Top Banner
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A BÀI DỰ THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỒNG NAINĂM 2016 Họ và tên: Phạm Nguyễn Minh Đức Ngày tháng năm sinh: 23/03/1999 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Học sinh Dân tộc: Kinh Đảng viên, Đoàn viên: Đoàn viên Đơn vị học tập: Lớp 11A3, Trường THPT Thống Nhất A, Trảng Bom Nơi thường trú: Số nhà 81/10 , ấp Hòa Bình, xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại: 01654331389. Địa chỉ Email: minduc9505@gmail.com. Trảng Bom, ngày 20 tháng 10 năm 2016
33

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Aug 29, 2019

Download

Documents

hoangkhanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

BÀI DỰ THI

“TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI” NĂM 2016

Họ và tên: Phạm Nguyễn Minh Đức Ngày tháng năm sinh: 23/03/1999

Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Học sinh

Dân tộc: Kinh Đảng viên, Đoàn viên: Đoàn viên

Đơn vị học tập: Lớp 11A3, Trường THPT Thống Nhất A, Trảng Bom Nơi thường trú: Số nhà 81/10 , ấp Hòa Bình, xã Đông Hòa,

huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại: 01654331389.

Địa chỉ Email: [email protected].

Trảng Bom, ngày 20 tháng 10 năm 2016

Page 2: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Lời mở đầu

Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Sau ngày đất nước thống nhất Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo nhân dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chính quyền mới, cuộc sống mới, cùng cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Chặng đường 40 năm (1975 – 2015) là giai đoạn với nhiều khó khăn, thử thách đối với sự phát triển của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, song Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống anh hùng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Thành tựu đạt được trong 40 năm qua, nhất là thành tựu trong 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 2000) do Đảng khởi sướng và lãnh đạo là vô cùng to lớn. Thực hiện đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo nhân dân đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ, trở thành những tỉnh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng chính là niềm tự hào, sự khích lệ tinh thần, vật chất to lớn giúp Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai vững tin bước vào thế kỷ mới của sự phát triển, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa tỉnh Đồng Nai phát triển toàn diện về mọi mặt góp phần tích cực cùng cả nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Để tìm hiểu về những giá trị tốt đẹp cũng như lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai để từ đó hình thành nên những hiểu biết khái quát nhất về sự phát triển của tỉnh nhà, hình thành kho tư liệu của cá nhân trong quá trình học tập, từ đó thêm yêu hơn những giá trị Truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ và phát triển ngàn đời, biết yêu hơn mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên đó cũng chính là lý do thôi thúc bản thân hoàn thành bài dự thi.

Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài dự thi, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo cuộc thi, Thầy cô giáo, các bạn học sinh để nội dung của bài Dự thi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn./.

Trảng Bom, ngày 20 tháng 10 năm 2016

Phạm Nguyễn Minh Đức

Page 3: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

PHẦN NỘI DUNG Câu 1: Hãy nêu tiểu sử nhân vật được đặt tên đường tại địa phương,

phường, xã thị trấn nơi bạn đang ở. Những hành động, đức tính nào của nhân vật

bạn cần học tập làm theo.

Trảng Bom là một huyện thuộc địa hình trung du của tỉnh Đồng Nai, giáp

với huyện Long Thành về phía nam, giáp với huyện Thống Nhất - một huyện

tách ra từ huyện này - về phía đông, và giáp ranh với thủ phủ của tỉnh Đồng

Nai là thành phố Biên Hòa về phía tây, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu. Trảng

Bom nằm ngay cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế về phát

triển giao thông. Bên cạnh đó, Trảng Bom cách Biên Hòa 12 km và thành phố

Hồ Chí Minh 42 km về phía đông nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán

và đầu tư công nghiệp.

Trảng Bom là một huyện mới thành lập của tỉnh Đồng Nai. Thời Việt Nam Cộng

Hoà, địa bàn huyện Trảng Bom thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà. Sau năm 1975,

thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Tháng 8/2003, tách một số xã của huyện

Thống Nhất để thành lập huyện Trảng Bom. Huyện Trảng Bom gồm 1 thị trấn

là Trảng Bom và 16 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông

Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông

Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.

Hiện tại bản thân và gia đình đáng sinh sống và làm việc tại xã Đông Hòa một

trong những xã thuộc huyện Trảng Bom. Nhưng do địa phương nơi em đang sinh sống

chưa có tên đường hoặc nếu có thì chủ yếu tên đường được đặt theo ký tự chữ và số,

không có tên đường là tên của các nhân vật lịch sử nên em quyết định chọn tên một

con đường đã có nhiều kỷ niệm gắn bó với em trong suốt quá trình học tập dưới mái

trường thân yêu Thống Nhất A (tọa lạc tại Khu phố 4 thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng

Bom, tỉnh Đồng Nai) mà vị anh hùng được chọn đặt tên đường cũng là một trong

những vị anh hùng mà em ngưỡng mộ và cảm thấy những hành động, đức tính của ông

mà bản thân em cần học tập và làm theo, con đường mang tên nhà hoạt động cách

mạng Phan Đăng Lưu. Đường Phan Đăng Lưu được Ủy ban nhân dân Thị trấn Trảng

Bom quy hoạch trong đề tài điều chỉnh, sửa đổi, đặt mới tên đường thị trấn Trảng Bom

huyện Thống Nhất năm 2003. Đường Phan Đăng Lưu là tên đường mới tên cũ của

Page 4: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

tuyến đường này là đường C11 song song và cách đường C10 (nay là Trường Trinh)

khoảng 80 mét, cắt đường nganh chính là Cách mạng tháng Tám và 30 tháng 4 và

đường ngang phụ D11, D6, D27, D2, D1.

Đường Phan Đăng Lưu được đặt theo tên nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam. Phan Đăng Lưu, (1902- 1941) là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam (1937); Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1938).

Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902, tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành),

huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai cả của cụ Phan Đăng Dư, một nhà

nho yêu nước, và cụ bà Trần Thị Liễu, con gái Cử nhân Trần Danh Tiêu. Theo nhiều

tài liệu, ông là hậu duệ đời thứ 15 của Mạc Mậu Giang, một hoàng tử nhà Mạc. Sau

khi nhà Mạc đổ, cụ Mạc Mậu Giang đưa con cháu vào Nghệ An lập nghiệp. Một người

con là Mạc Huyền Nhai trở thành thủy tổ của dòng họ Phan Mạc ở Yên Thành, trong

đó có cả dòng họ Phan Đăng.

Thuở nhỏ, ông có tiếng học giỏi thông minh, khi mới 16 tuổi, ông đã tham dự kỳ

thi Hương, dù phải khai tăng thêm 2 tuổi để được đi thi (1918). Tuy nhiên do Nho học

không còn được trọng, ông học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Pháp tại Trường tiểu học

Pháp- Việt ở Vinh & Trường Quốc học Huế.

Khi học hết năm đầu bậc trung học tại Trường Quốc học Huế, ông quyết định thi

vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên Quang, vì ông cho rằng "hiện nay ích nước,

lợi dân không gì bằng mở mang nông nghiệp, mà muốn thế, thì phải thâu thái những

cái hay của các nước văn minh trong nghề đó". Sau khi tốt nghiệp hạng ưu năm 1923,

ông được bổ vào ngạch Thông phán, làm nhân viên tại Sở Canh nông Bắc Kỳ, vì vậy

còn được dân gian gọi là ông Phán Tằm.

Cuối năm 1925, ông được đổi về Sở Canh nông Nghệ An tại Vinh. Tại đây, ông

có những liên lạc với một số thành viên Hội Phục Việt, thường xuyên trao đổi thời

cuộc và tìm đọc các tài liệu cách mạng. Chính thời gian này, ông đã được tiếp xúc với

những tài liệu Cộng sản đầu tiên bằng tiếng Pháp như Le Capital của Karl Marx và Le

Procès de la colonisation française của Nguyễn Ái Quốc.

