, các hợp đồng kì hạn tiền

tệ lại đƣợc áp dụng nhiều để phòng tránh rủi ro về tỉ giá, đƣợc điều chỉnh bời QĐ số

648/2004 do Thống đốc NHNN kí ngày 28/5/2004.

b. Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Ngày 13/9/2004, NHNN VN cho phép Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

(BIDV) thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc

đi vay trung hạn bằng USD hoặc Euro. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là

các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại Việt Nam đƣợc

Page 63: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 63

NHNN cho phép thực hiện thí điể giao dịch quyền chọn lãi suất và các ngân hàng nƣớc

ngoài. Số hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của các ngân hàng.

Tổng số hợp đồng trong thời gian thí điểm không vƣợt quá 50% mức vốn tự có của ngân

hàng. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm; thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền

chọn tiền tệ - Dual currency Deposit ; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi

các dòng tiền trong tƣơng lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi

chéo thƣờng có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền

sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong

giao dịch có thể đƣợc hoán đổi vào đầu kì (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kì trong thời

gian hiệu lực của giao dịch.

Ngày 13/8/2007, Ngân hàng nhà nƣớc VN có công văn số 8845/NHNN-CSTT cho

phép ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) cung cấp sản phẩm quyền chọn lãi suất

ngoại tệ và sản phẩm tiền gửi USD có điều kiện của Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi

UFJ.Cũng theo văn bản này, BTMU đƣợc cung cấp sản phẩm tiền gửi USD có điều kiện

gắn với tỷ giá USD/JPY cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động

tại Việt Nam phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về tiền

gửi, lãi suất và quản lý ngoại hối.

Đối với sản phẩm USD có điều kiện, BTMU phải có quy trình nghiệp vụ cung cấp

các gói sản phẩm tiền gửi bảo toàn vốn gắn với biến động tỷ giá phù hợp với thông lệ

quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro,

hạch toán kế toán, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

c. Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Trên thị trƣờng tài chính ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện từ

năm 2000 và đến nay đã xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn

đang đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính

thí điểm và đơn lẻ, ngoại trừ giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN (Quyết

định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/9/2003 ban hành kèm qui chế). Đồng thời, số

Page 64: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 64

lƣợng các giao dịch còn ít, khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp

đồng phái sinh không chuẩn khác đã đƣợc cho phép thực hiện. Có thể liệt kê một số các

TCTD đã đƣợc NHNN cho phép thực hiện:

- Ngân hàng CitiBank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền

từ 1/3/2005 đến 2/2006.

- Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán

đổi lãi suất chéo giữa 2 dồng tiền chéo (Cross Currency Swap – CCS) đối với khoản vay

ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; thực hiện cung cấp sản phẩm

gắn với rủi ro tín dụng – lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của

khách hàng đƣợc hƣởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định

và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trƣờng - nhƣ tỉ giá, lãi suất, giá sản

phẩm hàng hóa nào đó...

- Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện

quyền chọn đối với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác

hoạt động ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền

chọn thuộc về Vietcombank là quyền kết thúc trƣớc hạn hợp đồng hoán đổi đối với các

khoản vay của Bộ Tài Chính.

- Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily

range accrual – thời hạn của hợp đồng tối đa là 5 năm. Theo thỏa thuận hoán đổi này,

khách hàng vay của HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả

này không vƣợt quá mức lãi suất cao nhất đã định trƣớc. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng

với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor dao động trong môt khoảng đã định

trƣớc. Cụ thể, hợp đồng này thỏa thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi

suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vƣợt quá mức lãi suất xác định

trƣớc (4,5%/năm) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor+1,1%).

Nếu mức lãi suất vƣợt quá lãi suất định trƣớc, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này.

Page 65: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 65

Đổi lại, khách hàng sẽ phải trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor+0,6%), nhƣng tối đa không

vƣợt quá 5,1%/năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền.

- Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi

lãi suất bắt đầu thực hiện trong tƣơng lai (Forward Start Swap) là thỏa thuận để tham gia

giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tƣơng lai theo một mức lãi suất đã

định trƣớc.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng số lƣợng các NHTM đƣợc phép thực hiện các giao dịch

hoán đổi lãi suất còn rất ít, trong đó chủ yếu lại là các ngân hàng liên doanh chứ không

phải các ngân hàng quốc doanh. Trong khi đó các ngân hàng quốc doanh lại chiếm tới

70% thị trƣờng tín dụng Việt Nam. Vì vậy thị trƣờng Việt Nam sẽ là thị trƣờng vô cùng

tiềm năng cho các ngân hàng, kể cả NH Việt Nam và NH nƣớc ngoài để phát triển nghiệp

vụ Swap lãi suất.

3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG

MẠI VIỆT NAM.

3.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC.

3.1.1. CÁC NGÂN HÀNG DẦN NHẬN THỨC RÕ ĐƢỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT.

Ngân hàng thƣơng mại là những định chế trung gian tài chính với hoạt động chủ

yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm và hoàn trả, đầu tƣ cho vay; cung cấp các dịch vụ ngân

hàng; kinh doanh chứng khoán... Hoạt động NHTM với những đặc trƣng cơ bản nhƣ thế

nên chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣ: Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ chế

chính sách quản lý điều hành vĩ mô và vi mô. Mà các yếu tố này có thể thay đổi để phù

hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc

tế và toàn cầu hoá nhƣ hiện nay, ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động

ngân hàng thƣơng mại và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Vì vậy, việc

