Top Banner
i THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN UBND HUYỆN SÓC SƠN VIỆN NCKT & PHÁT TRIỂN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ– XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤN UBND HUYỆN SÓC SƠN VIỆN NCKT & PT HÀ NỘI - 2012
182

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

Feb 03, 2017

Download

Documents

vudien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

i

THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNUBND HUYỆN SÓC SƠN VIỆN NCKT & PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂNKINH TẾ – XÃ HỘI

HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNHHƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ CƠ QUAN TƯ VẤNUBND HUYỆN SÓC SƠN VIỆN NCKT & PT

HÀ NỘI - 2012

Page 2: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

ii

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................................... VI

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................................ VII

DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................................................................X

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1

PHẦN I: TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN SÓC SƠN.................................................................................................................................................. 6

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................61.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................................6

1.1.2. Địa hình...........................................................................................................................6

1.1.3. Khí hậu ............................................................................................................................7

1.1.4. Sông ngòi - thuỷ văn.......................................................................................................7

1.1.5. Địa chất - tài nguyên khoáng sản...................................................................................8

1.1.6. Cảnh quan thiên nhiên....................................................................................................9

1.2. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI ...........................................................91.2.1. Dân số và lao động .........................................................................................................9

1.2.2. Đất đai............................................................................................................................11

1.2.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật...................................................................................................12

1.2.4. Điều kiện thị trường......................................................................................................13

1.2.5. Nguồn lực tài chính ......................................................................................................13

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN........................131.3.1. Huyện có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngành..................................13

1.3.2. Trong quá trình phát triển, Huyện Sóc Sơn đang gặp một số khó khăn, thách thức15

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN..... 17

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2010 .172.1.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn .........................17

2.1.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây

dựng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.........................................................................25

2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ........31

2.1.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ...................43

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN ....................................................................................532.2.1. Thực trạng phát triển giáo dục .....................................................................................53

Page 3: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

iii

2.2.2. Thực trạng phát triển y tế........................................................................................60

2.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá - thông tin............................................................63

2.2.4. Thực trạng phát triển thể dục thể thao.........................................................................66

2.2.5. Thực trạng lao động, việc làm .....................................................................................67

2.2.6. Thực trạng an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội...........................................69

2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN SÓC SƠN ....................................................................................................692.3.1. Hệ thống giao thông .....................................................................................................69

2.3.2. Thực trạng hệ thống điện .............................................................................................72

2.3.3. Thực trạng bưu chính viễn thông.................................................................................74

2.3.4. Thực trạng cấp và thoát nước.......................................................................................75

2.3.5. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi ........................................................................................78

2.3.6. Hiện trạng về môi trường .............................................................................................84

2.3.7. Hiện trạng về nghĩa trang .......................................................................................85

2.4. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2010 .......................................................................852.4.1 Những thành công .........................................................................................................85

2.4.2. Những hạn chế và tồn tại..............................................................................................87

PHẦN III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................................................ 90

3.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020...........................................................903.1.1. Điều kiện quốc tế và trong nước ...........................................................................90

3.1.2. Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030..........................................................................................91

3.1.3. Xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn Huyện ...............92

3.1.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật...........................................................................................93

3.1.5. Khả năng thu hút vốn cho phát triển ..........................................................................93

3.1.6. Dự báo dân số ...............................................................................................................95

3.1.7. Triển vọng thị trường...............................................................................................97

3.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ..................97

Page 4: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

iv

3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội ...........................................................................97

3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.........................................100

3.2.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020.............................................................................102

3.2.3. Định hướng đến năm 2030 .......................................................................................102

3.3. LUẬN CHỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN

SÓC SƠN ĐẾN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ..............................................................1033.3.1. Luận chứng về mục tiêu phát triển kinh tế................................................................103

3.3.2. Luận chứng về mục tiêu phát triển xã hội và an ninh quốc phòng..........................106

3.3.3. Luận chứng về mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật môi trường.................108

3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ SÓC

SƠN ĐẾN NĂM 2020 ..............................................................................................1093.4.1. Các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................109

3.4.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng...........................118

3.4.3. Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ ...................................................................121

3.4.4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp ......................................................................126

3.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI ..........1323.5.1. Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo...........................................................132

3.5.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế..........................................................................134

3.5.3. Quy hoạch phát triển các ngành văn hoá - thông tin ......................................136

3.5.4. Quy hoạch ngành thể dục thể thao......................................................................138

3.5.5. Quy hoạch lao động, việc làm ...................................................................................139

3.5.6. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã

hội ...............................................................................................................................140

3.6. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT .........1413.6.1. Quy hoạch giao thông ............................................................................................141

3.6.2. Quy hoạch hệ thống điện ......................................................................................145

3.6.3. Quy hoạch cấp nước...................................................................................................148

3.6.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước...........................................................................150

3.6.5. Quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông ............................................................152

3.6.6. Quy hoạch thuỷ lợi .....................................................................................................153

3.6.7. Quy hoạch nghĩa trang...........................................................................................154

3.7. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......................................................................154

Page 5: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

v

3.7.1. Một số vấn đề chung ..............................................................................................155

3.7.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ......................................................155

3.8. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI ...........................................1593.8.1. Về không gian kinh tế.................................................................................................159

3.8.2. Về không gian đô thị..............................................................................................159

3.9. NHỮNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG

THỜI KỲ QUY HOẠCH ........................................................................................1603.9.1. Trong ngành dịch vụ...................................................................................................160

3.9.2. Trong ngành nông nghiệp ..........................................................................................160

3.9.3. Trong ngành công nghiệp ..........................................................................................161

3.9.4. Trong các ngành văn hoá - xã hội..............................................................................161

3.9.5. Trong các ngành cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................................162

3.10. KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN

SÓC SƠN KHI ĐỊNH HÌNH QUY HOẠCH VÀO NĂM 2020............................1633.10.1. Về kinh tế ..................................................................................................................163

3.10.2. Về văn hoá xã hội.................................................................................................163

3.10.3. Về không gian kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật ......................................164

PHẦN IV .............................................................................................................................................................. 165

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 165

4.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ........................................................1654.1.1. Nâng cao nhận thực về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch......................165

4.1.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư.............................................................................165

4.1.3. Giải pháp thị trường....................................................................................................167

4.1.4. Sử dụng linh hoạt các chính sách và công cụ quản lý về đất đai.............................167

4.1.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................168

4.1.6. Tăng cường an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.......................................168

4.1.7. Giải pháp phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường .............................................168

4.1.8. Tổ chức thực hiện quy hoạch.....................................................................................169

4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................169PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ ........................................................................................................................................... 171

Page 6: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủAPEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình DươngASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam ÁCCN Cụm công nghiệp

CHK Cảng hàng không

CHKQT Cảng hàng không quốc tếCNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GO Tổng giá trị sản xuất

GTSX Giá trị sản xuất

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp

KT - XH Kinh tế - Xã hội

ODA Vốn vay ưu đãi

QHTT Quy hoạch tổng thểTDTT Thể dục thể thao

THCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thông

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Page 7: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1991 - 2009 ...................................10

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Huyện Sóc Sơn .......................11

Bảng 1.3: Cơ cấu đất đai Huyện Sóc Sơn năm 2007 - 2009.....................................11

Bảng 2.1: GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế giai đoạn

2000 - 2010 ...............................................................................................18

Bảng 2.2: Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý theo ngành giai đoạn 2000 - 2010.22

Bảng 2.3: Quy mô các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn. ............29

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ bản ngành xây dựng trên địa bàn Sóc Sơn. ....................31

Bảng 2.5: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụ

theo khu vực kinh tế .................................................................................32

Bảng 2.6: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngành dịch vụ

theo nhóm ngành ......................................................................................34

Bảng 2.7: Tăng trưởng GTSX nông nghiệp Huyện Sóc Sơn. ....................................45

Bảng 2.8: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn ...................................45

Bảng 2.9: Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp .......................................................46

Bảng 2.10: Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Sóc Sơn..........................47

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất nông nghiệp của Sóc Sơn .....................49

Bảng 2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ........................50

Bảng 2.13: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2006 theo vùng của Sóc Sơn ............................51

Bảng 2.14: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2009 theo vùng của Sóc Sơn ............................51

Bảng 2.15: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục mầm non....................................54

Bảng 2.16: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục tiểu học ......................................55

Bảng 2.17: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THCS ........................................56

Bảng 2.18: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT công lập ..........................57

Bảng 2.19: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT dân lập ............................57

Bảng 2.20: Đội ngũ giáo viên khối giáo dục mầm non................................................58

Bảng 2.21: Tổng hợp cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục ...........................................58

Bảng 2.22: Khối lượng đường dây trung thế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn .................73

Bảng 2.23: Trạm biến áp trung gian của Huyện Sóc Sơn ............................................74

Page 8: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

viii

Bảng 2.24 : Danh sách các bưu cục trên địa bàn Huyện Sóc Sơn ...............................75

Bảng 3.1: Tóm tắt các mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020.92

Bảng 3.2: Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực....................................94

Bảng 3.3: Dự báo tốc độ tăng dân số Huyện Sóc Sơn ..............................................96

Bảng 3.4: Dự báo quy mô dân số Huyện Sóc Sơn ....................................................96

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp ..........................................................110

Bảng 3.6: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020...........................110

Bảng 3.7: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020.................................111

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp ..........................................................113

Bảng 3.9: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020...........................113

Bảng 3.10: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020.................................114

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp ..........................................................115

Bảng 3.12: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020...........................116

Bảng 3.13: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020.................................117

Bảng 3.14: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp .............................................119

Bảng 3.15: Cơ cấu GTSX công nghiệp....................................................................119

Bảng 3.16: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp ...........................................119

Bảng 3.17: Cơ cấu GTSX công nghiệp....................................................................119

Bảng 3.18: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp .............................................120

Bảng 3.19: Cơ cấu GTSX công nghiệp ....................................................................120

Bảng 3.20: Các phương án quy hoạch ngành xây dựng giai đoạn 2010 - 2020 .....121

Bảng 3.21: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A1 (cao)..............123

Bảng 3.22: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA1 ......................................................123

Bảng 3.23: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A 2 ........................123

Bảng 3.24: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 2 .....................................................123

Bảng 3.25: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ - P.A 3 ......................124

Bảng 3.26: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 3 .....................................................124

Bảng 3.27: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn...........................127

Bảng 3.28: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020...128

Bảng 3.29: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn............................128

Bảng 3.30: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020....128

Page 9: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

ix

Bảng 3.31: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn............................129

Bảng 3.32: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2020....129

Bảng 3.33: Nhu cầu tiêu dùng điện năng của Huyện Sóc Sơn đến năm 2020.........147

Bảng 3.34: Cấp điện cho Huyện Sóc Sơn từ các trạm 110 Kv.................................147

Bảng 3.35: Ước tính nhu cầu nước của Sóc Sơn........................................................149

Bảng 3.36: Quy hoạch hệ thống cấp nước đến năm 2020..........................................150

Page 10: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

x

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1: Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ........17

Đồ thị 2.2: Giá trị sản xuất bình quân đầu người Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006 - 2010 .18

Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai

đoạn 2003 - 2010 ......................................................................................19

Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 .....................................................20

Đồ thị 2.5: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

giai đoạn 2000 - 2010....................................................................................... 21

Đồ thị 2.6: Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý giai đoạn 2000 - 2010 ..........22

Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng trưởng GTSX do Huyện quản lý và trên địa bàn Huyện Sóc Sơn .23

Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo ngành, khu vực Huyện quản lý

giai đoạn 2002 - 2010 ...............................................................................24

Đồ thị 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ................24

Đồ thị 2.10: Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ........26

Đồ thị 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)........27

Đồ thị 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa

bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994).27

Đồ thị 2.13: Cơ cấu GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện

Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 .................................................................28

Đồ thị 2.14: Giá trị SX ngành Xây dựng và tỷ trọng Xây dựng trong tổng GTSX trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010.........................................30

Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Xây dựng và GTSX trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 .....................................................31

Đồ thị 2.16: GTSX dịch vụ và tỷ trọng dịch vụ trong tổng GTSX trên địa bàn Huyện

Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 .................................................................32

Đồ thị 2.17: Giá trị SX Thương mại và tỷ trọng Thương mại trong tổng GTSX dịch

vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ............................36

Page 11: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

xi

Đồ thị 2.18: Giá trị SX Tài chính – Ngân hàng và tỷ trọng TC - NH trong tổng

GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010.........38

Đồ thị 2.19: Giá trị SX nhà hàng – khách sạn và tỷ trọng NH - KS trong tổng GTSX

dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010 ....................40

Đồ thị 2.20: Giá trị SX Dịch vụ khác và tỷ trọng DV khác trong tổng GTSX dịch vụ

trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 .................................41

Đồ thị 2.21: GTSX nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GTSX trên địa

bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 ..............................................43

Đồ thị 2.22: Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp và GTSX toàn bộ trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)........44

Page 12: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂSóc Sơn là một Huyện ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế về mặt địa lý, cách

trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, có sân bay Quốc tế Nội Bài, có nhiều đầu mốigiao thông quan trọng. Ngoài ra, mặt bằng và địa chất công trình trên địa bàn

Huyện rất thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp.Năm 2001, Sóc Sơn đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của

Huyện. Tuy nhiên, nhiều nội dung trong quy hoạch này đã không còn phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và sự biến động của các điều kiệntrong nước và quốc tế. Sự mở rộng và điều chỉnh quy hoạch của Thủ đô Hà Nội đòi

hỏi Sóc Sơn phải được quy hoạch lại phù hợp với quy hoạch tổng thể mới của Hà

Nội. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa làm cho nền kinhtế Sóc Sơn chịu tác động mạnh mẽ hơn trước những biến động kinh tế khu vực và

toàn cầu. Vì vậy, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm2020 (QHTT) là một cần thiết khách quan.

QHTT Huyện Sóc Sơn đến năm 2020 là phương án công nghiệp hóa - đô thịhóa nhằm đưa Sóc Sơn trở thành vùng đô thị công nghiệp, góp phần thúc đẩy sựphát triển chung của Hà Nội. Quy hoạch cũng là phương án tổng thể kết hợp cácnguồn lực, phối hợp các ngành quản lý chức năng và cộng đồng doanh nghiệpnhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trên cơ sở khaithác các tiềm năng trên địa bàn và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ bên ngoài. Sau

khi được phê duyệt, QHTT là căn cứ để các cấp lãnh đạo, trong đó có lãnh đạocấp Huyện chỉ đạo phát triển KT - XH trên địa bàn, xây dựng và chỉ đạo thực hiệnkế hoạch 5 năm và hàng năm của Huyện, đảm bảo sự nhất quán trong phát triểnKT - XH của địa phương, đảm bảo sự phát triển của Huyện thống nhất trong sựphát triển chung của thành phố và quốc gia. Ngoài ra, QHTT là căn cứ quan trọngđể thực hiện sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn và các địa phương trên thành phố nhằm phát huy tiềm năng, thếmạnh, tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, mạnh, vững chắc, góp phần vào sựphát triển chung của Thành phố trong những năm tới.

Vì vậy, xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH trên địabàn Huyện đến năm 2020 là khâu công việc không thể thiếu của quá trình hoàn

thiện công tác quản lý vĩ mô phát triển KT - XH của Huyện cũng như của Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay.

Page 13: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

2

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH- Đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Xác định

rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội của Huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn trong thời gian qua.- Xác định rõ các quan điểm, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa

bàn Huyện Sóc Sơn.- Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ

yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềmnăng và lợi thế của Huyện Sóc Sơn.

- Xác định bước đi và đề xuất các dự án trọng điểm cho từng giai đoạn và các

giải pháp thực hiện phương án quy hoạch đảm bảo tính khả thi.- Thiết lập hệ thống bản đồ thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.III. YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

- Quy hoạch tổng thể Huyện Sóc Sơn phải được xây dựng toàn diện trên địabàn Huyện bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn được xây dựngcho giai đoạn phát triển dài từ 2011 đến 2020 và phải đảm bảo tính khoa học, phù

hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố,phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của Hà Nội cũng như phù hợp với tình

hình thực tiễn của Huyện Sóc Sơn.- Quy hoạch tổng thể phải tạo cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn cao trong

việc xây dựng các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch không gian và các kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm của Huyện Sóc Sơn.IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

- Phạm vi ngành: tất cả các ngành, các lĩnh vực.- Phạm vi quản lý: không phân biệt cấp quản lý đối với tất cả các ngành, các

lĩnh vực trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.- Về không gian: Địa bàn huyện Sóc Sơn.

- Về thời gian: phần thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn

Huyện được đánh giá tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2001 - 2010. Phần quy

hoạch, thời điểm định hình quy hoạch được xác định đến năm 2020.V. MỘT SỐ CĂN CỨ CHỦ YẾU LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH

Page 14: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

3

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phươnghướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010.

- Pháp lệnh Thủ đô ngày 28/12/2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.- Quyết định 108/CP của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung

của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.- Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công

tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.- Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động

điện lực và sử dụng điện.- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.- Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm

sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới.- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.- Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030.- Quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.- Chỉ thị 37/CT-TU ngày 15/08/2005 của Thành uỷ Hà Nội về bảo vệ chăm sóc

và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới.- Kế hoạch 20/KH- UBND ngày 17/04/2006 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố

Hà Nội về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân 2006 – 2010.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 13 và lần thứ 14.- Kế hoạch số 74/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án 19/ĐA-TU về

phát triển du lịch giai đoạn 2007 - 2015.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

- Quyết định số 158/2003/QĐ-UB ngày 18/11/2003 của Uỷ ban nhân dân thành

phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội đến năm 2010.

- Quyết định số 06/2003/QĐ-UB ngày 10/1/2003 của UBND thành phố Hà Nộivề việc phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2008 của UBND Thành

Phố về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch rừng Huyện Sóc Sơn.- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Sóc Sơn lần thứ X.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2010- Quy hoạch điều chỉnh cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Sóc Sơn đến năm

Page 15: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

4

2010, có xét đến năm 2020.- Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng sử dụng

đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) Huyện Sóc Sơn -

Thành phố Hà Nội.- Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 5154/QĐ-UBND, ngày

16/11/2006 về việc phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu dự án "Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020".

- Căn cứ Nghị Định số 15/2008/QH12 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địagiới hành chính Thành Phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;

- Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của UBND Thành

phố Hà Nội về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch năm 2009;- Căn cứ Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2009 của

UBND Thành Phố Hà Nội về việc xét duyệt đề cương chi tiết Quy Hoạch PhátTriển Kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020.

- Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của ThủTướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành

phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030- Căn cứ Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05/05/2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2050.- Căn cứ Báo Cáo Chính Trị, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Sóc Sơn lần thứ

X nhiệm kỳ 2010 - 2015.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁNPhương pháp tiếp cận- Điều tra thống kê toàn diện trên tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện.

- Nghe báo cáo và tổ chức hội thảo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tấtcả các xã và thị trấn.

- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ Cục Thống kê Hà Nội.- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ phòng Thống kê Huyện Sóc Sơn.- Thu thập thông tin kinh tế - xã hội từ các phòng, ban của Huyện Sóc Sơn.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề tại Huyện Sóc Sơn.- Thu thập các thông tin kinh tế - xã hội từ các nguồn khác để đối chiếu, xử lý

và tìm ra những tài liệu đáng tin cậy nhất phục vụ cho công tác lập quy hoạch.- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành và liên ngành giữa các cấp để tranh

thủ ý kiến các chuyên gia về phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa Huyện.

Page 16: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

5

- Nghiên cứu, khai thác các dự án, các báo cáo chuyên đề đã được thực hiện trên địabàn Huyện để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.

Ngoài ra, một số phương pháp cần thiết khác đã được áp dụng để lập dự án quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.

Phương pháp triển khaiQuá trình triển khai dự án được thực hiện theo các bước sau:

- Giai đoạn 1: nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế làm căn cứ cho việc lậpdự án

- Giai đoạn 2: trao đổi với lãnh đạo Huyện và các phòng bàn nhằm tìm hiểutình hình thực tế tại huyện theo từng lĩnh vực

- Giai đoạn 3: Thu thập số liệu kinh tế xã hội trên địa bàn

- Giai đoạn 4: Viết báo cáo quy hoạch- Giai đoạn 5: Báo cáo và lấy ý kiến lãnh đạo Huyện và các phòng ban

- Giai đoạn 6: Chỉnh sữa chữa và lấy ý kiến lãnh đạo Huyện và các phòng

ban

- Giai đoạn 7: Báo cáo và lấy ý kiến Lãnh đạo các sở- Giai đoạn 8: Chỉnh sữa và phê duyệt

VII. KẾT CẤU CỦA DỰ ÁNNgoài phần mở đầu, kết luận, dự án được kết cấu thành 4 phần sau đây:

Phần I: Tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn.Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.Phần III: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

đến năm 2020.Phần IV: Các giải pháp thực hiện quy hoạch và kiến nghị.

Page 17: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

6

PHẦN I

TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂNKINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lýSóc Sơn là Huyện ngoại thành ở phía bắc Thủ đô Hà Nội. Trung tâm Huyện

cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối quan hệ với cácđịa phương lân cận như sau:

- Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.- Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.- Phía nam giáp Huyện Đông Anh- Hà Nội.Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, các

khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 điTuyên Quang, Hà Giang…, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn…, đường cao tốcHải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh;các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh phía Bắc... Đây là một trong những lợithế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

1.1.2. Địa hình

Sóc Sơn là một Huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi

Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp và có độ dốcthoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn Huyện được chia thành 3 vùng vớinhững đặc trưng khác nhau về địa hình:

Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú,Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao độ địa hình từ 15÷200m. Sườnnúi có độ dốc 40÷500.

Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân,Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có cao độ địa hình từ 10÷15m.

Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, BắcPhú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, có cao độđịa hình từ 4 ÷ 9m.

Page 18: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

7

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướngphát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đadạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng thời, với địa hình dốc tự nhiên,

sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong quá trình đôthị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.

1.1.3. Khí hậuKhí hậu Huyện Sóc Sơn về cơ bản là khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng

của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm :- Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm:- Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm:- Lượng mưa trung bình trong năm:- Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20%):- Lượng mưa năm thấp nhất:

23oC

42oC

5oC

1480mm

1952mm

915mm

(Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78% lượng mưa cả năm).Độ ẩm: cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9,10; thấp nhất vào các tháng: 11,12.

Hướng gió chủ đạo: mùa hè là hướng đông nam, mùa đông là hướng đông bắc.Tốc độ gió trung bình: 3m/s.

Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùnkhoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620 giờ/năm. Lượng bức xạ:8,5kcal/cm2/tháng.

Nhìn chung, Huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho

sản xuất nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.1.1.4. Sông ngòi - thuỷ văn

Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua:- Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km, cao độ mực nước

tại Phú Cường: Hmax= +8,99m (ứng với tần suất tính toán P= 10%), lưu lượng:Qmax= 268m3/s, Q min= 4,5m3/s. Cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 6m.

- Sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 + 828 dài

11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở ViệtLong. Toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m.

- Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông Cầutại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3m (với tần suất P=10%), lưu lượng:Qmax= 1880 m3/s, Qmin= 0,32 m3/s.

Page 19: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

8

Ngoài ra, Huyện còn có nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn nhưHàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện choSóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nướctưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là Huyện có diện tích đồi gò lớn nhấtThành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặpnhiều khó khăn.

1.1.5. Địa chất - tài nguyên khoáng sản1.1.5.1. Địa chất công trình

- Đối với vùng đồi núi thấp: Đất có cường độ R ≥ 2kg/cm3. Nhìn chung, với nền địachất ở khu vực này nếu xây dựng nhà 2-5 tầng hầu như không phải gia cố nền móng.

- Đối với vùng đồng bằng gồm 4 lớp từ trên xuống:+ Lớp 1: Đất hữu cơ có chiều dày 0,6 - 0,8 m.

+ Lớp 2: Lớp sét nhẹ có ở độ sâu từ 0,6 đến 4-5 m có cường độ trung bình yếu.

+ Lớp 3: Lớp cát pha hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 4-5m đến 25m.+ Lớp 4: Lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25m trở xuống.

Nhìn chung, điều kiện địa chất như trên là tương đối thuận lợi cho việc gia cốchân móng của các công trình kiến trúc, nhất là trong xu thế chiếm lĩnh không giancủa các công trình nhà ở hiện nay.

1.1.5.2. Địa chất thuỷ văn.- Vùng đồng bằng: Nước mạch nông có ở độ sâu 0,7 - 1,3m vào mùa mưa và

3,2m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 - 3,2m, áp lực yếukhông ảnh hưởng đến xây dựng công trình.

- Vùng đồi núi thấp: mực nước ngầm có ở độ sâu từ 30 - 40m, chiều dày tầngchứa nước khoảng 4 - 20m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam. Chất lượngnước tốt thuộc loại nước nhạt từ mềm đến rất mềm. Hàm lượng sắt cao cần phảixử lý khi sử dụng.

Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất 64 (năm 1995), Huyện Sóc Sơn có 3 tầngchứa nước:

+ Tầng mạch nông, không áp (ph)+ Tầng chứa nước có áp yếu (qp2)

+ Tầng chứa áp lực (pq1)

Tầng chứa nước chính là (pq1) ở phía Nam dọc sông Cà Lồ và phía Đông

Huyện có khả năng khai thác ở quy mô lớn. Càng lên phía Bắc, Tây Bắc độ giàu

của tầng chứa nước chính càng giảm xuống. Nhìn chung, tài nguyên nước ngầmkhông được phong phú lắm.

Page 20: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

9

1.1.5.3. Tài nguyên khoáng sảnNgoài nguồn tài nguyên nước ngầm, Sóc Sơn còn có nguồn nước mặt của sông

Công, sông Cầu, sông Cà Lồ và nguồn vật liệu xây dựng như: cát vàng, sỏi và cao

lanh với trữ lượng lớn, chất lượng cao. Nổi bật là tiềm năng về cao lanh ở khu vựcxã Minh Phú, Phù Linh, với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển côngnghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Ngoài ra, còn có cát vàng, sỏi khai thác tạisông Công, sông Cầu phục vụ công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện.

1.1.6. Cảnh quan thiên nhiênSóc Sơn là Huyện có nhiều hồ thuỷ lợi nằm bên núi, phong cảnh hữu tình.

Cùng với những cảnh quan thiên nhiên, Sóc Sơn có núi Đôi, đền Sóc là nhữngthắng cảnh di tích đã được ghi vào lịch sử và văn học của nước nhà. Hiện tại SócSơn đã và đang thực hiện một số dự án như: khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đềnSóc, dự án này đã được phê duyệt với tổng diện tích hơn 274 ha; khu dự án sân

goft; tổ hợp khu du lịch và sân gôn Minh Trí. Những dự án này hoàn thành sẽ càng

tăng thêm cho Sóc Sơn cảnh quan hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du khách nghỉcuối tuần của khu vực nội thành Hà Nội.

Vùng đồi gò Huyện Sóc Sơn ở vị trí cách trung tâm Thủ Đô không xa có tiềmnăng rất lớn về du lịch văn hoá với các di tích lịch sử, văn hoá và các lễ hội truyềnthống. Cảnh quan núi non cùng các hồ đập lớn nhỏ tạo cho Sóc Sơn phong cảnhsơn thuỷ hữu tình. Đây là lợi thế cơ bản của Sóc Sơn so với các Quận, Huyện khác

trong xu thế bùng nổ về nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần của người dân nộithành Hà Nội.

Vùng đồi gò Sóc Sơn sẽ càng đóng vai trò quan trọng đối với Thủ đô Hà Nộitrong tương lai. Vai trò đó trước hết thể hiện ở chức năng cải thiện môi trường sinhthái cho Thủ Đô và ở khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần cho người laođộng tại các quận nội thành khi Huyện có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các

trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển mạnh... .

1.2. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI1.2.1. Dân số và lao động

1.2.1.1. Dân sốDân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực

lại là nền tảng trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực và lãnh thổ khi tính toán cácnhu cầu cơ bản về dân sinh.

Đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn Huyện là 293.200

người. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trên địa bàn

Huyện qua từng giai đoạn như sau:

Page 21: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

10

- Giai đoạn 1991 - 1995 là 1,35%.

- Giai đoạn 1996 - 2000 là 2,17%.

- Giai đoạn 2001 - 2009 là 1,98%.

Nếu so sánh tốc độ tăng chung đó với tốc độ tăng tự nhiên ở bảng dưới sẽ có thểthấy rằng, trong giai đoạn 1991 - 1995 số người giảm cơ học lớn hơn số tăng cơ học. Do

vậy, tốc độ tăng chung đã nhỏ hơn tốc độ tăng tự nhiên. Giai đoạn 1996 - 2000 bắt đầudiễn ra xu hướng số người tăng cơ học lớn hơn số giảm cơ học, nên tốc độ tăng trưởngchung đã bắt đầu lớn hơn tốc độ tăng tự nhiên. Giai đoạn 2001 - 2010 động thái biếnđộng dân số vẫn diễn ra tương tự giai đoạn 1996 - 2000, nhưng về mức độ đã giảm bớt.

Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1991 - 2010Năm Quy mô dân số

(ngàn người)Tỷ lệ sinh

(%o)Tỷ lệ chết

(%o)Tỷ lệ tăng tự nhiên

(%o)1991 27,3 4,4 22,91992 26,8 4,2 22,61993 24,5 4,3 20,21994 23,5 4,4 19,11995 22,5 4,0 18,51996 20,95 3,96 16,991997 19,61 3,40 16,211998 18,29 3,66 14,631999 17,31 3,07 14,242000 16,29 3,09 13,202001 16,31 4,12 12,192002 15,83 4,26 11,592003 18,79 3,68 15,112004 18,28 3,75 14,532005 18,47 3,85 14,622006 18,33 3,61 14,722007 275,5 19,88 3,55 16,332008 279,4 18,95 3,55 14,902009 285,1 17,99 3,37 14,622010 293.2 17,78 3,54 14,24

Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Sóc Sơn, Thống kê Hà Nội 2007, 2010Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Huyện qua các năm có xu hướng giảm đều đến

năm 2002. Tuy nhiên, năm 2003 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã có sự gia tăng độtngột. Tốc độ gia tăng dân số tương đối cao như trên sẽ tạo ra áp lực lớn trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Sơn.

Page 22: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

11

1.2.1.1. Lao độngLực lượng lao động của Huyện chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dân số.

Năm 2009, toàn Huyện có 192.264 lao động, chiếm 67,7%dân số, trong đó chủyếu là thuần nông.

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Huyện Sóc Sơn2000 2006 2009

SL(người)

% SL(người)

% SL(người)

%

Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100

- LĐ C. nghiệp 7.680 5,90 19.975 14,42 43.898 22,03- LĐ N. nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12 118.363 59,4- LĐ Dịch vụ 5.365 4,12 13.316 9,61 37.003 18,57

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010.Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn 2000 - 2009

đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của công nghiệp hóa và thu

hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động vào

công cuộc phát triển kinh tế, Sóc Sơn cần có phương án nhằm chủ động giúp người laođộng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn.

1.2.2. Đất đaiTheo số liệu từ cục Thống kê Hà Nội, quỹ đất của Huyện Sóc Sơn là 30.651,3 ha.

Quỹ đất này được phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:Bảng 1.3: Cơ cấu đất đai Huyện Sóc Sơn năm 2007 - 2010

Mục đích sử dụngđất

2007 2008 2010

Diện tích(ha)

Cơcấu(%)

Diện tích(ha)

Cơcấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Tổng số 30.651,3 100 30.651,3 100 30.651 1001. Đất nông nghiệp 18.695,6 60,99 18.667,6 60,90 18.528,755 60,45- Đất SX nông nghiệp 13.653,8 44,55 13.628,4 44,46 13.599,1 44,36- Đất lâm nghiệp 4.765,1 15,55 4.760,6 15,53 4.557 14,86- Đất thủy sản 276,7 0,90 278,6 0,91 320,3 1,042. Đất phi nôngnghiệp

10.879,2 35,49 10.907,5 35,59 11.046,94 36,43. Đất chưa sử dụng 1.076,5 3,51 1.076,2 3,51 1.075,61 3,5

Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, 2010.

Nhìn chung, trong 5 loại đất của Huyện, nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp(chiếm 44,36%), trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Quỹ đất nông nghiệplớn là một thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Sóc Sơn.

Đất lâm nghiệp cũng chiếm một diện tích tương đối lớn (khoảng 14,86% tổng số).Toàn bộ diện tích rừng là 4.557 ha, tập trung ở các xã vùng đồi núi. Rừng Sóc Sơn là

Page 23: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

12

lá phổi điều hoà khí hậu cho Huyện. Không những thế, với một Thủ đô hiện đại, bình

quân cây xanh trên đầu người tối thiểu phải đạt từ 12 - 15m2/người, thì rừng Sóc Sơnlà lá phổi điều hoà của Thủ đô. Ngoài việc trồng rừng, Huyện còn có điều kiện pháttriển một số loại cây ăn quả như vải, nhãn... và chăn nuôi gia súc, gia cầm... đồng thờiđây cũng là điểm vui chơi, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần cho người dân Thủ đô.

Sóc Sơn vẫn còn có một diện tích khá lớn đất chưa đưa vào khai thác sử dụng, đólà 1.075,61 ha đất đồi núi và sông suối. Trong đó có một bộ phận diện tích đất có thểđưa vào khai thác phát triển kinh tế, đặc biệt là loại hình kinh tế trang trại tại Sóc Sơn.

Theo đặc điểm địa lý, toàn Huyện được chia thành 03 tiểu vùng như sau:- Vùng đồi gò chiếm diện tích lớn nhất với 12.477 ha, tương ứng chiếm 40,7%

tổng diện tích, phù hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại giasúc, đồng thời thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch và kinh tế trang trại.

- Vùng đất giữa có diện tích 7.557 ha, chiếm 24,65% tổng diện tích, phù hợp vớitrồng cây lương thực, hoa màu, rau quả, cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng trangtrại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời là nơi quy hoạch xây dựng các dự án côngnghiệp của Thủ đô.

- Vùng ven sông có diện tích 10.260 ha, chiếm 34,65% tổng diện tích. Đây làvùng có diện tích trũng và thường xuyên ngập lụt. Vùng này có thể trồng lúa, chănnuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.

Nhìn chung, quỹ đất phong phú, đa dạng là một tiềm năng lớn cho phát triểnkinh tế - xã hội của Sóc Sơn.

1.2.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuậtSóc Sơn là một Huyện công nghiệp xét về mặt cơ cấu giá trị sản xuất, tuy nhiên

phần lớn lao động của Huyện vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhậpbình quân đầu người vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân đầungười ở Hà Nội (mức trung bình của Hà Nội khoảng 2000$/người/năm). Mặc dù,

phần lớn giá trị gia tăng tạo ra từ hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ,song dân cư vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì vậy, Sóc Sơn vẫn là mộtHuyện nghèo so với các Huyện ngoại thành của Hà Nội.

Trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp tập trung được hình thành

trên địa bàn Huyện. Một số cụm công nghiệp tập trung cũng đang trong quá trình

định hình. Ngoài ra, các dự án phát triển dịch vụ du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đã và

đang được chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai đầu tư.Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối quan trọng của quốc gia có: đường sắt Hà

Nội - Thái Nguyên; đường bộ Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội -

Page 24: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

13

Quảng Ninh; và trạm điện 220KV cùng các tuyến điện cao thế 220 KV, 110 KV,

35KV nối với Hoà Bình, Thái Nguyên, Phả Lại đã và đang xây dựng.Đặc biệt, Sóc Sơn có cụm cảng hàng không Quốc tế Nội Bài – cụm lớn nhất và

hiện đại của miền Bắc, đồng thời là trung tâm giao lưu quốc tế của Thủ đô; là trung

tâm dịch vụ lớn có khả năng giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho một lượng lớnlao động. Cụm cảng hàng không miền Bắc này là hạt nhân kích thích sự phát triểnkinh tế của toàn Thành phố nói chung và của Huyện Sóc Sơn nói riêng. Đây là lợithế của Huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển ngành dịch vụvà là yếu tố có tác động lan tỏa đến sự phát triển kinh tế cũng như phát triển cáckhu đô thị và các điểm dân cư đô thị hoá trên địa bàn Huyện.

1.2.4. Điều kiện thị trườngNội thành Hà Nội là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp của Sóc

Sơn. Các sản phẩm lương thực, rau quả của Huyện đã góp phần cung cấp cho nhucầu tiêu dùng của dân cư thủ đô. Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên củakinh tế - xã hội Thủ đô, nhu cầu về sản phẩm nông sản chất lượng cao ngày càng

tăng, thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của Huyện theo hướng sản xuấtnông sản hàng hoá cao cấp (hoa tươi, rau sạch...).

Không chỉ thị trường nông sản ngày càng mở rộng mà thị trường các loại hàng

hoá khác, thị trường các loại hình dịch vụ cũng đang gia tăng nhanh, đặc biệt là các

sản phẩm dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần của người Hà Nội. Thị trường nước ngoài

cũng ngày càng được mở rộng bởi sự mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Huyện là hàng nông sản như: rau quả đónghộp, chè v.v... Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ yếu xuất khẩuhàng cơ khí và những hàng hoá có kỹ thuật hiện đại.

1.2.5. Nguồn lực tài chínhNgoài vốn đầu tư của Nhà nước - nguồn vốn quan trọng để dẫn dắt và định

hướng sự phát triển kinh tế - xã hội, Huyện Sóc Sơn có khả năng thu hút tài chính

khá lớn từ bên ngoài khi đặt các yếu tố tiềm năng và nguồn lực của Sóc Sơn trongmối quan hệ với các quận, Huyện lân cận của Hà Nội và các địa phương khác. Cácnguồn vốn này bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn đầu tư phát triểnchính thức ODA và nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

1.3.1. Huyện có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngànhĐối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động dôi dư từ nôngnghiệp do ảnh hưởng của đô thị hoá trong những năm sắp tới. Hơn nữa, với vị thế là

Page 25: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

14

khu đệm, đô thị vệ tinh của Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp của Sóc Sơn.

Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, với nguồn nguyên vật liệu tại địa phương,với nguồn lao động dồi dào và với nhu cầu thị trường đang tăng mạnh, ngành tiểuthủ công nghiệp Sóc Sơn có nhiều điều kiện phát triển, tạo bước chuyển mạnh hơncho phát triển công nghiệp nông thôn.

Là một Huyện ngoại thành, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng. Đâychính là một trong những điều kiện quan trọng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp trong nông thôn, đặc biệt là những ngành chế biến sản phẩm nôngnghiệp với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ phù hợp với từng vùng.

Đối với ngành nông lâm nghiệp:

Với tiềm năng về đất đai, nguồn lao động dồi dào và hạ tầng kỹ thuật tươngđối hoàn chỉnh, Sóc Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.Cụ thể: Nguồn lao động dồi dào, có tính cần cù, có kinh nghiệm và trình độ thâmcanh trong sản xuất; Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp (hồ đập,kênh mương, trạm bơm tưới...) đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất nôngnghiệp; Vị trí của Huyện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ đầu vào sản xuất

cũng như tiêu thụ sản phẩm.Địa hình Huyện có nhiều sông ngòi, ao hồ và các khu vực đồng bằng có diện

tích tương đối rộng tạo ra những lợi thế quan trọng cho Huyện trong việc phát triểnngành nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.

Diện tích đồi gò lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, mộtngành riêng có của Huyện, đồng thời cũng là điều kiện cho Sóc Sơn phát triển nôngnghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái du lịch.

Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các ngành công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản phát triển đã từng bước côngnghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệpcủa Sóc Sơn không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu mưu sinh, mà đã và đanggóp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Huyện.

Nhìn chung, Sóc Sơn có nhiều tiềm năng cho phát triển nông lâm nghiệp và

thuỷ sản, đặc biệt là cho phát triển kinh tế trang trại.Đối với ngành dịch vụ:

Vị trí địa lý cùng với điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên là tiềm nănglớn của Huyện cho phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, đặc biệt, cụm cảng hàng

không miền Bắc tạo cho Sóc Sơn nhiều điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ.Sóc Sơn cách trung tâm Thủ đô không xa, có diện tích đồi gò và rừng lớn, cùng

với hệ thống hồ đập thuỷ lợi phong phú, nhiều quần thể di tích lịch sử, nhiều lễ hội

Page 26: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

15

truyền thống hàng năm... , do đó, Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du

lịch, thu hút khách thập phương. Thêm vào đó, việc phát triển kinh tế trang trại sẽthúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, một loại hình du lịch hấp dẫn. Một sốđiểm du lịch có tiềm năng hiện nay như:

- Khu Đền Sóc (rộng khoảng 274 ha, bao gồm nhà nghỉ cuối tuần, với các hoạtđộng vui chơi giải trí và thể dục thể thao, có rừng cây, đồi, núi và 2 hồ).

- Khu vực Núi Đôi, xã Tân Minh (có hồ nước, đồi, rừng cây, thích hợp cho vuichơi giải trí, thể dục thể thao).

- Khu liên hoàn Đền Sóc - Hồ Đồng Quang có nhiều cây xanh, chủ yếu làthông và bạch đàn.

- Khu Đồng Đò Minh Trí.

Ngoài ra, Sóc Sơn còn có lợi thế để phát triển các dịch vụ Logistics sau khi hệthống đường cao tốc Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng hoàn thành.

1.3.2. Trong quá trình phát triển, Huyện Sóc Sơn đang gặp một số khókhăn, thách thức

Một là, nguồn lao động của Sóc Sơn tuy lớn về số lượng, nhưng chất lượngkhông cao, cơ cấu ngành nghề lao động chưa hợp lý. Đây là một trong những khókhăn của Huyện trong phát triển kinh tế.

Hai là, nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn Sóc

Sơn không được thuận lợi như các Huyện ngoại thành khác, đặc biệt là vào mùa khô.

Ba là, tiềm năng về phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn rất lớn, đặc biệt làvùng đồi gò, vùng đất giữa. Tuy nhiên, diện tích đưa vào sử dụng chưa nhiều, vườnrừng, vườn đồi, vườn tạp, ao hồ chưa được cải tạo còn nhiều. Chính sách giao đất,giao rừng còn nhiều những bất cập nên chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ các

tổ chức, cá nhân.Bốn là, Sóc Sơn có diện tích đất nông nghiệp rộng, song đa phần là đất bạc màu,

đất đồi gò, không thuận lợi cho phát triển sản xuất cây lúa nước. Ở vùng thấp vensông lại thường xuyên úng ngập vào mùa mưa, do vậy không thuận lợi cho phát triểncây lúa vào vụ mùa. Trong khi đó việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theohướng thích ứng với điều kiện tự nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

Năm là, các điểm du lịch tiềm năng hiện nay nhìn chung còn hoang sơ. Để khơidậy được tiềm năng đó, cần có một lượng vốn lớn. Với tiềm năng vốn tại chỗ củaSóc Sơn là khó có thể đáp ứng được nhu cầu mà chủ yếu phải trông chờ nguồn vốntừ ngoài địa bàn Huyện. Đó là vấn đề không dễ gì khắc phục được trong cơ chếquản lý ở nước ta, cũng như trong điều kiện giao thông như hiện nay.

Tóm lại, khai thác hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế hiện có làđiều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trên địa bàn

Page 27: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

16

Huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên để khai thác các tiềm năng và lợi thế sẵn có lại cần cóvốn. Trong cơ chế hiện nay, việc thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước có ý nghĩaquan trọng để nhanh chóng đưa Sóc Sơn trở thành Huyện phát triển tương xứng vớivị thế của Huyện trong tổng thể chung của cả vùng.

Page 28: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

17

PHẦN II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 20102.1.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

2.1.1.1. Quy mô nền kinh tế Huyện Sóc SơnQuy mô nền kinh tế Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 thể hiện bằng tổng giá trị

sản xuất trên địa bàn Huyện (theo giá hiện hành) ở đồ thị 2.1. Tổng giá trị sản xuấttrên địa bàn Huyện năm 2010 ước tính đạt trên 33 ngàn tỷ đồng, bằng 16 lần tổnggiá trị sản xuất năm 2000 và bằng khoảng 2 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007.

Đồ thị 2.1: Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Nhìn chung, quy mô nền kinh tế Huyện Sóc Sơn trong 10 năm qua tăng trưởngkhá nhanh. Về mặt tương đối (đồ thị 2.1), quy mô giá trị sản xuất trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn dao động trong khoảng 3% đến gần 6% quy mô giá trị sản xuấttoàn thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn 2000 - 2007, tỷ trọng giá trị sản xuất trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn so với quy mô giá trị sản xuất của toàn thành phố có xuhướng gia tăng từ 3,03% năm 2000 lên 5,91% năm 2007. Từ năm 2007 đến năm2010 tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần, ước tính còn khoảng 4,66% năm2010. Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2007, nhịp độ phát triển kinh tế của HuyệnSóc Sơn tương đối nhanh hơn so với nhịp độ chung của thành phố Hà Nội. Tuy

nhiên, giai đoạn 2008 - 2010 báo hiệu nhịp độ phát triển kinh tế Huyện đang trởnên chậm hơn so với nhịp độ phát triển chung của thành phố.

2015 5616

1242716468

2352027183

331563.03%

4.44%

5.39%5.91%

5.02%4.68% 4.66%

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

2000 2003 2006 2007 2008 2009 20100%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%G TS X (ty dong)% s o vo i H a N o i

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2010

Page 29: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

18

Bảng 2.1: GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tếgiai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng - giá thực tếNăm Công nghiệp Xây dựng Dịch vụ Nông nghiệp GTSX trên địa bàn

2000 690 194 869 261 2.015

2003 3.642 381 1.237 356 5.616

2006 9.938 306 1.665 518 12.427

2007 12.609,3 576,2 2.620,3 661,8 16.467,6

2008 18.031,3 809,2 3.672,1 1.007,2 23.519,8

2009 20.818,2 914,6 4.426,7 1.023,5 27.183

2010(ước) 25.395,2 1.138,4 5485 1.137,1 33.155,7

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Quy mô giá trị sản xuất (theo giá thực tế) tính theo ngành trên địa bàn Huyện Sóc

Sơn giai đoạn 2000 - 2010 thể hiện ở bảng 2.1. Theo số liệu này, công nghiệp là ngành

có giá trị sản xuất lớn nhất trên địa bàn. Giá trị sản xuất của công nghiệp đã tăng từ690 tỷ đồng năm 2000 lên 9.938 tỷ đồng năm 2006 và ước tính đạt 25.395,2 tỷ đồngnăm 2010. Ngành dịch vụ mặc dù có quy mô giá trị sản xuất chỉ bằng khoảng 1/5 quymô giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là ngành kinh tế quan trọngthứ hai ở Huyện Sóc Sơn với giá trị sản xuất ước tính đạt hơn 5.000 tỷ đồng năm 2010.Ngành nông nghiệp và ngành xây dựng có quy mô giá trị sản xuất tương đối thấp ởmức lần lượt là 1.195 tỷ đồng và 895 tỷ đồng vào năm 2010.

Đồ thị 2.2: Giá trị sản xuất bình quân đầu người Huyện Sóc Sơngiai đoạn 2006 - 2010

45.98 59.77 84.18 95.35 112.72

30.01%

40.83%

13.26%18.23%

0

20

40

60

80

100

120

2006 2007 2008 2009 20100%5%10%15%20%25%30%35%40%45%

GTSX bq / N (tr.đ / N) TĐTT (%)

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 30: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

19

Sự tăng trưởng nhanh chóng của giá trị sản xuất trên địa bàn đã góp phần nângcao giá trị sản xuất bình quân đầu người hàng năm trên địa bàn (đồ thị 2.2). Năm2007, 2008, 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên địa bàn

đạt ở mức khá cao với các giá trị lần lượt là 30%, 41%, 13,26% và 18,23%. Về mặttuyệt đối, giá trị sản xuất bình quân đầu người Huyện Sóc Sơn đã tăng từ 45,98

triệu đồng năm 2006 lên mức 112,72 triệu đồng năm 2010. Tuy nhiên, con số này

vẫn còn thấp so với các Quận, Huyện nội thành. Ví dụ, năm 2006 giá trị sản xuấtbình quân đầu người của Hà Nội, Long Biên, lần lượt là 72 triệu và 91 triệu, trongkhi đó con số này của Sóc Sơn chỉ đạt xấp xỉ 46 triệu đồng. Các con số này chỉ rarằng Sóc Sơn có cơ hội để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.

2.1.1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tếTốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn.

Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Sóc Sơngiai đoạn 2003 - 2010

Nhìn chung từ năm 2003 đến nay (đồ thị 2.3) tốc độ tăng trưởng GTSX trên địabàn Huyện là rất cao, đạt mức bình quân hàng năm là 20%. Mặc dù không có số liệuchính xác với toàn thành phố Hà Nội (do sự mở rộng của Hà Nội), đồ thị 2.3 vẫn chothấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của Huyện Sóc Sơn làcao hơn so với tăng trưởng bình quân hàng năm của thành phố trong cùng khoảngthời gian. Cụ thể, trong giai đoạn 2003 - 2007 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình

quân của Huyện Sóc Sơn đạt mức xấp xỉ 24%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất của toàn thành phố chỉ đạt mức 16,23%. Trong giai đoạn 2009 - 2010, chỉ

11.07%

23.90%

11.25%

41.65%

14.62% 15.67%18.37%

9.64%

14.50%17.51%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Sóc Sơn HN B.Q. Sóc Sơn BQ. HN Sóc Sơn 2002-2010

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 31: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

20

tiêu này của Huyện Sóc Sơn đạt khoảng 12% và toàn thành phố đạt 11%. Sự sụt giảmnày có thể có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nó phần nào phản ánh tác động của sựkhủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhịp độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Việt Namđến sự phát triển kinh tế của Sóc Sơn.

Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010

Theo ngành kinh tế (đồ thị 2.4), công nghiệp là ngành đóng góp nhiều nhất chotăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2002 - 2010 với mức tăng trưởngbình quân hàng năm là 22,71%. Dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuất cao thứ hai với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,16%. Xây dựng và

nông nghiệp lần lượt có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ởmức thấp hơn với các giá trị tương ứng là 5,68 và 3,12. Công nghiệp là ngành kinh

tế có giá trị sản xuất lớn nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 lại códấu hiệu chững lại (mức tăng trưởng bình quân hàng năm 15,35%) so với giai đoạn2002 - 2005 (mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 32,57%). Tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ trong giai đoạn 2006 - 2010 (đạt tốc độ tăngtrưởng 2,77% hàng năm) so với giai đoạn 2002 - 2005 (3,57%). Các ngành xây

dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010

(lần lượt là 15,19%, 12,83) cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002 -

2005 (lần lượt là 5,11%, 2,59%). Những biến động này phản ánh sự phát triển chậmlại của các ngành công nghiệp và nông nghiệp cũng như xu hướng phát triển mạnhhơn của các ngành xây dựng, dịch vụ.

-5 %

0 %

5 %

1 0 %

1 5 %

2 0 %

2 5 %

2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

TG TS X - H Q L C N XD D V N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 32: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

21

2.1.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếThực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

được thể hiện ở đồ thị 2.5. Điểm nổi bật nhất về sự chuyển đổi này là sự gia tăngnhanh chóng của tỷ trọng công nghiệp từ mức 34,25% năm 2000 lên 79,97% năm2006 và duy trì ổn định ở mức khá cao, ở mức khoảng 78 - 80% trong giai đoạn 2007- 2010. Sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế phản ánhquá trình công nghiệp hóa đang diễn ra tương đối nhanh chóng ở Huyện Sóc Sơn.

Đồ thị 2.5: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng các ngành còn lại đều có xu hướng giảmmạnh. Đáng chú ý là tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ giảm từ 43,1% năm2000 xuống còn 13,4% năm 2006, và duy trì ở mức tương đối ổn định từ 15 - 15,5%

từ năm 2007 đến nay. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giảm từ 13%(năm 2000) xuống chỉ còn 4,2% (năm 2006) và 3,43% năm 2010. Tỷ trọng giá trị sảnxuất ngành xây dựng cũng giảm mạnh từ mức 9,65% năm 2000 xuống 2,46% năm2006 và 3,43% năm 2010. Sự sụt giảm của ngành dịch vụ trong cơ cấu giá trị sảnxuất làm cho nền kinh tế Sóc Sơn ngày càng trở nên phụ thuộc nặng nề vào ngành

công nghiệp và sự mất cân đối của nền kinh tế.Thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến 2010

phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào các ngành công

nghiệp mới và sự bớt lệ thuộc vào những ngành nông nghiệp và dịch vụ truyền thống.

