Top Banner
MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2 I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….. II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….. III. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. IV. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………... V. Giả thuyết khoa học………………………………………………………… VI. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………… VII. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… VIII. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………… B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………5 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bài học………..5 I. Cơ sở lý luận về nghiên cứu bài học……………………………………….. II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí…… Chương 2: Phương pháp tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí ở trường THPT………………………………………………………………...19 I. Lập kế hoạch nghiện cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí…………………. 1
89

thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ...

Mar 27, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

MỤC LỤC

TrangA. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2

I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..

II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..

III. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..

IV. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...

V. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………

VI. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………

VII. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

VIII. Đóng góp mới của đề tài…………………………………………………

B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………

5

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bài học………..5

I. Cơ sở lý luận về nghiên cứu bài học………………………………………..

II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí……

Chương 2: Phương pháp tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí ở

trường THPT………………………………………………………………...19

I. Lập kế hoạch nghiện cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí………………….

II. Hoạt động tổ chức “nghiên cứu bài học” ở tổ chuyên môn địa lí…………

1. Thảo luận xây dựng kế hoạch giảng dạy chủ đề …………………………..

2. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ………………………………………….

3. Tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm sau khi dự giờ minh họa……………

4. Đánh giá kết quả nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí…………….

C. PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………….49

1. Kết luận……………………………………………………………………

2. Kiến nghị………………………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...50

PHỤ LỤC……………………………………………………………………51

1

Page 2: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài.

Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được Đảng

và Nhà nước luôn rất quan tâm. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9

khóa XI (NQ 29-NQ/TW) khẳng định: phát triển giáo dục và đào tạo nhằm

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phải chuyển mạnh quá

trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực

và phẩm chất người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có rất nhiều văn

bản chỉ đạo nhằm cải cách, đổi mới ngành giáo dục. Công văn 791/HD-

BGDĐT (ngày 25 tháng 06 năm 2013) về phát triển chương trình giáo dục

nhà trường, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới phương

pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học

sinh. Văn bản Số: 5555/BGDĐT-GDTrH (ngày 08 tháng 10 năm 2014) được

ban hành để hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy

học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của

trường trung học phổ thông. Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh hằng năm cũng

luôn chỉ đạo kịp thời các phòng chức năng làm tốt công tác tập huấn cho giáo

viên để nắm bắt các thông tin, cập nhật các chủ trương, chính sách mới về

giáo dục; tổ chức hội giảng ở các cụm liên trường để tạo cơ hội cho giáo viên

các bộ môn trao đổi về chuyên môn, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.

Như vậy, mong muốn rất lớn của các cấp hiện nay là nâng cao chất lượng

giáo dục, nhanh chóng đưa nền giáo dục nước nhà hội nhập với nền giáo dục

trong khu vực và thế giới.

Tổ chuyên môn là nơi triển khai mọi hoạt động của nhà trường, việc đổi

mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn là rất cần thiết. Tuy

nhiên, các hoạt động sinh hoạt ở tổ chuyên môn trong các trường phổ thông

còn nhiều bất cập, chủ yếu còn mang tính chất hành chính, chưa đậm màu sắc

chuyên môn. Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí và là tổ trưởng tổ

2

Page 3: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

chuyên môn, tôi đã nhận thấy việc tổ chức “nghiên cứu bài học” ở tổ chuyên

môn có ý nghĩa rất thiết thực, hoạt động này không những giúp giáo viên

hoàn thiện tốt kế hoạch dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp

với đối tượng học sinh mà còn giúp giáo viên nắm bắt được đặc điểm của

từng học sinh, hiểu được năng lực, phẩm chất của các em được bộc lộ qua

từng giờ học; phát hiện những khó khăn mà học sinh đang cần giải quyết

trong hoạt động học tập. Với nhận thức đó, tôi đã lựa chọn đề tài “ Tổ chức

“nghiên cứu bài học” để đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nâng cao chất

lượng dạy học môn địa lí ở trường THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm năm

học 2017-2018.

II. Mục đích nghiên cứu.

Thực hiện đề tài nhằm định hướng đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm

chuyên môn địa lí qua tổ chức nghiên cứu bài học, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn địa lí ở trường THPT theo hướng quan tâm phát triển

phẩm chất, năng lực học sinh.

III. Đối tượng nghiên cứu.

  Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức tổ chức “nghiên cứu bài học” ở tổ

chuyên môn địa lí. Thông qua hoạt động soạn bài, giảng dạy và dự giờ một số

tiết ở chương trình địa lí lớp 12, giáo viên trong tổ chuyên môn phân tích, rút

kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch dạy học tốt nhất về nội dung kiến thức

cũng như phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết

cho học sinh.

IV. Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu việc tổ chức nghiên cứu các bài học chủ đề

“Biển Đảo Việt Nam” thuộc phần địa lí Việt Nam lớp 12 ở một tổ chuyên

môn địa lí trong một trường THPT, thời gian từ năm 2016 đến 2018.

V. Giả thuyết khoa học.

Tổ chức tốt hoạt động “nghiên cứu bài học” ở tổ chuyên môn sẽ góp phần

đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng chất lượng dạy học

3

Page 4: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

môn địa lí ở trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người

học.

VI. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhiệm vụ cơ bản đề tài thực hiện là:

- Trình bày được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu

bài học.

- Trình bày cơ sở thực tiễn về nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn của các

trường phổ thông hiện nay.

- Đề xuất cách thức tổ chức nghiên cứu bài học đối với sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn địa lí ở trường THPT hiện nay.

VII. Phương pháp nghiên cứu.

Thực hiện đề tài chúng tôi đã thực hiện các phương pháp dưới đây:

- Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu.

- Phương pháp quan sát.

VIII. Đóng góp mới của đề tài.

Qua thực hiện đề tài chúng tôi mong muốn đem đến cho các thế hệ giáo

viên có những hiểu biết về hoạt động “nghiên cứu bài học”, nắm bắt được xu

thế phát triển của nền giáo dục nước nhà và thế giới; chứng minh được hiệu

quả, ý nghĩa của việc tổ chức nghiên cứu bài học địa lí đối với công tác đổi

mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học địa lí theo hướng

chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nếu hoạt động “nghiên cứu

bài học” được triển khai ở các tổ bộ môn khác trong các nhà trường phổ thông

ở tỉnh Hà Tĩnh theo phương thức của chúng tôi đã đề xuất đối bộ môn địa lí

thì đó cũng là thành công lớn của đề tài và đúng với mong muốn của người

thực hiện.

4

Page 5: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỊA LÍ Ở TỔ CHUYÊN MÔN.

I. Cơ sở lý luận về nghiên cứu bài học.

1. Khái niệm.

Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (NCBH) (tiếng Anh là Lesson

Study hoặc Lesson Research) được chuyển từ nguyên nghĩa tiếng

Nhật (jugyou kenkyuu) . Thuật ngữ NCBH có nguồn gốc trong lịch sử giáo

dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 -1912), như một biện pháp để nâng cao

năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt

động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh.

Cho đến nay NCBH được xem như một mô hình và cách tiếp cận nghề nghiệp

của giáo viên và vẫn được sử dụng rộng rãi tại các trường học ở Nhật Bản,

hình thức này đã được áp dụng trên nhiều nước, bước đầu được áp dụng ở

Việt Nam và đã chứng minh được tính khả thi của nó trong việc bồi dưỡng và

phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên so với các phương pháp truyền

thống khác. Điều đó cho thấy tính ưu việt và sức hấp dẫn to lớn của NCBH.

2. Yêu câu đối với giáo viên khi tham gia nghiên cứu bài học.

      Khi tham gia NCBH, các giáo viên sẽ họp thành từng nhóm nhỏ 4-6 người

có thể khác nhau về trình độ chuyên môn, khác nhau về chuyên ngành thậm

chí có thể khác trường. Tuy nhiên, để thuận lợi cho quá trình thực hiện bài

học, thông thường các nhóm NCBH là các giáo viên cùng trường và có cùng

chuyên ngành. Trong quá trình tiến hành bài học nghiên cứu có thể có sự

tham gia của các giáo viên khác ngoài nhóm hoặc có thể mời những giáo viên

ngoài trường, những chuyên viên của Sở giáo dục, v.v… những người này sẽ

đóng góp những ý kiến chuyên môn, quan sát bài học và đưa ra những ý kiến,

nhận xét, góp ý để quá trình trở nên hiệu quả hơn.

        Các giáo viên cùng nhau nghiên cứu, xây dựng mục tiêu học tập cho học

sinh. Sự tham gia của các thành viên phải mang tính chất tự nguyện trên cơ sở

5

Page 6: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

muốn nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Trong nhóm các thành viên

cùng nhau hợp tác hướng đến mục tiêu chung của bài học, cùng chia se kinh

nghiệm và cùng nhận xét, bổ sung giúp nhau hoàn thiện hơn về chuyên môn

nghiệp vụ. Cần tránh những biểu hiện tiêu cực như sự phê phán nhau về năng

lực chuyên môn hay phẩm chất nghề nghiệp của các giáo viên với nhau. Các

nhóm sẽ làm việc trung bình từ 1 đến 3 bài học/ năm do việc nghiên cứu có

cường độ cao và chiếm khá nhiều thời gian.

3. Quá trinh nghiên cứu bài học.

NCBH để đánh giá hoặc cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi

về thực tiễn dạy học. Giáo viên thực hiện NCBH thì thu thập được những

nhận xét, kết quả cho việc sử dụng các phương pháp của mình đến sự tư duy

của học sinh. Có nhiều cách và quan điển phân chia các giai đoạn của quá

trình NCBH.

Tác giả Stigler và Hiebert(1999) trong cuốn The Teaching Gap chia quá

trình NCBH thành 7 bước cụ thể:

+ Lập kế hoạch nghiên cứu bài học.

+ Dạy học  và quan sát các bài học nghiên cứu.

+ Đánh giá, nhận xét các bài học đã được dạy.

+ Chỉnh sửa các bài học dựa trên sự góp ý, bổ sung sau những gì thu thập

được sau khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1.

+ Tiến hành dạy các bài học đã được chỉnh sửa.

+ Tiếp tục đánh giá, nhận xét kết quả lần 2.

+ Đưa vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học.

  Có tác giả lại chia quá trình NCBH thành 3 giai đoạn: (1) Đặt kế hoạch;

(2) Thực hiện bài học nghiên cứu và (3) Các hoạt động sau khi thực hiện bài

học (hay còn gọi là giai đoạn suy ngẫm, phản ánh, phê phán). Ở tất cả các

bước đều có sự hợp tác của các giáo viên.

Theo Lewis (2002) chia quá trình nghiên cứu bài học thành 4 bước:

+Tập trung vào bài học nghiên cứu.

6

Page 7: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

+Đặt kế hoạch cho bài học nghiên cứu.

+Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu.

+Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch tiếp theo.

4. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt

chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

SHCM truyền thống SHCM theo NCBH

1. Mục đích

– Đánh giá xếp loại giờ dạy theo

tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của

cấp trên.

– Người dự tập trung quan sát các

hoạt động của GV để rút kinh

nghiệm.

– Thống nhất cách dạy các dạng bài

để tất cả GV trong từng khối thực

hiện.

1. Mục đích

– Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo

tiêu chí, quy định.

– Người dự giờ tập trung phân tích các

hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.

– Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực

chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của

mình.

2. Thiết kế bài dạy minh hoạ

– Bài dạy minh hoạ được phân công

cho một GV thiết kế; được chuẩn bị,

thiết kế theo đúng mẫu quy định.

– Nội dung bài học được thiết kế

theo sát nội dung sách giáo khoa,

sách giáo viên, không linh hoạt xem

có phù hợp với từng đối tượng HS

không.

– Thiếu sự sáng tạo trong việc sử

dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy

học.