Page 66: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 66

nâng cao hiệu quả năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM nhằm đảm bảo phát

triển bền vững đã đƣợc nhận định là nhiệm vụ cấp bách đối với tất cả NHTM. Có thể

khẳng định rằng công tác quản trị rủi ro lãi suất ngày càng đƣợc các ngân hàng

thƣơng mại Việt Nam đề cao trong hoạt động của mình. Tại nhiều ngân hàng, vai trò

của phòng quản trị rủi ro đƣợc nâng cao và ngày càng đƣợc đầu tƣ nhiều hơn cả về nguồn

nhân lực cũng nhƣ hạ tầng kĩ thuật. Hệ thống NHTM Nhà nƣớc hiện đang vận hành mạng

Intranet trong toàn hệ thống, giúp đỡ đắc lực trong công tác lãnh đạo, thông tin, nhân sự,

kế toán...Tất cả các ngân hàng đều có đƣờng kết nối trực tiếp ra Internet ở tốc độ tối thiểu

129 kbps với trang WEB riêng của mình để quảng cáo thƣơng hiệu, các thông tin về lãi

suất, tỷ giá chào, biểu giá dịch vụ... Điều này đƣợc coi là dễ hiểu khi mà các ngân hàng

hiện nay đang phải hoạt động trong một môi trƣờng biến động từng ngày và tiềm ẩn

nhiều mối rủi ro lớn liên quan đến lãi suất.

Khi lãi suất đã đƣợc tự do hóa hơn, thị trƣờng sẽ cạnh tranh hơn, nhƣ vậy chênh

lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ không cao nữa. Điều này thúc ép các NHTM

phải tăng cƣờng quản lý để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí hoạt động. Với mặt bằng lãi

suất cao, phạm vi thay đổi ngày càng rộng và có nhiều biến động về nguồn vốn, các

NHTM cũng đang tự thấy rằng mình cần có một cơ quan quản lý rủi ro thanh khoản nếu

nhƣ muốn tồn tại và trở thành ngân hàng lớn. Hiện nay, một số NHTM đã nhìn thấy tầm

quan trọng của việc quản lý tài sản Có-Nợ (ALM). Đó là việc quản lý toàn bộ bảng cân

đối kế toán của NHTM nhƣ một hệ thống năng động của các bộ phận tài sản và nguồn

vốn và các giao dịch ngân hàng; Trong đó, quản lý rủi ro lãi suất là công tác trọng tâm

của công tác quản lý tài sản có – tài sản nợ.

3.1.2. ÁP DỤNG CƠ CHẾ LÃI SUẤT LINH HOẠT.

Cùng với sự thay đổi của cơ chế lãi suất do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành, hiện

nay, nhiều NHTM đã áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay và huy

động vốn. Đồng thời cũng có cơ chế điều chỉnh lãi suất hợp lý phù hợp với biến động lãi

suất trên thị trƣờng, tình hình lạm phát. Do tâm lý về sự mất giá của tiền tệ nên chắc chắn

Page 67: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 67

sẽ ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, đi đôi với việc tính toán mức

lãi suất hợp lý, các ngân hàng cũng đang tiến hành triển khai những giải pháp song song

nhƣ thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, kết hợp với kỳ hạn huy động đa dạng, nhƣ đƣa ra

các kỳ hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng thay vì kỳ hạn tối thiểu là 3 tháng nhƣ trƣớc đây.

3.1.3. DẦN ÁP DỤNG NHỮNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG.

Những chuẩn mực quốc tế ngày càng đƣợc nhiều ngân hàng nghiên cứu và đƣa

vào áp dụng trong hoạt động của mình nhằm quản lý tốt nhất rủi ro lãi suất có thể xảy ra,

đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình hội nhập thị trƣờng tài chính thế giới. Điển hình

trong số đó là Hiệp ƣớc Basel II.

Hiệp ƣớc Basel do uỷ ban Quản chế ngân hàng Basel (BCBS) - Thuỵ Sĩ ban hành

là hiệp ƣớc về quản lý ngân hàng, bao gồm các đề xuất về luật. Hiệp ƣớc này phần lớn

đƣợc áp dụng tại Châu Âu, nhƣng nó còn đƣợc nhiều nƣớc khác trên thế giới sử dụng với

vai trò nhƣ một chuẩn mực quốc tế cho ngành tài chính - ngân hàng. Gần đây, NHNN

Việt Nam cũng bắt đầu có những bƣớc đi cụ thể để áp dụng chuẩn mực này vào hệ thống

ngân hàng Việt Nam, ví dụ nhƣ việc yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại phải đảm bảo

đƣợc tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.

Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn

cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

Đây đƣợc xem là giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á.

Dự thảo Hiệp ƣớc Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới

tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là

các quy tắc thị trƣờng dựa trên 3 trụ cột lớn là: (i) Yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Giám sát và

(iii) Công khai thông tin.

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel II, nhƣng Basel II đã ảnh

hƣởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng

Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín

Page 68: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 68

dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách

hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có

thể giảm, nhƣng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân

hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất

thấp hơn, gây ảnh hƣởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện đó, các

ngân hàng nhỏ phải hợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro. Điều này đã đƣợc các

NHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lƣợc kinh doanh riêng,

trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụ theo hƣớng sáp nhập

thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với các ngân hàng nƣớc ngoài.

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI.

