Top Banner
TRƯỜNG ĐẠI HC THY LI Dán Nâng cao Năng lc Đào to Ngành KThut BBin ti Trường ĐHTL Ngêi thùc hiÖn: TS. Lê Xuân Roanh Trường Đại hc Thy li, Hà Ni Delft – 2002
261

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Aug 29, 2019

Download

Documents

truongkhanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào tạo

Ngành Kỹ Thuật Bờ Biển tại Trường ĐHTL

Ng−êi thùc hiÖn: TS. Lê Xuân Roanh Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội

Delft – 2002

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

2

Hà Nội - 2005

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

i

LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quyết định” được viết nhằm phục cho công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án khu vực ven biển. Để đưa ra quyết định việc xây dựng một dự án, tư vấn chuẩn bị dự án phải quan tâm đến nhiều lính vực liên quan như các hoạt động kinh tế, quá trình thay đổi tự nhiên về điều kiện vật lý, hoá học, môi trường sinh thái, môi trường chung, chính sách, xã hội... Tập bài giảng này nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản trong khi lập quy hoạch và ra quyết định cho việc đầu tư xây dựng dự án trên cơ sở tính toán các yếu tố, so sánh dựa theo điều kiện chung và điều kiện ràng buộc riêng. Phát triển kinh tế vùng ven biển phụ thuộc vào nền sản xuất lâu dài bền vững và những biến đổi của nguồn tài nguyên khu vực. Xét ở mặt quản lý mục đích khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế ta cần nắm chắc được hệ thống vùng ven biển, những tác động giữa các yếu tố tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa phát triển đô thị, vùng bãi, cửa sông và chiến lựơc khai thác vùng rộng lớn của thềm lục địa và biển khơi. Công tác quy hoạch là phần việc trong kế hoạch quản lý khai thác, tính toán phát triển cân bằng giữa các hoạt động phát triển đã có từ lâu đời và việc khai thác nguồn tài nguyên theo kế hoạch hiện tại. Vì vậy quy hoạch cần đưa ra nhiều phương án để so sánh nhằm phát triển hoàn chỉnh khu vực theo diện rộng và chính xác cụ thể cho mỗi khu vực nhỏ. Việc phân tích kinh tế dự án được coi là yếu tố quan trọng. Nó được thực hiện từ khâu chuẩn bị ban đầu nhằm phân tích tác động trước và sâu khi xây dựng dự án. Số liệu phân tích này sẽ làm cơ sở cho đánh giá cuối cùng, phương hướng phát triển và các hoạt động quản lý sau này. Vì những lý do trên tập bài giảng này được viết với những mục đích cơ bản sau:

• Phân tích quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội vùng ven biển.

• Tăng cường hiểu biết cho đối tượng nghiên cứu, học tập • Nắm được việc quyết định đầu tư xây dựng trên cơ sở của các kết quả phân

tích cơ bản. • Các bước trong khi ra quyết định quy hoạch và đầu tư xây dựng dự án. • Cung cấp cho nhà tư vấn thiết kế và quản lý những thông tin quan trọng cho

việc giải quyết nhiệm vụ của họ.

Toàn bộ tập bài giảng gồm hai phần cơ bản: Phần I : Lập quy hoạch Phàn II : Ra quyết định Trong phần thứ nhất gồm những nội dung sau đây :

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

ii

• Tổng quan về hệ thống vùng ven biển • Tóm tắt về quản lý vùng bờ và xu hướng hiện nay trong quản lý khai thác

các dự án vùng bờ • Quy trình lập quy hoạch • Phương pháp và kỹ thuật lập quy hoạch • Lựa chọn vị trí dự án • Quản lý và điều chỉnh quy hoạch.

Phần thứ hai giới thiệu về lý thuyết ra quyết định. Đây là công việc ta đã thường làm song chưa được tập hợp cơ sở lý thuyết cho lãnh vực này. Để cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật ra quyết định, nội dung của phần này gồm các vấn đề sau:

• Định nghĩa và khái niệm trong lập quyết định • Quy trình lập quyết định • Kỹ thuật và phương pháp lập quyết định • Công cụ trợ giúp trong quá trình ra quyết định.

Lời cảm ơn Cuốn sách này được chuẩn bị và viết tại trường Đại học Công nghệ DELFT dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia, cố vấn chuyên môn thuộc Khoa Công trình, trường Đại học Công nghệ DELFT và Viện thuỷ lực DELFT, Hà Lan. Tác giả xin cảm ơn TS Paul Baan, chuyên gia tại viện thuỷ lực DELFT, TS Robert Verhaeagh, Khoa công trình, trường đại học Công nghệ Delft vì những giúp đỡ quý báu mà hai ông và cộng sự đã giành cho tác giả. Đặc biệt tác giả xin cảm ơn ban lãnh đạo và nhân viên của trung tâm CICAT đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm trong thời gian tác giả làm việc tại Hà Lan. Cuốn bài giảng này được viết lần đầu làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên ngành kỹ thuật bờ biển; chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin chân thành đón nhận những ý kiến góp ý của độc giả và đồng nghiệp để bài giảng đựơc hoàn chỉnh hơn cho các lần in ấn tiếp sau.

Tác giả bài giảng TS Lê Xuân Roanh

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

PHẦN I

LẬP QUY HOẠCH

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

1

PHẦN I: LẬP QUY HOẠCH

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VEN BỜ

1.1. Tầm quan trọng của phát triển vùng bờ trong phát triển kinh tế quốc gia 1.1.1. Phát triển vùng bờ Đại dương chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt của trái đất và tạo ra hệ thống đường ven biển có chiều dài đáng kể. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam của biển Thái Bình Dương với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km. Việc xây dựng các công trình dọc theo đường bờ biển đã đóng một vai trò rất quan trọng đối việc phát triển kinh tế của đất nước. Cuốn sách này xin giới thiệu các hướng dẫn kỹ thuật lập dự án quy hoạch xây dựng công trình vùng ven bờ cũng như các bước trước khi ra quyết định xây dựng. Vùng ven bờ được hiểu như nguồn tài nguyên quý giá, đa dạng- nó cung cấp khoảng không gian rộng lớn, các nguồn vô cơ và hữu cơ cho các hoạt động của cuộc sống con người và nhiều chức năng quan trọng về môi trường tự nhiên và nhân tạo. Theo cách hiểu hiện nay vùng ven bờ là nguồn tài nguyên đa dạng, có rất nhiều thành phần tham gia khai thác và quản lý nó: canh tác, các hoạt động kinh tế và vui chơi giả trí. Hiện nay do quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và sự gia tăng dân số đã gây nên những áp lực lớn đối nhiều vùng như vấn đề xói lở và lũ lụt, giảm nhỏ diện tích vùng trũng, ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức nguồn nước và đất đai vùng ven bờ. Chúng ta đã có hiểu biết về sự suy thoái nguồn tài nguyên, sự ảnh hưởng của môi trường và hậu quả của nó đến cuộc sống của chính con người, đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu cho khai thác giai đoạn ngắn cũng như kế hoạch lâu dài cả về mặt phát triển sản xuất, hoạt động kinh tế, bảo vệ các yếu tố sống còn và môi trường, sinh thái tự nhiên. Như vậy vấn đề phát triển vùng ven biển cần có sự hiểu biết nhất định về các quá trình diễn biễn, áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng để có khai thác hài hoà vốn gía trị giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có được một kế hoạch phát triển chủ động của vùng này khi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn của người sử dụng, sự tăng mật độ dân số làm gia tăng sử dụng tài nguyên của trái đất, sử dụng nền công nghệ hợp lý. Chính vì vậy cần lập kế hoạch và khống chế tiến độ khai thác đảm bảo tính bền vững bảo toàn hệ thống. 1.1.2. Quy hoạch vùng bờ Quản lý và xây dựng vùng ven biển là một quá trình, nó thống nhất các vấn đề kỹ

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

2

thuật, chính sách và các hoạt động xã hội để phát triển dự án phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Việc lập kế hoạch nguồn tài nguyên ven biển bao gồm việc phân tích các yếu tố như vấn đề kỹ thuật, môi trường và kinh tế, xã hội chúng phải đáp ứng được các nguyên tắc chung. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ một số nguyên tắc trên, những nguyên tắc này phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi dự án:

Vấn đề kỹ thuật - Kĩ thuật bờ biển, hình thái học ven bờ, thuỷ lực, khí tượng, địa chất ; Vấn đề kinh tế- xã hội- Kinh tế dự án và kinh tế vĩ mô, phát triển dân số, kế hoạch vùng, xã hội học và chuyên gia cho các ngành như thuỷ sản, khai khoáng, giao thông du lịch ; Vấn đề môi trường- Thực vật, sinh thái học, hoá học .

Bên cạnh những yêu cầu trên, trước khi đưa đến quyết định cuối cùng các nhà chuyên môn cần phải phân tích hệ thống, phân tích “chính sách” cung cấp cho người làm quyết định một quá trình phân tích thống nhất chặt chẽ, đưa ra chiến thuật thực hiện. 1.2. Phân tích hệ thống phát triển vùng bờ Vùng ven biển là một ví dụ điển hình về một khu vực mà ở đó thể hiện sinh động các vấn đề tương tác phức tạp, điều này được xem xét khi ta phân tích hệ thống. Như thể hiện trên hình 1.1 dưới đây tổng quát hoá về khu vực ven biển có hai nguồn chính tác động qua lại : Điều kiện biên giới tự nhiên (bao gồm các tác động con người) và hạ tầng cơ sở đựơc tổ chức hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong hình biểu diễn này ba hệ thống chính của vùng biển cũng cần được phân biệt trong phân tích.

• Hệ thống tự nhiên là phần không gian rộng lớn ở đó chưa có sự can thiệp của

con người ( áp suất, khí quyển, thuỷ quyển) bao gồm những tương tác riêng nó, tương tác chung qua quá trình vô cơ, hữu cơ và cơ học. Đây là phạm trù nguồn thiên nhiên, không có sự can thiệp của con người.

• Chức năng sử dụng để chỉ những sản vật do quá trình tự nhiên tạo hoá dưới mục đích sử dụng.

• Hạ tầng vật lý bao gồm các loại cấu trúc hạ tầng có tổ chức vật chất sử dụng kỹ thuật để tạo ra vật liệu theo yêu cầu sử dụng. Trong nhiều trường hợp loại hạ tầng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến hệ thống tự nhiên và có thể ảnh hưởng tới chức năng sử dụng khác, tạo ra những trở ngại và mâu thuẫn.

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

3

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố chính trong vùng ven biển

Ba hệ thống này- hệ thống tự nhiên, chức năng sử dụng và hạ tầng cơ sở tương tác lẫn nhau và dễ ảnh hưởng tới phân tích hoá học mô hình lượng hoá. Tất cả các tác động của con người tới hệ thống tự nhiên, một phần qua tác động vật lý trực tiếp, phần do ảnh hưởng của quá trình khai thác, phần do hạ tầng cơ sở và phần nữa là nạn ô nhiễm do chất thải. Các đường nối chéo trong bộ ba hệ thống trên thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý vùng ven biển. Vì vậy những mối liên hệ thông tin có vị trí quan trọng giúp chiến lược phát triển vùng một cách bễn vững trên cơ sở sự hiểu biết , hệ thống thông tin và phân tích “chính sách”

Chức năng sử dụng

Hạ tầng

hệ thống tự nhiên

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

4

1.2.1. Hệ thống tự nhiên Trong mô hình biểu diễn trên, hệ thống tự nhiên được hiểu là hệ thống không có sự can thiệp của con người. Các thành phần cơ bản của hệ thống này là:

• Không khí. • Nước (khí quyển), bao gồm cả những chất tan thể hiện qua đặc tính hoá học,

vật lý và thuộc tính sinh học. • Trầm tích (Thạch quyển học) chỉ các loại vật chất thông qua các đặc tính vật

lý, hoá học, khoáng học và đặc tính thuỷ động, địa vật lý, ví dụ như vận tốc bồi lắng, ứng suất tới hạn.

• Cuộc sống loài vật trên đất và trong biển bao gồm các dạng và số lượng các loài khác nhau.

Trong hệ thống vùng biển luôn xảy ra sự tương tác giữa khí quyển thuỷ quyển và thạch quyển. Để mô tả chi tiết tương tác này cần có một mô hình số. Trong việc mô tả cần tóm tắt các hệ thống quan trọng, và các tương tác vật lý của nó, tiếp theo là lập nên sự cân bằng chủ động về quá trình tương tác giữa các yếu tố này. Một vấn đề quan trọng khác là định nghĩa về biên giới của phạm vi nghiên cứu. Không có định nghĩa giới hạn chung chung về một vùng biển. Năm 1982 Liên Hiệp Quốc đã có tổ chức hội nghị về luật biển và đã hoạch định vùng pháp lý khác nhau. Tại hội nghị này các nhà kỹ thuật và các nhà khoa học đã xác định ra các loại nước lãnh thổ. Để áp dụng thực tế, cũng cần có những nghiên cứu và chi tiết hơn về các điều khoản dựa trên những mô tả về điều kiện sinh thái và vật lý. Sau khi được xem xét, đường biên giới, độ chính xác mô tả của các quá trình liên quan được hợp lý hơn. Các nghiên cứu được tiến hành tại các mức khác nhau về không gian và thời gian. Trong phạm vi định nghĩa đường bờ này chỉ ra: Đường bờ biển của lãnh thổ được tính từ đất liền ra đến phần nước sâu mà trong phạm vi này các hoạt động sinh thái tồn tại và ảnh hưởng chính trong hệ thống, không gây tác động ra ngoài vùng. Nếu vấn đề ảnh hưởng của chất lượng nước và môi trường sinh thái được nghiên cứu thì phạm vi giới hạn phân tích hệ thống cũng nên mở rộng ra. Trong trường hợp này, phạm vi nghiên cứu vượt ra khỏi khái niệm nước lãnh hải, phạm vi quốc tế. Ví dụ về phạm vi đường biên giới nước ven bờ hệ thống được quy định chiều sâu tham gia quá trình trầm tích là nhỏ, lượng vận chuyển theo hai chiều không gian nhỏ. Chiều sâu cho các loại này khoảng 25-30m. Tất nhiên, điều kiện biên giới thuỷ lực phải được xem xét ở phạm vi lãnh hải để tính toán ảnh hưởng của sóng và dòng chảy, các tác động trong hệ thống bờ biển rộng hơn.

Quá trình biến đổi vật lý vùng biển rất phức tạp. Các tương tác giưã các yếu tố cần được tính toán đầy đủ. Tổng quan, các quá trình sau đây cần được xem xét:

• Quá trình khí động học, ví dụ như tương tác giữa biển và không khí hoặc gió trong vận chuyển trầm tích;

• Quá trình thuỷ động học, ví dụ như sóng, thuỷ triều, cao trình mực nước và dòng chảy;

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

5

• Quá trình hình thái học, ví dụ như tương tác tự nhiên giữa quá trình trầm tích bồi lắng và thay đổi liên quan về độ sâu và hình dáng đường bờ;

• Quá trình địa chất học sự hình thành cấu trúc địa tầng như lớp mặt, động đất, hoá lỏng, trượt sạt...

• Quá trình sinh thái: mô tả quá trình biến đổi sinh thái nguyên do quá trình thay đổi nêu trên.

1.2.2. Hệ thống kinh tế- Xã hội Đã qua thời gian, vùng ven biển là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế và xã hội, nơi làm ra nhiều của của cải và lương thực cho con người. Từ cách nhìn tổng quan, phạm vi của hệ thống kinh tế xã hội thì không bao hàm đến hệ thống tự nhiên này. Sự thay đổi ở phạm vi nhỏ hẹp cũng có thể bị ảnh hưởng từ những biến động của vùng lớn. Ví dụ như sự nhiễm mặn tăng lên do bờ biển bị xói mòn mà đã ảnh hưởng lớn đến diện tích canh tác ở vị trí thấp nằm sâu trong đất liền. Diện tích vui chơi của bãi biển nằm kề cũng bị ảnh hưởng kéo theo. Hiện nay chưa có một tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật phân định rõ ràng vùng hệ thống kinh tế xã hội. Điều này cũng nên xuất phát từ những phân tích các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại và tương lai trong vùng nghiên cứu bao gồm phần bãi và phần đất sau bãi và chúng phải đựơc mô tả trên những bản kế hoạch phát triển của vùng và phạm vi quốc gia rộng hơn. Trên cơ sở của nhiệm vụ sử dụng khác nhau, các điểm chính sau hay các hạng mục sử dụng được quy định là:

• Nhiệm vụ cơ bản: Sản xuất lương thực, cung cấp nước và cung cấp năng lượng; • Nhiệm vụ xã hội: Vấn đề nhà ở, nơi vui chơi giải trí; • Nhiệm vụ kinh tế: Giao thông, khai khoáng và phát triển công nghiệp • Nhiệm vụ công cộng: Quốc phòng, xử lí chất thải nước thải;

Hiện trạng và tương lai về khả năng khai thác bãi biển cho các hoạt động khác nhau, sản xuất hàng hoá, dịch vụ và sự tăng trưởng giá trị kinh tế xã hội cần được mô tả rõ ràng. Sử dụng hệ thống số liệu hiện tại để mô tả. 1.2.3. Hạ tầng cơ sở Hạ tầng là một khái niệm rộng, nó chỉ các vật thể như đường phố, cầu, đê biển, kè và cho cả các công sở. Cơ sở hạ tầng đã đóng vai trò trợ lực rất lớn cho các hoạt động như đã nêu ở các phần trước. Chính do những áp lực tơí hệ thống tự nhiên và giá thành của nó, kiến trúc hạ tầng là yếu tố quan trọng trong nhiều nghiên cứu quản lí vùng biển. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống vùng biển, ba yếu tố sau đây cần được xem xét đánh giá:

• Công trình nhân tạo: đó là loại vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi. Chúng được sử dụng cho công trình bảo vệ vùng bờ chống xói lở. Có rất nhiều ví dụ về loại

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

6

công trình này như đụn cát, bãi cát ngầm nhân tạo và bãi đọng cát. Các loại công trình này ít tương tác với quá trình tự nhiên hoặc tác dụng ở phạm vi hẹp.

• Công trình bảo vệ: Chỉ các công trình được làm bằng đất sét, đá hoặc vật liệu

nhân tạo như bê tông. Loại vật liệu sử dụng cho các công trình thường rất bền và chắc, chịu đựng được tác động của sóng gió và thuỷ triều. Có thể kể tên như các đê biển, kết cấu lớp bảo vệ bề mặt các đụn cát. Các công trình này không gây trở ngại cho các quá trình tự nhiên kể cả trường hợp rất cá biệt khi xảy ra. Khi này chức năng bảo vệ được thể hiện và có tác dụng tốt cho các quá trình bờ biển.

• Các công trình lấn biển để chỉ loại công trình có tác động trực tiếp tới quá trình

hình thành bờ để cải thiện một hay nhiều hoạt động vùng bờ: đó là các con đê biển, công trình. Chính vì thế các công trình này thường được xây dựng từ các loại vật liệu nhân tạo, chúng có thể ổn định làm việc dưới tác động của các ngoại lực tự nhiên. Ví dụ như các đê quai lấn biển, đê biển. Tất nhiên các công trình này có tác động lớn đến hệ thống ven bờ.

1.2.4. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề Phân tích lý luận giải quyết vấn đề có thể hiểu là một quá trình mang tính hệ thống, nó giúp cho người làm quyết định nhận biết, ước lượng và lựa chọn tiến trình phù hợp của các công việc qua nhiều phương án để thu được mục đích quản lý. Đây chính là phương pháp hệ thống và logic, khi các giả thiết, mục tiêu và tiêu chuẩn đã được xác định và phân loại, nó trợ giúp đắc lực cho người làm quyết định qua việc thu nhận nhiều nguồn thông tin cơ bản, hiểu biết thêm về hệ thống, và tiên đoán về kết quả của nhiều phương án lựa chọn. Phân tích luận vấn đề chính là giải quyết một vấn đề đặt ra bằng sử dụng những kiến thức và khoa học kỹ thuật tiên tiến kết hợp với các khái niệm công bằng và mục tiêu xã hội, phán đoán các tình thế và nhìn nhận bao quát tổng hợp những vấn đề ngẫu nhiên. Trong quá trình làm quyết định, ba giai đoạn chính cần được xem xét cụ thể:

• Phát hiện và phân tích vấn đề; • Xây dựng các phương án khả thi; • Tính toán và lựa chọn phương án tối ưu.

Thực tế cho thấy đây là quá trình tự nhiên mang tính chu kỳ. Có nhiều học giả cho rằng có thể thêm hoặc bớt đi trong tuần tự những bước sau trong chu kỳ phân tích luận vấn đề (Policy): 1- Đề xuất vấn đề 2- Xác định mục tiêu 3- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn 4- Xác định phạm vi mâu thuẫn vấn đề, gồm tất cả các bộ phận trong giai đoạn hình

thành 5- Xác định, thiết kế và sàng lọc các phương án, phần của giai đoạn nghiên cứu

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

7

6- Tính toán và ước lượng các phương án 7- So sánh và phân cấp các phương án 8- Biểu diễn kết quả. Quá trình phân tích vấn đề không phải là một việc đơn thuần mà nó bao gồm nhiều phân tích khác nhau. Từ cách nhìn nhận này thì quá trình phân tích không nên giữ trong một khuôn mẫu cứng nhắc. Đây chỉ là những bước cơ bản trong quá trình phân tích. Để chia nhỏ các bước này trong khi phân tích có thể cũng cần đưa ra tài liệu hưỡng dẫn ban đầu thể hiện cấu trúc phân tích. Mô hình phân tích định lượng thông thường có thể bao gồm bốn giai đoạn chính (theo tác giả Hoozemans)

1-Giai đoạn hình thành khái niệm; 2- Giai đoạn thu thập và phân tích số liệu; 3- Giai đoạn mô hình; 4- Giai đoạn thiết kế chính sách.

Đối người làm quyết định, bước 1 và 4 được coi là rất quan trọng. Ở bước 1, giai đoạn hình thành khái niệm, các mục tiêu và thủ tục của quá trình phân tích phải được làm rõ. Chính giai đoạn này làm ra kế hoạch công việc cho các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2 thu thập và phân tích số liệu, giai đoạn 3 mô hình cần những số liệu cho đưa vào để phân tích. Đặc điểm cá biệt của giai đoạn 2 là sự vận dụng các kiến thức chuyên sâu, điều này có thể tham khảo ở phần các công cụ trợ giúp trong phân tích quyết định. Chính hệ thống sẽ được thực hiện ở giai đoạn 3 khi dùng chương trình máy tính trợ lực. Đối giai đoạn cuối cùng việc lựa chọn “chính sách” thì được thực hiện, ước lượng và phân cấp. Kết quả của giai đoạn sẽ cho một hoặc nhiều chính sách hoặc chiến thuật mong muốn khác nhau. Chính vì vậy khi tiến hành có thể thực hiện sự chuyển giao từ từ giữa các bước, sự phân biệt giữa chúng để hoàn thành có hiệu quả quá trình phân tích. Để làm ra một bản quy hoạch quản lý vùng ven biển hiệu quả, cần có nhiều công cụ và kỹ thuật trợ giúp, ví dụ:

• Quy trình hình thành nội dung tóm tắt • Thu thấp số liệu và kỹ thuật tiến hành • Quy trình xây dựng và sàng lọc các phương án • Mô hình hệ thống • Phân loại và kỹ thuật ước lượng • Kỹ thuật thể hiện và trình bày

Mô hình hệ thống chỉ trở nên hiệu quả khi các thông số hệ thống đã được làm rõ và điều kiện đầu vào đã được xác định. Hiệu quả của mô hình tương tự có thể nhân lên nếu dữ liệu đầu vào phù hợp. Việc áp dụng thực tế của chương trình máy tính sẽ mang lại hiệu ích khi những người sử dụng nó cũng chưa thật quen. Mô hình GIS kỹ thuật dữ liệu cần các điều kiện có thể để trợ giúp mô hình tính toán, các thao tác trước và sau quá trình tính toán. Chính vì vậy cần thống nhất các bộ phận này thành một hệ

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

8

thống trợ giúp khi làm quyết định để có hiệu quả hơn. 1.3. Khuynh hướng hiện nay trong quản lí và xây dựng vùng biển 1.3.1. Sự thay đổi mang tính toàn cầu và công tác quản lí các công trình ven biển Quản lí vùng ven biển phải thật phù hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển lâu dài với một quy mô rộng lớn, mang tính toàn cầu. Các chương trình phát triển ở diện rộng và thời gian dài thường phải đương đầu những thách thức với sự thay đổi toàn cầu như khuynh hướng tăng dân số, phát triển kinh tế, cũng như các hoạt động của con người với hệ thống môi trường trái đất, ví dụ như khí hậu. Vấn đề nhức nhối hiện nay trên vùng bờ biển đang phải đương đầu với quy mô toàn cầu là sự tích tụ các chất ô nhiễm, xói mòn và đặc biệt là sự suy giảm nhanh môi trường sống và các nguồn tài nguyên thiên thiên. Mâu thuấn trong việc sử dụng tài nguyên được bắt đầu từ những những vấn đề này và đã gây hậu quả đến việc sử dụng không bền vững và phát triển không đinh hướng của vùng biển và các nguồn tài nguyên. Qúa trình tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã đè nặng lên vùng biển và nguồn tài nguyên một áp lực do chính những yêu cầu truyền thống, đe doạ đến vấn đề ổn định của vùng này. Mâu thuấn trong việc sử dụng tài nguyên, gia tăng dân số phát triển kinh tế thiếu cân đối đã gây ra sự giảm dần hệ thống tự nhiên biển, môi trường, sinh thái của nhiều loài và lương thực cho con người và có thể mang đến những rủi ro lớn tới sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra việc phát triển không bền vũng, vùng bờ biển có thể bị ảnh hưởng của những áp lực từ điều kiện khí hậu thay đổi chính do con người tạo ra. Một trong những ảnh hưởng thấy được là sự gia tăng của mực nước biển. Năm 1990 Hội nghị Quốc tế về khí hậu đã tiên đoán rằng sang cuối thế kỷ tới mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 31 ÷ 110 cm vào năm 2100. Như vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối vùng biển và các nguốn tài nguyên của biển. Trong thời gian ngắn, ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu sẽ có thể xảy ra và sẽ thay đổi tần suất, cường độ và diễn biến của các loại hình như bão giông, mưa lớn, ngập lụt. Đặc biệt một số vùng chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều trận bão xoáy và mưa dài hoành hành nguyên do từ sự thay đổi khí hậu này. Vùng biển toàn cầu đang phải đương đầu với những thách thức trực diện và những thách thức này luôn xảy ra ngẫu nhiên trong thời gian dài. Kết quả chương trình tính toán phần mền về thiệt hại của vùng biển do sự thay đổi khí hậu và sự nâng cao của mực nước biển chỉ rõ: khi tính toán các phương án lựa chọn tác động của khí hậu thay đổi và các hoạt động của con người hiện đã không tách rời nhau. Sư thay đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm áp lực mới lên việc phát triển không bền vững của vùng biển và các nguồn. Hơn nữa áp lực tiềm ẩn này sẽ gây tác động ngược trở lại và gia tăng tổn hại vùng này từ hậu quả của thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển. Từ những phân tích về áp lực lên vùng biển và các nguồn tài nguyên của biển, việc quản lý thống nhất vùng biển là một việc đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Trong chương này sẽ trình bày ba vấn đề cấp bách. Mỗi dạng trong chúng có thể là điểm xuất phát cho chương trình phát triển trên một vùng hay một quốc gia nào đó. Trước nhất là sự tăng

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

9

dân số hiện nay nó được biểu thị bằng số liệu thống kê và dự đoán, tiếp theo là phát triển kinh tế có thể đưa ra những yêu cầu cạnh tranh gia tăng về mặt bằng và nguồn khu vực bờ biển và cuối cùng là vấn đề áp lực trong tương lai của sự thay đỏi khí hậu toàn cầu. 1.3.2. Phát triển kinh tế và cạnh tranh Từ sự tăng trưởng dân số, rất nhiều vùng biển đang phải đương đầu với những áp lực gia tăng lên việc phát triển kinh tế của khu vực này. Nhiều chức năng đã hình thành trên khu vực bờ biển từ sự trợ giúp của các hoạt động kinh tế hình thành. Các hoạt động kinh tế quan trọng trên vùng ven biển có thể kể ra như: du lịch và giải trí, khai thác tài nguyên loài vô cơ hoặc hữu cơ (đánh bắt hải sản, nông nghiệp, khai thác nước khoáng, dầu khí), phát triển hạ tầng (cảng, bến cảng, cầu, đường sá, công trình bảo vệ bờ, đê biển) và bảo vệ thiên nhiên. Trong phần này các ngành như du lịch và vui chơi, đánh bắt hải sản, và bảo vệ thiên nhiên được xếp vào vị trí quan trọng. Du lịch và vui chơi giải trí Du lịch đang là hoạt động có vị trí khá quan trọng và không ngừng tăng trưởng trong nhiều vùng ven biển. Thực tế du lịch có thể được xem như là ngành công nghiệp đơn diện lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê cho thấy rất nhiều quốc gia có it nhất 5% thu nhập kinh tế quốc dân lấy từ du lịch. Ở Ca Ri Bê du lịch có vai trò rất quan trọng trợ giúp các ngành khác và chiếm tới 43% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (Miller và Auyong, 1991-Hoozemans, và những người khác 1996). Tại các hòn đảo Galapago du lịch hàng năm mang lại cho mảnh đất này tới 700 nghìn đô la Mỹ mỗi năm và tương lai có thể tới 25 triệu đô mỗi năm. Nhưng ngành nghề giải trí ở khu du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác. Ví dụ ngành hải sản, nông nghiệp, công nghiệp và khai thác dầu khí có thể cạnh tranh một số mặt do yêu cầu từ du lịch và có thể gây ra sự ô nhiễm biển và bãi bờ. Ngoài ra chất thải sinh hoạt có thể tan ra trong nước biển gây nên mối nguy hại cần được quan tâm. Sinh vật sống trong nước thải có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn hải sản và các hoạt động giải trí ở các bãi tắm. Khi ta ăn đồ ăn biển không an toàn có thể gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khoẻ chính ta. Bệnh viêm dạ dày rất phổ biến nhưng có thể chủ động ngăn chặn, còn đối với bệnh thương hàn, ỉa chảy lại có thể phát triển sau khi ăn đồ ăn biển đã nhiễm khuẩn (Goldberg, 1994--Hoozemans, và những người khác 1996). Như ta đã biết du lịch ven biển có thể gây tác động xấu đến các hoạt động phát triển khác trong khu vực, và ngay chính nó cũng gây nên những tồn tại nhất định. Chính du lịch đã gây ra chất thải và ô nhiễm trong vùng và tác động đến vùng tự nhiên mà bấy lâu nay chưa bị ảnh hưởng. Ví dụ như một hợp chất được sử dụng của trong tranh vẽ để bảo vệ phần đáy của loại hàng thủ công được bán trong khu du lịch. Đây là một trong những loại độc hại đối nước biển, gây ra nguy hại đối cơ thể sống của rất nhiều loài như sò (Goldberg, 1994--Hoozemans, và những người khác 1996). Đồng thời việc gia tăng các hoạt động du lịch cũng đồng nghĩa với sự suy giảm môi

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

10

trường. Điều này đã được chứng minh rõ ràng qua kết quả nghiên cứu của Bird và Nurse (1988) diễn ra ở hòn đảo Ca ri Bê. Trước đây vùng bờ biển đã trợ giúp các cảng nhỏ cho tàu địa phương và tầu quốc tế, nghề cá, đóng tầu nhỏ và nông nghiệp. Các ngành này đã phải thách thức và trong vài trường hợp nó đã gây ra thiệt hại đối ngành du lịch. Phía tây của hòn đảo, với 92 km đường bờ biển đã là nơi lý tưởng cho xây dựng nhà nghỉ khách sạn trong suốt 25 năm qua. Điểm hấp dẫn chính là các bãi biển san hô nhân tạo và tự nhiên và chính vùng biển này. Số lượng du khách tới thăm ngày một tăng từ 40.000 tới 250.000 trong mỗi năm trong suốt thời gian này. Như vậy một phần phát triển Barbados, một phần khác dọc theo bãi biển đã được cải tạo và đẹp lên nhiều. Nhưng đồng thời ngay chính bãi biển lại bị tàn phá và bãi san hô cũng bị thu nhỏ. Vấn đề ô nhiễm đã đe doạ đến vùng đá ngầm và các bể bơi. Đường vào các bãi tắm công cộng đã bị giảm nhỏ do quá trình tăng trưởng của xây dựng. Nghề cá cũng tự tiêu tan, giá đất thì tăng lên, chẳng bao lâu nữa người dân bản xứ cũng chẳng đủ tiền để mua đất xây nhà khi chính họ đã từng là chủ sở hữu của khu này. Chính vì vậy, cần giành mối quan tâm lớn tới việc lập quy hoạch và quản lý du lịch để có thể tránh được điều mà ta đã biết “giết con ngỗng mà nó đẻ ra trứng vàng”. Trong hầu hết các quốc gia có đường bờ biển thì yêu cầu ngày càng cao về vị trí phát triển du lịch. Những người làm chính sách thì đang phải đương đầu với những thách thức chính giữa yêu cầu và bảo vệ chất lượng môi trường. Nhiều bài học xương máu từ việc sử dụng bãi biển vùng Địa Trung Hải và khu vực châu Á chất lượng môi trường đã bị giảm nghiêm trọng, lợi nhuận du lịch cũng bị giảm theo. Danh tiếng khu vực bị mất dần, khó có thể quyến rũ du khách quay trở lại. Nghề cá Nghề đánh bắt hải sản là nghề truyền thống của người dân ven biển. Cuộc sống của họ gắn liền với sự ổn định và tồn tại của vùng này. Hiện nay có khoảng 200 triệu người mà cuộc sống của họ phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào nghề đánh bắt hải sản. Nghề cá có vị trí rất quan trọng đối nhiều quốc gia trong chiến lược an toàn lương thực. Cá là món ăn mang lại cho họ lượng dinh dưỡng nhiều nhất. Trong số 40 quốc gia đựơc xếp vào mức sử dụng cá làm thức ăn giầu đạm thì có một quốc gia là nước đang phát triển. Sản lượng đánh bắt cá đạt kỷ lục vào năm 1989 với 85 triệu tấn, trong khi đó cá nước ngọt chỉ chiếm 6,4 triệu tấn, chiếm 7% trong tổng số ( FAO, 1993). Chính vì vậy theo đánh giá hiện nay sản lượng hàng năm có thể đạt khoảng 100 triệu tấn (Hoozemans, et al 1996). Số lượng của các loài giá trị cao đang có xu thế giảm đi vì sự khai thác quá mức. Từ những nhận xét này nhiều công trình nghiên cứu quốc gia đã chỉ ra rằng cũng nên giữ mức độ khai thác tăng lên từ từ. Năm 2000 yêu cầu về cá biển vượt quá 20 triệu tấn, giá cả tăng lên, giảm đi nguốn dinh dưỡng từ cá đối rất nhiều quốc gia đang phát triển (Burbridge, 1995). Theo nghiên cứu của Burbridge (1995), hiện nay có 3 khuynh hướng cơ bản phân biệt trong phát triển đánh cá ở cả các nước đang phát triển và nước phát triển. Trước tiên, số lượng người tham gia đánh cá bằng thủ công đã giảm đi ở rất nhiều nước. Điều này

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

11

dẫn đến đầu tư tăng lên để mua sắm những tầu thuyên chuyên dụng trang bị máy móc công suất lớn. Hai là khai thác quá tải một số nguồn do nâng cao hiệu quả đánh bắt và khả năng vận tải thiết bị. Ba là khuynh hướng chung môi trường sống bị giảm đi sự sinh nở, nuôi dưỡng chăm sóc của một số loài cá không vảy, giáp xác đang bị khai thác hiện nay. Khuynh hướng thứ tư là tổng lượng đánh bắt hải sản trên toàn thế giới giảm. Số liệu chưa thật đầy đủ trong tài liệu dẫn này. Nhưng theo số liệu của tổ chức FAO có khoảng 13 trong 15 vùng đánh cá chính có trên mức sản lượng khai thác ổn định và bền vững. Số lượng của tầu thuyền cập bờ cũng đang bị giảm. Một lý do có thể giải thích cho sự giảm nhỏ nghề đánh bắt hải sản là môi trường sinh thái bị thay đổi theo xu thế giảm dần nguyên do quá trình ô nhiễm biển xảy ra và sự chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản khu vực bãi sát bờ. Có rất nhiều nước như Thái Lan, Philipin đã có trên 70% các bãi sú vẹt bị tàn phá sạch, thay thế vào đó là các vụng nuôi tôm. Có khá nhiều áp lực kinh tế xã hội do việc nuôi trồng thuỷ sản ven bờ, làm thay đổi khá rõ nét môi trường sinh thái biển vùng này. Một loạt các bãi sú vẹt và hệ sinh thái khác bị mất đi, có nhiều tác động tương phản xảy ra, ví như đất ngập nước, cằn cỗi hoá đất đai và ô nhiễm nước vùng cửa sông, nước ngầm và đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, kéo theo hậu quả thiên giảm môi trường, kinh tế, dịch vụ vùng này. Kết quả là sản lượng nông nghiệp giảm đi, thu nhập người dân giảm theo, nguồn nứơc cung cấp bị ảnh hưởng. Thu nhập từ nghề cá, nghề rừng đều bị giảm theo, và ngược lại tai hoạ thiên nhiên thì tăng lên. Một trong những vấn đề kinh tế xã hội bắt nguồn từ phát triển nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn là tỉ lệ dịch bệnh tăng lên, kể cả các loài tảo cũng bị ảnh hưởng mà ta hiểu như “thuỷ triều đỏ”, nó làm cho cá bị chết, thu nhập hiển nhiên bị giảm đi và kéo theo tai hoạ cho sức khoẻ cộng đồng. Bảo tồn thiên nhiên Qua nhiều thế kỷ, quá trình phát triển vùng ven biển đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người sử dụng và sản xuất. Nhưng ngay chính nơi đây người ta thường không nhận ra chức năng của vùng đã cung cấp những điều kiện thiên nhiên quý giá xác định tiềm năng to lớn (sản lượng ổn định tôí đa) cho quá trình sản xuất và sử dụng. Nói một cách khác, đặc tính cơ học của hệ thống bờ biển tự nhiên không nhận ra được, trong một giời hạn nhất định, việc khai thác các nguồn từ biển, chúng làm thay đổi cơ bản hệ thống tự nhiên có thể ảnh hưởng ngược trở lại nguồn có sẵn hoặc sự tái tạo từ những nguồn này. Như ví dụ mô tả ở trên, sự tàn phá và ô nhiễm vùng đất trũng đã giảm đi khả năng đồng hoá chất thải của nước biển, dẫn tới điều kiện kém thuận lợi cho cá sinh sản, cũng như nguồn thu từ du lịch. Một trong những lí do chính sự tổn thất của môi trường sống tự nhiên do các hoạt động của con người tạo ra nó có vị trí rất quan trọng đối tự nhiên và sức khoẻ con người. Cái gọi là phúc lợi thì chưa được làm rõ trong quy hoạch phát triển kinh tế và làm ra quyết định (Hoozemans và những người khác, 1996). Thật là khó khăn trong việc thêm giá trị đồng tiền vào trong thể hiện chức năng “thay đổi”, không giống như

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

12

chức năng sản xuất và sử dụng. Từ kết quả này, giá thành và lợi ích từ việc xây dựng công trình ven bờ phải được đánh giá, hậu quả tiềm năng tổn thất của chức năng thay đổi thường chưa được tính toán. Vì vậy những thiệt hại này sẽ giảm đi cơ hội tương lai phát triển nguồn (De Groot 1992). Để làm được điều này công tác ra quyết định phải đựợc phải xem xét kỹ các vấn đề như : bảo tồn và khai thác ổn định bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tự nhiên, giá trị kinh tế của hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật hoang dã, kế hoạch sử dụng đất. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá trị kinh tế của vùng đất trũng ven bờ và chỉ ra rằng: Giá trị này thay đổi từ 1,5 triệu đô la / km2 đến 13 triệu đô la/ km2. Nhưng trung bình nó vào khoảng 2-5 triệu đô la/ km2 trong khối OECD (tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế), và khoảng 1,25 triệu đô la/km2 đối các nước đang phát triển (Fankhauser, 1995-Hoozemans, và nnk 1996). Chính vì thế nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống tự nhiên ven biển đã được nâng lên, đặc biệt là sự thay đổi mang tính toàn cầu. Khi hệ thống tự nhiên ven biển đưa ra chức năng thay đổi quyết định. Ví dụ như bảo vệ chống lại xói mòn và sự phân huỷ chất thải phải được thể hiện chi tiết. Những đặc điểm này có liên quan trực tiếp đến vấn đề mực nước biển dâng lên và ô nhiễm. Có thể đưa ra đây ví dụ điển hìng về một công trình ở Boston (Mỹ). Qua kết quả tính toán cho thấy nếu giữ nguyên phần đất trũng gần vùng Boston thì có thể tiết kiệm được 17 triệu đô la hàng năm cho công trình chống lũ, trong đó các lợi ích kinh tế khác ví như giảm bớt quá trình bồi lắng còn chưa kể vào đây (Hoozemans, và nnk 1996). 1.4 Chiến lược phát triển kinh tế vùng ven bờ ở Viêt Nam 1.4.1. Phạm vi và định nghĩa biên giới đường bờ Căn cứ vào tuyên bố 12/5/ 1977, nước ta có các vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hệ thống đường trên được định vị từ đường cơ sở.

+ Đường cơ sở: Đường cơ sở thường là đường ngấn triều thấp nhất dọc theo đường bờ biển hoặc hải đảo. Đường cơ sở thẳng là đoạn nối liền các đỉnh nhô ra xa nhất của đảo tính với điểm nước triều thấp nhất khi có các chuỗi đảo.

+ Vùng nội thuỷ: Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở và bờ gọi là vùng nội thuỷ. + Vùng lãnh hải: Chủ quyền của Việt Nam được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội

thuỷ đến một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Tuyên bố của Chính phủ quy định lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ Việt Nam tính từ ngấn nước triều thấp nhất trở ra.

+ Đường biên giới quốc gia trên biển: Phạm vi ngoài đường lãnh hải.

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

13

+ Vùng tiếp giáp: Là vùng biển tiếp liền với lãnh hải và có bề rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển này nước ta có hai quyền là ngăn ngừa và trừng trị đối với các vi phạm trong ba lãnh vực nhập cư, thuế khoá, y tế xảy ra trong lãnh hải của mình. Đồng thời nước ta có quyền chủ quyền đối tài nguyên và các hoạt động kinh tế cũng như quyền tài phán đối hoạt động lắp đặt thiết bị và đảo nhân tạo, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển trong vùng tiếp giáp.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Đường tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý là đường biên

của vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. Việt Nam có quyền chủ quyền đối việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật, ở vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy, đối với mọi hành vi thăm dò khai thác vì mục đích kinh tế vùng ĐQKT. Trên vùng ĐQKT các quốc gia khác được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nhưng không làm ảnh hưởng đến các quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta như đã được công ước quy định.

+ Thềm lục địa: Là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy thuộc phần kéo dài tự nhiên

của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa được mở rộng ra đến 200 hải lý. Việt Nam có toàn quyền trên thềm lục địa của mình.

1.4.2. Xây dựng các địa bàn và trung tâm kinh tế biển Quy hoạch để hình thành từng bước các trung tâm kinh tế. Khu vực phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó thành phố cảng Hải Phòng và Hạ Long là đô thị trung tâm kinh tế biển. Khu vực phía nam: Vùng trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hoà- Vũng Tầu. Thành phố tiền duyên hải Bà Rịa – Vũng Tầu. Miền Trung: Cụm Huế- Đà Nẵng- Quy Nhơn và Nha Trang – Cam Ranh đóng vai trò cửa ngõ ra biển đông đối miền Trung, Tây Nguyên, đối với Thái Lan và Căm Pu Chia. Nâng cấp xây dựng mới theo hướng hiện đại hoá cảng biển trong một quy hoạch hợp lý liên kết với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Cụm cảng phía bắc trọng tâm là cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng. Cụm cảng phía nam: trọng tâm là Vũng Tầu, Thị Vải, Sài Gòn. Xem xét cảng Cần Thơ và Hòn Châu ở miền Tây Nam Bộ. Cụm cảng miền Trung: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. Cùng Lào và Thái Lan nghiên cứu để có chủ trương về cảng Hòn La. Tổ chức đưa dân cư ra đảo Đưa dân ra các đảo như : Bạch Long Vĩ, Trường Sa, Thổ Chu, Hòn Khoai. Xây dựng các đảo, khai thác kinh tế du lịch: Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

14

Cồn Cỏ, Hòn Mê, Cát Bà, Hạ Long – Cô Tô. 1.4.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

• Dầu khí Đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí, đây là thế mạnh trong phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh với công tác khai thác, chúng ta cần xây dựng các nhà máy lọc dầu để nâng cao thu nhập của ngành này. Hiện nay ta đang xây dựng khu nhà máy lọc dầu Dung Quất lớn nhất tại Quảng Ngãi. Bên cạnh Dung Quất ta sẽ xây dựng một số nhà máy lọc dầu khác nhằm khai triệt để nguồn tài nguyên và sức lao động của nhân dân. Khai thác dầu khí cần một lượng vốn đầu tư lớn, chúng ta đang tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài vào ngành kinh tế này. Việc khai thác và vận chuyển dầu khí cần tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường. Có biện pháp ngăn ngừa và xử lý sự cố tràn ngập dầu gây ô nhiễm biển ở nơi khai thác và trên đường vận chuyển sản phẩm.

• Thuỷ sản Thuỷ sản cần phát triển thành một ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực. Phát triển năng lực đánh bắt cá và các loại hải sản khác, nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Có biện pháp bảo vệ làm giầu nguồn hải sản. Nghiêm cấm các hình thức đánh bắt mang tính chất phá hoại ngư trường. Mở rộng nuôi trồng thuỷ sản đi dần vào chiều sâu với công nghệ mới. Phát triển cân đối khai thác, nuôi trồng với chế biến thuỷ sản và dịch vụ trên bờ. Tăng nhanh đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong nước đi đôi với mở rộn g hợp tác liên doanh với nước ngoài .

• Vận tải Vận tải biển cần phát triển đồng bộ về cảng, đội tầu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp sửa chữa và đóng tầu. Nâng cấp và xây mới các cảng biển lớn để phát huy thế mạnh. Hiện nay ta đang xây dựng các cảng biển phía Bắc phía Nam và khu vực miền Trung. Tổ chức lại hợp lý việc quản lý các cảng biển, phân biệt với hoạt động kinh doanh của các hãng vận tải biển. Phát triển các đội tầu viễn dương và cận dương, kể cả tầu biển pha sông. Tăng tỷ lệ vận chuyển hàng nhập khẩu cho đội tầu Việt Nam. Phát triển dịch vụ hàng hải, hợp tác với nước ngoài mở thêm các tuyến và hình thức vận tải biển, tăng việc chở thuê cho nước ngoài. Ngoài ra cần đầu tư chiều sâu để cải tạo và nâng cao năng lực sửa chữa và đóng tầu.

• Du lịch

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển

15

Du lịch biển cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch kết hợp nhiều mặt: nghỉ ngơi giải trí, tham quan, điều dưỡng. Chú trọng các địa bàn có điều kiện đầu tư chiều sâu sớm đem lại hiệu quả như vùng Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Lăng Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải. Phát triển các loại hình du lịch hỗn hợp biển và đất liền, tổ chức các hành trình du lịch liên kết nhiều nước.

• Quai đê lấn biển Đẩy mạnh công tác lấn biển ở những nơi có điều kiện mở thêm diện tích đất nông, lâm nghiệp ven biển. Việc này cần tiến hành trên cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện sinh thái biển, tránh các hình thức khai thác bất lợi cho sự phát triển ngập mặn tự nhiên, kiên quyết đình chỉ những hoạt động khai thác bừa bãi gây hại cho sinh thái môi trường. Việc nuôi trồng hải sản ở vùng ngập mặn phải có quy hoạch bảo đảm cân bằng sinh thái cho sự phát triển lâu dài .

• Khai thác chế biến khoáng sản ven bờ Thế mạnh của vùng ven bờ là ngoài thuỷ hải sản khai thác từ biển ta còn có nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên rất quý giá. Nhưng việc khai thác chưa thật có quy hoạch và hiệu quả còn thấp. Cần có kế hoạch nâng cao chất lượng chế biến nguồn xuất khẩu này khi hiện nay ta còn còn tạm thời xuất thô. Đề phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ đó các ngành sẽ tiến hành xây dựng các loại công trình kỹ thuật như:

- Đê biển để lấn đất và chống xói mòn; - Bến cảng và các công trình giao thông thuỷ, bộ kèm theo các công trình

bảo vệ công trình chính; - Công trình khai thác du lịch như bảo vệ tôn tạo bờ, bồi cát nhân tạo cho

các bãi tắm... - Nhà ở và các công trình phục vụ các khu dân cư; - Công sự, trạm gác, và công trình quân sự quốc phòng khác; - Công trình ngăn mặn vùng cửa sông ra biển; - Các công trình khai thác nguồn năng lượng ven biển như triều, gió...

Đó là những điểm cơ bản trong kế hoạch phát triển kinh tế ven biển của nhà nước ta.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 16

Chương 2

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP QUY HOẠCH 2.1 Mở đầu Để có thể nắm được kỹ thuật lập quyết định, giáo trình sẽ giới thiệu từng phần đi từ dễ

đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong mục này một số định nghĩa cơ bản và khái

niệm chuyên môn chính liên quan đến quá trình lập quy hoạch sẽ được giới thiệu.

- Lập Quy Hoạch là một môn học giới thiệu về các phương pháp, kỹ thuật, thủ

tục và các bước trong quá trình xây dựng quy hoạch hoặc xây dựng dự án.

Ngoài ra ta có thể hiểu một cách đơn giản theo cách nói khác nó là phương tiện

để thể hiện các công việc.

- Lập quy hoạch là phần việc tổng hợp nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cơ sở

liên quan, hệ thống luật pháp hiện hành, loại dự án, chính sách quy định của nhà

nước và chính phủ, công ước quốc tế liên quan và cơ cấu tổ chức hành chính.

- Phân loại quy hoạch, theo khuynh hướng sử dụng hiện nay các quốc gia trên thế

giới quy hoạch nói chung có thể phân ra thành các loại chính sau:

Phân theo lãnh thổ, hành chính: a) Cấp quốc gia b) Cấp tỉnh, thành, khu vực, đặc khu

Phân theo thời gian :

a) Quy hoạch dài hạn, b) Quy hoạch ngắn hạn

Phân loại Quy hoạch theo các quá trình lập : Quy hoạch chính: Quy hoạch được lập ra cho một vùng cụ thể nào đó để việc xây dựng được thực hiện trên cơ sở giá thành thấp, hiệu quả cao. Quy hoạch cấp trung: Quy hoạch được lập với quy mô nhỏ hơn quy hoạch chính và chi tiết hoá một số điểm dựa trên quy hoạch chính( tổng) Quy hoạch dự án: Quy hoạch lập cho xây dựng một (hoặc nhiều nhóm dự án) cho một khu vực cụ thể theo mục tiêu cụ thể.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 17

Quy hoạch phối hợp hoạt động: Quy hoạch được lập với sự tham gia của nhiều nhóm, tổ chức khi có chung một mục tiêu. Quy hoạch bộ phận: Quy hoạch được lập cho một bộ phận chuyên môn chuyên ngành nào đó ví dụ như hệ thống cấp thoát nước hoặc vệ sinh.

2.2. Các bước lập Quy hoạch 2.2.1. Giới thiệu chung Quy hoạch được hiểu như một công cụ nhằm thể hiện sắp xếp và chuẩn bị các hoạt động sẽ diễn ra. Khái niệm hoạt động được sử dụng ở đây có hàm ý chỉ các công việc sẽ diến ra trong tương lai theo yêu cầu và tất nhiên nó cũng sẽ có thể được hiệu chỉnh. Quy hoạch được lập theo một quy trình chung, toàn bộ các thông tin liên quan được phân tích xem xét đánh giá, các phương án được nêu ra, tính toán phân tích và cuối cùng phương án điển hình được lựa chọn. Như vậy Quy hoạch được xác lập cho một tình huống cụ thể, sáu câu hỏi sau đây cần được giải quyết khi lập Quy hoạch cho phương án chọn:

(1) Có bao nhiêu bước trong quá trình lập Quy hoạch ? (2) Quy mô và tầm cỡ Quy hoạch ở mức nào? (3) Phương pháp luận của Quy hoạch là như thế nào? (4) Kế hoach lựa chọn như thế nào, kết quả của nó? (5) Ai lập ? (6) Thời gian thực hiện là bao lâu?

2.2.2. Các bước lập Quy hoạch Vấn đề quan trọng ở đây cần quan tâm trứơc khi lập quy hoạch là phương pháp luận tiến hành. Phương pháp luận tốt sẽ mang lại hai điều sau: Chất lượng của phương án khả thi sẽ được nâng lên và việc lựa chọn Quy hoạch là hoàn toàn chuẩn xác. Lý do quan trọng nhất về phương pháp luận thể hiện ở quá trình lập Quy hoạch là:

• Phương pháp luận đưa ra một cách nhìn tổng quan về tất cả công việc và mối liên hệ của nó liên quan trong quá trình lập.

• Cung cấp một bộ các tiêu chuẩn, nguyên tắc để làm cơ sở đánh giá chung, các giả thiết của người lập trong quá trình thực thi Quy hoạch. Từ cách làm này các sửa đổi của quyết định sẽ được làm rõ đối tất cả các thành phần tham gia lập.

• Nâng cao hiệu quả của người điều hành Quy hoạch. • Chuẩn mực các báo cáo, tạo thuận lợi cho người quản lý Quy hoạch.

Mỗi Quy hoạch đều có tính đặc thù riêng trong những điều kiện ràng buộc của nó, vì vậy người lập Quy hoạch trước tiên phải nắm được các bước chung trong quá trình lập. Lập quy hoạch phải đi qua nhiều bước, các bước này sẽ được giới thiệu và được minh hoạ qua hình 2.1.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 18

Các bước chính trong khi lập quy hoạch Bước 1: Phát hiện vấn đề và các yêu cầu hiện tại Bước 2: Thu thập và phân tích số liệu Hình 2.1 : Mô hình tổng quan các bước lập quy hoạch Bước 3: Xác định mục tiêu và mục đích

Phát hiện vấn đề và yêu cầu

Thu thập số liệu, tài liệu cơ bản

Đưa ra mục tiêu chuính và mục đích

Các vấn đề khó khăn trở

Phân loại đối tượng

Đề xuất các phương án

Phân tích ưu nhược điểm các phương án đưa ra, đánh gía tác động chung

Lựa chọn phương án

Kế hoạch thực hiện phương án lựa chọn

Quản lý vận hành và đánh giá hiệu quả dự án

Duy tu bảo dưỡng

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 19

Bước 4: Phân loại và nắm vấn đề Bước 5: Xây dựng các phương án Bước 6: Phân tích các phương án Bước 7: Lựa chọn phương án tối ưu Bước 8: Triển khai quy hoạch Bước 9: đánh giá dự án Để hiểu được các bước lập, ví dụ sau đây sẽ minh hoạ cho lý thuyết trên. Ví dụ : Các bước lập quy hoạch Khu vực Foxton cần đầu tư xây dựng dự án để phát triển sản xuất nâng cao đời sống người dân. Số liệu cơ bản khu vực được khảo sát như sau : Dân số: Tốc độ tăng dân số khu vực đang ở mức cao, hiện nay có khoảng 300.000 người sinh sống trong phạm vi dự án. Do tốc độ tăng dân số quá nhanh nên việc nâng cấp và xây dựng công trình chưa thể đáp ứng được. Tình hình chung : Hiện tại còn có rất nhiều hộ đói nghèo phân bố dọc theo đường biên của vùng dự án này. Trong vùng của người nghèo chất lượng nước cho sinh hoạt còn rất thấp, công trình vệ sinh thiếu nhiều và không đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

Hình 2.2 : Mặt bằng khu vực Forxton

Bước 1: Phát hiện vấn đề và các yêu cầu hiện tại Quá trình lập quy hoạch thường được bắt đầu khi một hoặc nhóm người đã phát hiện được các yêu cầu hoặc các vấn đề gay cấn, bức xúc xảy ra. Vấn đề quan trọng ở giai đoạn này là những vấn đề cần giải quyết lại có thể là những nguyên nhân sâu xa không liên quan đến cơ sở của việc lập. Chính vì lẽ đó điều quan trọng là phải mô tả chính xác vấn đề càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt cho công việc tiến hành sau này bấy nhiêu. Mỗi một vấn đề đều là bộ phận quan trọng của vấn đề lớn hơn xét quy mô cao hơn. Vấn đề càng lớn thì tầm quan trọng càng cao. Điều quan trọng là người lập quy hoạch phải phát hiện được vấn đề, tổng hợp yêu cầu thì mới chủ động trong giải quyết về nội dung yêu cầu quy hoạch.

Rừng

Đường

Khu công nghiệp

Sông

Nông nghiệp

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 20

Các vấn đề sau đây có liên quan đến lập quy hoạch: • Các khiếm khuyết kỹ thuật • Phạm vi của vấn đề • Chất lượng sử dụng không đáp ứng • Không đảm bảo an toàn • Ảnh hưởng xấu đến môi trường

Ở ví dụ này bước đầu tiên của lập quy hoạch là nhà chức trách địa phương đã phát hiện ra rằng điều kiện sống trong vùng bị giảm mạnh. Nước sinh hoạt không cung cấp đủ cho người dân trong vùng nghèo. Nước thải và chất thải rắn đã xả bừa bãi trong khu vực hộ nghèo và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Đây chính là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng dân số quá nhanh của khu vực dự án. Sự gia tăng này có thể bắt nguồn từ sản xuất công nghiệp cuả thành phố bên bị gián đoạn hoặc do quá trình di dân của vùng nông thôn tới – một xu thế hiện nay của đất nước này. Còn có thể có nguyên nhân nào khác ? Người lập quy hoạch phải nắm được nội dung vấn đề để từ đây các khái niệm của quá trình lập mới thực hiện được. Vấn đề mấu chốt có thể là: “ sự thiếu nhà ở tại khu vực Foxton”. Ta cần hiểu rộng thêm khái niệm nhà ở trong hoàn cảnh này là tổng hợp các yếu tố cấu thành bao gồm chỗ ở và hạ tầng cơ sở tốt. Bước 2: Thu thập và phân tích số liệu Trên cơ sở của việc phát hiện vấn đề, việc thu thập và phân tích số liệu có tác dụng làm rõ hơn phạm vi vấn đề cần giải quyết. Trong bước này kĩ thuật thu thập số liệu được sử dụng trong tính toán: Số liệu thống kê, phỏng vấn với một số người quan trọng, sử dụng câu hỏi có mẫu in sẵn, số liệu kinh nghiệm, chỉ số kinh tế, quy hoạch hiện tại v.v... Phương pháp ngoại suy và kỹ thuật dự báo có thể áp dụng trong tính toán ở giai đoạn này. Ví dụ vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn nguyên do từ vấn đề tăng số dân. Kỹ thuật dự báo dân số được trình bày chi tiết và cụ thể ở chương 3. Bước 3: Mục tiêu và mục đích Điều quan trọng là phân biệt mục tiêu của mục đích và mục đích từ các mục tiêu tương ứng. Mục tiêu là cái tổng quan nhất trong tự nhiên, ví dụ: “phương tiện nhà ở tốt hơn cho người dân thành thị”. Mục đích thì chi tiết cụ thể hơn và mong muốn đạt được. Những vấn đề này phải được kiểm tra cẩn thận, quy hoạch sẽ được lập để thu được mục đích. Mục tiêu cũng có thể chi tiết, nó thể hiện tất cả các yêu cầu định lượng. Việc xây dựng mục tiêu và mục đích nên dựa trên các thảo luận rộng rãi, thông qua các nhóm thảo luận, có thể xuất hiện các yêu cầu trái ngược nhau qua các nhóm thảo luận. Để nắm được khái niệm này ta đi vào ví dụ cụ thể sau. Mục tiêu: Xây dựng một khu dân cư mới nằm trong thành phố hay ngoại ô với cơ sở hạ tầng có đủ đường sá và công trình vệ sinh.

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 21

Mục đích: Giành 50000 m2 đất cho xây dựng nhà ở và bố trí hạ tầng cơ sở kèm theo. Tiêu chí: Xây dựng 20 km đường mới, đặt X m đường ống cấp nước trong vòng 3 năm và trao thầu Y m2 cho các nhà thầu tư nhân. Bước 4: Phân loại và nắm vấn đề Sau khi tiêu chí đã xác định vấn đề và nội dung vấn đề cần được phân loại và hiểu biết tường tận. Ví dụ: Việc giảm ảnh hưởng độc hại qua việc điều chỉnh giá ( và tất nhiên giảm yêu cầu của sản xuất) hoặc có hệ thống quản lý chất thải rắn tốt hơn. Đó là hai giải pháp khác nhau cho vấn đề trên. Nói cách khác, tính phức tạp của vấn đề cần được phân tích trên tất cả các phương diện, các mối liên quan có thể giữa các hoạt động, mối quan hệ nhân quả và cơ sở căn bản của vấn đề. Trong ví dụ Foxton, vấn đề tiếp tục nghiên cứu là làm sao công trình vệ sinh và hệ thống cấp nứơc được chấp thuận khi xây dựng một khu dân cư mới. Trong bước này có thể có các câu hỏi đưa ra ví thử: Mức độ ô nhiễm liên quan như thế nào đến bệnh dịch? Nước thải nên đựơc thu gom tập trung hay cho thải tự do? Bước 5: Xây dựng các phương án Việc nắm chắc vấn đề sẽ là cơ sở căn bản cho việc đưa ra phương án xử lý hợp lý. Sự sáng tạo, sử dụng hỗn hợp của các phương án mang tính thực tế, kỹ thuật công nghệ mới – chúng phải được đưa ra và tập hợp lại. Việc loại bỏ các lựa chọn cụ thể là một một sai lầm nghiêm trọng. Nếu một phương án đưa ra chưa được rõ ràng cũng có thể gây lãng phí thời gian, ngược lại nó có thể dẫn tới việc bỏ qua một phương án qua việc tranh luận chung mà đây lại là phương án có thể là tốt nhất. Vấn đề xây dụng nhà ở cho vùng Foxton đã có nhiều phương án đưa ra và đặt ở nhiều nơi khác nhau, hoặc đặt ngay chính vùng đô thị hoặc đưa ra xa hơn. Có một phương án đưa ra là xây dựng khu nhà ở cần diện tích mặt bằng nhỏ bằng cách xây nhà cao tầng trong đó có các căn hộ độc lập. Phương án khác đã đề cập đến vấn đề tiêu tháo nước vùng trũng bao quanh đô thị phù hợp cho việc xây dựng khu đô thị mới. Bước 6: Phân tích các phương án Phân tích các phương án là quá trình căn bản xác định các mặt ảnh hưởng, các tác động từ việc xây dựng dự án và kết quả hoặc hậu quả từ mỗi phương án đưa ra, ưu nhược điểm của nó và càng lượng hoá bao nhiêu thì càng chính xác bấy nhiêu. Gía thành và các thông tin toán học khác sử dụng trong lập trình sẽ được sử dụng tính giai đoạn này. Vấn đề tác động môi trường và xã hội sẽ được bổ xung tiếp. Cũng trong giai đoạn này việc phân tích kinh tế và đánh giá tác động môi trường được thực hiện bởi lẽ thông qua các tính toán này sẽ chỉ ra quy hoạch và các chính sách có tính thực tế hay không và dự án thực thi thì có gây trở ngại khó khăn gì không tới môi trường xung

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 22

quanh. Giá thành của việc xây dựng hệ thống thoát nước thải phục vụ khu nhà ở cũng được xác định ở bước này. Ngoài ra các yếu tố khác như ảnh hưởng tới công trình xung quanh, tác động môi trường và hệ thống giao thông cũng được phân tích đánh giá. Bước 7: Lựa chọn phương án tối ưu Ở bước này phương án tối ưu sẽ được tìm ra. Phương pháp lựa chọn được đánh gía và so sánh giữa các phương án nêu ra. Để làm việc này người ta phải sử dụng phương pháp đa tiêu để so sánh đánh giá, mặt khác các phương án sẽ so sánh trên cơ sở khối lượng ví như giá thành và tác động môi trường (định lượng). Những ưu điểm và nhược điểm của các phương án tiêu nước khu đất trũng thuộc vùng Foxton và phương án bồi trúc để xây dựng các toà nhà cao tầng gồm nhiều căn hộ được đưa ra để so sánh. Giá thành, tác động môi trường ảnh hưởng xung quanh đã được lượng hoá và nó đã có vai trò rất quan trọng trong so sánh. Các thành viên tham gia vào công tác đánh gía dựa trên các thông số tính toán kinh tế cho thấy rằng việc tiêu nước vùng trũng để xây dựng là phương án phù hợp nhất. Bước 8 và 9: Triển khai và đánh gía dự án Triển khai dự án, vận hành và duy tu bảo dưỡng và giai đoạn cuối cùng là đánh giá hiệu quả của dự án đã kết thúc chu kỳ lập quy hoạch xây dựng dự án. Sau khi xác định những vấn đề cũ và mới, kết quả ước lượng quy hoạch và dự án, qua các công việc này đã giải thích một điều là vì sao quy hoạch thường luôn phải điều chỉnh sau một chu kỳ nhất định. 2.2.3. Quy mô của quy hoạch Quy hoạch chính là sự thể hiện của công tác chuẩn bị, sắp xếp bố trí cho các công việc diễn ra trong tương lai. Khái niệm công việc ở đây hàm chỉ kết quả của quy hoạch nó vừa là hiện tại vừa là những vấn đề và mong muốn đạt được. Để có thể áp dụng đựơc tốt quá trình lập quy hoạch như đã mô tả ở trên điều quan trọng là phải giới hạn cho được khái niệm phạm vi công việc và mục tiêu trong khi lập. Nói một cách khác, người lập quy hoạch phải xác định rõ phạm vi gianh giới của vùng dự án, phải nắm chắc các thành phần tham gia. Ngoài ra vấn đề cần được trao đổi trong phạm vi hẹp hoặc rộng có vị trí quan trọng vì có thể đây là cốt lõi của nhiều vấn đề liên quan tới tính địa phương. Có thể người lập quy hoạch quy mô nhỏ không hoàn thành nhiệm vụ, trong trường hợp này thông tin phải hồi tới nhà chức trách, mở rộng cuộc trao đổi hoặc tìm kiếm đối tác khác có thể là tốt hơn. Thứ ba là vì sao quy mô của quy hoạch phải được xác định rõ giới hạn nghiên cứu về các số liệu. Giai đoạn này thường tiến hành khá lâu có thể nguyên do thu thập thông tin không đủ, không chuẩn, và nhiều lỗi có thể mắc phải do tiêu chí chưa thật rõ ràng. Hay nói cách khác giai đoạn 3 của quá trình

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 23

lập quy hoạch nên chỉ ra phạm vi cụ thể của quy hoạch để nó làm cơ sở xuất phát ban đầu chuẩn mực hơn. 2.2.4. Mô phỏng quy hoạch Những người làm quy hoạch bắt đầu công việc của họ với phương pháp luận cơ bản trong suy nghĩ về lý do và tiêu chí mà quy hoạch cần phải đạt được. Khái niệm phương pháp luận cơ bản này được gọi là mô phỏng. Điều này không chỉ bao hàm tính riêng biệt mà còn thể hiện tính văn hoá, chính trị và các đặc trưng khác của cộng đồng. Ví dụ việc lập quy hoạch có thể bắt đầu bằng nhiều lý do khác nhau.

• Khống chế bởi các điều kiện phát triển khu vực; • Lí do kinh tế thuần tuý- hiệu quả quy hoạch đầu tư; • Yêu cầu của đối tượng ( cho nhóm người có thu nhập thấp) hoặc cho khu vực

rộng hơn nâng cao mức sống cho nhóm cá biệt. • Dịch vụ cho khu vực công cộng hay tư nhân.

Ví dụ trên cho ta hiểu rằng người lập quy hoạch chuẩn bị quy hoạch phát triển vùng dân cư nào đó thì toàn bộ khảo sát hiện trạng phải được làm rõ, nhà ở, hệ thống cấp nước, hệ thống đường v.v... là những hạng mục trong quy hoạch. 2.2.5. Người lập quy hoạch Như trên đã nêu người lập quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong quá trình lập quy hoạch. Ví dụ : Nếu có sự tham gia của người dân địa phương, nhưng những người này không liên quan tới quá trình hình thành vấn đề và mục đích của họ có thể rất khó khăn trong khâu quản lý vận hành và khai thác công trình chất thaỉ rắn trong khu vực dự án. Nhưng nếu họ được tham gia vào việc lựa chọn giải pháp xử lí có thể họ sẽ có tác dụng tích cực cho sự tồn tại và hoạt động của dự án và ngay cả quá trình triển khai dự án. Vấn đề này đã xảy ra nhiều cấp quản lý. Nếu trung ương muốn các tỉnh thực hiện quy hoạch thì kết quả cho thấy rằng hiệu quả sẽ tốt hơn nếu người dân địa phương được tham gia vào quá trình xây dựng và quản lý dự án (quy hoạch) đặc biệt là ngay từ thời điểm xuất phát của quá trình lập quy hoạch. Một thực tế hiện nay là các dự án đầu tư vào Việt Nam bằng nguồn vốn của nước ngoài (vốn ODA, vốn vay của ADB, WOLDBANK) thì một trong những điều kiện bắt buộc là phải có sự tham gia đóng góp của người hưởng lợi. Ví dụ như dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn sử dụng vốn vay của 2 cơ quan: Ngân hàng phát triển Châu Á và Quỹ hỗ trợ phát triển Pháp ( ADB & AFD). Tỉ lệ quy định phân bổ nguồn vốn như sau: - ADB 70% - AFD 10% - Người hưởng lợi 10% - Ngân sách tỉnh 10% Theo quan điểm phân bổ vốn này thì người hưởng lợi và chủ sở hữu công trình tham gia vào dự án từ khi xây dựng cho đến giai đoạn quản lý vận hành và họ cùng chia sẻ

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 24

trách nhiệm với chủ công trình, chủ đầu tư và như vậy hiệu quả dự án tốt hơn, tuổi thọ công trình được keó dài hơn. 2.2.6. Thời gian của quy hoạch thực hiện

Điểm nhấn mạnh ở đây là trước khi triển khai quy hoạch thì người điều hành phải nắm được quy hoạch sẽ được thực hiện trong thời gian bao lâu. Vấn đề này phụ thuộc vào chính sách, phạm vi của quy hoạch, loại quy hoạch, số lượng người tham gia v.v... Dù ở mức nào thì thời gian tối đa của quy hoạch và thời gian cho phép của mỗi giai đoạn, thủ tục và trình tự trong điều hành chỉ đạo phải được nêu đầy đủ và rõ ràng trong mỗi bước của quy hoạch. Nếu vấn đề trên không được thực hiện hoàn chỉnh vướng mắc sẽ xảy ra và có thể đổ bể quy hoạch. Ngoài ra thông tin ban đầu nếu bị lạc hậu so thời gian thực hiện quy hoạch, trong hoàn cảnh này quá trình thực hiện cũng nên được thay đổi theo một thể thức mới. Vì vậy giải pháp và thiết kế đề nghị cần phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới.

2.2.7. Những điểm chú ý trong quá trình lập quy hoạch

Quy hoạch là một khái niệm rộng lớn và mang đặc tính kinh tế, thành viên tổ chức hoặc tổ chức phi chính phủ (NGO) sẽ sử dụng khái niệm ngôn ngữ quy hoạch cũng rất khác nhau. Như vậy quá trình được trình bày trên là rất đa dạng và rộng, dạng quy hoạch không phức tạp, có như vậy quy hoạch mới có thể thực thi.

Cho tới nay cũng chưa có một bộ tài liệu nào có thể đưa ra chính xác, cụ thể giải pháp lựa chọn tốt nhất cũng như vì sao nó được lựa chọn khi áp dụng các bược lập quy hoạch chung. Hơn nữa, việc áp dụng thành công các bước lập quy hoạch chung nên đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn - làm công cụ trong đánh giá quy hoạch. Quyết định này rất có tác dụng khi quy hoạch đã được thông qua thảo luận rộng rãi với sự tham gia của tất cả các thành viên, thành phần liên quan tới quy hoạch. Chính vì vậy quá trình lập quy hoạch mô tả trên là một quá trình khoa học và hợp ly, mục tiêu quan trọng nhất không phải là thiết kế phương án lí thuyết tốt nhất, nhưng để có kết quả thì những mục tiêu này phải là khả dĩ. Quy hoạch trong trường hợp này được hiểu là giải pháp đề nghị là hoàn toàn hợp lý. Xét ở góc độ này thì người lập quy hoạch có vị trí rất quan trọng, là chìa khoá giữa thiết kế kỹ thuật, quyết định và áp dụng thực tế.

