Top Banner
152

Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Aug 29, 2019

Download

Documents

duongnga
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.
Page 2: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

2

Page 3: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

3

Copyright*1995 by HOÀNG NGỌC SƠN.

All rights reserved.

Published by

TRUNG TÂM ĐẠO HỌC THÁI BÌNH

P.O. Box 70041

137 – 66 St

Edmonton, A.B. T5C-3R6

Canada

Copyright*2014 by QUẦN TIÊN HỘI. All rights reserved.

Published by

QUẦN TIÊN HỘI TEXAS

Houston:

Nguyễn Ngọc Huy (1)832-498-2657

Kiều Tấn Sang (1)832-878-8993

Văn Tích Sĩ (1)713-261-2274

Dallas:

Lưu Văn Thức (1)832-291-8892

Phan Đình Khánh (1)682-472-9776

Trần Lữ Thư Pho (1)214-554-3214

http://www.khoahocdaotroi.com

http://www.quantienhoi.org

Page 4: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

4

CẢM TẠ

Con thành tâm cảm tạ Thiên Ân của Đức Phật

Tổ, Đức Cha Trời Mẹ Đất và Cộng Đồng Cửu Phẩm

Phật Tiên Thánh Thần Tam Giới Thiên Địa Nhân.

Con cũng thành tâm cảm tạ công ơn Thầy Tổ,

chư vị đạo hữu ở địa phương và năm châu thế giới

đã đặc biệt quan chiếu thanh quang điển lành, trợ

giúp cho con có phương tiện thực hiện các tác phẩm

văn chương thi văn tâm linh Đạo Trời, để cho con

cùng chư vị đạo hữu có một cơ hội phụng sự Trời

Đất, Đại Đạo nhân loại, Đức Phật Tổ Như Lai và

Đức Thiên Địa Phụ Mẫu trong Kỳ Ba.

Con chân thành mong được chia sẻ tình thương,

đạo đức, sự hiểu biết về sức khỏe, tâm linh điển

quang Đạo học cùng với cộng đồng nhân sinh trên

năm châu thế giới và vạn linh nhân loại Tam Giới.

Một lần nữa con xin thành tâm đãnh lễ và cảm

tạ Thiên Ân. Con đặc biệt cảm tạ chư vị đạo hữu

khắp năm châu, thân hữu, cùng tất cả quý bạn đạo

khắp nơi trên thế giới, đã và đang dành cho con rất

nhiều cảm tình với sự hợp tác trợ giúp quý báu.

Kính bái

Đức Thầy VÔ DANH THỊ

Page 5: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

5

Lời Nói Đầu

Pháp Vương Như Ý của Tổ Phật Như Lai và

Đại Thừa Cửu Chuyển của Đức Chí Tôn truyền dạy

cho Thầy Vô Danh Thị đã tu thành chánh quả.

Rồi Thầy Vô Danh Thị truyền Vương Pháp

Như Lai và Chánh Đạo chơn truyền vào thế giới

Tâm Linh Kỳ Ba để khai mở kỷ nguyên Tân Dân

Minh Đức.

Người chơn tu có Đạo quy hồi, bậc Hành Pháp

có cơ cứu thế, hàng hiền nhân có Đức lớn tu Đạo, để

đắc tu di sơn, lãnh hội các Thiên Chơn phục vị.

Nên Thầy Vô Danh Thị khai Chánh Pháp khắp

Năm Châu Thế Giới để thu hồi Thiên căn, Phật

Thánh, con Tiên cháu Phật. Tu cho kịp chuyến đò

Long Hoa Đại Hội Kỳ Ba.

Kính bái Chưởng Giáo Đạo Trời

Truyền Pháp và Lập Pháp

Đức Thầy VÔ DANH THỊ.

Page 6: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

6

ĐẠO TRỜI

BẬC MINH TÂM – DI CHÁNH

I. THIỀN ĐỊNH CHI ĐẠO

Bậc thiền định là đi tìm cái tâm lý vô hình để

minh tâm, rồi nhập định đi vào trái tim của siêu quang

hiệp nhất cùng Đạo, trong sự kiến tánh Phật quang

tròn đầy đạo đức (hàng đắc Đạo).

II. HÀNH NHƠN CHI ĐẠO

Bậc thượng nhơn hành Đạo chi dân, đem tấm

lòng ái quốc chi dân làm đạo nhơn chánh hạnh.

Bậc thần tử yêu Quân chánh kiến, hiếu thuận

chánh tu di của Trời người, đem lại thái bình trong

đạo an dân của Thiên Tử, là bảo vệ hiến ái của Quốc

gia (hàng đạt Đạo).

III. PHỤC KINH CHI ĐẠO

Xưa nay mở Đạo Trời, văn minh đều hành văn từ

trong kinh tạng phục lễ nhạc, mở mang văn hóa.

Bậc Thanh Văn, Duyên Giác đắc Đạo nhờ hàm

học kinh Trời nên thành chánh quả.

Vì vậy, tôn trọng hiến văn, kinh pháp, văn hóa

thanh cao, là bậc biết bảo Kinh, bảo vệ thái bình (hàng

hiền thần đắc Đạo).

Page 7: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

7

IV. ĐỨC NHƠN CHI ĐẠO

Kinh Trời dạy sự phục thiện để lòng nhơn quy

vào sự đại giác chánh đức.

Đạo Trời dạy nhơn loại biết nghiêng mình vào

Đạo lớn háo sanh.

Bậc hành nhơn chi Đạo phải xét lại mỗi mực

thước tu học của mình, để đủ hiến ái (hàng nhơn Tiên

đắc Đạo).

V. LỄ KỈNH CHI ĐẠO

Kẻ sĩ thành Đạo Thánh, Tiên, Phật nên phục lễ

kỉnh hàng đầu, hàm học Tân Kinh là phục vị văn hiến,

lễ nhạc trong Quốc gia triều chánh. Nhờ hành văn chi

giáo, am tường trung chánh chi Đạo, là bậc biết tôn

trọng lễ kỉnh (hàng văn nhơn đạt Đạo).

VI. TRUNG CHÍNH CHI ĐẠO

Tỷ người sống an đồng nhịp độ của đại con tim,

nên Trời Phật Nhơn đồng nhất sự linh thiêng siêu hóa,

đi vào con đường đại giải thoát.

Bậc nhơn trung chính với Trời không để sai quấy

chí nguyện.

Bậc thần tử trung quân ái quốc không để lệch tiết

độ.

Thần dân tôn trọng hiến pháp, làm tròn bổn phận

chi dân (hàng thượng nhơn đắc Đạo).

Page 8: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

8

VII. HIẾN ÁI CHI ĐẠO

Xưa nay bậc đạt Đạo vì lòng từ bi tha kẻ thù lớn,

dâng đại ái vào đức trọng háo sanh.

Bậc phụ từ mẫu ái tha sai lầm của người giúp họ

quy y chánh Đạo.

Nhờ vào sự hiến ái nên Trời cho phục vị tại

Thiên, Phật siêu nhân vào cửa Đạo, nhà Phật (hàng

công viên quả mãn).

VIII. BÌNH ĐẲNG CHI ĐẠO

Nước Trời lớn không đóng cửa phương tiện, nên

Phật Tiên Thần Thánh và nhơn loại ai thành Đạo được

về.

Hàng có tấm lòng chí nhân phải dứt bỏ cánh cửa

phân biệt thiện ác, chánh tà để bình đẳng tiến hóa, và

tự do ngôn luận văn minh siêu thoát (hàng đắc Tiên

nhân chi giáo).

IX. HIẾU ĐỄ CHI ĐẠO

Gốc lớn của Tam Giáo Ngũ Chi do Trời sanh ra

nên lễ kỉnh Trời Phật Tiên Thiên lễ nhạc phục vị

thành Đạo.

Nhơn Tiên minh lễ kỉnh Quân Thần chi Đạo,

hiến pháp chi gia, để thành tài hoa nhơn trung chi giáo

(hàng đắc nhân Đạo).

Page 9: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

9

X. HÀNH VĂN CHI ĐẠO

Quốc thiếu kinh văn, quốc văn chưa thành Quốc.

Gia thiếu học sĩ, gia chẳng thành gia.

Bậc thành Đạo chí nhân thay Trời, Phật lập Tân

kinh, Tân pháp để phụng sự thái bình và siêu hóa sự

quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng

chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành

chánh quả).

XI. KÍNH TRỜI CHI ĐẠO

Trời là Đạo lớn chúa tể Càn Khôn, là Cha chung

sanh ra đường Hoàng Đạo, là Đạo Thiên Thượng

chánh định muôn Vua.

Phật Tổ Như Lai là Tổ của muôn Phật, nên thờ

Trời, học Phật, tu tâm phát trí tuệ để tôn kính bậc

dựng đời lập Đạo (hàng thông Thiên đắc Đạo).

XII. BẢO QUỐC CHI ĐẠO

Quốc gia là nhà lớn của trăm họ sống chung nên

Trời ban Thiên Tử để Vương Hanh Lợi Trinh an

chánh Đạo trong thiên hạ.

Bậc đắc Đạo cho đến thần dân phải biết bảo Đạo,

tức bảo vệ sự sáng lập của đại Quốc gia cho đến biên

quan thành đồng Tổ Quốc (hàng tận trung đắc Đạo).

Page 10: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

10

PHÁP PHẬT

Page 11: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

11

PHÁP PHẬT

TÂM PHÁP NHƯ Ý

PHẦN I: LỜI DẪN

Tân pháp ra đời để dẫn độ nhân sanh vào đời Tân

Xuân Thu của Kỷ Nguyên Thánh Đức và thanh lọc

bệnh căn, quả nghiệp của kiếp làm người. Đời này khí

quyển thay đổi, thiên tai, địa ách trùng hưng, bầu khí

quyển đã chứa dày đặc phóng xạ và sự ô nhiễm, làm

ra những thứ bệnh kinh thiên động địa, việc dữ tràn

đầy, lòng người băng hoại. Vì vậy, quỷ thần ôn dịch ở

cõi âm mượn chu kỳ hôn ám thiên địa nhập vào quả

địa cầu sanh ra ôn thần trong gió, trong mưa, trong

thảo mộc môi sanh, trong đất và trong tất cả các

nguồn nước.

Thảo mộc và ngũ hành còn bị bệnh thì thuốc

không thể giúp người thoát ôn dịch hoành hành, nên

Đức Chí Tôn ban pháp Như Ý để người người ngồi

tịnh tâm thanh lọc nội kinh, để bộ óc không bị rối

loạn, thần kinh không bị chấn động khi quả địa cầu nổ

tung, còn giúp bộ óc và nội kinh thông minh thanh

tịnh, thâu được khí Hạo Nhiên vào trong nội kinh để

đắc chơn Đạo.

Tân pháp ra đời vì cơ tân tạo đã đến kỳ thiên địa

lập vị quả địa cầu. Số tu xuất gia rất đông đảo, nhưng

Page 12: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

12

phần đông không có Tân Pháp để tu, còn tại gia tu

hành thì vô số chúng sanh thăng trầm trong nghiệp

lực, khó mà có cơ hội xuất gia để giải thoát thời kỳ

này.

Tân pháp là pháp tu tại gia do Đức Ngọc Hoàng

ban cho Thái Bình dạy trong đại quần chúng, để cho

kịp thời kỳ thay đổi nguyên khí hóa. Ai thành tâm tu

theo Tân Pháp sẽ được cộng đồng Tiên Phật gia hộ,

giảm năm mươi phần trăm tội ác của ngàn kiếp quá

khứ. Nhà nhà đồng thọ tu, người người được lập lại

công đức để đủ công đức vào Long Hoa Đại Hội.

Những người thiện trí thức muốn tu lớp xuất thế học

thì tìm Minh Sư trao TÂM PHÁP cho kịp thời kỳ tân

tạo, để được đắc Thần Tiên Thánh trong Đại Hội

Long Hoa.

Quán Âm Di Lạc độ trần ai

Tân Pháp khai minh đắc bảo đài

Thiên lộ bắc cầu chơn thật giải

Phùng thời hạnh ngộ Đức Như Lai.

Tân Pháp ra đời lúc xảo kim

Khai minh trí tuệ chí nhân tìm

Đương lai bỉ ngạn tu trực giác

Minh thời giải nghiệp phát hoa tim.

Tân Pháp ra đời cứu bá gia

Ơn Trời ban lộc Đạo Kỳ Ba

Thanh tâm phục thị tu đường giác

Hái trái lành tâm dâng Chúa Cha.

Page 13: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

13

PHẦN II: THỰC HÀNH PHÁP MÔN

A. TỌA THIỀN

1. Hướng thiền:

- Giờ Dương quay mặt về hướng chánh Bắc.

- Giờ Âm quay mặt về hướng chánh Nam.

- Giờ dương: từ 12 giờ khuya đến 12 giờ trưa, tập

một thời lúc nào cũng được, tốt nhất là giờ tý (từ 12

giờ đến 2 giờ khuya). Nếu vào thất thì tập 3 thời: 12

giờ khuya, 2 giờ khuya, và 4 giờ sáng. Nếu muốn tập

thêm từ 8 giờ và 10 giờ sáng.

- Giờ âm: từ 12 giờ trưa đến 12 giờ khuya, tập

một thời lúc nào cũng được, tốt nhất là giờ ngọ (từ 12

giờ đến 2 giờ trưa). Nếu vào thất thì tập 3 thời :12 giờ

trưa, 2 giờ trưa, và 4 giờ chiều. Nếu muốn tập thêm từ

8 giờ và 10 giờ tối.

- Ngồi bán già, kiết già, xếp bằng, hoặc ngồi trên

ghế buông thả hai chân xuống đất nhưng lưng nên giữ

thẳng. Khi ngồi bán già hay kiết già nên ngồi trên gối

để cho lưng được thẳng và thoải mái khi thiền.

- Miệng ngậm lại, răng kề răng, chót lưỡi co lên

đụng nướu của hàm răng trên.

- Hai mắt nhắm lại và tập trung nhìn vào huyệt

Ấn Đường (tức là giao điểm của hai đầu chơn mày).

Page 14: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

14

2. Bắt ấn:

- Hai tay bắt ấn “Tâm Ấn Ngọc Hoàng” (Xem hình 1

trang 33) để trước ngực cầu nguyện:

Nam mô Vô Cực Quang Thượng Đế (3 lần).

Nam mô Vô Ảnh Quang Như Lai (3 lần).

Nam mô Vô Tướng Quang Phật Pháp (3 lần).

Giữ tay ấn đưa ra sau ót, xá qua đầu, đến trước ngực

(3 lần).

- Kế niệm:

Nam mô Long Hoa Chưởng Giáo Di Lạc Thiên

Cương Phật (3 lần).

Nam mô Thế Âm Phật (3 lần).

Nam mô Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình (3 lần)

- Kế tới nguyện:

Con (họ, tên)…tuổi...ở quốc gia...từ đây con

xin:

Quy y chánh giác ngộ Đạo Trời.

Quy y chánh giác ngộ Phật Pháp.

Quy y thanh tịnh thiền định Tâm Kinh.

Nam mô Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Đưa tay ấn qua ót, xá qua đầu, đến trước ngực

(3 lần), rồi đổi Tâm Ấn Ngọc Hoàng qua Ấn Chuẩn

Đề (Hình 2 trang 34) để ngửa trên 2 bắp vế, rồi vận

chuyển pháp luân.

Page 15: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

15

3. Cách vận chuyển pháp luân:

Dùng ý và chí cộng thêm hơi thở nhẹ hít vào,

khởi niệm từ Rún (niệm Nam), chạy thẳng lên ức

Ngực (niệm Mô), đến ức Cổ (niệm Di), tới giữa Cằm

(niệm Đà), tới trước giữa Trán (niệm Phật) (trung tâm

2 chân mày), hít nhẹ vào rồi thở ra nhẹ nhàng…(đó là

1 lần vận chuyển pháp luân).

3 hơi đầu dùng đầu ngón tay điểm theo 5 luân xa

ghi trên.

Chú ý:

3 hơi thở đầu tập trung niệm theo 5 luân xa:

rún, ức ngực, ức cổ, giữa cằm, trung tâm 2 chân mày.

Từ hơi thứ 4 trở lên hít thẳng từ dưới rún tới trán,

không tập trung vào 5 điểm luân xa, nhưng đến điểm

trung tâm 2 chân mày thì hít nhẹ vào khoảng 1 giây

rồi thở ra nhẹ nhàng.

- Như: Nam Mô Di Đà Phật vừa hít vừa niệm từ

rún lên tới trán hít nhẹ vào khoảng 1 giây thở ra đếm

1 cho tới 12 lần, nghỉ 15 giây.

- Tiếp tục giai đoạn thứ 2: vừa hít vào trước trán

(trung tâm 2 chân mày) vừa niệm Nam Mô Di Đà

Phật, thở ra trước trán, đếm 1. Vừa hít vào trước trán

niệm Nam Mô Di Đà Phật, thở ra trước trán, đếm 2

cho tới 24 hơi thở, nghỉ 15 giây.

Page 16: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

16

- Tiếp tục giai đoạn thứ 3: vừa hít vào trước trán

vừa niệm Nam Mô Di Đà Phật, thở ra đỉnh đầu (bách

hội) đếm 1. Hơi thở tiếp theo giống như vậy đếm 2

cho tới 36 hơi thở, nghỉ khoảng 15 giây.

Từ 112 hơi thở, nghỉ 15 giây

Từ 124 hơi thở, nghỉ 15 giây

Từ 136 hơi thở, nghỉ 15 giây

Từ 149 hơi thở, nghỉ 15 giây

Ban ngày luyện tập từ 1 cho tới 12 hơi thở, từ 1

cho tới 24 hơi thở, từ 1 cho tới 36 hơi thở. Ban đêm

luyện tập từ 1 cho tới 12, từ 1 cho tới 24, từ 1 cho tới

36 hơi thở, từ 1 cho tới 49 hơi thở.

Sau đó dùng ý nguyện: Thần- Khí- Tinh 3 báu

linh tập trung lên bộ đầu luyện Đạo đếm 1. Dùng ý chí

hít vào trước trán 1-3 phút, hoặc hơn 3 phút, rồi dùng

ý thở ra trước trán 5 giây nhẹ nhàng.

Tiếp hơi thứ 2 dùng ý nguyện: Thần- Khí- Tinh

3 báu linh tập trung lên bộ đầu luyện Đạo đếm 2.

Dùng ý chí hít vào trước trán từ 1-3 phút, hoặc 3 phút

trở lên, rồi dùng ý thở ra trước trán 5 giây nhẹ nhàng.

Tiếp hơi thứ 3 dùng ý nguyện: Thần- Khí- Tinh

3 báu linh tập trung lên bộ đầu luyện Đạo đếm 3.

Dùng ý chí hít vào trước trán từ 1-3 phút, hoặc 3 phút

trở lên, hít xong hơi thứ 3, ý và tư tưởng ngay trước

giữa trán, nhìn thẳng ra phía trước vẫn còn hít vào:

Page 17: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

17

Nam nguyện: cho con đãnh lễ Trời-Phật đi học

Đạo (3 lần).

Nữ nguyện: cho con đãnh lễ Trời-Phật đi học

Đạo (3 lần).

Sau đó, 2 tay buông ấn thả lỏng tư tưởng 10phút.

4. Định Thần:

- Sau đó, hai tay bắt ấn Quán Âm rồi hiệp nhất lại

thành ấn Tam Muội hay ấn Di Đà (xem hình 3 trang

35) để dưới rún 2 phân.

- Sau khi dùng ý niệm (Nam, Nữ) con xin đãnh lễ

đi học Đạo (3 lần như trên) thì thả lỏng hết các niệm,

để trở về cõi không phiền não (định thần). Trong lúc

định thần thì trụ ý trên tâm bộ đầu (đỉnh đầu). Hai mắt

nhắm lại và dùng ý nhìn thẳng trước trán ngay giữa

chân mày khoảng 30 - 45 phút, rồi xả thiền.

Chú ý: khi ngồi định thần, nếu tư tưởng giao động

thì tập trung ý nghĩ hướng thượng và niệm một

trong ba câu sau đây:

- Nam Mô Pháp Vương Phật.

- Nam Mô Thế Âm Phật.

-Nam Mô Di Đà Phật.

Page 18: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

18

5. Cách xả thiền:

Đưa 2 tay đang bắt Ấn lên trước mặt, vuốt lên

qua khỏi đỉnh đầu, vuốt xuống tới tai thả ấn, vuốt

xuống qua tai và vuốt tai 3 lần (làm từ 1 đến 3 lần).

Chà hai bàn tay từ 30 đến 50 lần.

Đưa tay phải vuốt + bóp từ bả vai trái xuống cho

đến bàn tay (3 lần). Rồi đổi qua tay trái.

Dùng 2 tay vuốt + bóp từ hông xuống tới bàn

chân (3 lần). Rồi đổi chân.

Dùng 2 tay nắm 2 cổ chân và chà bàn chân qua

lại 10 lần đến 30 lần.

Sau đó chắp tay trước ngực xá 3 lần.

Chú ý: nếu đang lúc thiền mà gặp trường hợp khẩn

cấp (như tê cứng chân…) thì xả thiền, bằng cách đưa

hai tay lên vuốt từ trán xuống phía sau ót 1 lần, rồi

đứng dậy.

Page 19: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

19

B. NGỌA THIỀN

1. Tư thế: Nằm ngửa thẳng người, đầu quay

hướng Bắc, kê gối.

2. Bắt Ấn: Tay phải bắt Ấn Như Lai để vòng trên

đầu, hoặc để ngang tai. Tay trái bắt Ấn Như Lai, úp

trên bụng ngang rún, đầu ngón tay giữa để ngay rún,

(Xem hình 4 trang 36).

3. Cách thở:

Dùng ý khởi niệm Nam Mô Di Đà Phật, từ rún

hít vào nhẹ nhàng chạy lên trước trán thở ra vừa đúng

một câu niệm, đếm 1; lần kế cũng thở như vậy, đếm

2, làm như vậy đến hơi thứ 12, nghỉ 30 giây; rồi lại

bắt đầu thở tiếp từ 1 đến 24 hơi, nghỉ 30 giây; thở tiếp

từ 1 đến 36 hơi, đến cuối hơi thở thứ 36 thì dùng ý thả

lỏng 2 lòng bàn tay để trí tuệ đi vào nhập định, dùng ý

nguyện (Như phần nguyện “Nam, Nữ” trang18 và 19).

Kế đến, thả lỏng tư tưởng để giải thoát phiền não, đi

vào hư vô nhập định trong chu kỳ ngọa thiền.

Khi thức dậy, vuốt 2 tay lên đầu từ 1 đến 3 lần để

xả Ấn, rồi đi làm việc bình thường.

Page 20: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

20

PHÁP PHẬT

TÂM PHÁP NHƯ Ý

ÁP DỤNG CHO NGƯỜI VÀO THẤT

NHẬP ĐỊNH THIỀN CƠ

QUY LUẬT VÀO THẤT

Thất để người tu thiền vào thất nhập định phải

tương đối rộng, thoáng mát và có nhà vệ sinh trong

thất.

a. Sơ thất: 3 ngày, bắt đầu 12 giờ trưa ngày

14 âm lịch đến 6 giờ chiều ngày 16 âm lịch.

b. Trung thất: 7 ngày, bắt đầu 12 giờ trưa

ngày 8 âm lịch đến 6 giờ chiều ngày 16 âm lịch.

c. Đại thất: 21 ngày, bắt đầu 12 giờ trưa ngày

01 âm lịch đến 06 giờ chiều ngày 21 âm lịch.

Khi lập nguyện vào thất nên trình cho Minh Sư

biết ngày nhập thất, để Minh Sư căn dặn những điều

cần yếu và báo cáo về Thiên Đình cho Chư Tiên ghi

vào sổ Đại La Thiên Giới. Nếu tự ý nhập thất thì sợ

không có hộ pháp.

Page 21: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

21

Hãy cẩn thận nhập thất là đi thi với Trời Phật,

mỗi kỳ thất là một kỳ thi trong vô hình, không nên

thiếu lễ nghĩa “Tiên học lễ, Hậu học văn chương”.

Nên coi trọng và luôn luôn giữ mình thanh tịnh

để được chứng Đạo.

Minh Sư xem xét hoàn cảnh và khả năng của

mình nhập thất được bao nhiêu ngày, thì mình phải

giữ đúng ngày mới được xả thất. Nếu trước ngày quy

định bỏ thất ra ngoài sớm hơn thì coi như rớt thất.

Khi mình nhập thất, Đức Ngọc Hoàng hiệu triệu

chín cõi Trời có các Chư Thần hộ pháp, chín cõi Đất

có Bát Bộ Kim Cang canh giữ bốn phương tám

hướng, Thần Hoàng Bổn Cảnh đều hiện diện để phò

trợ luồng Hồng Ân của Đức Ngọc Hoàng ban xuống

cho mình.

Mỗi kỳ thất bất cứ mình ngồi tịnh thất ở đâu đều

ảnh hưởng tới 3 tầng Thiên Địa Nhân, có Thiên Tiên

lập trận phò trợ và lập hội để tụ hội Thần Tiên, hưởng

ân điển của đấng Ngọc Hoàng ban xuống.

Khi mình đã xin nhập thất thì Thiên Địa Nhân

đồng ứng hiệp để phò trợ, nếu mình bỏ thất chạy ra

ngoài mà không tế cáo trước cho Trời Phật Thánh

Tiên Thần biết để triệu Thần, hồi Tiên, lui Phật, thì

mình là người thất lễ vô cùng. Trong Tam Giới không

vị Thần Tiên nào chịu tiếp tục giúp đỡ mình. Các ngài

Page 22: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

22

coi mình như người mất uy tín. Từ đó, đạo đức mình

không thiêng có khi gặp nhiều khảo đảo.