Có thể nhận thấy rằng, hạn chế căn bản trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của

các NHTM Việt Nam là mức độ sử dụng các nghiệp vụ phòng tránh rủi ro lãi suất chƣa

cao. Dù đã có những nhận thức nhất định về rủi rõ lãi suất nhƣng nhiều NHTM Việt Nam

mới chỉ dừng lại ở nhận định rằng ngân hàng có rủi ro lãi suất mà chƣa có sự đo lƣờng

cụ thể về rủi ro đó khi lãi suất thị trƣờng thay đổi, chƣa đánh giá đƣợc mức rủi ro cụ

thể là bao nhiêu và cũng chƣa dự đoán đƣợc chiều hƣớng biến đổi lãi suất nào sẽ gây

tổn thất cho ngân hàng. Hiện nay, các NHTM Việt Nam mới đang áp dụng đến mô hình

kì hạn - đến hạn để lƣợng hóa rủi ro lãi suất, trong khi một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ,

Úc đã đang sử dụng rất hiệu quả mô hình thời lƣợng - vốn đƣợc coi là hoàn hảo hơn

trong công tác này.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng chƣa thực hiện một các toàn diện

những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về biện pháp nội

bảng, các NHTM chƣa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của

tài sản có và tài sản nợ. Về các biện pháp nghiệp vụ ngoại bảng, hầu hết các ngân hàng

còn sử dụng rất ít các nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ở Việt Nam,

các nghiệp vụ phái sinh mới bắt đầu đƣợc sử dụng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên,

các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lƣợng giao dịch của các

Page 69: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 69

công cụ này còn hết sức khiêm tốn. Một số tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc

cho phép thực hiện giao dịch các công cụ phái sinh nhƣ: Chi nhánh Ngân hàng Citibank,

Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng

Ngoại thƣơng, HSBC, nhƣng doanh số và số các khách hàng tham gia còn hết sức khiêm

tốn. Về quyền chọn ngoại tệ (ngoại tệ/VND): NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối

với NHTMCP Quốc tế, Ngân hàng Ngoại thƣơng; NHTMCP Á Châu, NHĐT&PT,

NHTMCP Kỹ thƣơng, NHTMCP Quân đội, nhƣng doanh số về hoạt động này vẫn không

đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống.

Cuối cùng, những chuẩn mực quốc tế trong việc quản trị rủi ro lãi suất dù đang

đƣợc triển khai nhƣng cũng mới chỉ dừng lại ở những giai đoạn đầu tiên. Thậm chí các

NHTM Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc áp dụng những

chuẩn mực đó để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.

Hệ quả tất yếu của những hạn chế trên, đó là việc hiệu quả của việc đánh giá và

dự đoán biến động lãi suất của các ngân hàng chƣa tốt. Điều đó tạo ra thế bị động cho

các NHTM Việt Nam khi đứng trƣớc những rủi ro gây ra bởi biến động lãi suất trên thị

trƣờng.

3.3. NGUYÊN NHÂN.

Những hạn chế trên xuất phát từ các nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

3.3.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ phía chính

sách của Nhà nƣớc; từ thị trƣờng và từ phía các doanh nghiệp đối tác của các Ngân

hàng. Cụ thể nhƣ sau:

a) Từ chính sách của Nhà nƣớc.

Trong một thời gian dài, các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh trong

điều kiện lãi suất tiền gửi và cho vay hoàn toàn chịu sự điều tiết của NHNN.

Page 70: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 70

Giai đoạn từ năm 2000 trở về trƣớc, do sự quản lý trực tiếp của NHNN nên lãi

suất trong nền kinh tế không thực sự phản ánh mối quan hệ cung- cầu về vốn và do vậy,

hầu nhƣ lãi suất rất ít biến động. Chính vì vậy trong thời gian này, các NHTM chƣa phải

đối mặt với rủi ro lãi suất và vấn đề quản lý rủi ro lãi suất chƣa đƣợc các ngân hàng quan

tâm.

Từ tháng 7/2000 đến tháng 6/2002, NHNN bắt đầu sử dụng lãi suất cơ bản trong

điều hành lãi suất. Mặc dù trong thời gian này, NHNN vẫn khống chế biên độ dao động

trên của lãi suất cơ bản, nhƣng chính sách lãi suất tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị

trƣờng hơn khi mức lãi suất cơ bản đƣợc hình thành căn cứ vào mức lãi suất cho vay của

một số các tổ chức tín dụng chiếm đa số thị phần tín dụng. Từ 1/6/2002, NHNN công bố

việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, xóa bỏ quy định biên độ khống chế theo lãi suất cơ

bản, chính thức tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh lãi suất thị trƣờng có xu hƣớng biến động nhiều hơn, các NHTM

Việt Nam đã có nhận thức về nguy cơ rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng và bƣớc đầu có giải pháp để phòng ngừa. Tuy nhiên, những nhận thức này mới chỉ

là bƣớc đầu và chƣa toàn diện.

Hệ thống các văn bản pháp lý về đo lƣờng và quản lý rủi ro lãi suất tại các

NHTM chƣa đƣơc hoàn thiện.

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chƣa có văn bản

nào quy định về việc quản lý, đo lƣờng rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong Quy chế

giám sát của Thanh tra NHNN cũng chƣa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ

quan quản lý chƣa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chƣa thể nhận thức đầy đủ về sự

cần thiết cũng nhƣ cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính

là một điểm hạn chế cho việc lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM.

Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chƣa đƣợc hoàn thiện.

Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ

Page 71: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 71

nhƣ giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có

giao dịch hoán đổi lãi suất, chƣa có văn bản pháp lý nào đƣợc ban hành để hƣớng dẫn các

NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác nhƣ kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ

hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn nhƣ CAP, FLOORS, COLLAR,... Đối với

các giao dịch phái sinh về chứng khoán nhƣ giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, cổ

phiếu cũng chƣa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam.

b) Từ thị trƣờng.

Hiện nay, sự phát triển của thị trƣờng tài chính- tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn

chế. Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trƣờng tài chính Việt

Nam vẫn còn kém phát triển và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực, làm cho các công

cụ thị trƣờng bao gồm cả lãi suất kém phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, thị trƣờng tiền tệ

với sự hoạt động của thị trƣờng mở, thị trƣờng liên ngân hàng còn ít sôi động. Các giao

dịch trên thị trƣờng này còn mang tính một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là ngƣời

cung ứng vốn, còn một số ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị

trƣờng tiền tệ hoạt động còn rất nhiều hạn chế, chƣa trở thành nơi cung cấp những thông

tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành đƣợc đƣờng cong lãi suất,

làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trƣờng cũng nhƣ việc định giá các trái phiếu có lãi

suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Nhƣ vậy, chính sự kém phát triển của thị trƣờng

tài chính - tiền tệ đã gây những khó khăn hạn chế cho các NHTM Việt Nam trong việc

định lƣợng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.

c) Từ phía các doanh nghiệp đối tác.

