Top Banner
39

LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Jul 13, 2015

Download

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
Page 2: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Mục lục

M c l cụ ụ .....................................................................................................................................2

Đ c bi t là đ n Saidaiji Kannon-in có m t truy n thuy t liên quan. Truy n thuy t k ặ ệ ề ộ ề ế ề ế ểr ng, v th y tu Yasukata khi đang thi n đ nh trong đ n Hasedera thì b ng nghe th y ằ ị ầ ề ị ề ỗ ấm t l i s m b o ông ph i s a ch a đ i s nh Kannon (s nh Quan Âm) Bizen Kanaoka.ộ ờ ấ ả ả ử ữ ạ ả ả ở Ngay l p t c ông kh i hành v h ng Tây. Trên đ ng đi, ông g p m t con r ng mang ậ ứ ở ề ướ ườ ặ ộ ồchi c s ng tê giác, con r ng b o ông ph i xây d ng m t ngôi chùa sau đó bi n m t. ế ừ ồ ả ả ự ộ ế ấNghe theo l i r ng Yasukata xây ngôi đ n và đ t tên là Saidaija (đ n th tê giác). Tuy ờ ồ ề ặ ề ờnhiên, theo th i gian, cách vi t tên ngôi đ n đã b thay đ i ít nhi u tr thành Saidaiji ờ ế ề ị ổ ề ởKannon-in ( – 西大寺観音院 Tây Đ i t Quan Âm vi n).ạ ự ệ .................................................9

A. NGUỒN GỐC LỄ HỘI HADAKA

1. Mở đầu

Lễ hội Eyo ở Okayama - năm 1950

( Nguồn : http://realneon.tumblr.com/page/4 )

2

Page 3: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Câu chuyện về những người đàn ông cởi trần tranh nhau chạm lấy một

người đàn ông khỏa thân có lẽ sẽ làm người nghe thấy khó hiểu. Với những ai

vốn đã quen với hình ảnh một nước Nhật yên bình, truyền thống thì có lẽ sẽ

còn bị bất ngờ hơn khi biết được con số những người tự nguyện làm điều này

lên đến khoảng 9000 người giữa lúc tiết trời Nhật Bản có thể xuống âm vài độ

C.

Bạn nghĩ bạn đã hiểu rõ về đất nước và con người Nhật Bản? Nếu đó là

sự thật thì ắt hẳn bạn phải luôn tự bảo mình đừng bất ngờ khi bạn bắt gặp

những thái cực tưởng như đầy mâu thuẫn trong nền văn hóa lâu đời này, bởi vì

đơn giản đó là: văn hóa Nhật Bản.

Saidai-ji Eyo, Okayama

(Nguồn : http://www.edo265.net/japan/130216okayama.html)

Tháng 1 ở Nhật Bản có không khí cũng lạnh như khu vực hàn đới Bắc

bán cầu. Nhưng cái lạnh giá rét kinh khủng ấy vẫn không làm chùn bước hàng

ngàn người đàn ông mặc độc mỗi một chiếc khố chuẩn bị tham gia Hadaka

Matsuri. Điều gì đã trở thành động lực cho những con người dũng cảm này?

3

Page 4: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Chịu đựng lạnh giá với trang phục chỉ là một chiếc khố

(Nguồn:http://moderatelyabsurd.wordpress.com/2012/02/05/inazawa-

naked-festival/ )

Hadaka Matsuri hay Lễ hội khỏa thân (thực chất là Lễ hội “cởi trần” vì ở

đây về căn bản người ta không khỏa thân đúng nghĩa) là một lễ hội truyền

thống ở Nhật Bản mà ở đó, người tham gia chỉ che thân bằng một chiếc khố

kiệm vải và hiếm khi khỏa thân hoàn toàn. Những người tham gia lễ hội - chủ

yếu là đàn ông - cố sức chạm lấy một người đàn ông khỏa thân - shintotoko

được cho là sẽ mang đi những xui xẻo của họ (ở Konomiya) hay bắt lấy những

vật biểu trưng cho sự may mắn – thanh gỗ Shingi và cành liễu (ở Okayama).

Theo quan niệm truyền thống, những chiếc khố mà họ mặc chính được nhìn

nhận là một phần trang phục dùng để tham gia lễ hội chứ không phải là đồ

thông thường hay đồ lót hàng ngày.

Lễ hội Hadaka là lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức khác ở trên

các địa phương Nhật Bản. Thời gian tổ chức lễ hội có thể khác nhau tùy vào

khu vực, chẳng hạn như Lễ hội khỏa thân ở đền Bukoji, thành phố Minami

Onouma là vào khoảng đầu tháng ba, Lễ hội Konomiya Hadaka Matsuri ở

Nagoya là trong tháng ba,… những lễ nghi và hoạt động trong lễ hội cũng sẽ có

nhiều khác biệt tùy vào đặc trưng tôn giáo, đức tin của khu vực đó nhưng Lễ

4

Page 5: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

hội Hadaka Saidaiji ở Okoyama là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất, do

đây cũng là nơi khởi nguồn cho lễ hội này.

2. Lịch sử hình thành của Lễ hội Hadaka

Lùi về khoảng 500 năm về trước, nguồn gốc của lễ hội bắt dầu từ việc

những tín đồ thi nhau giành lấy lá bùa từ tay vị thầy tu gọi là Goou. Những lá

bùa này là vật biểu trưng cho sự kết thúc quá trình tu tập khổ hạnh trong năm

mới. Lòng tin về việc may mắn đến với những người đã nhận được lá bùa nên

số lượng người tham gia cứ thế tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vì giấy là vật liệu

dễ rách mà những lá bùa này đã được thay bằng những tấm thẻ gỗ - Shingi là

một ví dụ mà chúng ta thấy ngày nay.