I. TRƯỚC KHI VÀO THẤT

1. Vào thất nên ở xa gia đình và thành thị, để tâm

không bị cảnh làm rối loạn, không bị khí ô tà làm dơ

tư tưởng. Vì lúc nhập thất mình trực tiếp với luồng

điển tinh khiết của Thượng Đế, nên rất dễ động bởi

các tầng khí hóa dơ trược làm cho mình bất an, không

đạt kết quả như ý. Các vị Tiên, Phật lại không xuống

chỗ ô tà đông đảo, nên mình không tiếp đủ linh khí

của Đức Ngọc Hoàng.

2. Khi đi nhập thất, không nên nói cho nhiều

người biết. Nếu có nói thì tránh dùng chữ nhập thất,

nên dùng một số từ: đi du lịch, đi về quê hoặc đi thăm

bà con,…(người thân phải hiểu ngầm những từ này).

3. Từ nhà đi đến chỗ nhập thất, nếu trên xe đò

hay ra chợ, không nên mở túi xách đựng đồ cá nhân

hoặc túi xách lương thực.

4. Đã hứa nhập thất, nếu gặp nhiều việc trở ngại

cũng phải cố gắng thu xếp, dù có trễ vài ngày cũng

phải nhập thất. Đó là giữ lòng thành tín với chư vị Hộ

Pháp.

5. Người tu thiền ở tại gia, sinh hoạt như người

đời. Trước khi nhập thất phải ăn chay 7 ngày và

không được quan hệ tình ái.

Page 23: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

23

6. Phải xông Thất để khử tà khí.

Cách xông: Đóng kín cửa thất, dùng 50g ớt bột

khô cho vào xoong nhỏ, đặt trên lò than để giữa thất

khoảng 10 phút. Sau đó, mở cửa cho hết hơi cay, vệ

sinh thất cho sạch sẽ và bản thân cũng nên tắm gội

sạch sẽ.

II. NHỮNG NGÀY VÀO THẤT

A. NHỮNG VIỆC PHẢI GHI NHỚ

1. Mặc quần áo trắng ngà, trắng kem hay trắng

xám.

2. Không mở cửa, không vén màn cửa sổ nhìn ra

ngoài, không tiếp xúc trực tiếp với người khác để

không mang tư tưởng ô trược vào thất (nếu có việc

khẩn thiết viết giấy ngắn gọn gửi Minh Sư), và không

treo quần áo ở các cửa.

3. Chỉ được đọc nghe kinh, sách của Thầy.

Không được viết lại những gì mình thấy, biết trong

lúc thiền (xem phần Duy Đạo Thần Minh, mục số 13.

Hàng Minh Tâm Thiền Thức).

4. Mỗi bữa ăn chỉ ăn một chén cơm (gạo lức

muối mè càng tốt), uống nước nhiều để tiếp khí thanh

quang điển lành. Tự mình nấu ăn thì tốt hơn. Người

khác nấu có khi tư tưởng động loạn, mình ăn vào

nóng ruột, suy nghĩ xàm bậy.

Page 24: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

24

Nếu gặp trường hợp này, ngồi xuống hít vào thật

sâu, thở ra bằng miệng cho sạch đáy cặn (hít thở 3

hơi). Nếu chưa dứt ý nghĩ xàm bậy, tiếp tục 3 hơi nữa,

bằng chưa dứt thì đứng lên dang hai tay ra quay mặt

về hướng Đông. Hít vào dùng ý kéo hơi từ hai lòng

bàn chân đưa lên đỉnh đầu, lúc thở ra từ đỉnh đầu đưa

xuống hai lòng bàn chân. Thở 50 lần cho đến 300 lần.

Nếu mỏi tay thì nằm dài dang hai tay như hình thập tự

mà hít cho đủ số. Tất cả tư tưởng động loạn cũ, mới

đều được giải thoát.

Đó là cách Đạt Ma Thần Công hóa giải trong tư

tưởng và hóa giải các tà khí xâm nhập, các bệnh hậu

cũng được giải trừ. Nếu sáng tập một lần, chiều tập

một lần thì sức khỏe được gia tăng.

5. Mỗi thời tập pháp môn không ngủ quên quá

giờ tập. Nếu có ngủ quên thì sau 3 thời pháp tập thêm

một thời phụ, bù lại lúc mình ngủ quên. Tốt hơn là

không bỏ xót, nếu thiếu sót sau này mình đắc Pháp sẽ

thấy chừa lại một khoảng đất rộng chưa canh tác.

6. Nhập thất không được hút thuốc, uống rượu.

Phải ăn dưỡng sinh thanh nhẹ, cấm cá thịt. Phải cai

không được phòng dục trong lúc tu dưỡng. Bằng

không giữ, khí linh theo sự ố trược mà tan đi. Vì vậy,

có vào thất mà không kết quả.

7. Không tắm gội, chỉ vắt khăn nước nóng lau

nhẹ đầu và mình. Phần dưới cơ thể rửa nước nóng nhẹ

nhàng.

Page 25: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

25

8. Không được giao tiếp trong điện thoại, vì

luồng tư tưởng xấu dẫn theo không gian mà đến.

Không nghe người nhà bệnh, hoặc tai nạn mà xả thất.

Ra tức là rớt thất, đó là ma quỷ thử mình cho rớt thất.

(Xem tiếp phụ lục phần cuối).

B. THỰC HÀNH PHÁP :

1. Ngày 3 thời pháp :

- Thời 1 : 12 giờ đến 2 giờ trưa.

- Thời 2 : 2 giờ đến 4 giờ chiều.

- Thời 3 : 4 giờ đến 6 giờ tối.

2. Đêm 3 thời pháp :

- Thời 1 : 12 giờ đến 2 giờ khuya.

- Thời 2 : 2 giờ đến 4 giờ sáng.

- Thời 3 : 4 giờ đến 6 giờ sáng.

3. Bắt Ấn: Tâm Ấn Ngọc Hoàng, để Ấn trước

ngực.

4. Hướng thiền: Như phần A tọa thiền.

5. Những câu Nguyện và Niệm: đều giống pháp

tọa thiền.

6. Vận chuyển pháp luân: Cách vận chuyển pháp

luân giống như phương pháp tọa thiền. Tuy nhiên, khi

nhập thất luyện: ngày 3 thời pháp, đêm 3 thời pháp,

mỗi thời làm 3 lần.

Page 26: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

26

- Lần 1 : 1 12 hơi thở, nghỉ 15 giây

- Lần 2 : 1 24 hơi thở, nghỉ 15 giây

- Lần 3 : 1 36 hơi thở nghỉ 15 giây

- Lần 4 : 1 49 hơi thở nghỉ 15 giây

Dùng ý nguyện: Thần – Khí – Tinh 3 báu linh,

tập trung lên bộ đầu luyện Đạo (3 lần).

Sau đó không niệm, hít hơi thở nhẹ vào từ từ

bằng mũi, dùng ý và chí hình dung luồng hơi đang hít

vào trước trán giữa 2 chân mày. Hít từ 1 – 2 – 3 hoặc

5 phút trở lên (được phép nối tiếp hơi để đủ số phút).

Hít 3 lần như vậy, lần 1 phải đếm 1, lần 2 đếm 2, lần 3

đếm 3. Lần 1 và 2 thở ra từ 10 đến 15 giây, lần 3

không thở ra (thả lỏng tư tưởng và tay chân, để hơi

thở tự nhiên). Hơi thở lần thứ 3 rất quan trọng trong

việc xuất thần đi học Đạo.

Hai tay đổi Ấn CHUẨN ĐỀ qua Ấn TAM

MUỘI để trước rún (kê gối trên đùi, đặt tay Ấn trên

gối).

Dùng ý niệm:

- Nam: cho con đãnh lễ Trời Phật đi học Đạo (3

lần).

- Nữ: cho con đãnh lễ Trời Phật đi học Đạo (3 lần).

Page 27: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

27

7. Định thần : (giống như pháp tọa thiền).

8. Xả thiền : (giống như pháp tọa thiền).

Sau khi xả thiền

- Thời thứ 1: Không ngủ chỉ nằm nghỉ.

- Thời thứ 2: Không ngủ chỉ nằm nghỉ.

- Thời thứ 3: (từ 4-6 giờ) chỉ được ngủ đến 10-11

giờ.

Ngày và đêm đồng nhau con số luyện.

C. KHI RA THẤT :

1. Thắp nhang lễ cảm ơn Phật Mẫu, Quần Tiên

Hội và hướng dẫn Đạo Sư cho con trong những ngày

thiền thất.

2. Vệ sinh thất thật sạch sẽ, những vật dụng sinh

hoạt tạm mượn dùng (ly, chén, mùng, mền...) phải

chùi rửa, giặt sạch, để lại đúng chỗ.

3. Nên ở lại từ 1 đến 3 ngày mới về nhà.

4. Tiếp tục ăn chay 7 ngày và không quan hệ tình

ái. Sau đó, ăn uống, sinh hoạt lại bình thường.

Người tu thiền nên nhớ :

Nhập thất là để học điều khiển cái tâm. Khi điều

khiển được tâm thì phải biết sử dụng động và tịnh:

Tịnh là cơ, động là ngẫu; rồi động là cơ, tịnh là ngẫu.

Page 28: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

28

Trời lấy Âm Dương làm cơ ngẫu để hiệp trung

dung. Không gian lấy Thủy Hỏa để hiệp cơ ngẫu.

Người tu tịnh lấy Huyền hiệp Tẫn để đạt cơ ngẫu. Thời

gian lấy hai Tám để hiệp cơ ngẫu (hai tám: mùng 8 –

16; 16 – 24).

Trong động lấy tịnh để an, trong tịnh lấy động để

hóa. Khác nào trong thức có ngủ, đừng để nó ngủ

trong ngủ. Có thức làm sáng cái thức, ở chính giữa

thức ngủ làm chủ được, đó là ngôi Huyền Tẫn.

Khi khởi động, ta hiệp nó vào chỗ sáng; khi khởi

tịnh, ta hiệp nó vào chỗ an. Làm được như vậy là Âm

Dương đắc ngôi Huyền Tẫn.

Khi động ta giải để tịnh; khi tịnh ta chuyển để

hóa. Nếu động hoài thì cái động vô vị; nếu tịnh hoài

thì cái tịnh hôn mê.

Khi khởi tịnh phải để lòng mình thật trống; nhờ

trống mà chứa được khí linh thiêng. Khi phát huệ phải

để lòng mình thật thanh tịnh; nhờ thanh tịnh mà tâm

không nhiễm cảnh.

Khi tịnh đừng để mình mê; khi ngủ đừng để mình

ngủ thiệt. Trong cái giả ngủ mình mới thật sự giải mê

trong một giấc ngủ làm người.

Khi nhập định, thấy ta khôn phải làm như dại để

tránh thức Thần lừa gạt; lúc ta sáng thì phải giữ an

tâm. Nhờ an tâm mà muôn cảnh không làm ta động.

Page 29: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

29

Thấy cũng để đó, làm như mình không thấy;

nghe cũng để yên, làm như mình không nghe; thì sự

thấy nghe hiển lộ Chơn Kinh.

Biết tất cả, giả ngu đừng tiết lộ thì cái biết càng

lớn rộng tới chỗ vô cùng. Đến đó, mình biết mình là ai

và biết được Thiên lý sắp đặt cho mình ở tương lai.

Khi phát ra ánh sáng, đừng nên vội mừng hãy giữ

thản nhiên. Có giữ được thản nhiên thì tinh thần mới

hội tụ, lúc đó Chơn Huệ mới phát sanh, khí Thiên linh

mới hiệp tâm thức. Nên giữ sự thản nhiên để cho

chính mình giác ngộ.

Dù thấy Chơn Sư đến dạy nhưng phải hiểu: gặp

Phật diệt Phật, gặp ma diệt ma mới không bị Vô Vi

thử thách. Chỉ có sự phát huệ mới là chân lý.

Khi nghe được sự chấn động của khí hóa thì đã

hiệp được linh khí của Tiên Thiên, có lúc hơi thở

không theo ý mình mà theo thiên nhiên vận chuyển.

Hãy thả lỏng cho nó theo Thiên lý tự nhiên, lúc đó chỉ

ngồi định càng nhiều mà không dùng đến cách thở,

hãy để cho Thiên Lý Triều Nguyên tâm linh hiệp Đạo.

Sau khi xả Thất phải đến gặp Chơn Sư để lên lớp.

Đạo cao quý ở chỗ thực hành,

Pháp cao quý Chơn Đạo vô tranh.

Page 30: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

30

Hình 1 : Tọa Thiền với Tâm Ấn Ngọc Hoàng.

Page 31: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

31

Hình 2 : Vận chuyển Pháp Luân theo Ấn Chuẩn Đề.

Ngồi nhập định 30 – 45 phút.

Page 32: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

32

Hình 3 : Nhập định với Ấn Tam Muội.

Ngồi tịnh niệm với hai tay ấn để ngửa trên

hai bắp đùi gần đầu gối.

Page 33: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

33

Hình 4 : Ngọa Thiền

Page 34: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

34

THÁNH KINH

Page 35: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

35

Định Quán Kinh

Cây Nguyên Linh vào thời kỳ trổ hoa bước qua

trổ trái, cần phải có nắng hạn để ép nó thì quả ngọt

ngon lành, còn ưa thích mùa thu và mùa xuân mát mẻ

thì các quả đó chua.

Tánh Nhân của Rồng muốn được cá không dùng

tới câu, lưới, đáy, đăng, đó…mà vẫn bắt được trong

trí tuệ tự nhiên.

Người chơn tu được Đạo thành rồi. Vậy nên độ

Phật hay độ ma để mở pháp nhân siêu độ?

Thắng mọi lý làm sự vị kỷ càng cao, thắng mọi

tình lập ra nguồn sống hận. Chỉ có thắng sự phàm

thánh của bản thân mình, chính mình đạt Đạo giải

thoát.

Chim bay cao không thắng được tên, cá ẩn sâu

không thoát được lưới, cọp dũng mãnh không thắng

được hầm bẫy, con người tài cao không thắng được số

mệnh. Chỉ có sự thông thiền cơ chính mình mới thắng

được nhân và quả.

Đạo có luật kèm theo chỉ để làm ngay chánh lại

di nhơn, đời có luật kèm theo để ngay chánh lại quốc

pháp. Nếu đã ngay chánh trong lòng thì hai thứ luật

kia sẽ trở thành hộ pháp.

Page 36: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

36

Tài cao không kêu ngạo, người đó thông suốt

thiên nhân. Đức cao không cầu kỳ, người đó thông

suốt đạo lý. Nhân cao không tự mãn, người đó thông

suốt thiền cơ. Hàm học phải biết nghiêng mình làm

tròn công nghĩa với quốc dân, người đó đời đời không

chết.

Lộc lớn biết bố thí, sự bố thí làm cho mình an trị.

Danh lớn biết thí ngôn, sự thí ngôn đào tạo được học

sĩ. Tiết độ lớn biết thi nhân, sự thi nhân tìm được tài

nhân trong lá ủ ra giúp nước.

Bậc thượng tài phải biết tu chính trí tuệ, để trở

thành một thiên tài phù trung trợ nghĩa, trả hiếu cho

núi sông để đắc thành chánh quả.

Hàng thượng đức phải biết tu chính chỗ không

đức thì cái nhân đức mới được tròn đầy, sự tròn sáng

làm cho tánh linh đi vào cõi Cực Lạc.

Bậc có chí nguyện tu hành giải thoát, gặp được

chánh pháp nên chánh tinh tấn, giải nghiệp quả của

kiếp xưa. Kiếp này tu hành đắc Đạo.

Tu với chánh pháp làm cho đời mình trở về

chánh thanh tịnh. Từ đó, phát Huệ Mạng Kim Quang,

giải thoát được ngàn kiếp xưa để ra khỏi Tam Giới.

Kẻ sĩ biết tu Đạo lại nhường lời, lễ kỉnh làm gốc.

Vì sự văn minh của Phật pháp tam thừa chỉ có nhường

người, nhường lời làm cho đạo tâm minh sáng.

Page 37: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

37

Trí đến cõi không động quang, phải làm cho nó

động trí tuệ. Sự động tịnh của trí tuệ là mực thước đốt

sáng đuốc từ bi.

Nhờ biết di động trí tuệ lại, thường sanh trưởng

đại trí tuệ. Bằng tịnh không, làm cho trí tuệ chết dần

trong sự trống không, tức không biết sử dụng trí tuệ.

Thanh quang là khí Tiên Thiên, là điển giới của

cõi Bồ Tát. Nó đến với người phát ra linh cảm siêu

nhiên, phải dùng Tâm pháp đem nó vào tâm. Ngũ tạng

tròn đầy khí linh thiêng thì việc cảm ứng Trời, người,

mình đều biết trước. Đó là người biết dùng khí linh

thiêng để học sự linh thiêng trong thanh tịnh giới

pháp.

Người thiền định phải tỏ ngộ thiên thời, để biết

kỷ nguyên nào có Phật giáng trần mở mang chánh

pháp. Mình phải thay cũ đổi mới cho hiệp chu kỳ, đó

là người thông Thiên thấu Địa.

Ba ngàn ba trăm năm, Trời đổi một kỷ nguyên

cho quả tinh cầu thay phương vị của Vương Hanh Lợi

Trinh. Đổi Giáo Chủ để sắp theo cơ nguyên Thiên

Đạo. Đổi đường chánh pháp cho phù hợp vũ trụ thanh

quang. Đổi kinh luật, đạo đức cho phù hiệp văn minh

Thánh Đức.

Kẻ sĩ và đạo nhơn ai biết ứng theo Thiên thời tức

giúp mình giải thoát.

Page 38: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

38

Thiên nhân đồng nhất là người tu Đạo được đắc

nhất nguyên, Tiểu linh quang về hiệp nhất với Đại

Khối Linh Quang. Cái biết của người đắc Đạo là

Thông Thiên Tự Kinh nên điểm hóa cho nhơn sinh

thay Trời, Phật làm việc cho Đạo.

Trung là pháp Thiên nhơn của người tu chánh

pháp. Minh là ý chí phục vị lại văn minh của nhà Đạo

nhà Phật.

Minh Quân thường thưởng, thức hàng tu đắc

Đạo trung thần nên quốc thái, dân an giàu, chi dân an

Đạo.

Ánh sáng của người tu thiền định là trí tuệ quang,

sự sáng càng sâu thì hiểu xa, biết gần như học kinh vô

tự.

Linh tánh là ánh trăng tròn, làm cho hàng thiền

định mở tu di sơn thành Đạo.

Căn là gốc của kiếp xưa tu Đạo. Tâm minh là

kiếp này phát huệ tầm căn. Khi tìm được ta là ai phải

hiến ái lớn mới thành chánh quả.

Thiện không đúng chỗ là ác, ác biết vị tha là

thiện, bậc tu thiện không chấp thiện mới thoát ra khỏi

biển ác để minh di thiện.

Bậc trí tuệ tu thiện làm vui để xiển dương hoằng

pháp, dạy người qui lai bổn thiện, nhưng họ dứt lòng

thiện ác mới mong đắc Đạo.

Page 39: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

39

Tình là gốc lớn của nhân sinh. Nghĩa cử là Đạo

lớn cho hàng hành Đạo, phải minh di thiện mới toàn

thiện.

Vị tha là nhân chánh làm người. Tha thù là lòng

nhân của Thần Thánh. Cứu hộ kẻ thù giải thoát bể ái

sông mê là lòng nhân của Đức Phật. Bậc nhân chánh

hãy tu đức để cứu cánh nhơn sanh.

Đạo có làm như không, các pháp đủ làm như

không. Vào được cõi không động quang phải hàm học

diệu quang của nhà Đạo, biết lìa tâm phiền não cho

trống để chứa Phật học thiền cơ.

Biết ở phiền não phải bỏ dần cho không phiền

não, để bộ trí chứa trí tuệ không trần, tức đắc ngộ

huyền cơ. Xa dần cái động ở đời cho trí thanh tịnh

phát sinh, nhạt dần sự cầu kỳ cho ý thanh tịnh phát

sinh. Làm được vậy chơn tâm tự nhiên sanh trí tuệ.

Khi đạt thanh tịnh phải làm cho tâm trong sáng.

Khi đạt trong sáng phải chứa cho thanh khí tròn đầy.

Khi khí tròn đầy phải biết hóa thân vào cảnh người,

cảnh Trời để thông thị thiền cơ.

Gặp bậc hiếu nên dạy đạo hành nhơn chi giáo.

Gặp bậc nhơn nên dạy hành hiếu nghĩa vi tiên. Có dạy

được vậy, đạo nhân hiếu mới tròn đầy để người hiếu

nhân thành Đạo.

Gặp bậc trung nên dạy đạo nghĩa của tiên Thiên

chi giáo. Gặp bậc nghĩa nên dạy đạo trung dung bảo

Page 40: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

40

vệ sơn hà. Có dạy đủ trung nghĩa của tiên Thiên thì

người Tiên nhơn mới thành Đạo.

Thấy mình tịnh bên trong còn động nên cầu tịnh

trong sự duy ngôn. Người đạt thanh tịnh thật người đó

đã phát sinh trí và huệ.

Người học nhiều bị sách vở làm cản trí tuệ, người

ít học bị sức nông cạn làm cản thần minh. Chỉ có

người biết trung dung mới trung đạo với sự việc để

minh kỳ Đạo.

Trung thực với đời sống, dung thứ với tha nhân,

tự học thông kinh tạng không lầm lẫn. Đó là trí tuệ.

Thấy người sai tự thức nhắc nhở mình, biết mình

sai sửa đổi để cho chánh giác, người có được đức tính

ngay chánh sẽ thấu sự Thiên Tiên chi Giáo.

Niệm Phật biết đưa vào trong, làm cho linh giác

mở ra cảm ứng được sự mầu nhiệm của Vô Vi chi

giáo.

Người biết tiết độ trong lời nói thì tao nhã mở ra,

người biết tiết độ trong đời sống thì mực thước mở ra.

Nhờ sống có mực thước đi vào Chơn Đạo vô hình để

tìm ra ta là ai.

Không đặt mình vào đâu còn nhiều chỗ cao quý

đặt mình vào. Không xứng tài không nhận chức,

không xứng chức chẳng nhận công. Đó là cái đạo biết

mình trong Tam Giới để thông thần cùng Đạo.

Page 41: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

41

Qua bao thử thách, người trung tín càng tăng sự

thành tín để đủ Bi Trí Dũng thông lý vô hình.

Đi sâu vào thế tục càng đào sâu thế giới vô minh,

đi xa thế tục càng đào sâu sự trống không của trí tuệ.

Chỉ có hoá giải phiền não thì phát sinh trí tuệ.

Người chờ thời phải biết lập thân để cho thân

trưởng thành, nhờ vậy không suy thoái trí tuệ của

thiên nhân trong chu kỳ chờ đợi.

Người có thiên tài không chê phương tiện, người

dùng đủ phương tiện và nhân tài thì không chê phong

cách của mỗi Quốc gia đã đặt thành tục lệ.

Cha mẹ tái tạo ta một lần, ta phải tái tạo cái tâm

ta nhiều lần để tâm ta sanh cùng Đạo.

Thiền định phải dứt bỏ chánh tà thì đường trung

dung khai trí, phải bỏ đồi trụy thì trí tuệ mới sanh, còn

vướng vào tứ đổ tường thì Thiên quang Trời đóng cửa

huyền vi.

Đạo đại kỵ cờ bạc, gạt lường, trộm cướp cho dù

chơi cho vui vẫn sanh tạp niệm.

Cửa sanh khí mở cho người trung thực, cửa trí

tuệ mở cho hàng chơn thật, cửa Vô Vi mở cho người

thành tâm. Ai được ba quan điểm này thì dễ đạt Đạo,

thần minh vào cửa Đạo học Phật.

Tiên rước hàng học Đạo trung dung để thần minh

đi vào trung đạo tu dưỡng Thiên chơn.

Page 42: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

42

Phật rước hàng tu trung thực, bỏ sắc tướng âm

thinh mới phát thần minh đi vào nhà Phật nhà Đạo.

Lưỡng tu người đó không bao giờ đắc Đạo.

Lưỡng giáo người đó không bao giờ đắc pháp.

Lưỡng tin người đó không bao giờ thành tài.

Vì trên đầu ba tấc có thần minh soi xét trung hay

ngụy tạo.

Người được đãi ngộ đời này là nhờ đời trước biết

đãi ngộ, nên tích luỹ đức năng thì Thiên chơn dễ

thành Đạo lớn.

Hàm học cái biết của thiền cơ làm cho trí huệ

càng đi sâu vào trong lòng Đạo, nên bỏ cái tiểu xảo di

ngôn không để lời dơ làm thương tổn trí tuệ trong lúc

tâm ta đang trong sáng.

Làm người phải lập trung thực để tâm Đạo khai

mở, tìm lại sự sống Tiên chơn của chính mình là

người biết tu Đạo thực sự.

Trước khi trí tuệ mở ra thì sự trung thực của nội

tâm cần nắm lấy, bỏ nội tâm trung thực thì trí tuệ cũng

tối dần theo sự đen tối của nội tâm.

Không bỏ cuộc sống của đời, chỉ bỏ con người

xưa của ta ô tạp, thay mới ta trong trí tuệ thì tu ở đâu

cũng thành Đạo.

Page 43: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

43

Không kêu gọi ai tu với ta, ta chỉ làm đúng cái tu

của ta thanh sáng, tự nhiên bằng hữu dễ thức lòng

nhân trong sự thanh tịnh của chính ta.

Ta trồng cây phải biết thời khí của cây đó được

khí hoá của Trời đất dưỡng nuôi, sanh ra hoa quả phải

biết dâng Trời để đền ơn sanh hoá trong kiếp đắc Đạo

tu chơn.

