Top Banner
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 825/KH-PGDĐT Hồng Ngự, ngày 03 tháng 10 năm 2018 KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-SGDĐT, ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”; Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” trên địa bàn huyện như sau: I. MỤC TIÊU 1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh (sau đây gọi chung là thành viên trong trường) trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. 2. Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. II. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 1. 100% trường học tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên trong trường về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong học sinh; 2. 100% trường học tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và văn hóa ứng xử cho các thành viên trong trường học. 3. Giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong học sinh. III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh 1.1 Nội dung tuyên truyền
9

UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

Dec 30, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 825/KH-PGDĐT Hồng Ngự, ngày 03 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống

vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020”

Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-SGDĐT, ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Sở

Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng,

chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”;

Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xây dựng Kế hoạch triển khai thực

hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học

sinh đến năm 2020” trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của

cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh (sau đây gọi chung là thành

viên trong trường) trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi

phạm pháp luật.

2. Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học

sinh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

II. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. 100% trường học tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức,

trách nhiệm của các thành viên trong trường về phòng ngừa tội phạm và phòng,

chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong học sinh;

2. 100% trường học tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo

dục kĩ năng sống và văn hóa ứng xử cho các thành viên trong trường học.

3. Giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong học sinh.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống

hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh

1.1 Nội dung tuyên truyền

Page 2: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên trong trường học,

gia đình học sinh và cộng đồng trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố

giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; Biện pháp phòng, chống những âm

mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với học sinh;

b) Tuyên truyền về các biện pháp phòng ngừa hành vi phạm tội, vi phạm

pháp luật thường xảy ra trong học sinh; các quy định của pháp luật về phòng,

chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự

trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, các tệ

nạn xã hội khác trong học sinh; các hậu quả, ảnh hưởng của tội phạm và vi

phạm pháp luật.

1.2. Giải pháp thực hiện

a) Các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền bằng nhiều hình

thức, trang bị tủ sách pháp luật, các loại tài liệu về an ninh trật tự, phòng chống

tội phạm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên, học sinh

trong việc chấp hành pháp luật. Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa

tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giờ học chính khóa, hoạt

động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của học sinh; Xây

dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong trường và gia đình học

sinh về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học

sinh;

b) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 243/QCPH,

ngày 04/4/2016 về công tác phối hợp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và trật tự,

an toàn xã hội trong Ngành GDĐT huyện Hồng Ngự; Kế hoạch liên tịch số

41/KHLT ngày 03/4/2015 giữa Công an huyện, Phòng Lao động - Thương binh

Xã hội, Phòng GDĐT, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện và Hội

LHPN Việt Nam huyện về việc phối hợp phòng, chống thanh thiếu niên VPPL

trên địa bàn huyện và Hướng dẫn số 09/HD-CA-GDĐT-LĐTBXH-TN-PN

ngày 14/7/2015 về Quy trình quản lí, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp

luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh; Nâng cao vai trò,

trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí

Minh trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã

hội, đoàn thể, cơ quan công an trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã

hội.

c) Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh đăng kí

phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” theo tinh thần chỉ đạo của Ban

chỉ đạo phòng, chống tội phạm huyện. Tổ chức ít nhất 01 buổi nói chuyện

chuyên đề/học kì về các nội dung liên quan tới tình hình an ninh trật tự và các

hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên; xây dựng quy chế

phối hợp hoạt động làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến

Page 3: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

học sinh. Lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với

các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống bạo

lực học đường, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội

khác.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn học đường, tổ chức

đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và học sinh, quan tâm giáo dục đối với

học sinh chưa ngoan; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống tội

phạm, tệ nạn xã hội trong tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu năm học, thông qua

các tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cho học sinh.

đ) Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức

các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thông qua

các hoạt động phát thanh học đường, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với

các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen

thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và

thực hiện pháp luật tại cơ quan, đơn vị, trường học gắn với ứng dụng công nghệ

thông tin, mạng, đối thoại chính sách pháp luật,...

e) Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao

lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hóa, vẽ tranh, áp

phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng,

chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

f) Xây dựng tin, bài tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các

mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm

pháp luật trong học sinh đăng tải trên website, cổng thông tin điện tử của các

trường học, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; Tổ chức cho

học sinh tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng,

chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực học đường, giáo

dục an toàn giao thông,... của trường học;

2. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống

vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

đối với học sinh

2.1. Nội dung thực hiện

a) Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và

phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù

hợp với từng cấp học;

b) Xây dựng và thực hiện chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội

phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm,

hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh.