Bùa giấy Goou

(Nguồn : http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=429954)

5

Page 6: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Shingi được đựng trong hộp Zushi (逗子)

(Nguồn : http://wadaphoto.jp/matu ri/eyo02.htm )

Riêng với Naoi Shinji – cũng được biết đến như một hình thức Lễ hội

Hadaka bắt đầu vào năm 767 sau công nguyên thuộc vương triều Nara. Nghi lễ

này được hình thành dựa trên sự kiện vị thống đốc tỉnh Owari (tỉnh Aichi ngày

nay) đến viếng đền Owari Shosha (đền Konomiya) để xua đuổi những tai ách

và linh hồn ma quỷ. Đây là sự phục tùng mệnh lệnh bởi lẽ trước đó, Thanh Đức

thái tử (Shotoku) đã hạn lệnh cho tất cả các Kokubun – ji (国分寺- chùa được

tỉnh hỗ trợ) phải tụng niệm giải trừ tai họa, bệnh dịch.

Bên cạnh đó, có giả thuyết rằng một trong những hình thức nghi lễ này -

tranh nhau để được chạm vào Naonin hay Shin – otoko (tức người đàn ông của

trời) được cho là bắt nguồn từ việc gợi nhớ đến câu chuyện về cuộc tranh giành

giữa những thầy tu Thần đạo cấp thấp với những người có liên quan, đã cố

gắng để bắt lấy và bố trí một người đàn ông gọi là Naoinin, đó là một người bất

hạnh, nghèo khổ, bất đắc dĩ phải đảm nhận vai trò trở thành Naonin của mình.

6

Page 7: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Naonin – người đàn ông mặc kimono trắng

(Nguồn : http://kikuko-nagoya.com/html/naked-festival.html )

Tóm lại, Lễ hội Hadaka là một lễ hội tập hợp nhiều yếu tố đặc sắc và ý

nghĩa truyền thống được tiến hành trên nhiều địa phương ở Nhật Bản. Tìm hiểu

về Hadaka dễ dàng thấy được một phần sức hút đặc biệt của nền văn hóa truyền

thống đặc trưng Nhật Bản. Trong đó, Hadaka Saidaiji Matsuri – “Lễ hội cởi

trần” hay Lễ hội Eyo được tổ chức ở Saidaiji – Tây Đại Tự thuộc Okayama –

nơi khởi nguồn của Lễ hội, là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất

Nhật Bản mà ở đó truyền thống và đức tin (Shinto) giao thoa với nhau tạo cho

mọi người một dịp sinh hoạt tinh thần ý nghĩa.

7

Page 8: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Những người đàn ông mặc khố tại lễ hội Eyo ở Saidaiji

( Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo04.htm)

B. LỄ HỘI SAIDAIJI EYO Ở OKOYAMA

1. Giới thiệu vùng Okayama

Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết câu chuyện dân gian Momotaro – “cậu

bé trái đào”. Câu chuyện dân gian nổi tiếng này, bắt nguồn từ một thành phố

xinh đẹp cũng nổi tiếng không kém là Okayama. Okayama nằm ở phía Tây của

đảo Honshu, cách Tokyo khoảng 542,23km, mất khoảng từ 3 đến 4 giờ nếu đi

bằng tàu điện và chỉ mất 75 phút nếu đi bằng máy bay.

Vị trí địa lý của thành phố Okayama ( Ảnh chụp từ Google Maps )

Một trong những điểm nhấn của Okayama chính là lịch sử lâu năm của

các ngôi đền như Kibitsu Jinja, Saijo Inari và Saidaiji Kannon-in

Kibitsu Jinja ( Nguồn : http://comm ons.wikimedia.org )

8

Page 9: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Saijo Inari ( nguồn : http://commons.wikimedia.org )

Saidaiji Kannon-in ( nguồn : www.wadaphoto.jp )

Đặc biệt là đền Saidaiji Kannon-in có một truyền thuyết liên quan.

Truyền thuyết kể rằng, vị thầy tu Yasukata khi đang thiền định trong đền

Hasedera thì bỗng nghe thấy một lời sấm bảo ông phải sửa chữa đại sảnh

Kannon (sảnh Quan Âm) ở Bizen Kanaoka. Ngay lập tức ông khởi hành về

hướng Tây. Trên đường đi, ông gặp một con rồng mang chiếc sừng tê giác, con

rồng bảo ông phải xây dựng một ngôi chùa sau đó biến mất. Nghe theo lời rồng

Yasukata xây ngôi đền và đặt tên là Saidaija (đền thờ tê giác). Tuy nhiên, theo

thời gian, cách viết tên ngôi đền đã bị thay đổi ít nhiều trở thành Saidaiji

Kannon-in (西大寺観音院 – Tây Đại tự Quan Âm viện).

9

Page 10: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Người ta không chỉ nhớ đến Saidaiji Kannon-in bởi truyền thuyết thú vị

kia, mà còn bởi vì một lễ hội đặc biệt. Lễ hội này bắt nguồn từ ý muốn xua

đuổi những linh hồn xấu xa và thiên tai, dịch bệnh. Đây còn là một trong những

lễ hội đặc sắc nhất của Nhật Bản – Saidaiji Eyo hay còn gọi là Hadaka Matsuri

– lễ hội những người đàn ông cởi trần.

2. Nội dung lễ hội Saidaiji Eyo

2.1. Các hoạt động chuẩn bị trước lễ hội

2.1.1. Nghi lễ chuẩn bị

Trước đây, người dân vùng Okayama căn cứ theo âm lịch để tính ngày

diễn ra buổi lễ. Nhưng ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu du lịch, cũng như tiện

cho nhiều người tham gia, chính quyền đã quyết định chọn ngày thứ Bảy của

tuần thứ 3 trong tháng Hai dương lịch để tiến hành lễ hội Saidaiji Eyo hay

Hadaka Matsuri.

