Top Banner
i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015
14

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

Aug 29, 2019

Download

Documents

ngothuan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015

Page 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN HÓA HỌC)

Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Nhiêu

HÀ NỘI – 2015

Page 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 1

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH................................................................ix

MƠ ĐÂU ...................................................................................................................... 1

NỘI DUNG .................................................................................................................. 8

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ

BÀI TẬP HOÁ HỌC .................................................................................................. 8

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 8

1.1.1. Quan điểm và tƣ tƣởng về tự học trên thế giới ................................................... 8

1.1.2. Quan điểm và tƣ tƣởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam ................... 9

1.1.3. Quan điểm và tƣ tƣởng về tự học đối với nhà hóa học ....................................... 9

1.1.4. Một sốluận văn thạc sĩ khoa học, tiến sĩ khoa học.............................................. 7

1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ............................................................................... 9

1.2.1. Nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học .............................................................. 9

1.2.2. Các xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ..................................................... 9

1.3. Năng lực tự học. ..................................................................................................... 9

1.3.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................. 9

1.3.3. Các hình thức của tự học ..................................................................................... 9

1.3.4. Chu trình tự học .................................................................................................. 9

1.3.5. Vai trò của tự học. ............................................................................................... 9

1.4. Bài tập hóa học ....................................................................................................... 9

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học................................................................................... 9

1.4.2. Tác dụng của bài tập hóa học .............................................................................. 9

1.4.2.1. Ý nghĩa trí dục .................................................................................................. 9

1.4.2.2. Ý nghĩa phát triển ............................................................................................. 9

1.4.3. Phân loại bài tập hóa học .................................................................................... 9

1.4.4. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học .......... 9

1.4.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học ............................................. 9

1.4.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học[22] ............... 9

1.4.5. Xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học ............................................................ 9

1.5. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trƣờng

Trung học Phổ thông. .................................................................................................... 9

1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................................ 9

1.5.1.1. Đối với học sinh: ............................................................................................. 9

1.5.2. Đối tƣợng, phƣơng phap điêu tra ........................................................................ 9

Page 4: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

2

1.5.3. Kêt qua điêu tra ................................................................................................... 9

Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................... 9

CHƢƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN

PHI KIMHÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔTHÔNG… ................. 26

2.1. Phân tích chƣơng trình hóa học 10 Trung học phổ thông phần phi kim .................... 9

2.1.1. Mục tiêu chƣơng trình phần phi kim ..................................................................... 9

2.1.2. Nội dung kiến thức và phân phối chƣơng trình các bài phần phi kim Hoá học 10

(Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội) .................................................................................. 9

2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ................................................................... 9

2.2.1. Đảm bảo tính khoa học ....................................................................................... 9

2.2.2. Đảm bảo tính logic .............................................................................................. 9

2.2.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng ............................................................................ 9

2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập ...................................................... 9

2.2.5. Đảm bảo tính vừa sức ......................................................................................... 9

2.2.6. Phù hợp với điều kiện thực tế ............................................................................. 9

2.2.7. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học ....................................................... 9

2.2.8. Đảm bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung dạy học ............................................. 9

2.2.9. Chú trọng kiến thức trọng tâm ............................................................................ 9

2.2.10. Gây hứng thú cho ngƣời học ............................................................................. 9

2.4. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hỗ trợ tự học cho học sinh

lớp 10............................................................................................................................. 9

2.4.1. Các dạng bài tập và hƣớng dẫn giải tổng quát phần phi kim ............................ 9

2.4.2. Các dạng bài tập và hƣớng dẫn giải cụ thể cho từng chƣơng phần phi kim ....... 9

2.4.2.1. Nhóm Halogen ................................................................................................. 9

2.5. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần phi kim ............................. 9

2.5.1. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học trên lớp ................................... 9

2.5.2. Hƣớng dẫn học sinh tự học và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ở

nhà. ................................................................................................................................ 9

2.6. Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ............. 9

Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 9

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 9

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 9

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ................................................................... 9