Hàng tu thiền định phải thông Trời, là cơ pháp, là

ngẫu. Chỉ có Đại Thừa Cửu Chuyển thì cửa Huyền

Tẫn mở ra, khi cửa sanh môn đã mở phải nhập tâm để

tâm nhập Đạo và xuất thần học Đạo.

Phải làm sạch bộ áo linh hồn để vào cửa Thái

Hư, phải dứt sạch phiền não mới vào cửa Ngọc Hư,

phải dứt sạch thiện ác niệm mới vào cửa Nguyên

Thủy. Đó là ba cửa di nhơn học Đạo.

Đến đó, hàm học cái không mình cho trí tuệ tròn

đầy, hàm học cái không người cho tiềm năng quang

chánh và luyện cái không trần để phát đủ lục thần

thông.

Tam Giáo hữu vi là sắc, là tưởng để làm phương

vị của giới hữu thường, vô thường và không tướng.

Tam Giới Vô Vi chi Đạo là vào cửa không động

vào cõi tĩnh không và vào cõi Vô Vi Huyền Bí Phật

Pháp.

Page 44: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

44

Người mới xuất hồn đi học Đạo là đi trong ba

giới hữu vi của tiên Thiên, tiên Địa. Người luyện được

Kim Thân là đi vào ba cõi Vô Vi chi Đạo hàm học

Kim Thân.

Vào Tam Giới hữu vi học xong chín khoá thì

được đắc pháp; vào ba cửa Vô Vi chi Đạo hàm học

chín khoá để đắc Đạo. Từ đó, thông Thiên lý tỏ ngộ

huyền cơ.

Sau đó, coi sổ sanh tử chướng của mười ngàn

năm, coi chín bộ thông Thiên, kiếp nào ta yếu thì kiếp

này tu bổ cho tròn đầy.

Yếu về hành văn và âm luật thì tu bổ văn

chương. Yếu về văn học sử ký thì tu bổ đức năng

thượng học. Yếu về pháp môn thì luyện lại tâm

thượng học của Thiên Tiên chi giáo. Yếu về lễ nhạc

tao nhã phải hàm thụ trong bộ tiên Thiên chi lễ. Yếu

về tánh lý tiềm năng hàm thụ sự Thông Thiên Địa

học. Yếu về binh thư hàm thụ võ đạo trung nghĩa di

trung. Yếu về thiên văn, địa lý, thuật độn giáp phải

hàm thụ cõi Thái Thanh Cung. Yếu về đức từ bi và

lòng nhơn hậu hàm học ở Ngọc Hư Linh Cung. Yếu

về Thiên Lý Triều Nguyên học lại ở Cung Nguyên

Thủy.

Bậc xuất hồn chỉ đi được tới trung giới Bồng Lai.

Hàng xuất thần mới vào cửa tiên Thiên chi Đạo. Hàng

Page 45: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

45

Đắc Kim Thân mới vào được Bạch Ngọc Kinh và Lôi

Âm Tự.

Sơ thủy của Đạo gia là Nhơn Tiên và Trung

Thiên. Trung Chánh chi Đạo là Tiên Thiên và Kim

Tiên. Đại Học chi Đạo là Kim Tiên Như Lai Bồ Tát

La Hán và Đức Phật.

Mười ngàn năm đã qua, tất cả chơn linh mới thi

tới Nhơn Tiên và Trung Thiên, còn trong các cõi:

1. Thần Tiên, 2. Danh Nhơn, 3. Công Hầu Khanh

Tước , 4.Giáo Chủ Hậu Thiên, 5. Nhơn Chi Thượng

Học, 6. Phú Quý, 7. Vinh Hoa, 8. Thầy Sư và Nhơn

Loại. Ấy gọi là 8 cửa sinh môn trong 64 giới Nhơn

Tiên và Nhơn loại đang thi trên quả tinh cầu.

Hàng luyện được Như Ý, Đại Thừa Cửu Chuyển

và Thất Phản Cửu Hườn đưa sự truyền thần của mình

tiếp nối với linh khí Tiên Thiên, đem nó vào nê hườn

cung và đơn điền để tẩy rửa nghiệp nhân từ trong sanh

ra ngoài, nên gọi thừa thanh.

Sau đó, đem nó trở vào trong thì sanh Thánh thai

Phật tử, khi trưởng mạnh thành Kim Thân. Cái Thân

đó ly gia cắt ái, sống trong vô tướng hào quang của

Chư Phật để thông huệ quang vào ba ngàn cõi Niết

Bàn, hàm học sự vô sanh, vô tử của cõi Hư Vô.

Page 46: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

46

Bậc Đạo: thường tịnh để tỉnh thần, thường hành

nhơn để thông lý, thường tỉnh tánh để thông kinh,

thường tỉnh trí để thông huệ.

Khi đạt trí tuệ: Luyện khí Hạo Nhiên để tâm

thanh, luyện thần truyền thần để nhập Đại Hoàng

Kim.

Hàm học sự minh huệ để Huyền Kinh. Khai

Thiên Thư để hiệp Đạo. Mở Thiên Nhãn để tỏ thông.

Đi siêu Tam Giáo để thấu triệt vô thượng tâm đức, vô

lượng quang trong Đại Khối Linh Quang chánh định.

Khi đạt chánh định phải chánh tinh tấn, lòng lóng

lòng cho sạch khí hậu Thiên thì khí Hạo Nhiên mới đi

vào trong sanh pháp giới trong tiểu vũ trụ, để chúng

sanh chưởng dưỡng hào quang, từ đó lỗ chân lông

mới phát quang. Đó là cách luyện Đạo để phát huệ.

Tâm sanh thì dùng vô lượng tâm để hoá, trí tuệ

sanh thì dùng vô lượng trí để Niết Bàn thanh thoát

Tâm Kinh.

Cửa tâm mở thì Huyền Quang Linh Khiếu phát

quang. Từ đó, sự truyền thần đi vào Thái Cực, sự

truyền ý chí đi vào Hư Vô để khai mở tám triệu sáu

trăm bốn mươi ngàn chữ \/ mở và /\ úp.

Được nối ký ức của hàng biết luyện Đạo vào vũ

trụ Tâm Kinh của Hư Vô.

Page 47: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

47

Qua cõi Thái Cực ta đối diện vào cõi Thái Hư, đi

vào cửa Thái Hư sự không biết của ta tự nhiên thông

huệ, thấy biết vạn lý của Hư Vô chi Đạo thông suốt

mầu nhiệm trong cõi Hư Linh.

Vào cửa Thái Hư ta trở lại sở học của thuở ban

đầu, một Tổ Đạo của Nguyên Thủy Hư Linh. Các

phiền não đến đây nhờ linh khí đốt sạch, các thành ý

đến đây sanh ra Tam Thể Chơn Nhơn hiệp một để

cùng lý tận tánh.

Thấy có sự tường vân mầu nhiệm. Nghe có sự

thông huệ tỏ ngộ Đạo lớn thiền cơ. Biết có sự thiên tư

phù trợ sự chi giáo. Hiểu có sự am tường nguồn cội

của Nhất Nguyên. Phát minh có sự Thiên cơ và Thiên

thơ thi hoá. Dự trữ có sự mực thước lớn để chứa Tâm

Kinh.

Một ngày có 12 thời tức 24 giờ, mỗi thời khí thay

đi thì tâm sanh huệ minh Đạo, linh khí thông cơ, cửa

Huyền Tẫn mở ra, lòng trống không chứa Tâm Kinh

và Nhãn Tạng.

Mỗi thời là một giờ hàm học với Tha Tâm

Thông, cái biết của Trời làm cho có Trời trong ta, cái

biết của Phật làm cho có Phật trong ta.

Lý của vô thường, từ đây ta linh cảm đầy đủ sở

học của vạn năng. Luật của vô thường, từ sự đại ngộ

đăng chính. Đạo của vô thường, am tường sự chỉ

nguyệt để điểm hóa thiền cơ.

Page 48: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

48

Khí đến đó, tụ ngưng giáng thăng theo ý để linh

cảm thần truyền thần vào những thế giới đại Hoàng

Kim, để thấu rõ sự cực lạc của cõi Hư Vô Diệu Hữu.

Thấy thanh tịnh để sự thấy kia đi vào chiều sâu

của mầu nhiệm, hóa chơn thân trong cái thấy thì muôn

ngàn am tường dạy thấy biết thành chơn.

Sự vi diệu của thiền cơ làm cho tâm trong sáng

tròn đầy thì tường vi hiển rõ, làm cho trí thanh tịnh

tròn đầy thì sự liễu giác ngộ đăng Thiên, nhờ tâm lý

đăng Thiên hiệp làm một cùng Phật, cùng Đạo.

Bậc thông thiền thường trung thực để ngay chánh

Thiên Chơn, thường thanh tịnh để sanh hoá tiềm năng

trong các cõi đại trí tuệ, xa cái nhơn mới gần gũi cái

Tiên nhơn, lìa tục giác mới siêu trong thiền giác.

Xả bỏ cái chứa hậu giới của tâm thì tâm mới sinh

vào Tiên giới, xả bỏ cái tình tưởng không tâm thì tâm

sinh vào Phật giới.

Bậc luyện tâm phải biết tâm là lý vô hình, có xả

bỏ tâm phiền não thì tâm mới sanh xuất kỳ tâm.

Tâm an là không cầu siêu giác, sự siêu giới đến

hàm dạy bổn tâm. Không cầu sự Thần Tiên, Thần

Tiên lại hiển ra để dạy người trung thực. Nên nhơn sĩ

học Phật tu Đạo phải làm cho mình không thì sự có

của Vô Vi chi Đạo hiển hữu.

Page 49: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

49

Biết mình sai phải thừa nhận đó là đại dũng, biết

mình lỗi phải sửa sai đó là đại trí. Nhờ làm như vậy,

cái tâm mình mới trung thực dễ thành Đạo.

Trung nghĩa là đạo của Thần Tiên; di nhơn là đạo

của Thánh Tiên; hành nhơn chi giáo là đạo của Nhơn

Tiên. Vậy người học Đạo phải đổi mới tâm mình để

linh thiêng cùng Phật.

Động đến biết lui để an, loạn đến biết lùi để yên,

tranh quá biết nhường để thanh tịnh.

Cái có cái không, chỉ có vị tha mới giải thoát thật

của nhân quả.

Người học Phật, không nên dùng pháp lý quá sâu

làm gian trá tha cầu, không nên dùng pháp giáo quá

nông cạn làm thô thiển hình pháp, chỉ dùng trung đạo

rồi hiến ái vị tha, được như vậy gọi là tế thế.

Tha người không mong cầu báo ân, cho người

không đòi sự báo đáp. Ấy mới gọi công đức vô lượng.

Thấy chưa đủ mà cường bạo là thiển cận của

người nhơn. Nghe chưa tròn mà phẫn nộ thì thiền cơ

chưa thông lý Đạo. Nghe đầy thấy đủ mà vẫn vô tư

mới gọi là tùy thời biến dịch, tùy ngộ an nhi cùng Phật

cùng Đạo.

Thiên lý tuy không thấy biết, những người tu

pháp Trời sự thấy biết Thiên lý gắn liền theo, nhờ vậy

mà đại ngộ đại giác trong thiền giác Vô Vi chi giáo.

Page 50: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

50

Thương biết dâng tình cho tình ta và tình Trời

vào trong đại thể. Yêu biết hiến ái cho chơn ái giữa

Phật và Người đồng đại giác. Thù biết quên lãng để sự

cứu độ Người và Trời đồng nhất chơn nguyên. Đó là

sự vị tha đồng tâm tế thế.

Làm người cho đến Thánh nhân không ai mà

không có lỗi lầm, người mà biết nhận lỗi và tự sửa đổi

đời sống có linh quang, tức tự tu Đại Thừa Chơn

Giáo.

Lý có nhiều khi đạt tâm thì cùng lý tận tánh. Lời

có thừa khi nhập định thì Thiên Thể Hư Không. Tai

có nghe khi lìa tâm thì thị Hư Vô Diệu Hữu. Đạo có

luận bàn khi đại định dứt ý để Thiên lý linh quang. Vì

vậy, Thiên và phàm trong động và tĩnh.

Kẻ sĩ tu Đạo khi đến Đạo thì biết quên lời để giác

ngộ, dùng ý để khai thị tiềm năng, khi đại giác ngộ trở

vào trong thì quên ý để nhập định, khi định lực tròn

đầy sự phát huệ theo Thiên thể tự nhiên.

Giác ngộ là thấy giải thoát thế gian, biết giải

thoát bản ngã, hiểu siêu lý am tường, di ngôn thành

nhãn tạng, giải thoát Tâm Kinh siêu linh thành Đạo

Biết đến đầy sự biết kia sanh trí tuệ. Hiểu đến am

tường sự tròn sáng hiển tánh Chơn Như. Ngộ đến tròn

đầy sự trong sáng phát sinh Thiên nhơn, Người và

Phật đồng nhất Đạo.

Page 51: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

51

Vui đến cùng sự tĩnh tâm sanh tâm an lạc quốc.

An đến cùng sự hoan hỉ khai sáng tánh Như Lai. Hiểu

đến tường tận sự thông thần hiển chơn lý Đạo. Vào

nội thiền cơ mới khai sáng tâm lý đại thừa.

Văn hoá đến cùng sự minh tâm sanh biển Đạo.

Kinh văn đến tận sự linh tâm phát hiển Tâm Kinh.

Thiền định đến cùng sự an lạc phát sinh trí huệ. Vào

bên trong Đại Thừa Cửu Chuyển thông thị Thiên thể

chứa huyền cơ.

Lý trí có đi ngược dòng đời lòng di nhơn đi tầm

chơn giải. Ý có kiên trì, tánh kiên định đi tầm Thiên lý

để thấu lộ thiền cơ. Tìm được Minh Sư là bắt được

nguồn giải thoát. Vào trong siêu hoá linh quang để

siêu hoá Thiên chơn.

Ly tâm trần sức sáng của linh quang mới ly gia

cắt ái. Lìa sự động tâm, chơn tâm mới tỏ ngộ sự sống

lại của linh căn. Xa chốn ồn ào sự an tịnh nội tâm mới

phát huệ. Lòng có lắng trong thanh, sự thanh tịnh tánh

sáng kéo nhau về. Vào trong bản thể vô hình mới đủ

Vô Vi chi Đạo của thiền cơ.

Thức được lòng phải thiền định cho lòng lặng

được lòng. Giác được căn cơ phải đi hỏi Minh Sư sự

cơ ngẫu thiền cơ. Giao tâm vào thanh tịnh giới có hiểu

thiên văn, người đắc Đạo không lộ cơ Trời.

Lắng được lòng thì sự minh tâm càng trong sáng.

An được lòng thì Thiên lý dạy sự mầu nhiệm tùy căn.

Page 52: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

52

Thông được tâm thì lìa vô đạt hữu không còn khó dễ.

Xa được thế gian tâm thì tâm chơn giác mới theo về.

Không để tánh quá đầy khi tràn thì bớt lại. Không

để tánh lặng yên trống không, Đạo không theo về.

Không để tánh hôn mê sự lặng không, làm cho tánh

chết. Chỉ để tánh tròn đầy sanh tâm trí tuệ.

Tánh lặng không, người thiền định bị mê thần.

Tánh trống không, người thiền định đi vào tịch tự diệt.

Tánh vô năng, người thiền định không phát sinh định

huệ. Tánh tròn đầy, mới thật tánh lý chứa đủ linh

quang.

Kẻ sĩ bỏ nội tâm đi tầm Phật theo sắc tướng âm

thinh, có đi hết đời không đạt sự giác ngộ, không đắc

nội thiền cơ, không tỏ ngộ Đại Thừa Giáo Pháp.

Vì vậy, họ dùng kinh để thị lý, dùng trí để đo

lường, dùng gương để tỉnh giác, đi tu như vậy suốt đời

cũng không giác ngộ.

Bậc thiền học! Thanh tịnh để tìm kinh, tâm sanh

đi tìm huệ, lòng phát sinh trí tuệ lại đi tầm ta là ai

trong bản lai diện mục, đến đắc Đạo rồi lại đi tầm ai là

ta trong Đại Khối Linh Quang.

Thấy được ta đi tìm ta trong ngàn kiếp đã trải

qua, hiệp được ta phải lìa ta mới vào cửa Đạo, vào

trong cửa không giáo mới hiểu thần ta trong chơn giáo

để toàn chơn.

Page 53: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

53

Khai thị được tâm là Thánh.

An định được tâm là Tiên.

An trị được tâm là Bồ Tát.

An lạc được tâm là Phật.

Khi tìm được ta là ai lúc thiền định quên dần thì

nó lại hiển ra ta là ai, ta cũng làm như vậy khi nó đến

ngàn lần, tự nhiên thanh tĩnh Hư Vô.

Khi tâm mới phát sinh trí tuệ để tùy duyên.

Không cưỡng cầu làm mất sự linh nghiệm của tâm.

Không cầu an làm cho tâm sanh lầm lẫn. Không cầu

xin làm cản trở tâm lý của thần tâm. Nhờ biết tùy thời

biến dịch, tùy ngộ an nhi cùng Đạo cùng Phật là tột

phẩm.

Không tham cầu làm rối trí tuệ của nội tâm.

Không cầu an làm loạn tướng của nội tâm.

Không mưu cầu làm hôn ám tướng pháp của

nội tâm.

Hãy để tâm sinh huệ, huệ sanh mạng môn, mạng

môn sanh thần huệ, được như vậy mới gọi hàng tu đắc

Đạo.

Pháp không đồng nhất, vũ trụ không sanh linh

pháp để thâu thị huyền cơ.

Kinh không đồng chu kỳ giải thoát, làm cho hôn

mê trí tuệ.

Page 54: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

54

Pháp phải đủ chín Trời, kinh phải đủ chơn giải,

có vậy mới Đại Thừa Cửu Chuyển Tâm Kinh.

Không nghe người để khỏi rước động vào tâm.

Không nghe quỷ thần để khỏi rước tà chánh vào tâm.

Nhờ vậy, tâm mới được trong sáng để chứa Đại Khối

Linh Quang.

Người ngồi trên thuyền không đáy là biết dứt sự

có lòng, người biết xa phiền não tức biết tìm tâm trí

tuệ, nhưng phải đủ tinh tấn mới vượt qua sự khuyến

dỗ của ma tâm đi vào nhân sanh quan của nhà Đạo

nhà Phật.

Thấy không đồng nhất, định quán tướng xóa sự

thấy đó đi. Hiểu không đồng thanh, định quán tâm xóa

bỏ nó đi. Làm được như vậy, tánh mới linh tâm mới

sáng để đồng nhất trí tuệ.

Lý không trung thực tại tâm còn chứa sanh tử

chướng ngã. Tâm dứt tướng ngã thì tâm đó thông suốt

chứa huyền cơ.

Khi định được tâm làm cho thần minh sanh giác

ngộ, trong sự giác ngộ làm cho tâm vô lậu để mở sự

lậu tận thần thông. Khi việc mầu nhiệm mở ra phải

liễu giác trong giới thông thần, vào giới thông thần

phải khiêm để an chánh, phải văn chương để trí tuệ

sanh xuất tiềm năng, phải văn minh để chu kỳ Hoàng

Đạo.

Page 55: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

55

Gặp bậc Chưởng Giáo phải thành khẩn để hàm

thụ sự minh xa, được minh xa thì lậu tận thiền cơ

được mở, giáo lý của Trời hàm học để tròn sáng linh

quang.

Gặp bậc Chưởng Pháp phải trung chánh thần

minh, làm cho sự thần truyền thần đi vào duy tâm đạt

Đạo.

Đi lễ Phật Mẫu phải không lòng để đến cõi Tây

Phương không bị thị ngã độc tôn, tâm giả sắc tướng,

hành giả thiên căn, tục gia dục đức, là chưa sạch niệm

giác của Thiền Sư.

Ngày đại lễ, cũng là ngày thành Tiên Phật hay trở

về tục giới.

Hoa có sắc, tâm sạch sắc tướng thị hiển trung

hòa. Hoa cho dược, tâm sạch phân biệt lòng đó tao

nhã. Nhờ sanh tao nhã thanh cao làm cho lòng ở chỗ

có lại chứa cái không tâm, được như vậy vào lửa thử

vàng thì vàng kia thành kim xuyến.

Lời vô tranh thì sự tao nhã sanh văn chương, văn

chương sanh xuất trí tuệ, trong trí tuệ lại sanh xuất

huyền cơ.

Văn không đồng cầu sự hàm học linh văn để siêu

giác. Kinh không đồng cầu sự linh giác của Tâm

Kinh. Nhờ biết xiển dương trong Đạo mầu nhiệm thì

sự nhiệm mầu mới thị hiển đạo đức lớn truyền tâm.

Page 56: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

56

Đến cõi khí hóa lại khinh thanh, thần minh phải

biết tẩy trần đắp y thay đổi giáo pháp, như khí cất lên

cao theo khí Hạo để tâm lý triều nguyên vào hết thanh

cảnh của tiên Thiên thì tâm sanh vào cửa Đạo, nhà

Phật.

Khí tiên Thiên là khinh thanh. Thái Cực Hoàng

Đạo hiển ra sự luyện là làm cho Thần và Tâm đi vào

cơ nguyên hiệp nhất.

Khí Nguyên Thanh là cửa Nguyên Thủy mở ra,

làm cho Thần Tâm ta đi vào sở hàm học của thuở ban

đầu sự sơ khai Trời Đất và nhân loại để đại ngộ vào

cửa không động của thời gian, không tĩnh của không

không gian để tam thể hườn nguyên hiệp thần linh về

nguồn cội.

Khí Linh Bảo Toàn Thanh làm cho thần minh ta

mở ra lục thần thông, lục tâm thông, lục mạch thần

thông. Nên thần truyền thần phát sinh thần giao cách

cảm, thấy trước biết xa, linh tâm tự cảm tự ứng với

Thiên Địa Thần Tiên sanh ra sự trường thống mực

thức Thiên Nhân giúp mình đại giác.

Đến đó, sự linh cảm biết được Thiên thời để ứng

vận, thấy nghe được Đạo vi diệu để ứng đáp huyền

cơ, nên lời của bậc thông Đạo là pháp nhân dạy cho

người thượng học.

Đến cảnh giới thanh lòng, phải đưa tinh hoa của

mình vào trong Trời lớn, hàm thụ tinh hoa của thiên

Page 57: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

57

địa thủy hỏa phong vân và tinh hoa trong sáng của

Trời Phật vào trong nhất niệm, để thời gian vô biệt

niệm hàm dưỡng Thiên Chơn.

Đến cảnh giới không động tịnh, thần minh ta phải

biết dùng sự động của trí tuệ để đi qua sự không động

của Thượng Thiên, dùng tâm động sanh Kim Thân

Huệ Mạng để vượt qua cảnh không tĩnh của Thượng

Thiên. Được như vậy, cánh cửa lậu tận thông của Trời

lớn mới mở ra ta đi vào siêu Tam Giới.

Đến sự thần truyền thần phải làm cho tâm sạch

dục niệm, lòng trống lòng chứa linh giác của siêu

quang, tâm truyền Đạo để am tường thông thái mà ta

chưa từng học nên gọi là siêu giác.

Vào trong không tướng quang mới vượt Tam

Giới, mới siêu giác hết cái ta từ phàm phu bước qua

Tiên nhơn Bồ Tát giới, nơi đó hoàn toàn chơn lý có

chứa sự Đại Hoàng Kim.

Đến đây, phải có Kim Thân để luyện thần trong

Trời lớn.

Thân Kim được đạo rèn luyện thì kim đó mới đắc

thuần kim. Tâm Kim được luyện sự siêu giác của

chơn lý mới thuần nhất. Tánh Kim vào đó điêu luyện

mới phát kim đức của Chơn Sư.

Bậc Đạo lớn vào trong mới vào cõi Hoàng Kim,

sanh đại định.

Page 58: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

58

Tánh sanh kim hoa, sự cao quý của trí tuệ tường

thông. Lòng sanh kim đức thì khẩu khí phát cam lộ

nhiên đăng. Từ đó, lòng thanh lòng vào trong đại thiền

cơ để liễu giác.

Đến đó, cái có cái không Hư Vô chi khí. Cái thấy

cái biết siêu lý thành kim. Cái phàm cái thánh quân

bình khí Hạo.

Tâm chứa thanh quang làm cho tâm tròn đầy

trong sáng. Tánh chứa chí nhân làm cho tánh hành

Đạo chi dân. Lòng chứa khí Hạo Nhiên sự mầu nhiệm

theo về. Sanh tử của hậu Thiên do ta Chưởng giáo.

Đạo là tu như không tu, tu ấy mới giải thoát tu tù.

Hành như tự nhiên, hành nhơn chi giáo phải giải thoát

giai cấp.

Sống trong nhơn sanh chi Đạo phải bình đẳng

linh quang, chỉ có bình đẳng linh quang nhơn gian

mới đồng chí nguyện thành Đạo thành Phật.

Page 59: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

59

CHÚ THÍCH

1. Nam Mô Vô Cực Quang Thượng Đế:

Là Đại Khối Linh Quang trong cõi Hồng Mông,

là Bậc lập Đạo Vô thượng, mỗi linh quang Phật Tiên

Thánh Thần và Nhơn loại đều từ đây phân linh đi theo

sự tiến hóa, mỗi linh hồn thành Phật Tiên Thần Thánh

đều nhờ vào sự nhận lại cội nguồn nguyên thủy để kết

thân thành Phật, thành Đạo.

Đại Khối Linh Quang của Trời vô thượng là

Đấng tạo hóa, là Cha để lập Đạo, là Vua để lập Trời,

Ngài là Mẹ để khai Thiên lập Địa và lập ra Càn Khôn

Vũ Trụ.