3 4 .2 5 %

6 4 .8 6 %

7 9 .9 7 % 7 7 .3 7 % 7 7 .9 1 % 7 7 .9 6 % 7 6 .5 9 %

9 .6 5 %

6 .7 8 %

2 .4 6 % 2 .6 4 % 2 .6 4 % 2 .6 7 % 3 .4 3 %

4 3 .1 3 %

2 2 .0 2 %1 3 .4 0 % 1 5 .5 0 % 1 5 .2 8 % 1 5 .5 4 % 1 6 .5 4 %

1 2 .9 6 %6 .3 4 % 4 .1 7 % 4 .5 0 % 4 .1 7 % 3 .8 4 % 3 .4 3 %

3 0 %

4 0 %

5 0 %

6 0 %

7 0 %

8 0 %

9 0 %

1 0 0 %

2 0 0 0 2 0 0 3 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

C N XD D V N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 33: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

22

2.1.1.4. Thực trạng khu vực kinh tế do Huyện quản lýQuy mô khu vực kinh tế trên địa bàn Sóc Sơn (do Huyện quản lý) giai đoạn

2000 - 2010 thể hiện bằng tổng giá trị sản xuất ở đồ thị 2.6. Tổng giá trị sản xuất(theo giá thực tế) năm 2010 ước tính đạt trên 5.272 ngàn tỷ đồng, bằng 9 lần tổng

giá trị sản xuất năm 2000 và bằng khoảng 1,6 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007.Nhìn chung, quy mô nền kinh tế Sóc Sơn trong 10 năm qua tăng trưởng khá nhanh.

Đồ thị 2.6: Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý giai đoạn 2000 - 2010

Về mặt tương đối, quy mô giá trị sản xuất do Huyện quản lý đang có xu hướnggiảm dần so với quy mô giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện. Tỷ trọng giá trị sản xuất doHuyện quản lý so với giá trị sản xuất trên địa bàn giảm từ 29,15% năm 2000 xuống20,32% năm 2007 và chỉ còn khoảng 15,90% năm 2010. Điều này một mặt phản ánh

quy mô GTSX do huyện quản lý tương đối nhỏ, mặt khác phản ánh nhịp độ tăngtrưởng của khu vực này chậm hơn so với mức chung trên địa bàn.

Bảng 2.2: Quy mô GTSX do Huyện Sóc Sơn quản lý theo ngànhgiai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng - giá thực tếNăm Công Nghiệp Xây Dựng Dịch Vụ Nông nghiệp2002 171,30 77,90 76,90 261,20

2004 561,80 220,80 166,50 429,10

2006 616,70 284,50 226,40 518,30

2007 1.409,50 546,80 736,70 652,50

2008 1.749,40 494,30 944,80 944,20

2009 1.695,80 765,00 1.072,30 970,90

2010 (ước) 2.063,22 940,77 1.248,90 1.019,30

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

3 3 4 6

4 1 3 34 5 0 4

5 2 7 2

2 0 .3 2 %

1 7 .5 7 %

1 6 .5 7 %1 5 .9 0 %

0

1 0 0 0

2 0 0 0

3 0 0 0

4 0 0 0

5 0 0 0

6 0 0 0

2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 01 0 %

1 2 %

1 4 %

1 6 %

1 8 %

2 0 %

2 2 %G T S X-H Q L % G T S X-S S

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 34: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

23

Quy mô giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế do Huyện quản lý tính theongành trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010 thể hiện ở bảng 2.2. Các sốliệu phản ánh rằng từ năm 2004 đến năm 2010, ngành công nghiệp là ngành đóng gópquan trọng nhất vào GTSX trên địa bàn Huyện. GTSX công nghiệp do Huyện quản lýđạt mức 171 tỷ đồng năm 2000; 261,8 năm 2004 và đạt 2.063 tỷ đồng năm 2010. Bắtđầu từ năm 2006 GTSX của ngành dịch vụ đã vượt ngành nông nghiệp để vươn lên vịtrí thứ hai đạt mức 736,7 tỷ đồng năm 2006 và đạt 1.248 tỷ đồng năm 2010. Ngànhnông nghiệp và ngành xây dựng có quy mô GTSX tương đối thấp ở mức lần lượt là1.019 tỷ đồng và đạt 940 tỷ đồng vào năm 2010.

Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng trưởng GTSX do Huyện quản lývà trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm (theo giá gốc 1994) do Huyện quảnlý giai đoạn 2002 - 2010 tương đối biến động (đồ thị 2.7). Tính bình quân trong giai

đoạn này tốc độ tăng trưởng GTSX do Huyện quản lý đạt mức 8,87% hàng năm. Đâylà con số thấp hơn so mức chung trên địa bàn trên cùng thời kỳ (đạt mức 17,51%hàng năm). Về mặt xu hướng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất doHuyện quản lý trong giai đoạn 2006 - 2010 đã giảm (khoảng 7,92% hàng năm) so vớigiai đoạn 2002 - 2006 (khoảng 10,5%).

Xét theo từng ngành (xem đồ thị 2.8), dịch vụ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất (theo giá gốc 1994) cao nhất giai đoạn 2002 - 2010 với tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm chung cho cả thời kỳ là 16,23% và có xu hướng tăngtrưởng tăng dần, riêng giai đoạn 2006 - 2010 con số này là 20,22%. Các ngành còn

lại đều có tốc độ tăng trưởng giảm dần. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thứ nhì

với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 là 15,23%, giai đoạn2006 - 2010 là 11,64%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từnăm 2002 là 8,9% (giai đoạn 2002 - 2005: 13,3%; giai đoạn 2006 - 2010: 5,5%).

0 %

5 %

1 0 %

1 5 %

2 0 %

2 5 %

3 0 %

3 5 %

4 0 %

4 5 %

2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

S ó c S ơ n Q LS ó c S ơ nB Q - H Q LB Q - S S

Nguồn: tính toán từ số liệu của Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 35: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

24

Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ năm 2002 là 0,34%

(giai đoạn 2002 - 2005: 3,57%; giai đoạn 2006 - 2010: -2,56%).

Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo ngành, khu vực Huyệnquản lý giai đoạn 2002 - 2010

Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành khu vực Huyện quản lý chuyển biến theohướng công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn 2000 - 2006 sang công nghiệp - dịchvụ trong giai đoạn 2006 - 2010 (đồ thị 2.9).

Đồ thị 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 29,2% năm 2000 lên 37,5% năm 2006 và39.13% năm 2010; ngành dịch vụ cũng tăng nhẹ từ 13,1% năm 2000 lên 13,8% năm2006, và 23,69% năm 2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành xây dựng biến độngtừ 13,3 năm 2000 lên 17,8% năm 2010. Ngược lại, tỷ trọng ngành nông nghiệp cóchiều hướng giảm mạnh, từ 44,5% năm 2000 giảm xuống còn 31,5% năm 2006, và19,33% năm 2010.

2 9 . 1 7 % 3 0 . 4 6 %4 0 . 7 6 % 3 7 . 4 7 % 4 2 . 1 3 % 4 2 . 3 3 % 3 7 . 6 5 % 3 9 . 1 3 %

1 3 . 2 6 % 1 8 . 0 9 %1 6 . 0 2 % 1 7 . 2 9 %

1 6 . 3 4 % 1 1 . 9 6 % 1 6 . 9 8 % 1 7 . 8 4 %1 3 . 0 9 %1 3 . 6 7 %

1 2 . 0 8 % 1 3 . 7 6 %2 2 . 0 2 %

2 2 . 8 6 % 2 3 . 8 1 % 2 3 . 6 9 %4 4 . 4 7 % 3 7 . 7 8 % 3 1 . 1 3 % 3 1 . 4 9 %

1 9 . 5 0 % 2 2 . 8 5 % 2 1 . 5 6 % 1 9 . 3 3 %

0 %1 0 %2 0 %3 0 %4 0 %5 0 %6 0 %7 0 %8 0 %9 0 %

1 0 0 %

2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

C N X D D V N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

- 5 %

0 %

5 %

1 0 %

1 5 %

2 0 %

2 5 %

2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

T G T S X - H Q L C N X D D V N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 36: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

25

2.1.1.5. Đánh giá chungNhìn chung, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Huyện

Sóc Sơn cao nhưng chưa ổn định, hệ thống dịch vụ phát triển chậm, chưa xây dựngđược loại hình dịch vụ mũi nhọn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng,trong đó ngành công nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí chủ đạo, tỷ trọng ngành dịchvụ giảm sút do tốc độ phát triển còn chậm, chưa theo kịp sự phát triển công nghiệp.

Công nghiệp Huyện Sóc Sơn tăng trưởng khá cao nhưng đang có xu hướng chậmdần. Nguyên nhân chính là do mặt bằng sản xuất trên địa bàn Huyện chưa được đầutư đúng mức nên chưa tạo được điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất. Bên cạnhđó, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đang ngày càng đặt ra cao hơn nên cũng gâycản trở phát triển sản xuất công nghiệp và TTCN trên địa bàn. GTSX công nghiệptrên địa bàn hiện với tỷ trọng cao vẫn thuộc về các doanh nghiệp thuộc khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Nội Bài, tiếp đến làcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các đơn vị sản xuất do Huyện quản lý đa phần có quy mô nhỏ, phân tán, khảnăng thu hút lao động và việc làm chưa cao; trình độ công nghệ đa số chỉ ở mức trungbình, thấp; mức độ ô nhiễm môi trường cao, nhất là các ngành sản xuất thép và vậtliệu xây dựng. Mặc dù vậy, với định hướng phát triển công nghiệp đã được Thành

phố xác định, chắc chắn trong những năm tới đây GTSX khu vực này sẽ còn tăng.Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cơ bản đã được cổ phần hóa, nhiều doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ, vốn và tài sản giảm sút, không đảm bảo chế độ cho người laođộng. Các HTX sau chuyển đổi hoạt động còn lúng túng. Nghề và làng nghề truyềnthống bị mai một, sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp, không ổn định.

Sản xuất nông nghiệp chưa có sự đột phá. Mặc dù những năm qua tốc độ tăngtrưởng ngành này đạt khá nhưng những năm tới đây khi diện tích sản xuất ngày càng bịthu hẹp, sản lượng nông nghiệp chắc chắn sẽ suy giảm, đặt ra yêu cầu cấp bách về giảiquyết việc làm và thu nhập cho nông dân bị thu hồi đất để chuyển sang phục vụ chocác mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa của Huyện và Thành phố.

2.1.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây

dựng trên địa bàn Huyện Sóc SơnTrong những năm qua, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã

phát triển mạnh mẽ và đang đóng góp phần quan trọng nhất vào nền kinh tế và sự pháttriển của Huyện Sóc Sơn. Đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của các lĩnh vực này là

các KCN và các CCN trên địa bàn. Đến năm 2010, trên địa bàn Huyện có 2 KCN và 3

CCN với tổng diện tích lên đến hơn 700 ha. Cụ thể, 2 khu công nghiệp gồm: KCN NộiBài (115 ha) đã đi vào hoạt động, KCN sạch Sóc Sơn (Tân Dân – Minh Trí) (342 ha)

Page 37: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

26

đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; Ba Cụm công nghiệp gồm: CCN vừa và nhỏ SócSơn (64,54 ha) đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; CCN tập trung Sóc Sơn (203 ha)

đã được duyệt quy hoạch chi tiết. Các làng nghề truyền thống cũng đã đóng góp đáng kểcho GTSX ngành công nghiệp.

2.1.2.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpTrong những năm gần đây, quy mô GTSX công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao,

đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2002 - 2010.

Đồ thị 2.10: Quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn tronggiai đoạn 2000 - 2010 (đồ thị 2.10) đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô

tăng trên 36,8 lần (giá thực tế). GTSX công nghiệp tăng từ gần 690 tỷ đồng vào

năm 2000 lên 9.938 tỷ năm 2006, 18.031 tỷ năm 2008, và 25.395 tỷ đồng năm2010. Về mặt tương đối, tỷ trọng GTSX công nghiệp đã tăng nhanh trong giai đoạn2000 - 2006, từ mức 34,25% lên 79,98% năm 2006. Từ năm 2006 đến năm 2010 tỷtrọng công nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ và đạt mức 76,59% năm 2010.

Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển công nghiệp Huyện Sóc Sơn có thểđược chia thành hai giai đoạn (đồ thị 2.11).

690 3,642

9,93812,609

18,03120,818

25,39534.25%

64.86%

79.97% 77.37% 77.91% 77.96% 76.59%

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

2000 2003 2006 2007 2008 2009 20100%

10%20%

30%

40%50%

60%

70%80%

90%

GTSX CN (nghin ty, gia thuc te) Ty Trong CN

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 38: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

27

Đồ thị 2.11: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp và GTSX toàn bộ trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)

Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức32,57% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp giảm mạnhtrong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức 15,35% hàng năm. Đồ thị này cũng cho thấy, sựphát triển của kinh tế của Huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp.

Đồ thị 2.12: Tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tếtrên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010 (tính theo giá cố định 1994)

Đồ thị 2.12 phản ánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp theo thành phần kinhtế. Nhìn chung, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010

so với giai đoạn 2002 - 2005 diễn ra ở tất cả các nhóm doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế.

1 0 %1 5 %2 0 %2 5 %3 0 %3 5 %4 0 %4 5 %5 0 %5 5 %6 0 %

2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

B Q - T B B Q - C N T B C N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

5 %

1 0 %

1 5 %

2 0 %

2 5 %

3 0 %

3 5 %

2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

T . N g à n h C N K T N N K - N - N N Đ T - N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 39: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

28

Xét theo từng nhóm cụ thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nướcngoài luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và đang chi phối mạnh mẽsự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn Huyện. Khu vực này có tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 24,34%(giai đoạn 2002 - 2005: 33,35%; giai đoạn 2006 - 2009: 17,43%). Xu hướng pháttriển GTSX chậm dần ở khu vực này phản ánh, khả năng thu hút vốn đầu tư nướcngoài trên địa bàn Huyện đang có xu hướng yếu dần. Khu vực kinh tế trong nước có

tốc độ tăng trưởng cao thứ nhì và thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ở khu vực này đạt mức 18,1%giai đoạn 2002 - 2010 (giai đoạn 2002 - 2005: 31,49%; giai đoạn 2006 - 2009: 8,38%).

Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước có tốc độ tăng thấp nhất đạt mức tăng trưởng giá trịsản xuất hàng năm 13,05% giai đoạn 2002 - 2009 (giai đoạn 2002 - 2005: 19,8%; giai

đoạn 2006 - 2009: 7,86%).

Đồ thị 2.13: Cơ cấu GTSX Công nghiệp theo thành phần kinh tế trên địabàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002 - 2010

Về cơ cấu GTSX công nghiệp (đồ thị 2.13) theo thành phần kinh tế, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn giữ vị trí chủ đạo đối với nền công nghiệp trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn. Tỷ trong GTSX của khu vực công nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 2002 - 2020, biến động trong khoảng từ84,5% (năm 2003) và 92,3% (năm 2005). Tỷ trọng này có xu hướng tăng khá rõ rệt từnăm 2007 đến nay (87% năm 2007 lên 90% năm 2010). Tỷ trọng đóng góp của khuvực kinh tế nhà nước khá ổn định ở mức rất khiêm tốn (dưới 2%). Điều đáng chú ý làtỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến nay. Tỷ trọng đóng gópcủa kinh tế ngoài nhà nước vào ngành công nghiệp giai đoạn 2002 - 2010 dao độngtrong khoảng 6% (2005) đến 14% (năm 2003). Đặc biệt, tỷ trọng này có xu hướnggiảm từ năm 2007 (11,18% ) đến năm 2010 (8,12%).

8 8 . 3 0 %

8 4 . 6 8 %

9 0 . 3 0 %9 2 . 3 0 %

8 8 . 1 0 % 8 7 . 1 6 %8 8 . 8 4 %

9 0 . 4 8 % 9 0 . 5 8 %

1 0 . 2 0 %

1 3 . 8 9 %

8 . 2 0 %6 . 2 0 %

1 0 . 2 9 % 1 1 . 1 8 %9 . 7 0 %

8 . 1 5 % 8 . 1 2 %

1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 5 0 % 1 . 6 1 % 1 . 6 6 % 1 . 4 6 % 1 . 3 7 % 1 . 2 9 %

8 2 %8 4 %8 6 %8 8 %9 0 %9 2 %9 4 %9 6 %9 8 %

1 0 0 %

2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

Đ T - N N K - N - N N K T N N

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 40: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

29

Tính đến nay, trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đã có 5.887 cơ sở sản xuất côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp trong khu vực này là

216, tăng 3,72 lần so với năm 2005. Số lượng các hộ sản xuất năm 2010 là 5.743,

tăng 2,4 lần so với năm 2005.Số lượng lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ gần 7.772 người năm 2000

lên trên 14.380 người năm 2006 và 43.898 người năm 2010. Tính đến năm 2010, sốlượng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địabàn chiếm khoảng 22,03% lực lượng lao động toàn Huyện (xấp xỉ 45 ngàn người).Thu nhập bình quân đầu người hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp đạt khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.

Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 30 doanh nghiệp năm2005 lên 40 doanh nghiệp năm 2010. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường lànhững doanh nghiệp có quy mô bình quân lớn nhất cả về mặt GTSX và quy mô lựclượng lao động (xem bảng 2.3). Năm 2009, quy mô bình quân các doanh nghiệp cóvốn ĐTNN là 161.241 triệu đồng và 302 lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã góp phần tạo ra việc làm cho gần 13 ngàn lao động. Hầu hết các doanhnghiệp trong KCN Nội Bài, là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, công nghệ được đầutư mới nên có trình độ khá cao, ít gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp khuvực này chủ yếu tập trung ở công nghiệp Nội Bài, với các sản phẩm có giá trị kinh tếlớn. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này bao gồm: xe máy (Công tyTNHH Yamaha Motor Việt Nam); phụ tùng xe máy (công ty TNHH United Motor

Việt Nam), linh kiện điện cho xe gắn máy (công ty TNHH Moric Việt Nam), thép

tiền chế (Zamil Việt Nam).Bảng 2.3: Quy mô các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn

Đơn vị 2000 2002 2004 2006 2008 2009

GTSX bình quân / DN

1. DN nhà nước Tr đồng 4.117 9.270 25.702 76.259 23.660 24417

2. DN Ngoài NN Tr đồng 11.373 11.276 16.844 8.579 244 224

3. DN ĐTNN Tr đồng 124.568 281.580 517.631 366.768 160.351 161.241

Số lượng lao động bình quân /Doanh nghiệp1. DN nhà nước Người 185,8 222,0 186,8 321,0 187 195

2. DN Ngoài NN Người 57,2 53,3 54,9 43,0 4 4

3. DN ĐTNN Người 152,5 232,4 366,2 314,5 304 302

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2007, 2010

Khối doanh nghiệp công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 5 doanhnghiệp năm 2000 xuống còn 2 doanh nghiệp vào năm 2010. Các doanh nghiệp nhà

nước có giá trị sản xuất 24.417 triệu đồng và 195 lao động.

Page 41: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

30

Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN ngoài quốc doanh của Huyện có quy

mô sản xuất nhỏ và rất nhỏ, sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Các doanh nghiệpnày có giá trị sản xuất bình quân là 244 triệu đồng và có 4 lao động. Các sản phẩm côngnghiệp khu vực ngoài quốc doanh bao gồm: Cao lanh các loại, sét dẻo, khai thác cát, sỏi,xay sát, bánh phở, đậu phụ, giò chả, chè sao các loại, bia hơi, nước giải khát, may đo,

dép nhựa, giày da, đan lát nội địa, gạch chỉ, gạch lát, thép các loại.2.1.2.2. Thực trạng phát triển ngành xây dựngThực trạng phát triển ngành xây dựng được phản ánh tập trung ở đồ thị 2.14 và

2.15. Quy mô giá trị sản xuất xây dựng có chiều hướng gia tăng từ năm 2006 đếnnay (đồ thị 2.14). Năm 2006 quy mô giá trị sản xuất xây dựng đạt mức 306 tỷ đồng,năm 2008 là 809 tỷ đồng, ước tính năm 2010 con số này là 1.138 tỷ đồng. Xét vềmặt tỷ trọng, đóng góp của ngành xây dựng có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn2000 - 2006 từ 9,5% tổng GTSX toàn Huyện xuống còn khoảng 2,5% năm 2006.Giai đoạn 2007 - 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành xây dựng đang có xu hướngtăng nhẹ từ mức 2,46% năm 2006 lên 2,71% năm 2010.

Đồ thị 2.14: Giá trị SX ngành Xây dựng và tỷ trọng Xây dựng trong tổngGTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể đượcchia thành hai giai đoạn (đồ thị 2.15). Giai đoạn 2002 - 2005, giá trị sản xuất xâydựng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng âm ở mức – 5,11% bình quân hàng năm. Tốcđộ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ngành xây dựng tăng ổn định ở mức 15,19%hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Đồ thị 16 cũng cho thấy, tốc độ phát triển củangành xây dựng không có quan hệ chặt chẽ với quy mô giá trị sản xuất trên địa bàn.

194

381306

576.2

809.2914.6

1138.4

9.65%

6.78%

2.46% 2.64% 2.64% 2.67% 2.71%

0

200

400

600

800

1,000

1,200

2000 2003 2006 2007 2008 2009 20100%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

GTSXXD (gia thuc te, ty dong) % XD

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 42: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

31

Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Xây dựng và GTSX trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002-2010

Số lượng doanh nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 13 doanh nghiệp năm 2000, lên

44 doanh nghiệp năm 2006 và 80 doanh nghiệp năm 2010 (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ bản ngành xây dựng trên địa bàn Sóc SơnChỉ tiêu ĐV 2000 2004 2004 2006 2008 2009 2010

Số DN xây dựng DN 13 44 44 51 66 74 80Lao động/DN Người 1 215 1 889 1 889 1 893 35 37 40

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2007, 2010

2.1.3. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn2.1.3.1. Khái quát chung

Trong những năm gần đây, quy mô GTSX dịch vụ trên địa bàn Sóc Sơn liên tục tăngcao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,16% hàng năm giai đoạn 2002 - 2010.

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn trong giaiđoạn 2000 – 2010 (đồ thị 2.16) đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụtăng từ gần 870 tỷ đồng vào năm 2000 lên 1.665 tỷ đồng năm 2006, 3.672 tỷ đồng năm2008, và đạt 5.385 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, đóng góp của dịch vụ vào

GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ hơn 40% tổng GTSX trên toàn Huyện năm 2000xuống còn 13,4% năm 2006. Từ năm 2007, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào tổngGTSX trên địa bàn duy trì ở mức khoảng từ 15 đến 15,5% hàng năm.

11.07%

23.90%

11.25%

41.65%

14.62% 15.67% 18.37%9.64%

14.67%

9.20% 9.75%

-43.39%

19.52%15.24% 15.24% 18.29%

10.91%16.40%

-50%-40%-30%-20%-10%

0%10%20%30%40%50%

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

BQ-GTSX BQ-XD GTSX XD

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 43: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

32

Đồ thị 2.16: GTSX dịch vụ và tỷ trọng dịch vụ trong tổng GTSXtrên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của dịch vụ trên địa bàn Sóc Sơn có thểđược chia thành hai giai đoạn (bảng 2.5). Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX dịch vụ trên

địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức rất khiêm tốn, 2,59% bình quân hàng năm.Tốc độ tăng trưởng GTSX dịch vụ tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2006 - 2010, đạtmức 12,83% hàng năm. Tính chung, trong giai đoạn 2002 - 2010 tốc độ tăng trưởngGTSX dịch vụ bình quân hàng năm là 8,16%.

Bảng 2.5: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSX của ngànhdịch vụ theo khu vực kinh tế

Đơn vị:%Năm

Giai ĐoạnTốc Độ Tăng Trưởng Cơ Cấu

TĐTTDV KTNN KT-N-NN ĐT-NN KTNN KT-N-NN ĐT-NN

2002-2010 8,16 6,21 20,05 -1,96

2002 16,94 15,25 27,73 30,30 84,59 10,30 5,11

2003 3,16 2,26 7,34 11,96 84,48 10,61 4,91

2004 -5,72 -5,63 3,38 -28,74 85,17 11,38 3,45

2005 -2,61 -2,69 8,74 -39,08 83,93 13,59 2,48

2002-2005 2,59 2,00 11,42 -10,79

2006 7,10 -10,47 121,60 -25,64 83,93 13,59 2,48

2007 16,31 13,20 25,22 13,20 70,16 28,12 1,72

2008 16,70 20,57 6,78 20,74 72,49 25,73 1,78

2009 11,49 13,76 4,97 13,66 73,96 24,22 1,82

2010 12,81 14,33 8,02 14,34 74,96 23,20 1,84

2006-2010 12,83 9,71 27,43 5,72

Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê Hà Nội2007,2010

8691,237

1,665

2620.3

3672.1

4426.7

5385

43.13%

22.02%

13.40% 15.50% 15.28% 15.54% 15.29%

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2000 2003 2006 2007 2008 2009 20100%5%10%15%20%25%30%35%40%45%50%

GTSX DV % DV

Nguồn: tính toán từ số liệu cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 44: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

33

Xét theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn dẫn đầu vềtốc độ tăng trưởng GTSX. Khu vực này có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng

năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 20% (giai đoạn 2002 - 2005: 11,43%; giai đoạn2006 - 2009: 27,43%). Khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng GTSX bình

quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 6,21%% (giai đoạn 2002 - 2005: 2%;

giai đoạn 2006 - 2009: 9,71%). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang cótốc độ tăng trưởng không đều. Tính chung, khu vực này có tốc độ tăng trưởng GTSXbình quân hàng năm giai đoạn 2002-2010 đạt mức -1,96% (giai đoạn 2002 - 2005:

-10,79%; giai đoạn 2006 - 2010: 5,72%)

Cơ cấu GTSX dịch vụ theo thành phần kinh tế thể hiện ở bảng 2.5. Tỷ trọng GTSXcủa khu vực doanh nghiệp nhà nước xu thế giảm trong giai đoạn 2002 - 2020, nhữngvẫn chiếm tỷ trọng chi phối, với mức thấp nhất là 70,16% (năm 2007) và cao nhất là85,17% (năm 2004). Tỷ trọng này có xu tăng dần từ năm 2007 (70,16%) đến năm 2010(74,96%). Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào ngành dịch vụgiai đoạn 2002 - 2010 dao động trong khoảng 10,30% (2002) đến 28,12% (năm 2007).Đặc biệt, tỷ trọng này cũng đang có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2007 (28,12%) đếnnăm 2010 (23,20%). Vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnhvực dịch vụ là khá mờ nhạt. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế này trong giai đoạn2002 - 2010 dao động trong khoảng 1,72% (2007) đến 5,11% (năm 2002). Đặc biệt, tỷtrọng này có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2002 đến năm 2010.

Xét theo ngành kinh tế (bảng 2.6), nhóm ngành thương mại có có tốc độ tăngtrưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 10,78% (giai đoạn2002 - 2005: 12,41%; giai đoạn 2006 - 2009: giảm xuống còn 8,69%). Nhóm ngành

tài chính – ngân hàng có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn2002 - 2010 đạt mức 10,78% (giai đoạn 2002 - 2005: 13,38%; giai đoạn 2006 - 2009:

giảm xuống còn 8,74%). Nhóm ngành khách sạn nhà hàng có tốc độ tăng trưởng giátrị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 đạt mức 5,45% (giai đoạn2002 - 2005: 2,32%; giai đoạn 2006 - 2009: tăng lên 8,02%). Nhóm ngành dịch vụkhác có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010

đạt mức 8,29% (giai đoạn 2002 - 2005: 1,6%; giai đoạn 2006 - 2009: tăng lên13,96%). Nhìn chung, ngành khách sạn – nhà hàng và nhóm các ngành khác có tốcđộ tăng trưởng tăng dần từ năm 2002 - 2010. Ngược lại các ngành thương mại và tài

chính ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm 2002 đến 2010.

Page 45: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

34

Bảng 2.6: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ và tăng trưởng GTSXcủa ngành dịch vụ theo nhóm ngành

Đơn vị:%

NămTốc Độ Tăng Trưởng Trong Năm Cơ Cấu

TĐTTDV

TMKS-

NH

TC-

NH

DV-

khácTM

KS-

NH

TC-

NH

DV-

khác

2002-

20108,16

10,3

35,45 10,78 8,29

2002 16,94 4,38 3,27 23,30 17,92 5,80 0,90 1,39 91,91

2003 3,16 2,76 3,55 2,17 3,19 5,87 0,87 1,50 91,77

2004 -5,72 5,42 0,64 10,29 -6,70 6,36 0,87 1,72 91,05

2005 -2,6141,2

31,84 18,92 -6,15 9,30 0,94 2,02 87,74

2002-

20052,59

12,4

12,32 13,38 1,60

2006 7,10 6,87 7,10 7,10 7,12 9,28 0,94 2,02 87,76

2007 16,3117,1

08,40 10,10 16,30

20,9

90,82 1,39 76,79

2008 16,70 6,89 11,11 11,18 19,5419,2

30,78 1,33 78,66

2009 11,49 4,98 7,00 5,33 13,2318,1

10,75 1,25 79,89

2010 12,81 8,01 6,54 10,11 14,0017,1

70,70 1,20 80,93

2006-

201012,83 8,69 8,02 8,74 13,96

Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê Hà Nội2007,2010

Về cơ cấu GTSX dịch vụ theo nhóm ngành (bảng 2.6), các ngành dịch vụ khác cótỷ trọng GTSX giảm dần từ năm 2002 đến 2010, tuy nhiên vẫn là nhóm ngành dịchvụ chủ đạo trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Tỷ trọng GTSX nhóm này đạt mức thấp nhấtlà 76,79% (năm 2007) và cao nhất là 91,91% (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng này

tăng trở lại từ năm 2007 (76,79%) đến năm 2010 (80,73%). Thương mại là ngành

quan trọng thứ hai, với tỷ trọng đóng góp của nhóm này vào ngành dịch vụ giai đoạn2002 - 2010 dao động trong khoảng 5,80% (2002) đến 20,99% (năm 2007). Một điểmđáng lưu ý là tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2007 (20,99%) đến năm 2010(17,34%). Vai trò của ngành khách sạn nhà hàng và ngành tài chính – ngân hàng

trong cơ cấu GTSX ở Huyện Sóc Sơn là khá mờ nhạt. Tỷ trọng đóng góp của ngành

khách sạn – nhà hàng trong giai đoạn 2002-2010 giao động trong khoảng 0,71% (năm

Page 46: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

35

2007) đến 0,94% (năm 2006). Tỷ trọng này có xu hướng giảm từ năm 2002 đến năm2010. Tỷ trọng đóng góp của ngành tài chính – ngân hàng trong giai đoạn 2002-2010

giao động trong khoảng 1,22% (năm 2010) đến 2,02% (năm 2006). Tỷ trọng này

củng có xu hướng giảm từ năm 2005 đến năm 2010.Đánh giá chung:- Ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn khá nhỏ bé so với ngành công

nghiệp. Khu vực kinh tế nhà nước trong ngành tiếp tục đóng vai trò chính, chiếmtuyệt đại bộ phận GTSX của ngành. Để cải thiện tình hình, trong thời gian tới SócSơn cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích pháttriển các loại hình kinh tế ngoài nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằmtăng dần tỷ trọng của hai khu vực này trong cơ cấu GTSX của ngành.

- Mặc dù có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong những năm gần đây, song

ngành dịch vụ phát triển không ổn định, tỷ lệ tăng trưởng dao động trong khoảngrộng. Trong xu hướng đó, phần đóng góp của ngành trong cơ cấu GTSX trên địabàn Huyện đã liên tục giảm xuống từ năm 2002 đến 2005 và duy trì tỷ trọng ổn địnhkhoảng 15% từ năm 2006 đến nay.

2.1.3.2. Thực trạng phát triển ngành thương mạiQuy mô giá trị sản xuất ngành thương mại Huyện Sóc Sơn gian đoạn 2003 - 2010

thể hiện bằng tổng GTSX trên địa bàn Huyện (theo giá hiện hành) ở đồ thị 2.17. Tổnggiá trị sản xuất trên địa bàn Huyện năm 2010 ước tính đạt trên 941,80 tỷ đồng, bằng 13lần tổng GTSX năm 2003 và bằng khoảng 1,9 lần tổng GTSX năm 2007. Nhìn chung,

quy mô GTSX thương mại tăng tương đối ổn định trong thời gian qua.

Page 47: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

36

Đồ thị 2.17: Giá trị SX Thương mại và tỷ trọng Thương mại trong tổngGTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000-2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.17), quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn dao

động trong khoảng 5,87% đến gần 21% quy mô GTSX toàn ngành dịch vụ trên địabàn. Trong giai đoạn 2003 - 2007, tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại trong cơ cấuGTSX của toàn toàn ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng từ 5,87% năm 2003 lên 21%năm 2007. Từ năm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần xuốngước tính còn khoảng 17,17% vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2003 - 2007,

nhịp độ phát triển của ngành thương mại diễn ra tương đối nhanh hơn so với nhịp độchung của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, giai đoạn 2007 - 2010 nhịp độ phát triển củangành thương mại có dấu hiệu chậm lại so với nhịp độ phát triển chung của ngành dịchvụ trên địa bàn.

2.1.3.3. Thực trạng hệ thống chợ, siêu thị và các cửa hàng bán lẻa. Về hệ thống chợTrên địa bàn Huyện, thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 30 chợ các loại

trong đó có 1 chợ loại 2 và 2 chợ loại 3, còn lại là các chợ tạm và nhiều chợ cóc ởcác làng, xóm. Theo thống kê của các xã, trong 26 xã và thị trấn của Huyện, chỉ có5 xã không có bất cứ loại chợ nào, trong khi đó một số xã như Kim Lũ, Mai Đình có

tới 3 chợ tạm hoặc 3 chợ cóc.Hệ thống chợ được hình thành từ khá lâu đời, phân bố rải rác ở hầu hết các xã,

gắn liền với đời sống dân cư địa phương. Trên thực tế, trừ một vài chợ loại 2 và loại3 có quy mô tương đối lớn, hầu hết các chợ ở Sóc Sơn là các chợ quy mô nhỏ và

cực nhỏ thu hút dân cư của một vài làng trong cùng một xã. Một vài chợ quy môvừa họp theo phiên vào một số ngày nhất định trong tháng. Rất ít chợ liên xã hay

72.59 154.53

550.08706.12

801.51941.80

5.87%

9.28%

20.99%19.23%

18.11% 17.17%

0100200300400500

600700800900

1000

2003 2006 2007 2008 2009 20100%

5%

10%

15%

20%

25%

GTSX TM % GTSXDV

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 48: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

37

liên vùng. Chợ được hình thành một cách tự phát chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua sắmhàng ngày của dân cư làng xã, khả năng thu hút hàng hóa từ nơi khác đến rất hạnchế. Chưa có các chợ đầu mối, chợ chuyên theo các nhóm ngành - hàng. Trong sốchợ đang tồn tại và hoạt động, 3 chợ do Huyện quản lý, 10 chợ do xã quản lý, còn

lại là các chợ hoạt động tự phát, vào những giờ/buổi nhất định trong ngày ở cácthôn, xóm không được quản lý. Tuy nhiên, ban quản lý chợ chỉ đóng vai trò rất hạnchế với việc thực hiện một vài công việc nhất định. Tình trạng phân tán của các chợmột mặt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các khu vực địa phương nhỏ hẹp,xa các trung tâm mua sắm, mặt khác, phản ánh trình độ phát triển của kinh tế thịtrường còn ở trình độ thấp.

Tất cả các chợ trên địa bàn Huyện đều là chợ bán kiên cố và chợ tạm, trong đósố chợ có lều, lán tạm chiếm tỷ lệ cao tới 85% và là chợ nông thôn. Hệ thống cơ sởhạ tầng của chợ nghèo nàn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hệ thống này hầunhư không được đầu tư, cải tạo nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu được mua bán tại chợlà sản phẩm địa phương, khối lượng hàng hóa lưu chuyển thấp. Mặc dù vậy, hệthống chợ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng

hàng ngày của đại bộ phận dân cư trên địa bàn. Trong những năm sắp tới, hệ thống

chợ tiếp tục là bộ phận trọng yếu trong hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn.b. Về hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010, trên địa bàn Huyện không tồn tại bất cứtrung tâm thương mại, chỉ có 1 siêu thị và 1 cửa hàng miễn thuế nằm trong khu dịchvụ mặt đất tại cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Tuyệt đại bộ phận các cửa hàng

bán lẻ là những cửa hàng nhỏ của các hộ cá thể, phân bố rải rác dọc theo các trục lộchính và ở một số khu vực dân cư tập trung. Quy mô của các cửa hàng rất nhỏ xétcả về diện tích, doanh số bán và số lượng lao động tham gia. Cơ cấu mặt hàng kinh

doanh khá đơn điệu chỉ tập trung vào một số sản phẩm thiết yếu và thông thườngnhư lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, bánh kẹo, dụng cụ y tế, đồ dùng gia

đình, quần áo, giày dép, văn phòng phẩm,... Trên địa bàn Huyện chưa hình thành

các cửa hàng chuyên doanh hoặc cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn, thiếu các cửahàng tiện lợi và chuỗi cửa hàng chuyên doanh. Trên thực tế, chưa tồn tại trung tâmmua sắm nào ngay cả ở khu vực phụ cận cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu

công nghiệp Nội Bài.

2.1.3.4. Thực trạng hệ thống các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểmQuy mô GTSX ngành tài chính – ngân hàng Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 -

2010 thể hiện bằng tổng GTSX trên địa bàn Huyện (theo giá hiện hành) ở đồ thị 2.18.

Tổng GTSX trên địa bàn Huyện năm 2010 ước tính đạt trên 65,86 tỷ đồng, bằng 3,5

Page 49: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

38

lần tổng giá trị sản xuất năm 2003 và bằng khoảng 1,8 lần tổng GTSX năm 2007.Nhìn chung, quy mô GTSX ngành tài chính – ngân hàng tăng tương đối ổn định ở tốcđộ thấp trong thời gian qua.

Đồ thị 2.18: Giá trị SX Tài chính – Ngân hàng và tỷ trọng TC-NH trong

tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.18), tỷ trọng GTSX ngành tài chính - ngân hàng trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giao động trong khoảng 1,20% đến gần 2,02% GTSX toàn

ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong giai đoạn 2003 - 2006, tỷ trọng GTSX tài chính -

ngân hàng trong cơ cấu GTSX của toàn ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng từ 1,5%

năm 2003 lên 2,02% năm 2006. Từ năm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xuhướng giảm dần xuống ước tính còn khoảng 1,22% vào năm 2010. Như vậy, trong giaiđoạn 2006 - 2010, nhịp độ phát triển của ngành tài chính - ngân hàng diễn ra tương đốichậm hơn so với nhịp độ chung của ngành dịch vụ.

2.1.3.5. Thực trạng phát triển ngành du lịchCác hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Huyện chủ yếu vẫn là các hoạt

động nhỏ lẻ và tự phát. Trên thực tế, khách du lịch đến với Sóc Sơn chủ yếu theocác tour lẻ và du lịch tín ngưỡng, quy mô nhỏ và tập trung vào một số thời điểmnhất định. Chưa có chương trình truyền thông nhằm thu hút khách du lịch trong và

ngoài nước đến với Sóc Sơn, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không đáng kể.Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu do các tổ chức tư nhân và cá nhân tự thựchiện, do đó, sản phẩm du lịch đơn điệu và hầu như không được đổi mới và phát

triển. Cùng với những yếu kém về quảng bá và tuyên truyền, du lịch trên địa bàn

18.55

33.64 36.4848.71

55.4765.86

1.50%

2.02%

1.39% 1.33% 1.25% 1.20%

0

10

20

30

40

50

60

70

2003 2006 2007 2008 2009 20100.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

GTSX TC-NH % GTSXDV

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 50: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

39

Huyện không thu hút được khách du lịch. Sóc Sơn chưa trở thành điểm trungchuyển trong chuỗi Hòa Lạc, Miếu Môn, Đại Lải, Núi Cốc. Những hạn chế chủ yếutrong phát triển du lịch trên địa bàn Huyện có thể là:

- Chưa có một chiến lược phát triển nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh vềdu lịch trên địa bàn. Vì vậy, trên thực tế không tồn tại bất kỳ một quy hoạch pháttriển dài hạn nào về du lịch trên địa bàn Huyện. Du lịch Sóc Sơn trong nhiều năm bịbỏ ngỏ và không được quan tâm đúng mức cả về định hướng phát triển lẫn đầu tư vàthực thi các chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

- Các hoạt động du lịch hiện tại khá phân tán, nhỏ lẻ, manh mún và phát triển tựphát. Sản phẩm du lịch chủ yếu vẫn dựa vào các tài nguyên du lịch có sẵn, do vậy,rất đơn điệu về chủng loại, chất lượng thấp. Trong khi đó, dịch vụ hỗ trợ như dịchvụ lưu trú, lữ hành hầu như chưa có gì nên không thể thu hút khách du lịch nộithành vào những ngày nghỉ cuối tuần.

- Chưa có sự phối hợp giữa Huyện và thành phố trong phát triển các hoạt độngdu lịch trên địa bàn Huyện. Tiềm năng du lịch phong phú nhưng du lịch trên địa bàn

không tạo lập được những sản phẩm du lịch mang dấu ấn và đặc trưng riêng củaSóc Sơn.

- Các hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch trong và

ngoài nước không được thực hiện và không có tổ chức hoặc cơ quan nào chịu tráchnhiệm tiến hành. Vì vậy, mặc dù tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh tháikhá lớn nhưng chưa được khai thác.

2.1.3.6. Thực trạng hệ thống các nhà hàng, khách sạnQuy mô giá trị sản xuất ngành khách sạn – nhà hàng Sóc Sơn giai đoạn 2003 -

2010 thể hiện bằng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện (theo giá hiện hành) ở đồthị 2.19. Tổng giá trị sản xuất khách sạn – nhà hàng trên địa bàn Huyện năm 2010

ước tính đạt trên 38,40 tỷ đồng, bằng 3,5 lần tổng giá trị sản xuất năm 2003 và bằngkhoảng 1,8 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007. Nhìn chung, quy mô giá trị sản xuấtngành khách sạn – nhà hàng tăng tương đối ổn định ở tốc độ thấp trong thời gian qua.

Page 51: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

40

Đồ thị 2.19: Giá trị SX nhà hàng – khách sạn và tỷ trọng NH - KS trong

tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2003-2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.19), quy mô giá trị sản xuất ngành khách sạn – nhà

hàng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn dao động trong khoảng 0,70% đến gần 0,94% quymô giá trị sản xuất toàn ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong giai đoạn 2003 - 2006, tỷtrọng giá trị sản xuất ngành khách sạn – nhà hàng trong cơ cấu giá trị sản xuất củatoàn toàn ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng từ 0,87% năm 2003 lên 0,94% năm2006. Từ năm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần xuốngước tính còn khoảng 0,71% vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010,

nhịp độ phát triển của ngành khách sạn – nhà hàng diễn ra tương đối chậm hơn so vớinhịp độ chung của ngành dịch vụ.

Trên thực tế, hệ thống khách sạn nhà hàng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn về cơbản chưa được hình thành. Kinh doanh khách sạn nhà hàng chưa phát triển và

không thu hút các nhà đầu tư. Bằng chứng cho tình trạng kém phát triển này chính

là mức và tỷ trọng GTSX của các khách sạn nhà hàng trong GTSX của nhóm ngành

còn rất thấp. Trên địa bàn Huyện chưa tồn tại một hệ thống khách sạn, nhà hàng

một cách rõ ràng. Theo thống kê không đầy đủ từ UBND các xã, thị trấn, tính đếntháng 7 năm 2010, trên địa bàn Huyện có 3 khách sạn (không được xếp hạng), 7 nhà

nghỉ và 11 nhà hàng phân bố rải rác ở một số xã và thị trấn. Phần lớn các khách sạn,nhà nghỉ và nhà hàng đều có quy mô nhỏ, năng lực kinh doanh hạn chế và chấtlượng dịch vụ thấp.

2.1.3.7. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ khácCác ngành dịch vụ khác trên địa bàn Huyện Sóc Sơn bao gồm một tập hợp rộng

các ngành như vận tải, bưu chính viễn thông, sửa chữa, y tế, giáo dục, ăn uống, cắt

10.7615.65

21.6028.82

33.3438.40

0.87%0.94%

0.82%0.78% 0.75%

0.70%

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2003 2006 2007 2008 2009 20100.00%0.10%0.20%

0.30%0.40%0.50%0.60%0.70%

0.80%0.90%1.00%

G TS X K S -NH % G TS XDV

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 52: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

41

tóc, làm đầu,... Tuy nhiên, một bộ phận rất lớn trong cơ cấu GTSX các ngành dịchvụ khác nhưng không thể xác định cụ thể đó là GTSX các dịch vụ thuộc cụm cảnghàng không Nội Bài. Vì các lý do kỹ thuật, GTSX của một số ngành quan trọng nhưvận tải, bưu chính viễn thông không được tách riêng và phân tích độc lập. Tiếp cậncác ngành dịch vụ khác như là một tổng thể, có thể nhận thấy đây là nhóm ngành có

vị trí trọng yếu. Đối với Huyện ngoại thành như Sóc Sơn, các ngành dịch vụ kháccung cấp nhiều loại dịch vụ thiết yếu và thông thường cho các tầng lớp dân cư trênđịa bàn. GTSX của nó chiếm tuyệt đại bộ phận trong tổng GTSX của nhóm ngành

với tỷ trọng luôn ở mức cao, trên 75% mặc dù có xu hướng giảm.Quy mô GTSX ngành dịch vụ khác trên địa bàn Sóc Sơn giai đoạn 2003 - 2010

thể hiện ở đồ thị 2.20. Tổng GTSX ngành dịch vụ khác trên địa bàn Huyện năm 2010ước tính đạt trên 4.439 tỷ đồng, bằng 3,8 lần tổng GTSX năm 2003 và bằng khoảng2,2 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007. Nhìn chung, quy mô GTSX ngành dịch vụkhác tăng tương đối ổn định ở tốc độ thấp trong thời gian qua.

Đồ thị 2.20: Giá trị Sản xuất các dịch vụ khác và tỷ trọng DV khác trongtổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Về mặt tương đối (đồ thị 2.20), quy mô GTSX trên địa bàn Huyện Sóc Sơn dao độngtrong khoảng 77% đến gần 92% quy mô GTSX toàn ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong

giai đoạn 2003 - 2006, tỷ trọng GTSX ngành dịch vụ khác trong cơ cấu GTSX của toàn

toàn ngành dịch vụ có xu hướng giảm từ 92% năm 2003 xuống 76,79% năm 2006. Từnăm 2007 đến năm 2010 tỷ trọng này đang có xu hướng tăng dần, ước tính đạt mức 81%vào năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, nhịp độ phát triển của các ngành

dịch vụ khác diễn ra tương đối chậm hơn so với nhịp độ chung của ngành dịch vụ.

1134.79 1461.412012.14

2888.453536.37

4439.20

91.77%

87.76%

76.79%78.66%

79.89% 80.93%

0500

10001500

200025003000

35004000

45005000

2003 2006 2007 2008 2009 201065%

70%

75%

80%

85%

90%

95%

GTSX DV khác % GTSXDV

Nguồn: tính toán từ số liệu cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 53: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

42

2.1.3.8. Đánh giá chungCác ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Điều đó được thể hiện ở quy mô và cơ cấu GTSX của ngành trong tổng GTSX trên

địa bàn thay đổi theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng GTSX của nhóm ngành

này còn khá khiêm tốn; các ngành dịch vụ chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củaHuyện. Sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện.

Trong cơ cấu GTSX của ngành, khu vực kinh tế nhà nước còn chiếm giữ tỷ trọngcao. Điều đó có nghĩa là sự chuyển dịch cơ cấu sở hữu trong ngành này diễn ra tươngđối chậm, đồng thời, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực sự quan tâm đầutư vào lĩnh vực này. Mặt khác, xét theo cơ cấu ngành cụ thể, nhóm dịch vụ truyềnthống còn chiếm tỷ trọng cao. Trên địa bàn Huyện, hệ thống dịch vụ chất lượng caovà công nghệ cao như ngân hàng tài chính, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm chưathực sự phát triển. Hoạt động thương mại chủ yếu là các hoạt động bán lẻ thông quahệ thống chợ, cửa hàng nhỏ lẻ và phân tán. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại,chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Huyện hầu như chưa xuất hiện.

Hệ thống chợ mặc dù nhiều về số lượng nhưng tuyệt đại bộ phận là các chợ nôngthôn truyền thống có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn; thiếu các chợ trung tâm,hiện đại ở các trung tâm vùng và khu công nghiệp mới được hình thành. Các chợ hiệntại không được nâng cấp, cải tạo và quản lý chuyên nghiệp vẫn hoạt động như cácchợ nông thôn truyền thống điển hình của vùng đồng bằng và trung du bắc bộ.

Trên địa bàn Huyện, du lịch và các dịch vụ gia tăng kèm theo chưa được pháttriển tương xứng với tài nguyên du lịch của Huyện. Hoạt động du lịch bị phân tán và

bỏ ngỏ do thiếu một chiến lược phát triển du lịch toàn diện trong dài hạn. Các tài

nguyên du lịch chưa được điều tra đánh giá tổng quát và chưa có một chiến lược liên

kết với các điểm du lịch trong vùng cũng như với các tỉnh/thành phố khác.Hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm trên địa bàn Huyện chưa được phát

triển. Các dịch vụ ngân hàng tài chính chủ yếu vẫn là các dịch vụ thông thường và có

tính truyền thống, còn thiếu các dịch vụ chất lượng cao. Có thể nói, hệ thống này

chưa được hình thành một cách đồng bộ và chưa trở thành yếu tố tích cực thúc đẩyphát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Các dịch vụ khác phát triển tự phát, phân tán, thiếu các loại hình dịch vụ chấtlượng cao để hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch và của các ngành khác.

Chất lượng dịch vụ đạt ở mức thấp hầu hết là các dịch vụ thông thường, chưa cócác loại dịch vụ chất lượng cao. Năng lực cạnh tranh của toàn bộ hệ thống ngành dịchvụ trên địa bàn Huyện chưa cao chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập sau khi ViệtNam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Page 54: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

43

2.1.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn2.1.4.1. Khái tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Huyện

Sóc Sơn giai đoạn 2000-2010

Đồ thị 2.21: GTSX nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GTSXtrên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

Quy mô GTSX nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2000 - 2010

được thể hiện ở đồ thị 2.21. Trong giai đoạn này, GTSX nông nghiệp trên địa bàn

Huyện liên tục tăng ở mức độ thấp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,05%

hàng năm. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơntrong giai đoạn 2000 – 2010 (đồ thị 21) đã tăng hơn 4,3 lần (giá thực tế). GTSX

nông nghiệp tăng từ gần 261 tỷ đồng vào năm 2000 lên 518 tỷ năm 2006, 1.007 tỷnăm 2008, và 1.137 tỷ đồng năm 2010. Về mặt tương đối, đóng góp của nôngnghiệp vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 13% tổng GTSX trên toàn

Huyện năm 2000 xuống còn 4,17 % năm 2006, và 3,62% năm 2010.

261 356 518 661.8 1007.2 1023.5 1137.1

12.96%

6.34%

4.17% 4.50% 4.17% 3.84% 3.43%

0

200

400

600

800

1,000

1,200

2000 2003 2006 2007 2008 2009 20100%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

GTSXNN Ty trong NN

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 55: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

44

Đồ thị 2.22: Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp và GTSX toàn bộ trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2002-2010 (tính theo giá cố định 1994)

Về mặt tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp Huyện Sóc Sơn được thể hiện ởđồ thị 2.22. Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng ở tốcđộ ổn định thấp ở mức 3,57% bình quân hàng năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông

nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức 2,77% hàng năm. Tínhchung, cả thời kỳ 2002 - 2010, tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp đạt mức bình

quân hàng năm là 3,17%.