Sự phát triển chậm chạp của các nghiệp vụ phái sinh gây ra từ phía các nhà doanh

nghiệp đối tác của các ngân hàng cũng là nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác

quản trị rủi ro lãi suất. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều dè dặt trong việc

áp dụng công cụ phái sinh. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện không qui định rõ

ràng trách nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị. Một doanh nghiệp

Page 72: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 72

thậm chí biết rõ là sẽ có rủi ro lãi suất khi đang vay tiền với lãi suất thả nổi, trong điều

kiện lãi suất giao ngay đang tăng lên mạnh và biết rõ nếu làm hoán đổi chuyển sang lãi

suất cố định sẽ đỡ thiệt hơn nhiều... nhƣng vì lối mòn trong suy nghĩ rằng “làm tốt thì

không đƣợc khen, mà làm không tốt thì bị phạt” mà đã không ra quyết định thực hiện.

Trong khi trên thế giới, các công ty có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể, họ luôn qui

định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và với từng

khu vực hay từng quốc gia nếu đó là Công ty xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái

sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp do thiếu nguồn nhân sự có năng

lực về sản phẩm phái sinh. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy

thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của

mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá

tăng nhƣng họ không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chƣơng

trình quản trị rủi ro bài bản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia

phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn

dẫn đến những khó khăn cho các NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh.

Cuối cùng là tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính sách bảo hộ

ngầm của Nhà nƣớc nhƣ việc để cho tỷ giá USD/VND và lãi suất cơ bản của tiền đồng

Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn

không chú ý đến phòng ngừa rủi ro giá và lãi suất.

3.3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN TỪ BẢN THÂN CÁC NGÂN HÀNG

a. Chƣa có những cán bộ am hiểu toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất.

Vấn đế rủi ro lãi suất đƣợc coi là khá mới mẻ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên của

các NHTM Việt Nam và còn chƣa đƣợc coi trọng một cách đúng mức. Vì vậy mà công

tác nhận biết, dự báo và đánh giá rủi ro lãi suất của các cán bộ ngân hàng vẫn còn nhiều

Page 73: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 73

hạn chế, dẫn đến việc các ngân hàng bỏ ngỏ những bƣớc quan trọng trong công tác quản

trị rủi ro lãi suất. Bƣớc đầu tiên khi xác định mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất là việc

tính toán rủi ro lãi suất tác động nhƣ thế nào đến thu nhập ròng và giá trị tài sản của ngân

hàng. Việc này đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thực sự hiểu biết sâu sắc về quản lý tài

sản có và tài sản nợ của ngân hàng, đồng thời cũng phải nắm vững những kiến thức về tài

chính để sử dụng các mô hình lƣợng hóa rủi ro lãi suất một cách hiệu quả. Đối với các

NHTM Việt Nam thì đây là vấn đề khá mới mẻ mà nhiều cán bộ ngân hàng chƣa đƣợc

trang bị những kiến thức này. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất

cần phải có những cán bộ có chuyên môn cao, am hiểu về những biến động trên thị

trƣờng tài chính-ngân hàng mà ở các ngân hàng thƣờng là tập trung vào các cán bộ nguồn

vốn. Song trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng phân tích, ngoại giao của nhiều

cán bộ, đặc biệt là ở các ngân hàng quy mô nhỏ, còn thể hiện nhiều yếu kém. Điều này

dẫn đến không ít thiệt hại và những phản tác dụng của các biện pháp phòng ngừa.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của các cán bộ ngân hàng về các nghiệp vụ phái

sinh vẫn còn rất hạn chế. Các ngân hàng chƣa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến

thức về tài chính, pháp lý, về thị trƣờng giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao

dịch các công cụ tài chính phái sinh. Điều đó tạo ra những trở ngại nhất định trong việc

triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

b. Quy mô của các Ngân hàng còn khiêm tốn.

Quy mô của các NHTM VN phần lớn còn là ở mức vừa và nhỏ, vốn điều lệ của

khối NHTM quốc doanh cao nhất là NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với 5000

tỷ đồng, khối NHTM cổ phần đô thị vốn điều lệ cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn

thƣơng tín với 2089 tỷ đồng. Do vậy, các ngân hàng đều chưa phát huy được hết tác

dụng của các biện pháp quản ly rủi ro, đặc biệt là biện pháp sử dụng hợp đồng quyền

chọn.

Page 74: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 74

Đối với những ngân hàng nhỏ thì chiến lƣợc mua quyền chọn tỏ ra thích hợp hơn

so với chiến lƣợc bán quyền chọn do các nguyên nhân về kinh tế và về quy chế. Tuy

nhiên đối với những ngân hàng lớn thì cả hai chiến lƣợc là mua và bán quyền chọn đều là

những giao dịch thích hợp.

Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất, quy chế của ngân hàng Nhà nƣớc quy định rõ

ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của

chính mình phải có đủ các điều kiện: có giao dịch gốc ( giao dịch gốc là một trong các

giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tƣ giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua

hàng hóa trả chậm) đƣợc thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; có khả

năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp đảm bảo phù hợp.

Nhƣ vậy, các biện pháp thường được áp dụng trong quản lý rủi ro lãi suất đều tỏ

ra hiệu quả hơn đối với các ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ do hạn chế về kinh tế,

quy chế, cũng nhƣ hệ thống thông tin, mối quan hệ... dẫn đến những khó khăn và kém

hiệu quả hơn trong chiến lƣợc quản lý rủi ro.

c. Trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu.