Người tu nguyện câu này tức lễ Đấng Toàn

Năng, hay lễ Trời Vô Cực ở Bạch Ngọc Kinh Tổ

Đường của Tam Giáo Ngũ Chi, là vị Thượng Đế chúa

tể Càn Khôn, là Vua trên muôn Vua, là vị cầm nắm

quyền binh trong Trời Đất và vũ trụ Càn Khôn. Mỗi

Phật Tiên Thần Thánh Nhơn loại nguyện câu này tức

con hiếu tu hiền quy y đi vào nguồn cội.

2. Nam Mô Vô Ảnh Quang Như Lai:

Là Đức Phật Tổ Như Lai ngự ở cõi Niết Bàn Lôi

Âm tự, là Thầy trên muôn Thầy, là Tổ truyền Pháp

Phật cho muôn Tổ, là Đấng cầm Pháp lực vạn năng

trong Trời, Phật, người.

Page 60: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

60

Cho nên, các đệ tử từ Tam Giáo Ngũ Chi tu xong

rồi, phải tu pháp Phật mới thành chánh quả.

Pháp Phật và Pháp Trời đều ở Lôi Âm Tự, nơi

cầm nắm và đào tạo bậc vạn năng. Người học Đạo tu

thiền định pháp Phật là trở lại để mở cửa vạn năng

trong vũ trụ, trước tìm ta là ai từ đây tới vô thủy, sau

tìm ai là ta trong sức học vạn năng, để ta trở thành

một vị Phật biết hiến ái tha nhơn, để cho chúng sanh

đi trở lại cõi vạn năng mà thành chánh quả.

3. Nam Mô Vô Tướng Quang Pháp Giới:

Đạo lớn vô hình, Phật lớn vô tướng, Chơn nhơn

lớn vô danh, Chơn tu lớn vô tranh. Cõi lòng của mỗi

chúng sanh tu Đạo hay tâm Đạo lớn của Chơn nhơn tu

Phật, phải đứng ra ngoài sắc tướng thinh âm mới hiểu

ra Niết Bàn tâm sinh xuất kỳ nhơn, trí tuệ quang sanh

xuất kỳ quan. Không sắc tướng thinh âm mới đi vào

cõi tâm thanh đại trí tuệ, còn ôm thinh âm sắc tướng

còn luân hồi muôn kiếp làm người làm vật ở thế gian.

Người niệm câu này tức quy y thanh tịnh lại cõi

lòng để thay Trời hành Đạo, mới thành chánh quả.

Tâm đạt Đạo ở trong đời sanh tâm bình đẳng

ngôn luật, sanh tâm bình giải trí tuệ, sanh tâm thái

bình thiên hạ, làm cho kỳ quan học lập lại đời Tân

Dân Minh Đức giàu mạnh thái bình, quả địa cầu thành

kỷ nguyên Di Lạc thuần dương.

Page 61: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

61

Xá ba lần tức lễ Trời lễ Phật dẫn tiến tâm linh về

nguồn cội.

4. Nam Mô Long Hoa Chưởng Giáo Di Lạc

Thiên Cương Phật:

Đời Thượng Ngươn, Trung Ngươn và Hạ Ngươn

của trung giới, Phật Tổ truyền cho Phật Di Đà hướng

dẫn Đạo Sư. Thượng Đế truyền quyền binh cho Đức

Di Đà hướng Đạo trong Tam Giáo.

Đời Thượng Ngươn: bao nhiêu vị Phật, La Hán,

Bồ Tát, Thánh Phật, Thần Phật đều do Đức Di Đà làm

Tổ Sư trong Tam Giáo, bao nhiêu vị đều đắc thành.

Tới chu kỳ Trung Ngươn: Đức Di Đà phân thân

xuống thành Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp nối Tổ đường

của nhà Phật, từ Trung Ngươn cho đến Hạ Ngươn là

hết Tam Kỳ Phổ Độ của Đức Di Đà.

Đời Thượng Nguyên: lập Đức Di Lạc trở lại,

nhưng đời này tu Đạo Trời, luyện pháp Phật pháp Trời

và học lại kinh Phật kinh Trời của Tam Nguyên Phổ

Đạo đã qua.

Một số đệ tử tu theo Tam Giáo, nên Pháp Đại

Thừa Cửu Chuyển phù hợp với tam căn.

Như Ý Pháp Môn cho những hàng Tỳ Kheo, La

Hán, Bồ Tát, Ấu Phật, Á Phật, Thần Phật, Kiết Phật,

Thánh Phật, La Hán Phật, Tỳ Kheo Phật và Bồ Tát

Phật để tu thành Nhứt Công Đức Phật.

Page 62: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

62

Thượng Ngươn lập Đạo Phật Tổ Như Lai truyền

Tổ cho Đức Di Đà, Thượng Ngươn kỳ này Phật Tổ

truyền Tổ cho Đức Di Lạc. Đó là thu Thiên cơ của

Tam Kỳ Phổ Độ chúng sinh.

Qui y chánh Đạo Trời: tâm nguyện trở về Tổ

đường nguồn cội của tiên Thiên chi Đạo.

Qui y chánh giác ngộ Phật pháp: trở lại cõi

không phiền não để giải thoát phiền não.

Qui y chánh thanh tịnh Tâm Kinh: trở về lại cái

đại trí tuệ tiềm năng để đi tìm bổn lai diện mục.

5. Nam Mô Vô Ngại Quán Thế Âm Bồ Tát:

Sự sáng của trí tuệ làm cho con quán thế thông

thiền trở về lại tâm linh, minh di thiện.

6. Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình:

Đi vào sự tiến hóa công bằng của nhà Đạo, nhà

Phật để đạt trí tuệ.

Xá ba lần là lễ Tam Thể Phật, bất Ấn là sử dụng

pháp lực để hộ pháp thần linh.

Hít vô đi theo 6 huyệt để mở 6 cửa lục thông, hít

vào niệm Phật là đưa sự niệm vào trong để thành Pháp

lực thanh tịnh.

Đếm từ 1 đến 12 hơi thở là đi lên nấc thang của

12 cõi thập nhị địa chi.

Page 63: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

63

Từ 1 tới 24 hơi thở là đi vào 24 cõi trung giới

vào Bồng Lai để học Đạo đắc pháp.

Từ 1 tới 36 hơi thở là đi vào 36 cõi tiên Thiên,

tiên Địa.

Từ 1 tới 72 hơi thở là đi vào sở năng của Tỳ

Kheo.

Từ 1 tới 108 hơi thở là đi vào đại định của Bồ

Tát.

Thở 3 hơi pháp luân thường chuyển là mở 3 cửa

tam Càn thành Khôn lục đoạn. Đó là lý thay đổi Càn

Khôn (Càn tam liên Khôn lục đoạn), cũng là thay đổi

Trời Phật ở trong mình để minh tâm kiến tánh Bồ Đề.

Thiền định là chu kỳ một giờ thiền, một thời của

tâm minh đi học Đạo ở cõi Vô Vi chi Đạo, làm cho

thần minh của ta phát sanh tiềm năng và trí tuệ.

Xả thiền làm cho lục phủ ngũ tạng thu hồi lại khí

Hạo Nhiên và thanh quang điển lành của bản thể nhập

lại thế gian.

Niệm Phật bên ngoài là hộ pháp thân. Niệm Phật

đi theo lục mạch vào bên trong khai mở lục tâm thông

để đồng thanh tương ứng cùng Đạo.

Thấy của tâm nhãn thông. Nghe của tâm nhĩ

thông. Hiểu của tha tâm thông. Biết của túc mạng

thông. Phát minh của thần túc thông. Ghi nhận của lậu

tận thông. Đến đó, Thiền Sư mới nhận ra sự linh cảm

Page 64: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

64

của tiềm năng, sự linh tâm của tiềm thức, sự linh giác

của tàng kinh, sự linh thiêng của tâm minh tàng trữ, sự

linh khứu tàng ẩn, sự huyền cơ Vô Vi chi Đạo ở trong

mình.

Thấy không xao dợn, nghe không phiền não, biết

không thời gian, hiểu không không gian, phát minh

không vị kỷ và dự trữ có tiềm năng đang sinh hóa.

Làm cho ta đi tìm được ta trong vô lậu thiền

quang, rồi lại tìm được ta trong Đại Khối Linh Quang

thanh tịnh để chính ta hườn Đạo.

Thấy của trí tuệ làm cho tâm thanh, làm cho tánh

văn chương và làm cho chơn linh hội được thiền cơ

trong những cõi thanh tịnh.

Nghe của trí tuệ làm cho tâm ta lìa xa phiền não,

đi vào cái nghe thanh tịnh Bồ Đề.

Biết được Vô Vi chi giáo đi vào sở học của Đạo

lớn vạn năng, để đổi mới mình trong thanh nhẹ.

Hiểu ta là ai và ai lại là ta, từ đó hiểu thần thông

thần, sự hiểu Đạo đưa ta về nguồn cội.

Phát minh sự học của trí tuệ lập thành Tâm Kinh,

lập thành Tâm Pháp và lập thành sở học sách lược

binh thơ đồ trận, Thần Thơ và Thiên Thơ.

Page 65: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

65

Dự trữ vạn pháp tiềm năng và đại tiềm năng để

cho ta thành chánh quả trong Thiên Nhơn minh di

thiện.

Trong vũ trụ cõi Tam Thể Đạo:

Thần là Trời Quân chánh thần minh, là Vương

Đạo.

Trong các dãy ngân hà: có 7 mặt Trời đại diện

Quân chánh thần minh trong mỗi dãy ngân hà…

Trong người ta: là nhãn tạng và nhất điểm linh

quang.

Khí là Phật Tổ Đường của pháp lực vạn năng lập

thành vũ trụ Càn Khôn đại định.

Trong chín Trời có chín khí Thiên Địa lập vị để

nuôi sống Phật Tiên Thánh Thần và nhơn loại vạn vật

sống chung.

Trong nguời ta đều có chín khí đó: Tâm sanh

chánh khí thần minh; Can sanh trung nghĩa phù trợ;

Thận sanh trí tuệ sách lược tiềm năng; Tỳ sanh lòng

nhơn hậu độ lượng; Phế sanh tinh ba sáng suốt; Tình

sanh thủy chung dâng ái; Đạo sanh tiết độ chơn như;

Đức sanh chí nhơn thượng học; Nhơn sanh vị tha từ ái

Đại bi Tâm Kinh giác ngộ.

Cho nên:

Page 66: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

66

Tâm tàng thần: người đắc Đạo làm cho thần minh

sanh Huệ Mạng Kim Cang.

Tỳ tàng ý: người hiểu Đạo phải dứt lời để thận ý,

dứt ý để khai mở Thiên ngôn, trong sự dạy của Thiên

ngôn làm cho ý sanh chánh thanh tịnh để thần ta đi

học Đạo.

Nhãn quang tàng kinh tạng: nhãn là tâm sinh;

tạng là kho tàng kinh các, như thấy để thông thần rồi

thần truyền thần mới đắc Đạo.

Thấy Thiên thời làm cho bậc Đạo biết cẩn ngôn.

Hiểu nhiều làm cho bậc học biết thận ý. Đi nhiều làm

cho bậc trí tuệ biết duy ngôn. Hành nhiều làm cho tâm

tàng thần biết duy Đạo.

Học đến chỗ khiêm tự lòng biết kỉnh Đạo. Hiểu

đến đại cùng thì sở nguyện dứt nguyện cầu. Đến cái

Đạo tự nhiên tâm bình thì thủy tụ. Giàu đến trọc phú

sự Thiên cơ ta làm chủ cho ta.

Thiên di thượng, bậc tu Đạo phải đạt tới cõi tâm

minh di thiện. Lòng như thần, bậc học Đạo phải đạt

thần khí đắc thiền cơ. Lòng an nhiên, phải đắc Thánh

Thai để hội đề chơn giác.

Ngộ Đạo lớn của Trời là Thần Khí Tinh sanh giáo

pháp để đắc thanh tịnh thiền cơ.

Trí lặng an làm cho thiên trí sanh xuất trí tuệ.

Lòng thanh lòng là hào quang cõi Phật tụ được thành

Page 67: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

67

khí Hạo Nhiên. Lòng trống lòng là giờ thiền định đã

lặng yên phiền não. Trí thông thiền là mỗi giờ thiền là

một thời học Đạo. Lòng riêng lòng là thần minh đi

vào cõi đại Thiên.

Bậc thiền định phải thắng mình: Yêu biết dâng

tình, hiếu biết hiến ái, thương có vị tha, nhân có độ

lượng, nghĩa có lòng nhơn, chánh có trung cang, tu có

giác ngộ. Được Đạo như vậy mới thắng mình trong

nghịch cảnh trần gian.

Bậc giác ngộ, có đức tánh của tiên Thiên chi

Đạo: Học để thăng hoa, hành để chánh kiến, liêm để

nguyên minh, thanh để thuần phát. Làm cho cái nhơn

chi sơ phục thiện giác, tâm ban sơ đi vào đại ngộ.

Làm cho Anh Nhi Tâm trở thành Ấu Phật Á Phật,

phục vị bản tánh sơ khai của tiên Thiên chi Đạo, lòng

ở trần không nhiễm phiền não, trí không nhiễm tạp

khí điển của các cõi Vô Vi, sự sống lại của chơn lòng

ta là Kiết Phật và Tiên Phật.

Hàng Tỳ Kheo Phật được sanh xuất Anh Nhi thì

Huệ Mạng Kim Quang cũng theo về, cái đi của Anh

Nhi là sức thần thông đằng vân vào sở học tiên Thiên

Huyền Võ và tiên Thiên chi Đạo, nên tâm được chánh

linh quang, tánh được chánh Phật quang và lòng riêng

lòng được chánh định huệ.

Cái học của tiên Thiên là sự học của hàng đắc

Anh Nhi xuất thần vào cảnh Tiên nhà Phật, học lại

Page 68: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

68

Thiên lý có luật giao cảm triều nguyên, có trí độ minh

huệ, làm cho sự học chánh kiến và trở về Nhứt Công

Đức Phật đủ chánh tư duy.

Vị tha để thắng lòng vị kỷ, độ lượng để thắng

phàm nhân, minh trị lại mình để thắng phiền não, vô

tranh luận để chánh kiến, nhờ chánh kiến thắng cả

chánh lẫn tà, dâng tình để thắng tình trường vị kỷ,

hiến ái để thắng tự ái phàm phu.

Đến đây, Anh Nhi học Đạo ở trong mà hành độ

bằng chơn giác ở ngoài. Đó là đắc Đạo.

Tâm Anh Nhi là minh kính tiên Thiên, bậc nhãn

tạng Phật Pháp nhìn vào trong mới tiêu được phiền

não.

Mỗi ngày phiền não sạch dần thì trong nhãn tạng

thiền cơ phải động khởi về trí độ, động quang năng về

vô lượng Phật quang, làm cho trí tuệ sanh xuất tiềm

năng, đưa trí tuệ ta am tường sự học và sự động thần

minh cho thông Thiên học trong hàm học của trí tuệ.

Không tính toán nhơn quả, thiện ác, chánh tà thì

tâm Phật quang sanh ra trong cõi Đạo vô tướng, di

thượng cho tánh linh quang tròn đầy Phật Pháp thiền

cơ được mở cửa lậu thần thông, học được cái biết

ngoài Thiên Nhơn và Tam Giáo, hiểu Đạo Trời vô lậu

thượng Thiên, làm cho sự sống của trí tuệ có đủ Thiên

nhân đồng hành nhất Đạo.

Page 69: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

69

Giải thoát là cái trí giải thoát cõi người cõi phiền

não để sanh tuệ giác, tâm giải thoát cầu kỳ để sanh

tâm thanh tịnh Hư Vô, tánh giải thoát biếng nhác cầu

xin cầu độ để sanh tánh Phật quang tròn đầy công đức,

ý lưỡng thiền dứt sạch để sanh chí nguyện giải thoát

toàn chơn.

Bậc thiền định là ta đi tầm ta, ta là ai ở trong bản

thể chúng sanh, ta là ai ở trong tín nhân lưỡng lập, ta

là ai ở trong sự bất cập của Thiên nhân và ta là ai

trong thường tình dục giới. Đến cái giác ngộ đó mới

thông suốt nhân quả.

Cái ta của ngưỡng cửa linh hồn mở ra, ta là chủ

nhơn ông đi tìm hồn vía để tương ngộ, đi tìm chánh

pháp để Anh Nhi, đi tìm Đạo Trời để an chánh, đi tìm

Pháp Phật để thông linh, đi tìm Phật Sư để giác ngộ,

đi tìm Thiên số để hồi nguyên, đi tìm Phật học để

chánh thanh tịnh. Đó là chu toàn trong Tam Giới, đi

tìm ta là ai trong linh quang đại học.

Đến đó, Anh Nhi ta lại tìm ta ra ngoài Tam Giới,

ta có trí để trí tri, ta có tâm để thông thái, ta có trí độ

để hành nhơn chánh, đổi mới cái ta vào cõi Phật Pháp

thiền cơ thanh tịnh.

Khi tâm sanh sáu cửa lục tâm thông thì đổi mới

cái thấy của tiên Thiên Duy Đạo. Thấy được thiền cơ

để sắp ta vào cửa thanh tịnh học Phật, thấy lại ánh

sáng của nhiên đăng Phật Pháp, thấy lại các cảnh pháp

Page 70: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

70

giới vô lượng quang, để Thân Kim của ta đi vào đại

định giới học Phật tu Đạo trong Thiên thể miễn bàn.

Nghe của lục tâm thông là nghe linh điển của vũ

trụ chuyển luân, nghe sự thiều quang thiết độ, nghe sự

huyền giáo Vô Vi, nghe lòng chí nhân sống lại. Trong

cái nghe thiên ngôn vạn ngữ, để sự nghe theo Phật

Pháp triều nguyên mà thống nhất lại lòng, an chánh

linh tâm, yên an cùng Đạo cho ta thành Phật.

Biết của lục tâm thông là cái biết của Tâm học

chi Đạo, Tâm Kinh chi giáo, Tâm Đạo duy nhơn, biết

ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sắp thành, nên

sự biết dạy nhơn loài thành Phật sanh ra 6 cửa huyền

cơ:

1. Người vì mình là Phật để chánh kinh.

2. Ta sẽ là Phật để chánh định.

3. Trí tuệ ta sắp là Phật để vị tha.

4. Tánh quang ta là Phật để chánh ngộ.

5. Tâm linh ta sắp thành Phật phải huyền năng.

6. Đạo trong thân ta tu cho thành Phật nên cần

nhiều thời gian tu hóa để đạt thành chánh quả.

Đó là lục độ thân ta thành Phật, qua được 10 cửa

thập Thiên can của Đạo.

Hiểu của lục tâm thông là xa dần sự phiền não để

tâm sanh trí tuệ, lìa chốn ồn ào để trí định huệ sanh

xuất thiền cơ, bỏ qua sự tranh danh dục thế để lòng

riêng lòng chứa linh pháp lý Hư Vô.

Page 71: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

71

Biết cho đồng thì an sự thấy biết. Nghe cho thuần

bình tâm phản tỉnh trong sự thấy nghe. Từ đó, cái biết

của ta đi vào nhập định để thông hiểu biết trong Thiên

nhơn duy Đạo.

Biết của nhà Phật là dùng nhu thắng cương, dùng

nhược thắng cường, dùng yểu yểu minh minh của sự

nhập định thông thiền để thắng trí định huệ, để lòng

sanh tịnh pháp, tịnh pháp sanh trí tuệ kim cang, để

Thánh và Phật vào cái lý trung dung thiền tâm sanh

giải thoát.

Biết của Phật Kinh là thuyết độ, ái của Phật tông

là lòng có đủ tiết độ. Nhờ vậy, mới mở cửa tâm thông

nhìn Phật lớn vô tướng, học Đạo lớn vô hình, sự học

Phật làm cho lòng an, chánh kiến mỗi khái niệm thành

thanh quang điển lành để khai mở chánh tư duy.

Bậc thiền sư học Đạo trong sự thông thiền làm

cho Tiên nhơn phát thức: thấy được chánh tiềm năng,

nghe được chánh thanh tịnh, hiểu được chánh tư duy,

biết được chánh Tâm Kinh, thâu được chánh chơn ái,

phát được chánh tư nghì, làm cho sự suy tư trong lòng

chết sạch phàm trí thường tranh, chết sạch cái ái dục

thường nhiễm, chết sạch cái yến ẩm đam mê, chết

sạch cái nhơn tánh thường háo.

Tánh sanh chánh linh quang; tâm sanh minh cảnh

đài; lòng sanh chánh Thiên mạng; trí sanh chánh giác

Page 72: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

72

ngộ thiền cơ; sự hiểu biết sanh chánh viên giác; chí

nguyện sanh chánh Phật quang.

Cây Nguyên Linh của ta từ Bạch Ngọc Kinh trổ

cành cứng mạnh, hoa Tiên dâng Phật hiếu Đạo cúng

dường, trái Bồ Đề sanh xuất bốn vạn tám ngàn nhơn

duyên theo quả Đạo thường Phật, theo hoa công đức

thừa thanh, theo sự lớn mạnh của Hư Vô truy linh

quang thành Đạo.

Thâu được khí lớn có đức háo sanh cùng Trời,

thâu được khí lớn có lòng đại bi cùng Phật, thâu được

chín khí vô lậu thượng Thiên để ta vào chín cõi huyền

cơ cùng Trời cùng Phật.

Từ đó, đại chí nguyện của nhà Phật mở ra. Nhân

phát Đức, Đức phát Địa, Địa phát Thiên, Thiên phát

Đạo, Đạo phát Huệ, chơn linh trí huệ mới phát vào đại

học chi Đạo thiền cơ.

Tâm thiền định đi vào đại học chi Đạo, nên mỗi

thời nhập định là mỗi thời học Đạo, dùng trí tuệ để trí

tri con đường lớn của Đạo Trời, nhà trường lớn của

Phật Pháp, Tâm Kinh lớn của Vạn pháp Triều tông,

cùng Phật cùng Đạo do sự sanh huệ mà thành tựu.

Được Thần Phật là học thần thông, làm cho sức

mạnh vạn năng của vũ trụ hợp tác với ta thành pháp

lực mạnh như Thần, để có đủ quyền năng đi vào học

Phật.

Page 73: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

73

Đạt tới Thánh Phật là phát trí tuệ nhãn tạng Tâm

kinh, làm cho điển hóa văn chương kinh pháp để trí

tuệ quang sáng như Thánh.

Đạt tới Tiên Phật là vào được thế giới Bạch Ngọc

Kinh cõi Đại La thanh tịnh của ba ngàn Thiên Tôn

nửa Phật nửa Đại La Thiên Tiên, là cõi Niết Bàn của

Bạch Ngọc Kinh Vương Đạo. Đó là cõi sướng như

Tiên.

Đi tới cõi La Hán Phật, Bồ Tát Phật, Di Đà và Di

Lạc Nhứt Công Đức Phật là cảnh giới ngoài Tam

Thiên Thế giới gọi là Lôi Âm Tự. Niết Bàn của cảnh

giới Như Lai do Đức Phật Tổ Như Lai an ngự. Đó là

cõi hiền như Phật.

Bậc đắc Đạo rồi mới vào bốn cảnh giới mạnh

như Thần, sáng như Thánh, sướng như Tiên, hiền như

Phật, để mình thành chánh quả vào trong đại Đạo

miễn bàn của Hư Vô chi Đạo.

Phật Pháp dạy cho nhà Phật Đạo thường tại để đi

vào giáo pháp vô thường tại, có đi vào những cõi vô

thường mới làm Thầy trong cõi hữu thường linh

quang tương chiếu.

Khi tâm đi vào chánh thanh tịnh thì trí tuệ theo

khí Hạo Nhiên sắp cho ta chánh tư duy. Sự chánh tư

duy là thiền cơ chi Đạo ta phải đi vào sự động của trí

tuệ để ta thành Đạo.

Page 74: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

74

Làm cho ngũ giác: thấy để nhơn chánh, nghe để

truy minh, hiểu để chánh kiến, biết để đo lường, trung

để hiếu cảm.

Năm đức đó hóa thành ngũ sắc: Đỏ để thần minh,

xanh để minh triết, vàng để lòng nhơn, trắng để bộc

bạch, đen để huyền hóa.

Năm đức đó hóa thành ngũ quang:

* Tim sanh Xích Đế màu đỏ hóa hồng quang:

hồng quang hườn nguyên Xích Đế triều nguyên.

Trong Vương Đạo Xích Đế là lòng trung trinh

Hoàn Đạo, bậc học Phật phải có đủ lòng trung trinh

mới thành Đạo vào cảnh giới Niết Bàn.

* Can sanh Thanh Đế màu xanh lá cây: khi đổi

sắc quang thành màu xanh da Trời thì Thanh Đế hườn

nguyên. Thanh Đế trong Vương Đạo là Đạo chi dân,

người đắc Đạo phải làm ra sách lược kinh bang tế thế,

lòng nhơn cho dân giàu quốc mạnh mới thành chánh

quả.

* Phế sanh Bạch Đế màu trắng của kim

quang: tới khi phát quang tụ hội được tất cả tinh hoa

trong Trời đất vào trong người thành kim quang Bạch

Đế hườn nguyên.

Trong Vương Đạo Bạch Đế là Phật Mẫu sanh

tánh vía Phật Tiên, Thần Thánh và Nhân loại (nên gọi

Mẹ Trời). Tất cả phụ nữ và người tu phải đủ tam

Page 75: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

75

công: công phu, công đức và công quả mới có cơ hội

thành Đạo viên mãn.