Xét theo ngành kinh tế (bảng 2.7), nhóm ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởngGTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2010 cao nhất, đạt mức 7,77% (giai

đoạn 2002 - 2005: 1,83%; giai đoạn 2006 - 2010: giảm tăng lên 12,78%). Nhóm

ngành chăn nuôi có có tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2002- 2010 cao thứ nhì, đạt mức 4,91% (giai đoạn 2002 - 2005: 4,29%: giai đoạn 2006 -

2010: giảm tăng lên 5,4%). Nhóm ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng GTSX bình

quân hàng năm giai đoạn 2002 - 2009 đạt mức 2,06% (giai đoạn 2002 - 2005: 3,48%;

giai đoạn 2006 - 2010: giảm xuống còn 0,94%). Nhóm ngành lâm nghiệp tăng trưởngkhông ổn định, có xu hướng sụt giảm GTSX. Tốc độ giảm sụt bình quân hàng nămgiai đoạn 2002 - 2010 đạt mức -2,71% (giai đoạn 2002 - 2005: -8,38%; giai đoạn2006 - 2010: 2,07%). Nhóm ngành dịch vụ nông nghiệp gần như bị triệt tiêu hoàn

toàn. Nhìn chung, ngành chăn nuôi và thủy sản là hai ngành có xu hướng phát triểntốt. Các ngành trồng trọt, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đang có xu hướng giảm.

0%

5%10%

15%

20%25%

30%

35%40%

45%

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

B Q -TB B Q -NN TB NN

Nguồn: tính toán từ số liệu được cung cấp bởi Cục thống kê Hà Nội 2007, 2010

Page 56: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

45

Bảng 2.7: Tăng trưởng GTSX nông nghiệp Huyện Sóc Sơn.Đơn vị tính: %

Năm/ thời kỳ Toàn bộNông

nghiệpTrồng

TrọtChănnuôi

D. vụ NNLâm

NghiệpThủySản

2002-2010 3,12 3,13 2,06 4,91 -100 -2,71 7,77

2002 4,05 4,29 2,91 6,57 -14,57 -6,88 1,84

2003 3,92 4,26 5,15 3,00 -8,09 -14,03 1,37

2004 3,49 3,70 3,07 4,65 2,99 -11,82 3,54

2005 2,81 2,88 2,80 3,00 0,76 -0,17 0,59

2002-2005 3,57% 3,78% 3,48% 4,29% -4,99% -8,38% 1,83%

2006 1,93 1,62 0,73 3,01 3,03 27,85 1,34

2007 2,76 3,31 0,56 7,57 2,94 -37,74 9,33

2008 4,39 4,59 6,50 1,85 0,00 -41,60 18,39

2009 2,00 1,52 -1,21 6,21 -100,00 46,03 15,15

2010 2,13 1,61 -1,28 6,57 48,66 16,02

2006-2010 2,77 2,62 0,94 5,40 -100,00 2,07 12,78

Nguồn: Tính toán từ số liệu được cung cấp bởi CụcThống kê Hà NộiVề cơ cấu ngành trên địa bàn HuyệnChuyển dịch cơ cấu ngành trong nội bộ nông nghiệp của Huyện Sóc Sơn những

năm 2001- 2006 diễn ra theo xu hướng tương đối chậm, tỷ trọng GTSX ngành trồngtrọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơcấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.8: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc SơnĐơn vị tính: %

Năm Nông nghiệp Trồng Trọt Chăn nuôi D. vụ NN Lâm Nghiệp Thủy Sản2002 97,13 56,19 40,72 0,22 1,33 1,54

2003 97,85 58,20 39,47 0,18 0,88 1,44

2004 98,09 55,51 42,43 0,15 0,55 1,36

2005 97,66 54,73 42,80 0,13 0,70 1,64

2006 97,47 56,11 41,24 0,12 0,91 1,62

2007 98,08 48,51 49,46 0,11 0,37 1,55

2008 98,38 50,65 47,65 0,08 0,08 1,54

2009 97,86 51,04 46,82 0,00 0,31 1,83

2010 97,49 48,98 48,50 0,00 0,45 2,06

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Sơn năm 2006, 2007, 2008, 2009.Số liệu Thống kê Hà Nội năm 2010

Page 57: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

46

2.1.4.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Huyện Sóc SơnMặc dù xu thế đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng Huyện Sóc Sơn ít

bị ảnh hưởng bởi quá trình đó. Chính vì vậy trong nhiều năm qua tỷ lệ dân số, laođộng nông nghiệp hầu như không thay đổi nhiều trong tổng dân số, lao động toàn

Huyện và thậm chí còn tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối.Bảng 2.9: Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp

2000 2006 2009SL

(người)%

SL

(người)%

SL

(người)%

Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100

- LĐ N. nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12 118.363 59.4

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Sóc Sơn năm 2006. Số liệu Thống kê Hà Nội 2010

Diện tích đất nông nghiệp của Huyện giảm từ 64,8% tổng diện tích đất tự nhiên

năm 2000, xuống 62,57% vào năm 2005 và 60,91% năm 2010 xuống còn 19178,8 ha

(bảng 2.10). Trong vòng 10 năm qua, tổng diện tích đất nông - lâm – ngư nghiệp đã

giảm 4%, tương đương 1.064 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp tăng 814 ha, đấtlâm nghiệp giảm 1.948 ha, Đất thủy sản tăng thêm 62 ha từ năm 2000 đến nay. Mặcdù có sự biến động giảm trong diện tích đất nông nghiệp, nhưng diện tích đất trồngcây khác tăng thêm 449,69 ha. Đất rừng sản xuất tăng thêm 52 ha.

Page 58: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

47

Bảng 2.10: Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Sóc Sơn

TT Mục đích sử dụng đấtNăm 2009 năm 2005 Năm 2000 Tăng d. tích 2009

Diện tíchTỷ lệ(%)

Diện tíchTỷ lệ(%)

Diện tíchTỷ lệ(%)

so với2005

so với 2000

Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản 18.528,75 60,45 19.178,8 62,57 19.592,38 63,92 -650 -1.064

1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.599,09 44,37 13.538,34 44,17 12.784,15 41,71 60,75 814,94

1.1 Đất trồng cây hàng năm 12.119,59 39,54 12.396,3 40,44 12.431,75 40,56 -276,7 -312,2

1.1.1 Đất trồng lúa 10.678,58 34,84 10.915,45 35,61 11.509,51 37,55 -236,9 -830,9

1.1.2 Đất cỏ dùng vào CN 91,8 0,30 36,81 0,12 22,72 0,07 54,99 69,08

1.1.3 Đất cây hàng năm khác 1.349,21 4,40 1.444,04 4,71 899,52 2,93 -94,83 449,69

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.479,5 4,83 1.142,04 3,73 352,4 1,15 337,46 1.127,1

2 Đất lâm nghiệp 4.609,13 15,04 5.380,41 17,55 6.550,23 21,37 -771,3 -1941

2.1 Đất rừng sản xuất 52,13 0,17 448,7 1,46 0 0,00 -396,6 52,13

2.2 Đất rừng phòng hộ 4.557 14,87 3.755,19 12,25 6.218,27 20,29 801,81 -1.661

2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 1.176,52 3,84 331,96 1,08 -1.177 -332

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 320,53 1,05 260,05 0,85 258 0,84 60,48 62,53

Nguồn: Phòng Địa chính - Huyện Sóc Sơn 2007, Cục thống kê Hà Nội 2010

Page 59: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

48

Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng

- Tiểu vùng vùng gò đồi (gọi là tiểu vùng 1): Đất nông nghiệp chiếm 25% sovới toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp là 703 m2/khẩu nông nghiệp, ở mứccao nhất Huyện. Địa hình gò, đồi cao, thấp chia cắt biến động mạnh, loại đất chínhcủa tiểu vùng là đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và đất dốc tụ. Đặc điểm củatiểu vùng này là sản xuất nông nghiệp trên đất gò đồi dốc. Hạn chế đối với sảnxuất cây ngắn ngày, thế mạnh là trồng rừng, chè, cây ăn quả, theo mô hình nông -

lâm kết hợp.- Tiểu vùng giữa (gọi là tiểu vùng 2): Mật độ dân cư 889 người/km2. Đất nông

nghiệp chiếm tỷ lệ 26,3% so với toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp 565

m2/khẩu nông nghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa của sôngHồng, sông khác có được bồi và không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ. Đặctrưng về địa hình của tiểu vùng là có các khu vực đất bằng và các khu cực ruộngbậc thang. Đặc điểm của vùng đất bằng là đất đai tương đối tốt, cơ sở hạ tầng khá,có điều kiện thâm canh cây lương thực và cây rau màu; có thế mạnh chăn nuôi lợnnạc, gà công nghiệp và bò sữa, chăn nuôi thuỷ sản; có ngành nghề và tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ phát triển.

- Tiểu vùng ven sông và vùng thấp (gọi là tiểu vùng 3). Mật độ dân cư 1164người/km2. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 48,3% so với diện tích toàn Huyện thuộcloại cao nhất trong 3 vùng. Bình quân đất nông nghiệp là 572 m2/khẩu nôngnghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa bị úng ngập. Địa hình cao

thấp không đồng đều, nhiều diện tích thấp trũng. Đặc điểm địa hình của vùng thấptập trung ven sông Cầu và hạ lưu sông Cà Lồ, có cốt từ 3,5 - 5 m. Có gần 1000 hađất trũng (1vụ) thường hay bị ngập úng ở cuối vụ Xuân, đến giữa vụ mùa. Sảnxuất bấp bênh, có thể áp dụng mô hình sản xuất lúa + cá + vịt và trên là cây ănquả. Đặc điểm của vùng bãi ven sông thường bị ngập nặng 1 tháng vào nước lũtiểu mãn đầu mùa và một phần vào giữa mùa lũ lớn. Thế mạnh của vùng là trồngcây màu: ngô, đậu đỗ, dâu tằm, có thể bố trí ở các khu vực đất cao trồng nhãn,

hồng. Vùng này có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản, không thể trồng cây ăn quảvới quy mô lớn.

Page 60: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

49

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất nông nghiệp của Sóc Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1. Tổng diện tích gieo trồng ha 29.641 28.317 28.116 28.001 27.041 28.137 26.440

Trong đó Vụ đông ha 6.695 6.142 6.256 5424 5.032 6.120 3.991

2. Sản lượng cây có hạt Tấn 63.276 71.549 71.077 72.382 74.137 77.626 80.430

Trong đó Sản lượng thóc Tấn 53.674 61.843 61.894 63.697 65.889 67.397 75.207

3. Tổng DT rừng hiện có ha 4.900 6.290 6.289 4.360 4.360 4.200 1.881

Trong đó DT rừng trồng ha 4.900 6.290 6.289 4.360 4.360 4.200 1.881

4. Diện tích cây chè ha 658 573 575 580 413 426 435

5. DT cây ăn quả ha 934 1.046 1.050 1.055 1.066 1.073 1.047

6. Tổng đàn trâu Con 10.260 9.327 9.285 8.580 5.700 5.656 5.643

7. Tổng đàn bò Con 19.200 21.858 22.510 23.750 26.369 27.766 28.941

Trong đó Bò sữa Con 30 210 300 180 42 43 21

8. Tổng đàn lợn Con 86.700 101.694 104.540 110.767 119.628 120.824 127.107

9. Tổng đàn gia cầm Con 84.200 905.100 926.830 770.308 965.170 1.027.073 1.023.418

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Sóc Sơn năm 2006, Cục thống kê Hà Nội 2010

Page 61: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

50

Tình hình phát triển ngành trồng trọtHiện tại ngành trồng trọt chiếm trên 49% trong tổng GTSX ngành nông

nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã giảm xuống, diện tích trồng rau các loạităng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 từ 1.094 lên 1.436 ; giai đoạn 2006 - 2009

sản lượng các loại rau hàng năm tăng bình quân 1,54%; năng suất cây lúa, câyngô, cây rau đều tăng, trung bình mỗi năm tăng trên 1,8%.

Bảng 2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2007 2008 2009TT BQ

06 – 09

Cây lúa

D.T. cả năm Ha 17138 16613 17077 16695 18298 3,05

Năng suất Tạ/ha 34 38,34 38,58 40,37 41,10 1,88

Sản lượng Tấn 58533 63697 65889 67397 75207 5,00

Cây ngô

D.T. cả năm Ha 5211 3656 3462 4301 2881 -7,53

Năng suất Tạ/ha 22 23,65 23,82 23,78 18,13 -6,09

Sản lượng Tấn 11642 8685 8248 10229 5222 -13,16

Cây

rau,

Đậu

D.T. cả năm Ha 1094 1457 1592 1595 1436 -5,83

Năng suất Tạ/ha 108 96,71 92,42 94,19 113,79 7,84

Sản lượng Tấn 11791 14091 14714 15023 16340 1,54

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Sóc Sơn năm 2006, Thống Kê Hà Nội 2010

Điều đáng chú ý là một số loại cây dài ngày thích hợp với điều kiện đất đaicủa Huyện đã phát triển. Diện tích cây ăn quả tăng đáng kể, năm 2001 diện tíchtrồng cây ăn quả là 934ha, đến năm 2010 diện tích cây ăn quả là 1.047 ha. Bên

cạnh đó, cây hoa nhài, thanh hao có giá trị kinh tế khá, làm nguyên liệu cho một sốngành khác vẫn được duy trì hàng năm.

Tình hình phát triển ngành chăn nuôiGTSX ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,85%/năm (giai đoạn

2002 - 2009) và chiếm tỷ trọng 48,5% trong GTSX ngành nông nghiệp của Huyện.

Quy mô các đàn bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng, đàn trâu giảm. Đàn gia cầmmặc dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong cả nước, nhưng giai đoạn 2001 -

2009 vẫn tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2001 - 2009, đàn trâu đã giảm từ10.260 con xuống còn 5.643 con. Đàn bò tăng từ 19.200 (2001) con lên 28.941 (2009).

Đàn lợn tăng từ 86.700 con (2001) lên 127.107 con (2009).

Page 62: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

51

Bảng 2.13: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2006 theo vùng của Sóc SơnLoại vật nuôi Vùng gò đôi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn Huyện

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ(con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

1-Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi 21.546 19 38.209 34 51.012 46 110.767 100

T.đ lợn nái 2.303 19 4.078 33 5.849 48 12.230 100

2-Tổng đàn trâu 3.626 42 2.855 33 2.099 24 8.580 100

T.đ trâu cày kéo 3.399 43 2.584 33 1.867 24 7.850 100

3-Tổng đàn bò 5.080 21 9.487 40 9.183 39 23.750 100

T.đ bò cày kéo 3.977 22 7.118 39 7.175 39 18.270 100

Nguồn: Số liệu thống kê Sóc Sơn năm 2006Bảng 2.14: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2009 theo vùng của Sóc Sơn

Loại vật nuôiVùng gò đồi Vùng đất giữa Vùng ven sông Toàn Huyện

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ(con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

1-Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi 26.527 20,87 41.914 32,98 58.666 46,15 127.107 100T.đ lợn nái 4.118 23,25 5.289 29,87 8.303 46,88 17.710 1002-Tổng đàn trâu 2.576 45,65 1.391 24,65 1.676 29,70 5.643 100T.đ trâu cày kéo 2.270 44,82 1.258 24,84 1.537 30,34 5.065 1003-Tổng đàn bò 8.078 27,91 10.364 35,81 10.499 36,28 28.941 100T.đ bò cày kéo 4.594 27,37 6.046 36,02 6.145 36,61 16.785 100

Nguồn: Số liệu thống kê Hà Nội 2010

Page 63: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

52

Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng đàn lợn, bò của vùng ven sông lần lượt chiếm46,1%; 36,2% của toàn Huyện. Vùng gò đồi có lợi thế phát triển đại gia súc, năm2009 tổng đàn trâu của vùng đồi là 2.576 con, chiếm 45,6% tổng đàn trâu của cảHuyện. Vùng đất giữa là vùng khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, có thể tiếnhành phát triển hoạt động chăn nuôi ở tất cả các xã ở vùng giữa.

Tình hình phát triển ngành thuỷ sảnSóc Sơn là Huyện có diện tích khá lớn mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và nhiều hồ

đập lớn nhỏ, nhưng ngành thuỷ sản của Sóc Sơn chưa phát triển mạnh, chưa khai thác

hiệu quả diện tích thuỷ vực, đặc biệt là diện tích làm thuỷ lợi. Giá trị ngành thuỷ sản tínhtheo giá thực tế 2003 là 5,13 tỷ đồng, đến năm 2009 lên tới 18,13 tỷ đồng (tăng 0,3 tỷđồng). Tăng trưởng tương đối chậm, giai đoạn 2002 - 2009 tăng trưởng 6,25%.

Tình hình phát triển ngành lâm nghiệpDiện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên

của Huyện. Năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 17,5% tổng diện tích đất tựnhiên. Đến năm 2009, tỷ trọng diện tích đất lâm nghiệp đã giảm xuống còn 15,04%

tổng diện tích toàn Huyện. Trước đây, cơ cấu cây trồng lâm nghiệp chủ yếu làthông, keo, bạch đàn, hiện giờ đã bổ sung thêm một số cây ăn quả như vải thiều,nhãn, hồng, bưởi diễn, na dai, cam canh, quýt… Trồng các loài cây này vừa đạtđược mục tiêu phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, vừa có giá trị kinh tế cao, tạo ra sảnphẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Đây là cơ sở để hình thành các mô hình

sinh thái đa dạng, có ý nghĩa lớn đối với phát triển lâm nghiệp bền vững.Đánh giá khái quát ngành nông - lâm nghiệpNhững năm gần đây, trong ngành nông nghiệp Huyện, ngành trồng trọt vẫn còn

chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù năng suất, sản lượng của một số cây trồng chủ yếu tăng,nhưng cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm, cây lương thực là chủ yếu nên ngành trồngtrọt có tốc độ tăng giá trị sản lượng khá, bình quân năm 2,54% giai đoạn 2001 - 2009. Tỷtrọng của nó giảm dần theo xu hướng chung của sự phát triển, nhưng tốc độ chuyển dịchchậm. Mặc dù là ngành quan trọng thứ hai, nhưng do tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cácngành khác, tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên. Ngành lâmnghiệp và thủy sản đang chiếm vai trò thứ yếu trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình phát triển của ngành nông lâm nghiệp, bên cạnh những cốgắng nỗ lực của các nông hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn có sự hỗ trợrất lớn của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất,áp dụng giống mới, tiền bộ khoa học - kỹ thuật, thay đổi cơ cấu mùa vụ, và cây

trồng, tạo điều kiện tiêu thụ nông sản thuận lợi.

Page 64: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

53

Bên cạnh đó, Huyện còn đầu tư cho công tác khuyến nông, hỗ trợ sản xuất chocác nông hộ thông qua các chương trình hỗ trợ giống, trợ giá điện, tiêm phòng, tậphuấn kỹ thuật cho nông dân, sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn. Đồng thời chínhquyền các cấp ở Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ, các trang trạiphát triển, khuyến khích các hộ kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp, ngành cũng phảiđối mặt với một số vấn đề cần giải quyết:

- Thủy lợi vẫn còn khó khăn, hiện nay mớí tưới chủ động được khoảng 68,88%diện tích gieo trồng, vẫn còn gần 1000 ha đất trồng lúa phải bơm nước cấp 3.

- Vùng đất bậc thang có tổng diện tích khoảng 5000 ha, tầng đất canh tác mỏng,đất bị rửa trôi, độ phì nhiêu thấp nên vùng này sẽ phát triển trồng cây công nghiệpngắn ngày và có nhu cầu về nước ít

- Vùng thấp ven sông Cầu và sông Cà Lồ có diện tích khoảng 1.000 ha, thườngbị ngập úng vào vụ mùa bởi các chạm bơm tiêu vẫn chưa đủ công suất, hệ thống nộiđồng chưa được nạo vét, có thể chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

Vấn đề giống cây trồng, vật nuôi trong các hộ vẫn chưa có nhận thức đúng, đasố nông hộ vẫn coi nhẹ công tác giống. Ý thức của nông hộ về quy hoạch khôngcao, tình trạng mỗi hộ trồng mỗi loại cây, mỗi giống khác nhau còn khá phổ biến.

Công nghiệp chế biến nông sản, ngoài chế biến chè, vẫn còn rất hạn chế gâyảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ nông sản của nông hộ. Hiện tại, vấn đề tiêu thụnông sản vẫn là vấn đề nan giải, đặc biệt là các loại cây rau, câu ăn quả và một sốcây công nghiệp: lạc, đậu tương. Với diện tích và sản lượng hiện tại việc tiêu thụ đã

khó khăn, nếu tăng sản lượng lên nữa thì vấn đề tiêu thụ sẽ lại càng khó khăn hơn.

Do đó, vấn đề cấp bách trong giải quyết đầu ra cho nông sản trên địa bàn, bên cạnhphát triển mạng lưới chợ là phát triển công nghiệp chế biến nông sản.2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

2.2.1. Thực trạng phát triển giáo dục2.2.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất giáo dụca. Bậc mầm non- Toàn Huyện có 30 trường mầm non với tổng số 15.898 học sinh.

- Mạng lưới các trường mầm non đã phân bố đều trên địa bàn 26 xã và thịtrấn của Huyện.

- Trong toàn hệ thống các trường mầm non, đã có 19 trường có phòng học chứcnăng, và 23 đã xây dựng Trung tâm nhà trường, số các trường còn lại vẫn thiếu sovới yêu cầu.

- Các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: (5/29 trường).

Page 65: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

54

Bảng 2.15: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục mầm non

TT Tên trường Diện tích đất (m2) Số phòng họcSố phòng chức

năngSố trẻra lớp

1 Bắc Sơn 8700 17 1 680

2 Nam Sơn 5500 14 0 500

3 Hông Kỳ 7500 21 0 600

4 Trung Giã 7639 14 1 710

5 Tân Hưng 5400 17 0 510

6 Bắc Phú 4480 11 0 455

7 Tân Minh 9700 21 0 750

8 Phù Linh 7600 12 1 535

9 Liên Cơ 3500 20 1 325

10 Tiên Dược 5280 13 2 820

11 Xuân Giang 7758 15 1 460

12 Việt Long 5441 16 0 465

13 Đức Hoà 6225 15 0 375

14 Kim Lũ 1335 11 0 540

15 Xuân Thu 8069 12 1 500

16 Đông Xuân 8976 14 1 600

17 Phù Lỗ 3717 14 0 440

18 Phú Minh 11780 18 1 627

19 Phú Cường 9661 19 1 560

20 Mai Đình A 7107 16 2 720

21 Mai Đình B 1900 10 0 360

22 Quang Tiến 1366 12 1 540

23 Thanh Xuân 11599 18 1 650

24 Tân Dân 2183 16 1 520

25 Minh Trí 6832 19 0 500

26 Minh Phú 5036 19 1 610

27 Hiền Ninh 12468 16 1 620

28 Hoa Súng 1 325

29 Z117 1 160

30 Thị trấn 5800 20 1 360

Tổng 182092 421 9 15898

Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sóc Sơn, năm 2010b. Bậc tiểu họcTrong năm học 2010 - 2011, toàn Huyện có 34 trường tiểu học (bao gồm cả

trường giáo dục tình thương và trường trẻ em khuyết tật) với tổng số 22.050 học sinh.

Page 66: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

55

Bảng 2.16: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục tiểu học

TT Tên trường Diện tích đất(m2)

Số phòng học Số phòngchức năng Số học sinh

1 Bắc Sơn A 25000 42 7 9822 Bắc Sơn B 4730 10 2 2683 Nam Sơn 11477 28 5 6994 Hồng Kỳ 12979 27 1 7075 Trung Giã 13477 30 0 9526 Tân Hưng 11287 31 3 8407 Bắc Phú 13583 29 1 8198 Tân Minh A 9500 20 3 5799 Tân Minh B 5913 20 2 48610 Phù Linh 10128 22 5 63011 Thị Trấn 8400 20 5 67712 Tiên Dược 9872 28 5 94013 Xuân Giang 12370 28 5 80414 Việt Long 11212 20 3 66715 Đức Hòa 9606 22 2 55616 Kim Lũ 17161 30 5 89017 Xuân Thu 12911 28 0 90718 Đông Xuân 8801 30 3 94219 Phù Lỗ A 10089 28 3 81320 Phù Lỗ B 11947 20 5 48521 Phú Minh 9464 26 2 74622 Phú Cường 10650 24 3 73423 Mai Đình A 7335 14 0 35324 Mai Đình B 9047 15 5 40925 Hương Đình 7000 15 3 40726 Quang Tiến 15000 27 5 55827 Thanh Xuân A 10681 22 5 41128 Thanh Xuân B 10000 24 3 46629 Tân Dân A 5600 16 4 41830 Tân Dân B 6380 20 5 35931 Minh Trí 16367 30 5 76332 Minh Phú 16323 36 5 95333 Hiền Ninh 9305 22 5 76334 ND&GDTETT 10000 7 67

Tổng số 363505 811 115 22050Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sóc Sơn, năm 2010

- Đến nay, 100% các trường tiểu học là nhà cao tầng, không còn phòng học cấp 4.- Tuy nhiên, một số trường chưa có đủ số phòng chức năng theo quy định như

Trung Giã, Xuân Thu, Mai Đình A, …

Page 67: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

56

- Với cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục tiểu học, đến năm học 2009 - 2010,

trên địa bàn Huyện không còn tình trạng học 2 ca ở bậc tiểu học mà thay vào đó cáctrường tổ chức học 2 buổi/ngày.

- Các trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia: 12/34 trường.

c. Bậc trung học cơ sởToàn Huyện có 27 trường THCS, với tổng số 16.669 học sinh.

Bảng 2.17: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THCS

TT Tên trườngDiện tích đất

(m2)Số phòng học

Số phòngchức năng

Số học sinh

1 Bắc Sơn 11340 22 2 979

2 Nam Sơn 5425 18 2 460

3 Hồng Kỳ 6860 22 2 536

4 Trung Giã 8103 15 4 756

5 Tân Hưng 7700 18 3 672

6 Bắc Phú 10000 22 5 585

7 Tân Minh 3864 14 4 442

8 Xuân Đồng 7168 12 3 351

9 Phù Linh 13240 16 4 499

10 Thị Trấn 10050 18 5 578

11 Tiên Dược 9512 18 2 646

12 Xuân Giang 13500 14 5 656

13 Việt Long 4958 14 2 503

14 Đức Hoà 12098 18 5 477

15 Kim Lũ 6969 18 2 702

16 Xuân Thu 5065 15 3 691

17 Đông Xuân 4814 20 3 64

18 Phù Lỗ 8600 24 5 872

19 Phú Minh 10533 25 5 481

20 Phú Cường 10800 20 3 626

21 Mai Đình 13400 24 5 803

22 Quang Tiến 7432 14 3 460

23 Thanh Xuân 11186 20 3 718

24 Tân Dân 15350 22 5 593

25 Minh Trí 18954 22 5 680

26 Minh Phú 15615 20 4 706

27 Hiền Ninh 7200 20 4 553

Cộng 259736 505 98 16669

Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sóc Sơn, năm 2010

Page 68: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

57

- Do địa hình nhiều xã rất rộng và nhiều rừng đồi, nên thực tế có xã các em họcsinh khối THCS phải đi học xa.

- Tất cả các trường đều đã phòng học chức năng và tổng số phòng chức năngcủa khối THCS có 98 phòng.

- Các trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia: 2/27 trường.c. Bậc trung học phổ thôngToàn Huyện có 12 trường THPT, với tổng số 10.925 học sinh.

Bảng 2.18: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT công lập

TT Tên trườngDiện

tích đất(m2)

Diệntích

sàn

(m2)

Sốlớphọc

Sốhọcsinh

Số m2/

họcsinh

So vớichuẩn

(12m2/hs)

1 Trung Giã 16000 2200 28 1282 12.48 0.48

2 Sóc Sơn 16800 2730 40 1781 9.43 -2.57

3 Đa Phúc 12000 2450 37 1700 7.06 -4.94

4 Kim Anh 6400 2240 37 1633 3.92 -8.08

5 Xuân Giang 16000 2120 24 1030 15.53 3.53

6 Minh Phú 22400 16000 21 802 27.93 15.93

Cộng 89600 27740 187 8228 10.89 -1.11

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, năm 2010

Bảng 2.19: Thực trạng cơ sở vật chất khối giáo dục THPT dân lập

TT Tên trườngDiện

tích đất(m2)

Diệntích

sàn

(m2)

Sốlớphọc

Sốhọcsinh

Số m2/

họcsinh

So vớichuẩn

(12m2/hs)

1 Lạc Long Quân 3000 500 16 726 4,13 -7,87

2 Đặng Thai Mai 1500 450 13 600 2,50 -9,50

3 Mạc Đĩnh Chi 900 300 11 470 1,91 -10,09

4 Phùng Khắc 2760 350 6 294 9,39 -2,61

5 Minh trí 2000 330 6 252 7,94 -4,06

6 Nguyễn Thượng Hiền 4000 320 8 355 11,27 -0,73

Cộng 14160 2250 60 2697 5,25 -6,75

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, năm 2010

Page 69: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

58

d. Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Huyện có diện tích đất 16.600 m2,

30 phòng học và 4 phòng chức năng. Hiện tại, Trung tâm có 33 lớp học với số lượnghọc sinh năm học 2009 - 2010 là 1.422 học sinh.

2.2.1.2. Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.20: Đội ngũ giáo viên khối giáo dục mầm non

TT Bậc học Số trườngSố

giáo viên

Sốhọc sinh

1 Mầm non 30 807 15.898

2 Tiểu học 34 1.179 22.050

3 THCS 27 1.033 16.669

4 THPT 14 996 8.335

5 TTGDTX 01 ……. 1.422

Tổng số 105 3.094 53.536

Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sóc Sơn, năm 2010- Số lượng giáo viên: Trên địa bàn Huyện, đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng

theo định biên nhưng vẫn tồn tại tình trạng không cân đối: thừa giáo viên cơ bản ởbậc tiểu học; ở bậc THCS thừa giáo viên văn, toán và thiếu giáo viên địa, sinh, hóa.

- Về chất lượng: đến năm 2010, đội ngũ giáo viên trên địa bàn Huyện đều đã đạtchuẩn về trình độ, trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn ở bậc mầm non: 28%,tiểu học: 95%, THCS: 62%.

2.2.1.3. Đánh giá chung

a. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và họcBảng 2.21: Tổng hợp cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục

TT Bậc học Số trườngDiện tích

đất(m2)

Số phòng

họcSố phòng

chức năngSố học

sinh

1 Mầm non 30 182092 421 9 15898

2 Tiểu học 34 363505 811 115 22050

3 THCS 27 259736 505 98 16669

Tổng số 91 805333 1737 222 54617

Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sóc Sơn, năm 2010Năm học 2009 - 2010, mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn Huyện có 94

trường học ở các bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT được phân bố ở 25 xã

và thị trấn.

Page 70: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

59

Tổng quỹ đất dành cho toàn hệ thống giáo dục là 749.105 m2 trên tổng số 58.030học sinh năm học 2007 - 2008, đạt bình quân 12,91m2/hs, chứng tỏ tiềm năng dồi dào

về diện tích đất của Huyện so với các quận Huyện khác của Thành phố.Trong những năm qua, mạng lưới trường học trên địa bàn Huyện đã được đầu

tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS đã

xoá xong phòng học cấp 4 và xây đủ phòng học, nhà học cao tầng khang trang chohọc sinh. Đối với các trường mầm non, đến năm 2010, có 23/26 trường được xâydựng Trung tâm nhà trường, đủ phòng học kiên cố cho học sinh.

Phòng học các trường tiểu học, THCS đã đầy đủ, khang trang. Riêng phòng họcchức năng, hiệu bộ của một số trường còn thiếu hoặc sử dụng phòng học để làm

phòng hiệu bộ, phòng chức năng.Về trang thiết bị: Từ năm 2005 đến nay, Huyện đã đầu tư nhiều cho việc mua

sắm, bổ sung bàn ghế và đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị xây dựng trườngđạt chuẩn Quốc gia với mức đầu tư hàng năm gần 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Huyện Sóc Sơn hiện nay vẫn đang đứng trướcmột số thách thức:

- Do điều kiện tự nhiên và kinh tế và xã hội Huyện Sóc Sơn không đồng đềunên ở các vùng kinh tế phát triển thì điều kiện quan tâm đến giáo dục nhiều hơn, cóchiều sâu hơn, do đó, chất lượng giáo dục tốt hơn, trình độ học vấn dân cư ở thịtrấn, các xã ven đường lộ, các xã trung tâm buôn bán cao hơn hẳn dân cư các xã xa

trung tâm, dân cư các thôn xóm thuần nông- Mặc dù trong những năm trở lại đây, mạng lưới trường học trên địa bàn

Huyện đã được đầu tư xây dựng, đem lại nhiều nét mới so với trước đây, nhưng sovới yêu cầu phát triển của ngành Giáo dục và Thành phố nói chung và của HuyệnSóc Sơn nói riêng với vai trò là đô thị vệ tinh của Thủ đô thì hệ thống giáo dục củaHuyện cơ sở vật chất sơ sài: phòng học chức năng còn thiếu, nhiều trường phảidùng phòng học để chuyển thành phòng chức năng, nhiều trường chưa có phòng

hiệu bộ, hệ thống chiếu sáng, nước sạch, công trình vệ sinh chưa được đảm bảo.b. Kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục năm 2010- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ra trường là 16,5%

- Tỷ lệ trẻ độ tuổi mẫu giáo ra trường: 100%

- Tỷ lệ trẻ độ tuổi tiểu học ra trường: 100%

- Tỷ lệ trẻ độ tuổi THCS ra trường: 100%

- Tỷ lệ không biết chữ: 0%

- Tỷ lệ trường tiểu học học 2 buổi/ngày: 100%

- Tỷ lệ trường THCS học 2 buổi/ngày: 68%

Page 71: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

60

- Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 5/29 trường- Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: 12/34 trường- Số trường THCS đạt chuẩn quốc gia: 2/27 trường

2.2.2. Thực trạng phát triển y tế2.2.2.1. Hệ thống cơ sở y tếMạng lưới các cơ sở y tế trên địa bàn Huyện bao gồm:- Bệnh viện đa khoa: 01

- Trung tâm y tế: 01

- Phòng khám đa khoa khu vực: 03

- Trạm y tế xã, thị trấn: 26

- Cơ sở hành nghề y dược tư nhân: 40

+ Nhà thuốc: 06

+ Quầy thuốc 37

+ Đại lý dược: 66

+ Phòng khám đa khoa: 03

+ Dịch vụ y tế: 10

+ Phòng khám nội: 06

+ Phòng khám sản: 01

+ Phòng khám siêu âm, X quang: 02

+ Phòng khám nhi: 02

+ Phòng khám chuyên khoa răng: 02

+ Phòng khám mắt: 01

+ Y học cổ truyền: 04

- Các cơ sở y tế cơ quan:+ Phòng Y tế sân bay Nội Bài.

+ Trạm Y tế của sư đoàn 371.+ Dịch vụ khám bệnh của sư đoàn 312.+ Trại Phong của Thành phố đặt ở xã Minh Trí.

+ Trạm Y tế của Công ty cổ phần Thuỷ lợi 2.2.2.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế- Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn: 200 giường bệnh, có đủ trang thiết bị máy móc

của bệnh viện đa khoa hạng 2.

- Trung tâm y tế Huyện: hiện tại chưa có trụ sở làm việc- Trạm y tế xã:

+ 9 trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng mới: Tân Minh, Hồng Kỳ, QuangTiến, Mai Đình, Xuân Thu, Kim Lũ, Việt Long, Bắc Sơn, Tân Hưng.

Page 72: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

61

+ 8 trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp: Tân Dược, Trung Giã, Nam Sơn, PhúCường, Phú Minh, Xuân Giang, Bắc Phú, Tân Dân.

+ 9 xã cần được đầu tư nâng cấp: Thanh Xuân, Đông Xuân, Đức Hòa, PhủLỗ, Phù Linh, Hiền Ninh, Minh Phú, Minh Trí, Thị trấn).

Nhìn chung, các trạm y tế xã có đủ trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sứckhỏe ban đầu. Trung tâm y tế đã được trang bị máy siêu âm, máy hút dịch, máy xétnghiệm nước tiểu, tủ lạnh, ổn áp, kính hiển vi... Tuy nhiên, hiện tại vẫn thiếu một sốtrang thiết bị: máy Xquang, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa và một số ydụng cụ khác.

2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ y tế- Tổng số cán bộ của bệnh viện: 240 (trong đó: 45 bác sỹ, 3 dược sỹ đại học).- Tổng số cán bộ trung tâm y tế: 298 (trong đó: 35 bác sỹ, 51 y sỹ, 35 dược, 34

nữ hộ sinh,106 y tá, 37 khác).- Với đặc điểm địa hình Huyện Sóc Sơn có nhiều xã rất rộng, số cán bộ y tế ở cấp

xã vẫn còn thiếu. Tính đến tháng 3 năm 2010, đội ngũ y tế của Huyện còn thiếu 30 bácsỹ, 26 cử nhân y tế công cộng, 05 cử nhân điều dưỡng, 07 dược sỹ TH, 10 nữ hộ sinh.

- Tổng số cán bộ hành nghề y dược tư nhân: 186, trong đó:+ 01 thạc sỹ, 09 bác sỹ chuyên khoa 1, 21 bác sỹ, 13 y sỹ, 01 bác sỹ đông y,

03 y sỹ đông y, 26 y tá trung học, KTV).+ 06 dược sỹ đại học, dược sỹ trung học: 37, dược tá: 69.

2.2.2.4. Thực trạng hoạt động ngành y tế Huyện Sóc Sơna. Công tác phòng chống dịch

Ngành y tế Huyện đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo tốt công tácphòng chống dịch. Từ năm 2007 đến nay đã không xảy ra dịch lớn trên địa bàn Huyện.

Sóc Sơn đã tổ chức tốt công tác giám sát dịch bệnh từ Huyện xuống xã, duy trì thườngxuyên giám sát các ổ dịch cũ và mới, xử lý kịp thời các ca bệnh rải rác trong Huyện.

b. Công tác khám chữa bệnh- Số lần khám bệnh đạt 0,3 lần/người/năm.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Trung tâm y tế và các trạm y tếxã, đảm bảo công tác sơ cứu ban đầu và khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân.

- Tuyến bệnh viện Huyện đáp ứng được phần lớn chức năng khám chữa bệnh và

điều trị cho nhân dân, trừ một số kỹ thuật cao theo phân tuyến kỹ thuật.- Về chính sách bảo hiểm y tế: Chính sách bảo đảm y tế mới của Nhà nước khuyến

khích mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc và tựnguyện) với mức đóng phí quy định là khác nhau.

Page 73: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

62

Trên đại bàn Huyện Sóc Sơn, bảo hiểm y tế tự nguyện chưa phát triển, nhận thức củangười dân còn hạn chế. Năm 2009, có 6175 người tham gia, 7 tháng đầu năm 2010 có 4841người tham gia. Hiện tại trên địa bàn còn khoảng 40% dân số chưa có thể bảo hiểm y tế.

c. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế- Phòng y tế đã phối hợp với các phòng, ban của Huyện tổ chức thanh tra,

kiểm tra về lĩnh vực y tế, hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh phòng dịch, vệ sinhan toàn thực phẩm.

- Kiểm tra 100% các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn Huyện, quản lýđược 140 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có 109 cơ sở hành nghề dược, 04cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 27 cơ sở hành nghề y tư nhân.

- Duy trì tốt các hoạt động của tổ y tế xã hội xã, đảm bảo hoạt động đúng chứcnăng nhiệm vụ.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, xử lý

nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân trên cácphương tiện thông tin đại chúng và tại trạm y tế.

- Hướng dẫn các cơ sở hành nghề y dược tư nhân hoạt động đúng quy chế.

- Đảm bảo thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở đúng quy định, không phiền hà,

hàng năm có kế hoạch thanh kiểm tra, kế hoạch giao ban cụ thể.2.2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển y tế trên địa bàn

- Thuận lợi: Huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện tốt các chương trình chăm sóc

sức khỏe y tế trên địa bàn, vì vậy các thành tích đã đạt được trong những năm qua,các kinh nghiệm trong công tác giám sát, quản lý, phòng chống dịch bệnh, không đểdịch lớn xảy ra trên địa bàn, các hoạt động về công tác chỉ đạo tuyến như công tácđiều trị, công tác truyền thông, công tác xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, các hoạtđộng của các chương trình y tế... đều là những thuận lợi cơ bản trong lĩnh vực y tếcủa Huyện.

- Khó khăn: Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao trong

nền kinh tế nhiều thành phần, các loại dịch vụ có xu hướng ngày một tăng, trong khiđó, nhận thức của nhân dân về công tác phòng chống dịch, vệ sinh môi trường, vệsinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Mặt khác, các tệ nạnxã hội trên địa bàn Huyện cũng tăng dần, đòi hỏi công tác quản lý, công tác tuyên

truyền, công tác kiểm tra giám sát cần phải tích cực hơn, tăng cường nhiều hơn.Trong khi đó, nhân lực ngành y tế còn thiếu, kinh phí hoạt động còn hạn chế, đó lànhững khó khăn, thách thức lớn đối với công tác y tế Huyện.

Page 74: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

63

2.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá - thông tin

2.2.3.1. Hệ thống thiết chế văn hoáTrên địa bàn Huyện hiện có 09 đơn vị sự nghiệp văn hoá:- Các đơn vị sự nghiệp văn hoá do Huyện trực tiếp quản lý:

+ Nhà văn hoá Huyện: Gồm 1 nhà làm việc 2 tầng và 1 sân khấu ngoài trờichứa được khoảng 5000 chỗ ngồi; là trung tâm huấn luyện, đào tạo cán bộ phongtrào cho cơ sở, nơi sinh hoạt văn hoá của nhiều tổ chức khác nhau trong địa bàn

Huyện như: các câu lạc bộ văn hoá - nghệ thuật và các câu lạc bộ khác; các lớp bồidưỡng năng khiếu thanh nhạc, đàn, quốc tế vũ; các câu lạc bộ thể dục thể thao (cầulông) và các buổi biểu diễn nghệ thuật không chuyên. Tổng diện tích đất khoảng20.000 m2 trong đó có 300m2 xây dựng. Công trình này đã được xây dựng từ khálâu theo mô hình sân khấu ngoài trời, lạc hậu.

+ Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn.

+ Đài phát thanh Huyện.

+ Trung tâm TDTT.

- Các đơn vị sự nghiệp văn hoá trên địa bàn Huyện do TW quản lý:+ Nhà văn hoá sân bay Nội Bài.

+ Nhà văn hoá F371.

- Các đơn vị sự nghiệp văn hoá do Thành phố quản lý:+ Hiệu sách nhân dân.

+ Chi nhánh chiếu bóng băng hình.

Nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hoá trên địa bàn Huyện tổ chức tốt các hoạtđộng theo quy chế, làm tốt chức năng là các trung tâm hoạt động văn hoá, đào tạobồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụnghệ thuật, nâng cao đời sống văn hoá cơ sở. Tuy nhiên, một số thiết chế còn gặpnhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, kinh phí đầu tư,

do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra (như Nhà văn hoá Huyện, Hiệusách nhân dân, Chi nhánh chiếu bóng băng hình).

Trên địa bàn có 33 câu lạc bộ, trong đó Huyện trực tiếp quản lý 01 câu lạc bộvăn hoá - nghệ thuật; số còn lại do các ngành, các địa phương quản lý. Hầu hết cáccâu lạc bộ hoạt động chưa thực sự hiệu quả (trừ câu lạc bộ văn hoá - nghệ thuật doHuyện quản lý). Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có chính sách hỗ trợ, thiếu địađiểm sinh hoạt, khả năng thu hút hội viên yếu, không có khả năng tự trang trải kinhphí hoạt động, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, đa dạng và chưa được sự quantâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.

Page 75: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

64

Hệ thống nhà văn hóaToàn Huyện hiện có 163 Nhà văn hoá và Trung tâm văn hoá – thể thao thôn (làng).

Trong đó:- Cấp Huyện quản lý: 01- Các cơ quan TW, đơn vị quân đội quản lý: 02- Cấp xã quản lý: 133 trung tâm văn hoá - thể thao thôn làng

Mô hình trung tâm văn hóa thể thao thôn làng trên địa bàn Huyện hoạt độngtương đối có hiệu quả, thu hút được nhiều người dân đến tham gia sinh hoạt. Tuynhiên, đến nay toàn Huyện có 59 thôn (làng) chưa có Trung tâm văn hoá - thể thao,hoặc đã có nhưng cũ nát, không đáp ứng yêu cầu hoạt động.

2.2.3.2. Di tích lịch sử văn hoáHuyện Sóc Sơn có nhiều di tích, toàn Huyện hiện có 414 di tích. Trong đó:- Đình: 115

- Đền: 49

- Chùa: 146

- Di tích CMKC: 13

- Nhà thờ họ: 15

- Miếu: 54

- Văn chỉ: 02

- Nghè: 08

- Điếm : 10

- Quán: 01

- Tịnh xã: 01

Các di tích trên địa bàn Huyện đều được quản lý, không có hiện tượng lấnchiếm di tích. Tuy nhiên, tình trạng tu bổ, phục chế còn khá tuỳ tiện, chưa tuân thủchặt chẽ các quy định của Luật Di sản. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là

do năng lực quản lý của chính quyền cơ sở yếu, kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sáchhầu như không đáng kể, chủ yếu huy động từ sự đóng góp của nhân dân nên việc tubổ diễn ra chắp vá, manh mún.

Trong tổng số 414 di tích đã có 42 di tích đã được xếp hạng (18 di tích đượcxếp hạng cấp Quốc gia và 24 di tích được xếp hạng cấp Thành phố).

Các di tích trên địa bàn Huyện đại đa số đều được quản lý tốt, không có hiệntượng lấn chiếm di tích. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sáchvà sự đóng góp về công sức, tiền của của nhân dân, hiện nay đa số di tích bảo tồnđược các giá trị kiến trúc cơ bản, lịch sử, đồ thờ tự, tư liệu Hán Nôm. Tuy nhiên, do

ảnh hưởng của nhiều yếu tố (chiến tranh, thời gian, …) một số di tích trên địa bàn

Huyện đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều di tích có nguy cơ sập đổ, nhiều giátrị về lịch sử, kiến trúc bị mai một.

Page 76: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

65

Hoạt động khai thác các di tích còn mang tính đơn lẻ, chủ yếu tại đền Sóc Sơn,đền Thanh Nhàn. Các di tích còn lại nằm rải rác trong cộng đồng dân cư, hoạt độngkhai thác di tích mới chủ yếu phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng (cúng lễ ngày mùng 1 và

ngày rằm âm lịch hàng tháng). Một số di tích được sử dụng làm nơi hội họp tổ dânphố, người cao tuổi… Hiện nay đã hình thành một số tuyến, tour du lịch trên địabàn Huyện nhưng hiệu quả khai thác còn hạn chế, chưa tạo điều kiện để phát triểndu lịch và các ngành dịch vụ.

2.2.3.3. Các lễ hộiToàn Huyện có 160 lễ hội được tổ chức hàng năm, trong đó có những lễ hội lớn

có quy mô vùng như: lễ hội đền Sóc Sơn, lễ hội Đền Thanh Nhàn (Thanh Xuân), lễhội đền Tam Tổng (xã Phủ Lỗ), còn lại là các hội làng. Đặc biệt lễ hội Gióng đượcUNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới. Các lễ hội mang đậm tính truyềnthống, nhắc lại lịch sử hình thành di tích, công lao của các tiền nhân, thánh nhân mà

các đời sau vẫn trân trọng giữ lại và tôn vinh. Tuy nhiên, các lễ hội mới chủ yếu thuhút được những người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu và một bộ phận dân cư tới sinhhoạt mang tính tín ngưỡng, chưa thu hút được nhiều tầng lớp trẻ.

2.2.3.4. Tình hình quản lý các hoạt động văn hoá

Trên địa bàn Huyện hiện có 32 cửa hàng karaoke, 02 khách sạn, 22 nhà nghỉ, 6 điểmcắt tóc gội đầu thư giãn, 03 điểm tẩm quất, bấm huyệt, 96 điểm kinh doanh dịch vụinternet và những điểm kinh doanh băng đĩa, sách báo ở rải rác địa bàn 26 xã, thị trấn.

Nhìn chung các hoạt động kinh doanh, dịch vụ các ngành hàng văn hoá, cáchoạt động văn hoá lễ hội có quy mô nhỏ, một số sai phạm đã kịp thời được pháthiện, xử lý, không có điểm nóng và vụ việc nghiêm trọng.

2.2.3.5. Hệ thống thông tin- Hạ tầng bưu điện:

+ Trụ sở chính của Bưu điện tại thị trấn Sóc Sơn+ Trên địa bàn có 5 bưu cục: Trung Giã, Phủ Lỗ, Kim Anh, Nội Bài, Minh Trí

+ Đến ngày 10/3/2010, trên địa bàn Huyện đã có 30 trạm bưu điện đã xây

dựng theo hướng dẫn của bưu điện Hà Nội.- Về phương tiện nghe nhìn:

+ 26 xã có đài truyền thanh trong đó có 21 đài truyền thanh cấp xã quản lý(theo công nghệ mới), 100% thôn làng có hệ thống truyền thanh.

+ Đến ngày 15 /3/2010, trên địa bàn Huyện Sóc Sơn còn có 5.288 hộ chưa cóđiện thoại (8,1%), 2.112 hộ chưa có máy thu hình (chiếm 3,2%), 11.078 hộ chưa cóđài/radio (chiếm 17%).

Page 77: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

66

2.2.3.6. Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa - thông tin- Số gia đình đạt gia đình văn hóa: 85- Số thôn, làng đạt làng văn hóa: 59- Số làng có trung tâm VH - TT: 130- Số xã có đài truyền thanh: 26

2.2.4. Thực trạng phát triển thể dục thể thao2.2.4.1. Cơ sở vật chất của ngành TDTTSố khu thể thao:- Ở Huyện: 01 trung tâm TDTT quản lý gồm: sân vận động, nhà thi đấu thể thao- Ở xã, thôn: 159Cụ thể, gồm:- Sân vận động có khán đài ( Huyện quản lý): 01- Sân vận động không có khán đài (cơ sở quản lý): 117- Sân bóng chuyền: 104- Sân cầu lông: 286- Sân tập điền kinh: 17- Sân tennis: 8- Sân bóng cửa: 161- Nhà thi đấu thể thao kiên cố: 10- Nhà tập luyện từng môn: 05- Số phòng tập: 03- Số hồ bơi đơn giản: 12Nhìn chung, các công trình thể thao trên địa bàn Huyện còn ít, chưa được đầu

tư xây dựng bài bản, chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện và tổ chức thi đấu. (trừnhà thi đấu Huyện đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi thể thao cấp quốc tế). Mộtsố môn thể thao chưa có cơ sở vật chất để tập huấn, đào tạo vận động viên cũng nhưtổ chức các giải như: bể bơi, các sân tập và thi đấu các môn võ, vật…

2.2.4.2. Hoạt động thể dục thể thao- Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao cho các trung tâm và trường học trên địa bàn

Huyện được bố trí đủ. 100% các trường học dạy 2 tiết thể dục nội khoá 1 tuần, mộtsố trường có thêm giờ thể thao ngoại khoá.

- Phong trào thể dục - thể thao trên địa bàn Huyện thời gian qua chưa thực sựphát triển. Số người tham gia thể dục, thể thao còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số.

- Thể thao mũi nhọn: Cùng với việc phát triển các phong trào quần chúng, cácmôn thể thao thành tích cao cũng được Huyện tích cực đầu tư, góp phần phát hiện,bồi dưỡng các năng khiếu, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên làm nòng cốt chohoạt động ở cơ sở và đã đạt được một số thành tích trong các giải thi đấu của Thànhphố và giải thi đấu quốc gia. Huyện đã đóng góp 276 lượt vận động viên cho cácđội tuyển quốc gia và thành phố, giành được hơn 400 huy chương các loại.