Công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng đòi hỏi các

ngân hàng phải trang bị cho mình một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và trình độ

công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam thì hệ thống thông tin và

công nghệ này còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cần quản lý rủi ro của kinh doanh ngân

hàng trong xu thế hội nhập quốc tế.

Page 75: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 75

CHƢƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ

RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.

Trong kinh doanh ngân hàng hay bất cứ một loại hình kinh doanh nào khác thì lợi

nhuận và rủi ro luôn là 2 mặt của một vấn đề : muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi

ro. Tuy nhiên, để thu đƣợc lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thì chúng ta cần giảm

thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Đối với đối tƣợng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại

hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau;

khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ tác động xấu

tới hình ảnh của ngân hàng. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng công tác quản trị rủi ro

nói chung là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với toàn hệ thống ngân hàng.

Trong 1 năm trở lại đây, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2008, những biến động khó

lƣờng của lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đã đặt các ngân hàng vào cuộc đua lãi

suất với rủi ro vô cùng lớn. Các NHTM nhận thức rõ những hiểm họa từ rủi ro lãi suất,

nhƣng thực trạng lại cho thấy năng lực quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM chƣa cao.

Chính vì vậy, nhiệm vụ nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM cần đƣợc

đặt lên hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần thực hiện tốt hai nhóm giải pháp lớn :

nhóm giải pháp vĩ mô của NHNN và nhóm giải pháp vi mô đối với bản thân các NHTM.

1. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VĨ MÔ.

Nhóm các biện pháp vĩ mô trong vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro

lãi suất của các NHTM liên quan đến sự điều tiết của NHNN tới hoạt động của các

NHTM. Nhóm giải pháp này được thực hiện nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý, có

tác dụng dẫn đường cho các NHTM hoạt động hiệu quả, cụ thể:

Page 76: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 76

Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản điều chỉnh liên

quan đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Hệ thống các văn bản này sẽ là cơ sở để các

NHTM có đƣợc sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất, cũng

nhƣ có cách thức cụ thể để tiến hành có hiệu quả công tác này. Bên cạnh đó, cần sớm ban

hành các văn bản pháp lý nhằm hƣớng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh

liên quan đến lãi suất nhƣ: kỳ hạn tiền gửi; kỳ hạn lãi suất; các hợp đồng quyền chọn

Cap, Floor, Collar; các giao dịch phái sinh về chứng khoán…

Thứ hai, tập trung nâng cao căn bản năng lực của NHNN trong việc cảnh báo

và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Cần thành lập một cơ quan giám sát an toàn

hoạt động ngân hàng trên cơ sở hệ thống Thanh tra ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, cần

đổi mới phƣơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng đi đôi với hoàn thiện các

quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở ứng

dụng các công nghệ tiên tiến và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về rủi ro lãi suất theo

hiệp ƣớc Basel II.

2. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VI MÔ.

Nếu nhƣ nhóm các biện pháp vĩ mô có tác dụng tạo đƣờng lối và phƣơng hƣớng

chung cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, thì nhóm các biện pháp vi mô lại đƣợc từng

ngân hàng vận dụng theo cách riêng của mình, tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng và chiến

lƣợc kinh doanh của ngân hàng đó. Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm nghiên cứu thì

nhóm biện pháp vi mô lại là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của các

ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Nhóm biện pháp vi mô áp dụng với bản

thân các NHTM bao gồm 4 giải pháp chính:

Thứ nhất, tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hƣớng bộ phận chuyên

trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh. Trong bộ phận

chuyên trách quản trị rủi ro cũng cần tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận

Page 77: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 77

quản lý từng loại rủi ro nhƣ: lãi suất, tỉ giá, tín dụng,...Bên cạnh đó, nâng cao sự liên kết

của phòng quản trị rủi ro lãi suất với các nghiệp vụ của ngân hàng nhƣ huy động vốn, tín

dụng, ...nhằm hạn chế ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đối với các nghiệp vụ này. Đồng thời

với đó là nâng cao năng lực dự đoán biến động lãi suất, lƣợng hóa đƣợc rủi ro lãi suất

bằng cách áp dụng những mô hình lƣợng hóa rủi ro hiện đại nhƣ: mô hình tái định giá,

mô hình thời lƣợng. Tiếp đó, liên kết hoạt động của Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có

(ALCO) tại các ngân hàng với các phòng ban chức năng khác trong hệ thống quản trị rủi

ro theo thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại các

NHTM.

Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần tập trung xây dựng và phát triển các phần

mềm chuyên về quản lý rủi ro lãi suất, sử dụng những thành tựu về công nghệ, hệ

thống thông tin liên lạc nhằm nâng cao năng lực của mình trong quản trị rủi ro lãi

suất. Đây đƣợc coi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đối với hoạt động ngân hàng

ngày nay, bởi các ngân hàng đều đang đứng trƣớc một áp lực cạnh tranh cực kì lớn từ các

đối thủ cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trƣờng tiền tệ thế

giới có nhiều biến động trái chiều và khó đoán nhƣ hiện nay, thì việc sở hữu trong tay các

phần mềm hiện đại, tiên tiến sẽ giúp ích các ngân hàng rất nhiều trong việc dự đoán rủi

ro, phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, các NHTM cần sử dụng những ứng

dụng đó để tập hợp và xây dựng bộ số liệu thông tin cập nhật và chính xác. Đây là việc

làm rất cần thiết, bởi chỉ khi có trong tay những thông tin đầy đủ, cập nhật và chính xác

thì các ngân hàng mới có cơ sở để tính toán và dự báo đúng nhất những nguy cơ rủi ro có

thể xảy ra cũng nhƣ kịp thời đƣa ra các phƣơng án phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả.