2. Thiết kế bài dạy minh hoạ

– Bài dạy minh hoạ được các GV trong

tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không

phụ thuộc máy móc vào quy trình, các

bước dạy học trong sách giáo khoa, sách

giáo viên.

– Các hoạt động trong thiết kế bài học

cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo

cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài

học.

3. Dạy minh hoạ, dự giờ 3. Dạy minh hoạ, dự giờ

7

Page 8: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

* Người dạy minh hoạ

– GV dạy hết các nội dung kiến

thức trong bài học, bất luận nội

dung kiến thức đó có phù hợp với

HS không.

– GV áp đặt dạy học một chiều,

máy móc: hỏi – đáp hoặc đọc –

chép hoặc giải thích bằng lời.

– GV thực hiện đúng thời gian dự

định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt

ra thường yêu cầu HS trả lời theo

đúng đáp án dự kiến trong giáo án

(mang tính trình diễn).

 * Người dự giờ

– Thường ngồi ở cuối lớp học quan

sát người dạy như thế nào, ít chú ý

đến những biểu hiện thái độ, tâm lí,

hoạt động của HS.

* Người dạy minh hoạ

– Có thể là một GV tự nguyện hoặc một

người được nhóm thiết kế lựa chọn.

– Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý

tưởng đã thiết kế trong bài học.

– Quan tâm đến những khó khăn của HS.

– Kết quả giờ học là kết quả chung của

cả nhóm.

 

 

* Người dự giờ

– Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi

chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh,

quay phim…những hành vi, tâm lí, thái

độ của HS để có dữ liệu phân tích việc

học tập của HS.

4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ

– Các ý kiến nhận xét sau giờ học

nhằm  mục đích đánh giá, xếp loại

GV.

 – Những ý kiến thảo luận, góp ý

thường không đưa ra được giải pháp

để cải thiện giờ dạy. GV dạy trở

thành mục tiêu bị phân tích, mổ xe

các thiếu sót.

 – Không khí các buổi SHCM nặng

nề, căng thẳng, quan hệ giữa các

4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ

– Người dạy chia se mục tiêu bài học,

những ý tưởng mới, những cảm nhận của

mình qua giờ học.

– Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét,

góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi,

chia se, lắng nghe mang tính xây dựng;

tập trung vào phân tích các hoạt động

của HS và tìm các ra nguyên nhân.

– Không đánh giá, xếp loại người dạy mà

coi đó là bài học chung để mỗi GV tự rút

8

Page 9: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

GV thiếu thân thiện.

– Cuối buổi thảo luận người chủ trì

tổng kết, thống nhất cách dạy chung

cho các khối.

kinh nghiệm.

– Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe

tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến

của mình hoặc của một nhóm người.

Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra

các biện pháp hỗ trợ HS.

5. Kết quả

*Đối với HS

– Kết quả học tập của HS ít được

cải thiện.

– Quan hệ giữa các HS trong giờ

học thiếu thân thiện, có sự phân biệt

giữa học sinh giỏi với học sinh yếu

kém

 

*Đối với GV

– Các PPDH mà GV sử dụng

thường mang tính hình thức, không

hiệu quả. Do dạy học một chiều nên

GV ít quan tâm đến HS .

– Quan hệ giữa GV và HS thiếu

thân thiện, cởi mở.

– Quan hệ giữa các GV thiếu sự

cảm thông, chia se, luôn phủ nhận

lẫn nhau.

5. Kết quả

*Đối với HS

– Kết quả của HS được cải thiện.

– HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào

các hoạt động học, không có học sinh

nào bị “bỏ quên”.

– Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân

thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.

*Đối với GV

– Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện

pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.

– Tự nhận ra hạn chế của bản thân để

điều chỉnh kịp thời.

– Quan tâm đến những khó khăn của HS,

đặc biệt là HS yếu, kém.

– Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần

gũi, cảm thông, chia se và giúp đỡ lẫn

nhau.

* Đối với cán bộ quản lí

– Cứng nhắc, theo đúng quy định

chung. Không dám công nhận

những ý tưởng mới, sáng tạo của

*Đối với cán bộ quản lí

– Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự

linh hoạt sáng tạo của của từng GV.

– Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu

9

Page 10: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

GV.

– Quan hệ giữa cán bộ quản lí với

GV là quan hệ mệnh lệnh, xa cách,

hành chính…

được nguyên nhân của những khó khăn

trong quá trình dạy và học để có biện

pháp hỗ trợ kịp thời.

– Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần

gũi, gắn bó và chia se.

5. Những lợi ích do nghiên cứu bài học mang lại

            NCBH là một mô hình bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ

cho giáo viên bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho những người tham

gia.

            Mục đích của NCBH là tìm hiểu những gì học sinh nghĩ,  những gì

học sinh tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ không phải là

một bài học biểu diễn. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có những

đóng góp và các ý tưởng đó cần phải được tôn trọng. Do vậy, bài học là thuộc

về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy. Như vậy khi các thành viên

tham gia vào NCBH thì sẽ kết hợp được những ưu điểm và cùng hoàn thiện

bài học hơn.

            Thông qua NCBH, giáo viên cảm thấy tập trung hơn vào bài học và

tăng sự thích thú trong công việc dạy học.

            NCBH là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể nên thông qua quá trình

hợp tác với các giáo viên trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức

của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ sung từ ý kiến

của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải thiện. Giáo

viên phải cùng nhau thảo luận về những phản ứng có thể có ở học sinh trong

quá trình học để có những phương pháp dạy học cho phù hợp. Như vậy giáo

viên có thể dự kiến trước được những kết quả đối với một bài học và những

phản ứng của các học sinh trong lớp.

            Trong các lớp học do giáo viên dạy một lớp học,  giáo viên có thể

không phát hiện ra khuyết điểm của mình, họ tự hài lòng với phương pháp

giảng dạy của mình, dẫn đến họ dạy bài học đó theo đúng một cách trong

10

Page 11: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

nhiều năm và họ cảm thấy nhàm chán, đơn điệu, nhưng qua quá trình hợp tác

NCBH họ được quan sát người khác dạy, được thấy cùng một nội dung đó

nhưng ở người khác lại sử dụng một phương pháp khác, cách dạy khác do đó

vốn kinh nghiệm của họ trở nên phong phú hơn, qua sự đóng góp của tập thể

họ nhìn ra điểm yếu trong phương pháp, kĩ năng của mình, thông qua đó năng

lực chuyên môn của họ được nâng cao và họ khám phá được nhiều điểm mới

me trong công việc. Họ tự tin hơn khi dạy bài học đó ở lớp của mình, phát

triển khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

            NCBH tạo cơ hội cho giáo viên xem xét việc dạy và học diễn ra trong

thực tế một cách khách quan thông qua dữ liệu quan sát giờ học trực tiếp hoặc

gián tiếp (qua dữ liệu quan sát của các giáo viên khác, băng ghi hình, ý kiến

nhận xét… ). Khi đứng lớp có nhiều biểu hiện của học sinh mà giáo viên

không bao quát hết được, nhưng khi ngồi ở dưới quan sát hay quan sát qua

băng ghi hình buổi học, giáo viên sẽ bao quát được quá trình tiếp thu kiến

thức của học sinh, những gì các đồng nghiệp khác của họ quan sát được tiếp

tục bổ sung vào sự quan sát của họ. Qua quá trình quan sát giáo viên thấy

được tác động của phương pháp dạy học của mình tới học sinh, “nhìn thấy

được “ quá trình học, suy nghĩ của học sinh và tránh áp đặt chủ quan cho học

sinh. Qua những phản ứng của học sinh với bài học, giáo viên có thể tự nhận

thấy mức độ hiệu quả của phương pháp mà mình đang sử dụng chứ không

phải từ sự đánh giá của các giáo viên khác. Cũng qua những phản ứng đó mà

giáo viên sẽ có những thay đổi về phương pháp giảng dạy cho phù hợp hơn

với các lớp sau.

            NCBH đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và

thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách học sinh phản ứng với

các tác động, giáo viên tham gia có nhận thức đầy đủ hơn về cách học sinh

học và suy nghĩ cũng như cách học sinh hiểu bài, đáp lại những cái giáo viên

dạy. Hơn nữa, tham gia nghiên cứu bài học giúp giáo viên học được cách

quan sát, không phải là quan sát những cái bề ngoài hời hợt mà là quan sát

11

Page 12: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

quá trình học sinh học những cái họ dạy. Giáo viên học được cách phân tích,

rút ra kết luận, sửa đổi từ những số liệu quan sát được. Ngoài ra,  tham gia

NCBH giúp giáo viên nâng cao kĩ năng thiết kế công cụ dạy học để làm cho

học tập và tư duy của học sinh trở nên dễ hiểu đối với giáo viên và có thể nhìn

thấy được.

NCBH thúc đẩy, duy trì sự hợp tác giữa các giáo viên, giúp các giáo viên phát

triển kĩ năng làm việc nhóm. Việc hợp tác này thu hẹp khoảng cách giữa các

thành viên trong nhóm nghiên cứu và góp phần phát triển không khí hợp tác,

đoàn kết trong nhà trường. NCBH tạo ra cộng đồng học tập, văn hóa học tập

và củng cố tình đồng nghiệp trong nhà trường. Sau khi NCBH các giáo viên

sẽ viết báo cáo chia se những kinh nghiệm họ thu được qua quá trình NCBH,

đưa ra một kế hoạch bài học chi tiết để các nhóm giáo viên khác có thể tham

khảo và phát triển nó vào thực tế việc dạy và học tại lớp mình, hoặc họ có thể

thành lập một nhóm NCBH và dựa trên thành quả nghiên cứu của những

người đi trước, tiếp tục nghiên cứu để phát triển bài học sâu hơn. Một khi kết

quả của quá trình NCBH được chia se, kết quả và những kinh nghiệm đó

không còn bó hẹp ở phạm vi nhóm nghiên cứu nữa mà thông qua sách báo,

internet, nó sẽ được các giáo viên ở những nơi khác biết đến và đóng góp tích

cực vào việc sửa nội dung chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, qua

đó nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên và chất lượng học của học

sinh. Điều này rất có ý nghĩa với các giáo viên tre chưa thực sự có nhiều kinh

nghiệm trong việc dạy học.

            Tham gia vào NCBH giáo viên thực hiện vai trò của người nghiên

cứu, cải tạo thực tiễn và họ trở nên vững vàng hơn về chuyên môn,  nghiệp

vụ, tăng sự chuyên nghiệp của giáo viên và giúp giáo viên tự tin hơn trong

việc giải quyết vấn đề của thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học của mình.

Trước khi tiến hành bài học nghiên cứu, mỗi giáo viên cũng cần nghiên cứu

thật kĩ lưỡng các nội dung dạy học, suy nghĩ thật cẩn thận về những vấn đề có

thể phát sinh trong quá trình dạy học. Do đó, quá trình thực hiện bài học có

12

Page 13: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

thể coi như một quá trình nghiên cứu lại bài học của giáo viên. Nghiên cứu

bài học tạo cơ hội cho giáo viên có thể quan tâm tới tất cả các học sinh trong

lớp, tạo cơ hội phát triển cho mọi học sinh. Và dẫn tới hệ quả tất yếu là nâng

cao chất lượng học tập của học sinh.

            Có lẽ, nên xem NCBH như một cái cầu kết nối giữa các giáo viên, xây

dựng tình thân ái giữa họ. Nếu quá trình NCBH được tiến hành trong một

trường nó sẽ giúp cải tiến chất lượng dạy học các bộ môn. Nếu nó được tiến

hành trong một cụm trường, nó sẽ giúp các giáo viên của các trường khác

nhau chia se kinh nghiệm với nhau. Nếu nó được tiến hành trong phạm vi một

khu vực, một quốc gia thì nó giúp cải tiến phương pháp dạy học, sửa nội dung

sách giáo khoa, cấu trúc chương trình. Qua đó, NCBH giúp thu hẹp khoảng

cách, chất lượng giáo dục giữa các trường,  các vùng miền.