Page 5: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Cuối năm 1925, ông ký tên vào bản yêu sách đòi chính quyền thực dân Pháp trả

lại tự do cho chí sĩ Phan Bội Châu. Do việc làm này, tháng 3 năm 1926, chính quyền

thực dân đã đổi ông về Diễn Châu để tách ông ra khỏi các ảnh hưởng của phong trào

cách mạng tại Vinh. Cuối năm 1926, ông được các ông Trần Văn Cung, Võ Mai, thành

viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vừa dự lớp huấn luyện chính trị ở

Quảng Châu về nước, liên lạc tuyên truyền cách mạng và phát triển tổ chức. Không lâu

sau, ông lại bị đổi vào Bình Định rồi Đồng Nai Thượng (nay thuộc Lâm Đồng). Tuy

nhiên, dù ở đâu, ông vẫn bộc lộ quan điểm chống chính quyền thực dân Pháp. Vì vậy,

giữa năm 1927, ông bị thải hồi vì "vô kỉ luật, hoạt động chống đối".

Trở về quê nhà ở Nghệ An, ông tiếp tục hoạt động cho Hội Phục Việt. Tháng 2

năm 1928, ông được kết nạp vào Hội Phục Việt, lúc này được đổi tên là Hội Hưng

Nam, cùng thầy giáo Trần Văn Tăng xây dựng cơ sở Hội ở Yên Thành. Thời gian sau,

ông được Tổng bộ cử vào Huế phụ trách "Quan hải tùng thư", cơ quan xuất bản sách

báo tiến bộ của Hội Hưng Nam.

Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội Hưng Nam đổi tên là Tân Việt Cách mạng

Đảng. Ông được bầu làm Ủy viên thường vụ Tổng bộ phụ trách Tuyên huấn. Trong

vai trò này, ông cùng với Đào Duy Anh và một số đồng chí khác dịch, hiệu đính, biên

soạn một số tài liệu cho "Quan hải tùng thư" như "A.B.C Chủ nghĩa Mác", "Dân chủ

mới", "Xã hội luận", "Lược sử các học thuyết kinh tế", "Tuyên ngôn Đảng Cộng

sản"... .

Ngày 12 tháng 12 năm 1928, ông cùng Hà Huy Tập được Tổng bộ cử

sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu thái độ của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên

Cách mạng đồng chí Hội về vấn đề hợp nhất hai tổ chức. Nhưng lúc này Tổng bộ

Thanh niên ở Quảng Châu đã rút vào hoạt động bí mật nên sau 5 tháng không bắt được

liên lạc, ông trở về nước. Ngày 15 tháng 5 năm 1929, ông đề đạt ý kiến của mình với

Tổng bộ Đảng Tân Việt về việc tổ chức một Đảng Cộng sản. Tháng 9 năm 1929, ông

bí mật đi Hải Phòng để sang Quảng Châu lần thứ hai để bàn tiếp việc hợp nhất với Hội

Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng do có chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt

tại Hải Phòng trước khi xuống tàu. Ngày 21 tháng 11 năm 1929, ông cùng 60 đảng

viên Đảng Tân Việt bị toà án Nam triều ở Vinh đưa ra xử. Riêng ông bị kết án 3 năm

tù khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột., đây là mức án cao nhất dành cho những người lãnh

đạo Đảng Tân Việt. Ở trong tù, ông tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng

Page 6: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Êđê & làm báo tiếng Ê đê (Doản- Đê tù báo) để thực hiện công tác binh vận người dân

tộc thiểu số & Viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Vì vậy

đã bị tăng án lên 5 năm tù khổ sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào "loại nguy hiểm".

Giữa năm 1936, ông được ra tù, nhưng thực dân Pháp không cho ông về quê mà

bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng và đã có những đóng góp

xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Trung Kì như lãnh đạo

Phong trào Đông Dương Đại hội (1936); Lãnh đạo cuộc "đón tiếp" Gôđa- người cầm

đầu phái bộ của Chính phủ Pháp sang Đông dương điều tra tình hình (1937); Chỉ đạo

đấu tranh & vận động tranh cử đưa người của Đảng vào Viện Dân biểu Trung Kỳ

(1937); Tổ chức Hội nghị báo giới Trung Kì... Phan Đăng Lưu trực tiếp viết bài & chỉ

đạo các báo Sông Hương tục bản, Dân, Dân tiến, Dân muốn.., đồng thời viết nhiều

sách lý luận chính trị, lý luận văn học, như Thi văn các nhà chí sỹ Việt Nam, Lịch sử

học thuyết kinh tế, Xã hội luận, Xã hội tư bản, Thế giới cũ và thế giới mới...qua đó ẩn

ý để giác ngộ, tuyên truyền chủ trương cách mạng & đặc biệt giới thiệu học thuyết

kinh tế của C.Mác... với các bí danh Tân Cương, Phi Bằng, Bằng Phi, Đông Tùng,

Mục Tiêu, Thương Tâm, Q.B, Nghị Toét, DÂN, DÂN TIẾN, D.M, SH, Xxx,K.§,...

Tháng 9-1937, ông tham dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng

tại Hóc Môn, Bà Điểm, Gia Định và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3-1938, Hội nghị đại biểu cả ba Xứ ủy bầu ra Ban Chấp hành mới, Phan

Đăng Lưu và Lê Duẩn lập ra Ban Thường vụ, Nguyễn Văn Cừ được bầu Tổng Bí thư.

Tháng 9- 1939, ông được điều động vào Nam Kỳ hoạt động và được Trung ương

phân công phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Nam Kỳ.

Tháng 11-1939, ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tại Bà Điểm, Hóc

Môn & đã góp phần quan trọng trong việc đề ra đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến

lược của Đảng, tiến tới giai đoạn dân tộc giải phóng.

Tháng 4-1940 đến Hội nghị Tái lập BCH Trung ương: Ông trực tiếp Lãnh đạo

điều hành hoạt động của Ban chấp hành Trung ương (thực hiện vai trò, chức trách của

Tổng Bí thư).

Tháng 7-1940, Xứ uỷ Nam Kì họp, đề ra chủ trương khởi nghĩa. Lấy tư cách đại

diện Trung ương đến dự, với phân tích sâu sắc ông đã chỉ rõ những nguyên tắc khởi

Page 7: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

nghĩa: "Không thể nhìn một địa phương mà đánh giá tình hình, mà phải nhìn cả nước,

nhìn thế giới và mọi mặt mới có thể đánh giá đúng được; Không thể đùa với khởi

nghĩa, không thể đưa quần chúng đến chỗ hy sinh vô ích; Phải có lệnh của Trung ương

mới được thi hành" & ông khuyên Xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương.

Tháng 10-1940, ông bí mật từ miền Nam ra Bắc để tiến hành triệu tập và tổ chức

Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng & chính thức chuyển cơ quan

Trung ương từ Nam ra Bắc.

Tháng 11-1940, tại Đình Bảng, Bắc Ninh, ông chủ trì Hội nghị Tái lập Ban Chấp

hành Trung ương Đảng, thường gọi là Hội nghị Trung ương 7. Tại Hội nghị, ông được

đề cử làm Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng mình cần về miền

Nam, trong đó Xứ ủy & nhân dân đang ngóng chờ kết quả chuyến đi và đề phòng ông

bị bắt, sẽ gây trở ngại cho Trung ương mới được củng cố ở miền Bắc. Ngay sau Hội

nghị, ông quay trở lại miền Nam để hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, theo quyết định của Hội

nghị Trung ương, do có kẻ chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt vào đêm 22-11-

1940 khi vừa mới đặt chân đến Sài Gòn, chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về

việc hoãn khởi nghĩa, thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra ngày 23-11-1940.

Ngày 3-3-1941, Pháp mở tòa án binh, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử

hình, với hai điều buộc tội chủ yếu: tham dự một cuộc họp bí mật sau đó lệnh tổng

khởi nghĩa trong toàn quốc đã được phát đi & thảo lời kêu gọi cho quân đội cách

mạng. Ngày 26-8-1941, ông bị xử bắn tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia

Định cùng với đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Phần mộ ông hiện nay được đặt tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí

Minh. Hiện tên của ông được đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố, địa

danh ở Việt Nam như: Hà Nội, Hạ Long, Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Ninh

Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định (Quy Nhơn), Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí

Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Phú Yên.