Page 4: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

2.2. Giải pháp thực hiện

a) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 298/KH-UBND, ngày

24/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai thực hiện

Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021; Kế

hoạch số 144/KH-PGDĐT ngày 29/01/2018 của Phòng GDĐT về việc triển

khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật trong nhà trường” đến năm 2021.

b) Tích hợp, lồng ghép vào chương trình dạy học chính khóa ở môn Đạo

đức, Giáo dục công dân, Sinh học và các hoạt động giáo dục khác trong việc

đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; lồng ghép giáo dục về việc

chấp hành pháp luật trong học sinh.

c) Hàng năm các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành Giáo dục triển

khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật;

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao

theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình,

cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu

của người lao động và người học trong ngành Giáo dục, chú trọng ứng dụng

công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

3. Nâng cao năng lực của các thành viên trong việc tổ chức phòng

ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

3.1. Nội dung thực hiện

a) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa

tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học,

phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh cho

đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, học sinh xung kích, tình

nguyện.

3.2 Giải pháp

a) Các trường học đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng dạy và

học, phát triển, bồi dưỡng đội ngũ hạt nhân tuyên truyền về giáo dục phòng,

chống ma túy trong nhà trường học. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục

phòng, chống ma túy trong chương trình và hoạt động giáo dục của các cấp

học; tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong chương trình chính

khóa.

Page 5: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

b) Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kĩ năng về phòng chống tệ nạn

xã hội cho cán bộ quản lí, giáo viên của các trường; thực hiện kế hoạch phối

hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, cơ quan công an và chính quyền địa

phương nhằm tăng cường quản lí học sinh trong và ngoài giờ tới trường. Đến

cuối năm 2018 có 80%, đến năm 2020 có 90% báo cáo viên pháp luật, cộng tác

viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công

dân trong các cơ sở giáo dục được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp

luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục

pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ.

4. Phối hợp giữa trường học, gia đình và các cơ quan ban, ngành của

địa phương trong công tác quản lí, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp

luật trong học sinh

4.1 Nội dung

a) Tăng cường phối hợp giữa trường học và gia đình học sinh trong công

tác quản lí, giáo dục học sinh không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan

tâm đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; kết hợp chặt chẽ với các hoạt động

triển khai Đề án “Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng,

chống bạo lực gia đình đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số

2170/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-

BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo

hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự

an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành

Giáo dục. Phối hợp với ngành Công an thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ

an ninh tổ quốc” và nhân rộng mô hình liên kết giữa trường học với công an

địa;

c) Phối hợp với công an địa phương tổ chức các mô hình Câu lạc bộ

phòng, ngừa tội phạm ở các trường học có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ

động, tích cực của học sinh tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi

phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ

chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học.

Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ hoạt động

hiệu quả trong các trường học;

d) Tăng cường phối hợp giữa trường học, gia đình học sinh, các tổ chức

đoàn thể, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội trong công tác quản

lí, giáo dục học sinh không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan tâm đối

với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có người phạm tội.

đ) Các cơ quan quản lí giáo dục ở địa phương và các cơ sở đào tạo, các

trường phổ thông có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức

Page 6: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

đoàn thể của địa phương và gia đình học sinh trong công tác phòng ngừa tội

phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

4.2 Giải pháp

a) Phòng GDĐT và một số ngành có liên quan đã ban hành Quy chế phối

hợp số 234/QCPH ngày 04/4/2016 về công tác phối hợp bảo vệ an ninh chính

trị nội bộ và trật tự, an toàn xã hội trong Ngành GDĐT huyện; Kế hoạch liên

tịch số 41/KHLT ngày 03/4/2015 về việc phối hợp phòng, chống thanh thiếu

niên VPPL trên địa bàn huyện và Hướng dẫn số 09/HD-CA-GDĐT-LĐTBXH-

TN-PN ngày 14/7/2015 về Quy trình quản lí, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm

pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở đó

Sở GDĐT đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các trường học tăng cường các

biện pháp quản lí học sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm đảm bảo

an ninh, trật tự trường học. Các trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế

hoạch phối hợp với lực lượng công an các địa phương triển khai quyết liệt các

biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xảy ra trong trường học nhằm

bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà

trường.

b) Lập hòm thư tại các đơn vị trường học, phát động phong trào tố giác,

vận động tự giác khai báo về tình trạng vi phạm pháp luật trong giáo viên, học

sinh; xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của cán

bộ, giáo viên và học sinh có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm

trong trường học.

c) Tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư

tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; nâng cao

nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức,

viên chức, người lao động và người học trong toàn ngành Giáo dục về công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật

d) Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò Ban Đại diện cha mẹ học sinh,

Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học các cấp tham gia phổ biến, giáo dục pháp

luật trong các nhà trường; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa

bàn và cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước để làm gương hỗ

trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí

học sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

5.1 Nội dung

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí thông tin học sinh phục vụ công tác

thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh;

Page 7: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

b) Xây dựng tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống thông tin điện tử về các

loại hình tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao để các thành viên trong trường,

gia đình học sinh khai thác, phòng ngừa.

