Top Banner
Quy hoch tng thphát trin ngành nông nghip cnước đến năm 2020 và tm nhìn đến 2030 BNÔNG NGHIP VÀ PTNT i BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN ====== o0o ====== QUY HOCH TNG THPHÁT TRIN NGÀNH NÔNG NGHIP CNƯỚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TM NHÌN ĐẾN 2030 (Phê duyt kèm theo Quyết định s124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 ca Thtướng Chính ph) QUYN 1 PHN THUYT MINH Hμ Néi, 2/2012
187

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT i

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ====== o0o ======

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC

ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của

Thủ tướng Chính phủ)

QUYỂN 1 PHẦN THUYẾT MINH

Hμ Néi, 2/2012

Page 2: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ii

MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................1 I. Tính cấp thiết .......................................................................................................1 II. Các căn cứ xây dựng dự án ...............................................................................2 III. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu .........................................................................2

1. Mục đích ........................................................................................................2 2. Yêu cầu ..........................................................................................................3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3

Phần thứ nhất. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SXNN THỜI KỲ 2000-2010......5 I. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp ................................................................5

1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp trong nền KT quốc dân......................5 2. Vai trò vị trí của NNVN trong NN thế giới ..................................................6

II. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp......................................................7 1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .........................................7 2. Sản xuất nông nghiệp ....................................................................................12 3. Cơ giới hoá trong nông nghiệp......................................................................43 4. Thực trạng bảo quản, chế biến nông sản .......................................................46 5. Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp..........................................................58 6. Nguồn nhân lực .............................................................................................59 7. Vốn đầu tư cho nông nghiệp .........................................................................61 8. Cơ chế chính sách trong nông nghiệp ...........................................................62 9. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp .........................................................................62

III. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện QĐ 150/QĐ-TTg..................................65 1. Nhóm chỉ tiêu đạt và vượt quy hoạch ...........................................................65 2. Nhóm chỉ tiêu đạt xấp xỉ so với quy hoạch ...................................................65 3. Nhóm chỉ tiêu không đạt quy hoạch..............................................................67

IV. Đánh giá chung những thành tựu và tồn tại của ngành nông nghiệp .........70 1. Thành tựu.......................................................................................................70 2. Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu .............................................................73 3. Một số tồn tại .................................................................................................74 4. Nguyên nhân chính của những tồn tại...........................................................75

Page 3: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT iii

5. Bài học kinh nghiệm......................................................................................75

Phần thứ hai. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030..................................................78

I. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp ..............................................78 1. Đất đai............................................................................................................78 2. Thị trường......................................................................................................87 3. Khả năng cạnh tranh của nông sản................................................................106

II. Bối cảnh quốc tế và trong nước ........................................................................114 1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................114 2. Bối cảnh trong nước ......................................................................................114

III. Một số dự báo để bố trí quy hoạch phát triển nông nghiệp .........................115 1. Dự báo về môi trường kinh tế chung.............................................................115 2. Một số dự báo xa về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ....................116 3. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước những năm tới .....................117 4. ảnh hưởng của nước biển dâng đối với đất lúa .............................................117

IV. Quan điểm phát triển .......................................................................................118 V. Mục tiêu phát triển.............................................................................................118

1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................118 2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................118

VI. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020.........................................120 1. Trồng trọt .......................................................................................................120 2. Chăn nuôi.......................................................................................................144 3. Lâm nghiệp ....................................................................................................151 4. Thuỷ sản ........................................................................................................154 5. Diêm nghiệp ..................................................................................................160

VII. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên ..................................................162 1. Các chương trình phát triển ...........................................................................162 2. Các dự án ưu tiên...........................................................................................162

VIII. Tầm nhìn nông nghiệp đến 2030 ..................................................................163 1. Quan điểm phát triển .....................................................................................163 2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................164 3. Tầm nhìn đến 2030........................................................................................164

Page 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT iv

Phần thứ ba. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN QH ................167 I. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ................................................167

1. Tiềm năng đất chưa sử dụng..........................................................................167 2. Nhu cầu sử dụng đất NN cho các ngành phi NN và nội bộ ngành ...............167 3. Dự kiến phân bổ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp đến năm

2020 ...........................................................................................................................167 II. Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy

hoạch phát triển ngành......................................................................................169 III. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để thực hiện các mục tiêu

của quy hoạch .....................................................................................................169 IV. Về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân

lực.........................................................................................................................170 V. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông, lâm,

diêm nghiệp và thuỷ sản theo quy hoạch.........................................................170 1. Về thuỷ lợi .....................................................................................................170 2. Về giao thông nông thôn ...............................................................................171 3. Về hạ tầng thuỷ sản .......................................................................................171 4. Về hạ tầng nông nghiệp.................................................................................171 5. Về hạ tầng lâm nghiệp...................................................................................171 6. Phát triển hạ tầng phục vụ thương mại..........................................................171

VI. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn.............................................................................................................172

VII. Về đất đai .........................................................................................................172 VIII. Cơ giới hoá nông nghiệp ...............................................................................172 IX. Tổ chức thực hiện quy hoạch..........................................................................173

1. Đối với các Bộ, ngành ...................................................................................173 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .............................173

X. Khái toán vốn đầu tư và huy động nguồn vốn.................................................174 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................175 I. Kết luận.................................................................................................................175 II. Kiến nghị .............................................................................................................176

Page 5: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

Chữ viết tắt Giải nghĩa NN Nông nghiệp LN Lâm nghiệp TS Thuỷ sản DN Diêm nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp CSD Chưa sử dụng CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá WTO Tổ chức Thương mại thế giới TG Thế giới VN Việt Nam KH Kế hoạch XK Xuất khẩu GTSX Giá trị sản xuất QH Quy hoạch NĐ Nghị định QĐ Quyết định KH Khoa học Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CP Chính phủ UBND Uỷ ban nhân dân TP Thành phố TX Thị xã ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng DHBTB Duyên Hải Bắc Trung Bộ DHNTB Duyên Hải Nam Trung Bộ TN Tây Nguyên ĐNB Đông Nam Bộ ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long TKNN Thiết kế Nông nghiệp

Page 6: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT vi

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản KT Kinh tế LSNG Lâm sản ngoài gỗ HTX Hợp tác xã BQ Bình quân CNHN Công nghiệp hàng năm GS Gia súc GC Gia cầm DN Doanh nghiệp TBKT Tiến bộ kỹ thuật KTCB Kiến thiết cơ bản TT Thứ tự PA Phương án ĐV Đơn vị TNHH Trách nhiệm hữu hạn KHCN Khoa học công nghệ ICO Tổ chức Cà phê Quốc tế TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DT Diện tích NS Năng suất TDMNBB Trung Du Miền Núi Bắc Bộ SL Sản lượng FOB Giá xuất khẩu tại cảng xuất hàng không tính phí

vận chuyển FAO Tổ chức Lương nông thế giới

Page 7: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG BÁO CÁO

Bảng 1. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong kim ngạch XK chung...5 Bảng 2. Tỷ trọng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2009 .6 Bảng 3. Vị trí của một số nông sản Việt Nam trên thế giới ................................7 Bảng 4. Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ).............7 Bảng 5. Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) ...............8 Bảng 6. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá TT)..8 Bảng 7. Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ).............8 Bảng 8. GTSX ngành trồng trọt 2000 - 2010 (giá CĐ).......................................9 Bảng 9. Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi 2000 - 2010 (giá CĐ) .................9 Bảng 10. Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành NN 2000 - 2010 (giá TT) ....10 Bảng 11. Tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) .........10 Bảng 12. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành LN 2000 - 2010 (giá TT)...........11 Bảng 13. Tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá CĐ)..............11 Bảng 14. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá TT)...12 Bảng 15. Biến động sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2006 - 2010 ................13 Bảng 16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vùng..................................14 Bảng 17. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng ................................14 Bảng 18. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng .................................15 Bảng 19. Hiện trạng sản xuất rau đậu các loại cả nước qua các năm..............16 Bảng 20. Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng ................................17 Bảng 21. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng..................................17 Bảng 22. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng ......................18 Bảng 23. Diện tích, năng suất, sản lượng bông theo vùng ..............................18 Bảng 24. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng ............................19 Bảng 25. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng ............................20 Bảng 26. Diện tích, năng suất, sản lượng điều theo vùng ...............................21 Bảng 27. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng ...........................22 Bảng 28. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng.................................23 Bảng 29. Cơ cấu giống chè năm 2010 .............................................................24 Bảng 30. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa theo vùng ................................25 Bảng 31. Hiện trạng sản xuất các loại cây ăn quả cả nước qua các năm.........26 Bảng 32. Hiện trạng đàn vật nuôi cả nước qua các năm..................................27 Bảng 33. Chăn nuôi trâu cả nước phân theo vùng ...........................................28 Bảng 34. Chăn nuôi bò cả nước phân theo vùng .............................................28 Bảng 35. Chăn nuôi lợn cả nước phân theo vùng ............................................30

Page 8: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT viii

Bảng 36. Chăn nuôi gia cầm cả nước phân theo vùng.....................................31 Bảng 37. Hiện trạng chăn nuôi các con nuôi đặc sản ......................................32 Bảng 38. Diện tích rừng theo chức năng tính đến ngày 31/12/2008 ...............33 Bảng 39. Hiện trạng rừng tính đến 31/12/2009 phân theo vùng......................34 Bảng 40. Trữ lượng rừng gỗ trên các vùng sinh thái .......................................34 Bảng 41. Diễn biến diện tích rừng toàn quốc giai đoạn 2000-2010 ................35 Bảng 42. Diện tích rừng theo chủ sở hữu ........................................................36 Bảng 43. Hiện trạng sản xuất thuỷ sản cả nước qua các năm..........................38 Bảng 44. Sản lượng thuỷ sản khai thác theo vùng...........................................39 Bảng 45. Diện tích mặt nước nuôi trồng TS và SL nuôi trồng theo vùng.......40 Bảng 46. Hiện trạng xuất khẩu thuỷ sản ..........................................................41 Bảng 47. Tổng hợp chung về tình hình sản xuất đường ..................................48 Bảng 48. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cao su sơ chế.................49 Bảng 49. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cà phê nhân...................50 Bảng 50. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến điều ...............................51 Bảng 51. Tình hình chế biến thịt......................................................................54 Bảng 52. Thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi.............................................55 Bảng 53. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến gỗ ..................................56 Bảng 54. Kết quả phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản .....................57 Bảng 55. Thực trạng dân số, lao động nông nghiệp qua các năm ...................60 Bảng 56. Thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp...........................................61 Bảng 57. Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển hạ tầng NN nông thôn ..63 Bảng 58. Rà soát các chỉ tiêu cây trồng vật nuôi theo QĐ 150 Chính phủ .....68 Bảng 59. Biến động năng suất một số cây trồng chủ yếu qua các năm...........69 Bảng 60. Diện tích đất lúa bị ngập do nước biển dâng theo các vùng.............79 Bảng 61. Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây lâu năm đến năm 2020...........82 Bảng 62. Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây ngắn ngày đến 2020...............83 Bảng 63. Diễn biến khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản .................89 Bảng 64. Tính toán nhu cầu tiêu dùng nông sản chính trong nước đến 2030 .90 Bảng 65. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước năm 2009...................91 Bảng 66. Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước năm 2009 ..............93 Bảng 67. Nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước năm 2009..................93 Bảng 68. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước năm 2009 ..............95 Bảng 69. Xuất khẩu điều của Việt Nam sang các nước năm 2009..................97 Bảng 70. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các nước năm 2009..............97 Bảng 71. Xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước năm 2009 ...................99 Bảng 72. Cơ cấu chè xuất khẩu........................................................................99

Page 9: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ix

Bảng 73. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước năm 2009...........101 Bảng 74. Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các nước năm 2009..............101 Bảng 75. Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang các nước năm 2009 103 Bảng 76. Nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam từ các nước năm 2009 ...103 Bảng 77. Kim ngạch xuất khẩu 10 nông sản chính của VN theo vùng 2009 104 Bảng 78. Kim ngạch nhập khẩu một số nông sản chính theo vùng 2009......105 Bảng 79. Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa ..........................................106 Bảng 80. So sánh giá thành, NS, thị phần XK cao su VN với các nước .......108 Bảng 81. So sánh giá thành, NS, thị phần XK cà phê VN với các nước .......109 Bảng 82. So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK điều VN với các nước 110 Bảng 83. So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK tiêu VN với các nước .111 Bảng 84. So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK chè VN với các nước..112 Bảng 85. Giá thành ván nhân tạo của Việt Nam và Malayxia.......................113 Bảng 86. Dự kiến tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2020 ....118 Bảng 87. Dự kiến tăng trưởng GTSX nội bộ ngành NN đến năm 2020........119 Bảng 88. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng lúa đến năm 2020............120 Bảng 89. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng .....................121 Bảng 90. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng ...............................123 Bảng 91. Dự kiến bố trí cây rau đậu các loại đến năm 2020 .........................124 Bảng 92. Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng ..............................124 Bảng 93. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng................................126 Bảng 94. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng...........126 Bảng 95. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng ..........................127 Bảng 96. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng.................129 Bảng 97. Dự kiến DT, NS, SL điều đến năm 2020 theo vùng ......................135 Bảng 98. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng .........................136 Bảng 99. Dự kiến xây dựng nhà máy chế biến hồ tiêu 2011 – 2020.............138 Bảng 100. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng...............................139 Bảng 101. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất chè...............................................141 Bảng 102. Dự kiến bố trí đàn vật nuôi cả nước đến năm 2020 .......................145 Bảng 103. Dự kiến bố trí đàn trâu cả nước phân theo vùng ............................146 Bảng 104. Dự kiến bố trí đàn bò cả nước phân theo vùng ..............................147 Bảng 105. Dự kiến bố trí đàn lợn cả nước phân theo vùng .............................149 Bảng 106. Dự kiến bố trí đàn gia cầm cả nước phân theo vùng......................150 Bảng 107. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NN cả nước đến năm 2020 .....174 Bảng 108. Phân nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp .......................................174

Page 10: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 1

GIỚI THIỆU CHUNG

I. TÍNH CẤP THIẾT – Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7

Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến và thị trường…”

– Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ.

– Mặt khác, từ thực tiễn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, đó là: Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng, tự phát do quy hoạch được điều chỉnh kịp thời. Hiệu quả của sản xuất nông lâm thủy sản còn thấp, phần nhiều do sản xuất chưa gắn với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường, tình trạng thừa thiếu xẩy ra đối với nhiều cơ sở chế biến công nghiệp. Thị trường nông lâm thuỷ sản luôn có sự biến động và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo hướng thị hiếu của từng nơi.

– Trong khi đó, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao nhanh khả năng cạnh tranh, đồng thời phải đối phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của khí hậu liên quan tới biến đổi khí hậu.

– Trong thời gian qua nhiều địa phương cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo rà soát quy hoạch nhiều chuyên đề. Tuy vậy, cần có khung tổng thể để phối hợp quy hoạch của các địa phương và chuyên ngành.

– Những nhân tố trên đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung tổng thể quy hoạch làm cơ sở chỉ đạo sản xuất phát triển có hiệu quả.

II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN – Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy

Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; – Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch;

Page 11: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 2

– Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

– Công văn 950/TTg-ĐP ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát điều chỉnh quy hoạch các vùng;

– Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

– Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Quyết định 97/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020;

– Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

– Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;

– Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Quyết định 39/QĐ-BNN ngày 2/5/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Quyết định 20/QĐ-BNN ngày 15/3/2007 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020;

– Quyết định 52/QĐ-BNN ngày 5/6/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020;

– Quyết định 39/2008/QĐ - TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước;

– Quyết định 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành quy định tạm thời về quản lý quy hoạch NN&PTNT;

– Nghị định 01/2008/NĐ - CP ngày 03/1/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT;

– Quyết định 64/2007/QĐ - BNN ngày 03/7/2007 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp;

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

1. Mục đích – Xây dựng được bản quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm góp

phần quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nông nghiệp,

Page 12: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 3

tạo lập và củng cố năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cũng như tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Xây dựng quy hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết tam nông, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, nền kinh tế thế giới đang suy giảm và có bản quy hoạch ngành sau khi hợp nhất 2 Bộ.

2. Yêu cầu – Phân tích đánh giá các tiềm năng lợi thế, hạn chế và những vấn đề nẩy sinh

trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế xã hội chung đạc biệt quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá trên cả nước đang tác động đến nông nghiệp, phân tích cấu trúc không gian kinh tế và các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các vùng trong cả nước. Xây dựng tầm nhìn nông nghiệp cả nước đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước giai đoạn tới. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích luận cứ đưa ra, xây dựng các phương án quy hoạch nông nghiệp cả nước, lựa chọn phương án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020 và định hướng 2030.

– Quy hoạch nông nghiệp cả nước đề cập toàn diện đến cơ cấu, điều chỉnh phân bố không gian phát triển và sản xuất ngành, cơ cấu ngành, các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dựa trên các trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát triển xã hội nông thôn, và bảo vệ môi trường sinh thái.

– Quy hoạch nông nghiệp cả nước xác định được vị trí, vị thế của nông nghiệp Việt Nam ở khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh hiện tại của nông sản Việt Nam, những bất cập và những lợi thế trong cạnh tranh.

– Quy hoạch cũng yêu cầu luận chứng và lựa chọn được hướng phát triển các vùng, ngành, loại sản phẩm, lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp với sự điều chỉnh hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố nguồn lực, để tạo ra những thay đổi lớn cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, trên cả nước và các vùng.

– Xác định được các chương trình trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên gắn với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch khả thi, có hiệu quả.

– Xác định các giải pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch theo hướng cấu trúc lại nền nông nghiệp đáp ứng các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường sẽ nẩy sinh trong thời gian tới.

– Quy hoạch phát triển nông nghiệp xác định đến 2020 và định hướng 2030, các bước đi tính cho các thời kỳ: 2011-2015, 2016-2020, định hướng 2030.

Page 13: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 4

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi – Phạm vi đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển nông

nghiệp bao trùm các tiêu ngành và lĩnh vực: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối và hệ thống hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.

– Nghiên cứu trên địa bàn cả nước (cả vùng biển khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản). Phạm vi nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tập hợp, điều tra, xử lý, đánh giá và phân tích các thông tin, số liệu về hiện trạng sản xuất nông nghiệp, các điều kiện, dự báo liên quan đến sản xuất nông nghiệp, để trên cơ sở đó quy hoạch phát triển nông nghiệp cho năm 2020 và tầm nhìn 2030. Số liệu hiện trạng được thu thập tổng hợp cho thời kỳ 2000 – 2010, và tính toán số liệu quy hoạch giai đoạn 2011 - 2020, và tầm nhìn đến 2030.

3.2. Đối tượng – Các đối tượng về tài nguyên thiên nhiên: Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh

hưởng tới sản xuất nông nghiệp; các yếu tố về đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới SXNN và an ninh lương thực; các yếu tố về nguồn nước, chế độ thủy văn; các tài nguyên thực vật, đặc biệt ở vùng đồi núi cao và vùng ven biển; vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường; các yếu tố nguồn lợi thuỷ sản.

– Các đối tượng về kinh tế: Các đối tượng liên quan tới sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại; các đối tượng liên quan tới ngành lâm nghiệp (chú trọng lâm sản ngoài gỗ); các đối tượng liên quan tới ngành thủy sản: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; các đối tượng liên quan tới ngành diêm nghiệp; các đối tượng trong hệ thống dịch vụ nông nghiệp - nông thôn; các thông tin dự báo có liên quan tới chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Thủy lợi, giao thông, điện, thông tin, thương mại, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật...

– Các đối tượng về xã hội: Dân số, lao động nông nghiệp, nông thôn; vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống kinh tế của hộ nông dân; vấn đề quan hệ và tổ chức sản xuất NNT. Việc mất đất do quá trình đô thị hoá, CNH và an toàn nông sản thực phẩm.

– Đối tượng về môi trường: Diện tích rừng phòng hộ và độ che phủ thảm thực vật: rừng, rừng ngập mặn; vấn đề an toàn nông sản và thực phẩm cho xã hội.

Page 14: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 5

Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

THỜI KỲ 2000 - 2010

I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân – Ngành nông nghiệp nuôi sống trên 70% dân số cả nước sống ở nông thôn. – Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội. – Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và công

nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. – Cung cấp đất đai và lao động giá rẻ và ổn định cho các ngành kinh tế khác

phát triển. – Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Tỷ lệ lao động trong ngành

nông nghiệp năm 2010 chiếm khoảng 48,7% lao động trong cả nước. – Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ

cho đất nước: năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông sản 19,15 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 2000 chiếm 29%).

– Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. – Góp phần quan trọng vào thực hiện thành công trong chương trình xoá đói

giảm nghèo của cả nước. – Góp phần phát triển bền vững và tạo ổn định chính trị, kinh tế xã hội. – Góp phần tạo vị thế chính trị của Việt Nam trên trường Quốc tế. – Có vai trò lớn trong việc cải thiện môi trường sinh thái thông qua việc khai

hoang phục hoá đất, phủ xanh đất trồng đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn, thoái hoá đất.

– Có vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế vượt khó khăn, năm 2009 dù nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn gặt hái được nhiều thành công.

B¶ng 1. Tỷ trọng kim ngạch XK nông sản trong kim ngạch XK chung

Hạng mục 2000 2005 2008 2009 2010 Tổng giá trị kim ngạch XK (tr.USD) 14.482,7 32.447,1 62.685,1 57.096,3 72.191,8

Tr.đó: Nông lâm TS (tr.USD) 4.197,5 7.452,4 14.218,4 15.849,0 19.150,0- Tỷ trọng (%) 29,0 23,0 22,7 27,7 26,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 15: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 6

1.2. Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân – Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất liên tục xuất siêu với tốc độ tăng

kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. – Nông nghiệp đóng góp 20,6% trong tổng GDP cả nước (năm 2000: 24,5%). – Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc đảm bảo ổn định

chính trị, xã hội và an ninh quốc gia. – Ngành nông nghiệp đảm bảo ổn định cuộc sống cho số lượng dân số lớn

nhất so với các ngành trong cả nước (trên 70% dân số). – Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường

sinh thái. – Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong việc tạo việc làm cho lao

động toàn xã hội (tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 48,7% lao động xã hội).

2. Vai trò, vị trí của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới

2.1. Vai trò của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng góp phầm đảm bảo an ninh lương thực thế giới, kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao:

– Về khối lượng xuất khẩu của Việt Nam so với khối lượng xuất khẩu của thế giới: gạo 5,95 triệu tấn, chiếm 21,7%, cao su 731,4 ngàn tấn, chiếm 11,4%, cà phê 1.183,5 ngàn tấn chiếm 19,2%, điều 177,2 ngàn tấn, chiếm 46,3%, hồ tiêu 134,3 ngàn tấn, chiếm 44,2%, chè 134 ngàn tấn, chiếm 7,9%.

– Về giá trị xuất khẩu của Việt Nam so với giá trị xuất khẩu của thế giới: gạo 2.663,9 triệu USD, chiếm 23,8%, cao su 1.227 triệu USD, chiếm 10,2%, cà phê 1.730,6 triệu USD, chiếm 12,7%, điều 846,7 triệu USD chiếm 50,1%, hồ tiêu 348 triệu USD chiếm 33,5%, chè 178 triệu USD chiếm 4,4%.

B¶ng 2. Tỷ trọng nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới 2009 Đơn vị: 1.000 tấn, 1.000 USD

Khối lượng Giá trị

Tên hàng Thế giới

Việt Nam

Tỷ trọng VN so với TG (%)

Thế giới

Việt Nam

Tỷ trọng VN so với TG (%)

1. Gạo 27.433,9 5.958,3 21,7 11.187,6 2.663,9 23,82. Cao su 6.398,9 731,4 11,4 12.073,1 1.226,9 10,23. Cà phê 6.150,6 1.183,5 19,2 13.583,1 1.730,6 12,74. Điều 383,0 177,2 46,3 1.689,9 846,7 50,15. Hồ tiêu 303,7 134,3 44,2 1.039,1 348,1 33,56. Chè 1.701,6 134,1 7,9 4.091,2 178,0 4,4

Nguồn: FAOSTAT, Niên giám thống kê

Page 16: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 7

2.2. Vị trí của nông nghiệp Việt Nam trong nông nghiệp thế giới – Về diện tích Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu đứng thứ 3; điều và cao su

đứng thứ 4; cà phê và chè đứng thứ 5; nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ 6; lúa đứng thứ 7.

– Về sản lượng sản xuất Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu đứng đầu; cà phê đứng thứ 2 (sau Braxin); điều đứng thứ 4; lúa gạo và cao su đứng thứ 5; chè đứng thứ 6; nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ 3; khai thác hải sản đứng thứ 13.

– Về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam so với thế giới: hồ tiêu và điều đứng đầu; cà phê đứng thứ 2; gạo đứng thứ 3; thuỷ sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 8 và cao su đứng thứ 11.

B¶ng 3. Vị trí của một số nông sản Việt Nam trên thế giới Vị trí nông sản trên thế giới TT Tên mặt

hàng Diện tích Sản lượng SX Kim ngạch XK 1 Lúa gạo 7 5 3 2 Cao su 4 5 11 3 Cà phê 5 2 2 4 Điều 4 4 1 5 Hồ tiêu 3 1 1 6 Chè 5 6 8 7 Thuỷ sản 6 (DT nuôi

trồng) 3 (SL nuôi trồng) 13 (SL khai thác)

5

Nguồn: FAOSTAT, Niên giám thống kê

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông lâm thuỷ sản – Sản xuất nông, lâm, thủy sản thời gian qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng

khá cao, giai đoạn 2000 - 2010 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản đạt 5,28%/năm, trong đó thời kỳ 2006 - 2009 đạt 5,37%. Trong đó: ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 10,09%/năm, ngành nông nghiệp đạt 4,22%/năm, ngành lâm nghiệp tăng 2,24%/năm.

B¶ng 4. Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) Đơn vị: Tỷ đồng, %

Hạng mục 2000 2006 2007 2008 2010 TĐT Tổng GTSX 139.790,7 191.154,9 201.381,9 214.976,2 233.833,8 5,28 1. N.nghiệp 112.111,7 142.711,0 147.846,7 158.108,3 169.503,2 4,22 2. L.nghiệp 5.901,6 6.408,4 6.603,1 6.786,0 7.365,0 2,24 3. Thủy sản 21.777,4 42.035,5 46.932,1 50.081,9 56.965,6 10,09

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 17: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 8

– GDP ngành nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 3,58%/năm thời kỳ 2000 - 2010, trong đó nông lâm nghiệp tăng 3,08%, thuỷ sản tăng 7,16%/năm.

B¶ng 5. Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) Đơn vị: tỷ.đ, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐT GDP NLTS 63.717 76.888 82.717 86.587 90.613 3,58 1. Nông LN 57.037 66.707 70.585 73.795 77.273 3,08 2. Thủy sản 6.680 10.181 12.132 12.792 13.340 7,16

Nguồn: Tổng cục thống kê

– Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GTSX ngành nông lâm thủy sản. Năm 2000 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản là: Nông nghiệp 79,1%, lâm nghiệp 4,7%, thủy sản 16,2%. Năm 2010 cơ cấu tương ứng là: nông nghiệp 76,3%, lâm nghiệp 2,6%, thủy sản 21,1%. GTSX nông lâm thuỷ sản (giá TT) năm 2010 đạt 692.956,8 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 528.738,9 tỷ đồng, lâm nghiệp 18.244,9 tỷ đồng, thuỷ sản 145.973 tỷ đồng.

B¶ng 6. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá TT)

Đơn vị: tỷ đ, % 2000 2005 2007 2008 2010

Hạng mục Giá trị

Cơ cấu

Giá trịCơcấu

Giá trị Cơcấu

Giá trị Cơ cấu

Giá trị Cơ cấu

GTSX NLTS 163.313 100 256.388 100 338.553,0 100 502.118,8 100 692.956,8 100

- N.nghiệp 129.140 79,1 183342 71,5 236935 70,0 377.238,6 75,1 528.738,9 76,3- L.nghiệp 7674 4,7 9496 3,7 12108,3 3,6 14.369,8 2,9 18.244,9 2,6- Thuỷ sản 26499 16,2 63549 24,8 89509,7 26,4 110.510,4 22,0 145.973,0 21,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

1.2.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp B¶ng 7. Tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ)

Đơn vị: tỷ đồng, % Hạng mục 2000 2004 2007 2008 2010 TĐT

GTSX NN 112.111,7 132.888,0 147.846,7 158.108,3 169.503,2 4,22 1. Trồng trọt 90.858,2 106.422,5 115.374,0 123.391,2 129.382,7 3,60 2. Chăn nuôi 18.505,4 23.438,6 29.196,1 31.326,3 36.508,2 7,03 3. Dịch vụ 2.748,1 3.026,9 3.275,8 3.390,8 3.612,3 2,77

Page 18: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 9

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Giai đoạn 2000 - 2010 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp cả nước đạt 4,22/năm: Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 7,03%/năm, ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng chậm 2,77%/năm, ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%/năm.

B¶ng 8. GTSX ngành trồng trọt 2000 - 2010 (giá CĐ) Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐT

GTSX trồng trọt 90.858,2 107.897,6 115.374,8 123.391,2 129.382,7 3,6 1. Cây lương thực 55.163,1 63.825,5 65.194,0 70.125,5 71.954,0 2,7 2. Rau đậu các loại 6.332,4 8.928,2 10.174,5 10.584,6 11.874,6 6,5 3. Cây công nghiệp 21.782,0 25.585,7 29.579,6 31.637,7 33.913,1 4,5 4. Cây ăn quả 6.105,9 7.942,7 8.789,0 9.378,3 9.908,7 5,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Trong ngành trồng trọt, GTSX tăng 3,6%/năm thời kỳ 2000 – 2010, trong đó GTSX cây lương thực tăng 2,7%/năm, rau đậu các loại tăng 6,5%/năm, cây công nghiệp tăng 4,5%/năm, cây ăn quả GTSX tăng 5%/năm.

– GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 7,03%/năm thời kỳ 2000 – 2010, trong đó GTSX chăn nuôi gia súc tăng 7,21%/năm, chăn nuôi gia cầm tăng 7,38%/năm, sản phẩm không qua giết thịt tăng 6,49%/năm.

B¶ng 9. Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi 2000 - 2010 (giá CĐ) Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐT GTSX CN 18.505,4 26.107,6 29.196,1 31.326,3 36.508,20 7,031. Gia súc 11.919,7 18.581,7 20.920,5 21.866,5 23.917,10 7,212. Gia cầm 3.295,7 3.517,9 3.781,6 4.695,5 6.717,50 7,383. SP không qua giết thịt 2.802,0 3.469,0 3.928,5 4.187,6 5.255,60 6,49

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp – Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch cơ cấu

theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 78,2% năm 2000 xuống còn 73,9% năm 2010), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 19,3% năm 2000 lên 24,5% năm 2010), ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 2,4% năm 2000 xuống còn 1,6% năm 2010. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

Page 19: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 10

– Ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GTSX rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm tỷ trọng GTSX cây lương thực.

– Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GTSX chăn nuôi gia súc, giảm tỷ trọng GTSX gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt.

B¶ng 10. Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành NN 2000 - 2010 (giá TT) Đơn vị: tỷ đ, %

2000 2005 2007 2008 2010 Hạng mục

Gía trị Cơ cấu

Gía trị Cơ cấu

Gía trị Cơ cấu

Gía trị Cơ cấu

Gía trị Cơ cấu

GTSX NN 129.141 100,0 183.342 100,0 236.935 100,0 377.238 100 528.739 1001. Tr.trọt 101044 78,2 134754,5 73,5 175007 73,9 269337 71,4 390.768 73,92. Ch.nuôi 24960 19,3 45225,6 24,7 57803 24,4 102201 27,1 129.679 24,53. Dịch vụ 3136,6 2,4 3362,3 1,8 4125 1,7 5700 1,5 8.292 1,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Ngành dịch vụ nông nghiệp: giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2010 là 8.292 tỷ đồng (năm 2000 là 3.136 tỷ đồng), chiếm 1,6% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, tốc độ tăng 2,77%/năm thời kỳ 2000 - 2010. Tham gia hoạt động dịch vụ chủ yếu là các HTX nông nghiệp ngoài ra còn có các hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua, chế biến nông, lâm sản. Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã phát triển về số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường. Ngoài dịch vụ thuỷ nông, vật tư kỹ thuật cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc thú y, đã xuất hiện dịch vụ làm đất, tuốt lúa, cấy thuê… ở nhiều địa phương.

1.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp – Ngành lâm nghiệp tăng trưởng về GTSX thời kỳ 2000 - 2010 đạt

2,24%/năm, trong đó GTSX trồng và nuôi rừng tăng 3,06%/năm, khai thác lâm sản tăng chậm 0,87%/năm, dịch vụ tăng 7,16%/năm.

B¶ng 11. Tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá CĐ) Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐ tăng

GTSX lâm nghiệp 5.901,6 6.315,6 6.603,1 6.786,0 7.365,0 2,241. Trồng và nuôi rừng 1.161,9 1.332,0 1.395,5 1.431,3 1.571,3 3,062. Khai thác lâm sản 4.412,1 4.435,7 4.629,0 4.759,1 4.811,1 0,873. Dịch vụ và các hoạt động LN khác 327,6 547,9 578,6 595,6 654,2 7,16

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 20: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 11

– Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2010 có chuyển dịch không rõ nét theo hướng giảm tỷ trọng trồng và nuôi rừng và khai thác lâm sản, tăng nhẹ tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp, cơ cấu GTSX năm 2000: trồng và nuôi rừng 14,7%; khai thác lâm sản 81,3%, dịch vụ 4%, năm 2010 cơ cấu tương ứng là 14,5%; 74,9% và 5,6%.

B¶ng 12. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp 2000 - 2010 (giá TT)

Đơn vị: tỷ đ, % 2000 2005 2008 2010

Hạng mục Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ

cấu GTSX LN 7.674 100 9.496 100 14.369,8 100,0 18.244,9 100,01. Trồng và nuôi rừng 1.131,5 14,7 1.403,5 14,8 2.040,5 14,2 2.643,0 14,5

2. Khai thác lâm sản 6.235,4 81,3 7.550,3 79,5 11.524,6 80,2 13.660,1 74,93. Dịch vụ và các hoạt động LN khác 307,0 4,0 542,4 5,7 804,7 5,6 1.029,1 5,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

1.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản – Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất cao so với các ngành nông nghiệp

và lâm nghiệp. Thời kỳ 2000 - 2010 GTSX ngành thuỷ sản (giá TT) đã tăng từ 26.551,5 tỷ đồng lên 145.973 tỷ đồng (tăng 5,49 lần), GDP của ngành thuỷ sản năm 2010 tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000). Tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu nông lâm thuỷ sản cũng như trong toàn nền kinh tế không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối, năm 2000 GTSX thuỷ sản chỉ chiếm 16,2% trong cơ cấu GTSX nông lâm thuỷ sản, năm 2010 tăng lên 21,1%. GTSX ngành thuỷ sản (giá CĐ) thời kỳ 2000 - 2010 tăng trưởng mạnh nhất trong nông lâm thuỷ sản, tăng 10,09%/năm, trong đó GTSX nuôi trồng thuỷ sản tăng 16,87%/năm, khai thác tăng chậm 3,45%/năm. B¶ng 13. Tăng trưởng GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá CĐ)

Đơn vị: tỷ đ, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐ tăngGTSX thuỷ sản 21.777,4 38.726,9 46.932,1 50.081,9 56.965,6 10,09

1. Khai thác 13.901,7 15.822,0 16.485,8 16.928,6 19.514,1 3,452. Nuôi trồng 7.875,7 22.904,9 30.446,3 33.153,3 37.451,5 16,87

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng mạnh cơ cấu GTSX ngành nuôi trồng, giảm mạnh tỷ trọng GTSX ngành khai thác, cơ cấu

Page 21: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 12

GTSX (giá TT) năm 2000 là khai thác 55,6%, nuôi trồng 44,4%, năm 2010 cơ cấu tương ứng là 42,4% và 57,6%.

B¶ng 14. Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản 2000 - 2010 (giá TT) Đơn vị: tỷ đ, %

2000 2005 2007 2008 2010 Hạng mục Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ

cấu Giá trị Cơ

cấuGiá trị

Cơ cấu

Giá trị Cơ cấu

GTSX TS 26.499 100 63.549 100 89.510 100 110.510 100 145.973 1001. Khai thác 14.737,7

55,6 22.770,9 35,8 29.411,1 32,9 41.895 37,9 61.915 42,4

2. Nuôi trồng 11.761,2

44,4 40.778,3 64,2 60.098,6 67,1 68.615 62,1 84.058 57,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2. Sản xuất nông nghiệp

2.1. Sử dụng đất – Trong 4 năm từ 2006 - 2010 diện tích đất nông nghiệp không ngừng được

mở rộng: tăng 1,649 triệu ha từ 24,584 triệu ha năm 2006 lên 26,233 triệu ha năm 2010, tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 400 ngàn ha), trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 718,9 ngàn ha.

– Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 9,412 triệu ha năm 2006 lên 10,131 triệu ha năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng thêm 180 ngàn ha) do khai hoang mở rộng diện tích chủ yếu là ở các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để trồng lúa, ở Đông Nam Bộ (ĐNB), ở Tây Nguyên (TN) để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hoa màu lương thực, ở các tỉnh Trung Du Miền Núi Bắc Bộ để trồng chè, cây ăn quả...

– Đất lúa trong giai đoạn 2006 - 2010 có xu hướng giảm do chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất lúa cả nước là 4,131 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu gạo hàng năm từ 3 - 5 triệu tấn.

– Đất trồng cây lâu năm năm 2010 tăng 646,9 ngàn ha so với năm 2006 (từ 3,054 triệu ha lên 3,700 triệu ha năm 2010). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su và điều.

– Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ 14,437 triệu ha năm 2006 lên 15,368 triệu ha năm 2010 (tăng 931,7 ngàn ha). Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh, chất lượng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 37,6% năm 2003 lên 39,4% năm 2009, ước đạt gần 40% năm 2010. Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp nước ta.

Page 22: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 13

– Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2010 đạt 690,3 ngàn ha (giảm so với năm 2006 là 11,7 ngàn ha). B¶ng 15. Biến động sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2006 - 2010

Đơn vị: 1.000ha TT Hạng mục 2006 2010 Tăng giảm I Tổng DT đất nông nghiệp 24.584 26.233,1 1.649,11 Đất sản xuất NN 9.412 10.130,9 718,9

1.1 Đất trồng cây HN 6.358 6.430,1 72,1- Đất trồng lúa 4.152 4.131,1 -20,9- Đồng cỏ 51 42,5 -8,5- Cây hàng năm khác 2.156 2.256,5 100,5

1.2 Đất trồng cây LN 3.054 3.700,9 646,92 Đất lâm nghiệp 14.437 15.368,7 931,7

2.1 Đất rừng sản xuất 5.387 7.465,3 2.078,32.2 Đất rừng phòng hộ 6.990 5.762,1 -1.227,92.3 Đất rừng đặc dụng 2.060 2.141,3 81,33 Đất nuôi trồng thuỷ sản 702 690,3 -11,74 Đất làm muối 14 17,5 3,55 Đất NN khác 19 25,5 6,5II Đất chưa sử dụng 5.280 3.190,7 -2.089,31 Đất đồng bằng 351 258,2 -92,82 Đất đồi núi 4.537 2.639,0 -1.898,03 Đất núi đá 392 293,5 -98,5

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

2.2. Nông nghiệp 2.2.1. Trồng trọt 2.2.1.1. Cây lương thực – Từ năm 2000 đến nay, sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng khá từ

34,53 triệu tấn năm 2000 lên 44,6 triệu tấn năm 2010 (tăng 10,07 triệu tấn), tốc độ tăng bình quân 2,6%/năm.

– Do sản xuất tăng nên bình quân lương thực có hạt đầu người giai đoạn 2000 - 2010 tăng từ 445 kg/năm lên 505 kg/năm (tăng 1,27%/năm). Năm 2010 với sản lượng cây có hạt đạt 44,6 triệu tấn, đạt bình quân 505 kg/người/năm, tăng so với năm 2000 trên 60 kg/người. Nhờ vậy, hầu hết dân cư đã có đủ lương thực để tiêu dùng. Từ năm 1989 nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Thời kỳ 2000 - 2010, bình quân mỗi năm xuất khẩu 4,27 triệu tấn gạo với kim ngạch 1,2 tỷ USD; cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 về lượng 16,3% và về kim ngạch 33,3%.

♦ Cây lúa: Trong sản xuất lương thực, lúa là cây chủ lực có ưu thế, chiếm trên 70% tổng sản lượng lương thực quy thóc và 90% sản lượng lương thực có hạt. Thời kỳ 2000 - 2010 do quá trình đô thị và công nghiệp hoá tăng nhanh, diện tích đất lúa bị giảm đáng kể. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

Page 23: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 14

thuật, nhất là về giống và đầu tư khá lớn về thuỷ lợi, nên năng suất lúa nước ta hiện nay đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á, cao hơn bình quân Châu Á 17%, tuy nhiên chỉ bằng 75% - 77% so với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năng suất lúa năm 2010 đạt 53,2 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năm 2000. Do năng suất tăng nên sản lượng lúa giai đoạn 2000 - 2010 bình quân đạt 36 triệu tấn/năm; so với bình quân 5 năm 1996 - 2000 tăng 5,71 triệu tấn. Năm 2010 là năm đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay 39,98 triệu tấn.

B¶ng 16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010

DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 7.666,3 42,4 32.529,5 7.329,2 48,9 35.832,9 7.514,3 53,2 39.988,4 1 T.du MN BB 687,1 35,9 2468,6 708,4 43,5 3079,5 709,1 46,4 3.288,5 2 ĐB sông Hồng 1212,6 54,3 6586,6 1138,9 54,3 6183,5 1.105,4 59,7 6.595,7 3 DH B.Tr.Bộ 695,0 40,6 2824,0 674,5 47,0 3170,3 691,3 49,1 3.395,1 4 DH N. Tr.Bộ 422,5 39,8 1681,6 371,5 47,3 1758,9 379,6 53,8 2.042,4 5 Tây Nguyên 176,8 33,2 586,8 192,2 37,3 717,3 217,2 48,2 1.047,3 6 Đông Nam Bộ 526,5 31,9 1679,2 417,4 38,9 1624,9 440,9 46,5 2.049,7 7 ĐBS Cửu Long 3945,8 42,3 16702,7 3826,3 50,4 19298,5 3.970,8 54,3 21.569,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê

♦ Cây ngô: Sau cây lúa, ngô là cây có hạt hiện nay được tính vào cân đối nhu cầu lương thực, đang có yêu cầu lớn cho phát triển chăn nuôi, nên từ năm 2000 - 2010 cây ngô tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, diện tích tăng từ 730,2 ngàn ha năm 2000 lên 1.126,9 ngàn ha năm 2010 (tăng 4,4%/năm), sản lượng năm 2010 đạt 4.606,8 ngàn tấn, năng suất bình quân 40,9 tạ/ha. Năng suất ngô tăng nhanh là do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống ngô lai vào sản xuất đại trà, trên 90% tổng diện tích gieo trồng ngô cả nước.

B¶ng 17. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 730,2 27,5 2.005,9 1.052,6 36,0 3.787,1 1.126,9 40,9 4.606,8 1 Tr.du MNBB 287,4 22,7 653,3 373,9 28,5 1065,4 466,6 33,2 1.551,1 2 ĐB s.Hồng 92,9 30,1 279,6 85,9 38,9 334,3 91,0 45,8 417,0 3 DH Bắc Tr.Bộ 92,8 24,5 227,4 149,6 34,8 521,2 135,3 37,9 513,2 4 DH Nam TB 28,5 25,1 71,6 40,1 37,1 148,7 45,0 40,6 182,6 5 Tây Nguyên 86,8 36,9 320,3 236,6 40,7 963,1 236,6 49,2 1.164,6 6 Đông Nam Bộ 122,8 32,7 401,9 131,6 42,9 564,7 114,6 50,5 578,6 7 ĐBS.C.Long 19,0 27,3 51,8 34,9 54,4 189,7 37,8 52,8 199,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 24: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 15

2.2.1.2. Cây có củ – Cây khoai lang: có xu hướng giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng, năm

2000 diện tích 254,3 ngàn ha, năng suất bình quân 63,4 tạ/ha, sản lượng 1.611,3 ngàn tấn, năm 2010 diện tích giảm còn 150,8 ngàn ha, năng suất bình quân 87,3 tạ/ha, sản lượng 1.317,2 ngàn tấn.

– Cây sắn: Tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, năm 2010 diện tích 496,2 ngàn ha (tăng 7,64%/năm); năng suất 171,7 tạ/ha (tăng 7,46%/năm); sản lượng 8.521,6 ngàn tấn (tăng 15,67%/năm). Năng suất tăng nhanh là do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng và thâm canh, đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất.

B¶ng 18. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 237,6 83,6 1.986,3 425,5 157,8 6.716,2 496,2 171,7 8.521,6 1 Tr.du MN Bắc Bộ 83,7 82,7 692,0 90,6 110,0 996,7 105,7 120,1 1.269,5 2 ĐB Sông Hồng 8,3 89,6 74,4 7,3 113,0 82,5 6,2 160,3 99,4

3 DH Bắc Trung Bộ 38,4 66,5 255,2 52,9 115,3 609,8 58,8 165,2 971,4

4 DH Nam Trung Bộ 37,1 88,8 329,5 59,8 170,0 1016,8 68,2 163,1 1.112,4

5 Tây Nguyên 38,0 92,5 351,5 89,4 161,8 1446,6 133,2 163,6 2.179,5 6 Đông Nam Bộ 24,4 88,3 215,5 119,1 209,9 2499,8 118,1 237,7 2.807,1 7 ĐB sông C.Long 7,7 88,6 68,2 6,4 100,0 64,0 6,0 137,2 82,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.1.3. Cây rau đậu các loại – Năm 2010 diện tích rau các loại 780,1 nghìn ha, sản lượng 12.935,3 ngàn

tấn; so với năm 2000 diện tích tăng 315,5 ngàn ha (tăng 5,32%/năm), sản lượng tăng 7.203,2 ngàn tấn (tăng 8,47%/năm). Hiện nay rau đậu các loại được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó SX hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:

♦ Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.

♦ Vùng rau luân canh: có diện tích, sản lượng lớn, rau trồng luân canh với lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Page 25: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 16

– Trong sản xuất rau hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, do đó trong thời gian qua các địa phương, các cơ quan đã có nhiều cố gắng thực hiện pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; một số địa phương đã tổ chức thực hiện dự án sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên diện tích rau an toàn phát triển rất chậm, một số tỉnh vùng ĐBSH được coi là có lợi thế sản xuất rau an toàn như Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên mới chỉ đạt 8,5% về diện tích và 7% về sản lượng, chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Việc quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa khuyến khích được tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

B¶ng 19. Hiện trạng sản xuất rau đậu các loại cả nước qua các năm Đơn vị: DT 1000ha;NS tạ/ha; SL 1000 tấn, %

Hạng mục 2000 2005 2008 2010 TĐT 1. Rau các loại - DT 464,6 643,9 721,8 780,1 5,32 - NS 123,4 149,9 159,2 165,8 3,00 - SL 5.732,1 9.655,0 11.492,3 12.935,3 8,482. Đậu các loại - DT 195,3 188,0 197,5 191,3 -0,26 - NS 7,3 8,4 9,4 9,7 2,88 - SL 142,9 158,4 185,8 185,0 2,62

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Các mô hình hộ, hợp tác xã sản xuất rau sạch, chất lượng cao thiết lập các đại lý, cửa hàng bán rau trong các thành phố có hiệu quả cao, đạt giá trị sản lượng 50-100 triệu đồng/ha/năm. Một số tỉnh, thành phố đã mở rộng mô hình sản xuất rau theo công nghệ cao, công nghệ không dùng diện tích đất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, độ đồng đều và chất lượng cao, năng suất gấp 7 - 8 lần sản xuất theo công nghệ truyền thống.

2.2.1.4. Cây công nghiệp hàng năm – Cây mía: Diện tích giảm nhẹ, năm 2000 diện tích 302,3 ngàn ha, năm 2010

là 266,3 ngàn ha; năng suất tăng nhanh từ 49,7 tấn/ha năm 2000 lên 59,9 tấn/ha năm 2010; sản lượng mía cây ổn định 16 triệu tấn. Năm 2010, tổng công suất nhà máy đạt 105.750 tấn mía/ngày, thực tế các nhà máy thiếu nguyên liệu trầm trọng, chỉ có 60 - 70% số nhà máy hoạt động được 80% công suất. Từ năm 2006 trở lại đây, ngành mía đường chỉ tăng về số lượng, quy mô nhà máy nhưng diện tích, sản lượng mía đường không tăng. Nguyên nhân do các nhà máy ít quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và nhất là tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các nhà máy vẫn diễn ra gay gắt, dẫn đến thu mua mía non, chữ lượng đường thấp.

Page 26: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 17

B¶ng 20. Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 302,3 497,7 15.044,3 266,3 561,3 14.948,7 266,3 598,8 15.946,8

1 Trung du MNBB 28,4 416,9 1184,0 21,8 499,1 1088,0 24,5 553,0 1.354,8

2 ĐB sông Hồng 3,0 458,3 137,5 2,6 487,7 126,8 1,7 552,4 93,9 3 DH Bắc Tr.Bộ 53,4 513,7 2743,0 53,7 531,2 2852,3 54,3 527,1 2.861,9 4 DH Nam Tr.Bộ 57,2 436,5 2496,9 46,1 436,3 2011,4 46,2 457,2 2.112,1 5 Tây Nguyên 25,5 428,2 1091,8 26,7 468,0 1249,5 36,9 571,8 2.110,1 6 Đông Nam Bộ 53,7 453,0 2432,4 51,3 582,9 2990,1 45,2 597,1 2.698,7

7 ĐB sông C.Long 81,1 611,4 4958,7 64,1 722,4 4630,6 57,5 820,1 4.715,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cây lạc: trồng luân canh với lúa, hoa màu, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong nhiều năm qua giá lạc nhân và dầu lạc thấp cho nên diện tích không tăng. Năm 2010 diện tích 231 ngàn ha (giảm 0,6%/năm 2000 - 2010); năng suất 21 tạ/ha (tăng 3,77%/năm) do áp dụng các giống mới vào sản xuất và thâm canh; sản lượng đạt 485,7 ngàn tấn (tăng 3,17%/năm).

B¶ng 21. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 244,9 14,5 355,3 269,6 18,1 489,3 231,0 21,0 485,7

1 Trung du MN Bắc Bộ 38,4 10,9 41,9 45,8 15,0 68,5 53,1 17,9 95,0

2 Đồng Bằng s.Hồng 30,2 17,6 53,3 34,6 21,7 75,2 27,3 25,0 68,3 3 DH Bắc Trung Bộ 70,2 14,0 98,3 82,7 16,2 133,6 70,8 19,9 141,2 4 DH Nam Trung Bộ 26,3 13,4 35,2 24,9 17,6 43,7 25,9 20,9 54,1 5 Tây Nguyên 21,9 11,6 25,5 24,5 13,8 33,8 16,7 17,5 29,3 6 Đông Nam Bộ 49,0 16,6 81,5 43,2 21,8 94,1 26,1 22,3 58,3 7 ĐB sông Cửu Long 8,9 22,0 19,6 13,9 29,1 40,4 11,1 35,6 39,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cây đậu tương: Diện tích tăng trưởng mạnh, năm 2000 có 124,1 ngàn ha, năm 2005 tăng lên 204,1 ngàn ha sau đó lại giảm dần đến năm 2010 còn 197,8 ngàn ha. Năng suất đậu tương tăng chậm, năm 2000 đạt 12 tạ/ha, năm 2010 đạt 15 tạ/ha. Sản lượng năm 2010 đạt 296,9 ngàn tấn (tăng bình quân

Page 27: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 18

7%/năm thời kỳ 2000 - 2010), đáp ứng một phần nhu cầu cho nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. B¶ng 22. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng

Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn 2000 2005 2010 TT

Vùng

DT NS SL DT NS SL DT NS SL Toàn Quốc 124,1 12,0 149,3 203,6 14,3 291,5 197,8 15,0 296,9 1 Trung du MN BB 56,3 10,5 59,0 73,4 10,7 78,9 66,4 12,1 80,6 2 Đ.bằng sông Hồng 29,0 14,3 41,6 67,3 16,0 107,5 90,7 15,8 143,6 3 DH Bắc Trung Bộ 3,3 11,5 3,8 6,5 12,2 7,9 6,4 15,0 9,6 4 DH Nam Trung Bộ 2,2 12,7 2,8 2,8 16,4 4,6 1,4 17,9 2,5 5 Tây Nguyên 15,1 14,0 21,2 27,1 15,7 42,5 23,7 18,0 42,6 6 Đông Nam Bộ 11,1 5,3 5,9 5,3 10,6 5,6 1,8 14,4 2,6 7 ĐB sông C.Long 7,1 21,1 15,0 21,2 21,0 44,5 7,4 20,8 15,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cây bông: diện tích và sản lượng giảm mạnh qua các năm, năm 2000 diện tích 18,6 ngàn ha, sản lượng 18,8 ngàn tấn, năm 2010 diện tích giảm còn 9,1 ngàn ha, sản lượng 13,3 ngàn tấn.

B¶ng 23. Diện tích, năng suất, sản lượng bông theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2000 2005 2010 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 18,6 10,1 18,8 22,6 12,8 28,9 9,1 14,6 13,3 1 Trung du MN BB 3,4 4,7 1,6 3,6 - - 1,9 14,2 2,7 2 DH Bắc Trung Bộ 0,3 6,7 0,2 0,2 5,0 0,1 - - -3 DH Nam Trung Bộ 0,3 10,0 0,3 2,0 18,5 3,7 0,5 22,0 1,1 4 Tây Nguyên 9,9 12,7 12,6 9,6 14,7 14,1 4,2 14,3 6,0 5 Đông Nam Bộ 4,6 8,7 4,0 7,2 11,8 8,5 2,5 14,0 3,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cây thuốc lá: năm 2010 diện tích 31,2 ngàn ha, sản lượng 56,6 ngàn tấn, diện tích tập trung chủ yếu ở vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ 15 ngàn ha, Đông Nam Bộ 8,1 ngàn ha, Tây Nguyên 5,8 ngàn ha, Duyên Hải Nam Trung Bộ 1,8 ngàn ha.

2.2.1.5. Cây công nghiệp lâu năm

a. Cây cao su – Năm 2010 tổng diện tích vườn cao su là 740 nghìn ha, trong đó diện tích

cho khai thác 438,5 nghìn ha (chiếm 59,3%) và 242,4 nghìn ha đang trong

Page 28: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 19

thời kỳ kiến thiết cơ bản, sản lượng 754,5 nghìn tấn). Nguyên nhân sản lượng cao su đạt và vượt mục tiêu quy hoạch:

♦ Nhiều giống tốt, tiềm năng năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đại trà. Việc áp dụng công nghệ canh tác, chăm sóc tiên tiến nên thời gian kiến thiết cơ bản được rút ngắn từ 7 - 8 năm xuống còn 6 năm, do đó diện tích đưa vào khai thác tăng nhanh từ 334 nghìn ha năm 2005 lên 432 nghìn ha năm 2009 (tăng thêm 98 nghìn ha).

♦ Trong quá trình xây dựng quy hoạch chưa tính hết được tốc độ phát triển và triển khai ứng dụng vào thực tế của những tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ về giống và kỹ thuật canh tác.

♦ Việc áp dụng quy trình khai thác tiến bộ, rút ngắn chu kỳ cây cao su từ 35 - 38 năm xuống còn 26 - 28 năm, đồng thời áp dụng các biện pháp kích thích để tăng khả năng ra mủ trong thời kỳ kinh doanh đã góp phần đưa năng suất cao su đạt cao nhất là diện tích thuộc Tổng công ty cao su.

♦ Do giá mủ cao su tăng cao, tiêu thụ thuận lợi nên các doanh nghiệp và người dân tích cực tập trung đầu tư vào phát triển và thâm canh cao su.

– Năng suất không ngừng tăng lên là do Tổng Công ty cao su, các doanh nghiệp sản xuất cao su đã thực hiện tốt các chính sách khoa học công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới đi đôi với việc triển khai đồng bộ qui trình kỹ thuật và cải tiến bộ giống phù hợp từng vùng sinh thái.