Page 78: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

67

2.2.4.3. Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực TDTT- Tỷ lệ người thường xuyên tập TDTT: 25%

- Tỷ lệ hộ gia đình thể thao: 20%

2.2.5. Thực trạng lao động, việc làm

2.2.5.1. Lao độngTrong thời gian qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá và sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn, cơ cấu lao động trên địabàn Huyện cũng chuyển dịch tích cực. Đến năm 2010 lao động công nghiệp, dịchvụ chiếm 40,6% tổng số lao động (tăng 10% so với năm 2005), lao động nôngnghiệp chiếm 59,4%.

Riêng ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao (23,55%/năm), các nghềthủ công trên địa bàn Huyện được duy trì, phát triển nên đã thu hút được nhiều laođộng nông thôn. Năm 2010 công nghiệp đã tạo ra được khoảng 26.000 việc làm.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH nôngthôn thì chất lượng lao động trên địa bàn Huyện nhìn chung còn thấp, số lao độngchưa có việc làm còn cao. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng lao động và

giải quyết việc làm cho người lao động vẫn đang gặp khó khăn và là một trongnhững vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.

2.2.5.2. Việc làm

Trong thời gian qua, Huyện Sóc Sơn luôn tập trung giải quyết việc làm cho

người lao động hướng vào khu vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xâydựng, vận tải, thương nghiệp nhằm từng bước chuyển cơ cấu lao động từ nông lâmnghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Huyện Sóc Sơn đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, tích cực khaithác, sử dụng các nguồn vốn cho vay để hỗ trợ phát triển sản xuất và giải quyết việclàm cho người lao động. Tạo điều kiện về thủ tục, đất đai cho phát triển côngnghiệp để thu hút lao động. Huyện đã xây dựng cơ chế khuyến khích nông dân dồnđiền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất, nhằm tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh,

vùng cây ăn quả, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng cây công nghiệp, khaithác có hiệu quả về tiềm năng kinh tế đồi rừng, mở ra hướng phát triển du lịch sinhthái, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người lao động. Ngoài ra, Huyệnđã mở rộng, nâng cấp mạng lưới dịch vụ thương mại ở các trung tâm và các xã tạonên thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt

và tạo thêm được việc làm cho người lao động.Cụ thể: Huyện đã khai thác nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm có hiệu

quả, trong 5 năm 2006 - 2010, Huyện đã triển khai cho vay được 511 dự án với số

Page 79: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

68

tiền 46,287 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 9.809 lao động, trong đó: 311 dự ánchăn nuôi lợn thịt giải quyết cho 3.833 hộ, 129 dự án nuôi lợn nái giải quyết cho385 hộ, 71 dự án chăn nuôi bò sinh sản giải quyết cho 2.499 hộ.

Thông qua các nguồn vốn quỹ quốc gia tạo việc làm và kết hợp với việc tranhthủ các nguồn vốn từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng

chính sách xã hội và quỹ các các hội đoàn thể Huyện, đặc biệt là có sự quan tâmđầu tư có mục tiêu hàng năm của Thành phố và Huyện cho chương trình phát triểnkinh tế nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn2006 - 2010, Huyện đã giải quyết việc làm cho 39.815 lao động, trong đó:

- Việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng: 18.902 lao động, chiếm 47,5%.- Việc làm trong ngành thương mại, dịch vụ: 12.272 lao động, chiếm 30,8%.

- Việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp: 8.641 lao động, chiếm 21,7%.

2.2.5.3. Đào tạo nghềTrong giai đoạn 2006 - 2010, Huyện Sóc Sơn đã đào tạo nghề cho 13.962

người, trong đó: các trường cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật trên địa bàn

Huyện đào tạo 3.765 học sinh là người Sóc Sơn; Trung tâm giáo dục thường xuyên

và Trung tâm dạy nghề của Huyện liên kết với các trường đại học, cao đẳng và

trung cấp đào tạo nghề cho 8.928 người, cụ thể:- Đào tạo 5 lớp đại học kinh tế cho 441 học sinh- Đào tạo 35 lớp hệ trung cấp cho 1.560 học sinh, bao gồm các ngành học: kinh

tế, địa chính, điện, hàn, xây dựng, kế toán.- Đào tạo 152 lớp công nhân kỹ thuật cho 6.927 học sinh bao gồm các nghề

may, chăn nuôi, sửa chữa ô tô, mộc, điện, nước, hàn, sửa chữa điện tử, tin học.

Bên cạnh đó, thực hiện quyết định số 3386/QĐ-UBND ngày 27/8/2007 của UBNDThành phố về đào tạo nghề khuyến nông và quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày

5/9/2007 của UBND Thành phố về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Huyện Sóc

Sơn đã tổ chức tập huấn cho 144.302 lượt người tham gia lớp ngắn hạn dạy kỹ thuậtchế biến chè, may công nghiệp, thêu, ren, sửa chữa xe máy, tin học để nâng cao nhậnthức hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, gia súc, gia cầmchuyển đổi cây trồng và hướng dẫn cách làm ăn cho hàng chục nghìn lượt nông dân.

Huyện đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội thực hiệntriển khai kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyệnđã mở 42 lớp cho 1.269 người tham gia gồm các lớp tin học văn phòng, sửa chữamáy tính, sửa chữa xe máy, hàn, điện dân dụng, nấu ăn.

Page 80: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

69

2.2.6. Thực trạng an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội- Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội

được đảm bảo. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quan trọng của đất nước diễn ratrên địa bàn; các công trình, mục tiêu trọng điểm; đảm bảo an ninh trật tự giảiphóng mặt bằng các dự án; không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự. Côngtác đấu tranh trấn át phòng ngừa tội phạm được tăng cường, các tệ nạn xã hội đượckiềm chế, tội phạm được đẩy lùi, phạm pháp hình sự giảm hàng năm; khám phá90% các vụ trọng án, 75% các vụ phạm pháp hình sự, 90% người nghiện được đưavào các trung tâm, duy trì 5 xã không có người nghiện ngoài cộng đồng.

- Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổchức diễn tập tại Huyện và 26/26 xã, Thị trấn theo cơ chế 02 của Bộ chính trị. Hoàn

thành tốt công tác huấn luyện, hội thảo, động viên quân nhân dự bị và tuyển chọn gọinhập ngũ. Hội đồng giáo dục quốc phòng được kiện toàn hoàn thành 100% chỉ tiêu

bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng. Tổ chức hiệp đồng,phối hợp tốt với các đơn vị bảo vệ địa bàn phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng và

tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện tốt chế độ cho các đối tượng chính sách.2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN SÓC SƠN2.3.1. Hệ thống giao thông

Trong 5 năm vừa qua, hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện Sóc Sơn đã được cảitạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 22 tuyến đường với tổng chiều dài 83 km, kinh

phí 960,4 tỷ đồng, cụ thể cải tạo, nâng cấp, mở rộng đạt chuẩn 17 đường, trong đó: 30 km

đường liên xã, tổng kinh phí 30 tỷ đồng; 35,9km đường Huyện, tổng kinh phí 210,7 tỷđồng; 14,3 km đường vào các khu du lịch, khu sân golf, tổng kinh phí 83,4 tỷ đồng; xâydựng mới 5 tuyến đường phục vụ các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái với tổngchiều dài 16,87km, tổng kinh phí đầu tư 453 tỷ đồng. Cụ thể, đã hoàn thành tuyến đường1,2 nối QL3 đi khu du lịch Đền Sóc, đường 131 – Đồng Quan, Đường 16, đường QL3 đikhu công nghiệp Nội Bài, đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng nối các khu

du lịch, cụm công nghiệp với đường Huyện, đường giao thông quốc gia và hệ thống ngoài

hàng rào khu công nghiệp Nội Bài, hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp CN2…. Tạođiều kiện thuận lợi để ngành thương mại – dịch vụ phát triển theo.

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện nay cơ bản thuận lợi và

phục vụ tốt nhu cầu phát triển CN - TTCN trên địa bàn Huyện.

Page 81: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

70

2.3.1.1. Hệ thống giao thông đường bộa. Giao thông đối ngoạiQuốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với thành phố công nghiệp Việt Trì và các tỉnh

Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai. Đoạn đi qua Huyện Sóc Sơn dài 13km, từ ngã ba Phủ Lỗ đến cầu Xuân Phương mặt bê tông Atfan .

Quốc lộ 3 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, vùng có tài

nguyên lớn về quặng thiếc, than, mangan và khu công nghiệp Thái Nguyên. Đoạn điqua Huyện Sóc Sơn dài 17 km từ Phủ Lỗ đến Đa Phúc (Trung Giã), nền đường hiệntại rộng từ 9 - 14 m, mặt đường rộng 8 - 10 m, kết cấu mặt đường mới được cải tạorải thảm bê tông Atfan.

Đường Bắc Thăng Long - Sân Bay quốc tế Nội Bài: nối trực tiếp trung tâm thủđô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua SócSơn 5 km, đường được thiết kế với tiêu chuẩn cấp cao, vận tốc thiết kế 80 km/h,

chiều rộng mặt cắt 23 m.Đường số 35: nối từ quốc lộ 2 (tại Thanh Xuân) đến quốc lộ 3 A tại ngã ba Nỉ,

tuyến đường này dài 17 km. Đường đang được cải tạo, nâng cấp.Đường số 16: đi từ ngã 3 Phủ Lỗ qua cầu Đò Lo, nối sang Bắc Ninh. Đường dài 8 km,

nền đường rộng 6 - 7 m, mặt đường rộng 5 m đá dăm bán thấm nhập đang được cải tạo.Đường số 131: Nối từ quốc lộ 2 từ Thanh Xuân qua phía Bắc sân bay Nội bài

đến quốc lộ 3 từ thị trấn Huyện lỵ Sóc Sơn. Toàn bộ tuyến dài 11 km, nền đườngrộng 9 - 10 m, mặt đường rộng 6 - 7 m.

Đường nối Quốc lộ 3 vào đền Sóc và hồ Đồng Quan: dài 7 km, mặt đường đượcrải thảm bê tông Atfan rộng từ 5 - 7 m.

Đường 18 mới được đưa vào sử dụng nối từ QL 2 chạy song song phía nam QL2, giao cắt với QL 2 chạy lên phía bắc, cắt qua QL 3 khu vực Phủ Lỗ, qua xã ĐồngXuân sang tỉnh Bắc Ninh và đi Quảng Ninh. Chiều dài tuyến đường 18 trên địa bàn

Huyện là 18 km. Đây là trục vận tải quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm BắcBộ nối từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến cảng nước sâu Cái Lân.

b. Mạng lưới đường bộ do Huyện quản lýĐường Huyện gồm 29 tuyến từ thị trấn Huyện đến các xã với tổng chiều dài khoảng

170 km. Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn khoảng 350 km đường xã và đường ra đồngphục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kết cấu mặt đường Huyện chủ yếu là đường cấp phốiđá, đất. Nền đường rộng từ 4 - 6 m, mặt đường trung bình rộng từ 3 - 5 m.

Hệ thống cầu cống:Công trình cầu cống lớn trên trục quốc lộ, tỉnh lộ, trục Huyện có khoảng 20 cầu

và gần 200 cống. Nhìn chung các công trình này còn sử dụng tốt, nhiều cầu cốngmới được xây mới và cải tạo nâng cấp.

Page 82: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

71

c. Đánh giá chungTổng chiều dài hệ thống trục đường chính trên địa bàn Huyện là 250,5km, mật độ

đường là 0,876 (<1). Mật độ đường hiện tại đang thấp hơn so với tiêu chuẩn và thiếuhụt chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của dân cư. Điều này xuất phát từđặc thù địa hình và đất đai của Sóc Sơn có diện tích vùng rừng núi lớn, chiếm đến17,6% diện tích của toàn Huyện nên trong khu vực này mật độ đường còn rất thấp.Trong các khu vực khác nhìn chung mạng lưới đường được phân bố khá hợp lý.

Đối với hệ thống trục đường xã, đường nội bộ xã chỉ số mật độ đường đạt 1,11(đạt yêu cầu). Tuy nhiên một số xã mạng lưới đường còn thiếu như xã Trung Giã,

Tân Minh, Bắc Phũ và Xuân Thu. Đường cấp xã có chất lượng thấp chủ yếu làđường đất hoặc lớp mặt cấp phối chưa được nâng cấp đá nhựa hoặc bê tông atfan.

2.3.1.2. Đường hàng khôngCác hạng mục công trình chính tại cụm cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Nội

Bài bao gồm:- Khu bay: Công suất khai thác 100 nghìn lần bay/năm, tương đương khoảng 10

triệu khách/năm.+ Đường cất hạ cánh: Có hai đường cất hạ cánh mang ký hiệu 11L/29R (còn

gọi là đường 1A) kích thước 3.200m x 45m và 11R/29L (còn gọi là đường 1B) kíchthước 3.800m x 45m

+ Đường lăn: Bao gồm một hệ thống đường lăn song song với 2 đường cấthạ cánh và các đường lăn tắt, được xây dựng với quy mô và năng lực tương ứng vớihệ thống đường cất hạ cánh

+ Sân đỗ máy bay: Có 24 vị trí đỗ máy bay, trong đó có 9 vị trí dành cho

máy bay B747 hoặc tương đương, 3 vị trí dành cho máy bay B767 hoặc tươngđương, 6 vị trí dành cho máy bay A321 hoặc tương đương và 6 vị trí dành cho máy

bay ATR72 hoặc tương đương+ Khu sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Cơ sở này có khả năng bảo dưỡng

mức C (trung tu) đối với các loại máy bay A320, A321, F70 và thực hiện bảo dưỡngngoại trường mức A (bảo dưỡng thường xuyên) cho máy bay ATR72, B767, B777.

- Khu hàng không dân dụng: Có công suất khai thác hiện tại là 4 triệu hànhkhách và 20 nghìn tấn hàng hóa/năm.

+ Nhà ga hành khách: Ký hiệu là T1, được xây mới và đưa vào khai thác từnăm 2001. Diện tích của nhà ga là 91.000m2. Công suất khai thác hiện tại của nhà

ga T1 là 2.400 khách/giờ cao điểm, tương đương 4 triệu khách/năm.+ Nhà ga hàng hóa: có công suất thiết kế là 260 nghìn tấn/năm.+ Sân đỗ ô tô: Được bố trí trước sảnh đến của nhà ga hành khách T1, có diện

tích 21.525m2 với 861 vị trí đỗ ô tô, không đảm bảo vị trí đỗ khi sản lượng khaithác tại CHK vượt quá 6 triệu khách/năm.

Page 83: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

72

+ Đường giao thông: CHKQT Nội Bài được kết nối với các khu vực lân cậnqua hai trục đường bộ: Đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (4 làn đường) và

Quốc lộ 3 (2 làn đường). Hệ thống đường giao thông nội cảng bao gồm: trục đườngchính (đường cao tốc nối ra Quốc lộ 3) dài 1.500m; 1 cầu cạn dẫn vào nhà ga T1 (3

làn đường) và các đường nhánh (2 làn đường.- Công suất khai thác của CHKQT Nội Bài: Được tính theo bộ phận có công

suất khai thác thấp nhất là 4 triệu khách/năm và 20 nghìn tấn hàng hóa/năm.2.3.1.3. Đường sắtTuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều đi qua phía đông của Huyện Sóc Sơn,

đoạn chạy qua Huyện dài 16 km. Trên đoạn này có hai nhà ga nhỏ là ga Đa Phúc vàga Trung Giã. Quy mô của mỗi ga là từ 50 - 60 hành khách/ngày.

2.3.1.4. Đường SôngTrên địa bàn Huyện Sóc Sơn có các tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ

chảy qua với tổng chiều dài 90 km, việc khai thác các sông hiện có cho vận tải thủycòn nhỏ bé, các bến bãi đang khai thác ở dạng tự nhiên, hàng hóa vận tải chủ yếu làthan, vật liệu xây dựng, các hàng hóa tiêu dùng và lâm thổ sản. Trên địa bàn Huyệncó 4 bến là bến Trung Giã, Việt Long, Bến Cốc và Đông Bắc, các bến đều chưa cóhệ thống cầu cảng. Chỉ có bến Trung Giã có kho bãi ngoài trời (khoảng 2.000 tấn).

2.3.2. Thực trạng hệ thống điện2.3.2.1 Thực trạng nguồn và trung tâm cấp điệnTrong 5 năm qua, cùng với việc đầu tư có trọng tâm cho chương trình cải tạo,

nâng cấp hệ thống điện nông thôn công tác quản lý, kinh doanh điện đã có bướcphát triển cao, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển sảnxuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân.

Tổng sản lượng điện thương phẩm đến năm 2010 ước đạt 312.205.091KWh,tăng 1,8 lần so với năm 2005, doanh thu bán điện đạt khá, bình quân 24,4%/năm,ước năm 2010 đạt 361.803 triệu đồng tăng gấp 2,9 lần so với năm 2005.

Tổng số khách hàng tăng mạnh từ 14.486 năm 2005 lên 87.591 năm 2010gấp 6 lần so với năm 2005.

Tổng chi phí nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới 83 tỷ đồng, trong đó: cải tạo, nângcấp được 1.045,7km đường dây 0,4kV; 37,189 km đường dây trung thế; 75 Trạmbiến áp hạ thế với tổng vốn đầu tư 42,5 tỷ đồng; xây dựng mới được 66,9 km đườngdây 0,4kV; 23,72 km đường dây trung thế; 102 Trạm biến áp hạ thế với tổng vốnđầu tư 40,5 tỷ đồng(1).

1 Tổng kết 5 năm chương trình khuyến khích phát triển CN – TTCN và làng nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơngiai đoạn 2006 - 2010

Page 84: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

73

Huyện Sóc Sơn được cấp điện từ 3 nguồn trạm 110 kV sau:Nguồn E 19 tại Khu chế xuất Nội Bài, E 16 Sóc Sơn và trạm E 1 Đông Anh.

Ngoaì ra 4 xã miền tây Huyện (Tân Dân, Minh Trí, Thanh Xuân và Minh Phú) đượccấp điện từ lưới 10 KV sau TG. Phúc Yên và TG Xuân Hòa.

Các trạm biến áp 110 kV vận hành an toàn và có độ tin cậy khá cao cung cấpcho lưới điện trung áp 35 – 10 và 6 kV của Huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, trạm NộiBài là trạm chuyên dùng nên chỉ cung cấp điện cho khu chế xuất, nhưng do nhu cầutiêu thụ điện trong khu chế xuất rất thấp dẫn tới trạm nội bài vận hành non tải,không phát huy hết công suất lắp đặt. Việc triển khai trạm nguồn 22 kV trạm 110Sóc Sơn không đồng bộ với việc vận hành trạm, dẫn tới không khai thác được trạmnguồn, trong khi đó nguồn cấp cho Sóc Sơn đang trong tình trạng thiếu hụt và vẫndựa chủ yếu vào trạm 110 Kv Đông Anh. Hơn nữa do 4 xã phía Tây Huyện đangđược cấp từ tỉnh Vĩnh Phúc cũng như toàn bộ phụ tải Huyện Sóc Sơn phụ thuộc chủyếu vào 110 kV Đông Anh, dẫn tới việc cung cấp điện cho các hộ phụ tải trên địabàn Huyện rất khó khăn và không ổn định.

2.3.2.2. Thực trạng mạng lưới điện trung thếa. Mạng lưới điện trung thế.Hiện tại lưới điện trung thế Huyện Sóc Sơn có từ các trạm 110 kV: Đông Anh,

Nội Bài và Sóc Sơn. Trong thời gian qua phần lớn khu vực lưới điện nội thành Hà

Nội đã được cải tạo lên vận hành ở cấp 22 kV từ các trạm 110. Tuy nhiên trên địabàn Sóc Sơn vẫn đang còn vận hành một số các đường dây trên không và cáp ngầm6 – 10 kV và 35 kV. Cụ thể như sau:

Bảng 2.22: Khối lượng đường dây trung thế trên địa bàn Huyện Sóc SơnSTT Cấp điện áp Chiều dài km Ghi chú

1

2

3

4

Đường dây 6 kVĐường dây 10 kVĐường dây 22 kV

Đường dây 35 kV

111,175

83,504

116,072

10,998

Bao gồm cả đườngtrên không và cáp

ngầm

Tổng 321,749

Nguồn: Điện lực Sóc SơnTổng chiều dài đường dây trung thế của quận là 321,749 km, trong đó đường

dây 6 kV chiếm 34,6%, đường dây 10 kV chiếm 25,9 %, đường dây 22 kV chiếm36% và đường 35 kV chiếm 9,5%. Như vậy, tỷ trọng đường dây 6 và 10 kV vẫnchiếm đến 60,5% cao hơn nhiều so với các quận nội thành.

Page 85: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

74

b. Các trạm biến ápBảng 2.23: Trạm biến áp trung gian của Huyện Sóc Sơn

TT Tên TBA Số TBA/MBATổng côngsuất (kVA)

Cấp cho các lộ

1 TG Nội Bài 1/2 12.600

2 TG Phú Cường 1/1 1.800 672 PC

3 TG Phù Lỗ 1/2 8.800 671 PL, 673 PL, 675 PL

4 TG Đa Phúc 1/2 7.500 672 ĐP, 674 ĐP5 TG Trung Giã 1/2 5.000 971TG, 972 TG, 973 TG

6 TG Bắc Sơn 1/2 4.800 971 BS, 974 BS

Tổng 6/10 40.500

Các trạm biến áp tiêu thụ của Sóc Sơn hiện nay có nhiều chủng loại: Trạm treo,trạm cột, trạm xây và trạm kiosk.

2.3.2.3. Lưới điện hạ thế nông thôn 0,4 kVLưới điện hạ thế Huyện Sóc Sơn có tổng chiều dài 740,7 km, cấp điện áp

380/220 V, 3 pha 4 dây bao gồm nhiều chủng loại với các tiết diện A-95,70,50,35.

Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Hiện đang nảy sinh một số vấn đề đối với lưới này:

Thứ nhất, Chất lượng công tơ đo đếm thiếu chính xác đa số các công tơ là củaTrung Quốc sản xuất, không qua kiểm định.

Thứ hai, Chất lượng đường dây 0,4 kV không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nhưdây dẫn nhỏ, đường dây dài.

Thứ ba, công tác quản lý chưa tốt, việc hạnh toán điện chưa đúng, không rõràng, nhiều nơi buông lỏng quản lý, hoặc quản lý qua nhiều trung gian.

Thứ tư, một số xóm chưa có trạm biến áp riêng, nên phải dùng điện qua cáctrạm biến áp của các cơ quan xí nghiệp đóng gần đó, do vậy phải chịu giá điện caohơn giá sinh hoạt.

2.3.3. Thực trạng bưu chính viễn thông2.3.3.1. Mạng lưới viễn thôngMạng lưới thông tin bưu chính viễn thông của Huyện Sóc Sơn trong 5 năm qua

không ngừng được củng cố và phát triển, hiện tại trên địa bàn huyện có 7 bưucục, 24 điểm bưu điện văn hóa xã, 26 trạm bưu điện xã, 13 đại lý bưu điện và

85 đại lý thu phát cước dịch vụ viễn thông. Về cơ bản các tổng đài này hiện đangđảm bảo được phục vụ thuê bao trên địa bàn Huyện. Chất lượng mạng cáp gốctương đối tốt và hầu hết được đi ngầm.

Page 86: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

75

Doanh thu từ các hoạt động bưu chính viễn thông tăng khá bình quân tăng17,8% /năm, năm 2010 đạt 135.7 tỷ đồng tăng 2,26 lần so với năm 2005, phát triểnthêm gần 48.972 thuê bao điện thoại cố định đưa tổng số thuê bao điện thoại cốđịnh hiện có 74.416 máy, tăng 2,93 lần so với năm 2005, đưa bình quân mức sửdụng 25 máy/100 dân.

2.3.3.2. Mạng lưới bưu chínhBảng 2.24 : Danh sách các bưu cục trên địa bàn Huyện Sóc Sơn

Mã Tên bưu cục Loại kiốt Địa chỉ Điệnthoại

139000 Huyện Sóc

Sơn2 Tổ 8, Khu C, Thị Trấn Sóc Sơn 8843317

140100 Trung Giã 3 Phố Nỷ, Xã Trung Giã 8843560

140600 Phủ Lỗ 3 Khu Đường 3, Xã Phủ Lỗ 8843277

140700 Nội Bài 3 Khu I Quốc Lộ 2, Xã Phú

Minh

8843233

140900 Kim Anh 3 Phố Kim Anh, Xã Thanh Xuân 5810028

141300 Tân Dân 3 Thôn Thanh Vân, Xã Tân Dân 5811373

141400 Minh Trí 3 Thôn Thắng Trí, Xã Minh Trí 5995358

141302 Trường đào

tạonghề điện

1

139709 KCN Nội Bài Khu công nghiệp Nội Bài

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt NamĐại lý bưu điện trên địa bàn quận được phân bố khá dày đặc và đồng đều giữa

các xã và thị trấn nên khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ bưu điện trên địa bàn là

tương đối tốt.Trên địa bàn Huyện Sóc Sơn có 24 Bưu điện văn hóa xã được phân đều giữa

các xã đã góp phần nâng cao đời sốngvăn hóa của người dân trên địa bàn Huyện.

2.3.4. Thực trạng cấp và thoát nước2.3.4.1. Nguồn nướca. Nguồn nước ngầmHuyện Sóc Sơn nằm ngoài phạm vi các khu vực thực hiện chương trình cấp

nước Phần Lan nên chưa có nước dùng ổn định. Người dân trên địa bàn Huyện chủyếu đang dùng nguồn nước mạch nông (giếng khơi và giếng khoan có độ sâu dưới30 m) và nước mưa. Hiện nay mới hoàn thành giai đoạn 1 cấp nước cho Thị Trấn,

Page 87: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

76

khu công nghiệp Nội Bài, tuyến đường 3 từ Đông Anh, phối hợp với Sở giao thôngtriển khai cấp nước sạch cho 3 xã thuộc vùng ảnh hưởng bãi rác Nam Sơn (2).

Theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn vùng Đa Phúc - Đông Anh của đoàn 54

và thăm dò địa chất thủy văn vùng Sóc Sơn của đoàn 64 (Liên đoàn ĐC II) cho thấyở tầng nước mạch nông (tầng qh) nước ngầm dao động theo mùa, về mùa khô nướcngầm cách sâu mặt đất từ 3,65m đến 7,5m. Chất lượng nước ngầm chưa được đánhgiá cụ thể nhưng nhìn chung nước ngầm có ở độ sâu từ 14 - 80m, nước có hàm

lượng sắt, măng gan cao cần phải xử lý trước khi sử dụng.Ở các vùng nông thôn ngoài việc dùng nước mạch nông dân còn dùng nước ao

hồ, sông suối để tắm giặt, có nơi còn dùng nước mặt để sinh hoạt và ăn uống nhưvùng bãi ven sông. Sóc Sơn là vùng bán sơn địa nên ở các vùng gò đồi việc cungcấp nước sạch gặp nhiều khó khăn hơn vùng đồng bằng.

Trên địa bàn Huyện có một số cơ quan, trường học có trạm bơm giếng để cấpnước cho sinh hoạt và sản xuất của đơn vị như: trường An Ninh có giếng sâu 40 m,Q = 30 m3 /h; tường Cảnh Sát có giếng sâu 45 m, Q = 30 m3 / h; thôn Lương Châucó một giếng khoan sâu 48 m, Q = 30 m3 / h.

Trên địa bàn Huyện có duy nhất 1 trạm cấp nước sạch tại sân bay Quốc tế NộiBài. Cảng có 6 giếng khoan khai thác:

Giếng số 1 có Q = 30 m3 / h Giếng số 4 có Q = 30 m3 / h

Giếng số 2 có Q = 70 m3 / h Giếng số 5 có Q = 80 m3 / h

Giếng số 3 có Q = 30 - 35 m3 / h Giếng số 6 có Q = 80 m3 / h

Các giếng này có độ sâu từ 30 đến 50 m. Trong số 6 giếng hiện nay mới sử dụng3 giếng, trong đó 2 giếng làm việc và 1 giếng dự phòng (G2, G5 và G6). Còn 3 giếngchưa khai thác (G1, G3 và G4), vì nhu cầu nước hiện nay chỉ cần khai thác 3 giếng làthỏa mãn nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Số hộ sử dụng giếng đào trong toàn Huyện là 33.156 hộ chiếm 69,2%. Đây làHuyện có số lượng giếng khơi nhiều nhất ở Hà Nội.

Phần lớn các công trình này được phân bổ ở những nơi có địa hình đồi núi, cóđặc điểm địa chất thuỷ văn phức tạp, nguồn nước ngầm khai thác khó khăn, khảnăng kinh tế còn hạn hẹp, chất lượng nguồn nước mặt theo đánh giá sơ bộ còn khá

tốt, ít bị ô nhiễm.Việc sử dụng giếng đào chỉ có thể là giải pháp tạm thời cho những nơi có điều

kiện khai thác nước ngầm khó khăn, đất và nguồn nước mặt chưa bị ô nhiễm. Thựctế cho thấy các giếng đào phần lớn không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật nên

2 Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện phát triển dịch vụ - du lịch Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006 - 2010

Page 88: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

77

thường bị ô nhiễm về mùa mưa vì nước mưa trên mặt thấm qua các khe nứt làm ô

nhiễm nước trong giếng. Về mùa khô, một số giếng khơi hết nước do nguồn cungcấp nước mặt khan hiếm và chiều sâu của giếng không đạt yêu cầu. Do đó, giếngđào không đảm bảo là công trình cấp nước sạch ổn định và lâu dài.

Trong thời gian qua trên địa bàn Huyện đã phát triển hệ thống giếng khoanđường kính nhỏ kiểu UNICEF. Theo số liệu điều tra, số giếng khoan kiểu UNICEFtrên toàn Huyện là 11.407 giếng, chiếm 21,6% số hộ sử dụng, được phân bố ở phíaNam của Huyện chiếm 21,6% số hộ sử dụng gồm các xã: Phù Lỗ, Phú Minh, PhúCường, Đông Xuân, Đức Hoà, Kim Lũ,... nơi có điều kiện địa chất thuỷ văn thuậnlợi cho việc khai thác nước ngầm. Phần lớn số giếng không được xử lý do đó chấtlượng nước không được tốt. Tuy nhiên, đây là loại hình cấp nước có nhiều ưu điểm.Lưu lượng nước phong phú có thể đáp ứng được đầy đủ nước sinh hoạt cho nhândân, giá thành công trình rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của các vùng nông thôn

Hà Nội nói chung và Huyện Sóc Sơn nói riêng.Tuy nước ngầm được nhân dân khai thác và sử dụng có chất lượng tốt hơn các

nguồn nước mặt hiện có nhưng trong nước còn một số chất có hại cần được loại bỏtrước khi sử dụng bằng các công trình xử lý. Song hiện nay, phần lớn các hộ giađình chưa có công trình xử lý nước mà còn sử dụng nước thô. Số công trình xử lýnước (dù chỉ là bể lọc sắt đơn sắt đơn giản) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số(<30%). Trong đó, có nhiều bể lọc không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc đã bị hư hỏng.

Các kết quả phân tích nước cho thấy hầu hết các mẫu nước đều không đạt các tiêu

chuẩn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt.b. Nguồn nước mưaVới trữ lượng mưa trung bình hàng năm 1200 - 1400 mm, nước mưa có trữ lượng

rất lớn. Song do lượng nước mưa tập trung không đều theo thời gian (80% vào mùa

mưa tháng 7,8,9) nên trữ lượng nước mưa cho nhu cầu sinh hoạt cả năm không lớn.

Theo kết quả điều tra do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hà

Nội tiến hành cho thấy: Toàn Huyện Sóc Sơn có 2.999 bể chứa nước mưa, chiếm tỷlệ 6,3% số hộ. Số bể còn tốt và sử dụng thường xuyên khoảng 35%.

Lương nước mưa sử dụng trong sinh hoạt chủ yếu chỉ dùng cho ăn uốngThường thì các nhu cầu khác phải sử dụng nước sông, hồ, ao,...

c. Nguồn nước mặtHuyện Sóc Sơn có 3 con sông lớn chảy qua là: sông Công, sông Cầu và sông

Cà Lồ, các sông đồng thời là ranh giới địa chính giữa Huyện và các tỉnh lân cận.Đây là các nguồn nước mặt có ý nghĩa thực tế trong lĩnh vực cấp nước sạch chothành phố Hà Nội. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống các ao, hồ, kênh, ranh… phong

Page 89: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

78

phú, đan xen. Nguồn nước được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ,thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước sông đang bị ô nhiễmnặng, đặc biệt là sông Cầu. Do tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, các cơ sở sản xuấttư nhân phát triển, các nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động… cùng vớitình trạng một số ao hồ bị san lấp hoặc lấn chiếm làm cho lòng hồ nhỏ hẹp, khảnăng lưu thông của nước bị hạn chế. Do đó môi trường nước cũng bị ô nhiễm cụcbộ. Các chỉ tiêu ô nhiễm chính là: Hàm lượng BOD, COD cao, chỉ tiêu vi sinh vậtcao, hàm lượng kim loại nặng vượt quá chỉ tiêu cho phép…

d. Đánh giá chungTrừ cảng hàng không quốc tế Nội Bài và một số cơ quan có trạm bơm riêng,

toàn Huyện chưa có hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt. Từ các vùng

nông thôn đến khu Huyện lị Phủ Lỗ, Nỉ, Kim Anh đều sử dụng nước mạch nông và

nước mưa cho sinh hoạt.Theo tiêu chuẩn Việt Nam (20TCN – 33 -85) dựa trên các đánh giá về các loại công

trình có khả năng cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn này và kết quả điều tra hiện trạngtrên địa bàn Huyện thì tỷ lệ sử dụng nước sạch tại khu vực nông thôn của Huyện là 7,7%.

Theo quan niệm thông thường hiện nay tỷ lệ nhân dân dùng nước đạt tiêu

chuẩn này khá cao: 40,2%. Một số chuyên gia chuyên ngành dùng khái niệm nướctương đối sạch để chỉ các nguồn nước đạt tiêu chuẩn này. Nhân dân sử dụng coi làsạch vì có chất lượng tiến bộ vượt bậc so với trước đây. Song đối chiếu với tiêu

chuẩn Việt Nam thì rất nhiều chỉ tiêu chưa đạt.2.3.4.2. Thoát nướca. Hệ thống thoát nước mưaHệ thống thoát nước mưa phân bố đều trên địa bàn Huyện, được hình thành tự nhiên

hoặc nhân tạo nhằm đảm bảo việc tiêu thoát nước của khu vực và của toàn Huyện.

b. Hệ thống thoát nước bẩn: hiện chưa được xây dựng riêng biệt.Hệ thống hồ thoát nước hầu hết được hình thành do ngăn tuyến đập để phục vụ

tưới nước cho nông nghiệp.Dọc tuyến đường trung tâm qua Huyện lỵ (QL3, đường 131) và các tuyến

đường trong khu vực quy hoạch của Huyện lỵ đã được xây dựng hệ thống thoátnước D= 800 - 1000.

Hiện hệ thống thoát nước thải, nước mặt cho cụm công nghiệp tập trung, khucông nghiệp Nội Bài đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2.3.5. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợiDo đặc điểm của một huyện trung du bán sơn địa, ruộng đất cao thấp khác

nhau, địa hình phức tạp không thể xây dựng được những công trình có quy mô thiếtkế tưới lớn được mà phải xây dựng các công trình có nhiệm vụ thiết kế phù hợp cho

Page 90: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

79

từng vùng và từng khu nhỏ. Do vậy số công trình thủy lợi được xây dựng trongnhững năm qua của Sóc Sơn lên tới 156 công trình thủy lợi tưới tiêu vừa và nhỏ cácloại, đồng thời hệ thống đê, kè cũng được củng cố và tăng cường. Hiện trạng hệthống thủy lợi như sau:

2.3.5.1. Hiện trạng về đê, kè, cống dưới đê và đê bốia. Về Đê

1. Tổng chiều dài tuyến đê cấp III trong Huyện do Hạt quản lý là: 32.080 m

trong đó:- Tuyến tả Cà Lồ từ K0- K20 + 252 dài 20.252m.

- Tuyến đê hữu Cầu từ K17- K28 + 828 dài 11.828m.

2. Về cao trình mặt đê:

- Căn cứ MNTK cho tuyến đê hữu Cầu, tả Cà Lồ lấy tại trạm Thuỷ văn Lương Phúc(bằng với MNL cao nhất năm 1971 so với cao trình đỉnh đê tại thời điểm kiểm tra trên

toàn tuyến đạt từ +10,5 ÷ + 11 đạt yêu cầu chống lũ).- Trên toàn tuyến đê dự án cứng hóa mặt đê kết hợp làm đường giao thông đang

được thi công và hoàn thiện đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn đê cấp III.3. Về mặt cắt ngang đê:

- Mặt cắt ngang đê đảm bảo thiết kế là m/c có bề rộng mặt đê B =6m, mái đêthượng lưu m = 2, mái hạ lưu m =3.

4. Về nền đê, thân đê:- Chất lượng nền đê, thân đê rất yếu. Nhiều đoạn địa chất nền và thân đê kém vì

thế trong mùa mưa lũ bị thẩm lậu qua thân đê.

5. Về gia cố mặt đê:

- Toàn bộ tuyến đê hữu Cầu từ K17- K28+828 dài 11,828km đã được cứng hoábằng bê tông M300 rộng B = 5m (cả lề là 6m) dầy 24cm có hệ thống cọc tiêu, biểnbáo giao thông trên toàn tuyến.

- Trên tuyến tả Cà Lồ: Đang được hoàn thiện mặt đê và cứng hóa kết hợp vớilàm đường giao thông hiện đã thi công được 12,252/20.252 km.

b. Về kè:

Trên 2 tuyến đê có 14 kè áp mái bảo vệ bờ và 2 kè lát mái chắn sóng, hiện trạngcác kè như sau:

1- Kè Xuân Dương: K1+400 - K1+800 đê tả Cà Lồ dài 400m mới được XDxong tháng 7/2007, sau mùa lũ năm 2009 đánh giá ổn định, tốt

2- Kè Xuân Thu: Từ K2 - K2 + 750 đê tả Cà Lồ gồm tấm lát bê tông kết hợp đáhộc. Sau lũ 2009 kè tốt, tuyến kè ổn định.

3 - Kè Yên Phú gồm 2 đoạn:+ Đoạn I: K4+300-K4+800 đê Tả Cà lồ xây dựng xong tháng 9/2009.

Page 91: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

80

+ Đoạn II: K4+800 bảo vệ đê bối Yên phú dài 300 m kết cấu bằng khung bê

tông lát tấm bê tông được xây dựng năm 2009.4 - Kè Xuân thu- Kim Lũ: K6+600-K7+400 được xay dựng năm 2008 qua mù

lũ năm 2009 vẫn ổn định đảm bảo chống lũ tốt.5- Kè Lủ Trung: Từ K8 + 800 - K9 + 126 đê tả Cà Lồ bằng đá lát kết hợp xây

rọ, xây dựng xong trước lũ 2004. Sau lũ 2008 đánh giá chất lượng kè ổn định6- Kè Đức Hoà – Kim Lũ: Từ K11 + 800 - K12 + 400 đê tả Cà Lồ bằng đá lát

xây dựng xong trước lũ 2004, sau lũ 2008 đánh giá chất lượng kè ổn định và đoạnkéo dài từ K11+800 – K12+100 mới được xây dựng.

7- Kè Xuân Giang: K14 + 700 - K15 + 450 đê tả Cà Lồ, sau lũ 2008 đánh giáchất lượng kè ổn định.

8- Kè Lương Phúc: Từ K19 + 400 - K19 + 800 Tả Cà Lồ dài 400m bằng đá hộcsau lũ 2009 đánh giá chất lượng một số đoạn mới bị bong xô.

9- Kè Tân Hưng- Tân Thành: Từ K20 + 100 - K21 + 160 dài 1060 m đê hữuCầu, sau lũ 2009 đánh giá chất lượng kè ổn định (Đoạn kè cũ có một số đoạn bịbong xô đề nghị cho tu sửa).

10- Kè Hiệu Chân: Từ K22 + 678 - K23 + 178 đê hữu Cầu dài 500m bằng đáhộc. Sau mùa lũ 2009 đánh giá chất lượng kè ổn định (Một số đoạn mới bị bong xôđề nghị cho tu sửa)

11- Kè Cẩm Hà: Từ K23 + 880 - K24 + 950 hữu Cầu, sau lũ 2008 đánh giá chấtlượng kè ổn định.

12- Kè Tăng Long: Từ K26 + 150- K26 + 450 dài 300 m tuyến đê hữu Cầubằng đá hộc, sau lũ năm 2009 vẫn ổn định. Chỉ có đoạn cuối kè bờ sông tiếp tục bịsạt lở ( Đề nghị cho kéo dài)

13- Kè chống sạt lở bờ thôn Đồi cốc Tuyến Cà lồ thuộc khu vực Thạch Cốc xã

Thanh Xuân kè được xây dựng năm 2008-2009 bằng khung bê tông đảm bảo, tấmđan bê tông M200.

14- Kè chống sạt lở bờ Hương gia (Xã Phú Cường) tuyến Cà Lồ thuộc khu vựcHương gia xã Phú cường. Chiều dài 250 m được xây dựng bằng khung bê tông đá látkhan hoàn thành năm 2009.

15- Kè lát mái chắn sóng Đức Hoà: Từ K14+000 - K15+000 đê tả Cà Lồ, saumùa lũ 2008, đánh giá chất lượng kè ổn định.

16- Kè lát mái chắn sóng Việt Long: K18+800 - K19+800 đê tả Cà Lồ dài

100m, sau lũ 2008 đánh giá chất lượng kè ổn định.c. Về cống dưới đê:

Trên toàn bộ 2 tuyến đê Hữu Cầu và tả Cà Lồ có 34 cống qua đê do 9 xã quản

Page 92: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

81

lý. Đó là các xã Đống Xuân, xã Xuân Thu, Xã Kim Lũ, xã Xuân Giang, xã Tân

Hưng, xã Trung Giã và các cống đê còn lại là do Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷlợi Sóc Sơn quản lý. Nhìn chung các cống dưới đê đạt chất lượng tốt, chưa pháthiện thấy sự cố nào xảy ra.

d. Về đê bốiHiện tại trên tuyến đê của Huyện Sóc Sơn có 4 đê bối:1- Đê bối Yên Phú - xã Xuân Thu:

+ Từ K4 + 800 - K5 - 800 dài 3 km rộng 2,5m - 3,5m, cốt cao trung bình 8m.

+ Có 2 cống tiêu chủ yếu là cống chùa Bà Đanh bằng bê tông cốt thép.+ Năm 2003 đê quai Yên Phú bị sạt lở và đến năm 2006 đã sạt lở nghiêm

trọng tính từ mặt đê chính vào 150m dài (do dòng chảy thúc thẳng vào đê bao).Đê bối Yên Phú bảo vệ 300 hộ dân và 200 héc ta canh tác và của 2 thôn Yên

Phú và Thu Thuỷ.2- Đê bối Xuân Giang:

+ Tương ứng với đê chính K12 - K17 đê Tả Cà Lồ dài 4,5km rộng 2m, cốtcao trung bình 8m, bề rộng trung bình 1,5m; m = 1,5.

+ Có 9 chiếc cống ở đê bối bằng BT cốt thép và gạch xây, 2 trạm bơm nhỏ.+ Đê bối bảo vệ 150 héc ta ruộng.

Đảm bảo chống lũ theo thiết kế.3- Đê bối Ngô Đạo:

+ Tương ứng với đê chính K21 + 200 - K 22 + 800 đê Hữu Cầu dài 2km

rộng 3m, cốt cao trung bình 8m.

+ Có 3 cống bê tông.

+ Diện tích bảo vệ 25 mẫu và 350 hộ dân.+ Đảm bảo chống lũ theo thiết kế.

4- Đê bối Trung Giã:

+ Tương ứng với đê chính K17 - K19 + 300 đê dài 7,5km rộng từ 3 - 5m. cốtcao trung bình 8,5m.

+ Có 5 cống tiêu bằng bê tông cốt thép, 2 cống xả. Bảo vệ 520 hộ diện tích400 mẫu.

+ Đảm bảo chống lũ theo thiết kế.e. Diễn biến bờ bãi:

- Trên tuyến đê hữu Cầu, tả Cà Lồ từ năm 2002 đến nay do mực nước thấpdòng chảy ổn định nên bờ bãi không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

- Nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, bãi sông hữu Cầu - tả Cà Lồ là chủ yếu dohút cát trái phép lén lút liên tục xảy ra.

Page 93: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

82

- Sạt lở bờ bãi ở K10 - K10 + 500 xã Kim Lũ cách chân đê từ 25 - 30m.

f. Các hồ đập nhỏ (chỉ kiểm tra các hồ có dung tích w ≥ 1.000.000 m3) do xã quảnlý bao gồm: Hồ Cầu Bãi (Bắc sơn); Hồ Xuân Hoa (Nam Sơn); Hồ Hàm Lợn (NamSơn); Hồ Anh Bé (Minh Phú); Hồ Thanh Trì (Phù Linh); Hồ Đồng Đẽn (Phù Linh);

Hệ thống hồ đập do công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý bao gồm cáchồ: Đồng Quan, Ban Tiện, Đền Sóc, Kèo Cà vẫn hoạt động bình thường.

g. Công trình đầu mối:1- Trạm bơm: Trên địa bàn Huyện có tổng cộng 129 trạm bơm ( tưới 124 trạm,

tiêu 5 trạm) với tổng số 164 máy bơm các loại ( Tổng công suất xấp xỉ200.000m3/h) các trạm bơm đến nay vẫn hoạt động bình thường đảm bảo công tácchống hạn vụ xuân năm 2009-2010 .

2- Hệ thống tiêu tự chảy: trên địa bàn có các trục tiêu chính phục vụ tiêu thoát

nước như sau: Kênh Bến tre, HT tiêu Lương phúc, kênh Anh Hùng, suối Đồng Đò,

Kênh tiêu Nội Bài, Kênh Cầu lai, suối Cổng Đồn…2.3.5.2. Hiện trạng tướiCông tác thuỷ lợi ở Sóc Sơn còn tồn tại nhiều vấn đề, hiện nay công tác tưới

mới đảm bảo được 68,88% diện tích yêu cầu tưới. Trong đó còn một số vùng phảitưới 3 cấp như trạm bơm Đình của xã Tiên Dược được lấy nước của trạm bơm Thá,qua trạm bơm Thanh Huệ, trạm bơm Cầu Chè của xã Phù Lỗ lấy nước của trạmbơm Đồng Xưởng, qua trạm bơm Kho Ngoại, trạm bơm Song Mai, Mai Đình lấynước của trạm bơm Ấp Bắc, trạm bơm Nội Bài. Trừ một số trạm bơm lấy nước trựctiếp tại sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ còn lại các trạm bơm nhỏ của xã trong

nội đồng đều lấy nước hai cấp từ nguồn hồ Đại Lải. Tuy vậy, nhưng hiện tượngthiếu nước, hạn hán vẫn xảy ra ở một số vùng của Huyện.

a. Các công trình hồ chứaToàn Huyện có 27 hồ chứa nước vừa và nhỏ, trong đó xã quản lý 22 hồ và 5 hồ

do công ty KTCTTL Huyện Sóc Sơn quản lý. Hồ chứa ở Sóc Sơn có nhiều, nhưngđại bộ phận là các hồ nhỏ. Ngoaì ra, dọc theo các trục tiêu tự nhiên có rất nhiều cácđập dâng nước cho các trạm bơm nhỏ, các đập này chứa còn thừa ở vùng địa hình

cao chảy xuống, và các nguồn nước xả từ các hồ lớn trên thượng nguồn.b. Các công trình trạm bơm tướiHuyện Sóc Sơn là một Huyện có diện tích tưới không lớn, nhưng lại là Huyện

có nhiều trạm bơm tưới bởi do đặc điểm riêng của địa hình Huyện là vùng bán sơnđịa có nhiều diện tích canh tác cao, thấp xen kẽ nhau và bị chia cắt nhiều bởi cácsông, suối nên tạo ra các khu canh tác độc lập, dẫn đến cần có nhiều các trạm bơmtưới nhỏ. Tổng số trạm bơm tưới của Huyện là 126 trạm bơm điện và 30 hồ đập nhỏđược chia ra như sau:

Page 94: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

83

+ Trạm bơm tưới: 119 trạm, trong đó DNNN quản lý 7 trạm, xã (HTX)

quản lý 112 trạm.+ Trạm bơm tiêu: Có 7 trạm, trong đó DNNN quả lý 2 trạm, xã (HTX)

quản lý 5 trạm.+ Hồ đập nhỏ: có 30 hồ, trong đó 26 hồ do xã (HTX) quản lý DNNN quản

lý 6 hồ ( Đồng quan, Đền sóc, Kèo cà, Ban tiện, Hàm Lợn, Đồng Đò).

Diện tích bơm tưới chưa được chủ động do còn phụ thuộc vào nước mặt ( nướcmưa) trữ ở các hồ đập nhỏ và nước sông Cà lồ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chấtlượng của các công trình cung cấp nước tưới

c. Các công trình kênh mương tướiHệ thống kêng mương tưới của Huyện Sóc Sơn Tổng chiều dài kênh tưới chính,

kênh tưới nhánh ( Theo số liệu báo cáo của Công ty thuỷ nông và UBND các xã kếthợp điều tra của phòng NN&PTNT) là 337,50 km.

Trong đó: Kênh tưới chính: 222,0 kmKênh nhánh có diện tích tưới > 15ha là 44,0 km

d. Đánh giá chung về hiện trạng công trình tướiCác công trình lấy nước của hệ thông hồ đập hầu hết là các loại cửa van phẳng

nên gây rò rỉ mất nước nhiều, nên khả năng trữ nước kém, thường xuyên bị mất ổnđịnh khi có lũ.

Các trạm bơm tưới của Sóc Sơn mặc dù đã được nâng cấp và sửa chữa nhưng vẫncòn nhiều trạm đã xuống cấp do xây dựng quá lâu, không những máy móc cũ mà nhà

máy cũng đã xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện tại.Bên cạnh đó còn một số trạm bơm tuy nhà máy mới được xây dựng, nhưng thiết bị lạchậu như các trạm bơm Thá, Nội Bài, Mai Đình và các thiết bị này cần được thay thế.

2.3.5.3. Hiện trạng tiêu úngHuyện thường xuyên có những vùng ngập úng, đặc biệt là vùng trũng Đông

Bắc và vùng Đông Nam của Huyện. Chính vì vậy mà Sóc Sơn đã đầu tư xây dựngmột số trạm bơm như các trạm bơm Cẩm Hà 2, Tăng Long, Tiên Tảo, nhưng vẫncòn diện tích úng ngập.

a. Hiện trạng các công trình tiêu

- Các trạm bơm và cống tiêu: Tổng diện tích tự nhiên của Huyện Sóc Sơn là30.651, 24 ha, đây cũng là diện tích cần tiêu bằng động lực bởi các trạm bơm vàtiêu tự chảy. Ngoaì các công trạm bơm tiêu và các cống tiêu do Công ty KTCTTL

Huyện quản lý, còn một số trạm bơm tiêu nhỏ do các HTX quản lý. Cống tiêu lớnnhất ở Sóc Sơn hiện nay là cống Lương Phúc có 2 cửa, còn các cống Cầu Dâu, cốngLủ Trung và cống Thu Thuỷ là các cống nhỏ tiêu tự chảy được xây dựng đã lâu, khi

mực nước sông Cà Lồ dâng cao thì hiệu quả tiêu kém.