Thân phụ ông là cụ Phan Đăng Dư (1874-1955), còn có tên là Phan Đăng

Kính, lúc sinh thời bà con làng Tràng Thành thường gọi là Cụ Phán, bởi cụ có 4

người con trai, trong đó có 3 người làm Thông phán là Phan Đăng Lưu (Phán

Page 8: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Tằm), Phan Đăng Triều (Phán Triều), Phan Đăng Tài (Phán Tài). Cả 3 người về

sau đều hoạt động cách mạng chống chính quyền thực dân Pháp.

Cụ Phan Đăng Dư thời trẻ từng dự thi Hương Trường Nghệ nhưng không

đỗ đạt, về nhà làm nghề bốc thuốc nam, làm thầy địa lý để giúp đỡ dân làng và

giao du với bạn bè. Năm 1908, cụ cùng Cử nhân Chu Trạc tập hợp những người

nghĩa khí vào “Nghĩa đảng” để mưu đồ sự nghiệp chống Pháp, nhưng về sau bị

chính quyền thực dân bắt bớ và bị đánh hỏng bàn tay cầm bút.

Đầu năm 1955, trong Cải cách ruộng đất, gia đình cụ Phan Đăng Dư bị quy

địa chủ, tất cả nhà cửa, tài sản bị tịch thu. Cụ bị kết án 20 năm tù và bị giải đi

nhà lao Bến Hới (Tân Kỳ), sau đó qua đời trên đường đi. Một năm sau, cụ mới

được giải oan.

Khi còn ở làng, Phan Đăng Lưu lấy vợ đầu là bà Nguyễn Thị Danh (còn

gọi là bà Chín), thuộc dòng họ Nguyễn Khắc, một dòng họ lớn ở Nghệ An. Ông

bà có với nhau 2 người con: Phan Thị Lê và Phan Đăng Tề (Phan Xuân Tâm).

Bà Danh về sau tham gia Việt Minh, thành viên Hội Phụ nữ Cứu quốc và trở

thành Ủy viên Chấp Ủy Việt Minh làng Tràng Thành từ tháng 12 năm 1945, sau

đó tiếp tục là Hội trưởng phụ nữ Tràng Thành nhiều năm.

Thời gian hoạt động ở Huế, ông kết hôn với bà Lê Thị Nhồng, giao thông

viên của Xứ ủy Trung kỳ và đã có chung một người con trai là Phan Đăng

Luyến. Sau khi ông bị xử tử, bà Nhồng đưa con về quê Tràng Thành ở với ông

bà. Về sau bà Nhồng tái giá với ông Bính, một cựu tù chính trị quê ở huyện

Nghi Lộc.

Cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của ông từng được Nhà hát Cải

lương Việt Nam chuyển thể thành công với vở diễn cải lương mang tên “Hừng

đông” công diễn tại rạp Hồng Hà (Hà Nội), vở diễn được đánh giá là một công

trình văn hóa thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Lần thứ XII của

Đảng.

Qua tìm hiểu sách báo tư liệu dưới nhiều kênh thông tin khác bản thân em

cũng ít nhiều có được một số thông tin cơ bản nhất về con người cũng như quá

Page 9: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

trình hoạt cách mạng của ông Phan Đăng Lưu nhưng qua tái hiện ở vở diễn

“Hừng đông” thì hình ảnh của nhà hoạt động cách mạng càng thêm đậm nét, bản

thân thiết nghĩ cần có nhiều hơn nữa những vở diễn, nhứng thước phim tư liệu

về cuộc đời cũng như quá trình hoạt động cách mạng của các vị anh hùng dân

tộc của nước nhà để các thế hệ trẻ sau này như bản thân em có nhiều hơn nữa cơ

hội tiếp cận và nghiên cứu dưới các hình thức ngày càng đa dạng và phong phú

vì tư liệu lưu trữ dưới dạng chữ viết thì quá trình nghiên cứu không tạo được sự

hứng thú cho người tìm hiểu vì thường khô khan, nhưng những tư liệu đó được

tái hiện lại thông qua các vở diễn và các thước phim tư liệu, hình ảnh sinh đông

thì quá trình cảm thụ sẽ nhanh hơn, hứng thú hơn và cũng đọng lại nhiều hơn và

lâu hơn.

Bản thân sau khi tìm hiểu đã học hỏi được rất nhiều điều từ nhà hoạt động

cách mạng Phan Đăng Lưu ở khí phách hiên ngang, một lãnh tụ tiền bối xuất sắc

của Đảng. Phan Đăng Lưu – một trí thức cách mạng tiêu biểu (Lời Cố Tổng bí

thư Lê Duẩn). Ông là một người có tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược, bản lĩnh,

nhân văn, xả thân vì nghĩa lớn, một người luôn đặt lợi ích của Quốc gia, dân tộc

lên trên lợi ích của bản thân, quyết chiến đấu, quyết hi sinh anh dũng cho lý

tưởng dân tộc, người cách mạng ưu tú đã ngã xuống trước hừng đông của độc

lập, tự do”. Người có công trong vai trò dẫn dắt, giác ngộ cán bộ đảng viên đi

theo con đường cách mạng của Đảng nhất là những cán bộ đảng viên trưởng

thành ở Huế từ 1936-1939 mà một trong những học trò xuất sắc phải kể đến nhà

thơ Tố Hữu mà sau này ông còn được nhắc trong bài thơ “Quê mẹ”.

“Con lớn lên con tìm cách mạng

Anh Lưu, anh Diệu dạy con đi

Mẹ không còn nữa

Dìu dắt khi con chửa biết gì”

Trong thời đại của mình ông không chỉ giáo dục lý tưởng cách mạng cho

thế hệ trẻ mà ông còn có ảnh hưởng to lớn đối với nhân sĩ trí thức Nho học, ông

như một vị sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam. Ánh sáng của vì sao đó

Page 10: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

có sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ trẻ giàu lòng yêu nước trong thời đại của

ông mà nhiều người sau này đã trở thành những nhà lãnh đạo kiệt suất như: Võ

Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… và ánh sáng đó vẫn soi sáng đến ngày hôm

nay. Thế hệ trẻ như chúng em sau này cần ra sức học tập và rèn luyện hơn nữa

để ít nhất không phải là để chiến đấu trên mặt trận ngoài chiến trường vì nay là

thời bình chiến tranh đã khép lại, nhưng vì lẽ đó phải phấn đếu rèn luyện để

chiến đấu với mặt trận tư tưởng, chiến đấu với chính bản thân mình nhằm ngăn

chặn những cái xấu đang ngày ngày âm thầm phát sinh trong xã hội chúng ta

đang sống ít nhất là để bản thân là một người con hiếu thảo, cậu học trò ngoan,

lễ phép, sống lành mạnh, vị tha, đặt lợi chung lên trước lợi ích của bản thân,

sống học tập theo quy định của pháp luật, học tập và làm theo tấm gương Bác

Hồ vĩ đại và phấn đấu trong tương lai trở thành người công dân tốt có ích cho xã

hội và gia đình. Bản thân xác định để làm được điều đó thì điều quan trọng nhất

cần làm lúc này là ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng bản

thân để đạt được những kết quả mong muốn đó trong tương lai và đó cũng chính

là tiền đề quan trọng cho những ước mơ sau ngày của bản thân là có thể đóng

góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong quá trình xây dựng đất nước, có

thể làm nhiều việc có ý nghĩa cho địa phương cho đất nước, để cảm thấy mình

xứng đáng với những gì mà mình được nhận từ cuộc sống này, xứng đáng với

xự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống cho độc lập, tự do, hạnh

phúc hôm nay.

Câu 2: Hãy tường thuật sự kiện hoặc kể lại một câu chuyện có thật mà bạn

tâm đắc nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng tỉnh Đồng Nai.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Chiến dịch Xuân

Lộc là một trận chiến vô cùng khó khăn, khốc liệt của các lực lượng giải phóng quân.