Trước ngày diễn ra lễ Eyo chính, có khoảng 20 ngày cho công tác chuẩn

bị tại đền Saidaiji. Vào 10 giờ sáng của ngày chuẩn bị đầu tiên, sẽ diễn ra nghi

thức bắt đầu cho buổi lễ. Tại đại sảnh chính của ngôi đền, sẽ có hai vị sư đội

eboshi (mũ quạ), mặc lễ phục màu trắng tiến hành việc mài dũa, làm sạch các

công cụ để làm gậy Shingi. Cùng ngày, trụ trì ngôi đền cùng với các nhà sư tại

điện chính sẽ tiến hành buổi lễ cầu nguyện và chuẩn bị cho việc thỉnh Takaragi

về đền.

10

Page 11: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Chuẩn bị dụng cụ để làm gậy Shingi

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo04.htm)

Vào ngày chuẩn bị thứ ba, đúng 24 giờ ngày hôm đó, một đoàn người

xếp hàng một để chuẩn bị từ đền Saidaiji đi thu thập Takaragi. Takaragi (Bảo

Mộc) là một loại cây hay được dùng để làm thành Shingi. Thông thường Shingi

có độ dài khoảng 18cm, đường kính 4cm. Chúng được lấy ở một ngôi đền khác

tên là Hirotani Muryoujuin (広谷山無量寿院 - Quảng Cốc Sơn Vô Lượng Thọ

Viện), nằm trên sườn núi Keshigo cách 3km về hướng Tây Bắc. Chuyến đi kéo

dài từ đêm ngày chuẩn bị thứ 3 đến 9 giờ 30 sáng ngày hôm sau.

Khi lấy được Takaragi về, trụ trì và các pháp sư sẽ tiếp tục lập đàn cầu

nguyện liên tục trong vòng 14 ngày, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 20 (tức thứ

Bảy, tuần thứ 3 của tháng 2). Trong buổi lễ cầu nguyện này, các nhà sư sẽ cầu

cho năm đó quốc gia được yên bình, mùa màn bội thu, sức khỏe, ấm no …

Sau các nghi thức cầu nguyện, các nhà sư sẽ tiến hành làm Goou – một

loại bùa dùng để bao xung quanh Shingi. Để làm ra là bùa Goou, các nhà sư

dùng một khuôn in bằng gỗ (kích thước 240mm x 318mm) và một loại mực

của Ấn Độ để in nội dung lá bùa lên một tờ giấy. Tiếp theo, dùng Ngọc ấn để

đóng lên 5 con dấu đỏ tượng trưng cho 5 điều may mắn là: sống thọ, giàu có,

bình yên, hảo đức, viên mãn. Cuối cùng, dùng lá bùa Goou để quấn quanh

11

Page 12: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Shingi và đặt vào trong Zushi (逗子) – một ống có dạng đầu tròn, hình trụ, hình

dáng như ngôi đền. Ngoài ra, để ban phúc cho những người tham gia mà không

đoạt được Shingi. Họ còn chuẩn bị thêm khoảng 100 cành kushigo (gỗ liễu)

được ban phép và cũng được ném ra cho những người đàn ông còn lại bắt lấy.

Các cành kushigo (gỗ liễu)

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo04.htm)

Sau lễ cầu nguyện sẽ là nghi thức thanh tẩy cho các quan chức địa

phương, các nhà tài trợ và đại biểu trong lễ hội. Nghi thức lễ sẽ diễn ra tại một

cái hồ nước nhân tạo trong phạm vi ngôi đền.

Trong khoảng thời gian chuẩn bị này, ngày thứ 8, các tình nguyện viên

sẽ đến đền Saidaiji, hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh để chuẩn bị cho buổi lễ chính.

Tuy cùng một lễ hội nhưng ở mỗi địa phương cũng có chút khác biệt.

Đặc biệt ở Konomiya, thay vì sử dụng Shingi như vật mang vận may và tiến

hành các nghi lễ liên quan thì tại đây sẽ tiến hành lễ tuyển chọn ra một người

gọi là Shinotoko (hay Naonin) – tức người đàn ông của trời. Shinotoko được

tuyển chọn trước đó nhiều ngày qua các giai đoạn nghiêm ngặt, sau đó được

đưa vào đền và tiếp nhận các nghi lễ thanh tẩy. Trong ngày lễ chính, mọi người

sẽ cố gắng chạm tay vào Shinotoko (là người người duy nhất không quấn khố)

nhằm xua đi những điều xui xẻo.

12

Page 13: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Các tình nguyện viên dọn dẹp vệ sinh

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo04.htm )

2.1.2. Các điều cần lưu ý trước khi tham gia lễ hội

Nội qui dành cho người tham dự

Saidaiji Eyo : lễ hội cởi trần (Hadaka Matsuri)

Saidaiji Eyo là một lễ hội thiêng liêng đã trở lại cách đây hơn 500 năm.

Chúng tôi thật sự muốn lễ hội truyền thống này trở thành một "Saidaiji Eyo an

toàn và vui vẻ", và do đó, chúng tôi yêu cầu tất cả những người tham gia thực

hiện đúng các biện pháp phòng ngừa. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của

các bạn.

Người tham gia có nguy cơ tiếp xúc với những tình huống nguy hiểm

nghiêm trọng. Hosan-kai và kannon-in sẽ không chịu bất kì trách nhiệm nào

trong trường hợp người tham gia bị chấn thương hoặc tai nạn chết người. Sau

khi đã hiểu rõ những điều này, chúng tôi yêu cầu các bạn tham gia và tự bảo vệ

bản thân mình.