            Ngoài ra NCBH còn là cái cầu kết nối các nội dung kiến thức, giữa

các bộ môn để thu được sự hỗ trợ bổ sung tốt nhất giữa các bộ môn góp phần

đào tạo toàn diện cho học sinh, giữa các cấp học để thu được chương trình

đào tạo mạch lạc, thông suốt.

            Một lợi ích nữa xuất phát từ tính linh hoạt, ưu việt của NCBH, đó là

nó có thể thực hiện được ở mọi cấp học, mọi môn học từ các môn tự nhiên, xã

hội,… cho tới các môn giáo dục thể chất, nó cũng không đòi hỏi một sự đầu

tư khổng lồ mà chỉ cần một nhóm giáo viên sẵn sàng hợp tác cùng nhau.

II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bài học địa lí ở tổ chuyên môn.

1. Tinh hinh nghiên cứu bài học trên thế giới và Việt Nam.

Hoạt động nghiên cứu bài học trong công tác giáo dục đã được chú trọng

ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục phát triển như

Nhật Bản, Hoa Kì… đã chứng minh cho ý nghĩa của tổ chức nghiên cứu bài

học đối với hoạt động giáo dục trong các nhà trường.

Nước ta là nước có nền giáo dục còn có nhiều hạn chế, cần phải có nhiều

đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Bộ giáo dục có rất

nhiều văn bản chỉ đạo để xây dựng chương trình nhà trường phù hợp với xu

13

Page 14: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

thế thời đại, đổi mới trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường

phổ thông. Cụ thể, văn bản số: 5555/BGDĐT-GDTrH ra ngày 08 tháng 10

năm 2014 đã hướng dẫn rõ nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi

mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:

- Xây dựng chuyên đề dạy học

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong

sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương

trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên

đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong

điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng,

thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức

cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và

phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

- Biên soạn câu hỏi/bài tập

Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu

(nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập

có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh

trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các

mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động

dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

- Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của

học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể

chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và

kĩ thuật dạy học được sử dụng.

- Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên

môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh

nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học

14

Page 15: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như

sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp

với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải

hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp

dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học

sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau

khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học

sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ

quên".

- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội

dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho

học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình

huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình

thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả

thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các

kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học

tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học

có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và

kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó

trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi

hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.

- Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học

của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực

hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc

15

Page 16: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích

giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh,

đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học

sinh của giáo viên.

Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội

dungTiêu chí

1. K

ế ho

ạch

và tà

i liệ

u dạ

y

học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung

và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản

phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng

để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình

tổ chức hoạt động học của học sinh.

2. T

ổ ch

ức h

oạt đ

ộng

học

cho

học

sinh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình

thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn

của học sinh.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến

khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học

tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích,

đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

3. H

oạt đ

ộng

của

học Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của

tất cả học sinh trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực

hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận

về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

16

Page 17: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

sinh

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập của học sinh.

2. Tinh hinh sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và tổ chức nghiên cứu

bài học môn địa lí trong các trường THPT Hà Tĩnh.

Qua công tác điều tra, phỏng vấn 40 nguời là các tổ trưởng chuyên môn,

giáo viên địa lí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thì hầu hết các tổ, nhóm chuyên môn

còn sinh hoạt theo phương thức truyền thống. Kết quả thống kê từ phiếu điều

tra, phỏng vấn thu được cơ bản như sau:

Nội dung điều tra Kết quả điều tra

Số buổi sinh hoạt chuyên môn Trung bình 1 buổi/2 tuần.

Số tiết thao giảng 1 tiết/giáo viên/tuần.

Mục đích tổ chức thao giảng Để có cơ sở đánh giá giáo viên, xếp loại

thi đua cuối kì, cuối năm.

Người soạn bài thao giảng Cá nhân người dạy thao giảng

Hoạt động dự giờ của giáo viên Chủ yếu ngồi ở cuối lớp, ghi chép và

quan sát hoạt động dạy của giáo viên.

Nội dung kiến thức bài giảng Giáo viên cố gắng truyền đạt hết theo

giáo án mặc dù có một số nội dung học

sinh không hiểu.

Hoạt động quan sát học sinh Người dạy và người dự giờ quan sát học

sinh rất ít.

Hoạt động thảo luận, rút nghiệm

sau dự giờ.

Chủ yếu tập trung đánh giá ưu điểm,

nhược điểm của giáo viên trong giờ dạy

Việc phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh. Phát hiện những khó

khăn của học sinh trong giờ học.

Rất hạn chế vì giáo viên lo hoàn thành

nhiệm vụ của mình theo kế hoạch đã đặt

ra.

Như vậy, sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, nhóm còn tập trung nhiều vào

việc truyền thụ các mệnh lệnh hành chính của nhà trường, của cấp trên cho

các tổ viên thực hiện. Hoạt động thao giảng, dự giờ thì thường được sắp xếp

theo thứ tự, khi đến lượt mình mỗi giáo viên tự soạn bài và giảng dạy để các

17

Page 18: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

viên trong tổ đến dự giờ rồi nhận xét, đánh giá và xếp loại giờ dạy theo các

mức độ giỏi, khá, trung bình… Hoạt động dạy của người dạy rất cứng nhắc,

thiếu linh hoạt, cố gắng giảng hết nội dung đã thiết kế dù trong lớp có nhiều

đối tượng học sinh, có năng lực khác nhau và có khả năng tiếp nhận khác

nhau; trong hoạt động dự giờ, người dự chủ yếu ngồi một chổ, quan sát hoạt

động dạy của người dạy và ghi chép lại quá trình dạy. Việc quan sát hoạt

động học, nắm bắt đặc điểm học sinh, phát triển phẩm chất và năng lực của

học sinh trong từng giờ dạy gặp nhiều khó khăn, không có nhiều thời gian để

thực hiện.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TỔ CHUYÊN MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.

I. Lập kế hoạch nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí.

18

Page 19: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn

địa lí mình phụ trách để trình Ban giám hiệu phê duyệt rồi triển khai cho các

tổ viên biết theo mẫu:TRƯỜNG THPT………

TỔ ĐỊA LÍ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 8 năm 2017

KẾ HOẠCH

ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NCBH

Năm học 2017-218

- Căn cứ vào công văn số 5555/BGD&ĐT-GDTrH ngày 4/10/2014 về việc

hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,

đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung

học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng

- Căn cứ vào Công văn số 1303/SGDĐT- GDPT ngày 06 tháng 9 năm 2017

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung

học năm học 2017-2018

- Căn cứ vào kế hoạch nhà trường, kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đã

được đồng chí Hiệu trưởng phê duyệt và tình hình thực tế của tổ. Để thực hiện

tốt nhiệm vụ năm học và nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của mỗi cá

nhân, tổ Địa lí xây dựng kế hoạch đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng

nghiên cứu bài học năm học 2017-2018 như sau:

1.Mục đích, ý nghĩa

  - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia

vào quá trình học tập, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội

dung, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

  - Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên bộ môn Địa lí nâng cao năng lực chuyên

môn, kỹ năng sư phạm và khả năng sáng tạo trong dạy và học.

2. Nội dung kế hoạch.

Phần I 

19

Page 20: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SHCM THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU

BÀI HỌC NĂM HỌC 2016-2017.

a. Kết quả đã làm được.

    Năm học 2016-2017 tổ Địa lí đã nghiêm túc sinh hoạt chuyên môn theo

nghiên cứu bài học theo kế hoạch năm học.

    Sinh hoạt chuyên đề mỗi tháng hai buổi theo lịch của nhà trường. Mỗi

tháng có một chuyên đề về chuyên môn có chất lượng tốt.

   Các bài giảng và chuyên đề của bộ môn được đưa lên trường học kết nối

theo tài khoản của các cá nhân trong tổ đều đặn.

   Các nội dung SHCM theo NCBH và sinh hoạt chuyên đề được các thành

trong tổ tham gia với ý thức trách nhiệm cao, theo đúng  quy trình. Các bài

dạy, các chuyên đề đều sử dụng công nghệ thông tin.

   Trong bước chuẩn bị, được nhận thức về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên

cứu bài học, tập thể giáo viên trong tổ luôn  nhận thức rõ việc xây dựng bài

học là nhiệm vụ của toàn tổ, nên cần nhiệt tình đóng góp ý kiến, xây dựng để

bài giảng thực sự là sản phẩm trí tuệ của cả tổ, cả nhóm.

b. Tồn tại, hạn chế.

   Trong quá trình thực hiện, do thiếu phương tiện nên việc tiến hành quay

phim, chụp ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu trao đổi về

giờ dạy còn hạn chế, chất lượng chưa cao.

   Do không gian lớp học còn chật chội, số học sinh đông, người dự chưa quen

với việc quan sát giáo viên và học sinh theo cách đổi mới nên vẫn chỉ ngồi dự

cuối lớp như dự giờ truyền thống. 

Phần II

KẾ HOẠCH SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC – NĂM HỌC 2017-2018

1. Đặc điểm tinh hinh tổ chuyên môn.

a. Nhân sự

    - Tổ gồm các giáo viên bộ môn địa lí.  

    - Tổng số giáo viên: 6 đồng chí ( 4 nữ, 2 nam) 

    - Tổ  trưởng:  …..

20

Page 21: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

    - Tổ phó : ….            

b. Thuận lợi

    - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc dạy

và học.

    - Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của Ban

giám hiệu nhà trường. Giáo viên trong tổ đều được tham gia các lớp tập huấn

do trường và ngành tổ chức, trên thực tế đã tiếp cận nghiên cứu thực hiện sinh

hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nên đã quen dần và có kinh nghiệm

hơn.

    - Đội  ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm

cao, chuyên môn vững, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,

có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

    - Học sinh đã quen và mạnh dạn hơn khi hoạt động nhóm trong quá trình

học tập. Tỷ lệ chuyên cần của học sinh ngày càng được nâng cao, các em

bước đầu đã có ý thức học và tự học.

c. Khó khăn

- Khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin ở một số giáo viên còn hạn

chế. Hơn nữa việc nhận thức của một số giáo viên còn chưa sâu sắc về sinh

hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Việc khai thác, sử dụng thiết bị

dạy học ở một số bài đạt hiệu quả chưa cao.

- Không gian lớp học còn chật chội, số học sinh đông ảnh hưởng tới việc tổ

chức các hoạt động học tập.

- Các em chưa quen với việc dự giờ theo kiểu mới nên còn bỡ ngỡ, rụt rè ít

nhiều ảnh hưởng đến giờ học.

- Trình độ nhận thức của học sinh còn thấp và chưa đồng đều giữa các học

sinh, nhiều học sinh còn nhát và trầm, gây khó khăn cho giáo viên trong việc

tổ chức các hoạt động.

2. Mục tiêu chung

21

Page 22: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

    - Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học

tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt

những học sinh khó khăn về học.

    - Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư

phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ

thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia se khi dự giờ.

    - Nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên. Góp phần làm thay đổi

văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện mối quan hệ giữa ban giám hiệu

với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản

lí/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với

học sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả

mọi người.

* Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

- Là một trong các nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Tiết dạy là công trình tập thể, giáo án là sản phẩm mang tính trí tuệ của cả

tổ.

- Các bước đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học :

Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu; Suy ngẫm và thảo luận bài học; Tiến hành dạy

minh họa và dự giờ; Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.

* Cách quan sát của GV đi dự giờ.

- Gv chọn chỗ đứng, ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là đứng/ngồi hai bên để

tiện quan sát học sinh.

- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh.

- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh

trong giờ

* Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận

- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:  HS học như thế nào? HS đang gặp khó khăn

gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho HS

22

Page 23: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?Nếu cần điều chỉnh

thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

3. Các mục tiêu cụ thể- chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.

 Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong

giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Nhiệm vụ Chỉ tiêu Biện pháp

Nâng cao năng

lực chuyên môn

nghiệp vụ của

giáo viên trong

giảng dạy để

đáp ứng yêu cầu

đổi mới phương

pháp dạy học.

 

 

100% GV

trong tổ nắm

được yêu cầu

đổi mới

SHCM theo

nghiên cứu bài

học. Tham gia

thảo luận, thực

hành.

GV trong tổ cùng thiết kế bài giảng khoa

học, bám sát Chuẩn kiến thức, kỉ năng, sắp

xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và

học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung

vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề,

quá tải.

Tích cực tham khảo các tài liệu phục vụ

cho giảng day. Sau khi dự giờ phải tổ chức

góp ý, rút kinh nghiệm nghiêm túc để vận

dụng vào những chuyên đề sau. Lấy hành

vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo

luận.

Mục tiêu 2: Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân,

kết   quả.

Nhiệm vụ Chỉ tiêu Biện pháp

Giáo viên nắm

được cách

thức tiến hành

SHCM theo

NCBH.

Phân tích

nguyên nhân,

kết quả.

100% GV trong tổ

nắm được cách tiến

hành SHCM theo

nghiên cứu bài học.

Tham gia thảo luận,

phân tích được

nguyên nhân, rút ra

kinh nghiệm.

Thảo luận trong tổ về cách thức tiến

hành:

+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu

+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.

+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.

+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào

các bài giảng sau.

- Gv chọn cho mình chỗ đứng/ngồi dự

giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên

23

Page 24: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

để tiện quan sát học sinh.

- Ghi hình, quay phim chụp ảnh giờ

học.

- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội,

quan sát hành vi học tập của học sinh

trong giờ học.

 Mục tiêu 3: Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với

đối tượng HS

Nhiệm vụ Chỉ tiêu Biện pháp

GV chủ

động điều

chỉnh

phương

pháp dạy

học phù hợp

với đối

tượng HS

 

100% GV

sau khi

tham gia

SHCM theo

NCBH tự

điều chỉnh

phương

pháp giảng

dạy.

Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV

và học tập của HS, từ đó phát hiện những khó

khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp

thời. Quan sát xem các em học tập như thế nào, có

hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ

của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được

nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia

vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý

muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu

hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, thêm (bớt) nội

dung sao cho phù hợp với từng con người riêng

le, rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

Quay phim, chụp ảnh tiết dạy để làm tư liệu cho

đồng nghiệp và cho tổ chuyên môn

 Mục tiêu 4: Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.

Nhiệm vụ Chỉ tiêu Biện pháp

Tăng cương khối

đoàn kết trong tổ

chuyên môn

100% GV có ý

thức nâng cao

môi trường thân

thiện, đoàn kết

trong tổ.

Không tập trung vào việc đánh giá giờ

học, xếp loại giáo viên. Mọi thành viên

trong tổ được bàn bạc thảo luận mọi

hoạt động giảng dạy GV và học tập của

HS, đưa ý kiến nhận xét ,đánh giá công

24

Page 25: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

khai, khách quan trung thực và đi đến

kết luận chung. 4. Cách thức tiến hành.

- Nhóm chuyên môn địa lý 12 cùng nhau thảo luận thiết kế bài giảng:

+ Chủ đề “Biển đảo Việt Nam”  - trong chương trình địa lí 12.

- Tổ chức tiết dạy minh họa.

- Mời chuyên viên địa lí Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh về dự giờ, góp ý.

- Mời giáo viên cùng chuyên môn trường bạn, vùng lân cận về dự giờ, trao

đổi chuyên môn.

- GV toàn tổ đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của GV và

quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép,

quay phim…).

- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép.

- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của HS, từ đó

phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời

(Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy

nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm ra được nguyên nhân vì sao HS

chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý

muốn…). Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách

dạy, điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng le,  rút ra

kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.

 - Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu

chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức

của HS trong lớp mà thôi. Thước đo thành bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi,

năng lực, phẩm chất và các phản ứng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là

nguyên tắc đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.

5. Kế hoạch thực hiện

Phần này người lập kế hoạch dự tính về thời gian, địa điểm, nội dung tổ

chức nghiên cứu bài học và phân công trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức thực

hiện

25

Page 26: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

6. Những đề xuất.

- Các giáo viên tham gia các buổi sinh hoạt, góp ý kiến chân thành, thẳng thắn

trên tinh thần xây dựng cho bài giảng tốt hơn.

- BGH, tổ chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi nhất để cá nhân giáo viên có

thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả công tác dạy học minh họa theo hướng

nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn tham gia dự giờ tiết dạy minh

họa của tổ, đóng góp ý kiến để tổ chuyên môn có thể tổ chức sinh hoạt chuyên

môn theo hướng bài học đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.     

- Nhà trường hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chuyên môn hàng năm của mỗi tổ

để động viên tinh thần làm việc của anh em.

- Trang bị thêm một số phương tiện để quay video, ghi hình tiết dạy rõ nét

hơn.

Trên đây là kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên

cứu bài học của Tổ địa lí. Kính đề nghị đồng chí Hiệu trưởng phê

duyệt.                                                                                                               

Duyệt kế hoạch

Hiệu trưởng

Người xây dựng kế hoạch

Tổ trưởng

 

( đã ký)

II. Hoạt động tổ chức “nghiên cứu bài học” ở tổ chuyên môn địa lí.

II. 1. Thảo luận xây dựng kế hoạch dạy chủ đề “ Biển đảo Việt Nam”.

1. Về mục tiêu dạy học

a. Kiến thức: Sau khi học xong chur đề, học sinh sẽ nắm được:

- Biết được những nét khái quát về biển Đông; vùng biển, đảo và quần

đảo của Việt Nam trên biển Đông.

26

Page 27: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

- Phân tích được những ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt

Nam.- Đánh giá được tổng quan những nguồn lợi từ biển, đảo nước ta.- Hiểu được tình hình phát triển các ngành kinh tế liên quan đến biển, đảo.

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo, quần đảo đối với bảo vệ chủ quyền

vùng biển nước ta.

- Trình bày được những vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp tài nguyên

và phát triển kinh tế biển. b. Kĩ năng

- Đọc bản đồ tự nhiên, địa hình, khí hậu, kinh tế…

- Liên hệ thực tế giữa kiến thức chủ đề với địa phương biển ngang.

- Xác định được các đối tượng địa lí trên bản đồ và trên thực tế.- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu thống kê.

- Tư duy tổng hợp mối liên hệ giữa vùng biển nước ta với vấn đề phát triển

kinh tế, an ninh quốc phòng.

c. Thái độ, giá trị

- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề biển – đảo và toàn vẹn lãnh thổ nước ta;

ủng hộ, tuyên truyền chính sách của quốc gia về bảo vệ tài nguyên vùng biển

và độc lập chủ quyền trên biển theo công ước về Luật biển quốc tế năm

1982.

- Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản

thân thông qua các hoạt động học tập.

d. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

*Phẩm chất:

Cần lồng ghép để giáo dục học sinh hình thành các phẩm chất:

– Sống yêu thương : Học chủ đê biển đảo Việt Nam giúp các em thêm yêu

tổ quốc, yêu lãnh thổ nước ta, biết sống nhân ái, khoan dung, yêu người lao

động, yêu thiên nhiên.

27

Page 28: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

– Sống tự chủ: Qua thực hiện các nhiệm vụ học tập các em biết sống trung

thực với tập thể; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tự hoàn thiện bản thân.

– Sống trách nhiệm: Qua học tập, học sinh tự nguyện tham gia học tập; chấp

hành kỷ luật, nội quy đã ban hanh; tuân thủ pháp luật; bảo vệ nội quy, pháp

luật, đặc biệt là có trách nhiệm với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển và

tuân thủ luật pháp quốc tế.

*. Năng lực:

Qua thực hiện chủ đề, cần phải định hướng phát triển các năng lực quan trọng

cho học sinh:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học: biết tự đọc, tìm tòi và chắt lọc các kiến thức liên quan đến

chủ đề từ các nguồn khác nhau.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phương pháp để hoàn thành

nhiệm vụ giáo viên, tổ nhóm giao cho. Trong thực hiện các nhiệm vụ học tập,

học sinh phả biết hoàn thành công việc nhanh, khoa học và chính xác.

+ Năng lực thẩm mỹ: Học sinh biết biên tập, trình bày sản phẩm học tập khoa

học, đẹp mắt, nổi bật.

+ Năng lực giao tiếp: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình, hùng

biện về các vấn đề của cá nhân hay của tập thể theo cách dễ hiểu, thuyết phục

được người nghe.

+ Năng lực hợp tác: Biết tổ chức, lập kế hoạch và giao nhiệm vụ cho cá nhân

thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng phải liên hệ, phối hợp với nhau hoàn

chỉnh công việc một cách tốt nhất.

+ Năng lực tính toán: Biết phân phối thời gian hợp lí, tính toán chiều dài

chiều, rộng, đo độ sâu vùng biển Việt Nam và quốc tế.

+ Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng các kỉ năng cơ

bản về công nghệ thông tin để hoàn thành sản phẩm, dự án một cách khoa

học, hiện đại, thẩm mỹ. Biết sử dụng truyền thông (báo, đài, mạng xã hội…)

28

Page 29: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

để trình bày sản phẩm, dự án học tập của mình; để quảng bá hình ảnh đất

nước, vùng biển - đảo Việt Nam với thế giới.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng bản đồ: Qua học chủ đề học sinh biết đọc bản đồ để nhận

biết được phạm vi vùng biển nước ta, xác định được vùng biển nông –sâu,

phân bố các nguồn lợi, các hải cảng…

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê: hiểu được số liệu, dùng số liệu để chứng

minh tình hình phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta

+ Liên hệ thực tế: Biết liên hệ với kinh tế biển ở Hà Tĩnh, những thuận lợi và

khó khăn của bà con ngư dân; vấn đề môi trường biển địa phương và ảnh

hưởng đến cả nước.

+ Năng lực tư duy địa lí: Phân tích được mối quan hệ giữa các ngành kinh tế

biển, mối quan hệ giữa đất liền – đảo và biển, giữa kinh tế với an ninh quốc

phòng…

2. Nội dung chính của chủ đề: 3 tiết

2.1. Biển Đông và ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.

- Khái quát về biển Đông: Vị trí, diện tích, tính chất…

- Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: Khí hậu, địa hình,

hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên và các thiên tai.

2.2. Vùng biển Việt Nam:

- Chung biển với 8 nước ven biển Đông.

- Gồm 5 vùng: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa. Tổng diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Thế mạnh vùng biển nước ta:

+ Nguồn lợi hải sản phong phú

+ Nhiều ngư trường lớn.

+ Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Nhiều cảnh quan ven biển đẹp, nhiều bãi tắm nổi tiếng.

+ Nhiều khoáng sản trên và ven biển có giá trị: dầu khí, cát, titan, muối.

29

Page 30: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

+ Có hệ thống đảo và quần đảo: hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.

- Chính sách, phương hướng bảo vệ vùng biển, đảo và thềm lục địa nước ta.

2.3. Khai thác hợp lí tài nguyên và phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển

ở nước ta

a. Ngành khai thác tài nguyên sinh vật trên biển và hải đảo.

b. Ngành khai thác tài nguyên khoáng sản.

c. Ngành khai thác tài nguyên du lịch biển.

d. Ngành giao thông vận tải đường biển

3. Bảng mô tả mức độ nhận thức và câu hỏi định hướng hinh thành năng

lực học sinh.

a. Bảng mô tả các mức độ

Nội

dung

chủ đề

Mức độ cân đạtNhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao

1. Biển

Đông.