Đánh vào nơi địch cho là “cánh cửa thép” với hệ thống phòng thủ nhiều tầng lớp, quân

ta đã gặp nhiều tổn thất. Nhưng với lòng yêu nước và sự mưu trí, dũng cảm, các cánh

quân của ta đã đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch sau 13 ngày đêm chiến đấu

công phá “Cánh cửa thép” Xuân Lộc.

Page 11: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Xuân Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh được Tổng Thống Ngô Đình Diệm nền

Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập từ năm 1957, bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên

Hòa với mục đích để định cư đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Tỉnh có

diện tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao,

rừng chồi thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái, chiếm một vị trí chiến

lược quân sự rất quan trọng, do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai thép, ngoài việc

bảo vệ phi trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất

và Thủ Đô Sài Gòn. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và Đ của

Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây Tào, Cù Mi, Xuyên

Mộc, Hát Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy. Là con đường huyết mạch mà Cộng quân

dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn

759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển vào Miền Nam.

Mùa xuân năm 1975, với sức tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ

động chiến lược của Quân Giải phóng miền Nam và sự nổi dậy phối hợp kịp thời của

nhân dân địa phương, quân và dân ta đã lần lượt xóa sổ Quân khu 2 - Quân đoàn 2,

Quân khu 1 - Quân đoàn 1 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn

địa bàn Tây Nguyên và miền Trung, trong đó có hai tập đoàn phòng ngự mạnh của

địch là Huế và Đà Nẵng, đẩy chính quyền và quân đội Sài Gòn vào tình trạng bị động

đối phó.

Sau khi Đà Nẵng thất thủ (29/3/1975), chính quyền Sài Gòn gấp rút tổ chức

tuyến phòng thủ mới từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh nhằm ngăn chặn, làm

chậm tốc độ tiến công của ta theo Quốc lộ 1 và Đường 20 đánh vào Biên Hòa, Sài

Gòn.

Dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ, quân lực Việt Nam Cộng hòa huy động hầu hết

lực lượng còn lại kết hợp với các đơn vị thu dung quân thất trận từ Tây Nguyên và

miền Trung chạy vào, nhanh chóng thiết lập nên tuyến phòng thủ bảo vệ Sài Gòn - Gia

Định, trong đó, Xuân Lộc được xác định là điểm trọng yếu - "cánh cửa thép" phía

Đông Sài Gòn.

Page 12: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 4 tiến công thị xã Xuân Lộc.

Thị xã Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80km về phía đông bắc, nằm trên ba

trục đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 1, Đường 20 và Đường 15 – những tuyến

cơ động chủ yếu vào Sài Gòn. Chính diện tuyến phòng ngự Xuân Lộc khoảng 40km,

kéo dài từ Túc Trưng qua Dầu Giây, thị xã Long Khánh đến ngã ba Tân Phong. Nơi

đây có nhiều núi cao, rừng già che phủ, địa thế rất hiểm yếu cho hoạt động quân sự:

"Tiến có thế công, thoái có thế thủ".

Có thể thấy, Xuân Lộc là một vị trí chiến lược trọng yếu trên chiến trường Bà Rịa -

Long Khánh. Ngày 28/3/1975, đích thân tướng Mỹ Weyand - Tham mưu trưởng Lục

quân Mỹ - cùng tướng ngụy Cao Văn Viên - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt

Nam Cộng hòa - khi đi thị sát và chọn Xuân Lộc làm phòng tuyến cố thủ đã nhận định:

"Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”.

Chính vì thế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tập trung một lượng lớn quân và

trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, gồm: Sư đoàn 18 bộ binh,

1 trung đoàn thiết giáp (100 xe), 1 liên đoàn biệt động quân, 9 tiểu đoàn bảo an, 2 tiểu

đoàn pháo binh (42 khẩu), 3 đại đội biệt lập, 4 trung đội pháo và các lực lượng cảnh

sát, dân vệ, nghĩa quân tại chỗ (tương đương 2 sư đoàn bộ binh)... Trong quá trình

chiến dịch, địch tăng cường Lữ đoàn Dù 1, Trung đoàn Bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên

Page 13: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

đoàn biệt động quân và 1 Trung đoàn thiết giáp (theo thông tin đăng trên báo Quân đội

Nhân dân).

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt hy vọng cuối cùng vào Xuân Lộc - con

"át chủ bài" canh giữ cửa "cấm thành" Sài Gòn - Gia Định. Còn với Quân Giải phóng,

Xuân Lộc thực sự là vấn đề chiến lược liên quan trực tiếp đến thời gian, tốc độ của

những chiến dịch kế tiếp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà

trực tiếp nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Bản thân em thấy tâm đắc nhất với sự kiện 13 ngày đêm ác liệt công phá

tuyến phòng thủ Xuân Lộc đập tan “Cánh cửa thép” tiến về giải phóng Sài Gòn.

Xin trích dẫn nội dung ba bài báo đăng trên Báo Đồng Nai điện tử để thuật lại sự

kiện 13 ngày đêm ác liệt công phá tuyến phòng thủ Xuân Lộc đập tan “Cánh cửa

thép” tiến về giải phóng Sài Gòn, thống Nhất đất nước.

I. TẤT CẢ CHO MẶT TRẬN XUÂN LỘC

Trận chiến Xuân Lộc - Long Khánh là trận ác liệt nhất và cũng là một

trong những thử thách oanh liệt nhất của Quân đoàn 4 (theo nhận định của

Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân đoàn 4,

đơn vị trực tiếp đánh vào Xuân Lộc cách đây hơn 40 năm). Dù lực lượng quân

tham chiến của ta ít hơn địch, bị thương vong nhiều, nhưng ta đã mở rộng được

cửa phía Đông để cho đại quân giải phóng mở trận quyết chiến chiến lược cuối

cùng.

Quyết tâm trước giờ ra trận.

Sau các chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, cục diện chiến trường

miền Nam đã thay đổi về cơ bản. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã tiêu diệt và

làm tan rã 2 quân đoàn và 2 quân khu, trên 35% bộ binh, 40% lực lượng binh

Page 14: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

chủng, thu và phá hủy 43% cơ sở vật chất kỹ thuật của địch, giải phóng 12 tỉnh

từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và toàn bộ Tây Nguyên. Ở Nam bộ và cực Nam

Trung bộ, quân dân ta đã đẩy mạnh tác chiến, tạo thế, tạo lực, chuẩn bị một

bước quan trọng cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Trước tình hình đó, vào ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã họp đánh giá

tình hình và chỉ rõ: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của

quân dân ta đã bắt đầu. Cần động viên cao độ và nhanh chóng lực lượng của cả

nước giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-

1975, không thể chậm”.

Ngày 1-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện cho các đồng chí của

Bộ Chỉ huy mặt trận Sài Gòn: “Vấn đề quyết định là phải kịp thời nắm lấy thời

cơ, quán triệt đầy đủ tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Cần hành động thật táo bạo, cơ động lực lượng thật khẩn trương. Bất ngờ hiện

nay không ở phương hướng lớn nữa. Địch biết nhất định ta sẽ đánh Sài Gòn,

nhưng chúng cho rằng chúng ta cần phải chuẩn bị 1-2 tháng. Vì vậy hiện nay

chủ yếu là ở tốc độ. Một mặt cần cơ động lực lượng nhanh chóng, thần tốc; mặt

khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động, không chờ đợi...

Qua chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và

trước tình hình hết sức khẩn trương ở chiến trường, vào ngày 2-4-1975, Thượng

tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh các lực lượng quân giải phóng miền Nam, Phó Tư

lệnh Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn, đã giao nhiệm vụ cho Quân

đoàn 4 triển khai lực lượng trên 2 hướng Đông Nam và Tây Nam Sài Gòn. Sư

đoàn 9, Quân đoàn 4 tạm thời tách khỏi Quân đoàn 4, hoạt động ở chiến trường

Tây Nam trong đội hình Đoàn 232. Ở hướng Đông, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết

định phối thuộc Sư đoàn 6 của Quân khu 7 cho Quân đoàn 4. Các đồng chí Tư

lệnh và Chính ủy Quân khu 7 cùng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 chỉ huy hướng này.

Nhận nhiệm vụ của cấp trên giao, ngày 3-4-1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 bàn

phương án đánh chiếm Xuân Lộc.