2.3 Phân cấp quy hoạch

Hiện nay có nhiều cách phân cấp quy hoạch chung. Nếu ta dựa trên cơ sở quản lý hành chính thì quy hoạch có thể chia ra làm 3 cấp như sau: - Quy hoạch nhà nước (trung ương) - Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố, đặc khu, vùng - Quy hoạch khu vực hành chính dưới tỉnh thành phố

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 25

Nhưng nếu ta phân chia theo thời gian quy hoạch được phân cấp như sau: - Quy hoạch dài hạn (quy hoạch phát triển dài hơi, ví dụ quy hoạch 10 năm, quy

hoạch từ nay cho đến 2020); - Quy hoạch ngắn hạn (dựa theo quy hoạch dài hạn, quy hoạch loại này được thiết

lập cho các giai đoạn phù hợp với quản lý hành chính và điều hành). Nếu phân chuyên môn nghành nghề quy hoạch có thể bao gồm các lĩnh vực như: - Quy hoạch khai thác công trình thuỷ lợi, nguồn nước, hệ thống sông ngòi; - Quy hoạch phát triển đô thị, dân cư; - Quy hoạch rừng... Theo Luật Xây Dựng được Quốc hội khoá 11 thômg qua ngày 23 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004, quy hoạch được phân loại như sau: 2.3.1. Quy hoạch Trung ương ( nhà nước) Xét ở cấp trung ương có nhiều loại quy hoạch và phân chia như sau:

• Quy hoạch phát triển kinh tế quốc dân: Quy hoạch 5 năm, 10 năm hoặc dài hạn hơn, cơ quan thẩm quyền để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời hạn của quy hoạch.

Để đảm bảo việc chuyển giao các quy hoạch xuống cấp thấp hơn cần phải có nhiều các

quy định tiêu chuẩn . • Công tác tư vấn của các mức quản lý hành chính khác nhau rất quan

trọng, để tránh tình trạng “bị lãng quên” cần có hệ thống luật pháp đảm bảo. Chỉ dẫn và hưỡng dẫn rõ ràng của quy hoạch cấp quốc gia là rất cần thiết để đảm bảo thành công của kết quả quy hoạch. Nếu các cấp trung gian không thực hiện quy hoạch quốc gia hoàn chỉnh thì trong trường hợp này chính phủ cần phải can thiệp trong chỉ đạo.

Trong những trường hợp nhất định nhà nước có thể đưa ra những quy định sửa đổi và chức năng như đã được chỉ ra trong các quy hoạch trước đây.

• Trường hợp thiên tai, lũ lụt, chiến tranh v.v... nhà nước sẽ có quy hoạch điều chỉnh;

• Trong trường hợp đặc biệt bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính, bộ Khoa học công nghệ và các bộ liên quan chịu trách nhiệm trong việc bãi bỏ quyết định của cấp dưới theo chỉ đạo ngành dọc.

2.3.2. Quy hoạch tỉnh, thành, đặc khu Quy hoạch vùng do các nhà chức trách vùng thiết lập. Trong quy hoạch này vấn đề phát triển của toàn vùng hoặc một bộ phận được thể hiện ra. Phương hướng phát triển được chi tiết hoá, bản vẽ và báo cáo kèm theo để làm rõ nội dung quy hoạch.

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch

- 26

Nhà nước đưa ra những quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, thành trong quá trình chuẩn bị và thực hiện quy hoạch trong phạm vi quyền hạn của cấp này. Quy hoạch tổng thể đưa ra những tiêu chí, mục tiêu yêu cầu và hưỡng dẫn, quy hoạch cấp dưới sẽ triển khai thực hiện mà không có chức năng đưa ra quy định luật pháp.

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

27

Chương 3: KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

3.1. Giới thiệu chung

Như đã giới thiệu trong các chương trước việc lập quy hoạch là một quá trình, nó ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, vì vậy người làm quy hoạch cần phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức, biết được kỹ thuật và phương pháp lập dự án. Kỹ thuật lập dự án gồm có nhiều vấn đề ở đây cần nêu lên những điểm chính đó là kỹ thuật dự báo, thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn vị trí xây dựng dự án, phân tích kinh tế đầu tư và đánh giá tác động môi trường sua khi xây dựng dự án. vấn đề phát triển hạ tầng cơ sở sẽ được nghiên cứu ở chương khác.

3.2. Kỹ thuật và phương pháp trong lập quy hoạch 3.2.1. Kỹ thuật dự báo 3.2.1.1. Khái niệm

Kỹ thuật dự báo là công cụ giúp chúng ta tiên đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Trong phần này kỹ thuật dự báo cho đầu tư phát triển một thành phố mới là ví dụ điển hình để tham khảo. Đối với một thành phố, thị xã sẽ có rất nhiều yêu cầu chức năng riêng về không gian như công trình vui chơi giải trí, khu dân cư. Chương này tập trung nghiên cứu về kỹ thuật tính toán nhằm xác định yêu cầu không gian cho các thành phố có chức năng khác nhau.

Câu hỏi đầu tiên cần được làm rõ là quy hoạch được thực hiện với khoảng thời gian bao lâu?

Người lập quy hoạch cần xác định rõ những yêu cầu của quy hoạch. Yêu cầu của quy hoạch phụ thuộc vào 3 dạng khác nhau của việc phát triển:

• Phát triển Văn hoá- Xã hội

- Phát triển kinh tế - Phát triển dân số

Phát triển hiện nay có thể không bị ảnh hưởng của một quy hoạch. Ví dụ như tăng trưởng kinh tế hoặc khuynh hướng văn hoá xã hội tự do hoá. Nhưng có loại phát triển khác lại có thể bị ảnh hưởng của quy hoạch như quá trình di cư, nhập cư. Dữ liệu có thể thu thập từ phòng quy hoạch văn hoá xã hội hoặc các phòng chức năng khác. Trong chương này những vấn đề sau sẽ được xem xét thảo luận :

- Dự báo dân số - Dự báo yêu cầu nhà ở cho đến năm nào đó - Tính toán yêu cầu không gian bố trí và diện tích xây dựng nhà ở yêu

cầu

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

28

- Dự báo yêu cầu việc làm cho đến năm tính toán thiết kế - Tính toán không gian bố trí khi yêu cầu việc làm thực hiện theo quy

hoạch. 3.2.1.2. Dự báo dân số Phát triển dân số có quan hệ tới việc lập quy hoạch. Sự phát triển dân số theo độ tuổi, tỉ lệ nam nữ có ảnh hưởng rát lớn đến việc lập quy hoạch. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính toán dự báo sẽ được giới thiệu sau đây. a. Các phương pháp dự báo Phương pháp dự báo theo khuynh hướng ngoại suy Để xác định các thông số về dân số vào năm nào đó con đường tốt nhất là sử dụng

phương pháp ngoại suy về dân số trong quá khứ. Tính toán theo nguyên tắc này có rất nhiều phương pháp. Sau đây sẽ giới thiệu cách tính thông qua các ví dụ điển hình.

- Ngoại suy tuyến tính - Ngoại suy phi tuyến - Phương pháp trung bình

Ngoại suy tuyến tính (i) Địa lý

Từ những dữ liệu về dân số qúa khứ, bằng phương pháp thủ công ta có thể vẽ đường

quan hệ tuyến tính dựa theo đặc trưng số liệu thống kê. Dùng phép kéo dài đường quan hệ trên cho ta số liệu dự đoán trong tương lai. Nhưng số liệu này chỉ có ý nghĩa sơ bộ nó phụ thuộc trực tiếp số liệu thống kế trong quá khứ. Các thông số về dân số tương lai ( tuổi, giống, việc làm ...) có thể cao hơn hoặc thâp hơn nếu số liệu cũ không áp dụng. Điều này được thể hiện ở ví dụ 3.1 sau. Lưu ý điều này chỉ đúng khi dùng phương pháp ngoại suy tuyến tính.

Ví dụ 3.1 Phương pháp ngoaị suy tuyến tính Thông số về dân số của thành phố được thống kê trong bảng sau. Cơ quan địa phương rất quan tâm về vấn đề việc chọn ví trí xây dựng khu nhà ở cho người dân trong vòng 15 năm tới. Để làm được việc này cần dự báo dân số đến năm 2010. Hình 3.1 biểu diến khuynh hướng gia tăng dân số dựa theo tài liệu thống kê trong bảng 3.1 sau.

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

29

Bảng 3.1 Dân số thống kê từ năm 1970 đến 1995

Năm Dân số (người)

1970 70403 1975 74190 1980 80496 1985 82581 1990 85112 1995 84977

Qua hình 3.1 ta thấy dựa trên số liệu thông kê để vẽ đường quan hệ số người và thời gian thì tới năm 2010, số lượng tổng cộng khoảng 97000 người. Nhưng nếu lấy số liệu từ sau 1980 thì số lượng dự tính đến năm 2010 sẽ nhỏ hơn trị số trên. Nhưng nếu lấy các số liệu của những năm 1990 và 1995 để vẽ thì khuynh hướng lại giảm . Vấn đề đã đặt ra số liệu dự đoán nào là phù hợp ? Nguyên tắc chung là liệt tài liệu dài bao nhiêu là đủ.

60000

65000

70000

75000

80000

85000

90000

95000

100000

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010

Hình 3.1 Đường biểu diễn dân số theo phương pháp ngoại suy đoạn thẳng dựa theo số năm thống kê khác nhau.

( Ghi chú: Nét liền đậm là đường nội suy theo liệt thống kê đầy đủ, đường chấm đậm là dựa theo số liệu 1985 – 1990, đường chấm gạch là dựa theo số liệu 1990 – 1995) (ii) Hồi quy tuyến tính Hiện nay có nhiều phương pháp bảng tính và phương pháp khác sử dụng máy tính để vẽ đồ thị ngoại suy đường quan hệ trên. Sử dụng phương pháp ô lưới máy tính có thể tính toán xác định đường thẳng tốt nhất trên cơ sở của dữ liệu cung cấp. Số liệu dự

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

30

báo có thể nhận thấy từ hình biểu diễn hoặc tính toán đặc biệt, phụ thuộc vào phần mềm sử dụng. Hình 3.2 biểu diễn 2 đường ngoại suy. Ngoại suy phi tuyến Ngoài việc ngoại suy hàm tuyến tính, nhiều chương trình máy tính cùng với dữ liệu có thể xác định hàm phy tuyến để nội suy khuynh hướng dữ liệu. Một trong những hàm quan hệ là đa thức ngược lại bậc của đa thức có thể lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ 3.2 Phép nội suy phy tuyến

Sử dụng số liệu ví dụ 3.1, áp dụng hàm đa thức để dự báo dân số đến năm 2010. Trong trường hợp này có thể sử dụng phương trình bậc hai ( đường Parabol) để biểu thị. Nếu sử dụng máy tính thì máy có thể biểu diễn hoàn hảo kết quả tính toán trên cơ sở dữ liệu đầu vào. Theo kết quả tính toán dân số năm 2010 sẽ cao hơn năm 1995 là 5000 người. Nhìn vào dạng đường biểu diễn ta thấy từ 1990 đến 1995 có xu thế giảm từ từ, nhưng không có nghiã là nó sẽ tiếp tục giữ độ giảm như vậy trong vòng 15 năm tới. Khi này sử dụng hàm bậc hai hay bậc cao hơn không đưa lại kết quả đáng tin cậy.

70000

72000

74000

76000

78000

80000

82000

84000

86000

88000

1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010

Hình 3.2. Phép nội suy phy tuyến sử dụng hàm biểu diễn đường cong bậc hai

Phương pháp kéo dài trung bình Phương pháp kéo dài trung bình thực hiện qua nhiều bước mỗi điểm trong đồ thị kéo dài được xác lập từ những số liệu trước đó. Số liệu mới xác định sẽ thay thế số liệu cũ. Hiện nay có nhiều cách xác định dạng đường kéo dài theo phương pháp này. Ví dụ 3.3. và 3.4 là hai trong nhiều phương pháp thể hiện theo cách vẽ này.

Ví dụ 3.3 Phương pháp kéo dài trung trình 1

Sử dụng số liệu trong ví dụ 3.1 trên, kết quả dự báo dân số năm 2010 được thể hiện

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

31

trên hình 3.3. sau.

Hình 3.3: Phương pháp dịch chuyển trung bình 1 Bước đầu tiên: ba số liệu các năm hiện tại 1985, 1990 và 1995 được vẽ trên hệ trục. Ta đặt tên các điểm tương ứng các năm là điểm 1, 2, và 3. Đường thẳng nối hai điểm 1 và 3 kéo dài cho ta điểm 4. Đây chính là dân số đến năm 2000. Dựa trên các điểm đã xác định trên hệ trục 2, 3 và 4 qua các điểm 2 và 4 ta xác định điểm số 5 đó là số dân vào năm 2005. Cuối cùng dựa vào các điểm 3 và 5 ta vẽ đường thẳng để tìm được số dân vào năm 2010, đó là dân số dự báo cho năm 2010 là 87500 người.

Ví dụ 3.4 Phương pháp kéo dài trung trình 2 Phương pháp 2 căn bản giống phương pháp 1 nhưng đường quan hệ không phải đi qua tất cả các điểm từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng như phương pháp 1 mà sẽ sử dụng đường quan hệ có tính phù hợp nhất để thể hiện.

Dự báo dựa theo số liệu sinh và tử Số liệu dân số có thể dựa vào tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết hàng năm trên 1000 để xác định. Giả thiết rằng hai loại tỉ lệ này không thay đổi theo thời gian. Thông số chung về dân số có thể tính toán qua công thức sau:

B(t) = B(O) (1 + g - s)t Trong đó

B(t) = Dân số tại thời điểm t B(0) = Dân số tại thời điểm ban đầu

D

ân số

Dữ liệu

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

32

g = Tỉ lệ sinh s = Tỉ lệ chết

Ví dụ 3.5 Sử dụng công thức 3.1 Số dân vào năm tham khảo (1995) là 84977 người. Tỉ lệ sinh là 8.5 trên 1000/ năm. Tỉ lệ chết là 12 người/ 1000/ năm. Thay vào ta có: B(2010) = 84977 * (1 + 0.0085 - 0.012)15 = 80623 Như vậy số dân vào năm 2010 sẽ là 80623 người.

Hình 3.4 : Phương pháp 2 Dự báo theo tỉ lệ sinh, tử, nhập và di dư

Nhập cư và di cư cùng với các tỉ lệ sinh và tử có vị trí quan trọng trong tính toán số dân trong tương lai. Nếu hai yếu tố này được xem xét thì công thức 3.1 trở thành:

B(t) =B(o)*(1 + g – s + i - e)t (3.2) Các thông số t, o, g, s đã nêu ở trên, ngoài ra i và e được xác định như sau i = Số lượng nhập cư trên tỉ lệ tính toán e = Số lượng di cư trên tỉ lệ tính toán Giả thiết thêm i và e không đổi trong khoảng thời gian tính toán.

Ví dụ 3.6 về sử dụng công thức 3.2

Dữ liệu

Dân

số

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

33

Số liệu lấy từ ví dụ 3.1

B(1995) = 84977 g = 8.5/1000/năm s = 12/1000/năm i = 12 /1000/năm e = 4/1000/năm

Thay vào B(2010) = 84977 (1 + 0.0085 - 0.012 + 0.012 - 0.004)15 = 90897 Như vậy nếu tỉ lệ nhập cư được đưa vào tính toán, số dân dự báo đến năm 2010 sẽ là 90897 người

b. Biểu diễn dân số Phần trên mới chỉ xét số dân vào năm tính toán và số lượng ứơc tính trong tương lai. Đây mới chỉ là số tròn, thực ra có rất nhiều thông số cần được làm rõ như giới tính, tuổi, nguồn gốc, việc làm, thu nhập... cần chỉ rõ trong tài liệu thống kê.

Phương pháp phân đoạn

• Phương pháp này chia độ tuổi ra thành các nhóm mà chúng có tên là nhóm tuổi. Thang bậc trong bước chia lấy theo cấp 5, cụ thể là 0-4 tuổi, 5-9 tuổi....

- Sử dụng số liệu kinh nghiệm, điều kiện sinh tồn của các nhóm tuổi được xác định. Điều kiện sinh tồn ở đây là để chỉ người đang sống có tuổi trong nhóm điều tra và có khả năng sống tiếp ở độ tuổi nhóm trên. - Ngoài ra lượng nhập cư hàng năm cũng phải được xác định trong mỗi nhóm tuổi.

Giả thiết rằng nhóm tuổi trong 5 năm việc tính toán dân số về nhóm tuổi tiếp theo được xác định qua công thức sau:

1. Lấy nhóm tuổi i tại thời điểm t 2. Nhân nhóm tuổi i với cơ hội sống sót trong nhóm i- 3. Cộng thêm 5 lần nhóm nhập cư của nhóm i + 1 4. Kết quả chính là nhóm tuổi i + 1 tại thời điểm t + 1.

Các bước giới thiệu trên nên được xác định cho mỗi nhóm ở các bước tiếp theo. Chiều dài của bước thời gian bằng với số năm trong nhóm tuổi tính. Hình 5.5 mô tả quá trình tính toán này. Số người sống trong nhóm 1 tại thời điểm t + 1 phụ thuộc vào số lượng phụ nữ có khả năng sinh sản tại thời điểm t. Đó là phụ nữ trong nhóm 4 đến 10 (15 đến 49 tuổi). Trong mỗi nhóm tuổi tỉ lệ khả năng sinh đẻ đã được xác định. Tỉ lệ sinh là số lượng người sinh đẻ / 1000 phụ nữ trong nhóm điều tra.

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

34

Việc tính toán cho nhóm đầu tiên được tiến hành như sau: 1. Lấy số lượng phụ nữ sinh sản của nhóm 4 2. Nhân số lượng trên với tỉ lệ sinh đặc biệt nhóm 4 và chia cho 1000 3. Nhân số lượng trên với số năm trong thang tính 4. Lập lại 3 bước trên cho nhóm tuổi từ 5 đến 10 5. Cộng các kết quả lại. 6. Lấy số dân nhập cư của nhóm 1 nhân với số năm của nhóm 7. Cộng kết quả bước 5 và 6. Đây chính là kết quả của số dân nhóm 1 tại thời điểm t+1.

Hình 3.5: Mô hình phương pháp phân độ tuổi

So với các phương pháp giới thiệu trên, phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật hơn. • Tính toán chính xác hơn bởi vì những thay đổi đã được xác định trong các nhóm tuổi. Trên cơ sở của số lượng sinh ra trong nhóm tưởi sinh đẻ 15 – 50 sẽ chính xác hơn nhiều nếu ta nhân tỉ lệ sinh đẻ trong toàn bộ dân số. • Phương pháp phân nhóm tuổi cung cấp nhiều thông tin trong điều tra. Số lượng người trong từng nhóm tuổi, số liệu này sẽ giúp ích cho nhiều tính toán khác. Ví dụ

Nam Nữ

Sốlượng Số lượngSố lượngSố lượng

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

35

những người trong độ tuổi từ 6 đến 20 trong nhóm đối tượng đến các trường học, nhóm 4 đến 13 là số lượng người có thể tham gia lao động được...

Ví dụ 3.7 Tính toán dân số sử dụng phương pháp phân đoạn Số liệu sử dụng trong tính toán • Thông số độ tuổi ngày 1-1-1995 • Điều kiện sống của mỗi nhóm • Tỉ lệ sinh đẻ đặc biệt của nhóm • Số lượng nhập cư ở mỗi nhóm tuổi

Giả thiết rằng 3 điều kiện cuối không đổi trong khoảng thời gian tính toán. Thông tin được thể hiện bảng 3.2 và sử dụng nó cho dự báo số dân vào năm 2010. Dân số không phân theo nhóm giới tính và như vậy giả thiết tỉ lệ nan nữ như nhau trong mỗi nhóm tuổi. Bước chia nhóm tuổi là 5 năm. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.3 của hai ví dụ. Ví dụ 1: Dự báo độ tuổi nhóm 6 (25-29 tuổi) vào ngày 1-1-2000 thì bằng với độ tuổi

nhóm 5 vào ngày 1-1-1995 nhân với cơ hội sống sót nhóm 5. Số liệu này đựơc cộng thêm 5 lần số nhập cư của nhóm 6:

6828 0.99828 + 5 * 213 = 7881

Ví dụ 2: Dự báo độ tuổi nhóm 1 (0-4 tuổi) vào ngày 1-1-2010 thì bằng 5 lần số lượng

sinh hàng năm trong nhóm 4 đến 10 của bước trước đây nhân với số lượng nhập cư trong 5 năm nhóm 1.

Trong nhóm 4: 3789*0.5 (số lượng phụ nữ nhóm 4 thời điểm 1-1-2005, xem

bảng 3.3) *0.0043 (số lượng sinh nhóm phụ nữ nhóm 4/ năm) *5 (Số năm trong / bước thời gian tính) Nhóm 5: 4367 * 0.5 * 0.0446 * 5 = 487 Nhóm 6: 6020 * 0.5 * 0.1094 * 5 = 1646 Nhóm 7: 8382 * 0.5 * 0.0753 * 5 = 381

Nhóm 8: 8020 * 0.5 * 0.0190 * 5 = 42 Nhóm 9: 4981 * 0.5 * 0.0034 * 5 = 5 Tổng số sinh : 4180 người. Cộng thêm số nhập cư:

44 (Số nhập cư nhóm 1/năm) *5 (số năm tính trong một bước) = 220

Ngày 1-1-2010 nhóm 1 có 4138 + 220 = 4400 người.

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

36

Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 chưa làm tròn với tổng số là 4401 người nhóm 1 tính cho thời điểm 1-1-2010.

Bảng 3.2 số liệu tính toán nhóm tuổi Nhóm Tuổi Số

lượng Hệ số tồn tại Lượng nhập

cư Tỉ lệ sinh đặc biệt / nhóm

1 0-4 2904 0.9984 44 2 5-9 2970 0.99915 65 3 10-14 3091 0.99888 53 4 15-19 4245 0.99846 112 4.3 5 20-24 6828 0.99828 145 44.6 6 25-29 7324 0.99753 213 109.4 7 30-34 4732 0.99667 104 75.3 8 35-39 4217 0.99494 44 19 9 40-44 5501 0.9914 14 3.4 10 45-49 7589 0.98568 7 0.5 11 50-54 5696 0.97811 -6 12 55-59 5316 0.96738 -12 13 60-64 4011 0.94964 -14 14 65-69 4485 0.91624 7 15 70-74 5174 0.85623 3 16 75-79 4381 0.75279 1 17 80-84 3703 0.60448 2 18 85-89 1970 0.441 6 17 90-94 694 0..27055 0 19 95-99 146 0..20248 0 29 100-104 0 0.07168 0 21 105-110 0 0 0 Tổng 84977

Bảng 3.2 số liệu tính toán nhóm tuổi

Hình 3.6: So sánh nhóm tuổi năm 1995 và 2010

Số lượng

Nhóm

tuổi

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

37

Bảng 3.3 Kết qủa tính toán số lượng nhân khẩu theo nhóm tuổi

Nhóm Nhóm

tuổi Số

lượng Dự báo năm

2000 Dự báo năm

2005 Dự báo năm

2010 1 0-4 2904 4177 4719 4401 2 5-9 2970 3224 4496 5036 3 10-14 3091 3232 3487 4547 4 15-19 4245 3648 3789 4043 5 20-24 6828 4963 4367 4508 6 25-29 7324 7881 6020 5424 7 30-34 4732 7826 8382 6525 8 35-39 4217 4936 8020 8574 9 40-44 5501 4266 4981 8049 10 45-49 7589 5489 4264 4973 11 50-54 5696 7450 5380 4173 12 55-59 5316 5511 7227 5202 13 60-64 4011 5073 5262 6921 14 65-69 4485 3842 4849 5028 15 70-74 5174 4124 3535 4458 16 75-79 4381 4435 3536 3032 17 80-84 3703 3308 3349 2672 18 85-89 1970 2268 2030 2054 19 90-94 694 869 1000 895 20 95-99 146 188 235 271 21 100-104 0 30 38 48 22 105-110 0 0 2 3 Tổng 84977 86741 88967 91048

Dân số tổng cộng trong vùng nghiên cứu tăng thêm 6000 vào năm 2010 nhưng có sự khác nhau nhiều trong nhóm tuổi. Tỉ lệ tăng trưởng rất cao trong độ tuổi 0 -14 thể hiện trên hình 3.6. Số liệu này có ý nghĩa cho việc dự đoán lứa tuổi đi học và kế hoạch chuẩn bị trường lớp. Theo số liệu này số lượng trên 70 tuổi giảm nhưng số lượng trong nhóm 60 và 70 lại tăng lên mạnh. Điều này có nghĩa là cần tăng thêm nhà ở cho nhóm tuổi này vào những năm sau 2010. Người trong độ tuổi lao đọng (15-64) tăng thêm 3000 người, nhưng tỷ lệ tăng trưởng nhỏ ở các nhóm tuổi 30-44, 60 và 64. Ngược lại các nhóm khác thì giảm đi rất rõ nét.

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy dân số tăng dần. Nếu không kể đến lượng nhập cư thì số lượng tăng từ từ, và thêm 7000 người (xem bảng 3.4). Như vậy tỉ lệ tử lớn hơn tỉ lệ sinh.

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

38

Bảng 3.4 : dự báo dân số chưa kể đến lượng nhập cư

Nhóm Nhóm tuổi

Số lượng

Dự báo năm 2010

1 0-4 yr. 2904 32042 5-9 2970 40053 10-14 3091 39484 15-19 4245 28945 20-24 6828 29606 25-29 7324 30777 30-34 4732 42218 35-39 4217 67779 40-44 5501 724510 45-49 7589 465211 50-54 5696 410012 55-59 5316 525813 60-64 4011 707814 65-69 4485 511515 70-74 5174 447216 75-79 4381 298617 80-84 3703 264918 85-89 1970 201619 90-94 694 87920 95-99 146 26721 100-104 0 4822 105-110 0 3 Tổng 84977 77852

c. Mô hình dân số (POPHOU model) Các phương pháp dự báo trước đây dựa vào số liệu điều tra của các năm trước đó. Với phương pháp nội suy sử dụng số liệu các năm gần nhất. Phương pháp phân độ tuổi sử dụng số liệu độ tuổi theo khả năng sinh tồn và tỉ lệ nhập cư trong mỗi nhóm. Phương pháp thứ ba sử dụng số liệu kinh nghiệm của tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, số lượng nhập và di cư. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng số liệu kinh nghiệm đưa ra đặc tính không khả dĩ trong tính toán. Ví dụ các phương pháp trưới đây không bị ảnh hưởng của việc xây dựng vùng dân cư (quá tải) gia tăng trong điều tra. Ngược lại thực tế cho thấy rằng khả năng cung cấp nhà cửa và việc làm là yếu tố rất quan trọng để quyết định nên đặt tại một địa điểm nào đó hay di chuyển nơi khác. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư.

Mô hình POPHOU quan hệ số lượng nhà ở và dân số trong khu vực khảo sát. Ưu điểm chính của mô hình này là khả năng về nhà ở được thể hiện. Khả năng cung cấp nhà, tỉ

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

39

số nhà ở theo chủ hộ là tỉ số giữa số lượng nhà và số nhà. Tỉ số này bị ảnh hưởng của số dân số lượng nhà có trong khu vực. Nhưng ở đây cón có thông tin về quan hệ giữa hai yếu tố : nhập cư và xây dựng nhà mới. Điều này được thể hiện trên hình 3.7.

Hình 3.7 : Mối liên quan trong mô hình POPHOU Tỉ số HHR (số chủ hộ và số nhà) cao quan hệ với khả năng cấp nhà thấp. Điều này không chỉ nói lên mức độ thấp các nhà trống mà nó còn chỉ ra tình trạng hiện nay có thể là giá cao, quá thời hạn bảo dưỡng, và sự lựa chọn thấp về vị trí nhà ở. Điều này cũng ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư vì họ khó khăn trong lựa chọn ngôi nhà phù hợp. Tại một thời điểm sẽ có mối quan hệ tốt giữa HHR và việc xây dựng nhà mới. Trong trường hợp tỉ số HHR thấp thì không cần xây dựng thêm nhà mới. Tỉ số về số hộ và nhà ở có thể được xác định qua công thức sau: HHR.K= P. K/(H.K * HS) Trong đó

P = Số dân H = Số nhà ở HS = Số nhân khẩu trong hộ

Dân số

Nhà ở

Tỉ số số hộ và số nhà

Nhập cư

Xây dựng nhà ở

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

40

Mô hình POPHOU được viết trong phần mềm ngôn ngữ máy tinh DYNAMO. DYNAMO sử dụng thông tin thời gian được thể hiện trên hình 3.8. K thời điểm hiện tại, j và L là thời điểm trước và bước tiếp theo. Cả 3 đại lượng này là hiện tại, JK và KL là khoảng thời gian của phân chia (năm) Số lượng nhân khẩu tại thời điểm k sẽ được xác định trên cơ sở dân số tại bước phân chia J, tính toán số sinh, tử, nhập cư và di cư: P.K = P.J + DT * (B. JK + IM.JK - D.JK - OM.JK) Trong đó:

P = Dân số B = Số lượng sinh trong năm IM = Số nhập cư trong năm D = Số người chết trong năm OM = Số nhập cư trong năm DT = Khoảng phân chia (năm)

Hình 3.8: Ký hiệu thời gian trong DYNAMO Số lượng sinh và chết được dựa theo dân số. Số nhập cư cũng được tính theo cách này. B.KL = P.K * BN Trong đó: BN = Số sinh D.KL = P.K*DN DN = số tử OM.KL = P.K * OMN OMN = Số nhập cư Số nhập cư không những phụ thuộc vào tổng số dân mà còn bị ảnh hưởng ở yếu tố tiện lợi thu hút họ đến, nó thể hiện cấp số nhân. Nó là hàm của tỉ số nhà ở và hộ nhân khẩu được thể hiện qua hình 3.9.

IM.KL = P.K * IMN * AHM.K IMN = Số nhập cư

AHM = Cấp số nhân hấp dẫn nhà ở Tỉ số HHR càng cao như thể hiện trên trục đứng thì tỉ số HHR càng nhỏ. Một số đặc tính của nó được thể hiện : giá cao, quá niên hạn, nhà trống và thiếu vị trí xây dựng

Khoảng tính toán ( DT) Khoảng tính toán ( DT)

KJ L

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

41

mới. Trong trường hợp ưu tiên cự ly, sẽ có nhiều người đến ở. Trường hợp cấp số nhân hẫp dẫn thấp sẽ có ít người tới nhập cư. Nhưng khi tỉ số HHR thấp số lượng nhà ở lại cao và như vậy sẽ tăng lượng nhập cư bởi chính tính hấp dẫn của nó. Số lượng nhà ở trong khu vực có thể sẽ tăng lên nguyên do xây thêm, và sự giảm đi nguyên do xuống cấp phá bỏ.

Hình 3.10 Mối quan hệ giữa AHM và HHR

Hình 3.9: Mối quan hệ giữa AHM và HHR

H*K = H.J + DT * (HC.JK - HD.JK) H = Số lượng nhà ở HC = Số lượng nhà xây dựng trong năm HD = Số lượng phá dỡ trong năm HD phụ thuộc trực tiếp vào số lượng nhà ở. Chính vì vậy khi tính toán chưa đưa vào tình trạng sửa chữa và tuổi của ngôi nhà.

H.D.KL = H.K * HDN

HDN = Số nhà dỡ bỏ trong năm Và

HC.KL = H.K * HCN * HCM.K

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

42

HCN = Số nhà xây dựng trong năm HCM = Cấp số xây dựng nhà ( không thứ nguyên)

Cấp số nhân xây dựng nhà ở đưa ra hai hệ số ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nhà ở là điều kiện đất đai và đặc tính thị trường nhà ở. HCM.K = HLM.K * HAM.K

HLM = Cấp số nhà đất (không thứ nguyên) HAM = Cấp số nhà ở có thể (không thứ nguyên)

Cấp số nhà đất là hàm số của LFO ( hệ số chiếm đất). Nó là tỉ số của diện tích xây dựng và tổng diện tích, được thể hiện trên hình 3.10. LFO.K = H.K *LPH / AREA

LPH = Diện tích đất chiếm (m2/ nhà) AREA = Tổng diện tích (m2)

Hình 3.10: Mối quan hệ giữa LFO và HLM

Cấp số nhân khả năng nhà ở phụ thuộc vào tỉ số giữa số hộ và số nhà dựa trên hình 3.11. Nếu giá trị HHR lớn có nghĩa là khả năng đáp ứng nhà là thấp, trị số HAM lớn hơn 1, dẫn đến cần xây dựng thêm nhà ở. Nếu HHR giảm đến 0 sau đó HAM sẽ giảm theo và như vậy HC cũng sẽ giảm. Nhưng hàm sẽ không giảm đến 0 bởi vì vẫn có nhu cầu nào đó về nhà ở mà tại thời điểm đó thị trường nhà ở chưa đáp ứng.

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

43

Qua mô hình tính toán cho thấy rằng: Tại thời điểm xuất phát thì tăng, nó phụ thuộc vào giai đoạn sau đó do khối lượng giới hạn của đất sử dụng. Nếu không thay đổi các thông số mô hình sẽ giữ ổn định trong nhiều năm. Điều này chỉ ra rằng số lượng người sử dụng và nhà ở luôn ổn định. Chính quyền địa phương sẽ có thể thực hiện một số giải pháp trước khi có sự cân bằng ổn định này. Những biện pháp khả dĩ có thể khuyến khích việc xây dựng nhà ở. Trong khái niệm mô hình POPHOU thì các thông số HCN sẽ tăng lên chính vì lẽ đó mô hình này có thể được sử dụng để xác định các bước của quy hoạch và quyết định chính sách. Mô hình POPHOU đã không tính đếm đến khả năng về vấn đề việc làm. Như vậy có thể làm các mô hình nhỏ mà mối quan hệ kích thước dân số và việc làm được thể hiện đầy đủ. Và như vậy mô hình có thể kết hợp với các điểm chính của pophou để đưa ra dạng mới. Đối mô hình kết hợp này vấn đề dân số, nhà ở và việc làm đã chia ra thành ba cấp ( Loại lớn loại trung và loại nhỏ) Mặc dù hai phương pháp giới thiệu trên có tính khả thi cao về vấn đề tính toán. Song không hẳn là phương pháp tốt nhất. Phương pháp Cohort có những ưu điểm nổi bật về độ chính xác khi kể đến số sinh và tử khi có sự thay đổi trong quá trình tính toán xét cả vấn đề công ăn việc làm và nhà ở, lứa tuổi và giưới tính.

Hình 3.11: Mối qua hệ giữa HHR và HAM 3.2.1.3. Dự báo về nhu cầu nhà ở

Yêu cầu về đất xây dựng nhà ở có liên quan trực tiếp đến phát triển dân số. Tính toán về vấn đề nhà ở được dựa trên tính toán phát triển dân số và nhu cầu ở. Hai phương pháp sau sẽ trình bày về tính toán số lượng nhà và kế hoạch ưu tiên.

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

44

- Phương pháp thứ nhất sơ bộ dựa theo số lượng nhân khẩu trong hộ để tính ; - Phương pháp thứ hai được tính toán trên cơ sở chia nhỏ về hoàn cảnh kiến trúc khác nhau.

a. Phương pháp thứ nhất

Phương pháp sơ bộ dựa trên cơ sở số lượng bình quân các hộ. Số lượng này có thể làm cơ sở tính toán kế hoạch văn hoá xã hội hàng năm rồi nhân số lượng trung bình các hộ để xác định cho kế hoạch, số lượng nhà yêu cầu. Từ số lượng nhà yêu cầu và số lượng có thể cung cấp, ta xác định được số lượng cần xây dựng cho kế hoạch năm với lượng người trong một hộ có thể thay đổi theo thời gian. Việc tính toán số lượng nhà yêu cầu được minh hoạ qua thí dụ sau. Ví dụ: dự báo số nhà yêu cầu trên cơ sở số lượng trung bình hộ Tiếp tục từ ví dụ của mục này. Theo số lượng dự báo năm cuối (2010) dân số sẽ đạt 91000. Theo phân tích về phát triển văn hoá xã hội số dân trung bình hộ có xu thế giảm từ 2.42 vào năm 1995 xuống 2.15 vào năm 2010. Từ số liệu này ta xác định được số nhà ở cần cho năm 2010 để mỗi hộ có nhà riêng là 91000: 2.15 = 42326 nhà. Số lượng nhà vào năm 1995 là 35188 cái. Như vậy số lượng nhà cần xây thêm là 42326 – 35188 = 7138 cái b. Phương pháp thứ hai Trong phần 3.3.1. thể hiện tính toán đơn giản với giả thiết một dạng nhà ở. Thực tế thị trường nhà ở rất đa dạng như tính sang trọng và cao cấp thiết bị lắp đặt và đặc thù quang cảnh khu nhà ở. Mật độ nhà ở tính theo diện tích phân bố trong thiết kế chung có khác nhau khá lớn theo thời gian xây dựng dựa theo nhu cầu về đất xây dựng. Để tính toán không gian cho xây dựng điều quan trọng đầu tiên là ta phải biết được mật độ dân số trên cơ sở của các vùng nhà ở khác nhau. Thực tế có thể có 5 dạng nhà ở khác nhau như:

• Hộ gồm nhiều thế hệ sống trong nhà điều kiện bình thường • Hộ gồm nhiều thế hệ sống trong nhà điều kiện sang trọng • Hộ gồm các cá nhân

Mật độ nhân khẩu sống trong 3 nhóm nhà này phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Phát triển xã hội (nếu nền công nghiệp phát triển thì xu thế đưa đến hộ

gồm những cá thể - đơn) • Vấn đề phát triển dân số trong khu vực (nếu khu vực có nhiều người cao

tuổi sẽ có xu hướng có nhiều hộ cá thể) • Vấn đề phát triển kinh tế (nếu kinh tế khá giả sẽ có nhiều hộ sống trong

căn hộ hoặc ngôi nhà sang trọng) Từ những đặc điểm trên chính là cơ sở để phát triển nhà ở theo nhu cầu thực tế sử

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

45

dụng. Dữ liệu sau đây là cơ sở ban đầu để tính toán số lượng nhà ở: Từ số lượng tổng cộng các hộ sống trong khu vực cần có số liệu dự báo số lượng người trung bình trong mỗi hộ . Ví dụ: Dự báo về nhu cầu nhà ở Bảng thống kê sau lấy theo số lượng dân số năm 1995 với số nhà ở khác nhau hộ và phân bổ theo các dạng khác nhau của hộ. Bảng 3.5 : Số hộ phân bổ theo dạng- số liệu thống kê 1995

Dạng hộ gia đình Số lượng Phần trăm Đa thế hệ điều kiện bình thường

2817 (62%)

Đa thế hệ mức sống cao 4926 (14%) Độc thân 8445 (24%) Tổng số hộ 35118 Trung bình mỗi hộ 2.42

Chiụ ảnh hưởng của vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và nhân khẩu học số lượng người trong một hộ có xu thế giảm và chỉ có 2.15 người trong một hộ tính đến thời điểm năm 2010. Mặt khác số hộ đơn và hộ có mức sống cao sẽ vượt lên so những hộ có mức sống bình thường.

Bảng 3.6: Dự báo số hộ vào năm 2010

Dạng hộ Số lượng

Phần trăm

Hộ đa thế hệ có mức bình thường

21150 50

Hộ đa thế hệ có mức ssống cao

8450 20

Hộ độc thân 12700 30 Tổng số hộ 42300 Trung bình mỗi hộ 2.15

Các bảng sau là số liệu nhà sẽ xây dựng trong giai đoạn kế hoạch 1995-2010.

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

46

Bảng 3.7: Các dạng hộ gia đình khác nhau giữa năm 1995 và 2010 Dạng hộ gia đình/ Năm 1995 2010 Chênh lệch Đa thế hệ có điều kiện bình thường

21817 21150 -667

Đa thế hệ mức sống cao 4926 8450 3524 Độc thân 8445 12700 4255 Tổng số hộ 35118 42300 3.2.1.4. Yêu cầu không gian nhà ở Sau khi yêu cầu về nhà ở trong năm đã xác định, yêu cầu không gian nhà ở sẽ được tính toán. Từ đây ta có hai cách tính toán. Một là từ chỉ tiêu số lượng để xác định số lượng trung bình nhà trên một hecta. Cách thứ hai là dựa theo số lượng nhà trên một đơn vị diện tích để phân chia.

a. Yêu cầu không gian nhà ở dựa theo chỉ số trung bình

Việc tính toán diện tích yêu cầu trong năm dựa theo chỉ số trung bình mật độ nhà ở cho nơi ở mới được tính dựa theo một số thông số cơ bản. Để đi đến việc này ta cần nắm được một số khái niệm. Mật độ nhà ở là chỉ số lượng nhà trên một hecta. Tỷ số này dựa theo tỷ lệ hiện tại và dự đoán trong tương lai. Tỷ lệ này khoảng 40 nhà trên một hecta tại Hà Lan hiện nay. Ở Việt Nam mật độ nhà ở phụ thuộc vào vị trí địa lý. Khu vực miền núi thì mật độ thấp, đồng bằng thì cao hơn. Mật độ cao nhất là thành phố nhỏ và thị xã. Các thành phố cấp cao hiện nay xu thế xây dựng chung cư cao tầng nên mật độ này không tính được.

b. Yêu cầu không gian nhà ở dựa theo chỉ tiêu nhà ở môi trường khác nhau

Diện tích yêu cầu cho mỗi loại nhà ở rất khác đựa theo đặc điểm sử dụng của nó. Theo kinh nghiệm của Hà Lan mật độ nhà ở được sơ bộ như sau:

Nhà cao tầng 75 nhà / ha Nhà cho hộ cá thể 40 nhà /ha Nhà cho hộ có điều kiện kinh tế khá giả 20 nhà/ha. 3.2.1.5. Dự báo về việc làm Việc tính toán dự báo việc làm trong tương lai được thực hiện qua ba phương pháp sau:

- Phương pháp đơn giản dựa theo tốc độ tăng trưởng việc làm trong năm và tính đến năm cuối kế hoạch;

- Phương pháp thứ hai có độ chính xác cao hơn. Nó dựa trên cơ sở số lượng tăng

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

47

trưởng việc làm theo bộ phận công việc; - Phương pháp thứ ba dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế mà chính quyền đưa

ra.

a. Dự báo dựa trên cơ sở số liệu thống kê tuyến tính

Nguyên lý tính toán phương pháp này rất đơn giản, dựa theo số lượng nghề nghiệp thống kê. Giả thiết ngành nghề tỉ lệ với thuận theo phát triển của vùng, phát triển dân số. Tỉ lệ có việc làm ở các nhóm tuổi là không đổi cho tương lai. Ví dụ 3.12 : Dự báo theo khuynh hướng chung

Số lượng việc làm theo nhóm tuổi được thông kê bảng sau: Bảng 3.9 Số lượng nghề phát triển theo thời gian

Năm Số lượng nghề1980 34041 1985 36255 1990 37461 1995 39987

30000

32000

34000

36000

38000

40000

42000

44000

46000

48000

1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Hình 3.12: Dự báo phát triển việc làm vào năm 2010

Đường dự báo được dựa theo số liệu của các năm từ 1980 đến 1995 để tiên đoán năm 2010 khoảng 45500. Năm 1995 số việc làm là 39179. Điều này chỉ cho ta thấy số lượng việc làm gia tăng vào năm 2010 thêm lên là 6300 việc làm. Số lượng tăng trưởng hàng năm có thể dự báo thông qua số liệu thống kê của giai đoạn

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

48

dài hoặc trung của liệt thống kê tăng trưởng kinh tế quốc gia. Phương pháp tính toán này khá đơn giản và phạm vi áp dụng hạn chế.

Ví dụ 3.13: Dự báo việc làm dựa theo số liệu tăng trưởng quốc gia

Giả thiết: Số lượng tăng trưởng theo phát triển kinh tế quốc dân tăng 7.5% trong khoảng thời gian 1995 đến 2010. Sử dụng số liệu này, số liệu năm 1995 đã là 39179. dự báo năm 2010 sẽ là 42200. Ta có 42200 – 39179 = 3020 là số việc làm tăng thêm trong khoảng 1995 đến 2010. b. Kỹ thuật dự báo dựa theo tăng trưởng việc làm bộ phận Phương pháp này dựa theo công việc của ngành nghề cụ thể. Tỷ lệ tính toán phụ thuộc vào đặc trưng ngành nghề, dạng của công việc và vùng. Điều này thể hiện ở tính đặc thù của nó ví như:

• Công việc văn phòng • Công nghiệp • Giao thông, phân phối ( dịch vụ).

Việc dự báo cho các loại ngành nghề trên dựa trên khuynh hướng phát triển kinh tế vùng để tiên đoán. Ví dụ 3.14: Dự báo dựa trên ngành nghề bộ phận Số việc làm cho 39179 người trong vùng phân bổ theo bộ phận ngành nghề như sau:

Bảng 3.10 Phân bổ ngành nghề theo bộ phận 1995

1. Công sở 22724 (58%) 2. Công nghiệp 11362 (29%) 3. Dịch vụ 5093 (13%) Tổng 39179

Từ năm 1995 đến 2010 tỷ lệ ngành nghề giữa các bộ phận trên như sau:

Bảng 3.11 : tỷ lệ tăng trưởng theo ngành nghề

1. Công sở (10.6%) 2. Công nghiệp (1.0%) 3. Dịch vụ (8.9%)

Phát triển cơ hội việc làm trong khoảng 1995 và 2010 như sau:

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

49

Bảng 3.12 Tỷ lệ và số lượng việc làm theo đặc trưng ngành nghề của 3 bộ phận

Bộ phận 1995 2010 Chênh lệch Công sở 22724 21133 2409 Công nghiệp 11362 11476 114 Dịch vụ 5093 5546 453 Tổng 39179 42155 2976

Tăng trưởng việc làm giữa 1995 và 2010 là: 42155 - 39179 = 2976 .

c. Kỹ thuật dự báo dựa trên mục tiêu phấn đấu

Hai phương pháp tính toán trên giả thiết tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên thuần tuý, nó không ràng buộc điều kiện nào. Thực tế có thể có những thay đổi ảnh hưởng đến cơ hội việc làm. Ví thử số lượng việc làm có thể khác nhau giữa nông thôn và thành thị. . Để làm được việc này, chính quyền địa phương phải đưa ra các tiêu chuẩn về việc làm. Công việc mà chính quyền thực hiện đưa lại kết quả khác nhau đặc biệt là phần đất giành cho tạo công việc làm. Diện tích này phụ thuộc vào số lượng ngành nghề tạo ra trong thời gian hiện tại và tương lai.

Khái niệm – Mạng lưới công việc ổn định Ngành nghề dự kiến trong vùng phụ thuộc không chỉ người không sinh sống trong khu vực và ngược lại người sống ở chính khu vực nghiên cứu lại làm việc bên ngoài khu nghiên cứu. Chênh lệch của hai loại này là khái niệm chỉ về mạng lưới công việc ổn định. Nếu trị số chênh lệch này dương thì có tên gọi là: thị thành- đủ việc, ngược lại nếu nó âm thì có tên là: thành phố dư người. Khái niệm này còn được thể hiện ở tỷ số người có việc làm trên số dân. Các số liệu sau cần thu thập cho việc tính toán dự báo việc làm:

• Số lượng phần trăm số người chưa có việc làm tính theo dự kiến yêu cầu của chính quyền.

• Số lượng, nhóm tuổi và giới tính những người ở độ tuổi lao động. Số liệu lấy từ dự báo dân số.

• Mức độ hiện nay của việc làm trong vùng yêu cầu. • Phát triển ngành nghề

Ví dụ 3.15: Dự báo việc làm dựa theo bộ mục tiêu Ở hai thí dụ trên, chúng ta đều tính toán dựa theo gỉa thiết là phát triển ngành nghề là tăng tự động. Nhưng ở thí dụ này bộ mục tiêu về tỷ lệ phần trăm của các nhóm nghề theo dân số được thể hiện và tính toán cho thời điểm 2010.

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

50

Năm 1995 các số liệu sau đã được khẳng định:

• Nghề nghiệp tạo việc làm là 59374 • Người có việc làm ổn định 8% của toàn bộ dân số. Vấn đề đặt ra là 4750 việc

làm đã được chiếm chỗ do người sống ngoài phạm vi nghiên cứu mà số lượng này cần cho chính người trong vùng nghiên cứu.

• Như vậy số lượng công việc còn lại trong vùng là : 39179 - 4750 = 34429, số lượng này chiếm 57.9% số lượng ngành nghề trong tổng số.

Tới năm 2010 chính quyền địa phương phải tạo được 60% ngành nghề cho người lao động (tính theo số dân). Số lượng dự báo sau sẽ tính toán theo số lượng ngành nghề yêu cầu :

• Dự báo dân số vào năm 2010 là : 61851 người • Hệ thống việc làm ổn đinh tăng dần. Năm 1995 là 8%, năm 2010 là 13%. Như

vậy số lượng gia tăng là 8041 việc làm.

Tính toán số lượng việc làm cho 80% trong tổng số dân vào năm 2010 sẽ là:

61851 * (0.60+0.13) = 45152. Điều này cũng cho ta thấy cần có đất quy hoạch để tạo công ăn việc làm cho 45152 - 39179 = 5973 nghề trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2010. Chính quyền địa phương cố gắng mở rộng ngành nghề ở hai bộ phận phân phối và công sở. Số liệu như sau: Bảng 3.13: Thiết kế tăng trưởng việc làm ở các bộ phận

TT Bộ phận Số lượng gia tăng 1 Công sở 3000 2 Công nghiệp 500 3 Phân phối 2500 Tổng 6000

3.2.1.6. Yêu cầu không gian trong bố trí việc làm Trong mục này phương pháp tính toán diện tích cho việc bố trí tạo việc làm được giới thiệu. Hiện nay có hai phương pháp chính sau:

• Phương pháp sử dụng chỉ số trung bình về diện tích yêu cầu cho mỗi việc làm • Phương pháp phân biệt sự khác nhau giữa bộ phận ngành nghề khác nhau.

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

51

a. Phương pháp sử dụng chỉ số trung bình về diện tích yêu cầu cho mỗi việc làm Phương pháp này tính toán số lượng người làm việc trong phạm vi diện tích tính toán và được thể hiện qua trị số tỷ lệ giữa diện tích phân bổ cho nó và số lượng người thực hiện công việc và nó được thể hiện qua hai cách biểu diễn sau.

- Phương pháp biểu diễn Hiệu ích diện tích = Diện tích / số người làm việc - Phương pháp biểu diễn Chiếm chỗ không gian = số người làm/ diện tích tính

toán. Trong khi tính toán hai phương pháp trên kết quả cho thấy định mức trung bình của phương pháp một là 100 – 500 m2/ người làm, phương pháp 2 định mức khoảng 20-100 người làm / hecta. Ví dụ: Yêu cầu không gian về chỗ làm việc Ở các ví dụ trên tính toán ban đầu cho ta biết được diện tích cần thiết cần dự tính để bố trí cho 6000 chỗ việc làm khi lượng nghề nghiệp yêu cầu tăng lên trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2010. Cũng ở ví dụ này 39179 việc làm cần 443 ha dành cho thương mại và công nghiệp. Nếu phân tích tính theo định mức ta có: 39179/433 = 90 nghề/ha.

Nếu bố trí cho 6000 chỗ làm việc phải cần: 6000/90 = 67 ha.

Như vậy bài toán đã có câu trả lời trong khoảng từ 1995 đến 2010 để bố trí cho lượng nghề nghiệp tăng lên ta phải cần 67 ha dành riêng cho bố trí không gian sản xuất.

d. Tính toán diện tích yêu cầu dựa theo tỷ số diện tích công việc bộ phận diện tích

Trên thực tế diện tích yêu cầu cho mỗi bộ phận rất khác nhau. Ví dụ diện cần bố trí trung bình cho một cán bộ văn phòng cần 6 m2, nhưng diện tích để bố trí cho một công trình vệ sinh trung bình cần 5000 m2. Chính vì vậy ta cần phân loại đối tượng riêng ra để tính toán. • Bộ phận công sở • Bộ phận công nghiệp • Bộ phận phân phối.

Công việc văn phòng

Định mức quy định cho công việc văn phòng khá thấp so hai loại định mức khác và thông thường khoảng 20 – 50 m2/ người. Định mức trung bình hợp lý khoảng 25 m2/người. Còn nếu tính toán theo chỉ số thứ hai thì khoảng 400 việc làm / ha tính cho loại này. Cũng cần lưu ý thêm việc tính diện tích này sẽ khác nhau xa khi xem xét nhà nhiều tầng và nhà cao tầng.

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

52

Công nghiệp Đối với loại này định mức khoảng 150 -250 m2/ người hoặc 40 – 702 người làm/ ha. Đặc biệt đối công nghiệp khu vực bến cảng định mức khoảng 2500 m2/ người. Bộ phận phân phối Định mức cho đối tượng này khoảng 200- 500 m2/người. Ví dụ tính toán diện tích cho chỗ làm việc. Việc tính toán diện tích bố trí cho 6000 việc làm cho các bộ phận được thể hiện ở bảng sau. Bảng 3.14: Không gian cần thiét bố trí cho 6000 chỗ làm việc

Bộ phận Số chỗ làm việc

Định mức Diện tích yêu cầu(ha)

Văn phòng 3000 400 7.5 Công nghiệp 500 55 9.1 Phân phối 2500 30 83.3 Tổng 6000 99.9

Từ bảng trên ta thấy để bố trí cho 6000 việc làm mới cần 100 ha cho các bộ phận văn phòng, công nghiệp và phân phối.

3.2.2. Thu thập và sử dụng số liệu của quy hoạch tổng hợp 3.2.2.1. Giới thiệu chung Khi lập kế hoạch và quy hoạch có rất nhiều số liệu cần thu thập trong suốt quá trình lập. Chính vì vậy cần sắp xếp cấu trúc của quá trình thu thập, xử lý số liệu, quản lý và sử dụng nó là một việc cần thiết. Trước tiên cần phân biệt các dạng số liệu. Theo trình tự và sự liên kết giữa chúng. Nhưng việc phân loại số liệu có rất nhiều cách, một trong những phương pháp là có thể chia nhỏ số liệu cần tính từ số liệu thống kê hỗn hợp. Ví dụ số lượng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau như mẫu giáo, phổ thông... Việc phân biệt số liệu bao gồm:

(1) Số liệu tổng quan

a) số liệu cơ bản không liên quan đến đặc điểm không gian nhưng có quan hệ trực tiếp đến quy hoạch bố trí. Loại này bao gồm như sử dụng đất hiện tại, thị trường lao động, giá cả đất đai và vật liệu liên quan, thông tin về đặc trưng dân số, số lượng ô tô yêu cầu diện tích bố trí phòng học...

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

53

b) Không gian yêu cầu của một số bộ phận công trình văn hoá thể thao, hạ tầng cơ sở. c) Định mức bố trí công trình đơn vị: như định mức diện tích nhà ở, định mức bố trí

nhà, định mức cho bố trí khu vui chơi giải trí... d) Định mức cho bố trí khu dịch vụ như thương mại, bệnh viện, trường học, vệ sinh...

(2) Dữ liệu giá trị tiêu chuẩn thường được sử dụng khi lập quy hoạch nên chia ra thành các nhóm nhỏ như sau:

Ví dụ đơn giản. Dữ liệu được lấy từ thí nghiệm thực tế, giá trị kiến thức hạn chế. Dữ liệu kinh nghiệm và khuynh hướng: có vị trí quan trọng và gía trị hơn những thí nghiệm và ước lượng.

Số liệu tiêu chuẩn rút ra từ các nhóm chuyên môn, chuyên nghành Yêu cầu kỹ thuật: chuyên môn ngành nghề. Tài liệu chuyên môn kỹ thuật do các tổ chức biên soạn và xuất bản Quy định và luật pháp, định mức, quy phạm, quy chuẩn chuyên nghành. Nhược điểm hay hạn chế khi sử dụng dữ liệu cơ bản và định mức:

- Đơn giản hoá dễ dẫn tới cứng nhắc trong tính toán - Lệ thuộc vào định mức nên hạn chế sáng tạo của người lập quy hoạch.

Từ những phân tích trên ta thấy việc sử dụng phần mềm GIS là rất tiện ích và hiệu quả. Tuy vậy việc nhập dữ liệu cần phân chia ra các cấp để thực hiện quá trình tính toán, từ mỗi kết quả sẽ cho dữ liệu giải tiếp các bước sau. Trong khi làm sẽ có những hiệu chỉnh hợp lý để kết quả chính xác hơn. 3.2.2.2. Sự cần thiết của dữ liệu trong các bước lập quy hoạch Thông tin đầu vào của các bước có vị trí rất quan trọng. Để nắm được vai trò của trong lập quy hoạch ta đi vào khảo sát các bước chính sau.

Nhận biết vấn đề Ở giai đoạn này thông tin cung cấp bao gồm các vấn đề như : khuynh hướng phát triển kinh tế, nhà ở, giao thông cũng như giá cả đất đai, quy hoạch sử dụng đất, vấn đề môi trường...Cần lưu ý thông tin không quá chi tiết và ngược lại không quá rộng về những vấn đề cơ bản cần khảo sát. Việc lấy thông tin bằng nhiều cách như phỏng vấn trực tiếp, lấy phiêú thăm dò hoặc lấy ý kiên các nhà chuyên môn...Các thông tin thu thập cần được kiểm tra độ tin cậy trước khi biên tập chúng. Thu thập số liệu Công tác thu thập số liệu của giai đoạn này cần làm rõ các vấn đề sau:

• Vùng, thực trạng, thông tin bộ phận và các số liệu • Hiện trạng sử dụng đất

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

54

• Đặc trưng chỉ số tiêu chuẩn • Chính sách của nhà nước

Ví dụ về các vấn đề nêu trên

a) thông tin vùng:

Mô tả đặc trưng chính, vị trí lịch sử Dân số Số lượng và nhà ở

• Số lượng phân loại theo lứa tuổi • Tỷ lệ sinh và chết • Phân loại theo thu nhập

Nhà ở • Số lượng nhà ở • Phân loại theo dạng nhà ở • Phân loại theo lứa tuổi • Mật độ phân bố

Việc làm

• Phân theo lực lượng lao động • Phân loại theo kỹ năng ngànhnghề • Phân loại theo yêu cầu công nghiệp • Nguồn gốc và điểm đến của dòng người di chuyển

Dịch vụ • Bán lẻ và bán xỉ • Dịch vụ công cộng • Dịch vụ văn hoá • Vui chơi giải trí

Hạ tầng cơ sở • Hệ thống đường giao thông • Số lượng hàng hoá và người đi lại • Điểm xuất phát và đến các phương tiện • Vận chuyển hành khách đi làm và học sinh tới trường • Cấp nước sinh hoạt • Hệ thống tiêu thoát • Hệ thống vệ sinh • Hệ thống thu gom rác thải • Hệ thống điện

Công viên, môi trường và tự nhiên

• Công viên, vườn cây, khu vui chơi • Hàng rào bảo vệ khu vui chơi

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

55

• Sự cần thiết của các loại dịch vụ này

b) Thông tin về sử dụng đất và giá thành Đất thổ cư • Việc làm • Dịch vụ • Đất nông nghiệp • Đất tự nhiên • Hạ tầng cơ sở

c) Thông tin về đặc trưng hoặc chỉ số chung

- Số lượng trung bình hộ - Số lượng độ tuổi lao động trên một km2 - Mật độ nhà ở - Tỷ lệ số người làm thương mại trên dân số - Diện tích trung bình cho dịch vụ thương mại - Số lượng trung bình công trình vui chơi trên đầu người - Số lượng bình quân ô tô / hộ gia đình - Lượng nước sử dụng trung bình hộ - Lượng rác thải trung bình hộ...

d) Chính sách nhà nước - Quy định cho vùng, đặc khu, quốc gia - Phụ thuộc vào bộ phận nhỏ, phạm vi rộng - Quy hoạch và kế hoạch hiện tại - Cơ cấu tổ chức, quy trình lập quyết định, luật pháp và nghị định.

Từ các thông tin trên được thu thập, thông qua quy trình sử dụng dữ liệu tiêu chuẩn và phân loại đối tượng qua việc sử dụng phần mềm GIS sẽ đưa cho ta mục đích cần làm. Phân tích các phương án Thông tin giai đoạn này có vị trí quan trọng, nó cần phải phản ánh đầy đủ về kinh tế xã hội, tài chính và môi trường. Để phân tích các bước cần sử dụng một số phương pháp tính toán hỗ trợ để tính ra giá thành, phân tích kinh tế, tài chính, đánh giá tác động môi trường. Trong tính toán chuyên môn cần rất nhiều dữ liệu, điều kiện đầu vào phải được rõ để từ đó các vấn đề tính được khai thông. Ngoài ra vấn đề kiến thức chuyên môn tính toán cũng được xem xét có vị trí quan trọng. Thực thi và đánh giá Trong quá trình thực thi có thể cần sử dụng thêm dữ liệu phục vụ cho bổ sung hoặc thay đổi thiết kế cho phù hợp khi phát hiện thiết kế ban đầu chưa thật hợp lý. Công việc này còn có ý nghĩa cho cả giai đoạn duy tu bảo dưỡng vận hành.

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

56

3.2.2.3. Chú ý khi sử dụng số liệu

Những điểm cần lưu ý trước khi sử dụng số liệu:

- Nghiên cứu dữ liệu không quá lâu, ngược lại các bước tiến hành quá lâu sẽ dẫn đến khả năng chậm trễ. Nếu quy trình thực hiện quá lâu, các thành viên tham gia sẽ có khó khăn nhất định về quỹ thời gian.

- Phân loại thông tin để giúp người lập quy hoạch tiếp cận thuận lợi. - Thông tin dữ liệu cần lưu trữ phục vụ cho khai thác lâu dài và đa mục

đích. 3.2.2.4. Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Việc sử dụng bản đồ là việc phổ biến trong lập quy hoạch, ở đó phạm vi sử dụng đất,

hạ tầng cơ sở được thể hiện. Để trợ giúp cho việc lập quy hoạch hệ thống GIS được thiết lập để thể hiện những thông tin cần thiết khi sử dụng.

a. Tổng quan về GIS Có 4 bước ứng dụng GIS:

(a) Thu thập thông tin (b) Nhập dữ liệu vào máy tính (c) Phân tích và chạy số liệu (d) Thể hiện kết quả

b. Tính thực tế trong thực hiện quy hoạch

Hệ thống thông tin địa lý GIS có vai trò quan trọng trong phương pháp phân tích ô lưới và phương pháp phân tích tiềm năng bề mặt. Trên thực tế GIS có thể được sử dụng khi:

(a) Lựa chọn hạ tầng cơ sở, đường sá (b) Tiêu chuẩn về tiếng ồn giao thông (ví dụ bao nhiêu nhà là hợp lý để hạn chế tiếng ồn xuống dưới 65 dB) (c) Bảo vệ thiên nhiên và môi trường (d) Thống kê tai nạn giao thông (e) Quản lý hệ thống đường nhựa

3.2.3. Lựa chọn vị trí xây dựng công trình 3.2.3.1. Giới thiệu chung

Để xác định vị trí xây dựng nhà ở có thể tham khảo sử dụng hai phương pháp đã quen dùng đó là phương pháp phân tích ô lưới (Sieve Analysis ) và phương pháp phân tích bề mặt (Potential Surface Analysis).

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

57

Phương pháp phân tích lưới giúp ta thấy được ngay diện tích đã có công trình chiếm chỗ. Diện tích còn lại là đối tượng đầu vào để ta nghiên cứu phân tích chọn lấy vị trí hợp lý cho xây dựng tương lai. Phương pháp phân tích bề mặt không gian giúp cho người lập quy hoạch tìm ra những phần diện tích cho phép rồi từ đó tính toán để xác định khu hợp lý nhất cho xây dựng dự án. Hai phương pháp này có thể tính toán độc lập hoặc kết hợp vận dụng cả hai cho việc tìm ra nơi xây dựng hợp lý nhất cho dự án đầu tư. 3.2.3.2. Phương pháp phân tích lưới Phương pháp phân tích lưới (SA) rất đơn giản trong tính toán và sử dụng. Các bước chính được tiến hành như sau: • Bước một : liệt kê danh mục các tiêu chuẩn tính toán. Ví dụ như vùng khó tiêu nước, vùng đầm lầy, vùng bảo tồn thiên nhiên…. • Bước hai: điều tra các tiêu chuẩn thống kê và tìm ra khu vực hay vùng không thuận lợi cho từng yếu tố. Để thực hiện chúng ta có thể chồng các biều đồ của các đối tượng lên nhau. Phần giao gianh của các đối tượng là phần đã có công trình và các mục đích của nó, phần trống đó chính là diện tích có thể xây dựng công trình trên đó.

Ví dụ : Trên hình 3.13 thể hiện các tiêu chuẩn được thể hiện qua các hình biểu diễn trong đó hình A thể hiện khu vực đầm lầy, hình B thể hiện khu bảo tồn thiên nhiên, hình C là khu vực đã xây dựng công trình.

Hình 3.13: Bình đồ thể hiện các mục tiêu sử dụng đất

Khi ta chồng các biểu đồ biểu diễn trên lên cùng một tỷ lệ phần diện tích chiểm chỗ của từng mục đích đã xác định, phần diện tích còn lại (phần ô trắng) đó chính là phần có thể xây dựng các công trình mới. Tổ hợp kết quả này được thể hiện trên hình 3.14.

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

58

Hình 3.14: Kết quả của phương pháp phân tích lưới

3.2.3.3. Phương pháp phân tích tiềm năng (bề mặt không gian) Phương pháp phân tích tiềm năng là phương pháp sử dụng các tính toán các mục tiêu khác nhau theo các đối tượng để tìm ra một tổ hợp ở đó tối ưu về các mặt. Phương pháp này tiến hành qua việc phân chia diện tích ra thành các ô nhỏ có kích thước như nhau. Trên cơ sở phân tích từng tiêu chuẩn tính toán để xác định ra phát triển trong tương lai.

Ví dụ về phương pháp phân tích tiềm năng Gần thi xã Forxton có khu đất có diện tích 2 ha có thể xây dựng nhà ở. Hiện trạng khu này được thể hiên trên hình 3.15. Trên diện tích này được chia thành các ô nhỏ mỗi cạnh 20m dài.

Hình 3.15: Lưới phân chia diện tích theo ô có các cạnh là 200m Để tìm ra diện tích tối ưu cho việc xây dựng công trình ta cần đi vào tính toán từng chỉ tiêu yêu cầu.

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

59

Để xây dựng nhà ở vấn đề đất nền có tầm quan trọng nó liên quan trực tiếp đến gía thành xây dựng. Xét về điều kiện địa chất nền, nếu lớp chịu lực càng sâu thì càng tốt và mực nước ngầm càng thấp thì càng có lợi xét theo quan điểm tính toán ổn định nền. Thông thường lớp chịu lực là lớp đất mặt. Vấn đề thứ hai là giá thành cho việc sử dụng đất. Giá thành tính toán lấy theo gía đơn vị hiện hành và giả thiết rằng đất sử dụng cho nông nghiệp thì rẻ hơn so sử dụng cho công nghiệp. Trị số tính toán cho mỗi mục đích được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 3.15: Trị số hiệu năng của ô lưới

Ô Lớp chịu tải

Nước ngầm

Giá thành

1 0 - + 2 0 - + 3 0 - - 4 + + - 5 + + -- 6 + + -- 7 - -- + 8 - -- + 9 - -- +

Bằng cách biểu biễn mầu cho từng đối tượng mức độ khác nhau và vẽ lên giấy trong (nhìn xuyên qua được), chồng các tấm thể hiện này lên tổ hợp các đối tượng được thể hiện qua mầu sắc đậm nhạt. Phần diện tích sáng nhất đó là khu vực có thể xem xét ưu tiên lựa chọn xây dựng dự án. Kết quả được thể hiện trên hình 3.16.

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

60

Hình 3.16: Kết quả của phương pháp thể hiện mục tiêu sử dụng qua phân tích hình

Kết quả trên cho thấy các ô số 1 và 4 là ô khả dĩ. Phương pháp tính trên lượng hoá tiêu

chuẩn có gía trị như nhau.

3.2.3.4. Phân chia diện tích ra thành các ô nhỏ hơn Đối với mỗi đối tượng sẽ được xem xét. Ví dụ khu vực dân sinh có 3 cách phân chia diện tích.

(1). Lưới Ở ví dụ trên thể hiện cách phân chia theo lưới ô. Diện tích lưới ô vuông bằng diện tích yêu cầu xây dựng. Ưu điểm của phương pháp phân chia ô là các ô chia có diện tích bằng nhau trong tính toán và sử dụng tạo độ X và Y để tính. Nhược điểm của nó là không thể đáp ứng việc phân chia các ô theo mỗi mục đích riêng.

(2). Phân chia hữu cơ

Việc phân chia theo đặc tính của mỗi đối tượng và ưu tiên cho đặc tính cá biệt cho các đối tương này. Điều này có nghĩa là tiểu diện tích sau phân chia sẽ có các đường biên giới. Ví dụ như hệ thống kênh, đường giao thông và các công trình cá biệt khác mà chúng có biên giới. Phương pháp phân chia hữu cơ được thể hiện qua hình 3.18 sau.

(3). Phân chia ô hữu cơ

Đây là phương pháp hỗn hợp của hai phương pháp trên. Các bước tiến hành như sau: đặt diện tích ô lưới lên trên diện tích tính toán và nhóm các ô khác nhau theo đối tượng để tính toán. Các bước tiến hành giống như phương pháp PSA. Phương pháp này được thể hiện trên hình 3.17.

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

61

Hình 3.17: Phương pháp phân chia hữu cơ và phân chia lưới hữu cơ 3.2.3.5. Sử dụng hỗn hợp hai phương pháp SA và PSA Nội dung phương pháp này được thực hiện như sau: Bước đầu dùng phương pháp phân tích ô lưới là điểm bắt đầu của phương pháp PSA. Diện tích sử dụng hiện tại đã xác định hoặc diện tích xác định cho tương lai không thay đổi sẽ không được tính toán trong đo đạc bề mặt của phương pháp PSA. Trước tiên thu thập và lượng hoá các tiêu chuẩn, sau đó là bước phân tích .

Hình 3.18: Mô hình biểu diễn trong bước phân tích

Mục đích

Mục đích tiêu chuẩn (SA)

Mục đích tiêu chuẩn

Yếu tố

Chỉ số nhỏ

Tỉ số

Chất lượng vùng

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

62

Bước phân tích

Số liệu hiện tại được điều tra trong bước phân tích này, những mong ước về xã hội được liệt kê theo bộ các mục đích. Trước tiên chia nhỏ các mục đích ra thành các tiêu chuẩn. Theo diện tích trên cơ sở của phương pháp SA. Các mục đích tiêu chuẩn (ví dụ như khu dân cư sẽ không được động đến) và các tiêu chuẩn phảI thoả mãn các yêu cầu theo tính toán PSA. Khái niệm mục đích tiêu chuẩn (ví dụ như ảnh hưởng môi trường càng nhỏ càng tốt). Bước hai tìm các thừa số xác định các mục đích. Các yếu tố có thể là đặc tính vật lý ( ví dụ đất phù hợp cho xây dựng), hoặc vấn đề xã hội ( gần các trung tâm thương mại). Chất lượng của mỗi tiểu diện tích đôí yêu cầu đặc biệt đã được lượng hoá (trị số lấy từ 1- 10 hoặc có thể chia thang 100). Để có cơ sở tính toán cần cần gắn các giá trị cho mỗi chỉ số tính toán, đó là chính là các chỉ số nhỏ. Tổng quan các bước tính được thể hiện trên hình 3.17

Ví dụ : Tổ hợp hai phương pháp SA/ PSA Phương pháp này là tổ hợp của hai phương pháp SA và PSA. Phương pháp này có thể giải thích như sau: Ví dụ này đi vào giải quyết vấn đề khi dân số tăng lên và sự mở rộng thêm diện tích cho khu dân cư. Diện tích tổng cộng có kích thước 7km x7 km. Khu vực công trình, trường học và dịch vụ gần khu trung tâm thành phố, điều này rất tiện cho đi lại giữa khu ở và trung tâm thành phố. Ngoài ra gần khu xây dựng còn có các công trình tự nhiên, lưu vực nguồn nước cần được bảo vệ. Mục tiêu của phương pháp SA là khi xây dựng khu nhà ở sẽ không ảnh hưởng tới :

(a) Khu vực nhà ở và khu công nghiệp (b) Khu vực nghiên cứu khoa học tự nhiên (c) Các lưu vực nguồn nước.

Các vấn đề trên được thể hiện trên bản đồ 3.1 sau.

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

63

Bản đồ 3.1: Đánh ô các vùng cần bảo vệ trong phương pháp SA.