Bạn được yêu cầu thực hiện những biện pháp phòng ngừa dưới đây

1. Chuẩn bị thẻ tên có ghi tên bạn, địa chỉ, số điện thoại liên lạc khẩn

cấp, vị trí của phòng thay đồ, số điện thoại và nhóm máu. Để thẻ này ở phần

13

Page 14: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

bụng của "fundoshi"

2. Vui lòng điền tên của bạn với Honsan-kai trước thời gian diễn ra lễ hội

( phone number : 086-942-0101 )

3. Vui lòng bảo đảm an toàn cho bản thân tại sảnh chính trước khi tham

gia; như là giơ cao tay lên, không gán tay ngang vai người khác, hay nằm sấp

khi bị ngã.

4. Ngưng không xô đẩy trong 30 phút trước khi gậy Shingi được ném.

5. Vui lòng tránh đường cho đội cứu hộ.

6. Chỉ có những người tự tin vào sức khoe của mình / hoặc là những

người có thể lực tốt mới được tham gia.

7. Vui lòng nhớ vị trí của phòng thay đồ của bạn, và biết rõ lối ra khỏi

sảnh.

8. Xin lưu ý : các bức ảnh hoặc phim của đám đông có thể sẽ được sử

dụng cho các ấn phẩm lễ hội.

9. Yêu cầu người tham gia sau khi giành được gậy Shingi sẽ đem dâng

hiến cho Saidaiji Eyo Hosan-kai ngay lập tức ( nằm phía trong phòng Thương

Mại và Công Nghiệp chi nhánh Saidaiji tại Okayama )

NHỮNG HOẠT ĐỘNG BỊ NGHIÊM CẤM

1. Tham gia sau khi uống rượu sẽ bị nghiêm cấm. Nó rất nguy hiểm.

- Những người bị phát hiện là đã uống rượu đều bị loại trước khi vào khu vực.

2. Bất kì hình xăm, vớ jika-tabi mang bên trong vớ tobi-tabi đều không

được phép.

- Người tham gia phải qua kiểm tra trước khi vào khu vực. Bất cứ ai mang vớ

14

Page 15: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

thì đều bị lấy ra.

- Những hình xăm được che bởi quần áo, băng, mỹ phẩm hoặc bất cứ dụng cụ

khác cũng bị cấm.

- Những người có hình xăm thì sẽ không đủ điều kiện trở thành fukuotoko

( người đàn ông may mắn ) ngay cả khi giành được gậy Shingi. Gậy sẽ bị tịch

thu.

3. Bất kì bạo lực hay đánh nhau trong khu vực lễ hội đều bị cấm.

4. Đeo kính hay bất cứ đồ trang sức như vòng cổ và bông tai nhọn đều bị

cấm (Chúng tôi không cung cấp bất kì dịch vụ nào để bảo vệ an toàn tạm thời

cho các đồ vật này)

5. Sự cạnh tranh để đoạt lấy gậy Shingi không được phép thực hiện phía

bên ngoài khuôn viên đền thờ (nhưng người tham gia lấy được gậy Shingi ở

bên ngoài khuôn viên đền thờ sẽ không có đủ điều kiện trở thành fukuotoko -

người đàn ông may mắn )

6. Quấn khăn hachimaki hoặc mang áo khoát ngắn ( happi coats ) và việc

sử dụng đèn lồng, biểu ngữ hay những thứ tương tự trong khuôn viên đền thờ

sau 21:00 đều bị cấm. Những người tham gia không được phép vào đền thờ sau

21:00.

Saidaiji Eyo Hosan-kai

Saidaiji Kannon-in

(Nguồn: www.optic.or.jp/saidaijicci/eyo/attention_english_2013.pdf)

Giá vé cho du khách

Hướng dẫn mua vé ở khán đài đặc biệt ở lễ hội Saidaiji Eyo.

15

Page 16: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Dãy ghế ngồi chỉ định

Vé có ghế ngồi Vé xanh lá 5,00

Đang bán vé!Xin vui lòng đặt trước để có chỗ ngồi tốt.

Vé đứng xem Vé đỏ 1,00

Đang bán vé!Vé được bán ở phòng vé Eyo Hosan-kai.Vé đứng xem

Vé xanh dương 500 ¥

Liên hệ : Eyo Hosan-kaiTel : 086-942-0101

Email : [email protected]

Lưu ý : Khán đài được bảo đảm an toàn. Đây là hình ảnh minh họa sơ đồ chỗ ngồi

Nguồn: http://www.optic.or.jp/saidaijicci/eyo/eyo_index.html

2.2. Các hoạt động trong lễ hội chính

2.2.1. Lễ hội Hadaka thiếu niên

Lễ hội Hadaka Thiếu niên được tổ chức lần đầu vào năm Chiêu Hòa thứ

47 (1972), đến năm 2013 đã tổ chức được 42 kỳ. Ban đầu người ta chỉ tổ chức

16

Page 17: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

diễu hành trong thị trấn nhưng từ năm Chiêu Hòa thứ 54 (1979) thì lễ hội còn

có thêm cuộc chiến giành Takarazutsu (宝筒 – bảo đồng, tạm dịch: ống báu).

Thông qua việc mang đến cho trẻ em cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa

truyền thống, lễ hội Hadaka thiếu niên được tổ chức nhằm mục đích tạo ra

những hoạt động giáo dục cộng đồng lành mạnh cho trẻ em, đồng thời truyền

lại cho thế hệ sau những nét văn hóa truyền thống và lịch sử lâu đời của thị trấn

Saidaiji.

Vào ngày diễn ra lễ hội Eyo, mọi công việc chuẩn bị đã được hoàn tất.