Page 15: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Cần nói thêm, sau khi bị mất Huế - Đà Nẵng, Tướng Weyand, Tham mưu

trưởng Lục quân Mỹ, đã trực tiếp đôn đốc quân đội Sài Gòn xây dựng một tuyến

phòng thủ mới kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó coi

Xuân Lộc là điểm trọng tâm nhằm ngăn chặn quân ta tiến theo các đường số 1

và 20 đánh vào Biên Hòa, Sài Gòn. Dưới góc nhìn quân sự, Weyand nói với

Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh: “Bằng

mọi giá phải giữ cho được Xuân Lộc. Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”.

Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 nhận định Xuân Lộc - Long Khánh là một khu

vực phòng thủ rất mạnh của địch, khác hẳn với các mục tiêu mà Quân đoàn 4

đánh chiếm trước đó, như: Phước Long, Lâm Đồng. Trong khi đó, lực lượng của

ta ít hơn địch, đặc biệt là các đơn vị binh chủng. Do vậy, để đập tan “cánh cửa

thép” Xuân Lộc, Quân đoàn 4 phải sử dụng 3 sư đoàn bộ binh, gồm: Sư đoàn 7,

Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 của Quân khu 7 phối thuộc và các lực lượng vũ trang

địa phương hỗ trợ, cùng toàn bộ lực lượng pháo binh, pháo cao xạ, xe tăng, công

binh, thông tin và các đơn vị bảo đảm khác của Quân đoàn 4.

Đối với cứ điểm phòng thủ mạnh như Xuân Lộc, ngay từ đầu Bộ Tư lệnh

Quân đoàn 4 đề ra phương châm “đánh chắc, tiến chắc” diệt địch bên ngoài là

chính, tạo thế bao vây, cô lập, khi có thời cơ sẽ tiến công dứt điểm. Tuy nhiên,

trước tình hình địch đang hoang mang dao động, cần phải khẩn trương, táo bạo

sử dụng một bộ phận bộ binh, tập trung toàn bộ xe tăng, pháo binh tiến công

thẳng vào Sở Chỉ huy tiểu khu Long Khánh và Sư đoàn 18 của địch; nếu địch

tan vỡ thì nhanh chóng đánh chiếm, giải phóng Xuân Lộc.

5 giờ 40 ngày 9-4-1975, Quân đoàn 4 nổ súng tiến công Xuân Lộc. Các

trận địa pháo của quân đoàn, sư đoàn đồng loạt nhả đạn. Ngay trong phút đầu

tiên, một quả đạn pháo 85 ly phá tan cụm ăng-ten của khu thông tin trong

TX.Long Khánh. Một quả pháo 122 ly bẻ gãy cột ăng-ten trên đỉnh núi Thị. Một

giờ sau, bộ binh ta bắt đầu xung phong.

Khi nhận lệnh tiến công, từ hướng Bắc, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341

nhanh chóng thọc sâu chiếm khu thông tin, khu cố vấn Mỹ, khu cảnh sát...

Page 16: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Trước đó mấy ngày, tổ trinh sát của Sư đoàn đã được các đồng chí trong Tỉnh ủy

Bà Rịa - Long Khánh trao đổi tường tận tình hình địch, tình hình nhân dân và

địa hình khu vực tác chiến nên khi tiếng súng tiến công nổ ra, quân ta thành thạo

địa hình, mục tiêu. Đến 9 giờ 40, các chiến sĩ của Sư đoàn 341 mang lá cờ Quyết

thắng tiến về dinh Tỉnh trưởng Long Khánh. Địch tập trung lực lượng phản kích

dữ dội, buộc Trung đoàn 266 phải dừng lại ở bên ngoài Sở Chỉ huy tiểu khu

Long Khánh.

Tại hướng Đông, 8 xe tăng dẫn đầu Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) còn cách

cổng căn cứ Sư đoàn 18 chưa đầy 200m thì bị bắn hỏng 3 chiếc phải dừng lại.

Chính trị viên Nguyễn Văn Tạo và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Lèo Viết

Cường bị thương nặng, Phó tiểu đoàn trưởng tiếp tục chỉ huy đơn vị chiếm được

một phần hậu cứ chiến đoàn 52. Ở vòng ngoài, Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 và

Trung đoàn 209, Sư đoàn 7 diệt 2 chiến đoàn 43, 48 của địch từ Tân Phong và

núi Thị tràn vào cứu viện. Ở khu vực ngã ba Dầu Giây, Sư đoàn 6 diệt 5 chốt

địch trên đoạn đường từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, thu 2 khẩu pháo

105 ly, buộc chiến đoàn 52 phải bỏ Túc Trưng kéo về giữ ngã ba Dầu Giây.

II. THẾ TRẬN GIẰNG CO BÊN TRONG THỊ XÃ LONG KHÁNH

Sau khi nổ súng tiến công Xuân Lộc, ngày đầu tiên quân ta đã chiếm được

một nửa TX.Long Khánh, toàn bộ khu hành chính tiểu khu, đã đưa được 3 tiểu

đoàn chốt trong thị xã và chia cắt đường số 1 từ ngã ba Dầu Giây đến đèo Mẹ

Bồng Con. Tuy nhiên, cuộc chiến không hoàn toàn diễn ra như mong muốn...

Ngày đầu tiên nổ súng tiến công Xuân Lộc, tuy lực lượng của Sư đoàn 7

bị tiêu hao nhiều, bên trong TX.Long Khánh địch có thay đổi lại cách bố phòng

nhưng chưa tăng thêm lực lượng chi viện và đang bị phân tán chống đỡ ở nhiều

nơi. Do vậy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tiếp tục ra lệnh tiến công diệt Sư đoàn 18

địch, giải phóng TX.Long Khánh.

Page 17: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Mũi đột phá của Sư đoàn 7 tại hướng Đông TX.Long Khánh.

Trước thế phòng thủ mới của địch, vào ngày 10-4-1975, Sư đoàn 7 đưa

lực lượng dự bị là Trung đoàn 41 cùng một tiểu đoàn hỗn hợp gồm pháo cao xạ

37 ly và 57 ly đột phá từ hướng Bắc, cùng với Trung đoàn 165 tiến đánh căn cứ

Sư đoàn 18. Bị chiến đoàn 52 và Trung đoàn 5 Thiết giáp địch phản kích quyết

liệt, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141 không mở được cửa đột phá. Tiểu đoàn 1 của

Trung đoàn 141 cũng chỉ chiếm được ngã tư ở phía Đông Nam hậu cứ chiến

đoàn 52. Trung đoàn 165 chiếm được khu gia binh và tiến đến sân bay Cáp

Rang. Trung đoàn 209 tiến công thị xã từ phía Nam, đánh thiệt hại chiến đoàn

43 địch, nhưng vấp phải tuyến phòng thủ dã ngoại của địch ở phía Nam sân bay

nên phải dừng lại củng cố bàn đạp.

Ở hướng tiến công của Sư đoàn 341, trước sự phản kích quyết liệt của

địch, Sư đoàn 341 phải đưa thêm Trung đoàn 270 vào thị xã cùng với Trung

đoàn 266 đánh địch phản kích, giữ các mục tiêu đã chiếm.

Cuộc chiến thời điểm đó diễn ra hết sức khốc liệt, ta cố đánh, địch cố giữ

nên sự thiệt hại của hai bên rất lớn, bốn lần đột phá sân bay Cáp Rang đều bị

địch đánh bật trở lại. Các mũi tiến công trại Lê Lợi, căn cứ chiến đoàn 43, quân

ta phải chiến đấu giằng co với địch dưới làn mưa đạn và bom, pháo của địch.

Nhiều tổ, phân đội bị địch chia cắt, bao vây vẫn kiên cường giữ vững trận địa.

Page 18: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Ngày 11-4, chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra giằng co, ác liệt ở bên trong và bên

ngoài Thị xã Long Khánh.