Thứ ba, giải pháp quan trọng nhất là cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực.

Thực tế qua những vụ sụp đổ của một số NHTM Việt Nam trƣớc đây đã chứng minh rằng

con ngƣời mới là nhân tố cốt lõi trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Đặc biệt là

đối với rủi ro lãi suất, càng không thể chỉ dựa vào kết luận của máy tính đơn thuần để đƣa

Page 78: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 78

ra quyết định, mà phải dựa vào nhận định của con ngƣời. Công nghệ hiện đại bắt buộc

phải đi đôi với đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ cao, đƣợc đào tạo bài bản, có óc

phán đoán sắc sảo, nhạy bén và khả năng ra quyết định chính xác. Chính vì thế, các

NHTM cần đầu tƣ nhiều vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng thông

qua công tác cán bộ nhƣ tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp

khuyến khích khác. Trong đó, cần đặc biệt coi trọng khâu đào tạo kiến thức, kĩ năng và

nghiệp vụ quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Để làm đƣợc điều đó, các ngân hàng có

thể áp dụng việc đƣa cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ,

ra nƣớc ngoài học tập, làm việc và tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với môi trƣờng tài chính tiền

tệ chuyên nghiệp ở các nƣớc tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của

các ngân hàng trên thế giới. Kết hợp với đó là sử dụng chính sách chiêu mộ và đãi ngộ

đặc biệt đối với đội ngũ nhân viên của mình, tránh đƣợc hiện tƣợng chảy máu chất xám.

Thứ tư, cần tổ chức những buổi hội thảo cho các NHTM ngồi lại và tìm tiếng

nói chung nhằm mục đích bình ổn thị trƣờng lãi suất đang tăng quá đà trong thời gian

qua, tạo sự ổn định trên thị trƣờng trong tƣơng lai để tránh đƣợc những tổn thất xảy ra do

sự biến động quá lớn của lãi suất. Qua đó, các ngân hàng cần xác định những mức hợp lý

nhất để vừa đảm bảo hấp dẫn, đảm bảo quyền lợi ngƣời gửi tiền nhƣng cũng cần đảm bảo

ổn định chung của hệ thống, cũng nhƣ chính sự an toàn của mình. Nhƣ chúng tôi đã phân

tích tại mục 2.2, chƣơng II, hầu hết các NHTM hầu không đƣợc lợi khi tăng lãi suất và

nhu cầu tăng lãi suất cho mục đích gọi vốn không quá lớn, nhƣng vẫn buộc phải điều

chỉnh để giữ chân khách hàng, nhất là khi dòng vốn có tín hiệu chạy vòng. Chính vì vậy,

để tránh tình trạng các NHTM tự làm khó nhau thì cần có những thỏa thuận chung giữa

các NH nhằm hạ nhiệt biến động lãi suất. Theo bà Dƣơng Thu Hƣơng, Tổng thƣ ký

VNBA, lãi suất huy động VND cần tìm đƣợc một tiếng nói chung tƣơng đối và hợp lý.

Mức hợp lý hiện nay nên ở khoảng từ 16% - 17%/năm. Với khoảng này, các ngân hàng

Page 79: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 79

vẫn có điều kiện để sinh lời và không tạo nên một tình trạng quá nóng sốt và bất hợp lý

(xét về yêu cầu kinh doanh có lợi nhuận).

KẾT LUẬN

Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu về quản trị rủi ro lãi suất

tại các Ngân hàng Thƣơng mại hiện nay” bằng cách đƣa cơ sở lý thuyết gắn liền với

ứng dụng thực tế. Tựu chung lại, đề tài nghiên cứu đã hoàn thành đƣợc 3 mục tiêu lớn:

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã đƣa ra cơ sở lý thuyết về rủi ro lãi suất, những

phƣơng thức quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM và đặc biệt là 3 mô hình lƣợng hóa

rủi ro lãi suất. Nghiên cứu về rủi ro lãi suất là một vấn đề phức tạp, chính vì vậy nhóm

đề tài đã tổng hợp một cách ngắn gọn nhƣng đầy đủ cơ sở lý thuyết, cộng với những ví dụ

cụ thể trong từng phần rất dễ hiểu và dễ theo dõi. Hơn thế nữa, những Ví dụ nhóm nghiên

cứu đƣa ra trong phần cơ sở lý thuyết đƣợc phân tích dựa trên khung mức lãi suất thực tế

của Việt Nam ở thời điểm 7/2008. Cụ thể mức lãi suất cơ bản là 14% và lãi suất cho vay

của các NHTM không quá 150% lãi suất cơ bản (Theo quyết định số1317/QĐ-NHNN.

Điều đó sẽ giúp bạn đọc ứng dụng ngay những vấn đề lý thuyết vào thực tế thị trƣờng tài

Page 80: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 80

chính Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Trọng tâm trong phân tích lý thuyết, khoa học trong

phƣơng thức trình bày, dễ hiểu bằng những ví dụ cập nhật là 3 tiêu chí nhóm nghiên cứu

đã đạt đƣợc trong Chƣơng I của bài nghiên cứu.

Thứ hai, bài nghiên cứu đã đƣa ra những phân tích và nhận định về tình hình

biến động lãi suất của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ thực trạng công tác Quản trị Rủi

ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, dựa trên cơ sở lý

thuyết cùng với số liệu hoạt động của 2 Ngân hàng trong quý II/2008, nhóm nghiên cứu

đã tiến hành lƣợng hóa rủi ro lãi suất bằng : mô hình kì hạn đến hạn (Maturity Model) đối

với NH NNo&PTNT Tỉnh Bắc Giang và mô hình thời lƣợng (Duration Model) với NH

NNo&PTNT Tỉnh Hoà Bình. Hai tiêu chí mà đề tài nghiên cứu đã đạt đƣợc trong chƣơng

II : phân tích thực trạng và ứng dụng mô hình lý thuyết vào thực tế.