Sử dụng bản đồ

tự nhiên Việt

Nam,và Atlat

Địa lí Việt Nam

để nhận biết và

trình bày khái

quát biển Đông.

( Trình bày

được một số đặc

điểm khái quát

về biển Đông.

Biết được các

bộ phận của

biển Đông thuộc

Việt Nam theo

- Phân tích

được ảnh

hưởng của

biển Đông

đến khí hậu,

địa hình ven

biển, hệ sinh

thái ven biển,

tài nguyên

vùng biển

Việt Nam.

- Hiểu được

nguyên nhân

một số loại

thiên tai do

Giải thích được

nguyên nhân

nước ta không

bị hoang mạc

hóa như các

nước cùng vĩ

độ

- Liên hệ đặc

điểm tự nhiên

chịu ảnh

hưởng của

biển Đông tại

địa phương.

- Liên hệ tình

hình môi

trường biển

tại địa

phương.

30

Page 31: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

công ước Luật

biển quốc tế

1982).

biển ảnh

hưởng.

2. Vùng

biển

Việt

Nam

3. Các

ngành

kinh tế

biển.

- Biết được

nước ta có nhiều

điều kiện để

phát triển tổng

hợp kinh tế biển

- Biết được tên

và vị trí của các

huyện đảo.

- Hiểu được ý

nghĩa của các

đảo và quần

đảo.

- Phân tích

được các hoạt

động khai

thác tổng hợp

kinh tế biển

của nước ta

hiện nay.

- Giải thích

được nguyên

nhân phải khai

thác tổng hợp

kinh tế biển

- Sử dụng bản

đồ và Atlat để

phân tích các

hoạt động khai

thác kinh tế và

bảo vệ an ninh

vùng biển –

đảo

- Liên hệ thực

tế về quan hệ

giữa nước ta

với các nước

trong vấn đề

biển Đông

- Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế biển?

b. Bảng câu hỏi/bài tập

Chuẩn mục tiêu Câu hỏiSử dụng bản đồ tự nhiên Việt

Nam và Atlat Địa lí Việt

Nam để nhận biết và trình

bày khái quát về biển Đông.

Dựa vào bản đồ và Atlat Địa lí Việt Nam anh

(chị) hãy:

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về

biển Đông: về vị trí, diện tích, tính chất…?

- Phân tích được ảnh hưởng

của biển Đông đến khí hậu,

địa hình ven biển, hệ sinh

thái ven biển, tài nguyên

vùng biển Việt Nam.

- Hiểu được nguyên nhân

một số loại thiên tai do biển

ảnh hưởng và suy nghĩ

Câu 2: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến

khí hậu nước ta?

Câu 3: Nhờ có biển Đông, địa hình và hệ sinh

thái ven biển nước ta đa dạng như thế nào?

Câu 4: Tài nguyên vùng biển nước ta rất đa

dạng, anh (chị) hãy chứng minh điều này?

Câu 5: Do vị trí giáp biển, hàng năm nước ta

phải gánh chịu những thiên tai nào? Trình

31

Page 32: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

phương pháp phòng chống. bày rõ phương hướng phòng chống thiên tai

Giải thích được nguyên nhân

nước ta không bị hoang mạc

hóa như các nước cùng vĩ độ

Câu 6: Tại sao thiên nhiên nước ta không bị

hoang mạc hóa như các nước cùng vĩ độ ở

châu Phi và Tây Nam Á?

- Liên hệ đặc điểm tự nhiên

chịu ảnh hưởng của biển

Đông tại địa phương.

- Liên hệ tình hình môi

trường biển tại địa phương.

Câu 7: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến

thiên nhiên ở địa phương em?

Câu 8: Hãy liên hệ tình hình môi trường biển

tại địa phương em? Sự cố môi trường tại 4

tỉnh miền Trung gây ra hậu quả gì?

- Biết được nước ta có nhiều

điều kiện để phát triển tổng

hợp kinh tế biển

- Biết được tên và vị trí của

các huyện đảo.

Câu 9: Trình bày các điều kiện để phát triển

tổng hợp kinh tế biển?

Câu 10: Dựa vào bản đồ hành chính Việt

Nam và Atlat địa lí Việt Nam, hãy nêu tên và

vị trí các huyện đảo ở nước ta?

- Hiểu được ý nghĩa của các

đảo và quần đảo.

- Phân tích được các hoạt

động khai thác tổng hợp kinh

tế biển của nước ta hiện nay.

- Sử dụng bản đồ và Atlat để

phân tích các hoạt động khai

thác kinh tế và bảo vệ an

ninh vùng biển – đảo

Câu 11: Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo

ở nước ta?

Câu 12: Khai thác tổng hợp kinh tế biển gồm

những hoạt động nào?

Câu 13: Nêu những biểu hiện chứng tỏ nước

ta đang khai thác ngày càng hiệu quả tài

nguyên vùng biển thông qua hoạt động khai

thác tổng hợp ?

Từ câu hỏi lớn nay GV gợi mở các câu

hỏi để HS trả lời:

- Câu 13.1: Khai thác tài nguyên khoáng

sản như thế nào?

- Câu 13.2: Khai thác tài nguyên thủy

sản như thế nào? Tại sao những năm

gần đây việc xuất khẩu thủy sản sang

32

Page 33: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

các nước châu Âu khó khăn, bị “the

vàng”

- Câu 13.3: T¹i sao ph¶i ®Èy m¹nh ®¸nh b¾t xa bê?

- Câu 13.4: Khai thác tài nguyên du lịch

như thế nào?

- Câu 13.5: Khai thác tài nguyên GTVT

như thế nào?

- Giải thích được nguyên

nhân phải khai thác tổng hợp

kinh tế biển

Câu 14: Tại sao nước ta phải khai thác tổng

hợp kinh tế biển?

- Liên hệ thực tế về quan hệ

giữa nước ta với các nước

trong vấn đề biển Đông

Câu 15: Qua các phương tiện thông tin đại

chúng, anh (chị) hãy cho biết tình hình thực

tế về quan hệ giữa nước ta với các nước trên

biển Đông?

Chủ trương và phương hướng để giữ mối

quan hệ tốt đẹp?

4. Thiết kế hoạt động dạy học.

Nội dung 1

(liên quan kiến thức bài 8- sách giáo khoa địa lí 12):

Tim hiểu về Biển Đông và ảnh hưởng đến thiên nhiên Việt Nam.

( Hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, cặp đôi, nhóm, toàn lớp)

* Hoạt động khởi động:

33

Page 34: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

- Gv đọc đoạn văn " Hµng ngµy, BiÓn §«ng vç sãng vµo c¸c b·i c¸t vµ c¸c v¸ch ®¸ ven bê níc ta mét c¸ch dÞu dµng, nhng còng cã khi biÓn næi giËn, gµo thÐt vµ ®Ëp ph¸, nhÊt lµ trong c¸c c¬n b·o tè. Tuy nhiªn, ®iÒu ®ã kh«ng ®¸ng ng¹i, còng nh con ngêi, biÓn cã c¸ tÝnh cña nã". Các em có cảm nhận gì về biển Đông qua đoạn văn trên?

HS: Thấy được biển có khi dịu dàng nhưng cũng có khi nổi giận, cho ta

nhiều thuận lợi nhưng cũng đưa đến những khó khăn.

GV: Nh÷ng ®Æc ®iÓm riªng cña biÓn §«ng cã ¶nh hëng to lín ®èi víi thiªn nhiªn vµ c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ - x· héi níc ta. Bài học hôm nay giúp chúng ta cùng hiểu rõ hơn về các vấn đề đang được

quan tâm trên.

Hoạt động 1 (cá nhân- cặp đôi): Tìm hiểu đặc điểm khái quát về biển Đông.

Bước 1. Xác định vị trí của biển Đông. => GV hỏi: Chỉ trên bản đồ vị trí, phạm vi của biển Đông trong khu vực.

-> HS thực hiện.

- GV: Biển Đông có những đặc tính gì?-> HS thảo luận cặp đôi trong vòng 3 phút.

-> HS trình bày.

- GV: Chuẩn kiến thức:

+ Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai

trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên thế giới). 

+ Là biển tương đối kín, tây và bắc là lục địa, phía đông và đông nam được

bao bọc bởi các vòng cung đảo.

  + Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được

thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ

triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Cụ thể các yếu tố hải văn :

34

Page 35: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

+ Nhiệt độ trung bình năm : trên 23 0C.

+ Độ muối trung bình : 30 – 33 %o .

+ Sóng biển : mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc, yếu vào thời kì gió mùa

Tây Nam.

+ Thủy triều : có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.

+ Hải lưu : chảy thành vòng tương đối kín, mùa đông chảy theo hướng ngược

chiều kim đồng hồ (hướng ĐB-TN), mùa hè thuận chiều kim đồng hồ (hướng

ĐN-TB).

=> Ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta.

- GV mở rộng thêm:

+ T¹i sao ®é muèi trung b×nh cña BiÓn §«ng cã sù thay ®æi gi÷a mïa kh« vµ mïa ma?

=> §é muèi t¨ng vÒ mïa kh« do níc biÓn bèc h¬i nhiÒu, ma Ýt. §é muèi gi¶m vÒ mïa ma do ma nhiÒu vµ níc tõ c¸c s«ng ®æ ra biÓn nhiÒu.

+ Giã mïa ¶nh hëng nh thÕ nµo tíi híng ch¶y cña c¸c dßng h¶i lu ë níc ta?

=> Mïa ®«ng, giã §«ng B¾c t¹o nªn dßng h¶i lu l¹nh híng ®«ng b¾c - t©y nam. Mïa h¹, giã T©y Nam t¹o nªn dßng h¶i lu nãng híng t©y nam - ®«ng b¾c.Hoạt động 2 (nhóm): Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta.

a. Thuận lợi:

- GV chia nhãm vµ giao nhiÖm vô cho c¸c nhãm:

+ Nhóm 1: §äc SGK môc 2, kÕt hîp hiÓu biÕt cña b¶n th©n h·y nªu t¸c ®éng cña BiÓn §«ng tíi khÝ hËu níc ta. Gi¶i thÝch t¹i sao níc ta l¹i ma nhiÒu h¬n c¸c níc kh¸c cïng vÜ ®é?

35

Page 36: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

=> Kết quả mong muốn: BiÓn §«ng ®· mang l¹i cho níc ta mét lîng ma, Èm lín, lµm gi¶m ®i tÝnh chÊt kh¾c nghiÖt cña thêi tiÕt l¹nh kh« trong mïa ®«ng vµ lµm dÞu bít thêi tiÕt nãng bøc trong mïa hÌ.Mïa h¹ giã mïa T©y Nam vµ §«ng Nam tõ biÓn thæi vµo mang theo ®é Èm lín. Giã mïa §«ng B¾c ®i qua BiÓn §«ng vµo níc ta còng trë nªn Èm ít h¬n. V× vËy níc ta cã lîng ma nhiÒu h¬n c¸c níc kh¸c cïng vÜ ®é. + Nhóm 2: KÓ tªn c¸c d¹ng ®Þa h×nh ven biÓn níc ta. X¸c ®Þnh trªn b¶n ®å Tù nhiªn ViÖt Nam vÞ trÝ c¸c vÞnh biÓn: H¹ Long (Qu¶ng Ninh), Xu©n §µi (Phó Yªn), V¨n Phong ( Kh¸nh Hßa), Cam Ranh (Kh¸nh Hßa).

KÓ tªn c¸c ®iÓm du lÞch, nghØ m¸t næi tiÕng ë vïng biÓn níc ta ? + Nhóm 3: Dùa vµo hiÓu biÕt cña b¶n th©n vµ quan s¸t trªn b¶n ®å h·y chøng minh BiÓn §«ng giµu tµi nguyªn kho¸ng s¶n vµ h¶i s¶n.