3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 9

3.3. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................................... 9

Page 5: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

3

3.3.1. Trao đổi với giáo viên về việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập và

phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................................. 9

3.3.2. Khảo sát kết quả thực nghiệm sƣ phạm về mặt định tính và định lƣợng ............ 9

3.4. Phƣơng pháp xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................... 9

3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 9

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ....................................................................... 9

3.5.2.2. Nhận xét của học sinh về hệ thống bài tập ....................................................... 9

3.5.2.3. Thông qua kết quả bài kiểm tra ........................................................................ 9

Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................... 9

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 9

1. Kết luận chung. ......................................................................................................... 9

2. Một số đề xuất. .......................................................................................................... 9

3. Hƣớng phát triển của đề tài. ...................................................................................... 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 9

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 12

Page 6: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cũng nhƣ trong sự nghiệp đổi

mới toàn diện của đất nƣớc, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm của sự phát triển. Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài

và nâng cao dân trí. Công cuộc đổi mới đòi hỏi nhà trƣờng phải tạo ra những con ngƣời

tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Báo cáo chính trị đại hội

Đảng IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực

quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy

nguồn lực con người. Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và

bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương

pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể,

mỗi công dân tự mình có ý thức tạo đƣợc một cuộc cách mạng học tập trong bản thân

mỗi ngƣời.

Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới. Trong sự nghiệp đổi mới này

thì đổi mới nền giáo dục vẫn là “quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dục phải tạo ra

những con ngƣời lao động có trí thức, năng động và sáng tạo. Theo mục 2 điều 5,

chƣơng I của Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định “Phương pháp giáo dục

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi

dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý

chí vươn lên”. Do vậy, cần thiết phải đổi mới nội dung chƣơng trình và PPDH nhằm

nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc.

Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, lƣợng kiến thức của

nhân loại tăng lên nhanh chóng. Việc tiếp thu kiến thức của HS nếu chỉ dựa vào các

tiết học trên lớp là chƣa đủ. Do vậy, phải dạy cho HS cách học để có thể giúp họ trở

thành những ngƣời có khả năng tự học suốt đời.

Nhà trƣờng phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phƣơng pháp

học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại – thời đại mà mỗi ngƣời phải học tập suốt

đời. Để học tập không ngừng, học tập suốt đời, mỗi ngƣời phải biết cách tự học, biết

phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tự học là một vấn đề cốt lõi thuộc

mục tiêu của giáo dục hiện đại.Hiện nay, nƣớc ta đang tiến hành việc đổi mới giáo

dục trong đó đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát huy tính tích cực

nhận thức của HS và bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập mà trọng tâm là tự học để họ tự

học suốt đời. Có thể nói, dạy học chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tƣ duy, dạy

phƣơng pháp tự học.

Page 7: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

5

Trong DHHH, việc nâng cao chất lƣợng dạy học và phát triển nhận thức, bồi

dƣỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp và phƣơng pháp khác nhau,

trong đó giải bài tập đƣợc đánh giá là một PPDHcó hiệu quả, nhất là trong việc rèn

luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động,

phong phú và đặc biệt kích thích HS hứng thú tự học. BTHH còn đƣợc coi là phƣơng

tiện cơ bản để dạy học và vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết các nhiệm vụ học

tập, các vấn đề thực tiễn đời sống sản xuất có liên quan đến hoá học.

Giải BTHH là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa

học của mình. BTHH cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đƣờng để giành lấy

kiến thức, cả niềm vui của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, BTHH vừa là mục

đích, vừa là nội dung, lại vừa là phƣơng pháp rèn luyện năng lực tự học hiệu

quả cho HS, đồng thời là thƣớc đo đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng

của HS.

BTHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong DHHH. Thông qua BTHH, tƣ duy

của HS đƣợc đặc biệt chú trọng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ

động, tích cực, sáng tạo, từ đó nâng cao chất lƣợng học tập của HS. Khi bồi dƣỡng

năng lực tự học cho HS ta không thể sử dụng những bài tập thông thƣờng nhƣ khi

giảng dạy trên lớp mà cần phải có HTBT chất lƣợng, phân cấp, đa dạng nhằm phát

triển tƣ duy. Học không chỉ để biết mà học còn để sáng tạo, học lấy cách học, học để

tra cứu kiến thức của nhân loại và phát minh ra kiến thức mới.

Lớp 10 là lớp đầu cấpTHPT là bƣớc ngoặt khi chuyển từ THCS lên THPT với

lƣợng kiến thức nhiều, yêu cầu về nhiệm vụ học tập cao mà thời lƣợng trên lớp lại

không đổi. Nếu HS không tự học thêm ở nhà thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập.

Môn Hóa học 10 cơ bản phần phi kim có nhiều mới lạ về kiến thức và đa dạng về bài

tập hơn so với Hoá học THCS.Do đó, ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp thì về nhà

HS phải tự vận dụng kiến thức để làm bài tập. Thông qua đó, HS có thể hiểu rõ, sâu

hơn về bài học.

Để góp phần đổi mới phƣơng pháp tự học cho HS, nhiệm vụ đặt ra cho GV là hết

sức khó khăn. Ngƣời GV phải có năng lực hƣớng dẫn HS tự học, biết thu thập và xử lý

thông tin để tự biến đổi mình. Qua thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận những

kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự học của HS chƣa tốt, cách học ở đa số

HS còn thụ động và phụ thuộc vào bài dạy trên lớp của GV. Đa số GV chƣa có phƣơng

pháp hợp lý, đi theo lối mòn của nền giáo dục cũ, chƣa có đổi mới cơ bản về phƣơng

pháp dạy học. HTBT phục vụ cho việc tự học, tự mở rộng kiến thức cho HS tuy đa

dạng nhƣng chƣa có hệ thống, chƣa sát với nội dung chƣơng trình...

Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “Phát triển

năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hoá

Page 8: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

6

học lớp 10 Trung học phổ thông”. Với mong muốn tạo ra HTBT giúp HS lớp 10

THPT tự học, tự rènluyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm và tự luận, thông qua đó

giúp HS đánh giá trình độ bản thân và phục vụ cho các kì thi. Mặt khác, giúp GV bồi

dƣỡng, rèn luyện tƣ duy hóa học và khả năng tự học cho HS ở trƣờng THPT, đáp ứng

mục tiêu giáo dục và đổi mới PPDH hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng HTBTNhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh với

mục đích giúp cho HS có tài liệu để có thể tự học và tự đánh giá trình độ của mình

đồng thời giúp GV có cơ sở hƣớng dẫn HS tự học để tiết kiệm thời gian trên lớp mà

vẫn khai thác đƣợc hết các khía cạnh lý thuyết và các dạng bài toán hoá học ở lớp 10.

Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp tác giả bồi dƣỡng thêm kiến

thức để đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực và rèn luyện năng lực tự

học cho HS.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học Hóa học ở trƣờng THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- HTBT phần phi kim Hoá học 10 THPT phục vụ cho việc bồi dƣỡng năng lực tự

học của HS.

4.Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng đƣợc HTBTNhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh chất lƣợng tốt, phù

hợp với trình độ HS và đƣợc sử dụng linh hoạt, hợp lí thì GV sẽ thành công trong

việc bồi dƣỡng năng lực tự học cho HS. Qua đó sẽ hình thành thói quen tự học, làm

việc độc lập, chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức của môn học.

5.Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phƣơng pháp tự học.

- Đánh giá thực trạng việc hƣớng dẫn tự học cho HS trong quá trình DHHH ở

một số trƣờng THPT hiện nay.

- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình hoá học và tuyển chọn, xây dựng HTBT

haichƣơngNhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng HTBT phát triển năng lực tự học cho HS.

- Tiến hành TNSP để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của HTBT đã đề xuất.

6.Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng phần cơ sở

lý luận của đề tài.