B¶ng 24. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn

2000 2010 TT

Vùng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 413.790 231.513 12,6 290.801 740.000 438.500 17,2 754.500 1 TDMN Bắc Bộ - - - - 18.000 - - - 2 DH Bắc Tr.Bộ 30.819 6.020 9,1 5.471 64.800 28.800 12,6 36.400 3 DH Nam Tr.Bộ 1.987 - - - 10.000 2.200 10,0 2.200 4 Tây Nguyên 96.457 44.578 12,3 54.700 180.900 93.300 14,1 131.800 5 Đông Nam Bộ 284.527 180.915 12,7 230.630 466.300 314.200 18,6 584.100

Nguồn: Tổng cục Thống kê

b. Cây cà phê – Diện tích trồng: thời kỳ 2000 – 2010 diện tích gieo trồng giảm nhẹ

0,24%/năm, năm đạt cao nhất là năm 2000 đạt 561,9 ngàn ha, năm 2005 giảm còn 497,4 ngàn ha, từ năm 2008 bắt đầu tăng trở lại đạt 531 ngàn ha, năm 2010 đạt 548 ngàn ha. Triển khai Quyết định 150/QĐ-TTg, yêu cầu

Page 29: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 20

giảm diện tích cà phê xuống còn 477 ngàn ha và giá cà phê thế giới giảm trong 6 năm liền (2000 – 2005) đã tác động kéo giảm diện tích cà phê từ 565,3 ngàn ha năm 2001 xuống còn 488,7 ngàn ha (2006), giảm tuyệt đối 76,6 ngàn ha, bình quân mỗi năm giảm 19,15 ngàn ha. Trong 4 năm 2007 – 2010 giá xuất khẩu cà phê tăng trở lại đã thu hút nông dân tăng diện tích cà phê lên 548 ngàn ha, tăng trên 58 ngàn ha so với 2006.

B¶ng 25. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng Đơn vị: DT:ha; NS: tạ/ha; SL: Tấn

2000 2010 TT

Vùng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 561.933 476.950 16,8 802.500 548.200 514.400 21,5 1.105.700 1 TDMN Bắc Bộ 7.055 2.292 4,3 992 6.700 3.900 17,4 6.800 2 DH Bắc Tr.Bộ 10.111 4.394 11,5 5.047 6.500 5.000 14,0 7.000

3 DH Nam Tr.Bộ 4.187 1.960 16,0 3.139 2.200 1.900 13,7 2.600

4 Tây Nguyên 354.469 299.554 17,0 508.151 491.500 467.300 22,0 1.027.000 5 Đông Nam Bộ 186.041 168.696 16,9 284.955 41.300 36.300 17,2 62.300

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Diện tích kinh doanh: tốc độ tăng 0,76%/năm thời kỳ 2000 – 2010, năm 2000 đạt 477 ngàn ha, năm 2010 đạt 514,4 ngàn ha, tăng 37,4 ngàn ha.

– Năng suất: tăng bình quân 2,5%/năm thời kỳ 2000 – 2010, năng suất cà phê Việt Nam cao nhất thế giới, nguyên nhân là: trồng cà phê vối mật độ gấp 1,5 – 2 lần quy trình; không trồng cây che bóng để cà phê đạt hệ số quang hợp cao, bón phân gấp 1,2 – 1,25 lần so với quy trình kỹ thuật; tưới nước vượt định mức kỹ thuật 600 – 700 m3/ha; rút ngắn thời gian kinh doanh từ trên 20 năm xuống 12 – 15 năm. Ngoài ra còn kể đến nguyên nhân khách quan là khi giá cà phê xuất khẩu tăng dẫn đến giá mua cà phê trong nước cao cũng khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng và tăng đầu tư thâm canh.

– Sản lượng: năm 2000 đạt 802,5 ngàn tấn, năm 2010 đạt 1.105,7 ngàn tấn, tăng bình quân 3,25%/năm. Việt Nam có sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazin. Thời kỳ 2000 – 2010, năm đạt sản lượng cao nhất là năm 2010 đạt 1.105,7 ngàn tấn.

c. Cây điều – Diện tích tăng nhanh qua các năm, nhất là giai đoạn 2000 - 2006 (từ 195,6

ngàn ha năm 2000 lên 401,8 ngàn ha năm 2006); thời kỳ 2007 - 2010 triển khai thực hiện Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT diện tích điều bắt đầu giảm (năm 2007 diện tích điều có 439,9 ngàn ha, diện tích cho sản phẩm là 302,8 ngàn ha, năm 2010 chỉ còn 372,6 ngàn ha và diện tích cho sản phẩm là 340,3 ngàn ha).

Page 30: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 21

– Năng suất bình quân năm 2000 là 4,6 tạ/ha và liên tục tăng qua các năm; năm 2005 đạt 10,7 tạ/ha (gấp 2 lần bình quân thế giới), nhưng sau đó lại giảm đến năm 2010 chỉ còn 8,5 tạ/ha. Năng suất giảm đồng thời với giá trị sản lượng và thu nhập từ điều trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp giảm vì vậy cây điều rất khó cạnh tranh với các cây trồng khác, đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến diện tích điều giảm.

B¶ng 26. Diện tích, năng suất, sản lượng điều theo vùng Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn

2000 2010 TT

Vùng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năngsuất

Sản lượng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 195.576 145.786 4,6 67.599 372.600 340.300 8,5 289.900 1 DH Bắc Tr.Bộ 100 2,5 100

2 DH Nam Tr.Bộ 17.981 7.818 3,9 3.083 28.000 24.600 6,3 15.400

3 Tây Nguyên 13.857 8.373 5,3 4.440 87.200 73.600 7,2 53.000 4 Đông Nam Bộ 161.236 127.653 4,6 58.994 254.800 240.300 9,1 219.100

5 ĐB sông C.Long 2.502 1.942 5,6 1.082 2.500 1.800 12,8 2.300

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Sản lượng: Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều lớn thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ. Năm 2000 sản lượng đạt 67,6 ngàn tấn, năm 2007 đạt 312,4 ngàn tấn (cao nhất trong thời kỳ 2000 - 2010), gấp 4,62 lần so với năm 2000. Năm 2010 sản lượng điều đạt 289,9 ngàn tấn, giảm 18,6 ngàn tấn so với năm 2008.

d. Cây hồ tiêu – Diện tích gieo trồng: tăng từ 27,9 ngàn ha năm 2000 lên 51,3 ngàn ha năm

2010 (tăng 6,27%/năm), trong đó diện tích tăng nhanh nhất là thời kỳ 2000 – 2003 (trong 4 năm diện tích tăng gấp 1,81 lần). Đã hình thành vùng sản xuất tập trung tại những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp. Hiện nay gần 90% diện tích, 95% sản lượng hồ tiêu toàn quốc tập trung tại 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, 90% diện tích và 94% sản lượng tập trung tại 8 tỉnh trọng điểm; trên 99% diện tích và sản lượng hồ tiêu thuộc kinh tế cá thể. Hiện cả nước có gần 180 ngàn hộ trồng tiêu, bình quân diện tích hồ tiêu/hộ là 0,27ha.

– Diện tích cho sản phẩm: năm 2000 là 14,9 ngàn ha, chiếm 53,4% diện tích gieo trồng, năm 2010 là 44,4 ngàn ha, chiếm 86,5% diện tích gieo trồng tiêu.

– Năng suất: không có biến động nhiều (năm 2000 đạt 26,3 tạ/ha, năm 2010 đạt 25 tạ/ha). Năng suất hồ tiêu thường phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, mức

Page 31: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 22

độ chăm sóc và tình hình sâu bệnh. Ở một vùng nhất định với mức độ đất đai, khí hậu và tình hình sâu bệnh ổn định thì mức độ đầu tư, chăm sóc cho hồ tiêu thường phụ thuộc vào giá cả hồ tiêu của thị trường, những năm sản phẩm hạt tiêu được giá thì người dân thường chú ý đến đầu tư, chăm sóc vườn cây nên năng suất, chất lượng hồ tiêu cũng thường cao, ngược lại những năm hồ tiêu mất giá thì năng suất thường thấp.

– Sản lượng: tăng nhanh từ 39,2 ngàn tấn năm 2000 lên 111,2 ngàn tấn năm 2010 (tốc độ tăng bình quân 10,98%/năm).

B¶ng 27. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn

2000 2010 TT

Vùng

Diện tíchtrồng

Diện tích cho

SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tíchtrồng

Diện tích cho

SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 27.868 14.918 26,3 39.218 51.300 44.400 25,0 111.200 1 DH Bắc Trung Bộ 2.238 1.381 9,9 1.363 3.400 2.900 9,7 2.800 2 DH Nam Tr.Bộ 596 329 21,0 691 1.300 1.100 12,7 1.400 3 Tây Nguyên 8.096 3.670 27,1 9.942 18.600 15.800 30,3 47.900 4 Đông Nam Bộ 16.148 8.981 28,8 25.900 27.400 24.100 24,1 58.000 5 ĐB s.Cửu Long 790 557 23,7 1.322 600 500 22,0 1.100

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Sản lượng xuất khẩu: tăng liên tục từ 36,4 ngàn tấn năm 2000 lên 116,8 ngàn tấn năm 2010, giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 421,4 triệu USD. Từ năm 2000 - 2010 sản lượng xuất khẩu tăng 3,76 lần. Cây hồ tiêu là một trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ lực của nước ta và là cây có bình quân giá trị xuất khẩu/ha cao nhất (năm 2008 đạt 5.852 USD/ha). Hiện nay Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu (chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới).

– Chất lượng hồ tiêu Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thị trường quốc tế về hương vị (độ cay nồng, hương thơm), hàm lượng tinh dầu ổn định. Sản phẩm có dung trọng trên 550 g/l chiếm 70 – 80% sản lượng thu hoạch. Sản phẩm tiêu chất lượng cao (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được các thị trường khó tính chấp nhận) đạt 30% sản lượng xuất khẩu.

– Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, chiếm khoảng 10% diện tích, 30% sản lượng thu hoạch và 50% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới. Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã từng bước nắm bắt và chi phối được giá cả cũng như nguồn cung trên thị trường thế giới.

Page 32: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 23

– Cơ cấu giống: chủ yếu các giống tiêu địa phương như tiêu sẻ, tiêu trâu, tiêu Quảng Trị, tiêu Di Linh, tiêu Bà Rịa, tiêu Phú Quốc... các giống này cho năng suất thấp, phẩm cấp hạt không cao. Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thì việc đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao vào sản xuất là rất cần thiết như tiêu sọ trắng của Inđônêxia, tiêu Ấn Độ, tiêu Lada Belargtoerg, tiêu Nam Vang, các giống thuần của Việt Nam như tiêu Phú Quốc, tiêu Cùa...

e. Cây chè – Diện tích: năm 2000 cả nước có 89,5 ngàn ha, năm 2010 là 129,4 ngàn ha,

diện tích cho sản phẩm 113,2 ngàn ha (tăng 3,7%/năm 2000 - 2010). Trong suốt quá trình phát triển của ngành chè đã hình thành các vùng chè tập trung, đó là: vùng Trung du miền núi phía Bắc (70,6% diện tích chè cả nước), vùng DHBTB (7,03%), TN (19,32%). Diện tích chè các năm gần đây tăng chậm dần đúng với định hướng phát triển của toàn ngành.

B¶ng 28. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn

2000 2010 TT

Vùng Diện tích

trồng Diện tíchcho SP

Năng suất Sản lượng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 89.509 72.949 47,2 344.276 129.400 113.200 72,8 823.700 1 TDMNBB 54.836 43.474 46,4 201.767 91.400 78.800 68,3 538.400 2 ĐBSH 4.100 3.221 38,4 12.355 3.300 3.200 66,3 21.200 3 DHBTB 6.664 4.793 40,0 19.187 9.100 6.700 81,3 54.500 4 DHNTB 1.884 1.229 22,0 2.704 600 500 22,0 1.100 5 T.Nguyên 21.982 20.189 53,6 108.200 25.000 24.000 86,9 208.500 6 Đông N.Bộ 43 43 14,7 63

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Năng suất: tăng liên tục trong những năm qua, và đạt bình quân 65,7 tạ búp tươi/ha năm 2007, năm 2010 đạt 72,8 tạ/ha. Tốc độ tăng năng suất đạt 4,97%/năm. Năng suất, sản lượng tăng liên tục là do giá chè và đặc biệt là thị trường tiêu thụ những năm vừa qua tương đối ổn định, đã kích thích người làm chè đầu tư thâm canh tăng năng suất.

– Sản lượng: năm 2010 đạt 823,7 ngàn tấn (tăng 10,1%/năm giai đoạn 2000 - 2010), riêng giai đoạn 2000 - 2005, tăng 12,6%/năm.

– Giống chè: đa dạng với 173 loại giống cho chất lượng và năng suất cao với hương vị đặc biệt được các thị trường thế giới ưa chuộng như: Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14 và 11 giống chè nhập nội như: PT95, Bát tiên, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, ÔLong thanh tâm, Tứ quý xuân, Hùng đỉnh bạch, đã

Page 33: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 24

được trồng ở diện rộng (35% diện tích) để thay thế dần các giống chè trung du có năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao.

♦ Chè Shan chiếm 24% tổng diện tích, gồm có Shan công nghiệp, Shan vùng cao, Shan đầu dòng.

♦ Chè lai chiếm 20% tổng diện tích, gồm có LDP1, LDP2. ♦ Các giống mới: LDP1, LDP2, Shan công nghiệp, Shan đầu dòng, các giống

chè Ôlong là: Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên chiếm 4%. ♦ Từ năm 2005 đã có 4 giống được Nhà nước công nhận chính thức là: LDP2,

Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên. 4 giống được công nhận tạm thời là: Shan Chất tiền, Shan tam vè, PH8, PH9.

♦ Các tỉnh đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu giống là: Nghệ An (98%), Phú Thọ (60%), Quảng Ninh (51%), Thái Nguyên, Lâm Đồng (18,8%), đã tạo được một bước chuyển biến lớn về chất lượng nguyên liệu và kết cấu đa dạng hóa mặt hàng cho sản xuất chè Việt Nam hiện nay.

B¶ng 29. Cơ cấu giống chè năm 2010

Diện tích TT Giống chè

Năm khảo

nghiệm Công nhận Ha

% Địa phương Nhân giống Sản phẩm

Tổng số 129.400 I Trung du 57.324 44,30 Các tỉnh Đen, xanhII Shan c.nghiệp 16.822 13,00 Hà Giang, Sơn La Đen, xanhIII Shan vùng cao 6.858 5,30 Hà Giang, L.Châu Xanh IV Giống mới 46.558 35,98 1 PH1 1986 8.000 Phú Thọ, Nghệ An Đen 2 1A 1986 20 Phú Thọ, Yên Bái Xanh 3 TH3 1989 20 Phú Thọ, Yên Bái Xanh 4 TRI777 1997 500 Các tỉnh Xanh 5 LDP1 2002 15.000 Các tỉnh Xanh, đen6 LDP2 1994 11.000 Các tỉnh phía Bắc Xanh, đen7 Kim Tuyên 1.645 Lâm Đồng, L.Sơn Ôlong 8 Bát Tiên 800 Yên Bái, T.Quang Ôlong 9 Thúy Ngọc 500 Lâm Đồng, Lạng

Sơn Ôlong, xanh, đen

10 Phú Vân Tiên 15 Phú Thọ Ôlong 11 Keo Am tích 10 Các tỉnh khác Ôlong 12 PT95 10 Khảo nghiệm Ôlong 13 Hùng Đỉnh

Bạch 10 Khảo nghiệm Ôlong

14 Shan đầu dòng 8.000 Khảo nghiệm Xanh, đenNguồn: Tổng Công ty Chè Việt Nam

Page 34: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 25

f. Cây dừa B¶ng 30. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa theo vùng

Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn 2000 2010 TT

Vùng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất Sản lượng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 163.182 141.915 68,2 967.716 140.200 123.000 95,9 1.179.500

1 TDMNBB 37 31 102,6 318 100 400 2 ĐBSH 416 401 62,7 2.514 200 200 335,0 6.700 3 DHBTB 2.831 2.641 172,8 45.645 1.700 1.400 178,6 25.000 4 DHNTB 26.619 17.088 88,2 150.754 16.300 15.800 93,3 147.400 5 T.Nguyên 488 405 100,4 4.065 400 400 92,5 3.700 6 Đ.Nam Bộ 6.881 5.777 134,9 77.924 3.700 3.300 180,9 59.700 7 ĐBSCL 125.947 115.603 59,4 686.814 117.800 101.900 91,9 936.600

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Diện tích giảm từ 163 ngàn ha năm 2000 còn 140,2 ngàn ha năm 2010, do năng suất bình quân tăng nên sản lượng tăng từ 967 ngàn tấn lên 1.179,5 ngàn tấn năm 2010, dừa tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL, DHNTB và ĐNBS. Sản phẩm dừa dùng cho công nghiệp chế ép dầu, sản xuất kẹo dừa, xơ dừa, gỗ dừa và các sản phẩm xuất khẩu khác. Nguyên nhân diện tích giảm là do thị trường xuất khẩu dầu dừa và các sản phẩm từ dừa không ổn định, các nhà máy chế biến dầu ăn trong nước sử dụng rất ít dầu dừa.

g. Cây ăn quả – Do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được lợi thế về khí hậu, đất đai

và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước nên diện tích tăng khá nhanh, từ 540,7 ngàn ha năm 2000 tăng lên 776,3 ngàn ha năm 2010 (tăng thêm 235,6 ngàn ha), tốc độ tăng 2000 - 2005 là 7,25%/năm, 2000 - 2010 là 3,68%/năm. Vùng ĐBSCL có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước, tỷ suất hàng hoá cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường; tiếp đến vùng TDMNBB; Tây Nguyên.

– Sản lượng quả năm 2010 có 8.500 ngàn tấn, trong đó nhiều nhất là chuối 1660,8 ngàn tấn, nhãn 590,6 ngàn tấn, vải, chôm chôm là 536,5 ngàn tấn, xoài 574 ngàn tấn, bòng bưởi 394,1 ngàn tấn. Bình quân sản lượng quả đầu người đạt 97,7 kg/người/năm. Tỷ suất hàng hoá quả các loại dành xuất khẩu hàng năm vào khoảng trên dưới 10% sản lượng.

– Hiện nay sản xuất cây ăn quả cả nước đang chuyển đổi theo hướng tăng diện tích và chuyển đổi cơ cấu chủng loại giống theo hướng tập trung phát triển cây ăn quả đặc sản có khả năng xuất khẩu như thanh long, cam sành, xoài cát Hoà Lộc, bưởi Nam roi, sầu riêng Ri6, nhãn xuồng Cơm vàng, vải, măng cụt, dứa. Một số cây ăn quả phục vụ xuất khẩu do có lợi thế về thị trường

Page 35: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 26

tiêu thụ nên sản lượng tăng nhanh như chuối, xoài, vải, chôm chôm, bòng bưởi, chuối tuy là cây trồng quan trọng chiếm 15% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá qui mô lớn.

B¶ng 31. Hiện trạng sản xuất các loại cây ăn quả cả nước qua các năm Đơn vị: 1000ha, 1000 tấn, %

Hạng mục 2000 2005 2008 2009 2010 TĐ tăng (2005-2010)

DT CAQ các loại 540,7 767,4 775,3 760,0 776,3 0,231. Cam quýt: DT 69,2 85,4 86,7 73,4 75,6 -2,41 - DT thu hoạch 48,3 59,1 67,1 58,2 61,5 0,80 - Sản lượng 449,9 601,3 660,0 615,2 729,4 3,942. Dứa: DT 35,2 47,2 40,4 39,0 39,9 -3,30 - DT thu hoạch 30,2 36,2 35,4 33,5 33,8 -1,36 - Sản lượng 289,7 470,0 515,4 490,1 502,7 1,353. Chuối: DT 98,0 104,7 111,4 113,9 119,5 2,68 - DT thu hoạch 90,3 93,9 99,4 99,4 105,5 2,36 - Sản lượng 1.292,6 1.344,2 1.562,1 1.625,9 1660,8 4,324. Xoài: DT 44,5 80,1 85,5 87,8 87,5 1,78 - DT thu hoạch 28,9 51,6 64,3 66,9 71,1 6,62 - Sản lượng 182,6 367,8 509,2 537,6 574,0 9,315. Nhãn: DT 114,9 98,4 93,3 89,5 -4,87 - DT thu hoạch 90,0 86,5 84,9 82,3 -1,77 - Sản lượng 612,5 612,2 608,5 590,6 -0,736. Vải, chôm chôm: DT 115,7 109,9 105,8 102,4 -2,41 - DT thu hoạch 89,0 100,6 97,5 95,9 1,50 - Sản lượng 398,6 659,8 569,6 536,5 6,127. Bòng bưởi: DT 31,0 44,3 45,2 46,4 8,40 - DT thu hoạch 20,8 30,4 33,9 36,1 11,66 - Sản lượng 241,5 344,7 389,7 394,1 10,298. Nho: DT 1,9 1,3 1,2 1,3 -7,31 - DT thu hoạch 1,8 1,2 1,1 1,2 -7,79 - Sản lượng 28,6 24,0 24,6 26,0 -1,89Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Cùng với nhu cầu tiêu thụ quả trong nước tăng cao, phong trào trồng cây ăn quả theo mô hình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp phát triển mạnh ở nhiều địa phương, sự phát triển các mô hình có vai trò tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do thiếu định hướng quy hoạch, công nghệ sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường không ổn định nên sản phẩm nhiều khi không tiêu thụ được, hoặc giá rất rẻ, gây thiệt hại cho người sản xuất. Mặt khác nhiều loại cây ăn quả năng suất thấp và không ổn định. Điều này phản

Page 36: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 27

ánh 2 mặt: chất lượng giống chưa tốt và trình độ thâm canh hạn chế, chưa có sự đầu tư nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật một cách thoả đáng.

2.2.2. Chăn nuôi – Chăn nuôi phát triển cả về số lượng đầu con và chất lượng sản phẩm: năm

2000 đạt sản lượng 1,85 triệu tấn thịt các loại, 3.827 triệu quả trứng, sữa tươi các loại 51,5 nghìn tấn, sản lượng mật ong gần 6 nghìn tấn. Năm 2010 sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,2 triệu tấn, tăng 1,94 triệu tấn so với năm 2000, trứng 6,36 tỷ quả, tăng 2,54 tỷ quả so với năm 2000, sữa tươi 306,6 nghìn tấn, tăng 5,4 lần so với năm 2000.

– Sản phẩm chăn nuôi hiện nay chủ yếu vẫn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước: thịt các loại chiếm tới 98%, trứng 100%, sữa tươi còn phải nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa hàng năm vào khoảng 350 - 400 triệu USD…

B¶ng 32. Hiện trạng đàn vật nuôi cả nước qua các năm Đơn vị: 1000con, 1000 tấn, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2009 2010 TĐ tăng1. Đàn trâu 2.897,2 2.922,2 2.996,4 2.897,7 2.886,6 2.913,0 0,05 - SL thịt hơi XC 48,4 59,8 67,5 71,5 74,9 84,2 5,692. Đàn bò 4.127,9 5.540,7 6.724,7 6.337,7 6.103,3 5.916,2 3,66 - Bò cày kéo 1.620,4 1.722,2 1.213,5 1.024,3 1.010,0 - Bò lai Sind 1.990,2 2.204,0 - Bò sữa 35,0 104,1 98,6 107,9 115,5 128,6 13,90 - SL thịt hơi XC 93,8 142,1 206,1 227,2 257,7 278,9 11,51 - SL sữa 197,7 234,4 262,1 278,2 306,6 3. Đàn lợn 20.193,8 27.435,0 26.560,7 26.701,6 27.627,7 27.373,2 3,09 - Lợn nái 2.788,2 3.882,3 3.801,5 3.950,2 4.169,4 4.158,8 4,08 - Lợn thịt 17.405,6 23.421,8 22.635,8 22.286,1 23.328,6 23.214,3 2,92 - SL thịt hơi XC 1.418,1 2.288,3 2.552,8 2.771,0 2.908,5 3.036,3 7,914. Đàn GC (tr.c) 196,1 219,9 226,0 247,3 280,2 300,5 4,36 - Đàn gà 159,4 159,9 157,9 176,0 199,9 218,2 3,19 - SL thịt hơi 292,9 321,9 358,8 417,0 518,2 621,0 7,80 - SL trứng (tr.q) 3.823,2 3.948,5 4.604,6 4.937,5 6.173,0 6.367,1 5,23

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.2.1. Chăn nuôi trâu – Đàn trâu năm 2010 có 2.913,4 ngàn con, tăng 26,8 ngàn con so với năm

2009, đàn trâu giảm dần qua các năm. Cơ giới hoá nông nghiệp ngày một phát triển, trong khi chăn nuôi trâu vẫn chủ yếu với mục đích dùng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp và một phần cho vận tải vật tư hàng hoá ở

Page 37: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 28

khu vực nông thôn. Chưa có ý thức rõ rệt về mục đích sản xuất hàng hoá vì vậy đàn trâu đang có xu hướng giảm dần do nhu cầu sức kéo giảm đi.

– Sản lượng thịt trâu hơi tăng từ 48,4 ngàn tấn năm 2000 lên 84,2 ngàn tấn năm 2010 (tăng 5,69%/năm) do nhu cầu dùng thịt trâu ngày càng tăng. Tốc độ tăng sản lượng thịt trâu 3 năm (2007 - 2009) đạt 76,3%, mặc dù vậy tỷ lệ thịt trâu vẫn đạt mức thấp 2,3% so với sản lượng thịt gia súc xuất chuồng, sản phẩm thịt trâu vẫn là thực phẩm cao cấp đối với người dân ở nông thôn nên mức tiêu thụ còn hạn chế.

– Chăn nuôi trâu còn nhiều hạn chế, mang tính quảng canh, tận dụng, chưa có hệ thống sản xuất, quản lý giống trâu, chưa có chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi trâu, các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công nghệ tiên tiến chưa được ứng dụng trong sản xuất.

B¶ng 33. Chăn nuôi trâu cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con; %

TT Vùng 2000 2005 2010 TĐT Toàn Quốc 2.897,2 2.922,2 2.913,4 0,06

1 Trung du MN Bắc Bộ 1.497,6 1.679,5 1.718,0 1,382 Đồng bằng sông Hồng 342,5 145,9 105,0 -11,163 DH Bắc Trung Bộ 679,0 743,3 710,9 0,464 DH Nam Trung Bộ 127,8 139,5 165,4 2,615 Tây Nguyên 68,4 71,9 94,2 3,256 Đông Nam Bộ 118,2 103,3 75,6 -4,377 Đồng bằng sông Cửu Long 63,7 38,8 44,4 -3,55

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.2.2. Chăn nuôi bò thịt B¶ng 34. Chăn nuôi bò cả nước phân theo vùng

Đơn vị: 1000 con, %

TT Vùng 2000 2005 2010 TĐT Toàn Quốc 4.127,9 5.540,7 5.916,2 3,66

1 Trung du MN Bắc Bộ 665,7 899,8 1.066,6 4,832 Đồng bằng sông Hồng 488,3 685,8 631,8 2,613 DH Bắc Trung Bộ 890,6 1.110,9 1.019,0 1,364 DH Nam Trung Bộ 937,2 1.007,3 1.035,1 1,005 Tây Nguyên 524,9 616,9 694,9 2,856 Đông Nam Bộ 424,0 682,1 777,6 6,257 Đồng bằng sông Cửu Long 197,2 537,9 691,1 13,36

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 38: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 29

– Đàn bò cả nước có tốc độ tăng trưởng về đầu con cao nhất trong các đàn vật nuôi, năm 2000 đàn bò cả nước có 4.127,9 ngàn con, năm 2010 đạt 5.916,2 ngàn con (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000 - 2010 là 3,66%/năm), trong đó tăng nhanh nhất là thời kỳ 2000 - 2005 đạt 6,06%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 đạt 1,32%/năm.

– Cơ cấu đàn bò có sự dịch chuyển theo hướng giảm mạnh đàn bò cày kéo, tăng đàn bò lấy thịt và bò sữa, đàn bò lai sind tăng nhanh do chương trình sind hoá đàn bò, năm 2010 tỷ lệ bò lai sind đạt 37,2%.

– Sản phẩm thịt bò vẫn là nguồn thực phẩm cao cấp đối với đại đa số người dân ở nông thôn nên sản lượng thịt bò hàng năm vẫn ở mức thấp. Sản lượng thịt hơi năm 2010 đạt 278,9 ngàn tấn, tăng 2,97 lần so với năm 2000 nhưng cũng chỉ chiếm 8% trong tổng sản lượng sản phẩm thịt gia súc của cả nước. Sản lượng thịt hơi tăng bình quân thời kỳ 2000 - 2010 đạt 11,5%/năm, sản lượng thịt hơi tăng nhanh là do chương trình sind hoá đàn bò, tỷ lệ bò lai sind tăng nhanh, vì vậy trọng lượng bình quân xuất chuồng tăng nhanh.

– Chăn nuôi bò thịt còn một số khó khăn sau: thiếu giống bò tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chăn nuôi bò thịt thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán, quảng canh tận dụng, dựa vào chăn thả tự nhiên là chủ yếu, năng suất sinh sản, tăng trọng, chất lượng thịt thấp, thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh, quy trình kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

2.2.2.3. Chăn nuôi bò sữa – Thời kỳ 2000 – 2010 đàn bò sữa có tốc độ tăng đàn cao 13,9%/năm, trong

đó giai đoạn 2000 – 2006 tốc độ tăng cao nhất 21,6%/năm. Năm 2000 cả nước có 35 ngàn con, năm 2010 đạt 128,6 ngàn con. Những địa phương có số lượng bò sữa lớn là TP. Hồ Chí Minh, Long An, Hà Nội, Bình Dương, Tuyên Quang, Sơn La, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Bình Định.

– Năng suất, sản lượng sữa: thời kỳ 2000 – 2010 sản lượng sữa của đàn bò lai HF tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ lên 3,9 tấn/chu kỳ, sản lượng sữa tăng từ 197,7 ngàn tấn năm 2005 lên 306,6 ngàn tấn năm 2010, sản lượng sữa đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năng suất sữa của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

– Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán và thủ công là chủ yếu, trên 95% số bò sữa nuôi phân tán trong các nông hộ, bình quân 3 – 5 con/hộ đối với miền Bắc và 5 – 7 con/hộ đối với miền Nam.

– Chăn nuôi bò sữa những năm gần đây có xu hướng phát triển vì giống bò được cải thiện đáng kể, giá giống bò sữa giảm, giá sữa tăng dần có lợi hơn cho người chăn nuôi, triển vọng chăn nuôi bò sữa sẽ phát triển bền vững hơn.

Page 39: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 30

2.2.2.4. Chăn nuôi lợn – Thời kỳ 2000 - 2010 đàn lợn trong cả nước luôn có sự tăng trưởng về số

lượng đầu con và sản lượng thịt hơi xuất chuồng, tổng đàn tăng từ 20,19 triệu con năm 2000 lên 27,37 triệu con năm 2010, tốc độ tăng bình quân đạt 3,1%/năm. Vùng chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

– Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn cả nước có sự phân hoá rõ rệt tuỳ thuộc vào từng vùng, từng địa phương cụ thể. Sự phân bố đàn lợn ở các địa phương không chỉ thể hiện ở tổng đàn mà còn thể hiện ở chỉ tiêu bình quân đầu lợn trên 1 nhân khẩu nông thôn hay 1ha đất nông nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy những tỉnh có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp lại là những tỉnh có số lượng lợn tổng số và bình quân cao và ngược lại.

– Cơ cấu đàn lợn: đã thay đổi từng bước theo hướng tăng dần tỷ lệ lợn ngoại, giảm dần tỷ lệ lợn nội. Năm 2005 lợn ngoại chỉ chiếm 13,6%, năm 2010 tăng lên 16,7%. Đàn lợn nái tăng từ 2,78 triệu con năm 2000 lên 4,16 triệu con năm 2010, tốc độ tăng 4,08%/năm. Cơ cấu đàn lợn nái từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng nhanh lợn nái ngoại và giảm dần lợn nái nội. Năm 2005 số nái ngoại chiếm 10% tổng đàn nái, năm 2010 tăng lên 14%.

B¶ng 35. Chăn nuôi lợn cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TT Vùng 2000 2005 2010 TĐT Toàn Quốc 20.193,8 27.435,0 27.373,2 3,09

1 Trung du MN Bắc Bộ 4.377,3 5.821,3 6.956,8 4,742 Đồng bằng sông Hồng 5.398,5 7.420,6 6.946,5 2,553 DH Bắc Trung Bộ 2.944,0 3.913,1 3.287,5 1,114 DH Nam Trung Bộ 1.725,0 2.242,9 1.938,1 1,175 Tây Nguyên 1.122,8 1.590,5 1.633,1 3,826 Đông Nam Bộ 1.649,6 2.618,0 2.812,4 5,487 Đồng bằng sông Cửu Long 2.976,6 3.828,6 3.798,8 2,47

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Trong những năm qua chăn nuôi lợn đã có những tiến bộ đáng kể nhờ có sự tiến bộ đáng kể về giống, về thức ăn, hệ số quay vòng và trọng lượng xuất chuồng bình quân tăng lên. Sản lượng thịt hơi tăng nhanh, năm 2000 đạt 1.418 ngàn tấn, năm 2010 tăng lên 3.036 ngàn tấn, tăng 7,91%/năm thời kỳ 2000 - 2010. Tỷ lệ thịt lợn luôn chiếm từ 76 – 77% tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước.

Page 40: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 31

2.2.2.5. Chăn nuôi gia cầm – Chăn nuôi gia cầm là ngành chăn nuôi quan trọng thứ 2 sau chăn nuôi lợn.

Hàng năm đã cung cấp từ 300 - 370 ngàn tấn thịt và 4 - 4,7 tỷ quả trứng, mặc dù luôn bị đe doạ bởi dịch bệnh nhưng chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2000 - 2010 vẫn tăng trưởng cả về số lượng đầu con và sản lượng thịt trứng.

– Số lượng con gia cầm năm 2000 đạt 196,1 triệu con, năm 2010 đạt 300,49 triệu con, tăng 4,36%/năm. Trong đó đàn gà chiếm trên 70% đàn gia cầm, chăn nuôi gà những năm qua gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, do giá thức ăn tăng cao, do chính sách thuế nhập khẩu thịt tác động tới thị trường nên trong giai đoạn 2000 - 2010 tăng trưởng đàn bình quân chỉ đạt 3,19%/năm.

– Tăng trưởng về số lượng gà giai đoạn trước dịch cúm 2001 - 2003 là 7,67%/năm, do dịch cúm năm 2003, năm 2004, số lượng gà giảm trung bình 2%/năm, từ 2006 - 2008 số lượng gà phát triển nhanh trở lại, trung bình mỗi năm khoảng 7,62%, gần bằng 2 năm trước khi có dịch cúm xảy ra.

– Số lượng vịt, ngan ngỗng năm 2010 đạt 82,29 triệu con, đạt tốc độ tăng 2000 - 2010 là 9%/năm. Chăn nuôi thuỷ cầm cũng phát triển mạnh trước khi có dịch cúm, từ 2004 trở lại đây chăn nuôi thuỷ cầm tăng 5,6%/năm.

– Sản lượng thịt hơi gia cầm năm 2010 đạt 621,1 ngàn tấn, gấp 2,1 lần so với năm 2000, tăng bình quân 7,28%/năm thời kỳ 2000 - 2010. Sản lượng trứng năm 2010 đạt 6,36 tỷ quả, gấp 1,66 lần so với năm 2000, tăng 5,23%/năm.

B¶ng 36. Chăn nuôi gia cầm cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TT Vùng 2000 2005 2010 TĐT Toàn Quốc 196.188 219.911 300.497,5 4,36

1 Trung du MN Bắc Bộ 36.679 49.940 69.365,4 6,582 Đồng bằng Sông Hồng 52.577 62.360 74.172,0 3,503 DH Bắc Trung Bộ 22.504 37.560 42.715,2 6,624 DH Nam Trung Bộ 13.682 13.849 17.614,3 2,565 Tây Nguyên 6.102 8.729 11.590,5 6,636 Đông Nam Bộ 20.633 16.126 24.337,6 1,677 Đồng bằng sông Cửu Long 44.011 31.347 60.702,5 3,27

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.2.6. Chăn nuôi dê, cừu – Đàn dê: biến động khá lớn, năm 2010 có 1.210 ngàn con dê, sản lượng thịt

hơi sản xuất năm 2010 vào khoảng 54,2 ngàn tấn. Dê là vật nuôi dễ nuôi, ít bệnh tật, tốc độ sinh sản nhanh, sinh lợi cao, thịt dê được người tiêu dùng ưa chuộng và thích hợp với các tiểu vùng sinh thái của một số địa phương...

Page 41: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 32

– Đàn cừu năm 2010 có 78,3 ngàn con tập trung ở Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai.

– Công tác giống: trong sản xuất hiện nay dê cỏ là chủ yếu chiếm 49%, dê lai các loại chiếm 36%, còn lại là các giống dê khác. Cừu đã nhập nội 2 giống của úc là Dopper và White Sufolk bước đầu nuôi thích nghi cho kết quả tốt.

– Phương thức chăn nuôi: chăn thả quảng canh, tận dụng là chính, xu thế chăn nuôi bán chăn thả, chăn nuôi trang trại đã được hình thành và phát triển ở một số tỉnh. Những năm qua đàn dê phát triển nhanh, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi nhốt cung cấp thức ăn chăn nuôi tại chuồng cho kết quả tốt.

2.2.2.7. Chăn nuôi ong, tằm, rắn – Đàn ong: nghề nuôi ong được duy trì ở những địa phương có nhiều rừng và

cây lâu năm, cây ăn quả như bạch đàn, nhãn, vải. Năm 2010 cả nước có 807,5 ngàn tổ, tăng 199 ngàn tổ so với năm 2009, sản lượng mật 11,94 ngàn tấn. Hình thức nuôi chủ yếu tại hộ gia đình, quy mô từ 5 – 30 đàn, sử dụng giống nội. Nuôi ong vốn đầu tư ít, tận dụng mật hoa từ cây trồng đã tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên người nuôi ong phải là người có kinh nghiệm và có kiến thức về nuôi dưỡng đàn ong. Hoạt động kiếm mật của ong giúp cho quá trình thụ phấn của cây trồng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên do đặc điểm phân bố và tính thời vụ của cây trồng nên việc nuôi ong thực hiện theo quy mô hộ là phù hợp và có hiệu quả.

B¶ng 37. Hiện trạng chăn nuôi các con nuôi đặc sản Đơn vị: con

Hạng mục 2008 2009 2010 Ngựa 211.153 102.219 93.125Hươu, nai 38.041 42.660 46.382Dê 1.401.000 1.368.000 1.210.000Cừu 83.877 7.538 7.830Thỏ 530.004 640.713 536.274Trăn 75.133 201.993 198.889Rắn 319.319 808.592 Đà điểu 15.662 21.479 17.227Ong (tổ) 584.771 608.266 807.562

Nguồn: Tổng cục Thống kê

– Năm 2010 cả nước đạt 7,1 ngàn tấn kén tằm, tốc độ tăng trưởng của tằm thấp, chất lượng chưa được cải thiện. Khó khăn lớn nhất của chăn nuôi tằm hiện nay là thiếu những giống tằm thế hệ mới có năng suất, chất lượng phục vụ cho sản xuất và chế biến tơ công nghiệp; việc nhập giống tằm hiện nay chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch không quản lý và chủ động được chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi tằm chưa cao và thiếu ổn định.

Page 42: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 33

– Rắn: là một trong những vật nuôi nằm trong nhóm con đặc sản của một số tỉnh trong cả nước, ngoài chức năng như là một vị thuốc tự nhiên, rắn còn là món đặc sản được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì ngon, lạ miệng mà còn là bài thuốc chữa nhiều bệnh có lợi rất nhiều cho sức khoẻ con người. Hiện nay cả nước có khoảng 808,6 ngàn con, tăng hơn gấp đôi so với năm 2008. Giá thịt rắn cao do đặc thù chăn nuôi rắn không giống như chăn nuôi vật nuôi khác, thức ăn cho rắn khan hiếm, vì vậy nuôi rắn khó phát triển.

2.3. Lâm nghiệp

2.3.1. Hiện trạng diện tích và trữ lượng rừng

2.3.1.1. Diện tích các loại rừng – Theo tài liệu tổng cục Thống kê, diện tích rừng hiện có năm 2000 đạt

10.915,6 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên 9.444,2 ngàn ha, rừng trồng 1.471,4 ngàn ha, năm 2009 diện tích rừng 13.258,7 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên 10.338,9 ngàn ha, rừng trồng 2.919,8 ngàn ha. Diện tích rừng tăng 1,94%/năm thời kỳ 2000 – 2009. Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 40% năm 2010.

– Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL ngày 04/5/2009, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, diện tích rừng toàn quốc là 13,118 triệu ha, (độ che phủ rừng 38,7%) trong đó 10,348 triệu ha rừng tự nhiên và 2,77 triệu ha rừng trồng. B¶ng 38. Diện tích rừng theo chức năng tính đến ngày 31/12/2008

Đơn vị tính: ha Rừng phân theo chức năng

Hạng mục Tổng số Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

Rừng ngoài diện tích

QH cho LNI. Đất có rừng 13.118.773 2.061.675 4.739.236 6.199.294 118.568 A. Rừng tự nhiên 10.348.591 1.984.587 4.168.117 4.170.374 25.514 1. Rừng gỗ 8.221.164 1.542.447 3.297.495 3.365.631 15.591 2. Rừng tre nứa 641.331 60.692 184.125 392.788 3.726 3. Rừng hỗn giao 687.080 127.585 233.041 323.910 2.544 4. Rừng ngập mặn 59.760 13.876 41.368 4.480 36 5. Rừng núi đá 739.255 239.987 412.088 83.564 3.617 B. Rừng trồng 2.770.182 77.088 571.120 2.028.920 93.054 1. RT có trữ lượng 1.305.172 46.520 323.568 918.764 16.320 2. RT chưa có tr.lượng 1.155.132 25.787 209.938 879.348 40.059 3. Tre luồng 89.847 200 6.184 83.314 149 4. Cây đặc sản 207.122 3.472 24.254 146.790 32.607 5. Rừng ng.mặn, phèn 12.909 1.109 7.177 704 3.920

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Điều tra quy hoạch rừng

Page 43: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 34

– Trong 10.338.900ha rừng tự nhiên hiện có, rừng sản xuất là 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645ha chiếm 21%, còn lại là rừng nghèo và rừng non 2.453.002 ha (chiếm 79%) và phần lớn là rừng tự nhiên tái sinh, phục hồi sau khai thác kiệt hoặc là sau canh tác nương rẫy).

– Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân bố như sau: Rừng đặc dụng 2,062 triệu ha, chiếm 15,71%, rừng phòng hộ 4,739 triệu ha chiếm 36,13%, rừng sản xuất 6,199 triệu ha chiếm 47,26%. Số diện tích rừng ngoài diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp: 0,118 triệu ha (bao gồm rừng công viên, rừng thuộc các khu bảo vệ môi trường công nghiệp, khu đô thị) 0,9%. B¶ng 39. Hiện trạng rừng tính đến 31/12/2009 phân theo vùng

Đơn vị: 1000ha Chia ra

TT Vùng Tổng DT có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng

Tỷ lệ che phủ

(%) Toàn Quốc 13.258,7 10.338,9 2.919,8 39,4

1 TDMNBB 4.935,3 3.715,0 1.220,2 2 ĐBSH 127,1 58,4 68,7 3 DHBTB 2.764,8 2.110,1 654,7 4 DHNTB 1.395,4 1.015,3 380,2 5 T.Nguyên 2.925,2 2.715,7 209,5 6 Đông N.Bộ 834,6 663,9 170,6 7 ĐBSCL 276,3 60,5 215,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.3.1.2. Trữ lượng rừng Theo kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001 - 2005 cho thấy: tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên 93,4%, gỗ rừng trồng 6,6%.

B¶ng 40. Trữ lượng rừng gỗ trên các vùng sinh thái Đơn vị: gỗ 1000m3

Hạng mục

Toàn quốc

TDMNBBĐBSH DHBTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL

Tổng cộng 811.678 108.807 4.763 192.321 145.714 288.559 66.005 5.509Rừng TN 758.134 91.652 3.152 183.274 130.436 285.663 63.186 770Tỷ lệ % 93,4 - 66,2 95,3 89,5 99,0 95,7 14,0Rừng trồng 53.545 17.154 1.611 9.048 15.278 2.896 2.819 4.739Tỷ lệ % 6,6 - 33,8 4,7 10,5 1,0 4,3 86,0

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Điều tra quy hoạch Rừng

Page 44: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 35

2.3.2. Diễn biến diện tích, trữ lượng rừng – Từ 1990 trở lại đây, diện tích rừng cả nước tăng liên tục nhờ trồng rừng và

phục hồi rừng tự nhiên (trừ vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ diện tích rừng vẫn giảm). Diện tích rừng trồng tập trung mỗi năm đạt khoảng trên dưới 200 ngàn ha, năm 2009 đạt 212 ngàn ha.

– Từ năm 1993 nhà nước tiến hành giảm chỉ tiêu khai thác từ rừng tự nhiên, năm 1998 triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước và tiến hành giao đất giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng đến cộng đồng và hộ gia đình. Từ thời điểm đó đến nay đã làm cho diện tích rừng tăng dần. Giai đoạn tăng mạnh nhất là từ 1995-2000, bình quân mỗi năm tăng 400.000 ha tương đương 4,3%/năm, giai đoạn sau giảm dần và những năm gần đây chỉ đạt khoảng 1%/năm. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều, tiềm năng để hình thành rừng tự nhiên thông qua con đường phục hồi rừng rất cao nên diện tích rừng tăng nhanh nhưng càng về sau, quỹ đất trống đồi trọc để phát triển rừng càng thu hẹp nên tốc độ gia tăng về diện tích rừng giảm dần.

– Về mặt giá trị tuyệt đối (tổng trữ lượng rừng) thì trữ lượng rừng tăng liên tục từ năm 1990 đến nay nhưng trữ lượng tương đối (bình quân/ha) thì không tăng. Trữ lượng tăng do diện tích rừng tăng lên bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Phần tăng của diện tích rừng tự nhiên là do quá trình phục hồi tự nhiên từ đất chưa có rừng thành rừng phục hồi. Đối tượng này có trữ lượng bình quân thấp, mặc dù góp thêm làm tăng tổng sinh khối nhưng lại hạ thấp trữ lượng bình quân/ha của rừng tự nhiên.

– Sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh qua các năm, năm 2000 đạt 2.375,6 ngàn m3, năm 2010 tăng lên 4.062,6 ngàn m3, đạt tốc độ tăng bình quân 11,33%/năm, sản lượng củi khai thác tăng từ 24.842,7 ngàn ste năm 2000 lên 28.232 ngàn ste năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 2,59%/năm. B¶ng 41. Diễn biến diện tích rừng toàn quốc giai đoạn 2000-2010

Đơn vị: 1.000ha, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2009 2010 TĐ tăng

1. DT rừng hiện có 10.915,6 - 12.739,6 13.118,8 12.972,1 - - Rừng tự nhiên 9.444,2 - 10.188,2 10.348,6 10.265,3 - - Rừng trồng 1.471,4 - 2.551,4 2.770,2 2.706,8 - - Tỷ lệ che phủ rừng (%) 34,2 37,0 38,2 38,7 39,4 40,0 3,182. Trồng rừng tập trung 232,3 177,3 193,4 200,1 212,0 252,5 1,683. Khai thác gỗ (1000m3) 2.375,6 2.996,4 3.258,7 3.552,9 3.766,7 4.062,6 11,334. Khai thác củi (1000ste) 24.842,7 26.240,5 25.897,3 27.374,0 27.832,0 28.232,0 2,595. GT lâm sản XK (tr.USD) - - 2.641 3.071 2.700 3.000 -

Tr.đó: gỗ - - 2.400 2.800 2.500 2.800 -Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT

Page 45: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 36

2.3.3. Phân bố rừng theo chủ sở hữu Trước năm 1990, toàn bộ rừng và đất rừng thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước thống nhất quản lý. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, nhiều diện tích rừng và đất rừng được giao, khoán quản lý bảo vệ đến hộ gia đình và cộng đồng. Mặt khác, để thu hút các nguồn lực xã hội vào bảo vệ phát triển và kinh doanh rừng nên một bộ phận rừng đã được giao cho cá nhân và các tổ chức kinh tế. Do tính đa dạng về quyền sử dụng rừng và đất rừng nên đã thu hút lao động, nguồn vốn để phát triển rừng - đây cũng là nhân tố quan trọng làm tăng diện tích rừng trong những năm gần đây.

B¶ng 42. Diện tích rừng theo chủ sở hữu Đơn vị tính: Ha

Loại đất, rừng

Tổng diện tích

DN nhà nước

Ban QLR

Tổ chức KT

khác

Gia đình

Cộng đồng

Tổ chức khác

Đơn vị vũ

trang

UBND huyện

quản lý

I. Đất có rừng 13.118.773 2.105.662 4.398.711 85.505 3.150.450 140.648 459.809 240.548 2.537.441A. Rừng t.nhiên 10.348.591 1.634.848 3.900.012 24.451 1.902.771 112.489 414.944 196.458 2.162.6191. Rừng gỗ 8.221.164 1.348.265 3.169.753 16.195 1.370.891 95.766 308.129 146.319 1.765.8462. Rừng tre nứa 641.331 123.674 155.525 3.281 170.965 5.901 30.704 11.232 140.0483. Rừng hỗn giao 687.080 143.281 255.082 4.829 112.727 5.078 8.876 36.687 120.5224. Rừng ng.mặn 59.760 9.610 32.719 - 3.580 - 1.673 302 11.8775. Rừng núi đá 739.255 10.018 286.933 145 244.608 5.744 65.563 1.918 124.325B. Rừng trồng 2.770.182 470.814 498.699 61.054 1.247.679 28.159 44.865 44.090 374.8231. RT có trữ lượng 1.305.172 242.353 295.546 32.884 494.135 19.599 23.881 22.539 174.2352. RT chưa Tr.L 1.155.132 203.855 167.731 24.045 559.489 8.002 18.097 20.704 153.2083. Tre luồng 89.847 3.733 1.793 1.270 78.896 - 724 90 3.3424. Cây đặc sản 207.122 19.202 32.467 2.854 109.342 558 2.007 481 40.2115. Cây NM phèn 12.909 1.672 1.161 - 5.817 - 156 276 3.827

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Page 46: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 37

2.3.4. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp – Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức bình quân 2,24%/năm thời

kỳ 2000 - 2010. Độ che phủ rừng tăng từ 37,7% năm 2006 lên gần 40% năm 2010. Sản lượng khai thác gỗ từ 2,37 triệu m3 năm 2000 lên 3,76 triệu m3 năm 2009, trong đó khai thác gỗ rừng trồng chiếm 92 - 93%. Một thành tích đáng ghi nhận khác là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản rất cao, đạt mức bình quân gần 20%/năm trong 3 năm qua.

– Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

– Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom đựợc đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng kinh tế được trồng mới 60% bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đạt 15 - 20m3/ha/năm. Việc phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, XĐGN ở các vùng miền núi.

2.3.5. Kết quả thực hiện một số chương trình chính của ngành lâm nghiệp

2.3.5.1. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661) – Trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành lâm nghiệp tiếp tục triển khai dự án 661

trên phạm vi cả nước như sau: ♦ Khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: 1,5 triệu ha/năm. ♦ Trồng mới 1.000.000 ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc

dụng, 750.000 ha rừng sản xuất. ♦ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 803.000 ha,

trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 403.000ha, khoanh nuôi mới 400.000ha. – Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

một số văn bản quan trọng: Quyết định 100/2007/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg; QĐ 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015. Việc ban hành kịp thời các chính sách trên đã tạo thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nhờ đó dự án đã đạt được những kết quả khả quan.

– Trong giai đoạn 2006-2010, diện tích rừng trồng mới cả nước ước đạt 1,1 triệu ha, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng đạt 256.000 ha, rừng sản xuất 847.000 ha (chiếm tới 76,8% tổng diện tích rừng trồng); trồng cây phân tán bình quân 200 triệu cây/năm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 676.400 ha/năm; khoán bảo vệ rừng 2.328.000 ha/năm; vốn thực hiện dự án toàn giai

Page 47: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 38

đoạn đạt khoảng 19.490 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm 44,2%, vồn huy động từ các nguồn khác đạt 55,8%. Hoạt động của Dự án 661 đã thực sự làm tăng vốn rừng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành; cải thiện môi trường/sinh thái; tạo công ăn việc làm và thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân địa phương.

2.3.5.2. Chương trình lâm sản ngoài gỗ – Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 và Kế hoạch hành

động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2007-2010 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 2366/QĐ-BNN-LN và Quyết định số 2242/QĐ-BNN-LN.

– Năm 2008, Bộ đã cho triển khai dự án Quy hoạch phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ chủ yếu khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2010-2020. Dự kiến năm 2010 sẽ tiếp tục triển khai một số dự án điều tra cơ bản và quy hoạch về lâm sản ngoài gỗ theo Quyết định đã được ban hành.

2.4. Thuỷ sản B¶ng 43. Hiện trạng sản xuất thuỷ sản cả nước qua các năm

Đơn vị: DT: 1000ha; SL: 1000 tấn, % Hạng mục 2000 2005 2008 2009 2010 TĐ tăng

I. Khai thác thuỷ hải sản - SL thuỷ hải sản khai thác 2.736,2 3.355,4 3.612,2 4.041,5 4.200,0 4,38 + Khai thác biển 1.419,6 1.791,1 1.946,7 2.280,5 2.420,8 5,48Tr.đó: khai thác cá biển 1.075,3 1.367,5 1.475,8 1.574,0 1.648,2 4,36 + Khai thác nội địa 241,3 196,8 189,7 195,0 198,0 -1,96II. Nuôi trồng thuỷ sản 1. Diện tích nuôi 641,9 952,6 1.052,6 1.044,7 1.048,0 5,021.1. D.tích nước mặn, lợ 397,1 661,0 713,8 704,8 728,5 6,25 - Diện tích nuôi cá 50,0 10,1 21,5 23,2 26,5 -6,15 - Diện tích nuôi tôm 324,1 528,3 629,3 623,3 645,0 7,12 - Nuôi hỗn hợp và TS khác 22,5 122,2 62,7 58,0 57,0 9,74 - ươm nuôi giống TS 0,5 0,4 0,3 0,3 - -1.2. Diện tích nước ngọt 244,8 291,6 338,8 339,9 333,8 4,03 - Diện tích nuôi cá 225,4 281,6 326,0 327,6 324,5 3,70 - Diện tích nuôi tôm 16,4 4,9 6,9 6,6 7,0 -8,16 - Nuôi hỗn hợp và TS khác 2,2 1,6 2,2 2,3 2,3 0,44 - Ươm nuôi giống TS 0,8 3,5 3,7 3,4 3,7 16,542. Sản lượng nuôi trồng 589,6 1.478,0 2.465,6 2.569,9 2.706,7 16,46 + Sản lượng cá nuôi 391,1 971,2 1.863,3 1.962,6 2.058,5 18,07 + Sản lượng tôm nuôi 93,5 327,2 388,4 419,4 450,3 17,02Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT

Page 48: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 39

Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh theo hai hướng vừa đẩy mạnh nuôi trồng, vừa mở rộng nghề đánh bắt xa bờ, nên sản lượng thuỷ hải sản không ngừng tăng lên.

2.4.1. Khai thác hải sản – Khai thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản và bảo vệ

an ninh, chủ quyền trên biển. Khai thác hải sản mang tính nhân dân rõ nét, nghề cá ở khu vực nhân dân chiếm 99% số lượng lao động và 99,5% sản lượng khai thác hải sản.

– Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác thời kỳ 2000 - 2010 tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân 4,38%/năm (năm 2000 sản lượng khai thác đạt 2.736,2 ngàn tấn, năm 2010 tăng lên 4.200 ngàn tấn), trong đó: khai thác biển 2.420,8 ngàn tấn (khai thác cá biển 1.648,2 ngàn tấn), khai thác nội địa 198 ngàn tấn.

– Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ tăng nhanh từ 9.766 chiếc năm 2000 lên 25.346 chiếc năm 2010 (đạt tốc độ tăng bình quân 10%/năm), tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ cũng gia tăng nhanh chóng: năm 2000 đạt 1385,1 ngàn CV, năm 2010 đạt 4.498,7 ngàn CV (tốc độ tăng bình quân 12,5%/năm), tuy nhiên tốc độ tăng tổng công suất có xu hướng giảm dần so với thời kỳ trước (giai đoạn 1991 - 1995 tăng 21%/năm, 1996 - 2001 đạt 15,6%/năm), điều đó chứng tỏ hiệu quả khai thác hải sản có dấu hiệu suy giảm dần đã tự động hạn chế tốc độ gia tăng cường lực khai thác.

– Do nguồn lợi ven biển giảm dần đã hạn chế đầu tư vào đội tàu nhỏ khai thác gần bờ, sự chuyển đổi cơ cấu từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ đang diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ loại tàu dưới 20CV giảm, tàu từ 76CV trở lên tăng nhanh.