Sự kiện đầu tiên là lễ hội Hadaka thiếu niên. Hội trường thị trấn Saidaiji là nơi

tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Trẻ em tham gia lễ hội Hadaka thiếu niên được chia

thành 3 hạng mục: học sinh lớp 5, 6 tranh ống Takarazutsu (băng đầu đỏ), học

sinh lớp 3, 4 tranh ống Gofukuzutsu (băng đầu xanh) và học sinh lớp 1, 2 tranh

bánh gạo Takarazutsu (băng đầu trắng). Tất cả đều mặc khố và tham gia một

cách rất hăng hái.

Học sinh lớp 5, 6 tranh ống

Takarazutsu (băng đầu đỏ) và học

sinh lớp 3, 4 tranh ống Gofukuzutsu

(băng đầu xanh)

Học sinh lớp 1, 2 tranh bánh gạo

Takaramochi (băng đầu trắng)

Khố cho trẻ em là loại khố trắng, có tà tương tự như khố cho người lớn

và có chiều dài khoảng 1.8m. Để không bị lỏng, khố được quấn nhiều vòng ở

bụng và thắt nút ở mông. Cách đóng khố này được áp dụng cho cả người lớn và

trẻ em. Trong số những đứa trẻ tham gia có những đứa sử dụng loại khố cao

cấp được gọi là honmawashi (本まわし) làm từ vải bạt. Lễ hội Hadaka cho

17

Page 18: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

người lớn cũng có những người sử dụng loại khố này. Điểm khác biệt duy nhất

giữa khố cho trẻ em và khố cho người lớn là, tà khố của trẻ em có ghi tên

trường và họ tên của đứa trẻ.

Cũng giống như người lớn, trẻ em sẽ mang những đôi vớ trắng gọi là

zashikitabi (một loại vớ vải truyền thống). Không như jikatabi (một loại giày

có đế cứng bằng cao su), vớ zashikitabi có nhược điểm là khi bị giẫm sẽ dễ

dàng tuột khỏi chân. Để khắc phục điều này, người ta buộc nhiều dải băng vào

ống vớ và cố định nó ở cổ chân. Điều này cũng được làm tương tự với người

lớn. Cũng có những đứa trẻ dùng băng cố định khớp chân nhưng đó cũng chỉ là

một cách để phòng tránh chấn thương.

Từ hội trường thị trấn Saidaiji, đoàn trẻ em sẽ diễu hành qua những con

phố trong thị trấn và hướng tới chùa Saidaiji nơi diễn ra sự kiện chính. Trong

khi khoác vai nhau diễu hành qua những nơi diễn ra lễ hội, những đứa sẽ trẻ hô

vang những tiếng “Wasshoi! Wasshoi” thật khỏe khoắn để thể hiện tinh thần

quyết tâm của mình. Những thành viên trong ban tổ chức có trách nhiệm đi hai

bên đoàn diễu hành để dảm bảo sự an toàn cho đám trẻ.

Học sinh lớp 3, 4 rời khỏi hội

trường thị trấn Saidaiji

Đoàn trẻ em hướng về viện Kannon

(観音院, Quan Âm Viện)

18

Page 19: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Diễu hành qua công viên Koshu,

nơi có các gian hàng của lễ hội

Học sinh lớp 5, 6 hướng đến cổng

Niomon

Sau khi đã đến trước cổng Niomon (仁王門 , Nhân Vương Môn) của

chùa Saidaiji, đám trẻ đứng gom sát vào nhau, từ xung quanh người lớn bắt đầu

ép đám trẻ lại để cho chúng tập làm quen với cảnh chèn ép xô đẩy nhau. Sau đó

đoàn trẻ em sẽ tiếp tục tiến vào sân chùa và đi đến hồ Koritoriba (垢離取場 ,

Cấu Li Thủ Trường, tạm dịch: Hồ thanh tẩy). Tại đây, giữa tiết trời tháng 2 vẫn

còn lạnh, đám trẻ sẽ chạy xuống hồ với chỉ độc một chiếc khố trên người, đánh

một vòng quanh tượng Quan Âm được đặt giữa hồ rồi quay trở lại lên bờ. Đây

được xem là một nghi thức giúp thanh tẩy cơ thể của chúng.

Cảnh luyện tập xô đẩy nhau trước

cổng Niomon

Tiến vào hồ Koritoriba

19

Page 20: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Những đứa trẻ chạy vào hồ chỉ với

độc một chiếc khố

Chạy một vòng ngược chiều kim

đồng hồ quanh tượng Quan Âm

Thanh tẩy cho học sinh từ lớp 3 trở lên: những đứa trẻ từ lớp 3 trở lên sẽ

thanh tẩy cơ thể tại hồ Koritoriba giống như người lớn. Nước trong hồ được

dẫn từ sông Yoshigawa vào và không được làm ấm nên những đứa trẻ chạy vào

đây sẽ thấy rất lạnh. Dù vậy chúng vẫn reo hò rất vui vẻ và hoàn thành vòng

chạy của mình.

Thanh tẩy cho học sinh lớp 1, 2: học sinh lớp 1, 2 không chạy cả vòng

mà chỉ nhúng chân vào nước và trở ra ngay sau đó. Chỉ riêng việc cởi trần giữa

thời tiết tháng 2 thôi cũng đã đủ lạnh, vì thế phải ngâm cơ thể trong nước là

một việc làm quá sức đối với chúng.

Cảnh nghịch nước của học sinh lớp

3, 4Học sinh lớp 1, 2 quay trở ra sau

khi nhúng chân xuống nước

Sau khi đã thanh tẩy tại hồ Koritoriba, lần lượt 2 nhóm học sinh lớp 5, 6

và học sinh lớp 3, 4 sẽ đi theo lộ trình đã định và bước vào khu đại sảnh của

20

Page 21: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

chính điện để tham quan bên trong. Trong khi đó, nhóm học sinh lớp 1, 2 sẽ

tiến vào vào khu vực thi đấu bên ngoài chính điện để tiến hành thi đấu trước.