* Thận sanh Huyền Đế màu đen của pháp

thủy: khi đến phát quang nó trở thành đồng tử trong

nhãn tạng Tâm Kinh để thấy biết việc Trời việc người,

trong bản thân nó có hai thể dục vọng và trí tuệ.

Người tu xa dần dục vọng thì tinh hoa đó dục tiến

Thiên Đàng trở thành tiềm năng và pháp lực, trí tuệ

phát quang thì Huyền Thiên Hắc Đế triều nguyên.

Trong Vương Đạo, là vị Quân sư phù trì Quốc

Vương là người giữ Đạo lý tam cương ngũ giáo, làm

cho quốc gia có Hàn Lâm Viện học, dạy bậc Tiên

nhơn Tiến sĩ, cử vào phụng sự quốc gia làm cho nền

văn minh Phật Pháp thành quốc độ Niết Bàn mới

thành chánh quả.

* Tỳ sanh Huỳnh Đế màu vàng như ngôi

Trung Ương: các vị Tỳ Kheo, La Hán, Bồ Tát đều

phù chánh Vương Đạo làm cho sắc thái và lòng nhơn

thiện giác sanh hòa khí, hòa khí sanh tài nhơn, tài

nhơn sanh thái bình trong thiên hạ.

Nhờ sự phù trợ nên Vương Hanh Lợi Trinh lập

lại quả địa cầu thành nước Trời, đất Phật. Thuận thiên

thời của kỷ nguyên Di Lạc lập thành, đến đó Huỳnh

Đế hườn nguyên, bậc tu Đạo và lập Đạo mới đủ công

đức để thành chánh quả.

Page 76: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

76

Sau khi ngũ khí triều nguyên thì trong tâm của

người tu thiền định sinh ra ngũ vân:

* Tim sinh ra nhãn tạng có Quân chánh thần

minh cầm nắm Vương Đạo đại diện Trời trong chánh

tư duy.

* Can sanh ra thiền cơ có phụ từ tử hiếu, làm cho

sự tiết độ sứ bảo an phù trợ Vương Đạo đại diện Trời,

là vị nguyên nhung có trí độ bảo vệ thái bình.

* Thận sanh ra trí tuệ sách lược chi dân làm cho

dân giàu quốc mạnh, trong Vương Đạo là Thủ Tướng

cố vấn cho Quốc gia hoàn thành chí nguyện.

* Phế sinh ra bộ kinh tế và sách lược an bang tế

thế lâu dài, lập ra sự bình chuẩn lớn chi dân để quốc

gia tu bổ sửa sai cho phù hợp Vương Đạo, đem chánh

văn minh vào trong đời sống thật cho thiên hạ hành

nhơn trung kỳ quý.

* Tỳ sinh ra nhơn quyền là bộ xã hội làm cho văn

minh có tiết độ của nhà Đạo, làm cho an ninh có trật

tự hiệp quần, làm cho đức háo sanh của Thượng Đế

vào trong sở học linh cảm của mọi giới, làm cho

người và mình hiến dâng công đức để tu thành chánh

quả.

Năm đức đó kết hợp được lòng chí nhân thì

người tu thiền định hóa được ngũ vân, phát được ngũ

quang làm tròn công đức trong Tam Kỳ phổ độ.

Page 77: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

77

Quốc gia là nhà lớn cho trăm họ sống chung,

người tu chánh Đạo không phù trị quốc gia không có

đại công đức để thành Phật.

Nhân loại do đức duy chánh của Tam Giáo nhà

Trời cõi Phật cho xuống thế để tu nhân, bậc chân tu

không giúp nhân loại của mình cũng không đủ tam

công để thành Phật.

Phiền não của thế gian là trường đời: để thi bậc

nhân, để thí bậc trí, để đua bậc tài, đển an bậc Đạo.

Nhờ đại phiền não, có biết giai không thì thế gian mới

sanh xuất hàng trí tuệ mà thành công viên quả mãn.

Đi vào thế giới không không gian, người tu thiền

định phải chơn tịnh lại lòng, chơn ái lại lời nói, chơn

giải lại duy nhơn. Được như vậy, mới trống lòng

phàm đi vào thanh tịnh giới của nhà Phật nhà Đạo.

Thanh tâm nhìn bóng Thố

Đạo hiệp kết vầng Ô

Tâm không sanh Thiền giác

Thanh tịnh hiệp Hư Vô.

Đạo chỉ nguyệt như nhìn trăng trong thiền giác.

Huyền Tẫn Môn sanh pháp giới lục thần thông.

Đường Đạo Trời mở Thiên Lý Phật học thiền tông.

Nhơn duy chánh luyện huyền công để ta là Phật.

Việc ta thấy sự chinh nghiêng trên khắp quả đất.

Page 78: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

78

Chỉ một đường đi Phật cứu được lại ta thôi!

Bậc thiền cơ phải nhạt nhạt lại tâm đời.

Người đạt Đạo phải thu hồi Đại Thừa Cửu Chuyển.

Nhờ đắc pháp ta cứu cánh đời trong thiên cơ thị hiện.

Ai con Tiên cháu Phật biết Thiên lý để về.

Sự trầm kha theo thất phản thế gian hề.

Nên đánh thức bờ mê quy về chơn chánh giác.

Phật tổ dạy pháp Ma Ha ta truyền ra Như Ý.

Hàng con Tiên phải chánh ý để phi lai.

Qua bể dâu đừng đi đụng các đầu đài.

Lòng thanh tịnh Như Lai cầu chơn pháp.

Tu Đạo Trời không đòi đắp y nhơn và y bát.

Bình đẳng theo đời Đạo được song tu.

Bậc thiền sư ra sức lớn để công phu.

Hàng chí nguyện dưỡng sinh làm bờ giác.

Page 79: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

79

LỤC TÂM THÔNG

Tàng ẩn trong sáu cánh cửa của hậu Thiên, trong

bản thể của người tu thiền cơ chi Đạo:

1. Tâm tàng thần có chứa linh cảm Thần quang

chi Đạo.

2. Phế tàng phách có chứa khí Hạo Nhiên tiên

Thiên phục mệnh Huyền Võ chi cơ Tiên Thiên - Tiên

Địa Hội.

3. Can tàng hồn có chứa Anh Hồn như tánh Anh

Nhi.

4. Thận tàng ý chí có chứa tinh thần trí tuệ diệu

tính thiền cơ học của Trời của người.

5. Tỳ tàng ý thức có chứa lòng chí nhơn cho bậc

hành Đạo chi dân làm giàu mạnh văn minh.

6. Đởm tàng thức ngộ có chứa chánh khí trung

nghĩa của bậc Đại Tướng cầm quân cơ an dân duy

Đạo.

Giải nghĩa Tiên nhơn lục tâm thông

1. Tâm tàng thần

Có chứa linh cảm thần quang chi Đạo, trái tim vô

hình của nhà Đạo là minh cảnh đài, là tâm quang.

Người ngồi thiền định an thần tịnh ý đi vào trong tâm

Page 80: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

80

quang, ta được hiển thần, thần đó là thân ngoại chi

tiên, thần đó là Phật lớn vô tướng, là Vương Đạo ở

trong bản thể vô hình, là chủ nhơn ông hườn kinh di

pháp, là Thầy chính ta.

Tìm được tâm tàng thần là tầm được ta là ai

trong Tiên Nhơn Phật Thánh và tìm được diện mục

bổn lai, nó được đắc Đạo, ta đây được đắc Đạo.

Đạo lớn vô hình, Phật tâm ta vô tướng, tâm

truyền thần không bị vướng sanh cơ.

Từ đó, người tu Đạo đạt sự tham ngộ, đắc trong

sự thiền cơ, học trong luật trí tuệ, hiểu trong tiềm năng

sanh xuất Như Lai.

Tâm tàng thần, sanh hoa tâm đăng đưa ta vào

chánh tín, dạy lại ta chánh thanh tịnh, cho ta mở

chánh tư duy, đưa ta vào những cõi hàm học chánh tư

nghì. Đó là tâm hoa cúng dường Trời Phật trong pháp

giới Thiên không.

Tâm tàng thần khi thần ta tương sanh lập cái có

làm nền tảng của Chơn Như, an cái không để điêu

luyện trí tuệ, hiểu tính Trời để xiển giáo hườn Thiên,

yên thiền cơ để diệu quang sanh xuất, thấu Tam Thiên

để truyền bổn nguyên thần, học thân ngoại thân để đi

về Thiên ngoại thị thiên, thiền giác thị thức, nhân thân

giác ngộ, thị giải thiền cơ mà am tường thần minh

sanh xuất trí tuệ.

Page 81: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

81

2. Phế tàng phách

Có chứa khí Hạo Nhiên Tiên Thiên phục mệnh

Huyền Võ chi cơ, Tiên Thiên khí linh Tiên Địa Hội

trong phế quản, mọi sự tinh hoa sáng suốt trong Trời

và vũ trụ quan khi ta thiền định những luồng điển khí

Tiên Thiên được thu vào trong phế để nhân hoa trở

thành Thiên thể.

Trong phế lại chứa phách của hậu Thiên, từ đó

vía của bản thể Thần Tiên lại hiển ra Âm sinh hóa

huyền cơ, Dương sinh hóa trí tuệ, nên nguyên thần

học của trí tuệ thì phế tàng phách là kho tàng dự trữ

tiềm năng.

Trăng thượng huyền tròn đầy sáng đủ là Dương

cơ, trăng hạ huyền thì tinh hoa trong người phát Âm

cơ huyền giải.

Khi huệ sanh kim quang thì phế tàng phách hiển

ra cây đèn vàng Bạch Lạp Kim Quang, soi tới đâu thì

thiên cơ trong người ta thông hiểu tới đó, Thiên Thơ

từ trong đó phát sanh, Thần Thơ từ trong đó dâng

chánh, binh thơ đồ trận sách lược an bang đều từ

Dương kim sanh xuất thiền cơ chi Đạo.

Tinh hoa trong người được hiệp hóa tinh hoa của

Trời là nhờ Dương kim trong phế, mà sanh hóa kim

quang để cho ta mở đại giác ngộ cao minh cùng Phật.

Page 82: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

82

Đến đây, nhân phát thức giai ngộ huyền thiên,

tinh hoa sanh xuất kỳ hình, Thiên nội Thiên ngoại

Thiên diệt độ.

Kim là Mẫu đức sanh xuất kỳ nhân. Kim là Mẫu

ái sanh xuất trí độ. Kim là pháp thân sanh xuất kỳ

quan. Kim là kinh tế sanh xuất Hoàng Kim chi Đạo.

Nên của quý không để ngoài sân, được kim sanh trí

tuệ rồi phải tu theo thiền cơ chi Đạo.

Ẩn giáo chi ngôn. Khiêm để đức kim tròn sáng,

nghiêm để ý kim thành đại nguyện, tịnh để trí tuệ

được pháp giai sanh, an để vô tranh cho khí kiếm

thanh xuất Huyền Võ.

Từ đó, trí kiếm sanh xuất văn kim. Bồ tát dùng

trí kiếm để hàng ma đi vào chánh Đạo, hàng phục tâm

quang đi vào chánh kiến, hàng phục phiền não đi vào

chánh tư duy. Cho tâm đạt bình sanh đường Hoàng

Đạo, trí được bình hàm học Hoàng Kim, cho lục căn

đạt bình để phù trợ Vương Đạo, tâm thể bình đạo

trong mình mới sanh xuất thiền cơ.

Hàm thụ cái biết của trí kiếm là làm cho khí đắc

sự trung hòa, cho trí đắc sự trung dung, cho tâm đắc

sự trung đạo.

Từ đó, kim hoa phát theo trí tuệ nở thành Văn,

tâm hoa phát theo Tâm Kinh thụ hóa, tánh kim hoa

phát ra sự nhún nhường. Đó là hái hoa dâng Trời cúng

dường Đức Phật trên cõi thượng Thiên.

Page 83: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

83

3. Can tàng hồn

Có chứa Anh hồn tức là Anh Nhi chi khí, trí độ

của Đông Phương Huyền học trí độ của bậc Đại

Tướng cầm binh. Trung cang để sanh tiết độ lượng,

trung nghĩa để sanh xuất của tiết độ sứ, trung thần để

sanh trung dũng bảo vệ sự sáng lập của quốc gia.

Tiết độ của bật trung thần là thành đồng Tổ

Quốc, tiết độ của hàng trung nghĩa làm trọng phụ triều

cương.

Đạo tam cương, trung với Vua để tiết độ trong

đạo Quân thần, hiếu với nước tiết độ trong sự bảo an

cho minh chánh, ái với dân tiết độ trong việc xử thế và

tế thế có Đạo lớn chi dân.

Can tàng hồn là đạo của đại trượng phu, đạo phù

trợ bậc an bang, đức phù trợ hàng tế thế, từ đó sanh ra

tiết độ sứ.

Xa trong muôn dặm lòng vẹn chi tình. Đi trong

muôn ngàn cảnh nội kinh chỉ một đường Hoàng Đạo.

Ái trong vạn dân lòng trung trinh thờ chỉ một Trời.

Làm trong mọi sự hàm tính thay Vua an chánh. Học

trong mọi sách lược trí trung dung không thờ hai Vua.

Làm thần dân trong Vương Đạo muôn đời không sai

lệch tiết độ. Yêu trong vạn hải để chánh lòng phù trợ

hiến ái duy nhơn.

Hiểu trong thiên sơn không thờ hai Chúa. Biết

trong các ngã tướng tài phú phi nghĩa không nhìn. Sắc

Page 84: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

84

pháp trong muôn hình phi lễ bậc tiết độ không giao

kết. Đi độ trong vạn nhà tâm là Quân thần thờ một

chủ không hai. Ấy mới gọi là đạo của tam cang.

Bậc trung thần thờ Vua thờ Trời không làm sai

tiết độ thì mới thành chánh quả, mới liệt vào Phật

Thánh Tiên, phục vị lại tánh linh quang trong Trời

đất.

Đạo tam cương là phục vị tại tam càn trong bản

thể Vô Vi chi Đạo. Trung để chánh hành nhân, nghĩa

để chánh thanh tịnh, hiếu để chánh văn chương.

Người tu phải trung với Trời để chánh linh

quang. Hiếu với Phật với Vua để làm công đạo. Nghĩa

với quốc dân để làm tròn sứ mạng của bậc công thần.

Bậc tu Đạo càng về với Đạo để hiệp thanh khí

của can tàng hồn, thì tam cang hiển chánh. Thanh Đế

hoàn nguyên Phật tâm hiến ái.

Nhu đạo trong văn chương để tiết độ kỉnh

nhường, nhu ái trong xử thế để Thiên thể hòa nhơn,

nhu trí trong sông, ngoài hồ đem đại trí vào biển lớn.

Làm cho lòng dân tu Đạo có đủ tiết độ, làm cho chí

nhân có đủ mực thước tiết độ, làm cho học sĩ và chí sĩ

có đủ độ lượng để hòa nhơn thì sự nhơn chánh.

Người tiết độ biết dâng tình vào công chánh,

người trí tri biết dâng ái làm cho quốc thái dân an, phụ

từ tử hiếu. Đó là cái đạo của Đại tướng cầm binh phù

trợ thái bình trong thiên hạ.

Page 85: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

85

4.Thận tàng chí

Là Đại Khối Tinh Thần hiệp nhất sanh ra sách

lược chi dân, phù trợ Vương Hanh Lợi Trinh là bậc

Thủ Tướng hay cố vấn Quốc gia, phải có đủ 5 bộ sách

lược chi dân:

Thiên thơ để hiểu Thiên thời trong đó có

Thiên cơ Trời dạy bậc duy Đạo để không sai lệch

đường chính Đạo.

Thần thơ để hiểu sự sắp số thiền cơ trong tinh

hoa của Thiên Địa Nhân, nên bậc hành Đạo chi dân

biết sắp vận Trời, phong Thần, phong Thánh, phong

Tiên và phong Phật.

Sách lược binh thơ hình đồ trận pháp để thấu

hiểu Thiên văn địa lý và trận đồ trong sức Vạn Pháp

Triều Tông, để điều hành Phật Thánh Thần Tiên khứ

lai, khứ vãng vào thế giới con người và Tam Giáo.

Sách lược an bang tế thế ngàn năm làm cho

thái bình thiên hạ.

Sách lược kinh thương tế thế làm cho dân

giàu, đạo đức chí dân làm cho quốc mạnh văn minh

đạo đức cường thạnh, lòng người trí độ được mở

mang, tình Trời được hàng thượng nhơn đắc Đạo nên

thanh tịnh.

Trăm lòng dâng ái vào Đại Hoàng Kim, ngàn

Phật tâm hoa cúng dường đại thế, vạn Tiên xướng

Page 86: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

86

nghĩa để dâng tình, triệu Thánh hiến văn chương để

đắc Đạo, triệu triệu Thần nhân cúng dường thiền định

và trí tuệ để hoàn nguyên.

Thế mới gọi là Thiên đàng tại thế, ấy mới gọi

Niết Bàn tâm sanh hóa kỳ quan Phật quốc.

Đến đó, Trời thương con hiếu hạnh ban tặng kỳ

quan, Phật quý con nghĩa cử nên ban lục châu cho

Hoàng Kim giàu mạnh. Tam Tông quý đồ sư quy y

đầu Phật nên ban pháp lực để ứng dụng Thiên thời.

Ngũ Đế thấy lòng người quy y tu Đạo nên mở

cửa Thiên thời.

Bạch Đế ban ngũ kim thuần phúc phù trợ Hoàng

Kim, làm cho người tu đắc Kim Thân thành Đạo,

thành Phật.

Xích Đế ban tam vị chơn quả vào địa cầu làm

cho tim người phát thuần quang, làm cho các viên

ngọc trong Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được phát quang

và ban khí thuần dương cho quả linh cầu, làm cho ánh

sáng Trời trăng và tinh tú thuần nhất, sanh ra hai mùa

xuân thu ôn hòa mát mẻ.

Người tu Đạo nhờ vậy dễ thành Đạo và học pháp

trường sanh của Phật Di Lạc để sống ngàn năm,

không già nua nữa.

Thanh Đế ban ngũ khí thuần phong vào địa cầu,

làm cho người tu linh đơn dễ đắc Đạo, làm cho các

Page 87: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

87

giống thảo mộc dược linh từ thiên nhiên theo ngũ khí

của Thanh Đế vào lục châu sanh ra kỳ hoa dị thảo.

Thần dược, Thánh dược và Tiên dược được khai

Tam Thanh trên đất lục châu. Từ đó, ngũ cốc thơm

như trái Tiên, hoa thơm kỳ thảo làm cho ố khí toàn

cầu ly khai quả đất, con người tu theo Tâm pháp Tâm

kinh phát quang mỗi ngày lan rộng ra vũ trụ tiếp được

dương quang, nối được 6 đường Hoàng Đạo.

Trời mở ra 24 cửa để đưa rước người tu tâm

pháp vào 24 trường hàm thụ Đạo pháp mới thành

chánh quả.

5. Tỳ tàng ý

Sanh ra những hàng chí nhơn có chí nguyện

hưng chánh Vương Đạo, có ý chí bảo vệ triều cương

làm cho nền văn minh được Kim Cổ Kỳ Quan, bảo vệ

sự lập pháp hiến pháp và hành pháp trong một triều

đại Hoàng Kim.

Như Thượng nghị sĩ và Hạ viện nghị sĩ sẽ bảo vệ

sách lược chi dân, dâng hiến triều trung làm cho nhơn

tâm chánh thuận vào Vương Đạo.

Như một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ Kheo

Phật phù trợ Vương pháp của Phật Tổ Như Lai. Như

ba ngàn vị Thiên Tôn trong Quần Tiên Hội phò trợ

Vương Hanh Lợi Trinh trên Bạch Ngọc Kinh của Đại

Tam Thiên Thượng Đế.

Page 88: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

88

Lòng chí nhân của Trời Phật ở trong tạng tỳ có

tàng ẩn sự duy nhơn cao thượng làm cho hàng đắc

Đạo minh di thiện, hàng đắc pháp minh ái dâng tinh

hoa vào sở năng thượng học.

Người đắc Đạo được phục vị lại tánh Trời, người

đắc Phật phục vị lại tánh Phật, còn bậc thiền tông

phục vị lại bản tánh chí nhân. Cả 3 giới phục vị lại

nhơn chi sơ tánh bản thiện.

Từ đó, các mỹ cảm hiến ái chi dân, đắc linh cảm

dâng tình vào công chánh để thành Phật, nhơn chi quý

mở linh giác tầm căn, Đạo chi linh mở linh khiếu thần

giác, trăm hoa dâng ái để đồng thanh, đại giác hiến

tình để an chánh kiến.

Các bậc Tỳ Kheo Phật, việc làm của họ không

tính công nên công kia hóa thành công đức, họ phù trì

không bàn vào thời gian nên đạt được cảnh giới không

lòng mà thành Phật.

Họ quên mình trong cảnh nguy nan, họ không

tình trong Tiên và tục, họ không tính toán trong công

pháp hoằng dương, gia công không đòi lợi nhuận,

hành thiện không tư kỷ ở lòng, làm cho sự trống

không như thuyền bát nhã không đáy chở khách hoàn

nguyên, không bàn nhơn duyên thiện ác chính tà. Nhờ

chữ không đó mà đạt đại trí tuệ.

Page 89: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

89

Trước khi đắc Phật, hàng Bồ Tát phải tu Đạo lớn

vô tranh tức là không thiện giả ngã tưởng mà đạt sự

chân thiện.

Chơn thiện là thấy ác không ghét, gặp hung

không sợ, gặp khó khăn không từ nan, gặp thiện

không lưu giữ, làm cho trí ta thành biển có thể chứa

vạn nguồn, làm cho tánh pháp ta là vô lượng quang

không quái ngại nhân quả.

Ở trong muôn hình pháp biết tùy duyên, ở trong

vạn tượng biết sanh xuất, trí tuệ ấy mới gọi là chơn

thiện.

“Thấy việc ác nhỏ nhất đều không làm, gặp thiện

giác nhỏ nhất không bỏ qua, được như vậy mới là

chơn thiện”.

6. Đởm tàng thức

Bậc tu Đạo, hàng đạt Đạo và bậc Đại Tướng đại

giác cầm binh quyền phù trợ Vương Đạo là bậc Quân

thần tá sứ.

Quân minh Đạo thì yêu ái hiền thần, thần minh

Đạo thì ái quốc chi dân. Đạo của tiết độ sứ là trung để

chánh an Quân, hiếu để chánh xử thế, nghĩa để chánh

tinh thần. Nhờ đức lớn mà Quân chánh tư duy, thần

thánh trung nghĩa.

Nghĩa cử trung dung là mực thước tiết độ cho

Quốc gia, hiếu cảm được lòng nhơn chánh trong thiên

Page 90: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

90

hạ, thiên hạ nhìn được sự duy nhơn thì dâng ái hòa

minh.

Trời thấy bậc hành nhơn thì ban Linh Thần Linh

Tiên vào khai mở trí tuệ. Đến đó, không học mà biết

các Thiên lý kỳ hình, Đạo lớn kỳ giác, ngộ nhận ra

Trời Người có sự duy đồng nhất cảm, Phật và Nhơn

đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.

Thần đến đó phát ra 6 cửa thiền cơ: Thấy để hàm

học sở năng đó miễn bàn. Nghe để diệu âm sự nghe

đó ẩn ý. Hiểu Đạo trong sự tham ngộ thì tỏ sáng Thiên

cơ nên ẩn ngôn. Biết sự huyền cơ được hóa pháp thân

vào Đạo lớn thì biết Huyền Võ. Dự trữ được ý Trời

mở rộng trong thiên ngôn vạn ngữ lại thầm kín thiền

cơ. Phát minh được sự Kim Cổ Kỳ Quan mới đi vào

đại ngộ lại không lời để diệt độ.

Học được Trời phải không lời để tụ ý, học được

Phật phải dứt ý để xuyên tâm, học được Thiên tâm thì

linh quang biết tàng ẩn. Vào cửa Huyền Tẫn không

mình để mở chi môn, vào cửa chi môn phải không

người mới thành Đạo quả.

Chữ thành của Đạo: Học đến tròn đầy lại không

tranh. Thi đến tròn Đạo lại không giành. Yêu đến hiến

ái lại vị tha. Thương đến hiến tình lại vô quái ngại.

Làm tất cả mà lại không tính công. Dạy thiên hạ lại

không đòi bổng lộc.

Page 91: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

91

Có làm phương tiện để mưu sinh. Giàu được

phương tiện lại pháp thí. Vinh làm phương tiện để văn

minh. Danh làm phương tiện để thi nhơn. Nhờ hành

nhơn trong mọi phương tiện mà thành Phật Pháp.

Các bậc Tỳ Kheo thường bố thí pháp giới mà

được thành Phật.

Các vị Thánh Phật bố thí văn kinh mà được quả

vị Bồ Đề.

Các vị Tiên Nhơn bố thí phương tiện mà đắc

chính Đạo.

Hàng thiền định bố thí thanh quang điển lành

làm cho quả địa cầu quân bình khí hóa tiên Thiên tiên

hậu. Bậc nhân sanh hóa lòng chí nhân. Hàng tài hoa

khiêm cung cùng Đạo. Bậc trên biết dâng ái vì dân.

Bậc giác ngộ bỏ đồ đao kiến tánh thành Phật. Cho học

sĩ biết dâng tình lớn vào công nghĩa Quốc gia.

Nước là nhà lớn, bậc ái Quốc biết trải lòng trung

có tiết độ yêu dân, cho lòng dân an chánh thuần Đạo.

Nước được sĩ khí người trọng nghĩa kỉnh tài. Dân

có tiết độ nghiêng mình theo công lý. Nhà có con tu

chánh khí hiển thần minh. Vợ chồng có hiến tình chi

đạo chi dân mới thuần nhất. Lòng người có minh

trung mới bảo vệ quốc hồn. Nước được bậc duy nhơn

sự nhơn trị làm cho văn minh học sĩ.