B¶ng 44. Sản lượng thuỷ sản khai thác theo vùng Đơn vị: 1.000 tấn, %

TT Vùng 2000 2005 2010 TĐT

Toàn Quốc 1.660,9 1.987,9 2.420,8 3,841 TDMNBB 31,3 42,6 60,8 6,872 ĐBSH 85,2 109,3 144,5 5,423 DHBTB 136,5 182,3 252,8 6,364 DHNTB 285,5 381,1 457,6 4,835 Tây Nguyên 3,0 3,2 3,9 2,666 Đông Nam Bộ 314,9 426,4 506,9 4,887 ĐBSCL 803,9 843,0 994,2 2,15

– Cùng với việc trang bị tàu có công suất lớn, đã chủ động xây dựng các mô hình khai thác hải sản, qua đó nâng cao sản lượng khai thác hải sản cho từng

Page 49: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 40

khu vực; Tổ chức chuyển giao công nghệ khai thác hải sản mới có hiệu quả cao từ các nước trong khu vực cho ngư dân; Xây dựng mô hình khai thác theo tổ đội, HTX nhằm phát triển các đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ, vùng biển công và vùng biển các nước trong khuôn khổ hợp tác khai thác hải sản, lắp các máy có công suất từ 500 CV trở lên làm các nghề lưới vây, rê, lồng, bẫy và câu.

2.4.2. Nuôi trồng thuỷ sản – Hiện nay, các địa phương đã tập trung phát triển nuôi trồng theo chiều sâu,

xác định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi, áp dụng công nghệ nuôi bền vững. Hệ thống nghiên cứu, nhân gây và cung ứng giống cho sản xuất được sắp xếp lại, qua công tác khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân và các tổ chức, cá nhân phát triển nuôi theo quy hoạch. Đã đưa vào sản xuất một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (cá lăng, rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá mú, cá chẽm, cua biển...) với công nghệ nuôi hiệu quả cao.

B¶ng 45. Diện tích mặt nước nuôi trồng TS và sản lượng nuôi trồng theo vùng

Đơn vị: 1.000ha, 1.000 tấn

2000 2005 2010 Vùng

DT SL DT SL DT SL

Toàn Quốc 641,9 589.595 952,8 1.477.981 1.048,1 2.706.751

TDMNBB 33,4 23.793 49,7 56170 60,0 96.549

ĐBSH 68,3 108.765 89,2 215102 104,0 377.640

DHBTB 30,6 28.109 48,4 65508 53,9 99.738

DHNTB 17,2 16.435 21,8 33432 22,1 52.544

T.Nguyên 5,1 7.329 8,3 11344 13,1 20.603

Đông N.Bộ 42,0 40.023 55,2 93620 55,4 119.497

ĐBSCL 445,3 365.141 680,2 1002805 739,7 1.940.180

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước

– Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển rất mạnh mẽ cả về giá trị sản xuất, diện tích và đối tượng nuôi trồng (GTSX tăng 10,09%/năm 2000 - 2010). Một phần lớn diện tích từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân là do giá thuỷ sản trên thế giới những năm gần đây tăng đột biến nên nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thuỷ sản và nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách. Diện tích nuôi trồng năm 2000 đạt 641,9 ngàn ha, năm 2010 tăng lên 1.048,1 ngàn ha, tốc độ tăng 10,3%/năm. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh chủ yếu là gia tăng diện tích nuôi mặn lợ, diện tích nuôi nước ngọt tăng chậm. Việc thay đổi cơ cấu diện tích cũng như đối tượng nuôi trồng đã

Page 50: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 41

dẫn đến sản lượng nuôi trồng tăng rất nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho chế biến xuất khẩu.

– Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2000 đạt 589,6 ngàn tấn, năm 2010 tăng lên 2.706,7 ngàn tấn (tốc độ tăng 16,46%/năm), trong đó sản lượng cá nuôi tăng 18,07%/năm, sản lượng tôm nuôi tăng 17,02%/năm. Năm 2010 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 2.706,7 ngàn tấn, trong đó cá 2.058,5 ngàn tấn, tôm 450,3 ngàn tấn.

– Nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, sản phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 1,478 tỷ USD năm 2000 lên 5,016 tỷ USD năm 2010, tăng bình quân thời kỳ 2000 - 2010 đạt 13%/năm, trong đó thời kỳ 2000 - 2005 tăng 13,07%/năm.

B¶ng 46. Hiện trạng xuất khẩu thuỷ sản Đơn vị: triệu USD, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2009 2010 TĐ tăng

GT xuất khẩu TS 1.478,5 2.732,5 3.763,4 4.510,1 4.251,3 5.016,3 13,00Trong đó: - Tôm đông lạnh 631,4 1.265,7 1.387,6 1.315,6 - - - - Cá đông lạnh 172,4 608,8 1.379,1 1.968,7 - - - - Mực đông lạnh 76,8 73,9 60,8 64,8 - - -

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT

– Tôm vẫn được coi là đối tượng nuôi chủ lực và có sức hấp dẫn mạnh nhất. Tôm được nuôi và nuôi được ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước. Trong nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ thì tôm nuôi chiếm tuyệt đại bộ phận và là đối tượng chủ lực mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất. Bên cạnh đó là các loài nhuyễn thể, vừa mang lại khối lượng hàng hoá lớn, vừa có lãi suất cao cũng đang là một đối tượng nuôi đầy triển vọng.

– Nhiều tiềm năng mới được phát hiện kể cả cho khả năng mở rộng diện tích canh tác cũng như đối tượng nuôi. Nuôi hải sản trong các ao dùng vật liệu chống thấm, nuôi tôm sú nước ngọt mở ra những khả năng to lớn, có ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường.

– Nuôi trồng thuỷ sản cũng đã phát triển tới tận các vùng sâu vùng xa, không những là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần giảm nghèo. Nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt

Page 51: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 42

nhân đã và đang hình thành và phát triển khắp nơi góp phần công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

2.5. Diêm nghiệp – Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất muối với lợi thế có bờ biển dài, cả

nước hiện có 20 tỉnh sản xuất muối với tổng diện tích năm 2009 đạt 14.500ha, tăng 2.660ha so với năm 2005 (chưa kể 2.000ha ở khu công nghiệp muối Quán Thẻ), năng suất bình quân muối phơi cát đạt 100 tấn/ha, muối phơi nước đạt 50 tấn/ha, sản lượng muối cả nước đạt 900.000 tấn (tốc độ tăng 5,1%/năm thời kỳ 2006 - 2009), năm 2010 ước đạt 15.182ha, sản lượng ước đạt 780.000 tấn. Do đặc điểm thời tiết, khí hậu khác nhau nên sản xuất muối ở phía Bắc chủ yếu theo công nghệ phơi cát, Nam bộ và Nam Trung bộ theo công nghệ phơi nước (phân tán và tập trung). Tuy nhiên trình độ công nghệ, năng suất cũng như chất lượng muối của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.

– Quy mô sản xuất muối ở Việt Nam hiện nay là sản xuất nhỏ, phân tán, dựa theo kinh nghiệm là chính, kỹ thuật lạc hậu, công tác nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào sản xuất muối rất ít và không được quan tâm đúng mức.

– Sản xuất muối theo công nghệ phơi cát rất nặng nhọc, thu nhập thấp, giá thành sản xuất cao kém hiệu quả, đời sống diêm dân khó khăn.

– Sản xuất theo công nghệ phơi nước phân tán tuy không phức tạp và không cần đầu tư tốn kém, dễ thi công, kỹ thuật đơn giản, sử dụng ít lao động... nhưng hàm lượng NaCl ở mức 90 - 92%, độ ẩm và các tạp chất tan và không tan cao nên chất lượng không cao, một số nơi muối sản xuất ra có màu đen. Hạ tầng đồng muối phơi nước tập trung có điều kiện cơ giới hóa rất cao song đến nay vẫn rất hạn chế; năng suất so với các nước còn thấp hơn nhiều.

– Cả muối sản xuất theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán đều chỉ có thể sử dụng bảo quản, chế biến hải sản, làm nguyên liệu sản xuất muối tinh, không đủ tiêu chuẩn cho sản xuất hóa chất.

– Do muối không mang lại nguồn lợi kinh tế cao bằng các ngành hàng khác nên ngành muối ít được các địa phương có sản xuất quan tâm đúng mức, không dành quỹ đất có lợi thế cho sản xuất muối, thậm chí một số địa phương còn chuyển đổi đất đang sản xuất muối trong quy hoạch sang phát triển khu công nghiệp phá vỡ quy hoạch ngành đã được Chính phủ phê duyệt.

– Năm 2009, cả nước đã phải nhập khẩu muối 326.000 tấn, trong đó nhập khẩu trong hạn ngạch là 210.000 tấn.

– Hiện nay, cả nước có 120 xã ven biển sản xuất muối với gần 70 nghìn lao động nghề muối, liên quan cuộc sống của 250 nghìn người dân. Đặc thù của nghề muối là phụ thuộc lớn vào thời tiết, mức độ rủi ro cao. Do thu nhập thấp, người dân không có điều kiện tái đầu tư sản xuất làm cho hệ thống cơ

Page 52: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 43

sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất muối xuống cấp trầm trọng, năng suất ngày càng giảm.

– Trong thời kỳ 2006 - 2009 ngành diêm nghiệp đã hoàn thành 16 dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng muối với tổng kinh phí gần 104 tỷ USD. Trong đó, đã tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ dự án muối Quán Thẻ để sớm đưa vào hoạt động năm 2010.

– Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển muối cũng đang phát huy hiệu quả. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối đã bước đầu được phổ biến và áp dụng rộng rãi như kết tinh trên bạt để tăng năng suất và giảm thời gian thu hoạch từ 10 - 15 ngày xuống còn 5 - 7 ngày; chuyển chạt lọc vào giữa sân phơi…

– Quy hoạch sản xuất muối đã được phê duyệt tại Quyết định 161/QĐ-TTg, mục tiêu chung của Quy hoạch là đảm bảo việc sản xuất có hiệu quả và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu muối, các sản phẩm sau muối. Ước tính diện tích sản xuất muối là 14.500 ha, trong đó muối công nghiệp 6.000 ha; sản lượng muối 1.500.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 800.000 tấn.

– Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các đồng muối hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng muối, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương điều hành nhập khẩu muối để đảm bảo cung - cầu thị trường trong nước vào bảo vệ sản xuất cho diêm dân. Tiêu thụ muối trong nước thuận lợi, giá cả ổn định và hợp lý, nên thu nhập và đời sống của diêm dân đỡ khó khăn hơn.

3. Cơ giới hoá trong nông nghiệp

3.1. Thực trạng – Hiện nay, cả nước có trên 400.000 máy kéo các loại, với tổng công suất

khoảng 4,5 triệu mã lực (CV), tăng 2,7 lần so với năm 2001. Trong đó máy kéo 2 bánh dưới 12 CV chiếm 67%, máy kéo trên 12 CV đến 35 CV chiếm 27%, máy kéo lớn (trên 35 CV) chiếm 6%. Mức độ trang bị động lực bình quân toàn quốc đạt 1,16 CV/ha canh tác. Trong đó vùng ĐBSCL có mức độ trang bị động lực cao nhất toàn quốc, đạt 1,85 CV/ha; đồng bằng sông Hồng 0,85 CV/ha; thấp nhất vùng miền núi phía Bắc 0,39 CV/ha. Tỷ lệ cơ giới hoá bình quân cả nước các khâu trong sản xuất nông nghiệp như sau:

♦ Làm đất trồng lúa 72 %; cây trồng cạn (mía, dứa, ngô, đậu, lạc) 65%; ♦ Tưới chủ động cho sản xuất lúa đạt 85%; ♦ Vận chuyển trong nông nghiệp, nông thôn 66%; ♦ Sấy lúa vụ hè thu ở ĐBSCL 38,7%; ♦ Tuốt lúa 84%; xay xát lúa, gạo 95%.

Page 53: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 44

♦ Thu hoạch lúa vùng ĐBSCL 15 - 20%; Đặc biệt, để đáp ứng với nhu cầu thay thế lao động thủ công và tính cấp bách của thời vụ, mấy năm gần đây số lượng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa (GĐLH) tăng nhanh, nhất là khu vực ĐBSCL. Theo điều tra mới nhất của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, năm 2009 ĐBSCL có 4.126 chiếc, tăng 40% so với năm 2008. Số liệu nhập khẩu máy GĐLH từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2009 là 1.500 chiếc.

– Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp đạt được những kết quả bước đầu, như: dây chuyền thiết bị chế biến hạt giống; hệ thống sấy nông sản; dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi; các loại máy canh tác lúa và cây trồng cạn; hệ thống tưới tiết kiệm nước; máy liên hợp gieo; liên hợp thu hoạch lúa, mía, ngô, lạc; hệ thống thiết bị giết mổ gia súc, gia cầm công suất nhỏ; hệ thống thiết bị nuôi trồng, khai thác thủy sản…Tuy vậy, sản phẩm của các đề tài khoa học công nghệ chậm chuyển giao vào sản xuất, chưa trở thành sản phẩm hàng hóa. Chương trình khuyến nông đã hỗ trợ khoảng 32 tỷ đồng để xây dựng các mô hình về cơ giới hóa nông nghiệp tại các địa phương.

– Nông dân ở nhiều vùng đã tự chế thành công nhiều loại máy móc, như: máy gặt lúa (kể cả gặt đập liên hợp); máy thái củ, quả; máy bơm nước; máy bóc bẹ, tẽ hạt ngô… Hạn chế của các sản phẩm dạng này là chắp vá, không mang tính sản xuất hàng hóa. Trong 02 năm 2007, 2008, Bộ NN-PTNT đã tổng hợp được gần 90 sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của nông dân và đã trao tặng bằng khen cho 31 cá nhân có thành tích nổi bật.

– Hệ thống dịch vụ máy móc nông nghiệp thông qua các cửa hàng, đại lý giới thiệu sản phẩm thực hiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng phát triển nhanh. Tính đến tháng 4/2009, cả nước có 1.267 cơ sở, trên 18.000 người chuyên kinh doanh; 1.218 cơ sở với 14.146 người chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị. Các dịch vụ này phần lớn do tổ hợp tác và tư nhân đảm nhiệm, chiếm khoảng 80% số cơ sở dịch vụ.

3.2. Khả năng chế tạo trong nước – Hiện nay, các máy nông nghiệp nhập từ Trung Quốc và đã qua sử dụng của

Nhật chiếm khoảng 70% thị phần (báo cáo của Bộ Công Thương 2009). Cụ thể như sau:

♦ Các loại động cơ diesel và xăng của VEAM chiếm 25% thị phần, hàng đã qua sử dụng chiếm 20%, Trung Quốc chiếm 50% và 5% nhập khẩu từ các nước khác.

♦ Máy xới nhỏ dưới 15 HP chủ yếu là máy đã qua sử dụng và máy Trung Quốc chiếm 90% thị phần. Máy Bông Sen do các công ty trong nước chế tạo chiếm khoảng 10%, tập trung ở khu vực phía Bắc, riêng máy xới của VIKYNO chủ yếu xuất khẩu. Các loại máy kéo 4 bánh khoảng 90% là sản

Page 54: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 45

phẩm đã qua sử dụng của Nhật do giá thành rẻ, 10% còn lại được nhập khẩu từ Mỹ, Nga, ấn Độ, Trung Quốc và một số ít được sản xuất tại các thành viên của VEAM.

♦ Các máy GĐLH phổ biến nhất là của Trung Quốc, chiếm đến 80%; số máy chế tạo trong nước chưa đầy 10%; số còn lại là máy đã qua sử dụng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Giá máy GĐLH Việt Nam khoảng 140 – 150 triệu đồng/chiếc; của Trung Quốc 185 – 240 triệu (tùy theo hãng); đắt nhất là máy Nhật Bản, Hàn Quốc khoảng 450 triệu đồng/chiếc.

♦ Các loại máy xay xát lúa gạo trên 97% do các doanh nghiệp trong nước sản xuất (loại nhỏ đến 1 tấn/giờ do VEAM và một số cơ sở cơ khí địa phương, loại lớn do Công ty SINCO, Bùi Văn Ngọ và LAMICO cung cấp).

– Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới: Theo báo cáo của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) đang tập trung chế tạo một số sản phẩm chủ lực:

♦ Động cơ diesel và xăng phục vụ sản xuất nông nghiệp có thể cung cấp cho thị trường 100.000 – 120.000 chiếc/năm (nhu cầu hàng năm trên 200.000 chiếc);

♦ Máy xới công suất dưới 15 HP cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 12.000-15.000 chiếc/năm (nhu cầu hàng năm khoảng 30.000 chiếc);

♦ Đầu tư chế tạo máy gặt đập liên hợp tại một số công ty thành viên như Cơ khí An Giang, VIKYNO&VINAPPRO…

♦ Tổng Công ty Cơ điện, xây dựng nông nghiệp và thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện có 20 đơn vị thành viên, trong đó có một số đơn vị chế tạo, lắp đặt và kinh doanh các loại phụ tùng, thiết bị, máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp, công nghiệp chế biến, thủy điện, xây dựng và phương tiện vận tải; Hàng năm nhập khẩu số lượng nhỏ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như máy kéo 4 bánh của Belarus, máy đào hố. Hiện Tổng Công ty này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơ khí thủy công. Nhìn chung, các cơ sở chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp ở nước ta hầu hết qui mô nhỏ, sản lượng thấp, quy trình sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hoá, thiếu hợp tác liên kết tổ chức sản xuất. Sản phẩm cơ khí nông nghiệp trong nước chế tạo chủ yếu là động cơ công suất nhỏ. Các loại máy nông nghiệp có nhu cầu cao như máy cấy, các loại máy thu hoạch (lúa, mía, ngô...) chủ yếu là máy ngoại nhập, chưa chế tạo được trong nước. Do đó, cần có những giải pháp hữu hiệu để đưa nhanh những loại máy này vào sản xuất nông nghiệp (chép mẫu, liên doanh chế tạo...).

Page 55: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 46

3.3. Các cơ chế chính sách – Tính đến 2008, đã có 30 tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ nông

dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách của địa phương, với cơ chế cho nông dân vay từ 70- 80% tổng giá trị máy và hỗ trợ 50 - 100% lãi suất tiền vay, thời gian trả vốn vay 3 năm. Qua 8 năm thực hiện (2001-2009) đã có hàng chục nghìn máy kéo, máy nông nghiệp đến được với bà con nông dân, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời đã đào tạo được một bộ phận nông dân vận hành, sử dụng máy móc.

– Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Thương mại, đến tháng 8/2009 dư nợ cho vay khoảng 818 tỷ đồng, trong đó cho vay mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến chiếm khoảng 80%. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ nhằm kích cầu sản phẩm cơ khí trong nước, nhiều loại máy móc có nhu cầu cao không được vay vốn, như: máy gặt đập liên hợp, máy kéo công suất lớn…Hiện chính sách này đang kéo dài thêm 01 năm đến 31/12/2010.

– Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Theo đó, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được vay vốn 100% với lãi suất bằng 0% trong 2 năm đầu và giảm 50% lãi suất vay vào các năm tiếp theo để mua sắm các loại máy móc nông nghiệp chế tạo trong nước; các máy trong nước chưa chế tạo được được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%... Hiện Bộ NN-PTNT đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thể chế hóa Nghị quyết này (có dự thảo kèm theo).

4. Thực trạng bảo quản, chế biến nông sản

4.1. Lúa gạo

4.1.1. Làm khô Hiện nay để làm khô thóc trước khi bảo quản, các hộ nông dân chủ yếu dùng biện pháp phơi khô nhờ năng lượng tự nhiên của mặt trời. Riêng đối với các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh có sản lượng lúa lớn ngoài biện pháp phơi khô còn trang bị các máy sấy. Hiện nay cả nước có khoảng 10.000 máy sấy các loại, năng lực sấy chỉ đảm bảo dưới 20% sản lượng thóc hè thu. Sản lượng thóc tổn thất do không được làm khô và bảo quản kịp thời còn khá cao (khoảng 12%). Ngoài ra, việc làm khô và bảo quản không tốt còn làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng gạo và làm tỷ lệ thu hồi gạo thấp.

Page 56: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 47

4.1.2. Kho chứa và công nghệ bảo quản Đến nay, tổng tích lượng kho chứa thóc gạo của cả nước khoảng trên 3 triệu tấn, trong đó vùng ĐBSCL có 1,5 triệu tấn. Các kho chứa chủ yếu là loại kho A1 và kho cuốn, kho khung thép, hầu hết các kho được xây dựng từ thời kỳ bao cấp, hiện đã bị hư hỏng nhiều. Về mặt kỹ thuật, các kho chứa thiếu các điều kiện cần thiết để bảo quản thóc trong thời gian dài, như: hệ thống thông gió sơ sài; các khâu đóng bao, bốc xếp, vận chuyển chủ yếu là thủ công. Việc đầu tư các kho Silô chuyên dùng chưa được các doanh nghiệp quan tâm thỏa đáng do suất đầu tư cao, thời gian tạm trữ lưu thông ngắn. Để giảm tổn thất sau thu hoạch và chủ động mua tạm trữ lúa cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư xây dựng 4 triệu tấn kho ở ĐBSCL.

4.1.3. Về xay xát, chế biến gạo – Đến năm 2010, cả nước có trên 800 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp

công suất từ 5-10 tấn thóc/ca đến 60 tấn thóc/ca, tổng năng lực xay xát, đánh bóng đạt khoảng 13,5 triệu tấn/năm. Số thóc còn lại trên 25 triệu tấn do các hộ gia đình và 10.000 cơ sở tư nhân xay xát nhỏ, xay xát đảm nhận.

– Về quy mô và hình thức quản lý: ♦ Hệ máy có công suất từ 8-15 tấn/ca: Chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân

quản lý, cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và nội tiêu. Tại các tỉnh ĐBSCL, các cơ sở này chủ yếu xay bóc vỏ (gạo lức) phục vụ cho các cơ sở ”lau bóng” xuất khẩu.

♦ Hệ máy có công suất từ 15-30 tấn/ca: Phần lớn do các doanh nghiệp của 2 Tổng công ty lương thực I và II quản lý. Để nâng cao chất lượng các doanh nghiệp đang đầu tư trang bị thêm các thiết bị tách màu, đánh bóng, phân loại gạo phục vụ cho xuất khẩu.

– Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm gạo của nước ta còn thấp, một phần do giống và kỹ thuật canh tác chưa tốt, chạy theo năng suất cao, không chú ý đến chất lượng của gạo, mặt khác trong chế biến chưa tuân thủ các điều kiện kỹ thuật (thóc có độ ẩm cao, lẫn loại...), dẫn đến tỷ lệ thu hồi thấp: chỉ đạt 60-62%, trong đó có 42-43% gạo nguyên; chỉ có rất ít nhà máy cho tỷ lệ thu hồi trên 70% và gạo nguyên 52 - 55%.

– Về sản lượng chế biến công nghiệp: năm 2000 đạt 6 triệu tấn, năm 2005 đạt 8 triệu tấn, năm 2010 là 10 triệu tấn.

4.2. Mía đường Hiện nay, cả nước có 41 nhà máy đường đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 106.750 tấn mía/ngày (TMN), tổng công suất của các nhà máy có công suất lớn trên 2.000 TMN đã chiếm 81,4% tổng công suất cả nước (Năm 2006 là 64,4%). Với các nhà máy hiện có, nếu đảm bảo đủ nguyên liệu mỗi

Page 57: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 48

vụ có thể sản xuất được 1.600.000 tấn đường (bao gồm 540.000 tấn đường luyện, còn lại là đường trắng và đường vàng), có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng đường trong nước và xuất khẩu một phần. Tuy vậy, do năng suất mía quá thấp, bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác, nên trên thực tế nhiều năm qua nước ta vẫn phải nhập khẩu đường; năng lực cạnh tranh của ngành mía đường nước ta còn kém so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái lan, Philippin, Indonexia).

B¶ng 47. Tổng hợp chung về tình hình sản xuất đường Mức tăng trưởng (±%) Danh mục Đơn vị

tính 2000 2005 2010

4/3 5/3 5/4 1 2 3 4 5 6 7 8

Công suất ép TMN 73.700 76.850 106.750 +4,3 +44,8 +38,9S.lượng mía ép CN Tr.tấn 8,8 9,3 9,7 +5,7 +10,2 +4,3S.lượng đường CN 1.000T 744,0 902,0 904,0 +21,2 +21,5 +2,2Giá bán đường bình quân

Tr.đ/T 4,0 5,5 17,5 –18,5

– Về thiết bị, công nghệ: Hiện nay, có 18 nhà máy dùng thiết bị Trung Quốc và 12 nhà máy cũ sử dụng thiết bị của nhiều nước khác có mức độ áp dụng tự động hoá trong dây chuyền rất thấp.

– Về sản phẩm: Cơ cấu 60% sản phẩm là đường trắng sản xuất theo phương pháp sunphit hoá (làm trắng bằng phương pháp xông lưu huỳnh) cần phải đổi mới bằng phương pháp các bon hóa.

– Do năng lực cạnh tranh kém, nên giá thành đường sản xuất trong nước còn cao, giá thu mua mía của dân còn nhiều biến động. Hiện nay lượng cung đường thế giới thấp hơn nhiều so với cầu, do một lượng lớn mía của các nước có sản lượng đường lớn như Brazin chuyển sang sản xuất etanol, nên giá đường thế giới ở mức cao. Vụ ép 2010 – 2011, giá thu mua mía của dân đã được cải thiện (khoảng trên 1 triệu đồng/tấn), sản xuất mía đường có khả năng ổn định trở lại.

4.3. Cao su – Công nghiệp chế biến cao su ở nước ta chủ yếu là sản xuất cao su mủ khô

xuất khẩu; việc chế biến các sản phẩm từ cao su (săm lốp ô tô, xe máy; dụng cụ y tế, dân dụng; đồ chơi trẻ em vv…) mới chỉ đạt khoảng 100.000 tấn, chiếm khoảng 15% sản lượng. Đến năm 2010, tổng công suất sơ chế mủ cao su của cả nước là 800.000 tấn mủ khô/năm, tổng sản lượng đạt 770.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,54 tỷ USD; so với năm 2005, công suất tăng 38,9%, sản lượng tăng 59,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 91,5%.

Page 58: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 49

B¶ng 48. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cao su sơ chế

Năm Mức tăng trưởngDanh mục Đơn vị tính 2000 2005 2010 (5/3) (5/4)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Công suất 1.000T mủ khô/năm 320,0 576,0 800,0 +150,0 +38,9SL trong nước 1.000 tấn 290,8 481,6 770,0 +164,8 +59,9Nhập khẩu 1.000 tấn 12,6 155,5 100,0 T. thụ trong nước

1.000 tấn 30,0 50,0 100,0 +233,3 +100,0

Xuất khẩu 1.000 tấn 273,4 587,1 770,0 +181,6 +31,2KN XK Triệu USD 185,1 804,1 1.600,0 +764,4 +99,0Giá XKBQ USD/T 677 1.370 2.078

– Mặc dù tốc độ phát triển ngành cao su thời gian qua tương đối nhanh, song công nghiệp chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm cao su sơ chế còn có một số tồn tại cần quan tâm:

♦ Cần tiếp tục cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với yêu cầu thị trường. Hiện chủng loại SVR 3L vẫn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 48 -50 % tổng sản lượng, kế đến là cao su SVR 10, chiếm 15-16 %, và latex từ 9 - 11 %; những chủng loại có số lượng ít là SVR 20, cao su tờ RSS 3 và cao su có độ nhày ổn định SVR CV50 và SVR CV60, khoảng 3-5% mỗi loại.

♦ Để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, một số nhà máy không đầu tư trang thiết bị và nhà xưởng đúng yêu cầu; không tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, dẫn đến cao su sơ chế có chất lượng kém, giảm cấp hạng và không đồng đều.

♦ Thiếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ, một lượng lớn cao su xuất khẩu không kiểm phẩm, có chất lượng không ổn định.

4.4. Cà phê Cà phê được chế biến chủ yếu tại 3 khu vực: hộ gia đình có quy mô nhỏ, thủ công; các nhà máy chế biến cà phê nhân; các nhà máy chế biến cà phê bột. Hiện nay có khoảng 80% sản lượng cà phê được sơ chế, chế biến tại khu vực hộ gia đình. Phần chế biến quy mô công nghiệp gồm:

– Các nhà máy chế biến cà phê nhân: chủ yếu chế biến từ nguyên liệu là cà phê thóc, cà phê nhân xô được mua thu gom từ các đại lý, qua xát, phân loại, đánh bóng thành cà phê nhân thành phẩm. Đối với nguyên liệu là cà phê quả tươi, các nhà máy chế biến áp dụng hai phương pháp:

Page 59: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 50

♦ Chế biến khô: chủ yếu với cà phê vối (làm khô quả cà phê bằng phơi nắng, xát vỏ, đánh bóng, phân loại)

♦ Chế biến ướt: chủ yếu với cà phê chè và một lượng nhỏ cà phê vối; quả cà phê thu hoạch phải đảm bảo chín trên 90% (ngâm rửa quả tươi, xát tươi, ủ lên men, tách nhớt, sấy khô, đánh bóng, phân loại). Hiện nay cả nước có hơn 100 nhà máy chế biến cà phê nhân, công suất từ 5.000 đến 60.000 tấn/năm, đáp ứng đủ yêu cầu chế biến 1.000.000 tấn nhân/năm. Trong đó có khoảng 30 nhà máy sử dụng phương pháp chế biến ướt với sản lượng khoảng 100.000 tấn cà phê (chiếm khoảng 10% tổng sản lượng).

– Các nhà máy chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan: Hiện nay cả nước có 17 cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan với tổng công suất 10.500 tấn sản phẩm/năm. B¶ng 49. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến cà phê nhân

Năm Mức tăng trưởng Danh mục Đơn vị tính 2000 2005 2010 (5/3) (5/4)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Số cơ sở CBCN Cơ sở 60 96 110 83,3 60,0Slượng CB 1000T 800 750 1020 27,5 36,0

Cà phê Việt Nam được thế giới ưa chuộng vì chất lượng tự nhiên vốn cao, mùi vị đặc trưng. Song bên cạnh đó, công nghiệp chế biến và ngành cà phê còn tồn tại một số điểm yếu sau:

♦ Việc thu hái cà phê của dân chưa đảm bảo, vẫn hái theo kiểu tuốt cành, tỷ lệ quả xanh nôn cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng. Tỷ lệ chế biến cà phê thóc bằng phương pháp khô vẫn là phổ biến, nên giá tri gia tăng của sản phẩm thấp (thường có giá thấp hơn cà phê chế biến ướt từ 250 - 300 USD/tấn)

♦ Sản phẩm cà phê còn đơn điệu, tỷ lệ chế biến sâu còn thấp. ♦ Các nhà chế biến cà phê Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc áp

dụng các tiêu chuẩn trong chế biến cà phê nhân xuất khẩu, còn chạy theo lợi nhuận thuần túy, khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam thấp, không tương xứng với tiềm năng vốn có và tiềm ẩn nguy cơ không an toàn về VSTP (Trong số cà phê không đáp ứng với tiêu chuẩn phân loại của thị trường LIFFE, có đến 70 - 80% cà phê có nguồn gốc Việt Nam. Nếu áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu trong nghị quyết 420 của ICO thuộc Chương trình nâng cao chất lượng cà phê (CPQ), thì có tới 60 - 70% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn này).

Page 60: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 51

4.5. Điều – Đến năm 2010, cả nước có khoảng 210 cơ sở chế biến điều, với tổng công

suất chế biến theo thiết kế trên 800.000 tấn hạt thô/năm, sản xuất và xuất khẩu 190.000 tấn nhân, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

B¶ng 50. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến điều

Năm Mức tăng trưởng %

Danh mục Đơn vị tính

2000 2005 2010 (5/3) (5/4) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Công suất 1.000 tấn/năm 222,0 700,0 800,0 + 260,4 + 14,3SL nhân 1.000tấn 35,2 112,0 190,0 + 439,8 + 69,6Lượng nhân XK 1.000tấn 34,2 107,0 180,0 + 426,3 + 68,2

– Trong những năm qua, ngành điều đã đạt được nhiều thành tựu, đến năm 2010 nhiều chỉ tiêu đã vượt so với quy hoạch, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD. Tuy vậy sự phát triển của ngành điều còn thiếu bền vững, cụ thể:

♦ Chưa chủ động được nguyên liệu trong nước, năng suất điều còn thấp, giá cả không ổn định, hiệu quả sản xuất thấp hơn cây trồng khác nên diện tích các vùng trồng điều truyền thống đang bị thu hẹp dần.

♦ Sử dụng nhiều lao động thủ công, nhất là khâu tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa. ♦ Có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều, trong đó có nhiều

doanh nghiệp không có cơ sở chế biến, chỉ mua gom để xuất khẩu, do đó chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều. Mặt khác, do không tập trung đầu mối nên nhiều khi tự cạnh tranh nhau trên một thị trường làm thiệt hại chung cho các doanh nghiệp.

4.6. Hồ tiêu – Hồ tiêu Việt Nam được chế biến thành 3 loại sản phẩm chính: Tiêu đen

(chiếm 80 - 85%), tiêu trắng (15 - 20%) và tiêu đỏ (mới được chế biến ở quy mô nhỏ).

– Năm 2005 Việt Nam chính thức là hội viên của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế. Hiện Việt Nam đã có 17 nhà máy chế biến tiêu, trang thiết bị tương đối tiên tiến; Tổng công suất đạt 60.000 tấn/năm. Trong đó có 10 nhà máy với công nghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, tạo sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy đều chạy cầm chừng, hoạt động không hết công suất do nhu cầu của thế giới về tiêu xô, chất lượng thấp, giá rẻ vẫn còn cao.

– Về sản phẩm: Chủng loại, chất lượng mặt hàng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng, tốt hơn trước; lượng tiêu trắng xuất khẩu ngày càng cao.

Page 61: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 52

Hồ tiêu Việt Nam đã từng bước tuân thủ các quy định của quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP, GMP). Sản phẩm trước khi xuất khẩu, đã được nhiều tổ chức chuyên ngành trong nước và quốc tế kiểm tra, giám định chất lượng nghiêm ngặt cho từng lô hàng, đảm bảo chất lượng yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu.

4.7. Chè Năm 2009, cả nước có 455 cơ sở chế biến chè có quy mô công suất từ 1tấn búp tươi/ngày trở lên. Tổng công suất theo thiết kế là 4.646 tấn/ngày, gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm (TBT/năm), song thực tế chỉ đạt 600 ngàn TBT/năm (khoảng 40% công suất thiết kế). Điều này cho thấy sự ”bung ra” quá nhiều cơ sở chế biến, trong đó số nhà máy được trang bị đồng bộ, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ chiếm 20%; số nhà máy trung bình: 40%; còn lại 40% số cơ sở chế biến chắp vá, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè. Sản phẩm chè Việt Nam vãn chủ yếu ở dạng sơ chế, bao gồm chè đen và chè xanh. Chè đen được chế biến theo công nghệ OTD và CTC. Các nhà máy sử dụng công nghệ OTD của Liên Xô (cũ) hiện chiếm phần lớn với hệ thống thiết bị cũ, không được đầu tư đổi mới. Các nhà máy dùng công nghệ CTC có thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng số nhà máy này còn ít. Đối với chè xanh chế biến theo phương pháp diệt men, vò, sấy (hoặc sao khô), phân loại. Bước đầu đã hình thành một số cơ sở chế biến chè xanh đặc sản, chất lượng cao có máy móc, thiết bị tương đối hiện đại sản xuất theo công nghệ của Đài Loan, Trung Quốc. Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010 tại văn bản số 43/1999/KH-TTg, đến năm 2010 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt, riêng chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu không đạt. Hiện Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu thứ 6 thế giới, nhưng kim ngạch XK chè Việt Nam xếp thứ 10. Nguyên nhân là do chất lượng chè của Việt Nam chậm được cải thiện; giá trị gia tăng thấp. Để sản xuất chế biến chè đạt được hiệu quả và bền vững, cần tổ chức lại ngành sản xuất chè từ khâu nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, cần tập trung hóa các vườn chè bằng các hình thức liên kết sản xuất (tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông nghiêp, tham gia cổ phần với các doanh nghiệp chế biến…), áp dụng các biện pháp canh tác bền vững theo thiêu chuẩn Viet GAP; thu gọn, giảm bớt đầu mối chế biến, xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát các cơ sở chế biến theo Quy chuẩn kỹ thuật và bắt buộc tuân thủ các Luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng hàng hóa; Vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu làm tốt, việc đưa kim ngạch xuất khẩu chè nước ta từ 150 triệu USD hiện nay lên 500 – 600 USD trong vòng 5 năm tới là hoàn toàn khả thi.

Page 62: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 53

4.8. Rau quả – Việc thu hái, lựa chọn, bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chính; công nghệ

bảo quản lạc hậu và phương tiện vận chuyển thiếu và chưa phù hợp nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%

– Cả nước hiện có trên 60 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 TSP/năm. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước chiếm 50%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 16%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 34%. Trong số các cơ sở nói trên có 12 dây chuyền mới đầu tư nâng cấp (sau năm 1999 với tổng công suất 53.000 TSP/năm).

– Ngoài ra còn có hàng chục ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ như sấy vải, nhãn, muối dưa chuột, chế biến rau quả. Theo số liệu thống kê của 35 tỉnh thì đã có tới 129 cơ sở tư nhân và hơn 10.000 hộ qui mô gia đình chế biến rau quả.

– Các sản phẩm rau quả chế biến chủ yếu là các loại sau: đồ hộp, lạnh đông, nghiền, cô đặc, mứt quả, chiên sấy, lên men, muối… Trong đó tỷ trọng các sản phẩm đồ hộp chiếm 50%, sau đó là sản phẩm cô đặc và lạnh đông đang được nhiều thị trường đặt mua, hai mặt hàng này đang có xu hướng phát triển mạnh.

– Các vấn đề tồn tại trong công nghiệp chế biến, bảo quản: ♦ Một số dây chuyền đầu tư còn thiếu đồng bộ, khó đa dạng hoá sản phẩm,

hạn chế đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. ♦ Năng lực bảo quản, đông lạnh chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu sản

phẩm tươi. ♦ Thiếu các dây chuyền quy mô nhỏ, có công nghệ tiên tiến, chế tạo trong

nước, phù hợp với các vùng nguyên liệu và tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta.

♦ Sản phẩm sản xuất ra đơn điệu, bao bì hình thức mẫu mã xấu, giá thành cao. ♦ Việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP,

thực hành sản xuất tốt (GMP) trong các cơ sở chế biến còn ít. Công tác xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, việc kiểm tra chất lượng, VSATTP chưa chặt chẽ, thiếu những cơ quan giám định chất lượng được quốc tế công nhận.

4.9. Chế biến thịt Do tập quán sử dụng thịt ở dạng tươi sống, nên ở Việt Nam tỷ trọng thịt chế biến mới chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng thịt. Phần lớn sản phẩm thịt (98%) sản xuất ra được tiêu dùng nội địa; xuất khẩu không đáng kể, mỗi năm chỉ từ 10.000 – 15.000 tấn sản phẩm, năm cao nhất (năm 2001) đạt 27.300 tấn.

Page 63: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 54

Hiện nay cả nước có 28 nhà máy chế biến thịt quy mô công nghiệp và 17.129 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó 94,4% là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Ngoài các sản phẩm truyền thống như: giò, chả, thịt quay, nem chua…chế biến bằng phương pháp thủ công, đã có một số cơ sở đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để chế biến công nghiệp các sản phẩm đồ hộp, dăm bông, súc xích, lạp xường, pa tê, thịt xông khói…như Công ty kỹ nghệ súc sản Việt Nam (Vissan), nhà máy đồ hộp Hạ Long. Trong số đó, Vissan là cơ sở chế biến thịt lớn nhất hiện nay của Việt nam, được đầu tư công nghệ tương đối hiện đại, đồng bộ, năng lực chế biến đạt 30.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, có hàng chục cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ của các công ty tư nhân có công suất từ 100 – 500 tấn sản phẩm/năm; hầu hết các cơ sở này thiết bị thiếu đồng bộ, công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế.

B¶ng 51. Tình hình chế biến thịt

Năm TT Sản phẩm ĐVT2000 2005 2009 2010

A Thịt lợn 1 Thịt hơi Tấn 1.460.000 2.420.000 2.900.000 3.100.0002 Thịt Chế biến Tấn 58.400 96.800 348.000 372.000B Gia cầm 1 Thịt hơi Tấn 783.000 770.900 1.100.000 1.243.8002 Thịt Chế biến Tấn 31.320 30.800 132.000 149.000C Thịt bò 1 Thịt hơi Tấn 97.000 159.400 304.200 222.0002 Thịt Chế biến Tấn 3.900 6.376 24.500 26.640Tổng thịt chế biến Tấn 93.620 133.976 191.300 212.840

Có thể nói ở Việt Nam chưa thật sự hình thành nền công nghiệp chế biến thịt, bao gồm từ giết mổ đến chế biến và tiêu thụ trên diện rộng, số nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến còn rất ít. Đối với các cơ sở tư nhân chế biến các món ăn truyền thống như ruốc, giò, chả nem chủ yếu sử dụng máy bán cơ giới như xay, ép. Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành chế biến thịt của nước ta còn lạc hậu, việc bảo dảm an toàn VSTP đang là một thách thức lớn (Qua kiểm tra 434 cơ sở giết mổ gia súc chỉ có 45% là có giấy phép của cơ quan thú y, 35% có vệ sinh tiêu độc sau giết mổ, số cơ sở sử dụng nước máy công nghiệp là 25%. Điều kiện vệ sinh có 42 cơ sở khá, 121 cơ sở trung bình, 271 cơ sở kém, không đảm bảo vệ sinh).

4.10. Chế biến thức ăn chăn nuôi Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh với mức tăng trưởng 16,1%/năm. Hiện có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, đạt sản lượng trên 8,5 triệu tấn/năm, bằng 58,2% công suất thiết kế (12,3 triệu tấn),

Page 64: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 55

đưa mức sử dụng thức ăn công nghiệp trong tổng sản lượng thức ăn tinh đạt 47,6%.

B¶ng 52. Thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi

Năm TT Danh mục ĐVT 2000 2005 2010

1 Tổng số cơ sở, nhà máy chế biến Nhà máy 108 176 225 2 Tổng công suất thiết kế Triệu tấn 2,89 8,8 12,3 3 Tổng sản lượng sản phẩm Triệu tấn 2,16 6,6 8,94

Trong đó: – Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài: 43 cơ sở, chiếm 18% về

số lượng cơ sở, nhưng tổng công suất thiết kế chiếm tới 66,4%. – Doanh nghiệp trong nước: 198 cơ sở (chiếm 82%), nhưng tổng công suất

thiết kế chỉ chiếm 35,6%. Các nhà máy được phân bổ tập trung ở một số vùng: Đông Nam Bộ 3,31 triệu tấn, chiếm 37,6%, Đồng bằng sông Hồng 3,79 triệu tấn chiếm 43,1%, còn lại là các vùng khác tương ứng Tây Bắc 0,4%, Đông Bắc 1,2%, Bắc Trung Bộ 1,6%, Duyên hải miền Trung 1,5%, Tây Nguyên 0,1% và Đồng bằng sông Cửu Long 14,6%. Phần lớn dây chuyền thiết bị của các nhà máy nhập khẩu của nước ngoài, gần đây đã có một số dây chuyền chế tạo trong nước, nhưng công suất nhỏ và một số máy chính vẫn phải nhập khẩu (máy ép viên, máy nghiền công suất lớn). Các nhà máy được trang bị thiết bị công nghệ tiên tiến, đồng bộ và đây cũng là ngành thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất của ngành nông nghiệp. Đối với các cơ sở có công suất chế biến lớn 20 tấn/giờ hầu hết được trang bị đồng bộ, có hệ hống điều khiển tự động và phần mềm sản xuất thức ăn. Bên cạnh những mặt đạt được, hiện tại trong quá trình sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam gặp khó khăn do lượng nguyên liệu phải nhập lớn, giá nguyên liệu trong nước cao.

4.11. Chế biến gỗ Hiện cả nước có khoảng 2500 cơ sở chế biến gỗ, trong đó hơn 450 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, tập trung chủ yếu tại tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Định; khoảng 420 doanh nghiệp FDI (Bình Dương: 241 doanh nghiệp; TP Hồ Chí Minh: 38 doanh nghiệp; tỉnh Đồng Nai: 59 doanh nghiệp), chủ yếu là các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung quốc, đóng góp khoảng hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Page 65: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 56

B¶ng 53. Tình hình phát triển công nghiệp chế biến gỗ Mức tăng trưởng (±%) Danh mục Đơn vị

tính 2000 2005 2010

4/3 5/3 5/4 1 2 3 4 5 6 7 8

Số cơ sở Doanh nghiệp

1.200 1.500 2.500 +25,0 +108,30 +66,6

Công suất (*) Nghìn m3 gỗ tròn

3.000 3.500 5.000 +16,6 +66,66 +42,8

Trong những năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có những bước phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng cao, năm 2009 đạt 2,66 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đạt 2 tỷ USD năm 2010 đã được đặt ra tại Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng, nếu năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến hết năm 2006, đã có mặt tại trên 120 quốc gia. Trong đó, thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Chủng loại sản phẩm cũng đa dạng hơn, ngoài sản phẩm ván sàn, bàn ghế ngoài trời đã xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ nội thất có giá trị gia tăng cao. Đến tháng 4/2008, đã có 155 doanh nghiệp được Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ CoC, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 Châu Á về số lượng doanh nghiệp có chứng chỉ CoC. Một số khó khăn, hạn chế:

– Phần lớn công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa đầu tư đúng mức đối với công đoạn sấy gỗ và hoàn thiện bề mặt sản phẩm; tỷ lệ tận dụng gỗ còn thấp trong khi nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng nhanh.

– Bị động về nguồn nguyên liệu gỗ, hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80%, với tỷ lệ tăng giá từ 10-20% / năm.

– Nhiều doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến gỗ.

– Mẫu mã sản phẩm tuy đã đa dạng hơn nhưng vẫn còn nghèo nàn. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn hạn chế.

– Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ người lao động trong ngành chế biến gỗ đã qua đào tạo còn thấp. Điều này dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Page 66: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 57

– Vấn đề mới phát sinh liên quan đến thay đổi thị trường gỗ và sản phẩm gỗ quốc tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm hiểu để có những biện pháp kiểm soát tốt hơn, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ.

4.12. Chế biến thủy sản Hệ thống chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp của Việt Nam tương đối hiện đại, với gần 570 cơ sở công nghiệp, giá trị đầu tư trên 1 tỷ USD, mỗi năm sản xuất ra sản phẩm với giá trị khoảng 5 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hệ thống này nếu được huy động vào sản xuất hết công suất thiết kế thì mỗi năm có thể sản xuất: 2.000.000 tấn hàng đông lạnh các loại, 55.000 - 65.000 tấn đồ hộp, 150.000 - 170.000 tấn bột cá, 70.000 - 80.000 tấn thuỷ sản khô các loại, 250 - 300 triệu lít nước mắm. B¶ng 54. Kết quả phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản

Mức tăng trưởng (±%) Danh mục Đơn vị tính

2000 2005 2010 4/3 5/3 5/4

1 2 3 4 5 6 7 8 Số cơ sở cơ sở 225 439 570 +95 +153 +30

Công suất 1.000T SP 500 1.300 2.200 +160 +340 +69

– Phần lớn cơ sở chế biến thủy sản đạt trình độ công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và tiếp cận trình độ công nghệ của thế giới. Đến đầu năm 2010, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU là 330, vào thị trường Trung Quốc là 459, vào thị trường Hàn Quốc là 457...

– Về sản phẩm: sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng và phong phú, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng ngày một cao. Hiện có gần 1000 chủng loại sản phẩm khác nhau, chủ lực vẫn là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực các loại. Tỷ trọng các sản phẩm cá chiếm khoảng 33%, tôm 34% và các sản phẩm còn lại 33%. Cơ cấu sản phẩm có chuyển biến tích cực: sản phẩm sơ chế chiếm 51,6%, sản phẩm có giá trị gia tăng là 48,4%.

– Một số tồn tại trong chế biến thủy sản là: ♦ Chưa có quy hoạch hệ thống chế biến thủy sản trên toàn quốc. Đầu tư xây

dựng các cơ sở chế biến thủy sản mất cân đối với nguồn nguyên liệu, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh... đây là nguyên nhân dẫn đến phát triển chưa ổn định, không bền vững.

♦ Số lượng và chất lượng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. ♦ Hoạt động sản xuất, kinh doanh càng hội nhập, càng bộc lộ rõ hơn mâu

thuẫn giữa thực trạng của nền sản xuất nhỏ, phân tán với yêu cầu cao của nền sản xuất hàng hoá lớn đối với sản phẩm làm ra, nhất là chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tình trạng tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu, sử

Page 67: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 58

dụng thuốc kháng sinh, hoá chất bị cấm trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch... nếu không ngăn chặn, không quản lý tốt sẽ dẫn đến mất thị trường.

♦ Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài với trên 50% mặt hàng sơ chế, mang tính chất cung cấp nguyên liệu, giá trị gia tăng thấp, mặt hàng mẫu mã bao bì đơn giản v.v…

♦ Vấn đề môi trường đang đặt ra cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải giải quyết, như: di dời nhà máy ra khỏi các trung tâm thành phố, khu dân cư và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải...

5. Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp – Hiện nay tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp rất đa

dạng. Nhà nước và tập thể thường quản lý những dịch vụ công và những loại dịch vụ mang tính kỹ thuật (như khuyến nông, BVTV, thú y, sản xuất giống), cần vốn lớn đầu tư tập trung (như dịch vụ thủy lợi, nước sạch). Đồng thời nhà nước cũng quản lý mạng lưới cung ứng giống, vật tư theo mạng lưới phân phối cấp I từ nhập khẩu đến bán buôn để điều chỉnh sự ổn định giá và chất lượng.

– Đối với những loại dịch vụ có tính chất dàn trải, nhỏ lẻ, vốn đầu tư không cao (như bán lẻ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn gia súc), cơ giới hóa (mua máy làm đất, vận chuyển...) thì thành phần kinh tế cá thể như hộ gia đình hoạt động có tính linh hoạt và hiệu quả hơn.

– Dịch vụ nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Dịch vụ nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng, hiệu quả và không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp như: tỷ lệ dùng giống cây trồng mới ở các vùng đã đạt từ 70 – 90%. Các giống vật nuôi như lợn siêu nạc, bò được sind hoá, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, kỹ thuật chăn nuôi trang trại công nghiệp ngày càng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Phong trào nông dân làm kinh tế giỏi xuất hiện ở khắp các vùng.

– Tuy vậy đến nay tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp còn rất thấp, bình quân 1,7%, nhưng cũng có địa phương (xã, huyện, tỉnh) tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng cao (có nơi tỷ trọng dịch vụ lên tới trên 30 – 40%) là nhờ phát triển ngành nghề nông thôn, như các làng nghề, các vùng đã được quy hoạch sản xuất hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất khẩu.

– Những nguyên nhân chính dẫn đến dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển mạnh là: một mặt do qui mô hoạt động còn nhỏ bé, mặt khác, qua điều tra cho thấy việc thống kê hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp cũng không đầy đủ (thiếu tiêu chí đánh giá, thiếu mạng lưới thu thập số liệu thường xuyên), hơn nữa hoạt động dịch vụ nông nghiệp do đối tượng kinh tế tư nhân là chính nên khó có số liệu chính xác.

Page 68: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 59

– Phải khẳng định dịch vụ trong nông nghiệp rất cần được ưu tiên phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn vậy Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và các cơ quan quản lý ngành, các cấp cần đặt chiến lược phát triển và đưa ra những giải pháp thực hiện đồng bộ.

5.1. Khu vực nhà nước – Dịch vụ khuyến nông, bao gồm: chuyển giao khoa học kỹ thuật; đào tạo, tập

huấn cho nông dân; xây dựng mô hình sản xuất. – Dịch vụ thú y và BVTV, bao gồm: công tác dự tính, dự báo; công tác kiểm

dịch; công tác phòng dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. – Dịch vụ cung ứng vật tư về giống, bao gồm: Trung tâm giống cây trồng:

Mỗi tỉnh có một trung tâm trong đó bao gồm các trạm, trại sản xuất giống cây trồng và cung cấp cho các đơn vị làm dịch vụ hoặc trực tiếp cho các nhóm hộ nông dân. Lượng giống nguyên chủng cung cấp được khoảng 20% trong tổng số giống. Trung tâm giống vật nuôi: Mỗi tỉnh có một trung tâm gồm 1 đến 2 trại sản xuất, chủ yếu sản xuất giống gia súc cung cấp cho các địa phương hoặc thực hiện phối giống cho gia súc của các địa phương.

– Dịch vụ thủy lợi và nước sạch nông thôn, bao gồm: dịch vụ tưới tiêu; dịch vụ cung cấp nước sạch nông thôn.

5.2. Khu vực tập thể – Dịch vụ cung ứng giống cây con: hiện nay còn hoạt động ở một số HTX. – Dịch vụ cung ứng vật tư: phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc. Hiện nay

còn rất ít HTX hoạt động vì dịch vụ cung ứng vật tư ở các HTX hiện nay hoạt động kém hiệu quả.

5.3. Khu vực tư nhân – Khu vực kinh tế tư nhân: hoạt động mạnh ở dịch vụ cung ứng các loại vật tư

nông nghiệp, với phạm vi rộng khắp. – Dịch vụ cung ứng vật tư và giống cây trồng vật nuôi, bao gồm: Dịch vụ

giống cây trồng vật nuôi; Dịch vụ phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, thuốc thú y; Trang thiết bị, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

– Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp: Dịch vụ làm đất; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ thu hoạch, tuốt hạt; Dịch vụ chế biến và bảo quản.

6. Nguồn nhân lực – Năm 2010 dân số của Việt Nam là 86.927.700 người, tăng 4,53 triệu người

so với năm 2000 (với sai số thuần là 0,3%). Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tạo áp lực cho việc giải quyết công ăn việc làm hàng năm; trong điều kiện quy mô kinh tế còn thấp thì năng suất lao động thấp (bình quân 1 năm lao động chỉ đạt khoảng 1.959 USD, trong đó của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ có 821 USD). Hiện có khoảng gần 70% dân số

Page 69: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 60

sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm gần 56% trong cơ cấu lao động.

– Theo số liệu điều tra mới đây nhất của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi năm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1,5%. Đặc biệt, tốc độ giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng nhanh hơn trong những năm gần đây khi cơ hội việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển mạnh.

– Chênh lệch giữa mức thu nhập trong nông nghiệp thấp hơn so với lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp, nên hầu hết lao động trẻ hiện nay đều không có xu hướng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngay cả khu vực nông thôn cũng khó thu hút được bộ phận lao động này. Bởi vậy, độ tuổi của lực lượng lao động trong nông nghiệp đang trở nên già hơn theo thời gian. Từ đó, sự phát triển của lực lượng lao động nói chung sẽ chậm lại đáng kể trong vòng 20 năm tới và lực lượng lao động trong ngành phi nông nghiệp sẽ không ngừng tăng lên.

– Trên thực tế, hiện tình trạng thiếu lao động ở một số vùng nông thôn đã diễn ra cục bộ. Nguyên nhân được xác định, do nhiều lao động trẻ chấp nhận bỏ nông nghiệp, lên thành phố tìm cơ hội phát triển hơn.

– Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, trong số 21 triệu 200 ngàn lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên toàn quốc, có 20,7 triệu người, chiếm tỷ lệ gần 98% chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn.

– Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hiện nền kinh tế nông nghiệp đang thiếu hụt nhiều lao động kỹ thuật, trong khi đó lao động phổ thông, không có tay nghề lại dư thừa. Là thành viên của WTO, sức ép về trình độ, tay nghề đối với lao động khu vực nông thôn là rất lớn. B¶ng 55. Thực trạng dân số, lao động nông nghiệp qua các năm

Đơn vị: 1000 người, %

Hạng mục 2000 2005 2007 2008 2010 TĐT

Dân số 77.630,9 82.393,5 84.221,1 85.122,3 86.927,7 1,14Số người trong độ tuổi LĐ 38.545,4 44.904,5 47.160,3 48.209,6 50.392,9 2,71Số LĐ đang làm việc 37.609,6 42.774,9 45.208,0 46.460,8 49.048,5 2,69Tr.đó: LĐ nông lâm TS 24.480,6 24.424,0 24.369,4 24.447,7 23.896,3 -0,24Tỷ lệ LĐ NN/tổng LĐ (%) 65,09 57,10 53,91 52,62 48,7 -2,86Năng suất LĐ NLN (tr.đ/ng) 4,0 6,3 8,4 12,2 14,0 13,34Năng suất LĐ th.sản (tr.đ/ng) 15,1 22,2 28,2 34,7 38,5 9,81

Nguồn: Niên giám thống kê

– Trong tình hình lao động nông thôn và số thanh niên đến tuổi lao động cần việc làm vẫn tiếp tục tăng thêm hàng năm ở nông thôn (khoảng hơn 1 triệu người), việc doanh nghiệp nông thôn và đầu tư về nông thôn tăng trưởng

Page 70: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 61

chậm tạo nên sức ép to lớn về việc làm và thu nhập của cư dân nông thôn. Trong giai đoạn 2001 - 2006, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm 10,4%, trong đó chuyển sang làm công nghiệp - xây dựng 5,1%, làm dịch vụ 4,4%. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm 48,7% so với tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước và mới sử dụng 83% thời gian.