Học sinh lớp 3 vào chính điện tham

quan

Học sinh lớp 1, 2 vào khu vực thi

đấu

• Cuộc chiến giành bánh gạo Takaramochi của học sinh lớp 1, 2

Mở màn là cuộc chiến giành bánh gạo Takaramochi của học sinh lớp 1,

2. Trong khi các học sinh lớp trên thăm thú bên trong chính điện, bên ngoài các

học sinh năm 1, 2 tiến vào khu vực thi đấu. Sau khi chúng đã gỡ hết băng đội

đầu ra và cất vào trong khố thì cuộc tranh giành bắt đầu.

Bánh gao Takaramochi là một loại bánh mochi có màu trắng đỏ và được

bọc trong bao nhựa. Người ta đã chuẩn bị một lượng bánh gần gấp đôi số lượng

học sinh tham gia để tất cả chúng ai cũng có thể lấy được một cái cho mình.

• Cuộc chiến giành ống Gofukuzutsu của học sinh lớp 3, 4

Hoạt động tiếp theo là cuộc chiến giành ống Gofukuzutsu (五福筒, Ngũ

phúc đồng, tạm dịch: ống ngũ phúc) của học sinh lớp 3, 4. Sau khi những đứa

trẻ đã cất băng đội đầu của mình vào trong khố và tiến vào khu vực thi đấu,

người ta sẽ bắt đầu ném lần lượt từng ống Gofukuzutsu xuống. Có tất cả 10 ống

21

Page 22: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Gofukuzutsu. Để lũ trẻ không bị trày xước do cơ thể ma sát nhau trong lúc

chen lấn, những người làm trong chùa sẽ dùng gầu tát nước lên người chúng.

Những đứa trẻ nào đã giành được ống sẽ phải rời khỏi cuộc đấu để đảm

bảo rằng mỗi đứa trẻ sẽ chỉ giữ 1 ống và những đứa trẻ khác cũng có cơ hội

giành được 1 ống cho mình. Những cậu bé giành được ống hay còn gọi là

những “Phúc nam nhi” (福男児, tức “cậu bé may mắn”) sẽ tự hào giơ cao chiếc

ống Gofukuzutsu lên cho mọi người nhìn thấy.

Cảnh tranh giành ống Gofukuzutsu

của học sinh lớp 3, 4Những cậu bé giành được ống

Gofukuzutsu

• Cuộc chiến giành ống Takarazutsu của học sinh lớp 5, 6

Sự kiện chính của Lễ hội Hadaka Thiếu niên là cuộc chiến giành 2 ống

Takarazutsu (宝筒 – bảo đồng, tạm dịch: ống báu). Sau khi cuộc chiến giành

ống Gofukuzutsu của học sinh lớp 3, 4 kết thúc, học sinh lớp 5, 6 tham gia cuộc

chiến giành ống Takarazutsu đã hoàn tất việc chuẩn bị và sẵn sàng bước vào

khu vực thi đấu. Đầu tiên là cuộc chiến giành ống Eda-takarazutsu (枝宝筒 ,

Chi Bảo Đồng, tam dịch: ống báu nhỏ). Từ trên bục cao, người ta ném xuống

khoảng 7 ống Eda-takarazutsu. Mặc dù giành ống Eda-takarazutsu chỉ là phần

thi đấu phụ, không quyết định thắng bại nhưng những đứa trẻ cũng tranh giành

rất quyết liệt.

22

Page 23: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Tiểu luận môn Văn hóa – Xã hội Nhật Bản

Cảnh tranh giành ống Eda-

takarazutsu

Một cậu bé đã giành được ống Eda-

takarazutsu

Sau khi cuộc tranh ống Eda-takarazutsu kết thúc, trụ trì của chùa

Saidaiji xuất hiện, trong tay vị trụ trì lúc này là 2 ống Takarazutsu được gói lại

trong một cuộn giấy quấn bùa Goou (牛玉紙, Ngưu Ngọc Chỉ). Sau đó trụ trì

sẽ tung nó xuống và lũ trẻ sẽ giành nhau quyết liệt để có được ít nhất một chiếc

ống.

Những cậu bé giành được ống Takarazutsu sẽ cắm nó vào giữa một thố

chứa đầy gạo và trở thành “Phúc nam nhi”, danh hiệu của người thắng cuộc

trong lễ hội Hadaka thiếu niên

Sau khi cuộc tranh tài kết thúc, lễ biểu dương và trao thưởng cho “Phúc

nam nhi” sẽ được tiến hành tại Hội trường thị trấn Saidaiji. Một lần nữa, những

cậu bé thắng cuộc sẽ thực hiện lại nghi thức cắm ống Takarazutsu vào thố gạo

trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau cùng, trưởng ban tổ chức và phó trụ

trì chùa Saidaiji sẽ trao giấy khen và kỷ niệm vật cho người thắng cuộc.

23

Page 24: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

2.2.2. Chương trình biểu diễn nghệ thuật, bắn pháo hoa

Tại quảng trường nằm dưới sân khấu đặt ở gian chính phía Tây của đền

sẽ diễn ra tiết mục múa vào lúc 17 giờ 30 phút và 18 giờ.

Sau đó các cô gái sẽ biểu diễn trống taiko ở sân khấu vào khoảng 18 giờ

30 phút và 20 giờ. Nữ giới không được tham gia vào cuộc chiến giành Shingi

nên ở trong đánh trống, nhằm cầu cầu nguyện sự an toàn và làm tăng tinh thần

chiến đấu cho những người đàn ông. Dù chỉ có nữ trong màn đánh trống này

nhưng nó rất hùng dũng.