T¹i sao vïng ven biÓn Nam Trung Bé rÊt thuËn lîi cho ho¹t ®éng lµm muèi? (Do cã nhiÖt ®é cao, léng giã, nhiÒu n¾ng, Ýt ma, l¹i chØ cã mét vµi con s«ng nhỏ ®æ ra biÓn). + Nhóm 4: BiÓn §«ng cã ¶nh hëng nh thÕ nµo ®èi víi c¶nh quan thiªn nhiªn níc ta? Rõng ngËp mÆn ven biÓn níc ta ph¸t triÓn m¹nh nhÊt ë ®©u? T¹i sao rõng ngËp mÆn l¹i bÞ thu hÑp?

=> Kết quả mong muốn: BiÓn §«ng lµm cho c¶nh quan thiªn nhiªn níc ta phong phó h¬n víi sù gãp mÆt cña hÖ sinh

36

Page 37: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

th¸i rõng ngËp mÆ, hÖ sinh th¸i trªn ®Êt phÌn, ®Êt mÆn,... Rõng ngËp mÆn ë ven biÓn ë níc ta ph¸t triÓn m¹nh nhÊt ë ®ång b»ng s«ng Cöu Long. Rừng ngập mặn thu

hẹp do chuyển đổi mục đích, nuôi trồng thủy san, phát triển công

nghiệp…

+HS:Trong c¸c nhãm trao ®æi, ®¹i diÖn c¸c nhãm tr×nh bµy, c¸c nhãm kh¸c bæ sung ý kiÕn. +GV: NhËn xÐt phÇn tr×nh bµy cña HS vµ kÕt luËn c¸c ý ®óng cña mçi nhãm:

* KhÝ hËu: Nhê cã BiÓn §«ng nªn khÝ hËu níc ta mang tÝnh h¶i d¬ng ®iÒu hßa, lîng ma nhiÒu, ®é Èm t-¬ng ®èi cña kh«ng khÝ trªn 80%.

*§Þa h×nh vµ c¸c hÖ sinh th¸i vïng ven biÓn:- §Þa h×nh vÞnh cöa s«ng, bê biÓn mµi mßn, c¸c tam

gi¸c ch©u thæ víi b·i triÒu réng lín, c¸c b·i c¸t ph¼ng l×, c¸c ®¶o ven bê vµ nh÷ng r¹n san h«.

- C¸c hÖ sinh th¸i vïng ven biÓn rÊt ®a d¹ng vµ giµu cã: hÖ sinh th¸i rõng ngËp mÆn diÖn tÝch 450.000 ha (riªng Nam Bé lµ 300.000 ha), hÖ sinh th¸i ®Êt phÌn, níc lî, hÖ sinh th¸i rõng trªn c¸c ®¶o còng rÊt ®a d¹ng.

*Tµi nguyªn thiªn nhiªn vïng biÓn:- Tµi nguyªn kho¸ng s¶n: DÇu má, khÝ ®èt, c¸t,

quÆng ti tan,.. tr÷ lîng muèi biÓn lín, nhÊt lµ ven biÓn Nam Trung Bé... DÇu khÝ tËp trung ë c¸c bÓ trÇm tÝch Nam C«n S¬n, Cöu Long, Thæ Chu, M· Lai vµ s«ng Hång.

37

Page 38: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

- Tµi nguyªn h¶i s¶n: BiÓn §«ng cã trªn 2000 loµi c¸, h¬n 100 loµi t«m, kho¶ng vµi chôc loµi mùc, hµng ngh×n loµi sinh vËt phï du vµ sinh vËt ®¸y kh¸c.

- Ven c¸c ®¶o, nhÊt lµ hai quÇn ®¶o lín Hoµng sa vµ Trêng sa cã nguån tµi nguyªn quý gi¸ lµ c¸c r¹n san h« cïng ®«ng ®¶o c¸c sinh vËt kh¸c.

b. Khó khăn:

T×m hiÓu nh÷ng thiªn tai do biÓn g©y ra vµ biÖn ph¸p kh¾c phôc.

- GV: §äc SGK môc 2.d, kÕt hîp hiÓu biÕt cña b¶n th©n, em h·y viÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n nãi vÒ c¸c biÓu hiÖn thiªn tai ë c¸c vïng ven biÓn níc ta vµ c¸ch kh¾c phôc cña c¸c ®Þa ph¬ng nµy?

- Mét sè HS tr¶ lêi, c¸c HS kh¸c gãp ý bæ sung. - GV: §¸nh gi¸, hÖ thèng l¹i vµ chèt kiÕn thøc:

Thiªn tai: B·o lín kÌm sãng lõng, lò lôt. S¹t lë bê biÓn. HiÖn tîng c¸t bay, c¸t ch¶y lÊn chiÕm ®ång ruéng ë ven biÓn miÒn Trung, hoang m¹c hãa ®Êt ®ai... => BiÖn ph¸p kh¾c phôc thiªn tai: Trång rõng phßng hé ven biÓn, x©y dùng hÖ thèng ®ª, kÌ ven biÓn, trång c¸c lo¹i c©y thÝch nghi víi ®Êt c¸t vµ ®iÒu kiÖn kh« h¹n,...

GV hỏi mở rộng thêm để các em liên hệ thực tế:

+ Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên ở địa phương

em?

+ Hãy liên hệ tình hình môi trường biển tại địa phương em? Trách

nhiệm của em trong bảo vệ môi trường biển?

Nội dung 2:

Tim hiểu về vùng biển Việt Nam trong biển Đông

38

Page 39: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

(Liên quan kiến thức bài 2,bài 24, bài 42- SGK địa lí 12)

(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/nhóm/toàn lớp)

* Hoạt động khởi động (cả lớp):

- Các em chủ yếu ở vùng biển ngang của huyện Thạch Hà, hãy giới thiệu về

vùng biển quê em và những tác động của biển đến đời sống gia đình em.

- Hãy hát các bài hát ca ngợi biển Việt Nam.

* Hoạt động 1 (cặp đôi): Tim hiểu về vùng biển Việt Nam.

Gv giao nhiệm vụ: Các cặp đôi cạnh nhau thảo luận để trả lời câu hỏi sau:

1. Biển nước ta chung biển với những quốc gia nào? Diện tích vùng biển nước

ta là bao nhiêu và gồm mấy bộ phận?

2. Dựa vào:

Sơ đồ cắt ngang vùng biển nước ta:

Kết hợp với SGK hãy cho biết:

a. Cho biết phạm vi, vị trí của các bộ phận trong vùng biển nước ta.

b. Quyền và nghĩa vụ của chúng ta trong mỗi bộ phận biển có sự khác nhau

như thế nào?

HS: Nghiên cứu, thảo luận

GV: Quan sát học sinh trong quá trình thảo luận có những khó khăn gì thì gợi

ý các em trả lời (có thể phần quyền, nghĩa vụ trên vùng biển các em chưa

hiểu).

HS: Trả lời câu hỏi và nhận xét câu trả lời của các bạn.

GV: Nhận xét và chốt kiến thức.

39

Page 40: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

- Vùng biển nước ta chung biển với 8 nước, có diện tích khoảng 1 triệu km2.

Gồm 5 vùng: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm

lục địa.

– Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở, được

xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền ( mọi hoạt động kinh tế- xã hội, luật

pháp, quyền và nghĩa vụ cũng như trên đất liền).

– Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12

hải lí (1 hải lí = 1852m).

– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc

thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. Vùng này chúng ta có

quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế

quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

– Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải

thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà

nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được

đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do

về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định. 

– Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần

lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có

độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về

mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm

lục địa Việt Nam. 

GV: Ra câu hỏi để học sinh hoạt động nối tiếp:

Trên vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo, hãy kể về một số đảo, quần đảo

quan trọng?

Chính sách để bảo vệ vùng biển, đảo và thềm lục địa nước ta?

HS: Tìm hiểu và trình bày dưới sự gợi ý của giáo viên.

* Hoạt đông 2 (cá nhân): Tim hiểu các thế mạnh ở vùng biển nước ta.

40

Page 41: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

GV: Giao nhiệm vụ, mỗi cá nhân hoàn thành báo cáo về việc tìm hiểu các thế

mạnh ở vùng biển nước ta thông qua trả lời các câu hỏi:

Những thế mạnh ở vùng biển, đảo và thềm lục địa nước ta để phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh quốc phòng? Liên hệ với địa phương em.

Gợi ý:

- Thế mạnh để phát triển ngành thủy sản.

- Thế mạnh để phát triển ngành du lịch.

- Thế mạnh để phát triển ngành khai khoáng.

- Thế mạnh để phát triển ngành giao thông vận tải.

- Thế mạnh của các đảo, quần đảo.

- Liên hệ với địa phương trong việc sử dụng các lợi thế từ biển.

HS: Vận dụng kiến thức đã biết kết hợp những thông tin thu thập được từ

sách giáo khoa, sách tham khảo, viết báo cáo tổng hợp về các thế mạnh của

vùng biển, đảo và thềm lục địa nước ta và địa phương. Trình bày sản phẩm

trước lớp (có thể xung phong hoặc chỉ định trình bày).

GV: Quan sát học sinh trong quá trình viết báo cáo, thấy những học sinh gặp

khó khăn (không viết được, viết chậm, không biết đặt vấn đề…) thì hướng

dẫn kịp thời hoặc nhờ các bạn học sinh khác hỗ trợ.

Gv: Nhận xét và hướng dẫn các em hoàn thiện theo dàn ý:

- Thế mạnh để phát triển ngành thủy sản: trên vùng biển nước ta có nguồn lợi

hải sản phong phú, có nhiều ngư trường lớn để đánh bắt, ven biển có nhiều

mặt nước (đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn…) để nuôi trồng thủy sản nước

lợ. Liên hệ với các nguồn lợi ở địa phương em.

- Thế mạnh để phát triển ngành khai khoáng: trên thềm lục địa nước ta có các

bể dầu khí có ý nghĩa lớn với quốc gia; có quặng titan, cát giá trị kinh tế cao;

nước biển có độ mặn lớn để sản xuất muối.

- Thế mạnh để phát triển du lịch- dịch vụ: Ven biển có nhiều cảnh quan đẹp,

địa hình bằng phẳng thuận lợi để hình thành các bãi tắm đẹp, các trung tâm du

41

Page 42: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

lịch lớn. Giới thiệu các cơ sở du lịch biển ở địa phương em: khu sinh thái

Quỳnh Viên, bãi tắm Thạch Hải…

- Thế mạnh để phát triển giao thông vận tải: Dọc bờ biển có nhiều cửa sông,

vũng, vịnh nước sâu thuận lợi để hình thành các cảng biển.

- Thế mạnh của các đảo, quần đảo nước ta: Đảo là nơi cú trú của dân cư, có

nhiều đảo đông dân, được thành lập huyện đảo; là nơi bảo tồn thiên nhiên, có

nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch; là nơi trú ẩn của tàu thuyền khi ra

khơi gặp thời tiết xấu; là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là cơ sở để bảo vệ

chủ quyền vùng biển xung quanh.

Nội dung 3:

Tình hình khai thác tài nguyên và phát triển tổng hợp kinh tế biển Việt Nam

( Liên quan nội dung các bài 8, bài 24, bài 27, bài 42)

* Hoạt động khởi động:

GV: Các em chủ yếu là ở vùng biển và vùng phụ cận biển, em hãy đóng vai

người lao động ở vùng biển giới thiệu về nghề của mình như làm ngư dân, hải

quân, chủ nhà hàng biển, công nhân, thủy thủ…

Hoạt động 1 (Nhóm):

Bước 1:

GV: Dựa vào sở thích, sở trường của các em về các ngành kinh tế biển, chia

lớp thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình khai thác tài nguyên sinh vật biển- đảo và phát

triển ngành thủy sản. Phương hướng phát triển ?

Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành du lịch biển và phương hướng?

Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành giao thông vận tải đường biển

và phương hướng phát triển?

Nhóm 4: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành khai khoáng và phương hướng.