7. Vốn đầu tư cho nông nghiệp Từ năm 2000 - 2010, tỷ trọng chi tiêu công cho ngành nông nghiệp chỉ chiếm 5 - 6% tổng chi ngân sách nhà nước, rất thấp so với mức bình quân của các nước trong vùng (Hàn Quốc, Malaysia, Philippin trong giai đoạn tương tự thường có mức đầu tư chính phủ cho lĩnh vực này trên 20%). Năm 2010, đầu tư cho nông nghiệp chiếm 6,9% tổng đầu tư từ ngân sách, tương đương 11% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong khi nông nghiệp đóng góp 20,9% GDP toàn xã hội thì đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ chiếm 2,85% tổng GDP. Đầu tư từ ngân sách của Việt Nam cho nông nghiệp tương đương 1,4% tổng GDP thấp hơn so với mức trung bình của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan là 8 - 16% và các nước Đông Nam Á khác 8 - 9%.

B¶ng 56. Thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp Đơn vị: tỷ đồng, %

TT Hạng mục 2000 2005 2008 2010 TĐ tăng

1 Tổng vốn ĐT toàn XH (giá SS) 115.109 213.931 333.226 400.183 13,27 Trong đó: - Vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp,

TS 15.938 15.962 23.745 27.530 5,62

- Tỷ trọng so với tổng vốn toàn XH 13,8 7,5 7,1 6,9 -6,762 Tổng vốn ĐT toàn XH (giá TT) 151.183 343.135 616.735 830.278 18,57 Trong đó: - Vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp, TS 20.933 25.749 39.759 51.071 9,33- Tỷ trọng so với tổng vốn toàn XH 13,8 7,5 6,4 6,2 -7,79

Nguồn: Tổng cục Thống kê

8. Cơ chế chính sách trong nông nghiệp – Khởi đầu quá trình đổi mới, Đảng và nhà nước đã dựa trên những sáng kiến

và đề xuất từ thực tiễn ban hành những chính sách hợp quy luật, hợp lòng dân. Trong đó, nổi bật là việc giao đất, giao tư liệu sản xuất của hợp tác xã cho hộ nông dân, tự do hóa thương mại, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Từ đó đến nay, hàng loạt chính sách và chủ trương mới tiếp tục được xây dựng và áp dụng, từng bước tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 71: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 62

– Các chính sách tiếp sức cho dân như cung cấp tín dụng, khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng... thực sự tăng cường lực lượng sản xuất.

– Các nhóm chính sách hướng vào bảo vệ sản xuất, phòng chống rủi ro, thiên tai đã tạo điều kiện sản xuất ổn định, hình thành môi trường phát triển vững bền cho đời sống kinh tế xã hội của cư dân nông thôn.

– Các chính sách cải cách tổ chức thể chế như phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, liên kết nông dân và doanh nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và nông lâm trường quốc doanh... góp phần tích cực vào việc phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn.

– Các nhóm chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, phát huy dân chủ cơ sở... đã tạo điều kiện thuận lợi để cư dân nông thôn phát huy vai trò làm chủ, tạo cho họ điều kiện tiếp cận với các cơ hội hưởng lợi từ quá trình phát triển của đất nước.

– Các nhóm chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo môi trường pháp lý để phát huy lợi thế so sánh của nông lâm thuỷ sản Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ sự viện trợ rộng rãi của quốc tế cho quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra một loạt thị trường mới và thu hút một lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

– Do lý luận phát triển chưa hoàn chỉnh, công tác xây dựng chính sách chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích căn cứ cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu đáng tin cậy và kịp thời nên có một số chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý thiếu tính khả thi nhưng không được điều chỉnh bổ sung kịp thời, khó đưa vào cuộc sống, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội, gây nên tình trạng lãng phí và tạo điều kiện trục lợi làm giàu bất chính.

– Việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chủ trương chính sách ban hành nhiều nhưng thực hiện chưa hết mức do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực tương ứng, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp uỷ và chính quyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, còn tình trạng làm được đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích. Kinh nghiệm tốt ít được tổng kết nhân rộng, nhiều phong trào thi đua mang tính hình thức ít phát huy tác dụng trong thực tiễn. Sự phối hợp của các ngành, các cấp, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể còn yếu kém.

9. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp

9.1. Thuỷ lợi – Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã quan tâm đầu tư cho công tác thuỷ lợi

phục vụ đa mục tiêu. Tới nay, cả nước đã xây dựng được gần 100 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, trong đó có 1.967 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2

Page 72: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 63

triệu m3, tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m3; 10 nghìn trạm bơm (Q = 24,8 triệu m3/h), trong đó trên 2 nghìn trạm bơm lớn; 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới, tiêu lớn, 23.000 km đê bao các loại.

– Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống đến nay bảo đảm cho 3,45 triệu ha đất canh tác, trong đó tưới cho 6,92 triệu ha gieo trồng lúa, 1,5 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày; đảm bảo tiêu cho khoảng 1,72 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ trên 5,65 tỷ m3/năm. Trong 5 năm 2006 – 2010 tăng năng lực tưới thêm 450 nghìn ha, năng lực tiêu 243 nghìn ha.

– Các hệ thống công trình thuỷ lợi có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống; đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát điện; tiêu nước cho các khu dân cư đô thị và nông thôn; góp phần cải thiện môi trường sống.

B¶ng 57. Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn

Chỉ số đánh giá Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Hiệu suất tưới thực tế so với năng lực tưới thiết kế

% 67,5 69,4 71,5 73,7 75,5

Hiệu suất tiêu thực tế so với năng lực tiêu thiết kế

% 85,4 86,0 86,7 87,5 88,2

Tỷ lệ diện tích canh tác cây hàng năm được tưới ổn định

% 60 61 63 64 65

Tỷ lệ diện tích canh tác cây hàng năm được tiêu ổn định

% 77,6 78,1 78,7 79,4 80

Năng lực tưới tăng thêm Ngàn ha 200 120 80 20 30Năng lực tiêu tăng thêm Ngàn ha 56 72 48 32 35Năng lực ngăn mặn tăng thêm Ngàn ha 31 38 41 40 42Số Km đê sông được củng cố Km 61 46 56 62 100Số Km đê biển được củng cố Km 50 45 50 130 225Tổng công suất cảng, bến cá Ngàn

tàu 56 86

Tổng công suất các khu neo đậu, tránh trú bão

Ngàn tàu

17,5 20,5

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT

9.2. Các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi Trong 4 năm 2006-2009 nhà nước đã đầu tư cho các dự án giống cây trồng và vật nuôi ước khoảng 400 tỷ đồng; ngoài việc đảm bảo đủ các giống có chất lượng cho sản xuất, đã tăng thêm đáng kể cơ sở vật chất cho các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống.

Page 73: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 64

– Các dự án giống cây trồng: Đã xây dựng 2000m2 vườn ươm; trồng mới 11 ha vườn cây mẹ; 2.300m2 kho chứa giống; 20.100m2 sân phơi; 3.170m2 nhà lưới; 3.275m2 nhà kính; 2.050m2 nhà chế biến giống; 1.670m2 nhà kiểm nghiệm giống; 3.432m2 nhà nuôi cấy, chọn tạo giống; 35.700m2 đường giao thông tại các khu nhân giống; 534m kênh tưới tiêu; kè 3.800m2 hồ chứa nước phục vụ vùng sản xuất giống; 3 đập ngăn nước; 3.100m tường rào bảo vệ khu nhân giống...

– Các dự án giống vật nuôi: Đã đầu tư xây dựng mới Trung tâm Nghiên cứu dê, cừu tại Ninh Thuận. Di dời Trung tâm Nghiên cứu gia cầm từ Thuỵ Phương - Hà Nội tới huyện Phổ Yên - Thái Nguyên với quy mô trại 15 ha. Nâng cấp cơ sở vật chất của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn tại Bình Dương; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi tại Thái Nguyên; nuôi giữ và sản xuất đàn trâu giống hạt nhân quy mô 47 con; Trại giống Bình Minh - Đồng Nai, Trại giống Tam Điệp - Ninh Bình. Cải tạo chuồng bò đực giống cho Trạm Nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi An Nhơn - Bình Định. Đầu tư nâng cấp Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình Hải Dương, Trung tâm VIGOVA - TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống thụ tinh nhân tạo bò và lợn đang được đầu tư phát triển ở nhiều địa phương.

9.3. Bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật – Tiếp tục đầu tư nâng cấp các Trung tâm bảo vệ thực vật vùng gắn với việc

cải tạo nâng cấp các phòng thí nghiệm để tăng cường năng lực dự tính dự báo sâu bệnh, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ.

– Để phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu nông sản và quản lý chặt chẽ xâm nhập sâu bệnh từ bên ngoài, ngoài việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các Trạm kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu đã có, những năm vừa qua đã đầu tư xây dựng mới 7 Trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu Chi Na, Thanh Thuỷ, Cha Lo, Mỹ Thới, Thừa Thiên Huế, Cái Lân, Na Lay, Thuỳ Vân.

– Thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành bảo vệ thực vật, bao gồm nâng cao năng lực hệ thống quản lý thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực hệ thống giám sát sinh vật gây hại. Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ ngành bảo vệ thực vật.

9.4. Thú y – Đầu tư xây dựng tăng cường năng lực kiểm nghiệm thuốc thú y tại hai

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

– Đầu tư tăng cường năng lực kiểm dịch động vật tại cửa khẩu sân bay Nội Bài, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Bình. Dự kiến vốn đầu tư đến hết năm 2010 vào khoảng 50 tỷ đồng.

Page 74: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 65

– Đầu tư nâng cấp các Cơ quan thú y vùng III, V, VI nhằm tăng cường năng lực dự tính, dự báo dịch bệnh và chỉ đạo phòng chống dịch, quản lý nhà nước về thú y tại các vùng, tổng vốn đầu tư đến hết năm 2010 khoảng 40 tỷ đồng.

– Đầu tư tăng cường năng lực xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh gia súc gia cầm; xét nghiệm vi sinh, chất tồn dư, độc tố tại Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1 và Trạm chẩn đoán xét nghiệm Sơn La, tổng vốn đầu tư thực hiện hết năm 2010 khoảng 45 tỷ đồng.

– Đầu tư tăng cường năng lực quản lý nhà nước về thú y thông qua dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngành, vốn đầu tư 4 tỷ đồng.

9.5. Hạ tầng lâm nghiệp và thuỷ sản

– Đã đầu tư xây dựng trạm thu ảnh viễn thám MODIS phục vụ cho công tác phát hiện cháy và chống cháy rừng; phát triển công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về kiểm lâm.

– Trong 5 năm 2006 – 2010 đã đầu tư đưa vào sử dụng 7 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và 5 khu cấp địa phương. Đầu tư xây dựng và nâng cấp 13 cảng cá, bến cá; hình thành hệ thống cảng cá, bến cá dọc 28 tỉnh ven biển thực sự là đầu mối hậu cần nghề cá. Xây dựng hệ thống hạ tầng phát triển vùng nuôi với quy mô 124.000ha.

III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QĐ 150/QĐ-TTG Quyết định 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, trong quyết định đề ra các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu nông sản, diện tích các cây trồng, số lượng vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản... Rà soát lại số liệu hiện trạng so với Quyết định 150 (quy hoạch) cụ thể như sau:

1. Nhóm chỉ tiêu đạt và vượt quy hoạch – Tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm thuỷ sản: quy hoạch giai đoạn 2006 -

2010 là 4 – 4,5%/năm, trong đó thuỷ sản tăng 8 – 9%/năm, thực tế GTSX nông lâm thuỷ sản 2006 - 2010 tăng 5%/năm, đạt 125% so với quy hoạch, thuỷ sản tăng 7,5%/năm, đạt 100% so với quy hoạch. Nguyên nhân GTSX nông lâm thuỷ sản tăng vượt quy hoạch là do GTSX thuỷ sản tăng trưởng nhanh, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi tăng trưởng nhanh.

– Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản: quy hoạch đến năm 2010 là 17,5 – 18 tỷ USD, thực tế đạt 19,15 tỷ USD, đạt 106% so với quy hoạch.

– Đất nông nghiệp: quy hoạch đến năm 2010 là 26.220 ngàn ha, thực tế đạt 26.233 ngàn ha, đạt 100% so với quy hoạch.

Page 75: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 66

– Đất sản xuất nông nghiệp: quy hoạch đến 2010 là 9.670 ngàn ha, thực tế đạt 10.130,9 ngàn ha, đạt 104,8% so với quy hoạch. Đây là một cố gắng lớn của các địa phương trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.

– Cây lúa: đất lúa quy hoạch đến năm 2010 là 3,96 triệu ha, thực tế đạt 4,068 triệu ha, đạt 102,7% so với quy hoạch. Đất lúa năm 2010 giảm so với năm 2000 là 200 ngàn ha, tuy nhiên năng suất lúa tiếp tục tăng từ 42,4 tấn năm 2000 lên 53,2 tạ/ha năm 2010, sản lượng tăng từ 32,5 triệu tấn lên 39,9 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu gạo bình quân 3 – 5 triệu tấn/năm.

– Cây sắn: quy hoạch đến năm 2010 là 375,2 ngàn ha, thực tế đạt 496 ngàn ha, đạt 132,2% so với quy hoạch. Nguyên nhân diện tích sắn vượt quy hoạch là do các giống sắn nhập khẩu với năng suất cao đã được đưa vào trồng đại trà (tốc độ tăng năng suất 2000 – 2010 đạt 7,46%/năm), cây sắn tương đối phù hợp với những vùng nghèo, đầu tư thấp, giá bán sắn và các sản phẩm từ sắn thời gian qua ở mức cao, người trồng sắn có thu nhập khá.

– Cây rau đậu: quy hoạch đến năm 2010 là 700 ngàn ha, thực tế đạt 780 ngàn ha, đạt 111,4% so với quy hoạch, nguyên nhân là do nhu cầu rau trong tiêu dùng ngày càng nhiều, trồng rau có thu nhập tương đối cao đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích, sản lượng năm 2010 đạt 12,93 triệu tấn.

– Cây cao su: quy hoạch đến năm 2010 là 700 ngàn ha, thực tế đạt 740 ngàn ha, đạt 105,7% so với quy hoạch, diện tích cây cao su những năm vừa qua tăng trưởng mạnh là do giá cao su xuất khẩu luôn ở mức cao, thời kỳ 2000 – 2010 bình quân trên 2.000 USD/tấn mủ khô, trồng cao su mang lại hiệu quả cao, cây cao su phù hợp với điều kiện sinh thái ở nhiều vùng của nước ta.

– Cây cà phê: quy hoạch đến năm 2010 là 500 ngàn ha, thực tế đạt 548,2 ngàn ha, đạt 109,6% so với quy hoạch. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu cà phê tăng, năng suất cà phê cao nên hiệu quả kinh tế cao.

– Cây hồ tiêu: quy hoạch đến năm 2010 là 50 ngàn ha, thực tế đạt 51,3 ngàn ha, đạt 102,6% so với quy hoạch.

– Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích nuôi quy hoạch đến 2010 là 1.440 ngàn ha, thực tế đạt 1.048 ngàn ha, đạt 72,8% so với quy hoạch. Nguyên nhân do chỉ tiêu quy hoạch quá cao so với thực tế mặc dù đã chuyển đổi từ đất trồng lúa, đất rừng ngập mặn sang, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Năng suất tăng nhanh 11,57%/năm, góp phần nâng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2,7 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới.

– Khai thác hải sản: quy hoạch đến năm 2010 là 1,5 triệu tấn, thực tế đạt 2,39 triệu tấn, đạt 159,7% so với quy hoạch. Nguyên nhân do ngành thuỷ sản đã đầu tư tàu thuyền và phương tiện đánh bắt hiện đại để đánh bắt xa bờ.

Page 76: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 67

– Sản xuất muối: quy hoạch đến 2010 diện tích muối 15 ngàn ha, sản lượng 1,5 triệu tấn, thực tế diện tích 15,18 ngàn ha, đạt 101,2% so với quy hoạch.

2. Nhóm chỉ tiêu đạt xấp xỉ so với quy hoạch – Cây chè: quy hoạch đến 2010 là 140 ngàn ha, thực tế đạt 129,4 ngàn ha, đạt

92,4% so với quy hoạch, cây chè có tốc độ tăng năng suất cao 4,97%/năm giai đoạn 2000 - 2010, năm 2010 đạt 72,8 tạ/ha. Tuy nhiên năng suất chè của Việt Nam còn thấp so với thế giới (đứng thứ 9/10 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới), chất lượng còn thấp do hạn chế của công nghệ chế biến cũng như chủng loại sản phẩm.

– Đàn trâu bò: quy hoạch đến năm 2010 là 9,7 triệu con (3 triệu con trâu, 6,7 triệu con bò), thực tế đạt 8,8 triệu con (2,9 triệu con trâu, 5,9 triệu con bò), đạt tỷ lệ 97,1% đối với trâu và 88,3% đối với bò so với quy hoạch, trong đó đàn bò sữa đạt tỷ lệ thấp so với quy hoạch (64,3%). Nguyên nhân là tiêu chí quy hoạch chưa hợp lý (chú ý tăng đàn chưa chú ý tăng trọng trên đầu con), sữa nhập khẩu ở mức cao, hạn chế sản xuất trong nước.

– Đất lâm nghiệp: quy hoạch đến năm 2010 là 16.700 ngàn ha, thực tế đạt 15.368,7 ngàn ha, đạt 92% so với quy hoạch.

♦ Đất rừng phòng hộ: quy hoạch đến năm 2010 là 5.400 ngàn ha, thực tế đạt 5.762 ngàn ha, đạt 106,7% so với quy hoạch, nguyên nhân là trong thập niên vừa qua đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư khuyến khích trồng rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

♦ Đất rừng đặc dụng: quy hoạch đến năm 2010 là 3.900 ngàn ha, thực tế đạt 2.141,3 ngàn ha, đạt 54,9% so với quy hoạch, nguyên nhân do chuyển sang rừng sản xuất và rừng phòng hộ là chủ yếu.

♦ Đất rừng sản xuất: quy hoạch đến năm 2010 là 7.400 ngàn ha, thực tế đạt 7.465,3 ngàn ha, đạt 100,9% so với quy hoạch.

3. Nhóm chỉ tiêu không đạt quy hoạch – Cây ngô: quy hoạch đến năm 2010 là 1,5 triệu ha, thực tế đạt 1,12 triệu ha,

đạt 75,1% so với quy hoạch, nguyên nhân là do quy hoạch đề ra mục tiêu phát triển mạnh cây ngô làm nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước, tuy nhiên trong quá trình phát triển do quỹ đất trồng ngô còn hạn chế, năng suất tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp so với tiềm năng, tổn thất sau thu hoạch cao nên dẫn đến giá thành sản xuất ngô trong nước cao hơn so với giá nhập khẩu.

– Cây mía: quy hoạch đến năm 2010 là 350 ngàn ha, thực tế đạt 266,3 ngàn ha, đạt 76,1% so với quy hoạch, nguyên nhân là do trồng mía hiệu quả kinh tế chưa cao, năng suất thấp, cây mía khó cạnh tranh với các cây trồng khác trên cùng loại đất.

Page 77: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 68

B¶ng 58. Rà soát các chỉ tiêu cây trồng vật nuôi theo QĐ 150 của Chính phủ

TT Hạng mục ĐVT Thực hiện 2010

Quy hoạch 2010

% TH/QH

I Nhóm chỉ tiêu đạt và vượt QH

1 Tốc độ tăng trưởng GTSX % 5,0 4 - 4,5 125,0 2 Kim ngạch XK Tỷ USD 19,15 17,5 - 18,0 106,0 3 Đất nông nghiệp 1.000ha 26.233,1 26.220,0 100,0 4 Đất SX nông nghiệp 1.000ha 10.130,9 9.670,0 104,8 5 Diện tích lúa 1.000ha 7.514,3 7.090,0 106,0 6 Sản lượng lúa 1.000 tấn 39.988,4 40.000,0 100,0 7 Diện tích sắn 1.000ha 496,2 375,2 132,2 8 DT rau các loại 1.000ha 780,1 700,0 111,4 9 Diện tích cao su 1.000ha 740,0 700,0 105,7

10 Diện tích cà phê 1.000ha 548,2 500,0 109,6 11 Diện tích hồ tiêu 1.000ha 51,3 50,0 102,6 12 Diện tích dừa 1.000ha 140,2 120,0 116,8 13 Tỷ lệ đất có rừng % 44,5 42,6 104,5 14 Sản lượng TS nuôi trồng 1.000 tấn 2.706,7 2.000,0 135,3 15 SL hải sản khai thác 1.000 tấn 2.420,8 1.500,0 161,4 16 DT sản xuất muối 1.000ha 15,18 15,0 101,2 II Nhóm chỉ tiêu đạt xấp xỉ QH 1 Sản lượng lương thực 1.000 tấn 44.595,2 45.000,0 99,1 2 Diện tích chè 1.000ha 129,4 140,0 92,4 3 Đàn trâu 1.000 con 2.913,0 3.000,0 97,1 4 Đàn bò 1.000 con 5.916,0 6.700,0 88,3 5 Diện tích đất có rừng 1.000ha 15.368,7 16.700,0 92,0 - DT rừng phòng hộ 1.000ha 5.762,0 5.400,0 106,7 - DT rừng đặc dụng 1.000ha 2.141,3 3.900,0 54,9 - DT rừng sản xuất 1.000ha 7.465,3 7.400,0 100,9

III Nhóm chỉ tiêu không đạt QH 1 Diện tích ngô 1.000ha 1.126,9 1.500,0 75,1 2 Diện tích mía 1.000ha 266,3 350,0 76,1 3 Diện tích lạc 1.000ha 231,0 400,0 57,8 4 Diện tích đậu tương 1.000ha 197,8 400,0 49,5 5 Diện tích điều 1.000ha 372,6 500,0 74,5 6 DT cây ăn quả 1.000ha 776,3 1.000,0 77,6 7 Bò sữa 1.000 con 128,6 200,0 64,3 8 Đàn lợn 1.000 con 27.373,2 40.000,0 68,4 9 Đàn gia cầm 1.000 con 300.500,0 390.000,0 77,1

10 DT nuôi trồng TS 1.000ha 1.048,0 1.440,0 72,8

– Cây lạc: quy hoạch đến năm 2010 diện tích 400 ngàn ha, thực tế đạt 231 ngàn ha, đạt 57,8% so với quy hoạch, nguyên nhân là do chưa có bộ giống

Page 78: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 69

lạc tốt, năng suất cao, hiệu quả kinh tế hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, mức nhập khẩu dầu thực vật ngày càng tăng đã hạn chế sản xuất trong nước.

– Cây đậu tương: quy hoạch đến năm 2010 là 400 ngàn ha, thực tế đạt 197,8 ngàn ha, đạt 49,5% so với quy hoạch, nguyên nhân do quy hoạch đề ra mục tiêu phát triển cây đậu tương làm nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước, tuy nhiên do năng suất đậu tương thấp, hiệu quả chưa cao.

– Cây điều: quy hoạch đến năm 2010 là 500 ngàn ha, thực tế đạt 372,6 ngàn ha, đạt 74,5%so với quy hoạch, nguyên nhân là năng suất điều thời gian qua có tốc độ tăng nhanh do đưa các giống mới có năng suất cao thay thế dần các vườn điều cũ quảng canh, năng suất tăng bình quân 6,33%/năm giai đoạn 2000 - 2010, tuy nhiên năng suất điều còn thấp so với tiềm năng nên sức cạnh tranh chưa cao.

– Cây ăn quả: quy hoạch đến năm 2010 là 1 triệu ha, thực tế đạt 776,3 ngàn ha, đạt 77,6% so với quy hoạch, nguyên nhân là chưa có bộ giống tốt, công tác bảo quản, chế biến còn hạn chế, thị trường không ổn định.

B¶ng 59. Biến động năng suất một số cây trồng chủ yếu qua các năm Đơn vị: tạ/ha, %

TT Hạng mục 2000 2005 2009 2010 TĐT I Cây hàng năm 1 Lúa cả năm 42,4 48,9 52,3 53,2 2,302 Ngô 27,5 36 40,8 40,9 4,053 Sắn 83,6 157,8 168,2 171,7 7,464 Rau các loại 123,4 149,9 162,0 165,8 3,005 Đậu các loại 7,3 8,4 10,0 9,7 2,886 Mía 497,7 561,3 586,2 598,8 1,877 Lạc 14,5 18,1 21,1 21,0 3,778 Đậu tương 12 14,3 14,6 15,0 2,269 Bông 10,1 13,0 12,5 14,6 3,75II Cây lâu năm 10 Cao su 12,6 14,4 17,2 17,2 3,1611 Cà phê 16,8 15,6 20,7 21,5 2,5012 Điều 4,6 10,7 8,6 8,5 6,3313 Hồ tiêu 26,3 20,4 23,8 25,0 -0,5114 Chè 44,8 58,3 71,6 72,8 4,9715 Dừa 63,2 81,9 92,9 95,9 4,26III Nuôi trồng thuỷ sản 1 Diện tích nuôi 641,9 952,6 1.044,7 1.048,0 5,022 Năng suất 9,19 15,52 24,6 25,8 10,893 Sản lượng nuôi trồng 589,6 1.478,0 2.569,9 2.706,7 16,46

Nguồn: Niên giám thống kê

Page 79: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 70

– Đàn lợn: quy hoạch đến năm 2010 là 40 triệu con, thực tế đạt 27,37 triệu con, đạt 68,4% so với quy hoạch. Nguyên nhân do dịch bệnh, nuôi lợn trong khu dân cư bị ô nhiễm môi trường, phải đưa ra xa khu dân cư, tuy nhiên quỹ đất dành cho chăn nuôi tập trung bị hạn chế.

– Đàn gia cầm: quy hoạch đến năm 2010 là 390 triệu con, thực tế đạt 300,5 triệu con, đạt 77,1% so với quy hoạch, sở dĩ đàn gia cầm đạt thấp so với quy hoạch là do dịch cúm gia cầm làm cho tốc độ tăng đàn chậm, quỹ đất dành cho chăn nuôi tập trung bị hạn chế đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Thành tựu

1.1. Thời kỳ 2006 – 2010 tiếp tục đầu tư khai hoang tăng thêm đáng kể diện tích đất nông lâm nghiệp Trong 5 năm diện tích đất nông lâm nghiệp cả nước tăng 1,649 triệu ha, tăng 6,7%, đất sản xuất nông nghiệp tăng 718,9 ngàn ha, tăng 7,6%, trong đó đất cây hàng năm tăng 72 ngàn ha, riêng đất lúa giảm 20 ngàn ha, đất trồng cây lâu năm tăng 646,9 ngàn ha, tăng 21,1%. Đất lâm nghiệp tăng 931,7 ngàn ha, tăng 6,4%.

1.2. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao chủ yếu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực được đảm bảo Tốc độ tăng trưởng của ngành bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,36%/năm, vượt mức mục tiêu 3 – 3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra và kế hoạch 5 năm của ngành. Gía trị sản xuất toàn ngành bình quân tăng 5%/năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%) trong giai đoạn 2006 – 2010.

– Ngành trồng trọt: Tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ hướng mạnh ra xuất khẩu. Trong 5 năm 2006 – 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt mức cao, bình quân 3,6%/năm (chỉ tiêu kế hoạch 2,7%). Sản lượng lương thực phát triển, an ninh lương thực Quốc gia được đảm bảo, ngành trồng trọt có điều kiện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng mạnh ra xuất khẩu, nâng cao hiệu quả. Diện tích các cây thực phẩm, nhất là rau các loại tiếp tục tăng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, một số cây công nghiệp ngắn ngày sau năm 2005 có xu hướng chậm do giá trong nước thấp, nhưng vài năm gần đây, nhất là năm 2010 được giá đã có tốc độ tăng trở lại. Diện tích và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm tăng khá, bình quân mỗi năm trồng mới 73 ngàn ha cây công nghiệp lâu năm.

Page 80: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 71

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả và thị trường, giá trị sản phẩm trồng trọt (giá thực tế) thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2010 đạt 35 triệu đồng (năm 2005 là 14,3 tr.đồng). Đã hình thành 15 vùng sản xuất hàng hoá như vùng sản xuất gạo, thuỷ sản xuất khẩu ĐBSCL, vùng cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, điều ở Đông Bộ và DHNTB, hồ tiêu ở ĐNB, chè ở TDMNBB, cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc, chăn nuôi bò sữa ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Trọng – Lâm Đồng, Mộc Châu – Sơn La, gắn kết giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ.

– Ngành chăn nuôi, tuy có nhiều khó khăn về dịch bệnh, giá thức ăn ở mức cao, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 6,94%/năm (2006 – 2010), đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước: trong 5 năm qua giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân vẫn đạt trên 7,5%/năm. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 19,3% năm 2000 lên 24,5% năm 2010. Tiến bộ rõ nét nhất trong chăn nuôi là đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng chất lượng, thông việc thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, doanh nghiệp tư nhân, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng lên khá. Để đối phó với tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn ra phức tạp, nhiều biện pháp kiểm soát phòng trừ dịch bệnh được áp dụng đã hạn chế mức độ lây lan, tái phát các ổ dịch trên cả nước như: tuyên truyền vận động người chăn nuôi tuân thủ các điều kiện về chăn nuôi thú y được đẩy mạnh; thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng, khoanh vùng, cách ly, tiêu huỷ gia súc, gia cầm kịp thời, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, nhập giống gia súc, gia cầm,… nên đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh. Đồng thời, gắn với việc khuyến khích phát triển công ngiệp chế biến thức ăn gia súc, hiện nay đã có 241 nhà máy, với tổng công suất 7,8 triệu tấn, từ năm 2006 đến nay, sản lượng thức ăn công nghiệp bình quân mỗi năm tăng trên 10%, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

1.3. Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đang trở thành ngành chủ lực trong nông nghiệp

– Tốc độ tăng GTSX thuỷ sản dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là 10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao, 2006 – 2010 đạt 8,0%/năm.

– Tỷ trọng GTSX thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng từ 16,2% năm 2000 lên 21,1% năm 2010.

– Trong 5 năm qua, thực hiện chủ trương khai thác hợp lý vùng biển ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, ngư dân tiếp tục đầu tư mua sắm tàu có công suất

Page 81: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 72

lớn. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã tăng từ 20.537 chiếc năm 2005 lên 25.346 chiếc năm 2010, với tổng công suất từ 2,8 triệu CV lên 4,5 triệu CV.

– Tổ chức chuyển giao công nghệ khai thác hải sản mới có hiệu quả cao từ các nước trong khu vực cho ngư dân; Xây dựng mô hình khai thác theo tổ đội, HTX nhằm phát triển các đội tàu khai thác hải sản chất lượng cao, có khả năng khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ, vùng biển công và vùng biển các nước trong khuôn khổ hợp tác khai thác hải sản, lắp các máy có công suất từ 500 CV trở lên làm các nghề lưới vây, rê, lồng, bẫy và câu…

– Các địa phương đã tập trung phát triển nuôi trồng theo chiều sâu, xác định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi, áp dụng công nghệ nuôi bền vững. Hệ thống nghiên cứu, nhân gây và cung ứng giống cho sản xuất được sắp xếp lại, qua công tác khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân và các tổ chức, cá nhân phát triển nuôi trồng theo quy hoạch.

– Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản tiếp tục có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh giá trị nuôi trồng từ 44,4% năm 2000 lên 57,6% năm 2010; ngược lại giá trị khai thác đánh bắt giảm từ 55,6% năm 2000 xuống 42,4 năm 2010.

1.4. Ngành lâm nghiệp hoàn thành cơ bản nhiệu vụ dự án trồng mới 5 triệu ha, giá trị tăng trưởng liên tục tăng ở mức cao

– Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1,2% năm 2005 lên 4% năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 3%, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ (chỉ tiêu 2,3%).

– Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

– Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa nhanh vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng kinh tế được trồng mới 60% bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm. Việc phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, XĐGN ở các vùng miền núi.

1.5. Thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản được mở rộng cả trong và ngoài nước, xuất khẩu được đẩy mạnh Nhiều sản phẩm chế biến có giá trị tăng cao, chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp được tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước như các sản phẩm chế biến từ các phê, chè cao cấp, gạo ngon, thuỷ sản… Một số sản phẩm chủ yếu tiêu dùng trong nước như chăn nuôi, rau, quả, hoa...

Page 82: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 73

Sản xuất nông lâm thuỷ sản đã đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong nước, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đồi sống nhân dân. Đồng thời tiêu thụ trong nước tạo đầu ra ổn định cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 75,233 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 2,087 tỷ USD (tăng bình quân 15,95%/năm). Năm 2010 đạt mức 19,15 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch 2,75 tỷ USD; trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là gạo, thuỷ sản và đồ gỗ, mặt hàng cao su đạt trên 2 tỷ USD, cà phê và hạt điều đạt trên 1 tỷ USD. Quy mô thương mại nông – lâm - thuỷ sản ngày càng được mở rộng cả về thị trường và ngành hang, cán cân thương mại liên tục xuất siêu mặc dù thương mại chung của cả nước trong tình trạng nhập siêu.

1.6. Tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng rộng rãi; cơ giới hoá, công nghiệp chế biến được chú trọng đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.7. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục được đầu tư phát triển, đáp ứng được yêu cầu thâm canh, tăng vụ, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ rừng

2. Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu Một là, Nhà nước có chủ trương và ban hành nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 5 năm 2006 – 2010 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Bộ Chính trị ban hành kết luận số 53 –KL/TW ngày 1 tháng 8 năm 2009 về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”. Chính phủ đã ban hành 3 Nghị quyết, 12 Nghị định, 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã thể chế hoá bằng các Thông tư hướng dẫn triển khai đến các địa phương (riêng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 70 Thông tư), tạo hành lang pháp lý, khuyến khích và hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất. Hai là, Khoa học công nghệ đã được quan tâm đầu tư, đã mang lại hiệu quả cao: nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản và công nghệ canh tác, chế biến, tưới tiêu, bón phân, phòng trừ dịch bệnh… thông qua hệ thống khuyến nông đã đưa nhanh ra sản xuất. Ba là, Qua nhiều năm sản xuất trong cơ chế thị trường, hướng mạnh ra xuất khẩu đã thay đổi tư duy của nông dân từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu, sự hiểu biết của nông dân về sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường và kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các cấp trong cả hệ thống chính trị với mục tiêu nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập cho nông dân.

Page 83: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 74

Bốn là, Sự ưu tiên đầu tư và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhất là sau khi triển khai Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư số 8143/BKH – KTNN ngày 12 tháng 11 năm 2011 về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá X.

3. Một số tồn tại

3.1. Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiêp chuyển dịch chậm, công nghiệp chế biến phát triển còn chậm Cơ cấu tỷ trọng giá trị tổng sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp trong 5 năm 2005 – 2010, trồng trọt tuy đã giảm từ 59,2% còn 55,5%, nhưng vẫn còn lớn; các ngành chăn nuôi tăng từ 14,3% lên 15,6%, thuỷ sản từ 21,3% lên 24,5%, lâm nghiệp giảm từ 3,5% xuống còn 3,1%. Riêng ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị trồng trọt vẫn chiếm khá lớn, năm 2010 là 73,9%, chăn nuôi mới đạt 24,5%.

3.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở một số địa phương tự phát không theo quy hoạch, có nguy cơ kém bền vững Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngoài việc chịu tác động sâu rộng của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, còn ảnh hưởng trực tiếp của thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu do nông nghiệp nước ta đang hướng mạnh ra nước ngoài. Trong khi đó, nông dân chưa cập nhập được hết các thong tin cần thiết, chuyển đổi tự phát theo tín hiệu của thị trường vừa gây phá vỡ các quy hoạch khác, nhất là thuỷ lợi gây ảnh hưởng đến sản xuất chung của vùng vừa bị thua thiệt khi có biến động trở lại của thị trường.

3.3. Các nội dung quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi chưa được tiến hành đồng bộ ở các cấp, nên hiệu quả thấp Hầu hết các phương án quy hoạch đều được triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là quy hoạch thuỷ lợi. Kết quả là hệ nhiều thống thuỷ lợi không khép kín, có công trình đầu mối nhưng thiếu kênh mương; nhiều dự án nông lâm thuỷ sản, thiếu cơ sở hạ tầng… Tình trạng trên dẫ đến không phát huy cao hiệu quả các công trình, dự án. Việc phối hợp giữa các dự án này trên từng vùng, cùng một thời điểm chưa chặt chẽ. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển không tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về công tác quy hoạch. Tình trạng quy hoạch nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có sự chồng chéo vì không xuất phát từ quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch ngành chưa làm căn cứ cho quy hoạch tỉnh; ngược lại quy hoạch tỉnh chưa chú ý đến phân bổ và thực hiện quy hoạch ngành.

Page 84: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 75

4. Nguyên nhân chính của những tồn tại (1). Về khách quan, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản nước ta còn chứa đựng yếu tố của nền sản xuất có quy mô nhỏ; các thể chế của kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hoàn thiện dần, nên việc chuyển mạnh sang sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường còn hạn chế. (2). Do nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ chế thị trường đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. (3). Việc nghiên cứu đổi mới, bổ sung nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển ngành sản xuất đặc thù gắn bó hữu cơ với điều kiện tự nhiên chưa được quan tâm để theo kịp yêu cầu quy hoạch trong giai đoạn mới. Chất lượng phương án quy hoạch nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vừa qua chưa cao, chưa đáp ứng sát yêu cầu phát triển năng động và bền vững trong nền kinh tế thị trường. Phương án quy hoạch tuy đã có chú trọng đến các cơ sở khoa học về các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, nhưng các yếu tố xu hướng phát triển của khoa học công nghệ và dự báo của thị trường nông, lâm, thuỷ sản có tính lâu dài còn rất hạn chế, nên một số mục tiêu đưa ra không thực hiện được, ngược lại có cây trồng, con nuôi phát triển vượt quy hoạch. Các giải pháp đưa ra trong phương án quy hoạch chưa thể hiện cụ thể các nguồn lực, hệ thống chính sách đảm bảo thực thi được các mục tiêu đưa ra. (4). Quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, thiếu thính pháp lý; thiếu quy chế ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các ngành. Tính pháp lý của phương án quy hoạch được duyệt chưa cao, thiếu tổ chức thực hiện nghiêm túc, một số địa phương hầu nhu không quan tâm đến quy hoạch phát triển ngành. Mặc dù quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải là căn cứ pháp lý yêu cầu các địa phương phải triển khai xây dựng, tổ chức phê duyệt và thực hiện quy hoạch. Việc tổ chức triển khai quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa được làm nghiêm túc. Do đó, một số địa phương ít quan tâm đến quy hoạch ngành, nhất là đối với nông nghiệp.

5. Bài học kinh nghiệm Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một quốc gia nào trong chiến lược phát triển kinh tế của mình cũng đều hết

Page 85: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 76

sức quan tâm tới chiến lược phát triển nông nghiệp. Thông qua chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới sẽ giúp ích cho Việt Nam rất nhiều bài học kinh nghiệm trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mình. Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt nam trong tiến trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

5.1. Bài học 1: xác định đúng vai trò nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế

– Trong quá trình đổi mới, vai trò của nông nghiệp từng bước được xác lập, được coi trọng. Trong quá trình đổi mới có lúc, có nơi xảy ra thiếu nhất quán giữa chủ trương và giải pháp phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả của chính sách. Sự thiếu nhất quán này thể hiện ở đầu tư thấp cho nông nghiệp, ở việc bảo vệ thị trường thiên lệch giữa nông sản và hàng hóa công nghiệp, dân đến cách kéo giá bất lợi cho nông nghiệp.

– Nông nghiệp là nền tảng ổn định kinh tế xã hội, trong nhiều năm tới, nông nghiệp vẫn là nguồn việc và thu nhập chính của đa số dân cư Việt Nam. Hơn thế nữa có tới 90% người nghèo sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp phải được chú trọng như nền tảng đảm bảo ổn định tình hình kinh tế, xã hội và là điều kiện quan trọng để quá trình phát triển đất nước diễn ra toàn diện, nhanh chóng và bền vững.

5.2. Bài học 2: chú trọng đầu tư công nghệ chế biến – Tăng cường đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến,

đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện các tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, cần chuyển hướng sản xuất sang các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng.

– Bên cạnh đó, cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu hàng nông sản và tập trung đầu tư nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

5.3. Bài học 3: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại Cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong sản xuất và xuất khẩu nông sản.

5.4. Bài học 4: chính sách phát triển nông nghiệp hướng vào xuất khẩu những nông sản có lợi thế so sánh Thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh nhằm phát huy lợi thế theo quy mô. Trong điều kiện Việt

Page 86: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 77

Nam gia nhập WTO đồng nghĩa Việt Nam sẽ phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh khi không còn bảo hộ sản xuất nông sản, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh. Muốn vậy, cần phải thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch đồng bộ các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa lớn, tổ chức và quản lý tốt sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế về quy mô.

5.5. Bài học 5: tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ cũng như các ngành kinh tế - xã hội ở nông thôn đều cần có nhân lực có trình độ văn hóa và tay nghề. Hiện nay thiếu nhân lực được đào tạo đang là cản trở lớn cho quá trình phát triển ở nhiều vùng.

Page 87: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 78

Phần thứ hai QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1. Đất đai

1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến đất nông nghiệp Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A1FI). Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thoả thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 20C gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21. Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa năng lượng hoá thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra. Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai. Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình. Với những lý do trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2).

Page 88: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 79

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước có vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Nước biển dâng kết hợp với triều cường, sóng biển do bão, mưa lớn, lũ lụt và các cơ chế thuỷ động lực khác gây hậu quả càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với diện tích đất nói chung và đất lúa. Đến năm 2020 nước biển dâng 12cm theo kịch bản B2 Bộ Tài nguyên Môi trường. Dựa trên kịch bản nước biển dâng đó, diện tích bị ngập toàn quốc là 32.497ha, trong đó diện tích đất lúa bị ngập là 5.714ha, chủ yếu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.900ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 838ha, các vùng còn lại diện tích đất lúa bị ngập ít không đáng kể. Năm 2030 nước biển dâng 17cm, diện tích đất toàn quốc bị ngập là 42.420ha, trong đó diện tích đất lúa bị ngập và bị ảnh hưởng là 19.873ha, nhiều nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 15.152ha (chiếm 76,2% diện tích đất lúa bị ngập toàn quốc), vùng Duyên Hải Bắc trung Bộ 2.184ha (chiếm 11% diện tích đất lúa ngập toàn quốc), Đông Nam Bộ 1.565ha (chiếm 7,9% diện tích đất lúa bị ngập toàn quốc), vùng Đồng Bằng Sông Hồng và DH Nam Trung Bộ diện tích đất lúa bị ngập ít, không đáng kể.

B¶ng 60. Diện tích đất lúa bị ngập do nước biển dâng theo các vùng Đơn vị: ha

Năm 2020 (12cm) Năm 2030 (17cm) Vùng DT bị ngập DT lúa ngập DT bị ngập DT lúa ngập Toàn quốc 32.497 5.714 42.420 19.873 1. TDMNBB 98 20 124 56 2. ĐBSH 1.042 288 1.506 622 3. DHBTB 3.757 838 5.429 2.184 4. DHNTB 490 89 709 293 5. Đông Nam Bộ 2.520 579 3.642 1.565 6. ĐBSCL 24.590 3.900 31.010 15.152

1.2. Đất đai Kết quả chồng xếp bản đồ đất vùng tỷ lệ 1/250.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng tỷ lệ cho thấy: toàn quốc hiện còn 4.732,1 nghìn ha (14,3% DTTN) đất chưa sử dụng (CSD), nếu trừ 368,8 nghìn ha núi đá, diện tích đất CSD còn 4.363,4 nghìn ha (13,2% DTTN), gồm 13 nhóm và 44 đơn vị dưới nhóm. Căn cứ địa hình phân bố, quy mô diện tích, đặc tính độ phì nhiêu tự nhiên, khả năng khai thác mở rộng cho các mục đích nông nghiệp được dự tính như sau:

Page 89: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 80

1.2.1. Quỹ đất bằng CSD và khả năng mở rộng diện tích đất lúa nước – Các đất bằng CSD gồm 7 nhóm (đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất

lầy thụt, đất xám và đất thung lũng) với 21 đơn vị dưới nhóm, diện tích 317,4 nghìn ha (7,3% diện tích đất CSD). Trong số này nhóm đất cát chiếm ưu thế với 148,8 nghìn ha, chiếm 3,4% diện tích đất CSD; đất xám và xám bạc màu 45,6 nghìn ha, 1,05%; đất phèn 39,1 nghìn ha, 0,9%; đất mặn 35,2 nghìn ha, 0,8%; đất thung lũng 30,6 nghìn ha, 0,7%, đất phù sa 14,2 nghìn ha, 0,3% và có diện tích thấp nhất là đất lầy thụt và than bùn chỉ có 3,9 nghìn ha, chiếm 0,1% diện tích đất CSD.

– Xét về đặc tính lý hóa học và đặc điểm sử dụng thì 148,8 nghìn ha đất cát, 31,9 nghìn ha đất mặn sú vẹt và đất mặn nhiều, 3,9 nghìn ha đất lầy thụt và than bùn, 39,1 nghìn ha đất phèn nặng không hoặc rất ít thích hợp cho trồng lúa nước; 93,7 nghìn ha thuộc nhóm đất bồi tụ còn lại đều có khả năng mở rộng diện tích canh tác lúa nước. Trong đó, điều kiện khai thác thuận lợi nhất là các đơn vị thuộc nhóm đất phù sa. Với đất thung lũng thì hầu hết trong số 30,6 nghìn ha đều ở tình trạng khó tiêu thoát nước hoặc ngập úng mùa mưa, để trồng lúa đạt hiệu quả nhất thiết phải có các giải pháp thủy lợi phục vụ tiêu úng khi khai thác đưa vào sử dụng. Riêng 180,7 nghìn ha đất cát và đất mặn sú vẹt đước, ngoài các giải pháp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, chắn cát ven biển, có thể dành 7,4 nghìn ha đất mặn nhiều để nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.

– Như vậy, trong điều kiện hiện tại ngay cả khi khai thác hết toàn bộ diện tích đất bằng CSD - nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng ruộng lúa nước, khả năng mở rộng cũng chỉ đạt 10% diện tích đất CSD.

1.2.2. Quỹ đất đồi núi CSD và khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp – Đất đồi núi thuộc đất CSD có diện tích 4.046 nghìn ha, chiếm 92,7% diện

tích đất CSD, gồm 7 nhóm với 23 đơn vị dưới nhóm. Trong đó, đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất 2.725 nghìn ha, chiếm 62,5% diện tích đất CSD; đất mùn vàng đỏ trên núi 881 nghìn ha, 20,2%; đất xói mòn trơ sỏi đá 234,9 nghìn ha, 5,4%; đất xám bạc màu 100,2 nghìn ha, 2,3%; đất mùn trên núi cao 57 nghìn ha, 1,3%; đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 35 nghìn ha, 0,8% và thấp nhất là đất đen 12,6 nghìn ha, chiếm 0,3% diện tích đất CSD.

– Đất đỏ vàng thuộc đất CSD có diện tích 2.725,3 nghìn ha, chiếm 62,5% diện tích đất CSD. Trong đó, chỉ có 314,7 nghìn ha dốc dưới 250, 104,1 nghìn ha có tầng đất dày trên 100cm; 85,1 nghìn ha có tầng dày 50 - 100cm và 125,5 nghìn ha còn lại có tầng đất mỏng dưới 50cm.

– Nếu căn cứ vào phân bố đất CSD theo độ dốc địa hình và độ dày tầng đất thì về mặt lý thuyết, khả năng mở rộng diện tích đất cho cây lâu năm ở đai cao dưới 900m chỉ có thể đạt tối đa là 104,1 nghìn ha, cho cây CNNN và hoa màu khác khoảng 85,1 nghìn ha. Phần diện tích đất tầng mỏng dưới 50cm

Page 90: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 81

125,5 nghìn ha nên bố trí trồng rừng hoặc canh tác nông lâm kết hợp. Riêng 2.411,0 nghìn ha đất dốc trên 250 chỉ nên bố trí trồng, tu bổ, phục hồi rừng.

– Với nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Cũng giống như thực trạng phân bố quỹ đất nói chung, đất CSD thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi tập trung chủ yếu ở khoảng độ dốc trên 250 và đa số diện tích đất tầng mỏng. Phân bố ở khoảng độ dốc dưới 250 chỉ có 62,1 nghìn ha, trong đó 8,8 nghìn ha có tầng đất mịn dày >100cm; 26,9 nghìn ha có tầng đất mịn dày 50 - 100 cm; 26,4 nghìn ha còn lại có tầng đất mịn mỏng dưới 50cm. Như vậy, tiềm năng mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu lâu năm ưa lạnh trên đai cao 900 - 1800m chỉ đạt tối đa 8,8 nghìn ha và khoảng 26,6 nghìn ha khác do độ dày tầng đất mịn hạn chế, chỉ có thể bố trí rau, hoa ôn đới hoặc cây dược liệu hàng năm có bộ rễ ăn nông mới đảm bảo cho hiệu quả kinh tế cao và an toàn sinh thái.

– Với các đất chưa sử dụng khác: trong số các nhóm đất CSD còn lại, đất mùn trên núi cao chiếm 57 nghìn ha, đây là nhóm đất phân bố ở đai cao trên 1.800m gồm phần lớn các đỉnh núi cao, địa hình hiểm trở, chia cắt, quanh năm mây mù và toàn bộ là diện tích phòng hộ đầu nguồn, vì thế cần được trồng, khôi phục và bảo vệ rừng. Các nhóm đất xám bạc màu, đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn và đất đen diện tích không đáng kể lại phân bố lẻ tẻ, manh mún, rất ít có ý nghĩa để đặt vấn đề khai thác sử dụng. 234,9 nghìn ha đất xói mòn trơ sỏi đá hầu như không còn khả năng nông nghiệp song có thể phục hồi bằng trồng rừng, trồng cây bộ đậu để vừa tạo độ che phủ, giữ ẩm vừa góp phần làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng dần độ dày tầng đất mịn và tăng độ phì nhiêu tự nhiên. Như vậy, mặc dù diện tích đất CSD (tính đến 2008) còn 13,2% DTTN song hoặc phân bố ở địa hình cao, hiểm trở, độ dốc lớn, hoặc tầng đất mịn mỏng, nên diện tích thuận lợi để mở rộng sản xuất nông nghiệp không nhiều. Vùng còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là TN 36,4 nghìn ha, DHNTB 28,2 nghìn ha, DHBTB 22,6 nghìn ha và TDMNBB 20,3 nghìn ha.

1.3. Sinh thái cây trồng vật nuôi

1.3.1. Đối với cây lâu năm Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đang trồng cây lâu năm, đất chưa sử dụng và đất rừng sản xuất nghèo với một số cây trồng lâu năm (chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm cho thấy:

– Ở 7 vùng KTNN có tổng số 4.238,6 nghìn ha đất thích hợp, chia theo 3 mức:

♦ Rất thích hợp (S1) đạt 1.238,8 nghìn ha (31,35%) ♦ Thích hợp (S2) có 1.708,9 nghìn ha (40,32%)

Page 91: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 82

♦ Ít thích hợp (S3) có 1.200,9 nghìn ha (28,33%) – Trong số 7 vùng KTNN thì diện tích thích hợp tập trung nhiều nhất ở Tây

Nguyên: 1.250,8 nghìn ha, tiếp đến là ĐNB: 900,5 nghìn ha, hai vùng ĐBSCL và TDMNBB có quy mô trên 600 nghìn ha, vùng DHBTB và DHNTB có quy mô hơn 300 nghìn ha, thấp nhất là ĐBSH 78,9 nghìn ha.

– Tính đến 2009, các cây công nghiệp lâu năm mũi nhọn như cà phê, cao su, chè, điều và hồ tiêu đã được trồng trên diện tích 1.787,7 nghìn ha và tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên 782,6 nghìn ha, ĐNB 771,7 nghìn ha, TDMNBB 105,9 ngàn ha, thấp nhất là ở 2 vùng ĐBSCL và ĐBSH mỗi vùng hơn 3 nghìn ha.

B¶ng 61. Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây lâu năm đến năm 2020

Chia theo vùng kinh tế nông nghiệp (1.000ha) Hạng mục Tổng TDMNBB ĐBSH DHBTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL

Mức độ thích hợp 4.238,6 635,0 78,9 350,0 384,9 1.250,8 900,5 638,5S1 1.328,8 175,3 15,1 110,0 176,9 620,5 195,5 35,5S2 1.708,9 221,9 49,3 146,5 147,5 390,0 605,2 148,5S3 1.200,9 237,8 14,5 93,5 60,5 240,3 99,8 454,3Hiện trạng 2009 1787,69 105,92 3,34 76,56 44,3 782,63 771,72 3,22Chè 128,07 89,93 3,34 8,76 0,66 25,38 - -Cà phê 536,91 4,93 - 6,97 1,75 485,26 38 -Cao su 674,17 11,06 - 57,16 8,45 158,05 439,45 -Điều 398,02 - - 32,14 96,76 266,52 2,6Hồ tiêu 50,52 - - 3,67 1,3 17,18 27,75 0,62Khả năng 1.925,0 155,0 3,0 79,0 92,0 823,0 763,0 10,0Chè 150,0 95,0 3,0 15,0 2,0 35,0 - -Cà phê 505,0 10,0 - 10,0 450,0 35,0 - -Cao Su 800,0 50,0 - 50,0 40,0 260,0 400,0 -Điều 420,0 - - - 50,0 60,0 300,0 10,0Hồ tiêu 50,0 - - 4,0 - 18,0 28,0 -Cây LN khác 2.313,6 480,0 75,9 271,0 292,9 427,8 137,5 628,5

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế NN – Cẩm nang sử dụng đất

– Đề xuất bố trí quỹ đất cho trồng 5 cây công nghiệp mũi nhọn đến 2020 là 1.925,0 nghìn ha, gồm cao su 800 nghìn ha, cà phê 505 nghìn ha, điều 420 nghìn ha, chè 150 nghìn ha và hồ tiêu 50 nghìn ha. 2 vùng có quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất là Tây Nguyên 823 nghìn ha, ĐNB 763 nghìn ha, thấp nhất là ĐBSH: 3 nghìn ha, ĐBSCL 10 nghìn ha, các vùng còn lại dao động từ 79 – 155 nghìn ha.

Page 92: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 83

– Phương hướng đề xuất về cơ bản là giữ ổn định diện tích hiện có, ngoại trừ một số ít diện tích hiện trồng cà phê, điều trên đất không thích hợp ở TN và ĐNB. Diện tích mở rộng chủ yếu cho trồng cao su, vùng mở rộng nhiều diện tích cao su nhất là Tây Nguyên (130 nghìn ha), TDMNBB 50 nghìn ha.

– Các cây lâu năm còn khác và cây ăn quả được đề suất là 2.313,6 nghìn ha, phân bố ở ĐBSCL 628,5 nghìn ha, TDMNBB 480 nghìn ha, Tây Nguyên 427,8 nghìn ha, các vùng còn lại quy mô dao động từ 75,9 – 292,9 nghìn ha.

1.3.2. Đối với cây hàng năm Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đang gieo trồng hoa màu và cây và đất chưa sử dụng cho thấy:

– Ở 7 vùng KTNN có tổng số 2.292,7 nghìn ha đất thích hợp, chia 3 mức: ♦ Rất thích hợp (S1) đạt 776,3 nghìn ha (33,86%) ♦ Thích hợp (S2) có 840,1 nghìn ha (36,65%) ♦ Ít thích hợp (S3) có 676,3 nghìn ha (29,50%) – Trong số 7 vùng KTNN thì diện tích thích hợp tập trung nhiều nhất ở Tây

Nguyên: 620,3 nghìn ha, tiếp dến là TDMNBB: 610 nghìn ha, DHNTB: 396 nghìn ha, thấp nhất là vùng ĐBSH: 62,3 nghìn ha, hai vùng còn lại dao động từ 156,6 đến 257,3 nghìn ha.