Màn biểu diễn trống Tako

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo07.htm )

Từ cửa đền, các cô gái quấn trên mình tấm vải trắng xuất hiện. Họ ngâm

mình trong hồ nước, trên tay là kinh văn, vừa đọc vừa đi quanh địa thần. Tuy

nữ giới không được tham gia vào cuộc chiến dành Shingi nhưng sự xuất hiện

của họ trong các hoạt động khác như múa hay biểu diễn trống taiko cho thấy

rắng đó không phải là sự biến đổi của truyền thống mà là sự sáng tạo của

truyền thống.

Page 25: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Các cô gái ngâm mình xuống nước và đọc kinh văn

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo06.htm )

Từ 19 giờ đến 19 giờ 30 phút, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những

chùm pháo hoa rực rỡ trên nền trời đông. Không chỉ có người dân nơi đây mà

du khách nước ngoài cũng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp đó.

2.2.3. Lễ hội chính Saidaiji Eyo

Vào lúc 19:30, sau khi pháo hoa kết thúc, mọi người cùng nhau đi đến

nhà ga Saidaiji, nơi cách khu vực lễ hội 15 phút đi bộ, để hoàn tất mọi hoạt

động chuẩn bị trước khi bước vào hoạt động chính thú vị nhất của lễ hội.

Căn phòng được tạo thành từ những tấm bạt màu xanh, chiếm một góc

lớn ở bãi đỗ xe, chính là nơi mà những người đàn ông cường tráng đang tích

cực giúp nhau đóng khố.

Page 26: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Khu vực được dựng bạt để các nhóm thay khố

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo08.htm)

Khố sử dụng trong Saidaiji Eyo là một cuộn vải cotton tương đối dài,

màu trắng toát, được quấn chặt quanh bụng, một đầu vải để thõng xuống phía

trước. Khi quấn gần hết vải người ta sẽ thắt nút ở phía sau. Vì vậy khố nhìn từ

phía trước trông giống như tạp dề, còn đằng sau là hình chữ T. Để quấn khố

chặt và gọn gàng, người mặc cần sự trợ giúp của một hoặc hai người khác, một

người giữ khố cố định, còn người kia ra sức kéo chặt vải quấn lên phía trên để

đảm bảo không xảy ra những sự cố ngoài ý muốn trong lúc vận động.

Giúp đồng đội quấn khố

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo08.htm)

Page 27: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Một nét cũng đặc sắc của lễ hội này, chính là cách mà các đội dùng để

nhận diện nhau. Các thành viên trong cùng một đội sẽ cùng mang một dải khăn

buộc đầu có hình trang trí đặc trưng của đội mình. Điều này làm cho lễ hội

càng thêm rực rỡ. Vì số lượng người tham gia là cực kì đông đảo nên khu vực

chuẩn bị thường không đáp ứng đủ nhu cầu, do vậy có khá nhiều nhóm quyết

định thay đồ ở nhà, sau đó đi xe buýt đến khu vực lễ hội.

Đến 20:30, những người tham gia bắt đầu xếp thành hàng theo nhóm rồi

diễu hành đến bến xe buýt Saidaiji. Khi đã đủ quân số, các nhóm sẽ di chuyển

đến tòa nhà nằm trong bến xe buýt rồi lên trên sân thượng theo lối cầu thang.

Tầng hai của tòa nhà là nơi diễn ra lễ ban phúc nên các đội đều lần lượt lên đó

và chạy một vòng.

Mọi người tập trung ở bến xe buýt

Mọi người tập trung trên mái tòa nhà nằm trong bến xe buýt

Page 28: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo08.htm)

Sau đó, các thành viên mỗi đội khoác vai nhau thành từng nhóm nhỏ

chạy vòng quanh khu vực ngoài hội trường Fukuuke khi mà nhiệt độ ngoài trời

xuống rất thấp. Để chống lại cái lạnh cắt da, họ vừa chạy vừa hét to “Wasshoi!

Wasshoi!” đầy hào hứng. Nhưng đồng thời, họ cũng bị té nước lạnh lên người

để tẩy trần, do đó nhiều người phải thốt lên “Samui!”

Để đảm bảo an toàn cho những người tham gia và giữ gìn trật tự trong

khu vực lễ hội, rất đông cảnh sát cùng lực lượng bảo vệ đã được điều động. Họ

xếp thành hai hàng dọc theo lối vào trong đền. Lúc này, hàng ngàn người lần

lượt đi qua cổng vào đền để tham gia phần hấp dẫn nhất của lễ hội.

Lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo09.htm)

Từ sau 20:00 trở đi, chỉ các nhóm tham gia và những người có phận sự

mới được vào khu vực bên trong sân đền, còn khán giả phải ngồi trên khán đài

đã được dựng trước và ngăn cách với khu vực sân chính bằng rào chắn ở phía

nam và tây của đền để theo dõi. Từng nhóm đàn ông mặc khố trắng xếp hàng

diễu hành xung quanh sân đền làm cho khu vực này mỗi lúc một đông đúc.

Những người hướng dẫn mặc áo khoác truyền thống hanten (thường được mặc

trong các lễ hội hoặc lao động) hướng dẫn mọi người chạy đúng hướng và trật

tự. Tiếp theo mọi người rửa tay và vào cầu nguyện trước ngôi đền chính. Rồi

Page 29: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

họ lại khoác vai nhau thành từng nhóm nhỏ 3-4 người, chạy vòng quanh sân

đền. Không ai có thể đứng yên khi cơ thể họ ướt sũng và run lập cập mỗi khi

những cơn gió lạnh buốt thổi qua. Không khí trong khu vực lễ hội đã hết sức

sôi nổi.

Từng đội diễu hành quanh sân

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo09.htm)

Sau đó những người đàn ông lần lượt chạy xuống một hồ nước trong

ngôi đền chính nơi nước liên tục được đổ vào để thanh tẩy cơ thể họ.