Bản đồ 3.2: Kết quả phân tích vùng ô lưới với kích thước ô chia 250x250 (m)

Để chuyển sang phương pháp P.S.A. biểu đồ được chia ra theo các ô lưới có kích thước 250x250 (mxm). Các ô lưới này phân chia sao thuận lợi cho tính toán để đảm bảo độ chính xác trong tính toán. Kết quả phân chia được thể hiện trên bản đồ 3.2 3.2.3.6. Tiêu chuẩn ảnh hưởng về không gian và phù hợp

Vùng nước

Nhà hiện tại

Đất tự nhiên

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

64

Các tiêu chuẩn tính toán trong các ví dụ trước có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thực tế trong tính toán. Ví dụ việc xét các vấn đề lớp chịu tải, vùng bảo vệ tự nhiên, vị trí các khu nhà ở cũ v.v... Các tiêu chuẩn này ta gọi là tiêu chuẩn phù hợp. Nó hoàn toàn độc lập với việc phân chia diện tích và vị trí các ô lưới. Ví dụ tiếng ồn có thể sinh ra từ các đường giao thông lân cận. Trong trường hợp này, trọng số các ô không phụ thuộc vào vị trí ô lưới mà phụ thuộc vào yếu tố tiếng ồn của giao thông. Như vậy rõ ràng ô lưới phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Để phân loại và đánh giá ảnh hưởng này ta đưa ra tiêu chuẩn ảnh hưởng. Để hiểu rõ thêm các vấn đề đánh giá này một số ví dụ sau đây sẽ được làm sáng tỏ qua việc tổ hợp sử dụng cả hai phương pháp SA và PSA. Ví dụ tổ hợp sử dụng hai phương pháp SA và PSA Khi áp dụng phương pháp PSA chúng ta đã sử dụng bản đồ 3.2 mà đã thực hiện ở phương pháp SA. Bước tiếp theo cần xác định “thế năng” của các ô lưới. Để có thể dễ tiếp cận phương pháp này một số mục tiêu mang tính phức tạp sẽ loại trừ mà giành cho các đối tượng đơn giản hơn trong thể hiện tính toán. Mục đích tiêu chuẩn của phương pháp PSA là:

(a) Khoảng cách từ khu nhà ở đến trung tâm thành phố là nhỏ nhất (ảnh hưởng không gian)

(b) Hạn chế tối đa có thể ảnh hưởng của tiếng ồn từ hệ thống giao thông (ảnh hưởng không gian)

(c) Giá đầu tư là nhỏ nhất ( phù hợp)

Bước tiếp theo là xác định các yếu tố ảnh hưởng từ điều kiện ban đầu. Ở đây ta chú ý các yếu tố sau:

• Tiếp cận thành phố • Hạn chế tiếng ồn • Nền móng phù hợp cho xây dựng: Gía thành xây dựng phụ thuộc khá

lớn vào điều kiện địa chất nền móng công trình.

Như vậy ta cần xác định giá trị tính toán của mỗi yếu tố. Sau đây sẽ đi vào tính toán từng yếu tố một.

1. Tiếp cận trung tâm thành phố

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

65

Đó là khoảng cách theo đường chim bay từ điểm đo đến trung tâm thành phố. Muốn xác định được khoảng cách này ta lấy trung tâm thành phố là điểm tâm vẽ vòng tròn có đường kính là 2,5 km. Các ô nằm trong vòng tròn này mang giá trị là 10. Tiếp theo cứ 500m tiếp theo thì giảm đi một điểm ( ví dụ khoảng cách xa 3,5 km thì trị số tính toán là 10 - 2 = 8 điểm). Kết quả tính toán trên được thể hiện trên bản đồ 3.3. sau .

Bản đồ 3.3 : Trọng số của vị trí các điểm trên sơ đồ tính đến trung tâm thành phố.

(2) Ảnh hưởng tiếng ồn

Mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn được quy định như sau :

Mức độ tiếng ồn

(dB) Thang điểm

>55 1 50< x< =55 2

45 < X < =50 3 X <= 45 4

Kết quả thể hiện các điểm trên bản đồ 3.4 sau.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

66

Bản đồ 3.4: Chỉ số tiếng ồn

(3) Vấn đề nền móng cho xây dựng Vấn đề quan tâm trước tiên cho chỉ tiêu này là gía đầu tư xây dựng mà điều này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện nền móng xây dựng công trình. Gía thành cho công tác đất, nước ngầm và lớp gia cố bề mặt phụ thuộc chính vào cấu trúc đất nền và mực nước ngầm dao động. Giá thành cho nền móng và công trình tiêu nước lại phụ thuộc vào lớp đất chịu tải của nền. Trong bảng tính toán đã đề cập các yếu tố này. Đất nền phân bổ theo lớp và cấu tạo do 3 nhóm chính cát, cát pha sét và sét bùn. Mực nước dưới nền chia ra thành 8 cấp như thể hiện trong bảng sau. Bảng 3. 1a: Thông số về nền móng

Phân loại

Mực nước (tính đến mặt đất – cm)

Mực nước thấp nhất (tính đến mặt đất – cm)

I -- <50 II -- 50-80 III <40 80-120 IV <40 80-120 V <40 >120

Đường chính

Đường sắt

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

67

VI 40-80 >120 VII 80-120 >160 VIII >120 >160

Xét về yếu tố đất nền, chỉ số tính toán chia ra thành 8 cấp như bảng sau. Bảng 3. 1b Chỉ số tính toán theo đặc trưng dất nền

I II III IV V VI VII VIII Cát 2 2 2 2 1 1 1 Cát pha 4 4 4 4 3 3 Sét bùn 6 6 6 6 5

Xét về phân lớp theo chiều sâu được chia ra như sau:

1: Lớp cát có chiều sâu 0 - 100 cm 2: Lớp cát có chiều sâu 100-2OOcm ( tính từ mặt đất tự nhiên) Bảng sau đây tóm tắt kết quả tính toán dựa theo các chỉ số phân định trên. Bảng 3. 1c: Chỉ số tính toán các lớp theo điều kiện đia chất và địa chất thuỷ văn

ất và mực nước 0-100

100-200 100-200

Kết quả tính toán được thể hiện trên bản đồ 3.5.

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

68

Bản đồ 3.5: Chỉ số tính toán theo giá xây dựng Từ các bước tính trên ta đã lượng hoá các tiêu chuẩn đánh giá theo các chỉ tiêu đưa ra. Như vậy chỉ tiêu đưa ra là độc lập và kết quả thể hiện cho chính nó. Để đánh gía tổ hợp các yếu tố thì cần có sự thống nhất trong đánh giá. Phần tiếp theo sẽ giải quyết yêu cầu này. 3.2.3.7. Lượng hoá tiêu chuẩn Ở ví dụ đầu, các giá trị –S và +S đã được tính đến cho các ô phụ trên cơ sở tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn này cũng chưa đủ để tính toán. Từ cách làm này phải sử dụng rất nhiều các biểu đồ, bản đồ thể hiện các thông số tính toán. Và tất nhiên là các tiêu chuẩn không cùng đơn vị so sánh. Như vậy chúng phải được lượng hoá trước khi cộng vào. Đây chính là vấn đề lượng hoá tiêu chuẩn. Hệ số trọng lượng có nghĩa là giá trị của nó được so sánh với đối tượng khác. Hiện nay có rất nhiều phương pháp lượng hoá trong tính toán. Vấn đề này được thể hiện trong phần phân tích đa tiêu chuẩn. Sau khi nhân các hệ số này với điểm số các tiêu chuẩn tính toán tương tự ta có kết quả tổng hợp cuối cùng. Vấn đề phức tạp ở đây là mức độ “quan trọng “ của tiêu chuẩn để đưa ra hệ số tương xứng phù hợp. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của người lập quy hoạch, điều nào là quan trọng hơn. Công thức sau đây thể hiện cách tính chất lượng điểm của ô lưới tính toán.

Sj = n

ninii

GGGGGWWGWG

++++

+++

......

321

,2,21,1

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

69

Trong đó: Sj: Điểm số tổng của ô phụ Gn : Hệ số trọng lượng hoá Wi,n: Điểm số ô lưới thứ i đối hệ số n

Kết quả của bước này được thể hiện qua các bản đồ hoặc bảng tổng hợp. Nó chỉ ra mức độ quan trọng của ô tính toán khi lập quy hoạch vùng nhà ở. Các bước tính toán được thể hiện trên sơ đồ sau: Hình vẽ sau đây thể hiện kết quả tính toán tổ hợp của hình vẽ trên và bước phân tích : Một thực tế là bản đồ hay các bảng biểu thể hiện chỉ số tính toán cũng chỉ là những con số:

Ưu tiên

Hệ số trọng lượng

Điểm số

Chất lượng so sánh

Kết quả thể hiện chất lượng ô

MUC TIÊU

Mục tiêu tiêu chuẩn

Hẹ số

Yếu tố

Điểm

Điểm số ô

Mục tiêu chuẩn

Hệ số trọng lượng

Bản đồ hay bảng tổng hợp kết quả điểm số các ô tính toán

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

70

• Khái niệm về các mục tiêu • Khái niệm về các hệ số mục đích • Khái niệm hệ số trọng lượng

Bộ các mục tiêu, hệ số kết quả và trọng số có thể không có đơn vị chung. Nhưng việc đưa ra hệ số trọng lượng cũng rất khó khăn. Trong việc thiết kế và thực hiện đầu tư việc xác định chiều dày lớp chịu lực và mực nước ngầm cần thể hiện qua tiền tệ. Trong tính toán các thông số này có quan hệ lẫn nhau ví dụ như khoảng cách và tiếng ồn, chiều sâu và khả năng chịu tải các lớp đất v.v...

Ví dụ về hệ số trọng lượng

Hệ số trọng lượng phụ thuộc vào quan điểm của người tính toán hay nói cách khác nó phụ thuộc vào vấn đề nâng lên tầm quan trọng của nó. Ví dụ sau là hình ảnh cụ thể cho việc lượng hoá các tiêu chuẩn xem xét.

G city = 3 Gcost = 4 Gnoise = 1

Công thức tính toán trọng lượng các thành phần như sau:

S = 134

*1*3*4 cos,,,

++

++ tsinoiceicityi WWW

Kết quả trên được được thể hiện trên hình 3.6. Trên hình vẽ này trị số ô lưới có trị số lớn nhất là 68. Đây chính là điểm ta cần tìm. Việc tính toán bảng này có thể sử dụng tính tay hoặc công cụ máy tính.

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

71

Bản đồ 3.6: Tổng hợp kết quả trị số các ô lưới

3.2.3.8. Lựa chọn tuyến đường thông qua sử dụng phương pháp phân tích tiềm năng bề mặt

Phương pháp phân tích tiềm năng bề mặt có thể ứng dụng trong nhiều tính toán thiết kế. Ở đây có thể sử dụng nó cho việc chọn tuyến đường giao thông. Quy trình tính toán giống như giới thiệu trên. Trước tiên ta chia các ô lưới, đưa ra hệ số trọng lương cho các đối tượng. Ví dụ sau đây minh hoạ cho cách tính toán trong bài toán cụ thể này.

Ví dụ lựa chọn tuyến đường Tuyến đường sẽ nối hai điểm A và B dựa theo các tiêu chuẩn sau:

- Tiếng ồn ảnh hưởng - Chiều dày và khả năng chịu tải của lớp đất nền.

Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được thể hiện trên hai bảng sau.

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

72

3 3 2 B 2 4 5 1 1 5 3 4 A 2 5 4 Trị số tính toán theo khả năng chịu tải 0 1 1

B 0 3 4

1.

1 5 2 1.

A 1 1 0

Trị số tính toán theo điều kiện tiếng ồn Tổng hợp kết quả từ hai yếu tố trên được thể hiện bảng dưới đây. Ta có giả thiết trị số

tính toán của hai đối tượng có trọng lượng tính toán ngang nhau. 3 4 3 B 2 7 9 2

2 10 5 5

A 3 6 4

Bảng tổng hợp tính toán Đường nối từ A đến B có thể qua nhiều tuyến khác nhau và thể hiện trên hình sau. Bước

tiếp theo là gắn trị số cho mỗi tuyến.

3 4 3 B

2 7 9 2

2 10 5 5

A 3 6 4

Tuyến a b c d e Trị số 11 12 19 10 16

Kết quả bảng này tuyến naò cho tổng số nhỏ nhất đây chính là tuyến ta cần tìm vì nó có ảnh hưởng nhỏ nhất.

City

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

73

3.2.4. Phân tích kinh tế 3.2.4.1. Giới thiệu chung Phân tích kinh tế là phương pháp ước lượng trên cơ sở về mặt tài chính. Đây là công cụ đánh gía thuần tuý về kinh tế. Nó đã đưa tất cả các mặt lợi và không lợi của xây dựng dự án biểu hiện qua giá trị đồng tiền: Chi phí và lợi nhuận thu được. Tất cả các giá trị này được thể hiện qua giá trị hiện tại. Như vậy sự chênh lệch giữa chi phí và nguồn thu lại sẽ được xác định. Khi hiệu số giữa chi phí và lợi ích dự án mang dấu âm điều này nói lên rằng dự án không tính khả thi xét theo quan điểm kinh tế.

Phân tích kinh tế nhằm chỉ ra phương án lựa chọn có ưu điểm nổi bật. Những mặt mạnh và yếu của dự án đề nghị đều thể hiện qua chỉ số kinh tế với giá trị nội tại. Phương án nào mà giá trị hiệu giữa nguồn thu lại từ dự án và chi phí ban đầu cao thì được ưu tiên lựa chọn trước. Trong phần này một số khái niệm sử dụng trong phân tích kinh tế được giải thích trên cơ sở tính toán khả thi dự án đơn lẻ. Nhưng nó cũng được sử dụng cho việc so sánh giữa các dự án. Lựa chọn dự án mang tính khả thi xét theo quan điểm kinh tế được thể hiện trong chương này. Ngoài ra một số điểm chú ý trong phân tích kinh tế cũng được nêu ra ở cuối chương này. 3.2.3.2. Các dòng tiền dự án

Một dự án được tiến hành phân tích kinh tế qua phần thu và chi của dự án. Xét về dòng tiền mặt trong tính toán có thể chia ra làm 3 loại sau: Giá đầu tư, khai thác vận hành và nguồn thu lại từ dự án. Các dòng tiền này được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.17: Các dòng tiền dự án

Chi phí Nguồn thu Đầu tư Khai thác vận hành Nguồn thu

Chi phí nhân công, vật liệu, mặt bằng xây dựng

Duy tu bảo dưỡng Quản lý công trình

Nguồn thu từ dự án, lợi ích thời gian, hiệu quả môi trường

Tất cả các phần thu và chi này đều thể hiện qua giá trị đồng tiền. Một số mục trong tính toán có thể thực hiện rất dễ dàng như chi phí trực tiếp trong xây dựng, nhưng cũng có mục rất khó tính toán ra thành tiền. Ví dụ tai nạn lao động xảy ra, sự chết người có ảnh hưởng trực tiếp từ lao động và giá tiền tính toán ra sao? Vấn đề khác nữa là môi trường: hiệu quả mang lại là bao nhiêu tiền? đặc biệt đối một số loàiộng, thực vật quý hiếm cần bảo tồn. 3.2.4.3. Giá trị hiện tại ròng

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

74

Một vấn đề cần quan tâm là vấn đề thời gian. Nguồn thu từ dự án trong vòng 10 năm tính toán sẽ phải khác nhau theo thời gian mà không thể lấy cùng một giá trị cho cả mười năm. Ví dụ một người mua nhà họ phải trả cho người bán 100 $ và nhận nhà. Nhưng nếu người mua trả ngay nhưng họ nhận nhà sau một năm thì rõ ràng số tiền trả phải nhỏ hơn 100$. Số lượng chiết giảm theo thời gian được xác định qua tỉ số chiết khấu và được thể hiện qua công thức sau:

V(i) = tt

iP

)1( + (3.1)

Trong đó:

V(i) = Giá trị nội tại P(t) = Giá trị sản phẩm i = Tỉ số chiết khấu

Ví dụ: Giá trị nội tại Một khách hàng muốn mua một cái ô tô và trả ngay số tiền mua là 1000$ và nhận hàng. Người khách hàng phải trả số tiền là bao nhiêu nếu họ nhận chiếc xe sau x năm? Giả thiết chỉ số chiết khấu là 10%. Sử dụng công thức (3.1) ta có: Pt = 1000 i=0.1 V(0,1) = 1000/(1+0.1)t Bảng 3.18: Giá trị nội tại của chiếc ô tô 1000$ khi người mua nhận nó sau x năm

Giá trị nội tại T (năm mà khách

hàng nhận xe) Công thức tính hiện tại

dòng Giá thành

(hiện tại dòng) 0 1000/(1+0.1)0 $1000 1 1000/ (1+0.1)1 $909 2 1000/ (1+0.1)2 $826 3 1000/ (1+0.1)3 $751

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

75

3.2.4.4. Hệ số chiết khấu và lãi Ở ví dụ trên chỉ có một loại gía tính toán cho công trình và chuyển đổi về giá hiện tại. Công thức (3.10) chỉ phù hợp cho ví dụ đơn giản. Thực tế khi phân tích kinh tế cho công trình mang tính phức tạp công thức này công đủ thể hiện. Ví dụ công trình có giá đầu tư là 10 triệu đô la. Giá trị đầu tư hàng năm trong vòng 10 năm có thể sử dụng công thức sau để thể hiện giá trị nội tại.

V (i) = ∑= +

n

tt

t

iP

0 )1( (3.2)

Vgiá đầu tư = -10 + 1)1.01(10

+− + 2)1.01(

10+− + 3)1.01(

10+− + …. + 9)1.01(

10+− +

10)1.01(10

+−

Giả thiết rằng các hệ số tính toán không đổi trong thời gian tính toán. Và như vậy có thể đi đến một cách làm thống nhất. Ta lập bảng tính sẵn cho giá trị đơn vị tính là 1. bảng tính này sẽ thể hiện gía trị của nó sau x năm. Và như vậy giá đầu tư và nguồn thu từ dự án của các năm trong tương lai sẽ được thể hiện bằng giá trị nội tại.

Đối công trình hệ số chiết khấu 10% trong vòng 10 năm giá trị năm tính là 6.144567. Và như vậy nếu mỗi năm trả $1 trong vòng 10 năm. Giá trị nội tại quy đổi là $6.144567. Nhưng công trình có giá đầu tư mỗi năm là 10 triệu đô và ta cần tìm giá trị nội tại của nó. Để làm được việc này ta chỉ cần nhân giá trị đầu tư với hệ số tính đổi chiết khấu. Cụ thể như sau: V giá thành = 10 triệu đô * Ann10 (Annt = giá trị nội tại của hệ số chiết khấu cho x năm) V giá thành = 10 triệu đô * 6.144567 = $61445670 Điều này có nghĩa là một công trình đầu tư hàng năm là 10 triệu đô la mỹ và thời hạn đầu tư xây dựng trong suốt 10 năm. Giá trị hiện tại của tổng toàn bộ giá thành đầu tư trên là $ 61445670. Cũng bằng cách tính tương tự, chi phí xây dựng và nguồn thu từ dự án chuyển đổi sang giá trị hiện tại sẽ được xác định từ đó tổng giá trị dự án là hoàn toàn xác định được. Người ta có thể lập bảng chiết khấu cho một tỉ số chiết khấu bất kỳ dựa theo công thức (3.1) đã nêu trên.

tiDisct

)1(1+

= (3.3)

Trong đó:

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

76

i = tỉ số chiết khấu, t = năm

Tỉ số chiết khấu dùng để tính giá trị nội tại dự án khi có nguồn thu chi tính cho năm thứ t. Ví dụ sau đây minh hoạ cho nội dung tính toán này.

Ví dụ: Tỉ số chiết khấu lãi Nhà nước có kế hoạch xây dựng một sân bay. Cơ quan tư vấn đã thống kê phần chi phí và nguồn thu từ dự án như nêu trong bảng sau.

Bảng 3.19 : Chi phí và nguồn thu của sân bay Tổng số Năm tính

toán Quyền sử dụng đất năm thứ nhât 35 triệu USD (đầu

tư) t =1.0

Giá đầu tư xây dựng 8 năm đầu tiên

30 triêu USD(đầu tư)

t =1.0 – 8.0

Nguồn thu từ dự án (thời gian 25 năm)

40 triêu USD(nguồn thu)

t =9.0 - 33

Tỉ số chiết khấu = 10 %

Kết luận: Từ kết quả tính toán trên cho thấy nhà nước không nên đầu tư xây dựng sân bay vì nếu đầu tư xây dựng sau 25 khai thác bị thua lỗ trên 25 triệu đô la Mỹ. 3.2.4.5. Phân tích độ nhạy dự án Nhìn lại công thức 3.3 xét riêng hệ số chiết tính khấu ta thấy nếu tăng t lên, phân số tăng lên kết quả mang lại hệ số chiết khấu giảm và giá trị nội tại cũng giảm.

V Sân bay = (-35) + (-30)*ann8) + { (+40) *ann25*disc8}

V Sân bay = (-35) + (30)*5,334926) + { (40) *9,077040*0,466507}

V Sân bay = (-35) + (-160 + 169,4 = -25,67 triệu đô la Mỹ.

Giá đầu tư xây dựng trong 8 năm

Khai thác 25 năm Khai thác sau 8 năm

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

77

tt iDisc

)1(1+

= (3.3)

Trong đó: i = tỉ lệ chiết khấu t = năm

Trên hình 3.20 biểu diễn giá trị nội tại 100$ ở các thời điểm khác nhau. Điều này nói lên rằng giá trị nội tại giảm khi 100$ tăng lên hoặc trả chậm lại.

0102030405060708090

100

0 10 20 30 40 50

n¨m

®« la

Hình 3.19: Giá trị nội tại 100$ theo thời gian khi tỉ số chiết khấu i = 10%. Giá trị nội tại của tổng không phụ thuộc vào thời điểm nhưng nhìn lại công thức 3.3 ta thấy tỉ số chiết khấu có bị ảnh hưởng. Khi tỉ số chiết khấu tăng, phân số tăng, kết quả hệ số chiết khấu giảm đi và giá trị nội tại giảm.

Phần dưới đây chỉ ảnh hưởng của tỉ số chiết khấu qua việc tính toán giá trị nội tại $100 khi được dầu tư và mang lại hiệu ích trong 5 năm và được tính với các tỉ số chiết khấu khác nhau.

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

78

Tỉ lệ chiết khấu (%)

(t = 5)

Hệ số chiết khấu

Giá trị nội tại 100

$

1 0.951466 95 2 0.905731 90 3 0.862609 86 4 0.821927 82 5 0.783526 78 . . .

10 0.620921 62

0102030405060708090

100

0 2 4 6 8 10

Hình 3.20: Bảng và biểu đồ thể hiện giá trị nội tại $100 với tỉ số chiết khấu tính cho thời gian không đổi 5 năm.

Tỉ số chiết khấu và thời gian tính toán có vai trò quan trọng trong phân tích kinh tế dự án. Việc xác định tỉ số chiết khấu thông thường rất khó khi chính sách chưa rõ ràng và ổn định thương mại. Có rất nhiều công trình chi phí phải đầu tư cần ngay sau khi xây dựng, ngược lại nguồn thu từ dự án được thực hiện vào thời gian sau đó. Nhìn lại hình vẽ 3.20 nguồn thu xuất hiện ngay sau khi có dự án. Giá trị nội tại chịu ảnh hưởng lớn từ tỉ số chiết khấu. Khi mà kinh phí đầu tư được chi vào thời điểm bắt đầu thì nó ít bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp giá trị dự án và nó chỉ ra rằng dự án có tính khả thi hay không. Tỉ số chiết khấu có thể được xác định khi dự án có tính khả thi. Điều này sẽ được làm sáng tỏ qua ví dụ dưới đây.

Ví dụ : Dự án với tỉ số chiết khấu thấp

Trong ví dụ về dự án xây dựng sân bay trên. Giá trị nội tại đã được tính toán với tỉ số chiết khấu là 10%. Giá trị tính toán ra âm, nói ở góc độ kinh tế dự án không mang tính khả thi. V airport = (-35) + (-30) * ann8) + {(+40) * ann 25 * disc8 } V airport(1o%) = - 35 - (30 * 5,334926) + (40 * 9,077040 * 0,466507) = -25,67 triêu đô la Mỹ. Nếu dự án này tính với tỉ số chiết khấu nhỏ hơn, nó có thể trở nên khả thi.

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

79

Bảng 3.20: Cân bằng tính toán dự án sân bay với các tỉ lệ chiết khấu khác nhau

Tỉ lệ chiết khấu

Ann8 Ann25 Disv8 Vairport (triệu đô la mỹ)

10 5.334926 9.077040 0.466507 -25.67 9 5.534819 9.82258 0.501866 -3.86 8 5.746639 10.67478 0.540269 23.29

Qua bảng tính toán này cho thấy nếu tỉ số chiết khấu giảm xuống còn 8% phương án đưa ra mang tính khả thi. Như vậy tỉ số chiết khấu có ảnh hưởng rất lớn đến ước lượng dự án. Biểu đồ 3.21 chỉ rõ cân bằng tính toán dự án khác nhau phụ thuộc vào tỉ số chiết khấu lựa chọn. Nếu chọn tỉ số chiết khấu nhỏ hơn 8.5% thì cân bằng tính toán dương, ngược lại nếu lấy trên 8.5% thì các phương án đều không tính khả thi.

123456789

10

0 100 200 300 400 500 600

C©n b»ng chi phÝ vµ thu/gi¸ trÞ hiÖn t¹i (E 106$)

TØ s

è ch

iÕt k

hÊu

(%)

Hình 3.21: Biểu đồ biểu diến diễn giá trị nội tại cân bằng tính toán giữa chi phí và nguồn thu dự án.

Tỉ số nội hoàn (IRR) Độ nhạy phân tích kinh tế dự án liên quan đến tỉ số chiết khấu có thể được thể hiện qua tỉ số nội hoàn (IRR). Tỉ số nội hoàn là biểu thị cân bằng thu và chi của dự án với tỉ số chiết khấu nào đó tính toán theo giá trị nội tại. 3.2.4.6. Lựa chọn phương án trên cơ sở phân tích kinh tế Dựa vào giá trị nội tại ta có thể đưa ra sự lựa chọn dự án trong khi phân tích so sánh giữa chúng trên quan điểm kinh tế. Nếu có 2 phương án đưa ra, giá trị nội tại đã xác định vậy phương án nào là ưu tiên ta hãy đi vào ví dụ sau.

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

80

Ví dụ: Lựa chọn phương án dựa trên cơ sở phân tích kinh tế Bể bơi đang là vấn đề nan giả của thành phố vì tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay không đạt yêu cầu. Có hai phương án đề xuất:

• Nâng cấp sửa chữa • Xây dựng mới và đặt ở vị trí khác.

Phương án sửa chữa Khi nâng cấp sửa chữa thì không cần đóng cửa bể bơi và sau khi xây dựng nó có thể đạt tiêu chuẩn hiện hành và có thể phục vụ trong 10 năm nữa. Cổng ra vào sẽ được thiết kế lại và hi vọng sẽ đón được nhiều người đến bể bơi này. Xây dựng mới hoàn toàn Nếu xây dựng mới số lượng khách đến sẽ tăng lên nhiều. Thời hạn phục vụ ít nhất cũng đạt được 20 năm. Nếu xây dựng mới thì công trình phải trải qua 2 năm và giả thiết giá đầu tư đều trong 2 năm. Khởi công năm 1996, hoàn thành 1997 và đưa vào sử dụng năm 1998. Trong hai phương án trên, một số thông số được nêu trong bảng sau. Bảng 3. 21 : Thông tin cơ bản về phương án đề xuất Mục Phương

án cũ Nâng cấp sửa chữa

Xây mới

Giá xây dựng 7500000 12000000 Khai thác hàng năm 900000 750000 800000 Số lượng khách đến 200000 300000 350000 Phí vào cửa 2.5 3.0 4.0 Tỉ số chiết khấu = 5%

Tiến hành phân tích kinh tế các dự án. Bước đầu tiên là lập kế hoạch về giá đầu tư, lợi nhuận kinh phí quản lý vận hành từ 1996 đến 2005.

Nguồn thu lại hàng năm

Phương án không sửa chữa = 200.000 * 2,50 = 500.000 Phương án sửa chữa = 300.000 * 3.50 = 1.050.000 Phương án làm mới = 350.000 * 4,00 = 1.400.000

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

81

Bảng 3.22: Kinh phí đầu tư và nguồn thu từ các phương án khác nhau ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 200

0 ‘01

‘02 ‘03 ‘04 ‘05 Thời hạn

PA sửa chữa Chi phí khai thác 900 900 90

0 750 750 75

0 750 750 75

0 750

Kinh phí xây dựng

7500

Nguồn thu 500 500 500

1050

1050

1050

1050

1050

1050

1050

Hơn 3 năm

Làm mới Kinh phí khai thác

900 900 800

800 800 800

800 800 800

800

Chi phí xây dựng 6000

6000

Nguồn thu 500 500 1400

1400

1400

1400

1400

1400

1400

1400

Trên 12 năm

Chi phí và nguồn thu từ dự án nêu trong bảng là tính với gía lập hiện tại. Ta phải chuyển đổi gía thời gian theo gía nội tại trong cân bằng thu chi. Phương án sửa chữa : (all values * 1000) Giá thành Sửa chữa = Kinh phí khai thác + đầu tư xây dựng Giá thành Sửa chữa = { 900* ann3 + 750 * ann10* disc3} + {7500* disc2} Giá thành Sửa chữa = { 900*2.723248 + 750*7.721735* 0.863838} + {7500*0.007029} = 14256 Nguồn thu Sửa chữa = 500*ann3 + 1050 * ann10 * disc3 Nguồn thu Sửa chữa = 500*2.723248 + 1050*7.721735*0.863838 = 8366 Cân đối Sửa chữa = Tổng thu – Tổng chi = 8.366 - 14.256 = - 5.890 (*1000!) Phương án xây mới : (all values * 1000) Giá thành Làm mới = Kinh phí khai thác + đầu tư xây dựng Giá thành Làm mới = { 900* ann2 + 750 * ann20* disc2} + {6000* ann2} Giá thành Làm mới = 900*1.859410 + 800*12.462210* 0.907029 + 6000*1.859410 = 21873 Nguồn thu Làm mới = 500*ann2 + 1400 * ann20 * disc2 Nguồn thu Làm mới = 500*1.859410 + 1400*12.462210*0.907029 = 16754 Cân đối = Tổng thu- tổng chi = 16.754-21,873 = - 5.118 (*1000!)

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

82

Kết luận: Qua phân tích kinh tế trên ta thấy cả hai phương án đều lợi nhuận âm. Nhưng phương án làm mới có ưu điểm hơn so phương án sửa chữa nâng cấp. 3.2.4.7. Phân tích độ nhạy lựa chọn dự án Như đã trình bày trong mục 3.2.4.5 phân tích kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tỉ số chiết khấu. Điều này sẽ được làm rõ hơn qua phân tích hai phương án với tỉ lệ chiết khấu khác nhau. Trên hình biểu diễn 3.22 ta thấy phương án B chịu ảnh hưởng mạnh của tỉ số chiết khấu (đường biểu diễn dốc hơn so phương án A). Nếu tỉ số chiết khấu trên 6% thì phương án A tốt hơn. Nhưng nếu tỉ số này dưới 6% thì phương án B tốt hơn. Điều này nối lên rằng thông qua tỉ số chiết khấu thì phương án khả thi kinh tế có thể được làm rõ hơn. Hình 3.22: Quan hệ giữa giá trị nội tại và tỉ số chiết khấu 3.2.4.8. Phân tích kinh tế - xã hội dự án

Việc phân tích kinh tế dự án như nêu trên là chỉ xét thuần tuý nguồn thu và chi có thể tính được rõ ràng. Phân tích này ta gọi là phân tích kinh tế thương phẩm. Thực tế còn nhiều yếu tố ngoại vi chưa đề cập trong tính toán trên. Ví dụ như tác động đến môi trường sau khi xây dựng dự án, tiếng ồn, tiết kiệm thời gian... Vì vậy phân tích kinh tế – Xã hội dự án sẽ đề cập tất cả các yếu tố ngoại vi kể cả ưu, nhược điểm mà lượng hoá được đều đưa vào trong phân tích kinh tế. Khi phân tích theo quan điểm này một câu hỏi đầu tiên cần được trả lời: Dự án mang lại lợi ích nhỏ nào cho quốc gia? Để trả lời câu hỏi này ta cần làm rõ phần lợi nhuận có từ dự án. Trong phân tích cần đưa tất cả các mặt nguồn thu và chi khi xây dựng dự án mang lại cho xã hội, cộng đồng, bởi vì khi đánh gía dự án không chỉ thuần tuý một mặt kinh phí mà xem xét nó ở góc độ toàn diện cho xã hội. Nhưng điều rất khó khăn là làm sao lượng hoá tất cả các yếu tố này thành giá trị đồng tiền. Ví dụ: Phân tích kinh tế- xã hội dự án

Dự án B

Dự án A 5% 10% 20%

Giá trị nội tại

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

83

Ví dụ trong mục 3.2.4.4 về xây dựng sân bay ta có thể đưa thêm phần phân tích xã hội vào phân tích kinh tế tổng hợp dự án. Trong phần phân tích kinh tế thương mại ta đã đưa vào phần kinh phí giải phóng mặt bằng, chi phí trực tiếp và gián tiếp, kinh phí quản lý khai thác. Ngoài ra các vấn đề khác như gia tăng việc làm cho cộng đồng, hoặc tai nạn giao thông có thể tăng lên do mật độ giao thông tăng khi xây dựng sân bay mới. Tất cả các yếu tố này cần đưa vào trong tính toán kinh tế.

Vấn đề việc làm Vấn đề ta cần phải xác định là giá trị bằng tiền cho một nghề được tái tạo. Ví thử nhà nước có thể chi cho một nghề là 20.000 đô la. Nếu số người có việc làm thêm là 500. Như vậy số tiền mang lại sẽ là: 20.000*500 = 1000.000 đô la. Số thu trên chỉ có được trong thời gian tính toán và chỉ định là năm thứ 9.

Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông thể hiện qua liệt thống kê. Ta cần định lượng cho kinh phí đền bù khi người gặp tai nạn. Ở đây ta tạm lấy là 100.000 đo la. Giả thiết mỗi năm trung bình có 5 tai nạn xảy ra. Tổng kinh phí dự án được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 3.23: Tổng cân đối thu và chi có kể cả yếu tố xã hội

Khối lượng Thời gian tính

Kinh phí giải phóng mặt bằng năm thứ nhất

40 triệu đô la t = 0

Kinh phí xây dựng trong 8 năm đầu 30 triệu đô la t = 0 - 8 Lợi nhuận ( 25năm) 35 triệu đô la t = 9-33

Hiệu quả việc làm 10 triệu đô la t = 9 Tai nạn giao thông 1 triệu đô la t = 9-33 Tính toán giá trị nội tại có kể đến yếu tố xã hội

Tỉ số chiết khấu = 10 % Vsân bay = (-35)+(-30) *ann8 )+{(+ 40)*ann25*disc8 }+(+10*disc8 )+{(-1)*ann25*disc8 }

Vsân bay = -35 - (30*5,334926) + (40*9,07704*0,466507) + (10*0,466507) - (1*9,07704*0,466507) = - 35 - 160 + 169,4 + 4,7 - 4.2 = - 25,1 triệu đô la.

Kết luận: Như vậy phương án xây dựng sân bay là không khả thi. Nhưng nếu so sánh với kết quả phân tích kinh tế thương mại thì trị số tuyệt đối vẫn nhỏ hơn.

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

84

3.2.4.9. Ví dụ về phân tích kinh tế dự án thuỷ lợi ( Việt Nam) Hiện nay chúng ta đã có Luật Xây Dựng, được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua. Theo văn bản quy định của Chính Phủ tất cả các dự án đầu tư đều phải trình duyệt theo các bước, trong đó vấn đề phân tích kinh tế xã hội dự án được xem xét rất cẩn thận là một trong những tiêu chuẩn lựa chọn dự án. Các dự án dùng vốn của Chính phủ hoặc vốn vay đều phải thoả mãn các yêu cầu chung, đặc biệt hệ số nội hoàn phải đạt đựơc trị số nhất định, nếu không dự án chưa được xem xét. Ví dụ dự án đầu tư dùng vốn vay ADB không thấp hơn 10 -12%. Ví dụ sau đây trình bày cách tính phân tích kinh tế làm ví vụ điển hình cho sinh viên tham khảo tính toán. Phụ lục 3.1: Phân tích kinh tế

1- Phân bổ vốn đầu tư và chi phí

Vốn đầu tư bao gồm vốn xây dung, kinh phí duy tu bảo dưỡng và nguồn thu từ dự án và được thể hiện trong bảng sau. Bảng 3. a: Vốn đầu tư Đơn vị 106 VNĐ

Chi phí Chi phí quản lý (3% của tổng)

Nguồn thu từ dự án

Năm

5,500 165 Lúa nước Hoa mầu Năm thứ nhất

2,750 0 0 0

Năm thứ hai 2,750 0 0 0 Năm : 3 - 30 0 165 1,000.2 1,086.1

Thiết kế mùa vụ hiện tại và tương lai + Diện tích gieo trồng hiện tại ( khi chưa có dự án) Lúa Đông- Xuân Lúa Hè -Thu + Diện tích gieo trồng (sau khi có dự án) Phương án 1: Toàn bộ diện tích là cấy lúa - Lúa Đông Xuân: 250 ha. - Lúa Hè - Thu: 250 ha.

Phương án 2: 25% diện tích lúa Hè Thu chuyển sang trồng mầu - Lúa Đông Xuân: 250 ha.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

85

- Lúa Hè - Thu : 200 ha. - Trồng đậu : 30 ha.

- Trồng lạc: 20 ha. 3. Thu thập số liệu • Giá đơn vị của hàng hoá nông sản. • Vấn đề kinh tế – xã hội, diện tích, năng xuất trong 5 năm gần đây (tài liệu do xã Đức Động cung cấp) • Chi phí và tổng thu trên một ha/ một vụ. • Tổng thu từ hai phương án Kết quả tính toán. Tỉ số chiết khấu i = 10%

Bảng 3.b: So sánh một số thông số kinh tế giữa 2 phương án đầu tư

NPV(1O6VND)

B/C IRR%

Phương án 1 1651.1 1.27 13.84 Phương án 2 2311.8 1.38 15.28

Bảng 3.c: Giá đơn vị trong chi phí sản xuất

No. Đối tượng Đơn vị Giá tiền (VND)

1 Hạt giống 1 kg 4000 2 Lúa 1 kg 2000 3 Giống ngô 1 kg 20000 4 Bắp 1 kg 4000 5 Htạ giống đậu 1 kg 6000 6 Đậu thành phẩm 1 kg 5000 7 Giống lạc 1 kg 6000 8 Lạc thành phẩm 1 kg 5000 9 Giống khoai tây 1 kg 500 10 Khoai tây 1 kg 2000 11 Giống mía đường 1 tấn 400 12 Đường kính 1plant 1000 13 Mía đường cho nhà máy 1 plant 22000 14 Urê 1 kg 2000 15 Phân lân 1 kg 1000 16 Ka Ly 1 kg 2.5 17 Vôi bột 1 kg 200 18 Phân chuồng 1 kg 300 19 Thuốc trừ sâu 1 lit 20000

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

86

20 Công lao động thủ công 1 ngày 10000 21 Công máy 1 ha 35000

Bảng 3.d: Diện tích gieo trồng, năng xuất và sản lượng- Phương án 1

Chưa có dự án Có dự án

Vụ Diện

tích (ha)

Năng xuất (t/ha)

Sản lượng

(t)

Diện tích (ha)

Năng xuất (t/ha)

Sản lượng

(t)

Tổng cộng 925 1875 Lúa Đông – Xuân 250 3.2 800 250 4.0 1000 Lúa Hè - Thu 50 2.5 125 250 3.5 875

Bảng 3e: Diện tích gieo trồng, năng xuất và sản lượng- Phương án 2

Chưa có dự án Có dự án

Vụ Diện tích (ha)

Năng xuất (t/ha)

Sản lượng (t)

Diện tích (ha)

Năng xuất (t/ha)

Sản lượng (t)

Tổng sản lượng quy đổi ra thóc

925 1875

Lúa Đông – Xuân 250 3.2 800 250 4.0 1000 Lúa Hè - Thu 50 2.5 125 250 3.5 700 Hoa màu Đậu 30 1.4 42 Lạc 20 2.0 40 Ghi chú : 25% diện tích lúa Hè - Thu chuyển sang trồng màu

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

87

Bảng 3f: Thu và chi phí cho 1 ha khi có dự dự án

Lúa nước Đông – Xuân Hè - Thu

Đậu Lạc

Hạng mục Giá đơn vị (VND)

Sản lượng (kg)

Giá thành (triệu đồng)

Sản lượng (kg)

Giá thành (triệu đồng)

Sản lượng (kg)

Giá thành (triệu đồng)

Sản lượng (kg)

Giá thành (triệu đồng)

1. Tổng sản phẩm 2000 kg 4000 8 3500 7 3500 7 5000 10 2. Thu nhập -Lao động 10,000 day 150 1.5 100 1 180 1.8 180 1.8 Hạt giống 4,000 100 0.4 80 0.32 150 0.6 150 0.6 Phân bón 300 Kg 80 2.4 60 1.8 5 0.15 5 0.15 Urê 2,000 Kg 100 0.2 80 0.16 60 0.12 60 0.12 Phân lân 1,000 Kg 200 0.2 160 0.16 200 0.2 200 0.2 Ka li 2,500 Kg 80 0.2 60 0.15 60 0.15 60 0.15 Vôi bột 200 kg 400 0.08 300 0.06 300 0.06 500 0.1 Thuốc trừ sâu 20,000 litre 1.5 0.03 1.2 0.024 Làm đất bằng máy 350,00

0 ha 0.35 0.35 0.35 0.35

Thuỷ lợi phí 0.4 0.25 0.35 0.5 Tổng 5.76 4.374 3.78 3.97 3. Tổng thu 2.24 2.626 3.22 6.03

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

88

Bảng 3g: Thu và chi phí cho 1 ha khi chưa có dự dự án

Lúa nước Đông – Xuân Hè - Thu

Đậu Lạc

Hạng mục Giá đơn vị (VND)

Sản lượng

(kg)

Giá thành

(triệu đồng)

Sản lượng

(kg)

Sản lượng (kg)

Giá thành (triệu đồng)

Sản lượng (kg)

1. Tổng sản phẩm 2000 kg 3200 6.4 2500 5 2. Thu nhập 10,000 Lao động 4,000 day 150 1.5 100 1 Hạt giống 4,000 100 0.4 80 0.32 Phân bón 300 Kg 80 2.4 60 1.8 Urê 2,000 Kg 100 0.2 80 0.16 Phân lân 1,000 Kg 200 0.2 160 0.16 Ka li 2,500 Kg 80 0.2 60 0.15 Vôi bột 200 kg 400 0.08 300 0.06 Thuốc trừ sâu 20,000 litre 1.5 0.03 1.2 0.024 Làm đất bằng máy 350,00

0 0.35 0.35

Thuỷ lợi phí 0.32 0.25 Tổng 4.274 3. Tổng thu 0.726

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

89

Bảng 3.h: Nguồn thu từ dự án Phương án 1

TT Vụ Diện tích

(ha) Số thu trên 1 ha (106 VND)

Tổng thu(106 VND)

A. Chưa có dự án 1 Lúa Đông – Xuân 250 0.72 180 2 Lúa Hè - Thu 50 0.726 36.3 Tổng 216.3

B. Có dự án 1 Lúa Đông – Xuân 250 2.24 560.0 2 Lúa Hè - Thu 250 2.626 656.5 Tổng 1216.5 Tổng cộng 1000.2

Bảng 3i : Nguồn thu từ dự án

Phương án 2

TT Vụ Diện tích (ha)

Số thu trên 1 ha (106 VND)

Tổng thu(106 VND)

A. Chưa có dự án 1 Lúa Đông – Xuân 250 0.72 180 2 Lúa Hè - Thu 50 0.726 36.3 Tổng 216.3

B. Có dự án 1 Lúa Đông – Xuân 250 2.24 560.0 2 Lúa Hè - Thu 250 2.626 525.2 3 Tổng Lúa Đông – Xuân 30 3.22 96.6 Lúa Hè - Thu 20 6.03 120.6 Tổng 1320.4 Tổng thu từ dự án (A –

B) 1086.1

Bảng 3k: Phân tích dòng tiền mặt

Phương án 1 Đầu tư Thu Giá trị nội tại (I=10%) No

. XDCB Duy tu bảo dưỡng, QLVH

Tổng chi phí

Chi Thu

1 2750 0 2750 0 2500 0 2 2750 0 2750 0 2272.7 0 3 165 165 1000.2 124 751.5

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

90

4 165 165 1000.2 112.7 683.2 5 165 165 1000.2 102.5 621 6 165 165 1000.2 93.1 564.6 7 165 165 1000.2 84.7 513.3 8 165 165 1000.2 77 466.6 9 165 165 1000.2 70 424.2 10 165 165 1000.2 63.6 385.4 11 165 165 1000.2 57.8 350.6 12 165 165 1000.2 52.6 318.7 13 165 165 1000.2 47.8 289.7 14 165 165 1000.2 43.4 263.4 15 165 165 1000.2 39.5 239.4 16 165 165 1000.2 35.9 217.7 17 165 165 1000.2 32.6 197.9 18 165 165 1000.2 29.7 179.9 19 165 165 1000.2 27 163.5 20 165 165 1000.2 24.5 148.7 21 165 165 1000.2 22.3 135.2 22 165 165 1000.2 20.3 122.9 23 165 165 1000.2 18.4 111.7 24 165 165 1000.2 16.8 101.5 25 165 165 1000.2 15.2 92.3 26 165 165 1000.2 13.8 83.9 27 165 165 1000.2 12.6 76.3 28 165 165 1000.2 11.4 69.4 29 165 165 1000.2 10.4 63.1 30 165 165 1000.2 9.5 57.3 Total

5500 4260 10120 28005.6 6041.8 7692.9

NPV = 1651.1 IRR = 13.84% B/C = 1.27

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

91

Bảng 3l: Phân tích độ nhạy Phương án 1

Điều kiện thay đổi Tổng chi Tổng thu NPV B/C Tăng đầu tư 10% 6766.8 7692.9 926.1 1.14 Tăng đầu tư 20% 7382 7692.9 310.9 1.04 Giảm lợi ích 10% 6151.7 6923.6 772 1.13 Giảm lợi ích 20% 6151.7 6154.3 2.7 1.0 Tăng đầu tư 10% Giảm lợi ích 10%

6766.8 6923.6 156.8 1.02

Tăng đầu tư 20% Giảm lợi ích 10%

7382 6923.6 -458.2 0.94

Tăng đầu tư 20% Giảm lợi ích 20%

7382 6154.3 -1227.7 0.83

Tăng đầu tư 10% Giảm lợi ích 20%

6766.8 6154.3 -612.5 0.91

Bảng 3m: Phân tích dòng tiền mặt

Phương án 2 đầu tư Thu Giá trị nội tại (I=10%) No

. XDCB

Duy tu, bảo dưỡng và QLVH

Tổng chi phí

Chi Nguồn thu

1 2750 0 2750 0 2500 0 2 2750 0 2750 0 2272.7 0 3 165 165 1086.1 124 816 4 165 165 1000.2 112.7 741.8 5 165 165 1000.2 102.5 674.4 6 165 165 1000.2 93.1 613.1 7 165 165 1000.2 84.7 557.2 8 165 165 1000.2 77 506.7 9 165 165 1000.2 70 460.6 10 165 165 1000.2 63.6 418.7 11 165 165 1000.2 57.8 380.7 12 165 165 1000.2 52.6 346.1 13 165 165 1000.2 47.8 314.1 14 165 165 1000.2 43.4 286 15 165 165 1000.2 39.5 260 16 165 165 1000.2 35.9 236.4 17 165 165 1000.2 32.6 214.9 18 165 165 1000.2 29.7 195.3 19 165 165 1000.2 27 177.6 20 165 165 1000.2 24.5 161.4 21 165 165 1000.2 22.3 146.8

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

92

22 165 165 1000.2 20.3 133.4 23 165 165 1000.2 18.4 121.4 24 165 165 1000.2 16.8 110.3 25 165 165 1000.2 15.2 100.2 26 165 165 1000.2 13.8 91.1 27 165 165 1000.2 12.6 82.8 28 165 165 1000.2 11.4 75.3 29 165 165 1000.2 10.4 68.5 30 165 165 1000.2 9.5 62.2 Total

5500 4260 10120 30410.8 6041.8 8353.6

NPV = 2311.8 IRR = 15.28% B/C = 1.38

Bảng 3n: Phân tích độ nhạy Phương án 2

Thay đổi tỉ số chiết khấu (i) Chi phí Thu NPV B/C Tăng đầu tư 10% 6766.8 8353.6 1586.8 1.23 Tăng đầu tư 20% 7382 8353.6 971.6 1.13 Giảm phúc lợi 10% 6151.7 7518.2 1366.6 1.22 Giảm phúc lợi 20% 6151.7 531.2 1.09 Tăng đầu tư 10% Giảm phúc lợi 10%

6766.8 7518.2 751.4 1.11

Tăng đầu tư 20% Giảm phúc lợi 10%

7382 7518.2 136.3 1.02

Tăng đầu tư 20% Giảm phúc lợi 20%

7382 6682.9 -699.1 0.91

Tăng đầu tư 10% Giảm phúc lợi 20%

6766.8 6682.9 -83.9 0.99

Kết luận. Qua phân tích kinh tế cho thấy phương án 2 có ưu điểm hơn so phương án 1, có thể lựa chọn phương án này để xây dựng và đầu tư.

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

93

3.2.5. Đánh gía tác động môi trường 3.2.5.1. Giới thiệu chung Đánh gía tác động môi trường (Environmental Impact Assessment -EIA) là công việc nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng chính đến môi trường sau khi xây dựng dự án. Mục đích của việc này là lượng hoá vấn đề môi trường để có thể giúp người quản lý đưa ra quyết đinh việc xây dựng dự án hay không. Chính vì lẽ đó việc xác định hiện trạng tác động môi trường (Environmental Impact Statement-EIS) cần được làm rõ. Việc đánh giá tác động môi trường bắt đầu ở Mỹ vào năm 1970 và sau đó nó đã được phát triển rộng ra toàn cầu. Có nhiều quốc gia đã đưa ra luật môi trường. Như vậy sẽ có thể có những cái khác nhau trong luật môi trường. Chương này tập trung vào những điểm chính của vấn đề đánh giá tác động môi trường. Đánh giá tác động môi trường là công việc khoa học nó được thực hiện qua nhiều bước đánh giá. Ở các mục sau sẽ giới thiệu các bước đánh giá tác động môi trường và nội dung trong đánh giá trạng thái môi trường. 3.2.5.2. Các bước chính trong quá trình đánh giá EIA a ) Tổng quan

Nói chung, việc phân tích đánh giá tác động là việc làm thông thường trong quá trình thiết kế dự án. Sau thiết kế ban đầu gía trị dự toán có thể xác định được, chức năng nhiệm vụ công trình, sự ổn định và bền vững công trình trong quá trình khai thác sử dụng, vấn đề kiến trúc thẩm mỹ cũng đã được làm rõ và nhiều yếu tố khác. Sau khi xác định được mục đích các tác động được xem xét. Bước cuối cùng là lượng hoá các mục đích.

Đánh giá tác động môi trường gồm các bước sau:

1. Lựa chọn : Xác định các vấn đề cần quan tâm 2. Phạm vi: Xác định phạm vi hoặc nội dung cá biệt trông thể hiện 3. Sơ bộ về EIS: Báo cáo thực trạng 4. Kiểm tra : Kiểm tra lại chất lượng báo cáo EIS, 5. Đưa ra quyết định: Quyết định giải pháp thực hiện 6. Giám sát: Giám sát quá trình thực thi dự án

Các bước này sẽ được làm rõ ở các mục sau. Trước tiên ta hãy xem xét thành viên tham gia vào việc đánh giá tác động môi trường. Người đề xuất dự án: Là cơ quan nhà nước hay tư nhân đề xuất xây dựng dự án và cũng

chính họ có trách nhiệm về báo caó EIS. Nhà chức trách : Người ra quyết định xây dựng dự án

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

94

Tư vấn: Người giúp chủ dự án xây dựng báo cáo tác động môi trường Cơ quan cố vấn: Có vị trí quan trọng tư vấn về EIA, trong nhiều trường hợp đó chính là

Uỷ ban môi trường. b) Lựa chọn Có hai phương pháp lựa chọn trong đánh giá tác động môi trường:

- Phương pháp tự do, xã hội mở - Phương pháp định hướng

Phương pháp mở rất phù hợp trong trường hợp lập báo cáo ban đầu. Trên cơ sở của báo cáo tác động môi trường, một báo cáo đầy đủ sẽ được thực hiện.

Phương pháp định hướng ngược lại với phương pháp trên, nó mở rộng các hoạt động và

công việc, lập ra và phân loại các mặt tích cực, tiêu cực rồi tiến hành đánh giá. Phương pháp này phù hợp với loại công trình lớn.

Hai phương pháp trên đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Có thể sử dụng hỗn hợp cả hai trong đánh giá. Trong trường hợp này danh mục các mặt bắt buộc của dự án được làm rõ và sau đó các công việc được thực hiện.

Để hạn chế việc đánh giá khối lượng của các dự án lớn, cần có một mức ngưỡng xác định. Ví dụ xây dựng một cảng biển thì chỉ yêu cầu đánh giá tác động môi trường cho phạm vi giới hạn. Cần lưu ý những vùng nhạy cảm. Ví dụ nơi đất trũng cần lưu ý tới mực nước ngầm.

Bảng 3.24: Danh mục các yếu tố khống chế ban đầu

Công việc Trường hợp

Quyết định

4.a Xây dựng cảng quân sự

Có thể đón tầu sức chở với tải trọng tối thiểu “chết” trên 1350 tấn

Quyết định bởi bộ trưởng bộ Quốc phòng

6.2 Xây dựng, lắp đặt thiết bị và sử dụng sân bay, điều 1, khoản Luật hàng không

Xây dựng cảng chở dầu có chiều dài thùng lớn hơn 180 m

Liên quan đến luật pháp điều 18n của luật hàng không

20.2 Xây dựng khu nhà hiệu kính

Diện tích lớn hơn 100 ha Ưu tiên quy hoạch không gian

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

95

Cuối cùng một bản thảo về đánh giá tác động môi trường dự án mang tính chiến lược cho quyết định được hình thành. Ví dụ báo cáo hiện trạng dự án về nhà máy chất thải sẽ phải được làm rõ mà không còn lặp lại tranh cãi nó là nhà máy đốt huỷ hay phân giải tự nhiên dưạ theo tiêu chí chiến lược của quốc gia. Tiên đoán ảnh hưởng tác động môi trường trong giai đoạn thực thi thường dễ hơn so chiến lược. Ở nhiều quốc gia vấn đề EIA thường bị giới hạn ở một số dự án. Tới nay đã có nhiều kinh nghiệm trong việc này và đã nâng cao nhận thức về EIA.

c) Phạm vi Như đã trình bày ở phần trên, phạm vi đánh giá tác động môi trường gồm những điểm sau: • Phương án đưa ra • Phương pháp đánh gía tác động • Ảnh hưởng môi trường liên quan • Và các vấn đề khác nữa.

Luật pháp về đánh giá tác động môi trường đã quy định những điểm cơ bản đòi hỏi trong báo cáo hiện trạng môi trường và chúng được cụ thể hoá khi lập báo cáo cho dự án khác nhau. Kinh nghiệm thực tế cho thấy trước khi làm việc này ta cần nhớ “suy nghĩ trước khi hành động” Số lượng thành viên tham gia trong giai đoạn này cũng rất khác nhau. Ở nhiều quốc gia uỷ ban môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc này. Ít nhất là sự trao đổi ý kiến ban đầu về vấn đề môi trường giữa người đề xuất xây dựng dự án và nhà chức trách. Người đề xuất chuẩn bị một số vấn đề như: Mục đích, kế hoạch đề nghị, mô tả hiện trường và một số tác động ảnh hưởng về môi trường. Sau đó nhà chức trách địa phương vạch ra kế hoạch lập báo cáo tác động. Trước khi làm việc này thường đưa ra một bảng thống kê về tác động môi trường. Ví dụ khi làm đường các yếu tố tự nhiên như mực nước ngầm, động thực vật có liên quan gì đến quá trình thi công và sử dụng đường. Ví dụ: Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường Khi xây dựng nhà máy, công tác đánh giá tác động cần lưu ý những điểm sau:

• Cần thận trọng trong việc chọn vị trí khi xem xét EIS • Phát triển bền vững • Quy hoạch vị trí nhà máy thải trên hệ thống địa chất thuỷ văn • Ô nhiễm, bụi, tiếng ồn và độc hại đến khu dân ở • Giải pháp xử lý khi tình huống xảy ra.

d) Bản thảo về EIS

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

96

Như giới thiệu phần trước, việc lập EIS thường do người đề xuất dự án hay tư vấn, là những ngươì có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Chuyên mục báo cáo trong EIS có thể là:

• Mô tả công việc và mục đích của nó • Hiện trạng môi trường và tiến hoá • Tiên đoán về tác động môi trường trong tương lai • Giải pháp hạn chế đền bù có thể • So sánh phương án • Tóm tắt (các vấn đề không phải là kỹ thuật)

e) Xem xét đánh giá Sau khi lập báo báo ban đầu, việc quan trọng là cần kiểm tra lại toàn bộ các vấn đề đã nêu bởi các nhà chuyên môn liên quan. Nếu toàn bộ các vấn đề nêu ra là đúng, có thể hoàn chỉnh và gửi đi. f) Quyết định Sau khi có đầy đủ các thông tin và độ tin cậy về báo cáo EIS, quyết định cuối cùng được đưa ra. Nhà chức trách có trách nhiệm về quyết định của mình và giải đáp tất cả các thắc mắc và tồn tại trong quá trình lập EIS. g) Điều hành Sau khi quyết định được thông qua, quá trình thực thi dự án được bắt đầu. Sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện. Có thể một số sự kiện nảy sinh lớn hơn so báo cáo ban đầu. Khi này cần có giải pháp phù hợp. Phần sau đây đưa ra ví dụ tham khảo.

Ví dụ: Chương trình giám sát thi công đường

Công việc: Đo nồng độ các chất Cd, Pb, Cu, Zn và Cr, hydrocit các bon của lớp đất trên gây ô nhiễm thuộc phạm vi 20m sát dọc lớp rải mặt.

Chu kỳ:

Sau khi xây dựng và trước khi đưa vào sử dụng, 5 hay 10 năm sau khi đưa vào sử dụng.

Giải pháp: Hạn chế nước chảy từ hai bên, hệ thống nước thải dọc đường.

Nếu sự ảnh hưởng xảy ra lớn hơn so dự đoán thì cần đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Điều này sẽ có lợi cho việc chủ động phòng ngừa các tác động phụ trong tương lai và

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

97

cũng qua đây có thể áp dụng các kỹ thuật phù hợp và điều chỉnh chính sách về môi trường. 3.2.5.3. Các tác động môi trường

Tiên đoán về tác động môi trường đã được nêu ra và trong khi thực hiện có thể có những thay đổi. Chính vì vậy hiện trạng môi trường có thể cũng có thay đổi dù rằng các hoạt động chưa gây tác động. Ta nên hiểu rằng tác động xảy ra theo dây chuyền: sự phát ra- lan truyền- phát ra – tác động tới đời sống. Ví dụ sự tiếp xúc của lốp với mặt đường gây ra tiếng ồn, nó gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân lân cận hoặc tới sinh vật sống gần kề. Nó có thể gây căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ ... Mức độ ảnh hưởng sẽ được phân định và các bậc phân chia như 1, 2, 3 và mức cao hơn thông qua độ lớn của đề xi ben.

Có nhiều cách đánh giá mức độ ảnh hưởng. Nhưng những điểm quan trọng cần nêu ra

là:

• Trực tiếp và gián tiếp: ảnh hưởng gián tiếp sinh ra bởi quá trình phát triển bị động. Ví dụ như nền công nghiệp mới là kết quả của cung cấp điện hoặc việc khai thác cát trong xây dựng nền đường.

• Tích luỹ: Đối các dự án nhỏ, báo cáo tác động môi trường thường gặp khó khăn

trong mô tả ảnh hưởng tích lũy trong báo cáo EIS, mối quan hệ vô sinh với sinh học và với con người. Ảnh hưởng tới thành phần vô sinh ta thường quan tâm đến môi trường vô sinh như đất, nước, không khí. Ảnh hưởng tưói thành phần sinh học ta thường quan tâm đến vật thể sống, trong đó con người được xem xét là một cá thể độc lập.

• Quan hệ giữa lâu dài và hiện tai: Tức là theo khái niệm thời gian đưa vào ảnh

hưởng chốc lát hay diễn ra lâu dài. Ví dụ như bồi lắng trong lòng hồ. Ngoài ra khái niệm khác nữa là ảnh hưởng tạm thời hay vĩnh viễn và tính thay đổi hay không bao giờ thay đổi.

• Quan hệ giữa tích cực và tiêu cực: Tác động môi trường do các hoạt động gây ra sẽ có ảnh hưởng nhất định. Ví dụ khi làm đường cao tốc sẽ giảm đi tiếng ồn dọc theo con đường hiện tại.

3.2.5.4. Phương án tổng quan Sự thể hiện của các phương án đưa ra được so sánh về tác động môi trường, nó giúp cho người đề xuất khai thác hướng mới nghiên cứu giải pháp giảm nhỏ tác động môi trường. Kỹ năng của phương án tổng quan không chỉ có vai trò quan trọng trong làm báo cáo EIS mà còn có vị trí đặc biệt trong giai đoạn trước nó về phạm vi của vấn đề.

Các phương án

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

98

Xét ở góc nhìn chung có 3 loại phương án và nó phụ thuộc vào mức độ làm quyết định.

• Cấp chiến thuật: (Quyết định chính sách phạm vi quốc gia, ví dụ như quá trình

chất thải sử dụng cho phương án phù hợp).

• Cấp lựa chọn vị trí (phương án vị trí, tuyến công trình thường do cơ quan nhà nước đảm nhận)

• Cấp thi hành (phương pháp xây dựng, vật liệu xây dựng, kỹ thuật hoá học ...).

Cùng với các cấp này các dạng của phương án sau đây được đưa ra xem xét ( các phương án được thể hiện qua ví dụ xây dựng đường cao tốc) Phương án chiến lược: Vấn đề giao thông được cải thiện thông qua nâng cấp hệ thống giao thông công cộng ( ô tô buýt, tầu...) thay cho việc làm đường cao tốc. Phương án tuyến: Chọn các phương án khác nhau để nối 2 điểm A và B. Phương án xây dựng: Tính đa dạng khác nhau của tuyến theo phương đứng (mặt địa hình, cầu nối, nền đường, tuy nen,v.v...) về vật liệu nền đường, kết cấu cầu và các yếu tố khác nữa. Phương án ze - rô: Không đề nghị bất kỳ giải pháp nào. Phương án thứ cấp: Không làm đường cao tốc nhưng có thể nâng cấp hệ thống hiện tại qua việc làm thêm các đường tránh, phương tiện giao thông dùng điện tử v.v...

Phương án phát triển Người thiết kế phải đặt mình vào tình trạng suy nghĩ sáng tạo và chủ động. Trước khi quyết định cần phải đưa ra nhiều tình huống và các khía cạnh để lựa chọn lấy điều tốt nhất. Phương pháp hệ thống đối với phương án phát triển là đưa ra những đề nghị thông qua nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố được đặt trong điều kiện khác nhau để xem xét, vấn đề này được làm rõ thêm ở ví dụ sau. Ví dụ: Phương án sáng tạo

Nhiệm vụ cho nhà máy tiêu huỷ chất thải. Để đưa ra các phương án quá trình tiêu huỷ chất thải có thể chia ra các bước nhỏ sau.

• Phương pháp vận chuyển chất thải đến và đưa chúng đi • Phương tiện cất giữ, quá trình thải (đốt tro, làm lạnh, phát điện, làm sạch khí

ga...) • Quy trình sản xuất và thải, bố trí mặt bằng nhà máy. • Biện pháp hạn chế.

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

99

Hình 3.23 : Sơ đồ kỹ thuật

Ngoài ra cần thể hiện các bước khác nhau trong dây chuyền từ khi xây dựng cho đến khai thác và các bước tiếp theo được thể hiện qua ví dụ sau. Ví dụ: Phương án sáng tạo qua phân chia các giai đoạn. Công tác đổ đất đã lên kế hoạch. Để đưa ra các phương án, các giai đoạn sau cần được phân biệt: Xây dựng, khai thác và các giai đoạn tiếp sau.

Xây dựng Lát đáy và lớp mặt Xử lý nước thấm ngầm

Khai thác Dạng chất thải được chấp nhận Vận chuyển

Quan tâm tiếp theo và công tác tư vấn Tập kết đất đổ Gạt san đất Trách nhiệm

Và các vấn đề khác quan tâm. 3.2.5.5. Thể hiện kết quả

Việc so sánh các phương án đánh giá hiện trạng môi trường là một việc rất quan trọng nó nối liền giữa việc cung cấp thông tin môi trường mà vấn đề ra quyết định. Việc so sánh nên tập trung vào:

• Mức độ tác động môi trường dự án đề xuất liên quan đến trạng thái hiện tại

Phân tích và lựa PA Phân tích

Công việc đề xuất

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

100

và tiêu chuẩn môi trường và các mục tiêu. • Sự khác nhau giữa các phương án từ đó đưa ra giải pháp hạn chế tác động

xấu và tranh luận cho giải pháp tốt nhất. Nhìn chung có 3 dạng của phương pháp so sánh:

a) Tiền tệ: Ví dụ phân tích kinh tế dự án, không phù hợp với phân tích tác động môi trường vì rất khó lượng hoá vấn đề EIA bằng tiền tệ;

b) Thể hiện: Phương pháp này có mục đích cấu trúc và phân loại thông tin có sẵn mà không phân cấp các phương án;

c) Ước lượng đa tiêu chuẩn: Hỗn hợp thông tin môi trường và lượng hoá để phân loại đánh giá các phương án.

Báo cáo hiện trạng môi trường là phương tiện cơ bản nó nối liền các thông tin về môi trường tới quá trình ra quyết định và kết quả được thể hiện một cách trung thực. Hiện nay báo cáo về EIA đã được nâng cao. Chính vì vậy cần có một phương pháp ước lượng đa tiêu chuẩn trong vấn đề đánh giá tác động môi trường. Sau đây là những vấn đề quan trọng cần được nêu ra:

• Làm sao thể hiện các tiêu chuẩn có chung biên giới, đặc biệt ảnh hưởng tới dây chuyền ( ví dụ như nêu trên khi hạ thấp mực nước ngầm có ảnh hưởng đến sự giảm nhỏ của loài chim sống trên vùng đất trũng).

• Làm sao lượng hoá được vấn đề môi trường: ví dụ tồi đến mức nào, tổn thất 100 chim sống trên vùng đất trũng, ô nhiễm tiếng ồn cho 80 người?

• Làm sao phân tích về công cộng, tham gia công cộng đã chứng minh yếu tố quan trọng của EIA?

Phương pháp đa tiêu chuẩn không chỉ là công cụ so sánh các phương án mà còn là phương án tổng quan qua phân tích độ nhạy nghiên cứu ảnh hưởng môi trường với sự cố ngâũ nhiên. Vì vậy phương pháp đa tiêu chuẩn có rất nhiều ưu điểm trong phân tích tác động môi trường. 3.2.5.6. Hiệu quả của EIA

Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên gia Hà lan, qua phân tích trên 500 báo cáo tác động môi trường EIS có tác dụng rất tốt tới quá trình ra quyết định. Hiệu quả được thể hiện trên nhiều phương diện, ở đây nêu ra các tác động trực tiếp và gián tiếp như sau:

• Có nhiều công việc trở nên rất ý nghĩa đối vấn đề môi trường: Có sự cải tiến lớn

trong kế hoạch qua việc làm biện pháp giảm thiểu, sắp đặt lại ví trí công trình để giảm nhỏ thiệt hại, nâng cao giá trị sinh thái hiện tại bởi làm lại mục tiêu đề nghị phương án đền bù khi xét đến tác động môi trường mà yếu tố không nhìn thấy được. Thay đổi và lựa chọn để tìm lấy phương án có nhiều ưu điểm.

• Tạm ngừng hoặc huỷ bỏ phương án không làm tốt cho môi trường.

Các dạng ảnh hưởng gián tiếp có thể là: Cải tiến hệ thống luật pháp: EIS có thể dẫn tới làm ra những tiêu chuẩn mới, kĩ thuật mới hoặc mô hình tiên đoán. Có thể có trường hợp nó không được thực hiện nhưng sẽ là bài học cho quá trình lâu dài.

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

101

Thúc đẩy nghiên cứu kết cấu: Phân tích chỗ thiếu hụt kiến thức ( là một trong những yêu cầu cơ bản trong nội dung của EIA) sẽ ảnh hưởng tới chương trình nghiên cứu. Tiếp thu nhận thức môi trường: Qua bao cáo EIA những người đề xuất tiếp cận nó. Ví dụ một công ty dầu lớn đã tự nguyện áp dụng nguyên tắc EIA cho tất cả quyết định chính sách nội bộ. Thủ tục hợp lý hoá: Có báo cáo EIA sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề, thông tin mục đích và việc ra quyết định sẽ ít bị tranh cãi. Điều này không có nghĩa là báo cáo EIA là hoàn mỹ. EIA nên được sử dụng ở các nước phát triển. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp cho thấy đây là một giả thiết ảo. Vấn đề môi trường phải được xem xét từ đầu và được chú ý cho cả quá trình lâu dài. 3.3. Phát triển vị trí 3.3.1. Ước lượng đa tiêu chuẩn 3.3.1.1. Mở đầu Lựa chọn đa tiêu chuẩn dùng để so sánh các phương án và tìm ra phương án tối ưu nhất. Chi tiết, phương pháp đa tiêu chuẩn để phân loại, phân tích và sắp xếp thông tin quan tâm đến giải pháp thay thế trong lập quy hoạch. Ngược lại phân tích kinh tế chỉ chú trọng đến giá thành. Phân tích đa tiêu chuẩn không chỉ quan tâm đến kinh tế mà còn lưu tâm đến nhiều vấn đề khác như tác động môi trường. Và như vậy tiêu chuẩn không chỉ là đơn vị thuần tuý. Đặc trưng khác của phương pháp đa tiêu chuẩn là cần phân cấp tầm quan trọng của yếu tố. Tầm quan trọng trong trường hợp này cần được lượng hoá nó và phụ thuộc vào cấp và người lập quy hoạch định nó. Phương pháp đa tiêu chuẩn đưa cả vấn đề chính trị vào để xem xét. Vấn đề này được làm sáng tỏ qua ví dụ. Ví dụ : Vị trí xây dựng đập thuỷ diện. Nước Sabrenia cần nguồn điện và đã lựa chọn dự án xây dựng đập dâng nước để tạo hồ chứa và phát điện. Theo đặc trưng địa hình khu vực có 3 vị trí có thể xây dựng được hệ thống công trình đầu mối như biểu diễn trên hình 3. 24. Để đi đến quyết định lựa chọn vị trí xây dựng, 3 thông số quan trọng sau phải được làm rõ:

1) Giá trị hiện tại ròng của con đập: Đó chính là tổng lợi nhuận thu được trong toàn bộ quá trình khai thác công trình. Vấn đề này thông qua phân tích kinh tế dự án như đã trình bày ở phần trước.

2) Chi phí xây dựng: Người lập quy hoạch muốn phân tích rõ giá xây dựng dự án vì rằng kinh phí đầu tư xây dựng thì phải chi ngay trong khi đó nguồn thì cần

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

102

phải qua một thời gian nhất định sau khi khởi công xây dựng. Mặt khác đất nước còn đang khó khăn về nguồn vốn vì vậy cần xác định vị trí hợp lý của con đập cho phù hợp điều kiện kinh tế đất nước hiện nay.

3) Sự ảnh hưởng tới môi trường. Người lập quy hoạch nhận thấy rằng thực thi dự án sẽ gây ra diện tích ngập lụt lớn và sẽ là cơ sở cho quá trình xói mòn gây tác động xấu đến môi trường. Vấn đề này xem như quan trọng hơn so 2 vấn đề nêu trên.

Hình 3.24 : Bản đồ sơ hoạ vị trí xây dựng dự án vùng châu thổ Sabrenia

Ba vấn đề nêu trên xem như là bộ tiêu chuẩn thông qua nó để ta phán định các phương án. Các thông số cơ bản cho các phương án được nêu trong bảng sau: Bảng 3.25: Thông số cơ bản của các vị trí xây dựng No Q

(m3/s) A (Diện tích mặt nước)

(km2)

H (m)

Số tổ máy (90m3/s/máy

Giá xây dựng (Triệu/năm)

Thời gian xây dựng

(năm) L1 400 5000 10 4 5 10 L2 200 2800 5 2 3 5 L3 100 1300 7 1 3 3 3.3.1.2. Bảng lựa chọn

Nguyên lý cơ bản của phương pháp ước lượng đa tiêu chuẩn là dùng bảng tính. Các thông số ghi trong bảng đặc trưng cho chỉ tiêu đưa vào để lựa chọn. Nếu trong bảng mà đơn vị đưa ra không giống nhau ta gọi là bảng ước lượng. Còn khi thống nhất được các đơn vị thì ta gọi là bảng hiệu ích. Để làm rõ các khái niệm và nội dung trên ví dụ sau sẽ minh hoạ. Ví dụ: Xác định ma trận ước lượng Để lập bảng tính ước lượng theo các tiêu chuẩn đưa ra, 3 vị trí của các phương án được thống kê theo các tiêu chuẩn chi phí xây dựng, giá trị hiện tại ròng và ảnh hưởng

Vùng châu thổ Sabrenia

Thành phố Tublar

Biển

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

103

môi trường và thể hiện trên bảng. Tính toán nguồn thu hàng năm của việc xây dựng đập Nguồn thu hàng năm chính do phát điện. Giá trị thu của mỗi dự án được thể hiện qua công thức sau:

Pt = 1000

H*90 * *n * g * ηρ ≅ 720*n*H (ii)

Trong đó: Pt = Công suất sản lượng ( KWh) Giả thiết rằng máy chạy 200 ngày/ năm và 6 giờ/ngày. Giá bán điện thành phẩm 20 xu/ KWh. Kết quả thể hiện trên bảng 3.26. Bảng3.26 : Bảng tính nguồn thu hàng năm của mỗi dự án.