Bước 2:

42

Page 43: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Các nhóm học sinh hoàn thiện sản phẩm báo cáo, GV quan sát hướng dẫn,

phát hiện những học sinh gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ để hỗ trợ.

Bước 3: Đại diện các nhóm lựa chọn hình thức và cách thức để trình bày

trước lớp.

Bước 4: Gv và các bạn nhận xét về sản phẩm của các nhóm

Chuẩn kiến thức:

C¸c ngµnh kinh tÕ

biÓn

Điều kiện và tinh hinh

phát triển ngành kinh tế

biển

Gi¶i ph¸p ®Ó ph¸t triÓn tæng hîp kinh

tÕ biÓnKhai th¸c tµi nguyªn sinh vËt

- Sinh vËt biÓn phong phó: c¸, t«m, cua, mùc..- NhiÒu ®Æc s¶n nh ®åi måi, h¶i s©m, bµo ng, sß huyÕt, tæ yÕn.=> Sản lượng thủy sản

đánh bắt không ngừng tăng

lên trên 3 triệu tấn (2015).

- Tr¸nh khai th¸c qu¸ møc nguån lîi ven bê vµ c¸c ®èi tîng ®anh b¾t cã gi¸ trÞ kinh tÕ cao.- CÊm sö dông c¸c ph-¬ng tiÖn ®¸nh b¾t cã tÝnh chÊt hñy diÖt nguån lîi.- Ph¸t triÓn ®¸nh b¾t xa bờ để khai thác tốt hơn

nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng

trời, vùng biển và thềm lục

địa.

- Tuân thủ luật biển quốc tế,

không đánh bắt ngoài vùng

biển của mình.Khai th¸c tµi nguyªn

- Nguån muèi v« tËn. Phát triển mạnh ở

- §Èy m¹nh s¶n xuÊt muèi c«ng nghiÖp,

43

Page 44: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

kho¸ng s¶n

nhiều địa phương, nhất là ở

Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Má sa kho¸ng, c¸t tr¾ng, dÇu, khÝ ë thÒm lôc ®Þa.- Công tác thăm dò và khai

thác dầu khí được đẩy

mạnh, liên doanh với nước

ngoài. Sản lượng dầu

không ngừng tăng lên: 18,5

triệu tấn 2005

th¨m dß vµ khai th¸c dÇu, khÝ.- X©y dùng c¸c nhµ m¸y läc hãa dÇu.- Tr¸nh ®Ó x¶y ra c¸c sù cè m«i trêng.

Ph¸t triÓn du lÞch biÓn

-Cã nhiÒu b·i t¾m réng, phong c¶nh ®Ñp, khÝ hËu tèt.- Nhiều trung tâm du lịch

hình thành, nâng cấp: Hạ

Long- Cát Bà- Đồ Sơn.

- N©ng cÊp c¸c trung t©m du lÞch biÓn.- Khai th¸c nhiÒu b·i biÓn míi.

Giao th«ng vËn t¶i biÓn

- Cã nhiÒu vụng , vịnh

rộng lớn, kín gió, nhiÒu cöa s«ng thuËn lîi cho x©y dùng c¸c c¶ng biÓn.- Các tuyến ven bờ chủ yếu: Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh.

- C¶i t¹o, n©ng cÊp c¸c côm c¶ng Sµi Gßn, H¶i Phßng, §µ N½ng,..- X©y dùng mét sè c¶ng níc s©u nh c¶ng C¸i L©n, Nghi S¬n, Vòng ¸ng.- HÇu hÕt c¸c tØnh ven biÓn ®Òu cã c¶ng

Hoạt động 2 (Cá nhân- cặp đôi):

GV ®Æt c©u hái:

44

Page 45: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

- T¹i sao ph¶i ®Èy m¹nh ®¸nh b¾t xa bê? - H·y nªu mèi quan hÖ gi÷a ngµnh du lÞch vµ

ngµnh khai th¸c thñy s¶n, ngµnh vËn t¶i biÓn. Gi¶i thÝch nguyªn nh©n v× sao ph¶i khai th¸c tæng hîp kinh tÕ biÓn ?HS: Gi÷a c¸c ngµnh kinh tÐ biÓn cã mèi quan hÖ mËt thiÕt víi nhau, ph¸t triÓn ngµnh du lÞch sÏ lµm t¨ng nhu cÇu vÒ thùc phÈm (thñy s¶n) vµ vËn t¶i hµnh kh¸ch. Ngîc l¹i, nÕu ngµnh vËn t¶i hiÖn ®¹i, thuËn tiÖn, thùc phÈm phôc vô cho du kh¸ch cã chÊt lîng tèt sÏ lµ ®éng lùc thu hót kh¸ch du lÞch,..

- Ho¹t ®éng kinh tÕ biÓn rÊt ®a d¹ng vµ phong phó, gi÷a c¸c ngµnh kinh tÕ biÓn cã mèi quan hÖ chÆt chÏ víi nhau. ChØ cã khai th¸c tæng hîp th× míi mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao.

- M«i trêng biÓn kh«ng thÓ chia c¾t ®îc. Bëi vËy, mét vïng biÓn bÞ « nhiÔm sÏ g©y thiÖt h¹i c¶ mét vïng bê biÓn vµ cho c¸c vïng níc vµ ®¶o xung quanh.

- M«i trêng ®¶o rÊt nh¹y c¶m tríc t¸c ®éng cña con ng-êi. NÕu khai th¸c mµ kh«ng chó ý b¶o vÖ m«i trêng cã thÓ biÕn thµnh hoang ®¶o.

GV: Các ngành kinh tế biển ở địa phương em? Bản thân em và chính

quyền địa phương có trách nhiệm gì để kinh tế phát triển?

HS: Liên hệ- trả lời.

II. 2. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ để nghiên cứu bài học “ Biển đảo

Việt Nam”.

1. Giáo viên nhận trách nhiệm tổ chức lớp dạy theo các bước:

45

Page 46: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Bước 1: Khởi động: ổn đinh tổ chức, hoạt động vào bài và tìm hiểu nhu cầu,

sở thích, sở trường của học sinh để làm cơ sở phân nhóm học tập.

Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ học tập liên quan đến chủ đề “Biển đảo Việt

Nam” tiết 3.

Ví dụ: Với tư cách là nhà đầu tư vào ngành thủy sản, khai khoáng,… nước ta,

để để vừa mang lại lợi nhuận, vừa đáp ứng được yêu cầu của quốc gia và

quốc tế hiện nay, em cần phải làm gì?

=>Các nhóm hứng thú nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành sản

phẩm theo sở trường của cá nhân và nhóm.

Bước 3: Chọn vị trí quan sát hoạt động học tập của học sinh, phối hợp với

giáo viên dự giờ để thấy những khó khăn của học sinh khi thực hiện hiện

nhiệm vụ và có định hướng hỗ trợ kịp thời; nhắc nhở và tìm hiểu nguyên nhân

những học sinh chưa tham gia hoạt động học; phát hiện những học sinh có

năng lực nổi bật trong tổ chức, trình bày, thuyết trình sản phẩm của nhóm.

Bước 4: Cho học sinh đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm, lưu ý

học sinh chú ý nghe, nhìn để nhận xét, đánh giá.

Bước 5: Tổng kết hoạt động của các nhóm, đánh giá ưu điểm và nhược điểm

của các nhóm, chú ý tuyên dương những học sinh tích cực hoạt động và phát

huy được năng lực đặc biệt, đồng thời cũng nhắc nhở, phê bình những học

sinh chưa năng nổ, thờ ơ với nhiệm vụ của mình.

2. Tổ chức hoạt động dự giờ:

- Tổ chuyên môn kết hợ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để chuân

bị cơ sở vật chất và các vật dụng cần thiết cho tiết dạy học diễn ra thuận lợi.

- Tổ chuyên môn phối hợp với giáo viên dạy bố trí khu vực học tập (sắp xếp

bàn ghế, khoảng cách..) hợp lí nhất để học sinh có thể hoạt động thoải mái và

người dự có thể quan sát được hoạt động dạy của giáo viên thuận lợi nhất.

- Bố trí khu vực ngồi, đứng cho chuyên viên Sở, các giáo viên dự giờ đảm bảo

khoa học nhất để người dự có thể quan sát được hoạt động học của học sinh,

46

Page 47: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

hoạt động dạy của giáo viên mà không ảnh hưởng đến các hoạt động dạy học

của thầy và trò.

- Phối hợp với giáo viên dạy, chuyên viên dành thời gian để đánh giá, phỏng

vấn học sinh sau giờ học.

II. 3. Tổ chức thảo luận, nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy minh họa.

Bước 1:

Chủ trì phiên thảo luận (chuyên viên Sở (nếu có) hoặc tổ trưởng chuyên

môn) trình bày mục đích thảo luận: Tập trung chủ yếu thảo luận, nhận xét,

đánh giá về hoạt động học của học sinh:

+ Mức độ hiểu nhiệm vụ được giao và hứng thú nhận nhiệm vụ như thế nào?

+ Qua giờ học cac em đã bộc lộ được phẩm chất, năng lực gì?

+ Số học sinh còn gặp khó khăn, chưa tích cực hoạt động? Nguyên nhân?

+ Cảm nhận của các em sau giờ học như thế nào?

+ Tổ, nhóm, cá nhân người dạy cần điều chỉnh những gì trong kế hoạch giảng

dạy để khắc phục những tồn tại trong tiết học?

Bước 2:

Các giáo viên dự giờ lần lượt cho biết những cảm nhận của bản thân sau

quá trình quan sát, ghi chép hoạt động dạy học, thư kí đã tổng hợp được cac ý

kiến như sau:

- Việc thể hiện những phẩm chất: Thông qua việc nắm các kiến thức về các

ngành kinh tế biển và phương hướng phát triển tổng hợp, học sinh biết liên hệ

với kinh tế địa phương, giúp các em biết tin yêu quê hương, sống có trách

nhiệm với gia đình, với xã hội và với tài nguyên quê nhà.

- Về phát triển năng lực: thông qua hoạt động học tập, nhiều em học sinh để

bộc lộ được nhiều năng lực cần thiết:

+ Năng lực hợp tác, thảo luận trong làm việc nhóm.

+ Năng lực giao tiếp khi thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ khi hoàn

thành sản phẩm nhóm: sử dụng các thiết bị công nghệ.

47

Page 48: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua việc hầu hết các

em đã hiểu nhiệm vụ và giải quyết vấn đề khoa học: điều kiện-> thực trạng->

phương hướng phát triển kinh tế biển.

+ Năng lực tính toán, sử dụng số liệu thống kê, bản đồ, liên hệ thực tế cũng

được thể hiện rõ trong trình bày điều kiện, hiện trạng phát triển các ngành

kinh tế biển.

- Về khó khăn, chưa tích cực của học sinh: một số giáo viên quan sát thấy một

số ít học sinh chưa tích cực hoạt động, chưa tập trung suy nghĩ sau một thời

gian giáo viên giao nhiệm vụ. Nguyên nhân chính là do thiếu phương tiện học

tập như sách giáo khoa, Atlat…; một số em năng lực hạn chế và một số em

còn có tâm lý sợ sệt khi đông người dự giờ, không dám làm vì sợ sai.

Bước 3: Người chủ trì cuộc thảo luận tổng kết ý kiến, phát biểu chỉ đạo tổ,

nhóm chuyên môn nghiêm túc rút kinh nghiệm, phát huy những lợi thế, thành

tựu đã đạt được và kịp thời khắc phục những tồn tại, bổ sung về phương pháp,

kế hoạch dạy học lần sau tốt hơn.

II. 4. Kết quả của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

dạy chủ đề “Biển đảo Việt Nam”.