Cuối cùng, dựa trên những phân tích về thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của các

NHTM Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao

năng lực quản trị RRLS của các NHTM Việt Nam. Trong đó, trọng tâm vào phát triển

nguồn nhân lực.

Sau khi hoàn thành đề tài ”Nghiên cứu về quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng

Thƣơng mại hiện nay”, nhóm đề tài xin đƣa ra một số nhận định, đó là:

- Đầu tiên, phải khẳng định rằng trong tình hình biến động lãi suất cao nhƣ hiện nay

thì khả năng gặp rủi ro về lãi suất của các NHTM Việt Nam là rất lớn. Trong

khi đó, công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam còn rất yếu.

- Về phƣơng thức quản trị rủi ro, hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay mới chỉ áp

dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP), lƣợng hóa rủi ro bằng mô hình kì hạn đến hạn.

Trong khi đó, các NHTM trên thế giới đã áp dụng rất thành công mô hình đƣợc

đánh giá là có tính ƣu việt hơn, đó là mô hình thời lƣợng. Để nâng cao chất lƣợng

đánh giá và ƣớc lƣợng rủi ro lãi suất, trong thời gian tới các NHTM Việt Nam nên

đƣa vào nghiên cứu và có kế hoạch cụ thể áp dụng mô hình thời lƣợng. Bên

cạnh đó, ngoài sử dụng Quản trị GAP, các NHTM nên sử dụng nhiều hơn những

hợp đồng phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro về lãi suất.

- Về vấn đề nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM, nhóm đề tài

nhận định rằng vấn đề cốt lõi nằm ở yếu tố con ngƣời. Bởi vì muốn ứng dụng

Page 81: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 81

những công nghệ cao, những mô hình phức tạp thì cần có một đội ngũ chuyên

môn chất lƣợng cao, có khả năng phân tích và nhạy bén với thị trƣờng. Giải quyết

đƣợc vấn đề nguồn nhân lực thì các NHTM Việt Nam sẽ tiến một bƣớc rất xa

không chỉ trong vấn đề Quản trị RRLS mà ở tất cả các lĩnh vực khác.

Trên đây là 3 nhận định của nhóm nghiên cứu sau quá trình nghiên cứu về vấn đề

Quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài

không tránh khỏi thiếu sót về kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy,

chúng tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý của Hội đồng Giám khảo cũng nhƣ quý bạn

đọc nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Nhóm nghiên cứu.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SỐ

HIỆU TÊN BẢNG

TRAN

G NGUỒN

CHƢƠNG I

Sơ đồ Các luồng luân chuyển vốn trong

một thế giới với hệ thống ngân

hàng phát triển.

9

“Quản trị rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng” –

PGS,TS Nguyễn Văn Tiến.

1.1

Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. 21

Anthony Saunders - Financial

Institutions management: A

risk Approach Management

1.2 Kì hạn đến hạn tại thời điểm định

giá lại của các tài sản có và tài sản

nợ.

23 nt

1.3 Sự thay đổi của thị giá trái phiếu

khi lãi suất thị trƣờng tăng 1%. 26 Tác giả.

Page 82: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 82

Đồ thị Tỷ lệ tổn thất tài sản khi lãi suất

thị trƣờng tăng 1%.

27 nt

1.4 Bảng cân đối tài sản của ngân

hàng với các mức lãi suất 10%,

11% và 17%.

28 nt

1.5 Thời lƣợng của trái phiếu coupon

có kì hạn 6 năm.

31 nt

1.6 Thu nhập của trái phiếu coupon

thời lƣợng 4 năm khi lãi suất thị

trƣờng thay đổi.

35 nt

1.7 Các luồng tiền thanh toán giữa hai

ngân hàng trong hợp đồng hoán

đổi.

42 nt

1.8.1 Bảng tổng kết tài sản phân nhóm

theo khoản mục nhạy cảm lãi suất. 44 nt

1.8.2 Bảng tổng kết tài sản phân nhóm

theo khoản mục NCLS khi lãi suất

tăng 1%.

45 nt

1.8.3 Bảng tổng kết tài sản phân nhóm

theo khoản mục NCLS khi chênh

lệch lãi suất giảm 1%.

46 nt

CHƢƠNG II

2.1 Đầu tƣ chiến lƣợc tại các Ngân

hàng Việt Nam (tính đến 55

Tham luận “Hệ thống ngân

hàng Việt Nam sau 1 năm gia

Page 83: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 83

31/12/2007) nhập WTO – Bức tranh toàn

cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà,

phó Tổng Giám đốc NH

ĐT&PT Việt Nam.

2.2 Biến động lãi suất cơ bản của

NHNN và lãi suất huy động tại

OCB, VIB Bank trong quý I&II

năm 2008.

58 Tổng hợp từ báo điện tử

vneconomy.vn

2.3 Bảng tổng kết tài sản có của NH

Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn tỉnh Bắc Giang, tính đến

30/06/2008.

61

Báo cáo tài chính quý II/2008

của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Tỉnh Bắc

Giang.

2.4 Bảng tổng kết tài sản nợ của NH

Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn tỉnh Bắc Giang, tính đến

30/06/2008.

62 nt

2.5.1 Bảng cân đối số 1 tài sản có – tài

sản nợ của NH Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc

Giang, tính đến 30/06/2008.

63 Tác giả.

2.5.2 Bảng cân đối số 2 tài sản có – tài

sản nợ của NH Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc

Giang, khi lãi suất tăng thêm 1%.