B¶ng 62. Tiềm năng quỹ đất trồng một số cây ngắn ngày đến 2020

Chia theo vùng kinh tế nông nghiệp (1.000ha) Hạng mục Tổng TDMNBB ĐBSH DHBTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL

Mức độ thích hợp 2.292,7 601,0 62,3 257,3 396,0 620,3 199,2 156,6S1 776,3 297,1 16,6 69,2 172,5 169,3 36,3 15,3S2 840,1 153,3 3,5 153,9 111,9 205,9 125,7 85,8S3 676,3 150,6 42,2 34,2 111,6 245,1 37,2 55,5Hiện trạng 2009 1742,3 585,4 143,1 262,8 164,3 316,9 150,9 118,9Mía 260,1 23,8 1,9 59,4 50,2 33,4 31,1 60,3Ngô 1086,8 443,4 72,7 122,9 79,2 242,1 89,4 37,1Đậu tương 146,2 67,8 37,2 5,6 1,6 23,7 1,3 9Lạc 249,2 50,4 31,3 74,9 33,3 17,7 29,1 12,5Khả năng 1.925,0 620,0 187,0 302,5 130,0 335,0 226,0 124,5Mía 300,0 30,0 2,0 62,5 55,0 35,0 51,0 64,5Ngô 1.135,0 450,0 80,0 145,0 45,0 250,0 130,0 35,0Đậu Tương 210,0 90,0 70,0 10,0 0,0 25,0 5,0 10,0Lạc 280,0 50,0 35,0 85,0 30,0 25,0 40,0 15,0Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế NN – Cẩm nang sử dụng đất

– Tính đến 2009, ngô và các cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu như mía, đậu tương, lạc đã được trồng trên diện tích 1.742,3 nghìn ha và tập trung nhiều nhất ở vùng TDMNBB với quy mô 585,4 nghìn ha, sau đó là Tây Nguyên:

Page 93: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 84

316,9 nghìn ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 262,8 nghìn ha, các vùng còn lại biến động từ 118 – 164 nghìn ha.

– Đề xuất bố trí quỹ đất cho trồng ngô và cây CN ngắn ngày chủ yếu là 1.925,0 nghìn ha, gồm: mía 300 nghìn ha, ngô 1.135 nghìn ha, đậu tương 210 nghìn ha và lạc 280 nghìn ha, diện tích thích hợp còn lại bố trí cây ngắn ngày khác, 2 vùng có quy mô diện tích cây ngắn ngày lớn nhất là TDMNBB 620 nghìn ha, Tây nguyên 335 nghìn ha, thấp nhất là ĐBSCL: 124,5 nghìn ha, DHNTB 130 nghìn ha, các vùng còn lại từ 187 – 302,5 nghìn ha.

– Vì cây trồng cạn ngắn ngày (ngoại trừ mía...) có thể gieo trồng 2 – 3 vụ/năm nên không gian trồng cây ngắn ngày thường ít ổn định hơn so với đất trồng cây lâu năm. Mặt khác, có thể luân canh, gối vụ với lúa và nhiều cây trồng khác nhau, do vậy diện tích đề xuất ở một số trường hợp trên đây nhỏ hơn diện tích đưa vào đánh giá.

– Căn cứ vào tiềm năng đất cây ngắn ngày kết quả đánh giá phân hạng đất trồng cây ngắn ngày, cơ cấu diện tích đất gieo trồng cây ngắn ngày trong tổng quỹ đất trồng trọt cần có để đạt được giá trị sản xuất mong muốn, người quản lý cũng có thể xây dựng nhiều phương án bố trí khác nhau, miễn là có hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững.

1.4. Khả năng sử dụng đất nông nghiệp

1.4.1. Đất lúa – Quỹ đất CSD có khả năng mở rộng DT cho trồng lúa nước không nhiều. Vì

vậy, cần khai thác triệt để phần diện tích này nhằm bù vào diện tích đất lúa bị mất do chuyển mục đích sử dụng hàng năm. Có thể điều động nhiều hộ nông dân tới sản xuất, góp phần phân bố lại dân cư ở cấp tỉnh và toàn quốc.

– Khi mở rộng diện tích đất CSD cho trồng lúa nước, cần coi trọng cả việc khai hoang mở rộng diện tích và thâm canh, tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tăng năng suất. Có thể từ nay đến năm 2020 diện tích đất lúa khai hoang thêm không đủ bù vào diện tích đất lúa mất đi, nhưng diện tích tăng do nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất và năng suất tăng sẽ đảm bảo tăng sản lượng lương thực góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia.

– Diện tích đất có khả năng mở rộng trồng lúa nước toàn quốc là 47,6 nghìn ha, chỉ còn rất ít khu vực phân bố tập trung là những nơi chưa được đầu tư khai thác. Phần lớn diện tích phân bố rải rác, xen kẽ với đất 1 vụ.

– Các tỉnh còn đất mở rộng diện tích lúa nước phân bố tương đối tập trung: ♦ Vùng Đồng Tháp Mười: mở rộng diện tích lúa nước trên đất phèn khoảng

3,1 nghìn ha (Long An 1,6 nghìn ha, Đồng Tháp 1,5 nghìn ha). ♦ Vùng Tứ Giác Long Xuyên: mở rộng diện tích đất lúa trên đất phèn ở Kiên

Giang 3,3 nghìn ha, tập trung nhiều nhất tại huyện Hòn Đất và Kiên Lương.

Page 94: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 85

♦ Tỉnh Đăk Lăk: 4,9 nghìn ha, chủ yếu trên đất xám bạc màu ở huyện Ea Soup, YaH’leo.

♦ Tỉnh Gia Lai: 4,4 nghìn ha, chủ yếu trên đất xám, tập trung ở 2 vùng: Ia Lâu, Yamơ huyện Chư Prông và huyện Krông Pa.

– Những vùng đất phèn và đất xám phân bố tập trung, có thể bố trí khai thác theo hai hình thức sau:

♦ Vùng đất phèn bị ngập lũ hàng năm, nhất thiết phải có quy hoạch thuỷ lợi, đào kênh tạo nguồn nước ngọt, vượt nền nhà cho dân ở. Ngoài trồng lúa nước, phục hồi và trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng tràm, nuôi trồng thuỷ sản là các phương thức canh tác kết hợp với lúa.

♦ Vùng đất xám do khô hạn nên phải đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, kiến thiết đồng ruộng. Đầu tư cho thuỷ lợi và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác cần kinh phí lớn nhưng sẽ tạo thành những vùng lúa tập trung có năng suất cao do khai phá mở rộng diện tích và tăng vụ trên đất hiện đang chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa nước.

1.4.2. Đất trồng cây hàng năm – Đất trồng cây hàng năm hiện có 6,28 triệu ha, đến năm 2020 là 6,3 triệu ha,

đề xuất mở rộng diện tích đất chưa sử dụng có khả năng mở rộng diện tích trồng cây ngắn ngày được bố trí ở độ dốc dưới 150, nơi khó có thể trồng được cây lâu năm do hạn chế về độ dầy tầng đất mịn, mức độ kết von, đá lẫn trong đất. Tuy nhiên, đây là đề xuất chung, ở từng địa bàn cụ thể khi điều tra quy hoạch chi tiết để triển khai sản xuất sẽ bố trí sử dụng đất chính xác hơn.

– Tổng diện tích đề xuất mở rộng cho cây hàng năm gồm 110 nghìn ha; các vùng TN, TDMNBB, DHNTB và DHBTB còn diện tích đáng kể. Khả năng bố trí khá đa dạng về loại cây trồng, một số khu vực đất ven sông ven biển, địa hình trũng có thể trồng cói, đất đồi núi và đất cát trồng hoa màu lương thực, đậu đỗ, lạc, vừng...

– Theo kết quả đánh giá phân hạng, 6 tỉnh còn trên 5 nghìn ha đất CSD có thể mở rộng diện tích cây ngắn ngày gồm: Bình Thuận (7,5 nghìn ha), Quảng Nam (6,8), Kon Tum (7,8), Gia Lai (8,1), Lâm Đồng 5,3), Nghệ An (5,4), quy mô diện tích khoảng 4 nghìn ha có 3 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Tĩnh.

– Giống như đất CSD có khả năng mở rộng diện tích lúa nước, đất có khả năng mở rộng diện tích cây ngắn ngày cũng phân tán và đan xen với đất đã sản xuất hoặc đất sẽ mở rộng diện tích cho gieo trồng các cây khác.

1.4.3. Đất trồng cây lâu năm – Dự kiến đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 là 3,3 – 3,8 triệu ha, trên cơ sở

khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng có khả năng trồng cây lâu năm để bù vào diện tích đất trồng cây lâu năm bị mất đi.

Page 95: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 86

– Đất CSD có thể mở rộng diện tích trồng cây lâu năm toàn quốc đạt 249,3 nghìn ha. Căn cứ đặc điểm đất đai, yêu cầu sinh thái của một số cây trồng chính, khả năng bố trí một số cây cụ thể như sau:

♦ Mở rộng diện tích cao su: khả năng 78,7 nghìn ha ở 3 vùng chính: Tây Nguyên 37,4 nghìn ha, TDMNBB 16,4 nghìn ha, DHBTB 13,9 nghìn ha, DHNTB 9,4 nghìn ha.

♦ Mở rộng diện tích cà phê: khả năng mở rộng diện tích 26,7 nghìn ha, trong đó hai vùng TDMNBB và DHBTB mở rộng diện tích cà phê chè 12,7 nghìn ha. Các vùng TN, DHNTB có khả năng mở rộng diện tích trên đất CSD 13,8 nghìn ha. Theo số liệu thống kê, diện tích cà phê toàn quốc năm 2008 đã lên tới 525,1 nghìn ha, vượt định hướng phát triển đến năm 2010 (460 nghìn ha). Vì vậy, có thể chuyển 12,7 nghìn ha đất thích hợp với cà phê ở các tỉnh phía Bắc sang trồng chè hoặc những cây lâu năm khác. Đồng thời chuyển 13,8 nghìn ha đất thích hợp với cà phê ở các tỉnh phía Nam sang trồng cao su hoặc những cây lâu năm khác.

♦ Mở rộng diện tích trồng điều 39 nghìn ha (DHNTB 22,3 nghìn ha, TN 16,7 nghìn ha). Diện tích đất CSD đề xuất trồng điều đa số là đất xám tầng trung bình và mỏng, đất cát ven biển có độ phì nhiêu thấp nên khi thực thi cần có giải pháp cải tạo, bảo vệ và thâm canh hợp lý để đạt năng suất cao.

♦ Mở rộng diện tích trồng chè gần 14 nghìn ha, phân bố ở TDMNBB 9,1 nghìn ha, DHBTB 3,2 nghìn ha, vùng đồi gò thuộc ĐBSH 0,6 nghìn ha. Đất CSD có khả năng mở rộng diện tích cho trồng chè ở từng tỉnh không lớn; Nghệ An 1,5 nghìn ha, Phú Thọ 1,6 nghìn ha. Ngoài ra, còn 4 tỉnh đạt xấp xỉ 1,0 nghìn ha (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hà Tĩnh). Mở rộng diện tích trồng chè đã được xem xét cân đối cả chè vùng thấp và chè cổ thụ vùng cao.

♦ Khả năng mở rộng diện tích cây ăn quả toàn quốc đạt 91 nghìn ha. Tập đoàn cây ăn quả dự kiến bố trí rất đa dạng: các tỉnh phía Bắc từ DHBTB trở ra có mùa đông lạnh, có khả năng mở rộng diện tích trồng nhãn, vải, cây có múi, hồng không hạt ở vùng thấp; cây ăn quả đặc sản ưa lạnh ở vùng cao. Các tỉnh phía Nam mở rộng diện tích cây ăn quả ưa nóng: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, cây có múi, thanh long, nho. Đất CSD có thể mở rộng diện tích cây ăn quả chủ yếu ở khu vực đồi núi. TDMNBB 38 nghìn ha, DHBTB 10,7 nghìn ha, TN 15,7 nghìn ha, các vùng khác diện tích không lớn.

– Hướng mở rộng diện tích trồng cây lâu năm là hình thành vùng sản xuất tập trung cho sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước ở mức độ vừa phải, đồng thời chú trọng các sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu lại phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Vì vậy, địa bàn đất CSD đề xuất trồng cây lâu năm cần được quy hoạch và phát triển hợp lý hài hoà. Có thể chuyển đổi cơ cấu giữa các loại cây để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế sử dụng đất cao.

Page 96: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 87

1.4.4. Đất đồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản – Hiện trạng có 797,2 ngàn ha, căn cứ vào kết quả điều tra hiện trạng kết hợp

xem xét khả năng sử dụng, dự kiến đất đồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 là 1,21 triệu ha.

– Đề xuất mở rộng diện tích đất đồng cỏ cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020 như sau: thảm cỏ sử dụng cho chăn thả gia súc khoảng 95,7 nghìn ha, chia ra: TDMNBB 29,6 nghìn ha, DHNTB 28,5 nghìn ha, DHBTB 21,9 nghìn ha, TN 16,5 nghìn ha. Nhìn chung, công tác quy hoạch, bố trí sử dụng cũng như việc sử dụng đất đồng cỏ chưa được chú ý đúng mức, nặng về lợi dụng tài nguyên thiên nhiên và chăn thả dưới tán rừng. Mặt nước có khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản gồm 53,6 nghìn ha, phân bố ở ven biển và những tỉnh có hồ đập chưa được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản. Cần có sự quy hoạch cụ thể của ngành thuỷ sản để việc sử dụng đất có mặt nước đạt hiệu quả cao hơn.

2. Thị trường

2.1. Thị trường chung

2.1.1. Cấu trúc và phân bố hệ thống thị trường nông sản – Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản làm

ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng, sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩm chăn nuôi trên 95%, gạo 75 - 80%, rau quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%, chè 30 - 35%.

– Trong những năm qua, kinh tế đất nước liên tục phát triển, các tầng lớp dân cư ở tất cả các vùng đã và đang được hưởng lợi từ các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, mức sống ngày càng được nâng cao. Theo Tổng cục Thống kê cho thấy: thu nhập bình quân trên cả nước năm 2001 - 2002 đạt 356 ngàn đồng/người/tháng (tương đương 4.272 ngàn đồng/người/năm), tăng 20,6% so với năm 1999 và năm 2009 đạt 1.665 ngàn đồng/người/tháng (tương đương 19.980 ngàn đồng/người/năm) tăng 4,7 lần so với năm 2001 - 2002.

– Cùng với mức tăng thu nhập, mức chi tiêu cho sinh hoạt cũng tăng lên, tuy nhiên, so với các nước trong khu vực sức mua trên thị trường nội địa của Việt Nam vẫn ở mức thấp do thu nhập thấp.

– Tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong nước đang thay đổi theo hướng cơ cấu bữa ăn hợp lý, cải thiện về chất lượng như: giảm dần lượng lương thực, tăng dần mức tiêu dùng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

– Nhờ có các chính sách lưu thông thông thoáng, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong kinh doanh, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế,

Page 97: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 88

việc tiêu thụ nông sản trong nước ngày càng được cải thiện. Giá cả nhiều mặt hàng nông sản biến động theo hướng có lợi cho người nông dân, cánh kéo giá cả giữa hàng công nghiệp và nông nghiệp bước đầu được thu hẹp. Cân đối cung cầu được bảo đảm, hàng hoá phong phú, mua bán thuận tiện. Các hình thức kinh doanh thương mại được mở rộng, góp phần cải thiện cấu trúc thị trường dần theo hướng đa dạng, văn minh kết hợp với hiện đại hoá. Mạng lưới chợ được nâng cấp và mở rộng hơn trước, một số chợ chuyên doanh nông sản (chợ giống cây trồng, vật nuôi, chợ lúa gạo...) đã và đang hình thành... có tác dụng tích cực trong tiêu thụ sản phẩm và mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các vùng.

– Tuy nhiên, thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mức, thiếu ổn định, khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp và nhiều loại hàng hoá còn thấp nên thường gặp khó khăn ngay trên “sân nhà”. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá tuy có cải thiện, nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Mạng lưới các chợ bán buôn chưa nhiều và hiệu quả sử dụng thấp; kinh doanh bán lẻ chủ yếu theo hình thức buôn bán truyền thống, cơ sở vật chất các chợ phần lớn còn rất sơ sài, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hoá; các chợ đạt tiêu chuẩn kiên cố chỉ chiếm 11,6%, chợ lều quán và ngoài trời còn chiếm 56,7%... là những nguyên nhân gây hạn chế trong lưu thông hàng hoá nông lâm sản hiện nay.

– Đến nay nước ta có hơn 12 ngành xuất khẩu nông lâm sản chiếm tỷ trọng khoảng 30 - 40% khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, tỷ lệ này biến đổi tuỳ theo từng ngành hàng: lúa gạo 20 - 25%, rau quả 15%, cà phê 97%, cao su 85%, hạt điều 98%, chè 70 - 75%, hạt tiêu 92%... nhưng chủ yếu sản phẩm xuất khẩu của nước ta vẫn là sản phẩm thô, nguyên liệu; trong đó có lúa gạo (với các chủng loại gạo tẻ hạt dài, gạo tẻ thơm, gạo nếp), cà phê (ta xuất chủ yếu cà phê vối, dạng nhân), cao su (với chủng loại mủ khối, mủ crep SVL3), chè (với chè xanh, chè đen), rau quả (rau tươi, quả nhiệt đới: thanh long...), điều (nhân điều).

– Xuất khẩu nông sản trong những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng xuất khẩu chung và phát triển nền kinh tế đất nước, có những năm chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhiều mặt hàng có lượng và giá trị xuất khẩu cao như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều nhân... đã khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

– Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng nhanh trong thời gian qua, năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD; năm 2005 đạt 7,45 tỷ USD, năm 2010 đạt 19,15 tỷ USD. Thời kỳ 2000 - 2010 một số mặt hàng tăng trưởng cả về số lượng và kim ngạch như gạo (tương ứng tăng 8,2% và 20,55%); cao su (tăng 2,14% và 13,17%), chè tăng 5,31% và 12,6%, hồ tiêu tăng 0,35% và 17,7%, điều tăng 8,8% và 17,6%, rau quả tăng 11,7% về kim ngạch, sản phẩm gỗ tăng 12,07% về kim ngạch, hàng thuỷ sản tăng 8,36% về kim ngạch. Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt được mức tăng trưởng khá cao chủ yếu do:

Page 98: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 89

thương mại hàng nông sản thế giới dần phục hồi, giá cả nhiều mặt hàng được cải thiện đã tác động đến giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, đa dạng hoá và cải tiến mẫu mã hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của khách hàng các nước.

2.1.2. Diễn biến xuất khẩu một số nông sản chính B¶ng 63. Diễn biến khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản

Đơn vị: 1000 tấn, triệu USD, % TĐ tăng BQ

TT Hạng mục

2000

2005

2006

2007

2009

2010 2000-

2010 2006-2010

1 Gạo

Khối lượng 3.476,7 5.254,8 4.642,0 4.580,0 5.958,3 6.886,0 7,07 8,21

Kim ngạch 667,8 1.408,4 1.275,9 1.490,2 2.663,9 3247,8 17,14 20,55

2 Lạc nhân

Khối lượng 76,1 54,7 14,0 37,0

Kim ngạch 41,0 33,0 10,5 31,3

3 Cà phê

Khối lượng 733,9 912,7 980,9 1.232,1 1.183,5 1217,8 5,20 4,42

Kim ngạch 501,4 740,3 1.217,2 1.916,7 1.730,6 1851,3 13,95 8,754 Cao su Khối lượng 273,4 554,1 703,6 715,6 731,4 782,2 11,08 2,14 Kim ngạch 166,0 803,6 1.286,4 1.393,8 1.226,9 2388,2 30,56 13,175 Chè

Khối lượng 55,7 91,7 105,4 115,7 134,1 136,5 9,38 5,31

Kim ngạch 69,6 99,4 110,4 133,5 178,0 199,9 11,13 12,616 Hồ tiêu

Khối lượng 36,4 109,9 114,8 83,0 134,3 116,8 12,37 0,35

Kim ngạch 145,7 151,5 186,5 271,5 348,1 421,4 11,20 17,71

7 Điều

Khối lượng 34,2 109,0 127,7 154,7 177,2 194,6 18,99 8,79

Kim ngạch 167,3 503,1 503,9 645,1 846,7 1134,7 21,10 17,63

8 KN rau hoa quả 213,1 235,5 259,1 305,6 438,9 450,5 7,77 11,70

9 XK thịt 25,6 35,6 26,3 48,4

10 KNXK gỗ và SP 311,4 1.561,4 1.943,1 2.384,6 2.597,6 3435,6 27,14 12,07

11 KN thuỷ sản 1.478,5 2.732,5 3.358,0 3.763,4 4.251,3 5016,3 12,99 8,36

Trong đó:

Tôm đông lạnh 631,4 1.265,7 1.262,8 1.387,6

Cá đông lạnh 172,4 608,8 1.083,4 1.379,1

Mực đông lạnh 76,8 73,9 92,5 60,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT

2.2. Thị trường theo ngành hàng

Page 99: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 90

2.2.1. Lương thực

2.2.1.1. Thị trường trong nước – Hiện nay, thóc do nông dân sản xuất được tiêu thụ làm hàng hóa theo các

mức độ khác nhau tùy từng vùng: ĐBSH khoảng 25 - 30%, vùng miền núi phía Bắc khoảng 8 - 10%, vùng miền Trung và Tây nguyên khoảng 15 - 20%, Đông Nam bộ 55 - 60% và vùng ĐBSCL 70 - 75%.

– Tiêu dùng trong nước: Theo Tổng cục thống kê, giai đoạn 1998 - 2004 bình quân mức tiêu thụ của nước ta là 150 kg gạo/người/năm, giảm 12% so với mức của 10 năm trước. Xu hướng giảm dần lượng gạo tiêu dùng, kể cả nông thôn và thành thị, tuy nhiên ở thành thị mức giảm nhanh hơn ở nông thôn. Hiện nay tiêu thụ gạo bình quân của 1 người khoảng 135 kg/năm.

– Theo dự báo dân số Việt Nam năm 2020 vào khoảng trên 100 triệu người, năm 2030 khoảng 110,4 triệu người. Khi dân số tăng lên nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó nhu cầu gạo giảm dần, nhưng nhu cầu về thịt cá, trứng sữa, rau quả tăng lên. Do vậy, lượng lương thực dành cho chăn nuôi tiếp tục tăng cao, đồng thời phải chuyển một phần đất lúa sang trồng rau quả, thức ăn chăn nuôi và phát triển thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu về cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước.

– Dự báo nhu cầu gạo trong nước đến năm 2015 là 32,1 triệu tấn, năm 2020 khoảng 35,2 triệu tấn và định hướng năm 2030 khoảng 37,3 triệu tấn (bao gồm cả thóc giống, cho chăn nuôi và hao hụt, cho chế biến, để ăn và dự trữ).

B¶ng 64. Tính toán nhu cầu tiêu dùng nông sản chính trong nước đến 2030

Đơn vị: 1000 tấn TT Hạng mục 2010 2015 2020 2030 1 Gạo 31.100 32.100 35.200 37.300 2 Ngô 6.000 8.000 9.000 10.000 3 Cà phê 50 55 57 60 4 Điều 125 130 135 140 5 Hồ tiêu 15 16 16,5 16,5 6 Chè 52 55 57 60 7 Rau các loại 9.994 11.179 13.015 17.774, 8 Quả các loại 6.083 8.384 10.011 14.219 9 Thịt các loại 2.607 3.540 4.004,6 5.332 10 Trứng (1000q) 6.083.338 8.384.482 10.011.381 14.219.514 11 Thuỷ sản 2.085,7 2.608,5 3.203,6 4.739,8

Page 100: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 91

2.2.1.2. Thị trường xuất khẩu – Xuất khẩu gạo của Việt Nam được tính toán sau khi đã đảm bảo an ninh

lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi, dự kiến mức đảm bảo an ninh lương thực, bình quân lương thực có hạt trên đầu người khoảng 475 kg sau năm 2010 đến 2020 và 400 kg sau năm 2020. Ngoài dự trữ quốc gia, dự báo duy trì lượng gạo xuất khẩu từ nay đến năm 2015 từ 4 - 4,5 triệu tấn và khoảng 3,5 - 4 triệu tấn/năm sau năm 2020.

– Đối với ngô do khả năng mở rộng diện tích không nhiều, khả năng thâm canh tăng năng suất cũng còn hạn chế do diện tích ngô được tưới thấp, tuy nhiên do nhu cầu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng rất nhanh, dự báo mức tăng sản lượng ngô khó tăng kịp nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu thêm ngô để làm thức ăn chăn nuôi.

– Xuất nhập khẩu gạo: trên thế giới có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu. Lượng gạo xuất nhập khẩu bằng 4 - 5% tổng sản lượng gạo toàn thế giới. Các nước xuất khẩu gạo lớn theo thứ tự hiện nay là: Thái Lan, Việt nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Myamar. Các nước nhập khẩu gạo nhiều là Iran, Inđônêxia, Brazil, Irad, Malayxia, Senegan, một số nước thuộc Cộng đồng châu Âu... Lượng gạo xuất khẩu trên thế giới hiện nay là 23 - 24 triệu tấn, dự tính nhu cầu năm 2015 khoảng 26 - 27 triệu tấn. Các nước trong khu vực ASEAN có thể tăng hoặc tham gia xuất khẩu gạo nhiều hơn là Myamar, Campuchia. Như vậy nguồn xuất khẩu gạo trong những năm tới vẫn tăng so với nhu cầu, các nước xuất khẩu gạo phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng gạo tốt hơn để xuất khẩu.

– Các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam có khoảng 20 nước, trong đó nhiều nhất là Philippin, Malaixia, Cu Ba, Singapo, Đài Loan. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 5.958,3 ngàn tấn, đạt giá trị 2.663,9 triệu USD, giá gạo trung bình là 447,1 USD/tấn. B¶ng 65. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 5.958.300,0 447,1 2.663.900,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Philippin 1.707.994,0 537,0 917.129,9 2 Malaixia 613.213,0 443,9 272.193,1 3 Cu Ba 449.950,0 424,6 191.035,6 4 Singapo 327.533,0 407,9 133.594,3 5 Đài Loan 204.959,0 398,2 81.616,1 6 I Rắc 171.000,0 403,2 68.947,0 7 Nga 84.646,0 438,2 37.089,1 8 Hồng Kông 44.599,0 453,3 20.214,6 9 Ucraina 37.562,0 419,3 15748,7 10 Nam Phi 37.253,0 439,4 16.367,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 101: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 92

– Các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam gồm có: Đông Nam Á 50,1%, châu Mỹ 7,2%, Trung Quốc 3,8%, ngoài ra còn các thị trường khác như Tây Nam á, Đông Âu, EU, Châu Phi...

2.2.2. Cao su

2.2.2.1. Thị trường trong nước – Các sản phẩm trong nước có nhu cầu phát triển khá nhanh bao gồm cao su

nguyên liệu, sản phẩm máy cơ khí cao su và các sản phẩm dịch vụ, theo dự báo nhu cầu của từng loại sản phẩm như sau:

♦ Cao su nguyên liệu: trong nước sẽ tăng xấp xỉ 15%/năm đạt mức 150 nghìn tấn vào năm 2015 và khoảng 200 - 250 ngàn tấn vào những năm sau 2015, xấp xỉ 20 - 25% sản lượng sản xuất

♦ Sản phẩm dịch vụ: tăng trưởng tương ứng với tốc độ đầu tư phát triển trong ngành và cả nước. Với tốc độ tăng trưởng là 10%/năm.

– Dự báo tiêu thụ cao su trong nước khoảng 55 ngàn tấn năm 2015, 57 ngàn tấn năm 2020 và 60 ngàn tấn năm 2030.

2.2.2.2. Thị trường xuất nhập khẩu – Xuất khẩu cao su Việt Nam: Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2009

Việt Nam xuất khẩu 731.400 tấn cao su, đạt kim ngạch xuất khẩu 1.226,9 triệu USD, năm 2010 ước tính xuất khẩu 700.000 tấn, đạt kim ngạch 1.400 triệu USD. Trong kế hoạch xuất khẩu năm 2010, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su sẽ tăng cường xuất khẩu cao su sang thị trường châu Âu, đồng thời giảm sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc. Chiến lược này nhằm đa dạng hoá thị trường, tránh nguy cơ rủi ro khi tập trung sản lượng xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường. Cùng với việc mở rộng thị trường, trong chiến lược phát triển đến năm 2015, ngành cao su Việt Nam định hướng ưu tiên phát triển sản phẩm cao su chế biến có nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lớn như săm lốp ô tô, băng tải.

♦ Các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam có khoảng 24 nước, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức. Năm 2009 giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trung bình là 1.677,5 USD/tấn.

♦ Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2009: Trung Quốc chiếm 74% về giá trị, EU 7,5%, Đông Nam Á 5,4%, Đông Bắc Á 4,6%, Châu Mỹ 3,2%.

Page 102: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 93

B¶ng 66. Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 731.400,0 1.677,5 1.226.900,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Trung Quốc 510.245,0 1.679,0 856.712,9 2 Malaixia 30.148,0 1.668,2 50.293,6 3 Đài Loan 25.059,0 1.883,1 47.188,9 4 Hàn Quốc 28.356,0 1.439,9 40.830,6 5 Đức 21.429,0 1.794,4 38.451,5 6 Mỹ 18.742,0 1.521,7 28.520,6 7 Nga 11.086,0 1.879,0 20.830,2 8 Nhật Bản 8.749,0 1.817,4 15.900,2 9 Thổ Nhĩ Kỳ 8.641,0 1.645,8 14.221,4 10 Italia 6.792,0 1.773,9 12.048,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

– Nhập khẩu cao su của Việt Nam: Năm 2009 Việt Nam nhập khẩu cao su của 15 nước trên thế giới với tổng khối lượng nhập khẩu 313,3 ngàn tấn, giá trị 409,5 triệu USD, giá nhập khẩu bình quân 1.307,1 USD/tấn. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu cao su nhiều nhất là Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Cơ cấu giá trị nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các thị trường là: Đông Nam Á chiếm 44,6%, Đông Bắc Á 25,8%, Trung Quốc 11,6%, Đông Âu 5,1%, EU 3,8%, Châu Mỹ 2,6%.

B¶ng 67. Nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 313.325,0 1.307,0 409.536,8 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Cam pu chia 43.054,0 1.750,4 75.362,4 2 Thái Lan 58.871,0 1.253,2 73.780,0 3 Hàn Quốc 46.344,0 1.422,0 65.903,3 4 Nhật Bản 18.794,0 2.113,0 39.712,2 5 Đài Loan 20.209,0 1.531,7 30.953,5 6 Inđônêxia 17.546,0 1.408,8 24.718,0 7 Nga 9.707,0 2.150,8 20.877,9 8 Trung Quốc 10.208,0 1.622,9 16.566,9 9 Mỹ 13.422,0 785,8 10.546,4 10 Malaixia 9.344,0 961,0 8.979,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 103: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 94

2.2.3. Cà phê

2.2.3.1. Thị trường trong nước – Có nhiều thông tin khác nhau về số lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường trong

nước, cụ thể là: ♦ Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thị trường nội địa của Việt Nam

tiêu thụ tương đương với 70.000 tấn cà phê nhân/năm. ♦ Theo điều tra mức sống dân cư năm 2002, mức tiêu thụ cà phê bình quân

đầu người của Việt Nam là 1,25 kg/người/năm (99.500 tấn/năm). ♦ Theo tài liệu của tập đoàn Nestle bình quân mỗi người tiêu dùng 0,91

kg/năm, tương đương khoảng 78.300 tấn cả nước. ♦ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng tiêu dùng nội địa cà phê Việt Nam

chỉ đạt 5% sản lượng, thấp nhất trong các nước sản xuất cà phê (các nước thành viên Tổ chức Cà phê Quốc tế tiêu thụ 25,16% sản lượng sản xuất).

♦ Kết quả điều tra mức sống dân cư cho thấy tiền mua cà phê của hộ tăng. Năm 2006 một hộ gia đình Việt Nam tiêu dùng 1,32 kg, so với năm 2002 tăng 30% về lượng và 25% về giá trị. Tiêu thụ cà phê bột ở thành phố cao hơn nông thôn khoảng 2 lần, tiêu thụ cà phê hoà tan thay đổi nhanh ở khu vực nông thôn.

♦ Trên thực tế cà phê có nhãn hàng, với thương hiệu nổi tiếng (cà phê Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hoà, Nestcafe) được tiêu thụ mạnh, số lượng cửa hàng và nhà hàng, quán cà phê tăng đáng kể, chứng tỏ thị trường cà phê nội địa còn có tiềm năng khá lớn và dự kiến tăng mạnh vào thời kỳ sau 2010.

– Căn cứ vào mức tiêu thụ hiện tại và tiềm năng tiêu thụ cà phê trong nước, dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cà phê trong nước năm 2015 khoảng 55 ngàn tấn, năm 2020 khoảng 57 ngàn tấn và năm 2030 khoảng 60 ngàn tấn.

2.2.3.2. Thị trường xuất khẩu

a. Số lượng và giá trị xuất khẩu – Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, năm 2000 xuất khẩu

733,9 ngàn tấn, năm 2005 xuất 912,7 ngàn tấn, năm 2009 xuất 1.183,5 ngàn tấn. Từ năm 2001 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, năm 2007 xuất khẩu 1.232 ngàn tấn, cao nhất trong 20 năm (1990 – 2009).

– Giá trị xuất khẩu cà phê năm 2000 đạt 501,4 triệu USD, năm 2008 đạt cao nhất 2.113,8 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 2000 – 2009 đạt 14,76%/năm, tuy nhiên giá xuất khẩu không ổn định.

– Số lượng các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam tăng từ 50 quốc gia năm 2000 đến 2008 mở rộng đến 80 quốc gia, song các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam vẫn là các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Page 104: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 95

– Năm 2009 tỷ trọng của 10 nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam chiếm 63,8% về khối lượng và 64,6% về kim ngạch, 70 quốc gia còn lại chỉ chiếm 36,2% về khối lượng và 35,4% về kim ngạch. Đức chiếm vị trí số 1 về kim ngạch cà phê nhập khẩu của Việt Nam, Mỹ xếp thứ 2 và Bỉ xếp thứ 3.

B¶ng 68. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 1.183.500,0 1.462,2 1.730.600,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Đức 136.248,0 1.480,9 201.768,4 2 Mỹ 128.050,0 1.535,9 196.674,1 3 Bỉ 132.283,0 1.440,1 190.495,4 4 Italia 96.190,0 1.480,0 142.365,7 5 Tây Ban Nha 81.617,0 1.446,0 118.020,9 6 Nhật Bản 57.450,0 1.572,0 90.312,4 7 Hà Lan 32.608,0 1.435,1 46.795,6 8 Hàn Quốc 31.684,0 1.464,5 46.399,8 9 Anh 30.918,0 1.428,4 44.162,0 10 Thuỵ Sỹ 28.478,0 1.440,3 41.017,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

b. Chất lượng cà phê xuất khẩu – Niên vụ 2007 – 2008 chất lượng cà phê vối xuất khẩu đã cải thiện rõ rệt, tỷ

lệ cà phê nhân cỡ sàng 13 giảm từ 70% (2005 – 2006) xuống còn 58,6% (2007 – 2008) và cỡ sàng 16 tăng từ 20,87% lên 35,06%, cỡ sàng 18 ít thay đổi.

– Cà phê Việt Nam đã được đánh giá đạt chất lượng cao tương đương các nước trồng cà phê chất lượng cao trên thế giới, tuy nhiên những hạn chế yếu kém trong khâu sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, phương pháp phân loại không theo số lỗi và độ ẩm mà chỉ theo hạt đen và tạp chất nên đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng, uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

– Theo Nghị quyết 420 của ICO, các thành viên phải gửi báo cáo về chất lượng cà phê xuất khẩu trong đó Việt Nam chưa có báo cáo. Hơn nữa việc mua bán cà phê không theo tiêu chuẩn, thiếu ổn định nên cà phê Việt Nam bị loại tại các cảng luôn chiếm tỷ lệ cao.

2.2.4. Điều

2.2.4.1. Thị trường trong nước – Hiện nay, thị trường tiêu thụ điều nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ bé so

với phần xuất khẩu. So với mức sản lượng năm 2005, năm 2009, mức tăng

Page 105: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 96

công suất chế biến là 62,5%. Hiện công suất chế biến điều nhân của Việt Nam vượt 700 ngàn tấn/năm. Đầu ra điều nhân của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu.

– Tại đại hội nhiệm kỳ 7 của Hiệp hội cây điều Việt Nam (Vinacas) diễn ra tại TPHCM, Vinacas đặt ra chỉ tiêu nhân điều tiêu thụ trong nước tới năm 2011 chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều sản xuất. Hiệp hội đặt ra mục tiêu tới năm 2011, điều xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao như các sản phẩm điều rang muối, bánh kẹo chế biến từ nhân điều chỉ chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều xuất khẩu. Thậm chí nhân điều tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 2 - 3% sản lượng nhân điều chế biến hàng năm vào khoảng 200.000 tấn.

– Căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tốc độ gia tăng dân số, dự báo đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ hạt điều trong nước khoảng 130 ngàn tấn, năm 2020 khoảng 135 ngàn tấn và năm 2030 khoảng 140 ngàn tấn.

2.2.4.2. Thị trường xuất khẩu – Số lượng nhân điều thô chế biến tại Việt Nam xuất khẩu tăng ở mức cao:

Năm 1990 xuất khẩu 286,0 tấn. Năm 2009 đã đạt đến con số 177.200 tấn (gấp 619 lần). Kể từ năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 127.000 tấn đạt giá trị 504,0 triệu USD đã trở thành quốc gia số 1 trên thế giới về chế biến và xuất khẩu nhân điều, đồng thời các năm 2007 - 2008 - 2009 vị trí trên càng được củng cố với thị phần lớn.

– Nhân điều Việt Nam năm 2008 đã xuất khẩu sang 94 thị trường, năm 2009 giảm còn 87 thị trường, song có 7 thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Anh, Canada, Nga.

– Thị trường chủ yếu tiêu thụ nhân điều của Việt Nam lớn nhất là Hoa Kỳ (27 - 29%), kế đến là Trung Quốc (17,96 - 18%), Hà Lan (16,5 - 17%). Các thị trường tiềm năng xuất khẩu nhân điều của Việt nam là Ấn Độ, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy, Latvia, Kazasta...

– Tuy lượng xuất khẩu nhân điều của nước ta lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu là nhân điều thô chiếm 97,5%, nhân điều ăn liền chỉ có 2,5% là quá đơn điệu. Hơn nữa, giá bán lại phụ thuộc quá nhiều vào bên nhập khẩu, đặc biệt khi tư bản tài chính tham gia lũng đoạn thị trường bằng đầu cơ dẫn đến giảm giá xuất khẩu đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các nhà xuất khẩu điều Việt Nam. Trong số 203 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chỉ có 38 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu trên 5 triệu USD/năm. Việc hợp tác liên kết xuất khẩu để có lợi nhuận thỏa đáng còn chưa được tận dụng có hiệu quả.

Page 106: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 97

B¶ng 69. Xuất khẩu điều của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 177.200,0 4.778,2 846.700,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Mỹ 53.195,0 4.797,9 255.224,1 2 Trung Quốc 38.548,0 4.604,0 177.476,3 3 Hà Lan 24.312,0 5.097,5 123.929,3 4 Úc 11.867,0 4.919,8 58.383,0 5 Anh 6.985,0 4.935,9 34.477,2 6 Canada 4.427,0 5.082,4 22.499,8 7 Nga 4.218,0 4.691,3 19.787,7 8 Đức 2.327,0 4.843,4 11.270,6 9 Thái Lan 2.147,0 4.673,5 10.034,1 10 Tiểu vương quốc ả Rập Thống nhất 2.103,0 4.442,1 9.341,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.2.5. Hồ tiêu – Sản xuất hồ tiêu chủ yếu là xuất khẩu, khối lượng tiêu thụ trong nước rất

thấp, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng sản lượng sản xuất.

B¶ng 70. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 134.300,0 2.591,9 348.100,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Mỹ 14.848,0 2.937,4 43.615,1 2 Đức 13.840,0 2.811,5 38.911,6

3 Tiểu vương quốc ả Rập Thống nhất 11.056,0 2.263,3 25.023,1

4 Hà Lan 8.336,0 2.866,1 23.891,5 5 Ai Cập 7.205,0 2.262,8 16.303,4 6 Ấn Độ 6.294,0 2.433,5 15.316,5 7 Pakixtan 6.406,0 2.144,9 13.740,0 8 Singapo 6.078,0 2.143,3 13.026,7 9 Nga 5.436,0 2.245,7 12.207,7 10 Tây Ban Nha 4.109,0 2.603,0 10.695,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

– Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 134,3 ngàn tấn, đạt kim ngạch 348 triệu USD, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50% thị

Page 107: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 98

phần hồ tiêu xuất khẩu của thế giới. Chất lượng hồ tiêu từng bước được chú trọng và nâng cao. Năm 2009 có 26 nước nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam với khối lượng từ 1000 tấn trở lên, trong đó các nước nhập khẩu nhiều nhất là Hoa Kỳ, Đức và các tiểu vương quốc ả Rập Thống Nhất, Hà Lan, Ai Cập.

– Giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2009 bình quân đạt 2.592 USD/tấn, tương đối cao so với các năm trước.

2.2.6. Chè

2.2.6.1. Thị trường trong nước – Theo Hiệp hội chè Việt nam: Sản phẩm chè nội tiêu hiện nay khoảng 37

nghìn tấn/năm. Hiện nay, tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Chỉ tính riêng chè búp chế biến mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,36 kg/người/năm, là một chỉ tiêu thấp so với các nước khác. Do đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng mà hình thức và mức độ tiêu dùng chè khác nhau trong cả nước.

– Dự báo nhu cầu tiêu thụ chè trong nước sẽ tăng do dân số tăng và mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng, năm 2015 sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 55 ngàn tấn, 2020 khoảng 57 ngàn tấn và 2030 khoảng 60 ngàn tấn.

2.2.6.2. Thị trường xuất khẩu

a. Thực trạng xuất khẩu – Chè Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp thuận lâu đời từ những năm

đầu thế kỷ 20 (dưới nhãn mác của tư bản Pháp) và đến nay đã xuất khẩu đi hơn 70 thị trường thế giới.

– Việt Nam đã ra nhập WTO nên việc hội nhập thị trường thế giới về chè cũng là thuận lợi. Vấn đề còn lại là nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm.

– Việt Nam đã là thành viên 113 của uỷ ban chè thế giới. – Có chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho người làm chè trong việc

tiếp xúc với các bạn hàng nước ngoài. – Mặt hàng chè Việt Nam đa dạng các loại chè mà thị trường thế giới yêu cầu

như: chè đen (Orthodox, CTC, chè xanh, chè vàng, Ôlong, Phổ nhĩ… – Những năm gần đây sau khi vào WTO việc sản xuất kinh doanh tăng vượt

bậc (270 doanh nghiệp đã có sản phẩm xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới. 10 thị trường lớn đáng tin cậy là: Pakistan, Đài Loan, Nga, Afganistan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Indonesia, Ba Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ (Trong đó Pakistan, Nga, Đài Loan đạt trên 10 triệu USD).

Page 108: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 99

B¶ng 71. Xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Số lượng (tấn)

Đơn giá (USD/T)

Trị giá (1000 USD)

Tổng số 134.100,0 1.327,4 178.000,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất 1 Pakixtan 31.047,0 1.480,7 45.971,7 2 Nga 21.850,0 1.252,0 27.355,7 3 Đài Loan 20.205,0 1.207,5 24.397,5 4 Ấn Độ 8.371,0 1.149,7 9.623,8 5 Mỹ 5.353,0 1.070,5 5.730,5 6 Inđônêxia 6.069,0 940,5 5.708,1 7 Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1.795,0 1.980,0 3.554,1 8 Đức 2.520,0 1.392,3 3.508,5 9 Arập Xêút 1.606,0 1.933,2 3.104,7 10 Ba Lan 2.016,0 1.144,1 2.306,6

Nguồn: Tổng cục Hải quan

– Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 134,1 ngàn tấn chè, đạt kim ngạch 178 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân năm 2009 đạt 1.327,4 USD/tấn. Các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam là: Tây Nam Á 35% giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam, Trung Quốc 17,7%; Đông Âu 15,4%; Đông Nam Á 3,9%; các nước EU 3,3%...

– 70% chè xuất khẩu chưa có thương hiệu, xuất sứ và thương hiệu chè Việt, bao bì nhãn mác, cho nên giá xuất khẩu chè Việt Nam chỉ bằng 50 - 70% chè thế giới cùng loại.

– Các thị trường như: Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Indonexia... (là những thị trường lớn, có uy tín). Với các mặt hàng chè xanh, đen có chất lượng trung bình, chè Việt Nam cần duy trì mối quan hệ làm ăn tốt.

– Với 219 công ty tham gia xuất khẩu trên 70 thị trường, có 16 công ty xuất khẩu trên 1 thị trường cùng 1 loại sản phẩm chè Đen là quá nhiều, do đó việc Nhà nước nên làm là chắp nối đầu mối lại để tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, làm giá trị chè xuất khẩu bị giảm.

B¶ng 72. Cơ cấu chè xuất khẩu

TT Loại chè XK Tỉ trọng về lượng (%)

Tỉ trọng về giá trị (%)

1 Chè đen 62 56 2 Chè xanh 36 41 3 Chè khác 2 3

Nguồn: Tổng Công ty Chè Việt Nam

Page 109: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 100

b. Những tồn tại hạn chế trong xuất khẩu chè – Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược xuất khẩu, chưa biết liên kết lại để

nâng cao giá trị xuất khẩu (có lời là bán). – Chưa có hàng rào kỹ thuật để ngăn cản các loại chè sản xuất kém chất lượng

nên làm uy tín chè Việt Nam trên thị trường thế giới. – Cần xây dựng ngay sàn đấu giá, chợ đầu mối chè để tránh hiện tượng tranh

mua, tranh bán trực tiếp giữa khách hàng nước ngoài, thương lái đến tận nơi các nhà máy, doanh nghiệp.

– Chưa có cơ chế bắt buộc để các doanh nghiệp chè áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè nên nhiều tạp chất, dư lượng thuốc BVTV còn lớn hơn dư lượng cho phép.

2.2.7. Quả các loại

2.2.7.1. Thị trường trong nước – Sản lượng quả hiện nay ở nước ta chủ yếu tiêu thụ nội địa, chiếm khoảng

80% giá trị sản lượng. Nhu cầu về sử dụng trái cây ở mỗi vùng có khác nhau, các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có mức tiêu thụ quả lớn nhất, tần suất sử dụng quả trung bình 15 – 20 lần/tháng.

– Dự báo mức tiêu thụ quả trong nước năm 2020 khoảng 10 triệu tấn (bình quân 100 kg/người/năm) và 2030 khoảng 14 triệu tấn (120 kg/người/năm).

2.2.7.2. Thị trường xuất nhập khẩu – Xuất khẩu quả của Việt Nam thị trường chính là Trung Quốc, bao gồm:

xoài, vải, chuối, dưa hấu theo con đường phi mậu dịch, gần đây mặt hàng dứa chế biến, nước dứa cô đặc xuất sang các nước châu Âu đang được ưa chuộng. Các sản phẩm xuất khẩu rau quả ước tính từ 300 - 400 triệu USD/năm. Mặc dù là một nước ở vùng nhiệt đới, có khí hậu rất đa dạng song xuất khẩu rau quả ở nước ta vẫn có trình độ thấp, giống còn là các giống truyền thống, chất lượng chưa được thị trường ưa chuộng, không có thị trường truyền thống, xuất khẩu chủ yếu tiểu ngạch, Trung Quốc là thị trường chính, mỗi năm nước ta xuất khẩu vào thị trường này khoảng 10.000 tấn.

– Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu rau quả các loại đạt giá trị 438,9 triệu USD, trong đó 10 nước nhập khẩu quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hà Lan, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đạt 80,8 triệu USD, trong đó riêng Trung Quốc đạt 55,3 triệu USD.

Page 110: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 101

– Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2009 phân theo vùng là: Trung Quốc chiếm 18,4% về giá trị; EU 9,3%; Đông Nam Á 9,3%, Đông Bắc Á 9,2%; Đông Âu 7,8%; Châu Mỹ 6,3%...

B¶ng 73. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Trị giá (1000 USD) Tổng số 438.900,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất

1 Trung Quốc 55.286,2 2 Nga 34.228,2 3 Nhật Bản 31.878,2 4 Mỹ 21.677,4 5 Đài Loan 19.884,5 6 Hà Lan 17.884,5 7 Singapo 10.328,8 8 Hàn Quốc 8.440,0 9 Thái Lan 8.354,6

10 Inđônêxia 7.558,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan

B¶ng 74. Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các nước năm 2009

TT Nước Trị giá (1000 USD) Tổng số 279.059,9 Trong đó: 8 nước lớn nhất

1 Trung Quốc 168.936,7 2 Thái Lan 45.729,2 3 Mỹ 24.141,4 4 Úc 14.634,7 5 Malaixia 3.402,1 6 Braxin 2.639,1 7 Chilê 1.849,1 8 Inđônêxia 1.340,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

– Nhập khẩu rau quả của Việt Nam: Việt Nam nhập khẩu quả ôn đới như lê, táo 2 - 3 vạn tấn, nho khô, cam, quýt, nước ta nhập khẩu quả chủ yếu từ Trung Quốc, táo có thể nhập khẩu ở Mỹ, Niu-di-lân, nhập khẩu quả cũng chính là đường tiểu ngạch, chất lượng không kiểm soát được, cho nên vấn đề rau quả sản xuất và xuất nhập khẩu an toàn cho người tiêu dùng đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Page 111: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 102

– Năm 2009 Việt Nam nhập khẩu rau quả với trị giá 279 triệu USD, trong đó Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan) 168,9 triệu USD (chiếm 60,5%), Đông Nam Á 23,3%; Châu Mỹ 10,3%; Đông Bắc Á 2,6%...

2.2.8. Chăn nuôi – Trên phạm vi cả nước các điều tra và nghiên cứu gần đây cho thấy mặc dù

tốc độ tăng trưởng về cầu rất cao, mức tiêu thụ thịt của nước ta mới đạt khoảng 22 kg/người/năm, mức này vẫn thấp hơn trung bình các nước châu Á. Tuy nhiên, do độ co giãn thu nhập đối với cầu về thịt còn cao, triển vọng tốc độ tăng thu nhập bền vững của nước ta trong 10 năm tới hứa hẹn tốt đối với việc phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

– Theo tính toán của các nhà hoạch định chiến lược quốc tế, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của các nước đang phát triển từ nay đến năm 2020 về thịt lợn là 2,8%, thịt bò là 2,8%, thịt gia cầm 3,1% và sữa là 3,3%, trong khi đó tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 6,1%, chính vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh ở nước ta.

– Dự báo đến năm 2015 mức tiêu thụ thịt/người/năm ở Việt Nam sẽ là 54 kg thịt hơi, tương đương 38 kg thịt xẻ và 90 quả trứng/người/năm, năm 2020 là 40 kg thịt xẻ, 100 quả trứng/người/năm và năm 2030 là 45 kg thịt xẻ và 120 quả trứng/người/năm. Như vậy tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 là 3,54 triệu tấn, năm 2020 là 4 triệu tấn và năm 2030 là 5,33 triệu tấn, sản lượng trứng tiêu thụ trong nước năm 2015 là 8,38 tỷ quả, năm 2020 là 10 tỷ quả và năm 2030 là 14,22 tỷ quả.

2.2.9. Thuỷ sản

2.2.9.1. Thị trường trong nước – Trong giai đoạn 2000 – 2010, tổng sản lượng thuỷ sản tăng bình quân

7,93%/năm, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 10,09%/năm và giá thuỷ sản liên tục tăng, bình quân 9%/năm. Sức tiêu thụ mạnh thuỷ sản trong nước còn thể hiện qua việc nhập nhiều mặt hàng thuỷ sản để đáp ứng nhhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng. Trong thời gian tới nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trong nước còn tiếp tục tăng mạnh do bùng phát các loại bệnh gia súc gia cầm... ảnh hưởng nhiều cả chất lượng và khối lượng nguồn thực phẩm nói chung.

– Cùng với sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo đầu người của Việt Nam tăng, dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới. Và nếu năm 2020 Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình CNH, HĐH với khoảng 50% dân số sống ở các đô thị và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng thuỷ sản trên đầu người gia tăng khoảng 17% so với hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản năm 2020 khoảng 3,2 triệu tấn và năm 2030 khoảng 4,74 triệu tấn.

– Tuy nhiên do mức thu nhập thay đổi, dân số ở nông thôn thay đổi, số người thành thị và người có thu nhập cao tăng lên nên sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ

Page 112: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 103

sẽ ngày càng đòi hỏi chất lượng và giá trị cao hơn. Các loại thuỷ sản nuôi trồng truyền thống sẽ tiêu thụ ít hơn và ngược lại, ngày càng có nhiều yêu cầu về các loại thuỷ sản có chất lượng cao, có nhiều thịt, ít xương, dễ cung cấp qua các nhà hàng siêu thị ở dạng tươi sống.

2.2.9.2. Thị trường xuất nhập khẩu – Năm 2010 cả nước xuất khẩu khối lượng thuỷ sản đạt giá trị xuất khẩu 5.016

triệu USD. Dự báo mức giá xuất khẩu trung bình các hàng thuỷ sản của Việt Nam năm 2020 là 4,8 USD/kg, như vậy muốn có được 4 – 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu thuỷ sản cần có sản lượng nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu là 1,7 – 1,9 triệu tấn.

B¶ng 75. Xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang các nước năm 2009

TT Nước Trị giá (1000 USD) Tổng số 4.251.300,0 Trong đó: 10 nước lớn nhất

1 Nhật Bản 760.725,4 2 Mỹ 711.145,7 3 Hàn Quốc 312.844,3 4 Đức 211.038,4 5 Tây Ban Nha 153.651,4 6 Úc 128.949,0 7 Trung Quốc 124.857,3 8 Hà Lan 118.286,1 9 Italia 115.143,8

10 Bỉ 107.948,5 Nguồn: Tổng cục Hải quan

– Các thị trường chính nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Úc, Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Bỉ.

– Giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam theo vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2009: các nước EU chiếm 27,3%; Đông Bắc á 25,3%; Châu Mỹ 21%; Đông Nam Á 7,4%, Trung Quốc (cả Hồng Kông và Đài Loan) 7,1%, ngoài ra còn các thị trường khác như Đông Âu, Tây Nam Á, Châu Phi...

– Nhập khẩu hàng thuỷ sản: năm 2009 Việt Nam nhập khẩu hàng thuỷ sản với giá trị 282,4 triệu USD, trong đó cơ cấu theo vùng là: Châu Mỹ chiếm 10,2%; các nước EU 15,7%; các nước Trung Quốc 16,1%; Đông Nam Á 17%; Đông Bắc Á 13,4%...

B¶ng 76. Nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam từ các nước năm 2009

Page 113: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 104

TT Nước Trị giá (1000 USD) Tổng số 282.479,1 Trong đó: 10 nước lớn nhất

1 Đài Loan 33.317,4 2 Nhật Bản 24.575,1 3 Inđônêxia 22.113,9 4 Na Uy 17.800,6 5 Thái Lan 14.128,1 6 Hàn Quốc 13.407,7 7 Mỹ 12.598,0 8 Trung Quốc 12.136,0 9 Ba Lan 10.543,1

10 Chilê 8.675,2 Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.3. Xuất nhập khẩu theo vùng lãnh thổ

2.3.1. Xuất khẩu theo vùng lãnh thổ

B¶ng 77. Kim ngạch xuất khẩu 10 nông sản chính của VN theo vùng 2009 Đơn vị: 1000 USD

TT Tên hàng Tổng Châu

Mỹ EU Tây Nam Á

Trung Quốc

Đông Nam Á

Đông Âu

Đông Bắc Á

Châu Phi

Tổng 14.838.000 2.848.132 3.013.837 314.513 2.410.103 2.091.075 264.274 1.805.670 122.149 1 Gạo 2.663.900 191.036 29.927 72.687 101.831 1.335.057 37.089 1.726 16.367 2 Sắn 556.000 - - - 520.159 12.917 1.174 28.539 1.159 3 Cao su 1.226.900 39.363 92.092 10.205 907.423 66.289 20.830 56.731 -4 Cà phê 1.730.600 213.994 854.095 22.505 24.886 116.252 22.004 136.712 22.589 5 Điều 846.700 277.724 193.888 13.961 190.301 79.425 19.788 3.879 -6 Hồ tiêu 348.100 46.507 76.779 54.080 - 28.046 12.208 13.700 20.079 7 Chè 178.000 5.731 5.815 62.254 31.575 6.926 27.356 - -8 Rau quả 438.900 27.772 40.809 - 80.810 40.599 34.228 40.318 -

9 Gỗ và SP 2.597.600 1.154.762 560.375 18.075 250.395 90.213 1.714 450.496 2.239

10 Thuỷ sản 4.251.300 891.243 1.160.058 60.748 302.723 315.351 87.883 1.073.570 59.717

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Việt Nam xuất khẩu 10 mặt hàng nông sản chính sang các vùng lãnh thổ trên thế giới là: Châu Mỹ, EU, Tây Nam Á, Trung Quốc, Đông Nam Á, Đông Âu, Đông Bắc Á, Châu Phi. Trong đó cơ cấu giá trị XK 10 mặt hàng chính: Châu Mỹ 19,2%; EU 20,3%; Đông Nam Á 14,1%; Trung Quốc 16,2%; Đông Bắc Á 12,2%; Tây Nam Á 2,1%; Đông Âu 1,8%, Châu Phi 0,8%.