Page 95: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

84

- Các công trình kênh mương và ngòi tiêu tự chảy: Với các công trình đầu mốitiêu thì thường có một hoặc hai hệ thống kênh tiêu trở lên đi cùng, do đó trên địabàn Huyện Sóc Sơn số kênh tiêu rất nhiều. Công trình lênh mương tiêu có 2 loại làtiêu tự chảy và tiêu dùng động lực. Các kênh tiêu động lực thuộc các trạm bơm: nhưkênh chính trạm bơm Cẩm Hà 2, kênh Bắc Cẩm Hà 2 và kênh chính bơm TăngLong. Các ngòi tiêu tự chảy gồm 9 tuyến, các ngòi này có mặt cắt ngang hầu hếtđảm bảo đủ nước rút khi có lũ.

b. Đánh giá chung hiện trạng tiêu úng

Hệ thống tiêu ở Huyện Sóc Sơn đã được Nhà nước đầu tư một số công trình đầumối nhưng kết quả tiêu vẫn chưa đạt được hiệu quả cao bởi vì do hệ thống tiêu chưađược đồng bộ, máy móc chưa được cải tạo, hệ thống tiêu tự chảy chưa được phânhoạch rõ ràng với hệ thống tiêu động lực. Các nguyên nhân chưa giải quyết hiệntrạng tiêu là do các công trình bị xuống cấp, kênh mương chưa thông thoát, côngtrình phụ trợ còn thiếu và chưa có nên kết quả tiêu chỉ đạt 72,2% tổng diện tích cầntiêu. Các trạm bơm tiêu của các HTX trừ trạm bơm Cống Cải còn lại tiêu không có

hiệu quả. Những vùng úng ngập quá nhỏ, thời gian ngắn như vùng Ninh Kiều xã

Tân Dân, Đỗ Tân xã Bắc Sơn cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.2.3.6. Hiện trạng về môi trường

2.3.6.1. Môi trường nướcNước mặt: Huyện Sóc Sơn có 3 sông lớn chảy qua là: sông Công, sông Cầu và

sông Cà Lồ, các sông đồng thời là ranh giới địa chính giữa Huyện và các tỉnh lâncận. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống các ao, hồ, kênh, ranh… phong phú, đan xen.Nguồn nước được dùng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thuỷ lợi, nuôitrồng thuỷ sản… Nhìn chung, chất lượng nước tại các sông còn tốt, quá trình làm

sạch nước vẫn có thể cải thiện tình trạng gây ô nhiễm cục bộ do sinh hoạt của ngườidân, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…

Do tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, các cơ sở sản xuất tư nhân phát triển,các nhà máy sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động… cùng với tình trạng một số aohồ bị san lấp hoặc lấn chiếm làm cho lòng hồ nhỏ hẹp, khả năng lưu thông của nướcbị hạn chế. Do đó môi trường nước cũng bị ô nhiễm cục bộ. Các chỉ tiêu ô nhiễmchính là: Hàm lượng BOD, COD cao, chỉ tiêu vi sinh vật cao, hàm lượng kim loạinặng vượt quá chỉ tiêu cho phép…

Nước ngầm: Hệ thống nước ngầm của Huyện hạn chế ở vùng đồi gò và dồi dào

ở vùng ven sông. Chất lượng nước ngầm chưa được đánh giá cụ thể nhưng nhìn

chung nước ngầm có ở độ sâu từ 14 - 80m, nước có hàm lượng sắt, mangan cao cầnphải xử lý trước khi sử dụng.

Page 96: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

85

2.3.6.2. Rác thảiCác nguồn rác thải có từ: Rác thải sinh hoạt, sản xuất, xây dựng, dịch vụ…

Hiện tại các xã và thị trấn nằm ven các trục đường chính như Quốc lộ 3, đường 131,đường Quốc lộ 2 được nhà nước hỗ trợ phí thu gom vận chuyển rác thải. Từ năm2006, UBND Huyện Sóc Sơn đã giao cho Xí nghiệp Môi trường đô thị Sóc Sơn xâydựng phương án khoán đặt hàng để tổng hợp với một số xã đã xây dựng điểm chânrác thu gom rác thải vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, tiếntới xây dựng mô hình trên nhân rộng ra toàn Huyện.

Một số xã còn khó khăn, chưa bố trí được chân rác thu gom, kinh phí hạn hẹp(Xuân Thu, Kim Lũ, Việt Long)… tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu là do rác

thải sinh hoạt. Rác thải vứt bừa bãi ra ao, mương, khu đất trống, ven đường… gâymùi và là nơi cho sinh vật truyền bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián…

Hầu hết các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp đã chấp hành vấn đề xử lýchất thải theo quy định bằng biện pháp thuê các đơn vị có tư cách pháp nhân chuyênchở chất thải đem đi xử lý tại bãi rác Nam Sơn.

Phế thải xây dựng chưa được xử lý, thường sử dụng san nền tại các công trình.

2.3.6.3. Môi trường khí thảiChất lượng không khí chung của Huyện Sóc Sơn cũng chưa được đánh giá để

đưa ra một số liệu báo cáo chính thức. Nhìn chung, tại ven các đường trục giaothông, khu công nghiệp tập trung thì hàm lượng bụi và các khí NO2, CO2, SO2…cao. Một số các nhà máy, xưởng sản xuất tư nhân gây ô nhiễm môi trường (cácxưởng đúc sắt Đông Xuân) cũng đang được xử lý, khắc phục.

2.3.7. Hiện trạng về nghĩa trangHiện tại Huyện chưa có nghĩa trang tập trung, chưa có cơ sở hỏa táng phục vụ

nhân dân thực hiện các hình thức táng văn minh, hiện đại. Trên địa bàn huyện có 19

nghĩa trang liệt sĩ, 7 đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, 01 nghĩa trang người nướcngoài đã được ngành Lao động Thương Binh Xã hội, các xã thị trấn quản lý. Các

nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang thôn làng, dòng họ, gia đình chưa được quy hoạchcụ thể và quản lý theo Nghị định 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ và quy chế củaUBND thành phố về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, việc táng còn tùy

tiện chưa theo quy hoạch.

2.4. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦAHUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2010

2.4.1 Những thành công

2.4.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tếNăm 2010, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện ước tính đạt trên 33 ngàn tỷ

Page 97: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

86

đồng, bằng 16 lần tổng giá trị sản xuất năm 2000 và bằng khoảng 2 lần tổng giá trịsản xuất năm 2007. Từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng trưởng GTSX trên địa bàn

Huyện là rất cao, bình quân đạt 20%/năm. Trong giai đoạn 2003 – 2007, tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất bình quân của Huyện Sóc Sơn đạt mức xấp xỉ 24%, trong khiđó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn thành phố chỉ đạt mức 16,23%.Trong giai đoạn 2009 - 2010, chỉ tiêu này của Huyện Sóc Sơn đạt khoảng 12% và

toàn thành phố đạt 11%.Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện đã

tăng từ 34,25% năm 2000 lên 79,97% năm 2006 và trong giai đoạn 2007 – 2010 luôn

duy trì ổn định ở mức khá cao, khoảng 78 - 80%. Điều này phản ánh quá trình công

nghiệp hóa ở Huyện Sóc Sơn đang diễn ra tương đối nhanh chóng. Tính đến nay, trên

địa bàn Huyện đã có 5.887 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Huyện cũng khá thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Số lượng

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 30 doanh nghiệp năm 2005 lên 40

doanh nghiệp năm 2010. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này bao gồm:xe máy (Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam); phụ tùng xe máy (công ty

TNHH United Motor Việt Nam), linh kiện điện cho xe gắn máy (công ty TNHHMoric Việt Nam), thép tiền chế (Zamil Việt Nam).

2.4.1.2. Văn hóa xã hộiTrong những năm qua, mạng lưới trường học trên địa bàn Huyện đã được đầu tư

xây dựng và nâng cấp. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS đã xoá xong phòng

học cấp 4, đồng thời xây đủ phòng học, nhà học cao tầng khang trang cho học sinh.Đối với các trường mầm non, đến năm 2010, có 23/26 trường được xây dựng Trungtâm nhà trường và có đủ phòng học kiên cố cho học sinh.

Các trạm y tế xã có đủ trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe banđầu. Một số trung tâm y tế đã được trang bị máy siêu âm, máy hút dịch, máy xétnghiệm nước tiểu, tủ lạnh, ổn áp, kính hiển vi....

Hệ thống thiết chế văn hoá trên địa bàn Huyện tổ chức tốt các hoạt động theoquy chế, làm tốt chức năng là các trung tâm hoạt động văn hoá, đào tạo bồi dưỡnghạt nhân cho phong trào cơ sở, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật,nâng cao đời sống văn hoá cơ sở.

Các di tích trên địa bàn Huyện đều được quản lý tốt, không có hiện tượng lấnchiếm di tích. Trong tổng số 414 di tích đã có 42 di tích được xếp hạng (18 di tíchđược xếp hạng cấp Quốc gia và 24 di tích được xếp hạng cấp Thành phố).

Cơ cấu lao động trên địa bàn Huyện có chuyển dịch tích cực. Đến năm 2010, lao độngcông nghiệp, dịch vụ đã chiếm tới 40,6% tổng số lao động (tăng 10% so với năm 2005).

Page 98: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

87

Công tác quân sự, quốc phòng địa phương luôn đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng

chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Huyện cũng đã hoàn

thành tốt công tác huấn luyện, hội thao, động viên quân nhân dự bị và tuyển chọngọi nhập ngũ. Hội đồng giáo dục quốc phòng được kiện toàn, hoàn thành 100% chỉtiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng. Huyện cũng đã tổchức hiệp đồng, phối hợp tốt với các đơn vị bảo vệ địa bàn phòng chống thiên tai,

chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn.2.4.1.3. Cơ sở hạ tầngTrong 10 năm qua, hệ thống giao thông của Huyện đã được mở rộng và nâng

cấp, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Trong 5 năm qua, cùng với việc đầu tư có trọng tâm cho chương trình cải tạo,nâng cấp hệ thống điện nông thôn, công tác quản lý, kinh doanh điện đã đạt đượcnhững bước phát triển cao, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, đáp ứngđược nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Tổng sảnlượng điện thương phẩm đến năm 2010 ước đạt 312.205.091KWh, tăng 1,8 lầnso với năm 2005.

Mạng lưới bưu chính viễn thông của Huyện Sóc Sơn trong 5 năm qua khôngngừng được củng cố và phát triển. Hiện tại, trên địa bàn Huyện có 7 bưu cục,24 điểm bưu điện văn hóa xã, 26 trạm bưu điện xã, 13 đại lý bưu điện và 85 đạilý thu phát cước dịch vụ viễn thông. Về cơ bản, các tổng đài hiện đã đảm bảođược việc phục vụ thuê bao trên địa bàn Huyện. Chất lượng mạng cáp gốc tươngđối tốt và hầu hết được đi ngầm.

Từ năm 2006, UBND Huyện Sóc Sơn đã giao cho Xí nghiệp Môi trường đôthị Sóc Sơn xây dựng phương án khoán đặt hàng để phối hợp với một số xã đã xây

dựng điểm thu gom rác thải vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn NamSơn, tiến tới xây dựng mô hình trên nhân rộng ra toàn Huyện.

2.4.2. Những hạn chế và tồn tại2.4.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tếNhìn chung, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn

Huyện cao nhưng chưa ổn định. Trong giai đoạn 2008 – 2010, nhịp độ phát triểnkinh tế Huyện đang trở nên chậm hơn so với nhịp độ phát triển chung của thành

phố. Giá trị sản xuất bình quân đầu người của Huyện năm 2010 xấp xỉ 113 triệuđồng, tuy nhiên đây là con số còn thấp so với các quận Huyện nội thành.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang có xu hướng chậm dần.Giai đoạn 2002 - 2005, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng rấtcao, bình quân 32,57%/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng

Page 99: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

88

trưởng GTSX công nghiệp của Huyện đã giảm mạnh, chỉ còn 15,35%/năm.Ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện Sóc Sơn có quy mô khá nhỏ so với ngành

công nghiệp. Hệ thống dịch vụ phát triển chậm, chưa xây dựng được loại hình dịchvụ mũi nhọn. Đáng chú ý là tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ giảm từ43,1% năm 2000 xuống còn 13,4% năm 2006, và duy trì ở mức tương đối ổn địnhtừ 15 - 15,5% từ năm 2007 đến nay.

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010, trên địa bàn Huyện không tồn tại bấtcứ một trung tâm thương mại nào, chỉ có 1 siêu thị và 1 cửa hàng miễn thuế nằmtrong khu dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Đại bộ phận cáccửa hàng bán lẻ là những cửa hàng nhỏ của các hộ cá thể, phân bố rải rác dọc theocác trục lộ chính và ở một số khu vực dân cư tập trung. Các hoạt động du lịch hiệntại khá phân tán, nhỏ lẻ, manh mún và phát triển tự phát. Sản phẩm du lịch chủyếu vẫn dựa vào các tài nguyên du lịch có sẵn, do vậy, rất đơn điệu về chủng loạivà chất lượng thấp.

Sản xuất nông nghiệp chưa có sự đột phá. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nộibộ nông nghiệp của Huyện Sóc Sơn diễn ra tương đối chậm. GTSX ngành chănnuôi đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,85%/năm (giai đoạn 2002 - 2009) và chiếmtỷ trọng 48,5% trong GTSX nông nghiệp của Huyện. Ngành thuỷ sản của Sóc Sơncũng chưa phát triển mạnh và chưa khai thác có hiệu quả diện tích thuỷ vực đặc biệtlà diện tích làm thuỷ lợi.

2.4.2.2. Văn hóa xã hộiHệ thống cơ sở vật chất giáo dục còn có những bất cập về mặt cơ cấu và chất

lượng. Số phòng học chức năng còn thiếu, nhiều trường phải dùng phòng học đểchuyển thành phòng chức năng; một số trường chưa có phòng hiệu bộ, hệ thốngchiếu sáng, nước sạch, công trình vệ sinh chưa được đảm bảo.

Trong lĩnh vực y tế, các trung tâm y tế xã hiện tại vẫn thiếu một số trang thiết bịnhư máy Xquang, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa và một số y dụng cụ khác.Tính đến tháng 3 năm 2010, đội ngũ y tế của Huyện còn thiếu 30 bác sỹ, 26 cử nhâny tế công cộng, 05 cử nhân điều dưỡng, 07 dược sỹ TH và 10 nữ hộ sinh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiếtbị, tổ chức bộ máy và kinh phí đầu tư, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệmvụ đặt ra. Đến nay toàn Huyện có 59 thôn (làng) chưa có Trung tâm văn hoá - thểthao, hoặc đã có nhưng cũ nát, không đáp ứng yêu cầu hoạt động.

Các công trình thể thao trên địa bàn Huyện còn ít, chưa được đầu tư xây dựngbài bản và chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện cũng như tổ chức thi đấu. (trừ nhà

thi đấu Huyện đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi thể thao cấp quốc tế). Một số

Page 100: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

89

môn thể thao chưa có cơ sở vật chất để tập huấn, đào tạo vận động viên cũng như tổchức các giải như: bể bơi, các sân tập và thi đấu các môn võ, vật. Phong trào thểdục - thể thao trên địa bàn Huyện cho đến nay nhìn chung chưa thực sự phát triển,số lượng người tham gia còn tương đối ít.

Về lực lượng lao động, so với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của sự nghiệp CNH -

HĐH nông thôn thì chất lượng lao động trên địa bàn Huyện nhìn chung còn thấp,số lao động chưa có việc làm còn cao.

2.4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuậtHệ thống giao thông hiện nay ở Huyện vẫn mang dáng dấp của một hệ thống

giao thông nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa – công nghiệp hóa.Diện tích bơm tưới chưa được chủ động do còn phụ thuộc vào nước mặt trữ ở các

hồ đập nhỏ và nước sông Cà Lồ. Các công trình lấy nước của hệ thống hồ đập hầu hếtlà các loại cửa van phẳng nên gây rò rỉ nước nhiều, khả năng trữ nước kém và thườngxuyên bị mất ổn định khi có lũ. Nhiều trạm bơm tưới đã xuống cấp do xây dựng đãquá lâu, hệ thống máy móc cũ kỹ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện tại.

Một số xã còn khó khăn, kinh phí hạn hẹp nên chưa bố trí được chân rác thugom (Xuân Thu, Kim Lũ, Việt Long)… dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Rácthải vứt bừa bãi ra ao, mương, khu đất trống, ven đường… gây mùi và là nơi chosinh vật truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… phát triển.

Hiện nay, chất lượng không khí chung của Huyện Sóc Sơn chưa được đánh giáđể đưa ra một số liệu báo cáo chính thức. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, ven các trụcđường giao thông và các khu công nghiệp, hàm lượng bụi và các khí NO2, CO2,

So2… tập trung tương đối cao.Hiện tại, Huyện chưa có nghĩa trang tập trung, chưa có cơ sở hỏa táng phục vụ

nhân dân và thực hiện các hình thức táng văn minh, hiện đại.

Page 101: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

90

PHẦN III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIHUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

2030

3.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020

Phần này tập trung phân tích điều kiện trong nước và quốc tế; quy hoạch pháttriển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xu thế đô thị hoá– công nghiệp hoá - hiện đại hoá; những tiến bộ về khoa học kỹ thuật; khả năng huyđộng các nguồn lực để phát triển; dự báo về dân số; và triển vọng thị trường làm cơsở cho việc xây dựng các phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộiHuyện Sóc Sơn đến năm 2020.

3.1.1. Điều kiện quốc tế và trong nướcHiện nay Việt Nam đang tham gia tích cực vào các thể chế quốc tế như WTO,

APEC, ASEAN. Các nguyên tắc cơ bản được các tổ chức này đưa ra trong quá trình

xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho các quốc gia thành viên là: tăng trưởng cânbằng, tăng trưởng đồng đều, tăng trưởng xanh, tăng trưởng dựa trên tri thức, tăngtrưởng an toàn. Mặc dù không phải là bắt buộc, tuy nhiên để có thể đưa Sóc Sơn tiếnkịp và hội nhập một cách chủ động với nền kinh tế toàn cầu thì các nguyên tắc trên

cần được chú ý trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn.Theo dự báo của Business Mornitor International, trong giai đoạn 2011 – 2016

tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Việt Nam là 6,5 - 7% và

khoảng 7,0 - 7,1% giai đoạn 2016 - 2019. Như vậy, trong giai đoạn 2010 - 2015 tốcđộ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn giai đoạn 2004 - 2007 (ướctính khoảng 8% hàng năm), và sẽ phục hồi tốc độ tăng trưởng ở tốc độ cao hơntrong giai đoạn 2016 - 2020. Là một phần của nền kinh tế Việt Nam, xu hướng pháttriển kinh tế Sóc Sơn giai đoạn 2011 - 2020 sẽ ít nhiều chịu tác động của xu hướngtăng trưởng kinh tế của cả nước.

Việt Nam là một nước đang phát triển, có xuất phát điểm khá thấp so với khuvực và thế giới, nhưng được coi là một đất nước có nhiều tiềm năng để phát triểnđược nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi là một thị trường đầy tiềm năng cũng như làmột điểm địa chỉ hấp dẫn để thiết lập các cơ sản xuất ở Việt nam. Vì vậy, quy hoạchphát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cần đưa Sóc Sơn thành một trong những mắt

xích quan trọng trong các chuỗi giá trị toàn cầu của công ty đa quốc gia cũng như là

Page 102: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

91

đầu mối phân phối và vận chuyển hàng hóa quan trọng ở các tỉnh phía Bắc.Sóc Sơn là một Huyện ngoại thành có mức độ phát triển thấp so với khu vực

nội thành: thu nhập bình quân đầu người thấp; mức độ đô thị hóa thấp; sản xuấtnông nghiệp vẫn là ngành nghề cơ bản đối với đa số dân cư; cơ sở hạ tầng còn kém

phát triển. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách phát triển với nội thành là một trong nhữngđịnh hướng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Huyện Sóc Sơn.

Tóm lại, điều kiện quốc tế và trong nước chỉ ra rằng: quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội Huyện Sóc Sơn phải tôn trọng nguyên tắc cân bằng, đồng đều, xanh, dựavào tri thức và an toàn; làm cho Sóc Sơn trở thành một mắt xích quan trọng trong

chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành công nghiệp đồng thời là điểm đến hấp dẫn củacác nhà đầu tư nước ngoài; phải góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội của Thủ đô; qua đó thu hẹp được khoảng cách phát triển giữa Sóc Sơn vàmức độ phát triển chung của Hà Nội.

3.1.2. Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm2020, định hướng đến năm 2030

Sóc Sơn là một phần của Hà Nội, vì vậy quy hoạch phát triển kinh tế xã hội củaSóc Sơn được đặt trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa – xã hội – chính trị - an ninh

quốc phòng của Thủ đô. Vì vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơncần phải đặt ra tương xứng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạtkhoảng 11-12% và thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5-10%.

Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100-4.300 USD;

đến năm 2020 đạt khoảng 7.100-7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 -17.000

USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công

nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trũ trọng yếu trong cơ cấukinh tế Thành phố.

Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp- xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 3-4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm55,5-56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 2-2,5%.

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 14-15%/năm thời kỳ2011-2015 và 13-14% thời kỳ 2016-2020.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội sẽ trởthành một thành phố lớn có quy ước tính khoảng 7.9 – 8.0 triệu dân, trong đó cókhoảng 4.293 triệu dân sống ở các khu vực đô thị. Quy hoạch này cũng chỉ ra rằngmột phần của Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những khu đô thị vệ tinh của thành

Page 103: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

92

phố Hà Nội với dân số ước tính khoảng 250 ngàn dân vào năm 2030.Về định hướng phát triển, Hà Nội sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị,

khoa học, kinh tế hiện đại. Cơ bản, nền kinh tế Hà Nội sẽ là một nền kinh tế dịch vụ- công nghiệp được xây dựng trên cơ sở nguồn nhân lực trình độ cao, hệ thống cơsở hạ tầng hiện đại, và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.

Các ngành kinh tế được ưu tiên phát triển là: tài chính, thương mại, giao thôngvà logistics, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghiệp điện tử, dụng cụ ytế, du lịch, các khu vực chuyên canh cung cấp thực phẩm cho khu vực nội thành.

Bảng 3.1: Tóm tắt các mục tiêu cơ bảnphát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020

Chỉ tiêu Giai đoạn 11-15 Giai đoạn 16-20

1.Tốc độ tăng trưởng GDP 11%/năm 10%/năm

2.GDP/người đến năm cuối của giai đoạn 4.100-4.300 đô la/năm 7.100-7.500 đô la/năm3.Cơ cấu GDP

- CN – XD 41,9% 41-42%%

- Dịch vụ 53,9% 55,5-56,5%

- Nông nghiệp 4,2 % 2-2,5 %

4.Tốc độ tăng trưởng TGTSX 10 - 12%/năm 14 - 15%/nămNguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020

Với những định hướng lớn ở trên, quy hoạch định hướng và mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội đến năm 2020 của Hà Nội là cơ sở quan trọng để xác định phươnghướng quy hoạch đô thị, phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triểnxã hội, mục tiêu phát triển kinh tế, và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên địa bàn Huyện Sóc Sơn đến năm 2020.

Theo định hướng quy hoạch tổng thể Hà Nội, quy hoạch phát triển kinh tế xã

hội Huyện Sóc Sơn phải đảm bảo phát triển Sóc Sơn trở thành một trong những đôthị vệ tinh phía Bắc của Thủ đô; đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theohướng đô thị hóa – công nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô; là một trong những đầumối kinh tế; công nghiệp, giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tếtrọng điểm phía Bắc.

3.1.3. Xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn HuyệnLà một bộ phận của thủ đô Hà Nội, xu thế độ thị hóa ở Huyện Sóc Sơn gắn liền

với quá trình đô thị hóa trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội. Theo định hướng tổchức không gian đô thị và không gian công nghiệp của Thủ đô Hà Nội đến năm2020, Sóc Sơn sẽ trở thành một phần của Hà Nội. Do vậy, tốc độ đô thị hoá ở

Page 104: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

93

Huyện trong những năm tới sẽ diễn ra với tốc độ cao.

Đô thị hoá sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn:

đất cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm sút, đời sống xã hội sẽ có những thay đổicăn bản, nhiều vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội sẽ phát sinh.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đến năm 2020, phần định hướngkhông gian công nghiệp cũng đã xác định Sóc Sơn sẽ là một trong những vùng

được bố trí các khu công nghiệp tập trung của Thủ đô. Vì vậy, quá trình công

nghiệp hóa ở Huyện Sóc Sơn sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với các địa phươngkhác. Quá trình công nghiệp hóa sẽ có những tác động tích cực về mặt kinh tế, việclàm và thu nhập cũng như thúc đẩy các ngành dịch vụ và nông nghiệp phát triển.Tuy nhiên để tận hưởng được lợi ích do quá trình nay đem lại, Sóc Sơn cần lựachọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của Huyện, chuẩn bị nguồn nhân lực nhằmtận dụng tối đa cơ hội việc làm do quá trình công nghiệp hóa đem lại. Bên cạnh đó,quá trình công nghiệp hóa cũng đòi hỏi phải chuẩn bị các phương án nhằm giảmthiểu các tác động về mặt môi trường, cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông và

chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân trên khu vực.Tóm lại, đô thị hóa – công nghiệp hóa ở Sóc Sơn sẽ diễn ra với tốc độ nhanh

chóng. Quá trình này đòi hỏi quy hoạch phải giúp Sóc Sơn tối đa hóa lợi ích và giảmthiểu hóa chi phí do quá trình này đem lại về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

3.1.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuậtDự báo của tất cả các ngành, các cấp, các nhà khoa học đều khẳng định xu thế

phát triển ngày càng nhanh của khoa học và công nghệ. Điều đó đòi hỏi các ngành,

các lĩnh vực phải luôn luôn tìm cách tiếp cận kịp thời với những thành tựu của khoahọc và công nghệ mới.

Để tận dụng tối đa những cơ hội do tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại, quy hoạchphát triển Sóc Sơn sẽ chú trọng định hướng công nghệ theo hướng xanh và hiệu quảcho các ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệcao. Về mặt nhân lực, ngành giáo dục và đào tạo cần có sự chuẩn bị trước cho các thếhệ lao động trẻ có đủ khả năng đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

Như vậy, những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật trong thời gian tới chỉra rằng, chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơncần được định hướng nhằm gia tăng hàm lượng công nghệ của nền kinh tế Huyện,

cần chuẩn bị (thu hút hoặc đào tạo) nguồn nhân lực phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ của nền kinh tế.

3.1.5. Khả năng thu hút vốn cho phát triểnNguồn vốn cho phát triển có lẽ là một trong những trở ngại lớn đối với quá

Page 105: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

94

trình thực thi quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020. Tình

hình ngân sách địa phương và tình hình đầu tư trong những năm gần đây chỉ ra rằngđể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn cần nguồn vốn lớn từ bên ngoài. Lý do

cơ bản là mức thu nhập của dân cư và ngân sách của Huyện hiện nay là quá thấp đểđáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của Huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, Sóc Sơncần có biện pháp hữu hiệu để tạo nguồn vốn cho phát triển bao gồm: Ngân sáchthành phố (các công trình công cộng); nguồn ODA (cơ sở hạ tầng kỹ thuật); nguồnvốn tư nhân; các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển các ngành, các lĩnhvực trên địa bàn Thành phố, trong đó có Huyện Sóc Sơn, có thể khái quát như sau:

Bảng 3.2: Nguồn vốn cho phát triển một số ngành, lĩnh vực

Ngành, lĩnh vực Doanhnghiệp Nhà nước Xu thế vận động

1.Nguồn vốn phát triển kinh tếnói chung.

x ít thay đổi

2.Vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật- Cấp điện- Cấp nước sạch- Giao thông- Viễn thông

xx

xx

Mức độ kiểm soát cao“

Phần DN có thể tăng chậm

3.Vốn cho phát triển VHXH- Giáo dục phổ thông- Đào tạo chuyên nghiệp- Y tế- TDTT

xxxxx

xxxx

Phần DN có thể tăng chậm.Phần DN có thể tăng nhanhPhần DN có thể tăng nhanhPhần DN có thể tăng nhanh

Để thu hút nguồn vốn tư nhân vào sản xuất kinh doanh, Huyện cần cải cách

hành chính theo hướng phục vụ các doanh nghiệp, bên cạnh đó, Huyện cũng cần chủđộng lập các dự án để thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế trên địa bàn.

Để lập được các dự án gọi vốn đầu tư phát triển kinh tế, Huyện sẽ kết hợp giữacác phòng, ban cấp Huyện với các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Những dự án này

sau khi đã được lập, sẽ được công khai hoá trên báo chí, trên mạng.Trong trung hạn, đối với lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn Huyện Sóc Sơn sẽ

cố gắng ổn định số lượng các cơ sở công lập, từng bước nâng cao chất lượng hoạtđộng. Đồng thời, có thể lập các dự án kêu gọi vốn đầu tư để thu hút đầu tư của cácthành phần kinh tế ngoài Nhà nước vào lĩnh vực này. Trong tương lai, tỷ trọng cáccơ sở ngoài Nhà nước sẽ tăng dần trong lĩnh vực này. Nói chung là tốc độ phát triểncác ngành văn hoá xã hội vẫn còn phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn ngân sách eohẹp của Nhà nước. Do vậy, nếu chưa có những thay đổi đột biến về cơ chế, chính

Page 106: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

95

sách, sẽ khó đạt được tốc độ phát triển cao ở các ngành văn hoá xã hội.Hiện tại, Sóc Sơn mới bước đầu có sức hút mạnh các nhà đầu tư ngoài khu vực

vào các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo định hướng phát triểnkinh tế của Thủ đô, với quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởngtrực tiếp đến Sóc Sơn, chắc chắn sức hút đó ngày càng tăng. Đặc biệt, đi đôi với địnhhướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật là sự hoàn thiện cơ chế quản lý, cải

tiến các hoạt động hành chính trên địa bàn Thành phố và Huyện, khả năng thu hút cácnguồn vốn đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn chắc chắn sẽ ngày càng tăng nhanh.

Nguồn vốn ODA sẽ chủ yếu tập trung cho xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,hoặc thông qua các doanh nghiệp Nhà nước để phát triển một số ngành, một số sảnphẩm quan trọng. Nguồn vốn FDI và vốn của các doanh nghiệp liên doanh sẽ đượcthu hút vào các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Sóc Sơn. Nguồn vốn của cácdoanh nghiệp trong nước và nguồn vốn trong dân sẽ được thu hút vào phát triển cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh vực, trong đó chủ yếu được hướng vào lĩnhvực dịch vụ và du lịch cuối tuần ở Sóc Sơn.

Từ sau năm 2015, khả năng thu hút các nguồn vốn FDI, vốn liên doanh vớinước ngoài, vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn Sóc Sơn sẽ tăng nhanh.Xu thế này nhờ trước hết là do sự đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tronggiai đoạn 2000-2015, thứ hai là xu hướng đẩy các khu công nghiệp tập trung ra xakhu vực trung tâm Thành phố, và thứ ba là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý sẽkhuyến khích đầu tư ở Sóc Sơn mạnh hơn.

Tóm lại, khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển chỉ ra rằng, trong thời giantới sự phát triển Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn từ bên ngoài,

như nguồn ODA, nguồn đầu tư nước ngoài, nguồn đầu từ các địa phương khác. Mộthướng khác để tạo vốn cho phát triển là xây dựng cơ chế để giúp Sóc Sơn được giữlại một tỷ lệ tiền thu từ thuế và thuê đất ở mức độ hợp lý, nhằm cải thiện năng lực tài

chính của Huyện trong việc thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.3.1.6. Dự báo dân số

Sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học ở Sóc Sơn trong thời gian tới sẽ tạo ranhững thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Sóc Sơn. Vì vậy, Sóc Sơncần phải nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống và dân số ngày càng cao.

Căn cứ kết quả của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong thời gian qua,dự báo tốc độ tăng tự nhiên của dân số trên địa bàn Huyện Sóc Sơn sẽ giảm dần.Tuy nhiên, tốc độ giảm sẽ không cao bằng tốc độ giảm chung của Thành phố, doSóc Sơn vẫn là Huyện ngoại thành với trình độ dân trí chưa cao.

Dự báo tốc độ tăng cơ học của dân số trên địa bàn Sóc Sơn ở giai đoạn 2010 -

Page 107: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

96

2015 sẽ có thể cao hơn giai đoạn 2001 - 2010. Căn cứ chính để đưa ra dự báo nhưvậy là dự báo tốc độ công nghiệp hoá trên địa bàn Huyện trong giai đoạn này sẽ caohơn giai đoạn 2001 - 2010. Đồng thời, công nghiệp hoá ở giai đoạn 2010 - 2015 sẽchủ yếu diễn ra theo chiều rộng. Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa ở giai đoạn này cũngbắt đầu gia tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, dự báo công nghiệp hoá trên địa bàn Sóc Sơn sẽdiễn ra chủ yếu theo chiều sâu, ngoài ra, đô thị hóa sẽ bùng nổ trên địa bàn Sóc Sơn,

các ngành dịch vụ gắn liền với đô thị sẽ phát triển nhanh. Do vậy, tốc độ tăng dân

số cơ học sẽ cao hơn giai đoạn 2011 – 2015.

Trên cơ sở các dự báo động thái của tốc độ tăng giảm dân số cơ học và tự nhiên

như trên, dự báo tốc độ tăng dân số tự nhiên, cơ học và tăng chung cụ thể như sau:Bảng 3.3: Dự báo tốc độ tăng dân số Huyện Sóc Sơn

Đơn vị: %

Giai đoạnTốc độ tăng chung

Pa1-pa2-pa3Trong đó

Tăng tự nhiên Tăng cơ học1991-1995 1,35 2,07 -0,72

1996-2000 2,17 1,51 +0,66

2001-2005 1,98 1,38 +0,60

2006-2010 1,90 1,30 +0,60

2011-2015 2,0-2,20-2,4 1,30 +0,90

2016-2020 2,6-2,7-2,8 1,20 +1,50

Với dự báo về tốc độ tăng dân số như trên, quy mô dân số của Sóc Sơn trongthời kỳ quy hoạch sẽ như sau.

Bảng 3.4: Dự báo quy mô dân số Huyện Sóc SơnNăm Phương án 1 Phương án 2 Phương án 32010 293.200 293.200 293.200

2015 325193 328.393 331619

2020 369724 375.186 380720

Trong 3 phương án này, phương án 2 là phương án có nhiều khả năng xảy ra nhất.Tóm lại: quy mô dân số tăng nhanh trong thời gian tới sẽ tạo ra một gánh nặng

cho Huyện trong việc phát triển cở sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Vì vậy, quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội (phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, hệ thống hạ tầngkỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội) phải đảm bảo được yêu cầu về thu nhập, việc làm,

dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng ngày càng cao trên địa bàn.

Page 108: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

97

3.1.7. Triển vọng thị trườngNhững xu hướng lớn được phân tích ở các phần trên chỉ ra những cơ hội lớn về

mặt thị trường, làm định hướng cho phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đếnnăm 2020. Cụ thể:

- Thị trường Sóc Sơn: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, cùng sự tăng trưởngnhanh chóng của quy mô dân số chỉ ra rằng triển vọng thị trường trên địa bàn Huyệnvề các dịch vụ đô thị (tài chính - ngân hàng, viễn thông, khách sạn); các yếu tố sảnxuất (sản xuất linh kiện cho các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng công nghiệp) và dịchvụ (kho vận – logistics, phân phối hàng hóa; đào tạo nghề) là rất khả quan.

- Thị trường Hà Nội: Khu vực nội thành Hà Nội sẽ trở thành thị trường triểnvọng về các mặt hàng nông sản, thực phẩm; nghỉ dưỡng cuối tuần (nhà nghỉ, các

khu cắm trại, vui chơi giải trí; các thiết bị văn phòng).

- Thị trường toàn quốc: Thị trường toàn quốc sẽ là thị trường có triển vọng choSóc Sơn về các dịch vụ Logistics, khách sạn, du lịch (một điểm đến cho khách dulịch khi họ đến Hà Nội); thị trường hàng hóa công nghiệp cơ khí; ô-tô; linh kiệncông nghiệp.

- Thị trường quốc tế: Các công ty đa quốc gia sẽ là thị trường tiềm năng để pháttriển sản xuất linh kiện công nghiệp (cơ khí, ô-tô, điện tử…); ngành lắp ráp (cơ khí,ô-tô; điện tử); chế biến nông sản xuất khẩu.

Tóm lại, triển vọng thị trường chỉ ra những ngành nghề mà Sóc Sơn có nhiềutriển vọng để phát triển là:

- Công nghiệp: sản xuất linh kiện (phục vụ ngành cơ khí, chế tạo ô tô), ngành

lắp ráp (sản phẩm cơ khí, ô-tô, sản phẩm điện tử), bao bì, thiết bị văn phòng.

- Dịch vụ: dịch vụ du lịch, vận chuyển hành khách, dịch vụ kho vận, dịch vụ viễnthông, tài chính, giáo dục, y-tế, dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, nhà hàng.

- Nông nghiệp: sản xuất thực phẩm phục vụ đời sống dân cư trên địa bàn và

thành phố .

3.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIHUYỆN SÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội3.2.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030; quy hoạch chungxây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; đảm bảo thống

Page 109: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

98

nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Liên kết tác động qua lại với các quận,huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Thủ đô nhằmphát huy lợi thế của huyện

Thực hiện quan điểm này, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn được đặttrong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Cụ thể, quy hoạchphát triển các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặttrong quan hệ tương quan với Quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2020, địnhhướng 2030 và tầm nhìn 2050 của thành phố. Với quan điểm này, quy hoạch HuyệnSóc Sơn phải thể hiện được Sóc Sơn là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, và

nông nghiệp, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn phải dần tiếp cận đượcvới các chỉ tiêu tương ứng của Hà Nội; hệ thống giao thông, thông tin,logistics…phải được kết nối chặt chẽ và thuận tiện với Hà Nội cũng như các trungtâm trọng điểm kinh tế các tỉnh phía Bắc.

3.2.1.2. Đảm bảo sự thống nhất và cân bằng giữa các yếu tố mục tiêu phát triểnkinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chỉ có thể đạt được nếu hệ thống hạ tầng xã

hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Ví dụ, muốnnâng cao mức sống của người dân, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Muốn phát triển theo hướng công nghiệp hóađòi hỏi Huyện phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp địaphương và cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp. Mặtkhác, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đầu tư cũng như khả năng huyđộng vốn phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đặc biệt là hệ thống giao thông,

quá trình phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cần được đầu tư ở mứcđộ phù hợp.

3.2.1.3. Phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo khảnăng kiểm soát về môi trường và giải quyết những vấn đề xã hội, thực hiệnchuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên

địa bàn huyện.Môi trường và các vấn đề xã hội cùng phát triển kinh tế là những yếu tố cấu

thành sự phát triển bền vững. Vì vậy, vấn đề kiểm soát môi trường và giải quyết cácvấn đề xã hội cần được nghiên cứu và xem xét một cách nghiêm túc khi xây dựngquy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020. Quakhảo sát tình hình môi trường ở một số xã như Minh trí và Xuân Thu cho thấy, môitrường là vấn đề được nhiều các lãnh đạo địa phương rất quan tâm. Các vấn đề được

Page 110: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

99

đặt ra bao gồm: thu gom và xử lý chất thải, bảo đảm nước sạch cho sinh hoạt, phòng

chống cháy rừng ở vùng gò đồi và hạn chế ngập úng ở các vùng trũng. Vấn đề xã

hội cơ bản được các cấp chính quyền quan tâm là nâng cao dân trí và trình độ nghệnghiệp cho người lao động nhằm giúp họ có thể tận dụng được các cơ hội làm việcdo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mang lại. Một vấn đề khác cũng đượcngười dân địa phương quan tâm là phát triển hệ thống cơ sở tầng giáo dục mầmnon, tiểu học. Cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Sóc Sơn cần phải tránhnhững sai lầm mà nhiều địa phương khác mắc phải như: không chú trọng thoả đángđến yêu cầu bảo vệ môi trường, khi hậu quả về môi trường xảy ra phải tốn rất nhiềuchi phí để giải quyết. Để có thể quán triệt quan điểm này, trong bố trí công nghiệpcần chú ý đến khả năng kiểm soát chất thải. Khả năng đó phải thể hiện trên hai khía

cạnh: công nghệ sản xuất và bố trí không gian công nghiệp. Vấn đề công nghệ chủyếu do các doanh nghiệp quyết định, nhưng nhà nước cần thực hiện vai trò địnhhướng và giám sát để đảm bảo có được công nghệ hiện đại. Vai trò của Nhà nước thểhiện rõ nét trong bố trí không gian công nghiệp. Việc tổ chức các cụm công nghiệp,các khu công nghiệp tập trung cần đảm bảo khả năng kiểm soát được môi trường.

- Phát triển xã hội cần được coi vừa là mục tiêu vừa là nguồn lực và điều kiệnđể phát triển kinh tế. Về mặt mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội HuyệnSóc Sơn cần chú trọng hướng tới phát triển Sóc Sơn thành một khu vực có thu nhậpở mức trung bình của thành phố, có dân trí cao; có sức khỏe; có cơ hội để được tiếpcận với các dịch vụ giáo dục, y tế nhằm nâng dần chất lượng cuộc sống của ngườidân. Về mặt điều kiện phát triển, quá trình công nghiệp sẽ làm mất đất sản xuấtnông nghiệp, do vậy cần đặt vấn đề tuyển dụng lao động tại chỗ vào các doanh

nghiệp công nghiệp một cách thoả đáng. Tư tưởng xuyên suốt là phải đảm bảo khikinh tế tăng trưởng, thì thu nhập và đời sống của dân cư sở tại cũng phải được nângcao tương xứng. Vì vậy, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện cầnchú trọng đào tạo đội ngũ lao động để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm hỗtrợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa trên địa bàn Huyện.

3.2.1.4. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đảm bảo kết hợp hài

hoà giữa kinh tế với quốc phòng an ninh. Xây dựng Sóc Sơn là tuyến phòng thủquan trọng của Thủ đô

Phát triển kinh tế xã hội ở Sóc Sơn gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng là yêu

cầu có tính nguyên tắc trong công tác quy hoạch. Quan điểm này cần được coi trọngđặc biệt vì địa bàn Sóc Sơn là tuyến phòng thủ quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Page 111: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

100

Do vậy, dù đất đai là tài nguyên khan hiếm, Huyện vẫn cần duy trì một số khu vựccần thiết cho mục tiêu quốc phòng.

3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 20203.2.2.1. Phương hướng chungĐến năm 2020 đưa Sóc Sơn thành một Huyện ngoại thành hiện đại với khu đô

thị Trung tâm có dân số ước tính khoảng 375 ngàn dân, trong đó khoảng 97,8 ngàn

ngưới dàn dân sống ở khu vực đô thị. Khu đô thị Sóc Sơn sẽ là trung tâm chính trị,giáo dục, văn hoá, khoa học và thương mại dịch vụ của Huyện, đồng thời sẽ là nơicư ngụ của những người làm việc ở nội thành Hà Nội, các khu công nghiệp, cáctrung tâm thương mại dịch vụ. Cùng với khu đô thị trung tâm, các đô thị nhỏ(khoảng 5 - 8 ngàn dân) sẽ là các trung tâm của khu vực phía tây, phía bắc và phía

đông. Cụ thể, các hướng quy hoạch chính như sau:- Về định hướng phát triển đô thị: xây dựng Sóc Sơn trở thành đô thị dịch vụ và

đô thị sinh thái với các chức năng chính là:

+ Là trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, Logistics và

trung chuyển hàng hóa quốc tế.+ Là trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố.+ Là đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia và thành phố.+ Là vùng phát triển công nghiệp sạch của Thành phố Hà Nội.+ Là trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.

+ Là trung tâm dịch vụ y tế chuyên sâu khu vực cửa ngõ phía Bắc Hà Nội- Về mặt không gian, Huyện Sóc Sơn sẽ được quy hoạch thành ba khu vực với

những ưu tiên khác nhau:+ Vùng đồi: ưu tiên trồng rừng, phát triển vành đai xanh cho thành phố, phát

triển các khu du lịch sinh thái.+ Vùng giữa: phát triển thành trung tâm đô thị lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, các

trung tâm thương mại hiện đại và các dịch vụ công cộng tốt.+ Vùng trũng: ưu tiên đầu tư phát triển các công trình thủy lợi, phòng chống

ngập úng; về mặt kinh tế đây là khu vực có thể phát triển các ngành du lịch sinh thái

và nuôi trồng thủy sản.- Về mặt cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; từng bước hình thành các khu công

nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, khu đô thị mới theo Quy hoạch; nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho dân cư trên địa bàn; đảm bảo an ninh chính trị, củng cố quốcphòng và trật tự an toàn xã hội.

Page 112: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

101

- Về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phát triển cơ sở hạ tầngđầy đủ ở một số khu vực cần quan tâm (các công trình chống ngập úng ở vùng

trũng, các công trình phòng cháy chữa cháy ở vùng đồi); phát triển các trung tâmgiao thông vận tải theo hướng tích hợp các hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt,đường sông, đường không.

- Về mặt cơ sở hạ tầng xã hội: cung cấp các dịch vụ dân sự nhằm đáp ứng nhucầu về nhà ở, đi lại và môi trường sống cho người dân.

3.2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Sóc Sơn đến năm 2020- Đảm bảo nguyên tắc cân bằng, đồng đều, xanh, tri thức, và an toàn; hạn chế

được những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội do quá trình đô thị hóa –công nghiệp hóa diễn ra trên địa bàn Huyện; chuẩn bị các phương án cụ thể nhằmđảm bảo việc làm, thu nhập, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ cá nhân và dịchvụ công cộng cho quy mô dân số tăng nhanh trong thời gian tới.

- Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô; thu hẹpkhoảng cách phát triển giữa Sóc Sơn và mức độ phát triển chung của Hà Nội. Các

chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn phải dần tiếp cận được với các chỉ tiêu

tương ứng chung của Hà Nội.- Đưa Sóc Sơn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu

thông qua việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Sóc Sơn sẽ tập trung pháttriển công nghiệp vào các ngành sản xuất linh kiện (phục vụ ngành cơ khí, chế tạo ôtô), ngành lắp ráp (cơ khí, ôtô, điện tử), bao bì, thiết bị văn phòng; lĩnh vực dịch vụcần ưu tiên ngành du lịch, vận chuyển hành khách, kho vận, viễn thông, tài chính,

giáo dục, y tế và logistics; ngành nông nghiệp ưu tiên sản xuất và chế biến thựcphẩm, rau quả, nông sản.

- Thực hiện được vai trò là một đô thị vệ tinh trọng điểm ở phía Bắc của Thủ đôtrong tương lai; là trung tâm đô thị hiện đại; là một trong những đầu mối kinh tế,công nghiệp, giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọngđiểm phía Bắc; Hệ thống giao thông, thông tin, logistics của Huyện phải được kếtnối chặt chẽ, thuận tiện với Hà Nội và các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực về sự cận kề các nguồn nhân lực cótrình độ cao, hiệu ứng lan tỏa công nghệ, kiến thức, thông tin, nguồn nhân lực từ khuvực nội thành Hà Nội để hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng côngnghệ. Mặt khác, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Huyện cần chú trọng đào tạo độingũ lao động để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn Huyện.

Page 113: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

102

- Phát huy tối đa lợi thế địa lý để xây dựng và phát triển các đầu mối giaothông, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, các cơ sở sản xuất công nghiệp và các trung

tâm logistics trong nước và quốc tế; khai thác hiệu quả các địa danh văn hóa lịch sửlớn, các khu rừng, các đầu mối giao thông để phát triển hoạt động du lịch cuối tuầncũng như thu hút khách du lịch từ các địa phương khác đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

- Thay đổi cơ chế thu và quản lý ngân sách nhằm tạo sự chủ động hơn choHuyện trong việc huy động và sử dụng ngân sách địa phương phục vụ phát triển cơsở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn. Song song với quá trình này, Huyện cũngcần huy động tối đa nguồn vốn ODA, đầu tư nước ngoài, đầu tư của các địa phươngkhác vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

3.2.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020Xây dựng huyện Sóc Sơn thành đô thị vệ tinh ở phía Bắc Thành phố. Phát triển

đô thị Sóc Sơn trở thành đô thị dịch vụ gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc, đô thị vệtinh cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nội, khai thác tiềm năng cảng hàng không

quốc tế Nội Bài, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Quảng Ninh, Quốclộ 3 liên kết Hà Nội với các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, BắcCạn, Cao Bằng).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp venđô; từng bước hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, đô thị sinh tháikết hợp với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã

hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh

nhân dân.

3.2.3. Định hướng đến năm 2030- Xây dựng Sóc Sơn trở thành đô thị vệ tinh, cơ cấu kinh tế hướng tới sử dụng

công nghệ cao và dịch vụ. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Sóc Sơn phải đạtmức bình quân của các quận nội thành; có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,logistics kết nối chặt chẽ và thuận tiện với các trung tâm đô thị và kinh tế của Hà

Nội cũng như các trung tâm kinh tế các tỉnh phía Bắc.- Năm 2030 huyện Sóc Sơn có không gian xanh, sạch, đẹp, hình thành nhiều

sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh và sinh thái độc đáo, góp phần xây dựngHà Nội thành đô thị sinh thái, gắn kết hài hoà các yếu tố tự nhiên - xã hội - con

người.- Khu vực kinh tế phi nông nghiệp chiếm 85-90% trong cơ cấu kinh tế; không

gian kinh tế-xã hội được phân bố đồng đều trên địa bàn huyện, các điểm đô thị, cáckhu, cụm công nghiệp phân bố đi liền với các cụm, điểm dân cư xen kẽ trong nhữngkhu vực chuyên canh sản xuất nông nghiệp khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải

Page 114: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

103

trí; Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, chủ động phục vụ theo nhu cầu tiêu dùng và

sản xuất; Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là vận tảicông cộng; kết nối liên hoàn với đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh khác của Thủđô.3.3. LUẬN CHỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆNSÓC SƠN ĐẾN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

3.3.1. Luận chứng về mục tiêu phát triển kinh tế3.3.1.1. Căn cứa. Các nhân tố xác định mục tiêu về cơ cấu:

- Là một trong những trung tâm công nghiệp tương lai của thủ đô, do vậy, cơcấu kinh tế sẽ thiên về công nghiệp.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, do đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọngcông nghiệp – dịch vụ sẽ tăng nhanh.

- Theo quy luật chung, khi GDP bình quân đầu người tăng lên, tỷ trọng củangành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên, tỷ trọng của ngành nông –lâm – ngư nghiệp sẽ giảm mạnh.

- Cơ hội thị trường thuận lợi để phát triển nhanh các ngành sản xuất linh kiện (cơkhí và điện tử), ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng

phát triển; mở rộng các ngành dịch vụ logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải– kho - cảng - cửa khẩu nội địa), du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghỉ dưỡng cuối tuần;khu cắm trại); phát triển ngành chế biến và cung cấp thực phẩm phục vụ nội thành.

- Điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế thuận lợi để tham gia vào các công

đoạn sản xuất linh kiện và lắp ráp sản phẩm cơ khí và điện tử trong chuỗi giá trịtoàn cầu.

- Nguồn lực: lực lượng lao động dồi dào – có lợi thế trong việc thu hút nguồnlao động chất lượng cao để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng côngnghệ và trí tuệ tăng dần.

- Tài nguyên thiên nhiên phù hợp với phát triển ngành du lịch, trồng hoa màu

phục vụ nội thành

- Vai trò của Sóc Sơn: theo uy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành

phố Hà Nội đến năm 2020, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những khu công nghiệptrọng yếu của thủ đô, vì vậy, cơ cấu kinh tế của Sóc Sơn sẽ phải điều chỉnh theohướng thiên về công nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ phục vụ cho pháttriển các ngành công nghiệp sẽ là các ngành quan trọng. Đặc biệt, theo quy hoạchchung của thành phố, Sóc Sơn sẽ trở thành một trong những trung tâm Đại học (10 -

12 vạn sinh viên) và trung tâm y tế với các bệnh viện lớn. Nông nghiệp sẽ đóng vaitrò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế.

Page 115: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

104

- Cơ hội phát triển thuận lợi cùng với cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật ngày càng

đáp ứng yêu cầu của đời sống và phát triển kinh tế, sẽ là những nhân tố quan trọngthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện diễn ra nhanhchóng hơn.

b. Các nhân tố xác định mục tiêu tăng trưởng:

- Theo dự báo về tốc độ tăng trưởng quốc gia, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăngtrưởng kinh tế cả nước sẽ phục hồi và sang đến giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăngtrưởng GDP của quốc gia sẽ cao hơn, vì vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất củaHuyện giai đoạn 2016 - 2020 sẽ cao hơn giai đoạn 2011 - 2015.

- Theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015

tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10 - 12%/năm và tăng lên ở mức 14 -

15%/năm giai đoạn 2016 - 2020, vì vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất củaHuyện giai đoạn 2016 - 2020 sẽ cao hơn giai đoạn 2011 - 2015.

- Theo yêu cầu phải tiếp cận các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và mức thu nhậpbình quân đầu người của thành phố đến năm 2020, bắt buộc tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất của Huyện Sóc Sơn phải cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của thành phố.

- Sóc Sơn có xuất phát điểm thấp, người lao động đa phần đang hoạt động trong

lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa sẽ cho phép Huyện đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơnso với mức chung của thành phố.

- Thực hiện tốt vai trò cầu nối kinh tế của Sóc Sơn với nền kinh tế các địaphương ở các tỉnh phía Bắc nhằm giúp các tỉnh này phát triển.

- Cơ sở hạ tầng ở Sóc Sơn hiện tại chưa thật thuận lợi để phát triển kinh tế, do đó, đâylà một yếu tố quyết định tốc độ chuyển đổi cơ cấu cũng như tốc độ tăng trưởng của Huyện.

3.3.1.2. Mục tiêu

a. Về mặt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất:- Tăng nhanh giá trị sản xuất nhằm thực hiện yêu cầu tiếp cận mức thu nhập

bình quân đầu người chung của toàn thành phố. Về cơ bản, mức thu nhập bình quân

đầu người của Sóc Sơn sẽ tiệm cận mức thu nhập bình quân đầu người Hà Nội vào

năm 2015 và vượt mức thu nhập bình quân Hà Nội vào năm 2020. Để đạt được mứcthu nhập bình quân đầu người trong khoảng giá trị ở trên, Sóc Sơn cần đặt ra tốc độtăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của Hà Nội.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao ở mức bình quân khoảng 18,5± 1%hàng năm cho cả giai đoạn 2011 - 2020.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2015 sẽ biến động trongkhoảng 18 ± 1%; giai đoạn 2016 - 2020 sẽ biến động trong khoảng 19 ± 1%

Page 116: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

105

b. Về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế:- Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế: ngành nông

nghiệp là ngành có giá trị gia tăng thấp, nên để đạt được tốc độ tăng trưởng caotrong thời gian tới, Sóc Sơn cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷtrọng các ngành có giá trị gia tăng cao.

- Quan hệ giữa đô thị hóa và cơ cấu kinh tế: Cùng với quá trình đô thị hoá, đòi

hỏi cơ cấu kinh tế của Huyện Sóc Sơn cần được chuyển đổi theo hướng côngnghiêp - dịch vụ - nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của ngườidân đô thị và đặc điểm nghề nghiệp của người dân đô thị.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành kinh tếcó giá trị gia tăng ngày càng cao, theo hướng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và

nông nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng.- Cơ hội thị trường: xu hướng phát triển thị trường chỉ ra rằng các ngành công

nghiệp lắp ráp, sản xuất linh kiện, sản xuất thiết bị gia dụng, thiết bị văn phòng, dịchvụ logistics, dịch vụ du lịch – giải trí – nghỉ dưỡng sẽ là những ngành nghề chiếm tỷtrọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế.

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế phản ánh thế mạnh của Sóc Sơn, xu thếphát triển của nền kinh tế, những cơ hội thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế xã

hội địa phương. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch

vụ, và nông nghiệp tập trung vào phát triển các ngành sau:

+ Công nghiệp: Phát triển Sóc Sơn trở thành trung tâm công nghiệp của Thủ đô.

Tập trung đầu tư chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu theo hướng ưu tiên cho sảnphẩm có hàm lượng chất xám cao, công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lựa chọn theo hướng ưu tiên cácngành hàng công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ và có hàm lượng chất xám cao.Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có nhiều lợi thế như sản xuấtlinh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy.

+ Dịch vụ: logistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải – kho - cảng - cửakhẩu nội địa); du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghĩ dưỡng cuối tuần; khu cắm trại); dịchvụ tài chính chính, viễn thông, vận tải hành khách, phát triển hệ thống giáo dục đạihọc và dịch vụ y tế trên địa bàn nhằm tạo ra thu nhập, việc làm và nguồn nhân lựccho sự phát triển của Huyện.

+ Nông nghiệp: Trồng hoa, rau, chăn nuôi, thuỷ sản phục vụ nội thành.

c. Về mặt tiềm lực:- Thu hút các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh ưu tiên ở

Page 117: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

106

trên tham gia đầu tư và kinh doanh ở Sóc Sơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp cómạng lưới kinh doanh rộng, có hệ thống cung ứng ổn định, có khả năng giúp SócSơn tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, góp phần tạo đầura ổn định cho nền kinh tế địa phương.

- Nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương thông quaviệc tiến hành điều tra hàng năm tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địabàn để xây dựng hệ thống chính sách giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu

quả, hướng dẫn họ đầu tư một cách đúng hướng, cũng như chỉ ra những cơ hội kinhdoanh mới nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào địa bàn Huyện.

- Nâng dần khả năng tự chủ tài chính của Huyện thông qua mở rộng hoạt độngđầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ trọng thuế mà Huyệnđược hưởng từ các doanh nghiệp trên địa bàn và thu hút lao động trên địa bàn vào

các dự án kinh doanh mới.- Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư: Sóc Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, có

lợi thế về quỹ đất, gần Trung tâm Hà Nội, vì vậy, có nhiều cơ hội để thu hút cácnguồn vốn trong và ngoài nước.

3.3.2. Luận chứng về mục tiêu phát triển xã hội và an ninh quốc phòng

3.3.2.1. Căn cứ- Xuất phát điểm thấp, đa phần lực lượng lao động là lao động nông nghiệp,

chưa được đào tạo để đáp ứng yêu cầu về lao động phục vụ cho việc chuyển đổi cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ.

- Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa – công

nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô; là một trong những đầu mối kinh tế; công nghiệp,giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.Phải giúp người lao động có khả năng chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sangcác ngành nghề của đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

- Những tiến bộ khoa học công nghệ - chuẩn bị để nâng cao chất lượng lựclượng lao động để giúp Huyện có thể tiếp nhận được những thành tựu mới về khoahọc công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế của Huyện, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ của nền kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng quy mô dân số tăng nhanh và yêu cầu chất lượng cuộcsống ngày càng nâng cao.

- Những tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đô thị hóa đối vớiđời sống xã hội dân cư. Theo một nghiên cứu của UNDP(3), GDP bình quân đầu

3 (http://www.adb.org/documents/policies/urban_sector/urban0201.asp?p=policies),

Page 118: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

107

người tỷ lệ thuận với tỷ lệ đô thị hóa. Theo đó, với mức thu nhập bình quân đầungười là 1000 USD (tương đương Sóc Sơn hiện nay), tỷ lệ đô thị hóa ước tínhkhoảng 40%. GDP bình quân đầu người là 2000 USD, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55%.Mức thu nhập 5000 USD, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%.

- Đảm bảo sự phát triển bình đẳng về chất lượng cuộc sống ở khu vực thành thị- khu vực nông thôn nhằm tránh những mâu thuẫn, xung đột xã hội do quá trình đôthị hóa và công nghiệp hóa mang lại.

3.3.2.2. Mục tiêu phát triển xã hội- Phát triển dân trí - xây dựng cơ cấu lao động mới phải phù hợp với yêu cầu

chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ và phù hợp với xuhướng tri thức hóa nền kinh tế thông qua việc mở rộng các hoạt động đào tạo phù

hợp với yêu cầu phát triển kinh tế (theo mục tiêu phát triển kinh tế).- Nâng cao thu nhập người lao động từ công việc thông qua việc mở rộng đào

tạo, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và tạo cơ hội cho người lao độngđịa phương tham gia vào các lĩnh vực yêu cầu cao hơn về kỹ năng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội về văn hóa – giáo dục – y tế nhằm đáp ứngđược nhu cầu đời sống cho quy mô dân số tăng nhanh và với chất lượng cuộc sốngngày càng nâng cao (lao động trình độ cao – thu nhập cao hơn) trên địa bàn. Đặcbiệt, Sóc Sơn cần phải chuẩn bị để thành lập các khu đại học, các trung tâm y tế đểtiếp nhận các trường đại học và các bệnh viện được di dời từ khu vực nội thành theo

quy hoạch chung của Thành Phố.Các chỉ tiêu cơ bản:- Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 375.117 người.- 100% các trường tiểu học và 50% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày.

- 60% lao động được qua đào tạo nghề.- 100% số xã, thị trấn có đủ cơ sở vật chất và cán bộ y tế để đáp ứng yêu cầu

chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân cư.- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%.- 100% dân cư được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.- Đẩy mạnh chương trình nông thôn mới. đến năm 2015 phấn đấu có 35-40% số

xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2020 khoảng 70 % số xã.

3.3.2.2. Mục tiêu an ninh quốc phòng

Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, tăng cường an ninh nội bộ, ổn định an ninhnông thôn. Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm.

Chủ động phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, kiềm chế và

làm giảm số tội phạm kinh tế, hình sự, ma túy, giảm trọng án, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Page 119: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

108

Tăng cường hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính về an ninh trật tự. Giảm tainạn giao thông nghiêm trọng, làm chuyển biến rõ nét trật tự an toàn giao thông,

công cộng, đô thị và môi trường.3.3.3. Luận chứng về mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật môi trường

3.3.3.1. Căn cứ- Xuất phát điểm thấp, thực trạng cơ sở hạ tầng môi trường chỉ đáp ứng được

yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Yêu cầu cơ sở hạ tầng trong điều kiện công nghiệp hóa – đô thị hóa đòi hỏi cónhững thay đổi về phương pháp bảo vệ môi trường (sự giảm xuống của diện tích đấttự nhiên, yêu cầu nước phục vụ công nghiệp, yêu cầu xử lý chất thải công nghiệp và

chất thải dân cư).- Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép áp dụng những công nghệ sạch trong sản

xuất và các phương pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mới.- Yêu cầu phát triển xanh và bền vững.

- Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư và lợi ích công cộng về bảovệ môi trường.

- Thực trạng môi trường của Huyện (ngập úng, xử lý chất thải).- Khối lượng chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt tăng lên.

3.3.3.2. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp lý gắn kết trong tổng thể kết

cấu hạ tầng Thành phố.Phát triển các khu nhà ở tại các khu đô thị nhằm đáp ứng được nhu cầu nhà ở

do quá trình đô thị hóa – công nghiệp diễn ra trong thời gian tới.- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu nâng cao

chất lượng cuộc sống của người dân, yêu cầu mở rộng các khu dân cư, tốc độ tăngtrưởng dân số, tốc độ phát triển kinh tế. - Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng đáp ứng yêu cầu của đô thị vệ tinh. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồngbộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa cácphương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn vào năm 2030.

3.3.3.2. Mục tiêu về đảm bảo môi trường- Cải thiện hoạt động bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải sinh

hoạt hiện nay ở nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015, 100% chất thải công nghiệp và

90% chất thải sinh hoạt đều được thu gom và xử lý tập trung.- Tăng tỷ lệ dân số được sử dụng nước nước sạch tập trung ở mức 50% vào năm

2015 và 95% vào năm 2020.- Đảm bảo các xã ở vùng trũng không bị ngập úng hay lũ lụt.

Page 120: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

109

- Ngăn chặn kịp thời những tác động xấu của quá trình công nghiệp hóa – đôthị hóa đến môi trường..

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu mở rộng và nâng cao

đời sống dân cư trên cơ sở phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng(điện, nước, giao thông vận tải, nhà ở).

3.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾSÓC SƠN ĐẾN NĂM 2020

3.4.1. Các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế3.4.1.1. Phương Án 1: Tăng trưởng cao

a. Kịch bảnPhương án này được xây dựng trên cơ sở kịch bản sau:- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ cao hơn so với dự báo (con số dự báo:

6,5 - 7% giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 7,0 – 7,1% giai đoạn 2016 - 2020).

- Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sảnxuất (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn 2011 - 2015

tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10 - 12% hàng năm, và tăng lên ở mức 14 - 15

% hàng năm giai đoạn 2016 - 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng cao kéo theo nhu cầuvề các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành lang này

tăng nhanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Sóc Sơn.- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử),

ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vậntải - kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch(thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thựcphẩm là rất thuận lợi.

- Sóc Sơn thực hiện tốt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân

đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc thu hút thành công các

ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.- Sóc Sơn thành công trong việc thu hút lao động chất lượng cao để phát triển các

ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệ tăng dần; Lao động địa phươngđược đào tạo kịp thời và có khả năng thích ứng nhanh chóng vào quá trình chuyểnđổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thành công trong việc thực thi các biện pháp thu hút vốn từ các nhà

đầu tư trong và ngoài nước; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các

Page 121: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

110

ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao .

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được đầu tư xây dựng kịp thời đáp ứng tốt yêu cầuphát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án phát triểncơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường cao tốcHà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển cho phépkhai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạchphát triển kinh tế trên địa bàn Huyện sẽ thực hiện theo phương án 1 thể hiện ởbảng 3.5, 3.6, 3.7.

b. Các chỉ tiêu tổng quát phương án 1Bảng 3.5: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 39.408 79.120 196.893

Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.797 17.661 43.950

Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

GTSX BQ (triệu đồng) 131 241 525

c. Các chỉ tiêu về tăng trưởng theo ngành phương án 1Bảng 3.6: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020

Chỉ tiêuGíá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%)2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀNI- GTSX 33.156 39.408 79.120 196.893 19,00 20,00 19,501. CN &

XD25.395 31.624 63.827 157.380 19,17 19,78 19,48

- C. Nghiệp 25.395 30.233 60.729 148.923 19,05 19,65 19,35- Xây dựng 1.138 1.391 3.097 8.458 22,16 22,25 22,212. Dịch vụ 5.485 6.614 13.982 38.021 20,58 22,15 21,363. N.nghiệp 1.137 1.170 1.312 1.492 2,90 2,60 2,75

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝI- GTSX 5.272 6.131 11.552 26.406 16,99 17,98 17,481. CN &

XD2.063 3.590 7.332 17.011 19,54 18,33 18,93

- C. Nghiệp 2.063 2.447 4.841 10.279 18,60 16,25 17,42- Xây dựng 941 1.143 2.491 6.732 21,50 22,00 21,752. Dịch vụ 1.249 1.492 3.043 8.058 19,50 21,50 20,503. N.nghiệp 1.019 1.049 1.176 1.337 2,90 2,60 2,75

Page 122: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

111

d. Cơ cấu kinh tếPhương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng

trên được thể hiện ở bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,25 80,67 79,93

- Công Nghiệp 76,59 76,72 76,76 75,64

- Xây dựng 3,43 3,53 3,91 4,30

2. Dịch vụ 16,54 16,78 17,67 19,31

3. N.nghiệp 3,43 2,97 1,66 0,76

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 56,98 58,55 63,47 64,42

- Công Nghiệp 39,13 39,91 41,91 38,92

- Xây dựng 17,84 18,64 21,56 25,49

2. Dịch vụ 23,69 24,34 26,35 30,52

3. N.nghiệp 19,33 17,11 10,18 5,06

Xét về điều kiện khách quan, cũng như nội lực của Huyện, đây là phương án

tăng trưởng và chuyển dịch cơ cầu đầy tham vọng, có thể đạt được khi các điều kiệnlà thuận lợi và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ lãnh đạo và các doanh nghiệp. Nói chung

tính khả thi của phương án này là không chắc chắn.

3.4.1.2. Phương Án 2: Tăng trưởng trung bình – phương án lựa chọna. Kịch bảnPhương án này được xây dựng trên cơ sở kịch bản sau:- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ đúng như dự báo (con số dự báo: 6,5 -

7% giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 7,0 - 7,1% giai đoạn 2016 - 2020).

- Hà Nội thực hiện đạt mức các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất theo

đúng kế hoạch (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10 - 12% hàng năm, và tăng lên ở

Page 123: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

112

mức 14 - 15 % hàng năm giai đoạn 2016 - 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng trung bình, làm cho

nhu cầu về các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành

lang này tăng vừa phải.- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử),

ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vậntải - kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch(thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thựcphẩm là thuận lợi.

- Sóc Sơn thực hiện đạt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân

đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc thu hút thành công các

ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.- Sóc Sơn thành công trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ nội

thành đến làm việc để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và

trí tuệ tăng dần; Lao động địa phương được đào tạo kịp thời và có khả năng thíchứng nhanh chóng vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang côngnghiệp – dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thực hiện tốt các biện pháp thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong vàngoài nước; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các ngành công nghiệpcó giá trị gia tăng cao (thay vì các ngành có giá trị sản xuất cao).

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được xây dựng đầu tư kịp thời đáp ứng tốt yêu cầuphát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án phát triểncơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường cao tốcHà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển cho phépkhai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Đây là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất.Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạch phát

triển kinh tế trên địa bàn Huyện sẽ phương án 2 thể hiện ở các bảng 3.8, 3.9 và 3.10.

b. Các chỉ tiêu tổng quát

Page 124: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

113

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

1. Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 39.079 75.843 181.028

2. Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.723 16.930 40.409

3. Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

4. GTSX BQ (triệu đồng) 130 231 483

c. Các chỉ tiêu về tăng trưởng theo ngành

Bảng 3.9: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 - 2020

Chỉ tiêuGíá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%)2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀNI- GTSX 33.156 39.079 75.843 181.028 18,00 19,01 18,501. CN &

XD25.395 31.356 61.174 144.886 18,18 18,82 18,50

- C. Nghiệp 25.395 29.979 58.221 136.905 18,05 18,65 18,35- Xây dựng 1.138 1.377 2.953 7.980 21,00 22,00 21,502. Dịch vụ 5.485 6.555 13.366 34.669 19,50 21,00 20,253. N.nghiệp 1.137 1.168 1.302 1.473 2,75 2,50 2,62

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝI- GTSX 5.272 6.083 11.072 24.270 16,00 17,00 16,501. CN &

XD2.063 3.556 6.986 15.688 18,39 17,56 17,97

- C. Nghiệp 2.063 2.424 4.621 9.294 17,50 15,00 16,24- Xây dựng 941 1.131 2.365 6.393 20,25 22,00 21,122. Dịch vụ 1.249 1.480 2.918 7.261 18,50 20,00 19,253. N.nghiệp 1.019 1.047 1.167 1.321 2,75 2,50 2,62

d. Cơ cấu kinh tếPhương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng

trên được thể hiện ở bảng 3.10 dưới đây.

Page 125: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

114

Bảng 3.10: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 - 2020Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,001. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,24 80,66 80- Công Nghiệp 76,59 76,71 76,77 75,5- Xây dựng 3,43 3,52 3,89 4,52. Dịch vụ 16,54 16,77 17,62 193. N.nghiệp 3,43 2,99 1,72 1

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝI- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,001. Công nghiệp và xây dựng 56,98 58,45 63,10 64,64- Công Nghiệp 39,13 39,85 41,74 38,30- Xây dựng 17,84 18,60 21,36 26,342. Dịch vụ 23,69 24,33 26,36 29,923. N.nghiệp 19,33 17,22 10,54 5,44

Xét về điều kiện khách quan, nội lực của Huyện và mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội trên địa bàn Sóc Sơn, đây là phương án có khả năng xảy ra cao nhất. Vì vậy,

đây là phương án được lựa chọn.3.4.1.3. Phương Án 3: Tăng Trưởng thấpa. Kịch bảnPhương án này được xây dựng trên cơ sở kịch bản sau:- Tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia sẽ thấp hơn so với dự báo (con số dự báo:

6,5 - 7% giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 7,0 – 7,1% giai đoạn 2016 - 2020).

- Hà Nội thực hiện các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức thấp hơnso với kế hoạch (theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai đoạn2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng GTSX đạt khoảng 10 - 12% hàng năm, và tăng lên ởmức 14 - 15 % hàng năm giai đoạn 2016 - 2020).

- Khu vực hành lang kinh tế Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng chậm kéo theo nhucầu về các linh kiện, sản phẩm, và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của hành lang

này tăng chậm.- Triển vọng thị trường đối với ngành sản xuất linh kiện (cơ khí và điện tử),

ngành lắp ráp (cơ khí và điện tử), ngành logistics (trung tâm logistics, hệ thống vậntải –kho - cảng - cửa khẩu nội địa), sản xuất bao bì, thiết bị văn phòng, du lịch(thắng cảnh lịch sử, nghỉ dưỡng cuối tuần, khu cắm trại), chế biến và cung cấp thựcphẩm không thật sự thuận lợi.

Page 126: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

115

- Sóc Sơn thực hiện đạt yêu cầu về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân

đầu người của thành phố đến năm 2020, thông qua việc phát triển thành công các

ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.- Sóc Sơn thu hút được một phần nguồn lao động chất lượng cao từ nội thành

đến làm việc để phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và trí tuệcao; Lao động địa phương được đào tạo kịp thời và có khả năng thích ứng nhanhchóng vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp –dịch vụ (cơ cấu kinh tế đô thị).

- Sóc Sơn thực thi các biện pháp thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoàinước ở mức thấp; các nhà đầu tư chủ động trong việc đầu tư vào các ngành côngnghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Cơ sở hạ tầng trên địa bàn được đầu tư xây dựng kịp thời, đáp ứng được yêu

cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; Các dự án quốc gia và các dự án pháttriển cơ sở hạ tầng quốc gia trên địa bàn Sóc Sơn như đường vành đai 4, đường caotốc Hà Nội – Lào Cai, các trung tâm giải trí thương mại, khách sạn phát triển chophép khai thác triệt để các thuận lợi về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh.

Nếu diễn biến trong tương lai đúng với kịch bản này, phương án quy hoạch pháttriển kinh tế trên địa bàn Huyện sẽ là phương án 3, bảng 3.11, 3.12 và 3.13.

b. Các chỉ tiêu tổng quátBảng 3.11: Các chỉ tiêu tăng trưởng tổng hợp

Chỉ tiêu 2011 2015 2020

Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 38.754 72.699 166.283

Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng) 8.651 16.228 37.118

Dân số bình quân (người) 301.017 328.333 375.117

GTSX BQ (triệu đồng) 129 221 443

c. Các chỉ tiêu về tăng trưởng theo ngành

Page 127: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

116

Bảng 3.12: Phương án tăng trưởng GTSX, giai đoạn 2010 – 2020

Chỉ tiêuGiá trị (tỷ đồng, theo giá 2010) Tăng trưởng các giai đoạn (%)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 33.156 38.754 72.699 166.283 17,00 18,00 17,50

1. CN &

XD25.395 31.091 58.628 133.374 17,18 17,87 17,52

- C. Nghiệp 25.395 29.727 55.814 126.074 17,06 17,70 17,38

- Xây dựng 1.138 1.364 2.814 7.300 19,85 21,00 20,42

2. Dịch vụ 5.485 6.496 12.777 31.464 18,43 19,75 19,09

3. N.nghiệp 1.137 1.167 1.293 1.445 2,60 2,25 2,42

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝI- GTSX 5.272 6.036 10.629 22.293 15,05 15,97 15,51

1. CN &

XD2.063 3.523 6.673 14.323 17,31 16,51 16,90

- C. Nghiệp 2.063 2.404 4.428 8.619 16,50 14,25 15,37

- Xây dựng 941 1.120 2.245 5.704 19,00 20,50 19,75

2. Dịch vụ 1.249 1.467 2.797 6.675 17,50 19,00 18,25

3. N.nghiệp 1.019 1.046 1.159 1.295 2,60 2,25 2,42

d. Cơ cấu kinh tếPhương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng với phương án tăng trưởng

trên được thể hiện ở bảng 3.13 dưới đây.

Page 128: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

117

Bảng 3.13: Chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 80,03 80,23 80,65 80,21

- Công Nghiệp 76,59 76,71 76,77 75,82

- Xây dựng 3,43 3,52 3,87 4,39

2. Dịch vụ 16,54 16,76 17,58 18,92

3. N.nghiệp 3,43 3,01 1,78 0,87

KINH TẾ HUYỆN QUẢN LÝ

I- GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Công nghiệp và xây dựng 56,98 58,37 62,78 64,25

- Công Nghiệp 39,13 39,82 41,66 38,66

- Xây dựng 17,84 18,55 21,12 25,59

2. Dịch vụ 23,69 24,31 26,32 29,94

3. N.nghiệp 19,33 17,32 10,90 5,81

Xét về điều kiện khách quan, cũng như nội lực của Huyện, đây là phương ántăng trưởng có thể thực hiện được, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hộiphát triển cũng nhu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội trên địa bàn

Huyện Sóc Sơn. Vì vậy, đây không phải là phương án được lựa chọn, nhưng là

phương án chấp nhận được khi tình hình không thuận lợi.

3.4.1.4. Kết luậnTrên cơ sở đánh giá các kịch bản, cơ hội, tiềm năng và yêu cầu phát triển xã

hội, phương án tăng trưởng thứ hai là phương án được chọn. Theo phương án tăngtrưởng được chọn:

- Trong giai đoạn 2011- 2020, tổng GTSX trên địa bàn Huyện tăng bình quân

18,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệplà 18,35%, xây dựng là 21,5%, dịch vụ là 20,25% và nông nghiệp là 2,62%.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị gia tăng bình quân đạt 131 triệu đồng và

2.644 USD vào năm 2015, 483 triệu đồng và 5.524 USD vào năm 2020.

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 là: công nghiệp 75,63%; xây dựng4,41%, dịch vụ 19,15% và nông nghiệp 0,81%.

Page 129: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

118

3.4.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng3.4.2.1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệpa. Những định hướng phát triển công nghiệp chủ yếu- Đưa Sóc Sơn trở thành trung tâm công nghiệp tương lai của thủ đô, lấy phát

triển công nghiệp làm nền tảng cho phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện; Phát triểncông nghiệp trở thành lĩnh vực tạo việc làm chủ yếu trên địa bàn nhằm đáp ứngđược yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp trên địa bàn theo hướng phi nông nghiệp hóatrên địa bàn Huyện; gắn kết ngày càng chặt chẽ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn

vào các chuỗi giá trị toàn cầu.- Duy trì đà tăng trưởng, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao trên cơ sở tập

trung đầu tư chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu theo hướng ưu tiên cho sản phẩm cóhàm lượng chất xám cao, công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thịtrường, bảo đảm chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế. Từng bước điều chỉnhcơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp tiêu dùng thông

thường (may mặc, đồ uống), tăng tỷ trọng các ngành nghề công nghiệp mới, có hàm

lượng công nghệ cao.- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lựa chọn theo hướng ưu tiên

các ngành hàng công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ và có hàm lượng chất xámcao như: công nghiệp phần mềm, giải pháp kinh doanh, sản xuất thiết bị bưu chínhviễn thông, linh kiện điện tử, tin học... Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệpphụ trợ Huyện có nhiều lợi thế như sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với cơ hội và

tiềm năng của địa phương. Có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm đổimới công nghệ, đầu tư xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Duy trì và

phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm truyền thốngtrên địa bàn Huyện như luyện kim, cán thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép,

mỹ phẩm và hàng tiểu thủ công nghiệp. Hiện đại hoá một số nghề tiểu thủ côngnghiệp truyền thống theo hướng tạo bản sắc văn hoá độc đáo nhằm gắn kết với pháttriển du lịch.

b. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển công nghiệpTăng trưởng GTSX công nghiệp, dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao xuống thấp

ở bảng 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19. Trong ba phương án này, Phương án 2 làphương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lợi thế của Huyện, và

bối cảnh của Hà Nội và cả nước. Vì vậy, Phương án 2 được lựa chọn.

Page 130: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

119

Phương án 1: Phát triển nhanhPhương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển

kinh tế thứ nhất (phương án cao).(Bảng 3.14, 3.15)Bảng 3.14: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn(%)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20Toàn ngành 25.395 30.222 60.719 148.888 19,05 19,65 19,35

Nhà nước 328 345 424 534 5,25 4,73 4,99

Ngoài NN 2.063 2.445 4.821 11.748 18,50 19,50 19,00

ĐT NN 23.004 27.432 55.474 136.606 19,25 19,75 19,50

Bảng 3.15: Cơ cấu GTSX công nghiệpĐơn vị: %

Ngành 2010 2011 2015 2020Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00

Nhà nước 1,29 1,14 0,70 0,36

Ngoài NN 8,12 8,09 7,94 7,89

ĐT NN 90,58 90,77 91,36 91,75

Phương án 2: Phát triển vừa (được chọn)Phương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển

kinh tế thứ hai (được chọn). (Bảng 3.16, 3.17)

Bảng 3.16: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng (%)

2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20Toàn ngành 25.395 29.971 58.227 136.915 32,57 15,35 18,05 18,65 18,35

Nhà nước 328 344 419 522 31,49 8,38 5,00 4,50 4,75

Ngoài NN 2.063 2.424 4.621 10.798 19,89 7,86 17,50 18,50 18,00

ĐT NN 23.004 27.202 53.187 125.596 33,55 17,43 18,25 18,75 18,50

Bảng 3.17: Cơ cấu GTSX công nghiệpĐơn vị: %

Ngành 2010 2011 2015 2020

Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00Nhà nước 1,29 1,15 0,72 0,38Ngoài NN 8,12 8,09 7,94 7,89ĐT NN 90,58 90,76 91,34 91,73

Page 131: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

120

Phương án 3: Phát triển chậmPhương án phát triển công nghiệp này tương ứng với phương án phát triển

kinh tế thứ ba (chậm). (Bảng 3.18, 3.19)

Bảng 3.18: GTSX và tốc độ tăng trưởng Công nghiệp

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng (%)2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20

Toàn ngành 25.395 29.719 55.817 126.061 32,57 15,35 17,06 17,70 17,38

Nhà nước 328 344 414 510 31,49 8,38 4,75 4,25 4,50

Ngoài NN 2.063 2.404 4.428 9.917 19,89 7,86 16,50 17,50 17,00

ĐT NN 23.004 26.972 50.976 115.635 33,55 17,43 17,25 17,80 17,52

Bảng 3.19: Cơ cấu GTSX công nghiệpĐơn vị: %

Ngành 2010 2011 2015 2020

Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00

Nhà nước 1,29 1,16 0,74 0,40

Ngoài NN 8,12 8,09 7,93 7,87

ĐT NN 90,58 90,76 91,33 91,73

Kết luậnPhương án tăng trưởng công nghiệp thứ hai là phương án phù hợp với phương

án tăng trưởng chung, phản ánh được cơ hội và tiềm năng công nghiệp Huyện Sóc

Sơn, vì vậy đây là phương án được chọn. Theo phương án này:

- Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn Huyệntăng bình quân 18,35% /năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khu

vực Nhà nước là 4,75 %; ngoài Nhà nước là 18%; và đầu tư nước ngoài là 18,50%.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 58.227 tỷ đồng vào năm 2015 và

136.915 tỷ đồng vào năm 2020.

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 là: nhà nước 0,4%, ngoài nhà nước7,87% và đầu tư nước ngoài là 91,93%.

c. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lựcTrên cơ sở các định hướng phát triển công nghiệp và phương án phát triển công

nghiệp được lựa chọn, trong thời gian tới Công nghiệp Sóc Sơn tập trung phát triểncác ngành chủ lực sau:

- Chế tạo linh kiện điện tử và lắp láp sản phẩm điện tử.

- Chế tạo linh kiện cơ khí và lắp ráp sản phẩm cơ khí (ô-tô).

- Sản xuất thiết bị văn phòng và hàng nội thất.

Page 132: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

121

d. Tổ chức không gian công nghiệpHướng tổ chức không gian công nghiệp trên địa bàn Huyện Sóc Sơn là tập

trung các hoạt động công nghiệp vào các khu công nghiệp. Các khu/cụm côngnghiệp sẽ duy trì và phát triển đến năm 2020 bao gồm:

- Khu công nghiệp Nội Bài (đã đi vào hoạt động), 115 ha

- Khu công nghiệp sạch Minh Trí - Tân Dân, 340 ha

- Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn, 190 ha- Cụm công nghiệp Mai Đình, 65,7 ha

- Xây dựng các cụm sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp tập trung quy mô nhỏở các khu vực làng nghề, với quy mô khoảng 2 ha/cụm (5 cụm)

- Dành quỹ đất khoảng 400 ha ở khu vực thích hợp để phát triển các khu côngnghiệp mới phục vụ cho sự phát triển công nghiệp trong tương lai..

3.4.2.2. Quy hoạch phát triển ngành xây dựnga. Mục tiêu phát triển- Về tăng trưởng GTSX: Huyện dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao xuống thấp

ở bảng 3.20. Trong ba phương án này, phương án 2 là phương án phù hợp nhất vớimục tiêu phát triển xã hội và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóatrên địa bàn. Vì vậy, đây là phương án được lựa chọn.Bảng 3.20: Các phương án quy hoạch ngành xây dựng giai đoạn 2010 - 2020

Chỉ tiêu

GTSX

(tỷ đồng, giá năm 2010)Tốc độ tăng trưởng các giai đoạn (%)

2010 2011 2015 2020 02-05 06-10 11-15 16-20 11-20

P. án 1 1.138 1.391 3.097 8.458 -5,11 15,19 22,16 22,25 22,21

P. án 2 1.138 1.377 2.953 7.980 -5,11 15,19 21,00 22,00 21,50

P. án 3 1.138 1.364 2.814 7.300 -5,11 15,19 19,85 21,00 20,42

Theo phương án này:

- Giai đoạn 2011 - 2015: là giai đoạn phát triển tương đối ổn định. Dự kiến tốcđộ tăng trưởng bình quân hàng năm 21%/năm.

- Giai đoạn 2016 – 2020: là giai đoạn nền kinh tế đã phát triển đến trình độ khácao, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn có điều kiện duy trì hoạt động dịch vụcủa mình. Tốc độ tăng GTSX trong giai đoạn này khoảng 22%/năm.

3.4.3. Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ3.4.3.1. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ- Phát triển các ngành dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng cuộc sống

ngày càng cao, phù hợp với quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trên địa bàn

Huyện; góp phần tạo công ăn việc làm đáp ứng xu hướng phi nông nghiệp hóa

Page 133: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

122

nghề nghiệp trên địa bàn; hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển công nghiệp trên địabàn. Đặc biệt, tập trung mở rộng các trung tâm dịch vụ về công nghệ thông tin,dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải nội đô và liên vùng.

- Phát triển ngành dịch vụ phải tạo lập được sự phát triển bền vững, bảo vệmôi trường cảnh quan trên địa bàn, hài hoà với sự phát triển chung về kinh tế xã

hội của Huyện.

- Phát triển các ngành dịch vụ mới phục vụ phát triển công nghiệp như dịch vụlogistics (trung tâm logistics, hệ thống vận tải – kho - cảng - cửa khẩu nội địa),dịch vụ ngân hàng – tài chính và dịch vụ đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chophát triển kinh tế; đẩy mạnh phát triển các ngành có nhiều tiềm năng thế mạnhnhư du lịch (thắng cảnh lịch sử; nghỉ dưỡng cuối tuần; khu cắm trại).

- Phát triển hệ thống thương mại đồng bộ với hệ thống chợ truyền thống đượcsắp xếp, nâng cấp và hoàn thiện, chợ hiện đại được xây mới, đồng thời xây dựngmới một số trung tâm thương mại, siêu thị tại một số trung tâm tiểu vùng và khu

công nghiệp. Hình thành một số trung tâm thương mại lớn phục vụ khách du lịchvà dân cư ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới được hình thành.

- Hình thành một số khu dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần nhằm vào khách

hàng thu nhập cao như làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần, sân golf,trường đua ngựa, kết hợp với du lịch văn hoá tín ngưỡng, tâm linh, xây dựng mộtsố khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên, phát triển hệ thống nhà hàng

phục vụ các nhu cầu ăn uống giải trí gắn với các tour du lịch ngắn ngày và nghỉdưỡng cuối tuần của khách du lịch trong nước.

- Hình thành khu giáo dục đại học và y tế nhằm đào tạo nhân lực cho phát triểnkinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

3.4.3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triểnVề tăng trưởng GTSX dịch vụ, Huyện dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao

xuống thấp ở các bảng từ 3.21 đến 3.26. Trong ba phương án này, phương án 2 làphương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu của quátrình công nghiệp hóa – đô thị hóa trên địa bàn Huyện, Hà Nội, và cả nước. Vì vậyđây là phương án được lựa chọn.

Phương án 1: Phát triển nhanhPhương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế

thứ nhất (phương án cao). (Bảng 3.21, 3.22)

Page 134: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

123

Bảng 3.21: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ – P.A1 (cao)

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng

các giai đoạn (%)2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

T.ngành 5.485 6.612 13.981 38.025 19.25 20.25 19.75TM 942 1.118 2271 5711 43.00 45.62 44.30KS, NH 38 42 230 1504 25.15 26.00 25.57NH-TC 66 76 202 641 20.50 21.75 21.12DV khác 4.439 5.376 11278 30171 19.25 20.25 19.75

Bảng 3.22: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA1Đơn vị %

Ngành 2010 2011 2015 2020Toàn ngành 100 100 100 100Thương mại 17.17 16.99 16.25 15.02

Khách sạn, nhà hàng 0.70 0.83 1.64 3.95

Ngân hàng, tài chính 1.20 1.24 1.44 1.68

Dịch vụ khác 80.93 80.93 80.67 79.34

Phương án 2: Phát triển vừaPhương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế

thứ hai (phương án được chọn). (Bảng 3.23, 3.24)Bảng 3.23: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ – P.A 2

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng

các giai đoạn (%)2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

T.ngành 5.485 6.553 13.366 34672 19,50 21,00 20TM 942 1.109 2155 5306 18.00 19.75 19KS, NH 38 42 208 1295 40.25 44.10 42NH-TC 66 75 185 587 23.00 26.00 24.49DV. khác 4.439 5.327 10818 27484 19.50 20.50 20.00

Bảng 3.24: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 2Đơn vị %

Ngành 2010 2011 2015 2020

Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00

Thương mại 17.17 16.96 16.12 15.3Khách sạn, nhà hàng 0.70 0.82 1.56 3.7Ngân hàng, tài chính 1.20 1.23 1.38 1.7Dịch vụ khác 80.93 80.98 80.94 79.3

Page 135: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

124

Phương án 3: phát triển chậmPhương án phát triển dịch vụ này tương ứng với phương án phát triển kinh tế

thứ ba (phương án chậm). (Bảng 3.25, 3.26)

Bảng 3.25: GTSX và tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ – P.A 3

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởngcác giai đoạn(%)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

T.ngành 5.485 6.494 12.778 31.464 18,43 19,75 19,09

TM 2043 4674 2043 4674 16.75 18.00 17.37KS, NH 192 1043 192 1043 38.00 40.25 39.12NH-TC 170 470 170 470 21.00 22.50 21.75DV. khác 10373 25278 10373 25278 18.50 19.50 19.00

Bảng 3.26: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - PA 3

Đơn vị %

Ngành 2010 2011 2015 2020

Toàn ngành 100,00 100,00 100,00 100,00

Thương mại 17,17 16,87 15.99 14.85

Khách sạn, nhà hàng 0,70 0,65 1.50 3.31

Ngân hàng, tài chính 1,20 1,14 1.33 1.49

Dịch vụ khác 80,93 81,34 81.18 80.34

Kết luậnPhương án tăng trưởng dịch vụ thứ hai là phương án phù hợp với phương án

tăng trưởng chung, phản ánh được cơ hội và tiềm năng dịch vụ Huyện Sóc Sơn, vì

vậy đây là phương án được chọn.Theo phương án này:- Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng GTSX dịch vụ trên địa bàn Huyện tăng

bình quân 20,2%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành thương mại là 18,75%;

khách sạn – nhà hàng là 42,16%; ngân hàng – tài chính là 24,49% và các ngành

dịch vụ khác là 20,00%.

- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất dịch vụ đạt 13.366 tỷ đồng vào năm 2015, và34.672 tỷ đồng vào năm 2020.

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 thương mại chiếm 15,3%, khách sạn– nhà hàng chiếm 3,73%, ngân hàng – tài chính chiếm 1,69%; các dịch vụ khác(logistics, giáo dục đào tạo đại học, du lịch) chiếm 79,27%.

Page 136: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

125

3.4.3.3. Quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ cụ thể đến năm 2020a. Quy hoạch phát triển ngành thương mạiTrong giai đoạn 2011 - 2020, các hoạt động thương mại trên địa bàn Huyện

Sóc Sơn sẽ được đưa dần vào hệ thống các trung tâm thương mại. Hệ thống này sẽphát triển thành ba nhóm: các trung tâm thương mại lớn, các trung tâm thươngmại khu vực, và các trung tâm thương mại nhỏ.

Các trung tâm thương mại lớn bao gồm: trung tâm thương mại thị trấn Sóc Sơn (2ha) và Trung tâm thương mại - dịch vụ Sân bay Nội Bài có diện tích từ 150 đến 200 ha.

Các trung tâm thương mại khu vực sẽ được phân bố gần các trung tâm dân cư,các cụm công nghiệp, và các khu du lịch được xây dựng hiện đại ở các địa bàn

như Minh Trí và Đền Sóc. Các trung tâm thương mại khu vực này sẽ có diện tíchkhoảng 5000 m2. Đến năm 2020 số lượng trung tâm thương mại trên địa bàn

Huyện không nên vượt quá 5 - 7 trung tâm.

Hiện đại hóa hệ thống chợ khu vực, chợ xã thành những trung tâm thươngmại nhỏ nhằm đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu và các dịch vụ hàng

ngày ở các địa phươngb. Quy hoạch phát triển ngành du lịch và các điểm vui chơi, giải tríXây dựng hệ thống các điểm du lịch – vui chơi – giải trí thành chuỗi các hoạt

động trên cơ sở khai thác 4500 ha rừng và khoảng 30 hồ trên địa bàn, các di tích

lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Từ nay tới năm 2020, du lịch trên địabàn Sóc Sơn nên được phát triển theo định hướng chính dưới đây.

- Phát triển đồng bộ hệ thống các điểm du lịch bao gồm du lịch sinh thái, dulịch văn hóa, du lịch giải trí và du lịch MICE

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cần tập trung xây dựng một số điểm du lịch sinhthái đã được quy hoạch từ trước như làng sinh thái du lịch Đình Phú, xã Minh Phú

thu hút khách du lịch từ nội thành theo các tour du lịch nghỉ dưỡng và khám phá

cuối tuần. Đồng thời, tiếp tục phát triển các tour du lịch tín ngưỡng với khu vựcĐền Sóc là trung tâm và các lễ hội dân gian trong vùng.

Phát huy lợi thế là một trung tâm Phật giáo lớn của Hà Nội, khu du lịch ĐềnSóc cần được xây dựng đồng bộ bao gồm các hạng mục quan trọng như khu ditích Đền Sóc, Học viện Phật giáo, các lễ hội dân gian, các di tích lẻ ở các khu vựcgần kề trên địa bàn.

Ở giai đoạn tiếp theo, 2016 - 2020, sau khi hệ thống khách sạn, nhà hàng và

các điểm giải trí cao cấp đã được xây dựng, du lịch Sóc Sơn có thể cân nhắc pháttriển mô hình du lịch MICE (hội nghị, mua sắm, giải trí). Để phát triển loại hình

du lịch này, cần xây dựng các tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu giải trí cao cấp, cácdịch vụ ngân hàng tài chính đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng

trong nước và nước ngoài tham dự các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế.

Page 137: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

126

- Quy hoạch các điểm vui chơi, giải trí

Quy hoạch cụm các điểm vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng - du lịch sinh thái ở khu

vực Đền Sóc, Đồng Quan, Đạc Đức, Thanh Trì (với diện tích khoảng 1.500 ha).

Xây dựng khu giải trí tổng hợp trên địa bàn các xã Minh Trí, Tân Minh, và

Xuân Thu.

Xây dựng công viên văn hóa quy mô lớn theo mô hình DisneyLand hoặc ĐầmSen và Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng nhằm thu hút khách dulịch nội thành Hà Nội và các địa phương liền kề. Địa điểm xây dựng có thể cânnhắc là khu vực Núi Đôi, khu đua ngựa tại Tân Minh – Phù Linh.

c. Phát triển hệ thống dịch vụ công nghiệp trên địa bàn HuyệnTheo quy hoạch, cùng với các khu công nghiệp đã được đưa vào hoạt động, nhiều

khu công nghiệp mới sẽ được xây dựng ở vùng Thủ đô. Sóc Sơn có thể định hướng vào

xây dựng hệ thống dịch vụ công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hoạtđộng trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống này bao gồm một số nhóm dịch vụ căn bản:

- Dịch vụ kho vận, hậu cần: phát triển một hệ thống hoàn chỉnh kho, bãi,

phương tiện xếp dỡ, cung ứng nhiên liệu, trung chuyển hàng hóa (logistics).

- Dịch vụ đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động được đào tạo củacác doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội.

- Dịch vụ sửa chữa các máy móc thiết bị và hệ thống nhà xưởng- Dịch vụ ngân hàng - tài chính đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông.- Dịch vụ nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung.d. Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo đại học và sau đại họcQuy hoạch và xây dựng khu đại học đa ngành với diện tích khoảng 650 ha và

trung tâm dịch vụ y tế khoảng 200 ha ở khu vực Đức Hòa - Đông Xuân.

3.4.4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp3.4.4.1. Quan điểm quy hoạchPhát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông

nghiệp dịch vụ gắn với bảo vệ cảnh quan môi trườngPhát triển nông nghiệp phải phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

chung của Huyện, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ trong Huyện, đặc biệt là hỗ trợ ngành du lịch.

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Lấy GTSX trên 1 ha đất nông

nghiệp để đánh giá kết quả sản xuất, phấn đấu nâng cao thu nhập trên 1 ha đất nôngnghiệp, sản xuất hàng hoá chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm,gắn với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Page 138: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

127

3.4.4.2. Mục tiêu phát triểnPhấn đấu đến năm 2020 nông nghiệp của Huyện cơ bản là sản xuất nông sản

thực phẩm an toàn và sản phẩm giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đápứng nhu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn Huyện và một phần nhu cầu nông sảnthực phẩm cho Thủ đô.

Hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, chuyên canh

quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sảnphẩm sạch, chất lượng cao.

Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp dịch vụgắn với quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái của từng vùng. Cụ thể:

- Vùng đồi gò: Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả lâu năm, cây chè và

chăn nuôi đại gia súc- Vùng trũng ven sông: Tập trung thâm canh lúa, rau đậu và nuôi trồng thuỷ sản- Vùng giữa đất bằng: Tập trung phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau,

đậu các loại.Về tăng trưởng GTSX nông nghiệp, Huyện dự kiến 3 kịch bản với thứ tự từ cao

xuống thấp ở các bảng từ 3.27 đến 3.32. Trong ba phương án này, Phương án 2 làphương án phù hợp nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quá trình công

nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn Huyện, và tiềm năng nông nghiệp của địaphương trong giai đoạn mới. Vì vậy đây là phương án được lựa chọn.

Phương án 1: Phát triển nhanhPhương án phát triển này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ nhất

(phương án nhanh). (Bảng 3.27, 3.28).

Bảng 3.27: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn(Phương án 1: cao)

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng

các giai đoạn(%/năm)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

Tổng GTSX 1.137,0 1.166,2 1.301,7 1.465,6 2,74 2,40 2,57

a. Nông nghiệp 557,0 1.136,0 1278 1.406,4 2,59 2,22 2,40

- Trồng trọt 557 555,0 547,3 485,6 -0,35 -2,36 -1,36

- Chăn nuôi 552 581,0 712,9 920,8 5,25 5,25 5,25

b. Lâm nghiệp 5 4,9 4,5 3,8 -2,10 -3,15 -2,63

c. Thuỷ sản 23 25,3 37,0 55,4 9,98 8,40 9,18

Page 139: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

128

Bảng 3.28: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 – 2020Đơn vị %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

Tổng GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00

a. Nông nghiệp 97,54 97,41 96,81 95,96

- Trồng trọt 48,99 47,59 42,04 33,13

- Chăn nuôi 48,55 49,82 54,77 62,83

b. Lâm nghiệp 0,44 0,42 0,35 0,26

c. Thuỷ sản 2,02 2,17 2,84 3,78

Phương án 2: Phát triển vừaPhương án phát triển này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ hai

(phương án được chọn). (Bảng 3.29, 3.30)

Bảng 3.29: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn(Phương án 2: trung bình, chọn)

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng

các giai đoạn(%)2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

Tổng GTSX 1137,0 1164,8 1293,0 1445,1 2,60 2,25 2,43

a. Nông nghiệp 557,0 1134,7 1278 33,6 2,46 2,08 2,27

- Trồng trọt 557 555,1 547,7 488,8 -0,33 -2,25 -1,30

- Chăn nuôi 552 579,6 704,5 899,1 5,00 5,00 5,00

b. Lâm nghiệp 5 4,9 4,5 3,9 -2,00 -3,00 -2,50

c. Thuỷ sản 23 25,2 36,2 53,2 9,50 8,00 8,75

Bảng 3.30: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 – 2020Đơn vị %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

Tổng GTSX 100 100 100 100

a, Nông nghiệp 97,54 97,42 96,85 96,05

- Trồng trọt 48,99 47,66 42,36 33,83

- Chăn nuôi 48,55 49,76 54,49 62,22

b, Lâm nghiệp 0,44 0,42 0,35 0,27%

c, Thuỷ sản 2,02 2,16 2,80 3,68

Page 140: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

129

Phương án 3: Phát triển chậmPhương án phát triển này tương ứng với phương án phát triển kinh tế thứ ba

(phương án chậm). (Bảng 3.31, 3.32)

Bảng 3.31: Phương án tăng trưởng nông nghiệp Huyện Sóc Sơn(Phương án 3 - thấp)

Chỉ tiêuGTSX (tỷ đồng, giá năm 2010)

Tốc độ tăng trưởngcác giai đoạn (%)

2010 2011 2015 2020 11-15 16-20 11-20

Tổng GTSX 1.137,0 1.163,4 1.284,3 1.425,1 2,47 2,10 2,28

a. Nông nghiệp 557,0 1.133,4 1278 30,9 2,33 1,94 2,14

- Trồng trọt 557 555,2 548,2 492,1 -0,32 -2,14 -1,23

- Chăn nuôi 552 578,2 696,2 878,0 4,75 4,75 4,75

b. Lâm nghiệp 5 4,9 4,5 3,9 -1,90 -2,85 -2,38

c. Thuỷ sản 23 25,1 35,4 51,1 9,02 7,60 8,31

Bảng 3.32: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 – 2020Đơn vị %

Chỉ tiêu 2010 2011 2015 2020

Tổng GTSX 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

a. Nông nghiệp 97,54% 97,42% 96,89% 96,14%

- Trồng trọt 48,99% 47,72% 42,68% 34,53%

- Chăn nuôi 48,55% 49,70% 54,20% 61,61%

b. Lâm nghiệp 0,44% 0,42% 0,35% 0,28%

c. Thuỷ sản 2,02% 2,16% 2,76% 3,59%

Kết luậnPhương án tăng trưởng nông nghiệp thứ hai là phương án phù hợp với phương

án tăng trưởng chung, phản ánh được cơ hội và tiềm năng nông nghiệp Huyện Sóc

Sơn, vì vậy đây là phương án được chọn.

Theo phương án này:- Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng GTSX nông nghiệp trên địa bàn Huyện tăng

bình quân 2,60%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt giảm bình quân

hàng năm là 1,23%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong chăn nuôi là 5%; lâm

nghiệp sẽ giảm ở mức 2,5% hàng năm, và thuỷ sản sẽ tăng 8,755% hàng năm.- Các chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.293 tỷ đồng vào năm 2015 và

1.445 tỷ đồng vào năm 2020.

Page 141: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

130

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 trồng trọt chiếm 33,83%; chăn nuôi

chiếm 62,22%; lâm nghiệp chiếm 0,27%; và thủy sản chiếm 3,68%.

3.4.4.3. Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt có liên quan chặt chẽ đến đất đai, sự phát triển của ngành này

phụ thuộc rất lớn vào quỹ đất canh tác. Đất nông nghiệp đến năm 2020 dự kiến chỉcòn khoảng 9.191 ha do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn Huyệndiễn ra với tốc độ nhanh.