64 nt

2.5.3 Bảng cân đối số 3 tài sản có – tài

sản nợ của NH Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc

Giang, khi lãi suất tăng thêm

65 nt

Page 84: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 84

20%.

2.6 Bảng tổng kết tài sản có – tài sản

nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình,

tính đến 30/06/2008.

66

Báo cáo tài chính quý II/2008

của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Tỉnh Hòa

Bình.

2.7.1 Bảng cân đối tài sản có – tài sản

nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình,

tính đến 30/06/2008.

67 nt

2.7.2 Bảng cân đối tài sản có – tài sản

nợ của NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình,

sau khi lãi suất tăng thêm 1%.

69 Tác giả.

2.8 Tăng trƣởng tín dụng, nguồn vốn

và hệ số rủi ro lãi suất của các

NHTM Việt Nam giai đoạn 2000-

2005 + 2007.

70

Nghiên cứu kinh tế, số 337,

06/2006 +

http://www.sggp.org.vn/kinhte/

2008/5/153842

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

1 ALM Asset – Liability

Management

Quản lý tài sản có - nợ.

2 CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ thoả đáng về vốn.

3 BBSW Bank Bill Swap

Reference Rate

Chỉ số lãi suất kì phiếu

ngân hàng

4 FDI Foreign direct

investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài

5 FED US Federal Reserve

System

Cục dự trữ liên bang

Mỹ.

Page 85: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 85

6 FRA Forward rate agreement Hợp đồng lãi suất kì

hạn.

7 GAP GAP Khe hở

8 LS Lãi suất

9 LSCĐ: Lãi suất cố định

10 NCLS Nhạy cảm lãi suất.

11 NH Ngân hàng.

12 NHLD Ngân hàng liên doanh.

13 NHTM Ngân hàng thƣơng mại.

14 NHTMCP: Ngân hàng thƣơng mại

cổ phần.

15 NHTMNN : Ngân hàng thƣơng mại

nhà nƣớc.

16 NHTW Ngân hàng trung ƣơng.

17 RSA Rate sensitive asset Tài sản có nhạy cảm lãi

suất.

18 RSL Rate sensitive liability Tài sản nợ nhạy cảm lãi

suất.

19 RRLS Rủi ro lãi suất

20 ROA Return on Asset Tỷ lệ lợi nhuận ròng

trên tài sản.

21 ROE Return on Equity Lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu.

22 TCTD Tổ chức tín dụng.

23 VN Việt Nam.

24 WTO World trade organization Tổ chức Thƣơng mại

Thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

Page 86: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 86

1. Anthony Saunders & Marcia Million Cornet – “Financial Institutions

management: A risk Approach Management”, 4th

edition, McGraw Hill,

Boston 2003.

2. John Holliwell: The Financial Risk Manual – A Systematic Guide to

Identifying and Managing Financial Risk. Pitman Publishing, 1997.

B/ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.

I/ SÁCH.

1. PGS,TS Nguyễn Văn Tiến - “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”,

Nhà xuất bản Thống kê, 10/2005.

2. ThS.Phan Anh Tuấn - “Lý thuyết tài chính tiền tệ”.

3. GS.TS Lê Văn Tƣ - “Quản trị Ngân hàng Thƣơng mại” , Nhà xuất bản Tài

chính, 2005.

II/ THAM LUẬN.

1. TS. Tô Ánh Dƣơng, trƣởng phòng, Vụ Chiến lƣợc phát triển Ngân hàng, Ngân

hàng Nhà nƣớc Việt Nam – “Áp dụng chuẩn mực Basel – Xu thế tất yếu của

các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam khi gia nhập WTO.” – Hội thảo khoa

học: “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam và các cam kết WTO: Đánh giá và triển

vọng.”,5/2008.

2. TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam - “Hệ thống ngân

hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn cảnh”. – Hội thảo

khoa học: “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam và các cam kết WTO: Đánh giá và triển

vọng.”,5/2008.

3. ThS. Dƣơng Thị Bích Thủy, Trung tâm Thông tin Tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc

Việt Nam – “Hoạt động Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam sau 1 năm gia nhập

Page 87: [YRC]-Nghien Cuu Quan Tri Rui Ro Lai Suat Doi Voi Cac NHTM Viet Nam Hien Nay

http://svnckh.com.vn 87

WTO.” – Hội thảo khoa học: “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam và các cam kết

WTO: Đánh giá và triển vọng.”,5/2008.

4. Trần Minh Tuấn, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc - “Tăng cƣờng công tác

thanh tra, giám sát Ngân hàng trong tình hình mới.”

III/ BÀI BÁO

1. Nguyễn Hoài, Minh Đức - “Ngân hàng : Làm sao chung sống với rủi ro?.” ,

Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 180, ngày 9/9/2005.

2. “Áp dụng phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro lãi suất vào quản lý kinh doanh

Ngân hàng” - Tạp chí Ngân hàng, số 4, 02/2003.

3. “Mô hình thời lƣợng và vấn đề quản trị rủi ro lãi suất” - Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, số 298, 03/2003.

C/ WEBSITE.

1. http://saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/12559.saga

2. http://saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/11121.saga

3. http://saga.vn/view.aspx?id=12293

4. http://vneconomy.vn/home/tin-tuc/6/410/tai-chinh/bie-dong-lai-xuat.htm.

5. http://www.hvnh.edu.vn/modules.php?name=CMS&op=details&mid=328

6. http://www.tapchiketoan.com/tin-tuc/tin-tuc-ngan-hang-tai-chinh/tang-lai-suat-

tang-rui-ro.html

7. http://www.tintaichinh.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=1371&I

temid=170

8. http://209.85.175.104/search?q=cache:GwAMLnqCalQJ:www.bis.org/publ/bcbsca

09.pdf+%22interest+rate+risk+management%22&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn

9. http://www.frbsf.org/publications/economics/letter/2004/el2004-26.html