Page 92: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

92

Thương vì đại ái nên trọng hiền tài. Yêu vì đại

tha hiến tình vào công nghĩa. Tình vì đại hòa nhơn

nên kỉnh lễ nhạc được văn hoa.

Hàng chí nhân tu theo Trời, dâng cái lòng chí

nhân cho mạch nước văn chương, hiến sự hiếu thuận

cho Thánh nhân, hiển tình trong chánh kiến.

Hàng tu Pháp Phật, thiền định hiến sự trí tri

thành sách lược thái bình trong thiên hạ, làm cho ý

nguyện của người tu chính Quốc gia thành tiết độ thái

bình.

Nhờ công tâm nên an Đạo ở Thượng Thiên. Tâm

công đức làm cho chí đồng Đạo hiệp. Người người vì

bổn phận nên tinh tấn với Quốc gia. Quốc gia vì Đạo

chi dân nên nghe tiếng nói của tài nhơn chi giáo.

Gom tinh hoa làm sáng tinh tượng để hiệp Thiên

thời. Được tài hoa sách lược an dân để đạt địa lợi. An

chánh cho Thiên tài hòa nhân vào công chánh an dân.

Làm được vậy là tu hóa cho Quốc gia cường phú.

Nghe bậc nhân trị để truy kiến hiền tài. Ái bậc

đồng thanh để trưng cầu nhân ý. Quý bậc tài hoa để

dạy đạo Thánh hiền. Ưu đãi lòng nhơn cho bậc minh

Đạo đại trị. Dân biết kinh thương làm giàu mạnh phú

cường. Quan biết kinh bang làm thái bình thịnh trị.

Người có tu nhân, dân hiếu thuận triều ca, đó là đạo

chi dân an định.

Page 93: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

93

Thương dân phải chi đạo để dân tu phát Đạo thần

minh. Dân có hàng đắc Đạo thì sự thông tình của

Quốc gia đạt lý. Chơn lý có thông tim Trời người mới

duy chánh cho thiên hạ. Người tu đem ý Trời vào

Quốc gia là thuận Thiên thời.

Người tu thiền định theo Như Ý Pháp Môn là

người phù trợ công đạo cho Quốc gia, là người thuận

Thiên cơ thừa mệnh Trời khai giáo pháp.

Hữu đắc chí, bậc thượng tu cộng chi.

Bậc đắc chí, phù trợ Quốc gia công chính.

Người đắc trí tuệ thượng thông Thiên cơ, hạ đạt

đạo đức. Thường an để thấu hiểu Phật tâm, thường

tĩnh để hàm thụ Thiên lý, hàng duy nhơn thường tĩnh

tâm linh để sinh huệ mạng.

Nhà Đạo thường tĩnh để sanh tâm minh.

Nhà Phật thường thiền cơ để sanh ứng dụng.

Khi trở vào trong tinh hoa của Trời Phật, nhận ra

Phật phải đạt nhất lý thông vạn pháp mới Triều

Nguyên, Đạo đắc Kim Đơn mới đi vào Vương Đạo.

Ứng trong thiền cơ để hàm học vạn biến.

Cái siêu nhân phàm mới mở lậu tận thông.

Page 94: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

94

Học ra ngoài sáu cửa linh tâm.

Tịnh ra ngoài sáu căn đắc trí tuệ.

Page 95: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

95

DUY ĐẠO THẦN MINH

1. Giác ngộ để siêu hóa thần minh:

Xưa nay, bậc giác ngộ thường nhập định để làm

vui tầm chơn lý, để giải thoát nên hiệp quần cùng Phật

Tiên Thần Thánh như người một nhà.

Mỗi sự vui đều tầm ra chơn giải của cảnh giới

thoát trần siêu hóa chơn linh, ưa mùi thanh tịnh để

đốn ngộ tâm mình, trở về lại sự Chơn Đạo vô hình để

tâm linh đi vào sáu cánh cửa Vô Vi chi khí, luyện

mình thành Tiên, luyện mạng thoát tục, vào những

cảnh giới thông thiền làm cho sự giác ngộ hoàn toàn

đắc Đạo.

2. Đốn ngộ để thông Đạo học thiền cơ:

Bậc mới học Đạo chưa ngộ nhờ Thầy điểm hóa

để mở căn cơ, đi vào sự học của Đại Thừa Chơn Giáo,

nhờ Tâm Kinh thanh tịnh giúp mình truy ngộ ra sự

tâm lý để giải thoát vô minh, nhờ nghịch cảnh đốn

ngộ mình từ trong phiền não biết phương sanh trí tuệ,

sự khảo nghiệm của trường đời là một sự tiến hóa tâm

linh.

Biết xa chỗ ồn ào để luyện tánh nhân. Biết huyền

giải sự phiền não để thông kinh phát Đạo. Biết tầm

Chơn Sư có trí huệ để đốn ngộ thiền cơ. Biết mượn

thời gian của Trời cho mình còn lại tu cho đạt đại triệt

Page 96: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

96

đại ngộ, để giải thoát trong một kiếp người mới là

khôn Đạo, là hàng biết đốn ngộ mình tỉnh tu trong

một kiếp.

3. Tu để làm gì?

Tu để thay đổi mới mình, từ phàm ra Thánh, từ

mê tới giác ngộ, từ đần độn quê mùa thành thông

minh trí tuệ, từ dối trá trở lại thanh tịnh thật thà, để

tầm ra bản lai diện mục của mình ở nhà Trời, cõi Phật,

ta là ai trong Chơn Đạo vô hình, tại sao ta lại vào cõi

phiền não trong hữu vi chi giáo?

Tu là giải thoát, ta phải tìm bậc Minh Sư có khả

năng điểm hóa và quy y cho ta, để ta vượt thoát màn

vô minh mới sớm thành tựu trí tuệ.

Trong hành trình tu Đạo lúc chưa ngộ nhờ Thầy

đốn ngộ, bằng ta đã ngộ tự đốn ngộ cho mình mới là

chơn ngộ.

4. Ta tầm ai ?

Tu thiền định là ta đi tầm ta, tầm cái linh hồn của

ta là ai, và tầm cái lý do tại sao ta bị luân hồi vào kiếp

nhơn sinh?

Khi hiểu chiều sâu của thiền cơ mở ra ta phải đi

vào trong để đưa linh hồn ta siêu giác vào cửa Đạo,

nhà Phật hàm thụ chơn linh, nương Tân Kinh Tân

Pháp để hồi quang phản chiếu, giải cái ta bà khổ não

của nội tâm, thoát ly cái ta bà phiền não của thị chúng,

Page 97: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

97

biết lập lại trật tự cho tâm hồn gọi là tu, biết thiền định

gọi là luyện.

Nhờ mực thước của tâm linh mở ra, ta đi vào sự

ta tầm lại ta trong chơn linh chơn thật, ta biết ta có hai

bản thể hữu và vô, ta tu luyện cái hữu vi, tức giải thoát

được bản thể vô vi trở về lại sự thiên nhiên đạt Đạo.

5. Tu đi vào đâu ?

Linh hồn của chúng ta từ cõi Phật, vì sự thiếu

thanh tịnh nên lìa Đại Khối Linh Quang đi vào cõi

Tiên, rồi thiếu thanh tịnh đi vào cõi Thánh, rồi thiếu

thanh tịnh đi vào cõi Thần Tiên của Bồng Lai hậu

giới, rồi lại thiếu thanh tịnh mới đi vào cửa sanh tử

của kiếp làm người. Sau đó, bị phiền não bao vây mới

đi vào sáu cửa nhân nhân quả quả để vay trả theo số

kiếp làm nhân loại trong sanh lão bịnh tử khổ ải của

trần gian.

Người tu thiền định theo Tân pháp, trước là giải

thoát linh hồn cho minh Đạo, sau đưa linh quang của

ta trở về hồi kiếp trong Thần Tiên Thánh Phật, lấy lại

sổ sinh tử của thế nhân để trở thành Kim Thân Tiên

Thần Phật Thánh.

6. Tu sao gọi là giải thoát ?

Linh hồn của kiếp người thiền định được xuất

hồn đi vào cấp Thần, tức linh quang giải được kiếp

người. Linh quang vào cấp Thánh giải thoát được cấp

Page 98: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

98

Thần. Linh quang đi vào cõi Tiên giải thoát được cấp

Thánh. Linh quang đi vào cõi La Hán giải thoát được

cấp Tiên. Linh quang đi vào cấp Bồ Tát giải thoát cấp

A La Hán. Linh quang đi vào cấp đại Bồ Tát giải thoát

cấp Bồ Tát. Linh quang đi vào cấp Á Phật giải thoát

được cấp đại Bồ Tát.

Giải thoát là sự tham thiền nhập định để lên

những tần số thanh nhẹ hơn và pháp lực trí tuệ cao

hơn cho đến cõi công đức tròn đầy, trí huệ viên mãn

của cảnh giới thanh tịnh Niết Bàn mới tròn đầy viên

mãn.

7. Luyện hình hóa khí.

Khi thiền định theo Đại Thừa Cửu Chuyển là

xuất hồn ra tao ngộ với thể vía, hai khí Âm Dương

trong người tiếp được thanh khí Hạo Nhiên mới phát

ra ngũ khí. Từ dó, tam thốn khí ra vào cõi Bồng Lai

mới tiếp được khí Thái Nguyên Hoàng Đạo.

Mỗi kỳ thất thâu chín khí đó vào trong bản thể

vô hình mở ra chín cửa của chín Trời, chín khí đó mở

ra sáu huệ gọi là mở lục căn. Lục căn nhờ chín khí đó

nuôi lớn lên trưởng mạnh gọi là lục Thần, phù trợ cho

hồn vía tương thân tương ái để được Thánh thai Phật

tử. Khi Thánh thai Phật tử hiệp lại thì tam thần của

nội thân cũng hiệp nhất, thành ra vị Kim Tiên Như Lai

đi vào các cảnh giới Bồng Lai hàm học Tâm Kinh, để

chơn giải thần minh chi Đạo.

Page 99: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

99

8. Luyện khí hóa thần.

Đến đây, ngũ khí hóa thành ngũ quang, tam thân

hóa thành tam quang, chánh Thần hóa thành Kim Tiên

Như Lai.

Chu kỳ thứ nhì ngũ khí hóa thành ngũ vân đưa

thần ta đi lại trong cảnh giới Bồng Lai để học Đạo,

tam thốn khí hóa thành tam thanh đưa ta về Nam

Thiên Môn đãnh lễ Ngọc Đế, Phật Mẫu và các vị Tiên

Tổ ở trên Trời phục hồi lại nguyên vị Thần Tiên của

chính mình.

Khí Hoàng Đạo hiệp vào thì mở được tiềm năng

đưa ta vào Tiên Thiên ký ảnh, thấy biết được vị lai

quá khứ của ngàn kiếp Tiên người và thông suốt Thần

Thơ, hiểu được Thiên cơ thời cuộc của quả tinh cầu và

các dãy ngân hà của Đại Thiên vĩ định.

9. Luyện thần hoàn hư.

Khi thần ta và lục căn thanh tịnh ngồi trên chiếc

thuyền không đáy đi từ Bồng Lai qua giáp giới tiên

Thiên trên dãy biển ngân hà ta thấy một hình thể của

ta trôi trên sông ngân hà. Tức là ta đã trả lại chín vía

hậu Thiên trong thất tầng la võng, một thân pháp của

hậu Thiên ta trả lại cho hậu Thiên.

Khi đi vào cảnh giới thanh tịnh của Tiên Thiên ta

thâu lại Kim Tiên chi Đạo. Rồi xuống địa phủ gặp lại

Địa Tạng Vương nhận lại sổ sanh tử của mình, lật sổ

sanh tử ra mới thông hiểu Thiên cơ của mình trong đó

Page 100: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

100

nói lên hết ba ngàn kiếp từ khi lìa khỏi nhất nguyên

đầu thai qua các cảnh giới cao thượng, dần dần đi vào

cửa vô minh và biết được mình còn bao nhiêu công

đức, cần bao nhiêu công đức nữa mới thành tựu viên

mãn.

Tới đó, ta mới thực sự hư vô những cái gì và việc

gì không cần thiết, chỉ đi làm những việc cần thiết để

diệu hữu Thiên Đạo Thần Minh, cho mình có cơ hội

thành chánh quả.

10. Luyện thần hườn nguyên.

Thần của Trời là Đại Khối Linh Quang, tất cả

các Tiểu Linh Quang gọi là Phật tánh đều từ đây sanh

ra giáng trần vào hậu Thiên nên gọi Linh hồn, Linh

hồn có Tam hồn thất phách.

Tam Hồn: là Linh hồn, là Anh Nhi (Anh hồn), là

Tánh hồn (Vía hồn).

Khi người luyện Đạo đắc pháp, thì Tam hồn hiệp

nhất: linh hồn thuộc về ngươn Thần, Anh hồn thuộc

về ngươn Khí, Vía hồn thuộc về ngươn Tinh.

Người luyện Đại Thừa Cửu Chuyển làm cho

Tinh trong sáng hóa Khí, Khí thanh tịnh hóa Thần,

Thần phát huệ mới hoàn nguyên, đi lại chu kỳ của

thuở ban đầu nên gọi nhất bổn tán vạn thù, vạn thù

quy nhất bổn là vậy.

Tinh trong suốt thì phát được sự thông minh.

Page 101: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

101

Khí thông suốt thì phát được pháp lực di Đạo.

Thần thông suốt thì phát được trí tuệ thiền cơ.

Được như vậy mới đi vào sự hàm thụ để đắc

Đạo.

Thất phách: là khi linh hồn đi vào hậu Thiên

phải mượn bảy thể để bảo vệ sự minh sáng của linh

quang.

Page 102: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

102

Bảy cái chơn xuống thế gian vào bản thể con

người thành thất tình lục dục, khi tu Đại Thừa Cửu

Chuyển pháp môn mới gỡ ra thành thất chơn trở về

bản tánh nguyên thủy của thuở ban đầu.

Nhân thăng hoa thành trung dũng. Tình thăng

hoa thành tín nghĩa. Dục thăng hoa thành trí tuệ. Ái

thăng hoa thành tiềm năng. Tài danh thăng hoa thành

tu di sơn. Ái lạc thăng hoa thành minh Đạo thông huệ.

Hỷ lạc thăng hoa thành tánh linh quang chỉ nguyệt,

miễn bàn.

Người tu thiền định theo Đại Thừa Cửu Chuyển

mới là pháp thâu phóng linh quang tiên Thiên, phục

thủy hồi nguyên trở về lại cái thuở ban sơ của tánh

linh quang gọi là thành chánh quả.

11. Bậc đốn ngộ:

Tu đã lâu mà không đắc Đạo, sự thiền định như

bị hôn trầm hoặc dừng lại, tự nhiên nghe một thời Tân

Kinh Tân Pháp biết được sự Thiên thời thay đổi chu

kỳ liền hốt ngộ tầm Phật sống, Thánh sống để khai thị

điểm hóa cho mình khai thông tánh huệ. Đó gọi là đốn

ngộ.

Phật đốn pháp, ta ngộ lại sự không tướng của

chơn linh, từ đó khai thông thiền giác.

Mỗi ba ngàn năm Trời Phật thay đổi một chu kỳ.

Page 103: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

103

Chín ngàn chín trăm chín mươi chín năm Trời

đổi chu kỳ đạo đức đó gọi là Thiên thời.

Chu kỳ này là Trời mở Đạo lập Hội Long Hoa và

lập lại nước Trời, là chu kỳ Thiên Tiên, Địa Tiên và

Quần Tiên trên quả địa cầu phải thi triển một chu kỳ

tận thế, lập lại đời hiền Quân nhơn chánh, đem lại sự

giàu mạnh thái bình lâu dài trên quả đất.

12. Bậc thiền giác:

Người tu thiền tự nhiên được xuất thần đi hàm

học sự văn minh huyền bí Phật Pháp, thấu hiểu sự

mầu nhiệm huyền cơ bên kia thế giới Bồng Lai Tiên

Cảnh trở lên, hiểu được sự cấu tạo của Thiên Địa Vô

Vi chi Đạo và Hữu Vi chi đức, cho trí tuệ mở ra thông

linh vào cửa Đạo, nhà Phật rồi đi tới nhập định đi ra

ngoài Tam giới thông linh.

Hàm học trong siêu nhiên mình càng nhập định

lại được chiều sâu rộng mở của trí tuệ, biết lại cửa

Đạo hoàn nguyên, thấu hiểu cảnh giới Bạch Ngọc

Kinh là cội nguồn của Tiên Thiên chi Đạo, thường

nhập định đi về lại Đại Thiên Thế Giới mới hiểu sự tu

học của khí trường sanh chi Đạo.

Từ đó, luyện cho được Kim Tiên Như Lai để đi

vào Lôi Âm Tự đãnh lễ Tổ Phật Như Lai, nhận lại

Kim Thân Phật Quốc của Phật Tổ cho mình Niết Bàn

viên mãn.

Page 104: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

104

13. Hàng minh tâm thiền thức:

Hàng thiền định ánh sáng phát ra tròn đầy như

mặt trăng, nhìn sâu vào chính giữa mặt trăng mới thấy

trong đó như một cái hang Trời, càng nhìn vào trong

nối vào cõi Thiên Tiên Minh Cảnh Đài thấy biết được

bên kia thế giới vô hình dạy ta trong thiền thức.

Có những việc thấy đó, xả thiền năm phút quên

tức thì không bao giờ nhớ lại được nữa. Có những

việc thấy biết không bao giờ quên, lại có việc nửa nhớ

nửa quên.

Ta phải chia ra làm ba giai đoạn :

Cho ta học mà không cho ta nhớ hoàn toàn, đó là

Thiên cơ vì ta chưa kín miệng nên cho ta quên để giữ

huyền cơ.

Cho ta thấy biết và nhớ kỹ, đó thuộc về Thiên cơ

của riêng ta.

Cho ta nửa nhớ nửa không là có cái cho biết và

có cái không nên biết.

Tất cả đều gọi là thiền thức, tất cả ghi vào ký ức

của ta khi đắc Đạo thì biết tất cả.

14. Khai mở nhãn tạng:

Nhãn tạng khác hơn thông thiên nhãn, thông

thiên nhĩ, người mở nhãn tạng là mở được Vương Đạo

ở trong mình, mở được mặt Nhựt tức Thần Huệ.

Page 105: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

105

Thần Huệ nó là Quân chủ Thần minh là vị Hoàng

Đế ở trong tiểu xá Huệ quốc, cũng gọi là Phật Vương.

Từ đó, mặt trời mọc lên sáng tỏ khắp địa đàng

chỉ đạo cho Quân Thần Tá Sứ làm việc theo Thiên

Đạo, làm cho Quân chánh Thần minh phụ từ tử hiếu,

lập ra hiến pháp, lập pháp và hành pháp, lập ra mười

hai bộ phù trợ cho Quân chủ Thần minh.

Sự hàm thụ của nhãn tạng là sự cố vấn và chỉ đạo

trong Tiểu Thiên Địa. Ngôi Bắc Đẩu mở sự thông

thần dạy Đạo thần truyền thần làm cho nước có đủ

sách lược kinh bang tế thế, giàu mạnh thái bình trong

tiểu Quốc gia.

15. Hàng thiền định mở chơn như:

Thần Huệ và Chơn Như nằm ngoài Lục Huệ.

Lục thông Thần Huệ là Mặt Trời trong tiểu thiên

địa một vị Quân chủ Thần minh.

Chơn Như là Mặt Trăng là ngôi Hoàng Đạo, tức

ngôi Thái Cực trong bản thể. Nó là vị Thủ Tướng cố

vấn cho các bộ đứng đầu Hàn Lâm Học Sĩ, lập ra kế

sách an bang và kinh thương bình chuẩn lớn làm cho

đạo chi dân trong vũ trụ nhơn quyền.

Dân giàu nhờ biết sách lược kinh thương, Quốc

mạnh nhờ sách lược kinh bang tế thế.

Dân đạt bình chuẩn lớn nên làm tròn các yêu

sách chi dân. Quan nhờ có đường lối nhơn trị nên học

Page 106: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

106

sĩ tấn kinh phù trợ Vương Đạo. Cả ba thể đồng chí

nguyện làm cho xã hội văn minh, làm cho quốc gia

giàu mạnh cường thịnh.

Chơn Như là tướng pháp cầm nắm các hệ thần

kinh, làm cho sự huyền cơ trong bản thể vô hình trở

nên thông Đạo để phù trợ bậc Quân chủ Thần minh,

an chánh nhơn trong thiên thời, địa lợi và nhơn hòa.

Hưng chánh xã tắc như Quần Tiên xướng nghĩa cao

minh.

16. Đạo Trời trong vũ trụ vạn năng

Đạo Trời là trung tâm sinh lực làm Chúa Tể

trong Càn Khôn vũ trụ, hàm chứa pháp lực vạn năng.

Cầm quyền Chúa Tể trong chín dãy ngân hà, là vị Vua

trên muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa.

Bạch Ngọc Kinh là nơi an ngự của Đấng Chí

Tôn, ba ngàn tinh tú lớn đều quy y triều kiến.

Đấng Tạo Hóa sanh Trời lập đất, sắp lập vũ trụ

vận hành tinh tượng qua lại bốn phương đều đi theo

quy luật của Đạo Trời Cha quy hướng.

Từ Thiên Tiên trở lên đều thờ Đạo Trời, học

Pháp Phật, hàm thụ Thánh Kinh.

Đạo Trời lập ra trước vũ trụ con người, hiện hữu

muôn tỷ năm chưa hề thay đổi. Đời nay Trời sai Phật

Di Lạc lập lại Đạo Trời, cho nhơn loại quy về nguồn

cội là đi đúng theo thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Page 107: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

107

17. Hàng đắc Đạo khai mở Tâm Kinh.

Tâm là lý vô hình khi mở Chơn Tâm Kinh mới

thấy biết trong trái tim vô hình có chứa sẵn Tàng Kinh

Các của nhà Phật, nhà Đạo gọi là Hàn Lâm Viện Đại

Học Thiên Tiên chi Đạo, hàm chứa Niết Bàn Kinh;

Bạch Ngọc Chơn Kinh; Tiên Thiên Tiên Hậu; Tam

Giới Đại Thừa Tâm Kinh và Huyền Cơ Tinh Tượng

Pháp Lực Chơn Kinh, trong đó có Thiên thơ, Thần thơ

sách lược chi dân và binh thơ.

Khi người mở ra Tâm Kinh, mình dùng ngôn

ngữ nào thì Tâm Kinh phiên dịch ra ngôn ngữ đó

trong Thiên lý tầm nguyên. Lúc được hàm thụ Tâm

Kinh lòng ta như thông suốt được mực thước lớn của

Trời cao dạy ta trong Vô Vi chi Đạo. Nhờ sự chơn

giáo đó ta mới truy kinh trong thanh tịnh thầm lặng

đó, thấy biết thiền cơ chưa bao giờ ta thấy biết.

18. Thiền định được Di Đạo

Tới chu kỳ ánh sáng tròn đầy, luồng điển quang

ở trung tâm bộ đầu nối liền với trung tâm dẫn lực của

Càn Khôn vũ trụ, thì sự truyền thần của đại vũ trụ dẫn

thần lực của ta đi vào sáu cửa thanh tịnh của Không

Động Thiên.

Cửa thứ nhất: không thời gian, nơi đó các Lão Sư

dạy ta giải thoát sự phiền não để phương sanh trí tuệ.

Page 108: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

108

Cửa thứ nhì: không thế gian tâm, nơi đó các Lão

Sư dạy ta giải thoát thất chơn nhơn quả để phát sinh

tiềm năng.

Cửa thứ ba: các Lão Sư dạy ta giải thoát âm

thinh sắc tướng của các tư tưởng giới để ta phát sinh

Trí Định Huệ thông suốt huyền cơ.

Cửa thứ tư: các Lão Sư dạy ta giải thoát thiện ác

chánh tà để khai mở chơn tâm di thiện (biết điều ác

không làm, thấy việc thiện nhỏ không bỏ qua), đưa ta

vào thế giới bất sát và bất chiến để toàn giác.

Cửa thứ năm: các Lão Sư dạy ta giải thoát Phật

và ma tâm để đi vào thế giới không người và không

mình, vào cảnh giới vô tướng pháp, vô khứu pháp, vô

thanh sắc pháp để chứng Đạo Bồ Đề Vô Vi tột cảnh.

Cửa thứ sáu: cửa không không gian ra ngoài Tam

Giới, các Lão Sư dạy ta giải thoát phàm Thánh tâm để

tìm được chơn tâm của nhà Đạo nhà Phật, đạt được sự

sung mãn Thiên lý triều nguyên.

Sáu cửa đó mở ra, ta tiếp được sáu luồng chơn

khí của Tiên Thiên chiếu xuống nuôi dưỡng lục thần

thông, một ngàn ngày mới thật sự đắc vào chơn Đạo.

19. Mở cửa thiều quang

Khi minh cảnh đài của tánh linh trong ta mở ra

thì sáu cửa thần thông phát ra sáu luồng hào quang,

Page 109: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

109

xuyên mây đi vào tiên Thiên tiếp khí linh thiêng của

Trời nối với Tiên Thiên ký Ảnh.

Ta tịnh tâm thấy biết được vị lai quá khứ của

người và của Thiên lý tầm chơn. Mỗi mỗi hiển tướng

hư linh cho ta biết rõ sự kỳ diệu, làm cho ta sung mãn

về đạo đức mở hết các giác quan để đón nhận sự chỉ

giáo trong hiển cảnh huyền vi.