No. Pt (103 kWh)

Pt*T (106 kWh)

Thu (Triệu đô la)

L1 28.8 34.56 6.912 L2 7.2 8.64 1.728 L3 5.04 6.048 1.210

Trong bảng tính này chưa kể đến chi phí vận hành. Để tính giá trị hiện tại ròng cho

phương án một ta lấy tuổi thọ công trình là 50 năm, tỉ số chiết khấu lấy bằng 8%.

PVL1 = 504921

20

1 )08.01(912.6

)08.01(912.6...

)08.01(5

)08.01(5

++

+++

+−

++−

=∑=t

tB (iii)

= -5 ann10 + 6.192*ann40* disc10 = -3 6.70081 + 6.912 11.924613*0.4631935 = 4.63

PVL2 = 2.26 PVL3 = 3.93

Tính toán giá thành xây dựng

Phương án 1 = Chi phí hàng năm (triệu/năm) * thời gian xây dựng =5 * 10 = $50 triệu Tính toán thiệt hại môi trường

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

104

Bảng 3. 27: Bảng ước lượng Lựa chọn khả dĩ Tiêu chuẩn Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Giá trị hiện tại (triệu đô la) 4.63 2.26 3.95 Xây dựng ( triệu đô la) 50 15 9 Môi trường 5000 2800 1300 3.3.1.3. Tiêu chuẩn và trị số a) Mở đầu Ở ví dụ trên ta đưa ra 3 tiêu chuẩn để xem xét. Nhưng vấn đề đặt ra là cách chọn các tiêu chuẩn và phương pháp phân loại. Vì vậy cần phân loại tiêu chuẩn. b) Phân loại tiêu chuẩn

Mỗi công trình đều có tính đặc thù và như vậy sẽ không thể có bộ tiêu chuẩn cố định trong phân loaị. Để giải quyết việc này các câu hỏi sau cần được làm rõ.

Câu 1:Tính lựa chọn khả thi là thực?

Nói theo cách khác biện pháp gì và khó khăn gì? phạm vi giới hạn? Tiêu chuẩn quan tâm đến vấn đề, những khó khăn và giải pháp được gọi là tiêu chuẩn khả quan. Phương pháp ước lượng này có tên là phương pháp ước lượng khả quan. Phương pháp này dựa trên: • Tiêu chuẩn tài chính • Ý kiến trái ngược nhau theo nguồn cấp • Kế hoạch quốc gia hay đề nghị • Chính sách. • Đồng bộ thực hiện

Câu 2: Điều kiện tối thiểu để thực hiện lựa chọn khả thi

Phạm vi biên giới, điều kiện tối thiểu của tiêu chuẩn chấp thuận, véc tơ tiêu chuẩn ( véc tơ mô tả điều kiện tối thiểu) ?

Câu 3:Mô tả vấn đề xã hội dự án. Tiêu chuẩn mô tả điều mong muốn gọi là tiêu chuẩn ước muốn công trình. Ước lượng tiêu chuẩn này gọi ước lượng mong muốn. c) Tỷ lệ đo lường Sau khi các tiêu chuẩn được xác định, ta cần xác định vị trí của nó trong đánh giá. Sau đây là thảo luận về tỉ lệ so sánh các tiêu chuẩn.

Tỉ lệ về số lượng và chất lượng

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

105

Vấn đề là ta cần phân biệt sự khác nhau trong khi thể hiện. Khái niệm về số lượng được thể hiện qua đơn vị đo lường. Ví dụ diện tích, khối lượng, trọng lượng, độ cao trầm âm thanh.... Hai tỉ lệ số lượng cần phân biệt

- Tỉ lệ tỉ số: Nó có nguồn gốc và được xác định - Tỉ lệ trung gian: Không nguồn gốc, không xác định.

Phân biệt khác nhau 3 tỉ lệ chất lượng

• Tỉ lệ thứ tự: Tỉ lệ thứ tự có vị trí quan trọng nó chỉ ra trật tự. Điều này thể hiện qua so sánh như tốt hơn, tồi hơn, ưa thích hơn hoặc không ưa thích... Tỉ lệ trật tự được dùng để phân loại nhiều trường hợp mang tính suy luận. • Tỉ lệ danh nghĩa: Chỉ ra tên của đối tượng. • Tỉ lệ hai cực: Chỉ trong trường hợp có- không.

Ví dụ: Tỉ lệ đo lường Ví dụ sau thể hiện về tỷ lệ đo lường của ba thành phố. Bảng3.28: Biểu thị tỉ lệ đo lường

Tỉ lệ Ví dụ Ghi chú Danh The Hague Rotterda

m Utrecht Thành phố

Hai cực 1 1 0 1= lớn hơn 500.000 người 0 = nhỏ hơn 500.000 người

Trật tự 2 1 3 Trật tự theo số dân trị số 701.849 1.060.421 462.890 Nhà ở 01-01-1972

Hague-Rotterdam : 358.572 Hague-Utrecht: 238.959

Chênh lệch

Rotterdam-Utrecht: 597.531

Trị số tuyệt đối chênh lệch

e) Tiêu chuẩn hoá Tiêu chuẩn đưa ra trên đều không cùng một hệ quy chiếu, như vậy rất khó khăn trong phân định. Để giải quyết khó khăn này ta cần đưa ra một cách phân định xét chúng trong cùng một hệ đơn vị so sánh. Đây chính là việc lượng hoá các đơn vị riêng theo một quy định chung. Để đi đến kết quả ta phân định tỉ số theo cấp từ 0 đến 1. ( Nếu sử dụng bảng phân định 100 sẽ tốt hơn). Tỉ số tiêu chuẩn dạng 1i = {

∑∑ tisothotisothoi

'' } (vii)

Ưu điểm chính của công thức này là tỉ số thô rất gần với trị số tổng bình quân.

Tỉ số tiêu chuẩn dạng 2 i = { tisothotisothoi' } (viii)

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

106

Giới hạn tỉ số: 0 <scores =< 1

Tỉ số tiêu chuẩn dạng 3 i = {intisotaxtisot

intisottisothohomhom

hom−

− } (ix)

Ví dụ tiêu chuẩn và chuyển đổi

Tiêu chuẩn 1: Ta tính tỉ số tiêu chuẩn cho vị trí 2 về gía trị nội tại như sau:

L2: 2.261/(4.63+2.26 + 3.953) = 0.21 (iv) Xét tiêu chuẩn 2 và 3: Đối 2 tiêu chuẩn tiếp theo, một vấn đề nảy sinh. Tỉ số trong ma trận ước lượng sẽ ngược lại khi khi thông số tăng dần. Điều này có thể dễ hiểu qua ví dụ như khi diện tích ngập lụt tăng lên thì tỉ số phải giảm đi. Như vậy tỉ số phải được tiêu chuẩn và chuyển đổi giữa chúng.

Đánh giá xây dựng L3 : (

91

151

501

91

++) = 0.56

Ta sẽ thu được bảng tính toán sau khi tiêu chuẩn hoá và kỹ thuật chuyển đổi xác định Bảng 3.29 : Bảng tỉ số tiêu chuẩn của các vị trí xây dựng đập Lựa chọn Tiêu chuẩn Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Giá trị nội tại 0.43 0.21 0.36 Giá xây dựng 0.10 0.34 0.56 Môi trường 0.15 0.27 0.58 Qua bảng trên ta thấy vị trí có thể đã được xác lập và tiêu chuẩn hoá. Nhưng việc phán xét vẫn còn gặp khó khăn, chưa có cách loại bỏ phương án xấu. Chính vì vậy cần làm rõ tầm quan trọng của mỗi tiêu chuẩn.

1.3.1.4. Tầm quan trọng tương đối của tiêu chuẩn: trọng lượng hoá Tầm quan trọng của tiêu chuẩn gọi là trọng lượng. Vấn đề này thông qua nghiên cứu nhóm lợi ích đối dự án. Nếu nền công nghiệp cần nhiều điện, vị trí số 1 được ưu tiên. Xét theo quan điểm bảo vệ cuộc sống chung an toàn vị trí số 3 là ưu tiên trước. Nhưng ngược lại người dân sống ở vị trí 2 không muốn công trình đặt ở đó v.v... Những tiêu chuẩn này cần lập ra trong một bảng để xem xét. Có thể thể hiện chúng qua con số ( ví

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

107

du: 0.34, 0.00, 0.89) hoặc thể hiện qua trật tự: rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng, hoặc biểu diễn hai cực: liên quan, không liên quan. Nếu thể hiện qua số lượng thì số hoá nó, còn thể hiện qua thứ tự thì thông qua ưu tiên. Ví dụ: Ma trận ưu tiên Trở lại ví dụ xây đập ở Sabrenia, nếu xét theo quan điểm đồng vốn họ rất thiếu vốn để xây dựng các công trình khác. Như vậy giá xây dựng có tầm quan trọng so gía trị nội tại. Nhưng xét môi trường nó gấp hai lần quan trọng so 2 tiêu chuẩn khác. Kết quả thể hiện bảng sau. Bảng 3.30: Ma trận ưu tiên Tiêu chuẩn tổng Xây dựng Môi trường V I I II E III W .. S … v.v...

Ưu tiên

Ưu tiên 0.25 0.25 0.5

Từ các tỉ số này ta lập bảng tính số lượng cho mỗi phương án. Ví dụ: Ma trận tổng hợp đánh gía Để có ma trận đánh giá tỉ số các tiêu chuẩn của phương án được nhân với hệ số tương xứng. Trị số tổng hợp thể hiện giá trị so sánh của nó. Kết quả xem bảng sau.

Tỉ số tổng cộng vị trí số 1 là: (0.25*0.43) + (0.25*0.10) + (0.50*0.15) = 0.2075 (vi)

Bảng 3.31: Tỉ số tổng của mỗi phương án , ma trận so sánh

Sự lựa chọn Tiêu chuẩn Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Tỉ số trọng lượng Giá trị nội tại 0.43 0.21 0.36 0.25 Xây dựng 0.10 0.34 0.56 0.25 Môi trường 0.15 0.27 0.58 0.50 Tổng 0.21 0.25 0.52

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

108

Từ kết quả bảng trên ta thấy: vị trí xây dựng số 3 là phù hợp nhất. Từ bảng so sánh này cho thấy giá thành xây dựng thấp và ảnh hưởng môi trường ít nhất. 3.3.1.5. Ví dụ cuối cùng

Ví dụ sau thể hiện các phương pháp thảo luận trước đây. Ví dụ: Xây dựng các tiêu chuẩn thông qua phân loại

Hình 3.25: Hai phương án bố trí tuyến đường

Hai phương án bố trí tuyến đường được vạch ra. Theo báo cáo chung cho thấy vùng A là khu đất đồi, vùng B là đồng bằng. Vùng phía tây là khu đã phát triển, phía đông là khu rừng bảo hộ- được quản lý bởi công ty bảo vệ môi trường tư nhân. Nhà nước muốn xây dựng tuyến đường này để tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang nước bạn với công suất 100.000 tấn/ngày. Theo báo cáo chung cho thấy nếu qua khu tây thì giá thành cao và có thể có phát sinh trong xây dựng. Dựa vào thang tiêu chuẩn ta lập bảng ưu tiên sau.

Bảng 3.32: Tiêu chuẩn phân loại

Khả thi Kinh phí mặt bằng Tiêu chuẩn VETO Công suất Tiêu chuẩn ước muốn Sắp xếp lại

Ví dụ tiêu chuẩn hoá

Để xây dựng đường cần lượng sỏi nhất định. Vị trí khai thác sỏi đã được xác định sơ bộ và nó phụ thuộc vào mực nước ngầm. Khai thác sỏi bằng cách đào và vận chuyển đến chân công trình. Sau đây là các thống số tiêu chuẩn chính về bãi khai thác.

• Chất lượng • Tái tạo • Quyền sử dụng đất

Vùng B

Vùng A

Đường

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

109

Nhà chức trách địa phương đã tranh thủ ý kiến của 100 nhà hoạch định chính sách trong vùng. Họ đã được hỏi về ý kiến đánh giá 3 tiêu chuẩn khi đưa tỉ số phân định từ 1 đến 10. Sử dụng công thức (vii) để tính toán và cho kết quả.

SLA = ( 888234456

456++

) = 0.29 (x)

Bảng 3.33 : Phân loại tiêu chuẩn Sở hữu đất Chất lượng

sỏi Phù hợp

Trọng lượng ‘thô’ 456 234 888 Trọng lượng tiêu chuẩn 0.29 0.15 0.56 Từ kết quả bảngv này ta thấy ý kiến nhà hoạch định vấn đề phù hợp được coi trọng nhất, tiếp theo là quyền sử dụng đất. Về thông tin xây dựng ta cần thu thập thêm về diện tích chiếm chỗ, về chất lượng sỏi và về tiêu chuẩn phù hợp. Hai tiêu chuẩn sau lấy theo tỉ lệ phân định thang 10, diện tích thể hiện đơn vị là a. Ta có kết quả như sau: Bảng 3.34 tỉ số thô tiêu chuẩn Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Chiếm đất (a) 200 10 34 Chất lượng sỏi 9 5 5 Phù hợp 4 7 9 Bảng 3.35 : Tỉ số tiêu chuẩn (phương trình ix) Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Chiếm đất (a) 0 1 0.88 Chất lượng sỏi 1 0 0 Phù hợp 0 0.6 1 Bảng 3.36: Tỉ số tiêu chuẩn (theo công thức viii) Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Chiếm đất (a) 0 0.95 0.83 Chất lượng sỏi 1 0.56 0.56 Phù hợp 0.44 0.78 1

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

110

Bảng 3. 37: Sử dụng công thức (ix) để tính cho các phương án

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Trọng số Chiếm đất (a) 0 1 0.88 0.29 Chất lượng sỏi 1 0 0 0.15 Phù hợp 0 0.6 1 0.56

Tỉ số cho vị trí 1: 0.29*0 + 0.15*1 + 0.56*0 = 0.15 Tỉ số cho vị trí 2: 0.29*1+0.15*0 + 0.56*0.6 = 0.626 Tỉ số cho vị trí 3: 0.29*0.88 + 0.15*0 + 0.56*1 = 0.815 Bảng 3.38: Lượng hoá các tiêu chuẩn giữa các phương án

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Tổng số 0.15 0.626 0.815

Từ kết quả này giúp nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn vị trí 3 cho xây dựng dự án. 3.3.1.6. Sơ kết ước lượng đa tiêu chuẩn Qua các ví dụ trên cho thấy việc phân tích kinh tế dự án mới chỉ đứng ở góc độ nguồn thu và chi thuần tuý. Phương pháp ước lượng đa tiêu chuẩn đã mở rộng phạm vi hơn. Điểm khó khăn là các tiêu chuẩn không cùng đơn vị so sánh, vì vậy cần phải lượng hóa và chuyển đổi chúng về cùng đơn vị so sánh. Điều này phụ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của nhà hoạch định, yếu tố nào là quan trọng thì ưu tiên hơn. Tuy có phần hạn chế song nó vẫn là công cụ tốt giúp nhà hoạch định đưa ra quyết định cuối cùng chuẩn xác và cơ sở. 3.3.2. Phân tích giá trị – cuối cùng của phát triển dự án Phân tích giá trị cuối cùng trong phát triển dự án là thể hiện về mặt kinh tế tài chính của báo cáo khả thi, dự án có tính khả thi hay không để có cơ sở đầu tư xây dựng. Tất cả đều thể hiện qua phần thu và chi. Phân tích kinh tế quan tâm đến thu và chi. Phân tích cuối cùng còn đề cập đến công tác quy hoạch mà dự án đưa ra có tính thuyết phục ra sao, khi tính toán kinh tế có kể đến lạm phát, tỉ lệ lãi suất. Phân tích giá trị cuối cùng được minh hoạ qua sơ đồ 3.26 sau. 3.3.2.1. Cân bằng không gian Công tác quy hoạch sử dụng đất được dựa trên cơ sở tính toán phân tích giá trị kinh tế để quyết định. Nó có thể được phân theo các lô để bán hoặc sử dụng công cộng. Phần

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

111

đất đem bán mang lại giá trị kinh tế ta nhìn thấy được còn phần đất dành cho công cộng là để xây dựng các công trình phúc lợi, giá trị kinh tế không nhìn thấy cụ thể được.

Việc quy hoạch tính toán về sử dụng đất có thể hiểu các bước qua sơ đồ sau.

Hình 3.26: Các bước trong phân tích giá trị tài chính trong phát triển dự án

Giá thị trường

Quy hoạch phát triển thành phố

Bố trí

Cân bằng không gian

Bảng giá Bảng khói lượng

Đất công Lô bán

Chi phí và thu năm đầu

Chi phí/phúc lợi

Giá trị cuối cùng

Phương pháp tài chính

Quy hoạch khả thi

Chi phí Nguồn thu

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

112

Hình 3.27. Sơ đồ phân chia sử dụng đất

3.3.2.2. Kinh phí xây dựng Kinh phí xây dựng có tên là dự toán được thiết lập trên cơ sở của các văn bản hướng dẫn trong xây dựng đầu tư. Để tính dự toán đầu tư, cần nắm được sơ bộ một số khái niệm cơ bản sau. Đơn giá Hiện nay chúng ta đang sử dụng bộ đơn giá chuẩn, từ bộ chuẩn này các địa phương dựa theo điều kiện cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp. Chung quy có hai loại đơn giá hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. + Đơn giá hoàn chỉnh - Co : Đơn gía này thể hiện giá trọn cho một đơn vị sản phẩm. Cấu thành lên đơn giá gồm có 3 thành phần:

Co = C1 + C2 + C3 Trong đó :

C1 : đơn giá vật liệu C2 : đơn gía nhân công C3: đơn giá máy

Lô để bán

Nhà ở

Khu dịch vụ chung

Khu dự phòng

Nhà gia đình

Nhà cao tầng

Trung bình

Nhỏ

Lớn

Công ngiệp Công sở Cửa hàng Trường học

Đất công cộng

đường sá Đường đi bộ Xe đạp Xe tải Bãi đỗ xeCông viên

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

113

Trong đơn gía này, vật liệu đã tính đến chân công trình. Điều này có nghĩa là đơn giá trọn gói, trong đó đã kể đến bốc dỡ, hao hụt và mọi phí tổn khác. + Đơn giá không hoàn chỉnh – C: Đơn gía không hoàn chỉnh có 3 thành phần giống đơn giá hoàn chỉnh nhưng giá vật liệu không bao hàm giá vận chuyển. Giá thành được tính tại nơi sản xuất. Giá của vật liệu tại vị trí xây dựng được cộng thêm giá vận chuyển, hao hụt nếu có. Việc tính toán giá thành dự án cần tuân thủ các hướng dẫn tính toán dự toán các bước. Ví dụ sau đưa ra một bản dự toán cho dự án tại tỉnh Lào Cai. a . Cơ sở luật pháp tính toán Căn cứ vào :

- Khối lượng tài liệu thiết kế - Bảng tính giá xây dựng số 151/1999- UB đã được phê duyệt của UBND

tỉnh Lào Cai - Thông tư 01/1999/TT-BXD ký ngày 16/01/1999 hướng dẫn tính toán dự

toán kém theo hướng dẫn tính thuế thu nhập và thuế gia tăng. - Thông tư 03/2001/TT-BXD hướng dẫn tính toán điều chỉnh giá dự toán

theo nghị định chính phủ số No.77/200OND-CP ban hành ngày 15/12/2000.

- Định mức dự toán sử dụng kèm theo quyết định 1242QD-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25/11/1998.

- Nghị đinh 52/CP ngày 7/7/1999 quy định về công tác quản lý và đầu tư xây dựng.

- Giá ca máy kèm theo nghị định No.08TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 5/12/1997.

- Giá lương và các phụ phí - Giá vật tư quý 4 năm 2000 của khu vực Huyện Bát Xát và Mường

Khương b. Tổng dự toán Tổng dự toán cho hạng mục công trình là 9,778,626,880 VND. Chi tiết xem bảng sau.

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

114

No. Hạng mục đơn vị Khối lượng

Đơn giá (VND)

Thành tiền (VND)

Tổng A + B+ C

9,778,626,880

A Xây đúc (I + II) 8,771,781,779I- Trước thuế 8,354,077,8851 Giá xây đúc 8,118,637,400a) Khuôn đường 1,664,180,100

đào đá cấp 3 m 3 17,100 39,700 678,870,000 Đào đất cấp 3 bằng thủ công m 3 4,650 48,162 223,953,300 Đào đất cấp 3 bằng máy m 3 41,900 17,252 722,858,800 Đắp đất cấp 3 bằng thủ công m 3 500 48,612 24,306,000 Đắp đất cấp 3 bằng máy m 3 3,200 4,435 14,192,000b) Mặt đường 3,989,863,300- đào khuôn đường (cấp 3) m 3 1,500 57,-165 85,747,500- Đào đá cấp 3 (tiêu nước dọc) m 3 1,850 39,700 73,445,000

Đào đất cấp 3 (Tiêu nước dọc) m 3 1,850. 60,766 112,417J00 Đổ đá m 3 2,500 46,309 115,772,500 Đá dăm 20 cm m 3 8,400 16,078 135,055,200

- đá dăm mặt đường 14 cm m 3 41,800 21,991 919,223,800 đá dăm nhựa đường 14 cm,

nhựa đường 5 kg/m2 m 2

- m 2 50,200 50,761 2,548,202,200c) Tiêu nước 431,394,000- Sửa chữa cống D 100 m 26 1,450,000 37,700,000- Sửa chữa cống D75 m 62 1,250,000 - Làm cống mới D 100 m 38 2,228,000 84,664,000

Làm cống mới D 75 m 130 1,781,000 231,530,000d) Bảo vệ mái dốc 412,500,000

Bảo vệ mái BT M150 m 3 750 550,000 412,500,000e) Rãnh tiêu nước bên BT 1,44 0,0 00,000f) BT M150 m 8,000 180,000 1,44 0,0 00,000

Công tác phụ trợ 180,700,000 Cột Cây số unit 13 140,000 1,820,000 Cọc dẫn unit 58 110,000 6,380,000 Cọc tiêu unit 3,200- 26,000 83,200,000 Biển báo unit 58 850,000 49,300,000 Tường bảo vệ m 200 200,000 40,000,0002 Mục khác 235,440,485- Bảo hiểm giao thông % 1Giá xây dựng 81,186,374- Hội nghị % 1.9 Giá xây dựng 154,254,111

11 Thuế VAT % 5 Giá Trước thuế

417,703,894

13- Chi khác 541,196,202

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

115

I Trước thuế 491,996,548 Chi khảo sát và BCKT, TKKT 200,000,000 Duyệt TKKT % 0.0941Giá xây dựng 7,639,638 Duyệt dự toán % 0.0980 Giá xây dựng .7,956,265 Quản lý thi công % 0.6535 Giá xây dựng 53,055,295 Quản lý phí % 1.5600 1.15* Giá xây

dựng 145,648055

Đấu thầu % 0. 1675 Giá xây dựng 13,598,718 Mời thầu Bảo hành % 0.4200 Giá xây dựng 34,098,277 Giải phóng mặt bằng 30,000,000I I Thuế VAT % 10 Giá trước thuế 49,199,655C- Dự phòng phí % 5 A + B 465,648,899

Bảng 3.38. Giá dự toán đường Tung Chung Phố- Pha Long tỉnh Lào Cai

Chú ý: bảng trên thể hiện chi phí xây dựng trong giai đoạn báo cáo khả thi. Đơn giá tính toán do UBND tỉnh quy định. Đơn giá thiết kế kỹ thuật và BVTC sẽ chi tiết hơn. Nội dung tính toán sẽ chi tiết cho từng hạng mục rồi tổng hợp lại thành dự toán hạng mục.

3.3.2.3. Nguồn thu Nguồn thu có thể bao gồm việc bán đất. Gía của bán diện tích đất sử dụng phụ thuộc vào giá trị thị trường của khu vực, đất nước... Có thể nhà nước, thành phố trợ giá cho việc phát triển vị trí dự án. Trong trường hợp này trợ giá chính là nguồn thu.

3.3.2.4. Phương pháp giá tài chính Lạm phát và lãi

Nguồn thu và chi phí đều phải được thể hiện qua đơn giá. Ta biết đơn giá được lấy tại thời điểm ngày đầu tiên của năm để tính toán. Đơn giá theo thời giá rất quan trọng và cần thiết bởi lẽ chi phí và nguồn thu chịu tác động của thay đổi tiền lương và giá cả trong quá trình khai thác công trình. Ngoài ra vấn đề lạm phát cũng tác động đến. Khi tính toán kế hoạch tiền được vay từ ngân hàng để đầu tư. Nguồn vay trên sẽ phải trả lãi sau đó. Để có thể tiên đoán được những ảnh hưởng trên, cần đưa ra cách tính giá trị cuối cùng. Tức là chuyển đổi giá trị tính đến giá hợp lý của thời điểm cuối tính theo thời hạn khai thác dự án. Kế hoạch tiến độ Để chuyển giá phụ thuộc thời gian và nguồn thu sang giá trị cuối cùng, ta có thể thực hiện theo công thức sau:

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

116

Giá cuối cùng = (1+i) Tf-Ty * ( 1+f) Ty –Ts x A

Trong đó:

i = Lãi suất 8% = 0.08 f = Lạm phát A = Tổng số thu và chi Tf = Giá trị năm cuối Ty = Năm tính toán Ts = Năm bắt đầu

Kết quả của phân tích giá trị cuối cùng là phần dư hoặc thiếu hụt tính đến giá trị cuối cùng. Nếu kết quả có dư dự án thực thi không cần phải bù thêm. Nhưng nếu ngược lại, cần phải có nguồn bổ xung hoặc phải điều chỉnh quy hoạch. Ví dụ sau minh hoạ về phương pháp tính gía trị cuối cùng. Ví dụ: Phương pháp giá trị cuối cùng Quy hoạch xây dựng khu nhà ở gần thành phố Forxton. Vị trí xây dựng đã được chọn. Công trình dự kiến khởi công năm 1997, thời gian xây dựng dự kiến 5 năm. Nhưng vấn đề tài chính chưa đảm bảo chắc chắn, chính vì vậy cần phải xác định giá trị tài chính cuối cùng. Chi phí và nguồn thu được tính chuyển đổi sang năm cuối ( năm 2002). Tỷ lệ lạm phát và lãi suất được lấy như sau.

Lạm phát: 0.02 (2%) Lãi suất: 0.08 (8%)

Kết quả tính toán chi phí và thu của việc đầu tư xây dựng được thể hiện trong bảng sau. Bảng 3.40 : Tổng hợp nguồn thu và chi Chi phí Năm Đơn

vị Đơn giá Khối lượng Tổng

Phát triển quy hoạch

1997 50000

Mua 1998 m2 15 15000 225000 Công tác đất 1999 m2 10 15000 150000 Tiêu nước 1999 m 3500 300 1050000 Mặt đường 2000 m2 80 1900 152000 Chiếu sáng 2000 piece 500 20 10000 Trồng cây 2000 piece 200 32 6400 Trồng cỏ 2000 m2 15 1900 285000

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

117

Thu Bán lô đất 2000 m2 150 3200 480000 Bán lô đất 2001 m2 150 3200 480000 Bán lô đất 2001 m2 150 3200 480000 Giá trị cuối cùng = (1 +i ) Tf –Ty * (1+f) Ty –Ts x A Trong đó:

i = lãi suất 0.08 (8 %) f = Lạm phát = 0.02 (2 %) A = Số lượng chi phí hoặc thu Tf = Giá trị năm cuối 2002 Năm cuối = 2002 Ty = Năm tính toán Ts = Năm bắt đầu = 1997

Giá trị cuối cùng tính toán chi phí và nguồn thu được dựa theo công thức đưới đây và được thể hiện kết quả ở các bảng 3.41 và 3.42.

Giá trị cuối cùng = (1.08) 2002- Ty *(1.02)Ty- 1997 x A

Bảng 3.41: Giá chi phí cuối cùng

Chi phí Đơn giá Năm Cách tính Giá trị cuối cùng Phát triển

quy hoạch 50000 1997 1.084*1.020*50000 -73500

Mua TB 225000 1998 1.084*1.021*225000 -312200 Công tác đất 150000 1999 1.083*1.022*150000 -196000 Tiêu nước 105000 1999 1.083*1.022*10550000 -1349100 Mặt đường 152000 2000 1.083*1.023*152000 -188150 Chiếu sáng 10000 2000 1.082*1.023*10000 -12400 Trồng cây 6400 2000 1.082*1.023*64000 -7900 Trồng cỏ 28500 2000 1.082*1.023*28500 -35300

∑=

=

−− −=8

12174550)02.1(*)08.1(

c

c

TsTypTypTf

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch

118

Bảng 3.42: Giá trị nguồn thu cuối cùng Thu Đơn giá Năm Cách tính Giá trị cuối cùng Bán lô đất 480000 2000 1.082*1.023*480.000 +594150 Bán lô đất 480000 2001 1.081*1.024*480.000 +561100 Bán lô đất 480000 2002 1.080*1.025*480.000 +530000 Giá trị nguồn thu ∑

=

=

−− +=3

11685250)02.1(*)08.1(

p

p

TsTypTypTf

Qua kết quả trên cho ta thấy được tổng chi phí và nguồn thu mang lại khi đầu tư xây dựng. Cũng qua đây ta thấy được hiệu quả đầu tư. Gía trị cuối cùng = - 2174550 + 1685250 = - 489300 Qua trị số này ta thấy hiệu quả mang lại mang giá trị âm khi đầu tư. Như vậy quy hoạch dự kiến là không mang tính khả thi. Ban quy hoạch có thể dưa ra một số giải pháp lựa chọn:

• Giảm phần đất cho trang trí môi trường, cảnh quan, tăng phần lô bán • Nâng giá bán đất lên • Giảm giá thành xây dựng bằng cách lựa chọn vật liệu, giá nhân công và

thiết bị rẻ tiền. Ngoài ra có thể có phương án phân chia quy hoạch thành hai phần thực hiện hai thời điểm khác nhau. Nửa đầu tiến hành quy hoạch hạ tầng và bán lô đất, như vậy nguồn thu sẽ mang lại sớm hơn. Sang giai đoạn sau thực hiện nửa còn lại.

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

119

Chương 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH

4.1. Giơí thiệu chung Chương 3 đã giới thiệu về kỹ thuật và các phương pháp làm quy hoạch. Nội dung chính đi vào giải quyết các vấn đề chung. Chương này tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong quy hoạch cơ sở hạ tầng như: vấn đề sử dụng đất, quy hoạch nhà ở, nguồn nước và hệ thống vệ sinh. Những loại công trình này là bộ phận cấu thành quy hoạch tổng thể. 4.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng 4.2.1. Mở đầu Quy hoạch sử dụng đất là thể hiện ý tưởng và mục đích của người lập – Người lập có thể là cộng đồng, nhà chức trách địa phương hoặc trung ương. Kế hoạch này thể hiện việc sử dụng đất cho hiện tại và tương lai. Quy hoach sử dụng đất phải thể hiện được mục đích sử dụng và chức năng của nó ví như cho nhà ở, cồng nghiệp, thương mại hoặc công trình công cộng. Quy hoạch sử dụng đất còn thể hiện những vùng được phép phát triển, hay thuộc khu vực bảo vệ. Quy hoạch được thể hiện qua bản quy hoạch tổng thể, sau đó là các bản quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể mô tả mục đích sử dụng, lý do sử dụng, mật độ, cường độ, nguyên tắc và tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng. Quy họach sử dụng đất là bộ phận quan trọng của kế hoạch tổng thể nó nêu lên việc sử dụng đất theo quy định luật pháp, là cơ sở giải quyết các tranh chấp có thể giữa việc sử dụng đất và mục tiêu sử dụng. Quy hoạch ở đây ta có thể hiểu nó có chức năng hành chính và luật pháp. Nếu không thể hiện được chức năng này thì quy hoạch không có ý nghĩa gì. Quy hoạch được thể hiện ở các cấp khác nhau: từ trung ương xuống đến huyện. Cấp càng cao thì sự chi tiết càng hạn chế. Ở cấp thành phố, thị xã quy hoạch là việc làm bình thường bởi vì tính tổ hợp của các hoạt động diễn ra có thể có những tranh chấp về quyền lợi. Khu tự trị, đặc khu có thuận lợi và khó khăn trong khi lập quy hoạch. Trước tiên mọi quy hoạch của cầp này phải phụ thuộc vào trung ương, ngược lại chính quyền cấp này cấp giấy phép sử dụng đất và quản lý xây dựng trong quyền hạn hành chính. Ở nước ta có một số thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Quy hoạch các thành phố lớn phải do Trung ương quyết định. Đặc khu, khu tự trị vẫn do trung ương quản lý và lập quy hoạch.

4.2.2 Quy trình lập quy hoạch Các bước lập quy hoạch đã trình bày trong chương 2. Về nguyên tắc chung nó giống như lập quy hoạch tổng thể cấp quốc gia. Tuy vậy để lập quy hoạch cấp thấp hơn trước khi lập cần đưa ra các câu hỏi sau:

• Thành phần tham gia trong quá trình lập

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

120

• Phạm vi, biên giới của vùng quy hoạch • Thời hạn quy hoạch • Điểm xuất phát, yêu cầu chung tương ứng các cập quy hoạch vùng, quốc

gia • Quy định pháp luật • Thông tin đại chúng • Hạn kết thúc sử dụng đất

Khi các vấn đề nêu trên được làm rõ, công tác quy hoạch được bắt đầu. Các bước quy hoạch được giơí thiệu sau đây.

1) Vấn đề đặt ra làm cơ sở

a Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức b Mâu thuẫn hiện nay hoặc vấn đề mong muốn trong tương lai; c Những vấn đề hoặc trở ngại có thể nảy sinh theo dự báo nội suy. 2) Thu thập và phân tích thông tin a) Kiểm tra các điều kiện hiện có, sử dụng các loại:

• Bản đồ • Quy hoạch sử dụng đất hiện trạng • Chủ đất • Hạ tầng cơ sở • Công trình công cộng • Điều kiện môi trường • Luật đất đai • Các quy định liên quan về sử dụng đất.

b) Phân tích bảng quy hoạch đất sử dụng hiện tại, làm rõ các mục:

• Bản đồ quy hoạch chuyên canh và phân tích • Lịch sử nguồn đất quy hoạch trước đây • Dự báo kế hoạch sử dụng đất trong tương lai theo đặc tính chuyên dụng.

c) Nghiên cứu bổ xung:

• Dự báo dân số, mật độ, nhà ở ... • Nghiên cứu điều kiện kinh tế và chiến thuật • Tham khảo ý kiến cộng đồng • Khảo sát địa chất, địa hình.

d) Kiểm tra quy hoạch

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

121

• Quy hoạch và chính sách cộng đồng • Quy hoạch cá nhân và công cộng • Quy hoạch bộ phận • Quy hoạch công trình bảo vệ • Quy hoạch phát triển kinh tế • Quy hoạch quốc gia, vùng lãnh thổ.

3) Mục đích cộng đồng

Cần chú ý các vấn đề sau:

o Hạn chế các phát sinh o Làm ró mục tiêu và số lượng có thể o Đưa ra các phương án, càng chi tiết càng tốt; o Giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn; o Người chịu trách nhiệm thực thi quy hoạch o Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia lập

4) Thiết kế các phương án quy hoạch

- Làm bản sơ bộ - Lên các bản đồ tỉ lệ khác nhau, tránh chi tiết quá ở giai đoạn này; - Phân tích và dự đoán những tồn tại của các loại kế hoạch khác nhau ; - Giải pháp thực hiện

5) So sánh các phương án

• So sánh các phương án trên cơ sở các chỉ tiêu nêu ra • Rà soát các phương án để phù hợp chính sách, quá trình phát triển vùng • Xem xét các ưu tiên như vùng công nghiệp, du lịch, thương mại... • Tổ hợp và thống nhất các vấn đề mà các loại kế hoạch đưa ra thành thể

thông nhất, để có phương án tối ưu. 6) Lựa chọn phương án tối ưu

Việc lựa chọn cuối cùng giữa các phương án được dựa theo phân tích đa tiêu chuẩn hoặc

kết hợp với phân tích kinh tế để xem xét. Tuy vậy đôi khi vẫn xảy ra khi quan điểm của một số nhà chính trị đã định phương án rẻ chưa hẳn là phương án được lựa chọn. Phương án lựa chọn cần làm rõ các câu hỏi sau:

• Quy hoạch đáp ứng được mục tiêu đặt ra • Diện tích đất sử dụng • Mọi thành viên (người lập, nhà chức trách, người liên quan dự án có ý

kiến thống nhất • Phương án là khả thi và kinh tế

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

122

• Dự án thúc đẩy phát triển kinh tế • Vấn đề tác động môi trường

7) Chuyển giao kế hoạch -quy hoạch thành chương trình hành động và dự án

Quy hoạch thường rất phức tạp và việc thực thi cũng có khi chậm trễ vì nhiều lý do, có thể do đặc tính giai đoạn và cần phải chia nó ra thành nhiều phần có diện tích nhỏ hơn để hoàn thành. Mặt khác cần có phương pháp mềm dẻo trong chỉ đạo và quản lý nó.

8) Thực thi Trong quá trình thực thi quy hoạch có thể gặp những khó khăn gây chậm trễ, bất trắc. Để tránh các trường hợp trên ta cần kiểm tra và hiểu rõ:

• Phải được sự nhất trí cao của những người làm trực tiếp và gián tiếp của

qúa trình lập nó trong suất quá trình thực thi. • Trách nhiệm các bên tham gia phải được thể hiện tốt • Khai thác và sử dụng quỹ đất phù hợp • Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thiết bị và nhân lực để thực hiện thành công

kế hoạch đã định.

9) Điều khiển và giám sát

Kế hoạch – quy hoạch phải có tính chất mềm dẻo trong thực thi. Cần có đội ngũ chuyên gia làm việc và kịp thời điều chỉnh khi có những thay đổi đặt ra. Mặt khác các điểm mấu chốt của kế hoạch phải được đảm bảo và bất di bất dịch. Có như vậy mục tiêu của kế hoạch đặt ra mới thực hiện được. 4.2.3. Quy trình lập quy hoạch Lập quy hoạch phải qua nhiều bước và các thủ tục điều hành phức tạp. Quá trình lập quy hoạch thực tế bao gồm giai đoạn chuẩn bị, thủ tục pháp lý và các điều kiện khống chế.

a) Giai đoạn chuẩn bị Công tác chuẩn bị được thực hiện ở bước này để làm rõ quan hệ luật pháp, các quy định hiện hành liên quan đến việc sử dụng đất. Cũng có thể sẽ có những quy định đặc biệt hay nghị định cho việc làm này.

Thủ tục pháp luật

Để có được thủ tục cấp phép sử dụng đất sẽ có nhiều thủ tục hành chính mà người liên

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

123

quan phải làm theo hướng dẫn của chuyên ngành. Những yêu cầu chính cho công tác này là:

• Mối quan hệ theo ngành ngang giữa phòng chức năng nhà nước, ví dụ như bộ phận phát triển thành phố, bộ phận làm mới, công trình công cộng, phòng quản lý đất ... và phối hợp và phản hồi thông tin tới chủ sở hữu và các nhà chức trách chính.

• Mối quan hệ ngành dọc theo phân cấp quản lý như trung ương, tỉnh, địa phương. Trách nhiệm của các cấp trong việc ra quyết định sử dụng đất làm quy hoạch.

• Trách nhiệm của ban chuẩn bị dự án, ban quản lý dự án trong công tác quy hoạch.

Sau khi đã có cơ sở pháp lý, cần đăng tải và thông tin dự án trên phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp áp dụng có thể là: qua đài, báo chí, hội thảo, câu hỏi phỏng vấn. Cấp giấy phép xây dựng Căn cứ theo Nghi định Số : 52/1999/NĐ-CP của chính phủ Quy định về đầu tư và xây dựng, tại các điều 33, 34 và 35 đã chỉ rõ: - Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên - Làm thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất

• Lập hồ sơ xin giao nhận đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất

hoặc thuê đất không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ • Việc thu hồi đất giao nhận đất tại hiện trường thực hiện theo quy định của

pháp luật về đất đai - Thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. 4.2.4. Hệ thống phân loại

Việc lựa chọn hệ thống phân loại cần phải được làm rõ ngay từ bước đầu tiên của qua trình lập. Hệ thống phân loại phụ thuộc cấp quy hoạch. Tỉ lệ càng nhỏ càng thể hiện chi tiết hơn. Ví dụ sau thể hiện nội dung phân loại cần chỉ rõ: 1) Nông nghiệp, nông trang a Nông trang, trang trại, khu canh tác b Rau màu, cây ăn quả

c Chăn nuôi nông trường (thương mại, chung) 2) Khu nhà ở

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

124

• Hộ độc thân, trợ giúp chính sách, khu tập trung. • Tư nhân, cá thể • Hành chính • Các đối tượng khác.

3) Thương mại

• Công sở • Văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch, cửa hàng • Bộ phận nghiên cứu và tiếp thị

5) Công nghiệp, nhà máy

• Công nghiệp chiếu sáng • Công nghiệp nặng • Các đối tượng khác.

5) Dịch vụ công cộng

• Công viên, vườn cây • Trường học • Khu vui chơi, thể thao • Trung tâm cộng đồng • Nhà văn hoá, chiếu phim, rạp hát

6) Hạ tầng cơ sở

• Bãi thải • Hồ chứa nước • Đỗ xe • Công trình sử lý chất thải • Giao thông, thông tin.

7) Bến bãi 4.2.5. Thi công và hướng dẫn, chỉ dẫn Để thực thi bản quy hoạch đã vạch, sẽ phải chuẩn bị rất nhiều những quy định mang tính nguyên tắc và hướng dẫn trong quá trình triển khai. Ở đây cần tuân thủ nguyên tắc và các bước tiến hành, tuy vậy các bước tiến hành có thể thay đổi chút nhỏ tuỳ hoàn cảnh cụ thể và người tiến hành công việc. 1) Công bố công khai

Trước tiên cơ quan chính quyền thực hiện kế hoạch sẽ triển khai nó theo cách chỉ đạo trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm để có giải pháp phù hợp. Có thể thực hiện kế

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

125

hoạch theo từng cấp, giai đoạn ngắn đối các hạng mục hoàn thành đi đến hoàn thành toàn bộ. 2) Quy định của các vấn đề chuyên môn

Quy định phân vùng là dạng phân chia phổ thông hiện nay, nó thể hiện chức năng của lô đất qua hệ thống phân loại. Việc phân loại này có thể mang lại:

• Đưa việc sử dụng đất phù hợp hơn trong quá trình phát triển • Phát triển có quy haọch và kế hoạch như vậy sẽ giúp cho việc bảo vệ đất

khỏi bị xói mòn và các tác động khác • Việc sử dụng đất mang tính tổng hợp và đa dạng của cộng đồng • Quy định mật độ, cường độ sử dụng đất hợp lý • Tránh những sai sót đã gặp trước đây • Tham gia vào quá trình giải quyết những vướng mắc ở các cấp cao hơn • Công cụ cho người lập quyết định.

Mặt khác phân vùng có thể đưa đến các mặt hạn chế sau:

• Có thể hạn chế việc cạnh tranh phát triển trong vùng • Có thể đưa đến tính độc canh và ít thay đổi

3) Kế hoạch quy hoạch rõ ràng

Quy hoạch cần làm rõ các yếu tố sau:

• Đánh giá phù hợp tình trạng hiện nay • Phân loại khái niệm và mục đích • Bản vẽ đơn giản nhưng phải thể hiện các vấn đề quan trọng mấu chốt. • Thủ tục hành chính • Trách nhiệm các bên tham gia.

4.3. Quy hoạch xây dưng

4.3.1. Những quy định chung của Luật Xây Dựng về quy hoạch

a. Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt.

b. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

126

hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.

c. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình.

d. Trong trường hợp ủy ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện.

e. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4.3.2 Phân loại quy hoạch xây dựng

4.3.2.1. Quy hoạch xây dựng vùng

-Yêu cầu chung

a. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; b. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển; c. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; d. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.

- Nhiệm vụ :

(1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan;

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

127

b) ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định.

(2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm:

a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn năm năm, mười năm và dài hơn;

b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;

c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.

- Nội dung

a. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chức năng khác;

b. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường;

c. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành; d. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển; sử dụng đất có hiệu quả.

- Công tác phê duyệt (a) Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm,

vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan.

(b) ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

- Điểu chỉnh

a. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiến lược quốc phòng, an ninh;

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

128

- Có thay đổi về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội. (b) Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng

vùng được quy định như sau: - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của Bộ Xây dựng, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

4.3.2.2. Quy hoạch xây dựng đô thị - Nhiệm vụ:

(1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. #ối với đô thị loại 3, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

(2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:

a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm;

b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

129

- Nội dung

a. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị.

b. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

c. Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra.

- Công tác phê duyệt

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5.

Điều chỉnh

(1). Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh;

b) Cần khuyến khích, thu hút đầu tư.

(2). Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.

(3). Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng.

4.3.2.3. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

- Nhiệm vụ :

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

130

(1). Ủy ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

(2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:

a) Dự báo quy mô tăng dân số điểm dân cư nông thôn theo từng giai đoạn;

b) Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trong điểm dân cư nông thôn;

c) Định hướng phát triển các điểm dân cư.

- Nội dung :

(1). Xác định các khu chức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triển cho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán cho từng vùng để hướng dẫn nhân dân xây dựng.

(2). Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và các công trình khác.

(3). Đối với những điểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổn định lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựng thì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Công tác phê duyệt : Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Điều chỉnh :

(1). Quy hoạch điểm dân cư nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được điều chỉnh;

b) Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh;

c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động.

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

131

(2). Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

4.4. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 4.4.1. Quy hoạch giao thông, đường sá 4.4.1.1. Đặc điểm giao thông

(i) Ô tô

Hiện nay, ô tô là phương tiện phổ biến, đặc biệt đối các nước phát triển. Việc sử dụng ô tô vì nó có những ưu điểm nổi bật như cơ động, không hạn chế chiều dài hoạt động và thời gian. Tuy vậy khi sử dụng ô tô cũng có những hạn chế nhất định. Đối các nước đang phát triển thì sử dụng ô tô phải đi liền với nâng cấp chất lượng đường và mở rộng làn đường. Mặt khác tai nạn giao thông cũng tăng lên. Trong một số trường hợp, đơn giá có thể cao, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường khi xe sử dụng các loại động cơ cũ và lạc hậu. Khi hệ thống đường sá chưa đủ rộng ô tô có thể gây ra tắc ngắn giao thông. Xe đạp Xe đạp là phương tiện phổ biến đối nước đang phát triển. Vì nó có những ưu điểm nhất định. Vận tốc của loại phương tiện này thì thường thấp ( nhỏ hơn 30 km/h, cự ly nhỏ hơn 5 km). Tỉ lệ sự cố do xe đạp cũng khá cao và thường gây ra tắc nghẽn giao thông khi người tham gia giao thông không đi theo đúng luật lệ. Xe máy là phương tiện thứ hai sau xe đạp. Xe máy có tính cơ động và có thể đi theo đường ngoằn ngoèo mà ô tô và một số phương tiện giao thông khác khó thực hiện được. Bảng 4.1: Kích thước trung bình và lớn nhất của các loại xe vận tải và xe thô sơ

KT trung bình KT lớn nhất Dài Rộng Cao Dài Rộng Cao Ô tô 4.4 1.6 5.0 1.9 Xe tải 4.9 2.0 2.2 5.3 2.1 2.4 Ô tô buýt 11.9 2.5 3.1 18.0 2.5 3.2 Xe tải lớn 9.0 2.45 3.3 18.0 2.5 4.0 Đi bộ 1.8 2.1 Xe đạp 1.8 0.6 1.8 2.0 0.7 2.0 Xe đẩy 1.9 0.65 1.7 2.05 0.85 1.85 Xe tay 1.5 0.85 1.4 1.8 0.9 1.5

Xe buýt và tầu điện

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

132

Phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tầu điện có vị trí quan trọng đối giao thông khu vực đô thị. Hệ thống giao thông này nối liền các điểm trong khu vực hoạt động. Để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông trong nhiều thành phố lớn người ta sử dụng phương tiện này như một công cụ giao thông chính. 4.4.1.2. Phân tích hệ thống giao thông

Phân tích hệ thống giao thông nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình lập quy hoạch. Việc phân tích này nhằm phản ánh hiện trạng giao thông và tương lai 10 tới 20 năm tới. Công tác dự báo sẽ dựa vào tăng trưởng dân số và sự gia tăng trong sử dụng ô tô. Kết quả phân tích cần làm rõ 4 vấn đề sau:

• Khả năng đường vận tải • Đỗ xe • An toàn gaio thông • Vấn đề ảnh hưởng môi trường

Để hạn chế những tồn tại này một số giải pháp sẽ đưa ra. Các thông tin cơ bản cần thu thập:

• Kết cấu hệ thống giao thông: đường chính, đường nhánh • Số lượng ô tô, xe đạp tham gia giao thông, số lượng xe buýt trong giờ cao

điểm và giờ khác • Vận tốc ô tô, sự thay đổi vận tốc • Số lượng ô tô đỗ đúng và không đúng quy định, chu kỳ và thời gian đỗ • Số vụ tai nạn: vị trí, thời gian địa điểm, loại xe, nguyên nhân • Biển báo, đèn báo • Thiết bị chỗ qua đường

a) Khả năng đường

Khả năng chuyển tải của đường khoảng 1800 xe trong một giờ. Điều này nói lên rằng cứ 2 phút sẽ có một xe chạy qua. Nếu tính cho đường một làn trong một giờ có: 2* 18000 xe qua. Nếu số xe chạy qua lớn hơn trị số tính này sẽ có hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Thực tế số lượng xe nhỏ hơn tính trên vẫn xảy ra tắc nghẽn, điều này nói lên khả năng đáp ứng của đường nhỏ hơn. Mặt khác nó còn phụ thuộc vào hệ thống đền tín hiệu và thiết bị chỗ cắt qua trục giao thông.

Việc khảo sát lượng xe trong 24 giờ và tính cho nhiều ngày sẽ là số liệu tốt giúp việc

tính toán giải quyết vấn đề quá tải của đường. Những giải pháp chính cho việc giải quyết vấn đề quá tải là:

• Tăng khả năng của đường bằng cách hạn chế các điểm nút cổ chai, mở rộng làn đường, đường tránh và đặt hệ thống tín hiệu

• Làm đường mới • Giảm loại xe có vận tốc thấp, làm đường riêng cho loại này.

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

133

b) Nơi đỗ xe Giải quyết vị trí đỗ, số lượng và thời gian đỗ. Nơi trung tâm dịch buôn bán, cửa hàng, vui chơi giải trí sẽ phải giành riêng không gian đỗ xe.

c) An toàn giao thông Giảm thiểu tai nạn giao thông đang là chính sách lớn của nhà nước hiện nay. Tất cả những người tham gia giao thông trên đường đều phải chấp hành luật lệ giao thông. Công việc này được cơ quan cảnh sát đảm nhận và có sự tham gia của chính quyền và người dân. Hiện nay đã có những cung đường, đoạn đường, đường phố quản lý trực tiếp bởi người địa phương. d) Môi trường Khuynh hướng hiện nay trong quy hoạch vấn đề tác động môi trường đang được xem là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối quy hoạch hệ thống giao thông. Ở đây quan tâm hai yếu tố: tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Độ mạnh yếu trong âm lượng ảnh hưởng được thể hiện qua đơn vị đo lường decibel (dBa). Mức quy định như sau: Yên tĩnh 0 dB(a), giới hạn mức cao 120 dB(a). Đối một số nước phát triển giới hạn cho phép đối khu nhà ở từ 50 dB(a) đến 70 dB(a). Khi nghiên cứu tiếng ồn, nguồn sinh ra nó phụ thuộc vào:

• Số lượng xe ô tô , xe tải chạy • Vận tộc trung bình của nó • Chất lượng vật liệu làm đường • Sự phản âm do vật quanh đường

Theo kết quả nghiên cứu của Hà Lan tiếng ồn phụ thuộc vào vận tốc xe chạy, số lượng tham gia và thống kê ở bảng sau. Bảng 4.2: Quan hệ giữa số lượng xe và vận tốc chạy với độ ồn phát ra dB(a).

Số ô tô/h 50 km/h 70 km/h 100 km/h 200 67.5 70 75 300 69.5 72 77 400 70.5 73 78 500 71.5 74 79 600 72.5 75 80 800 73.5 76 81

1000 74.5 77 82 1300 75.5 78 83 1500 76.5 79 84 2000 77.5 80 85

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

134

Để giảm tiếng ồn đến khu nhà ở thì khoảng cách đường tới khu này cần phải đủ xa. Ngoài ra yếu tố khác như địa hình, vận tốc gió thổi và môi trường không khí cũng ảnh hưởn trực tiếp đến hạn việc lan truyền tiếng ồn trong không gian. - Yếu tố địa hình: Nếu phần mặt đất từ đường đến khu nhà ở là đất cát hay vật liệu mềm, rời sự lan truyền tiếng ồn là khó khăn. Hệ số giảm âm khi này ta coi là 1. Nhưng nếu là vật liệu cững thì khả năng giảm âm là rất yếu. Hệ số giảm âm được coi là 0. - Hệ số do gió: Hệ số này kể đến ảnh hưởng của yếu tố khí hậu như vận tốc gió, nhiệt độ và lượng mưa đến khả năng lan truyền âm trong không gian. Mặt khác đặc trưng riêng của mỗi căn hộ cũng chịu sự tương phản âm cũng khác nhau . - Hệ số không khí: Hệ số này xem xét độ giảm âm theo đặc trưng của các phân tử không khí trong môi trường đo lường. Tổ hợp ảnh hưởng từ các yếu tố xem bảng sau. Bảng 4.3: Độ giảm tiếng ồn khi xét đến các yếu tố không gian

Độ giảm tối đa do không gian Khoảng cách đến nhà ở

(m)

Giảm âm do vận

tốc Địa hình Gió Không khí

Tổng cộng dB(A)

4 6 2.6 0.3 0.2 9.1 8 9 3.0 0.5 0.2 12.7 10 10 3.2 0.6 0.2 14.0 25 14 4.5 1.4 0.5 20.4 50 17 5.5 2.0 0.6 25.1 100 20 6.0 3.0 1.1 30.1 150 22 6.0 3.2 1.4 32.4 200 23 6.0 3.3 1.9 34.2

Ví dụ: Tính toán mức độ ồn Tại giờ cao điểm có 800 xe chạy trên đường/ h. Một khu nhà cách đường 50 mét . Hãy kiểm tra lượng tiếng ồn có cho phép hay không tại khu nhà ở. Từ bảng 4.2 ta có nguồn tiếng ồn đo được là 73.5 dB(a). Nhà cách đường 50 mét, Lượng âm giảm đi 25.1 dB(a). Như vậy âm lượng tại khu nhà ở có trị số là: 73.5 – 25.1 = 48.4 dB(a). So sánh với quy định chung giới hạn 50 – 70 dB(a) như vậy tiếng ồn ảnh hưởng từ đường giao thông đến khu nhà là cho phép ( < 50 dB(a) ). Để ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn tới khu dân cư, người ta có thể đưa ra các giải pháp sau:

• Đường mới làm cần xa khu dân cư • Làm hàng rào chắn tiếng ồn • Làm khu nhà kho, khu bến bãi ngăn cách nguồn gây tiếng ồn đến khu dân

cư.

Ô nhiễm không khí

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

135

Ô nhiễm không khí nguyên do nhiều nguyên nhân. Xét ở góc độ giao thông ô nhiễm do chất thải của động cơ và do phương tiện vận tải mang theo bụi tới môi trường. Để kiểm tra độ ô nhiễm ta cần chú ý 2 yếu tố chính sau:

- Hàm lượng CO : Tiêu chuẩn 135 mg/m3/h - Hàm lượng NO : Tiêu chuẩn 6000 mg/m3/8 giờ.

Để hạn chế ô nhiễm do giao thông gây ra có thể thay đổi loại động cơ và hệ thống lọc khói sau khi xả. 4.4.1.3. Phương pháp chức năng trong hạ tầng cơ sở

Việc phân loại chức năng của thành phố sẽ là cơ sở cho công tác lập quy hoạch xét về mức độ quan trọng của mỗi đối tượng trong hệ thống liên hoàn. Phân cấp thành phố đô thị có thể phân ra các cấp sau:

1)Thành phố, đô thị rất quan trọng : Nó có vị trí quan trọng tại cấp xem xét và còn có vị trí quan trọng nữa xét ở mức cao hơn. 2) Thành phố quan trọng: Vị trí quan trọng trong phạm vi xem xét 3) Thành phố, đô thị mức quan trọng vừa phải: Thành phố đô thị xếp dưới mức hai.

Hình 4.2: Các dạng phân cấp thành thị và phân cấp hạ tầng cơ sở Phân cấp thành phố dựa trên cơ sở chức năng ( tầm quan trọng và phân cấp) điều này cũng là cơ sở của việc thiếp lập hệ thống đường giao thông với cấp tương xứng đối thành phố hoạt động. Mô hình tổng quát của phân cấp này thể hiện trên hình sau:

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

136

Hình 4.3: Phân cấp thành phố theo hình tháp

Hình 4.4. Chức năng đường

Chức năng giao thông hạ tầng Để làm được chức năng này trong quy hoạch ta cần làm rõ các vấn đề sau: Vị trí, thời gian và chất lượng của đường nối và phân cấp của nó: Trung ương, tỉnh, thành phố vệ tinh, thành phố phụ cận... Ở các cấp khác nhau mức độ ưu tiên đường nối cũng có vị trí tương xứng:

• Đường cao tốc, đường chính • Đường cấp hai, đường vùng, khu vực • Đường cấp ba, đường thị trấn.

Hệ thống đường thành phố lại được phân cấp như sau:

• Đường chính, đại lộ • Đường nối vùng ngoại ô

Thành phố cấp cao

Thành phố cấp cao

Vùng phụ cận

Thị xã, làng bản

Chức năng đường

Giao thông

Chức năng sinh hoạt

Chức năng khác

C,N liên thông

Tiếp cận

Quy hoạch thị xã

Cộng đồng

Vệ sinh

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

137

• Đường nối nội vùng • Đường phố

4.4.1.4. Chất lượng của đường nối và bố trí tuyến

Yêu cầu giao thông Yêu cầu chính của hệ thống đường là:

• Có bao nhiêu phương tiện tham gia giao thông • Mục tiêu đi lại • Thời gian và chu kỳ đi lại • Loại phương tiện • Tuyến đi

Chất lượng của đường nối và độ bền Chất lượng của đường nối có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao thông về giá thành và vận tốc của phương tiện sử dụng đường. Để thể hiện tính ưu việt của đường nối nó cần làm rõ những mặt sau: tuyến đi, vận tốc và giá thành. Tuyến đường chịu sự chi phối của hệ thống nó thể hiện đặc trưng qua các yếu tố sau: Kết cấu hạ tầng liên thông, mật độ tham gia giao thông và hình dạng lưới phân bố. Đặc trưng cho tuyến là hệ số “khúc khuỷu”, là tỷ số của : khoảng cách tuyến thực/ khoảng cách theo đường chim bay (đường thẳng). Bền vững tuyến – Z được biểu thị như sau: Z = 1/ chất lượng đường nối Zij = tij + kij / γ Trong đó:

Z ij = Độ bền tuyến (h) t ij = Thời gian đi từ i đến j (h) k ij = Chi phí đi từ i đến j (f) γ = ước lượng thời gian

Mô hình tương tác không gian Phân phối không gian của yêu cầu giao thông có vai trò quan trọng trong phân tích hệ thống giao thông. Thiết kế không gian chỉ ra số lượng tuyến đường trong phạm vi nghiên cứu. Phân phối này bắt nguồn từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người trong khu vực.

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

138

Yêu cầu giao thông giữa điểm i và j phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

• Khả năng giao thông của điểm xuất phát i • Khả năng tiếp nối của điểm đến j • Chất lượng nối giữa hai vùng i và j

Hình 4.5 : Lưới biểu diễn nơi xuất phát và nơi đến trong hệ thống giao thông Sự tương tác không gian hoặc mô hình phân phối được bắt đầu từ công thức sau:

T ij = qi * Xi * Fij

Trong đó: T ij = Số tuyến giữa điểm i và j qI = Khả năng vận chuyển của vùng xuất phát i XI = Khả năng hấp dẫn của vùng đếnj Fij = Chất lượng nối thông

Công thức này chỉ ra rằng số tuyến giữa các vùng phụ cận tỷ lệ với khả năng giao thông các nút đi và đến và chất lượng của nối thông. Điều này được minh hoạ trong bảng sau.

Khoảng cách

Từ

Đến

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

139

Bảng 4.4: Phân phối tuyến bình quân

Nhà Công sở

Cửa hàng

Giáo dục Giải trí Tổng

Nhà 0.56 0.56 Công sở 0.57 0.3 0.87 Cửa hàng 0.79 0.1 0.0 0.89 Giáo dục 0.17 0.0 0.0 0.17 Giải trí 1.15 0.05 0.0 0.05 0.0 1.25 Tổng 3.24 0.45 0.0 0.05 3.74

Đối với phương tiện giao thông đặc biệt và tuyến đặc biệt, công thức trên có thể biểu diễn dạng sau:

T tijvm = q im * Xjm * F m(Ztijv) Trong đó

q im = Khả năng vận tải của điểm i đối tuyến đề nghị m Xjm = Khả năng thu hút điểm j cho tuyến đề nghị m F ij = Chất lượng nối đặc biệt đối m Z tijvm = Bền vững tuyến giữa hai điểm i và j, phụ thuộc chu kỳ và phương

tiện giao thông (Nhưng Z không phụ thuộc vào m).

Chất lượng nối là hàm số của bền vững tuyến Zij

Mô hình tương tác không gian giao thông được thể hiện qua công thức sau: T ijvv = C.Aj * (IjFijvv)/(∑ Ij Fijvv)

Trong đó Ij = Số lượng người ở T ijw = Số lượng tuyến giao thông từ vùng i đến khu vực C = Thông số chỉ số lượng tuyến theo nghành nghề Aj = Số lượng nghành nghề trong vùng

Fijw = Chất lượng nối giữa vùng i và j Chất lượng nối vùng F trong mô hình tương tác không gian thông thường là hàm tăng liên tục. Khi Z tăng lên cơ hội tương tác giảm đi. Khuynh hướng có dạng đường cong chữ S như hình vẽ sau.

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

140

Hình 4.6: Ví dụ của hàm phân phối về một loạt các tuyến 4.4.2. Quy hoạch nhà ở Thực tế cho thấy rằng kế hoạch sử dụng đất là một bộ phận trung tâm của quy hoạch tổng thể trong đó việc sử dụng đất giành cho khu vực dân sinh là bộ phận chính của kế hoạch này. Được sinh sống trong khu nhà hợp lý đó là một trong những yếu tố cần thiết nhất của con người, mà điều này đã được ghi nhận trong chính sách phát triển của tố chức Liên Hiệp Quốc. Chính vì vậy quy hoạch nhà ở phù hợp và đầy đủ là nhiệm vụ quan trọng của người lập kế hoạch- quy hoạch. Nội dung phần này sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch nhà ở và mối liên quan của nó tới các khu công nghiệp, thương mại, trung tâm giải trí, hệ thống đường sá, hệ thống cấp thoát nước và các công trình công cộng. Hệ thống nhà cửa đã có thời gian tồn tại lâu đời. Kiến trúc và phân bố các công trình theo tập tục của người sing sống. Xét về góc độ sử dụng, chủ sở hữu của các công trình này ta có thể phân biệt chúng thành 4 nhóm chính sau:

• Công trình dân dụng của nhà nước quản lý • Công trình dân dụng do tư nhân sở hữu • Công trình dân dụng thương mại tư nhân • Và loại cá biệt

4.4.2.1. Mục tiêu nhà ở Mục tiêu chính của quy hoạch nhà ở hợp lý bao gồm các điểm sau:

• Đủ cho công dân có nhu cầu

Xe đạp

Ô tô

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

141

• Kinh phí phù hợp cho các đối tượng có thu nhập khác nhau • Môi trường xung quanh tốt • Dịch vụ công cộng đầy đủ và đáp ứng đúng yêu cầu người dân sinh sống • Khu nhà ở gần nơi kiếm việc làm và làm việc • Khu ở không bị ảnh hưởng thiên tai và các sự cố khác có thể xảy ra.

Khi lập quy hoạch cho một vùng cụ thể, các mục tiêu trên được chi tiết hoá và được xếp thứ tự ưu tiên theo khu vực hành chính. Sử hữu đất đai là toàn dân do nhà nứơc quản lý vì vậy cần phân biệt rõ những vấn đề sau trong khi quy hoạch.

• Bảo vệ : Mỗi khu nhà ở phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ cho người sinh sống. Vấn đề được pháp luật công nhận là quyền con người, quyền có nhà ở và lựa chọn nơi ở, quyền sở hữu tài sản v.v...

• Vai trò cung cấp: Cung cấp các dịch vụ công cộng, hạ tầng cơ sở ( điện nước, vệ sinh, công trình công cộng)

• Vai trò phát triển: Đảm bảo quá trính phát triển và quyền sở hữu tài sản, đất đai

• Vai trò luật pháp, quy tắc: Quy định các vấn đề chung đảm bảo cho sinh hoạt thống nhất và môi trường trong sạch

• Vai trò khuyến khích: Khuyến khích tăng cường phát triển. 4.4.2.2. Quy hoạch bộ phận nhà ở

Quy hoạch nhà ở nằm trong quy hoạch chung, nó chiụ sự khống chế và quản lý chung của nhà nước. Sau đây sẽ trình bày những công việc chính trong việc này: Việc đầu tiên là nhận ra sự cần thiết nhà ở và quanh hệ tới thị trường nhà ở. Như vậy cần phải nắm rõ cần bao nhiêu nhà, căn hộ trong năm theo tốc độ phát triển hiện nay . Thứ hai là : Vị trí, quy mô và cấp nhà xây dựng để từ đó bố trí các công trình phù hợp. Thứ ba là: Xây dựng dự án và thực thi dự án Thứ tư là: Đưa dự án vào khai thác kể cả công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý dự án.

Vấn đề nhu cầu và khả năng cung cấp nhà ở

Nhà cửa là hàng hoá và như vậy nó sẽ bị chi phối bởi quy luật thị trường. Nhưng nếu để thị trường chi phối toàn bộ thì sẽ mâu thuẫn với nhu cầu và giá thành. Chính vì vầy nhà nước phải điều khiển chương trình quy hoạch, khống chế gía thành và giải quyết hợp lý nhu cầu sử dụng của người dân theo hệ thống văn bản pháp luật quy định. Nhu cầu nhà ở của mỗi người dân thể hiện ở hai mặt: số lượng và chất lượng. Yêu cầu nhà ở có thể xác định bởi: Điều kiện địa lý

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

142

• Giới tính, tuổi tác và số lượng đã, đang sống và tương lai • Tỉ lệ sinh đẻ hàng năm và chết • Di cư- nhập cư, di chuyển chỗ ở • Đô thị hoá

Thông tin nhà ở

• Chủ hộ mới, khuynh hướng gia tăng, phát triển kinh tế • Số lượng nhà thống kê trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai • Số lượng thành viên trong hộ và dự báo • Một độ phân bố trên 1 ha

Ngoài ra một số vấn đề khác cần quan tâm như:

• Kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng tới đời sống người dân • Quyền sử hữu tài sản • Ngân quỹ tài chính dành cho nhà ở • Chính sách của nhà nước về nhà ở.

Để có cơ sở xác định số lượng nhà yêu cầu, người lập quy hoạch phải đựa vào tài liệu thống kê theo các cấp như từ cơ sở địa phương, vùng lãnh thổ và cuối cùng là tài liệu quốc gia. Việc cung cấp nhà và kế hoạch xây dựng bị ảnh hưởng từ: 1) Quỹ nhà ở, số lượng a Số lượng nhà hiện tại, quỹ nhà ở b Tỷ lệ tăng trưởng xây dựng hàng năm c Tỉ lệ số mới xây so với tổng số d Số lượng đem bán hay cho thuê hàng năm 2) Quỹ nhà tổng hợp và chất lượng a Số xây dựng hàng năm b Dạng nhà ở ( hộ gia đình, độc thân...) số lượng phòng trong một căn hộ, nhà đặc biệt... c Nhà cho thuê, bán của khối tư nhân d Chất lượng nhà e Nhà trợ giá f Giá thành và chi phí Từ số liệu thống kê trên người lập quy hoạch tiến hành công việc theo các bước. Nhưng họ vẫn phải thu thập thêm thông tin nữa.

4) Công suất nhà ở

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

143

Công suất nhà ở phụ thuộc bởi: a Nguồn cung cấp • Đất và giá của nó • Hạ tầng cơ sở • Vật liệu xây dựng b Tổ chức của ngành công nghiệp xây dựng c Nguồn công nhân đào tạo xây dựng d Giá thành nhập khẩu thiết bị

Vị trí Các điều kiện căn cứ khi chọn vị trí xây dựng khu dân cư: Một là: Nguồn đất chưa có kế hoạch sử dụng riêng, nó có thể xây dựng được nhà ở lên trên Hai là: Việc sử dụng đất phù hợp chính sách quy định hiện hành.

Sau khi lựa chọn được vị trí xây dựng, cần tiến hành công tác khảo sát phục vụ cho lập dự án. Những vấn đề quan tâm chính ở đây là: điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn, hạ tầng cơ sở, nguồn điện nước, hệ thống nước thải và tính toán sơ bộ giá thành... Ở giai đoạn này lý thuyết lập quy hoạch và kỹ thuật tính toán được vận dụng như phương pháp chọn vị trí xây dựng, phân tích lưới, phân tích không gian, phân tích kinh tế . Tổ chức không gian khu dân sinh Sau khi đẫ có sự lựa chọn người lập quy hoạch đưa ra các phương án để so sánh về mặt kinh tế và kỹ thuật. Xét về mặt dân sinh vị trí xây dựng cần thoả mãn:

• Đất chỉ giành cho khu dân cư • Tính toán mật độ số dân, mật độ các phương tiện đi lại khu nhà ở: như diện

tích bãi đỗ, khu vui chơi, khu thương mại... điều này được quy định trong tiêu chuẩn xây dựng.

Bố trí mặt bằng tổng thể

Việc bố trí tổng thể nhằm thể hiện vị trí xây dựng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng. Quá trình bố trí theo thứ tự ưu tiên như chủ yếu trước thứ yếu sau, chính trước phụ sau... Nhìn chung khi bố trí cần lưu ý thoả mãn các chức năng như:

• Khu sinh hoạt, dân sinh • Hạ tầng cơ sở, giao thông • Khu vui chơi giải trí • Khu nhà máy, làm việc...

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

144

Thiết kế

Dự án sẽ được thiết lập, các phương án đưa ra và lựa chọn phương án có nhiều điểm mạnh nhất. Phương án chính thức đưa trình duyệt ở cấp thẩm quyền. Một kế hoạch đầu tư xây dựng được bắt đầu từ đây. Thi công và quản lý khai thác Sau khi dự án được duyệt, chủ đầu tư tổ chức xây dựng dự án. Bước tiếp sau là công tác khai thác và quản lý dự án - Giai đoạn chuyển giao công trình sang đơn vị quản lý và khai thác. Kế hoạch công tác duy tu được lập cho cả công trình nhà ở và hạ tầng cơ sở. 4.4.2.3. Văn bản quy định Nhà ở là một vấn đề khá phức tạp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần có một chính sách chung để điều hành và quản lý thị trường nhà ở. Xét về cơ chế nhà nước, những vấn đề này được tập trung chú ý các mặt sau:

• Quy định tài chính • Cơ chế luật pháp • Vấn đề liên quan đến đất đai • Luật pháp và Nghi định

(1) Quy định tài chính

Để mọi người có khả năng có nhà ở, nhà nước cần có chính sách hợp lý động viên các nhà cung cấp và xây dựng nhằm làm ra những ngôi nhà có giá thành thấp. Hiện nay có 3 khuynh hướng trong việc này:

a) Do ngân quỹ dành cho xây dựng nhà ở có hạn mà nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Nhà nước có chính sách trợ giá để đối tượng này có thể mua nhà song thực tế nhà dành cho người có thu nhập thấp khó có thể trả tiền được mà người có thu nhập cao hơn lại nhận được số nhà này.

b) Các phương án xây dựng nhà ở khác nhau điều này thể hiện ở việc sử dụng vật liệu, cấu trúc nhà, kế hoạch tiến độ thi công... Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng vì vậy có thể số đông sẽ ít quan tâm đến nó, dẫn đến nguồn tài chính cho xây dựng sẽ có ảnh hưởng.

c) Thực tế hiện nay cho thấy nhiều nhà nước đang phải đương đầu với việc giải quyết nhà ở cho những người có thu nhập thấp, chính sách nhà ở của nhà nước đang phải giáp mặt với quá trình tự xây dựng của người dân. Nhà nước cần tích cực chủ động trong chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho xây dựng nhà ở. Chính sách tiền tệ và tín dụng đã được áp dụng để giải quyết khó khăn cho người nghèo có nhà ở. Ví dụ như thẻ tín dụng và hỗ trợ của các

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

145

tổ chức. Có nhiều phương pháp huy động vốn cho việc xây dựng nhà ở như đã áp dụng ở nhiều nước như Phi Líp Pin, Thái Lan và In Đô Nê Xia.