Thông qua việc tổ chức dạy học chủ đề “Biển đảo Việt Nam” với mục

đích nghiên cứu bài học ở khối 12, với đối tượng học sinh phần lớn là có học

lực trung bình (lớp đại trà). Kết quả cho thấy 100% học sinh hứng thú với tiết

học hơn, học sinh cảm thấy tự tin hơn, được làm chủ hoạt động học nên tham

gia tích cực vào các hoạt động, tạo điều kiện để các em phát triển các phẩm

chất và năng lực cần thiết. Không có học sinh nào bị “bỏ quên”’, sự giao tiếp

giữa học sinh với học sinh được nhiều hơn, giữa học sinh với thầy cô được

thân thiện, gần gũi hơn.

Đối với giáo viên trong tổ, khi tham gia quá trình dạy học để nghiên cứu

bài học, sau khi hoàn thành mỗi giáo viên đều thấy cần phải chủ động tìm ra

các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, nhận ra những hạn

chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời, trong giờ dạy đã quan tâm đến những

48

Page 49: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

học sinh gặp khó khăn hay năng lực yếu, kém. Quá trình dạy học từ soạn bài,

giảng dạy, dự giờ thì kết quả là của chung cả tổ - nhóm và ngược lại, trách

nhiệm chung của tất cả các thành viên trong việc khắc phục các tồn tại của

giờ dạy. Vậy nên, quan hệ giữa đồng nghiệp trong tổ chuyên môn trở nên gần

gũi, cảm thông, có sự chia sẽ và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này trái ngược với

sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống, không khí sinh hoạt chuyên

môn để đánh giá giờ dạy rất nặng nề, căng thẳng vì chỉ người dạy phải chịu

mọi trách nhiệm, các vấn đề của giờ dạy.

Như vậy, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học thì công đoạn quan

trọng nhất là xây dựng kế hoạch giảng dạy, phải làm thế nào để tạo hứng thú,

khích lệ học sinh hoạt động, phát triển phẩm chất và năng lực cuả người học.

Công viêc giảng dạy, thể hiện ý tưởng đã xây dựng chỉ cần linh hoạt, sáng

tạo, không bị gò bó về thời gian hay nội dung kiến thức nên dễ đạt mục tiêu

đề ra. Hoạt động đánh giá, nhận xét giờ dạy cũng trở nên nhẹ nhàng, không

còn sự chỉ trích lẫn nhau mà cùng nhau sửa chữa để áp dụng vào các giờ dạy

khác.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn địa lí góp phần làm phong

phú nội dung sinh hoạt chuyên môn và đổi mới các mục tiêu hoạt động của tổ

chuyên môn. Khi cùng nhau phân tích lại hoạt động dạy học chủ đề “Biển đảo

Việt Nam” đã chứng minh sẽ giúp các giáo viên nhìn nhận được những tồn tại

49

Page 50: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

của mình trong tiết dạy, thấy được toàn cảnh học sinh làm gì, hoạt động như

thế nào khi giáo viên đứng trên bục giảng, biết được có những học sinh cần

quan tâm giúp đỡ hay phải nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao

cho. Định hướng cho giáo viên khi dạy học phải chú trọng vào thiết kế hoạt

động học cho học sinh, cho học sinh làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức thông

qua phát huy tối đa các phẩm chất và năng lực của người học, phù hợp với

yêu cầu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới trình bày minh họa một

bài học chủ đề “Biển đảo Việt Nam” nên các đánh giá, kết luận chưa đa dạng,

chưa phong phú, chưa đủ để chứng minh thuyết phục cho hiệu quả của đề tài.

Trong thời gian tới, người thực hiện đề tài sẽ tiếp tục tổ chức nghiên cứu bài

học ở tổ chuyên môn của mình để tạo nên các bằng chứng chính xác giúp đề

tài được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị:

- Rõ ràng nếu tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn được tốt sẽ góp

phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cũng như chất

lượng giảng dạy địa lí. Cần phải nhân rộng ở các tổ chuyên môn khác trong

nhà trường.

- Khi tổ chức nghiên cứu bài học, tất cả giáo viên phải nhiệt tình, đầu tư nhiều

thời gian, công sức và trí tuệ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy

học.

- Phòng học tổ chức dạy học phải rộng để học sinh, giáo viên dạy và dự giờ

có không gian hoạt đông. Trong phòng học cần trang bị thêm các phương tiện

dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy ghi hình, âm thanh…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Dung và nhóm tác giả (2012). Bồi dưỡng kỹ năng nâng cao cho tổ

trưởng chuyên môn các cấp, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ GD và ĐT (2014). Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT

về xây dung các chuyên đề dạy học và kiểm tra,đánh giá thoe định hướng

phát triển năng lực học sinh. Vụ Giáo dục Trung học, Hà Nội

50

Page 51: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

3. Bộ GD và ĐT (2016). Tài liệu hội thảo- tập huấn đổi mới tổ chức và quản

lí hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

học sinh. Vụ Giáo dục Trung học, Hà Nội.

4.Lê Thông ( chủ biên) (2010). Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỉ năng môn

địa lí 12. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

5. Website:

- https://www.moet.gov.vn.

- https://taphuanshcm.wordpress.com

- http://giaoducthoidai.vn

- http://nghiepvusupham.com

PHỤ LỤC

1. Câu hỏi khảo sát giáo viên, tổ trưởng chuyên môn địa lí.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁTVỀ TÌNH HÌNH SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG

THPT.

Kính chào Anh/chị!

51

Page 52: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Xin vui lòng điền các thông tin giúp chúng tôi khảo sát hoạt động chuyên môn ở

trường anh/chị, góp phần giúp chúng tôi nắm bắt được tình hình sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn trên toàn tỉnh Hà Tĩnh. Tôi hy vọng nhận được sự hợp tác từ anh/chị.

Tôi xin đảm bảo mọi thông tin của anh/chị được bảo mật và chỉ phục vụ công tác

nghiên cứu khoa học, xin cảm ơn.

Phân 1: Thông tin các nhân.

Xin anh chị cho biết một số thông tin dưới đây:

Họ và Tên:……………………………….Chức vụ:………………………………

Thuộc tổ, nhóm chuyên môn:…………………………………………………….

Tên trường anh/chị đang công tác:……………………………………………….

Địa chỉ trường:……………………………………………………………………

Tổ, nhóm anh/ chị gồm mấy thành viên?:……… Số Nam:……………. Số Nữ:…

Phân 2: Tinh hinh sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn địa lí.

Anh/chị vui lòng đánh dấu “X” vào ô mà anh chị cho là đúng ở tổ, nhóm của

mình.

Câu 1: Mỗi tuần, tổ - nhóm anh chị sinh hoạt chuyên môn bao nhiêu lần?

1. 2. 3. 4.

Câu 2: Số tiết thao giảng hàng tuần của tổ, nhóm của anh/chị là bao nhiêu?

1. 2. 3. 4.

Câu 3: Bài dạy thao giảng do ai soạn?

A. Chỉ cá nhân người dạy. Nhóm chuyên môn. Tất cả thành viên

trong tổ.

Câu 4: Khi dự giờ trong lớp học, anh/chị thường

ngồi một chỗ, quan sát GV dạy và ghi chép.

đứng hoặc di chuyển tìm vị trí thuận lợi quan sát học sinh học.

Câu 5: Mục đích của hoạt động dự giờ của anh/chị là

để đánh giá, cho điểm hoạt động dạy của GV làm cơ sở xếp loại thi đua giáo

viên cuối kì, cuối năm.

quan sát hoạt động học của học sinh để rút kinh nghiệm, không đánh giá giáo

viên

mục đích khác (ghi rõ):………………………………………………………

Câu 6: Sau giờ dạy thao giảng, hoạt động thảo luận của người dự giờ thường

52

Page 53: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Tập trung phân tích hoạt động dạy của giáo viên về việc truyền thụ kiến thức,

tác phong…của giáo viên và từ đó xếp loại giờ dạy của giáo viên.

Tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, chia sẽ những gì mình quan sát

được từ học sinh, đặc biệt những khó khăn của học sinh khi tham gia hoạt động học.

Câu 7: Việc truyền thụ nội dung kiến thức trong giờ dạy cho học sinh cần phải

cố gắng truyền thụ hết toàn bộ kiến thức cho học sinh theo bài đã soạn, theo chuẩn kiến thức, kỉ năng trong SGK, SGV.

chỉ truyền thụ những nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh.

Câu 8: Khi dự giờ, hoạt động nào dưới đây là cần thiết?

Chú ý ghi chép đúng nội dung giáo viên dạy ghi trên bảng để có cơ sở đánh giá

Chú ý quan sát, chụp hình, quay video về hoạt động học của học sinh..

Chú ý quan sát, chụp hình, quay video về hoạt động dạy của giáo viên.

Câu 9: Sau khi thao giảng và sau khi thảo luận, việc cần làm tiếp theo là

Sửa chữa bài soạn, phương pháp giảng dạy để áp dụng cho toàn khối.

Rà soát những gì cần bổ sung, hổ trợ học sinh rồi dạy lại bài đó và tiếp tục thảo luận để rút kinh nghiệm.

Phân 3: Về tinh hinh tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ chuyên môn của anh/chị

Câu 1: Ở tổ, nhóm chuyên môn anh/chị đã tổ chức “nghiên cứu bài học” chưa?

Đã có tổ chức. Chưa tổ chức

Nếu chọn “Đã có tổ chức” thì tiếp tục trả lời từ câu 2 đến câu 4. Nếu chọn “chưa tổ chức” thì vui lòng trả lời từ câu 5.

Câu 2: Anh/chị thấy việc tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ, nhóm chuyên môn đem lại lợi ích gì?

Đánh giá được năng lực giáo viên, giúp giáo viên đánh giá lẫn nhau.

Giảm áp lực cho giáo viên, giúp giáo viên chia sẽ, hỗ trợ nhau.

Câu 3: Anh/chị thấy việc tổ chức nghiên cứu bài học ở tổ, nhóm chuyên môn làm cho không khí buổi sinh hoạt chuyên môn như thế nào?

Căng thẳng, rời rạc.

Nhẹ nhàng, gắn kết.

53

Page 54: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Câu 4: Khi tổ chức bài học, khi đi dự giờ anh/chị thấy

Học sinh ít được giáo viên chú ý, nhiều học sinh bị “bỏ quên”.

Học sinh được giáo viên quan sát kĩ, phát hiện kịp thời những học sinh gặp khó khăn khi học tập.

Câu 5: Tổ, nhóm chuyên môn anh/chị chưa tổ chức nghiên cứu bài học vì

Chưa được cấp trên phổ biến.

Thấy không hiệu quả.

Câu 6: Tổ, nhóm chuyên môn anh/chị có cần đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn không?

Cần thiết.

Không cần thiết.

Câu 7: Tổ, nhóm chuyên môn anh/chị cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nào?

Chú trọng nghiên cứu bài học.

Cách đánh giá giá giáo viên.

Hướng khác với hiện tại.

2. Hoạt động dạy học và dự giờ để nghiên cứu bài học:TỔ CHỨC LỚP HỌC

54

Page 55: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “BIỂN ĐẢO VIỆT NAM”

GIAO NHIỆM VỤ CHO CÁC NHÓM HỌC SINH

55

Page 56: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

HỌC SINH HỨNG THÚ, HĂNG SAY THAM GIA NHIỆM VỤ

HỌC SINH TRÌNH BÀY SẢN PHẨM CỦA NHÓM

56

Page 57: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

CÔ GIÁO HƯỚNG DẪN HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN

QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

57

Page 58: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

3.Tổ chức thảo luận, góp ý sau giờ dạy minh họa.

58

Page 59: thptnguyentrungthien.edu.vnthptnguyentrungthien.edu.vn/.../de_tai_skknchinh_thuc.docx · Web view2018/09/28  · MỤC LỤC. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2.

Đ/c Trần Hậu Tú. Phó Trưởng phòng THPT- Chuyên viên Địa Sở GD- ĐT chủ trì buổi thảo luận.

59