Từ đó, Trời dạy ta học, mỗi cảnh đều có một sự

thi Đạo trong tự nhiên và lên lớp trong tự nhiên.

Sự thấy biết ngoài sức thông thái của loài người

làm cho ta am tường chơn lý một cách có nguyên căn

nguồn gốc của chơn giải tự nhiên, dẫn chơn thần của

ta vào các cảnh Bồng Lai Tiên giới, ta được đắp y

Tiên, được thay đổi hài Tiên, đằng vân qua lại các

cảnh giới thanh tịnh để học Đạo Vô Thường, từ từ đi

vào thế giới Bạch Ngọc Kinh, Đại La Thiên Giới và

về lại Lôi Âm Tự của thế giới Đại Niết Bàn Tâm Học

Vô Vi chi Đạo.

20. Viễn cảnh và chơn cảnh:

Người tu thiền định theo pháp Đại Thừa Cửu

Chuyển Như Ý Pháp Môn, khi mở huệ ta thấy nhiều

cảnh trong vô hình hiển ra vài lần rồi mất luôn, đó là

minh cảnh đài trong ta quay lại sự việc của quá khứ,

vị lai để cho ta thấy biết và suy nghiệm. Có khi nó

quay đi quay lại như bộ phim cũ, đó gọi là viễn cảnh.

Page 110: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

110

Những cảnh giới ta đi lại hàng tuần hàm học rõ ràng

đó là chơn cảnh.

Khi các Lão Sư trong các cõi Bồ đề dạy ta, ta nên

nghiền ngẫm cho thông huệ cho am tường, ta phải có

sự giải đáp cho đúng sự chỉ đạo thiền cơ. Khi phát huệ

tới những cảnh giới đó nên lập chí nhập thất để có

nhiều thời gian luyện thần đạt Đạo, để thành Phật

Thánh Tiên.

21. Trạng thái của nhập định:

Người muốn phát tính linh quang đi vào nhập

định.

Vào đời phải luyện cái tâm không ác, hành Đạo

phải luyện cái tâm không thiện, tu luyện phải luyện

cái tâm không tà, luyện Đạo phải luyện cái tâm không

chánh. Được vậy, mới đi vào chu kỳ đại định, tức

nguyên thần đi vào thế giới kỳ quan, thế giới đó quên

lời dùng ý đến quên ý mới hoàn toàn xuất nhập tự

nhiên.

Thế giới này thanh sáng và trong sạch cách thế

gian 24 tới 36 tỷ cây số, vì sự trong sáng và thanh tịnh

tuyệt đối nên mỗi lần đi về phải thiếp đi từ 7 ngày tới

49 ngày mới hàm thụ được sự đại giác của chơn lý

thường tại. Nơi đó gọi là không động thiên, các Kim

Thân Kim Phật đều sống trường sanh chi khí, hợp

được chơn lý nhất nguyên trường tồn trong Đại Khối

Page 111: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

111

Linh Quang, nên phát sinh trạng thái của nhập định để

hàm học linh quang của đại trí tuệ.

22. Thiên lý tầm nguyên

Hàng thiền định xuất hồn ra vào Bồng Lai Tiên

Giới, ba năm sau đó đắp y Kim Tiên Như Lai, rồi vào

Nam Thiên Môn đãnh lễ Đức Ngọc Hoàng Đại Đế và

các Lão Sư.

Nữ thì vào đãnh lễ Quán Âm Như Lai và Cửu

Thiên Huyền Nữ, sau đó qua Tây Thiên đãnh lễ Phật

Mẫu và các vị Lão Sư trong các cõi Bồ Đề để hàm thụ

Tiên Chơn Như Lai.

Nam thì đãnh lễ Tam Vị Đạo Sư: vào cõi Thái

Thanh Cung đãnh lễ Đức Thái Thượng Lão Quân, vào

cõi Ngọc Thanh Cung đãnh lễ Đức Linh Bảo Thiên

Tôn, vào cõi Nguyên Thủy Thanh Thiên Cung đãnh lễ

Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Ba cửa Đạo này tất cả các chơn linh từ thế gian

cho đến Thiên Đình, đều phải qua sự giám sát của

Tam Giáo Tòa để thăng Thiên đắc Đạo. Ai chưa qua

tức là chưa sắp vào trường lớp của chánh Đạo Phật

Tiên.

23. Quy lệ tam giới

Người xuất hồn linh vào học Đạo ở cửa Thái

Nguyên tức vào cõi không ác khi về Tiên cảnh, hãy

Page 112: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

112

nhìn vào bộ đồ Tiên ta đang mặc, tức là lương tâm của

chánh thần minh. Hễ bộ đồ đó không rách lành lặn thì

được rước vào cõi Thái Nguyên, vào ao Thanh Tâm

tắm gội hồn linh và được đắp y Tiên, phục vị lại Thần

Tiên trong Trời đất.

Các Lão Sư sẽ giao sổ sanh tử cho ta và chỉ rõ số

mệnh họa phước trong ngàn kiếp lìa cõi Tiên nhà Phật

giáng trần, quyển sổ đó là Thiên cơ của đời người.

Sau đó, mình và các vị Lão Sư hướng Đạo cách nào

để rửa tam tâm cho trong sáng và được vào cõi Tiên

Thiên hàm thụ linh quang.

Qua một thời gian sáu tháng đến một năm ta thi

đậu các giáo khoa của trường lớp thì được dự tiệc

Thần Tiên. Vào Nam Thiên Môn đãnh lễ Ngọc Đế và

các vị Lão Sư, nhận chỉ ý của Ngọc Đế và Đức Thái

Thượng Đạo Tổ lên lớp Thần Minh (Hàm thụ xong

khóa Tiên nhơn, phải luyện lại tâm hồn không chứa ác

mới đạt Đạo Tiên chơn).

Linh hồn ta là Tiên Thần đi vào cõi Ngọc

Thanh Cung. Nơi đây các vị Tiên Thiên chi Giáo đi

vào đây học phải mang một tâm hồn không thiện.

Từ ngày ta tu những công quả của thế gian đều

hoàn trả cho trung giới Thần Tiên, tức những âm thinh

sắc tướng và sự phong phú trừu tượng của thế gian để

lại cho thế gian. Vì cõi này là đi vào Đại Học chi Đạo,

người vào được đây học xong sẽ đắc Đạo của Kim

Page 113: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

113

Tiên, tức một nửa là Thần Tiên, một nửa là Phật nên

gọi tắt là Kim Tiên.

Phải giải thoát sạch thiện lẫn ác trong nội tâm

mới nhập vào cõi Ngọc Thanh để hàm thụ Chơn Tiên

và Chơn Phật.

Chưa sạch thiện ác niệm các vị Lão Sư sẽ lên lớp

đốn ngộ, mình tự hóa giải cho đến trong sạch minh

sáng mới vào trong hàm dưỡng Đạo Trời Pháp Phật

Thánh Kinh để được đắc Đạo.

Linh hồn ta được đắp y Kim Tiên thì đi vào

cõi Nguyên Thủy (Ngọc Hư Cung) phải mang theo

một khối trí tuệ đầy trong sáng, dứt sạch các ý tưởng

đến, bất sát ở tánh trí linh, bất chiến ở tánh Đạo. Nhận

lại Tổ Khí của thuở ban đầu sơ nhi phục thủy, nhận lại

trí tuệ thuở sơ khai, hoàn niên phục mệnh, được lại

viên ngọc Minh Châu của thời kỳ Trời đất mới mở

mang, tiếp được tâm linh đi vào trong đường Hoàng

Đạo để ứng Thiên thời hàm thụ cái thiên tài.

Tài lớn không ác thì lòng chí nhân chánh thanh

tịnh mới mở ra trí tuệ lớn để đại tu di.

Thanh tịnh sâu rộng không thiện để chơn huệ

tầm về hàm học siêu Tam giới, thần minh giải thoát

cho mình cho người quy về một Đạo Trời hoàn dương

chung một đại mệnh, trí tuệ lớn không thiện mới đắc

Đạo.

Page 114: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

114

Đạo tâm lớn bất sát là hàm thụ sự hiến ái để từ bi

thì bất sát, phục vị lại tánh Trời có đức háo sanh, có

lòng trắc ẩn để Thiên lý thái bình.

Bậc đại giác lớn thì hàm thụ bất chiến, có bất

chiến mới hoàn toàn giải thoát được ma tâm, quỷ tánh

phục vị lại tánh Trời ban cho bình đẳng thần minh và

bình quyền sự tiến hóa.

Người tu thiền tiến hóa làm Thần Tiên, Thần

Tiên tiến hóa thành Thánh Phật, vạn vật cũng muốn tu

hành tiến hóa vào Địa Tiên, Táng Tiên để phục vị lại

Thiên lý Tầm Chơn ngôi vị của họ.

Cho nên: Bậc Nhơn Thần bất ác. Bậc Nhơn

Thánh không thiện. Bậc Nhơn Tiên bất sát. Bậc Nhơn

Phật bất chiến, đó là Tứ Diệu Đế.

Trên người phải đủ vị tha thì bậc trung nghĩa

theo về, trên Thần phải dứt lòng vị kỷ thì Thiên lý mới

theo về, trên Thánh phải sạch ý niệm thiện ác thần

nhân xứ xứ mới quy y, trên Tiên phải sạch chánh tà

(tâm không còn thiên vị), Thần người bốn phương tám

hướng về phục vị Tiên chơn tu tánh luyện mạng, trên

Phật đi độ Phật hay độ ma?

Tới ba cảnh giới này hàng Kim Tiên phải biết sử

dụng cái trí tuệ của mình.

Trời dạy cho ta trở thành một thiên tài ta phải

đền ơn Trời: Xả lợi kỷ để tầm nguyên, vị tha người có

Page 115: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

115

lỗi để quảng bá, nâng người yếu để hoàn nhơn, dạy

người tài để phục vị, bàn chơn giải để thông kinh, an

lạc tâm để thấy tánh, bình sách lược để Đạo lớn chi

dân, yên vạn thù cho tánh linh quy nhất bổn, học vạn

tượng để toàn chơn, thông vạn lý để hội tụ, bình

chánh nhơn để đoàn thể hợp quần, hiến lòng nhân cho

được các tài nhơn giúp nước, an sĩ khí để học Đạo

Thần Tiên, chiêu hiền nhân để Quần Tiên hành nghĩa,

giáo người mê để thông tỏ thiền cơ, chí bờ giác cho

siêu thăng tam giới, an lòng Quân để chánh định triều

ca, sách lược mới cho nhân gian giàu mạnh. Đó là

Đạo của Thần Thánh Tiên Phật trên quả địa cầu phải

làm tròn chí nguyện.

Đạo được mở mang là nhờ vào hàng lái thuyền

pháp phù trợ Thiên nhân, tu được trí tuệ là nhờ bậc

Thánh Phật đốn ngộ, tâm được thuần lương nhờ vào

sự tu sửa chơn linh, tìm được trung lương là nhờ hàng

đại giác xiển giáo, nước được tài hoa là nhờ hàng

thông huệ am hiểu được Thiên thời, đất hiển kỳ quan

là nhờ nhơn hòa thông cơ đắc Đạo, người làm tròn

nghĩa vụ là nhờ thông hiểu Thiên cơ. Đó có phải tài

hoa thông hiểu được lòng Trời mà quy y đắc Đạo?

Cõi Ngọc Hư luyện cái gì để đắc Đạo.

Luyện cái tánh linh không mình để ta được

pháp thân của Kim Tiên Như Lai đằng vân ra vào

Tam Giới.

Page 116: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

116

Luyện cái không người thần minh của ta được

cái Kim Thân Như Lai đi vào cõi siêu thế gian học

Đạo.

Luyện cái không tên ta được pháp danh của

Trời Cha, ai ai cũng biết ra ta trong Trời Đất.

Luyện cái không danh ta được Đạo lớn, vô

tranh trong Tam Giới.

Luyện cái không tranh để ta được thành Tiên

thành Phật, an tịnh giới Niết Bàn.

Luyện cái không tướng để giải thoát tánh linh,

trong phong phú trừu tượng của ngàn kiếp nhơn Tiên.

Luyện cái không tâm bậc đại giác hành Đạo

theo ý Trời vũ trụ hóa, vạn sự tùy duyên.

Luyện cái không tánh để tánh linh quang tròn

sáng khí linh thiêng, huyền học cùng Đạo cùng Phật.

Luyện trí lớn không trí đời để phát sinh trí tuệ

và đại trí tuệ thông hiểu thiền cơ.

Luyện cái huệ mà như không huệ đạt Đạo lớn

giả ngu, để sự ngu đời bảo vệ cái Đạo (bảo Đạo),

thông thái làm như quê mùa mộc mạc, thiên tài làm

như trẻ thơ sống trong tánh lý đơn sơ. Làm được như

vậy, tức có trí huệ mà làm như chưa có trí huệ, người

biết tôn kính trí huệ là bảo mật được sự hàm học

Thiên Chơn.

Page 117: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

117

24. Giải thích các cảnh giới hư không diệu hữu:

Ở đời ta có xác thân linh hồn ta ngự trong đó, sau

khi tu Đạo xuất hồn vào Bồng Lai, khi qua khỏi Bồng

Lai linh hồn ta phải quy không đời mới được vào tiên

Thiên lại đắc linh quang.

Ta mang theo thất tình lục dục của nhơn Thần,

khi vào Tiên giới phải luyện pháp Thất Phản Cửu

Hườn mới giải bảy thể để được thất chơn.

Ta có mang chín vía, phải luyện Đại Thừa Cửu

Chuyển mới qua chín cửa Trời để lập lại Cửu Thiên

Quang trong tiểu vũ trụ của ta.

Nếu không luyện Thất Phản Cửu Hườn, Đại thừa

Cửu Chuyển không ai được đắc Pháp và đắc Đạo. Đó

là quy luật của Trời đặt ra từ trong tiên Thiên, tiên hậu

và Nhơn loại, là pháp trực chỉ hoàn nguyên tinh thần

siêu giác của tinh thần.

25. Tu luyện tánh mạng:

Tiên Thiên huệ mạng: Tinh là tinh ba sáng suốt

của vũ trụ thần kinh. Khí là sự trường sanh chi bổn

của Trời Đất. Thần là sự trong sáng từ Đại Khối Linh

Quang.

Người ta tu luyện tánh mạng của Tiên Thiên là:

luyện tinh sáng để kết Kim Thân, luyện khí Hạo

Nhiên để đắc Pháp Thân, luyện thần hiệp Đạo để khai

mở bậc chủ nhơn ông.

Page 118: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

118

Quân chánh thần minh, khi ba thể đó đi vào thái

nguyên sẽ đắc Tam Thể Phật.

Tinh tròn đầy sáng suốt khai thông được đại trí.

Khí tròn đầy sáng suốt khai thông được đại giác.

Thần tròn đầy sáng suốt sẽ đắc lục thông thanh

tịnh.

Khi đắc Đạo rồi mới thấy ba mạch lý tự nhiên

biết tu theo Đại Thừa Cửu Chuyển và Chánh Pháp

trong một kiếp cứu mình thật sự.

26. Tánh mạng tầm nguyên:

Khi mở được bảy thể thì tánh quang của người tu

thiền định theo Như Ý Pháp Môn thì thần thông thần,

được xuất nhập vào Bồng Lai Tiên Giới để học Đạo

Thần Tiên.

Sau ba năm phải lên lớp pháp môn để cái tâm đi

vào cảnh giới Tiên Chơn chi Giáo, được chư Phật Sư

đưa vào cảnh giới Kim Tiên Bồ Tát La Hán hàm thụ

siêu văn kinh.

Từ đó, thần truyền thần nội kinh được mở ra;

Tâm truyền tâm sự chơn giác được thông kinh; Tánh

linh quang truyền thần giao cách cảm vạn lý được mở

ra. Đến đó, một sức hàm học siêu chơn giác mới biết

Đạo Tiên Thiên trong ta có cả.

Page 119: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

119

27. Lục thân thanh tịnh:

Cái biết hàm học cho tròn đầy làm cho sự thấy

nghe và thấy biết thông huệ, cái hiểu và sự hiển Đạo

mầu nhiệm làm cho tỏa sáng thông linh thì tự tánh

thần minh am tường gọi là thông nhãn tạng.

Mỗi ngày sự Thiên thể gia tăng, sự trong sáng

của Đạo được nhập thế. Từ đó, cái học của trí tuệ

thông thần kinh, lục căn dạy lục trần hiển chánh nhân,

hành chánh kinh, học chánh giác, an chánh mệnh. Lục

căn theo Đạo Trời học chánh văn, khai chánh tinh

thần để chơn nhơn đắc Đạo.

28. Đắc Đạo rồi luyện huệ:

Huệ là thần minh thâu tinh hoa Trời Phật vào

trong tâm lý vô hình, đem sự thấy của Trời làm sự

thấy của trí tuệ; đem sự nghe của Phật thành sự hiểu

biết của huyền cơ; đem sự học của vô hình làm sự

tiềm năng trong thanh tịnh; đem sự phát minh của cái

Vô Vi thành sách lược chi dân; đem khí Hạo Nhiên

của Trời vào xây dựng Kim Thân Linh Thể; đem mầu

nhiệm của Trời vào sở học thiền cơ. Mỗi chức năng

trong trí tuệ theo đó mở ra gọi là thành Đạo.

29. Đánh thức tiềm năng:

Lấy sự trong sáng của Vô Vi chi Đạo vào đánh

thức phàm trí vô minh, lập văn Phật thanh tịnh đổi

Page 120: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

120

phàm văn tục niệm, lập chánh Tâm Kinh đổi văn tự

ngu phu, làm cho trí tăng trưởng thành trí tuệ, làm cho

lòng nhân trở thành trí nhân, đổi phàm ngã giả danh

thành chơn ngã chơn nhân tức là đánh thức tiềm năng

trong mình đó vậy.

30. Đồng nhất chơn Đạo:

Tiểu Xá Vệ Quốc của mình mở ra thành Tiểu

Niết Bàn.

Phật được Đạo đó mà thành, ta được Đạo đây mà

đủ, cái đủ của vạn năng đồng nhất Đạo là vậy.

Page 121: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

121

Chơn Đạo Vô Hình

Chơn Phật Vô Tướng

Chơn Nhân Vô Danh

Chơn Tu Vô Tranh

Page 122: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

122

PHƯƠNG PHÁP

THANH LỌC CƠ TẠNG

Người tu thiền đã thực hiện Pháp Môn Như Ý để

điều hòa kinh mạch và ngũ tạng mà trong người vẫn

còn thấy mệt nhọc, khó chịu thì cần nên thanh lọc cơ

tạng bằng phương pháp nhịn ăn, chỉ uống nước (người

bình thường 1 năm nhịn ăn thanh lọc cơ thể 1 lần để

khử độc tố trong người thì rất tốt).

Thanh lọc cơ thể bằng cách nhịn ăn và chỉ uống

nước ngày 4 lần: sáng, trưa, chiều, tối. Uống nước

chanh tươi với nước đường cây phong (maple syrup)

hay đường mía nguyên chất. Những nơi không có

maple syrup hay đường mía thì dùng nước mía với

chanh tươi hoặc đường phèn với chanh tươi.

Vắt nửa trái chanh tươi vào một ly nước hơi ấm

(200ml) pha đường maple syrup hoặc đường mía

nguyên chất vừa đủ ngọt, thêm chút muối và chút ớt

bột. Chanh chua ngoài việc bổ gan và giúp cho gan

thanh lọc còn có công dụng tẩy rửa độc tố đường ruột,

maple syrup hay đường mía nguyên chất là chất ngọt

giúp duy trì năng lượng trong cơ thể. Một chút xíu ớt

bột, một chút muối là giúp cho hệ thống tuần hoàn

Tâm và Thận được điều hòa (Số lượng chanh, nước,

Page 123: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

123

muối, ớt) ngày 4 lần không được thay đổi, chất chanh

chua căn bản để tẩy rửa độc tố.

Ngoài thời gian một ngày 4 lần uống nước chanh

với maple syrup hay đường mía nguyên chất thì chỉ

uống nước lọc khi nào cơ thể thấy khát, không nên

uống nước quá lạnh (nước đá) hay nước trong tủ lạnh.

Không được uống các loại nước khác như: trà, cà phê,

sô đa.v.v.

Mỗi buổi sáng sớm uống một ly nước lớn (gần 1

lít) pha chút muối biển để xổ độc (uống từ từ), nếu áp

huyết cao thì dùng thuốc xổ bằng thảo mộc (laxative

herb tea) để thay cho muối biển.

Trong thời gian thanh lọc:

1. Không làm việc nặng, nằm hít thở theo

phương pháp ngọa thiền càng nhiều lần càng tốt. Có

thể mỗi buổi sáng và chiều đứng dang 2 tay quay mặt

về hướng Đông tập Pháp Đạt Ma Thần Công (Xem

phần: II. Những ngày vào Thất, mục 4, A. Những việc

phải ghi nhớ) trong ngày cũng nên tập thở Pháp Đạt

Ma Thần Công ngồi trên ghế hay ghế dựa.

2. Cơ thể sẽ bài tiết độc tố ra rất nhiều, mỗi ngày

nên tắm thật nhanh ít nhất 1 lần với nước ấm, không

được ngâm mình trong bồn tắm. Nếu thấy miệng hôi

thì súc miệng, lưỡi đóng bợn trắng thì cạo cho sạch,

thấy lạnh thì mặc thêm đồ ấm, đôi khi có trường hợp

đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hay trong miệng có

Page 124: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

124

nhiều đàm nhớt. Đó là do các độc tố trong người được

tống ra.

3. Nên thể dục nhẹ hoặc đi bộ, trưa nếu thấy

buồn ngủ thì đi ngủ cho cơ thể nghỉ ngơi (nghỉ ngơi là

yếu tố chánh trong lúc thanh lọc).

4. Nơi tịnh dưỡng phải thoáng khí và ấm áp vừa

phải với cơ thể (không khí trong lành rất quan trọng

cho cơ thể trong lúc thanh lọc).

5. Cơ thể sẽ có những triệu chứng như thèm ăn,

chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, tay chân nhức mỏi.v.v.

những điểm này người tu thiền nên biết trước để

không có sự lo sợ khi gặp. Những triệu chứng trên chỉ

xuất hiện vài ba ngày đầu, vì khi đó cơ thể chưa quen

với sự nhịn ăn và cũng là lúc độc tố ra rất nhiều.

Sau 7 ngày thanh lọc bắt đầu chương trình ăn lại.

Ngày đầu chỉ được dùng cháo gạo nấu cho thật lỏng.

Ngày kế tiếp cháo gạo nấu cho thật nhừ. Ngày thứ 3

cháo gạo nấu chung rau cải cà rốt (nấu cho thật nhừ).

Ngày thứ 4 ăn cơm nấu cho thật mềm, ăn cơm phải

nhai cho thật kỹ và nhai cho lâu (4 ngày này chỉ được

ăn với chút muối).

Ghi chú:

Nếu thời gian không cho phép nhịn ăn thanh lọc

7 ngày thì người tu thiền có thể nhịn ăn thanh lọc 3

Page 125: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

125

ngày hoặc 4 ngày. Sau đó, bắt đầu chương trình ăn lại

như nói ở đoạn trên.

Không nên dùng mật ong để thay thế maple

syrup hay đường mía nguyên chất, không nên dùng

các loại thuốc giảm đau khi cơ thể cảm thấy nhức mỏi

trong thời gian thanh lọc.

Những người cơ thể quá yếu, bệnh mới hết, phụ

nữ có thai hay đang cho con bú thì không nên nhịn ăn

thanh lọc. Nếu có sự nghi ngờ về sức khỏe của mình

nên hỏi lại y bác sĩ riêng trước khi áp dụng phương

pháp thanh lọc này.

Page 126: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

126

PHỤ LỤC

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG KHI TẬP

PHÁP MÔN VÀ VÀO THẤT NHẬP ĐỊNH

Tại sao phải luyện pháp môn theo hai thời Âm

Dương?

Trong Trái đất có 2 luồng nhị khí Âm Dương nên

mới sanh trưởng nhân loài và vạn vật. Trong vũ trụ

của chúng ta đang sống cũng vậy, có 12 giờ ngày và

12 giờ đêm, ảnh hưởng vòng khí hóa để nuôi dưỡng

cơ thể của mỗi con người.

Trong con người cũng phải có hai luồng nhị khí

Âm Dương tương ứng (xem hình), vì vậy phải chia ra

hai giờ Âm và Dương. Giờ Dương để tiến Dương (bổ

khí Dương), giờ Âm để tấn Âm (bổ khí Âm) thì hai

luồng khí hóa Âm Dương sẽ được thuần. Khi được

thuần thì rất bổ ích cho sức khỏe cơ thể, trí tuệ minh

mẫn, tâm thận tương giao, thủy hỏa ký tế, quân bình

cơ thể. Sống có bổ ích cho mình và cho đời, thác biết

được con đường giải thoát và cầm được sổ sanh tử

của chính mình để đi về cảnh siêu thoát.

Page 127: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

127

Page 128: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

128

Trường hợp không khí đặc ở không gian.

Không khí ở không gian có khi đặc quá, làm cho

bộ đầu nặng không thở được nhẹ nhàng, để giải tỏa ta

nên vừa hít vừa cho ý chạy và đếm từ 1 cho đến 36.

Đó là một hơi hít thật dài, hít cho đến vô cùng của hơi

thở. Sau đó thở ra và đếm từ 36 trở về 1, rồi lại hít vô

đếm 1 đến 24, rồi từ từ thở ra và đếm từ 24 trở về 1.

Kế đến lại hít vô và đếm 1 đến 12, rồi lại từ từ thở ra

và đếm từ 12 trở về 1.

Chơn Thần và Thức Thần.