Cơ chế tài chính Ở các mức khác nhau như khu vực, lãnh thổ, quốc gia các quy định khác nhau về lãnh vực tài chính cho vấn đề nhà ở đã được thông qua:

• Thuế đất và phát triển sử dụng đất • Chương trình phát triển thành phố • Trợ giá xây dựng nhà ở • Trợ giá cộng đồng • Trợ gía cho người sử dụng, người hưởng lợi

Vấn đề đất đai

Sau hai vấn đề trên là vấn đề thị trường đất đai cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch

và quy hoạch nhà ở. Điều này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp qua quy hoạch không gian, phân vùng và quy hoạch sử dụng đất.

Phân vùng có mục đích quy định việc sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất về sức khoẻ cộng đồng, an ninh an toàn và và các vấn đề chung khác trong sinh hoạt cộng đồng. Những vấn đề bất lợi như tiếng ồn, ô nhiễm phải được quy định và đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Vấn đề giá cả nhà ở cho người thu nhập thấp và giá đất là yếu tố quan trọng. Hiện nay gía đất ở khu vực đang tăng lên rất nhanh, đặc biệt là các thành phố lớn. Khu vực thị xã thị trấn cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn. Để đáp ứng cho việc cung cấp nhà ở cho người nghèo theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có thể:

• Có chủ trương và chính sách hợp lý về mua đất • Khai thác đất với mục đích công cộng • Chuyển đất sang nhà cho người nghèo • Sử dụng hệ thống tín dụng ( credit ) • Hệ thống ngân hàng trợ giúp và chương trình bảo vệ nguồn đất.

Luật pháp và các quy định, nghị định

Luật, nghị định, quyết định và các văn bản hướng dẫn là những công cụ định hướng và bảo trợ cho việc lập quy hoạch và xây dựng dự án. Có thể thống kê ra đây một số luật, nghị định chính phủ và quyết định của ngành liên quan tới quy hoạch và sử dụng đất trong xây dựng nhà ở nói riêng và sử dụng đất nói chung. • Luật đất đai: Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kỳ thứ 8, lần hai thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

146

• Luật đất đai: Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kỳ thứ 9, lần thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993.

• Luật Xây Dựng được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số 16/2003/ QH11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

• Quyết định số 201/QD/DTTK của cục quản lý đất đai và tài nguyên ký ngày 14-10-1989 về quyền sử dụng đất

Ngoài các luật trên, để thực hiện việc sử dụng đất có hiệu quả và hợp pháp có nhiều nghị định của chính phủ, quyết định của các bộ nghành liên quan quy định việc sử dụng đất. Dựa trên các văn bản hướng dẫn người lập quy hoạch sẽ tiến hành công việc của mình theo đúng luật pháp. 4.4.2.5. Các vấn đề quan tâm chính Như đã phân tích trên có rất nhiều vấn đề cần được xem xét trong lập quy hoạch và phát triển khu nhà ở. Tóm tắt có thể nêu ra đây một số vấn đề chính sau: (1). Tiêu chuẩn nhà ở và cộng đồng khu dân cư thường có mức độ khác nhau thuỳ theo điều kiện khu vực cơ sở và mức sống cộng đồng. Nếu xét ở khía cạnh cá thể nó phụ thuộc vào mức sống của người dân. Nhưng xét ở góc độ xã hội thì nhà nước cần có chính sách trợ cấp hay trợ giá và tiện nghi sinh hoạt trong nhà này cũng phải hạn chế ở mức độ cho phép để hạ giá thành. Để giải quyết vấn đề này khi lập quy hoạch cần lưu ý:

• Nguồn cung cấp như điện, nước là có thể khai thác được và đạt tiêu chuẩn • Giá thành và tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng cho đối tượng phù hợp với khả

năng của họ. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy về tiêu chuẩn và chất lượng của các công trình như nhà ở, khu vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng cần để ở mức vừa phải bởi lẽ người nghèo cũng không thể trả hết mà nhà nước cũng không thể gánh hết được. Chính vì vậy người lập quy hoạch phải tìm được giải pháp hợp lý nhất cân bằng giữa nguồn tài chính và tiêu chuẩn phục vụ. ( 2). Khả năng chi trả : Vấn đề này liên quan đến nguồn thu của người dân mà họ cần sử dụng ngôi nhà hay căn hộ phù hợp với điều kiện khả năng của họ. Kinh nghiệm ở một số nước phương Tây cho thấy không nên sử dụng ngôi nhà hay căn hộ mà họ phải chi trả trên 25% mức thu nhập trung bình. Ở Việt nam điều này không hoàn toàn đúng nhưng rõ ràng người dân chỉ có thể mua được ngôi nhà hay căn hộ khi họ có thể trả món tiền nợ trong vòng 10- 15 năm. Nếu lớn hơn thì sẽ rất khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của họ.

(3). Các vấn đề kinh tế: Thương mại và phân tích kinh tế là những bước rất quan trọng trong quá trình lập quy hoạch phát triển dân cư.

(a) Nghiên cứu thị trường xem xét vị trí đặt công trình sao cho hợp lý

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

147

Một nguyên tắc có tính thông dụng là nhà ở cho khu vực người thu nhập thấp nên thiết kế cao tầng vì như vậy sẽ giảm được diện tích mặt bằng, điều này càng có ý nghĩa đối khu vực thành thị.

( b). Giá cả Phân tích gía cả cần xem xét giá thành mua đất, nâng cấp và khả năng tài chính. Những vấn đề chính cần xem xét ở đây là:

• Vị trí phù hợp cho điều kiện xây dựng ( địa chất nền, cao độ, địa hình...) • Khả năng tiếp cận tới hạ tầng như đường, nguồn nước, điện... • Nguồn cung cấp dịch vụ • Quy hoạch vùng phù hợp với quy hoạch tổng thể • Cảnh quan môi trường và khả năng xây dựng khu trường học, dịch vụ xã hội

(4). Yếu tố kỹ thuật Vấn đề này lưu tâm đến các mặt như kết cấu tháo lắp, vật liệu đặc biệt, nhà cao hoặc thấp tầng gía rẻ và các vấn đề khác. Quá trình xây dựng nhà được chia ra làm 4 bước như sau:

• Công tác chuẩn bị: lập quy hoạch, chuẩn bị mặt bằng • Thi công: cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng • Phân phối và bán cho đối tượng sử dụng • Duy tu bảo dưỡng

Xét về tiêu chuẩn kỹ thuật dạng nhà ở được phân cấp như sau: • Tiêu chuẩn nhà ( diện tích, thiết bị) • Công nghệ thi công và lắp ráp • Vật liệu xây dựng • Kiến trúc • Mật độ phân bố nhà ở • Thiết kế tổng thể • Tận lượng công trình cũ

(5). Duy tu bảo dưỡng Sau khi chuyển giao nhà cho người sử dụng công tác duy tu bảo dưỡng có vị trí rất quan trọng để đảm bảo tuổi thọ của công trình, sự ổn định kết cấu theo thời gian mặt khác đảm bảo việc sử dụng, sinh hoạt được bình thường. Nếu một ngôi nhà nào đó bị xuống cấp rất có thể nó sẽ ảnh hưởng tới các ngôi nhà liền kề. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đôi khi gặp khó khăn. Để chủ động trong việc phòng chống sự xuống cấp cần có kế hoạch duy tu bảo dưỡng. Có hai loại bảo dưỡng được tiến hành: một là bảo dưỡng thường xuyên, hai là bảo dưỡng đột xuất. Trong bảo dưỡng thường xuyên có

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

148

sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Sửa chữa đột xuất khi có sự cố như bão gió, động đất... 4.4.3. Quy hoạch hệ thống vệ sinh Công trình vệ sinh và sức khoẻ bao hàm một nội dung rất rộng lớn và tiêu chuẩn đánh giá cũng mang tính tổng hợp. Để tập trung vào nghiên cứu những vấn đề chính ta có thể tham khảo tiêu chuẩn mà Tổ chức Sức khoẻ thế giới đã quy định. Đó là:

• Chất bài tiết • Rác thải và nước thải sinh hoạt • Hệ thống tiêu thoát nước • Chất thải rắn

Theo tài liệu thống kê của tổ chức Ngân hàng thế giới, có khoảng 1/3 dân số thành thị và trên một nửa dân số nông thôn ở khu vực nam bán cầu không đủ công trình vệ sinh cho chất thải bài tiết. Trong nhiều hộ sinh hoạt công trình vệ sinh không đủ tiêu chuẩn hoặc, theo tập quán người ta sinh hoạt tuỳ tiện gây mất vệ sinh khu công cộng và khu ở riêng, điều này sẽ là nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy công tác thiết kế vệ sinh chung cho khu sinh hoạt là việc làm không thể thiếu trong công tác quy hoạch tổng thể. Có ba tiêu chuẩn cần đựơc xem xét trong khi quy hoạch: tiện lợi, vệ sinh và tiện sử dụng, duy tu. 4.4.3.1. Công tác vệ sinh và sức khoẻ

Chất thải bài tiết là sản phẩm thải loại của cơ thể người sau quá trình tiêu hoá. Nói chung nó vô hại. Tuy vậy nếu công tác vệ sinh không tốt nó sẽ là nguồn gây bệnh và truyền nhiễm cho cộng đồng. Có rất nhiều bệnh bắt nguồn từ quá trình thiếu vệ sinh như: ỉa chảy, giun đũa, giun kim, giun chỉ v,v... Người bị bệnh có thể gây truyền nhiễm qua người khác qua sinh hoạt chung như qua tay chân khi tiếp xúc nguồn bệnh, qua ruồi muỗi, thậm chí qua môi trường đất cát hoặc rau ăn.

Nguồn gây bệnh có thể từ nhiều nguồn, ta có thể phân loại theo các dạng chính sau:

(1) Nguồn gây bệnh qua nguồn nước: Bệnh lỵ, dịch tả, bệnh sốt. • Trường hợp này do người uống nước ô nhiễm. Nguyên nhân do ô

nhiễm chính do con người tạo ra, chất thải sinh hoạt xâm nhập vào nguồn nước hoặc gần nguồn nước. Công tác vệ sinh không đảm bảo, để vi khuẩn truyền bệnh lây nhiễm .

• Lây nhiễm do côn trùng như muỗi, ruồi và ấu trùng. • Nguyên nhân thứ ba là do thiếu nguồn nước, không đủ nước làm vệ

sinh, giặt dũ quần áo . 2) Vấn đề thứ hai liên quan đến chất bài tiết. Cả trong trường hợp lây nhiễm trực tiếp

qua tay chân tiếp xúc hoặc dán tiếp qua đất, cát như rau quả trong vườn, trẻ em chơi trên bãi đất chuẩn bị và ăn món ăn có lây nhiễm từ ruồi, giun sán...

3) Do chất thải rắn có nguồn gốc bệnh tật truyền nhiễm. Do ruồi muỗi đẻ trên hoặc gần khu đầm lầy gây nên mầm mống bệnh dịch.

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

149

4) Môi trường xung quanh ngôi nhà và sự thông thoáng trong nhà kém. 5) Bệnh truyền nhiễm qua không khí: vi rút lan truyền trong không khí gây truyền

nhiễm bệnh như bệnh sởi, viêm màng não, đường hô hấp...

Tóm lại khi lập dự án quy hoạch vùng nhà ở, người lập cần xem xét môi trường chung, nguồn nước, nước thải, chất thải, hệ thống vệ sinh trước khi đưa ra quyết định. 4.4.3.2. Phương án kỹ thuật Việc lựa chọn phương án cho giải pháp cụ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để đưa ra được phương án cần nghiên cứu kỹ các vấn đề sau: 1) Chất thải xử lý tại chỗ hay mang đi 2) Hệ thống thải công nghệ khô hay ướt 3) Hệ thống vệ sinh chung hay riêng 4) Kết cấu công trình vệ sinh 5) Vị trí đặt công trình xử lý. 6) Hệ thống cống thoát nông Thiết kế hệ thống vệ sinh cần tham khảo tài liệu chuyên môn. Phân loại theo chức năng có thể phân chúng ra thành các dạng sau: nhà vệ sinh chung, nhà vệ sinh cá nhân, bể tự hoại, hệ thống lọc bể, hệ thống cống tiêu, hệ thống cống nông liên thông.

Hệ thống vệ sinh thông dụng là loại hố đào đơn giản để chứa chất thải, dần dần phần nước sẽ ngấm xuống đất. Có rất nhiều kiểu loại hố vệ sinh này cấu trúc của nó phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp và vật liệu che đậy hố, hệ thống nối thông... Điều kiện cơ bản để hố làm việc tốt là:

• Hố cần sâu và kín (tránh muỗi sinh sôi) • Cần có lớp bảo vệ thành hố (ví dụ bê tông) • Tấm bảo vệ nắp cần làm cẩn thận • Nước mưa, nước lũ không xâm nhập vào

Kích thước trung bình hố phụ thuộc vào:

• Số lượng ngươì sử dụng • Kết cấu thành được gia cố hay không • Môi trường thấm quanh hố • Có sử dụng thêm nước hay không

Hệ thống hố có lắp đặt ống thông khí đường kính khoảng 15 cm, đặt nhô cao hơn nắp khoảng 30cm, sơn mầu đen, hướng về phía mặt trời. Phía trên ống được bao che lưới thoáng hoặc để nắp đậy cao hơn một chút. Vị trí đặt đầu ống nơi cuối gió so hướng nhà ở. Loại kết cấu này có thể đặt trong nhà hoặc ngoài vườn cây và có ống dẫn khí ra nơi cần xả.

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

150

Hố vệ sinh dội nước Nhà vệ sinh sử dụng nước dội sau khi dùng. Kết cấu này phù hợp nơi có nhiều nước và nơi dẫn thải đi.

Bể vi khuẩn

Bể vi khuẩn là loại khá phổ biến gồm buồng chứa nước không thấm và thường đặt dưới mặt đất. Ưu điểm của loại này là không có hiện tượng ngấm hoặc nhiễm bẩn môi trường quanh bể. Bể vi khuẩn có thể thu cả nước cống và nước thải. Các chất hữu cơ được phân huỷ trong bể ở các ngăn khác nhau. Trong ngăn thứ nhất (thường thể tích gấp hai lần cái thứ hai) các chất có tỷ trọng cao lắng trước. Chất này thường gom và lấy đi trong chu kỳ khoảng vài năm. Phần dung dịch được chuyển tiếp sang ngăn thứ hai, và có thể ngăn thứ ba sau đó nước trong được nhập vào hệ thống nước thải hoặc ngấm vào đất. Nếu hệ thống tiêu thoát tốt thì dung tích bể nên lấy khoảng 2 m3.

Hệ thống tiêu tháo liên hoàn

Hệ thống tiêu thoát liên hoàn có nhiệm vụ thu nhận chất thải sinh hoạt và nước thải vào hệ thống chung chuyển đường ống dẫn tới bể xử lý tập trung. Vật liệu làm đường ống có thể là ống sành, bê tông hoặc nhựa PVC.

Phương án này hay bố trí cho các nhà cao tầng gồm nhiều căn hô. Là hệ thống thu nhận nước thải và chất thải sinh hoạt qua hệ thống đường ống chôn nông, nơi địa hình bằng phẳng. Để tránh tắc thường người ta làm các hộp kiểm tra, các ga vét bùn đọng, đường ống thiết kế dốc và có thể kết hợp bơm hút. 4.4.3.3. Lựa chọn hệ thống

Việc lựa chọn hệ thống vệ sinh phù hợp là việc quan trọng, nó phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc lựa chọn này cần áp dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để đánh giá. Về cơ bản tiêu chuẩn lựa chọn theo các tiêu chí sau.

1) Tiêu chuẩn sinh thái: Hệ thống phải phân huỷ hoàn toàn và triệt tiêu các mầm bệnh, không lây truyền sang môi trường đất, nước. Việc này cần được tính toán thí nghiệm và kiểm định. 2) Tiêu chuẩn sức khoẻ: Đảm bảo không gây lây nhiễm bệnh dịch qua hệ thống. 3) Tiêu chuẩn tiện lợi: Không gây ảnh hưởng cho môi trường 4) Tiêu chuẩn văn hoá: Phù hợp phong tục, tập tục người dân quen sử dụng và mặt khác giá thành chấp thuận. Đặc biệt có sự ưu tiên theo yêu cầu phụ nữ. 5) Tiêu chuẩn thi công: Thuận lợi cho thi công và vận hành. Trong trường hợp này cần lưu ý:

• Điều kiện địa chất đất nền, mực nước ngầm, tính thẩm lậu... • Độ dốc địa hình

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

151

• Mật độ dân số sinh hoạt • Nguồn nước và khả năng tiêu thoát • Đặc điểm kinh tế xã hội: khả năng kinh phí và tính tự nguyện • Điều kiện thi công và quản lý hệ thống: trình độ tay nghề, trình độ

quản lý, sử dụng. 6) Giá thành: Giá thành là yếu tố quan trọng trong việc chọn phương án khả thi. Một mâu thuẫn luôn xảy ra là người sử dụng cần một hệ thống vệ sinh có chất lượng, việc duy tu đơn giản và tính an toàn cao mặt khác họ muốn chi trả là thấp. Chính vì vậy cần lựa chọn các tiêu chí phù hợp để đưa ra phương án giá thành không cao (người sử dụng có thể chấp nhận) và đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật khi sử dụng và quản lý sửa chữa. Bảng 4.5 đưa ra ví dụ gía thành một số thiết bị vệ sinh để tham khảo, đơn vị tính toán là USD, và thời giá tính cho năm 2002.

Bảng 4.5: Giá thành công trình vệ sinh cho một số phương án khác nhau (USD)

Đặc trưng kỹ thuật Tổng

mức đầu tư

Chi phí hàng tháng

Giá nước tháng

Giá chi tổng

% thu nhập

Vệ sinh xả nước 71 0.2 0.3 2.0 2 Hố vệ sinh 123 - - 2.6 3 Vệ sinh công cộng 355 0.3 0.6 8.3 9 Hố xí tự hoại 398 0.4 - 8.7 10 Bể vi khuẩn giá thấp 204 0.4 0.5 5.2 6 Bể vi khuẩn đơn lẻ 1.645 5.9 5.9 46.2 51 Cống liên thông 1.479 5.1 5.7 41.7 46 Thoát nông 85-325 0.2 0.3 1.2-3.3 2-6

4.4.3.4. Một số điểm lưu ý

a) Xử lý và thải

Xét theo quan điểm chung, tiêu chuẩn thiết kế của các nước Châu Âu, nước thải cần phải được xử lý trước khi xả chúng vào sông, suối hay đầm. Thực tế ở nước ta nước thải sinh hoạt từ các nhà ở được qua hệ thống cống rãnh và chuyển ra sông. Đây là vấn đề tồn tại lớn mà ta chưa giải quyết được. Trong quy hoạch các nhà lập quy hoạch cần lưu ý công trình xử nước thải trước khi nó nhập vào nguồn tiêu tự nhiên. Còn theo điều kiện hiện tại, hệ thống thải phải được liên thông, đảm bảo không gây trở ngại khi nó đi vào làm việc. Việc xử lý nước thải nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh dịch, hạn chế ảnh hưởng của các chất cặn bã, chất độc tới sinh hoạt cộng đồng. Nội dung xử lý bao gồm một số yếu tố chính sau:

• Xử lý cơ bản

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

152

• Lắng đọng ban đầu • Xử lý sinh học bằng lọc sinh có chứa dung dịch hoạt hoá • Lắng đọng lần hai • Xử lý dung dịch bùn • Xử lý lần thứ ba

Công nghệ xử lý nước thải có thể chia ra thành 3 dạng cơ bản sau:

• Bể trung hoà : Phương pháp này được thực hiện qua tác nhân chất xúc tác vào môi trường xử lý, chất thải phân huỷ theo thời gian.

• Phương pháp lưu trữ trong bể chứa lớn sử dụng vi sinh để phân huỷ chất thải. Thời gian xử lý trong bể khoảng 10 đến 50 ngày.

• Phương pháp lắng lọc nhanh và chậm: Cho nước thải chảy qua bộ phận lọc cát, chất lượng thu được khá tốt.

b) Vận hành, duy tu bảo dưỡng

Việc quản lý vận hành hệ thống vệ sinh cần được xem xét đúng mức, nếu không hiệu quả của nó sẽ giảm sút hoặc có khi không làm việc được. Chính vì vậy người sử dụng phải được đào tạo những kiến thức cơ bản khi duy tu và vận hành. Hệ thống vệ sinh bao gồm nhiều bộ phận nhỏ và chức năng của mỗi bộ phận khác nhau. Trong hệ thống này có thể phân ra nhiều công đoạn theo đặc trưng công việc, từ đó giao cho những người phụ trách công việc cụ thể, chuyên môn hoá trong công việc.

c) Tham gia cộng đồng Người sử dụng là người tác động trực tiếp đến hệ thống vệ sinh. Nếu người sử dụng không có vai trò và trách nhiệm trong việc này thì kế hoạch chỉ là bản kế hoạch lý thuyết và có thể thất bại khi mang kế hoạch ra thực hiện. Để đạt được mục đích trong quản lý người sử dụng cần biết:

• Họ hiểu được mối quan hệ giữa bệnh truyền nhiễm và thiếu công trình vệ sinh hoặc chất lượng không đảm bảo

• Người sử dụng tự nguyện tham gia đóng góp tài chính và nhân công • Nắm được kỹ thuật cơ bản hệ thống, hiệu quả công trình và có thể xử

lý những sự cố nhỏ. Tóm lại: hệ thống vệ sinh là bộ phận không thể thiếu trong khu sinh hoạt. Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp có vị trí quan trọng một mặt nó hoạt động có hiệu quả cao mặt khác người sử dụng thấy tiện lợi, thiết thực và giá thành có thể chấp thuận. Khi họ nắm được những khái niệm và kỹ thuật cơ bản họ sẽ quản lý và duy tu tốt. Hiện nay ở Việt nam, do nguồn nước sạch còn rất hạn hẹp, nhiều vùng chưa đủ nước sinh hoạt hoặc nguồn nước ô nhiễm mạnh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, côn trùng và vi trùng dễ có điều kiện phát triển, nếu hệ thống vệ sinh không đúng kỹ thuật

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

153

hoặc không đảm bảo đầy đủ sẽ là điều bất lợi cho việc giữ gìn sức khoẻ cộng động. Nhà nước đã có nhiều chương trình phát triển hệ thống vệ sinh và môi trường và được nhiều tổ chức ủng hộ và tài trợ kinh phí. Đã có nhiều công trình vệ sinh tại cơ sở được thực hiện. Tiêu chuẩn thiết kế đã được chuẩn hoá. Khi tiến hành lập quy hoạch và làm kế hoạch những người tham gia trong công việc này cần tham khảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định được các tổ chức này biên soạn và hướng dẫn thực hiện làm tài liệu tham khảo cho công việc được giao. 4.4.4. Quy hoạch thuỷ lợi -nguồn nước

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và rất cần thiết trong sự tồn tại và phát triển sự sống tự nhiên. Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước là nhiệm vụ quan trọng của các nhà lập quy hoạch và thiết kế. Việc sử dụng nước hợp lý là chương trình chung toàn cầu, các quốc gia đều phải có trách nhiệm bảo vệ và duy trì nó theo mục đích khai thác chung. Nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt cho một số lượng dân số lớn trên thế giới đang là vấn đề đương đầu hiện nay. Khai thác và sử dụng nguồn nước được tập trung vào những mảng sau:

• Khống chế lũ lụt • Nước tưới • Phát điện • Vận tải thuỷ • Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt • Quản lý lưu vực • Nứớc cho vui chơi giải trí • Nghề cá và sinh vật hoang dã tự nhiên • Khống chế côn trùng • Tiêu nước • Khống chế bồi lắng • Mưa nhân tạo

Quy hoạch và khai thác nguồn nước là một mảng rất rộng. Ở đây chỉ xin nêu một số lãnh vực rất gần với quy hoạch công trình ven biển. 4.4.4.1. Nguyên tắc Nhiệm vụ và yêu cầu trị thuỷ và khai thác lưu vực cần phải thông qua hàng loạt các biện pháp thuỷ lợi để thực hiện kế hoạch này. Vấn đề kỹ thuật là then chốt trong giải quyết. Mặt khác các yếu tố tự nhiên là điều kiện đầu vào để tính toán và đáp ứng yêu cầu đầu ra là mục tiêu quy hoạch. Vì vậy khi thực hiện quy hoạch có hiệu quả cần tôn trọng các nguyên tắc sau: (a). Lợi dụng tổng hợp

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

154

Đây là nguyên tắc phổ biến trong quy hoạch nhằm khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên trong phạm vi nguyên cứu cho mục đích kinh tế khác nhau nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất. (b) Kết hợp giữa các bộ phận, điểm trong phạm vi quy hoạch như điểm, tuyến, diện, trung, thượng, hạ lưu. Quy hoạch xét đến toàn lưu vực, các bộ phận, các đoạn sông, các biện pháp, các công trình trong khu vực chúng có liên quan tới nhau. Như vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyến và diện, giữa thượng lưu và hạ lưu trong một môi trường hoàn chỉnh và tổng thể. (c). Kết hợp giữa công trình lớn vừa và nhỏ Công trình lớn giải quyết trên diện rộng, công trình nhỏ giải quyết một diện cụ thể và có thể theo nhiệm vụ riêng. Việc kết hợp tổng hoà giữa chúng là phát huy cao nhất chức năng của mỗi công trình theo tiêu chí riêng trên diện rộng đã được khống chế. 4.4.4.2. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch thuỷ lợi Xác định đối tượng và phương châm quy hoạch: Cần phải nghiên cứu phân tích toàn diện các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tất cả các vùng cũng như ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế bền vững tromng hiện tại và tương lai.

• Lập quy hoạch tổng hợp: Quy hoạch tổng hợp là sự tổng hợp toàn bộ các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trừ hại và làm lợi, xây dựng công trình thuỷ lợi để thực hiện các biện pháp đó. Nội dung quy hoạch rất rộng, có thể phân ra các loại sau: Quy hoạch toàn bộ lưu vực, quy hoạch từng bộ phận, quy hoạch từng đoạn sông, từng đầu mối. Nhiệm vụ của nó có thể là chống xói mòn, phòng lũ, phòng úng, tưới tiêu, phát điện, vận tải...

• Cân bằng nguồn nước và phân phối: Tính toán giữa nước đến và đi để điều hoà sử dụng nguồn với mục đích tổng hợp.

• Bố trí các công trình đầu mối và công trình lớn • Chọn phương án và lựa chọn công trình đợt đầu.

(1) Quy hoạch phòng lũ Quy hoạch phòng lũ bao gồm các nội dung sau : - Phân tích điều kiện nước lũ: Trước khi làm quy hoạch phòng lũ phải phân tích tình hình nước lũ, nêu các thông số chính của lũ như quá trình lũ, lưu lượng, nguyên nhân, khả năng chuyển thoát lũ. - Xác định tiêu chuần phòng lũ:

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

155

Căn cứ vào tình hình lũ và yêu cầu của nền kinh tế chung đề phân tích tính toán kinh tế các tổn thất do thủy tai gây nên rồi xác định tiêu chuẩn phòng lũ, từ đó sẽ xác định hình dạng con lũ, đỉnh lũ và tổng lượng nước để làm đối tượng phòng chống. - Đề xuất biện pháp phòng lũ: Kết hợp với công tác giữ nước, chống xói mòn và thủy lợi nhỏ để phát triển các loại công trình giữ nước trên diện quy hoạch. - Uớc tính hiệu ích quy hoạch phòng lũ: Tính toán sơ bộ hiệu quả công trình phòng lũ. Lợi ích được đánh giá hai mặt là phòng tránh thiệt hại do lũ gây ra và tăng sản lượng sản xuất nông nghiêp. Ngoài ra còn đánh giá thêm phần tác động môi trường trước và sau dự án. (2). Quy hoạch phòng úng Nội dung công việc bao gồm: - Khoanh vùng phòng úng: Lập bản đồ xác định phạm vi vùng úng, nguyên nhân gây ra. - Phân tích điều kiện thiên nhiên của các vùng úng: Phân tích mưa, hệ só dòng chảy, xác định mức độ tiêu nước và phân tích điều kiện của khu nhận nước. - Xác định tiêu chuẩn phòng úng - Đề xuất biện pháp và lập quy hoạch phòng úng - Tính toán sơ bộ hiệu quả giải pháp đề nghị (3). Quy hoạch tưới Nội dung bao gồm:

- Xác định khu tưới - Xác định hệ số tưới - Tính toán lượng nước cần tưới - Cân toán cân bằng nguồn nước và diện tích tưới - Bố trí công trình đầu mối và hệ thống tưới

(4). Quy hoạch thuỷ điện

- Tìm hiểu khả năng cung cấp điện hiện tại và nhu cầu sử dụng trong tương lai - Tính toán sơ bộ nguồn năng lượng điện của sông ngòi - Chọn phương án khai thác và bố trí tuyến khai thác - Lập kế hoạch khai thác - Tính toán hiệu quả dự án.

(5). Quy hoạch vận tải thuỷ

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

156

- Tìm hiểu tình hình và điều kiện vận tải trong hệ thống sông ngòi. Tính toán các thông số dòng chảy, bồi lắng, sóng gió...

- Xác định khối lượng vận tải - Xác định thời gian vận tải - Bố trí công trình phục vụ vận tải công trình bảo vệ lòng dẫn - Tính toán hiệu quả

(6). Quy hoạch chống xói mòn

- Phân tích tình hình và quy luật của hiện tượng xói mòn trong lưu vực và sự nguy hại của nó đến sản xuất, môi trường và phát triển kinh tế.

- Phân vùng và cấp bậc xói mòn - Lập quy hoạch giữ nước, gĩư đất bằng căc biện pháp thuỷ lợi kết hợp sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác. - Tính toán hiệu quả dự án.

4.4.4.3. Những vấn đề chú ý trong quy hoạch thuỷ lợi

• Một trong những khó khăn trong lập quy hoạch là mâu thuẫn giữa nguồn yêu cầu sử dụng nước, điều này thể hiện ở các mặt như: khác nhau về lượng nước sử dụng theo thời gian, khác nhau về mức bảo đảm sử dụng nước, yêu cầu lợi dụng tổng hợp.

• Việc tính toán quy hoạch khai thác tổng hợp phải được thực hiện theo nguyên lý chung. Ngoài ra trong nhiều trường hợp phải tính toán theo khai thác nhiều cấp để tận lượng mọi điều kiện, khai thác mặt tích cực một cách hiệu quả nhất.

• Hiện nay đã có nhiều phần mềm, mô hình toán được lập giúp cho việc tính toán quy hoạch. Việc tính toán cân bằng nước có thể sử dụng các mô hình toán như: MITSIM, WUS, RIBASIN, MIKEBASIN... để tính toán .

4.4.5. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt 4.4.5.1. Những tài liệu cơ bản quy định cho công tác quy hoạch và thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt

(a) Các văn bản pháp lí của chính phủ Việt nam về cấp nước và đầu tư xây dựng vùng nông thôn:

- Quyết định số 104/2000/ QĐ TTg của chính phủ ngày 25-8-2000 phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2010. - Quyết định 237/QĐ-TTg của chính phủ ngày 3-12-1998 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của tỉnh đến năm 2010 hoặc 2020 .

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

157

(b) Các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp nước của nhà nước Tiêu chuẩn thiết kế N: 20 TCN 33-85 Tiêu chuẩn 505 của Bộ Y tế: chất lượng nước về vật lý, hoá học và vi sinh. Và các tiêu chuẩn liên quan. 4.4.5.2. Yêu cầu dùng nước Nguồn nước trong tự nhiên tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Có nguồn sử dụng ngay vào trong sinh hoạt, phần lớn là phải xử lý trước khi dùng. Xét theo nguồn cung cấp ta có thể chia ra các loại sau:

• Nước lấy từ sông suối, ao hồ • Nước lấy từ giếng khoan • Nước lấy từ nhà máy sản xuất nước sạch v.v...

Việc khai thác sử dụng nước cần đáp ứng các yêu cầu chung. Khi lập quy hoạch về mảng này thấy được các vấn đề nảy sinh yêu cầu đối việc cung cấp nước cho sinh hoạt.

• Vấn đề công suất • Chất lượng sử dụng • Vấn đề công nghệ

Vì vậy người lập kế hoạch cần hiểu rõ những yêu cầu và những mâu thuẫn giữa yêu cầu và nguồn khai thác để từ đó đưa ra một quy hoạch khai thác chủ động, hợp lý và bền vững. 4.4.5.3. Thu thập số liệu Thu thập số liệu nhằm cung cấp các dữ liệu cơ bản giúp cho thiết kế tính toán đáp ứng yêu cầu dùng nước cho hiện tại và tương lai. Số liệu thu thập gồm các loại:

• Yêu cầu dùng nước • Nguồn nước

a) Yêu cầu dùng nước Xác định số người sử dụng nước hiện tại. - Dự tính số người sử dụng nước sau 10 năm- dựa trên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học. Lưu ý việc thực hiện chính sách phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình. (Giảm tỷ lệ tăng dân số). Cần xác định số dân ở các khu dân có thể sử dụng nước máy bằng đường ống đến các nhà.

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

158

- Làm rõ các kế hoạch phát triển kinh tế như: phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ thương mại, du lịch để tính toán nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và dịch vụ - Tính toán nhu cầu sử dụng nước sạch bao gồm: Nước sinh hoạt cho các hộ dân (tiêu chuẩn dùng nước (l/người/ngày) phụ thuộc vào nhu cầu cấp nước và khả năng chi trả tiền nước. Nước cho bệnh viện, các trường học, các cơ quan tính theo tỷ lệ % nước sinh hoạt (5- 1O % lượng nước sinh hoạt) Nước cho các công trình dịch vụ: Khách sạn, nhà hàng Nước cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp (theo nhu cầu dùng nước) Nước cho cứu hoả ( có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu nước cứu hoả, hoặc có thể kết hợp việc sử dụng nguồn nước mặt ở địa phương để đáp ứng nhu cầu nước cứu hoả) Nước dùng cho bản thân nhà máy nước (5% lượng nước sinh hoạt ) Nước dùng cho nhu cầu khác. Tính toán nhu cầu nước cho năm trước mắt và trong 10 năm tiếp theo. Từ đó xác định công suất hệ thống cấp nước (m3/ngđ). Xác định tỷ lệ % nứơc thất thoát (= 10%- 15 %) Dựa vào kết quả tính toán các nhu cầu dùng nước nêu trên, xác định công suất nhà máy nước. Nếu giai đoạn trước mắt số giờ cấp nước là nhỏ (Ví dụ chỉ cấp nước 12 giờ đến 16 giờ trong một ngày). Công suất nhà máy đã đáp ứng được nhu cầu dùng nước hiện tại thì sau 1O năm nhu cầu dùng nước tăng lên gấp rưỡi, có thể tăng thêm số giờ cấp nước lên 20 giờ nhà máy vẫn đáp ứng được nhu cầu dùng nước sau 1O năm.

Một phương pháp khác tính toán sử dụng nước được áp dụng là phương pháp mô hình yêu cầu. Phương pháp này đã sử dụng nhiều yếu tố trong tính toán và mang tính đồng bộ. Giá bán nước, thu nhập người dân được đưa vào hàm biến tính toán. Chính vì vậy phương pháp này có khối lượng tính toán nhiều hơn so phương pháp đơn thuần. b) Nguồn nước Để làm cơ sở trong lập quy hoạch các số liệu về các mảng sau cần được thu thập:

• Trữ lượng và chất lượng của nước mặt gần khu khai thác như nước sông, suối, hồ, đầm...sẽ sử dụng tương lai

• Khối lượng và chất lượng nước ngầm • Giải pháp kỹ thuật khai thác và xử lý nước. • Giá thành phương án sử dụng nguồn nước.

Lựa chọn và xét nghiệm đánh giá các nguồn nước. Lựa chọn nguồn cấp nước là vấn đề rất quan trọng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng khi đề xuất các phương án cấp nước. Phương án chọn nguồn phải được đánh giá tổng hợp và toàn diện về kinh tế xã hội và môi trường, xem xét tính toán các chi phí xây lắp, quản lý vận hành trên nguyên tắc phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Về nguyên tắc việc so sánh, lựa chọn nguồn nước phải dựa trên một số cơ sở sau đây:

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

159

- Trữ lượng nguồn nước: Nguồn nước đảm bảo được nhu cầu dùng nước cho trước mắt và tương lai khi mở rộng (sau 1O- 15 năm), đặc biệt chú ý đánh giá trữ lượng n-ước về mùa khô kiệt (hạn hán) vẫn đủ nhu cầu dùng nước. - Chất lượng nguồn nước: Phải căn cứ vào các kết quả xét nghiệm mẫu nước nguồn về hoá, lý, vi trùng. Các tài liệu khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn, khả năng bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm và các tài liệu có liên quan đến chất lượng nước. - Các điều kiện về quản lý nguồn nước: Các qui định của cơ quan qui hoạch và quản lý nguồn nước, xem xét các tập quán dùng nước của dân được cấp nước. - Dễ khai thác, phân phối và vốn đầu tư xây dựng thấp . 4.4.5.4. Phương án và giải pháp kỹ thuật áp dụng

Dây chuyền tổng hợp nhà máy cung cấp nước bao gồm các công đoạn chính sau:

- Khai thác từ nguồn nước - Xử lý chất lượng - Bơm chuyển - Phân phối đến hộ dùng.

Khai thác nguồn nước: Khai thác nguồn thông qua hệ thống bơm từ nguồn đưa về nhà xử lý chất lượng. Trong trường hợp khai thác cột nước địa hình hoặc đầu nước cao thì không cần bơm.

Xử lý chất lượng Lựa chọn công nghệ xử lý nước phụ thuộc vào chất lượng và đặc trưng của nguồn n-ước thô, yêu cầu chất lượng nước cấp và công suất trạm xử lý nước. Dựa vào các số liệu đã có, so sánh chất lượng nước thô và nước sau khi xử lý để quyết định cần tách gì ra khỏi nước, chọn các thông số chính về chất lượng nước và đưa ra kỹ thuật xử lý cụ thể, chọn loại hoá chất và liều lượng hoá chất cần dùng. (i). Xử lý nước ngầm Nồng độ các tạp chất chứa trong nước ngầm phụ thuộc vào vị trí địa lý của nguồn nước, thành phần các tầng đất đá trong khu vực, độ hoà tan của các tạp chất trong nước, sự có mặt của các chất dễ bị phân huỷ bằng sinh hoá trong đất đá. Dựa trên chất lượng và đặc tính của nước ngầm để lựa chọn phương pháp xử lý cho phù hợp, nhưng có thể nêu ra sơ đồ dây truyền công nghệ điển hình của các hệ thống xừ lý nước ngầm như sau: a. Nếu chất lượng nước ngầm đã đạt được tiêu chuẩn quốc gia về mặt vật lý và hoá học thì chỉ cần khử trùng bằng Clo và điều chỉnh hàm lượng Fluor. b. Nếu hàm lượng sắt và Mangan lớn hơn mức tiêu chuẩn cho phép thì phải khử sắt và mangan.

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

160

c. Nếu nước có độ cứng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải xử lý bằng vôi và soda ash. Công nghệ phổ biến của các hệ thống nước ngầm được thể hiện trên các sơ đồ sau. a. Sơ đồ a: nước ngầm từ các giếng được bơm lên thông qua xử lý bằng hoá chất để khử sắt, mangan hoặc giảm độ cứng của nước xuống mức tiêu chuẩn cho phép. b. Sơ đồ b: Chất lượng nước ngầm đã đạt được tiêu chuẩn nước uống thì chỉ cần khử trùng bằng Clo. Nước ngầm được bơm từ giếng lên khử trùng bằng Clo hoặc nước Javen, tích trữ vào bể nước sạch hoặc tháp nước và bơm nước cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống đường ống phân phối.

Hình 4.7: Sơ đồcông nghệ xử lý nước c. Sơ đồ c: Nước có chất lượng tốt đạt được tiêu chuẩn vệ sinh thì có thể bơm nước từ giếng trực tiếp vào mạng lưới đường ống cho các hộ sử dụng. Đó là hệ thống cấp nước qui mô nhỏ phục vụ cho dưới 1OO hộ.

Hình 4.8: Sơ đồ cấp nước có các nguần khác nhau Độ pH của nước sau khi làm thoáng ≤ 6,5

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

161

Khi cho kiềm hoá vào nước như nước vôi CaO, NaOH, Na2CO3. pH của nước dâng lên, phá vỡ các liên kết của các chất hữu cơ trong môi trường axit, các ion Fe+2 thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và kết tủa một phần, lúc này thế của oxy hoá khử của hệ Fe(HO)2 l Fe(OH)3 giảm xuống, ôxy có trong nước dễ dàng ôxy hoá sắt II thành sắt III. Hydroxit sắt III kết tụ thành bông cặn lớn được loại bỏ bằng bể lắng. Sơ đồ oxy hoá bằng hoá chất, lắng và lọc tiếp xúc, lọc trong. Điều kiện áp dụng Khi trong nước có chất hữu cơ, các tổ hợp chất hữu cơ tạo thành keo ngăn cản quá trình thuỷ phân và oxy hoá sắt. Vì vậy, muốn khử sắt thì trước hết phải phá vỡ màng bảo vệ hữu cơ bằng tác dụng của chất oxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm có hàm lượng sắt quá cao, đồng thời tồn tại cả H2S thì lượng Oxy thu được bằng làm thoáng không đủ để oxy hoá toàn bộ H2S và Sắt, phải dùng hoá chất để khử sắt như khử sắt bằng clo. Khi cho clo vào nước, clo sẽ oxy hoá sắt (II) thánh sắt (III). Để oxy hoá l mg Fe+2 cần 0,64 mg Cl2 và đồng thời độ kiềm của nước giảm 0,O18 mgđl. (ii). Xử lý nước bề mặt Thành phần và chất lượng nước bề mặt phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, môi trường tự nhiên, tính chất của nước thải và chất thải vào nguồn nước. Các thông số chính cần quan tâm đối với nước bề mặt là: về mặt vi trùng học, thành phần huyền phù, độ pH, chất hữu cơ (độ màu), hàm lượng sắt, magan, tổng lượng cặn. Công nghệ xử lý nước bề mặt thay đổi theo thời gian và chất lượng nước bề mặt thường thay đổi theo mùa. Các khả năng xử lý nước bề mặt được trình bày trên sơ đồ 3 và các trường hợp thường dùng là lọc ngầm qua đất, vi lọc khử tảo, ozon hoá và lọc khử trùng. Với nước hồ sạch có thể chỉ cần keo tụ tạo bông, lọc và khử trùng. Với nước sông thường cho lắng qua đất, oxy hoá bằng ozon, lọc qua than hoạt tính và khử trùng. Với nước sông bình thường thì oxy hoá sơ bộ, keo tụ, tạo bông, lọc qua than hoạt tính và khử trùng. (xem sơ đồ l) Những chú ý trong khi thiết kế Sau khi phương án hệ thống cấp nước đã xác định, sẽ tiến hành công tác thiết kế. Khi thiết kế cần lưu ý các điểm chính sau:

• Số lượng và vị trí đặt các vòi cấp nước: theo kinh nghiệm của nước ngoài một vòi công cộng có thể phục vụ cho 50 người. Cự ly lấy nước không quá 200m. Cần có hệ thống tiêu tháo nước thải và giải pháp bảo vệ đường ống.

• Số lượng và vị trí các hộ đấu nối hệ thống • Lưu lượng cung cấp, cần xác định lưu lượng giờ cao điểm, thông thường trị

số đỉnh khoảng 3- 5 lần lớn hơn so trị số trung bình. • Dạng lưới cung cấp: Dạng lưới cung cấp có thể dạng lưới, dạng vòng hoặc

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

162

dạng hỗn hợp. Đường kính ống được xác định qua lưu lượng tính toán và tổn thất đầu nước.

Hình 4.9: Sơ đồ xử lý nước mặt 4.4.5.5. Một số điểm lưu ý trong quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình

163

Sau khi xây dựng hệ thống cấp nước, người quản lý vận hành hệ thống phải nắm được kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng nhằm phát huy tuổi thọ công trình và hệ thống làm việc bình thường. Để làm tốt công tác này cần lưu ý các mặt sau: Thành lập bộ phận quản lý hệ thống

• Người hưởng lợi cần được đào tạo kiến thức tối thiểu về bảo vệ hệ thống • Người quản lý biết sửa chữa nhỏ và định kỳ, sửa chữa lớn được ban chuyên môn

thực hiện. • Nhân viên quản lý nước ngành dọc thường xuyên kiểm tra • Hệ thống tài chính phục vụ cho sửa chữa phải được chuẩn bị đầy đủ.

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

164

Chương 5: ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

5.1. Mở đầu

Việc lập quy hoạch chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đường lối chính sách, luật pháp và chủ trương của nhà nước đối các vùng lãnh thổ và khu vực. Quy hoạch gắn liền với kế hoạch chiến lược được các cấp chính quyền tham gia và quản lý đang là cách làm phổ biến ở nước ta. Trong chương này những vấn đề quản lý và thủ tục hành chính, quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể được giới thiệu và phân tích.

5.2. Quản lý và thủ tục hành chính 5.2.1. Giới thiệu chung Quy hoạch là giải quyết các vấn đề liên quan việc sử dụng đất và các vấn đề khác, trong đó kể cả quá trình ra quyết định. Chính vì vậy cần phải có những quy định ban hành của nhà nước để giải quyết những vướng mắc trong khi lập. Có hai nhiệm vụ chính mà nhà nước cần quan tâm:

(a) Pháp lệnh của nhà nước, Nghi định chính phủ quy định về công tác xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, công viên và công trình công cộng, mức độ ô nhiễm, mật độ, quy phạm, tiêu chuẩn xây dựng... Các quy định này có liên quan đến công tác quy hoạch diện.

(b) Việc xây dựng hạ tầng cơ sở như: hệ thống đường, cấp nước, hệ thống vệ sinh là những vấn đề liên quan đến quy hoạch nhiệm vụ.

Đối các nhiệm vụ nêu trên, vai trò của nhà nước và chính quyền các cấp trong liên kết và điều hành có vị trí quan trọng và rất cần thiết. Vấn đề ở đây cần được làm rõ là phạm vi những quy định công cộng cần được quy hoạch, khuyến khích các bên tham gia. Quyền tự do của các thành viên tham gia vào quy trình lập có thể bị ảnh hưởng của xã hội. Nói một cách ngắn gọn khối lượng lớn luật pháp và quy định phù hợp cho việc thi hành quy hoạch phụ thuộc trực tiếp vào các văn bản hướng dẫn và thủ tục hành chính cũng như quy định chung của xã hội.

Hiện nay công tác lập quy hoạch được thực hiện bởi các nhà chuyên môn. Việc tính toán được dựa theo các văn bản pháp luật, nghị định, quyết định nghành và một số giấy tờ liên quan khác như quyết nghị, quyết định, nghị quyết của uỷ ban các cấp...

5.2.2. Các thủ tục và mô hình lập quy hoạch

Thủ tục và pháp luật quy định trong lập quy hoạch có thể có sự khác nhau giữa các nước, các vùng. Nó không chỉ ảnh hưởng của văn hoá xã hội, lịch sử mà còn phụ thuộc rất lớn vào hệ thống luật pháp và đặc biệt là chính sách quy định của mỗi nước. Xét ở góc độ nhỏ hơn chính sách địa phương nhiều khi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập quy hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu đặc thù của vùng. Xét ở quy mô

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

165

rộng hơn, theo chế độ chính sách thì cũng có sự khác biệt khá lớn. Có thể đưa ra đây 3 dạng điển hình của việc lập quy hoạch, kế hoạch theo đặc trưng xã hội.

• Ở Mỹ xã hội mang đặc tính thị trường và tự do. Các vấn đề quy hoạch được đặt

ra từ những mâu thuẫn giữa cung và cầu. Vai trò của nhà nước là rất thấp. Quy hoạch mang tính tổng quan, rộng lớn và mang đặc tính các điều kiện cơ bản. Quy hoạch mang tính phân vùng.

• Hà Lan là nước dân chủ. Thủ tục trong quy hoạch là nhằm trung hoà các ý kiến

giữa các bên tham gia. Nguyên tắc hướng dẫn của xã hội dựa trên cơ sở đàm phán và thảo luận. Nhà nước khống chế và điều hành các cấp quy hoạch. Xuất phát từ đặc trưng cấu truc xã hội mà quy hoạch được thiết lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp, giành cơ hội cho các đảng phái, các bên tham dự.

• Ở Việt Nam, công tác quy hoạch được thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ

của các cấp từ trung ương đến địa phương. Trung ương lập quy hoạch quy mô quốc gia. Từ quy hoạch chung, theo quyền hạn và chức năng của chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch chi tiết theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra ở Việt nam, việc lập quy hoạch còn được thực hiện theo chuyên nghành và theo lãnh thổ. Ví dụ như quy hoạch nguồn nước, quy hoạch thuỷ điện, quy hoạch nhà ở...

5.2.3. Các bên liên quan đến việc lập quy hoạch Quy hoạch đựợc phân theo các cấp khác nhau theo quy mô công việc: cấp nhà nước, trung ương, tỉnh và cấp thấp hơn. Ở mỗi cấp nhiệm vụ và mức độ chi tiết có khác nhau. Sau đây là phần phân tích vai trò và nhiệm vụ của các bên tham gia liên quan tới quy hoạch.

1) Cấp quốc gia • Chính sách của nhà nước liên quan đến quy hoạch • Quy hoạch giữa các vùng • Chính sách thành thị, nâng cấp đô thị và phố cổ • Chính sách kinh tế: công nghiệp quốc gia, công nghiệp nhỏ... • Nhà máy điện • Chính sách cơ sở hạ tầng: bến cảng, sân bay, công trình xử lý nước thải, quy

hoạch giao thông đường bộ, vần tải thuỷ... • Quy hoạch tổng thể theo diện: các công trình tầm cỡ quốc gia như khu vực

quân sự, khu vực vui chơi giải trí, giáo dục xã hội ... • Quy hoạch chiến lược bảo vệ môi trường • Quy hoạch bảo vệ giảm thiệt hại do tai hoạ thiên nhiên • Quy hoạch và kế hoạch ngân sách • Chính sách luật pháp

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

166

2) Cấp tỉnh

• Thực hiện kế hoạch cấp trên giao • Điều hành quá trình lập quy hoạch và kế hoạch • Kết hợp với các bên tham gia giải quyết vấn đề kế hoạch sử dụng đất • Phân vùng quy hoạch (ví dụ vùng đất lấn biển) • Quản lý nguồn nước • Quản lý môi trường quy hoạch

3) Cấp khu đô thị, thành phố

• Phối hợp công tác với các cấp hành chính liên quan • Dịch vụ • Giao thông vận tải • Kế hoạch nhà ở • Quy hoạch và điều hành xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn

4) Cấp thị xã, huyện

• Thực hiện kế hoạch chung • Quy vùng và xác định vị trí khu quy hoạch • Định vị hạ tầng cơ sở • Định vị khu vui chơi giải trí, dịch vụ công cộng • Cấp giấy phép xây dựng • Thiết kế quy hoạch • Quản lý nhà nước và điều hành quá trình lập quy hoạch

Tất cả các công việc nêu trên được thực hiện ở mỗi cấp tương ứng theo quyền hạn và chức năng quy định theo luật pháp của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mục này cần phân tích các yếu tố sau. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lập quy hoạch

• Mô tả càng nhiều càng tốt những nhiệm vụ và trách nhiệm các cơ quan liên quan tham gia. Cần phân biệt các cấp quy hoạch từ trung ương xuống đến huyện.

• Mô tả kết cấu tổ chức và đặc điểm của mỗi tổ chức nhà nước, chức năng và quyền hạn giải quyết khi tham gia lập quy hoạch.

• Thống kê các văn bản pháp luật, nghị định, quyết định của các cấp thẩm quyền ban hành quy định cho công tác lập quy hoạch.

• Mô tả các loại quy hoạch và kế hoạch thực hiện • Mô tả những điểm mấu chốt quan trọng liên quan và các chú ý cần thiết

trong khi lập.

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

167

5.2.4. Thủ tục hưỡng dẫn

Để thực hiện được việc lập quy hoạch có rất nhiều hướng dẫn cần được làm. Có thể chia ra làm hai loại hưỡng dấn chính sau:

• Hướng dẫn quy hoạch và viết báo cáo giúp các cơ quan hành chính nắm được chủ trương chính sách, thẩm định và ra quyết định. Ở cấp quốc gia bao gồm quy hoạch tổng thể, kiến trúc, chương trình phát triển các ngành... và cấp thấp hơn như quy hoạch vùng hoặc huyện, thị và các chú dẫn.

• Loại thứ hai là cho phép các cơ quan hành chính đánh giá quy hoạch không gian mà họ lập, mối quan hệ tới các bên liên quan. Ở cấp quốc gia ban hành những quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn. Ở cấp tỉnh và thấp hơn đưa ra những văn bản trong quyền hạn cho phép và kế hoạch thực hiện.

Thực tế cho thấy rằng quy hoạch và thủ tục hành chính luật pháp không thể thực hiện một cách độc lập, chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Ví dụ như quy hoạch sử dụng đất không có hệ thống luật pháp và các quy định về các yêu cầu nội dung thể hiện và thủ tục thì không thể thực hiện được. Ngoài ra quy hoạch còn cần phải thể hiện về nội dung yêu cầu, mức độ thể hiện, cách thức thể hiện (thuyết minh và bản vẽ). Những vấn đề này cần được quy định thành quy chuẩn. Cấp quốc gia Quy hoạch quốc gia: quy hoạch và kế hoạch phát triển quốc gia được lập cho thời hạn lâu dài. Trên cơ sở này kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn như kế hoạch thực hiện 5 năm hay 10 năm. Ở cấp này những vấn đề quan trọng tầm cỡ quốc gia được thể hiện, chiến lược phát triển kinh tế đất nước, chỉ tiêu kế hoạch được hoạch định. Đi đôi với chiến lược phát triển quy hoạch cần thể hiện bằng các chỉ tiêu và bản vẽ mô tả. Có nhiều kế hoạch chương trình bộ phận được thể hiện ví dụ như giao thông vận tải, khu công nghiệp, nhà máy phát điện, công viên... và tính toán dự báo cho tương lai. Quy hoạch này nối liền các quy hoạch chiến lược quốc gia và quy hoạch chi tiết bộ phận. Quy hoạch cần thể hiện thời hạn thực hiện, đề xuất và giải pháp, mối quan hệ. Để triển khai quy hoạch này tới các cấp dưới thực hiện cần phải có những quy định tiếp theo hướng dẫn thực hiện. Công tác tư vấn có vị trí rất quan trọng ở tất cả các cấp hành chính. Họ là người giúp cho đơn vị chủ quản, chủ đầu tư về các vấn đề chung kỹ thuật và quản lý và đưa ra những hướng dẫn thực hiện. Nhà nước, chính phủ đưa ra những quy định và yêu cầu nội dung các loại quy hoạch và chỉ rõ trong tất cả các loại quy hoạch. Chính phủ đưa ra những văn bản quy định giải quyết hậu quả của thiên tai và phòng chống thiên tai.

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

168

Bộ kế hoạch và đầu tư ra các văn bản hướng dấn công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế. Bộ xây dựng đưa ra những quyết định và hướng dẫn thực hiện các nghị định của chính phủ. Bộ chủ quản theo quyền hạn và trách nhiệm sẽ đưa ra những quyết định phù hợp thúc đẩy và trợ giúp triển khai quy hoạch đi đúng hướng và thuận lợi. Vùng, lãnh thổ Trên cơ sở của quy hoạch quốc gia, cơ quản quản lý nhà nước tại khu vực vùng lãnh thổ thực hiện công tác quy hoạch theo địa dư quản lý. Trên phạm vi này công tác quy hoạch đi vào triển khai cho toàn vùng, hoặc bộ phận trong biên giới. Trên cơ sở của phương hướng phát triển chung, triển khai quy hoạch bộ phận được tiến hành, bản vẽ quy hoạch được thể hiện đi cùng với những hướng dẫn cần thiết. Tiếp theo là chính quyền cấp tỉnh thực hiện quy hoạch trên phạm vi địa lý hành chính quản lý. Họ chấp hành hoặc không đồng tình với quy hoạch chung nếu có vấn đề chưa sát thực địa phương, đặc biệt là việc sử dụng đất. Đây chỉ là trường hợp ngoại lệ, kế hoạch tổng hợp đã được xây dựng thông qua thăm dò ý kiến cơ sở. Theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai là sở hứu toàn dân. Cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai là từ cấp huyện trở lên. Thành phố cấp 1 và thủ đô Theo phân cấp tổ chức hành chính hiện nay (2004), chúng ta có các thành phố cấp 1: Thủ đô Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải phòng. Việc quy hoạch các thành phố lớn này được thực hiện bởi cơ quan trung ương. Tư vấn giúp việc có thể là tư vấn nước ngoài hoặc trong nước dưới sự quản lý chỉ đạo của trung ương. Ví dụ thành phố Hà nội quy hoạch cho đến năm 2020 được thực hiện bởi tư vấn quốc tế. Quy hoạch xây dựng mạng lưới giao thông được thực hiện qua cơ quan trung ương. Kết quả thể hiện trên các bản đồ chuyên ngành. Hệ thống giao thông khu vực nội thị, ngoại thị được thể hiện qua sơ đồ giao thông thành phố. Cấp thành phố cấp hai, thị xã Thành phố cấp hai là các thành phố: Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Huế,... Việc quy hoạch các địa danh do chính quyền tỉnh quản lý được thực hiện bởi tư vấn trung ương hoặc tư vấn địa phương và trung ương kết hợp.

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

169

Vấn đề quan trọng của cấp hành chính này là kế hoạch sử dụng đất. Luật pháp quy định đất đai thuộc nhà nước quản lý vì vậy các cá nhân, cơ quan nhà nước và thành viên tham gia quá trình lập quy hoạch cần tuân thủ và hiểu rõ luật đất đai, thủ tục xin phép sử dụng.

5.2.5. Làm quyết định và quản lý quyết định Quy hoạch tiến hành qua các bước và điểm chốt của nó là quyết định đưa ra, đó là sự gắn kết của người làm quy hoạch, quyền lợi, vấn đề sử dụng đất, chức năng, mật độ phân bổ các nhóm đại diện tiêu chí, ngân quý và đất đai... Cơ quan quản lý nhà nước điều khiển quá trình làm quyết định để đạt mục đích là: quá trình thực hiện được thuận lợi, hiệu quả và đúng mục đích đưa ra. Quyết định được đưa ra sau các bước của quá trình lập quy hoạch. Quá trình lập quyết định được sự trợ giúp của các bên như tổ chức chính quyền, văn bản quy định trong các bước lập. Khi lập quyết định các vấn đề sau cần được làm rõ:

• Các thoả thuận và quyết định • Tham gia trong toàn bộ quá trình lập quy hoạch • Nội dung của quy hoạch • Kiến thiết quá trình lập quy hoạch ( Nghiên cứu, đàm phán và chất lượng)

Công việc chuẩn bị trong quá trình lập quy hoạch Để đưa ra một bản sơ bộ về quy hoạch các thông tin sau đây phải được thu thập đầy đủ và liệt kê trong bảng sau. Đây chính là thông số đầu vào để nhà lập quy hoạch, phân tích và đưa ra các phương án so sánh. Lý thuyết ra quyết định sẽ được trình bày chi tiết trong phần thứ hai của cuốn sách này. Bảng 5.1: Các thông tin cơ bản để ra quyết định

Cấp ra quyết định

Chủ đầu tư

Chủ đất đai

Người sử dụng

Môi trường, con người, tự nhiên

Thủ tục

Phát hiện vấn đề Phân tích số liệu Nhận biết vấn đề Nêu phương án Phân tích Lưạ chọn phương án

Đánh giá

Page 175: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

170

Ba vấn đề sau có vị trí quan trọng trong khi đưa quyết định.

1) Lựa chọn Người lập quy hoạch phải đưa ra nhiều phương án và cuối cùng phải lựa chọn được phương án tốt nhất hoặc phương án phù hợp nhất với quan điểm chung. Phương án đưa ra phải được phân tích các mặt ưu điểm, tồn tại, so sánh giữa chúng.

2) Thể hiện Sau khi có quan điểm về lựa chọn phương án, việc thể hiện nội dung các phương án là việc tiếp theo. Có thể nêu ra một số cách thể hiện phương án như sau:

• Quyết định dạng cây: Tuần tự các bước lập quyết định theo kiểu dạng cây

nhánh, tính toán khả năng thành công của phương pháp này. • Nghiên cứu khả thi: Đưa ra cách nhìn hệ thống khả thi tài chính của các

phương án. • Quản lý quy hoạch kế hoạch: Các vấn đề quy hoạch bao gồm rất nhiều yếu

tố phức tạp như con người, nhiệm vụ, sản phẩm và được thể hiện theo tuần tự lô gic. Quản lý kỹ thuật kế hoạch bao gồm thể hiện sơ đồ PERT và phương pháp đường găng giới hạn.

3) Vấn đề ngẫu nhiên

Việc tính toán xác xuất sự cố trong thực hiện quy hoạch là việc cần làm để có phương án phòng chống một cách chủ động. Bốn vấn đề sau cần được làm rõ cho đánh giá rủi ro:

• Phân tích rủi ro • Tính ổn định • Tính bất an toàn • Tính thay đổi

5.2.6. Liên kết, phân cấp và quản lý Quy hoạch là công việc ở đó có nhiều cấp nhiều người tham gia liên quan trực tiếp và gián tiếp. Chính vì vậy sự phối hợp hoạt động, liên kết tham gia là nguyên tắc tối cao để gắn kết và làm bền vững chính sách đáp ứng như cầu chung. Cần phân tích các mối quan hệ sau.

• Liên kết theo phương ngang • Liên kết và phân bổ theo ngành dọc • Sự tham gia của mọi người.

Page 176: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

171

Liên kết theo phương ngang Sự phối hợp công tác và hoạt động giưã các cơ quan ngang cấp có vị trí rất quan trọng trong lập quy hoạch và ra quyết định. Theo quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan về quản lý nhà nước, họ sẽ phải giải quyết công việc theo quyền hạn được giao theo phạm vi quản lý. Công việc trên càng phát huy hiệu quả khi có sự kết hợp gữa các mảng với nhau để đạt mục đích chung. Ví dụ tại cấp nhà nước các bộ Xây dựng, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ tài chính ... cùng tham gia trong quá trình xây dựng quy hoạch và đưa ra ý kiến để Chính phủ quyết định phương án quy hoạch quốc gia. Phối hợp và phân chia trách nhiệm giải quyết Để thực thi kế hoạch, quy hoạch chung kết quả thực hiện phụ thuộc không ít vào cấp thực hiện từ trung ương xuống cơ sở. Khi cấp tỉnh hoặc khu vực đã tham gia vào thì:

• Nâng cao hiệu quả đầu tư và kiến thức cho cơ sở • Trực tiếp quản lý và có điều kiện quan tâm trực tiếp kế hoạch dự án và con

người • Là đơn vị quản lý vận hành dự án, quản lý nguồn thu từ khai thác dự án.

Kinh nghiệm trong những năm gần đây cho thấy việc phi tập trung hoá trong quản lý và điều hành công việc lập quy hoạch và lập dự án đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển việc phi tập trung hoá sẽ giảm đi tính quan liêu mệnh lệnh, phát huy tinh thần tham gia xây dựng và trách nhiệm. Tuy vậy phi tập trung hoá cũng mắc phải những tồn tại nhất định trong cơ chế thực thi hiện nay khi văn bản quy định và hướng dẫn thi hành còn chưa triệt để và đầy đủ.

Tóm lại: việc phân cấp quản lý và liên kết trong quản lý là chìa khoá trong quản lý và điều hành quá trình lập quy hoạch đạt hiệu quả cao. Để đánh giá hiệu quả của quản lý, các tiêu chuẩn sau cần được làm rõ:

• So sánh kỹ thuật trong khi lựa chọn, thiết kế và tính toán đầu tư công trình cơ sở hạ tầng và trong duy tu bảo dưỡng.

• Hiệu quả sử dụng tài nguyên: tài chính, con người và tài nguyên thiên thiên thông qua kế hoạch tài chính hợp lý, phê duyệt dự án, quản lý nhân sự và ước lượng đánh giá chương trình.

• Khả năng tài chính trên cơ sở khai thác nguồn thu và quản lý tài chính. • Trách nhiệm nâng cao khi phát triển, triển khai kế hoạch. • Quan tâm bảo vệ môi trường qua dịch vụ công cộng và quy định đối với các

cá thể • Biết thực lực, đưa ra những quy định trong đánh giá công tác bảo vệ, dịch

vụ cơ sở và môi trường.

Page 177: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

172

5.2.7. Sự tham gia

Vấn đề thứ ba trong phân cấp hành chính của qúa trình lập quy hoạch là vai trò của quần chúng tham gia vào công việc này. Người hưởng lợi hay đối tượng sử dụng cso vai trò khá lớn trong việc thực hiện có kết quả quy hoạch vì họ sẽ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động khi chính họ hiểu được và nắm được lợi ích của công tác quy hoạch, kế hoạch hay xây dựng dự án. Vấn đề dự án có thể được xử lý theo các cách khác nhau. Xét ở mức vĩ mô, 3 vấn đề cần được làm rõ:

• Thủ tục hành chính • Tham gia cộng đồng • Tham gia của bộ phận cá thể

Thủ tục hành chính Các thủ tục hành chính có vai trò khá quan trọng cho phép người tham gia quá trình lập quy hoạch hoặc đối tác trong khi lập quy hoạch đạt hiệu quả. Trong quá trình lập có thể nảy sinh những vấn đề nếu thủ tục hành chính rõ ràng và thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối tác thực hiện tốt hơn. Ví dụ như việc sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, đối tượng có quyền trình bày ý kiến của mình, khiêú nại tới các cấp có thẩm quyền giải quyết. Vấn đề thủ tục hành chính đang là vấn đề quá cứng nhắc ở Việt nam. Chính thủ tục và nhiều quy định hiện hành đã gây những khó khăn nhất định trong quá trình lập quy hoạch, có khi gây chậm trễ chỉ vì phải tuân thủ những bước không thật cần thiết. Để giảm nhẹ áp lực này Thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong cải tiến, đơn giản hoá trong giải quyết công việc. Tham gia cộng đồng Tham gia cộng đồng gồm hai đối tượng: một là người ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch xây dựng dự án. Hai là người quan tâm tới dự án. Sự tham gia ở đây muốn nói tới việc tham gia chủ động của mọi thành viên với mức độ khác nhau. Xét theo chiều từ dươí lên, tham gia của cộng đồng sẽ mang lại:

• Khuyến khích và khai thác lòng nhiệt tình của người bản địa, chuyên gia địa phương và sự nâng cao kiến thức của họ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của bản kế hoạch.

• Kế hoạch phải được tập thể hoá và thực hiện phương châm lấy dân làm gốc, điểu chỉnh phù hợp với mục đích chung.

• Đoàn kết là chìa khoá của sự thành công. Thực tế cho thấy khi có sự tham gia của cộng đồng thì hiệu quả và thành công là rất to lớn nếu cộng đồng được tham gia tự nguyện từ lúc bắt đầu của dự án cho đến thi công và quản lý vận hành.

• Sự tham gia trợ giúp của chính quyền địa phương sẽ góp phần tăng thêm tính dân chủ trong thực hiện kế hoạch.

Page 178: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

173

• Quá trình tham gia có hiệu quả của cộng đồng là rất có ý nghĩa về niềm tin của họ và tăng thêm quyền hạn có thể.

Từ những lý do trên điều rất quan trọng là cần lấy ý kiến về quan điểm chung và ngay cả những vấn đề cá biệt của địa phương mà họ quan tâm. Các cá nhân và nhóm quan tâm có thể tham gia vào công việc thảo luận cùng những người làm quy hoạch và người quản lý để phân tích những vấn đề và phương án đưa ra. Một khi có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là những nhà chuyên môn địa phương kết quả tìm ra một đường đi hợp lý rất có thể đạt được. Có nhiều mẫu hình của sự tham gia. Điều này phụ thuộc vào các (yếu tố) tiêu chuẩn sau:

• Giai đoạn Cộng đồng sẽ được tham gia vào giai đoạn nào của quá trình lập quy hoạch? Giai đoạn sơ khai? trong khi xây dựng mục tiêu hay muộn hơn ? thời gian lựa chọn phương án ?

• Mục tiêu Mục tiêu thực tế của quản lý để bắt đầu quá trình tham gia? Để đưa ra bản thảo ban đầu kế hoạch mang tính hiệu quả và ích lợi? Hoặc người dân tham gia vào quá trình thi công và quản lý vận hành, hoặc chỉ ra sự tham gia tự nguyện của họ cho kế hoạch tài chính và dự án để giảm chi phí xây dựng? Hay nâng cao vai trò của người dân đảm bảo tính dân chủ rộng rãi. Ngược lại nếu lý do không phù hợp thì hiệu quả mang lại sẽ rất tồi.

• Mức độ tham gia Mức độ tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch có thể chia ra thành các loại như sau: Tham gia ở mức trao đổi thông tin Tham gia ở mức tư vấn cá biệt Tham gia trong quá trình làm quyết định, ý kiến đóng góp trực tiếp cho việc đưa ra quyết cuối cùng Tham gia chủ động trong toàn bộ tiến trình xây dựng cho đến lúc khởi công dự án.

• Phương thức tham gia

Phương thức tham gia phù hợp cả về mặt nhân sự tổ chức lẫn kế hoạch xây dựng. Phát huy cao nhất sự tham gia đóng góp của cộng đồng để xây dựng mục đích chung. Từ các mặt trên cần nghiên cứu cẩn thận các mặt để đưa ra quyết định, phương án nào là hợp lý nhất. Khi thực hiện sẽ có nhiều giải pháp và phương cách, theo Sherry Arnstein (1909) có thể tham khảo cách làm của ông qua khái niệm - ladder of Arnstein.

Page 179: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

174

Cuối cùng điều kiện cơ bản của tham gia phải được cụ thể hoá.

• Quá trình tham gia cần để ở mức độ hợp lý về thời gian không quá lâu cũng không qúa ngắn. Điều quan trọng là phải nhìn thấy được hiệu quả của sự tham gia sau một thời gian nhất định triển khai công việc. • Công tác đào tạo phải được chú trọng trong quá trình cộng đồng tham gia. Công việc này thực sự có ý nghĩa khi họ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về công việc tham gia như vấn đề giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, công tác tổ chức và trao đổi, tranh luận. • Thực hiện phương châm tập thể là trên hết, quyền lợi cá nhân được để ở vị trí phù hợp. • Bám sát chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong thực hiện công tác tham gia của cộng đồng.

Bảng 5.2. Bậc phân chia theo Arnstein

Bước phân chia theo Arnstein Điều khiển người dân Phối hợp công dân và nhà chức trách, công dân có vai trò trung tâm Quyền uỷ nhiệm Phối hợp công dân và nhà chức trách, công dân được quan tâm và họ có hướng đi đúng Ông chủ Phối hợp công dân và nhà chức trách, công dân và nhà chức trách cùng một mối quan tâm như nhau Hoà giải Công dân thể hiện cách đánh giá của họ, điều này có ảnh hưởng nhất định tới việc ra quyết định của nhà chức trách Tư vấn Công dân được tư vấn khi nhà chức trách cho rằng việc đó là cần thiết Thông tin Công dân nhận thông tin từ nhà chức trách Giải pháp Nhà chức trách thấy mọi việc trôi chảy nhưng công dân không tham gia bất kỳ việc gì. Sự vận động Nhà chức trách vận động quần chúng tham gia

• Ai thể hiện ? Việc tổ chức mít tinh hàng nghìn người là không cần thiết. Sự

tham gia tổ chức cho nhóm đại diện (cộng đồng, bộ phận tư nhân, nền công nghiêp)? Tỉ lệ số lượng tham gia? Sự tham gia đã tuân theo chương trình đào tao?

Page 180: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

175

• Công dân đã được cung cấp thông tin đầy đủ, hoặc sự tham gia là không cần thiết

• Người tham gia hiểu rõ vai trò của họ. Theo bảng phân cấp trên, người tham gia có vai trò lớn từ cấp thứ năm. Đối các loại kế hoạch có quy mô nhỏ thì họ tham gia sớm hơn tới cấp cao nhất. Nhà chức trách và công dân đàm phán về điều kiện giới hạn. Công dân có thể lựa chọn tổ chức, hội đồng tư vấn độc lập, chính vì vậy nhà chức trách phải cung cấp thật đầy đủ thông tin cho công dân qua các phương tiện thông tin thuận lợi.