Trước sức tiến công dồn dập của quân giải phóng và để tăng cường lực

lượng phòng giữ Thị xã Long Khánh, ngày 12-4, địch điều Lữ đoàn dù số 1 từ

Sài Gòn đến ngã ba Tân Phong. Ba ngày sau, chúng tăng cường thêm 2 lữ đoàn

thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu

đoàn pháo binh và 2 chi đoàn xe tăng, thiết giáp khoảng 300 chiếc “ném” vào

mặt trận Long Khánh. Nếu tính cả Sư đoàn 18 và các đơn vị đã bố trí ở Xuân

Lộc trước ngày quân ta nổ súng, địch đã tập trung nơi đây 50% lực lượng bộ

binh, 60% pháo binh, hầu hết xe tăng của Quân đoàn 3 và các lực lượng dự bị

tổng hợp tương đương một sư đoàn.

Không quân từ các sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất được huy động với

mức độ cao, trực tiếp chi viện cho các mũi phản kích bộ binh, xe tăng và đánh

vào đội hình tiến công của quân giải phóng. Vào thời điểm đó, địch đã sử dụng

máy bay ném bom trung bình mỗi chiếc 80 lần/ngày, cao nhất 125 lần/ngày.

Chúng ném cả bom CBU có sức hủy diệt lớn, gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho

các mũi tiến công của ta.

Qua 3 ngày chiến đấu, về cơ bản quân ta đã chiếm được một số mục tiêu,

diệt được một bộ phận sinh lực địch trong thị xã, giữ một số bàn đạp quan trọng,

nhưng chưa diệt gọn được một đơn vị nào của địch. Về phía ta, Sư đoàn 7 và Sư

đoàn 341 thương vong hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ; 9 xe tăng của ta sử dụng

trong trận đánh đã bị bắn cháy và 6 chiếc bị phá hỏng; pháo 57 ly và 85 ly bị

thiệt hại gần hết vì bom, pháo địch. Đạn pháo cho quân ta sử dụng trong trận

đánh thì chưa đưa lên kịp.

Về mặt chiến lược thì lúc này địch đang rối loạn, đổ vỡ lớn. Nhưng do vị

trí phòng thủ sống còn của địch ở Xuân Lộc, lực lượng quân địch đông, lại có

công sự vững chắc làm chỗ dựa, có chuẩn bị và được tăng cường lực lượng nên

đã chống trả quyết liệt, gây cho ta nhiều tổn thất và bước đầu ngăn được sức tiến

công của quân ta. Thấy được khó khăn này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã họp rút

Page 19: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

kinh nghiệm với chỉ huy các sư đoàn và nhìn nhận, khi tấn công Long Khánh, ta

không dự kiến hết sự phản ứng của địch; lực lượng tiến công của ta chưa đủ

mạnh, các đơn vị chưa được bổ sung quân số sau nhiều tháng chiến đấu liên tục

và chưa được chuẩn bị kỹ cho trận đánh. Do thời gian chuẩn bị ngắn (5 ngày),

việc nghiên cứu địa hình và cách bố phòng của địch chưa đủ cho một trận đánh

phức tạp; cách đánh địch trong một khu vực rộng, nhiều mục tiêu, quân địch

đông, binh khí kỹ thuật mạnh, có công sự vững chắc chưa được ta nghiên cứu,

thảo luận kỹ ở các đơn vị. Việc chọn hướng và cách đánh cũng chưa phù hợp;

hướng Tây Nam địch có nhiều sơ hở nhưng ta không có lực lượng tiến công;

hướng Đông và hướng Đông Bắc là tuyến phòng thủ rắn nhất của địch nhưng

Quân đoàn 4 lại chọn đây là hướng tiến công chủ yếu vì nhận định từ đây có thể

nhanh chóng đột phá vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 18 của địch. Ở hướng này, chính

diện tiến công rộng, có thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật nhưng

quân ta phải từ dưới cánh đồng thấp ngược đồi đánh lên, phải mở 8-9 lớp rào

kẽm gai, vượt qua hệ thống hầm, hào chống tăng và các vị trí phòng thủ vòng

ngoài của địch mới có thể vào được trung tâm thị xã. Khi nổ súng tiến công, lực

lượng của Sư đoàn 7 ở hướng này không nhiều hơn, thậm chí ít hơn quân địch,

việc tổ chức đột phá, mở cửa chưa tốt, pháo binh, xe tăng là lực lượng đột kích

mạnh nhưng chưa phát huy được tác dụng, lại bị thiệt hại vì bom, pháo địch từ

sớm nên đã làm giảm đi sức tiến công của bộ đội trong 3 ngày đầu chiến đấu.

III. ĐẬP TAN “CÁNH CỬA THÉP” XUÂN LỘC

Thấy được khó khăn của Quân đoàn 4 trong cuộc tiến công đập tan “cánh

cửa thép” Xuân Lộc, Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy

chiến dịch, đã trực tiếp đến Long Khánh thị sát chiến trường và động viên cán

bộ, chiến sĩ tham gia trận đánh. Thượng tướng nhận định: “Đối với toàn tuyến

phòng thủ Sài Gòn - Gia Định của địch, Xuân Lộc chỉ có giá trị khi còn nối liền

với Biên Hòa, Sài Gòn; nếu cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa và Sài Gòn thì

Xuân Lộc sẽ không còn ý nghĩa”.

Page 20: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Theo ý của Thượng tướng Trần Văn Trà lúc bấy giờ, để chiếm được Xuân Lộc

ta không nhất thiết phải tập trung lực lượng lớn đánh “vỗ mặt” vào một khu vực có lực

lượng địch đông và mạnh mà có thể dùng “thế” để giải phóng Xuân Lộc. Do vậy, Bộ

Chỉ huy chiến dịch và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định ngưng tiến công các vị trí

của địch trong thị xã để chuyển đổi thế trận và cách đánh.

Trung đoàn 165 (Sư đoàn 7) và Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341) được giao nhiệm

vụ tiếp tục giữ vững bàn đạp đã chiếm được, đồng thời thường xuyên duy trì áp lực lên

quân địch bên trong TX.Long Khánh, thực hiện các biện pháp nghi binh khiến cho

địch tin rằng ta đang chuẩn bị đánh tiếp. Sư đoàn 6 (Quân khu 7) và Trung đoàn 95B

(Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) từ Tây Nguyên xuống vừa được tăng cường cho Quân

đoàn 4 đánh chiếm Dầu Giây và núi Thị, giải phóng thêm một đoạn đường số 1 và

đoạn đường số 20 còn lại; thực hiện chốt chặn chiến dịch, diệt quân địch từ Biên Hòa,

Trảng Bom lên phản kích. Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) triển khai lực lượng trên dải

vòng cung Đông Bắc Chi khu Tân Phong, chặn đánh Lữ đoàn 1 dù của địch không cho

chúng vượt qua cầu Gia Liêu để bắt liên lạc với chiến đoàn 43 trong thị xã. Trung

đoàn 141 (Sư đoàn 7) và 2 trung đoàn còn lại của Sư đoàn 341 củng cố tại chỗ và làm

lực lượng dự bị cơ động. Trong khi ta chuyển thế trận và cách đánh, địch lầm tưởng đã

đẩy lùi được cuộc tiến công của “Việt cộng”. Tổng thống chính quyền Sài Gòn

Nguyễn Văn Thiệu tuyên truyền rùm beng về “chiến thắng Xuân Lộc”, về “khả năng

chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được phục hồi”, đã “chấm dứt thời kỳ

rút lui”, còn “đủ mạnh để giữ vững chế độ”... Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 quân

đội Sài Gòn, huênh hoang tuyên bố: “Việt cộng dù có thêm mấy sư đoàn nữa cũng

không chiếm được Long Khánh... Việt cộng muốn qua Long Khánh phải bước qua xác

của Đảo này”.