Page 114: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 105

2.3.2. Nhập khẩu theo vùng lãnh thổ Các mặt hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu là cao su, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản. Cơ cấu giá trị nhập khẩu 4 mặt hàng nông sản của Việt Nam là: Đông Nam Á 43,8%; Trung Quốc 24,3%; Châu Mỹ 13,3%; Đông Bắc Á 10%; EU 5,7%; Tây Nam Á 0,7%; Đông Âu 1,8%; Châu Phi 0,4%.

B¶ng 78. Kim ngạch nhập khẩu một số nông sản chính của VN theo vùng 2009

Đơn vị: 1000 USD

TT Tên hàng Tổng Châu Mỹ EU Tây

Nam ÁTrung Quốc

Đông Nam Á

Đông Âu

Đông Bắc Á

Châu Phi

Tổng số 1.622.784 215.735 91.784 10.702 394.417 711.073 29.190 162.867 7.015

1 Cao su 409.537 10.546 15.363 - 47520 182840 20878 105.615 02 Rau quả 279.060 28.629 - - 168936 65107 0 7.217 0

3 Gỗ và SP gỗ 904.799 147.717 31.988 - 132506 415176 928 12.051 6169

4 Hàng th.sản 282.479 28.841 44.433 10.702 45453 47950 7383 37.983 846

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.4. Dự báo thị trường xuất khẩu một số nông sản chính – Cơ cấu giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang các vùng của

thế giới đến năm 2020 dự kiến: Châu Mỹ 22%, EU 23%; Đông Nam Á 16%; Đông Bắc Á 14%; Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông) 19%; Tây Nam Á 2%; Châu Phi 1%.

– Các thị trường chính nhập khẩu gạo của Việt Nam dự kiến gồm có: Đông Nam Á 75%; Tây Nam Á 4%, các thị trường khác 21%.

– Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2020 dự kiến: Trung Quốc chiếm 76% về giá trị, các thị trường khác chiếm 24%.

– Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đến năm 2020: EU 60%; châu Phi 2%, các vùng khác 38%.

– Thị trường chủ yếu tiêu thụ nhân điều của Việt Nam lớn nhất là Châu Mỹ 36%; EU 25%, các thị trường khác 39%.

– Các thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam dự kiến là: Tây Nam Á 45% giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam, Đông Âu 20%.

– Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2020 phân theo vùng là: Trung Quốc gồm cả Hồng Kông và Đài Loan) chiếm 31% về giá trị; Đông Âu 13%; Đông Bắc Á 15%, Đông Nam Á 15%, thị trường khác 26%.

Page 115: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 106

– Giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam theo vùng lãnh thổ dự kiến: Đông Bắc Á 27%; Châu Mỹ 23%; châu Phi 2%, ngoài ra còn các thị trường khác như Đông Âu, Tây Nam Á, Châu Mỹ, Đông Âu... 48%.

3. Khả năng cạnh tranh của nông sản

3.1. Sức cạnh tranh của mặt hàng gạo

3.1.1. Những lợi thế so sánh – Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa lớn: Diện tích lúa Việt Nam đạt 7.440

nghìn ha, đứng thứ 3 trong khối ASEAN (sau Inđônêxia và Thái Lan). Năng suất lúa Việt Nam là 52,3 tạ/ha ở mức cao so với khu vực và trên thế giới.

B¶ng 79. Một số chỉ tiêu so sánh về sản xuất lúa

Chỉ tiêu Thái Lan Việt Nam % so sánh (VN/Thái)

1. Một số chỉ tiêu về sản xuất - Diện tích canh tác (triệu ha) 9,2 4,1 45,65 - Hệ số quay vòng đất 1,2 1,8 133,333. Lượng phân bón hoá học (tr.tấn/năm)

3,5 2,095 59,85

4. Phân bón (kg/1 ha) 250 310 120,335. Năng suất BQ lúa (tạ/ha) 30,0 52,2 162,06

(Nguồn: Tạp chí kinh tế Thái Lan, 2008 và FAOSTAT, 2008).

– Giá thành sản xuất thấp: so sánh một số tình hình và điều kiện sản xuất: đất đai, diện tích được tưới tiêu, năng suất... Việt Nam rẻ hơn Thái Lan, chi phí chỉ bằng 65 - 85% Thái Lan. Do vậy giá thành sản xuất lúa Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Giá thành sản xuất lúa Thái Lan khoảng 73 - 93 USD/tấn (cao hơn giá thành của Việt Nam từ 12 - 15%).

– Hạ tầng thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa tốt: 20 năm qua, Chính phủ đã tập trung phát triển lương thực nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, vốn đầu tư cho thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa chiếm tỷ lệ cao và tăng liên tục. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lúa được tưới, tiêu nước vào loại cao trong khu vực: khoảng 90% diện tích gieo trồng lúa được tưới. Đây là yếu tố chính đưa năng suất lúa Việt Nam tăng nhanh thời gian qua và vượt xa hơn hẳn các nước trong khu vực.

3.1.2. Những hạn chế cạnh tranh – Hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu gạo còn yếu kém: làm cho chi phí

lưu thông và xuất khẩu cao (gấp đôi so với Thái Lan). Chất lượng của một số dịch vụ có liên quan độ tin cậy không cao, thiếu tính ổn định trong việc

Page 116: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 107

cung ứng chân hàng, năng lực vận tải hàng hải hạn chế. Do vậy, cho đến nay Việt Nam hầu như vẫn xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB.

– Chất lượng gạo không đảm bảo, không chủ động về giá: Các cơ sở xay xát gạo chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, tập trung ở các vựa lúa, thường đặt cạnh các bờ kênh hoặc bờ sông để thuận lợi cho vận chuyển. Hệ thống tiêu thụ này có ưu điểm là huy động được toàn bộ nguồn lực của nhân dân, nhưng cũng có nhược điểm là chất lượng gạo không đảm bảo, các doanh nghiệp xuất khẩu không chủ động được về giá.

– Hệ thống phân phối và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam còn rất đơn giản, yếu kém so với Thái Lan, phương tiện và cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn. Từ năm 2001 đến nay, Chính Phủ Việt Nam cũng đã cho đầu tư thí điểm 3 chợ bán buôn lúa gạo, nhưng việc triển khai thực hiện còn quá chậm.

– Chất lượng gạo tuy đã được cải thiện nhưng còn hạn chế: Với những cố gắng về cải thiện giống, công nghệ xay xát, đánh bóng chọn màu, thời gian qua, phẩm cấp gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên chất lượng gạo Thái Lan còn nhiều ưu thế hơn (nhóm gạo cao cấp của Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng gạo xuất khẩu).

– Tổn thất sau thu hoạch cao: khoảng 14 - 16%, các nguyên nhân gây tổn thất chính là thiếu phương tiện làm khô, kho bảo quản nghèo nàn. Mức độ tổn thất sau thu hoạch của Thái Lan khoảng 7 - 10% vì lúa được thu hoạch ở mùa khô, các hộ nông dân bán hoặc gửi lúa tươi ngay tại các chợ trung tâm nông sản theo chương trình can thiệp của Chính Phủ. Các điểm phơi, sấy lúa theo đúng quy định nên tỷ lệ hao hụt, chất lượng gạo tốt, ổn định.

– Công nghiệp chế biến gạo còn hạn chế, thiếu đa dạng sản phẩm: trên 80% tổng lượng thóc của Việt Nam được xay xát bởi những máy nhỏ của tư nhân. Các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của nước ta có trình độ công nghệ tương đương so với Thái Lan, nhưng tổng thể chung toàn ngành vẫn thua kém Thái Lan. Về chế biến các sản phẩm gạo bằng phương pháp thủ công và bán thủ công chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa như bún, bánh đa, bún khô... Sản phẩm xuất khẩu còn đơn giản như bún khô, bánh đa nem... với khối lượng và kim ngạch không đáng kể.

– Thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức và rất yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu khả năng tài chính và nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, đây là thiệt thòi lớn cho giá trị và uy tín của gạo Việt Nam.

3.2. Sức cạnh tranh của mặt hàng cao su

3.2.1. Những lợi thế so sánh Giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Giá thành sản xuất chung của Tổng Công ty Cao su năm

Page 117: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 108

2009 là 980 USD/tấn, bằng khoảng 60% của Malayxia và 50% của Inđonêxia. Điều này cho thấy Việt Nam cũng là nước có lợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su.

B¶ng 80. So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK cao su VN với các nước

TT Sản phẩm, nước

Giá thành (USD/tấn)

% (VN=100%)

Thị phần giá trị XK (%)

1 Việt Nam 980 100 4,9 2 Thái Lan 700 79 41,7 3 Malaysia 1.563 167 15,7 4 Inđônêxia 1.890 202 27,5

(Nguồn: Nguồn: Tạp chí Kinh tế Thế giới, tháng 9/2008, FAO START, 2008)

3.2.2. Những hạn chế cạnh tranh – Năng lực sản xuất còn thấp: Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao về

diện tích và sản lượng nhưng so với các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia và Malayxia thì diện tích và sản lượng cao su Việt Nam còn rất thấp. Sản lượng cao su của Thái Lan gấp khoảng 4,8 lần sản lượng cao su Việt Nam, sản lượng cao su của Inđonêxia bằng khoảng 4,42 lần sản lượng cao su Việt Nam.

– Sản phẩm xuất khẩu với thị trường nhỏ, sản phẩm chưa phong phú: Hiện nay Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 4,9% thị phần thế giới. Trong khi đó, Thái Lan là 41,7%, Inđonêxia là 27,5% và Malayxia là 15,7%. Do hạn chế về năng lực sản xuất chúng ta vẫn chưa tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định với dung lượng lớn thường bị động vào thị trường tiêu ngạch mậu biên với Trung Quốc. Bên cạnh đó, do uy tín còn hạn chế và cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp nên giá xuất khẩu còn thấp hơn so với giá thế giới.

– Chủng loại sản phẩm chưa phù hợp với nhiều thị trường: Chủng loại cao su chủ yếu của Việt Nam hiện nay là SVR 3L chỉ phù hợp với một số ngành công nghiệp giày của Trung Quốc và công nghiệp với những điều kiện công nghệ cũ. Vì vậy cao su thiên nhiên của Việt Nam phần nhiều xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi xuất khẩu sang các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và Nhật thì còn rất hạn chế. Cơ cấu, cung cầu sản phẩm nguyên liệu cao su trên thị trường thế giới loại SVR3L chỉ chiếm 3%.

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, khả năng cạnh tranh của cao su ở mức trung bình. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ trong nước cũng rất hạn chế, tỷ trọng sản phẩm cao su chế biến công nghiệp thấp, mới chỉ sử dụng 15% cao su sản xuất. Do vậy, việc phát triển sản xuất các sản phẩm từ cao su tự nhiên cần được chú trọng để phục vụ thị trường trong nước.

3.3. Sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê

Page 118: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 109

3.3.1. Những lợi thế so sánh – Quy mô sản xuất lớn: Là một nước sản xuất cà phê vối đứng đầu thế giới

với khối lượng lớn, có tiềm lực dồi dào. Do đó cà phê Việt Nam đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế.

– Năng suất cao là một lợi thế lớn nhất trong sản xuất cà phê Việt Nam: Theo FAO, năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới. Năm 2005 năng suất cà phê Việt Nam là 20,7 tạ/ha gấp 3 lần so với năng suất của Inđônêxia và gấp 1,6 lần so với Braxin.

– Giá thành sản xuất thấp: nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho ta thấy chi phí sản xuất - chế biến tính bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở Việt Nam vào khoảng 800 USD, trong khi đó chi phí ở Ấn Độ là 921 USD, của Inđônexia là 929 USD.

– Sản xuất cà phê được Nhà nước rất quan tâm: Cà phê chủ yếu thuộc nông dân là đối tượng Chính Phủ rất quan tâm nên vấn đề cà phê luôn được xem xét với sự ưu tiên trong các mặt chính sách đặc biệt là chính sách tài chính.

B¶ng 81. So sánh giá thành, năng suất, thị phần xuất khẩu cà phê VN với các nước

TT Nước Giá thành (USD/tấn)

% (VN=100%)

Năng suất (tấn/ha)

% (VN=100%)

Thị phần GTXK

(%) 1 Việt Nam 800 100 2,07 100 6,02 Braxin 728 91 1,2 58,0 23,53 Inđônêxia 929 116 0,70 33,8 4,54 Ấn Độ 921 115 0,8 36,7 2,8

(Nguồn:Tổng cục Thống kê 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT; FAO, Production Yearbook, 2008).

3.3.2. Những hạn chế cạnh tranh – Chủng loại mặt hàng đơn điệu, không phong phú, hấp dẫn: Trước hết là tỷ lệ

cà phê Arabica và Robusta chưa hợp lý. Trong khi nước ta có nhiều vùng khí hậu sản xuất được cà phê Arabica có giá trị cao hơn nhưng sản phẩm của ta hầu hết là Robusta giá trị thấp hơn. Vừa qua thế giới khủng hoảng dư thừa cà phê Robusta làm cho chúng ta càng khó khăn hơn.

– Chất lượng cà phê chưa cao: vì chế biến chưa được coi trọng, làm chưa đúng quy trình đã làm giảm đi nhiều yếu tố chất lượng.

– Còn nhiều hạn chế trong khâu thu hoạch, chế biến ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu.

– Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua khâu trung gian. Hàng năm cà phê nước ta đã xuất khẩu sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thực ra chỉ bán trực tiếp cho khoảng một chục hãng buôn có đại diện Việt Nam.

Page 119: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 110

Chưa tận dụng được điều kiện tự nhiên ưu việt để sản xuất cà phê có giá trị cao hơn như cà phê hữu cơ, cà phê hảo hạng...

3.4. Sức cạnh tranh mặt hàng điều

3.4.1. Những lợi thế so sánh – Việt Nam là nước có năng suất điều cao nhất thế giới: là 8,6 tạ/ha gấp 3,8

lần so với Ấn Độ và 9 lần so với Braxin. – Giá thành sản xuất điều Việt Nam tương đối thấp: bằng 41% so với Ấn Độ

và 71% so với Braxin. – Khả năng tăng diện tích điều tại Việt Nam còn nhiều: diện tích điều có thể

đạt tới 500.000 ha, nhất là khi có chính sách phát triển rừng sản xuất trong chương trình quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sự dụng nguồn lao động dư thừa trong nông thôn.

– Khả năng về chế biến của Việt Nam tốt: công suất chế biến không những đáp ứng lượng hạt điều thô hiện có mà còn chế biến một lượng lớn hạt thô nhập từ các nước khác.

B¶ng 82. So sánh giá thành, năng suất, thị phần xuất khẩu điều VN với các nước

TT Nước Giá thành (USD/tấn)

% (VN=100%)

Năng suất (tấn/ha)

%(VN=100%) Thị phần GTXK

(%) 1 Việt Nam 227 100 2,9 100 29,9 2 Ấn Độ 549 242 0,76 25,64 41,3 3 Braxin 288 127 0,32 13,51 16,5

(Nguồn: Tạp chí Kinh tế Thế giới, tháng 9/2008; FAO START, 2008).

3.4.2. Những hạn chế cạnh tranh – Giống điều được chọn lọc và lai tạo chưa được nhiều: công tác khuyến

nông, khuyến lâm còn nhiều hạn chế. Trồng quảng canh là chính (trên 80% diện tích không được đầu tư thâm canh nên chỉ sau 10 - 15 năm là thoái hoá). Mức đầu tư thấp (trồng điều hầu hết là vùng nghèo) nên ít có điều kiện thâm canh do vậy sự suy thoái nhanh, chất lượng và năng suất thấp.

– Công nghiệp chế biến điều chủ yếu là thủ công từ khâu tách bóc sơi sấy bao bì đóng gói (thủ công chiếm tới 60 - 70%).

– Việt Nam hiện đang nhập khẩu điều thô (châu Phi) để tái chế, hiện đang bị cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ. Nếu nâng giá mua nguyên liệu điều thô lên để cạnh tranh thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó kinh doanh, trong khi đó vốn ngoại tệ thiếu, điều kiện tín dụng không thuận tiện...

3.5. Sức cạnh tranh của mặt hàng tiêu

Page 120: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 111

3.5.1. Những lợi thế so sánh – Việt Nam là nước có sản lượng tiêu đứng đầu thế giới: theo FAO năng suất

tiêu bình quân của Việt Nam là 19,6 tạ/ha gấp 2,9 lần so với Inđônêxia; gấp 8,2 lần so với Ấn Độ.

– Giá thành thấp: Do năng suất cao nên giá thành sản xuất tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Giá thành sản xuất ở Bình Phước là 800 USD/tấn; Bình Thuận: 1.100 - 1.150USD; Phú Quốc - Kiên Giang: 1.100 - 1.150USD; Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.070 USD so với giá thành ở Inđônêxia và Malayxia khoảng 1.500 USD/tấn. Đây là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.

– Chất lượng tiêu tốt: Thị trường đánh giá cao về các tiêu chuẩn cảm quan như mùi vị, màu sắc, độ dầu... của hồ tiêu Việt Nam, đặc biệt là mùi vị hơn hẳn hồ tiêu của các nước khác như Malaysia, Ấn Độ, Inđônêxia, đây thực sự là điểm mạnh của chất lượng đối với sản phẩm gia vị.

B¶ng 83. So sánh giá thành, năng suất, thị phần XK tiêu VN với các nước

TT

Sản phẩm, nước

Giá thành (USD/tấn)

%(VN=100)

Năng suất (tấn/ha)

%(VN=100)

Thị phần giá trị XK

(%) 1 Việt Nam 1000 - 1100 100 1,96 100 23,6 2 Inđônêxia 1500 136 0,7 46,24 17,3 3 Malaysia 1500 136 0,23 96,53 6,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2009; FAO, 2008

3.5.2. Những hạn chế cạnh tranh – Giá hồ tiêu xuất khẩu thấp: thấp hơn khoảng 200 - 300USD/tấn so với các

nước, do nguyên nhân về chất lượng tiêu chưa đồng đều, nhiều tạp chất, tỷ lệ hạt lép, hạt chưa chín cao, độ ẩm không đảm bảo v.v... Xu thế tiêu dùng trên thế giới hiện nay là tiêu trắng, sản phẩm hạt tiêu nước ta khoảng 90% là tiêu đen, trong khi đó Inđonêxia khoảng 80% là hạt tiêu trắng.

– Công nghiệp chế biến sau sơ chế ở Việt Nam còn lạc hậu, giản đơn hơn nhiều so với Ấn Độ, Inđônêxia, vì vậy chất lượng không cao.

– Khả năng tiếp cận thị trường yếu: Các doanh nghiệp hạn chế trong việc thu thập thông tin chuẩn xác và kịp thời về tình hình thị trường nhập cũng như về các nước sản xuất khác đã làm cho các đơn vị hoặc không định hướng được chiến lược kinh doanh hoặc đưa ra những nhận định và quyết định sai lệch ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

– Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua khâu trung gian còn chiếm tỷ lệ lớn.

Page 121: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 112

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, hồ tiêu là mặt hàng có khả năng cạnh tranh khá, có tiềm năng phát triển và đã trở thành một trong những cây xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.

3.6. Sức cạnh tranh của mặt hàng chè

3.6.1. Những lợi thế so sánh – Hiệu quả kinh tế cao: do có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với cây chè, có

diện tích lớn, đã hình thành các vùng nguyên liệu - chế biến. Một lợi thế cơ bản là cây chè dễ trồng, ít mất mùa, thu hoạch quanh năm, cây chè ít có sự tranh chấp với các cây trồng khác, có tác dụng chống xói mòn bảo vệ môi trường tạo việc làm...

– Giá thành sản xuất thấp, chủ yếu nhờ chi phí lao động và thuế đất đồi núi thấp đồng thời nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc của nhân dân. Giá thành sản xuất 1 tấn chè của Việt Nam 1.600 USD/tấn trong khi đó ở Trung Quốc là 2.143 USD/tấn; Kênya là 1.742 USD/tấn.

B¶ng 84. So sánh giá thành, năng suất, thị phần xuất khẩu chè VN với các nước

TT Sản

phẩm, nước

Giá thành (USD/tấn)

% (VN=100%)

Năng suất (tấn/ha)

% (VN=100%)

Thị phần GTXK

(%) 1 Việt Nam 1.600 100,0 9,5 100,0 2,7 2 Trung

Quốc 2.143 134,0 16,9 125,2 12,9

3 Kênia 1.742 130,6 21,9 162,2 18,7 (Nguồn: Tạp chí Kinh tế Ấn Độ, 2008 và FAO, 2008).

3.6.2. Những hạn chế cạnh tranh – Giá xuất khẩu chè của Việt Nam thấp: so với mức giá xuất khẩu của các

nước khác thấp hơn 20 - 25%, thậm chí có năm thấp hơn 30%. Những năm gần đây khoảng cách này đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn còn thua thiệt nhiều về giá. Hiện nay chúng ta đang từng bước đưa một số giống chè chất lượng cao của Đài Loan, Nhật Bản vào trồng để nâng giá trị xuất khẩu.

– Năng suất thấp: vùng sản xuất chè chủ yếu là những nơi đất xấu, đại bộ phận trên các đồi núi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều yếu kém. Vùng trồng chè phần lớn là đồng bào dân tộc, đời sống gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới khả năng đầu tư thâm canh và đổi mới kỹ thuật canh tác. Năng suất chè Việt Nam còn thấp so với thế giới và các nước trong khu vực (bằng 45% của Kênya và bằng 80% của Ấn Độ) là cản lực lớn nhất đối với nâng cao sức cạnh tranh của ngành chè.

– Chất lượng sản phẩm hạn chế, chưa có thương hiệu đủ mạnh: Chè Việt Nam bán ra thị trường thế giới phần lớn không có thương hiệu riêng và chất

Page 122: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 113

lượng không đồng đều. Chưa có thị trường, bạn hàng lớn ổn định và điều kiện tín dụng thuận lợi. Việc thanh toán ở một số thị trường gặp rất nhiều khó khăn.

– Công nghệ và thiết bị chế biến chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; hệ thống thu mua và xuất khẩu chè chưa được tổ chức phù hợp với cơ chế thị trường.

3.7. Sức cạnh tranh của mặt hàng gỗ

3.7.1. Những lợi thế so sánh – Chiếm lĩnh được thị trường: sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở thị

trường các nước như Anh, Pháp, Đan Mạch, Oxtralia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật, Mỹ... Như vậy việc thâm nhập thị trường nước ngoài đối với sản phẩm ván nhân tạo của ta đã có những yếu tố thuận lợi. Trong những năm gần đây, một số công ty lớn về đồ gia dụng và văn phòng như Xuân Hoà, Hoà Phát đã mạnh dạn đầu tư cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm ván nhân tạo đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và nước ngoài, tạo uy tín với khách hàng.

– Tiềm năng về tài nguyên và con người dồi dào: tiềm năng về tài nguyên lâm sản với thế mạnh nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ sẽ là những bảo đảm tin cậy cho việc cạnh tranh trên thị trường, cộng thêm sự cần cù và tay nghề khéo léo của người lao động nên sẽ có đầy đủ cơ hội để phát triển.

3.7.2. Những hạn chế cạnh tranh – Công nghiệp chế biến ở trình độ thấp so với thế giới: Phần lớn công nghệ

quá cũ lạc hậu, trang thiết bị nhập từ các nước như Trung Quốc, Đông Âu đã hơn 20 năm hoặc tự sản xuất. Do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại nhập từ các nước trong khu vực.

– Giá thành sản xuất cao: Phân tích chi tiết cấu thành về giá sản phẩm ván MDF ở nước ta cho thấy: Chi phí gián tiếp chiếm tới 9% cao hơn các nước khác; chi phí trực tiếp chiếm 90% trong đó chi phí vận chuyển hiện nay của ta là cao do cự ly vận chuyển xa. B¶ng 85. Giá thành ván nhân tạo của Việt Nam và Malayxia

Đơn vị: Đồng/m3

TT Khoản mục Việt Nam Malayxia 1 Nguyên liệu gỗ 833.000 520.0002 Keo sử dụng 843.920 585.0003 Điện 381.780 221.0004 Phụ tùng 91.185 84.6725 Lương 73.310 68.0736 Vật liệu phụ 101.690 39.0007 Khấu hao 395.529 195.0008 Quản lý phí 158.955 147.6019 Lãi vay 224.000 0

Page 123: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 114

Tổng cộng 3.103.369 1.860.346(Nguồn: Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam)

– Lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm thấp: chỉ 1%, như vậy xét về năng lực cạnh tranh thì giá trị gia tăng của sản phẩm quá thấp làm cho hệ số huy động nguồn lực tài nguyên trong nước cao và khả năng cạnh tranh thấp.

– Khả năng hội nhập hạn chế: sự hiểu biết, thái độ của các doanh nghiệp Việt Nam về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng còn nhiều hạn chế. Tóm lại, việc chủ động hội nhập còn là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành lâm sản hiện nay.

II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

1. Bối cảnh quốc tế – Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn

ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế.

– Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, dịch vụ, du lịch…

– Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Trong năm 2007, tổng lượng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,35 tỷ USD, trong khi kế hoạch 5 năm chỉ dự kiến thu hút 22 – 23 tỷ USD. Trong năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng song tổng lượng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD.

– Sự hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường: hưởng MFN của 149 nước thành viên, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị thương mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông lâm sản Việt Nam. Hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển.

2. Bối cảnh trong nước Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới:

– Nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. – Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

Page 124: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 115

– Xu thế dân chủ hóa, xã hội hóa ngày càng mở rộng. – Theo chiến lược phát triển các thời kỳ đến 2010 và 2020, kinh tế xã hội cả

nước sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh theo hướng CNH – HĐH để vượt khỏi giới hạn của nhóm các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Dự báo trên bình diện cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 7% cho giai đoạn 2006 - 2010, tuy nhiên năm 2008 kinh tế quốc tế và trong nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên GDP cả nước có thể không đạt chỉ tiêu trên, giai đoạn 2011 - 2020 GDP tăng khoảng 7 - 8% trong đó khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản tăng 3,5 - 4%, dịch vụ 7 - 8%, công nghiệp tăng 9%.

III. MỘT SỐ DỰ BÁO ĐỂ BỐ TRÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1. Dự báo về môi trường kinh tế chung

1.1. Đối với trong nước Trong những năm tới phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, cần phải quy hoạch lại sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thị trường. Qúa trình đô thị và công nghiệp sẽ tiếp tục thu hút và tranh chấp mạnh tài nguyên với nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, trọng tâm là đất, nước…phải cân nhắc kỹ để có phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vững. Ngoài những cơ chế, chính sách đã có, nhất là Nghị quyết số 26 – NQ/TW, tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm, thuỷ sản trong 10 năm tới. Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng hạn hán, lụt lội, bão tố; nguy cơ tăng cao bệnh dịch cho cây trồng vật nuôi. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong nước đòi hỏi tăng về số lượng, do tăng dân số; đồng thời yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2. Đối với ngoài nước Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục là cơ hội cho thị trường nông sản xuất khẩu, thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; nhưng cũng sẽ là thách thức lớn. Việc thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là hiệp định SPS yêu cầu nỗ lực và đầu tư lớn. Khoa học công nghệ phát triển mạnh sẽ trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành nông phẩm; tác động trực tiếp tới phân bổ quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả đem đến những giá trị sử dụng mới và lợi nhuận cao.

Page 125: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 116

2. Một số dự báo xa về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Theo dự báo của FAO thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản những năm tới cần quan tâm một số thông tin:

– Về lúa gạo: Trên thế giới có 20 nước xuất khẩu và 80 nước nhập khẩu; lượng gạo luân chuyển trên thị trường vào khoảng 4 – 4,5% tổng lượng gạo sản xuất. Tuy sản xuất lúa gạo có thể gieo trồng 2 – 3 vụ/năm, nhưng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhu cầu đô thị hoá, công nghiệp hoá, đất lúa giảm, khả năng biến động giá gạo trong những năm tới có thể xảy ra.

– Về một số cây công nghiệp và cây ăn quả: Cà phê không có quota đối với các nước trồng diện tích lớn, nhưng do biến đổi khí hậu tình hình sâu bệnh gia tăng cũng ảnh hưởng đến nguồn cung và giá cả trong những năm tới. Cao su, giá vài năm gần đây tăng nhanh, có thể tiếp tục đứng ở mức cao do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh ở các nước công nghiệp lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Dự báo nhu cầu nhân điều tăng hàng năm nên giá xuất khẩu trong những năm tới có lợi cho các nước trồng và xuất khẩu hạt điều. Trong những năm tới tình trạng cung vượt cầu về hạt tiêu sẽ được cải thiện. Theo dự báo của FAO, trong thời kỳ 2011 – 2020 mặt hàng rau quả nhu cầu tăng bình quân 3,6%/năm, sản lượng tăng 2,8%/năm.

– Đối với xuất khẩu lâm sản, trong đó chủ yếu là đồ gỗ có nhiều thuận lợi với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Mặt khác, các nhà nhập khẩu lớn này đã chuyển hướng sang đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, tạo cơ hội cho hàng lâm sản Việt Nam.

– Theo dự báo của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc xu hướng chung của thuỷ sản thế giới đến năm 2020: Tỷ trọng sản lượng giữa khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là 50/50. Nhờ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng năng suất, sản lượng và thu nhập, nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… Các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, sẽ chiếm ưu thế nổi trội trong việc cung cấp sản lượng thuỷ sản làm thực phẩm cho toàn thế giới.

3. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước những năm tới Trong nước dân số sẽ lên tới 100 triệu người, do kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,5 – 7%/năm, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm sẽ tăng mạnh. Do vậy, thị trường nông, lâm, thuỷ sản trong nước những năm tới sẽ tăng khá nhanh và đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sẽ được đầu tư phát triển, đòi hỏi khối lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao. Những yếu tố này vừa là động lực, vừa là cơ sở để bố trí lại quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trong nhiều năm tới.

Page 126: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 117

4. Ảnh hưởng của nước biển dâng đối với đất lúa đến 2020 và tầm nhìn 2030

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu là một nguy cơ nghiêm trọng có tính toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước có vùng đất thấp và ven biển như Việt Nam. Nước biển dâng kết hợp với triều cường, sóng biển do bão, mưa lớn, lũ lụt và các cơ chế thuỷ động lực khác gây hậu quả càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với diện tích đất nói chung và đất lúa. Đến năm 2020 nước biển dâng 12cm theo kịch bản B2 Bộ Tài nguyên Môi trường. Dựa trên kịch bản nước biển dâng đó, diện tích bị ngập toàn quốc là 32.497ha, trong đó diện tích đất lúa bị ngập là 5.715 ha, chủ yếu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.900 ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 840 ha, các vùng còn lại diện tích đất lúa bị ngập ít không đáng kể. Năm 2030 nước biển dâng 17cm, diện tích đất toàn quốc bị ngập là 42.420ha, trong đó diện tích đất lúa bị ngập và bị ảnh hưởng là 19.875ha, nhiều nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 15.150 ha (chiếm 76,2% diện tích đất lúa bị ngập toàn quốc), vùng Duyên Hải Bắc trung Bộ 2.185 ha (chiếm 11% diện tích đất lúa ngập toàn quốc), Đông Nam Bộ 1.565 ha (chiếm 7,9% diện tích đất lúa bị ngập toàn quốc), vùng Đồng Bằng Sông Hồng và DH Nam Trung Bộ diện tích đất lúa bị ngập ít, không đáng kể.

IV. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Quan điểm phân bổ quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Việc phân bổ quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải quán triệt các quan điểm sau:

1) Phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

2) Phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

3) Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, tiếp tục hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

4) Phát triển sản xuất nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

Page 127: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 118

5) Phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

V. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2011 – 2015 – GDP nông nghiệp năm 2015 đạt 17 - 18% trong cơ cấu GDP cả nước. – Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3,5 – 3,8%/năm – Tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm thuỷ sản 4,6 – 5%/năm, trong đó nông

nghiệp tăng 3,5%/năm (trồng trọt tăng 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 7%/năm), lâm nghiệp tăng 2%/năm, thuỷ sản tăng 8,5%/năm.

– Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 38% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. – Tỷ lệ đất có rừng năm 2015 đạt 42%. – Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 25 - 30 tỷ USD,

trong đó nông lâm sản đạt 19 - 24 tỷ USD, thuỷ sản đạt 6 tỷ USD. – Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2015

bình quân khoảng 55 – 60 triệu đồng.

2.2. Giai đoạn 2016 – 2020 - Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản đến năm 2020: nông nghiệp 64,7%, lâm

nghiệp 2%, thuỷ sản 33,3%. - Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3,5 – 4%/năm - Tốc độ tăng trưởng GTSX nông lâm thuỷ sản 4,3 – 4,7%/năm, trong đó nông

nghiệp tăng 3,2%/năm, lâm nghiệp 3,5%/năm, thuỷ sản 7,5%/năm. - Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020. - Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông

nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thuỷ sản 11 tỷ USD. - Giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

Page 128: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 119

B¶ng 86. Dự kiến tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: tỷ đồng, % TĐ tăng BQ Chỉ tiêu

2009

2015

2020

2011-2015

2016-2020

1. GTSX NLTS (giá 1994) 221.378 295.473 370.016 4,8 4,6 - Nông nghiệp 161.536 199.943 234.836 3,5 3,3 - Lâm nghiệp 7.043 7.931 9.419 2,0 3,5 - Thuỷ sản 52.798 87.600 125.761 8,5 7,5 2. GTSX NLTS (giá HH) 551.435 836.197 1.122.272 - Nông nghiệp 410.138 583.709 726.351 - Lâm nghiệp 15.367 17.818 22.258 - Thuỷ sản 125.930 234.670 373.662 3. Cơ cấu GTSX (giá HH) 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp 74,4 69,8 64,7 - Lâm nghiệp 2,8 2,1 2,0 - Thuỷ sản 22,8 28,1 33,3

B¶ng 87. Dự kiến tăng trưởng GTSX nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: tỷ đồng, %

TĐ tăng BQ Chỉ tiêu

2009 2015

2020 2011-

2015 2016-2020

1. G.trị sản xuất NN (giá 1994) 161.536 199.943 234.836 3,5 3,3

- Trồng trọt 124.487 148.351 166.215 2,5 2,3

- Chăn nuôi 33.547 47.030 62.937 7,0 6,0

- Dịch vụ 3.502 4.561 5.684 5,0 4,5

2. G.trị sản xuất NN (giá HH) 410.138 583.708 726.350

- Trồng trọt 292.997 351.965 407.826

- Chăn nuôi 110.312 221.745 305.238

- Dịch vụ 6.830 9.999 13.286

3. Cơ cấu GTSX (giá HH) 100,00 100,00 100,00

Page 129: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 120

- Trồng trọt 71,4 60,3 56,1

- Chăn nuôi 26,9 38,0 42,0

- Dịch vụ 1,7 1,7 1,8

VI. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 1. Trồng trọt 1.1. Cây lương thực 1.1.1. Cây lúa

1.1.1.1. Bố trí sản xuất – Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước

2 vụ trở lên 3,2 triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến, để đạt sản lượng 41 – 43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và xuất khẩu.

– Trªn c¬ së rμ so¸t, ®iÒu chØnh l¹i quy ho¹ch c¸c ngμnh c«ng nghiÖp, ®« thÞ vμ dÞch vô nh»m b¶o vÖ ®Êt lóa nghiªm ngÆt vμ h¹n chÕ ®Õn møc tèi ®a viÖc chuyÓn ®æi ®Êt lóa nh»m ®¶m b¶o an ninh l−¬ng thùc quèc gia.

– DiÖn tÝch gieo trång dù kiÕn 7.326,7 ngμn ha; n¨ng suÊt 62,9 t¹/ha; s¶n l−îng 46.059,5 ngμn tÊn.

B¶ng 88. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng lúa đến năm 2020 Đơn vị: DT: 1000 ha; SL: 1000 tấn; NS: Tạ/ha

2010 2015 2020 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

T.Quốc 7.514,3 53,2 39.988,4 7.270,2 57,0 41.429,2 7.326,7 62,9 46.059,5

1 TDMNBB 709,1 46,4 3.288,5 740,1 51,2 3.788,4 771,1 56,0 4.319,1

2 ĐBSH 1.105,4 59,7 6.595,7 1.065,6 65,8 7.015,6 1.025,9 72,0 7.387,2

3 DHBTB 691,3 49,1 3.395,1 706,7 55,1 3.890,8 722,1 61,0 4.405,2

4 DHNTB 379,6 53,8 2.042,4 433,9 57,4 2.490,7 488,2 61,0 2.975,9

5 T.Nguyên 217,2 48,2 1.047,3 238,9 52,8 1.261,9 260,7 57,4 1.497,6

6 Đông NB 440,9 46,5 2.049,7 349,9 49,8 1.744,1 258,9 53,2 1.378,2

7 ĐBSCL 3.970,8 54,3 21.569,7 3.885,3 58,9 22.869,0 3.799,8 63,4 24.096,3

1.1.1.2. Chế biến lúa gạo – Chế biến lúa gạo: Đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu

tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, phơi sấy, bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5 - 6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu: tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá

Page 130: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 121

4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Đến 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu đạt 10 – 15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Nội dung đầu tư phát triển: ♦ Trang bị đồng bộ hệ thống sân phơi, máy sấy đủ cho nhu cầu làm khô thóc

và hệ thống kho chứa thóc gạo, đảm bảo có thể chủ động thu mua thóc ướt cho dân. Đầu tư 40.000 máy sấy cải tiến (công suất 0,5-2 tấn/mẻ đối với quy mô hộ và liên hộ, 3-5 tấn/mẻ đối với hộ làm dịch vụ, 6-10 tấn/mẻ đối với doanh nghiệp chế biến), nâng tổng số máy sấy cả nước lên 50.000 máy, đảm bảo năng lực sấy lúa trên 20 triệu tấn.

♦ Nâng cấp và xây mới hệ thống kho chứa thóc gạo. Đối với ĐBSH, nâng cấp 100.000 tấn kho đạt tiêu chuẩn kho chuyên dùng tại các vùng sản xuất lúa gạo đặc sản phục vụ xuất khẩu. Đối với ĐBSCL, đầu tư sửa chữa nâng cấp 1 triệu tấn kho trong số 1,5 triệu tấn kho hiện có; xây mới 2,5 triệu tấn kho, nâng tổng công suất kho chứa thóc vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên 4 triệu tấn vào năm 2013.

♦ Đầu tư các cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo, hình thành các trung tâm chế biến gắn với chợ bán buôn nông sản (chợ đầu mối) và vùng nguyên liệu, giảm thiểu chi phí vận chuyển.

♦ Đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị tại các cơ sở chế biến hiện có kết hợp lắp đặt thêm các dây chuyền mới, hiện đại và đồng bộ, công suất chế biến từ 15 tấn thóc/ca trở lên.

1.1.2. Cây ngô

1.1.2.1. Bố trí sản xuất – Mở rộng diện tích ngô theo hướng tăng diện tích vụ Đông ở đồng bằng sông

Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Từ sau năm 2020, ổn định diện tích khoảng 1,44 triệu ha, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ; tập trung thâm canh ngô để đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Dù kiÕn bè trÝ nh− sau:

B¶ng 89. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng ngô theo vùng

Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn 2010 2015 2020 TT

Vùng

DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 1.126,9 40,9 4.606,8 1.250 50,1 6.266 1.446 58,7 8.492

1 Trung du MN B.Bộ 466,6 33,2 1.551,1 520 45,5 2.366 550 58,0 3.190

2 ĐB sông Hồng 91,0 45,8 417,0 80 58,0 464 120 65,0 780

3 DH Bắc Trung Bộ 135,3 37,9 513,2 130 45,0 585 160 55,0 880

4 DH Nam Trung 45,0 40,6 182,6 50 46,5 233 59 55,4 327

Page 131: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 122

Bộ

5 Tây Nguyên 236,6 49,2 1.164,6 230 52,0 1.196 230 54,5 1.254

6 Đông Nam Bộ 114,6 50,5 578,6 180 58,0 1.044 227 61,9 1.404

7 ĐB sông C.Long 37,8 52,8 199,7 60 63,0 378 100 65,7 657

♦ Diện tích: phấn đấu đến năm 2015, 2020 diện tích ngô toàn quốc tương ứng là: 1,25 triệu ha, 1,44 triệu ha ở các năm sau 2020.

♦ Năng suất: phấn đấu đến năm 2015, 2020 năng suất ngô bình quân toàn quốc tương ứng là: 50,1 tạ/ha, 58,7 tạ/ha.

♦ Sản lượng ngô: phấn đấu đến năm 2015, 2020 sản lượng ngô toàn quốc tương ứng là: 6,26 triệu tấn, 8,5 triệu tấn. Đạt mục tiêu này, chúng ta mới đáp ứng khoảng 80 - 85% nhu cầu ngô cho phát triển chăn nuôi trong nước, giảm dần lượng ngô nhập khẩu.

1.1.3.2. Chế biến ngô – Tại các vùng sản xuất ngô hàng hoá lớn: Phát triển các cơ sở sơ chế quy mô

hộ, liên hộ. Khuyến khích và hỗ trợ nông dân, các chủ trang trại đưa vào sử dụng máy liên hợp thu bắp, tăng tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch lên 40% tổng diện tích ngô hàng hoá; tỷ lệ khâu bóc bẹ, tẽ hạt đạt 80% sản lượng.

– Tăng cường nâng cao công nghệ sau thu hoạch và chế biến: Sau năm 2010, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã và cơ sở dịch vụ tiếp cận các công nghệ tiên tiến, giá rẻ nhưng thuận tiện sử dụng và hiệu quả. Đến năm 2020, khoảng 70% diện tích ngô hàng hoá được cơ giới hoá khâu thu hoạch, trên 90% sản lượng ngô được bảo quản trong hệ thống kho hiện đại.

– Về chế biến công nghiệp, ngô chủ yếu làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, công suất chế biến công nghiệp thức ăn chăn nuôi lên tới 12 triệu tấn/năm, sản lượng ngô sản xuất ra chắc chắn chưa đáp ứng đủ công suất trên.

1.2. Cây có củ

1.2.1. Cây khoai lang

Ổn định diện tích đến năm 2020 khoảng 140 – 150 ngàn ha, sử dụng các giống mới năng suất cao trong sản xuất đại trà, phấn đấu đạt năng suất bình quân 90 – 95 tạ/ha, sản lượng 1,3 – 1,4 triệu tấn, làm nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

1.2.2. Cây sắn Dự kiến bố trí sản xuất sắn trong điều kiện quỹ đất hạn chế, sản xuất sắn làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu và làm thức ăn chăn nuôi, ổn định diện tích 450 ngàn ha vào năm 2020, sản lượng khoảng 11 triệu tấn để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học, sử

Page 132: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 123

dụng đất có độ dốc dưới 15 độ, tầng dày trên 35cm chủ yếu ở Trung Du Miền Núi BB, DHNTB, TN, ĐNB để sản xuất.

– Một số giải pháp phát triển: ♦ Về giống: nhân nhanh và mở rộng diện tích các giống sắn có năng suất và

hàm lượng tinh bột cao trong sản xuất đại trà vùng nguyên liệu, đảm bảo 100% diện tích các vùng nguyên liệu sắn được trồng bằng các giống mới phù hợp với chế biến.

♦ Vùng được quy hoạch chuyên canh sản xuất sắn nguyên liệu nhất thiết phải có quỹ đất để luân canh các cây trồng khác, đặc biệt là nhóm cây họ đậu để phục hồi lại độ phì cho đất.

♦ Áp dụng các biện pháp tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác sắn: có giải pháp phục hồi lại độ phì cho đất trồng sắn bằng việc ứng dụng các mô hình canh tác sắn bền vững hạn chế việc đất đai bị nghèo dinh dưỡng, xói mòn trên đất dốc.

♦ Cơ sở chế biến sắn cần thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt liên kết giữa nhà máy và người trồng sắn đảm bảo 2 bên cùng có lợi.

B¶ng 90. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn theo vùng Đơn vị: 1000ha, tạ/ha, 1000 tấn

2010 2015 2020 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 496,2 171,7 8.521,6 455,0 234,7 10.681,0 450 251,9 11.338 1 TDMNBB 105,7 120,1 1.269,5 130,0 190,0 2.470 135 220,0 2.970 2 ĐBSH 6,2 160,3 99,4 - - - - - - 3 DHBTB 58,8 165,2 971,4 60,0 246,0 1.476 60 270,0 1.620 4 DHNTB 68,2 163,1 1.112,4 75,0 240,0 1.800 75 270,0 2.025 5 Tây Nguyên 133,2 163,6 2.179,5 100,0 255,0 2.550 95 260,0 2.470 6 Đông N.Bộ 118,1 237,7 2.807,1 90,0 265,0 2.385 85 265,0 2.253 7 ĐBSCL 6,0 137,2 82,3 - - - - - -

1.3. Cây rau đậu các loại

1.3.1. Bố trí sản xuất rau đậu các loại – Diện tích đất bố trí quy hoạch khoảng 400 ngàn ha, đưa hệ số sử dụng đất

lên 2,5 – 3 lần, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất khác, đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trung du miền núi Bắc Bộ 170 ngàn ha, Nam Trung Bộ 80 ngàn ha, Tây Nguyên 110 ngàn ha, Đông Nam Bộ 120 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 330 ngàn ha. Sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, an toàn, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất

Page 133: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 124

theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

– Phấn đấu đạt sản lượng xuất khẩu rau từ 200 - 300 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và 350 - 400 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.

– Đậu đỗ thực phẩm các loại dự kiến kế hoạch năm 2015 diện tích đạt 250 nghìn ha, sản lượng 265 nghìn tấn; năm 2020 đưa lên 330 nghìn ha, sản lượng 363 nghìn tấn.

B¶ng 91. Dự kiến bố trí cây rau đậu các loại đến năm 2020 Đơn vị: 1000ha, 1000 tấn

TĐ tăng BQ Hạng mục 2010 2015 2020 2011 -

2015 2016 - 2020

1. Rau các loại - DT 780,1 900,0 1.200,0 3,63 5,92 - NS 165,8 169,0 172,0 0,47 0,35 - SL 12.935,3 15.210,0 20.640,0 4,13 6,302. Đậu các loại - DT 190,3 250,0 330,0 7,06 5,71 - NS 9,7 10,6 11,0 2,24 0,74 - SL 185,0 265,0 363,0 9,40 6,50

1.4. Cây công nghiệp hàng năm

1.4.1. Cây mía

1.4.1.1. Bố trí sản xuất B¶ng 92. Diện tích, năng suất, sản lượng mía theo vùng

Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000 tấn 2010 2015 2020 TT

Vùng

DT NS SL DT NS SL DT NS SL Toàn Quốc 266,3 598,8 15.946,8 300 750 22.510 303 850 25.744

1 Trung du MNBBộ 24,5 553,0 1.354,8 28 755 2.114 30 860 2.580 2 Đ.bằng sông Hồng 1,7 552,4 93,9 3 760 228 3 810 243 3 DH Bắc Tr.Bộ 54,3 527,1 2.861,9 57 740 4.218 50 860 4.300 4 DH Nam Tr.Bộ 46,2 457,2 2.112,1 52 650 3.380 53 810 4.293 5 Tây Nguyên 36,9 571,8 2.110,1 34 610 2.074 34 655 2.227 6 Đông Nam Bộ 45,2 597,1 2.698,7 51 830 4.233 53 985 5.221 7 ĐB sông C.Long 57,5 820,1 4.715,3 75 835 6.263 80 860 6.880

Hiện nay sản lượng đường kể cả đường thủ công là 1,49 triệu tấn, bình quân đầu người vào khoảng 14,5 kg/năm, nhu cầu đến năm 2020 với mức bình quân 25 kg/năm cần khoảng 2,5 triệu tấn đường. Hướng bố trí như sau: diện tích đất bố trí ổn định trên 300 ngàn ha, trong đó vùng nguyên liệu các nhà máy 220 ngàn ha, phân bổ 4 vùng trọng điểm 222 ngàn ha (chiếm 74%), bao

Page 134: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 125

gồm: DH Bắc Trung Bộ 80 ngàn ha, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 53 ngàn ha, Đông Nam Bộ 37 ngàn ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long 52 ngàn ha. Tập trung thâm canh đảm bảo có tưới, sử dụng giống có năng suất và trữ lượng đường cao và rải vụ, đưa năng suất mía cây từ 586 tạ/ha hiện nay lên 800 - 850 tạ/ha năm 2020 để có sản lượng mía cây 25,7 triệu tấn, đủ sản xuất 2,5 triệu tấn đường các loại.

1.4.1.2. Chế biến đường

a. Định hướng phát triển – Chế biến đường: đến năm 2020, không cần xây dựng thêm nhà máy mới, chỉ

tập trung mở rộng công suất các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm; đầu tư thêm phần sản xuất đường luyện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến 2020, tổng công suất ép đạt 140.000 TMN, sản lượng đường đạt 2 triệu tấn đáp ứng nhu cầu nội tiêu và có thể xuất khẩu.

– Kết hợp sản xuất đường với các sản phẩm sau đường, nhất là diện và nhiên liệu sinh học (êtanol).

b. Nội dung đầu tư phát triển Để đạt được các chỉ tiêu trên, các dự án ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2020 đối với ngành mía đường là:

– Đầu tư mở rộng công suất nhà máy hiện có tăng thêm khoảng 35.000 tấn mía/ngày.

– Đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá 30 nhà máy gồm các nhà máy có dây chuyền thiết bị Trung Quốc và các nhà máy cũ công suất nhỏ.

– Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất đường luyện tại các nhà máy đang sản xuất đường trắng. Công suất cần đầu tư thêm khoảng 500.000 tấn đường luyện/năm.

– Đầu tư, cải tạo hệ thống lò hơi, máy phát điện của các nhà máy đường công suất lớn để thực hiện kinh doanh điện, bổ sung vào lưới điện Quốc gia; Đầu tư mới các dây chuyền sản xuất nhiên liệu sinh học từ mật rỉ và bã mía.

1.4.2. Cây bông Phát triển cây bông vải để thay thế một phần nguyên liệu bông xơ nhập khẩu; đến năm 2020 diện tích bông đạt trên 40.000ha, sản lượng bông xơ đạt 50.000 tấn. Phát triển cây bông vụ mưa nhờ nước trời ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, vùng núi phía Bắc. Tập trung phát triển bông có tưới bằng phương pháp tưới nhỏ giọt tại các tỉnh Tây Nguyên; bằng hệ thống giếng khoan tại các tỉnh Duyên Hải Miền Trung; bằng hệ thống thuỷ lợi tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

1.4.3. Cây thuốc lá

Page 135: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 126

Diện tích quy hoạch ổn định 40 ngàn ha, đáp ứng 90% nguyên liệu cho các nhà máy thuốc lá hiện có. Bố trí chủ yếu ở các vùng như sau: Trung Du Miền Núi Bắc Bộ 18.000ha; Duyên Hải Nam Trung Bộ 4.000ha; Đông Nam Bộ 10.000ha; Tây Nguyên 8.000ha.

1.4.4. Cây lạc HiÖn nay nhu cÇu sö dông dÇu ¨n ®ang cã xu h−íng gia t¨ng, l¹c, võng tr−íc ®©y s¶n xuÊt chñ yÕu ®Ó xuÊt khÈu, h−íng tíi lμm nguyªn liÖu ®Ó s¶n xuÊt dÇu ¨n. Diện tích đất bố trí quy hoạch khoảng 150 ngàn ha và trên đất lạc - lúa để ổn định diện tích gieo trồng vào khoảng 300 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là duyên hải Bắc Trung Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

B¶ng 93. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc theo vùng Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000 tấn

2010 2015 2020 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 231,0 21,0 485,7 278,0 23,9 664,3 300,0 27,8 833,3 1 Trung du MN BB 53,1 17,9 95,0 55,0 22,0 121,0 55,0 28,0 154,0 2 Đ.bằng sông Hồng 27,3 25,0 68,3 30,0 28,0 84,0 30,0 32,0 96,0 3 DH Bắc Trung Bộ 70,8 19,9 141,2 80,0 22,5 180,0 90,0 26,0 234,0 4 DH Nam Trung Bộ 25,9 20,9 54,1 28,0 21,5 60,2 30,0 25,0 75,0 5 Tây Nguyên 16,7 17,5 29,3 20,0 17,3 34,6 20,0 17,5 35,0 6 Đông Nam Bộ 26,1 22,3 58,3 50,0 27,0 135,0 55,0 31,5 173,3 7 ĐB s.Cửu Long 11,1 35,6 39,5 15,0 33,0 49,5 20,0 33,0 66,0

1.4.3. Cây đậu tương B¶ng 94. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo vùng

Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000 tấn

2010 2015 2020 TT

Vùng DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Toàn Quốc 197,8 15,0 296,9 227,0 18,1 411,4 350,0 20,1 700,2

1 Trung du MN BB 66,4 12,1 80,6 110,0 15,5 170,5 165,0 17,5 288,8

2 ĐB sông Hồng 90,7 15,8 143,6 60,0 21,0 126,0 80,0 22,8 182,4 3 DH Bắc Tr.Bộ 6,4 15,0 9,6 - - - - - - 4 DH Nam Tr.Bộ 1,4 17,9 2,5 4,0 16,0 6,4 10,0 16,5 16,5 5 Tây Nguyên 23,7 18,0 42,6 30,0 19,0 57,0 50,0 20,0 100,0 6 Đông Nam Bộ 1,8 14,4 2,6 3,0 15,0 4,5 5,0 17,0 8,5 7 ĐB s.C.Long 7,4 20,8 15,4 20,0 23,5 47,0 40,0 26,0 104,0

Page 136: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 127

Đậu tương đang có nhu cầu rất lớn cho tiêu dùng trong nước (sản xuất dầu ăn, chế biến thực phẩm), làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, hiện nay cả nước hàng năm vẫn nhập khẩu khoảng trên 2 triệu tấn khô dầu đậu tương. Ngoài ra cây đậu tương cũng rất quan trọng trong chương trình năng lượng sinh học. Từ nhu cầu đó đặt ra phải phát triển mạnh đậu tương trong nước, nhất là tận dụng trên đất 2 vụ lúa. Tuy nhiên trên thực tế cây đậu tương rất khó mở rộng diện tích vì thu hoạch chủ yếu vào mùa mưa. Diện tích đất bố trí quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng vào khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn, đưa hệ số sử dụng lên 2,5 lần; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền nỳi Bắc Bộ, Tõy Nguyờn.

1.4.4. Cây thức ăn chăn nuôi Diện tích đất bố trí 300 ngàn ha, tăng so với hiện nay 260 ngàn ha (gấp trên 4 lần). Vùng sản xuất chính gắn với vùng chăn nuôi gia súc lớn: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

1.5. Cây công nghiệp lâu năm

1.5.1. Cây cao su

1.5.1.1. Bố trí sản xuất Giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững. Bố trí ở các vùng như sau:

B¶ng 95. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000tấn

2010 2015 2020

TT

Vùng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Toàn Quốc 740,0 438,5 17,2 754,5 800 602 17,5 1.055,9 800 673 18,0 1.211,6

1 TDMNBB 18,0 30 22 10,0 22 50 36 11,0 39,6

2 DHBTB 64,8 28,8 12,6 36,4 80 52 14,5 75,4 80 60 15,6 93,6 3 DHNTB 10,0 2,2 10,0 2,2 40 20 10,5 21 40 35 11,0 38,5

4 T.Nguyên 180,9 93,3 14,1 131,8 280 190 16,5 313,5 280 238 17,5 416,5

Page 137: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 128

5 Đông N.Bộ 466,3 314,2 18,6 584,1 390 340 19,0 646 390 340 19,5 663,0

a) Vùng Đông Nam Bộ: tiếp tục trồng mới 25 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390 nghìn ha cao su;

b) Vùng Tây Nguyên: tiếp tục trồng mới khoảng 95 - 100 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280 nghìn ha;

c) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: tiếp tục trồng mới 10 - 15 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40 nghìn ha;

d) Vùng Bắc Trung Bộ: tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn định diện tích 80 nghìn ha;

đ) Các tỉnh vùng Tây Bắc: không phát triển theo phong trào, có bước đi phù hợp. Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha.

1.5.1.2. Chế biến cao su

1.5.1.2.1. Chế biến mủ cao su – Định hướng phát triển: Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, xác định chỉ tiêu cụ thể như sau: Năm 2015, tổng công suất chế biến khoảng 1,2 triệu tấn mủ khô/năm. Đến năm 2020, diện tích cao su ổn định 800.000ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD; tổng công suất chế biến khoảng 1,3 triệu tấn mủ khô/năm.