3) Sự phối kết hợp giữa tập thể và cá nhân, nhà nước và người dân

Công tác quản lý và điều hành các dự án và chương trình cần đạt hiệu quả, hiệu ích kinh tế. Để dạt được các yêu cầu này cần đưa ra nhiều giải pháp tổ hợp tham gia của cá nhân và tập thể. Điều này có quan hệ với cơ sở hạ tầng trong đó sự tham gia của các tổ chức, cá thể doanh nghiệp đóng vai trò khá quan trọng. Để phát huy cao vai trò đóng góp của cá thể và doanh nghiệp các vấn đề sau đây cần được làm rõ: Theo kinh nghiệm của các tổ chức tài trợ phát triển quốc tế, khi có sự tham gia của quần chúng vào công tác quy hoạch, xây dựng dự án thì kết quả tăng lên rất nhiều. Người dân tham gia từ khâu lập quy hoạch, khảo sát, thi công và quản lý vận hành thì công tác điều hành và thực hiện các bước công việc tiến triển thuận lợi. Hiện nay các dự án được tài trợ hoặc vay vốn của tổ chức quốc tế, điều khoản bắt buộc là có sự tham gia đóng góp của người dân. Nguồn vốn xây dựng được chia ra làm 3 thành phần: Vốn vay hay cấp hoàn toàn, vốn đối ứng của chính quyền địa phương và vốn đóng góp của người dân. Ví dụ dự án vốn vay của ADB và AFD cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, tỷ lệ phân bổ như sau:

- Vốn vay 80 % - Vốn đối ứng của tỉnh 10% - Vốn giành cho sự tham gia đóng góp của dân ( người hưởng lợi) 10%.

Vốn đóng góp của người dân được vận dụng cụ thể và cũng rất linh hoạt. Người dân có thể tham lao động thủ công, hoặc tham gia tu sửa bảo vệ công trình hoặc tham gia vào phần kinh phí đóng góp khi sử dụng nguồn lợi từ dự án như thuỷ lợi phí, phí dùng nước sạch v.v... 5.3. Nghệ thuật trong công tác lập và điều hành Phát triển quy hoạch xem như là một bộ phận của quá trình phát triển liên tục. Kết quả thu được có thể trái ngược với dự kiến ban đầu và không thể tiên đoán được nếu ở một cấp nào đó công việc phát triển tiến hành không kế hoạch, không điều khiển. Như vậy sẽ tồn tại hai khoảng trống: thứ nhất là lỗ hổng giữa công tác quy hoạch và thực hiện, thứ hai là lỗ hổng giữa việc vạch ra quy hoạch và thực thi nó. Thực tế rất khó khăn cho giải quyết khoảng trống thứ nhất. Tất nhiên người lập quy hoạch phải biết rõ vấn đề này để đưa ra cách giải quyết, tránh tác động xấu từ những

Page 181: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

176

việc làm không mang tính kế hoạch. Nhưng đối với khoảng trống thứ hai, đó chính là trách nhiệm của người lập quy hoạch kế hoạch cần phải cải tiến nội dung, quá trình và hướng dẫn phù hợp. Giải quyết triệt để những câu hỏi cho vấn đề này. Trước khi trả lời những câu hỏi cần nhìn nhận tổng quát về quá khứ và hiện tại, tìm nguyên nhân tạo ra lỗ hổng này. Để nắm được chúng cần xem xét lại những vấn đề sau:

• Hướng dẫn, công cụ, tài chính, nguồn nhân lực, kỹ thụât phát triển phù hợp, hiểu biết về xã hội và những tác động của nó tới quá trình phát triển tổng quan.

• Các nhân tố cũ thể hiện và sử dụng trong lập quy hoạch và kế hoạch, cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm về lập quy hoạch và thực thi nó.

• Công cụ và công việc tiến hành tổ chức hoạt động quy hoạch • Cơ động trong bố trí điều chỉnh phát triển thực tế và lý do biến động có thể

xảy ra. • Biện pháp và giải pháp có thể để giải quyết lỗ hổng sau này. • Dụng cụ và hướng dẫn phù hợp và ngày càng nâng cao, con người sử dụng

nó. • Nâng cao hiểu biết về cơ học xã hội quan tâm đến không gian, hạ tầng cơ sở

và phát triển tự nhiên và thể hiện lý thuyết đòi hỏi quy hoạch. • Phát triển hướng dẫn kỹ thuật và công cụ mới.

Qua kinh nghiệm thực tế về chính sách của một số nhà nước khi triển khai bị thất bại, nguyên nhân có thể là:

- Thiếu nguồn tài chính - Sử dụng và điều hành việc sử dụng đất hiệu quả thấp - Thiếu sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận

Điều này xảy ra phổ biến đối các nước nghèo khi đưa ra quy hoạch với mục đích quá cao. Nhưng thực tế cho thấy ngay cả các nước phát triển- phương tây sự thất bại trong quy hoach còn cần xem xét lại các mặt sau:

- Tầm quan trọng của việc thừa nhận chính trị và tổ chức hiến pháp - Tầm quan trọng của hướng dẫn và chỉ dẫn chi tiết và cụ thể để thu được mục đích - Vấn đề kích động hoạt động kinh tế tạo ra áp lực (đòn bẩy kinh tế).

5.3.1. Những vấn đề tồn tại của kế hoạch chung

Mục tiêu chung của các nhà lập quy hoạch, nhà quản lý, chính trị gia và chủ đầu tư là đưa công tác quản lý đạt hiệu quả cho hiện tại và tương lai. Phương pháp truyền thống trong lập quy hoạch thể hiện là quy hoạch tổng thể. Nội dung của nó thể hiện các bộ phận, các mặt xã hội được sắp xếp thể hiện trên diện sử dụng đất thông qua biểu diễn

Page 182: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

177

kỹ thuật bình đồ và bản đồ. Qua thời gian hiệu quả quy hoạch thu lại có thể chưa đạt yêu cầu. Kinh nghiệm của các nước phương tây về những thất bại hoặc hiệu quả quy hoạch thu được chưa cao có nhiêù. Để tránh điều này những điểm sau cần được xem xét:

a) Quy hoạch cần tập trung vào những điểm mấu chốt mà không dàn trải b) Phân loại mục tiêu cụ thể c) Phân chia cụ thể trách nhiệm thực hiện cho các bên tham gia d) Phát huy dân chủ từ cơ sở e) Tổng hợp và rút kinh nghiệm trong thực hiện

5.3.2. Quy hoạch chiến lược

Để quản lý chủ động và hiệu quả quá trình quy hoạch trong tương lai, quy hoạch chiến lược điều khiển các hoạt động này là một việc làm rất cần thiết và ý nghĩa. Quy hoạch chiến lược giải quyết các mặt của quản lý tổng hợp các hoạt động cho giai đoạn trước mắt và cả cho quá trình sau này. Quản lý chiến thuật là rất cần thiết. Quản lý giai đoạn ngắn hạn là công việc thường xuyên thông qua công việc duy tu bảo dưỡng thường ngày. Công việc quản lý chung được thống kê trong bảng sau cho cả quản lý ngắn hạn và dài hạn để đạt hiệu quả. Bảng 5. 3: Nội dung quản lý

Quản lý xã hội Quản lý ngắn hạn Kế hoạch chiến lược và kế

hoạch công tác

Quản lý chiến thuật Kế hoạch dài hạn

Quản lý kỹ thuật Quy định của Chính sách

Động viên Phát triển cộng đồng

Chính sách nhóm mục tiêu Phát triển dân số Điều chỉnh quỹ nhà ở Chính sách kinh tế xã hội

Quản lý chức năng Duy tu Thay thế Sửa chữa Điều chỉnh

Cải tổ Thay đổi hạ tầng Sửa chữa Phá huỷ

Bố trí lại quy hoạch + quy hoạch không gian Giấy phép

Xây dựng lại chức năng và bản đồ, Quy hoạch chiến thuật, đường nối chính

Quản lý kinh tế tài chính

Khống chế ngân sách Ngân sách mở rộng Phân tích kinh tế

Chính sách đầu tư Xây dựng lại cấp thấp Công nghiệp Sắp xếp sử dụng đất

Việc thiết kế kế hoạch hoạt động ngắn hạn thì không phải là vấn đề chính trong toàn bộ quá trình quy hoạch chiến lược. Kế hoạch hoạt động ngắn hạn giải quyết ba vấn đề

Page 183: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

178

chính: Một là điều chỉnh nhỏ trên cơ sở của ngân sách địa phương, bộ phận cần thiết và phát triển cộng đồng. Hai là công việc duy tu hệ thống nước thải, đường và các công trình cơ sở hạ tầng khác. Ba là giải quyết một số vấn đề như các dự án mang tính thực tiễn và kế hoạch cơ sở dự án, giới hạn địa lý và sự thống nhất cũng như là các mục đích và kế hoạch tiến độ cần xem xét.

Kế hoạch chiến thuật có vị trí quan trọng nhằm nối liền những khoảng trống giữa một bên điều hành và một bên là mục đích chiến lược. Đối các kế hoạch chiến thuật dài hạn, vấn đề liên thông giữa các bộ phận tư nhân và nhà nước càng được nhiều càng tốt. Nó đòi hỏi phương pháp lập quy hoạch đảo ngược kết quả đưa ra sản phẩm kế hoạch được nâng cao, bao gồm chiến thuật “cái gậy và củ cà rốt” đưa đến công việc thực thi đầy đủ bởi phối hợp công tác và nhà lãnh đạo chính trị. Như vậy kế hoạch chiến lược được thực hiện phát triển chương trình xã hội và kiến trúc hạ tầng để lựa chọn kế hoạch chiến lược dài hạn. Ví dụ loại kế hoạch này có thể là quy hoạch sử dụng đất cho xây dựng những trường đại học chính, vùng công nghiệp, khu vực nhà ở, hệ thống giao thông, thông tin v.v... Lưu ý việc quản lý quy hoạch có vị trí rất quan trọng cho cả hai loại kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Một mặt nó thể hiện chính nội dung cần giải quyết mặt khác nó còn thể hiện tiên đoán phát triển mở rộng trong tương lai. Quy hoạch kế hoạch có thể được điều chỉnh qua các năm thực hiện cho phù hợp. Việc chuẩn bị kế hoạch chiến lược là một việc không hoàn toàn đơn giản, đặc biệt công việc thực thi. Một thông số thể hiện sẽ liên quan với một số thông số kỹ thuật cơ bản khác ví dụ như việc thể hiện mối tương quan trong hai hệ trục. Một trục thể hiện tỷ lệ tăng trưởng của phạm vi kỹ thuật chiến lược nào đó cần nghiên cứu (STA), trục thứ hai thể hiện ưu điểm cạnh tranh. Trong cách thể hiện này bốn loại khác nhau cơ bản của chiến thuật cần được làm rõ:

• Tỷ lệ tăng trưởng STA của loại bò thấp và ưu điểm cạnh tranh cao. Chiến thuật nên được bảo vệ : động viên sử dụng sản phẩm hiện tại cải tiến công nghệ để giảm giá thành và sử dụng thuế trợ giúp cho các phương án hoặc công nghệ khả thi .

• Tỷ lệ tăng trưởng STA của chó thấp và ưu điểm cạnh tranh thấp. Chiến thuật

loại bỏ: Tránh việc nghiên cứu, phát triển và thu hoạch cái nào có thể.

• Tỷ lệ tăng trưởng STA của các “top ten” cao và ưu thế cạnh tranh cao. Chiến thuật nên chăng phát triển mạnh lên: động viên các phát minh cơ bản, trang cấp thiết bị sản xuất chính, xây dựng mối quan hệ về lãnh vực STA.

• Tỷ lệ tăng trưởng STA cuả mèo hoang cao và ưu thế cạnh tranh thấp. Chiến

thuật nên chăng đẩy mạnh hay hạ thấp xuống.

Page 184: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

179

Mục đích chính của quy hoạch chiến lược là tìm ra những yếu tố quan trọng có tính mấu chốt để đẩy mạnh phát triển, hạn chế những mặt yếu mà không ảnh hưởng tới tiến trình quy hoạch. Giải pháp có thể rút ra để hướng dẫn và định hướng cho chiều hướng phát triển tốt. Phát triển quy hoạch chiến thuật được dựa trên cơ sở cơ bản sức mạnh của hệ thống xã hội và cần tập trung vào những thời cơ và cơ hội.

Để tìm ra những cơ hội này, có thể phải tiến hành nhiều việc trong quy trình liên tục như hình thành các chính sách phù hợp cho mọi đối tượng, khống chế chu kỳ giảm yếu. Để làm được việc này rất cần có sự chuyển đổi cơ sở kinh tế địa phương: tránh gặp phải những rủi ro và phiến diện, què quặt bị tác động của quá trình phát triển bên trong và bên ngoài. Chính vì vậy công việc tiến hành có tính chiến lược có vị trí rất quan trọng, tạo công ăn việc làm qua việc mở rộng và phát triển sản xuất mới, hàng hóa cạnh tranh và các loại dịch vụ. Đây chính là giai đoạn phát triển và vận động trong nền kinh tế địa phương để xác định quy mô và tương lai cho chiến lược phát triển vùng mới. Vấn đề này liên quan tới việc đưa ra quyết định đầu tư chính sách phát triển hạ tầng có các bên tham gia. 5.3.3. Các công việc chính trong quản lý chiến lược

Trước khi đưa ra tóm tắt các hoạt động mang tính then chốt của quá trình lập quy hoạch chiến lược, vấn đề là cần xem xét lại các các điều kiện cơ bản bao gồm tất cả các mặt của việc quản lý như so sánh kỹ thuật, khả năng tài chính và phù hợp chủ trương đường lối. Để có nhận xét chung về quá trình quản lý chiến lược ta cần xem xét một số các công việc sau:

(1) Kế hoạch công việc lập ra để thực hiện quá trình quy hoạch này. Kiểm tra các điều kiện quản lý cơ bản phù hợp chủ trương chung. Nếu không đưa ra được một kế hoạch thực hiện chuẩn hoá thì quy hoạch có thể có mặt bị thất bại trong phạm vi kỹ thuật chiến lược cho cả dài hạn hoặc ngắn hạn.

(2) Việc quản lý điều hành các hoạt động cơ bản là rất cần thiết. Dần theo thời gian

của quá trình lập quy hoạch điều quan trọng là cần nắm được tình trạng hiện tại của kế hoạch một cách chính xác. Đưa ra những phương án hay giải pháp phù hợp.

(3) Việc dự báo khả năng phát triển tương lai của thành phố, làng bản hoặc một

vùng, việc tính dự báo về nhu cầu tương lai về một lãnh vực đặc biệt phải được tiến hành, điều chỉnh định kỳ và dựa theo mối quan hệ giữa các quá trình khác nhau. Cần sử dụng mô hình tính toán tương tự bằng máy tính cho trường hợp này.

Đối với việc lập quy hoạch và giải pháp thực hiện nó có liên quan tới phát triển thành

Page 185: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

180

phố, duy tu và quản lý trong thời gian dài, kế hoạch chiến thuật nên được lập trên cơ sở dữ liệu hiện tại và dự báo. Kế hoạch phải được hiệu chỉnh, cập nhật số liệu, sử dụng phương pháp rà soát từ dưới lên, các bên cùng tham gia, tìm kiếm ngân quỹ. Nguyên tắc bao gồm phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, phát hiện những cơ hội và những cản trở có thể liên quan đến khuynh hướng phát triển, đưa ra các phương án dự phòng để khai thác các cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn, đi đến chọn lựa phương án tối ưu nhất. Kết quả đầu ra bao gồm quyết định chiến lược về đầu tư cho một số bộ phận công nghiệp, phân phối quỹ đất, nhà ở cho người thu nhập thấp... Tất cả các quy hoạch chiến lược về phát triển và tái xây dựng cần được kiểm tra, kiểm nghiệm về mặt kinh phí duy tu vận hành, quản lý và tính khả thi cho phương án làm mới. Quy hoạch hiên tại và các giải pháp khả thi cần được ước lượng cẩn thận và so sánh kinh tế. Quy hoạch không gian có thể ảnh hưởng và hạn chế tới hoạt động một số bộ và một số thành viên tham gia, chính vì vậy giải quyết vấn đề thị trường đất đai cho cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn cần được chuẩn bị.

Để hình thành chính sách chiến lược và quy hoạch liên quan, đội quản lý trung tâm bao gồm những thành viên mấu chốt như: phòng quy hoạch, công trình công cộng, tài chính, cơ quan nhà ở và việc làm tham gia cộng tác giải quyết. Theo kinh nghiệm của nước ngoài, đội công tác nên chia càng nhỏ càng tốt. Nhiệm vụ của đội là điều hành quá trình được hiệu quả. Để đạt hiệu quả công tác này ba dạng hoạt đông sau đây phải được thực hiện hoàn chỉnh:

(1) Chuẩn bị chính sách chiến lược và kế hoạch (2) Khởi công và điều hành dự án (3) Công tác đào tạo, luật pháp và hiến pháp.

Hình 5.1: Ba loại công việc trong quản lý chiến lược

Quy hoạch

CG trong nước

Kết quả

Dự án Kết quả Kết quả

CG QT

đào tạo, luật pháp, hiến pháp

Năm 1Nửa năm đầu

Năm 2 và tiếp

Page 186: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

181

5.4. Quy hoạch tổng thể 5.4.1. Mở đầu Nội dung quy hoạch cần thể hiện những vấn đề cơ bản như việc sử dụng đất, hạ tầng cơ sở, khu nhà ở và việc thực thi nó theo giải pháp hợp lý, ngoài ra nó còn phải quan tâm đến các mặt kinh tế, xã hội và tổ chức. Nếu các vấn đề trên được nghiên cứu cẩn thận người lập quy hoạch đã thực hiện được một công việc quan trọng thể hiện í tưởng xã hội vào mục tiêu cuối cùng. Ngoài ra người lập quy hoạch biết được ý kiến của các bên liên quan đến quy hoạch, từ đó sắp xếp và lựa chọn để đưa vào nội dung thể hiện. Việc thực hiện nghiên cứu này được gọi là quá trình lập quy hoạch tổng hợp hay quy hoạch tổng thể. 5.4.2. Quy trình Mỗi công việc lập quy hoạch cho một vấn đề nào đó là giải quyết công việc dù là vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội hoặc hình thức tổ chức của một bộ phận, hoặc về điều kiện không gian, kinh tế xã hội mà chưa thật phù hợp với yêu cầu hiện tại hoặc tương lai của bộ phận nào đó. Giải pháp giải quyết vấn đề cần yêu cầu thể hiện cả hai mặt kỹ thuật và đường lối. Khái niệm kỹ thuật ở đây cần hiểu ở nghĩa rộng của nó bao gồm cả kỹ năng quản lý và tổ chức, nắm được yêu cầu của cộng đồng và người tham gia. Các bước tổng quan của quá trình lập quy hoạch tổng thể được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 5.4: các bước tổng quan của quá trình lập quy hoạch tổng thể

Các bước lập Vấn đề Quá trình nhận biết và hình thành

• Quản lý thông tin • Định mức, giá trị và quan điểm • Giao tiếp • Thiết kế

Quá trình tổ chức và quản lý

• Trách nhiệm • Luật pháp và quy định • Phối hợp hoạt động • Phối hợp công tác

Quá trình lập quyết định và đường lối

• Hình thành ý kiến • Nghiên cứu xem xét • đàm phán • Giải pháp , đường lối

Quá trình xã hội • mục đích, ý định • Tham gia • Nhà chức trách

Page 187: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

182

Tất cả các hoạt động của quá trình lập quy hoạch phải được tổ chức chặt chẽ. Nếu nảy sinh vấn đề thì cần được giải quyết ngay. Ví dụ thiếu nước thì cần cần xây dựng nhà máy cấp nước, giao thông tắc nghẽn cần xây dựng hạ tầng tốt hơn. Việc tổ chức của quá trình thực hiện công tác này được gọi là một phần của quá trình lập quy hoạch. Một phần khác nữa là việc thi công dự án thường phải được sự chấp thuận của nhà chức trách. Vì vậy công tác lấy ý kiến hoặc thừa hành ý kiến của nhà chức trách chính là một phần việc không thể thiếu được của quá trình lập quy hoạch.

Nhà chức trách luôn có cách nhìn và đánh giá riêng của họ. Mối quan tâm của họ thường là cả một mảng lớn chứ không nhất thiết phải giới hạn trong phạm vi hẹp. Các nhà lãnh đạo sử dụng có hiệu quả người lập kế hoạch nhằm dung hoà yêu cầu và đòi hỏi giữa của các nhóm hoặc bộ phận khác nhau trong xã hội. Xã hội - có thể là mức địa phương hay toàn quốc thể hiện quan điểm đồng ý hay không về việc xây dựng dự án. Như vậy sẽ hình thành nên những yêu cầu trong cộng đồng. Quá trình lập quy hoạch thực sự tốt sẽ gắn liền giữa việc phân tích bộ phận và giải pháp xử lý. Công tác tổ chức và phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận phải xem là một việc của quá trình lập quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch người lập sẽ phải xem xét toàn bộ các phần việc thông qua các bộ phận cấu thành. Phương pháp lập quy hoạch tổng thể thông thường rất tổng hợp ngay từ bước đầu tiên và nhyư vậy sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này được thực hiện qua từng bộ phận một. Tổng hợp từ các bộ phận sẽ thu được kết quả gấp bội cho toàn dự án.

5.3.3. Quy hoạch bộ phận

Trong quy trình lập quy hoạch, công việc đầu tiên trong chu kỳ kín này là thu thập dữ liệu, thông tin liên quan. Những thông tin cơ bản có thể bắt đầu từ những vấn đề sơ lược như : Vấn đề yêu cầu hiện tại nảy sinh và mong muốn giải quyết. Tiếp sau là tìm ra được trọng tâm của vấn đề: loại và nguồn gốc sinh ra nó, ảnh hưởng của nó. Từ những điểm xúât phát này người lập quy hoạch đi tìm ra mục tiêu giải quyết vấn đề: Đâu là vấn đề chính cần được giải quyết? Sử dụng các tiêu chuẩn để lượng hoá vấn đề từ bước ban đầu. Khi đã định lượng được vấn đề người lập quy hoạch đưa ra phương án. Ở hầu hết các quá trình lập, bước này được thực hiện thông qua con đường định hướng bộ phận chuyên môn. Các giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích nội dung chuyên nghành mà vấn đề đặt ra và phương pháp giải quyết nó. Nếu các phương án đưa ra hợp lý, người lập tính toán phân tích các mặt của dự án ( ưu điểm và hạn chế) như giá thành, phân tích kinh tế... từ đó tìm được phương án mang tính khả thi cao với gía thành thấp nhất. Nhìn chung trong quy trình lập quy hoạch bộ phận việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố còn ở mức hạn chế. Nếu vấn đề này chưa được giải quyết cụ thể thì sẽ được đưa ra thảo luận ở bước tiếp theo trong quá trình lập quyết định. 5.4.4. Quy hoạch tổng hợp

Page 188: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

183

Nhìn chung các bước trong phương pháp lập quy hoạch có thể được thể hiện theo các hình thức khác nhau. Sau khi đưa ra được những phương án có thể của vấn đề đặt ra, người lập quy hoạch xem xét qua lần nữa các ảnh hưởng như vấn đề tài chính, kinh tế, môi trường, xã hội và các vấn đề có thể khác. Việc phân tích cần mở rộng phạm vi và định hướng nghiêng về hiệu quả hay lợi ích dự án hơn là đi vào các vấn đề bộ phân, cụ thể. Trong phương pháp luận của tổng hợp quy hoạch, việc phân tích ảnh hưởng đó chính là một phần của mục tiêu đặt ra của dự án. Hiệu quả cuối cùng dự án phải cao hơn chi phí đầu tư khi xét các yếu tố tài chính theo thời hạn ngắn hoặc các mặt của từng bộ phận. Trong tổng hợp quy hoạch người lập và bộ phận đưa ra quyết định cần gắn kết giữa mục tiêu đề ra dự án của các bộ phận khác nhau. Điều này có nghĩa rằng công tác tổng hợp quy hoạch khá phức tạp. Mặt khác phương pháp tiếp cận có thể chịu ảnh hưởng của sự rủi ro nhất định khi mục tiêu của mỗi bộ phận lại phụ thuộc vào bộ phận khác hoặc lợi ích của nhóm khác trong xã hội. Nhưng ở giai đoạn cuối phúc lợi sẽ mang lại từ quy hoạch sẽ lớn. Điều này có thể thấy được thông qua việc phối hợp hoạt động và liên kết các hoạt động. Các bước trong quy hoạch tổng hợp Quy trình quy hoạch tổng hợp bắt đầu từ công việc ước lượng và đánh giá tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai về phát triển xã hội, kinh tế, tài chính và vấn đều môi trường. Chất lượng của cuộc sống hiện tại và tương lai được so sánh với tiêu chuẩn đề ra. Trong từng bộ phận xã hội những đặc điểm quan trọng nhất phải được mô tả thể hiện một cách đầy đủ. Cần phân tích đầy đủ và chính xác tới mức có thể những thách thức bộ phận và quá trình chúng chưa thuộc phạm vi của vấn đề. Bước tiếp theo là kiểm tra chéo tất cả các mối quan hệ về tất cả các qúa trình và bộ phận. Thông qua công tác nghiên cứu ở bước này những mục tiêu cơ bản của mỗi bộ phận được xác định, vai trò của nó trong xã hội được thể hiện càng nhiều càng tốt. Từ đó dự kiến kế hoạch bộ phận cơ bản được đưa ra, dự kiến ngân quỹ cho nó. Như vậy dự kiến ban đầu được hình thành và định lượng, thông qua các bước tiến hành trong chu trình lập, thông qua kiểm tra chéo từng bước, chuyển đổi thành kế hoạch tổng hợp thông qua phối hợp giữa các bộ phận và các mặt của vấn đề. Thông qua ý kiến góp ý của cộng đồng, quần chúng về các mặt tốt xấu của của kế hoạch, người lập kế hoạch sửa đổi các điểm cần thiết, nhà chức trách nắm rõ được nguyện vọng và mục tiêu sẽ đưa ra quyết định cần thiết. Sau bước này là giai đoạn thực hiên, triển khai kế hoạch. Các bước của quá trình mới lại được thể hiện qua tiến trình thực hiện theo nhiệm vụ chuyên môn của nó. Kế hoạch thự hiện được rút ra từ kinh nghiệm của các nhà làm kế hoạch trên toàn thế giới, tất cả các mối quan hệ được thể hiện vai trò của nó trong quá trình lập, dù rằng nó chỉ quan tâm giải quyết một khía cạnh nhỏ. Ví dụ giá trị và ý nghĩa của hệ thống cấp nước trong xã hội không tự nó quyết định. Giá trị và ý nghĩa của việc sử dụng nước

Page 189: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

184

khác nhau theo đối tượng và yêu cầu sử dụng như nước cho nông dân, người thành thị, cho công ty sản xuất hay nhà máy... Yêu cầu chất lượng và số lượng, giá thành và đặc biệt về văn hoá, phong tục giữa các nhóm người trong xã hội cũng rất khác nhau. Từ những phân tích này hiệu quả và ý nghĩa của dự án cần được làm rõ và phải được tính toán lượng hoá trong quá trình lập kế hoạch cung cấp nước. Thông qua đó việc thực thi tiến hành mới mang lại hiệu quả thực tế. Chu kỳ của kế hoạch tổng hợp bao gồm mục tiêu và công việc được mô tả trong bảng 5.5 sau. Bảng 5.5: Quy trình lập quy hoạch tổng hợp

Quá trình lập quy hoạch tổng hợp: Tiêu đề và công việc Giá trị và mục tiêu của con người, Mục tiêu của nhóm quan tâm, hình thành trên cơ sở

của cơ chế chính sách của nhà chức trách Lịch sử địa phương và vùng

Kiến thức xã hội người dân

Tài nguyên, dân sinh khu vực

Sử dụng đất hiện tại, chất lượng môi trường tự nhiên

Nguyên lý của hệ thống giao thông

Dịch vụ và trang thiết bị công cộng

Thuế và chương trình nâng cao dịch vụ công cộng

Bộ máy hành chính và khả năng thực hiện quy hoạch

Dữ liệu và phân tích mối quan hệ, hình thành vấn đề, đặt tiêu chí và lập quy hoạch do đội chuyên môn làm kết hợp nhân viên phòng quy hoạch và các kỹ sư Các toà nhà và khu vực không được động chạm (di tích lịch sử)

Người tham gia tăng lên, yêu cầu nhà ở , yếu tố xã hội

Nghề nghiệp tương lai được điều chỉnh, tiềm năng kinh tế

Kế hoạch sử dụng đất, vùng, bảo vệ môi trường tự nhiên

Hạ tầng cơ sở và quy hoạch giao thông

Quy hoạch dịch vụ công cộng

Chương trình môi trường đô thị, thu phí

Quy hoạch tổ chức pháp luật, kế hoạch thực thi

Góp ý của người dân bản địa, đoàn chuyên gia và các đơn vị Quy hoạch tổng hợp đề nghị, phân tích những góp ý về quy hoạch

Lắng nghe, xem xét lại và tiếp cận vấn đề Thủ tục thực hiện quyết định

Thực hiện quy hoạch bởi các đơn vị chuyên môn Điều chỉnh thường xuyên quy hoạch tổng

Mối quan hệ chỉ ra ảnh hưởng các mặt có thể gây tác động đến sự thay đổi đến đến thực tế của dự án. Các ảnh hưởng này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Người lập quy hoạch cho loại này cần đi sâu vào phân tích toàn diện chứ không nên đi vào phân

Page 190: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

185

tích rủi ro theo từng khía cạnh mà làm mất đi cơ hội dự án. Một lần nữa hiệu ích mang lại cho xã hội lớn hơn, lợi ích cho từng bộ phận cũng tăng lên, nhưng có thể chi phí cho mỗi bộ phận có thể gia tăng. Trong trường hợp này nhà nước cần điều chỉnh nó, cần có sự thay đổi giữa các bộ phận hoặc các vùng. 5.4.5. Một số điểm chú ý

Trong thực tế, khi lập quy hoạch tổng hợp không phải lúc nào ta cũng có thể đạt được hiệu quả chỉ trong một chu kỳ lập như bảng nêu trên. Mỗi bộ phận đều có kế hoạch đầu tư và thu hồi theo đặc trưng riêng và nó có thể ảnh hưởng trở lại kế hoạch. Những yêu cầu về tổ chức và pháp luật cho kế hoạch tổng hợp cần có những quy định và điều kiện thực hiện trong môi trường xã hội. Việc cố gắng giải quyết những công việc trong quá trình lập có thể phải đương đầu với những quy định mang tính cứng nhắc và kém hiệu quả. Kết quả quy hoạch loại này có thể không mang tính khả thi, không thể áp dụng. Quy hoạch tổng thể bị đổ vỡ, các bộ phận của quy hoạch tổng phải đương đầu với tình thế khó xử, chịu tác động bởi mặt tích cực và tiêu cực. Từ đặc điểm này, các bộ phận có thể hình thành các mối quan hệ. Mặc dù còn có những tồn tại trên, kế hoạch tổng hợp có thể áp dụng ở mức dự án. Ngoài ra ở mức cao hơn, phức tạp hơn vẫn có thể sử dụng loại này được nhưng cần phải có một số quy định cần thiết.

Chính vì vậy việc phân chia kế hoạch tổng hợp là việc làm cần thiết. Với lý do trên các vấn đề quan trọng sau đây cần xem xét.

(a) Quy mô Ở cấp thấp – cấp dự án việc sử dụng chu kỳ quy hoạch tổng hợp là thực tế, nó đưa đến khái niệm quy hoạch thực tế. Điều này có liên quan đến dự án bộ phận, nó bị giới hạn ở diện tích nhỏ và vị trí địa lý hoặc chương trình cần có sự phối hợp giữa các đơn vị thi hành ở các cấp địa phương hay vùng. Sau đó quy hoạch phát triển rộng hơn, bao gồm nhiều bộ phận, nhiều bên liên quan, người lập quy hoạch phải biết điều hoà, điều chỉnh các yêu cầu thiên về kế hoạch thực tế.

(b) Đa bộ phận Hầu hết các dự án mang tính đa bộ phận, mối quan hệ và các mặt ảnh hưởng đều được xem xét đánh giá. Kế hoạch sử dụng sẽ được giải hoà những mâu thuẫn quyền lợi, giải pháp cho một bộ phận có ảnh hưởng ngược trở lại tình trạng của bộ phận khác. Giải pháp tốt nhất cho việc tiêu nước thừa trong mùa mưa của khu nhà ở là cần có thiết bị và người làm. Vì vậy người lập quy hoạch phải đưa ra được giải pháp tối ưu, xem xét lại quy hoạch tổng hợp trong khoảng thời gian phải thực hiện.

(c) Thời gian

Page 191: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 5: Điều hành và quản lý quy hoạch

186

Qúa trình lập quy hoạch tổng hợp thường sử dụng thời gian khá nhiều để thực hiện cho được kết quả. Các nhà lãnh đạo hay chủ đầu tư muốn việc lập quy hoạch nhanh chóng và đạt được mục tiêu đề ra của các nhóm, thành viên liên quan. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa thời gian yêu cầu giải quyết và sự rút ngắn. Ngoài ra sản phẩm của bài toán thời gian cần có tính mềm dẻo để thấy được việc phát triển mới và vấn đề chưa thể tiên đoán được. Đây chính là đặc tính của quy hoạch tổng hợp thực tiễn. Đối với nhà lập quy hoạch thì điều này đòi hỏi khá cao.

(d) Kế hoạch Phụ thuộc vào quỹ thời gian và tính phức tạp của vấn đề, tính tổng hợp của quy hoạch sẽ xác định loại kế hoạch. Như đã trình bày ở các phần trên kế hoạch đã chỉnh sửa cho giai đoạn ngắn hạn có thể được phân định từ kế hoạch dài hạn và kế hoạch chiến lược. Điều dễ nhận thấy là kế hoạch đơn lẻ trong giai đoạn ngắn hạn thường phức tạp về nội dung và thời gian lập nó. Vì vậy cần hạn định nội dung cho loại kế hoạch hợp lý.

(e) Thực hiện

Thực hiện kế hoạch quy hoạch là một công việc rất quan trọng trong quá trình lập quy hoạch. Việc thực thi quy hoạch càng chắc chắn khi qúa trình lập càng tổng hợp càng tốt. Vấn đề này bao gồm: Quản lý phù hợp, tham gia đầy đủ các giai đoạn, tổ chức hành chính tốt, quản lý điều hành tốt. Ngoài ra kế hoạch ngân quỹ và tài chính là những yếu tố rất quan trọng bởi vì ngân sách đáp ứng đủ hay không, quan điểm ủng hộ của lãnh đạo đến đâu... đó là yếu tố quyết định cho công tác quy hoạch là thực tế hay chỉ là lý thuyết.

Page 192: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

PHẦN THỨ HAI

RA QUYẾT ĐỊNH

Page 193: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

188

Chương 6 :

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH 6.1. Một số khái niệm cơ bản của lý thuyết trong lập quyết định 6.1.1. Khái niệm và định nghĩa Khái niệm quyết định Thế nào gọi là quyết định? Khái niệm này muốn hàm chỉ một công việc lựa chọn và giao nhiệm vụ. Như vậy khaí niệm quyết định ở đây mang tính tổ chức. Để làm một việc gì cần có cân nhắc lựa chọn và giải pháp thực hiện nó đạt kết quả. Như vậy trứơc khi ra quyết định hai hay nhiều mục đích phương án hoặc phương pháp thi hành được đưa ra so sánh cân nhắc. Nếu quyết định được đưa ra tức là người làm việc này phaỉ lựa chọn kế hoạch hoặc mục đích và cam kết thực hiện nó (Niel và các tác giả khác 1995). Việc lầm quyết định có thể so sánh như việc bật công tắc tinh thần: các điều kiện có thể đã được lựa chọn, nhưng chỉ có một quyết định được xem xét trên cơ sở tập trung cho một ý kiến. Chú ý rằng quyết định có thể gắn liền với mục tiêu cũng như phương pháp thực hiện. Cả hai vấn đề lựa chọn và cam kết đều có vai trò quan trọng như nhau (Mintzberg, 1981- Niel 1995). Nếu trường hợp chỉ có một khả năng có thể thì không còn cơ hội để lựa chọn. Như vậy việc áp dụng khái niệm quyết định mang đặc tính khó khăn. Nhưng nếu mục đích và kế hoạch được lựa chọn là tốt nhất nhưng người làm nó cảm thấy còn băn khoăn, thì quyết định chưa thể đi đến điểm đích.Ví dụ: Một cá nhân mua một chiếc xe hơi, trên cơ sở tính toán các phương án, cuối cùng đi đến kết luận loại xe đặc biệt được đưa vào đối tượng tham khảo, nhưng còn lưỡng lự về đánh giá khẳng định đó là phương án tốt nhất. Và như vậy sẽ chưa đưa ra được quyết đoán vì chưa xác định chính xác tiêu chuẩn lựa chọn hoàn chỉnh. Trong khi làm quyết định tổ chức, việc lựa chọn phương án bởi một thành viên tổ chức này nhưng quyết định thì có thể bởi thành viên tổ chức khác trước khi nó được ban hành. Như vậy làm quyết định hiểu một cách đơn giản là quá trình của sự lựa chọn và uỷ quyền mục đích hay kế hoạch các hoạt động. Cụm từ quá trình ở đây muốn nói lên rằng việc làm quyết định bao gồm hàng loạt các công việc cần có thời gian nhất định. Chính vì vậy quá trình ra quyết định có cảm giác như là luôn bị thiếu thời gian. Đây là thực tế của quá trình làm quyết định cũng như quá trình triển khai ban hành nó.

Công tác quản lý và làm quyết định Làm quyết định được hiểu như công tác trung tâm của quản lý. Dưới con mắt của một số tác giả làm quyết định đồng nghĩa với quản lý (Barnard, 1938; Simon, 1960- Niel 1995) . Nhưng tập trung vào quyết định cũng có thể dẫn đến một cách nhìn hợp lý về quản lý và rất có thể làm ta bị mờ mắt khi nhìn nhận các vấn nhiệm vụ quản lý. Khái

Page 194: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

189

niệm quyết định có thể hiểu được nó khi ta tự đặt câu hỏi cái gì sẽ xảy ra trong cơ cấu tổ chức (Mintzberg và Waters, 1990- Niel 1995). Quyết định quản lý bao gồm việc lựa chọn và triển khai các công việc quản lý đặc biệt, nhưng công tác quản lý cũng có thể thực hiện không có quyết định. Điều này là thực tế nếu chúng ta hiểu quyết định là quá trình cân nhắc kỹ các lý do và lượng hoá các vấn đề thực tế. Có rất nhiều quyết định tổ chức được lập bởi thủ tục hành chính hàng ngày không có kết quả rõ ràng (March and Simon, 1993- Niel 1995). Để hiểu được điều này ta cần nghiên cứu về chiến thuật tổ chức. 6.1.2. Quyết định làm từ tập thể

Khái niệm “nhóm” hay “tập thể” có phạm trù rất rộng khi mà hai hay nhiều người có tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong tương tác xã hội. Nhưng điều quan trọng ở đây là ta đưa khái niệm nhóm gắn với quá trình làm quyết định. Trước tiên các cá nhân trong nhóm phải phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ nhất định. Kết quả của qúa trình nhóm là rất quan trọng đối với mỗi thành viên trong nhóm. Thứ hai là thành viên trong nhóm chia sẻ chỉ tiêu, quy chuẩn khối lượng và giá trị mà họ muốn tập trung ước tính và điều chỉnh. Sự tương tác, phụ thuộc và chia sẻ định mức và giá trị đều có quan hệ với: Tương tác được bắt nguồn từ phụ thuộc và khuynh hướng tăng lên. Tương tác đồng thời tham gia vào quá trình hình thành định mức và giá trị. Con người theo nghĩa chung chỉ về sự tương tác và sự chia sẻ trong phán quyết điều chỉnh. Chính vì vậy khái niệm nhóm là rất rõ ràng, ổn định.

Làm quyết định do nhóm có rất nhiều ưu điểm. Ví dụ nhóm có thể đưa ra vấn đề rất tổng hợp và khó khăn, tổ hợp trí tuệ kỹ năng hoàn chỉnh. Nhưng xét ở mặt khác nhóm làm quyết định cũng có những tồn tại của nó. Làm quyết định bởi nhóm sẽ cần nhiều thời gian hơn so cá thể. Đặc biệt quyết định xây dựng từ thành viên cá biệt trong nhóm thì thời gian còn yêu cầu gấp bội. Quá trình nhóm còn có thể dẫn đến quyết định tồi hơn so quyết định được làm bởi cá nhân có khả năng và quyết đoán. Ưu điểm của quyết định làm ra bởi nhóm thống nhất

• Tổng hợp kỹ năng và kiến thức đặc biệt cho giải quyết vấn đề • Nhìn nhận vấn đề tổng quát và tổng hợp • Niềm tin và nhiệm vụ có thể thực hiện được • Thành viên tổ chức sẽ cam kết và đồng lòng khi làm quyết định.

Tồn tại của làm quyết định bởi nhóm:

• Chi phí về thời gian nhiều hơn • Sự thoả hiệp có thể bị hạn chế • Sự rủi ro có thể xảy ra trong quyết định • Có thể hạn chế phát huy tính sáng tạo của cá nhân

Page 195: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

190

a) Sự hình thành nhóm

Nhóm là sự kết hợp tự nhiên , ví dụ như kết quả của gần gũi về địa lý về tâm lý. Nhóm có thể được hình thành với nghi thức đơn giản bởi lẽ các hoạt động cần có sự liên kết với nhau. Chính vì vậy sự tương tác giữa các thành viên với nhau là kết quả dĩ nhiên của sự tồn tại tự nhiên của nhóm. (Luthans, 1992- Niel 1995). Nhóm cũng có thể được hình thành qua làm một công việc nào đó. Nhưng chính quá trình tương tác đã gây sự ảnh hưởng lấn nhau về phát triển tình cảm. Tóm lại sự hình thành nhóm là một quá trình thống nhất tương tác xã hội, nó kế thừa sự giống nhau về địa lý, sự phụ thuộc, tình cảm giữa các thành viên với nhau và chia sẻ những suy nghĩ (Moreland, 1987- Niel 1995).

b) Đặc tính của nhóm

Sự khác nhau giữa các nhóm, yếu tố quan trọng nhất phụ thuộc vào số lượng, kết cấu tổ chức, mối liên kết và tình trạng phát triển (Baron et al., 1992- Niel 1995). Để thấy ró điểm này ta cần xem xét từng khía cạnh một.

c) Số lượng Số lượng tối thiểu của nhóm là 2 người. Hay nói cách khác tổ công tác gồm hai người trở lên được gọi là nhóm công tác. Dí nhiên là nhóm được hình thành từ số lượng nhỏ ban đầu có thể là hai hay ba người. Tất nhiên có nhiều nhóm số lượng lớn hơn. Số lượng thành viên trong nhóm không hạn chế song số lượng càng nhiều thì tương tác càng mạnh. Nhóm có số lượng trên 15 người được gọi là nhóm lớn. Trong trường hợp này có thể chia nhóm thành các tổ để tiện quản lý. Số lượng vừa phải của nhóm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần kể đến là đặc tính tự nhiên của nhiệm vụ hoàn thành. Có nhiều nhóm công tác với số lượng từ năm đến bảy người. Nhưng có nhóm số lượng thành viên đạt tới 12 người mà hiệu quả công việc vẫn tiến triển tốt đẹp ( Harrison, 1987; Miner, 1992- Niel 1995). Có nhiều nhóm nhỏ số lượng thành viên khoảng 4 người thì việc điều hành thành viên rất bình thường. Tuy vậy nó vẫn có những hạn chế nhất định. Điều này sẽ được phân tích sau. Có nhiều nhóm nhỏ tính bảo toàn bị ảnh hưởng bởi lẽ tính chất cạnh tranh yếu dễ ảnh hưởng tới quá trình làm quyết định. Nhóm lớn, số lượng trên mười người có xu thế phát triển tính tương tác và cạnh tranh các thành viên trong nhóm . Cá tính của mỗi người cũng sẽ bị hạn chế . Nhưng cũng cần đưa ra tiêu chuẩn số lượng thành viên của nhóm. Tiêu chuẩn phổ thông về thành viên nhóm ví dụ người phụ thuộc vào nhóm do yêu cầu tổ chức, công việc hoặc kết luận của tập thể. Tương tự chính thành viên phải hiểu chính mình, vì sao là thành viên của nhóm? Các thành viên trong nhóm đồng ý chấp thuận? Trên cơ sở hiểu biết cá nhân, bốn loại thành viên nhóm bao gồm: Hội viên tâm lý, hội viên ưu

Page 196: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

191

tiên, hội viên căn bản và hội viên chuyển nhượng (Jackson, 1959- Niel 1995). Hội viên tâm lý nhằm mô tả trường hợp thành viên bị thu hút bởi nhóm và đông thời là thành viên của nhóm khác. Trong trường hợp này hôị viên ưu tiên cá lẻ bị nhóm thôi miên, nhưng khó khăn được chấp nhận bởi thành viên nhóm khác. Trong nhóm phổ biến thành viên chuyển nhượng có thể không được xem xét trong nhóm.

Nhưng thành viên của nhóm phổ thông có thể là thành viên chuyển nhượng, hậu quả của quyết định.

Bảng 6.1 : Bốn loại hội viên nhóm

Chấp nhận Cao Thấp

cao Thành viên tâm lý Hội viên ưu tiên Hấp dẫn Thấp Hội viên cơ bản Hội viên chuyển nhượng

d) Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức nhằm chỉ tổ chức bên trong của loại hình phổ thông hoặc không phổ thông của nhóm. Số lượng thành viên của nhóm tạo nên sự khác nhau về vai trò nhóm. Vai trò xã hội là bộ quy tắc sống quy định cho đặc tính mỗi người trong viễn cảnh chung của xã hội (Forsyth, 1990- Niel 1995). Ở một số nhóm sự khác nhau về vai trò không thật rõ ràng. Nhưng ở hầu hết các nhóm sự khác nhau giữa trưởng nhóm hoặc thủ lĩnh với các thành viên ban đầu rất khác nhau. Sự khác nhau về vai trò cũng có thể được nhân lên khi vị trí khác nhau có tính đặc biệt giữa các thành viên hình thành. Vai trò trong nhóm có thể chia ra làm hai loại: vai trò công việc thực hiện và vai trò mến cảm xã hội. Vai trò công việc là chỉ khả năng tổ chức để đạt được mục tiêu công việc. Có thể chỉ ra vai trò công việc như: (1) sự khởi thảo giải quyết công việc ( đề xuất ý tưởng, phương pháp và giải pháp thực hiện); (2) tìm kiếm ý kiến (Thông tin từ các thành viên nhóm khác);(3) Người ghi chép ( Ghi lại và bảo quản dữ liệu thu thập). Vai trò xã hội là đáp ứng yêu cầu tinh thần của các thành viên trong nhóm. Vai trò này được thể hiện qua các mặt sau: Động viên (Khuyến khích, khích lệ tinh thần); hoà giải (Giải quyết tranh chấp hay mâu thuẫn); Quan sát nhóm ( Chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của nhóm), (Forsyth, 1990).

Có nhiều nhóm được chia thành các tổ nhỏ. Sự hình thành tổ là quá trình phát triển tổ chức tự nhiên để hoàn thành công việc cụ thể. Họ có thể cùng lứa tuổi, cùng kỹ năng được đào tạo và trình độ (Eisenhardt và Bourgeois, 1988- Niel 1995).

Cuối cùng ta xem xét về sự khác nhau giữa các dạng của hệ thống công việc. Mức độ

Page 197: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

192

tập trung là đặc điểm quan trọng của hệ thống giao tiếp. Hầu hết các nhóm đặc biệt nhỏ, mọi thành viên đều dễ dàng giao tiếp với các thành viên khác. Hệ thống giao tiếp này được xếp vào loại mối nối tiếp hoàn chỉnh. Trong mối nối tiếp hoàn chỉnh không tồn tại sự tập trung hoá. Hệ thống nối tiếp cơ bản khác như là những bánh xe và dây truyền xích ( xem hình 6.1)

Hệ thống nối tiếp Nối tiếp bánh xe Nối tiếp hoàn chỉnh dây chuyền

Hình 6.1: Hệ thống nối tiếp nhóm Trong các mối liên hệ trên, mối liên kết dây chuyền mắt xích và liên hệ bánh xe mang tính tập trung cao độ, cấp bậc và vai trò khác nhau trong nhóm. Nó có thể hạn chế đi vai trò khác nhau trong nhóm. Chính hệ thống giao tiếp đem lại mối liên hệ nếu ta tập trung vào xem xét mối tương quan liên hệ giữa người quản lý, giám đốc và thành viên, từ đó ta thấy được vai trò của trưởng nhóm và việc đưa ra quyết định.

e) Sự gắn kết

f) Tiêu chuẩn nhóm Tiêu chuẩn của nhóm có quan hệ rất gần gũi với sự gắn kết trong nhóm . Cùng chung điều kiện việc gắn kết nhóm mạnh sẽ có tác dụng cho việc hình thành và phát triển củng cố tiêu chuẩn nhóm. Tiêu chuẩn nhóm chính là hành vi, thái độ và sự nhận thức được chấp nhận bởi nhóm mà đặc biệt là các thành viên của nhóm (Baron và nnk 1992- Niel 1995). Ví dụ tiêu chuẩn nhóm có quan hệ với loại và dạng tương tác trong nhóm. Mức độ của cam kết và sự cố gắng của các thành viên và mối quan hệ với bên ngoài. Tiêu chuẩn của nhóm đóng vai trò quan trọng trong mối liên kết và hợp tác các hoạt động nhóm. Tiêu chuẩn có thể được viết ra và công bố bởi nhóm, nhưng nó cũng có sự sửa đổi một cách từ từ (Forsyth, 1990- Niel 1995). Tiêu chuẩn nhóm có thể được phân tích, tiếp thu bởi các thành viên. Ngược lại các thành viên của nhóm tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện để bảo vệ nhóm.

g) Các giai đoạn phát triển

Page 198: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

193

Một số nhóm giống như phòng hay bộ phận thông thường đã được hình thành trong quá khứ và vẫn tồn tại độc lập, các thành viên tiếp tục bổ xung cho đội ngũ. Các nhóm này luôn duy trì sự phát triển chắc chắn. Nhưng ở một số nhóm khác, do tuổi thọ tồn tại hạn chế quá trình phát triển được phân ra thành 4 hay 5 giai đoạn (Tuckman và Jensen, 1977; Forsyth, 1990- Niel 1995).

Ở giai đoạn đầu tiên, nhóm hình thành từ các thành viên cá nhân. Sự tương tác trong nhóm tập trung vào việc thiết lập mục tiêu của nhóm, phạm vi phân chia vai trò trong nhóm. Thành viên trong nhóm phát huy các mặt mạnh của mỗi cá nhân, ở giai đoạn này sự tương tác giao tiếp còn nhẹ nhàng, không khí hoà thuận và hợp tác. Ở giai đoạn 2, sự đấu tranh và hoà hợp diễn ra trong nhóm làm cho họ hiểu nhau hơn, tạo nên sự giao tiếp tốt hơn. Sự đồng lòng ở giai đoạn thứ nhất có tác dụng tốt cho hiểu biết mục tiêu ban đầu của nhóm và phân chia vai trò cạnh tranh. Nếu nhóm tồn tại ở giai đoạn này nó sẽ phát triển mạnh và nhất trí cao trên cơ sở của những thông tin tốt hơn về sở thích cá nhân và công việc. Nhóm bắt đầu xây dựng sự gắn kết và phát triển mục tiêu và giá trị chia sẻ. Giai đoạn này được gọi là xây dựng tiêu chí. Sau khi đi qua giai đoạn này, nhóm có thể thu được hiệu quả mục tiêu của nó. Nếu nhóm đã thay đổi hình dạng sau thời gian, đây chính là điểm kết thúc.

h) Hội đồng và liên minh

Nhóm cơ sở và nhóm thứ cấp Như đã trình bày ở phần trên, số lượng thành viên của nhóm rất khác nhau. Ở một số nhóm, giao tiếp, sự tương tác cá nhân, và gía trị chia sẻ tăng lên. Những nhóm này gọi là nhóm cơ sở. Trong cơ cấu tổ chức, nhóm cơ sở dễ dàng nhận thấy. Ví dụ khi hình thành tương tác gần gũi của nhóm người cùng địa vị. Việc làm quyết định chiến thuật sẽ thực hiện trong phạm vi nhóm cơ sở. Nhưng việc lập kế hoạch chiến thuật sẽ là nhiệm vụ của các loại nhóm khác nhau, nhóm thứ cấp. Mối quan hệ trong nhóm thứ cấp thì ít tính cá nhân hơn. Thành viên trong nhóm tương tác ít hơn. Ngược lại là thành viên của nhóm cơ sở có giá trị bản chất nhất định, nhóm thứ hai thường là “công cụ” mục đích cho các thành viên. Ví trí nhóm được hình thành từ tổ quản lý các thành viên sử dụng khá ít thời gian cho việc tương tác lẫn nhau trong công việc hàng ngày.

i) Hội đồng Dạng quan trọng của nhóm thứ hai trong khái niệm tổ chức là hội đồng (Luthans, 1992). Hội đồng là tổ chức gồm một hay nhiều người được chỉ định hoặc bầu bởi hội đồng lập pháp hoặc xã hội để xem xét, nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ nào đó, đối tượng hoặc phải làm tất cả các việc trên (Robert, 1971- Niel 1995). Chính vì vậy hội đồng thể hiện tổ chức làm quyết định lớn, bao gồm các nhóm nhỏ. Hội đồng chịu trách nhiệm cuối cùng, trong toàn bộ thời gian làm công tác tư vấn ra quyết định hoặc quyết định được phê chuẩn. Nhưng mức độ nào đó của đoàn làm quyết định, nhà chức trách thường bị ảnh hưởng thông tin từ hội đồng nhỏ. Hội đồng được hình thành để làm tất

Page 199: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

194

cả các mặt quản lý tổ chức, sản phẩm, chất lượng, quan hệ lao động, sản xuất hoặc cải tiến quy trình nó liên quan đến quy hoạch chiến lược.

j) Liên minh Dạng khác của nhóm thứ hai là liên minh. Liên minh là nhóm phổ thông bao gồm các thành viên cùng chia sẻ những mục đích riêng (Miner, 1992- Niel 1995). Liên minh là bộ phận thực hiện của hội đồng. Hầu hết liên minh mang tính tạm thời, nó sẽ hết tồn tại khi mục đích bình thường đã đạt được. Vì vây liên minh có chức năng trong tổ chức, nhưng trái ngược với hội đồng, nó hoạt động ngoài cơ cấu tổ chức bình thường. Liên minh đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chính trị trong các tổ chức. 6.2. Quá trình làm quyết định của nhóm 6.2.1. Đặc tính nhiệm vụ Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới công tác ra quyết định là đặc tính tự nhiên của công việc. Ví dụ sự thể hiện của nhóm quan hệ tới yếu tố bị động cá thể. Câu hỏi sẽ đặt ra đây liệu nhiệm vụ có cho phép tìm ra cội nguồn của nó? Nếu được thì nhóm sẽ làm việc này tốt hơn so cá nhân làm. Nhưng ngược lại nhiệm vụ yêu cầu một điều kiện rất chặt chẽ (tính độc lập) thì cá nhân làm tốt hơn so tập thể. (Baron và nnk 1992- Niel 1995).

a. Phân chia nhiệm vụ Quy mô chung về đặc trưng nhiệm vụ mang tính tương đối. Trước tiên nhiệm vụ có thể phân chia được thành các bộ phận nhỏ để thành viên thực hiện. Nhóm có thể mang lại ưu điểm so với phương thức thành viên thực hiện độc lập, nhưng nếu sự phối hợp các bộ phận công việc không cản trở mặt tích cực của chuyên môn hoá. Một số nhiệm vụ lại không thể phân chia được thành bộ phận nhỏ. Việc lái ô tô là một ví dụ về sự hợp nhất công việc.

b. Tối đa và tối ưu nhiệm vụ Tối đa nhiệm vụ là sự thể hiện qua số lượng tuyệt đối. Kết quả đầu ra càng nhiều càng tốt. Nhiều nhóm đã thu được mặt tích cực của loại nhiệm vụ này. Có ý kiến cho rằng tối ưu hoá tốt hơn so tối đa nhiệm vụ. Ví dụ khi giải bài toán chính là tối ưu nhiệm vụ. Ưu điểm của nhóm trong tối ưu nhiệm vụ là tính kiên định và nó phụ thuộc vào phương thức tiến hành khi mỗi cá nhân được phối kết hợp nhau để thực hiện.

c. Nguyên tắc liên minh để hoàn thành nhiệm vụ Vấn đề thứ ba của nhiệm vụ là nghiên cứu khả năng cá thể kết nối hoàn thành nhiệm

Page 200: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

195

vụ chung. Bốn kỹ năng của nhiệm vụ được thể hiện. Nhiệm vụ phân biệt, nhóm phải lựa chọn sự tham gia của các thành viên. Con đường duy nhất là chọn người chơi có khả năng tốt nhất. Trong nhiệm vụ liên quan sự thể hiện nhóm đôi khi lại lệ thuộc vào thành viên yếu nhất, bởi lẽ kết quả chung của đoàn là cấu thành của từng thành viên. Ngược lại đội lại là tấm chắn cho thành viên vượt lên. Điều này ta có thẻ hiểu được qua luật đua xe đạp đồng đội. Như vậy nhóm có vị trí khá quan trọng thực hiện nhiệm vụ. Giống như luật chơi trò sức mạnh, kết quả của nhóm là sự tham gia của mỗi thành viên. Cuối cùng một số nhiệm vụ là sự tự nguyện hoàn thành của thành viên trong đó sự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên hợp lý công tác có vị trí quan trọng. 6.2.2. Thủ tục làm quyết định

a) Luật quyết định nhóm

Thủ tục trong quá trình lập quyết định có vị trí rất quan trọng. Có những nhóm làm quyết định khá đơn giản, nhưng có nhóm thực hiện việc làm quyết định trên cơ sở sự thống nhất trong toàn nhóm. Và như vậy quyết định cuối cùng đưa ra phải được nhất trí của cả nhóm và phương án lựa chọn là tối ưu. Sự đồng tình nhất trí có được khi mỗi thành viên đều đồng ý với quyết định của nhóm trên cơ sở của tính hợp lý và lô gíc. Điều này có nghĩa rằng giải pháp lựa chọn đã được chấp nhận chứ không nhất thiết phải tham khảo đầy đủ ý kiến từng người. Một thành viên nào đó có thể không nhất trí với quyết định và phản đối, điều này cần đưa ra bỏ phiếu. Để giải quyết trường hợp này người ta dùng luật quá bán để thông qua để đưa ra quyết định. Luật quá bán có thể là 50% cộng thêm một phiếu hoặc 2/3 số phiếu.

b) Nghịch lý trong bỏ phiếu

Nhà kinh tế học Kenneth Arrow đã chững minh bằng toán học rằng việc có thể sẽ không bao giờ trở nên luật lệ, quyết định của nhóm dân chủ không thể thể hiện đầy đủ sự “ưu tiên” của nhiều thành viên (Arrow, 1963- Niel 1995). Kết quả của bỏ phiếu phụ thuộc rất lớn vào thủ tục thông qua. Trong khái niệm bỏ phiếu Borda, A thấp hơn B thì được thêm vào hay loại trừ. Nếu nhóm lựa chọn bỏ phiếu quá bán giữa hai hay nhiều phương án, các phương án đem so sánh ngang bằng, kết quả sẽ phụ thuộc vào thứ tự so sánh (Concordet's paradox) (Allison và Messick, 1987; Goodwin và Wright, 1991- Niel 1995).

c) Thoả hiệp, hiệp thương

Nếu quy tắc số đông vẫn chưa đưa tới kết quả hoặc nhóm cố gắng để đi đến nhất trí, giải pháp tốt nhất là đi đến thoả hiệp. Đây chưa phải là phương án tốt nhất nhưng sự thoả hiệp để dung hoà các giải pháp khác nhau. Điều này làm được khi các phương án xử lý là có thể phân chia nhỏ được. Phương án trung bình được lựa chọn là giải pháp cho thể loại này. Nếu sự thoả hiệp thống nhất được các ý kiến riêng lẻ, giải pháp cuối cùng có thể sẽ đạt

Page 201: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

196

được. Trong quá trình này các bên đối kháng hoặc cá nhân thực hiện quyền bỏ phiếu để tìm ra lời nói chung. Ví dụ nhà quản lý nhóm A bỏ phiếu cho việc đề nghị đầu tư của nhà quản lý nhóm B và ngược lại. 6.2.3. Sở thích cá nhân và quyết định tập thể

a. Lược đồ quyết định tập thể

Việc làm quyết định tập thể bao gồm việc thống nhất các ý kiến của các thành viên thành quyết định của nhóm. Lược đồ quyết định tập thể (SDS) là một giải pháp tốt cho việc mô tả quá trình chuyển dịch này (Baron và nnk 1992; Davis, 1973- Niel 1995). Trước khi nhóm tiến hành, tất cả các thành viên nhóm được giả định có vị trí mà quyết định có thể đạt được. Nếu nhóm đựơc hình thành, số lượng tình huống có thể ưu tiên theo nhóm là hàm số của số lượng thành viên và số lượng các phương án. Số lượng ban đầu đưa vào có dạng sau:

(n + r - 1)! (n!(r- 1)!)

Trong đó: n là số phương án quyết định r là số thành viên nhóm

Ví dụ nếu hai thành viên của nhóm quản lý đã quyết định hai phương án chiến lược A và B. Tình huống có thể xảy ra 3 dạng sau: Hai đồng ý A, hai đồng ý B, hoặc một đồng ý A một đồng ý B. Phương pháp SDS là dùng bảng để nối lại các mặt thống nhất trong quá trình làm quyết định để đưa ra kết quả. Điều này thể hiện trong bảng 6.2.

Trong bảng 6.2, điều kiện đưa ra là có 4 thành viên nhóm quyết định 2 phương án. Tình huống xảy ra có thể là 5 trường hợp. Giả thiết rằng luật lệ thông qua theo phương án số đông và cho rằng không một thành viên nào đưa chèn ý kiến riêng mình trong quá trình thảo luận của nhóm. Trong trường hợp này tính khả thi sẽ kết hợp với 3 kết quả của quá trình nhóm được thể hiện trên bảng. Nếu số đông nghiêng về phương án lựa chọn A hay B thì phương án lựa chọn lấy trị số là 1.0. Nếu tỷ số ngang bằng thì chưa thể đưa ra quyết định lựa chọn. Vấn đề quyết định có thể tham khảo theo chiều hướng phương án mang tính trách nhiệm cao hơn.

Bảng 6.2: Ví dụ về lược đồ quyết định tham khảo tập thể

Tình huống Quyết định nhóm

A B A B Không quyết dịnh 4 0 1 0 0 3 1 1 0 0 2 2 0 0 1 1 3 0 1 0 0 4 0 1 0

Page 202: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

197

b. Lược đồ quyết định tập thể và giả thiết

Bảng 6.2 thể hiện một số thông số giả thiết đơn giản về kết quả quá trình nhóm làm quyết định. Đây là một lý thuyết khá phức tạp nó nói lên rằng cá nhân, trong hoàn cảnh nào đó có ảnh hưởng lớn đến số đông, giả thiết khả năng có thể lớn hơn ze-rô (0) về kết quả mà không phản ảnh số đông được nhìn nhận từ mỗi cá thể. Đôi khi các phương án có thể được thể hiện qua tỷ số. Trong trường hợp này mục tiêu quyết định, giả thiết sẽ chọn phương án có trị số gần nhất giá trị trung bình. Ưu điểm của đánh giá trung bình là tất cả các thành viên đã có tiếng nói chung trong khi làm quyết đinh, sai sót cá nhân hoặc ý kiến ngoại lai thì được loại bỏ.

Một lý thuyết lựa chọn khác đưa ra là dựa theo trị số tương đối số đông để lựa chọn. Trong bảng 6.3 có đưa ra 3 tỷ số phân tích: tính tỷ trọng so với tổng số. Tỷ lệ theo số đông và tỷ lệ quy tròn quá bán. Có 7 thành viên bầu chọn cho 3 phương án. Tình huống đưa ra xét có 5 trường hợp điển hình. Trong các trường hợp này ý kiến quyết định chưa đưa ra ngay được. Cần đưa ra giải pháp lựa chọn theo tỷ lệ quá bán.

Bảng 6.3: Ví dụ về lựa chọn giữa 3 phương án

T×nh huèng TÝnh hîp lý Theo tæng sè

Tû lÖ ®a sè Tû lÖ qu¸ b¸n

A B C A B C A B C A B C 5 1 1 0.71 0.14 0.14 1.00 0 0 1 0 0 4 2 1 0.57 0.29 0.14 1.00 0 0 1 0 0 3 2 2 0.43 0.29 0.29 0.43 0.29 0.29 1 0 0 3 3 1 0.43 0.43 0.14 0.43 0.43 0.14 0.5 0.5 0

Ở đây tình huống thứ tư tỉ lệ quá bán của phương án A và B là ngang nhau và bằng 50%. Việc lựa chọn phương án cần có thêm điều kiện để chọn. Có thể đưa ra điểm ưu tiên để định hướng. 6.3. Hoàn chỉnh công tác làm quyết định tập thể

Trong mục này việc lựa chọn kỹ thuật để hoàn chỉnh quyết định sẽ được nghiên cứu xem xét. Kỹ thuật đưa ra đây bao gồm: phương pháp trí tuệ tập thể, kỹ thuật nhóm bình thường, mô hình DELPHI và hệ thống trợ giúp quyết định tập thể. Trước tiên ta cần xem xét một số khái niệm “nhất trí”. 6.3.1. Nhất trí thu được Khi mà thủ tục hướng dẫn quá trình lập quyết định chưa thật rõ ràng, thành viên trong đội sẽ làm việc với một niềm tin tập thể. Kết quả thu được sự nhất trí trong đội có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật hoàn thiện quyết định sẽ được thảo luận dưới đây. Mỗi thành viên cố gắng thể hiện niềm tin qua tranh luận và đưa ra lý lẽ phân tích. Nếu

Page 203: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

198

việc này không thực hiện được thì đưa ra luật bỏ phiếu.

a) Đồng lòng nhất trí Có sự khác nhau căn bản trong khi làm quyết định dựa trên cơ sở của hai khái niệm: nhất trí và đồng lòng. Xét ở vấn đề đồng lòng, tất cả những người làm quyết định đồng ý rằng giải pháp lựa chọn là tốt nhất. Xét về vấn đề nhất trí, một số trong các thành viên đội có thể có những ý kiến khác nhau về vấn đề thế nào là phương án tối ưu, nhưng ý kiến lựa chọn và tranh luận đưa đến giải pháp riêng của nó lựa chọn và được mọi người đồng ý. Nếu một số thành viên của nhóm có những ý kiến khác nhau, để tránh không thông qua được, giải pháp tốt nhất là dùng luật bỏ phiếu.

b) Hướng dẫn đi đến đồng lòng

Có nhiều tác giả đã đưa ra hướng dẫn lập quyết định trên cơ sở của sự đồng lòng. Ý nghĩa của hướng dẫn này là chứng minh cho khái niệm nhất trí cuối cùng có tầm quan trọng nhất định, nhưng mục tiêu này không nên ngăn chặn quá trình thảo luận. Nhất trí hoàn toàn không thể thu được bởi việc bỏ qua các ý kiến chưa ngã ngũ, nhưng nó mang lại giải pháp chấp thuận và ý kiến mở. Khi thảo luận về chiến thuật tổ chức nhóm có thể phải cố gắng về nhất trí phương pháp và kết thúc vấn đề. Cả hai yếu tố này đều là nhân tố quan trọng trong quy trình lập quyết định. Nhưng đôi khi ta có thể tin tưởng các ý kiến khác nhau liên quan đến kết thúc nếu mối quan tâm này có thể đi đến nhất trí chung. Đối khái niệm trung và ngắn hạn, điều trở nên vô nghĩa khi số đông có mục tiêu ban đầu khác nhau cũng như họ luôn tuân thủ theo chính sách trong suốt thời gian dài (Fahey, 1981- Niel 1995). Ngoài ra thiếu sự nhất trí sẽ đưa tới kém hiệu quả của quá trình lập quyết định. 6.3.2. Phát huy trí tuệ tập thể Một vấn đề của nhóm làm quyết định là qua thời gian tiêu chí nhóm phát triển và thành viên của nhóm có chung hướng, ý kiến nhóm trở nên có vị trí cao hơn. Trong những trường hợp này suy nghĩ tập thể xuất hiện. Kết quả tính sáng tạo của tập thể nhóm giảm đi sau khi nó qua đỉnh cực trị của lý thuyết nhóm (Stein, 1982- Niel 1995). Lý giải cho vấn đề này, kỹ thuật tăng trưởng sáng tạo nhóm có thể có ý nghĩa đặc biệt và kỹ thuật tốt nhất để làm nó là tận lượng suy nghĩ tập thể (Osborn, 1957; Smart và Vertinsky, 1977- Niel 1995).

a) Phương pháp Trong hội nghị phát huy trí tuệ tập thể, thành viên của nhóm có thể đóng góp mức cao nhất số lượng ý kiến. Đưa ra câu hỏi kích động tại thời điểm xuất phát, mỗi thành viên có cơ hội tham gia ý kiến. Trong khi đưa ra ý kiến, các thành viên cần được khuyến khích, khích lệ tham gia ý kiến. Sau bước phát động các ý kiến, nhóm cần thống kê và

Page 204: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

199

phân loại ý kiến. Trong giai đoạn này ý kiến dàn trải hoặc kém trọng lượng cần được loại bỏ. Ý kiến tập trung cao độ cần được tập hợp lại để so sánh, ước lượng của bước tiếp theo. Sang giai đoạn này ý kiến được đánh giá phân loại và đưa ra lời khuyên cho việc thực thi nó.

b) Áp dụng và giới hạn

Tập trung trí tuệ tập thể là giải pháp phù hợp nhất cho giải quyết vấn đề khi có thông tin tham khảo trong tổ chức, nhưng nó không thể kết nối dễ dàng theo phương pháp truyền thống. Trường hợp thông tin không tập trung hoặc phân giải rộng phương pháp nhóm “ad hoc” có thể tổng hợp qua hội thảo trí tuệ tập thể để kết nối thông tin lại. Theo cách lựa chọn tự nhiên, thông tin có thể không truyền đi trong nhóm bởi vì tiêu chí nhóm nhấn mạnh đến tính hài hoà hoặc do nhu cầu riêng. Trong hoàn cảnh này kỹ thuật tập hợp trí tuệ tập thể được sử dụng để phá thế bao vây hạn chế tương tác thành viên trong nhóm. Nhưng sử dụng trí tuệ tập thể cũng có những hạn chế nhất định. Nó kém phù hợp đối vấn đề quá phức tạp mà cần làm quyết định tập trung và được tính toán bởi các nhóm nhỏ. Ngoài ra nó cũng không thuận lợi cho áp dụng trong khi lựa chọn kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn đã định. (Gallupe và Cooper, 1993- Niel 1995).