Page 9: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

7

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra thực trạng việc tự học và trình độ của HS lớp 10 trƣờng THPT.

- Tham khảo, sƣu tầm và tuyển chọn bài tập trong SGK, sách tham khảo và đề

kiểm tra, đề thi của HS lớp 10 Hoá học phần phi kim.

- Thông qua TNSP đánh giá chất lƣợng HTBT biên soạn từ đó đƣa ra HTBT chất

lƣợng phù hợp để bồi dƣỡng năng lƣc tự học cho HS.

6.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả TNSP.

7. Đóng góp của đề tài

- Tuyển chọn và xây dựng đƣợc HTBThai chƣơngNhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh

lớp 10 hƣớng dẫn tự học phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của HS từ thấp

đến cao.

- Phƣơng hƣớng sử dụng bài tập nhằm rèn luyện tƣ duy hóa học, phát triển năng lực

tự học cho HS.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực tự học và bài tập hoá học.

Chƣơng 2: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng

lực tự họccho học sinh phần phi kim Hoá học lớp 10 Trung học phổ thông.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

Page 10: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

8

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ

BÀI TẬP HOÁ HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu[3], [7], [12], [18], [22], [26], [27], [28], [35], [38]

1.1.1. Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới

Vấn đề tự học đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều góc độ khác nhau trong

lịch sử giáo dục trên thế giới. Nó vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm cho các nhà nghiên

cứu giáo dục hiện tại và tƣơng lai bởi vì tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định

mọi sự thành công trong học tập, là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, chất lƣợng của

mọi quá trình giáo dục, đào tạo.

John Dewey (1859 - 1952) phát biểu "HS là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi

phƣơng tiện giáo dục". Một loạt các PPDH theo quan điểm, tƣ tƣởng này đã đƣợc sử

dụng: "Phƣơng pháp tích cực", "Phƣơng pháp hợp tác", "Phƣơng pháp cá thể hoá"…

Nói chung đây là các phƣơng pháp mà ngƣời học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng

nghe thầy giảng, học thuộc mà còn từ hoạt động tự học, tự tìm tòi lĩnh hội tri thức. GV

là ngƣời trọng tài, đạo diễn thiết kế tổ chức giúp HS biết cách làm, cách học.

T. Makiguchi, nhà sƣ phạm nổi tiếng ngƣời Nhật Bản, trong những năm 30 của

thế kỷ XX đã cho rằng "Mục đích của giáo dục là hƣớng dẫn quá trình học tập và đặt

trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS. Giáo dục xét nhƣ là một quá trình hƣớng dẫn HS

tự học".

“Tự học nhƣ thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất bản 1982

đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện của mình.

Gần đây, khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học.

Cuốn “Phƣơng pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dục học,

nhà tâm lý học ngƣời Mỹ do Cao Đình Quát dịch đã giải đáp cho HS câu hỏi học cái gì

và học nhƣ thế nào? Câu hỏi dạy cái gì và dạy nhƣ thế nào cũng đƣợc giải đáp.

“Hiểu biết là sức mạnh của thành công” do Klas Mellander chủ biên, các tác

giả đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhấn mạnh vai trò của tự học, hƣớng

dẫn 5 bƣớc cần thực hiện để giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình học hỏi.

Năm 2007, cuốn “Để luôn đạt điểm 10” của GordonW. Green Jr. do Trần Vũ

Thạch dịch đã đƣợc tái bản lần thứ 25. Với cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra cách kết

hợp phƣơng pháp đọc một quyển sách, phƣơng pháp làm bài kiểm tra, phƣơng pháp

trở thành sinh viên giỏi hơn ... với nhau thành một hệ thống để trở thành sinh viên đạt

toàn điểm 10.