Chơn Thần là lúc mình ngủ nó ly khai bản thể

mình không hay biết, khi ngủ dậy thấy sảng khoái hay

chiêm bao nhẹ nhàng.

Còn Thức Thần là sự tánh vía của trần gian chưa

thanh lọc sạch, lúc ngủ nó ra đánh phá và làm những

chuyện mờ ám, nếu gặp trường hợp này khi ngủ dậy

nên hít 3 hơi thật dài như trên thì sẽ hóa giải được

luồng ám khí đó.

Lúc thiền bị giựt mình.

Ngồi thiền một lát giựt mình tỉnh lại không nhớ

gì hết, từ từ mới nhớ lại mình còn ngồi thiền và còn

ngồi ở đây. Trường hợp này không nên sợ, vì lúc đó

Chơn Thần rút Thức Thần tập đi ra khỏi bản thể chưa

quen nên có triệu chứng như trên. Sau này dần dần sẽ

quen và không còn những triệu chứng giựt mình nữa.

Page 129: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

129

Tại sao thiền mà có lúc còn sanh tánh nóng?

Tánh nóng có 3 vấn đề:

1. Cơ thể chưa thanh lọc sạch độc tố, hóa chất

tuôn xuống ruột mà cơ thể chưa bài tiết kịp nên nó rút

theo đường ruột rồi cung cấp ngược lại vào các kinh

mạch và hệ thần kinh tạo ra uất khí nên sanh ra nóng

tánh. Trường hợp này nên uống vào một ly nước ấm

trong buổi sáng, rồi hít thở theo pháp Đạt Ma Thần

Công cho nó giải ra hoặc uống trà xổ cho độc tố ra thì

tánh sẽ hết nóng.

2. Mỗi ngày thở Pháp Luân quá mạnh, Hỏa Hầu

ở dưới bị động nên bốc lên. Trường hợp này nên thở

Pháp Luân nhẹ lại thì sẽ khỏi.

3. Thiền thì ít nhưng đi ra ngoài hút sự động loạn

quá nhiều nên giải không nổi thành ra nóng tánh. Nếu

gặp trường hợp này, nên ở nhà vài ngày thiền cho

nhiều thì sẽ hóa giải được và tánh tình sẽ điều hòa trở

lại.

Có người thiền một thời gian thì cơ thể bị lắc

quá chừng là tại sao?

Đó là trước khi tập pháp thiền người này hay bị

bệnh lặt vặt từ nhỏ đến lớn, mỗi lần bịnh thì dùng các

loại thuốc khác nhau để điều trị hoài mà không dứt

bịnh. Cho nên các kinh mạch bị các dược tánh khác

nhau đóng kín và chơn khí bị hao tán mất hết nên cơ

thể yếu dần.

Page 130: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

130

Khi tập pháp thiền, mỗi ngày thở pháp Luân và

Định Thần thì tích tụ lại được luồng khí lực trong

mình, từ đó khí hóa chạy từ dưới ngũ tạng xông lên bộ

đầu để hiệp cùng Chơn Thức mà đi học Đạo. Khí lực

thông rồi thì hết lắc mà kinh mạch cũng được khai mở

luôn.

Khi tập thiền mà bị lắc đừng sợ có tà khí xâm

nhập, không có trường hợp tà xâm nhập cho những

người thiền pháp môn này. Khi thở pháp Luân luồng

khí từ trong giải ra thì tà khí không thể xâm nhập

được, nếu có tà trong cơ thể cũng được pháp môn này

giải ra, nên kiên trì tập pháp này.

Tại sao người hành thiền một thời gian bị cảm

uống thuốc gì cũng không hết?

Người không thiền bịnh uống thuốc sẽ được

thuyên giảm là vì cơ thể họ yếu nên uống thuốc thì

hết. Còn người thiền mà bỏ thiền thì chơn khí bị yếu

kém nên sanh bịnh, hoặc là vợ chồng ân ái quá độ làm

yếu chơn khí, hay là gặp phiền muộn mà không thể

hóa giải được làm chơn khí bị yếu. Nếu gặp các

trường hợp này nên uống trà xổ qua đêm rồi hít thở

theo pháp Đạt Ma Thần Công, ăn cháo nếp nấu cho

nhừ bầm hành lá cho nhiều bỏ vô chung với cháo, làm

như vậy thì lần lần sẽ được hồi phục. Còn nếu chưa

được thì vừa uống thuốc vừa làm pháp Đại Ma Thần

Công nhiều lần trong ngày thì chơn khí sẽ sớm phục

hồi trở lại.

Page 131: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

131

Người tu vạn sự nhẹ nhẹ thôi

Ham muốn làm chi khí tàn rồi

Hồi phục nhớ nên kềm Chơn Tánh

Vía Tánh-Thức-Thần-chỉ mê đời.

Tại sao đêm thiền thấy bộ đầu thanh nhẹ, ngày

thiền lại thấy bộ đầu nặng ?

Ban ngày ánh nắng nóng rút các hóa chất và

không khí ô nhiễm lên không gian, làm cho dưỡng khí

và thán khí dầy đặc trong bầu khí quyển. Khi mình

thở Pháp Luân bộ đầu bị nặng và thiền không kết quả,

trường hợp này nên ngồi niệm Hộ Pháp Chơn Kinh

một lúc rồi xả thiền.

Ban đêm bầu khí quyển mỏng hơn, tất cả các hóa

chất bị sương đêm đưa xuống thán khí cũng bị loãng

ra nên khí Hạo Nhiên xuống thấp được. Vì vậy, thiền

thấy thoải mái hơn, thanh nhẹ hơn ban ngày.

Lúc Định Thần những suy nghĩ, tạp niệm lại gợi

ra hoài, không tịnh được.

Các suy nghĩ là tập quán của con người. Khi ở

đời ngày nào mình cũng thu nhặt nó vào thành một

đống rác động loạn.

Khi bắt đầu tập thiền một thời gian nó tự giải ra

dần dần.

Page 132: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

132

Khi Định Thần mà những tạp niệm hiện đến thì

dùng Pháp Luân hít nhẹ nhàng rồi thở ra và niệm Hộ

Pháp Chơn Kinh một lát sẽ hết.

Người bịnh triền miên tu pháp này có lợi gì

không?

Người bịnh đó là độc tố trong người nhiều và

kinh mạch bị bế tắc không lưu thông được nên biến

chứng thành bịnh. Nếu tu pháp này nhờ hơi thở khai

thông, cho nên tập Pháp Luân cho nhiều thì sẽ khai

thông được mạch lý và từ từ bịnh sẽ giảm.

Thiền một thời gian thấy nước miếng nước mũi

chảy xuống lúc thiền và còn bị sặc hoài.

Khi chuyển pháp Luân thì hai trái thận được

thanh lọc đưa chất Tinh lên bộ đầu để bổ óc, lúc Định

Thần thì Điển ở Thiên Không tiếp vào nên gọi Thủy

Điển tương giao.

Mỗi ngày thanh lọc một ít mới thành ra Cam Lộ,

lúc chưa thành Cam Lộ làm nước miếng nước mũi

chảy ra, gặp trường hợp này nên nuốt nó vào vì nó là

Cam Lộ, không nên khạc bỏ.

Nếu trường hợp nước miếng nước mũi có làm

mình sặc thì quay đầu qua bên trái nuốt vào thì sẽ yên,

vì bên trái của bản thể là Dương nên khi quay bên trái

thì nước gặp lửa giao cảm với nhau nên hết sặc.

Page 133: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

133

Ăn nhiều rồi thiền có được không?

Nếu lỡ đi ăn tiệc mới về mà tới giờ thiền thì ngồi

tịnh, khỏi phải thở Pháp Luân, khuya ngủ dậy rồi thở

Pháp Luân cũng được.

Lỡ uống rượu say thiền được không?

Người đã hành thiền lâu kinh mạch thông uống ít

rượu không bị say. Còn người mới hành thiền mà lỡ

uống rượu say thì đi nghỉ cho tỉnh táo rồi thiền sau, sẽ

không có hại gì.

Phái nữ đến ngày có kinh thiền được không?

Dù trong ngày có kinh vẫn thiền được, hơi nặng

đầu một chút nhưng không sao. Không niệm Phật theo

hơi thở từ rún lên trán.

Thiền mà thấy chân tê quá phải làm sao?

Sau khi xả thiền (xem phần ghi chú xả thiền) lấy

hai tay xoa bóp từ đầu gối xuống vài lần, rồi lấy ngón

tay bấm vào gần đầu ngón chân cái 24 lần sẽ được

giảm hết.

Thở Pháp Luân xong thấy chóng mặt quá.

Khi thở Pháp Luân mạnh quá nên áp suất gia

tăng lên bộ đầu, nếu gặp trường hợp này thì nên xem

lại quyển sách hướng dẫn thở Pháp Luân. Nên nhớ khi

thở Pháp Luân thở càng nhẹ càng tốt.

Page 134: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

134

Có lúc cái đầu cảm thấy nặng lắm.

Gặp trường hợp này thở Pháp Luân hít vào cho

thật chậm và cho ý chạy từ 1 đến 36 rồi thở ra đếm

ngược lại từ 36 tới 1. Rồi tiếp tục hít vô và đếm từ 1

đến 24 xong lại từ từ thở ra và đếm 24 đến 1. Rồi lại

hít vô và đếm 1 tới 12 xong lại thở ra đếm từ 12 trở lại

1. Làm như vậy 3 hơi thì từ từ cảm thấy nhẹ trở lại.

Đi ra ngoài rồi về thiền thấy lạnh hết cả người.

Trường hợp này bị khí âm bao vây, nên lấy muối

biển pha với nước thật ấm rồi chà vào các lỗ chân

lông cả cơ thể một lát thì sẽ khỏi, sau đó đi tắm với

nước nóng.

Đi ra ngoài về thấy nóng nảy bực bội thì phải

làm sao?

Nên lấy chanh chà chung quanh cơ thể một lát rồi

đi tắm, xong ngồi thở Pháp Luân thì sẽ hóa giải hết.

Đi tới chỗ lạ thiền thấy rỡn óc và lạnh người.

Trường hợp này nên ngồi bắt Ấn Tý và niệm Hộ

Pháp Chơn Kinh một lát sẽ có Chư Thiên xuất hiện hộ

pháp cho mình và giải phần tà đó đi luôn.

Còn trong nhà mình mà gặp trường hợp ớn lạnh

hoài là nhà có tà khí, nên lấy ớt khô xông hoặc mua

thuốc xông về xông nhà thì sẽ hết.

Page 135: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

135

Trường hợp đi xa nhà, phải ngủ ngoài rừng núi.

Lúc đi xa bất cứ ở đâu, trước khi thiền đều

nguyện câu sau đây :

- Con (họ, tên)……ở quốc gia…

- Đệ tử của (vị nào)………….....

- Đêm nay con xin Sơn Thần, Thổ Địa hộ pháp

cho đệ tử tá túc qua đêm.

- Nam Mô A Di Đà Phật, Vạn Vật Thái Bình.

Lúc đi ngủ sau khi thiền xong.

Khuya lúc thiền xong rồi đi ngủ. Khi nằm ngủ

chân trái gát lên chân phải, xòe bàn tay trái ra dùng

tay phải bắt Ấn Quán Âm vẽ chữ vạn 3 lần vào lòng

bàn tay trái, tiếp tục vẽ chữ vạn trên ngực 3 lần, xong

hai tay Ấn Quán Âm ráp lại thành Ấn Tam Muội để

úp lên trên ngực rồi niệm: “Lạy Thầy Chúa Tể Càn

Khôn” (7 lần), xong rồi ngủ. (Gát chân và để Ấn Tam

Muội trên ngực chừng ít phút rồi bỏ ra cũng được).

Nếu ngủ chiêm bao thấy lại những chuyện tiền kiếp

mà không tốt khi tỉnh dậy trong ý nói xóa đi để những

chiêm bao này sau không tái diễn nữa.

Trai gái mới lớn tu được không?

Trai gái mới lớn là còn đủ Tinh Khí Thần nếu tu

phương Pháp này thì dễ đắc Pháp, dễ thông minh trí

tuệ, và dễ có cơ duyên để đi giúp đời.

Page 136: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

136

Tu pháp này vợ chồng có cấm ân ái không?

Trời ban cho mình một cơ thể là cho mình tự

do lựa chọn cuộc đời của mình. Thiện hay ác, nhân

hay quả, tất cả là tùy theo sự thiện đức của chính mình

tạo ra. Còn việc vợ chồng không ai cấm việc ân ái, lúc

mình tu nên dưỡng tinh thần một chút ít, ai cũng từ từ

già yếu đâu có đủ sức như còn lúc trẻ.

Ái ái ân ân giữa thế trần,

Chồng chồng vợ vợ trói buộc thân.

Tưởng lầm ân ái gây hạnh phúc,

Nên chẳng làm tròn nghĩa với nhân.

Nhân nghĩa là nền tảng gia cang,

Vợ chồng tương kính Đạo như vàng.

Yêu nhau chẳng phải ôm thể xác,

Săn sóc cho người lúc ốm đau.

Thể hiện đạo tâm qua những lúc,

Khổ nghèo cực nhọc vẫn bên nhau.

Đó là nhân nghĩa xây gia đạo,

Là pháp tại gia tự đổi trao.

Phật ở trong tâm Phật hữu tình,

Yêu không ràng buộc ấy cao minh;

Tình thương ràng buộc thường cột trói,

Nên đọa Sáu Đường nghiệp vấn vương.

Page 137: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

137

Tu thiền có cần tuyệt dục không?

Dục có Thất Tình Lục Dục :

1. Tham Sân - Nóng nảy vô độ, không biết kỉnh

nhường.

2. Tham Si - Đời thì mê thị hiếu công danh tình

tiền danh lợi. Đạo thì mê sắc tướng âm thinh.

3. Tham Hỷ - Ham vui sanh ra trà lầu tửu điếm

khoái lạc nguồn vui vô độ.

4. Tham Nộ - Sanh ra gian đảng, chiến tranh.

5. Tham Ái - Thương yêu bất chánh.

6. Tham Ố - Ý bôi xấu người, ganh ghét hại người.

7. Tham Dục - Sanh ra năm thê bảy thiếp.

Chuyện vợ chồng thật sự là nhân Đạo, không

nằm trong thất tình lục dục trên.

Từ xưa nay những người giảng chưa đủ ý nên hại

không biết bao gia đình, chưa cứu được ai mà gia đạo

của mình bị đổ vỡ, con cái hư hỏng.

Nếu người xuất gia mà không độ được gia đình

mình thì không giải được nghiệp của chính mình thì

tạo phước cho ai được mà đòi đi cứu chúng sanh.

Tu hành là cả đời không ngừng nghỉ không phải

chỉ vài ba năm. Người tu, trước nên tính cho gia đạo

thuận chiều sau đó mới đăng hành.

Page 138: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

138

Trường hợp ở trong nhà ông tu bà không tu,

hoặc bà tu mà ông không tu.

Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc không ai tu dùm cho

ai được. Khi mình hành thiền nên nói rõ sự lợi ích của

phương pháp thiền cho người bạn đồng hành để họ từ

từ thông hiểu và cùng đi chung con đường với mình,

không nên vì tu thiền mà đoạn tuyệt nhân duyên. Đó

là nợ trước không trả xong còn tạo nên oán nghiệp

tiếp nữa làm sao tu giải thoát được.

Đức Phật khi xưa bỏ nhà đi tu là đúng còn mình

tại sao lại sai?

Đức Phật khi xưa đi tìm Pháp, tìm chân lý nên

cần xa nhà, xa gia đình để tìm kiếm nghiên cứu, vợ

con ở triều đình có đầy đủ phương tiện nên không sao.

Còn mình, Chân Lý có sẵn, Pháp Môn có sẵn,

Chơn Sư hướng dẫn cũng có sẵn lại bỏ đi tìm kiếm cái

gì nữa?

Gia đình nghèo, đông con mà bỏ đi thì ai lo đời

sống cho vợ con, nếu lỡ có đứa con hư hỏng nào thì

làm sao bù đắp lại được. Vì vậy, vừa tu vừa hổ trợ

kinh tế cho gia đình, khi nào thấy con cái trưởng

thành, công việc nhà ổn định thì mới tính việc xuất gia

cũng không muộn.

Page 139: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

139

Vào trong chùa, trong thiền viện tu có thành

Đạo không?

Ở trong chùa, trong thiền viện tu có lòng thành

thì mới thành Đạo, không có lòng thành thì Đạo cũng

không thành cho dù ở vài ba kiếp nữa cũng vô ích.

Lòng không thành không lẽ được Phật điểm Đạo! Lời

Phật: “Ta chỉ chứng tâm cho kẻ có lòng thành”. Vì

vậy, ai có lòng thành thì tu ở đâu cũng thành chánh

quả không cần phải ở trong chùa hay thiền viện./.

Kính bái

Chưởng Giáo Đạo Trời

Truyền Pháp và Lập Pháp

Đức Thầy VÔ DANH THỊ

Page 140: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

140

QUÁN ÂM HUỲNH ĐÌNH

Cách thực hành: Sau khi thiền xong, thì bước qua

phần niệm Quán Âm Huỳnh Đình.

1. Vẫn ngồi tư thế thiền định, tay bắt ấn Quán Âm

(Hình 9).

Hình 9: Ấn Quán Âm.

Hình 10: Tay ấn Quán Âm trong khi niệm Huỳnh Đình.

Page 141: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

141

Khởi đầu: (a) tay trái chỉ Thiên tay phải chỉ địa.

Khi niệm xong 1 biến chuyển tay, tức là (b) tay phải

chỉ Thiên tay trái chỉ địa. Tay trái: ngón cái bấm

ngón giữa, các ngón còn lại duỗi thẳng ra. Tay phải:

ngón cái bấm ngón áp-út, ba ngón còn lại cũng duỗi

thẳng ra. Xong để hai cườm tay trái và tay phải đụng

vào nhau. Tay trái chỉ Thiên tay phải chỉ địa và để hai

tay ấn ở trước ngực (xem hình 10 a).

2. Khi niệm xong một biến Kinh Huỳnh Đình thì

chuyển tay, tức là tay trái xoay xuống chỉ địa còn tay

phải thì xoay lên chỉ Thiên, hai cườm tay vẫn chạm

nhau (xem hình 10 b). Khi chuyển tay thì xoay tay ở

trong xoay ra và hai cườm tay đừng rời nhau.

3. Mỗi lần niệm Quán Âm Huỳnh Đình là 3 biến, 7

biến, hoặc 21 biến. Trung bình mỗi lần niệm là 7 biến.

4. Khi niệm Quán Âm Huỳnh Đình Kinh tập trung

ở trung tâm đỉnh đầu và niệm Kinh bằng ý, chớ không

đọc ra tiếng. Khi niệm Kinh nên giữ tâm an thần tịnh.

5. Niệm xong Quán Âm Huỳnh Đình Kinh thì đưa

hai tay ấn lên đầu vuốt một lần xả ấn, rồi đứng dậy.

Page 142: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

142

QUÁN ÂM HUỲNH ĐÌNH

Nam Mô Phổ Đà Cổ Phật, thị hiện Quán Âm Như Lai

pháp Huỳnh Đình thần linh hải hội.

Kim Bà La Đế, Kim Bà Xích Đế. Cầu Ba La Mật Đa,

Cầu Ba La Mật Pháp. A Ha Thánh Đế, Đà La Ni Đế.

Ni Ka Ra Đế, Tỳ Kheo Ni Đế. Già Lam Dà Đế, Chơn

Linh Càn Đế, Chơn Nhơn Ta Bà Ha.

Nam Mô Phổ Đà Cổ Phật tế thế.

Nam Mô Quán Âm Như Lai độ tế.

Nam Mô Di Lạc Như Lai phổ tế.

Nam Mô A Di Đà Phật, vạn vật thái bình.

Thầy Vô Danh Thị sắc lệnh.

Ngồi niệm chín lần. Bắt ấn Quán Âm để trước ngực.

Mỗi thời chú xong thì đổi tay ấn. Chín lần đổi tay ấn

xong, vuốt ấn lên đầu rồi xả.

Page 143: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

143

ĐẠT MA THẦN CÔNG

Pháp này có tác dụng làm điều hòa 12 kinh lạc

trong cơ thể con người. Nó giúp giải tỏa những tắt

nghẽn, những chỗ bất thông trong bản thể, đặc biệt là

tứ chi và các bệnh hậu cũng được giải ra. Khi đầu óc

bị động loạn, lo nghĩ những quá khứ vị lai, nghĩ

những điều xàm bậy bất chánh, hoặc khi buồn bực,

động tâm tham muốn và khi các tà khí xâm nhập thì

tập pháp này cũng được hoá giải. Pháp này tập lúc nào

cũng được, khi đứng, ngồi đều có thể tập pháp môn

này.

A. Pháp dứng tập:

Quay mặt về hướng Đông. Hai tay dang thẳng ra,

bắt ấn Phật Tổ và lòng bàn tay ngửa lên (Hình 12).

Hình 12: Ấn Phật Tổ.

Bắt đầu dùng ý kéo hơi từ hai lòng bàn chân lên

đỉnh đầu, lúc thở ra dùng ý từ đỉnh đầu đưa xuống hai

lòng bàn chân (Hình 13 a và b). Hít vô thở ra là một

Page 144: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

144

hơi thở, thở tổng cộng 36 hơi. Nếu sáng tập một lần

và chiều tập một lần là rất tốt.

Hình 13: Đạt Ma Thần Công – Pháp đứng tập.

(a) Hít vào từ lòng 2 bàn chân lên đỉnh đầu.

(b) Thở ra từ đỉnh đầu đi xuống lòng 2 bàn chân.

B. Pháp ngồi tập:

Pháp Đạt Ma Thần Công có thể ngồi trên ghế hay

ghế dựa, thả lỏng hai chân hoặc có thể ngồi xếp bằng

cũng được. Hai tay bắt ấn Phật Tổ (Hình 14) để ngửa

trên đầu gối, hay để ngửa bên ngoài song song với hai

bắp đùi.

Page 145: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

145

Hình 14: Ấn Phật Tổ.

Hình 15: Đạt Ma Thần Công – Pháp ngồi tập.

(a) Hít vào từ lòng 2 bàn tay đi lên đỉnh đầu.

(b) Thở ra từ đỉnh đầu đi xuống lòng 2 bàn tay.

Bắt đầu dùng ý hít vào từ lòng hai bàn tay, rồi

dùng ý kéo lên hai cánh tay, kéo vô ngực, đưa lên

đỉnh đầu. Khi thở ra dùng ý đưa xuống ngực, ra hai

cánh tay, rồi xuống hai lòng bàn tay (Hình 15 a và b).

Page 146: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

146

Hít vô thở ra là một hơi thở, thở tổng cộng 36 hơi.

Pháp thở này tập lúc nào cũng được.

Page 147: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

147

Quí đạo hữu muốn tìm hiểu thêm về

Pháp Vương Như Ý thiền định thì liên hệ

những trung tâm gần nhất để hướng dẫn kỹ hơn

trước khi mình hành Pháp. Hoặc có những ý

kiến đóng góp, bổ sung cùng với Trung Tâm

Đạo Học Thái Bình xin liên lạc về địa chỉ:

Thư ký Hoàng Theresa

Mobile: 780-807-7140 Canada

Email: [email protected] http://www.khoahocdaotroi.com

Page 148: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

148

Page 149: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

149

Các trung tâm từ thiện có Kinh sách miễn phí

của Thầy Vô Danh Thị:

1. Hoàng Phương Thủy

Hoàng Ngọc Thanh Thanh

Phone: (1) 780 - 474 - 9549

117 Kingsway Garden Mall NW

Edmonton AB T5G-3A6

Canada

2. Hoàng Văn Khanh

Phone: (1) 604-282-7299

3423 E Hasting St #302

Vancouver BC V5K-2A5

Canada

3. Phan Thanh Hải

10/34 Queen St

Bentley WA 6102

Australia

4. Hạnh Phan

Phone: (1) 404-519-6902

4663 Midridge Dr

Norcross GA 30093

USA

Page 150: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

150

5. Kiều Tấn Sang

Phone: (1) 832-878-8993

11419 Wilkenburg Dr

Houston TX 77066

USA

6. Nguyễn Đức Huy

Phone: (1) 832-498-2657

[email protected]

11619 Bourgeois Forest Dr.

Houston, TX 77066

USA

7. Thức Lưu

Cell phone: (1) 832-291-8892

Home phone: (1) 817-471-3361

[email protected]

6007 Pacer Ln

Arlington TX 76018

USA

8. Võ Ngọc Anh

Phone: (1) 682-667-6319

6225 Cascade Cir

Watauga TX 76148

USA

Page 151: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

151

9. Võ Vinh Tài

Phone: (1) 206-387-3101

1219 SW 112th St

Seattle WA 98146

USA

10. Văn Tích Sĩ

Phone: (1)713-261-2274

11710 Mulholland Dr

Stafford, Texas 77477

USA

11. Hoàng Ngọc Đức

Phone: (1)780-953-5205

Edmonton, Canada

12. Hoàng Phương Thủy

Phone: (1)780-474-9549

Edmonton, Canada

13. Lê Lập

Phone: (1)403-472-3898

Canada

14. Dũng Tý

Phone: (1)714-902-3003

Orange County, California

Page 152: Pháp V ng Nh Ý - dilacphatphap.org · quê mùa ngu dân mạt pháp, phục hưng chánh đẳng chánh giác cho đời Tân Dân Minh Đức (hàng thành chánh quả). XI.

Pháp Vương Như Ý

152

15. Huỳnh Ngọc Nữ

Phone: (1)206-328-4849

Seatle, USA

16. Trương Sanh Robert

Phone: (1) 808-383-1195

Hawaii, USA