Có hai vấn đề xảy ra trong phương pháp hội chứng trí tuệ tập thể. Trước nhất là quá trình có thể dẫn đến hậu quả của quá nhiều các ý kiến chất lượng thấp tham gia vào tạo nên tình thế tản mạn. Hậu quả của việc này là thủ tiêu đi những tư tưởng đấu tranh phát triển. Thành viên của nhóm muốn tham gia các ý kiến nhưng phải đợi chờ đến lượt và như vậy họ dễ có thể quên đi điều mình muốn nói hoặc quan tâm của họ. Thứ hai là sự e ngại có thể dẫn đến tự kiểm chế, giảm đi tính sáng tạo. Hai vấn đề này là hoàn toàn bất lợi nếu một số thành viên nghiêng về một phía khi họ có cá tính. Vấn đề thắt nút tranh luận và e ngại trong đánh giá có thể xảy ra. Quy mô nhóm hợp lý là khoảng 6 người và tối đa khoảng 12 người (Gallupe và nnk 1992- Niel 1995). 6.3.3. Kỹ thuật – công nghệ nhóm bình thường

Kỹ thuật nhóm thường mang lại sự tương đồng lớn trong tập hợp trí tuệ tập thể. Phương pháp này không có giao tiếp bằng miệng giữa các thành viên tại bước khởi thảo và ở bước cuối cũng bị hạn chế. Nguyên nhân đi đến tình trạng này là do sự hạn chế tương tác giữa các thành viên, vấn đề này được thảo luận trên.

a) Phương pháp

Quá trình nhóm cá biệt được thông qua bốn bước sau: Phát lên ý kiến, ghi chép lại, thảo luận và phân loại(Delbecq và nnk 1975; Moore, 1987- Niel 1995). Sự khác nhau chính trong tập hợp trí tuệ lại chính là ý kiến ban đầu phát lên từ cá nhân thành viên của nhóm thông tin ra, sau đó nó phổ biến trong nhóm. Các ý kiến được ghi tóm tắt trên bảng. Trong khi tập hợp ý kiến, chưa có tranh luận ở giai đoạn này. Sau đó nhóm

Page 205: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

200

sẽ phân loại ý kiến và bắt đầu từ những ý kiến này. Ở giai đoạn này chưa thật cần thiết tính đồng lòng. Cuối cùng các thành viên nhóm phân loại trật tự ưu tiên theo đề nghị.

b) Áp dụng và giới hạn

Kỹ thuật nhóm thông thường kết thúc với thủ tục bỏ phiếu và có thể đưa ra quyết định quá trình lập kết thúc. Đây là công việc bình thường. Quá trình bỏ phiếu cũng không hiểu là kết thúc hoàn toàn công việc, có thể có ý kiến bổ xung và phát triển nó nhưng cũng cần có nguyên tắc thống nhất ý kiến đó làm tham khảo chứ không phải điều kiện bắt buộc cho quá trình thực thi quyết định sau khi kết thúc vấn đề. 6.3.4. Phương pháp Delphi

Phương pháp Delphi có tính cấu trúc chặt chẽ hơn so một số phương pháp giới thiệu trên. So sánh với phương kỹ thuật nhóm thông thường, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm khi thành viên tham gia không phải gặp nhau. Họ có thể làm việc đọc lập tại vị trí khác nhau và thời gian không nhất thiết phải cùng lúc bởi thông qua việc trả lời câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Điểm khác biệt thứ hai là phương pháp này luôn tạo ra sự tương tác các thành viên được nhận thông tin về các ý kiến sau đó họ thể hiện quan điểm qua trao đổi bằng văn bản.

a) Phương pháp

Phương pháp Delphi có tên từ chính tác giả người Hy lạp. Phương án đưa ra ban đầu là dự báo các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Vấn đề quan tâm chính ở đây là mục tiêu chúng chưa được dự báo trong tương lai nhưng phải làm rõ tất cả các phương án lựa chọn cho quyết định. Cần ước lượng và tính toán những ảnh hưởng về hậu quả của nó tới việc lựa chọn chính sách. (Moore, 1987- Niel 1995). Phân tích lý luận giải quyết vấn đề Delphi bao gồm 4 bước sau. Bước một: tập hợp các vấn đề và câu hỏi do chuyên gia đưa ra. Bước hai: gửi câu hỏi tới các thành viên tham gia. Bước ba: thông tin phản hồi trở lại từ các thành viên tới ban chuyên gia. Bước bốn: các ý kiến phản ảnh đựợc phân tích để tìm ra sự nhất trí hoặc giữ lại các ý kiến còn cần tranh luận thêm (Luthans, 1992- Niel 1995). Trong quá trình thực hiện mô hình này cần một đội điều hành công việc gồm soạn thảo các câu hỏi, nhận lại kết quả sau khi có ý kiến của các chuyên gia gửi về ban chuyên môn. Vấn đề quan trọng là đội điều hành phải bảo vệ tính bí mật tên tuổi của các chuyên gia. Đây là yếu tố quyết định tới thành công của phương pháp. Vấn đề bí mật tên tuổi chuyên gia sẽ làm hạn chế những vấn đề liên quan an toàn chu trình khi họ tham gia các ý kiến trong quá trình thực hiện. Sàng lọc và kiên định quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật. Nếu không tác giả có thể thay đổi suy nghĩ của họ và chính qua tương tác kết quả càng trở nên chính xác.

Page 206: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

201

b) Áp dụng và giới hạn Phương pháp Delphi có tác dụng hấp dẫn đặc biệt khi người nào đó tham gia vào quá trình điều chỉnh luồng trao đổi của các chuyên gia, nhưng nó lại kém khả quan hoặc kém thực tế khi họ tham gia trực tiếp trong cuộc họp mặt. Trong trường hợp này điều cần thiết là câu hỏi và các ý kiến cần được nhận biết trước khi câu hỏi lấy ý kiến chuẩn bị. Phương pháp Delphi phải dựa vào một số quá trình để làm việc này (ví dụ tập trung trí tuệ tập thể bởi nhóm nhỏ của chuyên gia). Điều này rất quan trọng bởi vì sự tín nhiệm của quá trình Delphi, đội điều hành phụ thuộc một phần vào nó. Theo một số tác giả nghiên cứu, phương pháp Delphi có ý nghĩa hơn trong việc đưa ra các ý kiến chất lượng và sự điều chỉnh so với quá trình nhóm chưa hình thành (Van de Ven và Delbecq, 1971- Niel 1995). Nhưng theo một số tác giả khác thì nó đưa lại kết quả thử nghiệm. 6.3.5. Hệ thống trợ giúp quyết định nhóm

Hệ thống trợ giúp quyết định nhóm (gọi tắt là GDSS -'Group decision support

systems') là một khái niệm được sử dụng để chỉ các loại khác nhau về kỹ thuật và hệ thống làm quyết định nhóm trợ giúp của máy tính. Hầu hết hệ thống trợ giúp có thể sử dụng trong trường hợp trực diện hoặc làm việc qua mạng.

Dưới đây xin trình bày một số vấn đề về chương trình trợ giúp máy tính trong khi làm

quyết định.

a) Hội thảo quyết định Ra đời vào cuối những năm 70 của thế kỷ 19 hội thảo quyết định là một trong những

hệ thống trợ giúp quyết định nhóm cổ nhất. Hội thảo quyết định là vấn đề bàn bạc xã hội. Phương pháp trợ giúp máy tính mục đích đưa ra sự hiểu biết chung về bài toán và đưa ra những điều kiện để thực hiện. Phương pháp yêu cầu 2 hay 3 ngày cho một phiên họp. Nhóm quyết định gồm những người có trách nhiệm về việc giải quyết vấn đề được sự trợ giúp của 2 người không thuộc nhóm. Một người làm trợ giúp các thành viên tổ chức thảo luận, suy nghĩ sáng tạo, phát hiện vấn đề mô hình bài toán và thể hiện kết quả. Người thứ hai phân tích quyết định sử dụng mô hình máy tính và giúp đỡ người thứ nhất khi cần thiết. Hội thảo quyết định bao gồm quá trình lặp, người trợ giúp thứ nhất trên cơ sở của thảo luận các thành viên cố gắng xây dựng mô hình về suy nghĩ của họ. Mô hình này được đưa vào máy tính bởi người phân tích quyết định sau đó thể hiện kết quả trên màn hình. Thành viên nhóm phân tích mô hình và chỉnh sửa. Mặt khác mô hình phát triển có thể thay đổi điều chỉnh của các thành viên nhóm đồng thời. Đây chính là sự khác nhau chính giữa việc điều chỉnh thành viên và đơn giản mô hình trong khi chạy chương trình.

Page 207: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

202

Trong trường hợp quan điểm của các thành viên khác nhau khi chưa có sự thoả thuận về các mặt của mô hình. Sử dụng phân tích độ nhạy để nhận ra phạm vi chưa thống nhất hoặc chưa hoàn hảo về chuyên môn mô hình, nó ảnh hưởng tới kết quả. Khi mô hình không còn thay đổi nghiã là nó đáp ứng yêu cầu. Nhóm có thể tóm tắt những vấn đề chính và kết luận đưa ra chương trình hành động.

b) Tập hợp trí tuệ điện tử Quá trình tập trung trí tuệ có thể để giải quyết một vấn đề được trợ giúp bằng máy

tính. Trong việc này các thành viên làm việc trực tiếp với máy tính thông qua các bộ phận giao tiếp của máy với mạng. Họ có thể chuyển vào mạng ý kiến của mình. Các ý kiến này được đến với các địa chỉ thành viên trong mạng (không cần nhận dạng). Vấn đề bí mật tên tác giả được đảm bảo, họ có thể trao đổi tự do và vô tư qua mạng mà không mặc cả như trao đổi trực tuyến. Tính bảo mật đồng thời ngăn cản những ý kiến cá biệt khi chúng chịu áp lực của những thành phần số đông trong nhóm điều này thường xảy ra đối trường hợp họp trực diện.

Hình thức thông tin và góp ý trên mạng mang lại nhiều ưu điểm. Họ có thể đưa ý kiến vào mạng và tiếp nhận thông tin từ các phía trên một bảng tổng hợp. Họ được làm việc tự do và độc lập. Không có hai người cùng làm việc trên cùng một màn hình cùng lúc. Sau giai đoạn phát ra ý kiến là giai đoạn tập hợp. Ở giai đoạn này bảng điện tử làm việc rất hiệu quả và tiện ích. Cái thừa được loại trừ, ý kiến hay được phân cấp và nhóm lại. Sử dụng phần mềm để điều hành chương trình làm việc. Cuối cùng phiên họp tập trung trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề được tiến hành thông qua bỏ phiếu cho ý kiến. Lúc này phần mềm máy tính trợ giúp người điều hành đưa ra thứ tự tập trung cho công tác lập quyết định. Ưu điểm chính của phương pháp này so với phương pháp tập trung trí tuệ truyền thống là trở ngại trong phát triển ý kiến không xảy ra, sự e ngại luôn tránh được, số lượng ý kiến đưa vào mạng nhiều hơn. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhóm làm quyết định gồm rất nhiều người ( 50 trở lên) mà vẫn diễn ra thuận lợi.

c) Phân tích và phát triển lựa chọn chiến thụât - SODA (Strategic Options Development and Analysis)

SODA là phương pháp bắt nguồn từ vấn đề phi kết cấu. Mục tiêu cơ bản của kỹ thuật

là đưa ra đội quản lý với mô hình làm rõ vấn đề thảo luận tranh cãi cho một công việc phức tạp. Mục tiêu thứ hai là xây dựng cam kết để giải quyết vấn đề. Phương pháp này phù hợp với nhóm nhỏ có số lượng thành viên từ 4 – 10 người.

Công việc được bắt đầu với việc phỏng vấn các thành viên của nhóm. Mục tiêu của

phỏng vấn là xây dựng bản đồ nhận thức của các thành viên về một vấn đề. Như vậy

Page 208: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 6: Giới thiệu chung về lý thuyết ra quyết định

203

mục đích chiến thuật đã được xác định. Kết quả sau một hay hai ngày hội thảo bản đồ nhóm hay mô hình được xây dựng thông qua việc kết hợp và thống nhất bản đồ nhận thức cá nhân thành bản đồ “chiến thuật”. Mục tiêu là đảm bảo thoả thuận về thời gian cho thành viên đội tìm ra giải pháp thực hiện tốt nhất.

Thông qua việc so sánh và nhận dạng khái niệm, ta có được bản đồ nhận thức cá nhân. Quá trình này được tiến hành bởi hai người trợ giúp, một tham gia ngay từ đầu về lập

mô hình, người thứ hai tham gia vào giai đoạn thảo luận. Người trợ giúp nội dung sử dụng phần mềm máy tính để ghi lại và biểu diễn ý kiến tranh luận và xây dựng bản đồ chiến thuật. Kết quả của phiên họp SODA là sự nhất trí giữa người làm quyết định về vấn đề chiến thuật và thoả thuận có thể về giải pháp tốt nhất cho giải quyết vấn đề.

Page 209: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

204

Chương 7: QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

7.1 Giới thiệu Để đưa ra một quyết định nào đó người lập phải tiến hành rất nhiều công đoạn. Khái niệm công đoạn ở đây chính là kỹ thuật và các thủ tục cần thiết cơ bản trong quá trình ra quyết định để đạt hiệu quả. Lý thuyết ra quyết định đựợc bắt nguồn từ những nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ đưa ra từ thế kỷ trước. Lúc mới ra đời nó được thực hiện bởi chủ nhân đưa ra phán quyết về công việc với chính khả năng quyết đoán của ông ta. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống máy tính hiện nay và các phần mềm mạnh đã trợ giúp đắc lực cho khâu ra quyết định. Dần dần các tiêu chuẩn để lựa chọn và phân loại được xây dựng hoàn chỉnh, đánh giá tổng quan các mặt của việc ra quyết định.

Chương năm tập giới thiệu một số khái niệm và phân tích việc ra quyết định dưới sự tham gia ý kiến tập thể. Chương này nhằm giứoi thiệu và phân tích những vấn đề thủ tục, các bước ra quyết định. Các chương sau sẽ đưa ra các tiêu chuẩn ra và việc lựa chọn phương án. 7.2 Các bước trong ra quyết định 7.2.1. Công tác ra quyết định mang tính chất của một quá trình

Để hiểu rõ về việc lập quyết định ta cần nắm được những khái niệm cơ bản để từ đó có thể tiếp cận dần dần với những vấn đề lý thuyết chung này. Một trong những vấn đề mấu chốt cần nắm được liên quan trong khi lập quyết định là: Mô hình cấu trúc việc ra quyết định, mô hình các bước trong lập quyết định. 7.2.1.1. Mô hình cấu trúc của việc ra quyết định

Trong nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, việc ra quyết định không hoàn toàn như một quá trình, nhưng cũng đừng gắn chặt nó với yếu tố thời gian. Xét riêng về mặt kinh tế, mô hình biểu diễn trên hình 7.1 là rất hợp lý cho quan điểm này. Loại mô hình này được gọi là cấu trúc lô gic. Mục đích là nhấn mạnh về các mặt cấu trúc của tình huống ra quyết định, người ra quyết định nhìn nhận vấn đề và giải quyết theo cách nhìn lô gic này.

Các yếu tố và mối quan hệ Trong mô hình 7.1 có ba yếu tố và ba mối quan hệ giữa các yếu tố này (Ackoff và Emory, 1972- Niel 1995). Các yếu tố chỉ về tình huống ra quyết định bao gồm: Người ra quyết định, kết quả và phương pháp, phương tiện đi đến kết quả. Người ra quyết định có thể phân loại kết quả công việc dựa trên cơ sở của những ý thích mà họ có được. Nếu họ không có sở thích nào hoặc không phân biệt được kết quả khác nhau thì

Page 210: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

205

sẽ không đưa ra được tình huống ra quyết định. Nếu người ra quyết định có đủ thông tin tin cậy về mối quan hệ giữa phương tiện và kết quả, phương tiện sẽ giúp họ đạt được kết quả và giá thành thấp.

Hình 7.1: Mô hình cấu truc lô gic của quá trình ra quyết định

Phát hiện và giải quyết vấn đề Nếu các phương tiện được xem xét là công cụ hoàn chỉnh về mối quan hệ và kết quả thì tình huống quyết định sẽ được thực hiện. Người ra quyết định có thể so sánh kết quả và hiệu quả, lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp nhất. Đây là một loại của tình huống lập quyết định trên cơ sở xem xét tổng quan việc giải quyết vấn đề. Tình huống là một phạm vi rộng và có thể phức tạp. Người ra quyết định tự lựa chọn sự phù hợp cho mình về phương tiện trợ giúp. Khi đã có phương tiện cụ thể, người ra nên lựa chọn giải pháp phù hợp và mục tiêu cụ thể để đạt kết quả mong muốn. Đôi khi sự mong muốn cần lượng hoá cụ thể. Một tình huống đã biết, người ra quyết định thì đi tìm kiếm cơ hội áp dụng nó. Tình huống này được gọi là phát hiện vấn đề. Trong cả hai phần: phát hiện và giải quyết vấn đề, tất cả các yếu tố và mối quan hệ được thống kê và cố định. Mô hình kết cấu lô gic cho chạy và xem xét việc ra quyết định có liên quan đến mối quan hệ bên ngoài. Công tác ra quyết định được giả thiết thông tin không liên quan tới hiệu quả của phương tiện hoặc kết quả ứớc muốn. Trải qua thời gian nó có thể thống nhất lại thành mô hình tính toán dòng thu nhập ảnh hưởng tới phân loại kết quả. Nhưng hoàn cảnh ra quyết định được hiểu như là quá trình tĩnh. Khái niệm trìu tượng tóm tắt này đúng đối với mô hình ra quyết định đơn giản. Nhưng nếu tính phức tạp tăng lên, áp lực nhận thức cá nhân cũng như vận động nhóm làm rắc rối thêm vấn đề, mô hình tóm tắt sẽ không còn đúng nữa. Trong trường hợp này để giải quyết vấn đề cách tốt hơn trong ra quyết định là đi theo quy trình từng bước.

7.2.1.2. Mô hình các bước trong ra quyết định

Người ra quyết định

Kết quả Phương tiện

Ưa chuộng kết quả Giá trị thực

của phương tiện

Hiệu quả phương tiện

Page 211: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

206

Quá trình ra quyết định được phát triển dựa theo phương pháp luận tâm lý học để làm ra nó. Ý tưởng cơ bản thể hiện ở khâu ra quyết định là một quá trình cần có thời gian, các công việc khác nhau được thực hiện ở các thời điểm khác nhau. Chính vì vậy quá trình ra quyết định là tổ hợp tuần tự các hoạt động, công việc (Hauschildt, 1986; Dewey, 1933). Trong hầu hết hết các mô hình, có 3 loại công việc cơ bản sau đây trong ra quyết định: phát hiện vấn đề, đưa ra phương án giải quyết và đánh giá các phương án. Trong trường hợp đơn giản nhất quá trình được giả thiết là không trực tiếp: vấn đề đựơc phát hiện và đưa ra giải pháp, thể hiện cách đánh giá. Ba bước trong ra quyết định Mô hình qúa trình khác với mô hình kết cấu ở chỗ tình huống quyết định không được giả thiết nhưng nó được xây dựng bởi người ra quyết định và chính người ra quyết định có điều kiện xem xét lại tất cả các khía cạnh của tình huống quyết định. Trước tiên người ra quyết định nhận ra các tình huống khi ra quyết định và sẽ biết được kết quả xảy ra khác nhau để lựa chọn phương án. Bước hai tìm ra những phương pháp có thể để đi đến kết quả. Sự khác nhau ở đây về mô hình kết cấu là các tình huống không đưa ra nhưng phải tìm và phát triển nó. Lúc này quá trình ra quyết định được thi hành, tất cả những người ra quyết định thể hiện năng động sáng tạo trong công việc. Cuối cùng các ý kiến đưa ra cần được đánh giá theo kết quả có thể đạt được. Cuộc đánh giá này có thể xuất hiện song song mô hình kết cấu, nhưng ngược lại tất cả các phương án được đánh giá đồng thời trong mô hình kết cấu, trong mô hình quá trình có khá nhiều khả năng sẽ xảy ra. Ví dụ mỗi giaỉ pháp có thể được đánh giá ngay lập tức sau khi đưa ra hoặc có nhiều phương án cùng đưa ra sau đó đánh giá chúng. Sự liên quan Hai kết luận quan trọng sau đây được rút ra từ thảo luận mô hình quá trình đơn giản. Kết luận thứ nhất là việc ra quyết định được xem như một quá trình độc lập.Việc giải thích, bình tuyển và lựa chọn đã tạo ra bước đầu thúc đẩy các bước tiếp theo của quá trình ra quyết định. Kết luận thứ hai là mô hình triết lý phức tạp có thể đem lại thông tin phản hồi từ bước đầu cho đến các bước sau đó, “giá thực tế” và “giá ảo” giả thiết có liên quan đến quay vòng của các bước trước đó. Chính vì vậy quá trình không lặp lại cần thiết quá lâu để đi đến giải pháp tương đương kết quả của mô hinh kết cấu hoàn chỉnh, nhưng có thể loại bỏ ở ngay bước đầu. Nhưng quá trình mô hình bao gồm các bước như phát hiện vấn đề, phát triển và tính toán đánh giá hoàn chỉnh nếu được áp dụng vào việc ra quyết định chiến thuật tổ chức.

Page 212: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

207

Lý do ở đây là mô hình ngừng khi các hoạt động bắt đầu. Hoạt động là phần việc của kế hoạch chiến thuật, mô hình quá trình sẽ bao gồm công tác thực hiện của giải pháp lựa chọn. Hơn nữa điều khoản lựa chọn nên bao gồm các bước rõ ràng. Trong xây dựng tổ chức phân công lao động đã quy định cá nhân phải ký kết nhiệm vụ các phương án ước lượng và phát triển, trong khi đó lựa chọn thực tế là đặc quyền của chức năng khác. Điều này có nghĩa rằng phương án ước lượng là tốt nhất sẽ không nhất thiết được chọn. Cuối cùng việc mô tả và giải thích quá trình ra quyết định tổ chức, nó thiên hướng sử dụng mô hình vi mô, phân biệt các bước khác nhau của quy trình. Phần dưới đây sẽ xây dựng và thảo luận mô hình quá trình của việc ra quyết định với những chú ý cần thiết. 7.2.2. Giai đoạn và các bước trong quá trình ra quyết định Tính tuần tự trong lý luận giải quyết vấn đề Vấn đề đầu tiên cần nắm được khái niệm cơ bản ở đây là phân tích quá trình ra quyết định. Việc phân tích các bước là một bộ phận trong quá trình ra quyết định, nó có tính hệ thống lô gíc. Việc phân tích này được chi ra thành bốn bước cơ bản sau.

Nhận biết vấn đề

Hình thành phương án hay giải pháp

Thực thi phương án

Quản lí và điều khiển

Các bước Hình 7.2: Các bước cơ bản công việc chuẩn bị ra quyết định

(1) Nhận biết vấn đề: Nguồn thông tin từ xã hội cho thấy có những vấn đề cần được xem xét. Quan điểm ý kiến, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của vấn đề được đánh giá rất khác nhau dưới cách nhìn của mỗi nhóm hay cộng đồng. Từ kết quả này nhà nước cần có một phương pháp giải quyết. Đây là thời điểm kết thúc giai đoạn này.

Page 213: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

208

(2) Hình thành phương án hay giải pháp: Sau khi phát hiện vấn đề nhà nước hay cơ quan hữu trách xem xét các ý kiến và bàn định cách giải quyết đưa ra phương án và giải pháp hợp lý. (3) Thực thi phương án, ý tưởng: Sau khi kế hoạch đã được quyết định, công việc thực hiện kế hoạch được bắt đầu. Quá trình đầu tư diễn ra. Những mâu thuẫn trước đây được giải quyết. (4) Quản lý và điều hành: Điều khiển và khống chế vấn đề được xem là yếu tố trung tâm, đưa ra những giải pháp kỹ thuật mới và thực hiện đầu tư. Lúc này sẽ áp dụng các quy định và tiêu chuẩn trong điều hành. Cần có hiểu biết và kiến thức khoa học trong điều hành, giải quyết vấn đề. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề là một phần của giai đoạn 2 trong quá trình ra quyết định – Hình thành lý luận giải quyết vấn đề. Hình thành lý luận giải quyết vấn đề nhằm phân loại và hợp lý hoá các ý kiến khác nhau trong hoạt động quản lý, nhận biết vấn đề xuất phát từ sinh hoạt xã hội cộng đồng. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề không đưa ra quyết định về mặt quản lý hoạt động, giải quyết vấn đề mà chúng chỉ thể hiện thông tin lựa chọn. Vị trí của việc phân tích lý luận giải quyết vấn đề trong quy trình lập được thể hiện qua hình sau.

Hình 7.3: Các bước phân tích lý luận giải quyết công việc trong chu kỳ phân tích

Chu kỳ lý luận giải quyết vấn đề 1- Phát hiện vấn để 2- Hình thành chính sách 3- Thực hiện 4- Quản lý và điều hành

Hình thành lý luận giải quyết vấn đề

1- Chuẩn bi 2- Quyết đinh

Phân tích lý luận giải quyết vấn đề 1- Phân tích vấn đề 2- Xác định mục tiêu, mục đích 3- Thiết kế, lựa chọn phương án 4- Phân tích điều kiện khó khăn 5- So sánh phương án

Chuẩn bị lý luận trong giải quyết vấn đề 1. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề

2. Trình tự 3. Tham gia cộng đồng 4. Tư vấn

Page 214: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

209

Các công việc trong phân tích lý luận giải quyết vấn đề

Nhìn chung phân tích lý luận giải quyết vấn đề của quá trình ra quyết định có thể phân chia ra thành 5 bước như sau:

(1) Phân tích vấn đề (2) Xác định mục tiêu và mục đích (3) Đưa ra phương án giải quyết (4) Phân tích thuận lợi khó khăn (5) So sánh các phương án

Việc xác định mục tiêu và mục đích như đã giải thích nó là các bước khác nhau nhưng có quan hệ khá gần gũi với phân tích vấn đề. Trong phân tích vấn đề, sự sai khác giữa hiện tại và tương lai, hệ thống và trạng thái mong muốn được xác định. Nếu không giành sự tập trung chú ý đầy đủ trong xác định các yếu tố quan tâm thì rất có thể nó sẽ bị bỏ qua. Ví dụ về tiêu chuẩn chất lượng nước vào mùa khô rất dễ có thể không đạt yêu cầu nếu việc mô tả diễn giải và số liệu đưa ra chưa thật đầy đủ hay chưa chú ý đúng mức về đặc điểm riêng cuả công việc này. Chính vì vậy tiêu chuẩn là chuẩn hoá đặc tính kỹ thuật chung và nó không dành riêng cho trường hợp cá biệt nào. Thông qua kiểm tra mục tiêu chung về quản lý chất lượng nước, có thể đưa ra kết luận điều kiện môi trường tốt chỉ có được khi các điều kiện sơ bộ tối thiểu đạt yêu cầu kỹ thuật.

Việc phân tích vấn đề và xác định cẩn thận các mục tiêu và mục đích có thể mang lại kết quả bất ngờ về thông tin của nguồn gốc vấn đề. Phân tích vấn đề phải được dựa trên cơ sở của hiểu biết rõ nội dung của vấn đề. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề tiêu hao khá nhiều thời gian vào phân tích vấn đề và chỉnh sửa nội dung thông tin của vấn đề. Các tiêu chuẩn sẽ được hình thành qua việc phân tích mục tiêu và mục đích. Các tiêu chuẩn phân loại sẽ là công cụ để đánh gía thực chất mục đích, chúng thu được thông qua mục tiêu ban đầu. Các tiêu chuẩn sử dụng trong phân tích nhằm so sánh các phương án với nhau, tìm ra điểm mạnh và yếu giữa chúng. Việc này rất quạn trọng sẽ là công cụ đắc lực giúp người làm quy hoạch đưa ra quyết định chính xác, dựa trên mặt bằng so sánh chuẩn mực. Thiết kế và lựa chọn phương án ban đầu phải dựa trên cơ sở kết qủa của việc phân tích. Khi nguyên nhân vấn đề đã biết và lượng hoá được thì giải pháp xử lý là có thể rõ ràng. Cần phân tích các tác động, áp lực nếu có của các phương án và lượng hoá qua tiêu chuẩn. Qua cách làm này phương pháp này có tính khoa học và thực tế. Áp lực được định nghĩa và xác định ở các bước trước đây, vấn đề quan trọng là cần làm rõ tầm cỡ và quy mô nhận biết mục đích và cần đơn giản trong tính toán. Một trong những kinh nghiệm tốt là mục đích cần được thảo luận rộng rãi, tổng hợp ý kiến rồi đưa ra phương án thiết kế với các giả thiết khác nhau để đánh gía tác động. Đối với mỗi vấn đề, sẽ không thể đưa ra so sánh và quyết định nếu chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu độc lập. Thực tế sẽ xảy ra nhiều ý kiến trái ngược khi xem xét một vấn đề

Page 215: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

210

nhưng được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, tiêu chuẩn và tiêu chí khác nhau. Chính vì vậy cần đưa ra khái niệm lượng hoá tiêu chuẩn đánh giá, đây chính là chức năng của hệ thống phân tích thế mạnh. Thông qua việc phân tích lý luận giải quyết vấn đề, các thủ tục trong quy trình được đúc kết và đưa ra mô hình chuẩn. Khi có sự tham gia của nhiều người, quy trình trở nên ưu việt. Như vậy vai trò tập thể đã được đề cao ở đây. Tuy vậy việc phân tích lý luận áp dụng trong hoàn cảnh này nên giới hạn trong phạm vi mục tiêu, mục đích. Việc phân tích lý luận giải quyết vấn đề của chuyên gia cần bao hàm ý kiến chuyên môn để từ đó giúp cho người ra quyết định có thêm thông tin để lựa chọn. Quá trình ra quyết định có thể hiểu theo nhiều cách làm khác nhau (Harrison, 1987; Mintzberg và nnk 1976; Nutt, 1993; Thomas, 1984- Niel 1995). Để đi đến nhất trí ý kiến này, ít nhất ba hay trên dưới ngưỡng này về các bước ra quyết định đã có nhiều tác giả đề nghị. Trước tiên người ra quyết định cần nhận ra được cơ hội hoặc sự cần thiết ra quyết định, công thức trung bình đầu tiên của bài toán đã xác định. Đây chính là giai đoạn phát hiện vấn đề. Bước hai, người ra quyết định phải cân nhắc điều gì mà anh ta mong muốn, so sánh và ước lượng các phương án lựa chọn. Đây chính là giai đoạn phân tích. Bước ba là chỉ ra vấn đề nêu ở phần trên, công việc lựa chọn cần được rõ ràng, cũng như việc thi hành quyết định và điều khiển quá trình thi hành nó. Giai đoạn cuối này có tên gọi là giai đoạn thực thi.

Mô hình nhận thức việc ra quyết định

Mỗi bước chính lại được chia ra thành nhiều bước phụ khác nhau. Điều này thể hiện trên hình 7.2. Trên mô hình này có tám bước trong quá trình ra quyết định. Những bước này sẽ được thể hiện chi tiết ở phần tiếp sau. Thảo luận này đưa ra nhận thức về các loại công việc được thực hiện và phương pháp thực hiện cho mỗi phần của quá trình ra quyết định. Trước tiên cần xem xét phần tổng quan của mô hình nhận thức.

Tám bước trong quá trình ra quyết định có thể nhóm lại qua ba giai đoạn chính, trong đó tất cả các bước có mối quan hệ với nhau, đặc biệt mối quan hệ các bước trong một giai đoạn là rất chặt chẽ. Chiều hướng ảnh hưởng, tuần tự các bước và giai đoạn cần được nghiên cứu cẩn thận Chính vì vậy thứ tự các giai đoạn cần hiểu rõ, quá trình ra quyết định được bắt đầu với các công việc, tiếp sau là nhận biết và bước sau cùng là việc phân tích. Trong các giai đoạn, quy trình qua các bước khác nhau và chúng được lặp đi lặp lại chứ không hoàn toàn là mang tính tuần tự. Như vậy mô hình nhận thức có nội dung khá rộng, đặc biệt xét về góc độ quan hệ trong mô hình về trạng thái mô tả và nguyên bản. Vấn đề này sẽ được làm rõ thêm ở phần cuôí chương. Trước tiên hãy so sánh mô hình mô tả này với loại mô hình quen dùng trong quản lý chiến thuật.

Page 216: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

211

Hình 7.4 : Mô hình nhận thức quá trình ra quyết định So sánh với mô hình làm chiến thuật có tính hợp lý và chuẩn mực Đã có nhiều tác giả (Ansoff và McDonnel, 1990; Hill và Jones, 1989; Johnson & Scholes, 1993; Nutt, 1989- Niel 1995 v.v... ) đưa ra loại mô hình quá trình ra quyết định, các tác giả này đều có sự giống nhau về cách thể hiện. Các mô hình đều thể hiện tính tự nhiên -Normative và tập trung vào lựa chọn hợp lý hệ thống. Chính vì vậy nó được gọi là Mô hình hợp lý - Normative. Thông qua việc thảo luận mô hình ra quyết định sẽ cho ta hiểu thêm về quy trình ra quyết định chiến thuật tổ chức, mô hình này khác xa so với mô hình Normative. Hình 7.5 mô tả ví dụ mô hình việc làm chiến thuật mô hình chuẩn mực (Normative) hợp lý. Từ mô hình này ta thấy có rất nhiều bước trong quá trình ra quyết định. Nhưng giai đoạn nhận biết không đề cập ở đây. Việc phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) được giả thiết đưa ra nội dung cho ra quyết định. Phân tích SWOT là phương pháp phân tích các vấn đề tìm ra lợi ích của phân tích bên trong và bên ngoài. Tìm ra khuynh hướng quan trọng hoặc sự kiện về môi trường cả hai mặt cơ hội và thách thức.

Đặc trưng tổ chức được chia ra làm hai loại: mạnh và yếu. Sau đó thông tin về mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức được tiến hành, trong đó có thể xuất hiện những câu hỏi về khả năng sử dụng cái mạnh cơ hội khai thác và quan tâm tới nguy hại khi điểm yếu có thể gây khó khăn trong việc tổ chức và tìm cách hạn chế (David, 1991; Dess và

Nhận biết vấn đề Phát hiện Hình thành

đặt mục tiêu Nêu lựa chọn Ước lượng lựa

Hành động

Lựa chọn

Page 217: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

212

Miller, 1993- Niel 1995).

Giai đoạn phân tích có vị trí quan trọng trong mô hình hợp lý chuẩn mực, nhưng mục tiêu đặt ra không được giả thiết là một phần của quá trình mà nó được giả thiết hình thành ngay từ bước đầu của quá trình ra quyết định. Đây là điểm khác biệt lớn so với mô hình quy trình đưa ra ở đây, trong đó mục tiêu được đặt trong mối quan hệ tương tác với xây dựng và ước lượng các lựa chọn. Hình 7.5 : Mô hình hợp lý - Normative làm chiến thuật (Niel 1995) Công tác lựa chọn không thể hiện trong mô hình hợp lý- Normative. Điều này không có gì ngạc nhiên vì rằng phương án tốt nhất sẽ chắc chắn là phương án lựa chọn. Việc đưa ra các lựa chọn được nêu ra trong mô hình hình 7.5 nhưng cần phải có sự trợ giúp nhỏ ở giai đoạn này của quá trình ra quyết định dưới cách nhìn chuẩn hoá về chiến thuật. Cuối cùng, chính vì vòng lặp phản hồi- chiếu lệ là đặc điểm tiêu chuẩn của mô hình hợp lý - Normative, phương pháp được giả thiết cơ bản tuần tự tuyến tính các hoạt động. Vòng lặp phản hồi có thể đi tới kết quả của việc thực thi quá trình dẫn tơí mục tiêu điều khiển bước tiếp của quá trình chiến thuật, hoặc vòng lặp sử dụng khi kết quả chưa đạt và tiếp tục trở lại chu trình tính. Ý tưởng thể hiện trong mô hình 7.2 các bước khác nhau trong quy trình ra quyết định có mối quan hệ chặt chẽ quá trình mang tính chu kỳ hơn là tính tuần tự.

Đưa ra mục tiêu quản lý

Phân tích bên ngoài

Phân tích bên trong

Đưa ra lựa chọn chiến thuật

Thực hiện

Phân tích SWOT

Page 218: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

213

7.2.3. Các bước chính trong quá trình ra quyết định Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả quy trình lập quy hoạch cần qua tám bước là hợp lý. Sau đây nghiên cứu nội dung các bước cần thực hiện. Bước 1: Nhận biết vấn đề Chú ý

Trước khi bắt tay vào làm quyết định người thực hiện quy hoạch này phải hiểu rõ cái gì họ cần phải làm. Trong mô hình kết cấu lô gic việc nhận biết các yếu tố của tình huống ra quyết định là một phần của các giả thiết. Chính vì vậy thấy được các yêu cầu hoặc cơ hội lựa chọn là có thể đi đến một kết luận mang tính khả quan. Tuy vậy trong thực tế điều này không thật hoàn toàn đúng (Kiesler và Sproull, 1982). Người ra quyết định phải nhận thấy được điểm yếu khi dòng số liệu chưa đủ độ tin cậy, tiếng đồn, nguồn thông tin không chính thức, thông tin tuyên truyền... để xử lý trước khi đưa ra hướng giải quyết.

Những hạn chế trên có thể đưa lại kết quả kém trong việc nhận ra cơ hội hay điều cần thiết khi ra quyết định. Thông tin quá tải hay ta gọi loãng thông tin cũng có thể đưa đến tình huống khó xử. Điều quan trọng là người ra quyết định cần hạn chế cho mình về phạm vi thu lượm thông tin và không nhất thiết phải thu thập và phân tích toàn bộ những điều hay dữ liệu nhìn thấy. Nói một cách khác hãy phân tích tầm quan trọng của thông tin, dựa theo khả năng phán xét mà chủ động đưa số liệu vào kết quả phân tích của mình.

Tìm hiểu nguồn gốc thông tin Việc tìm hiểu cội nguồn thông tin là công việc rất quan trọng trong quá trình ra quyết định. Việc sử dụng phân tích SWOT trong ra quyết định đã được áp dụng rất phổ thông, nó chỉ rõ khuynh hướng về môi trường có bị đe doạ hay không hoặc là cơ hội tốt. Cùng trong thời điểm, khi các vấn đề chiến thuật cần phải làm rõ những vần đề tồn tại, hoặc các yếu tố khó có thể khống chế nó, nhà quản lý nên hạn chế phổ biến rộng thông tin. Điều này có thể lý giải bằng ví dụ nếu một tình huống nào đó bị thổi phồng lên thì có nghĩa tạo đà cho tranh luận và khởi đầu cho nhiều hoạt động khác nhau khi so sánh với trường hợp giữ kín thông tin, xu hướng hành động ngược lại (Smircich và Stubbart, 1985- Niel 1995). Khi làm một quyết định về môi trường thì những thách thức hoặc cơ hội đó là hai thái cực sẽ xảy ra và phải giải quyết. Cần phân tích những thuận lợi hoặc khó khăn.

Nhận thức cá nhân có vị trí quan trọng riêng của nó. Thực tế cho thấy nhận thức và làm sáng tỏ vấn đề chịu ảnh hưởng khá lớn vào tập thể và nó mang tính xã hội cao. Trước một sự việc mỗi người xem một người nào đó hành động sẽ bày tỏ sự suy nghĩ riêng của mình trong quan điểm chung. Công tác tư tưởng chính trị có vị trí quan trọng

Page 219: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

214

nhất định trong khi ra quyết định cố gắng lái khuynh hướng nhận thức và hành động đi theo mục tiêu yêu cầu. Khảo sát định kỳ về các yếu tố bên trong và bên ngoài có vị trí quan trọng bởi lẽ nếu có sự thay đổi thì sẽ được biết đến và vấn đề liên quan tới quyết định có thể điều chỉnh kịp thời. Nếu vấn đề không nhận ra được, cứ để mọi việc diễn ra bình thường, hậu quả có thể nghiêm trọng. Chính vì vậy, sử dụng phân tích SWOT đã loại trừ các mặt yếu điểm về quản lý trên. Bước 2: Hệ thống- mô tả Mô tả vấn đề có liên quan chặt chẽ từ việc phát hiện ra nó. Trên cơ sở của nhận thức phát triển trong giai đoạn phát hiện vấn đề, vấn đề tiếp tục được mô tả với những khái niệm của người ra quyết định, kết thúc và phương pháp giải quyết. Việc làm này rất quan trọng cho các bước nối tiếp trong ra quyết định, nó đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định cái gì và ai sẽ tham gia vào và không tham gia các bước tiếp theo của quá trình ra quyết định. Việc mô tả vấn đề đồng thời mang lại câu hỏi khi người ra quyết định cảm thấy giải pháp là thực tế. Khi vấn đề không thể giải quyết được và giải pháp không thực tế, trong trường hợp này nên dừng mà không đi theo các bước tiếp nữa.

Vấn đề thứ hai về khái niệm kết thúc và phương tiện của quá trình ra quyết định cần được thảo luận làm rõ. Vấn đề quan trọng ở đây là phạm vi vấn đề đưa ra, nó quá rộng hay ngược lại quá thu hẹp. Nếu vấn đề đưa ra quá lớn hướng nghiên cứu rộng, có thể phải giải quyết mảng rộng và có thể rất sâu về chuyên môn nhưng lại bị giới hạn về phương pháp luận. Ngược lại nếu phạm vi vấn đề đi theo hướng hẹp, việc nghiên cứu sẽ hạn chế theo phạm vi giải quyết của nó. Đây là vấn đề cần cân nhắc kỹ nếu không sẽ đưa vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Một vấn đề khó khăn khác nảy sinh ở giai đoạn giới hạn vấn đề là khi tiến hành công việc thường phân loại vấn đề theo kết cấu tổ chức bên trong của nó. Điều này có nghĩa rằng vấn đề được hiểu giống như vấn đề xảy ra trong hoạt động thương mại, vấn đề sản xuất, vấn đề nhân sự và nhiều cái khác nữa. Khi vấn đề đã xác định rõ ràng, kết hợp với người ra quyết định giỏi thì giải pháp đưa ra chắc chắn sẽ nhanh chóng và hoàn hảo. Bước 3: Đưa ra mục tiêu Mục tiêu rõ ràng Việc đưa ra mục tiêu là phạm trù cần được thảo luận thêm. Vấn đề quan trọng của mục tiêu tổ chức quy định thì luôn chịu áp lực trong phạm vi chiến thuật nguyên tắc (David, 1991; Dess và Miller, 1993; Hill và Jones, 1989; Smith và nnk 1991- Niel 1995). Ở đây ta cần phân biệt về đối tượng mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu hành chính,

Page 220: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

215

pháp lý và mục tiêu hướng dẫn quá trình ra quyết định. Mục tiêu hành chính được quy định trong các văn bản của nhà nước, chính phủ và nó được ban hành rộng rãi.

Nhìn ở khiá cạnh khác lời khuyên về lựa chọn chiến thuật là: tổ chức cần có mục tiêu để định hướng các hoạt động của nó. Đôi khi cá nhân làm việc không có cân nhắc suy nghĩ hoặc tham khảo: “ Chúng ta tạo ra mong muốn bằng chính kinh nghiệm chọn lựa của chúng ta”. Điều này không thể giải thích được vì sao trong cùng cơ chế sẽ không tạo ra hoạt động trong các cấp của tổ chức. Vấn đề mục tiêu tổ chức Vấn đề đặt ra ở đây là mục tiêu tổ chức được hiểu như thế nào. Mỗi cá nhân đều có hoài bão và động cơ phân đấu trên cơ sở các mục tiêu chương trình hành động. Nhưng việc sử dụng khái niệm mục tiêu tổ chức được hiểu gần nghĩa với khái niệm cụ thể hoá tổ chức. Tổ chức không có mục tiêu và không ra quyết định mà chỉ có thành viên trong tổ chức thực hiện công việc này. Chưa cần trả lời ngay câu hỏi này nhưng cần phải chỉ ra mục tiêu tổ chức có thể hiểu là những khó khăn trong lựa chọn mục tiêu được thực hiện bởi các thành viên, đặc biệt là những người quản lý cấp cao. Giống như các thành viên khác, thành viên tổ chức tuân theo mục tiêu cá nhân họ, nhưng những khó khăn trở ngại tác động tới hành vi của họ sẽ được tổ chức giải quyết đưa đến kết quả tồn tại và phát triển ngay trong chính tổ chức. Thứ tự ưu tiên quan hệ với nguyện vọng Vấn đề là làm sao hiểu được loại mục miêu để việc ra quyết định có tính thực tế. Trong lý thuyết kinh tế, cũng như mô hình kết cấu lo gic là quyết định, mục tiêu đã định hướng việc ra quyết định và có tên là “ưu tiên lựa chọn”. Điều này có nghĩa rằng nếu người ra quyết định phải đương đầu trong việc lựa chọn giữa hai kết quả khác nhau để lấy một hoặc phải chỉ ra mức độ quan trọng giữa chúng khi mà kết quả có sự sai khác lớn hoặc vấn đề mang tính tổng hợp. Ngoài ra yêu cầu chọn lựa được giả thiết là ổn định chắc chắn vấn đề quyết định A tốt hơn B đúng cho cả hiện tại và tương lai. Tìm mục tiêu Trong ra quyết định, mục tiêu không phải lúc nào cũng có thể có ngay được. Thực tế kinh nghiệm cho thấy ở mức độ cá nhân, sự ưa thích thường mang tính giao động và kém chính xác, hậu quả đưa đến nếu một cá nhân nào đó ngưỡng mộ theo một cái gì đó nhưng không hiểu tính khả thi thì rất khó khăn trong quyết định. Chính vì vậy đưa ra mục tiêu cần thực hiện ngay khi so sánh và ước lượng các phương án. “Người ra quyết định phát triển mục tiêu của họ trong quá trình biện chứng qua việc nghiên cứu các phương án và quan điểm của mình về tình huống cụ thể”. Điều này sẽ được vận dụng trong thực tế tổ chức khi mục tiêu được xây dựng bởi tập thể số đông tham gia.

Page 221: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

216

Công việc tìm mục tiêu Cần phân biệt rõ sự khác nhau về mức độ và kiểu loại các mục tiêu. Sự khác biệt thông thường ở đây cần lưu ý chính là nhiệm vụ, mục tiêu và mục đích của tổ chức. Nhiệm vụ là phạm trù rộng lớn của mục đích, thể hiện lý do tồn tại của tổ chức. Mục tiêu và mục đích có quan hệ hữu cơ khăng khít với nhau và chuyển giao đặc biệt trong thể hiện chung. Khi mục đích đã được xác định thì nhiệm vụ sẽ được quy định ngay. Khi mục tiêu đã xác định có ba vấn đề rất quan trọng cần xem xét. Vấn đề thứ nhất mục tiêu chỉ ra khả năng thực tế tương lai. Vấn đề thứ hai là mục tiêu tài chính. Vấn đề thứ ba bao gồm hai mặt trên với kế hoạch thời gian đã định. Ba mặt này có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ nếu tổ chức thành công trong phạm trù thứ nhất phát minh trong sản xuất sẽ tìm ra được nhưng nó sẽ bị thất bại trong phạm trù thứ hai về tài chính ( phát minh cải tổ quá đắt đỏ) hoặc theo phạm trù ba trễ về thời gian ( phát minh quá chậm). Thành công của chiến thuật chưa chắc chắn. Bước 4: Đề xuất phương án Ngược lại với mô hình kết cấu lo gic, giả thiết trong mô hình quá trình các phương án thì không phải lúc nào cũng được đưa ra, nhưng phải tìm ra được hoặc phát triển được. Cần tập trung vào thông tin kinh tế và đặc tính tự nhiên của quy trình để đi đến giải pháp. Hình 7.6 : Thông tin chi phí và phúc lợi Kinh tế thông tin Tại thời điểm bắt đầu người ra quyết định chỉ có phần thông tin giới hạn về các phương án khả thi và kết quả của nó. Họ có thể đưa ra quyết định khi có thêm thông tin nhưng thông tin chi phí phải có liên quan với quá trình này. Bình thường công việc sẽ bắt đầu thu thập thông tin có thể của tổ chức. Ví dụ bước tiếp theo là thu lượm thông tin ngoài thị trường thông qua khảo sát tiêu chuẩn. Nhưng người ra quyết định

MC

MB

Thông tin

Page 222: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

217

phải dành nhiều thời gian và tiền của cho việc thu nhận thêm thông tin. Ví dụ khảo sát thị trường giầy dép thường đắt hơn so khảo sát thị trường chung chung. Cuối cùng chi phí cho thu lượm thông tin sẽ tăng lên theo hàm số mũ (hình 7.6 trên) Ngược lại phúc lợi của thông tin thu lượm sẽ không tăng liên tục, giá trị cực hạn đối vưói người ra quyết định của thông tin thêm vào sẽ tăng lên một cách từ từ, nhưng sau đó nó giảm. Lý do là sau lần nhận thông tin ban đầu đã giúp người ra quyết định xây dựng thang tham khảo làm cơ sở cho phân loại và phân tích chúng. Ví dụ khi mua máy giặt người mua có thể sử dụng thông tin ban đầu để phân loại thiết bị theo giá thành, tải trọng và lựa chọn chương trình. Những phân loại này giúp người mua phân tích và thu thêm thông tin, từ đó lợi ích của thông tin tăng lên. Nhưng sau đó tiện lợi của thông tin có xu thế giảm khi thông tin mới được sao chép thông tin trước đó. Điều này nói lên rằng phương án tối ưu đã thu được tại thời điểm tiện ích thông tin cân bằng với chi phí nó. Tại điểm này, phúc lợi thông tin gia tăng thấp hơn so chi phí. Qua điểm này giá trị thêm vào do có thêm thông tin không cân bằng với chi phí. Nhưng việc sử dụng dụng thực tế của hình 7.6 còn có mặt hạn chế là rất khó khăn cho tính toán phần lợi và chi phí thông tin. Chính vì vậy rất khó khăn cho người ra quyết định đánh gía vị trí của nó trên đường cong quan hệ và xác định vị trí tối ưu. Chiếm một phần trong xem xét giá cả, quá trình nghiên cứu thường bị hạn chế vì lý do thời gian. Nếu hãng giành quá nhiều thời gian để thu lượm thông tin cạnh tranh có thể nhận ra được ưu điểm đầu tiên. Tìm kiếm quá dài về thu lượm thông tin có thể đưa đến tranh cãi bởi lẽ thông tin cũ, và như vậy quá trình này cần được lặp lại. Ví dụ khi tìm mua ô tô cũ người mua phải kiểm tra thường xuyên loại xe thị sát nằm trong khoảng thời gian yêu cầu và có khả năng tìm thấy. Tính tự nhiên của quá trình nghiên cứu Kiến thức của người ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra các phương án. Dưới áp lực của gía cả thông tin và thời gian trong nhiều trường hợp người ra quyết định phải cố gắng giản lược để tìm ra phương án khả dĩ nhất. Đây chính là khái niệm mà Cyert và March đã đặt cho cái tên gọi “ tìm kiếm suy nghĩ đơn giản”. Giải pháp đưa ra được tham khảo của tình huống tương tự và giải pháp thay thế tương tự. Cả hai khuynh hướng đã dẫn đến quá trình lập tính quyết đoán tăng lên so vưói tính cực đoan, phù hợp với tinh thần của mô hình thiết kế cấu trúc lô gíc. Chính nhiều phương pháp khác nhau trong ra quyết định tổ chức đã dẫn đến tính tự nhiên của quá trình nghiên cứu phụ thuộc vào đặc tính của vấn đề. Trong nhiều trường hợp quá trình nghiên cứu suy nghĩ giản đơn phù hợp. Ngược lại trong nhiều trường hợp khi có nhiều nguồn thông tin giải pháp mới và tốt hơn lại có thể đạt được. Nếu giải pháp thiết kế không đưa ra được, người ra quyết định phải tham khảo các công

Page 223: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

218

việc thiết kế và đưa ra giải pháp giải quyết theo “thiết kế mô hình”. Trong tất các trường hợp trên bước cuối cùng của quá trình ra quyết định phải đưa ra ít nhất một phương án mang tính khả thi và nó được kiểm tra và đánh gía trước khi đưa ra quyết định. Bước 5: Đánh giá phương án Việc đánh gía so sánh các phương án trở thành tâm điểm của mô hình cấu trúc hợp lý lô gíc. Tất cả các bước thể hiện trước đây được rút ra từ tình huống ra quyết định. Chúng được xem như một dây chuyền hữu cơ mà quá trình ra quyết định cần đi theo từ khi nhận thức tới hành động và đi tới quyết định. Nghiên cứu và đánh giá theo tuần tự và đồng thời Như đã diễn giải trên, quá trình đưa ra các phương án có thể bị hạn chế nguyên do chi phí thông tin hoặc hạn chế về thời gian. Kết quả có thể là ý kiến đơn lẻ được xem xét và phát triển. Nếu ý kiến này bị bác bỏ thông qua tính toán ước lượng thì cần phải có phương án thay thế. Vấn đề đặt ra là liệu khả năng của người ra quyết định có thể đưa ra giải pháp mà không cần đánh gía ngay chúng. Có lẽ tốt hơn là mỗi ý kiến (phương án) có tính thuyết phục cần được đánh giá ngay từ ban đầu trước khi tiến hành điều tra để phát triển nó. Trong mô hình tổ chức quá trình này không loại trừ các bước phụ cần phải đánh gía một hoặc nhiều phương án. Qua phân tích trên đi đến kết luận sau: Các phương án đưa ra cần được đánh gía và phát triển theo bước đi tuần tự chứ không nên gộp thành một bước. Điều này sẽ mang lại thuận lợi cho người ra quyết định. Mô hình ước lượng Có nhiều phương pháp đánh giá các phương án để chọn lựa phương án tối ưu. Có khi các phương án được tuyển chọn và kiểm tra lại tiêu chuẩn cuối cùng và chọn lấy hai phương án khá nhất. Tất cả các phương án đều được so sánh và phương án có số điểm cao nhất thì được lựa chọn. Hoặc có thể so sánh hai phương án với nhau để loại dần. Phương án có khả năng tồn tại cao nhất, thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn đặt ra là phương án chọn lựa. Việc lựa chọn này càng trở nên khó khăn khi các phương án đưa ra với số lượng lớn và có quá nhiều tiêu chuẩn đánh giá. Ta cần phân biệt rõ phương pháp đa tiêu chuẩn đánh gía: Mô hình bù trừ và không bù trừ. Đối mô hình bù trừ, tỉ số điểm là tổ hợp của các điểm theo kết quả đánh giá qua từng tiêu chuẩn. Điều này nói lên rằng tỉ số điểm thấp của tiêu chuẩn này sẽ được bù trừ bởi tiêu chuẩn có số điểm cao hơn và ngược lại. Tỉ số điểm của các tiêu chuẩn khác nhau có thể thêm vào hay bớt đi trong quá trình sát nhập (ví dụ đưa ra trọng số) trước khi thêm vào.

Page 224: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

219

Đối mô hình không bù trừ được chú ý cao, nó không có sự tham gia đồng bộ của các thông số. Đối mô hình “từ điển học” các tiêu chuẩn được phân cấp theo mực độ quan trọng. Tất cả các phương án đều được đối chứng qua bộ phân cấp tiêu chuẩn theo tầm quan trọng và phương án có tỷ số cao nhất là phương án chọn. Nếu một phương án được lựa chọn, tiêu chuẩn quan trọng được đánh gía rồi tiếp tục đánh gía qua các tiêu chuẩn tiếp theo.

Còn đối mô hình liên thông người ra quyết định đưa ra tỉ số nhỏ nhất các tiêu chuẩn. Một cách tuần tự các phương án được đối chứng kiểm định qua tiêu chuẩn và kết quả đưa ra phương án thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn là phương án được đưa ra lựa chọn, quá trình đánh giá kết thúc.

Thủ tục phân chia các vấn đề được bắt đầu bằng việc đưa ra trị số nhỏ nhất cho tất cả các tiêu chuẩn đánh giá. Các tiêu chuẩn này được phân cấp theo thứ tự về tầm quan trọng của nó. Một cách tuần tự tất cả các phương án được đánh giá so sánh với tiêu chuẩn. Nếu có nhiều phương án cùng thoả mãn tiêu chuẩn quan trọng nhất có trị số nhỏ nhất thì người ra quyết định đưa tiếp tiêu chuẩn khác để phân loại. Công việc trên được tiến hành tiếp tục cho đến khi chọn được một phương án duy nhất.

Cần phân biệt sự khác nhau trong mô hình liên thông là trị số lớn nhất và nhỏ nhất. Trong cách tính trị số lớn nhất, phương án nào có trị số cao nhất đạt được cho tất cả các tiêu chuẩn thì đó là phương án lựa chọn. Còn trong phương pháp trị số nhỏ nhất, phương án mà có trị số nhỏ nhất đạt được ở tất cả các tiêu chuẩn là phương án lựa chọn.

Như phần thảo luận trên đã trình bày, mô hình đánh giá có đặc điểm khác nhau. Tất cả các mô hình không bù trừ có thể giúp người ra quyết định phân tích kinh tế qua thông tin và khả năng nhận thức vấn đề. Loại đánh gía này có vẻ phi lý nhưng trong những trường hợp nào đó chi phí thông tin và áp lực về thời gian sử dụng chúng lại có hiệu quả. Mô hình không bù trừ yêu cầu dữ liệu ít hơn. Đối nhiều mô hình bù trừ việc sử dụng cấp số nhân là khả thi. Nhưng đối với mô hình không bù trừ có thể sử dụng dữ liệu gốc. Người ra quyết định có thể áp dụng phương pháp hỗn hợp, ví dụ có thể bắt đầu từ phân chia các đặc điểm để có thể hạn chế bộ các giải pháp chấp thuận. Từ việc làm này giải pháp tốt nhất được tìm ra thông qua việc sử dụng dạng “từ điển học” (Van Raaij, 1988- Niel 1995).

Cách thức đánh giá và kết quả quyết định Để nắm được cách đánh giá ước lượng bằng số, ví dụ số học đơn giản sau minh hoạ cho phương pháp trong đó mối liên quan giữa các thông số được thể hiện và có nhiều cách lựa chọn khác nhau. Trên bảng 7.5 đưa ra ba phương án (I, II, III) dựa theo ba tiêu chuẩn ( A, B, C).

Nếu sử dụng mô hình bù trừ với giả thiết đơn giản các trị số được đặt ra cho mỗi tiêu

Page 225: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

220

chuẩn, phương án I là phương án chọn lựa. Nhưng nếu áp dụng mô hình liên thông, với tỷ số áp dụng nhỏ nhất cho cả ba tiêu chuẩn thì phương án lựa chọn lại là phương án III. Nhưng nếu phân tích từng mặt một cho cả ba phương án theo tầm quan trọng của tiêu chuẩn kết hợp với tỷ số nhỏ nhất tiêu chuẩn C có tỷ số tính là 4, tiêu chuẩn B có tỷ số là 3, tiêu chuẩn A nhận trị số là 2. Như vậy phương án I là phương án chọn lựa. Nhưng nếu áp dụng phương pháp “từ điển học” với cùng thứ tự tiêu chuẩn (B-A-C) phương án III lại là phương án được lựa chọn. Theo kết quả thể hiện ta thấy xét theo phương phương pháp phân biệt nếu ngả theo trị số lớn thì phương án lựa chọn là phương án II, nếu ngả theo số nhỏ phương án cần là III.

Bảng 7.1.Kết quả phân tích tiêu chuẩn theo phương án đề xuất

Tiêu chuẩn Phương án

A B C Phương pháp

I 2 3 6 Tuyến tính II 7 2 1 Số lớn, II 3 3 3 Liên tuc, từ điển học, số nhỏ

Đây chỉ là ví dụ đơn giản với các tiêu chuẩn đưa ra đơn giản để phân tích lý giải cho phương pháp đánh gía ước lượng có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định. Mô hình ước lượng đặc biệt có thể được sử dụng một cách tự động, người ra quyết định không hoài nghi về hạn chế của nó. Bước 6: Công tác lựa chọn Nguyên tắc làm việc trong lựa chọn phương án là người lựa chọn đề xuất các phương án (có thể là 3), phân tích mặt mạnh và mặt yếu, trình cho người có thẩm quyền duyệt, đưa ra quyết định cuối cùng. Công tác lựa chọn đôi khi không cần thiết đối người ra quyết định khi giải quyết trường hợp đơn giản. Nhưng nó có thể được sử dụng qua việc sàng lọc các tiêu chuẩn và lượng hoá trong đánh giá qua quy trình ra quyết định. Nếu việc ước lượng và lựa chọn nằm cùng một phía, phương án được xem là tốt nhất lại không được chọn. Kết quả của quá trình đánh gía có thể không phản ánh đúng khả năng trực giác của người ra quyết định. Kết quả của lựa chọn phương án tốt nhất có thể không thấy thoả mãn và có thể bị từ chối khi có phương án khác làm đối chứng. Trong mọi trường hợp sự lựa chọn cần có nguyên tắc trong hành động. Việc lựa chọn nguyên tắc cho giải pháp đặc biệt sẽ hạn chế những bước lặp trong quá trình ra quyết định. Xét ở góc độ cá nhân nó sẽ loại trừ những ý kiến cá nhân không sẵn lòng khi làm lại một quyết định nào đó khi chưa hoàn thiện. Xét ở góc độ tập thể cơ chế xã hội sẽ ngăn cản việc xem xét lại một vấn đề. Sau khi quyết định được lập ra, một người nào đó đưa ra xem xét thì sẽ được đánh giá như là thiếu tin tưởng hoặc trung thực đối với người làm ra nó.

Page 226: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

221

Tới đây chúng ta đã nghiên cứu các trường hợp ra quyết định: Lựa chọn qua hội đồng và không qua hội đồng. Lựa chọn không qua hội đồng là giao phó cho thành viên giải quyết không qua cơ cấu tổ chức. Thành viên tổ chức nhận biết được tình huống ra quyết định song không lái nó đi đến kết quả mong muốn được.

Bước 7: Thi hành quyết định Lựa chọn ở đây cũng có thể hiểu như là quy định cho các hành động. Nhưng việc thực hiện lựa chọn chuyển từ nhận thức tới quy định về thời gian, năng lượng và tài nguyên. Đây là điểm khác nhau rất lớn giữa thực hành và các bước trước đây trong quy trình. Nếu không thực hiện được phương án, quá trình quyết định để lại dấu ấn trong tổ chức. Trạng thái tinh thần có thể thay đổi, tài liệu có thể đã được chuẩn bị, nhưng quyết định lại chưa được thực hiện. Nhiều vấn đề mà chúng có liên quan trong khi thực hiện các giai đoạn có sự khác nhau lớn ngay từ những bước thực hiện đầu tiên. Để việc áp dụng có hiệu quả các thành viên tổ chức phải được động viên và khích lệ. Quyết định phải được đặt dưới một chương trình cụ thể, quản lý chặt chẽ và có đủ điều kiện kinh phí thực hiện nó. Trách nhiệm và khả năng cần được thể hiện rõ ràng. Cũng cần có suy tính về những khó khăn mà quá trình thực thi quyết định thường gặp phải. Điều trước tiên ta có thể bắt gặp là người có trách nhiệm chính cũng có thể không để ý đến từng chi tiết. Thông thường quyết định mang tính hành chính thường ít thể hiện rõ nét so với quyết định kỹ thuật. Nhưng người quản lý cao nhất phải biết tập trung vào những vấn đề tồn tại mà trước đây mắc phải, có ít cơ hội để quyết định của họ có tác động lớn tới tổ chức. Điều thứ hai là vấn đề mở rộng hay gói gọn tác động đến quá trình thi hành quyết định. Một quyết định quan trọng sẽ có thể vượt qua những trở ngại thông thường mà thành viên trong tổ chức có thể tạo ra để đi đến đích. Đôi khi cũng phải dẹp gọn những trở ngại ảnh hưởng bất lợi tới quá trình và ngược lại biết cách động viên những phần tử tích cực trong quá trình thực thi quyết định. Điều thứ ba: Quyết định sẽ có thể được thi hành nhưng có thể phải có những thay đổi để có phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có khó khăn trong quá trình thực hiện. Điều có thể xảy ra là việc chuẩn bị nó rất tốt nhưng khi thực thi thì chưa chắc đã tốt. Quá trình thực thi cần được thiết kế cẩn thận. Cần tiếp tục điều tra điều kiện khách quan và chủ quan và kịp thời xử lý những tồn tại trong khi thực thi. Bước 8: Điều hành quyết định Bước cuối cùng của quy trình ra quyết định là vấn đề quản lý điều hành nó. Trong tất cả các loại mô hình ra quyết định việc phản hồi thông tin từ mỗi bước trước đó cần

Page 227: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

222

được xem xét. Thông tin phản hồi từ quá trình thực thi quyết định sẽ giúp cho người ra quyết định hiểu được và họ sẽ có thể tư vấn cho việc thực thi đạt kết quả tốt hơn đối các hãng nhỏ. Nhưng đối với tổ chức lớn công tác quản lý sẽ được chú trọng và cần có nhiều thông tin để xử lý. Trong việc điều hành quá trình thực hiện, tiến độ thực tế cần được đánh giá lại về mục tiêu của quyết định. Tất nhiên là chú ý ba vấn đề đã nêu trên là mục tiêu, mục đích và quan hệ. Kết quả của việc thi hành quyết định được đem so sánh với kết quả thu được của kế hoạch về mặt tài chính và tiến độ thời gian. Nếu kết quả của việc thực hiện khác xa so với điều mong đợi, hai kết luận khác nhau về việc làm sai cần được đưa ra xem xét. Trước tiên là người quản lý có thể đưa ra ý kiến của mình là có thể quyết định là đúng song việc thực hiện không đúng. Công tác hiệu chỉnh trong trường hợp này là xem xét lại quyết định ban đầu hoặc nâng cao vai trò thành viên, hoặc thay đổi hệ thống tiếp theo. Mặt khác xét về phía quản lý có thể đưa ra lời kết luận rằng quyết định đã thực hiện không đúng. Trong trường hợp này quy trình ra quyết định phải làm lại, đưa ra bộ tiêu chuẩn hoặc thông tin mới và công việc tiến hành mới. Công tác ra quyêt định dù làm đúng hoặc chưa đúng một trong hai loại kiểu hình sau đây đều rất quan trọng. Người quản lý quá tin vào quy hoạch không chú ý đầy đủ tới nó. Điều này có thể có hậu quả không tốt. Ngược lại nếu nhà quản lý lại luôn thay đổi quan điểm và cách nhìn thì cũng chưa hẳn là tốt, có thể niềm tin và uy tín có thể bị ảnh hưởng. 7.2.4. Phân tích về quy trình ra quyết định Quy trình ra quyết định phải chăng nhất luật cho tất cả các trường hợp ? Không phải lúc nào và hoàn cảnh nào việc ra quyết định cũng đi theo tuần tự các bước như nêu trong sơ đồ 7.2. Quyết định có sự tham gia nhiều người thì càng dễ dàng bỏ qua những tuần tự cứng nhắc. Nhưng ngược lại nếu số lượng tham gia việc ra quyết định không nhiều đặc biệt khi ra quyết định chiến thuật thì điều này không hoàn toàn đúng. Quyết định chiến thuật phải hiểu là một việc lớn và như vậy nên chăng nếu có sự tham của nhiều người thì có cần đưa ra ý kiến tranh luận này không? Vấn đề này sẽ được trình bày ở phan sau. Nhưng trên cách nhìn tổng quát nếu chỉ áp dụng một loại mô hình thì không thể thoả mãn cho mọi trường hợp trong quy trình ra quyết định. Khái niệm ‘ Descriptive’ và ‘ normative’ Trước tiên ta cần hiểu hai khái niệm này trong cách biểu thị bằng tiếng Anh. Descriptive và Normative là những khái niệm chỉ về hành vi kỹ thuật của phương pháp ra quyết định. Phương pháp Normative nói lên giải pháp giải quyết hợp lý nhất trong các trường hợp cụ thể. Còn phương pháp Descriptive có nghĩa khác hoàn toàn,

Page 228: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

223

người ra quyết định tìm kiếm giải pháp sửa đổi một mô hình dẫn đến kết quả tốt hơn, đưa ra tính đồng bộ, ngẫu nhiên của các trường hợp tự nhiên. Mô hình tuần tự trong khi ra quyết định đôi khi được sử dụng theo phương pháp Normative. Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy nếu công tác quản lý tính toán quá nhiều các công việc trong một thứ tự đặc biệt chắc chắn kế hoạch chiến lược sẽ có kết quả. Các mô hình khác được xem là mô hình tham khảo (mô tả) của quá trình ra quyết định, không nhất thiết và cấp bách thực hiện nó. Mô hình giới thiệu ở đây cũng không mang tính chu kỳ và cũng không phải là mô tả chu kỳ. Trong trích dẫn trên ở một số trường hợp hầu như các công việc mô tả trong mô hình sẽ được tuân thủ, vì thế nó mang tính mô tả. Ở các trường hợp khác một số bước được giản đơn nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng của quyết định. Trong trường hợp này mô hình đều có giá trị chuẩn mực của nó. Nhưng mô hình nghiên cứu ở đây chỉ là một trong những công cụ giúp cho ta lựa chọn. Chính do tập trung vào quy trình và các công việc khác nhau mô hình đã bộc lộ ra cơ chế xác lập kết quả và những điểm yếu có thể xảy ra, qua đây ta thấy nó thực sự có vai trò quan trọng trong khi ra quyết định. Quy trình ra quyết định có phải buộc phải đi theo tất cả các bước? Mô hình giới thiệu trên là tham khảo, không phải nhất nhất đúng trong mọi trường hợp mà việc phân chia nhỏ các bước hay giai đoạn của quá trình lập là vẫn có thể. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, theo kết quả nghiên cứu của Witte về việc sử dụng nghiên cứu tài liệu liên quan đến hệ thống truyền tin số liệu điện tử vào quá trình ra quyết định và ông thấy không cần phân biệt rõ các bước này. Việc thu thập thông tin, phát triển các phương án, đánh giá các phương án và cách lựa chọn thường cần nhiều thời gian. Ngoài ra ông còn thấy rằng không có mối quan hệ giữa giải pháp tiến hành lập và hiệu quả của việc ra quyết định. Điều này nói lên rằng quy tắc các bước trong mô hình mô tả hoặc Normative không hoàn toàn bắt buộc. Từ phân tích này ta hiểu thêm rằng các bước trong ra quyết định có tính mềm dẻo, việc thực hiện song song đồng thời hoặc tuần tự không hoàn toàn cứng nhắc mà điều này phụ thuộc vào tầm cỡ vấn đề, thời gian tiến hành. Quy luật nhận thức chỉ ra hai loại hàng rào ngăn cách khác nhau trong tính hợp lý của quá trình ra quyết định khi sử dụng mô hình cấu trúc lo gíc. Trong khi làm quyết định, người ra quyết định phải nhận thức đầy đủ về các bước và mối quan hệ giưã các bước nhỏ để hạn chế những khiếm khuyết thậm chí việc đi chệch hướng dự kiến mặc dù thời gian không hạn chế và thông tin vẫn đầy đủ, tin cậy. Điều này được thể hiện qua việc đánh giá các phương án khi sử dụng mô hình khác nhau kết quả đưa ra khác nhau.

Ngược lại trong khi ra quyết định có thể có những thay đổi mà vẫn đạt kết quả tốt khi sử dụng mô hình cấu trúc lô gíc. Như phần phân tích trước đây, không phải lúc nào

Page 229: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 7: Quy trình ra quyết định

224

cũng phải bắt đầu từ bước nhận biết vấn đề, theo sau là phân tích ... Trong khá nhiều trường hợp bước nhận biết vấn đề có thể bỏ qua vì đương nhiên nó đã bộc lộ trong thực tế, những mặt đúng, sai đã được mọi người biết tới. Quy trình đưa ra cho một mẫu hình đầy đủ. Trong quá trình thực thi có thể có những bước đi tắt nhưng vẫn tuân thủ tính lô gíc chung của phương pháp luận trong giải quyết vấn đề.

Page 230: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

225

Chương 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG RA QUYẾT ĐỊNH

8.1. Quy trình ra quyết định Nội dung của quy trình ra quyết định đã được nêu và phân tích trong chương 7. Nghiên cứu tổng quát quy trình nàycó thể chia ra thành 8 bước; tuần tự như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Hệ thống- mô tả Bước 3: Đưa ra mục tiêu Bước 4: Đề xuất phương án Bước 5: Đánh giá phương án Bước 6: Công tác lựa chọn Bước 7: Thi hành quyết định Bước 8: Điều hành quyết định Qua quy trình này người làm quyết định thực hiện các công đoạn để đưa ra quyết định cuối cùng. 8.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống là một khái niệm được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, đây là công cụ chủ chốt trong phân tích đánh giá. Tuy vậy nó không phải là công cụ toán học thuần tuý. Theo Toebes có 4 công việc chính trong phân tích hệ thống. Mô hình: Xác định vấn đề và phạm vi hệ thống, xác định mục tiêu và các mâu thuẫn, đối tượng của phần đưa vào và kết quả. Tối ưu hoá: Khai thác, điều chỉnh các phương án quy hoạch và đưa ra một số thông số để đo lường, tính toán hiệu quả của chúng đối mục tiêu đưa ra; nghiên cứu một cách hệ thống các phương án tối ưu, xác định độ nhạy của chúng theo các thông số đưa ra. Ước lượng: Các yếu tố đầu vào và ra của phương án là rất quan trọng đối với người làm quyết định. Chúng chỉ ra tính ưu việt của phương án, chiến thuật hoạt động đưa lại yếu tố an toàn cho người làm quyết định đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Lựa chọn: Thể hiện kết quả nghiên cứu để người làm quyết định có sự lựa chọn sáng suốt đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch hoặc quyết định không tiến hành kế hoạch này. Phân tích hệ thống cần sử dụng kỹ thuật toán học nhưng mục đích cơ bản của kỹ thuật thuật này là thể hiện phân tích số lượng. Phân tích hệ thống có quy trình giống như trong phân tích kế hoạch, điều này đã được nhiều tác giả thể hiện quan điểm tương tự.

Page 231: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

226

Phân tích hệ thống và phân tích lý luận giải quyết vấn đề có điểm tương đồng về công việc. Nếu có điểm riêng thì việc phân tích hệ thống thường tập trung các hoạt động quy mô nhỏ, chỉ giới hạn trong phân tích lý luận giải quyết vấn đề. Phương pháp dựa theo sự nhận diện và phân tích hệ thống chính và phụ khi đưa ra việc mô tả số lượng các tương tác giữa hệ thống phụ theo quan hệ số liệu đầu vào và ra và khả năng thay đổi khống chế. Trong phạm vi nội dung phân tích lý luận giải quyết vấn đề, phân tích hệ thống xác định vấn đề và mục đích khi có ý kiến ngưỡng mộ từ cộng đồng, thể hiện của hiện tại và tương lai của hệ thống. Thông qua thay đổi khả năng điều hành, chức năng của hệ thống được tối ưu hoá chiểu theo mục tiêu lựa chọn. 8.3. Phân tích đa tiêu chí 8.3.1. Thủ tục hành chính và luật pháp Việc đưa ra quyết định xây dựng dự án nhất thiết phải tuân thủ pháp luật và hệ thống các văn bản quy định. Giải pháp quy hoạch và chiến thuật trở thành vô dụng nếu chúng không phù hợp hệ thống luật pháp và quy định, hoặc nếu cơ cấu tổ chức không rõ ràng trong quản lý hệ thống vùng ven bờ. Cần có hệ thống các văn bản luật pháp xác định quyền lợi và trách nhiệm phù hợp để quản lý hệ thống tài nguyên. Các văn bản pháp luật như quy định, điều luật, lệ phí ( ví dụ ảnh hưởng môi trường) hoặc trợ giá v.v... là những căn cứ cơ bản để người ra quyết định đi theo, đưa ra giải pháp thực hiện đúng luật. Pháp luật cũng mang tính địa phương và mầu sắc chính trị. Nếu xét ở vùng nào đó nằm trọn trong một tỉnh hoặc chính quyền nhà nước địa phương, lý luận giải quyết vấn đề và quy định có thể mang tính cá biệt. Trường hợp một vùng hay lãnh thổ chịu sự quản lý của nhiều hệ thống, thì việc chấp hành quy định cũng trở nên phức tạp hơn. Xét riêng về quản lý và khai thác vùng bờ, hệ thống luật pháp và quy định người chịu trách nhiệm pháp luật giữa các nước cũng rất khác nhau. Ví dụ ở Mỹ việc quản lý vùng bờ được giao theo địa danh các bang quản lý. Nhưng ở Anh quản lý vùng bờ có điểm khác biệt. Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý công trình bảo vệ bờ, nhưng đơn vị quản lý giá trị khoa học tốt nhất vùng bờ lại chính là tổ chức doanh nghiệp “niềm tin quốc gia”. 8.3.2. Vấn đề kinh tế Phân tích kinh tế có vị trí quan trọng trong lập quy hoạch phát triển vùng ven bờ trên nhiều mặt khác nhau. Phân tích kinh tế vi mô đi vào phân tích hành vi của người sử dụng hệ thống ví dụ trách nhiệm của phát triển công nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong lành, xử lý chất thải.