Trong khi địch đang hớn hở vì “chiến thắng” thì rạng sáng 15-4-1975, cuộc tấn

công đợt 2 vào “cánh cửa thép” Xuân Lộc của quân ta đã bắt đầu. Ngay sau khi có

lệnh tiến công, pháo 130 ly của ta bắn phá sân bay Biên Hòa, ghìm đầu máy bay địch

không cho chúng cất cánh. Cùng lúc, ở khu vực Dầu Giây, bằng 5 trận vận động tập

kích, Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B tiêu diệt chiến đoàn 52 quân đội Sài Gòn ở ngã ba

Dầu Giây, thu 12 khẩu pháo và toàn bộ xe tăng của Chi đoàn 3 Thiết giáp tại Sở chỉ

huy dã chiến của chiến đoàn 52 (địch gọi là căn cứ Nguyễn Thái Học). Đường số 1 từ

Page 21: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Xuân Lộc tới Bàu Cá bị quân ta cắt đứt. Đoạn đường số 20 cuối cùng từ Túc Trưng

đến ngã ba Dầu Giây cũng được quân ta làm chủ hoàn toàn.

Bị mất Dầu Giây nên trong 2 ngày 16 và 17-4-1975, Sở chỉ huy tiền phương

của Quân đoàn 3 của địch ở Trảng Bom đưa Lữ đoàn 3 Thiết giáp có 200 xe tăng, xe

bọc thép và chiến đoàn 8 (Sư đoàn 5) tổ chức phản kích. Địch cũng được hơn 100

khẩu pháo ở căn cứ Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần máy

bay chiến đấu chi viện mỗi ngày.

Trận chiến ác liệt giữa quân ta và địch diễn ra ở Hưng Nghĩa và cao điểm 122.

Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B diệt gọn một tiểu đoàn, bắt sống hơn 100 tù binh, đẩy

lùi địch xuống Bàu Cá, lập chốt thép tại ngã ba Dầu Giây. Quân đoàn 3 địch buộc phải

ngừng phản kích, trả chiến đoàn 8 về cho Sư đoàn 5 mà chúng cho rằng “tinh thần

chiến đấu của binh lính đã xuống tận mắt cá”.

Cùng thời gian này, ở khu vực Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 liên tục

quần nhau với địch, đánh tan tác 2 chiến đoàn 43 và 48 thuộc Sư đoàn 18 của địch còn

lại và diệt một bộ phận quân dù. Bộ đội địa phương và du kích Xuân Lộc do đồng chí

Tám Còn, Tỉnh đội trưởng, chỉ huy đã diệt và bức rút nhiều đồn, bót địch trên các trục

đường giao thông và vùng ven TX.Long Khánh.

Cần nói thêm, trong thời điểm này, sau khi giải phóng Nha Trang, Cam Ranh,

Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, cánh quân Duyên Hải, nòng cốt là Quân đoàn 2,

đơn vị chủ lực, cơ động của Bộ Quốc phòng tiến quân thần tốc theo đường số 1 đã về

khu vực Rừng Lá để chi viện cho mặt trận Xuân Lộc - Long Khánh.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt và xét thấy Xuân Lộc không còn giá trị phòng thủ

nên ngày 18-4-1975, tướng ngụy Lê Minh Đảo đề nghị rút bỏ Xuân Lộc vì: “Mất Dầu

Giây là mất tụ điểm về sức sống của Long Khánh”. Bộ Tổng tham mưu địch đã đồng ý

và lệnh cho Lê Minh Đảo phải giữ bí mật kế hoạch rút chạy để khỏi bị tiêu diệt. Chiều

tối 20-4-1975, Lê Minh Đảo và lực lượng còn lại của địch ở Xuân Lộc bí mật rút chạy

dưới cơn mưa tầm tã.

Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 ra lệnh cho tất cả các đơn vị truy kích diệt địch. Sư

đoàn 6 nhanh chóng đánh chiếm núi Thị; Sư đoàn 341 và các đơn vị còn lại nhanh

chóng đánh chiếm các mục tiêu còn lại trong TX.Long Khánh, tiếp tục phát triển

xuống đồn điền cao su Ông Quế. Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương Bà Rịa - Long

Page 22: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Khánh chốt chặn và truy kích địch trên đường số 2. Do trời mưa to và ta phát hiện địch

rút chạy chậm, việc chốt chặn không tốt, địch lại băng rừng chạy bộ về hướng Bình

Sơn, Long Thành nên ta chỉ kịp diệt được một bộ phận chạy cuối cùng và bắt sống

được Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh.Ngày 21-4-1975, Xuân Lộc và

toàn tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng. Tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở

Xuân Lộc hoàn toàn sụp đổ.

Chiến thắng Xuân Lộc của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh sập

"Cánh cửa thép" cuối cùng để tiến vào Sài Gòn. Xuân Lộc chính là yết hầu của Sài

Gòn, chính Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Đại tướng Frederick C. Weyand đã trực

tiếp lên Xuân Lộc thị sát và nhấn mạnh: "Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc

là mất Sài Gòn". Chiến thắng Xuân Lộc làm rung chuyển bộ máy chính quyền tại Sài

Gòn. Ngay tối ngày Xuân Lộc được giải phóng, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức

và hai ngày sau đó thì trốn chạy khỏi Sài Gòn. Bên kia bờ đại dương, ngày 23/4/1975,

Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố “Cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt đối với

người Mỹ”. Quân đội và chính quyền Sài Gòn đã hoang mang tột độ khi mất Tây

Nguyên thì nay lại càng hoang mang, run sợ hơn. Chiến thắng Xuân Lộc còn khằng

định sự ủng hộ của người dân miền Nam đối với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền

Nam Việt Nam.

Quân giải phóng miền Nam hoàn toàn làm chủ chiến trường Xuân Lộc.

Chiến dịch Xuân Lộc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá và cần được

nghiên cứu vận dụng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học lớn nhất có thể thấy

từ chiến thắng Xuân Lộc, đó là tầm quan trọng của công tác chỉ đạo về chiến lược và

Page 23: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

sự phối hợp giữa các lực lượng để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Từ bài học trên cho thấy

trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay, chúng ta cần phải chọn ra

mục tiêu trọng điểm, chủ yếu để tập trung thực hiện, giải quyết rốt ráo, dứt điểm; trong

công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng cần phải có tầm nhìn, phương thức, chiến lược phù

hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu.

Tiến công vào sở chỉ huy Sư đoàn 18 của quân ngụy tại Xuân Lộc

Trong Chiến dịch Xuân Lộc, ta ở thế tiến công, địch ở thế phòng thủ. Tuy

nhiên, chính từ lịch sử ta cũng rút ra được bài học về xây dựng khu vực phòng thủ.

Nhìn lại, thời điểm ấy địch xây dựng trận tuyến phòng thủ chủ yếu chỉ dựa vào

phương tiện chiến tranh, khí tài dồi dào, hỏa lực mạnh, hào sâu lũy chắc, lực lượng

đông mà không quan tâm đến “thế trận lòng dân”. Chỉ riêng việc đặt tên “cánh cửa

thép” đã bộc lộ yếu điểm này, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của

địch mà ta cũng cần phải rút ra và học hỏi.

Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, các thế lực thù

địch vẫn tiếp tục chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ bằng những thủ đoạn

thâm độc và xảo quyệt hơn. Việc mở rộng quan hệ quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách

thức lớn đối với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước nói chung và xây dựng phát

triển của địa phương nói riêng. Bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế cũng cần

tăng cường hơn nữa công tác quản lý, điều hành nhiệm vụ quân sự - quốc phòng.

Những khó khăn về đời sống, phân hóa giàu nghèo; mâu thuẫn quyền lợi, tệ tham

nhũng, quan liêu… cũng là những nguyên nhân cản trở việc xây dựng, hoàn chỉnh thế

Page 24: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

trận quốc phòng. Bài học kinh nghiệm trong Chiến dịch Xuân Lộc năm xưa nhắc nhở

chúng ta luôn phải chú trọng đến công tác chỉ đạo và vai trò của người đứng đầu. Do

đó công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho

các đối tượng, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên,

sinh viên, học sinh là công tác quan trọng tạo sự thống nhất về quan điểm, nhận thức

trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ

trẻ. Qua đó, làm cho mọi người dân nhận thức đúng đắn tình hình, nhiệm vụ, nâng cao

cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đồng thời nhận rõ đối

tượng, đối tác để có đối sách phù hợp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.