5.2 Giải pháp

a) Tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp

luật trong học sinh trên trang thông tin điện tử của các trường học, các phương

tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác; tổ chức các hoạt động giáo dục

trang bị kiến thức, kĩ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn xã hội

cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa,

các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao nhằm thu hút đông đảo học sinh cùng

tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

b) Hàng năm phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo

chí để xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật

liên quan đến ngành Giáo dục; phấn đấu 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường

học trong ngành đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lí vi

phạm hành chính.

6. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lí học

sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống tệ nạn xã hội và tăng cường

công tác kiểm tra, giám sát

6.1 Nội dung

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về quản lí học sinh,

phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong

các trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định

về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đối với các trường học và học sinh.

Thiết lập kênh thông tin và chế độ báo cáo định kì, đột xuất giữa các trường

học với cơ quan công an địa phương; giữa trường học với các cơ quan quản lí

giáo dục các cấp.

6.2 Giải pháp

a) Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt

động ngoại khóa, ưu tiên kĩ năng thực hành, kĩ năng sống để phát huy tính chủ

động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực

quan, tình huống pháp lí thực tiễn trong giảng dạy

b) Phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục

pháp luật để cung cấp hoặc đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo

Page 8: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

dục pháp luật cho đội ngũ nhà giáo, người lao động và người học khai thác, sử

dụng. ...

c) Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các

phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật trong nhà trường; phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ

dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trong chương trình chính khóa và ngoại khóa

d) Tiếp tục đưa nội dung phòng, chống tham nhũng và nội dung quyền

con người vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo; tập trung tuyên truyền,

phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lí; chú trọng giáo dục ý thức

tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác

động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung

chính sách pháp luật về giáo dục.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện từ kinh phí chi thường xuyên hàng năm do ngân

sách nhà nước cấp theo dự toán hàng năm.

2. Huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tổ chức hoạt động giáo dục

đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo

a) Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành

của địa phương phối hợp với ngành Giáo dục trong việc triển khai thực hiện

các nội dung của Đề án.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn; chỉ đạo các trường

triển khai các nội dung của Đề án phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể tại địa

phương;

c) Đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; làm đầu mối phối hợp với

các đơn vị liên quan của các phòng, ban ngành trong việc tham mưu phối hợp

chỉ đạo theo ngành dọc triển khai thực hiện Đề án; hằng năm, báo cáo kết quả

việc triển khai Đề án của các trường trực thuộc, của ngành Giáo dục tại địa

phương về Sở GDĐT, Ủy ban nhân dân huyện đúng quy định.

2. Các trường học trực thuộc

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Phòng GDĐT trong quá trình triển

khai thực hiện Kế hoạch; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Kế

hoạch lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị để góp

phần hoàn thành các chỉ tiêu mà Kế hoạch đưa ra.

Page 9: UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …thtthb2.pgdhongngu.edu.vn/upload/25964/20181005/... · UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

VII. THÔNG TIN, BÁO CÁO

Các đơn vị trực thuộc xây dựng các kế hoạch tổ chức thực hiện cho đơn

vị mình, báo cáo kết quả thực hiện về Phòng GDĐT trước ngày 25 tháng 11

hằng năm qua Bộ phận phong trào (Gmail: [email protected])

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm

và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” trên địa bàn

huyện của Phòng GDĐT huyện Hồng Ngự./.

Nơi nhận: - Sở Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo);

- UBND huyện (để chỉ đạo);

- Huyện Đoàn (để p/h);

- Phòng Văn hóa thông tin (để p/h);

- Công an huyện (để p/h);

- Phòng Tài chính – Kế hoạch (để p/h);

- Phòng GD&ĐT (để t/h);

- Các đơn vị trực thuộc(để t/h);

- Website Sở GD&ĐT;

- Lưu: VT (VE).

TRƯỞNG PHÒNG

Nguyễn Hữu Tiến