Nă m 2008, cuố n “ Tôi tà i giỏ i, bạ n cũ ng thế !” củ a Adam Khoo do Trầ n

Đă ng Khoa và Uông Xuân Vy dị ch đ ã đ ượ c Nhà xuấ t bả n Phụ nữ tái

Page 11: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

9

bả n. Vớ i cuố n sách nà y, tác giả đ ã chứng tỏ đ ượ c khả nă ng trí tuệ

tiề m ẩ n và sự thông minh sáng tạ o củ a

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thị Thiên An (2007), Phân loại và phương pháp giải BTHH 10, NXB QG Hà Nội.

2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXBGD.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trƣờng ĐHSP TP. HCM

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về

đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học, NXBGD, Hà Nội

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10, NXBGD, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chƣơng trình phát triển giáo

dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn GV Dạy học, kiểm tra đánh giá theo

chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp

Trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số

phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

8. Nguyễn Cương (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB Đại

học Giáo Dục.

9. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (1999), PPDH hóa học (tập 1), NXB Đại

học Sƣ Phạm.

10. Nguyễn Cƣơng (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học , NXB Đại

học Giáo Dục.

11. Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và

phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT,

Tài liệu hội thảo tập huấn.

12. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2012), Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề

về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Dũng (2012), Đổi mới phương pháp DHHH ở trường phổ thông,

Tập bài giảng cho học viên sau đại học, TrƣờngĐHSP Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân (2013), “ Rèn luyện và phát triển năng lực

vận dụng kiến thức cho học sinh THPT qua HTBT phần hóa học hữu cơ có nội

dung thực tiễn”, Tạp chí giáo dục, (7/2013), tr. 118-119 và 132.

15. Cao Cự Giác (2000), Hướng dẫn giải nhanh BTHH, tập 1, 2, 3; NXB ĐHQG Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hƣơng (2003), Áp dụng dạy và

Page 12: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

10

học tích cực trong môn hóa học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

17. Trần Thị Thu Huệ (2012), Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ

thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong DHHH phần hóa học vô cơ,

Luận an Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

18. Adam Khoo (Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy dịch), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế,

NXB Phụ nữ.

19. Phạm Văn Nhiêu (1979), Hoá học đại cương (dùng cho học sinh ôn thi tú tài, cao

đẳng, đại học), NXBGD

20. Phạm Văn Nhiêu (2003), Hoá học đại cương (phần cấu tạo chất), NXB Đại học

Quốc gia – Hà Nội.

21. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2013), PPDHmôn hóa học ở trường THPT,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận DHHHtập 1, NXBGD, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), Đào Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn

Thị Thiên Nga (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn hóa học 10,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), PPDH hóa học – Học phần PPDH hóa học 2,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

25. Lƣơng Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng BTHH thực

tiễn trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng, số 64, tr. 11-13.

26. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004),

Học và dạy tự học, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự

nghiên cứu, tập 1, Trƣờng ĐHSP, Hà Nội.

28. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Châu An (2009), Tự học thế nào cho tốt,

NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004),

Học và dạy cách học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

30. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp tích cực trong DHHH, Tài liệu bồi

dưỡng thường xuyên giáo viên THPT.

31. Nguyễn Xuân Trƣờng (1997), BTHHở trƣờng phổ thông, NXB ĐHQG, Hà Nội.

32. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong DHHH

ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

33. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong DHHH ở trường phổ thông,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

34. Nguyễn Xuân Trƣờng (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao Hóa học 10,

NXB Hà Nội.

Page 13: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

11

35. Trần Anh Tuấn (1996), Vấn đề tự học của học sinh từ góc độ đánh giá chất lượng

kỹ năng nghề nghiệp,Tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

36. Trần Thạch Văn, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long… (2006), Bài tập năng cao

luyện thi chuyên hoá, NXB ĐHQG – Hà nội.

37. Từ điển tiếng việt (2002), Trung tâm từ điển, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.

38. Rubakin N.A (1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

39. Zueva M.V. (1985), Phát triển HS trong dạy học hóa học, NXB Giáo dục Hà Nội.

40. http://www.hoahocvietnam.com

Page 14: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9740/1/05050002267.pdf · 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong

12