PHỤ LỤC

I. Tái hiện cuộc đời nhà Cách mạng Phan Đăng Lưu qua vở diễn “Hừng Đông”

Vở diễn được dàn dựng với 8 cảnh chính. Cảnh mở màn được

bắt đầu với sự xuất hiện của một ban nhạc trẻ 9X trong thời

hiện đại, họ là những người trẻ dẫn dắt cho tuyến câu chuyện

quá khứ được bắt đầu. Tiếp sau đó, câu chuyện về nhà cách

mạng Phan Đăng Lưu được bắt đầu khi ông tận mắt chứng

kiến sự bóc lột tàn bạo, dã man của chế độ thực dân với người

dân An Nam ngay trên mảnh đất quê hương. Căm giận trước tội ác thực dân,

Phan Đăng Lưu đã tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng đứng lên đấu

tranh và tham gia Hội Phục Việt – sau này đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.

Phan Đăng Lưu gặp gỡ cụ Phan Bội Châu, qua đó tìm hiểu thêm về con đường

cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và mong muốn được gặp Người.

Sau nhiều lần sang Quảng Châu để bàn việc hợp nhất giữa Tân Việt Cách

mạng Đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên không thành, tháng 9 năm

1929, Phan Đăng Lưu bí mật đi Hải Phòng để sang Trung Quốc tiếp tục bàn việc

Page 25: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

hợp nhất giữa hai tổ chức cách mạng. Tại đây, ông bị mật thám theo dõi và bắt

đưa về giam ở Vinh. Tháng 11 năm 1929, ông bị kết án 3 năm tù khổ sai đày đi

Buôn Ma Thuột. Đây là một trong những cảnh xúc động nhất về cuộc đời của

nhà cách mạng Phan Đăng Lưu trong vở Hừng Đông. Ở tù, Phan Đăng Lưu vẫn

tích cực hoạt động, vận động anh em học tiếng Ê-đê để thực hiện công tác binh

vận, viết báo gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Đỉnh điểm

của vở diễn là cảnh sục sôi chuẩn bị cho khởi nghĩa Nam Kỳ, Phan Đăng Lưu

khuyên Xứ ủy hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó đồng chí triệu tập và

chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 7. Tại đây đồng chí đã phân tích tình hình

cách mạng Nam Kỳ và đề nghị Trung ương ra chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ.

Tại Hội nghị, ông được đề cử làm Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì cho

rằng mình cần về miền Nam. Biết rằng cuộc khởi nghĩa phần nhiều thất bại,

nhưng Phan Đăng Lưu vẫn dấn thân lãnh đạo và khắc phục cuộc khởi nghĩa.

Cuối cùng, ông bị bắt và bị xử tử. Cảnh này đã đem đến cho người xem những

xúc cảm mạnh mẽ chứng kiến những gương hi sinh, không vụ lợi, không toan

tính. Họ đã nêu cao tấm gương cộng sản, cho đồng chí, đồng bào noi theo.

Nhà Cách mạng Phan Đăng Lưu và cụ thân sinh trong một lần ông về thăm nhà khi ông chuyển từ Phú Thọ về Diễn Châu làm việc, bắt đầu cuộc đời hoạt động CM tại quê nhà

Page 26: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Phan Đăng Lưu và Đào Duy Anh gặp gỡ cụ Phan Bội Châu tại Bến Ngự (Huế)

Phan Đăng Lưu bị đưa ra xử cùng 60 Đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng và bị kết án 3

năm tù khổ sai, bị giam giữ tại nhà tù Buôn Ma Thuột.

Page 27: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên, Nguyễn Thị Minh Khai họp tại hội nghị xứ ủy Nam Kỳ mở rộng bàn về khởi nghĩa Nam Kỳ

Phan Đăng Lưu chủ trì Hội nghị Trung ương 7 tháng 11/1940, hội nghị có sự tham dự của các đồng chí Đặng Xuân Khu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt

Page 28: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Phan Đăng Lưu bị tòa án binh kết án tử hình khi ông quay trở lại Sài Gòn truyền đạt chỉ thị của Trung ương hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ.

Ngày 26/8/1941, đồng chí Phan Đăng Lưu và nhiều chiến sỹ Cách mạng ưu tú đã ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do. Trước họng súng của kẻ thù, ông vẫn tràn đầy khí phách hiên ngang của người cộng sản, là tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng

cho lý tưởng dân tộc, là nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Trích Bài và ảnh của Phan Đăng Thuận đăng trên homacvietnam.vn/?p=849)

II. Bom CBU vũ khí hủy diệt trong trận đánh tại Xuân Lộc của quân đội Mỹ

Page 29: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

CBU-54 là một loại bom cháy dạng chùm (cluster bomb incendiary device) được quân

đội Mỹ phát triển trong Chiến tranh Việt Nam, với mục đích tiêu diệt sinh lực địch,

dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, cũng gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên

liệu - không khí, bom phát quang.

Trong khi hầu hết các loại bom cháy khác chứa na-pan hoặc phốt-pho,

quả bom CBU-54 nặng 750 cân Anh (khoảng 340 kg) chứa nhiên liệu chủ yếu

là prô-pan. Được mô tả là "vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ

khí của Mỹ", loại bom này đã là một trong những vũ khí truyền thống mạnh nhất

được thiết kế cho chiến tranh. Quả bom có 3 ngăn chứa prô-pan, một hỗn hợp

gồm các khí khác, và một ngòi nổ.

Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, CBU-54 là loại "bom chùm

hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Dài 2,3m, đường

kính 0,36m, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa 3 bom con BLU-73,

dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát

xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg ôxít êtylen lỏng,

có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt

động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng ôxít êtylen

thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí) có đường

kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ

cao 1m sau khi hình thành 0,125s. Bán kính sát thương của mỗi bom con là

50m. Bom CBU - 54 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37,

OV-10 và máy bay trực thăng UH=1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay

120km/giờ)."

Một trong các sự kiện nổi bật nhất là vụ ném bom CBU-54 xuống ngã ba Dầu

Giây, Long Khánh, trong trận Xuân Lộc, vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Từ đầu tháng

4 năm 1975, một quả bom CBU-54 đã được chở bằng máy bay từ Thái Lan tới căn cứ

không quân Biên Hòa. Được sự chuẩn y của tướng Homer Smith cho phép chính

phủ Việt Nam Cộng hòa sử dụng loại vũ khí này, một máy bay vận tải C-130 lượn

vòng trên bầu trời Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả quả bom. Bom nổ tạo một

quầng lửa che phủ một vùng rộng 2 mẫu Anh (khoảng 0,8 hécta). Các chuyên gia ước

Page 30: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

lượng rằng khoảng 250 người lính và dân quân du kích đã bị thiệt mạng, chủ yếu do bị

ngạt ô-xy thay vì bị bỏng. CBU-55 đã không được sử dụng thêm lần nào nữa trong

chiến tranh.

Hình ảnh Bom CBU III. Một số hình ảnh, tư liệu khác có liên quan

Page 31: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Hình ảnh một góc đường Phan Đăng Lưu, KP4, Thị trấn Trảng Bom.

Phóng đồ Kế hoạch điều quân trận Xuân Lộc

Page 32: TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A - dost-dongnai.gov.vn · Lời mở đầu. Ngày 30/4/1795 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, Miền Nam được

Tướng Lê Minh Đảo Tướng Frederick Carlton Weyand

TÀI LIỆU THAM KHẢO - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai; - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh; - Đề tài điều chỉnh, sửa đổi đặt mới tên đường thị trấn Trảng Bom huyện Thống

Nhất của Ban chấp hành đảng bộ huyện Thống Nhất. - Sách, báo, tạp chí Xây dựng Đảng, mạng Internet… - Các Website: http://dangcongsan.vn; http://dost-dongnai.gov.vn; baodongnai.com.vn/.../12-ngay-dem-dap-tan-canh-cua-thep-xuan-loc-the-tran-

giang www.baodongnai.com.vn/.../12-ngay-dem-dap-tan-canh-cua-thep-xuan-loc-

2382287. baodongnai.com.vn/.../12-ngay-dem-dap-tan-canh-cua-thep-xuan-loc-dap-tan-

canh-c. https://dost-dongnai.gov.vn/.../hoithitimhieugiatrivanhoalichsudongnai-

noidung.aspx.