Page 232: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

227

Phân tích kinh tế dự án và phân tích tài chính là đánh giá mặt kinh tế khả thi và khả năng tài chính của chiến lược phát triển đề nghị. Phân tích kinh tế vĩ mô (vùng lãnh thổ hoặc quốc gia) là phân tích kinh tế tổng hợp dự án mang lại. Tất cả các vấn đề trên được mô tả tóm tắt dưới đây. Thảo luận chi tiết nội dung sẽ được thực hiện qua tổ thảo luận hoặc dưới dạng bài tập lớn. Tổng quan Phát triển kinh tế xã hội là chỉ sự tiến bộ chung của toàn xã hội có mức sống cao và tinh thần thoải mái. Khái niệm kinh tế trong tổ hợp từ này là dịch vụ và thiết bị phục vụ cuộc sống con người, phần thứ hai “xã hội” chính là đặc điểm văn hoá xã hội phát triển cao. Mối quan hệ cơ bản giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế đã được xem xét nhiều và là khái niệm khá phổ biến đánh giá mức thu nhập của người dân, ví dụ như trị số GDP của một nước. Đó là thu nhập tính theo đầu người. Nếu lấy chỉ số này đem ra so sánh thì chưa hoàn toàn trả lời về chất lượng cuộc sống của người dân. Nó còn thiếu thông tin về hàng hoá, tư trang, dịch vụ. Ngoài ra những tác động xấu cũng chưa thể hiện hết được như vấn đề ảnh hưởng môi trường quan hệ tới thu nhập của người dân. Qua đây cần xem xét một số thông số liên quan như số lượng dân, tỷ lệ tăng trưởng hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế ở đây cũng có thể là việc nghiên cứu hành vi con người khi lựa chọn hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng. Khái niệm cơ bản mang tính then chốt ở đây là: tài nguyên khan hiếm, con người mong muốn và sự lựa chọn. Tài nguyên Vấn đề tài nguyên được phân loại như sau:

- Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tự nhiên như đất, nước, khoáng sản, dầu mỏ và các nguồn sinh học

- Tài nguyên sức lao động: bao gồm ngươì lao động và chất xám - Tài nguyên vốn: đầu tư vào công trình phúc lợi để tăng năng suất lao động và vốn.

Tài nguyên tự nhiên chính là chìa khoá của quá trình phát triển chung của xã hội, tài nguyên này này bao gồm những mỏ khoáng sản, thức ăn và các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí. Một số tài nguyên tự nhiên đã có người quản lý- chủ nhân của nó ví như đất và rừng, khu vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên tài nguyên này đã mang lại lợi ích và phù hợp với thị trường. Một số tài nguyên khác thì chưa thể hiện rõ người chủ và cũng không có luật lệ quản lý và khai thác rõ ràng. Việc khai thác nguồn lợi

Page 233: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

228

này thường không điều khiển được theo cơ chế thị trường. Vì vậy tài nguyên chung phải thuộc về quản lý nhà nước, nhà nước cho phép cá nhân hay tập thể quản lý sử dụng và khai thác theo luật bảo vệ để nhằm đưa đến hiệu quả cao nhất trong phát triển bền vững. Việc khai thác tài nguyên sẽ có thể dẫn tới cạn kiệt ví như khai thác mỏ. Nhưng cũng có một số tài nguyên có sự duy trì và hồi phục trong quá trình khai thác, ví như đánh bắt cá, nguồn năng lượng tái sinh chu kỳ. Nhưng nếu nguồn này khai thác quá mức cũng sẽ dẫn đến tình trạng bất cân bằng, sự sút giảm trữ lượng và đi đến cạn kiệt tài nguyên. Khả năng khai thác và trữ lượng là yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước và kinh tế vùng. Phát triển phải dựa trên các tài nguyên, yêu cầu xây dựng phát triển giai đoạn hoặc các loại hình hoạt động kinh tế. Phát triển sản xuất để nâng cao đời sống người dân rõ ràng phụ thuộc vào tài nguyên tái sinh, ví như đánh bắt hải sản sản xuất nông nghiệp. Cần phải điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và thu nhập cá nhân. Rủi ro thiệt hại có thể tác động tới tài nguyên nếu quá trình khai thác quá mức hoặc chiến thuật khai thác không hợp lý. Hệ thống thương mại Mục đích của phân phối thông qua các hoạt động khác nhau là làm thoả mãn các yêu cầu con người về ăn ở và sinh hoạt. Việc phân phối hợp lý là điều kiện thúc đẩy phát triển ổn định và gia tăng. Có ba nhóm người làm quyết định có vai trò trong hệ thống này là: Chủ sở hữu, người sản xuất và người tiêu thụ. Thị trường là môi trường liên kết tự nhiên giữa 3 đối tượng trên. Việc mua và bán các tài nguyên thông qua thị trường và chính thị trường là nơi quyết định giá cả cho nó. Cả hai mặt cung và cầu là điều kiện cơ bản đưa đến yếu tố hình thành gía cả. Giá thành cao có tác dụng kích thích nhà sản xuất để tăng sản phẩm và ngược lại có thể làm giảm số lượng người mua. Thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng sẽ dẫn đến một giá cả vừa phải và điều kiện sản xuất. Nhưng thị trường sẽ không bao giờ tuân thủ hoàn hảo dạng này. Người sản xuất bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như rủi ro, thiếu cạnh tranh và những quy định của nhà nước. Ví dụ như sản xuất nông nghiệp gía của mặt hàng lương thực chủ yếu và giá thành phẩm xuất khẩu lại chịu ảnh hưởng của giá khống chế và chính sách trợ giá để hạn chế sự giao động trong sản xuất bảo vệ cho nhà sản xuất và người tiêu dùng hoặc động viên xuất khẩu.

Kinh tế phúc lợi chung Người tiêu thụ mua hàng hoá và dịch vụ ở thị trường lựa chọn tiêu thụ đặc biệt nguồn cần thiết làm ra chúng. Trong nhiều trường hợp thị trường không thể hiện hiệu quả mong muốn của người mua. Dịch vụ thì không thể phân chia ra nhiều và việc cung cấp dịch vụ

Page 234: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

229

cho một số thì rất khó khăn trong đó số khác lại muốn nó.

Gía cả không thể tăng và thiếu vai trò nhà nước thì hàng hoá sẽ không thể sản xuất tự nhiên được. Hang hoá giá trị như giáo dục, công viên công cộng phải thuộc vào nhóm này. Một ví dụ khác về thị trường triệt thoái là sự không thoả mãn của người tiêu thụ thông qua quá trình thương mại như vấn đề ô nhiễm môi trường. Dịch vụ chung thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đến thị trường. Vì lý do trên kinh tế đã sử dụng khái niệm ngoại tác động để phân tích những ảnh hưởng này tới xã hội.

Trong trường hợp này, cần có sự can thiệp của nhà nước về mặt bằng chung để điều chỉnh phân bổ nguồn trong phục vụ, tránh ảnh hưởng cơ học của thị trường. Việc can thiệp này còn phụ thuộc vào nền chính trị và đối tượng. Can thiệp của nhà nước sẽ dẫn tới việc phân phối lại phúc lợi giữa các nhóm trong xã hội, giống như việc phân phối thu nhập giưã các cá thể hoặc giữa các vùng khác nhau. Khái niệm kinh tế tập thể đã bỏ qua những lý do khác về sự thay đổi điều chỉnh thu nhập, phân phối tối ưu sẽ phải là lợi ích cơ bản và bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng việc này đòi hỏi một sự công bằng về thoả mãn của họ. Điều này sẽ không có thực trên lý thuyết và thực tế. Chính vì vậy không có nền kinh tế nào trả lời được mức độ phân phối thu nhập lý tưởng. Nền kinh tế có thể tham gia vào việc xác định phân phối tối ưu các nguồn theo quan điểm xã hội nếu mẫu số được xác định. Nếu đây là sự phân phối tốt nhất, khi nó phụ thuộc vào việc điều chỉnh và công bằng thì quyết định cuối cùng rõ ràng phụ thuộc vào công tác chính trị. Phân tích kinh tế (BCA)

Phân tích kinh tế chính là công cụ giúp cho việc đưa ra quyết định chung thông qua việc phân tích kinh tế của dự án gồm cả những vấn đề không nhìn thấy trực quan được. Nguyên tắc chính và bài toán phân tích kinh tế được kiểm tra qua các câu hỏi vắn tắt sau: 1. Vấn đề hiệu quả kinh tế nào cần đưa ra xem xét? Vấn đề này liên quan đến các mặt sau: Ảnh hưởng của khu vực, quốc gia hoặc dọc theo biên giới được xem xét, kế hoạch đã ảnh hưởng tới giá của sản xuất ngoài phạm vi dự án? Mức độ ảnh hưởng thứ cấp của phát triển kế hoạch quy hoạch như các hoạt động kinh tế của công nghiệp? Ảnh hưởng bên ngoài như ô nhiễm nước tới các vùng trong và ngoài phạm vi dự án đề nghị? 2. Tính toán phân tích kinh tế ra sao?

Page 235: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

230

Đánh giá các mặt hiệu quả mang lại và chi phí xây dựng chính là so sánh giữa hai mặt này trong trường hợp xây dựng và chưa xây dựng dự án hoặc trường hợp tình trạng hiện tại dự án. Vấn đề phát triển tự động hoá thì không đề cập trong phân tích kinh tế. Một phần hiệu quả kinh tế mang lại được thể hiện qua giá cả thị trường. Còn các mặt khác ví dụ như trợ gía công lao động của nông dân cũng cần phải tính toán. Đánh giá tác động môi trường là một vấn đề khó khăn khi thể hiện nó qua giá trị tiền tệ. Giá trị tương đương ví như có bao nhiêu người đón nhận sự thay đổi môi trường hoặc giá thành chi phí khi điều kiện môi trường thay đổi mà chưa thật lượng hoá ra thành số lượng cụ thể. Còn về ảnh hưởng xã hội sự thay đổi mức thu nhập của người dân khi có dự án và đặc biệt khi họ phải dời chỗ ở cũ cho việc xây dựng dự án, những ảnh hưởng tâm lý, tinh thần và sự khó khăn khi họ phải đương đầu với môi trường ở mới... Nếu việc tính toán phúc lợi hoặc mục tiêu dự án khó khăn, việc tiên đoán mức độ chất lượng môi trường, an toàn xã hội phức tạp thì việc phân tích hiệu quả kinh tế dự án cần giữ ở mức phù hợp trong đó cần xem xét kỹ giá thành của dự án. 3. Tỷ lệ tính toán phù hợp Tính toán hiệu quả kinh tế tổng hợp mang lại và chi phí hiện tại có thể phản ánh sự “ngưỡng mộ” xã hội ở thời điểm tính toán nó. Trong phân tích kinh tế giá cả thị trường, tỷ lệ lãi, chiết khấu cần tính đếm để thể hiện giá thành đầu tư. Vấn đề xã hội có thể lấy tỷ lệ thấp đánh gía về ảnh hưởng lâu dài trong toàn xã hội, bởi lẽ lạm phát là một phần của tỉ giá thay đổi thị trường và chưa được xem xét trong tính toán. Phân tích tài chính kinh tế Trên cơ sở quan điểm sử dụng trong phân tích kinh tế dự án, ta cần phân biệt hai khái niệm trong phân tích này: tài chính và kinh tế. Phân tích kinh tế là phân tích về phúc lợi mang lại và chi phí cho toàn xã hội, ngược lại phân tích tài chính thì xem xét từng cá thể mang lại hiệu ích và họ sắn sàng tham gia phối hợp kế hoạch xây dựng dự án. Điểm nhấn mạnh trong phân tích tài chính là xem xét hoàn vốn lại cho cá nhân hay nhóm cá thể, ngược lại phân tích kinh tế quan tâm nhiều về hiệu ích xã hội chung liên quan. Giá cả của hàng hoá sẽ khác nếu ta không đưa trợ giá và thuế vào trong phân tích kinh tế mà phần này đưa sang phần chuyển trả. Giá nhận được của nhà sản xuất sẽ cao hơn so giá nhập khẩu nếu nhà nước muốn động viên sản xuất trong nước thông qua lý luận giải quyết vấn đề trợ giá. Tỷ lệ chiết khấu trong phân tích tài chính thể hiện tỷ lệ lãi thị trường, ngược lại trong phân tích kinh tế tỷ lệ này thể hiện giá cơ hội tốt nhất của ngân sách nhà nước và tính thơì sự của nó. Kế hoạch (Đề án )về các hoạt động kinh tế xã hội

Page 236: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

231

Kế hoạch về các hoạt động kinh tế xã hội là một phần của phân tích hệ thống. Ví dụ như dân số, số lượng nhà ở, hàng hải, các hoạt động vui chơi giải trí và công nghiệp. Qua đây thiết lập được yêu cầu tài chính về hàng hoá và dịch vụ xã hội. Thông tin chung về các mục này thường có thể khai thác được trong cơ quan quản lý trên toàn quốc cũng như nguồn trữ liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn nên phản ánh sự phụ thuộc của các bộ phận kinh tế. Mối quan hệ giữa yêu cầu tài chính, yêu cầu tổng sản lượng sản xuất và yêu cầu đầu vào cơ bản thể hiện bởi mô hình đầu vào và ra. Phương pháp phân tích này đã được phát triển bởi Leontief vào những năm 1930 và đã được áp dụng vào quy hoạch kinh tế. Phân tích yêu cầu công việc lập kế hoạch tài chính của các bộ phận khác nhau và bảng chuyển giao giữa các bộ phận mô tả phần đầu vào và ra giữa các bộ phận. Mô hình có thể sử dụng để phân tích tình hình phát triển kinh tế khác nhau về những áp lực và yêu cầu. Kết quả có thể được kiểm tra theo kế hoạch đã làm của các bộ phận độc lập. Kế hoạch dân số có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế khi tổng thu nhập quốc dân theo đầu người tăng thì tỷ lệ sinh và chết sẽ giảm đi. Cần phải tiên đoán khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng vùng và như vậy sẽ có thể dẫn đến việc nhập cư vào khu vực này. Kế hoạch vùng và bộ phận

Kế hoạch quốc gia đã được lập và phân cấp xuống các vùng theo địa lý. Như vậy mối quan hệ phát triển kinh tế và hệ thống tài nguyên vùng ven biển cần được phân tích, các kế hoạch hành động cho công việc phát triển này cũng cần được làm rõ.

Phương pháp kế hoạch chung dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm, ngược lại tăng trưởng tổng cộng lại được phân bổ cho các bộ phận và vùng trên cơ sở của chiều hướng và khả năng phát triển kinh tế khu vực này. Công việc trên cần có sự trợ giúp của các chuyên gia. 8.3.4 Đánh gía tác động môi trường Phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng ven bờ sẽ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của nó. Những thay đổi có thể sẽ phải được tính toán xác định thông qua việc đánh giá tác động môi trường và phải thể hiện chúng qua khái niệm tiền tệ. Đánh giá môi trường Công cụ chính nói về môi trường giúp cho các nhà phát triển đầu tư, người làm quyết định và cơ quan chuyên môn nhà nước hiểu biết đánh giá đó là vấn đề đánh giá chung môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường. Như vậy có hai khái niệm về lãnh vực này cần phân biệt: đánh giá môi trường và đánh giá tác động môi trường. Đánh giá môi trường

Page 237: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

232

là thể hiện quá trình đánh giá chung hay nói cách khác công nghệ sử dụng trong đánh giá. Đánh giá tác động môi trường là sử dụng công cụ và phân tích để đánh gía chính xác các yếu tố nghiên cứu so sánh với với tiêu chuẩn đặt ra.

Quy trình đánh giá môi trường được sử dụng để tiên đoán ảnh hưởng của việc xây dựng dự án hoặc một chương trình phát triển tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy luật tự nhiên. Qua thời gian phương pháp đánh giá này đã được phát triển phổ biến trong phân tích xem xét các mặt kinh tế xã hội như là một phần của đánh giá tổng hợp toàn bộ. Kết quả cuối cùng của đánh giá chung môi trường sẽ là “kế hoạch quản lý môi trường” nó thể hiện các biện pháp phòng chống cần thiết và kế hoạch thực hiện để hạn chế tối đa ảnh hưởng tác động đến môi trường.

Khái niệm đánh giá môi trường sử dụng ở đây là chỉ nội dung công việc là quá trình quản lý điều hành và phương pháp phân tích. Ta hiểu đây là quy trình vì nhà nước và chính phủ đã ban hành các luật và nghị định về quản lý môi trường, người làm kế hoạch, quy hoạch nhà đầu tư thuộc các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo để xem xét chấp thuận.

Quy trình đánh giá bao gồm việc tiên đoán ảnh hưởng của dự án tới nguồn tài nguyên thiên thiên vùng ven bờ cũng như ảnh hưởng chung đến điều kiện sinh sống của người sống trong khu vực. Quy trình khi đã được quy định trong luật pháp và nghị định đưa ra thủ tục các bước, yêu cầu thể hiện các thông tin sau đây:

- Đặc điểm chung của vị trí xây dựng dự án hay quy hoạch - Mô tả dự án - Mô tả về tác động môi trường về các mặt khác nhau ( xem hình 8.3).

Các phương án đưa ra phải được lượng hoá, so sánh và đưa ra biện pháp, giải pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động lên môi trường. Lưu ý đánh giá môi trường không chỉ là báo cáo tập hợp số liệu, mà là một quy trình trong ra quyết định. Đánh gía môi trường còn là quy trình khai thác, phân tích và phân loại đưa đến đánh gía chuẩn mực. Theo quan điểm của một số tác giả ba điều lợi ích lớn của việc đánh giá môi trường mang lại là: Qua mối quan hệ vê nguyên nhân và kết quả có thể tiên đoán với lý do chính xác và thể hiện qua các khái niệm rõ ràng bởi người làm “chính sách”.

• Qua việc tiên đoán tác động sẽ giúp cho nhà lập quy hoạch và người làm quyết định hiểu biết rõ hơn để lựa chọn giải pháp cụ thể của họ.

• Nhà nước yêu cầu việc đưa ra quyết định phải đúng quy trình quy định về đánh giá môi trường.

Nhưng đánh giá môi trường phải luôn được cập nhật kỹ thuật mà không nên hạn chế cứng nhắc trong trường hợp phát triển kinh tế dài hạn. Báo cáo đánh giá môi trường phải toàn

Page 238: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

233

diện, đưa ra đánh giá của tất cả các mặt khác nhau của bức tranh phát triển tổng hợp, vì vậy quyết định tối ưu có thể thu được. Đánh giá môi trường đã được sử dụng rất phổ biến trong nhiều năm qua khi phát triển các dự án vùng ven biển nhiều nước trên thế giới trong đó có In đô nê xia, Sri lanka và Malaxia. Hiện nay ý tưởng về đánh gía môi trường hiện đang sử dụng mẫu đánh giá của các chuyên gia Mỹ soạn thảo cuối những năm 1960 và có chỉnh sửa bổ sung chút ít. Trong khi đó ý tưởng đã phổ biến rộng rãi nhiều nước trên thế giới, phần quan trọng của quy trình vẫn được giữ nguyên. Ví dụ vấn đề cơ bản và nguyên tắc đánh giá vẫn được áp dụng ở rất nhiều quốc gia như Mê Xi Cô, Sri Lanka, Mỹ, Indonesia và Úc. Tác động kinh tế xã hội có thể không đề cập tổng quát trong đánh giá môi trường khi người tiến hành công việc đánh gía ảnh hưởng môi trường trong phạm vi nhỏ. Quản lý vùng biển sẽ làm cho nhiều quốc gia phát triển thịnh vượng lên, kết quả của phát triển kinh tế xã hội có thể tiên đoán và điều chỉnh theo chiều hướng tốt. Tương tự như khi xét về quan tâm môi trường, nhận thức về chức năng môi trường tăng lên, nâng cao thể hiện giá trị kinh tế trong xã hội. Ví dụ như cây ngập mặn vùng ven bãi nó đã bị xem nhẹ, điều này chỉ được cải thiện khi nhìn nhận nó dưới một góc nhìn sinh thái tổng hợp nguồn tài nguyên sinh thái giá trị cao.

Không chỉ riêng nhà nứớc, các doanh nghiệp, tư nhân đều phải có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường chung. Nhà nước ban hành các chính sách và quy định nhằm quản lý điều hành các hoạt động kinh tế liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp sản xuất phải có trách nhiệm về quá trình sản xuất của mình không tổn hại tới môi trường chung.

Nguồn tác động môi trường rất khác nhau và được phân loại, xác định theo nhiều phương pháp dựa theo nguồn cung cấp. Sau đây xin nêu những mục tiêu cho phân tích hiệu ích (BA).

1. Tác động nguyên nhân tự nhiên bắt nguồn từ hệ thống tự nhiên, ví dụ như thay đổi khí hậu toàn cầu, cuồng phong và áp thấp, bão, bệnh dịch có thể gây ra thiệt hại đến hệ sinh vật mà chính con người không nhận thấy được.

2. Áp lực nhân tạo kết quả do con các hoạt hoạt động của con người tạo ra mà chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp tới hệ sinh thái, chúng bao gồm các loại sau:

• Tác động trực tiếp như đánh bắt cá, khai thác hải sản quá mức, tầu thuyền đánh cá vận tốc cao, cắt cây là những ví dụ về ảnh hưởng nhìn thấy được.

• Tác động vật lý- chúng có nguồn gốc tự nhiên hoặc không tự nhiên, trực tiếp và không trực tiếp, kết quả của sự thay đổi hệ sinh thái đặc biệt. Ví dụ như thả neo tầu, thuyền bè mắc cạn trên bãi san hô hoặc huỷ hoại sinh vật khi ô nhiễm nước thải.

• Tác động sinh thái- có thể nguyên nhân của các loại nêu trên nhưng gắn liền với sự thay đổi lớn trong thời gian dài và có thể sinh ra thay đổi lâu dài đối hệ sinh thaí

Page 239: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

234

và chuyển đổi sinh học cơ bản. • Tác động kinh tế xã hội- Tác động của môi trường tới nền kinh tế và hoạt động xã

hội, chúng có nguyên nhân từ phát triển môi trường không tốt.

Chính vì mức độ khác nhau rất lớn về quy mô và dạng dự án đưa ra đánh giá, để đạt hiệu quả ta cần tập trung vào quy trình BA về dạng và mức độ của các tác động, chúng phải được thực hiện từ rất sớm ở giai đoạn thiết kế. Có thể có hai hay ba cấp đánh giá, bắt đầu từ đơn giản rồi đi đến các vấn đề phức tạp và đồng bộ.

Với quy trình ba bước, mức độ đầu tiên là thoạt nhìn cơ bản để phát hiện nếu có áp lực tác động nghiêm trọng. Bước tiếp theo đi vào phân tích, hoặc kiểm tra đánh giá tác động môi trường ban đầu (IEE). Bước ba là thực hiện đánh gía tổng hợp, rà soát từng tiêu chuẩn để xếp loại dự án nằm ở mức báo cáo đánh giá ảnh hưởng hoặc cao hơn báo cáo phân tích đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh. Trường hợp đặc biệt nếu phát triển dự án (về cả quy mô hay dạng dự án) gây ra tác động lớn cho môi trường thì quy trình đánh gía tác động môi trường có thể phải qua tất cả các bước như đánh gía sơ bộ, báo cáo ảnh hưởng và kiểm tra đánh gía theo tiêu chuẩn.

Đánh gía tác động môi trường đầy đủu cần phải nêu ra hết những mâu thuẫn, tranh luận

và mô tả mức độ ảnh hưởng và dạng của dự án. Đánh giá tác động môi trường không đưa ra ngay quyết định, song nó là cơ sở cho phán quyết cuối cùng. Điều này được rõ hơn thông qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá để tiên đoán ảnh hưởng khi xây dựng dự án.

Nếu các tác động tiên đoán trước được thì việc thể hiện các vấn đề như kinh tế, xã hội và môi trường là rất cần thiết. Từ phân tích tác động kinh tế, nó cho phép tính toán kinh tế ảnh hưởng và có thể lượng hoá được qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá (ví dụ như tỷ số nội hoàn, phân tích kinh tế, giá thành) và các vấn đề khác thông qua kỹ thuật ước lượng đánh giá. Từ quan điểm xã hội, đánh giá tác động có thể xem xét đến các vấn đề như an toàn lương thực, thu nhập người dân, sở hữu đất đai, tín dụng, sức khoẻ, giáo dục, y tế và các vấn đề khác. Công việc phân tích đánh giá môi trường bao gồm các vấn đề sau:

• Thu thập số liệu về đặc điểm công trình ( thiết kế, vị trí xây dựng, điều kiện môi sinh môi trường...) các phương án và nguồn tài nguyên biển có thể bị anh hưởng, kể cả việc sử dụng tài nguyên hiện tại.

• Đánh giá tác động xấu tới môi trường do việc xây dựng dự án. • Xác định các phương án đưa ra vị trí xây dựng, đưa ra các chỉ dẫn hoạt động

nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường. • Đưa ra biện pháp hay giải pháp để giảm nhẹ ảnh hưởng xấu đến môi trường kể

cả việc phục hồi môi trường sống. • Khuyến cáo nhắc nhở nhà ra quyết định về việc chấp thuận và chưa chấp thuận

dự án. Nếu chấp thuận thì giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến

Page 240: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

235

môi trường.

Quy trình gồm sáu bước được giớ thiệu sau đây sẽ giới thiệu về cách đánh gía tác động môi trường cho dự án vùng ven biển.

Bước1: Tìm dự án và lập báo cáo. Cần mô tả về quy mô kích thước công trình một cách sơ bộ, các bản vẽ cơ sở. Cần nêu được tác động ảnh hưởng môi trường, mô tả chi tiết hơn dự thảo dự án, đề xuát các phương án.

Bước 2: Vấn đề rủi ro, thiệt hại tới nguồn tài nguyên như ảnh hưởng tới nguồn nước, đất canh tác, nhà máy xí nghiệp xung quanh, năng lượng và sinh vật sống xung quanh. Cần tập trung phân tích những điểm có liên trực tiếp từ dự án đối các đối tượng nêu trên.

Bước 3: Phân loại mức độ ảnh hưởng. Phân tích ảnh hưởng và phân loại chúng ra

thành hai nhóm: mức độ ảnh hưởng lớn và ảnh hưởng nhỏ. Đối với mức ảnh hưởng nhỏ thì không cần mô tả chi tiết, nhưng ngược lại đối loại ảnh hưởng lớn thì cần có bảng so sánh hoặc bảng tổng hợp tiêu chuẩn để rà soát từng mặt đánh giá.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng- Bước này sẽ kiểm tra tất cả các tác động lớn

có thể xảy ra và xác định phạm vi ảnh hưởng của chúng. Từ những tác động này sẽ tìm ra những phương án nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó tới môi trường. Việc thực hiện công việc này có thể qua các buổi họp mặt trao đổi hoặc cách làm nào khác phù hợp. Kết quả của bước này làm cơ sở cho bước tiếp theo.

Bước 5: Đánh giá chung. Đầu tiên là thống nhất ý kiến đánh giá, các phương án đưa

ra và phạm vi ảnh hưởng để đưa ra giải pháp hạn chế và chỉ tiêu không chế. Bước tiếp theo là kế hoạch chiến lược trong đánh giá tác động môi trường. Sau cùng là kế hoạch chuẩn bị cho công việc đánh giá.

Bước 6: Phân tích và đánh giá theo tài liệu chuẩn bị trên bao gồm thu thập số liệu

tính toán, phân tích, ước lượng và so sánh. Kết quả sáu bước này phải thể hiện ra được ba báo cáo sau:

- Đánh giá tác động môi trường - Quản lý môi trường - Điều hành và khống chế

Kiểm kiểm tra môi trường ban đầu có thể tuân thủ các bước trên, song không hoàn toàn bắt buộc. Đôi khi ta có thể rút ngắn các bước 4 và 5 vào bước 3. Bước 6 có thể được giảm nhẹ thông qua việc thể hiện chi tiết các vấn đề ngay trong báo cáo này. Một việc cần thiết đối người làm công tác đánh giá là phải chỉ ra được những tác động chính mà chúng đã được phân loại, lượng hoá vấn đề và so sánh về các mặt khác nhau. Để việc đánh giá tác động đạt hiệu quả, công tác tư vấn với chuyên môn sâu là rất cần

Page 241: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

236

thiết. Con đường tốt nhất trong đánh giá là tổ tư vấn cần có cuộc họp mặt xác định phạm vi vấn đề như nêu ở phần trên. Việc gặp gỡ này cần trao đổi với những người liên quan tới việc xây dựng dự án như; nhà chức trách, chuyên gia khoa học kỹ thuật, chuyên môn, đối tượng chịu ảnh hưởng như người dân bản địa, các nhà doanh nghiệp, các nhà lập pháp và kiểm tra thực hiện hiến pháp, quy định. Cuộc gặp gỡ chung này cần được thông báo sớm và đánh gía ban đầu cần được mô tả và phổ biến, bản đồ thể hiện quy hoạch dự án có thể chọn tỷ lệ phù hợp để thể hiện các thông số chung. Trong quá trình đánh giá, các thành viên tham gia sẽ thể hiện các phương án, thống kê các mục lên bản vẽ thể hiện, đặc biệt là thể hiện môi trường nhạy cảm. Quan điểm chung đánh giá tác động những điểm cần nhấn mạnh là:

• Không quá máy móc • Phương pháp không quá phức tạp • Tìm ra giải pháp hạn chế và quản lý • Quan hệ ảnh hưởng của tác động ngẫu nhiên và cách giải quyết • Tính toán xác định đa mục tiêu trình tự tiến hành.

Tóm lại phương pháp tiến hành cần thoả mãn yêu cầu về tính mềm dẻo, nêu được quan hệ giá thành và hiệu quả và đơn giản để có được thông tin cần thiết phục vụ cho báo cáo phân tích tác động. Mặc dù được xem là đơn giản song trong khi tiến hành đánh gía thường công việc không hoàn toàn nhỏ nhẹ. Vấn đề trợ giúp ở đây cần rõ ràng, công nghệ tiến hành cần phù hợp hiện tại và thủ tục mang tính thực tế. Phương pháp tiến hành thường áp dụng ở rất nhiều dạng khác nhau như dùng bảng thống kê theo câu hỏi đưa sẵn (checklists), bảng tập hợp, mạng lưới, bản đồ, tính ra giá trị thể hiện dưới dạng con số và nhiều phương pháp thể hiện khác nữa. Người làm quyết định đôi khi ngại dùng các phương pháp mang tính cơ học, công nghệ trong đánh giá mà thường áp dụng các phương pháp đơn giản. Tất nhiên tính phức tạp của vấn đề thì cần phải có công cụ trợ giúp phù hợp, nhưng dù sao chuyên gia và chuyên môn phù hợp, sự phán xét đúng đắn thường có vị trí quan trọng hơn so phương pháp đưa ra cồng kềnh. Phương pháp ma trận (dùng bảng thống kê câu hỏi) thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của báo cáo phân tích môi trương (EA) hoặc báo cáo kiểm tra môi trường ban đầu (IEE). Vấn đề tác động được điều tra và tiến hành trong bước 4 của quy trình, những điểm chú ý và kết luận cần được thể hiện trong các báo cáo IEE và báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA). Báo cáo dự án công trình ven biển về môi trường cần nêu được những thông tin rất cơ bản sau:

1. Sinh thái tổng hợp

Page 242: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

237

• Ô nhiễm nước thải • Ô nhiễm chất hữu cơ • Tiêu thoát nước thừa • Ô nhiễm dầu thải • Rò rỉ chất đốt lỏng • Chất dễ cháy • Chất thải độc hại • Dọn dẹp mặt bằng, cắt cây... • Vật liệu đào thải • Vật liệu thải do nạo vét • Vật liệu thải bãi • Công trình • Hoạt động máy xây dựng • Bồi lắng • Đất thải • Vật chôn trong nền bãi • Hoạt động tầu thuỷ • Tác động tới các loài vật sinh sống • Khai thác khoáng sản ....

Page 243: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

238

Hình 8.1: Lược đồ đánh gía tác động môi trường

Page 244: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

239

Hình 8.2. Đánh gía môi trường phụ tghuộc nhiều yếu tố, điều chỉnh các yếu tố để đạt hiệu ích cao nhất

2. Con người

• Chất bụi bẩn • Tiếng ồn • Ô nhiễm không khí • Giao thông thuỷ bộ • Vui chơi giải trí • Nước uống • Lây nhiễm

3. Ảnh hưởng môi trường thiên nhiên

• Dâng cao mực nước biển • Bão gió • Xói mòn • Động đất, sạt lở đất, khai thác nước ngầm

Công việc đề nghị

Thống nhất đánh gía

Giai đoạn I: Phân tích Giai đoạn II; Tổng hợp S h i

Tác động

Page 245: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

240

• Lũ lụt.

4. Kinh tế xã hội

• Lựa chọn nghành nghề • Thu nhập, việc làm • Cơ hôị tương lai • An toàn • Sử dụng đất • Chuyển đổi • Du nhập • Ảnh hưởng nền văn hoá • Ổn định chính trị • Công bằng, thắng, thua.

Bảng 8.1 là ví dụ minh hoạ phương pháp ma trận (dùng bảng so sánh) tìm ra những tác động. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại đánh giá tác động môi trường. Qua quá trình áp dụng phương pháp đánh giá đã được hiệu chỉnh được áp dụng cho nhiều loại công trình như:

• Nhà máy sản xuất và công xưởng lớn • Công trình xây dựng lớn- Cầu cảng, đường cao tốc, sân bay • Công trình thuỷ : đê đập, hệ thống tưới tiêu • Nhà máy điện

Thông qua việc phân tích đánh giá môi trường các dữ liệu về kinh tế, xã hội, môi trường... được thu thập. Các thông tin này thể hiện ở nhiều cấp khác nhau từ tổng quan đến chi tiết, từ diện rộng đến chi tiết nhỏ. Từ nguồn thông tin tổng hợp và đa dạng sẽ giúp cho công tác thiết kế lựa chọn thuận lợi hơn. Để công tác đánh giá có hiệu quả thì yếu tố thời gian có vị trí rất quan trọng. Khi vấn đề đã được nêu lên, song công việc đánh giá lại tiến hành sau khi công trình xây dựng xong thì không giúp gì người thiết kế tiến hành công việc của họ. Vì vậy để có hiệu quả, công tác đánh giá môi trường phải được tiến hành sớm để người liên quan có thể ứng phó và xử lý tình huống sao cho hợp lý. Điều này hoàn toàn đúng khi luật quản lý đầu tư và xây dựng phải thông qua nhiều bước như: báo báo tiền khả thi, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, thẩm định, thi công, quản lý vận hành.

Page 246: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

241

Bảng 8.1: Các kỹ thuật đánh giá ước lượng và yêu cầu Phương pháp Tiêu chuẩn

PP câu hỏi kiểm tra

Phương pháp Soi

Phương pháp lưới

Phương pháp ma trận

PP Chỉ số môi trường

PP. phân tích kinh tế

PP. Mô hình đồng dạng

01. Nhấn mạnh s n n n n n l 02. Giao tiếp l l s l s l l 03. Mềm dẻo l s l l s s l 04.Mục tiêu n s s l l l s 05. Tổ hợp n s n n s s n 06. Tái tạo s l s s s s s 07. Đa chức năng n s s s s s l 08.Ngẫu nhiên n n n n n n n 09. Không gian n l n n s n s 10. Thời gian s n n n s s l 11. Yêu cầu dữ liệu l n s s s n n 12. Tóm tắt l s s l s l l 13.So sánh phương án s l l l l l l 14. Yêu cầu thời gian l n s s s s n 15. Yêu cầu nhân lực l s s s s s n 16.Kinh tế l l l l l l n Ghi chú:

L = Hoàn chỉnh hoặc không ảnh hưởng tới nguồn khác S = Hoàn thành một phần, yêu cầu vừa phải N = Chưa hoàn chỉnh hoặc cần thiết cao

• Công nghệ khai khoáng, mỏ • Nhà máy hoá chất, nhà kho • Công trình xử lý nước thải • Rác thải đô thị • Khu định cư • Công nghiệp rừng, đánh cá, nông nghiệp • Du lịch

Page 247: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

242

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường Chất lượng nước Sinh thái Vấn đề khác

Xem xét nguồn gây tác động

Làm

đục

C

hát k

hí n

hiễm

Ch

ất tổ

ng hợp

Vi k

huổn

Kim

loại

Hy

drôx

it cá

c bo

n Ch

ất độc

Nguồn

ô n

hiễm

khá

c

xói

mòn

Thuỷ

hoá

Loà

i sin

h vậ

t ngu

y

Chi

m d

i cư

Sin

h vậ

t biể

n

Loạ

i thâ

n vỏ

cứn

g

Loà

i khá

c

ben

tho

Loà

i cua

Vùn

g bã

i

Vùn

g chăn

nuô

i

Sin

h vậ

t vỏ

cứng

Thể

thao

Văn

hoá

, pho

ng tụ

c

Vận

tải b

iển

Nguồn

từ b

iển

Sử

dụng

đất

địa

Gia

o th

ông

Vị trí S S S S S S S S S S S S S S Quy mô và dịch vụ S S S S Nạo vét S S S S S S S S S S S S S Hớt lớp mặt S S S S S S S S S S S S S S Đổ thêm S S S S S S S S S S S S S S S Rải sỏivà dọn sạch C C C C C C Vệ sinh D D D D D D D D D D D D Công trình Đ D Đ D Đ D D Nước thải Đ D D D D Đ D D D Dòng chảy mặt Đ D D D Đ D D D D D D D D D D D D D D Đ D Hoạt động E E E E Ê E E E Lưu lượng E E E E Ê Duy tu E O O O O Tiếng ồn Ô O Ghi chú: S : Lựa chọn vị trí môi trường tốt C: Kỹ trhuật xây dựng có hướng dẫn môi trường D: Thiết kế có xem xét môi trường O: Duy tu hệ thống tàu thuyền tốt, hoạt động hợp lý E: Giáo dục và phổ biến luật pháp bảo vệ môi trường

Bảng 8.2.: Bảng ví dụ về đánh giá tác động môi trường của một công trình cầu cảng.

Page 248: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

243

Ngoài ra để công việc đánh gía đạt hiệu quả, công tác soạn thảo tiêu chuẩn và sách hưỡng dẫn áp dụng đều rất có ý nghĩa khi có nhiều thành phần tham gia. Nhà đầu tư có thể sửa đổi hoặc bãi bỏ phương án khi kết quả kiểm tra đánh giá đã có đủ minh chứng. Mười điểm quan trọng về phân tích môi trường được lưu ý như sau:

• Tài liệu đánh giá môi trường là cơ sở cho việc hiệu chỉnh quyết định về đầu tư dự án.

• Phân tích môi trường cần được kết thúc sớm, nó có thể hạn chế việc thay đổi dự án khi mà phân phân tích tác động chưa tiến hành được.

• Vấn đề giảm thiểu chưa được lựa chọn hoặc đánh giá dầy đủ • Thiếu sự tương tác giữa người đánh giá và vấn đề thống nhất đánh gía tác động

môi của tổ công tác. • Phân tích môi trường đã không làm tròn việc xem xét và so sánh các phương án

đề nghị, chưa đưa ra biện pháp hành động • Không điều khiển được sau khi thực hiện dự án • Tài liệu phân tích môi trường chưa tham khảo rộng rãi ý kiến của công chúng. • Báo cáo phân tích môi trường chưa thể hiện đầy đủ thông tin về tài chính và sự

trợ giúp. • Tiêu chuẩn so sánh và phạm vi nghiên cứu vấn đề chưa thật đầy đủ, chưa tập

trung vào những vấn đề trọng tâm môi trường. • Nghiên cứu mở rộng môi trường chưa thật hoàn chỉnh, nguyên do thay đổi vị trí

công trình hoặc thay đổi thiết kế. Chương trình quản lý thống nhất dải ven bờ nhất thiết phải gắn liền với quy trình phân tích môi trường hiệu quả. Nếu không có qúa trình đánh gía này quản lý sẽ kém hiệu quả. Qua trên 20 năm thực hiện đã có nhiều kinh nghiệm thực tế, nguyên tắc và phương pháp thực hiện. Nhưng việc đánh giá tác động môi trường chỉ dừng ở mức dự án. Việc đánh gía này nên nâng cao hơn thành mức chương trình ví dụ như phát triển kinh tế vùng. Việc thực hiện đánh gía ở cấp chương trình, vùng địa lý rộng lớn, có phần sẽ giống như quy hoạch vùng nhưng sẽ không nhất thiết hải làm chi tiết như lập kế hoạch và biện pháp thi hành.

Khi có được hệ thống hành chính phù hợp, cơ chế thuận lợi trong thực thi; công tác đào tạo cũng rất cần thiết để nâng cao trình độ kỹ năng và kinh nghiệm cho nhân viên làm việc. Vấn đề nâng cao kỹ năng cho ngươì phân tích môi trường không ngoài ý nghĩa này.

Công việc phân tích kinh tế, xã hội trong quy trình đánh gía tác động môi trường thông thường được thực hiện bởi các nhà chuyên môn thiết kế, mà không phải do các nhà chuyên gia sinh thái làm đối với công trình đơn giản. Vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra nếu phân tích kinh tế, xã hội chỉ xét thuần tuý đặc trưng, không xem xét về môi trường và những tác động qua lại. Sự phối hợp đánh giá xét trên phương diện toàn cảnh mơí có thể

Page 249: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

244

giải quyết tồn tại này.

Hình 8.3: Đánh giá tác động cần thực hiện ở tất cả các giai đoạn Không có phân tích tác động mà nhà đầu tư hạn hẹp vè nguồn tài chính thường phải đương đầu với hậu quả giải quyết môi trường sau này. Ví dụ như ở Phi lip Pin những người đánh cá và nông dân bị phụ thuộc trực tiếp vào bảo tồn môi trường sức khoẻ, chiếm khoảng 80% dân số. Thực tế cho thấy chưa có một cách nhìn tổng quan về tác động của các công trình ven biển, có biện pháp hạn chế tác động xấu lên môi trường thiên nhiên và tài nguyên và tránh được những thảm hoạ. Đánh giá môi trường tự nguyện. Hiện nay ở các nước đang phát triển, khuynh hướng nổi lên là nhiều nhà đầu tư không phải nhà nước đã thực hiện kế hoạch đánh giá môi trường theo lý do riêng của họ. Quan tâm tới thiết bị và hình thức hoạt động. Trong báo cáo của tổ chức OECD lý do các thành viên quan tâm là :

• Đưa ra quy trình hoàn chỉnh để quản lý rủi ro môi trường, điều khoản áp dụng • Nâng cao vai trò luật pháp;

Page 250: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

245

• Phát hiện rủi ro và cảnh báo tác động tới môi trường (phát hiện, đánh giá và quản lý);

• Gia tăng kế hoạch tài chính thông qua việc điều tra khả năng tương lai, chi phí hoạt động và duy trì, tham gia công tác chung môi trường;

• Cải tiến công tác chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp và quản lý nó; • Nâng cao nhận thức môi trường và trách nhiệm phối hợp chặt chẽ; • Tăng cường mối quan hệ với các nhà chức trách; • Cung cấp bảo hiểm trách nhiệm về môi trường.

Từ quan điểm của bộ phận cá nhân về việc này, ta có thể đưa một số câu hỏi về chu kỳ tuổi thọ công trình ( kể từ quá trình xây dựng, khai thác, vận hành, thanh quyết toán công trình) là:

• Chúng hoạt động an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ hoặc tai hoạ chung; • Liệu chúng có sinh ra ô nhiễm và gia tăng chất thải cho vùng; • Vị trí xây dựng có mâu thuẫn với kế hoạch sử dụng đất hoặc phát triển lân cận

vùng; • Mức độ ảnh hưởng tới nghề đánh bắt cá, công nghiệp, nông trang; • Hạ tầng cơ sở tạo thuận lợi thêm cho dự án; • Lượng tiêu thụ nước, điện và tài nguyên khác, khả năng cung cấp; • Yêu cầu nhân lực, ảnh hưởng tới cộng đồng. • Ảnh hưởng dự án đến tài sản quốc gia như di tích lịch sử, rừng nguyên sinh, du

lịch... Nguyên tắc và hướng dẫn đánh giá môi trường (của bộ phân nhỏ) được nêu như sau; Nguyên tắc 1: Tập trung vào những mục chính:

• Việc đánh giá tác động không tham vọng quá mức, cũng không quá chi tiết • Ngay từ ban dầu phạm vi đánh giá cần giới hạn ở phạm vi chung và ảnh hưởng có

thể dựa theo tiêu chuẩn đánh giá và phân tích cơ bản. • Đưa ra giải pháp thực hiện, phương án đưa ra phải thực tế, chấp nhận được.

Nguyên tắc 2: Tham gia của nhóm công tác Những người tham gia công việc đánh giá là các nhà chuyên môn kinh tế, kỹ sư, khoa học, nhà hoạch định chính sách, đại diện của các bên. Người điều hành, ra lệnh hoặc quản lý dự án được xếp vào bộ phận nhà chức trách có thể là nhà đầu tư, chính trị, lập pháp. Nguyên tắc 3 : Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định

Page 251: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

246

Cung cấp đầy đủ thông tin cho người làm quyết định trong suất quá trình chuẩn bị và thi công dự án Nguyên tắc 4: Lựa chọn giải pháp hạn chế ảnh hưởng và công tác quản lý hiệu quả. Cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng về các phương án làm cơ sở cho người làm quyết định chọn lựa. Ví dụ hạn chế tác động, đánh giá môi trường cần thể hiện:

• Công nghệ khống chế ô nhiễm hoặc thông số kỹ thuật thiết kế • Giảm nhẹ, xử lý hoặc tiêu huỷ chất thải • Đền bù thiệt hại .

Để nâng cao nhận thức về môi trường, báo cáo phân tích tác động cần đưa ra: • Nhiều phương án vị trí xây dựng • Thay đổi các bộ phận thiết kế • Hạn chế kích thước có thể • Chia nhỏ chương trình để nó có thể làm tốt việc bảo vệ tài nguyên và nâng cao

chất lượng môi trường. Để đề án chấp thuận và vấn đề môi trường bảo đảm, báo cáo đánh giá tác động cần mô tả:

• Quản lý chương trình hoặc xem xét tác động mang tính chu kỳ • Kế hoạch chủ động về hoạt động thường xuyên • Tham gia của người địa phương vào công tác ra quyết định.

Nguyên tắc 5: Cung cấp thông tin cần thiết và hiệu quả cho người làm quyết định. Mục tiêu của đánh giá môi trường là phát hiện các vấn đề môi trường, dự báo tương lai và ý kiến của người làm quyết định. Để đạt mục đích này người làm quyết định phải nắm chắc những kết luận quan trọng của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này phải được chuẩn hoá và thể hiện qua thông số kỹ thuật đánh giá rõ ràng. 8.3.5. Vấn đề xã hội Vấn đề xã hội của công tác quản lý và phát triển vùng bờ được chú trọng vào hai vấn đề sau:

• Yếu tố con người, vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài nguyên

• Tác động xã hội nguyên do từ kế hoạch chiến lược đầu tư phát triển vùng bờ. Ta hãy phân tích từng yếu tố. Trước tiên là vấn đề con người ảnh hưởng tới việc sử dụng và khai thác taì nguyên thiên nhiên.

Page 252: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

247

Phát triển xây dựng vùng bờ nhằm sử dụng và khai thác hiệu quả đa mục đích nguồn tài nguyên khu vực này. Để đạt được mục đích của các dự án nó còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Có thể đưa ra một số điểm làm ví dụ như:

• Tăng hiệu quả sử dụng đất ( yếu tố xã hội bị ảnh hưởng như yêu cầu nước sinh hoạt, làm thay đổi môi trường đất như cắt bỏ rừng ngập mặn, bãi sú vẹt...)

• Cải thiện chất lượng môi trường ( yếu tố xã hội ảnh hưởng như lượng chất thải sinh hoạt từ các hộ sinh sống, chất thải từ tầu thuyền)

• Hiệu quả đánh bắt tôm cá do tạo vùng nuôi thuỷ sản. Hiệu quả của các yếu tố trên phụ thuộc rất lớn vào hành vi của mỗi cá thể và thái độ của họ trước công việc tiến hành. Thái độ của mỗi người được hình thành qua môi trường sống và có bề dày phát triển cùng thời gian, không dễ gì thay đổi. Việc thay đổi tập tục không thể đạt được từ những quy định một phía của nhà nước mà cần có quá trình giáo dục vận động. Nhưng thay đổi có thể thu được kết quả nhanh nếu người dân quan tâm, tham gia vào quá trình làm quyết định. Đánh giá tác động xã hội Đánh giá tác động xã hội được đưa vào mục trong đánh giá tác động môi trường là thông số giai thích hiệu quả xã hội trong thay đổi môi trường. Vấn đề xã hội ở đây không chỉ thuần tuý mặt xã hội mà đánh gía nhằm nêu lên được sự thay đổi môi trường dẫn đến thay đổi kinh tế xã hội. Đánh gía tác động xã hội là nhằm nêu lên được cái gì có thể gây ra và cái gì ảnh hưởng tới cuộc sống con người, tổ chức và cộng đồng khi điều kiện môi trường thay đổi. Sử dụng khoa học công nghệ để tiên đoán, quản lý và khống chế kết quả. Đánh gía tác động xã hội là thể hiện nhiệm vụ tiên đoán và ước lượng trong điều hành của quá trình xây dựng, sẽ có thể xảy ra trong tương lai. Mục tiêu đầu tiên là cung cấp công cụ cho ra quyết định tiên đoán về chi phí và nguồn thu của việc phát triển dự án. Mục tiêu thứ hai là trợ giúp nâng cao chất lượng thiết kế và tổ chức xây dựng nhằm nâng cao thu nhập của người dân bình thường. Thừa nhận văn hoá và công bằng xã hội là những bộ phận quan trọng của lập quy hoạch dự án. Trong mô hình đánh giá tác động xã hội, các nhà chuyên môn chuẩn bị báo cáo theo tiêu chuẩn đánh giá khoa học. Như vấn đề giới thiệu trước đây việc xây dựng dự án sẽ ảnh hưởng thế nào tới đời sống, văn hoá, việc làm và thu nhập của họ. Tác động xã hội nguyên do từ thay đổi môi trường là vấn đề phức tạp và đa dạng. Nhưng hành vi của con người thì không hoàn toàn điều khiển của quy luật đơn giản -nguyên nhân và kết quả, tác động xã hội rất khó tiên đoán. Chính vì vậy cần đặt ra phạm vi giải quyết và việc giới hạn thông tin cần thiết có vị trí quan trọng đặc biệt. Giới hạn phạm vi chọn lọc sẽ giúp cho việc phát hiện các yếu tố ảnh hưởng cụ thể như tội phạm, mất việc làm hoặc mâu thuẫn trong gia đình.

Page 253: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

248

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, có hai vấn đề lớn cần quan tâm về điều kiện con người: Vấn đề thứ nhất là đánh giá tác động tốt và ngược lại do phát triển dự án và chương trình khu vực họ sinh sống chịu ảnh hưởng. Vấn đề thứ hai là tham gia tư vấn của họ trong quá trình thiết kế, quy hoạch và thực thi. Bản thống kê các danh mục tác động được sử dụng phổ biến thông qua việc đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá tác động cho từng phương án khác nhau. Khảo sát hoặc câu hỏi in sẵn được sử dụng để nắm được thái độ và hành vi của mỗi người phản ứng về các tác động đối với họ. Qua tài liệu thăm dò này sẽ cung cấp cho người làm chính sách và đồng thời cho cảm nhận của chính họ. Điều này rất có ý nghĩa khi dự án đi đến hiện thực. Đôi khi phương pháp làm hiệu quả về phân tích tác động lại chính là phác hoạ các loại thu nhập của người dân trong vùng dự án. Vấn đề tác động chính đối cuộc sống của họ có thể xảy ra trong các lãnh vực sau:

• Kinh tế (ví dụ việc làm, thu nhập) • Môi trường sống (thay đổi chỗ ở) • Thương mại ( thay đổi giá cả sinh hoạt) • Giao thông đi lại ( đường sá...) • Xã hội ( thay đổi địa vị xã hội) • Sinh thái (Sức khoẻ) • Tâm sinh lý (Thư giãn hay căng thẳng thần kinh)

Những vấn đề tác động xã hội chính bao gồm: Vấn đề ngẫu nhiên: Thu nhập ra sao? Tội phạm: Hậu quả là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của việc xây dựng dự án, một phần của chuỗi các các sự kiện xảy ra sau khi xây dựng dự án ? Thời điểm: Xảy ra với mức độ nào? ngay tức thời hay sau đó? Khoảng thời gian: tạm thời hay lâu dài? Quy mô : Mức độ của hậu quả Liên đới: Ai sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp? Phạm vi: Giới hạn vùng nào? Việc thu thập dữ liệu và phân tích là chìa khoá chính của quá trình phân tích tác động xã hội. Biểu mẫu chuẩn của việc phân tích này bao gồm:

• Tìm kiếm và thể hiện các điều kiện hiện tại, đưa ra hạn chót • Tiên đoán những thay đổi và ảnh hưởng của nó ( qua việc sử dụng kết quả của

vùng tương tự, khuynh hướng ngoại suy, sự tái tạo cảnh tượng). • Xác định - đánh giá tầm quan trọng của ảnh hưởng, phương pháp phòng tránh

hoặc hạn chế chúng. • Đánh giá – xem xét việc chấp thuận ảnh hưởng của dự án, các phương án thay

thế.

Page 254: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

249

Ngay lập tức câu hỏi đúng được đưa ra, phương pháp trả lời nó bao gồm các vấn đề sau: • Thu thập và đánh giá thông tin hiện tại ( ví dụ dữ liệu nhạy cảm, tình trạng tinh

thần, nghiên cứu trước đây) • Phương pháp khảo sát ( ví dụ khảo sát đại biểu, mô hình delphi) • Quan sát người tham gia ( nghiên cứu cộng đồng giai đoạn ngắn hạn và dài

hạn) • Kỹ thuật giãn tiếp (thông tin gián tiếp: như báo chí, quảng cáo)

Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Dữ liệu thứ hai thường rất dễ kiếm nhưng có thể không đáp ứng ngay câu hỏi. Kỹ thuật khảo sát cung cấp thông tin diện rộng, nhưng việc sử dụng câu hỏi chuẩn cũng có thể không nâng cao hiệu quả về chiều sâu. Việc sử dụng phương án khảo sát người tham gia, tức là người tiến hành khảo sát sinh sống ngay chính trong vùng nghiên cứu sẽ thu thập thông tin kỹ càng và sâu sát hơn, nhưng nó lại tiêu hao thời gian lớn và như vậy hạn chế tính đại diện chung. Kỹ thuật khai thác không trực diện sẽ có thể thu được dữ liệu nhiều, song có thể thông tin kém tính nguyên dạng, chúng phải được kiểm tra. Phương pháp đánh giá nhanh thường rất hiệu quả. Trong báo cáo đánh giá tác động xã hội, ba tiêu chuẩn sau nên được làm rõ:

• Tính phù hợp của phương pháp đối tình huống bao gồm các mặt về văn hoá, tôn giáo và kỹ thuật. Phương pháp áp dụng cần phù hợp với đặc điểm cộng đồng, thông tin cung cấp đảm bảo độ tin cậy, phương tiện sử dụng phù hợp điều kiện hiện có.

• Chất lượng của dữ liệu tin cậy, câu trả lời đáp ứng yêu cầu câu hỏi. • Thời gian đủ để thực hiện công việc trước khi làm quyết định. Kinh phí đủ đáp

ứng và nguồn chuyên gia (trong vùng và bên ngoài ) cần kiểm tra và thống kê đầy đủ.

Phân tích xã hội là một việc trong quá trình ra quyết định, nó thông tin cho người lập kế hoạch, người làm chính sách và các nhà quản lý, lãnh đạo thực hiên tốt phần việc của họ. Nhưng phân tích xã hội phải được coi là quá trình tham gia của tất cả các những người bị ảnh hưởng, cần tập trung vào khối công cộng liên quan trong ra quyết định, trái ngược với “phương pháp kỹ thuật”. Nhưng cả hai phương pháp đều cần thiết cho người làm kế hoạch, nhà quản lý, công chúng hoặc nhà chuyên môn. Theo kinh nghiệm của một số dự án phân tích tác động xã hội có thể trình bày qua các bước chính sau: Bước 1: Rà soát nhóm xã hội bị ảnh hưởng từ việc xây dựng dự án, bao gồm cả khu vực trong và ngoài vùng dự án. Cần lưu tâm đến người nghèo và phụ nữ. Tính toán số lượng gia đình giầu nghèo. Ngoài ra cần thống kê đầy đủ các hộ theo tất cả các nghành nghề như: Lao động nông nghiệp, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, nghề tầu thuyền, xích lô; thương mại, đất đai sử dụng, nhà cửa, xói mòn, chủ nhà là nữ, công nhân trong vùng công nghiệp, nông dân. Xem xét vấn đề thay đổi kinh tế xã hội trong vùng, dự báo thay đổi cơ cấu xã hội trong tương lai so thời điểm khảo sát (trước và sau khi có dự án).

Page 255: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

250

Bước 2: Đối với vùng xây dựng dự án trên vùng dân cư nhỏ, cần mô tả nền kinh tế của họ như vấn đề trợ giúp sản xuất và thu nhập. Việc sử dụng tài sản bình thường cần được thống kê đầy đủ, sự tranh chấp trong khai thác tài nguyên giữa các bộ phận. Tính toán tổng thu nhập của người dân, tài nguyên sử dụng tạo công ăn việc làm ... Bước 3: Dự tính ảnh hưởng môi trường thay đổi nguyên do xây dựng dự án đối các cộng đồng xã hội. Thay đổi thu nhập và việc làm, di dân, tái định cư. Cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng tới các nhóm xã hội. Bước 4: Tính toán tác động môi trường ảnh hưởng tới thu nhập trong vùng dự án và tình trạng thu nhập chung của các tầng lớp trong vùng, làm rõ những hạn chế trong phân tích. Bước 5: Đánh giá về thay đổi chất lượng cuộc sống của nam giới, nữ giới và trẻ em trong vùng ảnh hưởng của dự án. Chỉ rõ chất lượng cuộc sống bao gồm an ninh an toàn, bạn bè của trẻ em, mâu thuẫn xã hội, sức khoẻ, dinh dưỡng, thông tin giao tiếp... Bước 6: Tính toán kinh phí chi cho việc hạn chế ảnh hưởng môi trường thời gian đầu và tiếp theo, bao gồm tiền đền bù, ảnh hưởng trái chiều, đền bù tái định cư, việc làm. 8.3.6. Xem xét vấn đề chính trị, xã hội Khi xây dựng dự án vùng ven bờ có thể ảnh hưởng tới chính trị của khu vực. Những mặt tác động có thể là:

• Cơ cấu nhà nước: Quan hệ giữa tập trung hoá và phân cấp, giữa bộ phận và tổng thể

• Chủ sở hữu tài nguyên: ảnh hưởng tới nguồn tài chính và thu nhập • Xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở.

Kết quả cuối cùng của tài liệu báo cáo khả thi được nhà ra quyết định phê chuẩn. Họ sẽ tính toán xác định tính khả thi và thực tế trong thi công triển khai. Quá trình ra quyết định được xúc tiến nhanh, nhà chức trách tuân theo các bước để lựa chọn tránh phải đương đầu với đối kháng.

Công việc soạn thảo kế hoạch không chỉ đưa ra những hạng mục liên quan mà còn phải tính toán làm sao kế hoạch được thực hiện tốt. Điều này rất có ý nghĩa để xác định rõ ảnh hưởng ngược lại, đặc biệt về mối quan hệ tài chính. Nhưng mối quan hệ về các vấn đề luật pháp, kỹ thuật lại không thể hiện rõ khi quy hoạch được thực hiện. Công việc lập quy hoạch cần xem xét kỹ các yếu tố trên, tham khảo ý kiến người làm quyết định để có thể điều chỉnh các mặt cho phù hợp với hệ thống luật pháp và tránh những điều không đáng phải trả.

Page 256: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

251

8.3.7. Các vấn đề kỹ thuật và quản lý Vấn đề kỹ thuật được xem là yếu tố quan trọng và quyết định của quá trình lập quy hoạch đạt hiệu quả. Vấn đề kỹ thuật là một phạm trù khá rộng. Trong khuôn khổ của mục này vấn đề kỹ thuật được tập trung vào các điểm sau: (a) Vị trí các công trình lựa chọn Vị trí công trình được giới thiệu ở phần thứ nhất của tài liệu này. Trên quan điểm chung về xây dựng, vị trí lựa chọn xây dựng cần thoả mãn các điều kiện cơ bản sau: - Phù hợp chung với quy hoạch tổng thể - Không gây ảnh hưởng trái ngược tới các công trình lân cận - Thuận lợi trong xây dựng và quản lý - Khối lượng công trình và giá thành - Không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. (b) Lựa chọn kết cấu công trình Về nguyên tắc chung kết cấu phải ổn định trong vận hành, công tác quản lý duy tu đơn giản, không tốn kém. Vật liệu sử dụng cho công trình nên chú ý các mặt sau: - Sử dụng nguồn vật liệu địa phương - Ổn định và bền khi bị tác động của khí hậu vùng. - Giá thành rẻ - Sử dụng máy móc trong thi công. Không phải xử lý đặc biệt, dễ quản lý. (c) Xử lý kỹ thuật - Việc xử lý nền móng không phức tạp, không quá tốn kém. - Khối lượng của công trình tạm phục vụ thi công như dẫn dòng, ngăn dòng nhỏ. (d) Phương pháp thi công Phương pháp thi công, máy móc chuyên dùng, công nghệ thi công cần phù hợp và tiên tiến để giảm gía thành và tăng tiến độ. (e) Thời gian thi công Rút ngắn thời gian có thể, đặc biệt sớm đưa công trình vào sử dụng ngay chính trong quá trình thi công. Có thể đưa từng phần vào khai thác phục vụ mục đích chung. (f) Quản lý vận hành Công tác quản lý vận hành công trình phù hợp và không quá phức tạp.

Page 257: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định

252

8.4. Giải quyết các tồn tại Công việc khai thác và quản lý vùng bờ có thể phức tạp khi có sự tranh chấp giữa các thành phần kinh tế khai thác nguồn tài nguyên khu vực này. Có thể có những tồn tại giữa một bên là công trình tập thể, nhà nước một bên là của cá thể, một bên bộ phận khai thác tài nguyên đất liền và một bên là khai thác vùng nước bãi. Vấn đề khai thác tài nguyên vùng ven bờ cần có sự thống nhất về nguyên tắc và phương thức khai thác nhằm bảo vệ và phát triển kinh tế vùng. Ví dụ có thể có những tồn tại khi các ngành cùng tham gia khai thác như du lịch, đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí. Ngành du lịch và đánh bắt hải sản phụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường, chất lượng nước của vùng bãi. Hai ngành này có thể chịu tác động mạnh như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái một số loài, vấn đề cảnh quan khi có sự khai thác dầu khí quá mức và không khống chế được. Một ví dụ khác có thể đưa ra là khi phát triển cầu cảng, khách du lịch gia tăng khi hạ tầng cơ sở như đường sá, điện nước, viễn thông được xây dựng và nâng cấp. Mỗi thành phần hay bộ phận kinh tế đều có thể gây tác động cho môi trường chung. Việc đầu tư và xây dựng cần cân nhắc qua đánh giá tổng hợp. Chúng ta đã có những bài học về phát triển kinh tế vùng bờ không cân đối đã gây hậu quả cho đời sống kinh tế người dân sống trong vùng như ở Phu két, Thái Lan năm 1976, khai thác đánh bắt cá vào những năm 1970 của thế kỷ trước ở In đô nê xia. Chính vì vậy cần xây dựng một kế hoạch chung về khai thác và quản lý tổng hợp và thống nhất vùng bờ. Qua thống kê điều tra của trên 30 quốc gia đang phát triển cho thấy cần có giải pháp thống nhất giải quyết tồn tại trong khai thác vùng rừng ngập mặt khi các ngành kinh tế lấn sâu vào dải đất này. Cần có chiến lược khai thác vùng tài nguyên ven biển một cách khoa học nhằm phát triển bền vững. Ngoài ra cần đưa ra những giải pháp phù hợp giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn nảy sinh trong phát triển kinh tế. Phương pháp giải quyết tranh chấp có thể bao gồm điều tra thực tế và tư vấn, đoàn nghiên cứu điều tra, hội thảo, đàm thoại, thu thập thông tin.

Page 258: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

253

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ruiter W., and Sanders F.M, (1998) Physical Planning, Policies, Methods and

Techniques, Faculty of Civil Engineering, Delft University of Technology.

2. Noorderhaven Niels G., (1995) Strategic Decision Making. Addision –Wesly

Publishing Company, Inc.

3. Hoozemans F.J.M., Klien R.J.T., Kroon A., and Verhagen H.J., (1995), The Coastal in

Conflict- An Interdisciplinary Introduction to Coastal Zone Management.

Workdocument CZM-C97-02. Coastal Zone Management Centre, Netherlands.

4. Pennekamp H.A., and Wesseling J.W., (1993) Methology for Water Resources

Planning, Delft Hydraulics, Delft University.

5. ASCE Manuals and Reports on Engineering Practice No. 49, Urban Planning Guide

1986.

6. Golub A.L., (1997) Decision Analysis – An Integrated Approach, John Wiley & Sons,

Inc.

7. Clark J.R., (1996), Coastal Zone Management Handbook, CRC Press, Inc., (USA).

8. Wijdeven B., (2002), Coastal Erosion on a Densely Populated Delta Coast, Namdinh

Province, Master of Science Thesis in Civil Engineering, TU Delft, Holland.

9. Luật Xây Dựng được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, số 16/2003/ QH11.

10. Luật đất đai, được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, kỳ thứ 9,

lần thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993.

11. Quyết định số 201/QD/DTTK của cục quản lý đất đai và tài nguyên ký ngày 14-10-

1989 về quyền sử dụng đất.

Page 259: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VEN BỜ 1 1.1. Tầm quan trọng của phát triển vùng bờ trong phát triển kinh tế quốc gia 1 1.1.1. Phát triển vùng bờ 1 1.1.2. Quy hoạch vùng bờ 1 1.2. Phân tích hệ thống phát triển vùng bờ 2 1.2.1. Hệ thống tự nhiên 4 1.2.2. Hệ thống kinh tế- Xã hội 5 1.2.3. Hạ tầng cơ sở 5 1.2.4. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề 6 1.3. Khuynh hướng hiện nay trong quản lý và xây dựng vùng biển 8 1.3.1. Sự thay đổi mang tính toàn cầu và công tác quản lí các công trình ven biển 8 1.3.2. Phát triển kinh tế và cạnh tranh 9 1.4 Chiến lược phát triển kinh tế vùng ven bờ ở Việt Nam 12 1.4.1. Phạm vi và định nghĩa biên giới đường bờ 12 1.4.2. Xây dựng các địa bàn và trung tâm kinh tế biển 13 1.4.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển 14 CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP QUY HOẠCH 16 2.1 Mở đầu 16 2.2. Các bước lập quy hoạch 17 2.2.1. Giới thiệu chung 17 2.2.2. Các bước lập Quy hoạch 17 2.2.3. Quy mô của quy hoạch 22 2.2.4. Mô phỏng quy hoạch 23 2.2.5. Người lập quy hoạch 23 2.2.6. Thời gian của quy hoạch thực hiện 24 2.2.7. Những điểm chú ý trong quá trình lập quy hoạch 24 2.3 Phân cấp quy hoạch 24 2.3.1. Quy hoạch Trung ương (nhà nước) 25 2.3.2. Quy hoạch tỉnh, thành, đặc khu 25 CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH 27 3.1. Giới thiệu chung 27 3.2. Kỹ thuật và phương pháp trong lập quy hoạch 27 3.2.1. Kỹ thuật dự báo 27 3.2.2. Thu thập và sử dụng số liệu của quy hoạch tổng hợp 52 3.2.3. Lựa chọn vị trí xây dựng công trình 56 3.2.4. Phân tích kinh tế 73 3.2.5. Đánh giá tác động môi trường 93 3.3. Phát triển vị trí 101 3.3.1. Ước lượng đa tiêu chuẩn 101 3.3.2. Phân tích giá trị – cuối cùng của phát triển dự án 110

i

Page 260: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 119 4.1. Giới thiệu chung 119 4.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng 119 4.2.1. Mở đầu 119 4.2.2 Quy trình lập quy hoạch 119 4.2.3. Quy trình lập quy hoạch 122 4.2.4. Hệ thống phân loại 123 4.2.5. Thi công và hướng dẫn, chỉ dẫn 124 4.4. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 131 4.4.1. Quy hoạch giao thông, đường sá 131 4.4.2. Quy hoạch nhà ở 140 4.4.3. Quy hoạch hệ thống vệ sinh 148 4.4.4. Quy hoạch thuỷ lợi -nguồn nước 153 4.4.5. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt 156 CHƯƠNG 5: ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH 164 5.1. Mở đầu 164 5.2. Quản lý và thủ tục hành chính 164 5.2.1. Giới thiệu chung 164 5.2.2. Các thủ tục và mô hình lập quy hoạch 164 5.2.3. Các bên liên quan đến việc lập quy hoạch 165 5.2.4. Thủ tục hưỡng dẫn 167 5.2.5. Làm quyết định và quản lý quyết định 169 5.2.6. Liên kết, phân cấp và quản lý 170 5.2.7. Sự tham gia 172 5.3. Nghệ thuật trong công tác lập và điều hành 175 5.3.1. Những vấn đề tồn tại của kế hoạch chung 176 5.3.2. Quy hoạch chiến lược 177 5.3.3. Các công việc chính trong quản lý chiến lược 179 5.4. Quy hoạch tổng thể 181 5.4.1. Mở đầu 181 5.4.2. Quy trình 181 5.3.3. Quy hoạch bộ phận 182 5.4.4. Quy hoạch tổng hợp 182 5.4.5. Một số điểm chú ý 185 PHẦN THỨ HAI 187 CHƯƠNG 6 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH 188 6.1. Một số khái niệm cơ bản của lý thuyết trong lập quyết định 188 6.1.1. Khái niệm và định nghĩa 188 6.1.2. Quyết định làm từ tập thể 189 6.2. Quá trình làm quyết định của nhóm 194 6.2.1. Đặc tính nhiệm vụ 194 6.2.2. Thủ tục làm quyết định 195 6.2.3. Sở thích cá nhân và quyết định tập thể 196

ii

Page 261: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Dự án Nâng cao Năng lực Đào …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-thi/ke-hoach-kinh-doanh/... · Việc phân tích kinh tế

6.3. Hoàn chỉnh công tác làm quyết định tập thể 197 6.3.1. Nhất trí thu được 197 6.3.2. Phát huy trí tuệ tập thể 198 6.3.3. Kỹ thuật – công nghệ nhóm bình thường 199 6.3.4. Phương pháp Delphi 200 6.3.5. Hệ thống trợ giúp quyết định nhóm 201 CHƯƠNG 7: QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH 204 7.1 Giới thiệu 204 7.2 Các bước trong ra quyết định 204 7.2.1. Công tác ra quyết định mang tính chất của một quá trình 204 7.2.2. Giai đoạn và các bước trong quá trình ra quyết định 207 7.2.3. Các bước chính trong quá trình ra quyết định 213 7.2.4. Phân tích về quy trình ra quyết định 222 CHƯƠNG 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG KHI RA QUYẾT ĐỊNH 225 8.1. Quy trình ra quyết định 225 8.2. Phân tích hệ thống 225 8.3. Phân tích đa tiêu chi 226 8.3.1. Thủ tục hành chính và luật pháp 226 8.3.2. Vấn đề kinh tế 226 8.3.4 Đánh gía tác động môi trường 231 8.3.5. Vấn đề xã hội 246 8.3.6. Xem xét vấn đề chính trị, xã hội 250 8.3.7. Các vấn đề kỹ thuật và quản lý 251 8.4. Giải quyết các tồn tại 252 TÀI LIỆU THAM KHẢO 253

iii