Đến năm 2020 phải duy trì được quỹ đất trồng lúa ở mức khoảng 6.100 ha.

Hoạt động sản xuất lúa sẽ tập trung ở các xã ven sông và vùng thấp phân bố trên địabàn của các xã: Thanh Xuân, Xuân Giang, Đông Xuân, Việt Long, Tân Hưng, BắcPhú. Trong sản xuất lúa: đầu tư kết cấu hạ tầng, bờ vùng, thuỷ lợi, đầu tư thâm canhđể hình thành các vùng sản xuất lúa có giá trị hàng hoá cao: lúa tám thơm ở ĐứcHoà, Kim Lũ, Xuân Thu với quy mô 500 - 699 ha.

Đến năm 2020 phải duy trì được quỹ đất trồng cây thực phẩm ở mức khoảng1100 ha, tập trung sản xuất rau sạch, rau an toàn và một số loại cho chế biến xuấtkhẩu như dưa chuột, ngô bao tử, ớt, hành, cà chua. Hoạt động sản xuất rau sẽ tậptrung ở các xã Thanh Xuân, Tân Dân, Đông Xuân, Việt Long, Xuân Giang.

Cây công nghiệp sẽ được tập trung ở các xã Hiền Minh, Quang Tiến, Nam Sơn,Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Tân Minh, Đức Hoà.

Hoa các loại sẽ tập trung ở các xã Mai Đình, Thị trấn Sóc Sơn, Phú Cường,Quang Tiến.

Cây ăn quả sẽ tập trung ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Phú Minh(thuộc tiểu vùng 1 - tiểu vùng gò đồi), Hiền Ninh, Phú Minh, Quang Tiến, HồngKỳ, Tiên Dược (thuộc tiểu vùng 2 - vùng giữa và đất bằng).

3.4.4.4. Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôiTrên cơ sở phát triển ngành trồng trọt và điều kiện của mỗi vùng trong Huyện,

ngành chăn nuôi trong những năm tới có triển vọng phát triển thuận lợi hơn ngànhtrồng trọt, đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại sản phẩm có chấtlượng và giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân ở Huyện và Thủ đô cũngnhư cho chế biến và xuất khẩu.

- Chăn nuôi lợn: Phát triển mạnh ở tất cả các xã và Huyện sẽ trở thành mộtvùng sản xuất trọng điểm của Thành phố. Một mặt vừa tăng quy mô đàn lợn, mặtkhác nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 80 - 85%

trong đó lợn nạc 60 - 65% (so với tổng đàn lợn thịt). Hình thành các vùng chăn nuôitập trung lớn ở các xã : Thanh Xuân, Phú Cường, Đông Xuân, Xuân Giang.

Page 142: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

131

- Chăn nuôi trâu bò: Đàn trâu được nuôi ở hầu hết các xã trong Huyện, nhưngchủ yếu tập trung ở vùng gò đồi và vùng giữa, xu hướng là giảm quy mô đàn, bình

quân giảm khoảng 2,5% năm giai đoạn 2010 – 2020. Đến năm 2020, hoạt độngchăn nuôi bò sữa sẽ tập trung ở các xã Thanh Xuân, Phú Cường, chăn nuôi bò thịtsẽ tập trung ở các xã Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn.

- Chăn nuôi gia cầm: Đây là một trong những ngành chủ lực, phát triển ở tất cảcác xã trong Huyện, tuy nhiên, sẽ tập trung ở vùng thấp và vùng giữa. Mô hình chănnuôi tập trung kết hợp thả vườn ở vùng gò đồi sẽ tập trung ở các xã Xuân Thu, BắcPhú, Xuân Giang, Việt Long, Tân Hưng, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Lỗ.

3.4.4.5. Quy hoạch phát triển thuỷ sảnPhát triển thuỷ sản với mục đích vừa khai thác thế mạnh của Huyện có diện tích

mặt nước, ao hồ có quy mô lớn, vừa là yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái củaHuyện tăng diện tích mặt nước điều hoà không khí. Phương hướng phát triển ngành

thuỷ sản của Sóc Sơn là:- Khai thác tốt hơn tiềm năng, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại mặt nước,

đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá các

sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ứng dụng nhanh các công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến ở trong và ngoài

nước để từng bước phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng ứng dụng công nghệcao, sản phẩm an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,

bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí củanhân dân Thủ đô.

Phát triển mạnh thuỷ sản ở các vùng trũng, vùng có mặt nước: hồ đập, phấn đấuđến năm 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 730 ha, tập trung phát triểnthuỷ sản tại các xã Bắc Phú, Kim Lũ, Việt Long, Xuân Giang, Tân Hưng.

3.4.4.6. Quy hoạch phát triển lâm nghiệpPhương hướng chung cho phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn tới là phải bảo

vệ rừng theo quy hoạch, cải tạo nâng cấp để diện tích rừng phát huy tốt chức năngphòng hộ môi trường, điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nước cho sinh hoạt và sảnxuất nông nghiệp của các Huyện phía Bắc Thành phố, tạo điều kiện cho ngành du

lịch, dịch vụ phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư vùng gò đồi. Việctrồng rừng một mặt cần đảm bảo yêu cầu phủ xanh đất trống, đồi trọc để bảo vệ và

cải tạo đất, mặt khác cần tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá để nâng cao thunhập và đảm bảo đời sống cho người nhận khoán rừng.

Page 143: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

132

3.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VĂN HÓA - XÃ HỘI3.5.1. Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo

3.5.1.1. Mục tiêu phát triểna. Mục tiêu chung.

- Góp phần giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục đào tạo Thủ đôso với cả nước trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài.

- Phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập tương xứng với quy môdân số tăng nhanh trong giai đoạn đô thị hoá – công nghiệp hoá trên địa bàn.

- Phát triển giáo dục - đào tạo phải hướng tới mục tiêu chuẩn bị nguồn nhân lựccó chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế - xã hộicủa Thành phố và Huyện.

- Thực hiện phổ cập giáo dục THPT và tương đương.

- Đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứng cơ bản nhu cầu học văn hoá từbậc tiểu học đến THPT cho nhân dân, tiến tới cung ứng dịch vụ trình độ cao, chấtlượng cao.

- Mở rộng các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề từnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cho người dân trên địa bàn Huyện.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, tiến tới hiện đại hoá để thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ.

- Với quy mô dân số tăng từ khoảng 294 ngàn người năm 2010 lên 375 ngàn

người năm 2020, thì nhu cầu về giáo dục sẽ tăng thêm 27,5% trong thời kỳ này. Điềunày đòi hỏi quy mô giáo dục các cấp sẽ phải mở rộng một cách tương ứng. Nhu cầutrường mầm non sẽ tăng thêm 19 trường, tiểu học sẽ tăng thêm 9 trường, trung học cơsở sẽ tăng thêm 7 trường, và trung học phổ thông (công lập) sẽ phải tăng thêm 2

trường. Các trường xây mới sẽ chủ yếu sẽ được phân bố ở các khu đô thị mới.b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.- Tỷ lệ trẻ từ 4 tháng tuổi – 3 tuổi đến nhà trẻ: 45%

- Tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp: 95%

- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp: 100%

- Tỷ lệ người đuợc phổ cập trung học đạt trên: 90%

- Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi ngày: 100%

- Tỷ lệ học sinh THCS học 2 buổi/ngày: 80%

- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia của Huyện đến năm 2015 đạt 55% và

đến năm 2020 đạt 70%.

3.5.1.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục- đào tạo trên địa bàn Huyệna. Mạng lưới các trường học trên địa bàn Huyện

Page 144: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

133

Số trường mầm non sẽ tăng từ 30 trường năm 2010 lên 49 trường năm 2020,bao gồm 8 trường mới hoàn toàn và 11 trường được lập trên cơ sở chia tách từ cáctrường hiện có. Các trường mới sẽ được phân bố ở các khu đô thị mới. 11 trườngmới sẽ được lập trên cơ sở ra từ các trường mầm non: Bắc Sơn, Nam Sơn, TrungGiã, Thị trấn, Tiên Dược, Tân Minh, Phù Lỗ, Thanh Xuân, Tân Dân, Minh Trí,Minh Phú. Xây dựng mới tại 3 trường mầm non chưa có trung tâm nhà trường,phòng học kiên cố ở Đức Hòa, Minh Trí.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, các trường học trên địabàn Huyện phải được đầu tư cải tạo, nâng cấp theo hướng đảm bảo diện tích, khuôn

viên nhà trường, đảm bảo các trường phải có đủ các phòng học, phòng thực hành,

khu giáo dục thể chất, khối phục vụ học tập, khối hành chính quản trị, khối phục vụsinh hoạt trong trường, vườn thí nghiệm và khu sân chơi, bãi tập làm điều kiện hình

thành các cơ sở giáo dục toàn diện con người về trí - đức - thể - mỹ.b. Hệ thống trường đào tạo nghề- Dự kiến xây dựng mới trên địa bàn Huyện 1 trường dạy nghề cấp vùng(4). nhằm

đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn Huyện.

- Nâng cao năng lực đào tạo của trung tâm dạy nghề.- Chuẩn bị quy hoạch để tiếp nhận các trường đại học sẽ được chuyển về hoặc

lập mới trên địa bàn Huyện.

c. Xây dựng các trường đạt chuẩn quốc giaDự kiến đến năm 2020, các trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Huyện Sóc Sơn:- Mầm non: 25 trường ở Mai Đình A, Tiên Dược, Trung Giã, Phù Linh, Đông

Xuân, Xuân Giang, Thanh Xuân, Phú Cường, Phủ Lỗ, Tân Minh, Hiền Ninh, QuangTiến, Hồng Kỳ, Liên Cơ, Tân Hưng và các trường mới lập ở các khu đô thị mới.

- Tiểu học: 25 trường ở Thị trấn, Phù Lỗ A, Phù Lỗ B, Hương Đình, Quang

Tiến, Đông Xuân, Tiên Dược, Phù Linh, Thanh Xuân B, Mai Đình B, Phú Cường,Hiền Ninh, Tân Hưng, Đức Hòa, Trung Giã, Xuân Giang, Tân Dân B và các trườngmới lập ở các khu đô thị mới.

- THCS: 25 trường ở Trung Giã, Thị trấn, Xuân Giang, Tân Dân, Phú Minh,Tiên Dược, Mai Đình, Đông Xuân, Bắc Phú, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Hiền Ninh, ĐứcHòa, Minh Trí, Phù Lỗ và các trường mới lập ở các khu đô thị mới.

d. Xây dựng trường chất lượng caoĐể tạo động lực phát triển, tạo sự cạnh tranh với hệ thống các trường công

lập trên địa bàn Huyện và để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong giai

4 Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 (dự tháo lần thứ 8) , tháng 4 năm 2010

Page 145: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

134

đoạn 2010 - 2020, trên địa bàn Huyện, ở mỗi bậc học, cấp học sẽ xây dựng một sốtrường chất lượng cao. Các trường này vừa phải đáp ứng nhu cầu phổ cập của họcsinh trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng cao.

e. Phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn Huyện- Trong thời kỳ quy hoạch, tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản

lý đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, khôngngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức củacán bộ, giáo viên.

- Mở rộng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo tại Huyện. Động viên, khuyếnkhích giáo viên học sau đại học.

f. Phát triển giáo dục đại họcDành quỹ đất để xây dựng khu đại học đa ngành có khả năng tiếp nhận 10 - 12

vạn sinh viên ở khu vực Đức Hòa - Đông Xuân với diện tích khoảng 650 ha. Cùng

với việc dành quỹ đất cho khu đại học, Huyện cũng cần phải chuẩn bị các cơ sở hạtầng về dịch vụ, giao thông, truyền thông, điện, nước phục vụ cho các giảng viên,

nhân viên và sinh viên ở khu đại học này.

3.5.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế3.5.2.1. Mục tiêu phát triểna. Mục tiêu chung

- Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh, đặc biệt là các trạm y tế xã cả về cơ sở vậtchất và nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho dân cư trên địa bàn.

- Phấn đấu để nhân dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng

cao, hiệu quả, thuận tiện.- Tăng cường kỹ thuật chuyên sâu và kỹ thuật cao cho bệnh viện cấp Huyện,

giảm bớt tình trạng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

- Thực hiện chương trình xã hội hoá y tế.b. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2010 - 2020

- Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ 8 loại vacxin.- Đảm bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm phòng viêm não

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10,5% vào cuối năm 2020.- Đảm bảo chỉ tiêu khám bệnh tại các trạm y tế xã đạt từ 0,3 lượt người/năm trở

lên.

- Đảm bảo duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.- 100% bệnh mới phát sinh được phát hiện sớm và khống chế kịp thời.- 100% bệnh viện và các cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn.

Page 146: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

135

3.5.2.2. Quy hoạch phát triển y tếa. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế, trang thiết bị y tế- Xây dựng, nâng cấp bệnh viện đa khoa đa khoa hạng II, được trang bị các

thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn bệnh viện hạng II với 300 dường.- Bố trí và xây dựng trung tâm y tế Huyện Sóc Sơn.- Tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang

thiết bị đạt quy mô trên chuẩn quốc gia về y tế nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu y tếngày càng cao của địa phương.

- Xây dựng phòng khám tại khu du lịch Đền Sóc và ở một số khu công nghiệp.- Dự kiến xây dựng một tổ hợp y tế lớn của Thành phố trên địa bàn Huyện theo

phương án: Bệnh viện mắt trung ương, bệnh viện quốc tế kỹ thuật cao, Viện châmcứu quốc gia và Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên châm cứu, Bệnh viện dưỡng lão,

Bệnh viên Tim Hà Nội 2, Bệnh viên đa khoa Bắc Sông Hồng sẽ được xây dựng vớitổng diện tích khoảng 200 ha trên địa bàn Huyện.

b. Quy hoạch đội ngũ cán bộ y tế- Kiện toàn tổ chức mạng lưới cán bộ y tế cơ sở, đảm bảo đủ biên chế đội ngũ

cán bộ của một trạm y tế xã, thị trấn theo quy định của Bộ y tế, duy trì 4 chỉ tiêu

nhân lực (bác sỹ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, dược sĩ trung cấp và nhân viên y tếthôn). Phấn đấu 01 trạm y tế xã có từ 02 y, bác sỹ; 02 nữ hộ sinh trung học trở lên.

- Kiện toàn công tác tổ chức màng lưới cán bộ y tế cơ sở, đảm bảo đủ biên chếđội ngũ cán bộ y tế xã, thị trấn theo quy định 1 bác sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 y sĩ đông y, 1dược sĩ trung cấp và 1 y tá trung cấp.

- Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ y tế đồng thờithu hút bác sỹ giỏi về làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp có số lượng từ 200 đến dưới 500 công nhân phải có từ 01-03

cán bộ y tế phục vụ.- Các doanh nghiệp có số lượng từ 500 công nhân trở lên phải thành lập trạm y tế

của doanh nghiệp.3.5.2.3. Các hoạt động y tế trên địa bàn Huyện giai đoạn 2010 - 2020a. Công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe

ban đầu của nhân dân trong Huyện và có khả năng khám chữa được một số bệnh chuyên

khoa về mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em.- Tiếp tục khống chế, tiến tới loại trừ một số bệnh truyền nhiễm gây dịch.

- Đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các

bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em.

Page 147: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

136

- Áp dụng các biện pháp tích cực ngăn chặn kịp thời các loại bệnh nguy hiểmnhư HIV/AIDS, cúm (H5N1 và H1N1).

- Chủ động phòng chống các bệnh không lây nhiễm có liên quan tới môi trường,nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thựcphẩm; quản lý tốt các dịch vụ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm, đảm bảocấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn và tiến độ.

- Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế của Quốc gia và Huyện.

b. Công tác khám chữa bệnh- Tiếp tục nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, đảm bảo cung ứng thuốc

đầy đủ đạt trình độ của bệnh viện hạng II.- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, thanh tra và kiểm tra về y đức bảo đảm

hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế.c. Chính sách bảo hiểm y tếTiếp tục hoàn thiện và mở rộng các loại hình Bảo hiểm y tế hiện có (bắt buộc

và tự nguyện), tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

d. Công tác xã hội hóa y tếTiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa, khuyến khích tạo điều kiện xây dựng

và thành lập các cơ sở y, dược ngoài công lập, đồng thời thu hút thêm các nguồn lựcthúc đẩy hiện đại hóa bệnh viện đa khoa Huyện, các phòng khám đa khoa khu vực,các trạm y tế xã, thị trấn.

e. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

- Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách dân số.

- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình có chất lượngngay từ tuyến xã, thị trấn.

g. Công tác quản lý nhà nướcTăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động y tế, hoạt động chăm sóc

sức khỏe nhân dân trên địa bàn Huyện, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra cáchoạt động về y, dược công lập và tư nhân trên địa bàn Huyện.

3.5.3. Quy hoạch phát triển các ngành văn hoá - thông tin

3.5.3.1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Các mục tiêu tổng quát là: (1) Mở rộng và quảng bá các đặc trưng văn hóa của SócSơn thông qua việc duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống, cải tạo và bảo trì các di

tích văn hóa vật thể và phi vật thể, xã hội hóa các hoạt động văn hóa; (2) Góp phầnphát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, với danh hiệu

Page 148: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

137

cao quý Thủ đô anh hùng, Thành phố vì Hòa Bình; (3) Xây dựng và phát triển các khudu lịch, khu cây xanh vui chơi giải trí, triệt để khai thác lợi thế về vị trí, tiềm năng thiên

nhiên của Huyện, rút ngắn khoảng cách với các quận và Huyện khác, hoà nhập với sựphát triển chung của Thành phố; (4) Tiếp tục công tác sửa chữa, tôn tạo và khai thác

các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng.b. Mục tiêu cụ thể năm 2020- Mở rộng và quảng bá các đặc trưng văn hóa của Sóc Sơn thông qua việc duy trì

và phát triển các lễ hội truyền thống, cải tạo và bảo trì các di tích văn hóa vật thể và phi

vật thể, xã hội hóa các hoạt động văn hóa.- Xây dựng và phát triển các khu du lịch, khu cây xanh vui chơi giải trí, triệt để

khai thác lợi thế về vị trí, tiềm năng thiên nhiên của huyện, rút ngắn khoảng cách vớicác quận và huyện khác, hoà nhập với sự phát triển chung của Thành phố.

- Tiếp tục công tác sửa chữa, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử văn hóa đặcbiệt là các di tích đã được xếp hạng.

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020:- Tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hóa: 90%

- Số thôn làng đạt làng văn hóa: 120

- Số xã có nhà văn hóa: 26

- Số xã có đài truyền thanh không dây: 26

3.5.3.2. Quy hoạch phát triển văn hoá- Tăng cường hệ thống các thiết chế văn hóa, phát triển mạng lưới công trình

văn hóa gắn liền với phát triển du lịch và theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, cụ thể:

+ Xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cho các thôn làng chưa có trung tâmhoặc đã có nhưng cũ nát, không đáp ứng yêu cầu hoạt động

+ Xây dựng thư viện cấp Huyện (hạng 4) và Nhà truyền thống tại thị trấnSóc Sơn (tại khu thư viện và Nhà truyền thống hiện nay) nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển nền kinh tế tri thức.

+ Xây dựng nhà văn hóa thiếu nhi Huyện (tại khu vực Núi Đôi).

+ Cải tạo, nâng cấp thư viện, nhà truyền thống Huyện.

+ Cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phim.+ Xây dựng khu giải trí Đồng Đò.

+ Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao của 26 xã, thị trấn(5) trên cơ sở hợpnhất các cơ sở hiện có như nhà văn hóa xã, sân vận động, nhà tập luyện thể dục thểthao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể thao, đài truyền thanh, trung tâm học tậpcộng đồng ở cấp xã.

5 Thực hiện Chương trình số 02/Ctr- Tu ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội

Page 149: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

138

+ Xây dựng công viên tại thị trấn Huyện và các khu đô thị mới hình thành.

+ Xây dựng 1 số vườn hoa trong các khu công nghiệp.- Bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Huyện,

cụ thể:

+ Tu bổ, phục chế các di tích lịch sử văn hóa đã bị xuống cấp.+ Mở rộng khu du lịch văn hóa Đền Sóc và đầu tư xây dựng, nâng cấp theo

hướng hiện đại.+ Xây dựng khu du lịch - văn hoá, du lịch Núi Đôi làm nơi sinh hoạt văn

hoá, thể thao dưới nước; Khu cắm trại: là khu công viên cây xanh ; Khu dịch vụ: vuichơi, nghỉ ngơi, giải trí.

+ Tăng cường công tác quản lý về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnhtheo hướng mở rộng xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào công

tác bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các di tích lịch sử - văn hóa.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa đảm bảo thực chất, có chiều sâu gắn với phong trào

xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Nâng cao chất lượng hộ gia đình

đạt tiêu chuẩn văn hóa.- Tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá, bài trừ các hủ tục, ngăn chặn

văn hoá đồi truỵ.3.5.3.3. Quy hoạch phát triển thông tin- Xây dựng trạm đài truyền thanh không dây cho các xã, thị trấn chưa được

trang bị.- Cải tiến công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn thông qua việc điện tử hóa

các thủ tục hành chính và quản lý dữ liệu hành chính.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin nhằm tuyên truyền giáo dục,phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.

3.5.4. Quy hoạch ngành thể dục thể thao3.5.4.1. Mục tiêu phát triển- Phát triển mạnh và toàn diện phong trào thể dục thể thao quần chúng, hình

thành nền nếp rèn luyện thân thể thường xuyên của mọi người dân, nâng cao chấtlượng giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ.

- Tăng cường đầu tư xây dựng mới, hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất củangành thể dục thể thao, đảm bảo đủ cơ sở vật chất tương đối hiện đại cho phongtrào thể dục thể thao và đào tạo vận động viên cho một số môn thể thao thành tích

cao.

Page 150: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

139

- Nâng cao chất lượng và bổ sung đội ngũ cán bộ thể dục thể thao đáp ứng yêu

cầu phát triển một số môn thể thao mũi nhọn và thể thao phong trào.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới các công trình thể dục thể thao, tạođiều kiện cho phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

3.5.4.2. Quy hoạch phát triển TDTTa.Phát triển mạng lưới thể dục thể thao.- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới các công trình thể dục thể thao, tạo

điều kiện cho phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao:

+ Xây mới bể bơi tại Trung tâm TDTT Huyện.

+ Nâng cấp sân vận động Huyện.

+ Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao của 26 xã, thị trấn6, trong đó diện tíchđất dành cho tập luyện TDTT từ 2 - 3 m2/người, bao gồm: khu tập luyện ngoài trời(sân tập đa năng, sân tập riêng các môn), khu tập luyện trong nhà, bể hoặc hồ bơi(nếu có điều kiện) và các khu công trình phụ trợ.

- Quy hoạch xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao tại các thị tứ và khu

đô thị mới hình thành.

- Xây dựng đủ khu giáo dục thể chất cho các trường phổ thông.b. Phát triển phong trào thể dục thể thao và thể thao mũi nhọn- Phát động phong trào TDTT quần chúng một cách toàn diện, nâng cao công tác

giáo dục thể chất từ khu dân cư, các cơ quan, trường học trên địa bàn Quận.- Xác định và tập trung đầu tư phát triển một số môn thể thao mũi nhọn tham gia

thi đấu cấp Thành phố và cấp quốc gia.c. Phát triển lực lượng thể dục thể thao- Thường xuyên kiện toàn tổ chức, củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng

tác viên TDTT từ Huyện tới xã.

- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quảnlý, huấn luyện viên và cán bộ phong trào, đảm bảo đội ngũ TDTT đủ cả về số lượngvà có chất lượng.

- Bố trí một cán bộ chuyên trách thể thao cấp xã.

3.5.5. Quy hoạch lao động, việc làm

3.5.5.1. Mục tiêu phát triểna. Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát về lao động và việc làm đến năm 2020: (1) Từng bước tiếntới đảm bảo đầy đủ việc làm có chất lượng và thu nhập cao cho lao động huyện Sóc

Sơn; (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và tiến tới sử dụng lao động có trình

6 Cùng nội dung ở phần quy hoạch văn hóa thông tin

Page 151: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

140

độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ cao; (3) Đẩy mạnh sựchuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Huyện; (4) Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, góp phần thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.b. Mục tiêu cụ thểNâng cao chất lượng lao động và tăng cường sử dụng lao động có trình độ khoa

học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường công tác đào tạo nghề cho ngườilao động, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa.

- Phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 người/năm.- Phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 6.000-8.000 người/năm .- Cơ cấu lao động đến năm 2020: 20 - 25% lao động trong ngành nông, lâm

nghiệp và 65 - 70% lao động trong các ngành phi nông nghiệp.3.5.5.2. Các nhiệm vụ trong thời kỳ quy hoạch- Quản lý tốt sự biến động về lao động, việc làm trên địa bàn Huyện.

- Tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch, tìm hiểu và giớithiệu việc làm.

- Duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương nhằm thu hútlao động, dân cư ngay tại địa bàn Huyện.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.- Chú trọng đào tạo nhân lực chuyên môn cao, nâng cao trình độ chuyên môn

cho lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn Huyện.

- Tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động trên địa bàn Huyện phù hợp với sựphát triển kinh tế xã hội của Huyện nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

- Tiếp tục thực hiện quyết định số 3486/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dânThành phố về việc dạy nghề ngắn hạn cho nông thôn.

3.5.6. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn

xã hội- Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, tăng cường an ninh nội bộ; Chủ động

phòng ngừa không để xảy ra các đột biến bất ngờ, khủng bố, phá hoại, gây rối, biểutình; Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinhtế, văn hóa xã hội lớn diễn ra trên địa bàn.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các của lực lượngvũ trang, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh, hiệp đồng ứng cứu,giải quyết các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Xây

Page 152: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

141

dựng lực lượng vũ trang huyện, xã, các ngành nội chính trong sạch, vững mạnh,phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.3.6. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.6.1. Quy hoạch giao thông3.6.1.1. Căn cứ quy hoạch- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020- Quy hoạch chung xây dựng Huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND

Thành phố phê duyệt năm 2000.- Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

- Quy hoạch giao thông nông thôn Huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội đến năm 2010.(Đã chỉnh sửa theo thông báo thẩm định số 23/TB - KH&ĐT ngày 13/2/2003 củaSở KH&ĐT).

3.6.1.2. Mạng lưới giao thông chínha. Quy hoạch cảng hàng không

Với tốc độ tăng trưởng về lưu lượng hàng không như hiện nay, dự kiến từ nayđến giai đoạn 2020 - 2025, hầu hết các hạng mục công trình quan trọng của cảnghàng không như hệ thống đường CHC, nhà ga khách…sẽ được tiếp tục phát huy và

tối đa công năng sử dụng. Cụ thể:

- Hệ thống đường CHC: giữ nguyên hệ thống CHC bao gồm 02 đường 1 A và 1B

như hiện nay. Năng lực của hai đường CHC đạt khoảng 30 triệu hành khách/năm.

- Đường đỗ sân bay: Sân đỗ của khu bay phía Bắc sẽ được mở rộng để phục vụcho các đường CHC 1A, 1B và các nhà ga T1,T2. Khi đó tổng số vị trí đỗ máy baycác loại sẽ đạt khoảng 44 chiếc, trong đó có 02 chiếc A380 và 42 chiếc các loại

- Hệ thống đường lăn: Nâng cấp hệ thống đường lăn hiện tại, bổ sung thêm 04

đường lăn thoát nhanh để đảm bảo năng lực khai thác theo yêu cầu.

- Hệ thống nhà ga hành khách: Đầu tư xây dựng nhà ga khách T2 ở phía Tâynhà ga T1 với công suất tối đa có thể đạt 20 triệu HK/năm.

- Các công trình phục vụ kỹ thuật: Đầu tư xây dựng hệ thống các công trìnhphục vụ kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động khai thác của Cảng hàng không. hệthống này bao gồm: hệ thống sân đỗ ô tô phục vụ nhà ga T2, hệ thống cấp nhiênliệu, cứu nguy cứu hỏa cấp điện, nước, xây dựng nhà ga VIP, khu cơ quan hànhchính, khu thương mại dịch vụ; xây dựng hệ thống giao thông hoàn chỉnh: mở rộngtuyến đường trục qua Cảng hàng không , xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Thủđô trong đó bố trí 02 nhà ga ngầm trong khu vực cảng hàng không...

b. Quy hoạch đường sắtTuyến đường sắt đô thị Nội Bài – Nam Thăng Long nhằm giảm tải cho hệ

thống giao thông hiện có và phục vụ cho nhu cầu đi lại tăng lên.

Page 153: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

142

Tuyến đường sắt Đông Anh - Thái Nguyên quy hoạch nâng cấp thành tuyếnđường đôi có nền đường rộng 16 m. Ga Đa Phúc cải tạo thành ga hàng hóa và hành

khách với diện tích 25 ha, chiều dài 1.700 m, ga Trung Giã dự kiến cải tạo nâng cấpvới diện tích 15 ha, chiều dài nền ga 1.250 m, chiều rộng 50 - 100m.

Tại trung tâm đô thị Sóc Sơn sẽ bố trí bến cuối của tuyến đường sắt đô thị nốikhu đô thị Sóc Sơn với mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố.

c. Đường sông

Khai thác tiềm năng vận tải đường thủy, bến Trung Giã phát triển thành cảngsông cho tàu và xà lan trọng tải 100 - 130 tấn. Bến Việt Long dự kiến là cảng chínhcủa Huyện cho tàu và xà lan trọng tải 300 - 600 tấn.

d. Quy hoạch hệ thống đường bộ- Quy hoạch các tuyến đường giao thông đối ngoại.

+ Quốc lộ 3: Theo tính toán lưu lượng giao thông trong quy hoạch phát triểngiao thông thành phố Hà Nội, lưu lượng xe/hướng/giờ cao điểm trên tuyến đườngnày vào năm 2015 là 53.398 xe, vì vậy, tuyến này sẽ được thiết kế thành 6 làn xe;

con số này vào năm 2020 là 68.836 xe, vì vậy, tuyến này sẽ được thiết kế thành 8

làn xe. Thực tế cho thấy, việc mở rộng QL3 hiện tại để đảm bảo yêu cầu xây dựngđược một tuyến đường có tốc độ cao gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng.Vì vậy, tuyến đường cao tốc song hành với QL3 hiện tại đang được xây dựng đểđảm bảo được lưu lượng xe dự báo tới năm 2020. Tuyến QL3 hiện tại được quyhoạch với chiều rộng nền đường 33 m, mặt đường 4 làn xe cơ giới và 2 dải xe thôsơ hai bên. Quốc lộ 3 cao tốc đang được xây dựng 6 làn xe đi bên phía Đông vàcách quốc lộ 3 hiện tại khoảng 2 - 5 km.

+ QL 35: được quy hoạch với mặt cắt ngang tuyến đường hướng tâm đảmbảo 4 làn xe, quy mô mặt cắt ngang từ 33,5 - 50 m. Đường 35 dài 20km sẽ đượcquy hoạch thành vành đai IV của thành phố, làm mới để nắn tuyến đoạn qua TânHưng, Trung Giã, Hiền Ninh, Thanh Xuân, dự kiến mở rộng nền 21,5m đạt tiêu

chuẩn cấp II đồng bằng.+ Vành đai IV: Điểm đầu của vành đai IV bắt đầu QL 2 hiện tại (xã Thanh

Xuân) đi qua xã Thượng Tiến và vượt sông Hồng tại xã Hoàng Kim (vị trí giápgianh giữa Hà Nội và Phúc Yên). Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nối vềđiểm đầu vành đai IV tại xã Thanh Xuân - Huyện Sóc Sơn thành một vành đai khépkín. Tuyến sau khi tới Yên Phong tiếp tục rẽ lên phố Nỉ - Trung Giã (Giao cắt vớiQL 3 tại phố Nỉ) và theo Tỉnh lộ 35 nối về điểm đầu tuyến vành đai IV tại xã Thanh

Xuân Huyện Sóc Sơn thành một vành đai khép kín. Đoạn tuyến từ xã Yên Phong -

phố Nỉ - xã Thống Nhất có chiều dài 32 km. Dự trù số làn xe trên tuyến đường vành

đai IV từ 6 - 8 làn xe tương ứng với lưu lượng thông qua 45.000 xe/hướng/ giờ cao

Page 154: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

143

điểm, bắt đầu xây dựng từ 2010 – 2015. Đường 16 nối Huyện với tỉnh Bắc Ninh,dài khoảng 7km sẽ được cải tạo, nâng cấp thành cấp III đồng bằng với nền rộng 12m, mặt 7m. Đây là trục đường quan trọng cho phát triển trung tâm vùng Đông Xuân-Kim Lũ và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khu vực phía Nam của Huyện.

- Quy hoạch các tuyến đường trong địa bàn Huyện+ Khu đô thị Sóc Sơn: xây dựng các tuyến đường chính đô thị (rộng

50÷52m), đường khu vực (rộng 40m) và phân khu vực (rộng 25÷30 m) phân chia

khu đô thị Sóc Sơn thành các khu chức năng, các khu nhà ở và các đơn vị đạt cácchỉ tiêu đến đường phân khu vực như sau:

* Mật độ mạng lưới: 3,85 km/km2.

* Tỷ lệ đất giao thông: 16,17 %.* Diện tích đất giao thông trên đầu người: 15,5 m2/người* Dành 1% đất đô thị (13,5 ha) để xây dựng các bãi đỗ xe cấp khu ở.

+ Khu công nghiệp Sóc Sơn: xây dựng các tuyến đường trục chính khu côngnghiệp rộng: 30÷50m, có tổng diện tích 48,6 ha (10,8%). Các tuyến đường nội bộkhu công nghiệp sẽ được bổ sung theo dự án và thiết kế chi tiết.

+ Khu du lịch cây xanh: mạng lưới đường được cải tạo các tuyến đường hiệncó đạt tiêu chuẩn đường cấp III, các đoạn đi qua khu dân cư, dịch vụ công cộng cómặt cắt ngang rộng 17m.

+ Các trung tâm vùng của Huyện sẽ xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thônggồm các đường trục chính rộng 17,5÷30 m phù hợp với quy mô dân số và địa hình.

+ Các tuyến đường liên xã: Được cải tạo và nâng cấp trên cơ sở đường hiệncó thành đường cấp IV đồng bằng. Các đoạn qua khu dân cư rộng 13,5÷17,5 m

+ Xây dựng một số tuyến đường vận tải nối các cảng sông, Ga đường sắt,khu Xử lý chất thải rắn của thành phố… với mạng lưới giao thông đường bộ củaQuốc gia và Thành phố.

- Giao thông tĩnhĐến năm 2020, diện tích đất dành cho bãi đỗ xe chiếm gần 1% diện tích đất

của Huyện.

Bãi đỗ xe công cộng: Đến năm 2020 trên địa bàn Sóc Sơn xây dựng 2 bãi đỗ xetải với diện tích 4,2 ha, số chỗ 600, tại KCN Sóc Sơn.

Bãi đỗ xe sân bay QT Nội Bài diện tích 5 ha, số chỗ 850 chỗ trong phạm vi sân bay.+ Quy hoạch bến xe và bãi đỗ xe khu vực thị trấn với diện tích 13,5 ha.

+ Quy hoạch bến xe tại xã Trung Giã với diện tích 1 ha.

+ Quy hoạch bến xe tại xã Thanh Xuân với diện tích 2 ha.

Page 155: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

144

+ Quy hoạch bãi đỗ xe vùng I Minh Trí với quy mô 2 ha.

+ Quy hoạch bãi đỗ xe tại khu vực Đền Sóc phục vụ khách thăm quan và

dự Lễ hội.- Các tuyến đường đô thị và du lịch:

+ Đô thị Sóc Sơn giữ các trục giao thông chính theo quy hoạch chi tiết đã đượcduyệt, với trục chính Bắc - Nam mặt cắt 52m, trục chính Đông Tây rộng 50m; Tuyếnđường qua Đa Phúc - KCN Nội Bài rộng 40m; các tuyến khác rộng từ 25 – 30m, giao

thông tĩnh dự kiến 1% diện tích đất đô thị (gần 13,5 ha).

+ Giao thông tại các vùng trung tâm Huyện: khu vực Minh Trí với tổngchiều dài khoảng 9,8km, mặt cắt trung bình 21m; khu vực Nỉ có tổng chiều dài

6,7km, mặt cắt trung bình 21m, khu vực Đông Xuân với tổng chiều dài 6km, mặtcắt từ 17,5 – 30m.

+ Giao thông nội bộ các cụm khu công nghiệp theo quy hoạch chi tiết đã

được duyệt: Mặt cắt trụ chính rộng 50m, đường nội bộ rộng 30m;+ Đối với giao thông khu vực Đền Sóc theo quy hoach chi tiết khu du lịch

với mặt cắt đường chính khu vực là 22,5m, đường khu vực từ 13,5 đến 17m và

đường nội bộ là 5,5m - 8,5km.

+ Quy hoạch mới đường ngã ba Đền Sóc đi hồ Đạc Đức và đến hồ ĐồngQuan dài 8,1m, rộng nền 12m.

+ Quy hoạch mới đường Vệ Linh – Hồ Thanh Trì – đường 35 dài 1,5km nềnrộng 12m.

e. Các tuyến theo quy hoạch giao thông nông thôn:- Thá - Tiên Tảo: dài 8,8km, cải tạo mặt đạt trung bình trên 6m;

- Hồng Kì - Bắc Sơn: dài 9km, mở rộng nền từ 7 – 10m hiện trạng lên 9 - 12m,

mặt đảm bảo 6 - 9m;

- Núi Đôi - Bắc Phú - đê sông Cầu dài 7km, rộng nền từ 7m lên 9m;

- Quốc lộ 3 - ga Đa Phúc - Đức Hòa: dài 4km, mở rộng nền từ 5m lên 9m, rộngmặt 6m.

- Chợ Chấu - Đô Tân: dài 3,5km nâng cấp từ 5 - 5,5m hiện trạng lên 9m.

- Ấp Vuông đi Đan Tảo: dài 4,5km, mở rộng nền từ 4m lên 9m.

- Thái Phù đi Lạc Tài: dài 2,9 km, mở rộng nền từ 7m lên 9m.

- Lập Trí đến Tổ hợp giải trí Hà Thành: dài 3,8km, mở rộng nền từ 7m lên 9m,

mặt rộng 6m.- Quốc lộ 3 - An Lạc (cầu Vát): dài 3.7km, mở rộng mặt 5m lên 9m.

- Yên Tàng - Xuân Sơn: dài 3,8km, mở rộng mặt từ 5m lên 9m.

Page 156: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

145

- Làm mới đường dọc kênh N2 Đại Lải: dài 8,6km, rộng nền 9m.- Làm mới đường trung tâm vùng Minh Trí - Đá Bạc - đường 35 dài 8,4km, rộng

nền 9m.

- Đường 35 - Hiền Lương - Đông Lai dài 3.5km, mở rộng nền từ 5m lên 9m.

- Làm mới đường từ quốc lộ 2 - Điền Thanh - Thắng Trí dài 2km, nền 9m.- Mở rộng đường từ quốc lộ 3 - Mai Đình - quốc lộ 2: dài 3km, nền từ 6m lên 9m

- Mở rộng đương từ quốc lộ 3 (Nội Phật ) đến đường 16(Xuân Kì) dài 2,5 km

rộng nền từ 6m lên 9m.

- Làm mới đường từ đường 35 đến bãi rác Nam Sơn dài 3km rộng 12 m.- Làm mới đường từ tỉnh lộ 131 đến đường 35 dài 4,5km rộng nền 9m.- Cải tạo đường du lịch TL131 - hồ Đông Quan - đường 35 dài 5,2 km đảm bảo

rộng nền 9m.

f. Giao thông thủy:Quy hoạch cảng Trung Giã 2 ha, cảng Việt Long 5 ha và cảng tập kết vật liệu

xây dựng tại xã Đức Hòa 4 ha phục vụ cho phát triển hệ thống giao thông thủy trên

sông Cầu và sông Công.

g. Quy hoạch kết nối giao thông:

Trong quy hoạch tổng thể 152/TTg được duyệt năm 1994 đã thể hiện rõ việcphải giải tỏa một đoạn tuyến QL 2 đi qua phía Nam Cảng Hàng không, đồng thờikéo dài tuyến đường trục về phía Đông nhằm mục đích mở rộng CHK. Trong đồ ánđiều chỉnh quy hoạch hiện nay, việc kết nối giao thông cũng đã được nghiên cứumột cách tổng thể phù hợp với các hệ thông giao thông qua các trục chính như:

- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài- Đường nối Cầu Nhật Tân - Cảng HKQT Nội Bài: dự kiến có quy mô mặt cắt

ngang 100m, có bố trí tuyến đường sắt trên cao nối Cảng HKQT Nội Bài với Trungtâm thủ đô;

- Tuyến đường sắt trên cao Nội Bài – Hà Nội: bố trí 02 nhà ga ngầm trong khuvực Cảng hàng không.

3.6.2. Quy hoạch hệ thống điện3.6.2.1. Căn cứ quy hoạchCăn cứ Luật điện lực ngày 03/12/2004.

Căn cứ Nghi định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạtđộng điện lực và sử dụng điện

Căn cứ vào Quy hoạch điều chỉnh cải tạo và phát triển lưới điện Sóc Sơn đếnnăm 2010, có xét đến năm 2020.

3.6.2.2. Mục tiêu

Page 157: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

146

- Phát triển hệ thống điện đáp ứng nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt của nhândân trên địa bàn Huyện, có tính đến quy mô dân số và yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2020.

- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện theo quy định (điện áp đầu nguồn, điện áp tớihộ tiêu thụ điện, tổn thất điện năng ...), giảm tối thiểu thời gian cắt điện, giảm khuvực cắt điện để sửa chữa, nâng cao tính linh hoạt của hệ thống, đảm bảo an toàn cho

lưới điện và cho con người, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật của hệ thống điện của Thủ đôvăn minh, hiện đại, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật của các nước trong khu vực.

Phân vùng phụ tải:Căn cứ vào đặc điểm địa hình phân vùng kinh tế hiện tại và dự kiến phát triển

trong tương lai, toàn Huyện Sóc Sơn được chia thành 4 vùng phụ tải như sau:Vùng 1: Gồm các xã Phù Linh, Tân Hưng, Hồng Kỳ, Trung Giã, Nam Sơn và

Bắc Sơn. Đây là các xã nằm ở phía Tây của Huyện, trong đó có thi trấn Nỉ, khu liên

hiệp xử lý nước thải Nam Sơn, cụm công nghiệp Trung Giã - Nỉ. Hiện tại, vùng 1

được cấp điện 35 kV từ trạm 110 Đông Anh và 2 trạm trung gian 35/10 kV TrungGiã 2x1800 kVA và Bắc Sơn 2x1000 kVA.

Vùng 2: Gồm các xã Minh Trí, Tân Dân, Thanh Xuân, Hiền Ninh và Quang

Tiến. Đây là các xã nằm ở phía Tây của Huyện, trong đó có cụm công nghiệp MinhTrí - Tân Dân, tổ hợp giải trí Minh Trí. Hiện tại, vùng 2 được cấp điện bằng đườnglưới 10 kV từ Vĩnh Phúc và 6 kV sau trạm TG. Đa Phúc.

Vùng 3: Gồm Trung Tâm Sóc Sơn xã Tiên Dược, Tân Minh, Bắc Phú ViệtLong, Xuân Giang, Đức Hòa. Đây là vùng trung tâm của Huyện trong đó có thị trấnSóc Sơn, khu CN Nội Bài, sân bay Nội Bài. Hiện tại, vùng 3 được cấp điện 35 kVtừ trạm 110 Đông Anh, TG Đa Phúc và lưới 22 kV trạm chế xuất Nội Bài.

Vùng 4: Gồm các xã Phú Cường, Phú Minh, Mai Đình, Phù Lỗ, Kim Lũ, ĐôngXuân, Xuân Thu. Đây là vùng phụ tải phía Nam Huyện, trong đó có thị tứ Phf Lỗ,cụm công nghiệp Đông Xuân Kim Lũ. Hiện tại, vùng 4 đang được cấp điện 35 kVtừ trạm 110 Đông Anh, TG Phù Lỗ 35/6 kV.

3.6.2.3. Dự báo nhu cầu điện của Huyện Sóc Sơn đến 2020Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng

Huyện Sóc Sơn đến năm 2020. Nhu cầu điện đến năm 2020 của Huyện được tínhtrong bảng sau:

Page 158: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

147

Bảng 3.33: Nhu cầu tiêu dùng điện năng của Huyện Sóc Sơn đến năm 2020Thành phần Đơn vị 2010 2015 2020

Công nghiệp 106 kWh 212,8 470 1.038

Nông - Lâm - Thủy sản 106 kWh 4,9 6,4 8,3

Dịch vụ 106 kWh 86,1 216,1 542,3

Tiêu dùng dân cư 106 kWh 173 262,1 430,2

Tổng điện thương phẩm 106 kWh 476,8 954,7 2.018,8

Tổng điện nhận 106 kWh 522,3 1.041,6 2.192,6

P max MV 111 210 390

Nguồn: Quy hoạch điều chỉnh cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Sóc Sơn đến năm2010, có tính đến năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 23,5%, giai đoạn2011 - 2020 là 15,5% năm.

3.6.2.4. Nội dung quy hoạcha. Phát triển nguồn điện

Bảng 3.34: Cấp điện cho Huyện Sóc Sơn từ các trạm 110 KvTT Tên trạm Hiện tại 2005 2010 2015 2020

1E 1 Đ Đông Anh1T: 25 MVA

2T: 40 MVA

3T: 40 MVA

2x63 2x63 2x63

2 E 16 Nội Bài1T: 20 MVA

2T: 20 MVA

1T: 20 MVA

2T: 40 MVA

1T: 40 MVA

2T: 63 MVA2x63

3 E 19 Sóc Sơn1T: 25 MVA

2T: 25MVA2 x25

1T: 25 MVA

2T: 63 MVA2x63

4.Trạm Sân Bay NộiBài

2 x16 2 x16 2 x16 2 x16

5 Sóc Sơn 2 - - 1x63 2x63

6 Sóc Sơn 3 - - - 2x63

Giai đoạn 2011 - 2015:- Xây mới trạm Sóc Sơn 2 với công suất 1x63 MVA đặt tại phí Đông Nam khu

đô thị mới Sóc Sơn.- Nâng công suất trạm Nội Bài lên 40 ÷63 MVA.

- Nâng công suất trạm Sóc Sơn lên 25÷63 MVA

Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây mới trạm Sóc Sơn 3 tại cụm công nghiệp Tân Dân - Minh Trí với quy mô

2x63 MVA.

Page 159: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

148

- Nâng cấp công suất trạm Sóc Sơn 2 lên 2x63 MVA.- Nâng cấp công suất trạm Sóc Sơn lên 2x63 MVA- Nâng cấp công suất trạm Nội bài lên 2x63 MVA.

b. Phát triển lưới điện trung thế- Thiết kế các mạch vòng cáp ngầm cách điện XLPE ruột đòng tiết diện lớn hơn

hoặc bằng 240 mm2, có thiết bị thực hiện đầu nối chuyển tiếp để nâng cấp điện từ 2trậm 110 kV hoặc từ 2 thanh cái phân đoạn của trạm 110 kV có 2 máy biến áp.Đường trục được thiết kế mang tải 50 - 60% đảm bảo chế độ dự phòng để phát triểnvà cấp điện cho các phụ tải khác khi có sự cố.

- Xây dựng các trục lộ cáp ngầm 22 kV liên kết hỗ trợ giữa các trạm 110 kV tiếtdiện lớn hơn 400 mm2 để nâng cao mức độ an toàn cung cấp điện.

- Cải tạo toàn bộ lưới trung áp thành lưới 22 kVĐến năm 2015 xây mới 10 lộ xuất tuyến 22 kV và 2 lộ dự phòng cấp cho phụ tải

từ trạm Sóc Sơn 2. Xây mới 6 lộ 22 kV cấp cho phụ tải từ trạm Nội Bài và 6 lộ 22 kVcấp cho phụ tải từ trạm Sóc Sơn. Tổng cộng xây mới 24 lộ 22 kV.

Đến năm 2020 chuyển đổi toàn bộ lưới 35 kV thành 22 kV. Xây mới 28 lộ 22kV. Cụ thể: xây dựng 18 lộ từ trạm Sóc Sơn 3, xây mới 8 lộ từ Sóc Sơn 2 và 2 lộ từtrạm Sóc Sơn 1.

c. Lưới điện hạ thế và công tơLưới điện hạ thế áp dụng hệ thống hạ áp 220/380 V ba pha, bốn dây trung tính

nối đất trực tiếp.Lưới điện hạ áp sẽ được ngầm hóa đến 80 - 90 % đến năm 2020. Cáp ngầm

XLPE x 120 mm2 hoặc 4x95 mm2 sẽ được sử dụng tại các khu vực ổn định quyhoạch, các khu đô thị mới.

3.6.3. Quy hoạch cấp nước3.6.3.1. Căn cứ quy hoạch- Căn cứ thực trạng hệ thống cấp nước trên địa bàn Huyện.

- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển vùng Hà Nội của Bộ Xây Dựng (7/2005);- Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm

2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 7/2004);

- Căn cứ Quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2010 đã được Chínhphủ phê duyệt.

- Căn cứ vào dự báo dân số trên địa bàn Huyện và nhu cầu sử dụng nước sạchđến năm 2010 và 2020.

3.6.3.2. Mục tiêu- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước và đảm bảo tính bền vững các công

trình cấp nước sạch nông thôn.- Đến năm 2015 trung bình tiệu thụ nước là 160 lít/ngày năm 2015 và 180

Page 160: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

149

lít/ngày năm 2020.Bảng 3.35: Ước tính nhu cầu nước của Sóc Sơn

Mục 2010 2015 2020

Các yếutố quyhoạch

Dân số (người) 294.537 328.333 375.117

Phạm vi 100% 100 % 100%

Mức tiêu thụ bình quân

người/ ngày (lít)120 160 180

Nhu cầunước(1000m3 /

ngày)

Sinh hoạt 35.345 51.654 62.916

Phi sinh hoạt1 15.905 23.244 28.312

Sản xuất công nghiệp2 1000 1.550 1.888

Tổng 52.250 76.448 93.116

1) Nhu cầu nước phi sinh hoạt ước tính bằng 45% nhu cầu nước sinh hoạt2) Nhu cầu nước công nghiệp ước tính bằng 3% nhu cầu nước sinh hoạt3.6.3.3. Phương hướng phát triển hệ thống cấp nước- Chuyển dần từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt. Nguồn nước mặt của

Khu vực Hà Nội có thể nhận từ: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô. Trong các nguồnnước này nước sông Đà có độ đục thấp nhất.

- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước theo hướng hiện đại, có hệ thốnghạ tầng đồng bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyệnvà Thủ đô.

- Tăng cường năng lực các nhà máy nước. Hệ thống cấp nước cần được cải tạo và

xây mới, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.- Xây dựng hệ thống cấp nước mới lấy nước từ Đông Anh với các trạm cấp

nước quy mô phục vụ nhu cầu nước của dân cư và phát triển tiểu thủ công nghiệp.3.6.3.4. Phương án quy hoạchĐối với khu vực phát triển của Sóc Sơn bao gồm thị trấn Sóc Sơn, các xã Mai

Đình, Tiên Dược và các KCN tập trung: xây dựng hệ thống cấp nước mới vớinguồn nước từ Đông Anh với đường dẫn từ đường 23.

Đối với mỗi trung tâm vùng Huyện bao gồm: Minh Trí, Nỉ, Đông Xuân và các

trung tâm tiểu vùng Bắc Sơn, Bắc Phú, Xuân Giang, Phủ Lỗ, Thanh Xuân, Minh Phúdự kiến sẽ xây dựng tại mỗi trung tâm một trạm xử lý nước. Tổng công suất 9 trạmcấp nước đến năm 2020 là 39.080 m3 ngày/đêm.