– Nội dung đầu tư phát triển: ♦ Cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất

khẩu. Cụ thể về cơ cấu như sau: mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20%, mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR20 chiếm khoảng 40%.

♦ Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có công suất từ 6.000 - 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 – 1.500 tấn/năm; đối với những nhà máy đã xây dựng cần tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền. Tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu.

Page 138: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 129

♦ Xây dựng các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, xe máy... đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020, (hiện tại mới đạt 11%).

1.5.1.2.2. Chế biến gỗ cao su Trong những năm tới ngành cao su dự kiến sẽ thanh lý khoảng 10.000 ha cao su/năm, sẽ cho khoảng 300.000m3 gỗ cao su cung cấp cho các cơ sở chế biến đồ gỗ của Việt Nam (hiện nay công suất chế biến gỗ cao su khoảng 50.000m3/năm). Do vậy, các cơ sở chế biến gỗ cao su trong nước cần phải có bước đột phá về đầu tư xây dựng những cơ sở chế biến gỗ cao su với công nghệ hiện đại (hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào các thương nhân Đài Loan) thì mới có thể góp phần đưa công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam tăng nhanh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của gỗ cao su để nâng cao giá trị của các nguyên liệu từ gỗ cao su của nước ta trong những năm tới.

1.5.2. Cây cà phê

1.5.2.1. Bố trí sản xuất – Diện tích đất bố trí 500 ngàn ha (cà phê chè 60 ngàn ha, cà phê vối 440 ngàn

ha); vùng sản xuất chính ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, DH Bắc Trung Bộ.

– Tập trung tái canh trên diện tích cà phê hiện có đến năm 2020, giảm diện tích cà phê ở những vùng đất xấu, tầng mỏng, độ dốc cao không được tưới chuyển sang trồng cây khác hiệu quả hơn.

– Dự kiến diện tích trồng cà phê đến năm 2015 là 514 ngàn ha, diện tích cho thu hoạch 493 ngàn ha, năng suất bình quân 2,18 tấn nhân/ha, đạt sản lượng 1,076 triệu tấn. Đến năm 2020 tiếp tục tái canh diện tích cà phê, diện tích trồng đạt 500 ngàn ha, diện tích thu hoạch 483,5 ngàn ha, năng suất bình quân 2,3 tấn nhân/ha, sản lượng 1,11 triệu tấn.

– Chăm sóc giữ vườn cà phê cho năng suất trung bình khi giá thấp, chăm sóc tốt hơn khi cà phê có giá cao (chủ yếu là tưới và bón phân) để thích ứng giá cà phê trên thị trường, giảm giá thành cà phê nhân để tăng sức cạnh tranh.

B¶ng 96. Bố trí diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000tấn

2010 2015 2020

TT Vùng Diện

tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích cho

SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích cho

SP

Năng suất

Sản lượng

T.Quốc 548,2 514,4 21,5 1.105,7 514 493 21,8 1.076,7 500,0 483,5 23,0 1.112,9

1 TDMNBB 6,7 3,9 17,4 6,8 7,5 5,65 15,6 8,83 9,5 7,4 17,2 12,7

2 DHBTB 6,5 5,0 14,0 7,0 5,8 5,5 16,6 9,11 5,0 4,8 18,0 8,6

3 DHNTB 2,2 1,9 13,7 2,6 0,3 0,3 13,5 0,40 - - - -

Page 139: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 130

4 TN 491,5 467,3 22,0 1.027,0 470 452,8 22,3 1.010,3 459,5 446,5 23,5 1.047,4

5 Đ.N.Bộ 41,3 36,3 17,2 62,3 30,5 29,0 16,5 48,0 26,0 24,8 17,7 44,1

1.5.2.2. Bố trí sản xuất cà phê chè – Cà phê chè trồng trên đất ít thích nghi (S3) của các huyện thị TP sau: huyện

Mường Ảng, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu, TP. Sơn La, huyện Hướng Hoá, huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt, vùng cao huyện Đam Rông và 3 huyện Đông Trường Sơn tỉnh Kontum. Tổng cộng có 14 huyện TP ở độ cao trên 600m là chủ yếu, riêng TP. Đà Lạt và Đơn Dương, Lạc Dương ở độ cao trên 800m.

– Bố trí diện tích cà phê chè đến năm 2020 là 60 ngàn ha, sản lượng 70 – 80 ngàn tấn.

1.5.2.3. Tái canh cà phê – Theo số liệu điều tra thống kê, hiện nay cà phê vối Robusta vẫn chiếm đến

92,9% diện tích cà phê cả nước và chủ yếu được trồng bằng hạt, trong khi đó diện tích dòng cà phê vô tính năng suất, chất lượng cao đã được công nhận chỉ chiếm khoảng 5 - 7%, tập trung tại Lâm Đồng và Đăk Lăk. Do đó thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng diện tích cà phê chè thay thế cà phê vối già cỗi, đồng thời tiếp tục triển khai mạnh mẽ dự án phát triển giống cà phê, tập trung nhân giống và chuyển giao nhanh các dòng cà phê vô tính đã được công nhận.

– Trong một thời gian dài, sản xuất cà phê của Việt Nam chú trọng quá nhiều vào thâm canh để có năng suất cao với mức trung bình gần 2 tấn/ha, rất cao so với năng suất bình quân thế giới. Khi giá cà phê lên cao, người nông dân sử dụng phân bón hoá học, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức khuyến cáo, trong khi ít bón hoặc không bón phân hữu cơ; tiết giảm hoặc loại bỏ cây che bóng để tăng mật độ cà phê… Những hệ quả trên làm cho các vườn cà phê nhanh xuống cấp, sâu bệnh gia tăng, chi phí giá thành cao, đất trồng nhanh thoái hoá. Ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng với khoảng 20% diện tích cà phê trên 20 năm tuổi cần được thay thế và trên 150 nghìn ha có độ tuổi từ 15 - 20 năm cần được trẻ hoá để nâng cao năng suất. Do vậy diện tích cà phê già cỗi phải trồng thay thế và chuyển đổi từ nay đến năm 2020 dự kiến khoảng 140 - 150 nghìn ha.

– Việc tái canh cây cà phê là kế sách lâu dài nhằm phát triển ngành cà phê một cách bền vững, tránh gây ra giảm sút đột biến về chất lượng cũng như sản lượng cà phê trong những năm tới.

– Kinh nghiệm của các nước đã tiến hành tái canh cà phê trên quy mô lớn như: Colombia, Ấn Độ cho thấy cần phải xây dựng chương trình tái canh chủ động, có các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, chính sách, nguồn lực đầu

Page 140: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 131

tư và phải tiến hành theo từng bước theo hướng trồng lại không quá 20% diện tích cà phê cần thay thế.

– Giải pháp kỹ thuật quan trọng trong tái canh cà phê là phải kiểm tra đất và có biện pháp xử lý cải tạo đất kỹ lưỡng; thực hiện nhổ cây thu gom rễ triệt để, tiến hành luân canh trồng cây khác từ 2-4 năm với cây trồng luân canh phải là những loại cây như: ngô, đậu, bông; bón tăng lượng phân bón hữu cơ kết hợp phân vô cơ và bón vôi...

– Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho công tác tái canh cà phê trên diện rộng và bảo đảm áp dụng đại trà cho hiệu quả tốt. Đặc biệt, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý cho diện tích được đưa vào tái canh.

– Từng địa phương cũng khẩn trương rà soát, phân loại chất lượng, diện tích cà phê hiện có, xác định diện tích cà phê cần trồng lại hoặc chuyển đổi trong thời gian tới. Đồng thời tổng kết kinh nghiệm của các mô hình đã thành công, có cơ chế chính sách hỗ trợ trồng tái canh hoặc chuyển đổi cà phê của địa phương...

– Về mặt kỹ thuật, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cần sớm hoàn thành quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Ngoài ra, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia phải ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ chương trình tái canh cà phê, tập trung cho các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn...

– Một số kiến nghị cho việc tái canh cà phê: ♦ Nhà nước cần có chính sách và kế hoạch cho chương trình tái canh cà phê,

xác định diện tích tái canh hằng năm từ nay đến 2020. ♦ Tổ chức chuyển giao kỹ thuật tái canh cho nông dân với các mô hình trình

diễn. ♦ Xác định mức kinh khí đầu tư cho diện tích tái canh có phần hỗ trợ của ngân

sách nhà nước. Một số vật tư như phân bón cho cà phê và một phần lãi vay ngân hàng cần được trợ cấp.

1.5.2.4. Chế biến cà phê

1.5.2.4.1. Chế biến cà phê nhân xuất khẩu – Từng bước thay thế các dây chuyền thiết bị công nghệ lạc hậu, đầu tư đồng

bộ các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu bằng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đồng bộ, tự động hoá sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9002, ISO: 14000, HACCP... đến năm 2015 yêu cầu 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2007).

– Các doanh nghiệp đã có dự án đầu tư dây chuyền thiết bị chế biến cà phê nhân xuất khẩu gồm:

Page 141: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 132

♦ Dự án của công ty cổ phần XNK Intimex tăng công suất thiết kế từ 30.000 tấn/năm lên 60.000 tấn/năm, tại tỉnh Bình Dương.

♦ Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà lắp đặt vận hành 2 dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu ở Điện Biên 15.000 tấn/năm, Sơn La 30.000 tấn/năm).

♦ Dự án mở rộng nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu công suất thiết kế 100.000 tấn/năm tại trung tâm sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.

– Đặc biệt lưu ý đối với các cơ sở công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu phải đạt quy chuẩn QCVN 01:2007 nhằm chế biến cà phê nhân xuất khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của ICO (Nghị quyết số 420 của ICO).

1.5.2.4.2. Chế biến cà phê tiêu dùng

a. Phương án 1 – Tổng công suất thiết kế của các cơ sở chế biến cà phê tiêu dùng năm 2015

đạt 79.480 tấn SP/năm, nếu kể cả chế biến ở hộ gia đình 20.000 tấn SP/năm sẽ là 99.480 tấn SP/năm, đáp ứng mục tiêu tạo ra sản phẩm cà phê đa dạng về chủng loại, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường trong nước và dành một phần xuất khẩu. Chính vì vậy không nên đầu tư các dự án mới, các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ cần đổi mới thiết bị một cách đồng bộ nhằm tăng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP... và giảm giá thành, còn đối với doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm cà phê có thị trường xuất khẩu ổn định thì có thể nghiên cứu cấp giấy phép đầu tư song phải thận trọng.

– Các dự án đã cấp giấy phép đầu tư, đang xây dựng lắp đặt dây chuyền thiết bị sẽ đi vào vận hành từ năm 2011 có tổng công suất thiết kế 44.950 tấn SP/năm, trong đó Đăklăk có 5 dự án, Lâm Đồng 1 dự án, Gia Lai 1 dự án.

– Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến liên kết hợp tác với nhà sản xuất cà phê, cơ sở sơ chế quả cà phê có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt yêu cầu chủ cơ sở doanh nghiệp phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng, có chế tài xử phạt thích đáng khi phát hiện vi phạm, đồng thời xem nhà máy chế biến là một trong các tiêu chí đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê yêu cầu phải có.

b. Phương án 2 (đột phá) – Một số căn cứ để đưa ra phương án này là: ♦ Theo đề án “Nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tại điều 1 ghi: “Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, năng lực chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30%

Page 142: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 133

vào năm 2020”, mức tiêu dùng nội địa đạt 10 – 15% tổng sản lượng cà phê sản xuất.

♦ Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Tỉnh uỷ Đăklăk về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới”, xác định đến năm 2015 cà phê tinh chế đạt 15 – 20% sản lượng (sản lượng cà phê nhân: 400.000 tấn, quy ra sản lượng cà phê bột, hoà tan là 60.000 – 80.000 tấn). So sánh với công suất các cơ sở chế biến cà phê đã đi vào hoạt động và các dự án đã cấp giấy phép đầu tư đang xây dựng lắp đặt thiết bị sẽ có công suất thiết kế chế biến cà phê bột: 35.000 tấn và cà phê hoà tan, cà phê 3 trong 1 là 22.750 tấn. Tổng số cà phê nhân nguyên liệu ước tính: 100.000 tấn/năm (vượt so với Nghị quyết 08-NQ/TU từ 20.000 – 40.000 tấn). Từ những căn cứ nêu trên, hiện tại sản lượng chế biến cà phê sau nhân mới đạt khoảng 3% so với tổng sản lượng, phương án này giả định trong trường hợp xuất khẩu hết số lượng cà phê chế biến sâu: 20% sản phẩm chế biến sâu tương đương 200.000 tấn cà phê nhân đưa vào chế biến cà phê bột, được 166.660 tấn sản phẩm/năm hoặc chế biến cà phê hoà tan được 77.000 tấn sản phẩm/năm). Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, năng lực chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020, mức tiêu dùng nội địa đạt 10 – 15% tổng sản lượng cà phê sản xuất. Như vậy đến năm 2020 sản lượng chế biến sâu đạt 297 ngàn tấn cà phê nhân.

– Một số khó khăn khi thực hiện phương án này là: ♦ Thuế quan cao: các nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới như Mỹ, các nước

EU, Nhật... đánh thuế rất cao cà phê qua chế biến nhập khẩu (khoảng 2 EUR/kg) đặc biệt là thị trường cà phê rang xay, cà phê hoà tan do các công ty tập đoàn đa quốc gia nắm giữ lại ở ngày tại các nước tiêu thụ.

♦ Việt Nam chưa có thương hiệu cà phê sau nhân đủ mạnh trên thị trường thế giới.

♦ Chất lượng cà phê sau nhân của Việt Nam còn nhiều hạn chế. ♦ Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của cà phê sau nhân Việt Nam chưa đạt

tiêu chuẩn Quốc tế. ♦ Sở thích của người tiêu dùng đối với cà phê rang xay và vệ sinh an toàn thực

phẩm được xem như là các rào cản kỹ thuật rất khó vượt qua. ♦ Vì những lý do trên đây nên việc xuất khẩu cà phê sau nhân của Việt Nam

gặp nhiều khó khăn. – Một số giải pháp khắc phục những khó khăn trên để thực hiện phương án: ♦ Xu thế hội nhập hoá tạo ra hệ thống thuế quan ngày càng được thuận lợi hơn

cho xuất khẩu cà phê.

Page 143: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 134

♦ Đầu tư về công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng cà phê sau nhân, tạo thương hiệu mạnh cho cà phê sau nhân của Việt Nam trên thị trường thế giới.

♦ Tạo quy mô chế biến và công nghệ chế biến phù hợp với xu thế tiêu dùng ♦ Cụ thể: đến năm 2020 bố trí chế biến cà phê sau nhân đạt 297.000 tấn

(tương đương khoảng gần 30% sản lượng), ngoài các dự án chế biến cà phê sau nhân đã cấp phép đầu tư và đang xây dựng, lắp đặt dây chuyền thiết bị sẽ đi vào hoạt động từ năm 2011 với tổng công suất thiết kế 44.950 tấn, cộng với các nhà máy hiện có tổng công suất 36.675 tấn, còn lại khoảng 215.000 tấn công suất (chế biến trong dân khoảng 50.000 tấn) đề nghị Nhà nước đầu tư thêm một số nhà máy chế biến cà phê sau nhân tại các tỉnh như Đăklăk, Gia Lai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Biên Hoà...

♦ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến đạt tiêu chuẩn Quốc tế. ♦ Đa dạng những sản phẩm chế biến sau nhân phù hợp với sở thích của người

tiêu dùng trên thị trường thế giới. ♦ Quảng bá thương hiệu cà phê sau nhân của Việt Nam trên thị trường thế

giới.

1.5.3. Cây điều

1.5.3.1. Bố trí sản xuất – Xây dựng ngành điều phát triển bền vững, luôn duy trì vị trí số 1 thế giới về

số lượng, giá trị, thị phần nhân điều qua chế biến và buôn bán trên thị trường thế giới với sức cạnh tranh cao.

– Đến năm 2015 diện tích điều là 400 ngàn ha; sản lượng hạt đạt 384,4 ngàn tấn; chế biến 200 – 210 ngàn tấn nhân điều, tổng kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.

– Đến năm 2020 ổn định diện tích điều 400 ngàn ha, sản lượng hạt đạt trên 500 ngàn tấn; chế biến nhân điều 240 – 250 ngàn tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu 1,4 - 1,5 tỷ USD.

– Đầu tư cải tạo vườn điều, áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đối với diện tích điều hiện có, tiến hành trồng xen canh dưới tán điều (ca cao, gừng, nghệ, dong, dong riềng…) nhằm tăng giá trị và thu nhập và sức cạnh tranh, hạn chế việc chết điều chuyển sang trồng cây khác.

– Trồng tái canh trên đất điều già cỗi, đất trồng điều bởi cây giống kém chất lượng, năng suất thấp bằng các giống điều mới và chăm sóc đúng kỹ thuật đảm bảo điều sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao.

– Trồng điều phát triển theo hướng tạo ra hạt điều nguyên liệu sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững về môi trường.

Page 144: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 135

– Chỉ tiếp tục phát triển điều trên các vùng đất có điều kiện sinh thái thích hợp, cho phép áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đem lại hiệu quả. Kiên quyết loại bỏ việc trồng điều chỉ với mục đích phòng hộ môi trường.

– Đầu tư đúng mức cho phát triển điều như đầu tư trồng cao su, cà phê, chè, hồ tiêu. Địa bàn trồng điều tập trung là: Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây nguyên (ĐăkLắk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng), Duyên Hải Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).

B¶ng 97. Dự kiến DT, NS, SL điều đến năm 2020 theo vùng ĐVT: DT: 1000 ha, NS: tạ/ha, SL: 1000 tấn

2010 2015 2020

TT Vùng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

T.Quốc 372,6 340,3 8,5 289,9 399,6 336,1 11,4 384,4 400,0 341,0 14,7 502,6

1 DHNTB 28,0 24,6 6,3 15,4 35,0 27,5 6,5 17,8 38,0 28,8 8,4 24,2

2 TN 87,2 73,6 7,2 53,0 102,0 76,5 10,0 76,5 107,4 85,0 11,8 100,6

3 ĐN Bộ 254,8 240,3 9,1 219,1 260,0 230,0 12,5 287,5 252,0 225,0 16,7 375,0

4 ĐBSCL 2,5 1,8 12,8 2,3 2,6 2,1 12,5 2,6 2,6 2,2 12,5 2,7

1.5.3.2. Chế biến điều – Giai đoạn 2011 – 2015 không nên xây dựng mới các nhà máy chế biến hạt

điều mà tập trung đổi mới dây chuyền thiết bị với công nghệ hiện đại hóa. Công nghệ chế biến điều trang bị theo hướng cơ khí hóa và tự động hóa, hàng năm các cơ sở chế biến tạo ra 200 – 210 ngàn tấn nhân điều.

– Đa dạng hóa các sản phẩm từ công nghiệp chế biến điều: Ván ép từ gỗ và vỏ hạt điều, dầu điều, rượu và nước giải khát từ quả điều, các sản phẩm ăn liền từ nhân điều đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nội địa và xuất khẩu.

– Đến năm 2020 nghiên cứu xây dựng một số cơ sở chế biến điều với công suất trên 10.000 tấn hạt/năm, đặc biệt hợp tác liên kết; cổ phần hóa để hình thành các doanh nghiệp chế biến quy mô vừa, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP…

– 100% công đoạn chế biến điều bằng máy, 100% cơ sở chế biến hạt điều được xử lý bằng công nghệ thân thiện với môi trường… Tổng công suất chế biến nhân điều 240 – 250 ngàn tấn nhân. Trong đó phải có 40 – 50 ngàn tấn nhân điều được chế biến sâu trên thiết bị công nghệ tiên tiến để tạo ra các thực phẩm ăn liền đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng.

Page 145: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 136

1.5.3.3. Nhập khẩu hạt điều và xuất khẩu các sản phẩm từ điều – Căn cứ vào sản lượng hạt điều thu hoạch trong nước, tiến hành cân đối hạt

điều nhập khẩu theo mùa vụ thu hoạch của các nước Campuchia, Nigieria, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Ghana, Guine Bissau… với giá nhập hợp lý đáp ứng số lượng hạt điều chế biến và nhân điều xuất khẩu theo các hợp đồng đã kí.

– Các doanh nghiệp liên kết hợp tác, thương thảo hợp đồng nhập khẩu hạt điều với số lượng đủ lớn, thuận tiện cho thuê tàu vận chuyển.

– Số lượng hạt điều nhập khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chủ yếu ở mức quân bình 1 năm từ 350 – 400 ngàn tấn.

– Xuất khẩu nhân điều chế biến năm 2015: 194 – 195 ngàn tấn và đến năm 2020 là 220 – 225 ngàn tấn, trong đó: khai thác tốt 10 thị trường truyền thống và 10 thị trường tiềm năng trong số 94 thị trường nhập khẩu nhân điều của Việt Nam.

1.5.4. Cây hồ tiêu

1.5.4.1. Bố trí sản xuất – Không mở rộng diện tích mà chỉ cải tạo và thay thế các giống mới, thâm

canh tăng năng suất để tăng sản lượng xuất khẩu. – Năm 2015 diện tích 50 ngàn ha (Đông Nam Bộ 26,75 ngàn ha, Tây Nguyên

17,8 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 3,77 ngàn ha, DH Nam Trung Bộ 1,16 ngàn ha), diện tích cho sản phẩm 45,44 ngàn ha, năng suất bình quân 27,1 tạ/ha, đạt sản lượng 123,26 ngàn tấn.

– Năm 2020 ổn định diện tích 50 ngàn ha (Đông Nam Bộ 26,75 ngàn ha, Tây Nguyên 17,8 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 3,77 ngàn ha, DH Nam Trung Bộ 1,16 ngàn ha), diện tích cho sản phẩm 45,44 ngàn ha, thâm canh cao để cho năng suất bình quân 29,2 tạ/ha, đạt sản lượng 132,58 ngàn tấn hạt tiêu.

B¶ng 98. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu theo vùng Đơn vị: ha, tạ/ha, tấn

2010 2015 2020

TT Vùng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích

cho SP

Năng suất

Sản lượng

T.Quốc 50.541 44.400 25,0 111.200 50.000 45.440 27,1 123.265 50.000 45.440 29,2 132.587

1 DHBTB 3.400 2.900 9,7 2.800 3.770 3.197 12,1 3.873 3.770 3.197 13,4 4.299 2 DHNTB 1.300 1.100 12,7 1.400 1.160 1.049 15,2 1.597 1.160 1.049 16,9 1.774 3 TN 18.600 15.800 30,3 47.900 17.800 16.285 33,1 53.978 17.800 16.285 35,1 57.216 4 ĐN Bộ 27.400 24.100 24,1 58.000 26.750 24.410 25,6 62.445 26.750 24.410 27,8 67.827 5 ĐBSCL 600 500 22,0 1.100 520 499 27,5 1.373 520 499 29,5 1.470

Page 146: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 137

– Trong giai đoạn 2011 – 2020, dự kiến tiến hành trồng mới hồ tiêu với diện tích khoảng 20 ngàn ha (để thay thế dần diện tích tiêu già cỗi, diện tích trồng bằng các giống năng suất thấp, diện tích bị sâu bệnh chết, diện tích tiêu trồng trên đất không phù hợp...), tập trung chủ yếu tại các tỉnh trọng điểm vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, mỗi năm trồng mới trung bình 2.000ha, trong đó:

♦ Trồng thay thế diện tích tiêu già cỗi, diện tích tiêu năng suất thấp (giống không phù hợp) khoảng 10.000ha, trung bình mỗi năm trồng mới 1.000ha (khoảng 2% tổng diện tích tiêu toàn quốc). Diện tích tiêu này được trồng trên đất tái canh, nhưng trước khi trồng cần có biện pháp cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng.

♦ Trồng thay thế diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh, diện tích tiêu trồng trên đất không phù hợp khoảng 10.000ha, trung bình mỗi năm trồng mới 1.000ha (khoảng 2% diện tích tiêu toàn quốc). Diện tích tiêu này cần được trồng trên các vùng đất mới phù hợp (đất nương rẫy, rừng nghèo kiệt), hoặc trồng trên diện tích cà phê già cỗi và trồng tái canh trên diện tích tiêu bị sâu bệnh chết, nhưng phải tiến hành trồng cây họ đậu cải tạo đất trong thời gian 3 – 4 năm trước khi tiến hành trồng lại tiêu.

– Các giải pháp chính: ♦ Chú trọng phát triển tiêu trên các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với

yeue cầu sinh thái của cây tiêu. Với các vườn tiêu già cỗi, sâu bệnh, trồng bằng các giống không phù hợp, năng suất chất lượng thấp cần có kế hoạch trồng lại trên diện tích đất tái canh hoặc trồng bù trên các vùng đất mới. Việc trồng tái canh phải thực hiện luân canh với cây họ đậu cải tạo đất trong 3 – 4 năm trước khi tiến hành trồng lại nhằm cải tạo đất và cắt đứt các nguồn lây bệnh. Với diện tích tiêu trồng trên các vùng không phù hợp cần chuyển sang các cây trồng khác hiệu quả hơn.

♦ Về giống: chọn trồng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương như các giống tiêu Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh, ấn Độ... Cây giống phải đảm bảo sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng làm giống, xử lý hom giống trước khi trồng.

♦ Về phòng trừ sâu bệnh: tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng các chế phẩm sinh học (MT1, SH1, EM, nấm đối kháng Trichoderma...) trong phòng trừ sâu bệnh. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và phải sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”.

♦ Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tới người trồng tiêu.

Page 147: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 138

♦ Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất tại các vùng trồng tiêu như đầu tư hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, hệ thống trạm trại ươm giống tiêu sạch bệnh, khảo nghiệm, phục tráng giống...

♦ Tăng cường các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hồ tiêu như cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất, khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến đẻe nâng cao chất lượng sản phẩm, các chính sách về đất đai, khuyến khích hình thành nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX sản xuất hồ tiêu...

1.5.4.2. Chế biến hồ tiêu – Với các nhà máy chế biến tiêu hiện có (17 nhà máy lớn): – Với 13 nhà máy chế biến tiêu có dây chuyền chế biến khá hiện đại cho sản

phẩm chất lượng cao thì cơ bản ổn định công suất và dây chuyền công nghệ chế biến.

– Với 4 nhà máy chế biến tiêu còn lại do chưa có dây chuyền xử lý tiêu bằng hơi nước, nên cần đầu tư mở rộng công suất và lắp đặt dây chuyền chế biến tiêu hiện đại (có xử lý tiêu bằng hơi nước) để cho ra sản phẩm tiêu chất lượng cao.

– Quy hoạch xây dựng thêm một số nhà máy chế biến tiêu tại các vùng sản xuất tập trung: dự kiến trong giai đoạn 2011 – 2020, xây dựng thêm khoảng 10 nhà máy chế biến tiêu tại các vùng sản xuất tập trung, công suất thiết kế từ 4 – 6 nghìn tấn/năm, với dây chuyền chế biến hiện đại, cho sản phẩm tiêu chất lượng cao. Dự kiến bố trí xây dựng tại các tỉnh sau:

B¶ng 99. Dự kiến xây dựng nhà máy chế biến hồ tiêu giai đoạn 2011 – 2020

TT Tỉnh Số nhà máy Dự kiến địa điểm xây dựng 1 Gia Lai 2 Huyện Chư Sê, H. Chưpưh 2 Đắk Lắk 1 Huyện EaH’Leo 3 Đắk Nông 2 Huyện ĐắkRlấp, H. Đắk Song 4 Bình Phước 3 Huyện Lộc Ninh, H. Bù Đốp, H. Hớn

Quản 5 Bà Rịa – Vũng Tàu 2 Huyện Châu Đức, H. Xuyên Mộc

– Đầu tư mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy chế biến tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 13,8% năm 2010 lên 30% vào năm 2020.

– Đầu tư để nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu nghiền bột từ 5% năm 2010 lên 20% vào năm 2020.

Page 148: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 139

1.5.5. Cây chè

1.5.5.1. Bố trí sản xuất

Tập trung đầu tư thâm canh, cải tạo giống trên diện tích chè hiện có, chỉ trồng mới ở những địa phương có đủ điều kiện về lao động, vốn và điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh.

B¶ng 100. Diện tích, năng suất, sản lượng chè theo vùng Đơn vị: 1.000ha, tạ/ha, 1.000 tấn

2010 2015 2020 TT

Vùng Diện tích

trồng Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất

Sản lượng

Diện tích trồng

Diện tích cho SP

Năng suất Sản lượng

T.Quốc 129,4 113,2 72,8 823,7 131,0 117,4 77,4 908,4 140,0 128,1 80,8 1.035,2

1 TDMNBB 91,4 78,8 68,3 538,4 90,1 80,9 73,8 597,0 96,0 88,1 78,0 687,2

2 ĐBSH 3,3 3,2 66,3 21,2 2,0 2,0 55,5 11,1 2,0 1,7 54,1 9,19

3 DHBTB 9,1 6,7 81,3 54,5 10,7 8,1 88,9 72,0 11,7 10,6 89,4 94,7

4 DHNTB 0,6 0,5 22,0 1,1 0,4 0,4 20,0 0,8 0,3 0,2 20,0 0,4

5 TN 25,0 24,0 86,9 208,5 27,8 26,0 87,5 227,5 30,0 27,5 88,6 243,6

– Diện tích đất bố trí 140 ngàn ha, tăng thêm hơn 10 ngàn ha so với năm 2010. Hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao trồng mới và trồng tái canh.

– Dự kiến diện tích gieo trồng đến năm 2015 đạt 131 ngàn ha, diện tích cho sản phẩm 117,4 ngàn ha, năng suất 77,4 tạ/ha, sản lượng 908,4 ngàn tấn búp tươi, phân bố ở các vùng như sau: Trung du Miền núi Bắc Bộ 90,1 ngàn ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 10,7 ngàn ha, Tây Nguyên 27,8 ngàn ha.

– Dự kiến diện tích chè đến năm 2020 đạt 140 ngàn ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 128,1 ngàn ha; đầu tư thâm canh để NS bình quân đạt 80,8 tạ/ha, sản lượng đạt 1.035 ngàn tấn búp tươi tương đương 217 ngàn tấn khô. Phân bố ở các vùng như sau: Trung du Miền núi Bắc Bộ 96 ngàn ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 11,7 ngàn ha, Tây Nguyên 30 ngàn ha.

1.5.5.2. Chế biến chè – Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ

thuật: TC quản lý quốc tế ISO, HACCP, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến chè theo Quyết định số 99-BNN.

Page 149: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 140

– Đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các nhà máy theo cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, chế biến công nghiệp đạt 70% sản lượng chè búp tươi. Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sản phẩm làm ra phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

– Đầu tư thêm các nhà máy chế biến chè CTC theo công nghệ và thiết bị của Ấn Độ, Anh, công suất 12 – 16 tấn búp tươi/ngày, phục vụ xuất khẩu.

– Với các cơ sở sản xuất chè xanh ở các vùng cao địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng chưa tốt cần đầu tư dây chuyền thiết bị nhỏ gọn, hiện đại để sản xuất chè chất lượng cao nổi tiếng theo hướng “danh trà” như chè Shan Trúc Thanh, chè dẹp, chè que, chè Hoa Cúc…

– Về loại hình sản xuất: riêng trong sản xuất chè nên chọn loại hình sản xuất theo hướng công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty tư nhân. Các nhà máy có quy mô chế biến hợp lý với khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu.

– Việc đầu tư xây dựng các nhà máy cần điều chỉnh theo dự báo thị trường những năm 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030, theo dự báo của FAO thì những năm tới nhu cầu của người tiêu dùng và nội tiêu trong nước thiên hướng về chè xanh cho nên cơ cấu sản phẩm sẽ là chè xanh 45%, chè đen 55%. Nhưng việc đầu tư xây dựng các nhà máy chè xanh nên chọn ở các vùng có độ cao >500m so với mặt nước biển có vùng nguyên liệu tập trung với các loại giống như LDP2, PH8, PH9, Shan, Bát tiên, Thúy Ngọc để sản xuất chè xanh đặc sản với quy mô nhà máy cỡ nhỏ (3 - 5 tấn búp tươi/ngày).

– Để thực hiện cơ cấu sản phẩm 55% chè đen, 45% chè xanh, căn cứ vào hiện trạng, quĩ đất, thổ nhưỡng và khí hậu (theo điều tra của Viện Qui hoạch Bộ Nông nghiệp) việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm, thiết kế xây dựng nhà máy mới theo hướng:

♦ Các tỉnh vùng núi vùng sâu, vùng xa có độ cao trên 500m so với mặt nước biển, hạ tầng cơ sở còn chưa hoàn chỉnh nên sản xuất chè xanh chất lượng cao. Chọn Mô đun, xây dựng nhà máy có công suất 3 - 5 tấn/ngày, 100 - 150 sản phẩm/năm, như tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum…

♦ Các tỉnh vùng trung du: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu là chè đen.

♦ Ở những vùng chè tập trung lớn nên chọn sản phẩm chè đen CTC (vì dây chuyền hiện đại, độ cơ giới hóa cao, nếu không có đủ nhiên liệu việc sản xuất sẽ gián đoạn).

♦ Ở những vùng nguyên liệu tản mạn, không ổn định thì lựa chọn công nghệ Orthodox.

♦ Mô đun các nhà máy CTC: 24 - 36 - 48 tấn/ngày. ♦ Mô đun các nhà máy Orthodox: 12 - 24 tấn/ngày.

Page 150: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 141

♦ Nên tổ chức liên kết các nhà máy nhỏ lại với nhau theo hướng tập đoàn và liên kết miền (đi buôn có bạn).

– Các nhà máy sản xuất chè nhất thiết phải đầu tư phương tiện vận chuyển chè, sọt đựng chè theo phương pháp tiên tiến để chè về nhà máy phải tươi, non không bị dập nát, ôi ngốt.

– Đầu tư nâng cấp nhà máy cơ khí chè Thanh Ba để có đủ năng lực sản xuất thiết bị và phụ tùng đáp ứng được các yêu cầu cho việc nâng cấp các nhà máy hiện có theo công nghệ của các nước tiên tiến, nhằm giảm chi phí nhất là ngoại tệ kịp thời góp phần tăng khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.5.5.3. Giải pháp khoa học công nghệ 1.5.5.3.1. Khoa học công nghệ trong sản xuất – Ngoài việc trồng mới, trồng thay thế bằng giống mới có năng suất cao, chất

lượng tốt để nâng cao năng suất, việc đầu tư chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm.

– Đầu tư chăm sóc, tưới tiêu, thu hái theo đúng kỹ thuật (TCVN) để có nguyên liệu tốt đạt giá bình quân 3.500 đến 4.500 đồng/Kg chè búp tươi (tương đương với 1kg thóc).

– Cần chú trọng cơ giới hóa trong nông nghiệp để giảm bớt chi phí nhân công trong sản xuất nông nghiệp.

– Coi trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khuyến nông. Xây dựng các mô hình trang trại sản xuất chè an toàn có hiệu quả cao ở các vùng. Kiên trì tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con làm chè ở các xã, huyện có chè ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

– Coi trọng việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO - HACCP, VietGAP trong quản lý nông nghiệp để việc sản xuất nguyên liệu được ổn định, bền vững, an toàn.

B¶ng 101. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất chè Đơn vị: %

TT Nội dung công việc 2009 2020 1 Phun thuốc BVTV bằng máy 62,0 90,02 Hái chè bằng máy 36,0 70,03 Đốn chè bằng máy 59,0 100,04 Cơ giới hóa việc tưới tiêu 32,0 65,05 Thực hiện quy trình VietGAP, IPM 9,8 100,0

Page 151: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 142

1.5.5.3.2. Khoa học công nghệ trong chế biến – Với chè xanh: Công nghệ, thiết bị Trung Quốc, Nhật Bản. – Với chè đen: Công nghệ Anh, Ấn Độ, Srilanca. – Với chè Ô long: Công nghệ Đài Loan, Trung Quốc. – Với chè Phổ nhĩ: Công nghệ Đài Loan, Trung Quốc. – Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có

hiệu quả cao như: Nước chè đóng chai, dược liệu chè, bánh chè, rượu chè… – Phấn đấu đến 2020, 100% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các

tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO - HACCP để đến 2020 Việt Nam không còn các cơ sở sản xuất chè kém chất lượng và không an toàn thực phẩm bán ra thị trường xuất khẩu cũng như nội tiêu.

– Xây dựng các danh trà và đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng và chứng nhận các thương hiệu xuất xứ, sản phẩm chè đặc biệt, các danh nhân trà.

1.5.6. Cây dừa – Ổn định diện tích dừa đến năm 2015 và 2020 là 140 ngàn ha, diện tích cho

sản phẩm 130 ngàn ha, sản lượng 1,3 – 1,4 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các vùng ĐBSCL 116 ngàn ha, DHNTB 17 ngàn ha, ĐNB 4 ngàn ha.

– Đầu tư cho chế biến để nâng cao năng lực chế biến, phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất.

1.5.7. Cây ca cao

Diện tích năm 2020 bố trí khoảng 50 ngàn ha, với 4 vùng sản xuất chính là Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.

1.6. Cây ăn quả

1.6.1. Bố trí sản xuất – Hướng tới sản xuất các loại cây ăn quả phải thực hiện quy trình sản xuất

nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm dáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu rất lớn. Diện tích bố trí khoảng 900 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các loại cây ăn quả chủ lực như vải 140 ngàn ha, nhãn 140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 110 ngàn ha, cam quýt 115 ngàn ha, dứa 55 ngàn ha, các loại cây ăn quả khác 290 ngàn ha. Phân bổ theo các vùng như sau: Trung Du Miền Núi Phía Bắc 200 ngàn ha; Đồng Bằng Sông Hồng 80 ngàn ha, Duyên Hải Bắc Trung Bộ 70 ngàn ha, Duyên Hải Nam Trung Bộ 35 ngàn ha; Tây Nguyên 30 ngàn ha; Đông Nam Bộ 145 ngàn ha; Đồng Bằng Sông Cửu Long 350 ngàn ha.

– Tiến hành nghiên cứu tiếp thu khoa học công nghệ để hình thành tập đoàn giống và hệ thống biện pháp kỹ thuật để tạo bước đột phá mở rộng sản xuất

Page 152: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 143

các loại cây ăn quả đặc sản của Việt Nam và một số giống tốt của quốc tế, nâng sản lượng quả đạt 10 triệu tấn năm 2020.

– Áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn, áp dụng tiêu chuẩn giám sát xuất xứ sản xuất. Tổ chức chế biến, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả để phát triển mạnh thị trường cây ăn quả trong nước và phục vụ xuất khẩu, phấn đấu đạt sản lượng xuất khẩu quả các loại từ 400 - 500 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và từ 600 - 800 ngàn tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

– Trên cơ sở quy hoạch cân đối lại diện tích, chuyển những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long sang phát triển các cây trồng có giá trị cao như rau hoa quả, cây cảnh, cây dược liệu.

– Hình thành hệ thống chợ bán buôn, bán đấu giá, các kênh tiếp thị hiệu quả để gắn kết sản xuất với thị trường.

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ tiếp thị, nhất là giao thông vận tải để giảm chi phí giao dịch đến mức thấp nhất.

1.6.2. Chế biến rau quả – Nâng cao công suất và hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có (hiện

mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại rau quả đông lạnh, đóng hộp chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm đông lạnh, nước quả cô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm…).

1.7. Hoa và cây cảnh – Diện tích hoa cây cảnh dự kiến đến năm 2020 là 15 ngàn ha, trong đó vùng

ĐBSH 8 ngàn ha, vùng Đông Nam Bộ 2 ngàn ha, vùng Tây Nguyên 2 ngàn ha, các vùng khác 3 ngàn ha.

– Các vùng trồng hoa tập trung và trồng hoa xuất khẩu: ĐBSH (Hà Nội, Vĩnh Phúc), TDMNBB (Lào Cai, Quảng Ninh), Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh), Tây Nguyên (Đà Lạt), ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang).

– Một số chủng loại hoa chính: hoa hồng (chiếm 50%), hoa cúc (chiếm 25%), hoa phong lan (chiếm 10%), các loại hoa khác (chiếm 15%).

– Vùng ĐBSH: hoa cây cảnh (đào, quất, si, xanh, hoa hồng, đồng tiền, cúc...). Dự kiến đến năm 2020 diện tích hoa toàn vùng có 8 ngàn ha, tập trung chính

Page 153: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 144

ở thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng. Vùng hoa hàng hoá và vùng hoa công nghệ cao: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

– Vùng TDMNBB: chủng loại chủ yếu: hoa hồng, hoa cúc... – Vùng TN: ly ly, hoa hồng, cẩm chướng, hoa cúc... Dự kiến đến năm 2020

toàn vùng có 2 ngàn ha, tập trung chính ở Lâm Đồng. – Vùng hoa hàng hoá và vùng hoa công nghệ cao: Lâm Đồng (chủ yếu hoa ôn

đới được trồng theo quy trình công nghệ cao). – Vùng ĐNB: cây chủ lực hàng hoá và xuất khẩu gồm lan cắt cành, cây cảnh,

lyly, hồng môn, tulip... – Hoa: Dự kiến đến năm 2020 vùng hoa có 2 ngàn ha, trong đó TP Hồ Chí

Minh có diện tích lớn nhất. Diện tích hoa được trồng theo quy trình công nghệ cao chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60 - 70% diện tích).

2. Chăn nuôi – Phát triển chăn nuôi tập trung: Khuyến khích phát triển các trang trại và các

cơ sở chăn nuôi sản xuất hàng hoá lớn theo phương pháp công nghiệp với quy mô phù hợp, tập trung vào lợn, trâu, bò thịt, bò sữa, gia cầm; tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp và trang trại năm 2020 đạt khoảng 60%.

– Phát triển chăn nuôi theo vùng: Ở các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gà theo hình thức trang trại công nghiệp, gia trại tập trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển chăn nuôi vịt, chuyển từ hình thức nuôi vịt chạy đồng quảng canh sang tập trung thâm canh. Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò thịt, bò sữa ở Trung du miền núi và Tây Nguyên, dê ở miền núi phía Bắc và miền Trung, cừu ở miền Trung) có chất lượng cao, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Trên cơ sở tính toán cân đối, hợp lý giữa khả năng tự túc và hiệu quả của nhập khẩu, ở các vùng có điều kiện chăn thả hoặc phát triển đồng cỏ áp dụng các biện pháp thâm canh và bán thâm canh để hình thành các khu chuyên chăn nuôi gia súc ăn cỏ với quy mô trang trại lớn.

– Quy hoạch chăn nuôi tập trung gắn với chế biến, giết mổ tập trung: Trong hoàn cảnh diễn biến dịch bệnh gia súc gia cầm ngày càng phức tạp, phải quy hoạch tách các khu vực chăn nuôi tập trung khỏi khu dân cư, gắn giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc gia cầm vệ sinh. Khuyến khích phát triển phương thức giết mổ, chế biến công nghiệp. Tăng cường năng lực, hình thành hệ thống dịch vụ thú y, kiểm soát dịch bệnh, nhất là cấp cơ sở. Tập trung lực lượng đảm bảo công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu và cửa ngõ các thị trường quan trọng, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng an toàn trong mọi tình huống dịch bệnh.

Page 154: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 145

– Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi: Để tạo chuyển biến rõ rệt về sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, phải tạo ra thay đổi lớn trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, nâng tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp lên hơn 67% (khoảng 16,3 triệu tấn) vào năm 2015 và hơn 70% (khoảng 19,2 triệu tấn) vào năm 2020.

– Phát triển chăn nuôi các con đặc sản: Trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với các quy định quốc tế, tiến hành thử nghiệm, nhân rộng các mô hình để lựa chọn áp dụng việc thuần hóa tổ chức sản xuất trên quy mô rộng một số động vật hoang dã có nhu cầu trên thị trường và có khả năng nhân giống nhân tạo (trước hết là những loài đã có thị trường và được phép nuôi như hươu nai, cá sấu, trăn, rắn, rùa...). Phát triển các ngành chế biến thuốc, thuộc da, lông, dịch vụ du lịch để tăng giá trị của hàng hóa.

– Các biện pháp chủ yếu cần triển khai là: ♦ Giống: Triển khai việc áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo

giống, đồng thời nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống tốt đáp ứng yêu cầu phát triển gia súc có năng suất, chất lượng cao; năm 2020 đàn lợn ngoại đạt 50%, gà nuôi công nghiệp 70%, tỷ lệ bò lai 50%.

B¶ng 102. Dự kiến bố trí đàn vật nuôi cả nước đến năm 2020 Đơn vị: 1.000 con, 1.000 tấn, %

Hạng mục 2009 2010 2015 2020 TĐ tăng

2011-2015

2016-2020

1. Đàn trâu 2.886,6 2.913,4 3.000,0 3.000,0 0,59 0,00 - SL thịt hơi XC 74,9 84,2 80,0 95,0 -1,02 3,502. Đàn bò 6.103,3 5.916,2 9.000,0 12.000,0 8,75 5,92 - Bò lai Sind 1.990,2 2.204,0 3.600,0 6.000,0 10,31 10,76 - Bò sữa 115,5 128,6 250,0 500,0 14,22 14,87 - SL thịt hơi XC 257,7 278,9 450,0 650,0 10,04 7,63 - SL sữa 278,2 306,6 500,0 800,0 10,28 9,863. Đàn lợn 27.627,7 27.373,1 32.266,4 34.474,8 3,34 1,33 - Lợn nái 4.169,4 4.158,8 4.827,3 4.813,6 3,03 -0,06 - Lợn thịt 23.328,6 23.102,8 27.439,1 29.661,2 3,50 1,57 - SL thịt hơi XC 2.908,5 3.036,3 3.900,0 4.850,0 5,13 4,464. Đàn gia cầm (tr.C) 280,2 300,5 311,6 358,7 0,73 2,86 - Đàn gà 199,9 218,2 257,4 306,4 3,36 3,55 - SL thịt gia cầm hơi 528,5 621,0 1.200,0 2.500,0 14,08 15,81 - SL trứng (tr.quả) 6.173,0 6.367,1 10.939,0 13.839,0 11,43 4,825. Đàn dê 1.367,6 -

Page 155: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 146

♦ Thức ăn: Tăng nhanh năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt tỷ lệ sử dụng vào năm 2020 khoảng 80%. Thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hoạt động hết công suất, giảm giá thành, đảm bảo chất lượng, cung ứng đủ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi. Quy hoạch và bố trí diện tích sản xuất cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn cho mùa khô.

♦ Phòng dịch: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng dịch.

♦ Quy hoạch chăn nuôi tập trung gắn với giết mổ: Triển khai các biện pháp đổi mới chăn nuôi, nhất là đối với đàn vịt; quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng sản xuất giống, tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, thực hiện kiểm soát giết mổ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

♦ Thú y: Tăng cường mạng lưới thú y cơ sở theo quy định của Pháp lệnh Thú y; đào tạo, tập huấn cho lực lượng này có đủ khả năng phát hiện và xử lý ổ dịch.

2.1. Chăn nuôi trâu bò

2.1.1. Chăn nuôi trâu Hướng phát triển chủ yếu là lấy thịt, dự kiến kế hoạch năm 2020 đạt 3 triệu con (vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ 1,85 triệu con, DH Bắc Trung Bộ 700 ngàn con, DH Nam Trung Bộ 150 ngàn con).

B¶ng 103. Dự kiến bố trí đàn trâu cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TĐ tăng TT Vùng 2010 2015 2020

2011-2015 2016-2020

Toàn Quốc 2.913,4 3.000,0 3.000,0 0,59 0,001 Trung du MN Bắc Bộ 1.718,0 1.857,0 1.857,0 1,57 0,002 Đồng bằng sông Hồng 105,0 75,0 75,0 -6,50 0,003 DH Bắc Trung Bộ 710,9 700,0 700,0 -0,31 0,004 DH Nam Trung Bộ 165,4 150,0 150,0 -1,93 0,005 Tây Nguyên 94,2 85,0 85,0 -2,03 0,006 Đông Nam Bộ 75,6 85,0 85,0 2,36 0,007 Đ.bằng sông Cửu Long 44,4 48,0 48,0 1,58 0,00

2.1.2. Chăn nuôi bò – Tập trung phát triển mạnh đàn bò lấy thịt theo hướng từng bước nâng cao

chất lượng đàn bò thịt cho tiêu dùng trong nước. Phát triển đàn bò sữa ở những vùng, những địa bàn có lợi thế về các yếu tố tự nhiên và có khả năng về vốn, kinh nghiệm, để giảm bớt nhập khẩu sữa bột về chế biến. Dự kiến

Page 156: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 147

bố trí đàn bò thịt năm 2015 vào khoảng 9 triệu con; năm 2020 đưa lên 12 triệu con. Đàn bò sữa năm 2015 đạt 250 nghìn con, năm 2020 lên 500 nghìn con.

B¶ng 104. Dự kiến bố trí đàn bò cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TĐ Tăng TT Vùng 2010 2015 2020

2011-2015 2016-2020

Toàn Quốc 5.916,2 9.000,0 12.000,0 8,75 5,921 Trung du MN Bắc Bộ 1.066,6 1.850,0 2.750,0 11,64 8,252 Đồng bằng sông Hồng 631,8 850,0 1.000,0 6,11 3,303 DH Bắc Trung Bộ 1.019,0 1.450,0 1.900,0 7,31 5,554 DH Nam Trung Bộ 1.035,1 1.500,0 2.000,0 7,70 5,925 Tây Nguyên 694,9 950,0 1.200,0 6,45 4,786 Đông Nam Bộ 777,6 1.250,0 1.600,0 9,96 5,067 ĐB sông Cửu Long 691,1 1.150,0 1.550,0 10,72 6,15

– Đưa cơ cấu giống bò lai, bò thịt chất lượng cao từ 33,6% năm 2010 lên 40% năm 2015 và 50% năm 2020.

– Tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 450 ngàn tấn, năm 2020 đạt 650 ngàn tấn. Sản lượng sữa đạt 500 ngàn tấn năm 2015 và 800 ngàn tấn năm 2020.

– Quy hoạch và bố trí diện tích sản xuất cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn cho mùa khô.

2.2. Chăn nuôi lợn – Đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng, phát triển chăn nuôi lợn chất lượng

cao, phẩm chất tốt, phấn đấu tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 32,2 triệu con vào năm 2015 và 34,4 triệu con năm 2020 với sản lượng thịt hơi đạt 3,9 triệu tấn năm 2015 và 4,85 triệu tấn năm 2020, sản lượng thịt xẻ năm 2015 đạt 2,79 triệu tấn năm 2015 và 3,44 triệu tấn năm 2020. Tập trung phát triển đàn lợn phù hợp với tiêu dùng và khả năng của từng vùng. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh chủ yếu để xuất khẩu.

– Tổng đàn lợn ngoại nuôi công nghiệp có 8,86 triệu con, chiếm 27% tổng đàn vào năm 2015, 12,86 triệu con, chiếm 37% tổng đàn năm 2020.

– Tổng đàn lợn nái ngoại nuôi công nghiệp năm 2015 có 990,5 ngàn con, chiếm 20,5% tổng đàn vào năm 2015, 1.390 ngàn con, chiếm 28,9% tổng đàn nái vào năm 2020.

Page 157: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 148

– Tại các vùng đang có số lượng nái ngoại cao, tỷ lệ phát triển có thể thấp hơn trung bình cả nước, ngược lại tại các vùng đang có ít lợn nái ngoại, tỷ lệ có thể tăng nhanh, cụ thể như sau: giai đoạn 2010 – 2020 vùng ĐBSH tăng khoảng 7 – 8%/năm, vùng Đông Bắc tăng 14 – 15%/năm, vùng Tây Bắc tăng 12 – 15%/năm, vùng Bắc Trung Bộ tăng 8 – 10%, vùng DH Nam Trung Bộ tăng 9 – 10%/năm, Tây Nguyên tăng 9 – 10%/năm, vùng ĐNB và ĐBSCL chiếm 90 – 95% nái ngoại vào năm 2020.

– Áp dụng đồng bộ công nghệ giống, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng công nghiệp để nâng cao năng suất chăn nuôi lợn nái và lợn thịt.

– Số con xuất chuồng/nái/năm với lợn ngoại từ trung bình năm 2015 là 19,9 con, 2020 là 21 con, lợn lai từ trung bình 10,2 con năm 2015 và 10,5 con năm 2020, nái nội từ trung bình 7,4 con năm 2015 và 7,7 con năm 2020.

– Khối lượng xuất chuồng/con lợn ngoại bình quân 93,9kg/con năm 2015 và 98,2kg/con năm 2020, lợn lai bình quân 61,5 kg/con năm 2015 và 63,2 kg/con 2020, lợn nội bình quân 36,1 kg/con năm 2015 và 36,5 kg/con năm 2020.

– Hệ số quay vòng lợn thịt/năm với lợn ngoại bình quân 2,56 vòng năm 2015 và 2,6 vòng 2020, lợn lai từ bình quân 1,81 vòng năm 2015 và 1,85 vòng năm 2020, lợn nội bình quân 1,49 vòng năm 2015 và 1,52 vòng năm 2020.

– Giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng với lợn ngoại và lợn lai hiện nay từ 2,8 – 3,1 kg xuống 2,6 – 2,7 kg vào năm 2015 và 2,4 – 2,5 kg vào năm 2020.

– Phấn đấu xây dựng được 30 – 40% trang trại sản xuất thịt lợn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào năm 2015 và 50 – 70% trang trại vào năm 2020.

– Phấn đấu có từ 10 – 15 cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (HACCP, ISO) về vệ sinh an toàn thực phẩm vào năm 2015 và 20 – 30 cơ sở vào năm 2020.

– Khuyến khích phát triển các trang trại và các cơ sở chăn nuôi sản xuất hàng hoá lớn theo phương pháp công nghiệp với quy mô phù hợp, tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp và trang trại năm 2020 đạt 60%.

– Triển khai việc áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống tốt đáp ứng yêu cầu phát triển gia súc có năng suất, chất lượng cao; năm 2020 đàn lợn ngoại đạt 50%.

– Tăng nhanh năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt tỷ lệ sử dụng vào năm 2020 khoảng 80%. Thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hoạt động hết công suất, giảm giá thành, đảm bảo chất lượng, cung ứng đủ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi.

Page 158: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 149

– Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng dịch.

– Tăng cường mạng lưới thú y cơ sở theo quy định của Pháp lệnh Thú y; đào tạo, tập huấn cho lực lượng này có đủ khả năng phát hiện và xử lý ổ dịch.

B¶ng 105. Dự kiến bố trí đàn lợn cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TĐ Tăng TT Vùng 2010 2015 2020

2011-2015 2016-2020

Toàn quốc 27.373,2 32.266,4 34.474,8 3,34 1,331 Trung du MN Bắc Bộ 6.956,8 7.761,6 8.501,6 2,21 1,842 Đồng bằng sông Hồng 6.946,5 8.327,3 8.681,2 3,69 0,843 DH Bắc Trung Bộ 3.287,5 4.289,1 4.704,0 5,46 1,864 DH Nam Trung Bộ 1.938,1 2.392,9 2.545,8 4,31 1,255 Tây Nguyên 1.633,1 1.880,6 2.030,8 2,86 1,556 Đông Nam Bộ 2.812,4 3.245,1 3.388,6 2,90 0,877 ĐB sông Cửu Long 3.798,8 4.369,8 4.622,8 2,84 1,13

2.3. Chăn nuôi gia cầm – Chuyển đổi mạnh mẽ sang chăn nuôi gà tập trung, công nghiệp, sản xuất

hàng hoá, phát triển chủ yếu tại các vùng trung du, các vùng còn nhiều quỹ đất, chưa ô nhiễm môi trường. Giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, nhất là tại các vùng đồng bằng đông dân cư.

– Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm sau năm 2010, thanh toán bệnh cúm gia cầm trong năm 2015, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm gà.

– Xây dựng công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm tăng giá trị sản phẩm, cung cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, phát triển thị trường bền vững.

2.3.1. Giai đoạn 2011 – 2015 – Tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 77,3% năm 2011

lên 87,7% năm 2015. Về sản phẩm thịt tăng bình quân mỗi năm khoảng 9,7%/năm, trong đó cơ cấu sản lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 88,6% năm 2011 lên 94,8% năm 2015.

– Về sản lượng trứng tăng bình quân mỗi năm 9,9%/năm, trong đó cơ cấu sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 96% năm 2011 lên 98% năm 2015.

Page 159: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 150

– Xây dựng được ít nhất 40 – 50 nhà máy giết mổ gà công suất lớn và một số cơ sở chế biến, giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thành phố, thị xã lớn, các vùng đồng bằng đông dân cư.