Đối với vùng nông thôn:

Khu vực nông thôn ổn định bao gồm các xã còn lại của Huyện dự kiến xâydựng các trạm cấp nước tập trung công suất vừa và nhỏ do từng xã hoặc từng thônvận hành bằng nguồn nước khai thác từ giếng sâu bằng bơm chìm, có công trình xử

Page 161: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

150

lý nước, hệ thống phân phối đều cho các hộ dân cư.Riêng 10 xã vùng đồi núi khó khăn khó có thể khai thác đủ nước ngầm, xây dựng

hệ thống ống dẫn từ các vùng khác.

Lựa chọn công trình cấp nước trên địa bàn HuyệnCác phân tích và đánh giá trên chỉ ra rằng, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng

nước sạch cho nhân dân, Huyện cần áp dụng nhiều loại hình công trình cấp nướcphù hợp với từng địa bàn. Cụ thể:

- Mở rộng mạng lưới cấp nước đô thị cho các xã thuộc khu vực phát triển đô thịlấy nước từ các nhà máy nước Thành phố.

- Xây dựng các trạm cấp nước tập trung công suất từ 10 - 100m3/h cho các xã

thuộc vùng đồng bằng phía Nam và Đông Nam.Hướng quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn Huyện Sóc Sơn được xác định

như sau:Bảng 3.36: Quy hoạch hệ thống cấp nước đến năm 2020

TTKhu vực mở rộng

mạng cấp nước đô thị TTKhu vực xây dựngtrạm cấp nước tập

trungTT

Khu vực xây dựnghệ cấp nước nối

mạng nhỏ1 Xã Mai Đình 1 Xã Tân Dân 1 Xã Bắc Sơn2 Xã Tiên Dược 2 Xã Thanh Xuân 2 Xã Nam Sơn3 Xã Đông Xuân (3 thôn) 3 Xã Phú Cường 3 Xã Minh Trí

4 Xã Minh Phú 4 Xã Minh Phú5 Xã Tân Hưng 5 Xã Hiền Ninh6 Xã Bắc Phú 6 Xã Quang Tiến7 Xã Xuân Giang 7 Xã Hồng KỲ8 Xã Việt Long 8 Xã Phù Linh9 Xã Đức Hoà 9 Xã Trung Giã10 Xã Kim Lũ 10 Xã Tân Minh11 Xã Xuân Thu12 Xã Đông Xuân13 Xã Phủ Lỗ

3.6.3.5. Giải pháp và kiến nghị thực hiện quy hoạch- Huyện Sóc Sơn cần có phương án để tiếp cận nguồn cung cấp nước từ các

vùng khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các nhà máy nước, các đườngcung cấp nước trên địa bàn quận. Việc xã hội hóa cung cấp và phân phối nước sẽlàm giảm thất thoát nước trên địa bàn.

3.6.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước3.6.4.1. Điều kiện quy hoạch- Tất cả các khu vực của Sóc Sơn đều được bố trí hệ thống thoát nước mưa với

Page 162: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

151

công suất đủ tránh úng ngập với cường độ mưa 310 mm/2 ngày tương đương vớitần suất lặp lại 10 năm.

- Quyết định số 35 của UBND thành phố Hà Nội theo đó đến năm 2020 đạt90 - 100% diện tích đô thị Hà Nội sẽ có mạng lưới thoát nước mưa.

- Quy hoạch thoát nước năm 1998, Quy hoạch xử lý hệ thống nước mưa vànước thải, Quy hoạch cải thiện môi trường đô thị do JICA giúp đỡ thực hiện năm1995 và 2000, Quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô đến năm 2020.

3.6.4.2. Mục tiêuXây dựng mới hệ thống thoát nước, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản giải quyết

được tình trạng úng ngập trên địa bàn Huyện. Hệ thống nước thải đô thị được thiếtkế tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thu vào hệthống riêng đưa về các trạm xử lý trước khi hoà vào mạng thoát nước chung.

3.6.4.3. Nội dung quy hoạchXây dựng hệ thống thoát nước mưa để chủ động thoát ra các tuyến lạch chính

của Huyện. Đối với khu đô thị Sóc Sơn và trung tâm vùng Nỉ, các tuyến lạchmương được cải tạo đảm bảo tiêu thoát nước đồng thời tạo cảnh quan cho khu vực.Tổng lưu lượng tuyến lạch, mương chính 113,8 m3/s.

- Trong các điểm dân cư đô thị và các khu chức năng, ngoài các hồ hiện có cầnđào thêm các hồ điều hoà mới kết hợp với khu cây xanh TDTT, với diện tích đảmbảo 4÷5% diện tích khu vực. Tổng diện tích hồ điều hoà là 89 ha. Xây dựng hệthống thoát nước với mật độ cống chính đạt 80÷100 m/ha.

- Xây dựng và cải tạo các trạm bơm có công suất thích hợp phục vụ tiêu thoát

nước tốt cho từng khu vực. Tổng lưu lượng các trạm bơm chính 42,1 m3/s.

Quy hoạch cụ thể cho từng lưu vực như sau:

Lưu vực 1 và 3: Gồm các khu cây xanh công viên du lịch đền Sóc, sân bay quốctế Nội Bài (khu sân bay có hệ thống thoát nước riêng), nước thải từ các khu vực này

sau khi xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sẽ được bơm vào hệ thốngkênh thoát nước.

Lưu vực 2: Khu vực phía Bắc thị trấn Huyện lỵ, nước thải khu vực được thuvào hệ thống cống riêng dẫn ra trạm xử lý 1 dự kiến đặt ở phía bắc khu đô thị cócông suất 11.756 m3/ngày đêm

Xây dựng các tuyến cống dọc theo trục đường trung tâm, đường biên phía bắc khu dân

cư 1 theo hướng Đông Tây, đường biên phía đông khu dân cư 2 và quốc lộ 3 theo hướngBắc Nam từ đó thoát ra trạm xử lý nước thải 1, kích thước cống từ D300 - D500mm.

Lưu vực 4: Khu quy hoạch phía Nam thị trấn Huyện lỵ, nước thải được thu vào hệthống cống riêng dẫn ra trạm xử lý 2 có công suất 33.820 m3/ngày đêm được dự kiếnđặt ở phía Nam khu đô thị để xả vào lạch Mai Đình, Đông Xuân thoát ra sông Cà Lồ.

Page 163: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

152

Lưu vực 5: Khu công nghiệp tập trung có diện tích 450 ha nước thải được thuriêng vào hệ thống cống riên dẫn ra trạm XL3 có công suất 14.400 m3/ngày dự kiếnxây dựng ở phía Nam trong Khu CN.

Lưu vực 6,7: Khu trung tâm vùng Huyện Minh Trí và Nỉ nước thải được thuvào hệ thống cống riêng dẫn ra trạm xử lý. Trạm XL Minh Trí có công suất 4.850m3/ngày, trạm Nỉ có công suất 1.673 m3/ngày và Nỉ 2 có công suất 3.632 m3/ngày.

3.6.5. Quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông3.6.5.1. Quan điểmPhát triển bưu chính viễn thông phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH và góp phần đưa

thủ đô Hà Nội và Sóc Sơn trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ của thủ đô Hà Nội.Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ quan trọng thuộc kết

cấu hạ tầng phải được phát triển đi trước một bước và toàn diện về mạng lưới, côngnghệ và dịch vụ, đảm bảo an toàn mạng lưới, kết nối liên vùng và cả nước phục vụtốt các hoạt động quản lý, sản xuất, du lịch…

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, vănhóa, an ninh quốc phòng.

3.6.5.2. Mục tiêu quy hoạchXây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ

lớn, độ tin cậy cao, phấn đấu đến năm 2020:- Phổ cập dịch vụ điện thoại và internet trên toàn Huyện.

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiến tiến, hiệnđại, hoạt động hiệu quả và tin cậy có mật độ bao phủ rộng khắp.

- Sử dụng các dịch vụ viễn thông đạt mức độ như của các nước công nghiệpphát triển.

Các giải pháp chủ yếu:- Giải pháp phối hợp liên ngành. Các dự án xây dựng hạ tầng giao thông phải

được thông báo tới tất cả các doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng viễnthông. Ngành điện thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựngcác tuyến truyền tải điện và hệ thống cáp quang trên đường dây tải điện. Các doanhnghiệp viễn thông chủ động đàm phán với ngành điện cơ chế cùng đầu tư và sửdụng tuyến cáp quang trên đường dây tải điện trên cơ sở các bên cùng có lợi.

- Phối hợp giữa ngành và Huyện. Huyện sẽ thông báo tới các doanh nghiệp viễnthông kế hoạch xây dựng các khu đô thị. Các doanh nghiệp viễn thông cung cấpdịch vụ nội hạt tận dụng mọi điều kiện để ngầm hóa mạng nội hạt theo kế hoạchphát triển đô thị, cải tạo giao thông.

Page 164: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

153

3.6.6. Quy hoạch thuỷ lợi3.6.6.1. Quy hoạch hệ thống tưới- Tiểu vùng Tây Nam Sóc Sơn: các công trình cần được nâng cấp là:

+ Kênh Đại Lải II: Thu hẹp mặt cắt, cứng hoá lòng và mái kênh, sửa chữa,lắp van điều tiết và chống rò rỉ mặt nước.

+ Hồ Đông Quan: trước mắt cung cấp nước tưới cho 300 ha lúa và hoa màu của3 xã, về lâu dài sẽ chuyển sang phục vụ cho du lịch. Yêu cầu cần tu bổ sửa chữa nhỏ

+ Nguồn tiếp nước Ấp Bắc Nam Hồng, và trạm bơm Nội Bài cần nạo vétkênh dẫn.

+ Cải tạo tuyến kênh từ kênh chính trạm bơm Nội Bài đến bể hút trạm bơmMai Đình bằng cách mở rộng kênh dẫn.

+ Xây dựng trạm bơm Đồng Lác thay trạm bơm Cầu Chè.

- Tiểu vùng Đông Nam Sóc Sơn: Đây là vùng trũng nhất trong Huyện, loại câytrồng chủ yếu là lúa nước, chính vì vậy mà lượng nước yêu cầu tưới cho vùng này

rất cao. Những vùng chuyển đổi cây trồng sang nuôi trồng thuỷ sản 1 vụ vẫn phảiđảm bảo cấp nước cho diện tích 426,8 ha.

+ Củng cố hệ thống tưới trạm bơm Xuân Dương,+ Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Thá - Đồng Trầm bao gồm các hạng mục công

trình: hồ chứa, trạm bơm và kênh dẫn.- Tiểu vùng Đông Bắc Sóc Sơn:

+ Cải tạo trạm bơm Tân Hưng bằng cách xây một trạm bơm ngoài sông lấynước thẳng vào kênh chính.

+ Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cẩm Hà, Tiên Tảo để tưới và tiêu cho 870 ha

(Cẩm Hà: 660 ha, Tiên Tảo: 210 ha).- Tiểu vùng đồi gò Nam Sơn - Bắc Sơn - Hồng Kỳ:

+ Hồ Cầu Bãi (xã Bắc Sơn): giải pháp đắp thêm 2 đập đón nước, đào thêm

kênh tưới, tu bổ nạo vét kênh cũ.

+ Hoàn chỉnh xây dựng trạm bơm Đô Tân để tưới cho 300 ha, diện tích mớikhai phá.

+ Xây dựng hồ Hàm Lơn để tưới cho 139 ha ở xã Nam Sơn.

+ Hoàn thành xây dựng trạm bơm Đình Thông, để tưới cho 300 ha đất của xã

Hồng Kỳ và một phần của xã Nam Sơn, Bắc Sơn.

3.6.6.2. Quy hoạch hệ thống tiêu- Tiểu vùng Tây Nam Sóc Sơn: Các công trình cần cải tạo, nâng cấp: trạm bơm

Cóng Cái, ngòi tiêu qua đập điều tiết Cầu Sỏi, ngòi tiêu qua Cầu Đen, cống trắng,ngòi tiêu chảy ra sông Cà Lồ.

Page 165: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

154

- Tiểu vùng Đông Nam Sóc Sơn: cần chú ý đến tiêu tự chảy, phía Bắc tiêu qua

ngòi Lương Châu ra sông tiêu Bến Tre vè Thá rồi đổ ra sông Cà Lồ, phía Nam tiêu

qua ngòi Xuân Kỳ qua cống Phú Thọ rồi đổ ra sông Cà Lồ.

- Tiểu vùng Đông Bắc Sóc Sơn: Là vùng trọng điểm chống úng của Huyện và

diện tích úng ngập hàng năm từ 800 – 1500 ha, trên địa bàn của 4 xã là Tân Hưng,Bắc Phú, Việt Long và Xuân Giang.

- Tiểu vùng 3 xã miền núi Nam Sơn - Bắc Sơn - Hồng Kỳ: Hệ thống tiêu của 3xã vùng núi đều tự chảy qua 3 suối chính, cần phải chống úng khi mực nước sôngCầu lên cao, sửa chữa, gia cố cống qua đường Bắc Sơn, cống qua đường Đỗ Tân,cống qua đường Hoa Sơn, đập Cầu Lâu, đập Đồng Hoá.

3.6.6.3. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường- Nước thải:

+ Xây dựng phương án xử lý nước thải có khả năng xử lý 59.706 m3/ngày

đêm đối với nước thải sinh hoạt và 14.400 m3/ngày đêm đối với nước thải công

nghiệp vào năm 2020.

+ Trong khu công nghiệp tập trung, có khu xử lý nước thải tập trung ngoài

các trạm xử lý cục bộ trong từng nhà máy.

- Giải pháp thoát nước:Khu đô thị Sóc Sơn, các trung tâm vùng, các trung tâm tiểu vùng, các khu chức

năng xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.

- Vệ sinh môi trường:Giải quyết vệ sinh phân rác và chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển về nơi xử lý

chất thải rắn của thành phố bằng các hình thức tổ chức và phương tiện phù hợp theoquy định của cơ quan quản lý vệ sinh môi trường.

Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn: là khu xử lý rác lớn của thành phốđang được xây dựng theo dự án phê duyệt.

3.6.7. Quy hoạch nghĩa trangNâng cấp nghĩa trang liệt sỹ.Xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ Sóc Sơn.Xây dựng nghĩa trang sinh thái ở Minh Phú.

Nghĩa trang nhân dân: quy hoạch tập trung các nghĩa trang nông thôn ở cácthôn xã.

3.7. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤTPhương án phân bố đất đai và tổ chức không gian lãnh thổ trên địa bàn Huyện

Sóc Sơn được lập trên cơ sở phân tích xác định mô hình phát triển kinh tế củaHuyện theo hướng công nghiệp – dịch vụ – Nông nghiệp và trên cơ sở quy mô dân

Page 166: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

155

số, chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định, các yếu tố khống chế của quy hoạch tổng thểThành phố, phù hợp các dự án quy hoạch đã thực hiện trên địa bàn Quận.

3.7.1. Một số vấn đề chung3.7.1.1. Căn cứ quy hoạch- Quy hoạch hệ thống giao thông Hà Nội đến năm 2020.- Hiện trạng phân bố và sử dụng đất trên địa bàn Huyện đến ngày 1/1/2007.

- Tuân thủ các định hướng của quy hoạch chung điều chỉnh của thủ đô Hà Nộiđến năm 2020.

- Quy hoạch chung xây dựng Huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/10.000.

- Quy hoạch các cụm công nghiệp, KCN trên địa bàn Huyện.

- Quy hoạch chi tiết Huyện lỵ Sóc Sơn.

- Tôn trọng triệt để các dự án quy hoạch đã được phê duyệt trong thời gian vừaqua trên địa bàn Huyện, trong đó có các quy hoạch về giao thông.

3.7.1.2. Quan điểm quy hoạchSử dụng đất đai hợp lý theo quan điểm đã được phê duyệt. Đảm bảo sử dụng

hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan toàn khu vực.Ưu tiên đất cho các công trình tạo dựng cảnh quan, cây xanh, vui chơi giải trí,

công trình công cộng, dịch vụ.Dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để từng bước

nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong Huyện.

3.7.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 20203.7.2.1. Đất nông nghiệpNhóm đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 do tác

động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn Sóc Sơn. Tổng diệntích dất nông nghiệp sẽ giảm từ hơn 18.000 ha hiện nay xuống còn hơn 14.000 havào năm 2020. Cụ thể về 03 loại đất chính trong nhóm này như sau:

a. Đất sản xuất nông nghiệpĐất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm từ hơn 13.000 ha hiện nay xuống còn khoảng

9.200 ha vào năm 2020. Trong đó chủ yếu giảm diện tích cây hàng năm do phảichuyển sang đất các khu, cụm công nghiệp tập trung; và đất xây dựng hệ thống hạtầng kỹ thuật.

b. Đất lâm nghiệpVề cơ bản sẽ ổn định diện tích đất lâm nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên điều đó

không có nghĩa là cố định toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Sẽ có một bộ phận đất

Page 167: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

156

lâm nghiệp chuyển thành đất cây lâu năm, trong khi sẽ có một số đất chưa sử dụngđược đưa vào đất lâm nghiệp.

c. Đất nuôi trồng thủy sảnĐất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng khá mạnh trong thời kỳ quy hoạch, chủ yếu do

chuyển một số diện tích trồng lúa không hiệu quả do ngập úng sang. Bên cạnh đócũng sẽ có thêm diện tích các hồ thủy lợi chuyển trọng tâm từ phục vụ sản xuấtnông nghiệp sang phục vụ dịch vụ du lịch, nên ổn định về diện tích mặt nước ở mứcđộ lớn hơn trước đây.

3.7.2.2. Đất phi nông nghiệpa. Đất ởDiện tích đất ở sẽ tăng khá mạnh do đô thị hóa. Trong đó đáng chú ý là đất ở tại

đô thị sẽ tăng mạnh. Nhóm đất ở tại đô thị ngoài phần đáng kể được chuyển từ đấtnông nghiệp sang, còn một bộ phận quan trọng được chuyển từ đất ở tại nông thôn.Diễn biến này chủ yếu do đô thị hóa chính các điểm dân cư nông thôn hiện nay.

b. Đất chuyên dùng

Trong nhóm đất chuyên dùng sẽ có một số loại đất tăng rất mạnh là: Đất cáckhu và cụm công nghiệp tập trung; Đất cho các cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp;Đất giao thông; Đất cho các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. Đặc biệt, Huyện cầnưu tiên sử dụng đất ở các khu vực sau cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trên địa bàn,

bao gồm: Khu vực núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, Khu vực núi Đôi (xã Tân Minh),

Núi Đền (xã Phù Ninh), Khu vực xã Quang Tinến, Hiền Ninh, và Khu vực xã BắcSơn.

c. Đất phi nông nghiệp khácNhóm đất này cơ bản ổn định về quy mô như hiện nay.3.7.2.3. Đất chưa sử dụngĐến năm 2010 nhóm đất này chưa có biến động lớn. Tuy nhiên, từ nay trở đi sẽ

có sự chuyển dịch mạnh nhóm đất này sang mục đích nông nghiệp để bù cho diệntích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm nhanh do đô thị hóa và công nghiệp hóa trên

địa bàn Huyện Sóc Sơn.Tổng hợp sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn Huyện Sóc Sơn như sau:

Page 168: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

157

Bảng 3.37: Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Sóc Sơn đến năm 2020

Loại đất2010 2020 2020 so với 2010

DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) %

Tổng DT. tự nhiên 30651,30 100,00 30651,30 100,00 0,00 0,00

1. Đất nông nghiệp 18042,57 58,86 14873,6 48,53 -3168,97 -10,34

1.1.Đất SX nông nghiệp 13207,85 43,09 9531,1 31,10 -3676,75 -12,00

1.1.1 Cây hàng năm 11723,15 38,25 7703,03 25,13 -4020,12 -13,121.1.2. Cây lâu năm 1484,7 4,84 1828,07 5,96 343,37 1,12

1.2. Đất Lâm nghiệp 4436,61 14,47 4557 14,87 120,39 0,39

1.3.Đất thủy sản 343,46 1,12 730,85 2,38 387,39 1,26

1.4. Đất nông nghiệp khác 54,65 0,18 54,65 0,18 0,00 0,00

2. Đất phi nông nghiệp 11550,24 37,68 15611,51 50,93 4061,27 13,25

2.1. Đất ở 3529,84 11,52 4200 13,70 670,16 2,19

2.1.1. Đất ở nông thôn 3500,36 11,42 4000 13,05 499,64 1,63

2.1.2. Đất ở thành thị 29,48 0,10 200 0,65 170,52 0,56

2.2. Đất chuyên dùng 6258,74 20,42 9267,26 30,23 3008,52 9,82

2.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 124,18 0,41 340 1,11 215,82 0,70

2.2.2. Đất quốc phòng 986,56 3,22 988,56 3,23 2,00 0,01

2.2.3. Đất an ninh 32,39 0,11 33,18 0,11 0,79 0,00

2.2.4. Đất SXKD phi nông nghiệp 433,41 1,41 2155,52 7,03 1722,11 5,62

Page 169: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

158

- Đất khu công nghiệp 154,58 0,50 860 2,81 705,42 2,30

- Đất cơ sở SXKD 193,16 0,63 1137,85 3,71 944,69 3,08

- Đất cho hoạt động khoáng sản 7,15 0,02 7,15 0,02 0,00 0,00

- Đất vậ liệu xây dựng gốm sứu 78,52 0,26 150,52 0,49 72,00 0,23

2.2.5. Đất công cộng 4682,2 15,28 5750 18,76 1067,80 3,48

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 54,84 0,18 54,84 0,18 0,00 0,00

2.3.1. Đất tôn giáo 18,91 0,06 18,91 0,06 0,00 0,00

2.3.2. Đất tín ngưỡng 35,93 0,12 35,93 0,12 0,00 0,00

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 217,41 0,71 600 1,96 382,59 1,25

2.5 Đất sông Suối và mặt nước chuyên dùng 1486,61 4,85 1486,61 4,85 0,00 0,00

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,8 0,01 2,8 0,01 0,00 0,00

3. Đất chưa sử dụng 1058,49 3,45 166,19 0,54 -892,30 -2,91

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 210,92 0,69 0 0,00 -210,92 -0,69

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 777,04 2,54 95,66 0,31 -681,38 -2,22

3.3 Núi đá không có rừng cây 70,53 0,23 70,53 0,23 0,00 0,00

Ghi chú: Đất phi nông nghiệp khác bao gồm: Đất tôn giáo; Đất nghĩa địa; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; Và đấtphi nông nghiệp khác.

Đất công cộng khác bao gồm: Đất hành lang an toàn đường dây tải điện; và đất di tích danh thắng.

Page 170: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

159

3.8. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI3.8.1. Về không gian kinh tế

- Tập trung các hoạt động công nghiệp vào các khu công nghiệp Nội Bài (115 ha),

Khu công nghiệp sạch Tân Dân Minh Trí (340 ha), Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn(190 ha), và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ (65 ha). Đảm bảo quỹ đất để có thể mởrộng các khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 1.000 ha đến năm 2020.

- Hình thành các trung tâm du lịch và giải trí cuối tuần: Đền Sóc, Hồ Đồng Quan,Đồng Đò – Ban Tiện, Núi Đôi, Kèo cà – Hàm lợn, Đình Phú. Hình thành các trung tâm

dịch vụ phục vụ sản xuất, thương mại, kinh doanh, bao gồm trung tâm logistics ở Phù

Lỗ, trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp ở khu vực gần sân bay Nội Bài.

- Giảm diện tích đất nông nghiệp (nông nghiệp – lâm nghiệp - thuỷ sản) từ hơn18.000 ha hiện nay xuống còn khoảng hơn 14.000 ha vào năm 2020. Do vậy, đểnâng giá trị sản xuất nông nghiệp, Huyện sẽ tập trung hình thành các vùng chuyên

canh và thâm canh tăng vụ, bao gồm: vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo chất lượngcao, vùng chuyên canh sản xuất rau, vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả, vùng

chuyên canh cây nông nghiệp, vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản trên các địabàn thích hợp ở phần quy hoạch nông nghiệp.

- Ổn định diện tích rừng phòng hộ như hiện nay với khoảng hơn 4.500 ha, nhằmbổ sung diện tích cây xanh cho khu vực nội thành và tạo điều kiện cho các ngành

dịch vụ tại Sóc Sơn phát triển.3.8.2. Về không gian đô thị

Các khu đô thị Sóc Sơn được quy hoạch theo hướng biến các khu đô thị này thành các

trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại và nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố;là trung tâm đầu mối hạ tầng kỹ thuật quốc gia và là trung tâm đào tạo của khu vực.

Quy hoạch đô thị được thực hiện theo các hướng sau:- Khu đô thị công nghiệp và hàng không quốc tế:+ Quy hoạch và xây dựng đô thị Sóc Sơn trên địa bàn các xã Tiên Dược, Phù Linh,

Mai Đình, Đông Xuân, Quang Tiến với diện tích khoảng 1.000 đến 1.200 ha (quy môdân số khoảng 97,8 ngàn người năm 2020). Về cơ bản, hình thành khu đô thị trung tâmtại Huyện; 3 trung tâm vùng (Minh trí, Nỉ, Đông Xuân); 6 trung tâm tiểu vùng (BắcSơn, Bắc Phú, Xuân Giang, Phủ Lỗ, Thanh Xuân, Minh Phú).

+ Dành quỹ đất để mở rộng và nâng cấp khu đô thị này lên đến 6.000 ha ở các xã

Tân Dân, Thanh Xuân và Minh Phú để có thực hiện mục tiêu phát triển khu đô thịSóc Sơn với quy mô khoảng 250.000 dân vào năm 2030.

- Khu đô thị sinh thái: Thiết lập hệ thống đô thị sinh thái với các cơ sở kinh doanhdịch vụ du lịch (dân số chỉ duy trì ở mức thấp) trên cơ sở bảo tồn vùng núi Sóc Sơn và hệthống các sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu, hồ Đồng Quan, Đồng Đẽn và Đền Sóc.

Page 171: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

160

- Khu đô thị dịch vụ - thương mại: hình thành quy hoạch chi tiết để xây dựng khuđô thị dịch vụ - thương mại ở khu vực xung quanh sân bay Nội Bài. Khu đô thị này sẽbao gồm trung tâm Logistics, trung tâm thương mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưuchuyển hàng hoá ở khu vực phía Bắc và phục vụ hành khách đi qua sân bay Nội Bài.

3.9. NHỮNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CẦN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONGTHỜI KỲ QUY HOẠCH

3.9.1. Trong ngành dịch vụ- Xây dựng trung tâm thương mại thị trấn Sóc Sơn (20.000m2), Trung tâm

thương mại Sân bay Nội Bài (khu dịch vụ mặt đất, 15.000m2), Trung tâm thươngmại - khách sạn - dịch vụ khu vực ngã tư Thăng Long Nội Bài và Q.Lộ 2.

- Xây dựng 5 – 7 trung tâm thương mại khu vực sẽ ở Minh Trí, Đền Sóc, và gầncác trung tâm dân cư, các cụm/khu công nghiệp chính của Huyện với diện tíchkhoảng (5.000 m2/ trung tâm)

- Xây dựng một số điểm du lịch sinh thái đã được quy hoạch từ trước như làngsinh thái du lịch Đình Phú, xã Minh Phú, thu hút khách du lịch từ nội thành theo các

tour du lịch nghỉ dưỡng và khám phá cuối tuần.- Phát triển các tour du lịch với các điểm chính là khu di tích Đền Sóc, Đồng

Quan, Đạc Đức, Thanh Trì, Minh trí, Tân Minh và Xuân Thu.

- Xây dựng công viên văn hóa quy mô lớn theo mô hình DisneyLand hoặc ĐầmSen và Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh) gần khu vục hồ Đồng Quan hoặc Núi Đôi.

- Xây dựng các trung tâm kinh doanh dịch vụ logistics (hệ thống hoàn chỉnh kho,bãi, phương tiện xếp dỡ, cung ứng nhiên liệu, trung chuyển hàng hóa) ở khu vực Phù

Lỗ với diện tích khoảng 200 ha.- Quy hoạch và xây dựng khu đại học đa ngành ở khu vực Đức Hòa - Đông

Xuân với diện tích khoảng 650 ha.

3.9.2. Trong ngành nông nghiệp- Đến năm 2020 phải duy trì được quỹ đất trồng lúa ở mức khoảng 6.100 ha.

Hoạt động sản xuất lúa sẽ tập trung ở các xã ven sông và vùng thấp, phân bố trên địabản của các xã: Thanh Xuân, Xuân Giang, Đông Xuân, Việt Long, Tân Hưng, BắcPhú, Đức Hoà, Kim Lũ, Xuân Thu.

- Quy hoạch quỹ đất trồng cây thực phẩm ở mức khoảng 1.100 ha, tập trung sản xuấtrau sạch, rau an toàn và một số loại cho chế biến xuất khẩu như dưa chuột, ngô bao tử, ớt,hành, cà chua ở các xã Thanh Xuân, Tân Dân, Đông Xuân, Việt Long, Xuân Giang.

- Quy hoạch quỹ đất trồng cây công nghiệp ở các xã Hiền Minh, Quang Tiến,Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Tân Minh, Đức Hoà, Bắc Sơn,Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú.

Page 172: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

161

- Quy hoạch khu trồng cây ăn quả ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, PhúMinh (thuộc tiểu vùng 1 - tiểu vùng gò đồi), Hiền Ninh, Phú Minh, Quang Tiến,Hồng Kỳ, Tiên Dược (thuộc tiểu vùng 2 - vùng giữa và đất bằng).

- Quy hoạch khu chăn nuôi bò thịt ở xã Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn.- Quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm ở các xã Xuân Thu, Bắc Phú, Xuân Giang,

Việt Long, Tân Hưng, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Lỗ.

- Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ở vùng trũng, vùng có mặt nước, hồ đập, phấnđấu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 738 ha ở các xã Bắc Phú,Kim Lũ, Việt Long, Xuân Giang, Tân Hưng.

- Duy trì hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay.3.9.3. Trong ngành công nghiệp

- Xây dựng khu công nghiệp Mai Đình (65,7 ha).

- Xây dựng khu công nghiệp sạch Minh Trí - Tân Dân (340 ha).

- Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn thành Khu công nghiệp (190 ha).- Nâng cao giá trị sản xuất ở Khu công nghiệp Nội Bài (đã đi vào hoạt động), (115 ha).- Quy hoạch các khu nhà ở gần các khu công nghiệp phục vụ công nhân ở các

khu công nghiệp.3.9.4. Trong các ngành văn hoá - xã hội

- Nâng cấp hệ thống trường học hiện có theo hướng đảm bảo các trường phải cóđủ phòng học, phòng thực hành, khu giáo dục thể chất, khối phục vụ học tập, khốihành chính quản trị, khối phục vụ sinh hoạt trong trường, vườn thí nghiệm, khu sânchơi, bãi tập làm điều kiện để xây dựng mô hình giáo dục toàn diện con người về trí- đức - thể - mỹ.

- Xây dựng, nâng cấp bệnh viện đa khoa hạng II (dự kiến xây 02 nhà 9 tầng, 02nhà 5 tầng, 02 nhà 2 tầng, hoàn thành vào năm 2012).

- Quy hoạch đất để trong tương lai có thể tiếp nhận Bệnh viện mắt trung ương,Viện y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện quốc tế kỹ thuật cao, Việnchâm cứu quốc gia và Trung tâm đào tạo kỹ thuật viên châm cứu, Bệnh viện dưỡnglão, Bệnh viên Tim Hà Nội 2, Bệnh viên đa khoa Bắc Sông Hồng(7) ở khu vựcHương Đình Đông.

- Tăng cường hệ thống các thiết chế văn hóa, phát triển mạng lưới công trình vănhóa gắn liền với phát triển du lịch và theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa. Với các dự ántrọng điểm là: Xây dựng thư viện cấp Huyện (hạng 4); Nhà truyền thống tại thị trấnSóc Sơn (tại khu thư viện và Nhà truyền thống hiện nay); Nhà văn hóa thiếu nhi

7 Tham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hộ Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030 (tháng 4/2010)

Page 173: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

162

Huyện (tại khu vực Núi Đôi); Xây dựng công viên tại thị trấn Huyện và các khu đôthị mới hình thành.

- Xây dựng các khu du lịch - văn hoá, bao gồm: Hồ: làm nơi sinh hoạt văn hoá,thể thao dưới nước; Khu cắm trại: là khu công viên cây xanh; Khu dịch vụ: vui chơi,nghỉ ngơi, giải trí.

- Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao của 26 xã, thị trấn(8), trong đó diện tíchđất dành cho tập luyện TDTT từ 2 - 3 m2/người, bao gồm: khu tập luyện ngoài trời(sân tập đa năng, sân tập riêng các môn), khu tập luyện trong nhà, bể hoặc hồ bơi(nếu có điều kiện) và các khu công trình phụ trợ.

- Quy hoạch xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao tại các thị tứ và khu đôthị mới hình thành.

3.9.5. Trong các ngành cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật- Cải tạo ga Đa Phúc thành ga hàng hóa và hành khách với diện tích 25 ha, chiều

dài 1.700m, ga Trung Giã dự kiến cải tạo nâng cấp với diện tích 15 ha, chiều dài nềnga 1.250m, chiều rộng 50 - 100m.

- Tại trung tâm đô thị Sóc Sơn sẽ bố trí bến cuối của tuyến đường sắt đô thị nốikhu đô thị Sóc Sơn với mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố.

- Phát triển bến Trung Giã thành cảng sông cho tàu và xà lan trọng tải 100 - 130 tấn.Bến Việt Long dự kiến là cảng chính của Huyện cho tàu và xà lan rọng tải 300 - 600 tấn.

- Mở rộng QL3 hiện tại để đảm bảo với chiều rộng nền đường 33m, mặt đường 4làn xe cơ giới và 2 dải xe thô sơ hai bên.

- Quy hoạch trục đường trung tâm Đông - Tây (đoạn khu công nghiệp và khu

trung tâm đô thị) dài 3,5km, nền rộng 50m;- Xây dựng các tuyến đường chính đô thị (rộng 50÷52m), đường khu vực (rộng

40m) và phân khu vực (rộng 25÷30 m) phân chia khu đô thị Sóc Sơn thành các khuchức năng, khu nhà ở và các đơn vị ở.

- Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bắc Thăng Long – Nội Bài và quốc lộ 3 nốisân bay quốc tế Nội Bài, khu đô thị Sóc Sơn với mạng lưới đường sắt đô thị củathành phố.

- Xây bãi đỗ xe công cộng: Đến năm 2020, trên địa bàn Sóc Sơn xây dựng 2 bãi

đỗ xe tải với diện tích 4,2ha, số lượng 600 chỗ, tại KCN Sóc Sơn.- Xây Bãi đỗ xe sân bay QT Nội Bài diện tích 5 ha, số lượng 850 chỗ, trong

phạm vi sân bay.- Xây Bãi đỗ xe tại khu vực Đền Sóc phục vụ khách thăm quan.- Xây bến xe và bãi đỗ xe khu vực thị trấn với diện tích 13,5ha- Xây Đường nối Cầu Nhật Tân - Cảng HKQT Nội Bài: dự kiến có quy mô mặt

8 Cùng nội dung ở phần quy hoạch văn hóa thông tin

Page 174: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

163

cắt ngang 100m, có bố trí tuyến đường sắt trên cao nối Cảng HKQT Nội Bài vớiTrung tâm thủ đô;

- Xây tuyến đường sắt trên cao Nội Bài – Hà Nội: bố trí 02 nhà ga ngầm trongkhu vực Cảng hàng không.

- Xây mới trạm Sóc Sơn 2 với công suất 1x63 MVA đặt tại phía Đông Nam khuđô thị mới Sóc Sơn; Nâng công suất trạm Nội Bài lên 40 +63 MVA; Nâng công suấttrạm Sóc Sơn lên 25=63 MVA

- Xây mới trạm Sóc Sơn 3 tại cụm công nghiệp Tân Dân - Minh Trí với quy mô2x63 MVA.

- Xây dựng các trục lộ cáp ngầm 22 kV liên kết hỗ trợ giữa các trạm 110 kV, tiếtdiện lớn hơn 400 mm2 để nâng cao mức độ an toàn cung cấp điện.

- Xây dựng các trạm cấp nước trung tâm phục vụ các tiểu vùng: Bắc Sơn, BắcPhú, Xuân Giang, Phủ Lỗ, Thanh Xuân, Minh Phú, dự kiến sẽ xây dựng tại mỗitrung tâm một trạm xử lý nước.3.10. KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆNSÓC SƠN KHI ĐỊNH HÌNH QUY HOẠCH VÀO NĂM 2020

3.10.1. Về kinh tế- Tổng GTSX trên địa bàn Huyện tăng bình quân 18,5%/năm. Trong đó tốc độ

tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp là 18,35%; xây dựng là 21,5%,

dịch vụ là 20,25% và nông nghiệp là 2,62%.

- Cơ cấu GTSX trên địa bàn đến năm 2020 là: công nghiệp 75,5%; xây dựng là4,5%, dịch vụ là 19 % , và nông nghiệp là 1%.

3.10.2. Về văn hoá xã hội- Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 375.117 người.- GTSX bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 483 triệu đồng. Đây là chỉ

tiêu GTSX tính trên địa bàn Huyện, bao gồm cả kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- 100% các trường tiểu học và 50% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày.

- 60% lao động trẻ được qua đào tạo nghề.- 100% số xã, thị trấn có đủ cơ sở vật chất và cán bộ y tế để đáp ứng yêu cầu

chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân cư. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc giatrên địa bàn.

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%.- 100% dân cư được sử dụng nước sạch.- Hình thành hệ thống nhà văn hoá từ Huyện xuống xã.

- Giảm tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Page 175: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

164

3.10.3. Về không gian kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật- Cơ bản hình thành khu đô thị trung tâm tại Huyện, 3 trung tâm vùng, 6 trung

tâm tiểu vùng.

- Hình thành 3 KCN mới theo phần quy hoạch không gian công nghiệp.

- Hệ thống giao thông nối các trung tâm vùng, tiểu vùng được nâng cao chất lượng.- Hình thành các trạm xử lý các nguồn nước thải công nghiệp trước khi thải ra

đồng ruộng, sông ngòi.

- Hình thành khu đô thị trung tâm gồm các xã Tiên Dược, Phù Linh, Mai Đình,

Dông Xuân, Quang Tiến và Thị trấn với diện tích khảng 1.000 -1.200 ha, và chuẩn bịcho việc mở rộng đưa tổng diện tích đô thị trên địa bàn lên khoảng 6.000 ha.

- Hình thành các tổ hợp vui chơi, nghỉ ngơi cuối tuần: khu Đồng Quan - Đền Sóc,

khu Minh Trí, khu Núi Đôi.

Page 176: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

165

PHẦN IV

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH4.1.1. Nâng cao nhận thực về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch phát triển KT - XH Huyệntừ trong Đảng ra đến quần chúng các xã, thôn về ý nghĩa của quy hoạch và ủng hộviệc thực hiện các nội dung của quy hoạch củng như sự tạo cơ chế để khuyến khíchsự tham gia của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội

- Nâng cao nhận thức của cán bộ đảng các cấp về mối quan hệ hữu cơ giữa pháttriển kinh tế với phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao vai trò trách

nhiệm lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương đối với mọi hoạt động KT - XH trên địabàn.

- Nâng cao vai trò, hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức thực hiện quy hoạch củachính quyền các cấp thông qua việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạtđộng giữa uỷ ban nhân dân huỵên, các ban hành trong huyện, và ủy ban nhân dân

các xã, phường, thị trấn trong huyện.

- Các cấp chính quyền phải lấy các mục tiêu, nội dung đã đề ra trong quy hoạchHuyện được duyệt làm căn cứ cho các quyết định trong kế hoạch 5 năm, kế hoạchhàng năm, các chương trình dự án phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Huyện thông qua Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch,ngoài việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, dự án do Huyện trựctiếp thực hiện và quản lý vốn, sẽ phải chủ động phối hợp kịp thời và hiệu quả vớinhững dự án, chương trình phát triển KT - XH của Thành phố và Trung ương.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Cộngđồng dân cư sinh sống trên địa bàn Huyện Sóc Sơn chính là đối tượng chịu sự tácđộng nhiều nhất bởi chủ trương quy hoạch phát triển KT - XH. Có những tác độngthuận (là cơ bản), nhưng cũng có nhiều tác động nghịch, nhất là quá trình di dời,chuyển đổi đất đai, dân cư, sự thay đổi nhu cầu lao động trong quá trình thực hiệnquy hoạch kinh tế v.v.. Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cáccấp Uỷ đảng, tăng cường sự quản lý của chính quyền, thì vấn đề tham gia của cộngđồng là cực kỳ cần thiết.

4.1.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Page 177: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

166

Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn giaiđoạn 2011 – 2015 khoảng 32.000 – 35.000tỷ; giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 900.000– 100.000 tỷ, giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 1.200.000tỷ. Cụ thể từ các nguồn:

- Nguồn vốn ngân sách chủ yếu dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợquá trình chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân, hỗ trợ công tác chuyển giao và ứngdụng công nghệ vào hoạt động sản xuất.

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và trong dân vào phát triển các cơ sở giáodục, các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ

- Nguồn vốn ODA tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp dịch vụ.Về biện pháp thu hút vốn đầu tư cho các lĩnh vực cụ thể như sau:- Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài và nguồn vốn từ các địa phương khác vào các cụm công nghiệp và các

ngành sản xuất có tiềm năng của Huyện thông qua một số biện pháp như: (1) Tạođiều kiện thuận lợi về mặt bằng, thủ tục hành chính... cho các nhà đầu tư; (2) Tăngcường các hoạt động xúc tiến đầu tư xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh của Huyện racác địa phương khác, đặc biệt là tiềm năng công nghiệp; (3) Xây dựng các dự án cócăn cứ khoa học, tính khả thi cao để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân

sách. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là

dưới hình thức vốn vay. Để các cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh, cần có chínhsách cho vay hợp lý khuyến khích các cơ sở tự đầu tư.

- Đồi với vốn đầu tư cho lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng. Vốn ngân sách và

ODA: chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đờisống, dự án phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá, phát triểnmạnh các hình thức thu hút các nguồn vốn trong dân cũng như các nguồn vốn từ cáctổ chức trong và ngoài nước.

- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông: Thực hiện phương châm nhà nước và

nhân dân cùng làm, đóng góp tiền theo tỷ lệ quy định để xây dựng ngõ xóm, cấpthoát nước, điện chiếu sáng nội bộ khu dân cư. Tăng tính chủ động từ các khu dâncư, thôn, xã trong giải phóng mặt bằng xây dựng đường, cải tạo mở rộng ngõ. Tạođiều kiện để có nhiều nhà thầu tham gia đầu tư phát triển công trình giao thông công

cộng. Phối hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị chuyên ngành Thành phố và Trung

ương thực hiện dự án về giao thông, cấp thoát nước, tranh thủ sự đầu tư của các đơnvị chuyên ngành trên địa bàn.

- Đối với đầu tư cho giáo dục: Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng các trường họctrên địa bàn Huyện, cần thiết phải huy động vốn từ hai nguồn: vốn ngân sách và vốn

Page 178: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

167

ngoài ngân sách. Trong đó vốn ngân sách chiếm tỷ trọng chủ yếu. Để giảm bớt gánhnặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoágiáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, UBND Huyện Sóc Sơn giao Phòng Tài

chính - Kế hoạch Huyện lập một số dự án gọi vốn đầu tư xây dựng trường học tại cácđịa điểm theo quy hoạch, có nhu cầu học cao. Huyện kiến nghị với Thành phố xâydựng cơ chế, chính sách khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng,phát triển các trường ngoài công lập theo hướng miễn, giảm tiền thuê đất, khôngphân biệt các hình thức tư thục hay công lập.

- Đối với đầu tư cho y tế: Nguồn vốn để xây dựng hệ thống cơ sở y tế cũng cầnđược đa dạng hoá mạnh mẽ. UBND Huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì,phối hợp với ngành y tế và các ngành có liên quan lập dự án gọi vốn đầu tư pháttriển một số cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế ngoài công lập trên địa bàn HuyệnSóc Sơn. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các nhà đầu tư xây dựng, pháttriển các cơ sở y tế ngoài công lập sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích vềgiảm hoặc miễn tiền thuê đất. UBND Huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện, quảnlý, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển hệ thống y, dược theo quy hoạch. Về cácnguồn vốn để xây dựng hệ thống các cơ sở y, dược cũng được thực hiện tương tựnhư cơ cấu huy động vốn xây dựng hệ thống trường học như đã nêu ở trên.

4.1.3. Giải pháp thị trường- Đối với thị trường quốc tế: Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như

sở công thương, bộ công thương, các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các tậpđoàn đa quốc gia nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, và mở rộng thị trường.

- Đối với thị trường trong nước: khai thác triệt để lợi thế về đầu mối giao thôngvới các vùng trong nước để phát triển các dịch vụ tại chỗ, đẩy mạnh phân phối cácsản vào khu vực nội thành. chất lượng cao để tiêu thụ cho khu vực nội thành.

4.1.4. Sử dụng linh hoạt các chính sách và công cụ quản lý về đất đai- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết, đặc biệt là quy hoạch

chi tiết sử dụng đất và giao thông, Huyện sẽ nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất xây dựngcông cộng và đất ở.

- Có giải pháp xử lý đất đai ở vùng tranh chấp để hạn chế những tác động xấu vềxã hội có thể xảy ra. Việc xác định rõ ranh giới phạm vi đất an ninh quốc phòng và

đất xây dựng kinh tế là một điều kiện quan trọng để phát huy tiềm năng đất đai và du

lịch trên địa bàn Huyện.- Kiến nghị với Thành phố có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp

với thực tế tại Sóc Sơn và quan hệ liên vùng, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt

Page 179: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

168

bằng cho các công trình xây dựng. Đặc biệt trước mắt cần tập trung cho các dự ánphát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các dự án phát triển các khu, cụm công nghiệptập trung; các dự án phát triển dịch vụ du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí; các dự ánphát triển các khu đô thị mới… trên địa bàn Huyện.

4.1.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực- Thực hiện liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp ở Thành phố, Trung

ương; cử người đi học các lớp nâng cao về công nghệ; quản lý kinh tế; quản trịdoanh nghiệp; tổ chức các lớp tại Huyện và mời các chuyên gia, các nhà khoa họccủa Thành phố và trung ương về đào tạo với nguồn vốn đóng góp từ doanh nghiệp,Nhà nước và xã hội.

- Thực hiện cơ chế tuyển dụng linh hoạt thông qua chính sách ưu tiên nhữngngười có trình độ cao về địa phương làm việc; tạo điều kiện cho người lao động cónăng lực được hưởng mức thu nhập cao.

- Để kịp thời tạo nghề cho người lao động bị mất đất hoặc không có việc làm do

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện, cần nâng cao vai trò của trung tâmxúc tiến việc làm trong việc mở các lớp ngắn hạn đào tạo nghề đơn giản cho ngườilao động theo yêu cầu của mở rộng sản xuất; phát triển hình thức đào tạo nghề tạichỗ, vừa học vừa làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4.1.6. Tăng cường an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hộiHuyện Sóc Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của Thủ đô

và cả nước, vì vậy, quá trình phát triển kinh tế ở Sóc Sơn cần kết hợp chặt chẽ vớităng cường an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Từ thực tiễn, UBND HuyệnSóc Sơn kiến nghị Thành phố Hà Nội cần nhanh chóng phối hợp với các ngành có

liên quan trong việc xác định rõ hơn ranh giới giữa khu vực quốc phòng và khu vựccó thể xây dựng các cơ sở kinh tế, du lịch nhằm kết hợp hài hoà giữa bảo đảm anninh quốc phòng và phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện.

4.1.7. Giải pháp phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường- Chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan

quản lý ở Trung ương và Thành phố để nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoahọc, công nghệ, tập trung trước hết vào một số lĩnh vực như chuyển đổi cơ cấu câytrồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao:vùng trồng hoa, cây cảnh; cây công nghiệp; vùng phát triển du lịch sinh thái…

- Bên cạnh việc tăng cường kiểm soát các điều kiện về chất thải, khí thải tại cácnhà máy công nghiệp trên địa bàn, cần kiên quyết yêu cầu các nhà máy này áp dụngcác biện pháp khoa học công nghệ cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm, đạt tiêu chuẩncho phép.

Page 180: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

169

- Khuyến khích người lao động thuộc các thành phần kinh tế tham gia đào tạo,bồi dưỡng trong các lĩnh vực công nghệ và quản trị kinh doanh dưới các hình thứcphù hợp.

- Có chính sách ưu tiên cho các cơ sở và hộ nông dân tiếp thu các thành tựu khoahọc, công nghệ mới trong việc phát triển kinh tế trang trại và chuyển đổi cơ cấu câytrồng, chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh với các hình thức hỗ trợ như:cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên xét giao đất, cho thuê đất xây dựng và đất sản xuất.

4.1.8. Tổ chức thực hiện quy hoạchTiến hành rà soát, xây dựng mới các quy hoạch chi tiết; chú trọng công tác quy

hoạch xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới; phối hợp các sở, ngành trong quá

trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của huyện với quy hoạch của thành phố.

Triển khai quy hoạch thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và

hàng năm; các kế hoạch phát triển phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã đượcduyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ. Giám sát, kiểm tra việc thực hiệnđầu tư phát triển theo quy hoạch; Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015, năm 2020) tổchức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho

phù hợp với tình hình thực tế.Quy hoạch (diện tích và vị trí) quỹ đất hợp lý để phát triển các cơ sở hạ tầng xã

hội nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí đề bù giải toả mặt bằng. Triển khai xâydựng các khu công nghiệp đi trước một bước so với các mục tiêu phát triển côngnghiệp. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư từ nước ngoài và từ các địa phương.Phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp phụ trợ - công

nghiệp lắp ráp. Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ của địaphương. Về quy hoạch phát triển xã hội, cần thực hiện xã hội hóa giáo dục và y tếtrên địa bàn (nhà nước – doanh nghiệp – người dân cùng đầu tư), Nhà nước tập trungvào các ngành văn hóa, thể thao và an ninh quốc phòng. Về phát triển cơ sở hạ tầngkỹ thuật, thực hiện xã hội hóa hoạt động xây dựng các công trình giao thông, điện và

viễn thông (nhà nước – doanh nghiệp – người dân cùng đầu tư), Nhà nước tập trungvào các lĩnh vực: cấp thoát nước, thủy lợi và môi trường.4.2. KIẾN NGHỊ

Để nội dung của quy hoạch có thể trở thành hiện thực, UBND Huyện Sóc Sơnkiến nghị UBND Thành phố những vấn đề sau:

- Tăng cường vai trò của chính quyền cấp Huyện và cấp xã/thị trấn trong công

tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng; đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai,

Page 181: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

170

quản lý mốc giới, chỉ giới ở các dự án về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, về các khuđô thị đã được quy hoạch; trong việc thực hiện cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn Huyện và xã/thịtrấn thông qua việc phân định rõ hơn, hợp lý hơn chức năng và vai trò của cấp thành

phố, cấp Huyện và cấp cơ sở. Với cơ chế quản lý hiện hành, chính quyền Nhà nướccấp Huyện hầu như không nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sởsản xuất thuộc các ngành Trung ương và Thành phố quản lý trên địa bàn Huyện. Đâythực sự là một khó khăn lớn trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn

Huyện, đặc biệt là trong việc xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Huyện/xã/thị trấn với các doanh nghiệp,các chủ dự án trên địa bàn Huyện. Sự phối hợp này có thể bao hàm nhiều lĩnh vựcnhư xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải phóng mặt bằng cho cáccông trình xây dựng, cung ứng lao động, bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm,...

- Thành phố cho tiến hành rà soát lại những quy hoạch có liên quan trên địa bàn

Sóc Sơn. Điều đó cho phép tạo ra sự thống nhất về định hướng phát triển của cácngành, các lĩnh vực. Do vậy, có thể tạo ra tổng hợp lực cùng chiều thúc đẩy kinh tế -

xã hội trên địa bàn Huyện cùng phát triển.- Kiến nghị các ngành chức năng triển khai cắm mốc giới các công trình, các

tuyến đường, các khu công nghiệp... khi đã xác định được ranh giới cụ thể của cáccông trình đó. Đây là một căn cứ quan trọng để quản lý thực hiện quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn.

Page 182: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện sóc sơn đến ...

171

PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