B¶ng 106. Dự kiến bố trí đàn gia cầm cả nước phân theo vùng Đơn vị: 1000 con, %

TĐ Tăng TT Vùng 2010 2015 2020

2011-2015 2016-2020

Toàn Quốc 300.497,5 311.600,0 358.700,4 0,73 2,861 Trung du MN B.Bộ 69.365,4 71.800,0 73.048,3 0,69 0,352 Đ.bằng sông Hồng 74.172,0 75.500,0 95.345,6 0,36 4,783 DH Bắc Trung Bộ 42.715,2 45.400,0 53.629,4 1,23 3,394 DH Nam Trung Bộ 17.614,3 16.438,3 18.185,9 -1,37 2,045 Tây Nguyên 11.590,5 23.500,0 37.435,3 15,18 9,766 Đông Nam Bộ 24.337,6 22.461,7 23.147,9 -1,59 0,607 ĐB sông Cửu Long 60.702,5 56.500,0 57.908,0 -1,42 0,49

2.3.2. Giai đoạn 2016 – 2020 – Tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 88,9% năm 2016

lên 91,4% năm 2020. Về sản phẩm thịt tăng bình quân mỗi năm khoảng 6,65%/năm, trong đó cơ cấu sản lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 95,5% năm 2016 lên 96,9% năm 2020.

– Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,3%/năm, trong đó cơ cấu sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 98% năm 2016 lên 99% năm 2020.

– Củng cố và xây dựng thêm 50 – 70 nhà máy giết mổ và chế biến thịt gà với tổng công suất 500 – 600 triệu con/năm.

– Triển khai các biện pháp đổi mới chăn nuôi, nhất là đối với đàn vịt; quy hoạch vùng chăn nuôi, vùng sản xuất giống, tổ chức giết mổ gia cầm tập trung, thực hiện kiểm soát giết mổ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

2.4. Chế biến thịt

2.4.1. Định hướng phát triển Tạo ra ngành công nghiệp chế biến thịt theo hướng hiện đại, bao gồm: kiểm soát hệ thống giết mổ tập trung, mạng lưới phân phối thịt tươi sống và chế biến công nghiệp, đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tổng sản lượng thịt hơi (chủ yếu thịt lợn, gia cầm, trâu bò) 7 triệu tấn, tương đương 5 triệu tấn thịt xẻ. Tỷ lệ thịt giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt trên 35%, khoảng 2 triệu tấn; trong đó chế biến công nghiệp chiếm 25%, khoảng 500.000 tấn.

Page 160: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 151

2.4.2. Nội dung đầu tư phát triển – Xây dựng quy hoạch, đầu tư các hệ thống thu mua, giết mổ gia súc, gia cầm

tập trung có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa cao, kết hợp với việc kiểm soát thú y và xử lý chất thải.

– Hình thành hệ thống thương mại dịch vụ đối với sản phẩm thịt tươi sống, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn VSTP, trước hết là các đô thị lớn, các khu công nghiệp.

– Đầu tư chiều sâu các nhà máy giết mổ, đông lạnh xuất khẩu kết hợp với chế biến nội tiêu theo mô hình VISAN, rà soát các cơ sở chế biến thịt công suất nhỏ 1.000 - 2.000 tấn/năm để nâng cấp, mở rộng theo mức độ cần thiết.

– Cùng với việc phát triển ngành chế biến thịt cần tổ chức ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, tập trung, quy mô trang trại, bảo đảm phát triển bến vững (GMP); tăng cường công tác thú y, khống chế dịch bệnh; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an toàn, vệ sinh thực phẩm, ý thức bảo vệ cộng đồng và sự phát triển của xã hội.

3. Lâm nghiệp

3.1. Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp Quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 vào khoảng 16,3-16,5 triệu ha; tăng 876 ngàn ha so với năm 2010; trong đó rừng sản xuất 8,132 triệu ha, trồng mới 666,7 ngàn ha; rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, trồng mới thêm 80 ngàn ha; rừng đặc dụng 2,141 triệu ha, trồng mới tăng thêm 129,7 ngàn ha.

– Đối với rừng phòng hộ: 5,842 triệu ha chủ yếu là cấp xung yếu; gồm 5,6 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn; 0,18 triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 0,15 triệu ha rừng chắn gió, cát bay và 70.000ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.

♦ Với rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ, khôi phục và trồng thêm diện tích còn ở vùng núi phía Bắc (lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gấm...); vùng DH Bắc Trung Bộ (lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh...); vùng DH Nam Trung Bộ (lưu vực sông Cái, sông Côn, sông Đà Rằng, sông Trà Khúc...); vùng Tây Nguyên (lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai...).

♦ Với rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, chắn gió, chắn cát bay chủ yếu tập trung bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển phía Bắc, DH Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long; củng cố và phát triển rừng chống cát bay, chắn sóng ở các vùng ven biển miền Trung.

Page 161: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 152

♦ Với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, tập trung phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hạ Long, Cần Thơ... và các khu công nghiệp như Dung Quất, Vũng Tàu, Biên Hoà, Bình Dương... Xây dựng rừng phòng hộ biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

– Đối với rừng đặc dụng: Củng cố hệ thống rừng đặc dụng hiện có 2,27 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, phát triển thêm một vài khu mới ở vùng núi phía Bắc, DH Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, với tổng diện tích khoảng 60 ngàn ha.

– Đối với rừng sản xuất: Bố trí khoảng 8,132 triệu ha, so với diện tích năm 2010 tăng khoảng 666,7 ngàn ha; trong đó có 125 ngàn ha đất rừng phòng hộ theo quy hoạch chuyển qua, 620 ngàn ha rừng tự nhiên nghèo kiệt cần phục hồi, tái sinh và trồng mới khoảng 610 ngàn ha trên đất lâm nghiệp chưa sử dụng.

– Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hoá công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ. Xây dựng các vùng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ ở Tây Bắc (giấy, ván nhân tạo), Đông Bắc (giấy, dăm, trụ mỏ, đồ mộc), Bắc Trung Bộ (dăm giấy, nhựa thông, tre, mây), Nam Trung Bộ (ván nhân tạo, bột giấy), Đông Nam Bộ (nguyên liệu giấy), Đồng bằng sông Cửu Long (bột giấy, ván nhân tạo, đồ mộc).

– Nhà nước tập trung đầu tư phát triển rừng phòng hộ ở những vùng đầu nguồn nhạy cảm về môi trường tại Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ; rừng phòng hộ ven biển ở các vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, môi trường nước và khí hậu, phòng chống thiên tai, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

– Củng cố và phát triển hệ thống rừng đặc dụng theo hướng bảo tồn nguyên trạng, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn quỹ gen và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học.

3.2. Đổi mới phương thức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng – Quy hoạch lâm phận quốc gia ổn định cho khoảng 16,3 – 16,5 triệu ha rừng

và đất lâm nghiệp. Gắn chi phí đầu tư với hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn và chia sẻ lợi ích giữa chủ rừng với cộng đồng. Xây dựng nhận thức bảo vệ rừng để bảo vệ hệ sinh thái, lấy phát triển rừng để bảo vệ. Phối hợp hoạt động bảo vệ giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước. Giao rừng và đất rừng cho đối tượng

Page 162: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 153

quản lý thuộc các thành phần kinh tế theo quy hoạch được phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ hình thức kinh doanh của hộ gia đình, trang trại, cộng đồng và kinh tế hợp tác, phát triển liên doanh liên kết; sắp xếp lại công ty lâm nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước.

– Kết hợp bảo vệ rừng, khai thác rừng với phát triển gây nuôi động thực vật và lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học. Kết hợp bảo tồn, phòng hộ, khai thác với phát triển du lịch sinh thái, các dịch vụ môi trường khác và sản xuất nông ngư nghiệp. Kết hợp cải tạo, làm giàu rừng tự nhiên với khai thác vững bền để vừa bảo vệ tài nguyên rừng, vừa có nguồn thu hợp lý nhằm tái sản xuất mở rộng cho các tổ chức, cá nhân làm lâm nghiệp theo nguyên tắc “khai thác rừng giàu dựa trên lượng tăng trưởng bình quân”. Đối với rừng nghèo kiệt và mới phục hồi, phải “khoanh nuôi, cải tạo, làm giàu” hoặc thay thế bằng rừng trồng có năng suất cao nếu cần. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trồng cây bóng mát và chắn gió kết hợp lấy gỗ dọc theo các công trình giao thông, thủy lợi, trong đô thị, trong khu dân cư. Xây dựng chính sách khuyến khích trồng phân tán cây lấy gỗ có giá trị. Áp dụng khoa học công nghệ để giám sát, quản lý diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, cải tạo giống cây rừng và biện pháp lâm sinh. Phát triển nghề trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng, đem lại việc làm, thu nhập cho số đông cư dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc miền núi.

– Xây dựng các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, làng nghề truyền thống gắn với vùng nguyên liệu thành mũi nhọn kinh tế cho ngành lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt trên 7 tỷ USD. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre và trồng rừng nguyên liệu. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, bột giấy, giảm chế biến dăm giấy xuất khẩu. Trên cơ sở xác định tỷ lệ gỗ nhập khẩu phục vụ công nghiệp chế biến có hiệu quả nhất, quy hoạch các vùng nguyên liệu trong nước cân đối với nguồn cung cấp nguyên liệu nhập khẩu ổn định.

– Tạo ra bước đột phá về chính sách để hình thành động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Nhanh chóng xóa bỏ tình trạng quản lý lỏng lẻo đất rừng, rà soát lại các văn bản giao đất, giao rừng, tiến hành thanh lý, bồi hoàn để thu hồi đất, hình thành quỹ đất công tập trung để cho thuê, tổ chức sản xuất rừng trên quy mô hàng hóa lớn.

3.3. Chế biến gỗ

3.3.1. Định hướng phát triển – Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản

xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy

Page 163: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 154

mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm 2015.

– Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu.

– Đến năm 2020, tổng công suất gỗ xẻ đạt 6 triệu m3/năm; ván dăm 320.000 m3 sản phẩm/năm; ván MDF 220.000 m3 sản phẩm/năm; Giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm), giá trị lâm sản ngoài gỗ khoảng 0,8 tỷ USD.

3.3.2. Nội dung đầu tư phát triển – Đầu tư nâng công suất gỗ xẻ từ 3,5 triệu m3/năm (2010) lên 4,5 triệu

m3/năm vào năm 2015 và đạt 6 triệu m3/năm vào năm 2020; – Đầu tư nâng công suất sản xuất ván MDF từ 200.000 m3 sản phẩm/năm

(2010) lên 400.000 m3 sản phẩm/năm vào năm 2015 và 600.000 m3 sản phẩm/năm vào năm 2020;

– Đầu tư sản xuất ván dăm từ 55.000 m3 sản phẩm/năm (2010) lên 100.000 m3 sản phẩm/năm vào năm 2015 và 220.000 m3 sản phẩm/năm vào năm 2020.

4. Thuỷ sản 4.1. Mục tiêu phát triển – Ngành thuỷ sản cơ bản được công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp tục phát

triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của tổ quốc.

– GTSX thuỷ sản tăng 8,5%/năm thời kỳ 2011 – 2015 và 7,5%/năm thời kỳ 2016 – 2020. Đến năm 2020 GTSX thuỷ sản đạt 373.662 tỷ đồng, chiếm 33,4% GTSX nông lâm thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 – 70%.

– Tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần hiện nay, trên 40% lao động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hoá tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

Page 164: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 155

4.2. Định hướng và giải pháp phát triển theo ngành 4.2.1. Nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích đất bố trí nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 1.200 ngàn ha, trong đó, sử dụng đất bằng chưa sử dụng ven biển để nuôi trồng vào khoảng 7.000 ha và chuyển đổi đất trũng trồng lúa sang 90 ngàn ha. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm chân trằng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Cụ thể như sau:

– Đối với vùng nước ngọt: ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản với các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn miền núi để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo. Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, tôm càng xanh, cá chình, rô phi...) và các giống thủy sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh…) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa. Tập trung triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với sản xuất cá tra công nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa 1 vụ trên các địa bàn úng trũng sang nuôi tôm, cá ở vùng ĐB sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng.

– Đối với vùng nước lợ: ♦ Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm

chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái phục vụ xuất khẩu.

♦ Bố trí quy hoạch hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và ĐB sông Cửu Long, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao.

♦ Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

– Đối với nuôi nước mặn: ♦ Phát triển nuôi biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo

khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa. ♦ Công bố quy hoạch các vùng nuôi biển tập trung gắn với các cơ sở sản xuất

giống hải sản như: trai ngọc (Cô Tô, Phú Quốc), tu hài (Cát Bà, Quảng Ninh), bào ngư (Bạch Long Vĩ), tôm hùm (Phú Yên, Khánh Hoà), ốc hương, sò điệp... (ven biển miền Trung), cá cu (Đà Nẵng), cá giò, cá mú (Hải Phòng, Vũng Tàu, Côn Đảo)...

♦ Tổ chức các mô hình nuôi biển phù hợp như: mô hình quân dân kết hợp nuôi biển ven các đảo và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đá Tây, Bạch Long Vĩ,

Page 165: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 156

Cô Tô; mô hình đầu tư tư nhân; mô hình liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế.

♦ Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất giống, tập trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với tôm sú, tôm chân trắng và cá tra.

♦ Tăng cường quản lý nhà nước để quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống, hệ thống sản xuất, lưu thông, tiêu thụ giống thủy sản. Tiếp tục tập trung đầu tư cho các Trung tâm quốc gia giống thủy sản, các trung tâm giống thủy sản cấp I và vùng sản xuất giống tập trung ở Nam Trung Bộ.

4.2.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản – Sản lượng khai thác 2 – 2,5 triệu tấn. – Tiếp tục đầu tư nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ

khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác thủy sản trên biển.

– Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản, gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu phòng tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo. Mở rộng hoạt động khai thác trong khuôn khổ hợp tác quốc tế ngoài vùng biển Việt Nam.

– Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn.

– Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.

– Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản. Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

Page 166: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 157

4.3. Định hướng phát triển theo vùng

4.3.1. Đồng Bằng Sông Hồng Phát triển nuôi công nghiệp ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, đồng thời phát huy nghề cá nước ngọt, nước lợ truyền thống. Duy trì, ổn định quy mô diện tích nuôi nước ngọt, nước lợ. Phát triển nuôi biển ở vùng biển đảo Cát Bà và Bạch Long Vỹ; vùng chuyên canh trồng rau câu và nuôi thuỷ sinh vật cảnh gắn với du lịch và xuất khẩu; quy hoạch, xây dựng các khu bảo tồn biển và nội địa. Đối tượng nuôi trồng chính: các loài cá nước ngọt truyền thống, thuỷ đặc sản nước ngọt, cá rô phi, nhuyễn thể, tôm biển, rong biển, của biển, cá biển. Chuyển dịch mạnh hoạt động khai thác gần bờ ra xa bờ. Khẩn trương chuyển một bộ phận lớn lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản… Đổi mới cơ cấu đội tàu khai thác, nghề khai thác (giảm nghề lưới kéo, tăng nghề vây, rê, câu khơi…), chuyển đổi loại hình vỏ tàu từ gỗ sang vỏ thép và các loại vật liệu mới khác. Đào tạo nghề cho ngư dân, thuyền trưởng, máy trưởng đủ năng lực hoạt động dài ngày trên biển. Ngư trường khai thác chính ở Bạch Long Vĩ và di chuyển ra vùng biển Nam Vịnh Bắc bộ và giữa Biển Đông, gắn hoạt động khai thác hải sản với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển. Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá, các cơ sở hạ tầng hậu cần dịch vụ, hình thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ ven biển tại Hải Phòng – Cát Bà – Bạch Long Vĩ phục vụ cho hoạt động thủy sản trong vùng. Bảo tồn, phát triển thương hiệu nước mắm Cát Hải và xây dựng các làng nghề, làng cá ven biển văn minh, giàu bản sắc nghề cá nước ta. Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa. Đầu tư nâng cấp trường Cao đẳng thủy sản thành trường Đại học thủy sản tại Hải Phòng.

4.3.2. Duyên Hải Bắc Trung bộ và DH Nam Trung Bộ Tiếp tục duy trì phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa để phát triển nuôi thủy sản tạo nguồn thực phẩm phục vụ nội địa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư trung du, miền núi. Đầu tư phát triển nghề nuôi biển khu vực ven biển và ven các hải đảo. Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống hải sản tại các tỉnh Nam Trung bộ để đến năm 2020 Nam Trung bộ trở thành trung tâm sản xuất giống hải sản tập trung lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài cá biển, trồng rau câu tập trung chuyên canh trên các đầm phá. Phát triển nuôi các đối tượng có tiềm năng như cá song, cá giò, cá hồng, bào ngư, vẹm xanh, rong biển…

Page 167: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 158

Nghiên cứu và sản xuất sinh vật cảnh phục vụ du lịch và xuất khẩu tại các tỉnh Nam miền Trung. Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi hải sản vùng Biển Đông. Chuyển mạnh tàu thuyền khai thác ven bờ sang khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác hải sản trên vùng biển viễn dương đối với các nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia), chuyển một bộ phận lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản… Sắp xếp lại, đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghiên cứu thủy sản khu vực miền Trung để tạo động lực vươn ra biển. Xây dựng các mô hình khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác, dịch vụ công ích phù hợp với các ngư trường xa bờ. Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh. Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu, các cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa, tăng cường quản lý chất lượng chế biến; khôi phục và phát triển thương hiệu và làng nghề nước mắm Phan Thiết. Đầu tư cơ sở vật chất hậu cần dịch vụ, công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận), xem xét nâng cấp và đầu tư một số cảng cá loại I thành cảng cá quốc tế sau năm 2012 để phục vụ hoạt động thủy sản và hội nhập với nghề cá các nước trong khu vực và thế giới. Đầu tư xây dựng các tàu chế biến, hậu cần dịch vụ phục vụ nghề câu cá ngừ đại dương để nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương. Tập trung xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

4.3.3. Đông Nam bộ Phát triển nuôi hải sản trên biển, ven biển, ven đảo. Đối tượng nuôi: cá biển, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài thủy đặc sản phục vụ du lịch, xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ. Tiếp tục khai thác sử dụng các mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi thủy sản. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu. Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh. Duy trì và nâng cấp đội tàu khai thác xa bờ kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề, giảm nghề lưới kéo chuyển sang vây di động, câu khơi. Ngư trường khai thác chính là vùng biển Đông Nam bộ, Biển Đông và hợp tác khai thác viễn dương với các nước ASEAN.

Page 168: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 159

Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản, hình thành các trung tâm, cơ sở hậu cầu dịch vụ, kho ngoại quan phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển thủy sản trong vùng và hỗ trợ cho phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản tại Vũng Tàu, Côn Đảo, cơ sở hậu cần dịch vụ chế biến thủy sản tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, trung tâm thương mại thủy sản tại TP. Hồ Chí Minh…).

4.3.4. Đồng Bằng Sông Cửu Long Tiếp tục chuyển đổi khoảng 20 ngàn ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, COC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt, tập trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với công nghiệp sản xuất cá tra. Phát triển nuôi trên biển và ven các đảo. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cá tra, basa, tôm chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng xanh, cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy sản đặc thù, bản địa của vùng. Duy trì trên diện tích lớn nghề nuôi thủy sản cơ hữu (nuôi sinh thái) vùng rừng ngập mặn U Minh (Cà Mau, Kiên Giang). Xây dựng trường đại học thủy sản, đồng thời nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở nghiên cứu thủy sản, trong đó có cơ sở nghiên cứu cá tra và tôm. Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền nghề khai thác hải sản, chuyển một bộ phận tàu thuyền khai thác ven bờ sang hoạt động xa bờ và các ngành kinh tế khác. Đầu tư nâng cấp đội tàu khai thác xa bờ. Ngư trường khai thác ở biển Tây Nam bộ, một phần ĐNB và hợp tác khai thác trên các vùng biển chung. Duy trì các nghề khai thác thủy sản nội địa hợp lý gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa để bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh. Bảo tồn, phát triển làng nghề, thương hiệu nước mắm Phú Quốc gắn với phát triển du lịch sinh thái biển ở đảo Phú Quốc. Rà soát hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Chú trọng 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá tại Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và trên các đảo.

4.3.5. Vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ và Tây Nguyên Khai thác diện tích các hồ chứa và các vùng nước ven sông, suối để nuôi thuỷ sản gắn với bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Đối tượng nuôi chính là các giống loài thủy sản truyền thống: cá, tôm nước ngọt và các loài

Page 169: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 160

thủy đặc sản như baba, lươn, ếch... nghiên cứu, mở rộng nuôi một số đối tượng cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm phục vụ du lịch và cung cấp cho thị trường nội địa. Xây dựng, phát triển một số khu bảo tồn nội địa nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các loài thủy sản bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản. Bổ sung kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản ở các địa phương và đầu tư xây dựng hoàn thiện các cơ sở sản xuất, nhân giống, công tác khuyến ngư góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống ngư dân.

4.4. Chế biến và tiêu thụ – Chỉ tiêu về công nghiệp chế biến đến năm 2020: Lượng hàng hoá xuất khẩu

đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015 (tăng 19%) so với năm 2010, đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020 (tăng 1 triệu tấn so với năm 2008); tăng công suất chế biến từ 6.500 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày; hệ thống kho lạnh thuỷ sản tăng 630.000 tấn đạt tổng công suất khoảng 1.100.000 tấn.

– Đối với chế biến đông lạnh: Thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nhất là những thiết bị lạnh sử dụng môi chất lạnh phá hoại tầng ôzôn phải được loại bỏ hết từ nay đến năm 2030; đầu tư chiều sâu là chủ yếu, nhằm sản xuất ra nhiều mặt hàng GTGT và nâng công suất sử dụng lên 70% so với 40 - 50% như hiện nay. Riêng đồng bằng sông Cửu long, đến năm 2015 cần xây mới khoảng 16 nhà máy chế biến cá tra với loại công suất trung bình 7.500 tấn sản phẩm/năm để đáp ứng lượng cá tra nuôi tăng lên 1.500.000 tấn vào năm 2015 và nâng công suất các nhà máy hiện có lúc đó để chế biến hết 2.000.000 tấn cá tra vào năm 2020.

– Đối với chế biến bột cá: Không khuyến khích phát triển năng lực chế biến, tập trung nâng công suất sử dụng lên trên 70% ở miền Bắc và miền Trung.

– Đối với chế biến hàng khô: Giảm sản lượng hàng khô chất lượng thấp, tăng sản lượng hàng GTGT, tăng chất lượng hàng khô xuất khẩu và giữ mức sản lượng ổn định 30.000 – 40.000 tấn/năm.

– Đối với chế biến đồ hộp: Nâng mức sử dụng công suất lên 80-90% bằng việc nhập nguyên liệu cá ngừ, cá trích, bạch tuộc... Đa dạng mặt hàng đồ hộp, tăng khối lượng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

– Xây dựng thêm hệ thống kho lạnh lớn để dự trữ sản phẩm khắc phục tính mùa vụ, điều tiết thị trường và phục vụ cho xuất hàng.

5. Diêm nghiệp 5.1. Mục tiêu

– Đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu muối, các sản phẩm sau muối; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho

Page 170: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 161

diêm dân và những người lao động trong ngành muối và góp phần tích cực vào việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt.

– Đến năm 2015: Diện tích sản xuất muối 14.500 ha, trong đó muối công nghiệp đạt từ 7.000 ha trở lên; sản lượng muối 1.500.000 tấn, trong đó muối công nghiệp đạt từ 900.000 tấn trở lên.

– Đến năm 2020: Diện tích sản xuất muối ổn định 14.500ha, trong đó muối công nghiệp 8.500 ha; sản lượng muối 2.000.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 1.350.000 tấn.

5.2. Định hướng và giải pháp – Sản xuất muối theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán: ♦ Ở các tỉnh phía Bắc: nâng cấp cải tạo 2.500 ha trong tổng số 2.673 ha đồng

muối phơi cát hiện có. Cải tiến công nghệ sản xuất, trang bị công cụ cải tiến, máy móc thích hợp để nâng cao năng suất, giảm cường độ lao động, năm 2020 giữ diện tích sản xuất muối khoảng 1.500 ha, sản lượng muối đạt khoảng 200.000 tấn/năm.

♦ Ở các tỉnh phía Nam: nâng cấp cải tạo, sửa chữa 6.000 ha đồng muối phơi nước phân tán. Ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng ô kết tinh để nâng cao chất lượng muối. Sử dụng máy móc, cải tiến công nghệ, đến năm 2020 đưa năng suất muối bình quân đạt 95 - 100 tấn/ha, giữ diện tích sản xuất muối khoảng 4.500ha, sản lượng muối đạt khoảng 400.000 - 450.000 tấn/năm.

– Sản xuất muối công nghiệp: tập trung sản xuất muối công nghiệp hóa chất và xuất khẩu theo hướng mở rộng diện tích, đầu tư trang thiết bị, tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa. Định hướng đến năm 2020: tiếp tục đầu tư xây dựng mới khoảng 2.500 ha để có diện tích muối công nghiệp 8.500 ha, sản lượng muối đạt 1.350.000 tấn.

– Cơ sở chế biến muối: Quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến muối vừa và nhỏ để vừa bảo đảm tiêu thụ hết muối hàng hóa, vừa cung ứng đủ muối iốt cho nhân dân với chất lượng cao, giá thành hạ; đồng thời tiếp tục đầu tư hiện đại hóa những cơ sở chế biến muối ăn hiện có để đạt công suất thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Đầu tư thêm 2 dây chuyền chế biến muối tinh với thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, công suất mỗi dây chuyền từ 30.000-50.000 T/năm tại vùng nguyên liệu ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Dự trữ quốc gia về muối: Nhà nước đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách để dự trữ quốc gia về muối trắng cho dân sinh và công nghiệp để phòng ngừa thiên tai, địch họa và các nhiệm vụ cần thiết khác. Xây dựng mới, nâng cấp một số kho hiện có và tăng cường trang thiết bị, hiện đại hóa kho để bảo đảm dự trữ khoảng 370.000 tấn muối vào năm 2020.

– Sản xuất các sản phẩm sau muối: Căn cứ nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, tiến hành xây dựng một số nhà máy hóa chất sử dụng nguyên liệu muối công nghiệp và nước ót như nhà máy sản

Page 171: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 162

xuất xút 200.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất sôđa 200.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất ôxít magiê 15.000 tấn/năm.

VII. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Các chương trình phát triển – Chương trình an ninh lương thực quốc gia. – Chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. – Chương trình kiểm soát dịch bệnh cây trồng. – Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi. – Chương trình khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và

giết mổ, chế biến tập trung. – Chương trình phát triển thức ăn chăn nuôi. – Chương trình kiểm soát dịch bệnh vật nuôi. – Chương trình tổng thể khai thác thuỷ sản. – Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản và giống thuỷ sản. – Chương trình chế biến, tiêu thụ thuỷ sản. – Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển rừng. – Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững. – Chương trình chế biến và thương mại lâm sản. – Chương trình phát triển lâm sản ngoài gỗ. – Chương trình nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi. – Chương trình nâng cấp và phát triển hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp. – Chương trình phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

lâm ngư nghiệp – nông thôn. – Chương trình đầu tư hạ tầng các vùng nuôi và cơ sở giống thuỷ sản tập

trung. – Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá, khu dịch vụ

hậu cần nghề cá.

2. Các dự án ưu tiên – Quy hoạch phát triển nông lâm kết hợp. – Quy hoạch phát triển kinh tế dưới tán rừng phòng hộ: chăn nuôi, trồng cây

dược liệu, trồng nấm. – Quy hoạch trồng các loại cây cung cấp sản phẩm cho chương trình năng

lượng sinh học: ngô, mía, sắn, jatropha, mỡ cá, tảo biển.

Page 172: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 163

– Quy hoạch các loại cây trong chương trình an toàn thực phẩm: lúa, ngô, rau đậu, cây ăn quả.

– Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Quy hoạch các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

– Quy hoạch phát triển cỏ thâm canh năng suất cao về mùa đông để làm thức ăn cho phát triển đại gia súc.

– Quy hoạch phát triển sản xuất hoa cây cảnh. – Quy hoạch phát triển thuỷ lợi vùng ruộng bậc thang. – Quy hoạch xây dựng vùng ruộng bậc thang đảm bảo an ninh lương thực

trong điều kiện biến đổi khí hậu. – Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030. – Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2020. – Đề án phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020. – Đề án phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá đến năm 2020. – Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản đến năm 2020. – Chương trình bố trí lại dân cư và xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo

theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. – Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư đến năm 2020. – Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng. – Đề án phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật ngành thủy

sản giai đoạn 2010 – 2020. – Đề án đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá đến

năm 2020.

VIII. TẦM NHÌN NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2030

1. Quan điểm phát triển Trên cơ sở quan điểm phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2020, đến năm 2030 Việt nam ước tính có 110,4 triệu dân, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm với chất lượng cao cho toàn xã hội, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển ổn định và bền vững, xuất khẩu nông sản đảm bảo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Đến năm 2030 nông nghiệp nhấn mạnh một số quan điểm sau:

– Chú trọng đảm bảo đủ lương thực là lúa cho toàn xã hội và có sản phẩm gạo xuất khẩu với chất lượng cao, giữ và trồng rừng ở tất cả các vùng trọng yếu, vùng đất dốc để giữ nước và tạo môi trường sinh thái bền vững.

Page 173: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 164

– Đảm bảo an toàn thực phẩm với chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

– Nâng cao chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn Quốc tế để nâng cao thương hiệu nông sản trên thị trường Quốc tế.

– Cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá trong nông nghiệp, đồng thời phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp theo hướng nền kinh tế tri thức.

– Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh gắn với chế biến công nghệ cao để xuất khẩu.

2. Mục tiêu phát triển - Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản đến năm 2030: nông nghiệp 55%, lâm

nghiệp 1,5%, thuỷ sản 43,5%. - Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3 – 3,2%/năm - Tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản đạt bình quân 4 – 4,3%/năm. - Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông

nghiệp 33 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thuỷ sản 20 tỷ USD. - Giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120

triệu đồng. - Diện tích đất lúa ổn định 3,8 triệu ha, trong đó chuyên lúa nước 3,2 triệu ha.

3. Tầm nhìn đến 2030

3.1. Trồng trọt

3.1.1. Tiếp tục đầu tư phát triển theo chiều sâu ngành hàng có khả năng cạnh tranh

– Lúa gạo: Dự kiến tổng nhu cầu thóc đến năm 2030 cần khoảng 45,3 triệu tấn (kể cả xuất khẩu gạo), dự kiến đất canh tác lúa đến năm 2030 là 3,8 triệu ha, trong đó đất chuyên lúa nước 3,2 triệu ha. Diện tích gieo trồng lúa là 7,263 triệu ha, sản lượng 44 triệu tấn.

– Cao su: Dự kiến diện tích đến năm 2030 là 800 ngàn ha, diện tích thu hoạch 740 ngàn ha, năng suất 1,9 tấn/ha, sản lượng 1.406 ngàn tấn.

– Cà phê: diện tích đến năm 2030 ổn định 479 ngàn ha, diện tích thu hoạch 468,2 ngàn ha, năng suất 2,4 tấn nhân/ha, sản lượng 1.123 ngàn tấn. Bố trí diện tích cà phê chè 60 ngàn ha, sản lượng 80 – 85 ngàn tấn.

– Điều: Tiếp tục đầu tư và cải tạo vườn điều, thâm canh tăng năng suất bằng cách áp dụng kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm sạch và bền vững về môi trường. Đến năm 2030 duy trì 400 ngàn ha, diện tích cho sản phẩm 350 ngàn ha, năng suất 1,5 tấn/ha, đạt sản lượng 525 ngàn tấn.

Page 174: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 165

– Hồ tiêu: Không tăng diện tích, không trồng mới, ổn định diện tích 50 ngàn ha, diện tích cho sản phẩm 49 ngàn ha, tập trung cao để thâm canh tăng năng suất 27 tạ/ha, sản lượng 134 ngàn tấn, nâng cao chất lượng tiêu xuất khẩu.

– Chè: Ổn định diện tích trồng 140 ngàn ha, diện tích cho sản phẩm 130 ngàn ha, năng suất 10 tấn/ha, sản lượng 1,3 triệu tấn búp tươi. Sản phẩm xuất khẩu đạt 290 ngàn tấn (trong đó chè đặc sản chất lượng cao đạt 65%).

3.1.2. Đối với các ngành hàng tiêu thụ trong nước và thay thế nhập khẩu – Ngô: Định hướng sau năm 2020 đến 2030 sản xuất ngô trong nước đáp ứng

85 – 90% nhu cầu ngô cho phát triển chăn nuôi trong nước, hạn chế nhập khẩu, diện tích phấn đấu từ sau năm 2020 đến năm 2030 ổn định ở mức 1,44 triệu ha, sản lượng 10 triệu tấn.

– Mía: ổn định diện tích khoảng 300 ngàn ha, thâm canh tăng năng suất để đảm bảo ổn định sản lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động phát huy tối đa công suất, năng suất bình quân ước đạt 90 tấn/ha, ổn định sản lượng 27 triệu tấn mía cây.

– Rau đậu các loại: Định hướng đến năm 2030 gia tăng diện tích rau đậu đáp ứng nhu cầu trong nước theo hướng an toàn chất lượng cao, diện tích rau 1,4 triệu ha, sản lượng 25,2 triệu tấn, bình quân 200 kg/ng/năm.

– Cây ăn quả: Phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa an toàn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Mỗi địa phương (huyện, thị xã, tỉnh) phân tích, lựa chọn, ưu tiên phát triển bền vững từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường - chế biến + bảo quản có sức cạnh tranh cao đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Dự kiến diện tích ổn định khoảng 1,1 triệu ha căn cứ vào quỹ đất và thị trường tiêu thụ, sản lượng 12 – 13 triệu tấn.

3.2. Chăn nuôi – Tập trung phát triển chăn nuôi lợn, bò, trâu thịt, gia cầm, một số con nuôi

đặc sản của địa phương. Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng cho nhu cầu trong nước và thuận lợi thì xuất khẩu thịt. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung xa dân cư, phòng chống dịch bệnh. Đàn trâu, bò dự kiến 15 – 16 triệu con, nâng cao thể trọng, tầm vóc và chất lượng thịt. Đàn lợn 35 – 37 triệu con, gia cầm 370 – 380 triệu con.

– Chú trọng đến 3 khâu chính: chăn nuôi tập trung, con giống, thức ăn và thú y, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên trên 40% trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.

Page 175: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 166

3.3. Lâm nghiệp Ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp 16,3 – 16,5 triệu ha. Mục tiêu của ngành vẫn là chú trọng nâng cao độ che phủ của rừng đặc biệt là rừng trồng. Như vậy, về cơ bản đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng trên phạm vi cả nước đạt yêu cầu. Vấn đề quan trọng trong giai đoạn tiếp theo là nâng cao giá trị của rừng về kinh tế, phòng hộ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. Định hướng 2020 - 2030 là chú trọng nâng cao chất lượng rừng.

3.4. Thuỷ sản – Ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, có tính cạnh

tranh cao, phát triển toàn diện, tạo ra sản lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, đóng góp ngày càng tăng cho phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

– Tổng sản lượng thuỷ sản 14-16 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD, GDP thuỷ sản chiếm 30 - 35% GDP nông lâm thuỷ sản. Sản lượng khai thác đạt 4 - 4,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 6,5 - 7 tỷ USD. Hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển và nội địa.

– Diện tích nuôi trồng thủy sản 1,5-1,8 triệu ha (20 - 25% nuôi thâm canh), sản lượng 10 - 12 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 15 - 18 tỷ USD.

3.5. Diêm nghiệp Ổn định sản xuất muối có hiệu quả cao và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu muối và các sản phẩm sau muối; góp phần nâng cao thu nhập cho người làm muối. Đến năm 2030 ổn định diện tích sản xuất muối 15.000ha, sản lượng muối 2,5 triệu tấn trong đó muối công nghiệp 1,5 triệu tấn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối để gia tăng tỷ lệ muối công nghiệp và muối sạch đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và nhu cầu cho dân trong nước, tiến tới xuất khẩu muối sạch.

Page 176: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 167

Phần thứ ba MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1. Tiềm năng đất chưa sử dụng Theo kết quả kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010, cả nước cũn 3,19 triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có 258 ngàn ha đất bằng, 2.639 ngàn ha đất đồi núi, 293,4 ngàn ha núi đá không có rừng cây. Cụ thể:

- Trong 258 ngàn ha đất đồng bằng chưa sử dụng: (1) có khoảng trên 47 ngàn ha có thể khai hoang tăng thêm diện tích trồng lúa khoảng 37 ngàn ha, nhưng phải có giải pháp thuỷ lợi đặc biệt; ngoài ra, theo Đề án quy hoạch đất lúa từ năm 2010 đến năm 2020 dự kiến tăng diện tích lúa 34,1 ngàn ha (do cải tạo chuyển đổi từ đất trồng các cây khác và nuôi trồng thuỷ sản); như vậy đất lúa có thể tăng thêm đến năm 2020 khoảng 71 ngàn ha; (2) 80 ngàn ha có thể khai hoang đưa vào sản xuất hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày được khoảng 60 ngàn ha; (3) có 180,7 ngàn ha đất cát và đất mặn sú vẹt đước, cải tạo để trồng rừng ngập mặn, chắn cát ven biển và có thể sử dụng trên 7 ngàn ha để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ.

- Trên 2,9 triệu ha đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu ở địa hỡnh cao, độ dốc lớn, tầng dầy đất mịn mỏng. Kết quả điều tra phân loại đất chỉ có 107 ngàn ha có điều kiện khai hoang trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả (tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên 36 ngàn ha, Duyên Hải Nam Trung Bộ 28 ngàn ha, các tỉnh Bắc Trung Bộ 22 ngàn ha và Trung Du miền núi Phía Bắc 20 ngàn ha); cũn lại khai thỏc cho trồng rừng ở những địa bàn có điều kiện.

2. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp cho các ngành phi nông nghiệp và chuyển đổi trong nội bộ ngành Theo đề án: “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” nhu cầu đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hoá, dịch vụ và đô thị hoá từ nay đến năm 2020 cần khoảng 500 ngàn ha, trong đó phải sử dụng đất lúa 220 ngàn ha; sau năm 2020 đến năm 2030 cần khoảng 400 – 500 ngàn ha, trong đó sử dụng đất lúa 55 ngàn ha. Cũng theo Đề án trên một số diện tích đất lúa ở vùng trũng, ven đô thị, ven biển nhiễm mặn chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, cây trồng khác có hiệu quả hơn đến 2020 khoảng 100 ngàn ha, sau năm 2020 khoảng 45 ngàn ha.

3. Dự kiến phân bổ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp đến 2020 Từ thực trạng sử dụng đất hiện nay, trên cơ sở tiềm năng đất có thể khai thác mở thêm và nhu cầu sử dụng cho các ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đồng thời căn cứ vào xu hướng phát triển khoa học công

Page 177: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 168

nghệ trong những năm tới; chủ trương xây dựng nền nông nghiệp hiện đại của Đảng, nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường nông lâm thuỷ sản thế giới... Dự kiến phân bổ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2020 trên phạm vi cả nước như sau:

3.1. Đất sản xuất nông nghiệp Dự kiến phân bổ đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,55 triệu ha, giảm 580 ngàn ha so với năm 2010, bao gồm:

– Đất trồng cây hàng năm 6,05 triệu ha, giảm 380 ngàn ha; trong đó: ♦ Đất lúa 3,812 triệu ha, giảm 319 ngàn ha; cân đối như sau: hiện trạng đất lúa

2010 là 4,131 triệu ha; tăng thêm trong 10 năm 71 ngàn ha (do khai hoang 37 ngàn ha và chuyển đổi đất cây khác, nuôi trồng thuỷ sản sang 34 ngàn ha); giảm trong kỳ 400 ngàn ha (chuyển đổi cho các ngành khác 250 ngàn ha và chuyển đổi nội bộ ngành nông nghiệp 150 ngàn ha).

♦ Đất cây hàng năm khác 2,152 triệu ha, giảm 104,5 ngàn ha so với năm 2010; cân đối như sau: hiện trạng 1/1/2010 là 2,256 triệu ha, tăng thêm trong kỳ 80 ngàn ha (bao gồm khai hoang 30 ngàn ha, chuyển đất lúa ven đô thị sang trồng rau màu 50 ngàn ha), giảm trong kỳ 235 ngàn ha (cho các nhu cầu phi nông nghiệp 100 ngàn ha và chuyển sang trồng cây khác 84 ngàn ha).

♦ Đất đồng cỏ 300 ngàn ha, tăng so với 1/1/2010 là 257,5 ngàn ha. – Đất trồng cây lâu năm 3,54 triệu ha, giảm 161 ngàn ha so với năm 2010;

trong đó: ♦ Đất trồng cây ăn quả 1,1 triệu ha (bao gồm các cây ăn quả chủ lực 810 ngàn

ha và cây ăn quả khác 290 ngàn ha), tăng 66 ngàn ha so với năm 2010; cân đối như sau: hiện trạng năm 2010 là 1,034 triệu ha, tăng thêm trong kỳ 66 ngàn ha, do khai hoang trên đất chưa sử dụng;

♦ Đất trồng các cây công nghiệp lâu năm 2,44 triệu ha (bao gồm trồng tập trung 2,18 triệu ha, trồng nhỏ lẻ 260 ngàn ha), tăng 118 ngàn ha so với năm 1/1/2010, cân đối như sau: hiện trạng năm 1/1/2010 là 2,337 triệu ha, tăng trong kỳ 180 ngàn ha (do sử dụng đất cây hàng năm chuyển sang khoảng 50 ngàn ha, chuyển đổi đất rừng sản xuất nghèo sang 90 ngàn ha, khai hoang trên đất đồi núi chưa sử dụng 40 ngàn ha); giảm trong kỳ 80 ngàn ha, do chuyển đổi cho các ngành khác. Dự kiến phân bổ cho một số cây trồng chủ lực như sau: chè 140 ngàn ha, cao su 850 ngàn ha, cà phê 500 ngàn ha, điều 400 ngàn ha, hồ tiêu 50 ngàn ha, dừa 140 ngàn ha...

3.2. Đất sản xuất lâm nghiệp Dự kiến phân bổ đất lâm nghiệp năm 2020 là 16,3-16,5 triệu ha, tăng 876,3 ngàn ha so với năm 2010; bao gồm:

- Rừng phũng hộ 5,842 triệu ha, tăng 80 ngàn ha so với năm 2010;

Page 178: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 169

- Rừng đặc dụng 2,141 triệu ha, tăng 129,7 ngàn ha so với năm 2010; - Rừng sản xuất 8,132 triệu ha, tăng 666,7 ngàn ha so với năm 2010.

3.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 790 ngàn ha, tăng 99,7 ngàn ha so với năm 2010.

3.4. Đất làm muối 14,5 ngàn ha; trong đó muối công nghiệp 8.500ha theo Quyết định 161/2007/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

II. NÂNG CAO NHẬN THỨC, TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển ngành có định hướng, bền vững. Các địa phương phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo ngành nông nghiệp và các ngành liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện quy hoạch được duyệt.

III. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH Thực hiện tốt các cam kết với ASEAN trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp; đặc biệt là an ninh lương thực, thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ sản, lâm nghiệp; với WTO về kiểm dịch động thực vật, đầu tư, dịch vụ; các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch động thực vật, thú y đối với các nước nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất kể cả đầu vào và đầu ra; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại nông lâm thuỷ sản, giữ vững các thị trường truyền thống, phát triển các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ, Philippin, Indonêxia, Iraq...) và mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chủ lực; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu. Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, nhất là các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn. Các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp quy hoạch, đầu tư các vùng nguyên liệu, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định cho chế biến và xuất khẩu.

Page 179: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 170

IV. VỀ NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Nhà nước đảm bảo cân đối đủ vốn đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ, tương ứng với nhiệm vụ phát triển nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản theo quy hoạch được duyệt. Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về khoa học công nghệ trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển. Tiếp tục đổi mới chính sách khoa học, công nghệ, nhất là chính sách đãi ngộ theo hướng khuyến khích và phát huy tốt các nguồn lực KHCN, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ; hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

V. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN THEO QUY HOẠCH

1. Về thuỷ lợi Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả 4,5 triệu ha đất canh tác hàng năm (trong đó có 3,8 triệu ha đất lúa), tiến tới tưới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ. Nâng năng lực tưới cho các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung, cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản 0,79 triệu ha, trong đó 80% diện tích nuôi trồng được cấp nước chủ động. Tăng cường khả năng tiêu thoát nước ra các sông chính, bảo đảm thoát nước cho các vùng đồng bằng, vùng thấp trũng với tần suất đảm bảo 5-10%, có giải pháp công trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có; đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hoá công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt. Phát triển thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, sinh hoạt, cải

Page 180: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 171

tạo môi trường vùng ven biển. Đầu tư xây dựng các công trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển các tổ chức dùng nước của nông dân, xây dựng cơ chế bảo vệ, quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống thuỷ lợi và tiết kiệm nguồn nước, nâng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế các công trình đã có.

2. Về giao thông nông thôn Thực hiện quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh lộ, quốc lộ hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển SX, lưu thông hàng hoá. Ưu tiên làm đường ở các vùng cao, miền núi, nhất là các huyện, xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, đảm bảo đến năm 2020, hệ thống giao thông tương ứng các vùng khác tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá. Mở mang hệ thống giao thông lên các vùng gò đồi, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, các đô thị mới mà không ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp thuần thục.

3. Về hạ tầng thuỷ sản Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi, bao gồm đê bao, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn. Đầu tư các Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Đầu tư hệ thống các khu neo đậu tránh trú bão, bao gồm cả cấp vùng và địa phương; nâng cấp, mở rộng và xây mới hệ thống các cảng cá và cơ sở hậu cần thiết yếu đảm bảo cho hoạt động nghề cá tại các ngư trường trọng điểm.

4. Về hạ tầng nông nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là chọn, tạo, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo vệ thực vật, thú y, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, sản phẩm nông nghiệp.

5. Về hạ tầng lâm nghiệp Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở nghiên cứu về lâm sinh, rừng giống, vườn giống quốc gia; cảnh báo thiên tai đa mục tiêu (cảnh báo cháy rừng, lũ quét kết hợp đo đếm số liệu khí tượng thuỷ văn).

6. Phát triển hạ tầng phục vụ thương mại Phát triển hệ thống bưu cục, hệ thống điện thoại, điểm bưu điện văn hoá xã đạt 100% năm 2020; tỷ lệ dân nông thôn được tiếp cận với internet là 30%. Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ các xã xây dựng; đầu tư phát triển hệ thống các chợ đầu mối bán buôn nông, lâm, thuỷ sản, các chợ đường biên, các chợ khu vực theo quy hoạch chợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đầu tư các trung tâm bán buôn ở các vùng nông lâm thuỷ sản hàng hoá tập trung.

Page 181: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 172

VI. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ XÂY DỰNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, DỊCH VỤ Ở NÔNG THÔN Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng mở rộng quy mô trang trại; hỗ trợ hộ nghèo vươn lên xoá nghèo và từng bước làm giàu. Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, để có điều kiện đầu tư sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường. Hoàn thành căn bản việc chuyển đổi doanh nghiệp sang cổ phần hoá, nhất là các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, gắn quyền lợi của các doanh nghiệp với lợi ích của nông dân, chủ động đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu theo quy hoạch, hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường.

VII. VỀ ĐẤT ĐAI Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, đồng thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch quản lý, sử dụng đất lúa. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền SD đất để tham gia doanh nghiệp, vào các dự án đầu tư kinh doanh. Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, bản, xã, nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng kinh tế.

VIII. CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP a) Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đếu năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơi giới hóa các khâu trong sản xuất: Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất năm 2010 của nước ta là 70%, sẽ đạt 95% vào năm 2020, tương tự tỷ lệ cơ giới hỏa của khâu gieo trồng, chăm bón là 25% và 70%, khâu thu hoạch 30% và 70%, khâu chế biến 30% và 80%. b) Tỷ lệ cơ giới hóa trong các ngành hàng chủ yếu đến năm 2020: Tỷ lệ lúa được xay xát bằng máy 95%, trong đó bằng công nghệ tiên tiến là 70%; tỷ lệ cà phê chế biến thành phẩm 20%; cao su chế biến thành phẩm 25%; tỷ lệ mía được chế biến công nghiệp 95% (trong đó công nghệ tiên tiến 70%); tỷ lệ hạt điều chế biến công nghiệp 100% (trong đó công nghệ tiên tiến 80%); tỷ lệ chè chế biến công nghiệp 98% (trong đó công nghệ tiên tiến 75%); tỷ lệ rau quả qua chế biến 45%, tỷ lệ thịt qua chế biến 40%; tỷ lệ cơ giới hóa Ngành Lâm nghiệp: 70%; tỷ lệ sản phẩm thủy sản chế biến công nghiệp 60%; tỷ lệ muối sản xuất công nghiệp 50%.

Page 182: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 173

c) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất máy động cơ, máy canh tác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp lý. Ban hành hệ thống chính sách đồng bộ: tập trung ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn… để tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khau từ sản xuất – bảo quản – chế biến – vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Đối với các Bộ, ngành 1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Hướng dẫn các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất

nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản; – Khẩn trương hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược

trình duyệt theo quy định; – Tăng cường năng lực hệ thống thông tin ngành cung cấp kịp thời các thông

tin cần thiết về sản xuất, giá cả, thị trường cho cơ sở và người sản xuất đầu tư sản xuất theo quy hoạch.

– Tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ sản các vùng.

– Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản cả nước.

1.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trên cơ sở quy hoạch, dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cân đối, bố trí vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm theo quy hoạch.

1.3. Bộ Tài chính Đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện quy hoạch tổng thể nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.

1.4. Các Bộ, ngành khác Theo chức năng, nhiệm vụ tham gia, tạo điều kiện cho các địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện quy hoạch.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch ngành nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ

sản của địa phương; tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt; Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thuỷ sản;

– Xây dựng các chương trình, dự án phát triển các ngành hàng chủ lực của địa phương và triển khai thực hiện.

Page 183: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 174

X. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN – Ngoài giải pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách vốn đầu tư là yếu tố quan trọng

để tăng năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là đầu tư cho giống cây, con; hệ thống trạm trại kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông; thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản.

– Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GTSX như trên, tổng vốn đầu tư cho toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 là 494,86 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 297,33 nghìn tỷ, lâm nghiệp 5,08 nghìn tỷ, thuỷ sản 192,44 nghìn tỷ. Giai đoạn 2016 – 2020 cần 569 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 315,6 nghìn tỷ, lâm nghiệp 5,7 nghìn tỷ, thuỷ sản 247,7 nghìn tỷ.

B¶ng 107. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cả nước đến năm 2020

Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục 2011 - 2015 2016 - 2020

Toàn ngành nông nghiệp 494.862 569.007 - Nông nghiệp 297.338 315.594 - Lâm nghiệp 5.084 5.689 - Thuỷ sản 192.440 247.724

B¶ng 108. Phân nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp

2011 - 2015 2016 - 2020 Hạng mục Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ

trọng Vốn đầu tư 494.862 100 569.007 100 - Ngân sách Nhà nước 74.229 15 96.731 17 - Vốn tín dụng 148.459 30 182.082 32 - Vốn tự có 232.585 47 273.123 48 - Vốn khác 39.589 8 17.070 3

Page 184: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 175

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Ngành nông nghiệp có vai trò vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: góp phần ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước với nhiều loại nông sản giá trị cao, góp phần tạo việc làm cho dân cư nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

2. Ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng có vai trò vị trí quan trọng trong nông nghiệp thế giới với những mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gỗ, thuỷ sản...

3. Thời kỳ 2000 – 2010 mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, mất đất nông nghiệp, tỷ trọng đầu tư xã hội giảm nhưng GTSX ngành nông nghiệp cũng đã tăng trưởng nhanh, đạt 5,28%/năm. Cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh thuỷ sản.

4. Trong nội bộ từng ngành cũng diễn ra chuyển biến cơ cấu theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi, ngành thuỷ sản tăng đánh bắt xa bờ.

5. Trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao khoa học công nghệ góp phần gia tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

6. Mạng lưới bảo quản và chế biến nông sản đã được chú trọng phát triển, tuy nhiên công nghệ chế biến còn nhiều bất cập, còn nhiều tổn thất sau thu hoạch và chưa phát huy hết lợi thế của công đoạn chế biến sâu.

7. Tình hình thực hiện các mục tiêu quy hoạch chưa đồng đều, nhiều chỉ tiêu vượt quy hoạch, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu đạt dưới 70% quy hoạch.

8. Dự báo đến năm 2020 đất nông nghiệp sẽ bị giảm do chuyển sang các mục đích khác và do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tuy nhiên theo đánh giá khả năng sử dụng đất nông nghiệp thì đất chưa sử dụng có thể mở rộng cho sản xuất nông nghiệp có thể bù lại diện tích bị giảm.

9. Ngành nông nghiệp đã có hơn 12 ngành xuất khẩu nông sản chủ yếu, chiếm khoảng 30 – 40% khối lượng sản xuất ra, nhiều mặt hàng có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 16,4%/năm giai đoạn 2000 - 2010.

10. Những mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh cao như gạo, cà phê, hồ tiêu, thuỷ sản...

11. Ngành nông nghiệp phát triển trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế trong nước tăng trưởng cao, chính trị xã hội ổn định, đời sống người dân được nâng cao.

Page 185: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 176

12. Đến năm 2020 ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước và có vị trí cao trong nông nghiệp thế giới, cụ thể như sau: Ngành trồng trọt duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tập trung tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và xuất khẩu hàng hoá với gái trị cao; Ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển rừng bền vững; Ngành thuỷ sản phát triển tạo bước đột phá, tăng nhanh tỷ trọng GTSX trong cơ cấu nông nghiệp; Ngành diêm nghiệp đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm muối tiêu dùng trong nước, giảm dần muối nhập khẩu.

13. Để đạt được các chỉ tiêu quy hoạch, một số giải pháp chủ yếu cần tập trung là: ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp 9,55 triệu ha; tăng cường ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, đề xuất một số chính sách mới cho từng lĩnh vực; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

14. Định hướng đến năm 2030 ngành nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế trí thức, nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá trong nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và xuất khẩu hàng hoá với giá trị cao.

II. KIẾN NGHỊ

1. Đầu tư hệ thống kho chứa lương thực để hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

2. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp để ổn định và phát triển sản xuất.

3. Đầu tư chế biến nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, xúc tiến thương mại tạo thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới.

4. Đầu tư phát triển thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế Quốc tế.

5. Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Page 186: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 177

DANH SÁCH CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. CƠ QUAN THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – chủ trì dự án

2. Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và PTNT

3. Cục Trồng trọt

4. Cục Chăn nuôi

5. Cục Chế biến Nông lâm sản và nghề muối

6. Viện Khoa học Lâm nghiệp

7. Viện Điều tra Quy hoạch rừng

8. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

9. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi

10. Tổng Công ty Cà phê

11. Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam

12. Tổng Công ty Cao su

13. Hiệp hội Chè Việt Nam

14. Tổng Công ty Chè

15. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành phố.

16. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăklăk

17. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Nông

18. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng

II. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU CHÍNH

1. TS. Nguyễn Võ Linh – Giám đốc Trung tâm Phân vùng Kinh tế nông nghiệp – Viện Quy hoạch và TKNN – Chủ nhiệm dự án

2. Th.S. Nguyễn Văn Chinh – Viện trưởng Viện Quy hoạch và TKNN

3. TS. Nguyễn Văn Toàn – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và TKNN

4. TS. Nguyễn Viết Nam – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và QH Thuỷ sản

Page 187: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẢ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/2041BaoCaoQHTongTheNN2020Va2030.pdf · Quy hoạch tổng thể phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Trang 178

5. TS. Đinh Hữu Khánh – Phó Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng

6. TS. Nguyễn Hữu Tài – Phó tổng Giám đốc Tổng công ty chè Việt Nam

7. TS. Hoàng Xuân Phương - Viện Quy hoạch và TKNN

8. TS. Hoàng Tuấn Hiệp - Viện Quy hoạch và TKNN

9. Th.S. Nguyễn Thức Thi - Viện Quy hoạch và TKNN

10. TS. Hoàng Quốc Tuấn - Viện Quy hoạch và TKNN

11. TS. Bùi Ngọc Dung - Viện Quy hoạch và TKNN

12. Th.S. Trần Thị Loan – Viện Quy hoạch và TKNN

13. Th.S. Bùi Thị Minh Tuyết – Viện Quy hoạch và TKNN

14. Th.S. Nguyễn Hùng Cường – Viện Quy hoạch và TKNN

15. Th.S. Nguyễn Võ Kiên – Viện Quy hoạch và TKNN

16. KS. Đặng Thị Thuỷ - Viện Quy hoạch và TKNN

17. KS. Nguyễn Văn Hưng - Viện Quy hoạch và TKNN

18. KS. Hà Văn Định - Viện Quy hoạch và TKNN.