Thanh tẩy cơ thể dưới hồ nước trong đền

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo09.htm)

Page 30: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Vào khoảng 21:30, các nhóm tập trung đông đủ tại sân đền chuẩn bị cho

cuộc tranh giành Shingi đầy hào hứng nhưng cũng khá “bạo lực”.

Tập trung chờ đợi lễ ném Shingi

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo010.htm)

• Lễ ném Shingi

Đến 22h, khi mà màn đêm đã bao trùm khắp nơi, cũng là lúc tất cả ngọn

đèn trong thành phố đều bị tắt, trừ đèn ở đền thờ Saidaiji. Một cặp Shingi được

nhà sư ném ra, hơn 9000 người đàn ông lao vào tranh giành thanh gỗ mà họ

cho là thiêng liêng này. Khung cảnh vô cùng náo nhiệt, chẳng khác nào một

trận bóng bầu dục mà các vận động viên đều ăn mặc rất “mát mẻ”.

Vì Shingi được tẩm mùi hương nên người ta dễ dàng phát hiện nó đang

ở chỗ nào, ngay cả khi nó bị giấu trong khố. Cứ liên tục người này cướp đoạt

của người kia, càng cố giữ chặt thì càng bị mọi người xông tới cướp mất. Vì

thế, để giành được Shingi, người ta lập thành từng nhóm riêng, người trong

nhóm sẽ luân chuyển Shingi cho nhau để thoát khỏi vòng vây của nhóm khác.

Đây là bí quyết giành Shingi của người tham gia.

Page 31: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Thông thường thì Shingi được ném xuống trong bóng tối, nhưng có năm

người ta không tắt đèn nên người tham gia nhanh chóng tìm thấy Shingi và

phân định thắng thua. Màn tranh giành kết thúc quá nhanh chóng gây ra sự thất

vọng cho nhiều người, được ví như là bị hạ đo ván trong vòng loại của trận

boxing.

Biển người bên trong đền mong chờ việc bắt được Shingi

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo10.htm)

Đội cứu hộ luôn túc trực quanh lễ hội để kịp thời cứu hộ những tai nạn

xảy ra trong suốt buổi lễ. Trong lúc tranh giành, có nhiều người té ngã và bị

thương. Năm 2007, có tới 20 người được đưa đến bệnh viện để điều trị và phục

hồi sức khỏe, nhưng không ai bị nguy hiểm đến tính mạng.

Một người bị thương trong cuộc tranh giành

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo10.htm)

Page 32: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Có một quy định trong lễ hội là không được mang Jikatabi (một loại

giày có đế cứng bằng cao su). Khi mang Jikatabi vào lễ hội rất dễ làm tổn

thương người khác trong lúc chen lấn, trường hợp nghiêm trọng là có thể làm

gãy xương chân của người bị giẫm phải. Do đó, nếu người mang Jikatabi giành

được Shingi vẫn không được công nhận là người chiến thắng vì đã phạm luật.

Người đàn ông bị phạm luật do mang Jikatabi.

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo10.htm)

Sau 1 giờ tranh giành, những người đầu tiên giành được Shingi sẽ chạy

đến căn phòng chứa Masu (hộp gỗ chứa gạo bên trong). Nhà sư sẽ kiểm tra

Shingi xem có giống với những cái đã phát ra hay không.

Sau đó, nhóm giành được Shingi sẽ cắm nó vào Masu để đánh dấu sự

chiến thắng. Người ta tin rằng những thành viên trong nhóm sẽ được may mắn

suốt năm.

Page 33: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Nhóm chiến thắng cắm Shingo vào hộp Masu

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo10.htm)

Sau khi cuộc chiến giành Shingi kết thúc, có rất nhiều người thậm chí

chưa có cơ hội chạm vào Shingi. Để tạo cơ hội lần hai cho họ, nhà sư sẽ ném

những cành liễu may mắn gọi là Kushigo xuống đám đông cho những người

đàn ông giành lấy. Nhà sư sẽ ném khoảng 100 Kushigo, những ai giành được

Kushigo cũng được may mắn trong năm.

Buổi lễ chính sẽ kết thúc sau cuộc tranh giành Kushigo.

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo10.htm)

Page 34: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

• Lễ cầu phúc cho “Phúc nam” sau lễ hội

Người ta gọi những người đàn ông may mắn giành được Shingi là “Phúc

nam”. Sau buổi lễ, báo chí và giới truyền thông đợi những “Phúc nam” ở trạm

xe buýt, khi họ vừa đến liền được chụp hình và vỗ tay hoanh nghênh. Những

“Phúc nam” này tiếp theo sẽ đi đến Lễ cầu phúc ở hội trường Fukuuke.

Các “Phúc nam” tập trung tại lễ cầu phúc ở hội trường Fukuuke.

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo11.htm)

23h30: Những “Phúc nam” đi đến hội trường Fukuuke làm Lễ. Khi nhà

sư và “Phúc nam” (khoảng 40 người) tề tựu đầy đủ thì buổi Lễ được bắt đầu.

Đầu tiên, 6 “Phúc nam” cầm Shingi tiến tới bàn thờ, cắm thẳng đứng Shingi

vào Masu, sau đó buông tay ra. Điều này thể hiện sự tôn kính và hiến dâng tấm

lòng thành lên thần linh.

Tiếp theo, hai nhà sư chủ trì buổi lễ sẽ tiến hành phong ấn cho Shingi.

Sau khi bao bọc Shingi bằng tờ giấy trắng, Shingi lại được bọc thêm lá bùa

Goou. Trên bề mặt Shingi, nhà sư ghi vào một chữ Phạn, dưới chữ Phạn đó,

chữ “ Takaragi - 寳木” cũng được ghi vào. Cuối cùng, Shingi được cho vào

ống Zushi (逗子) hình trụ và được thờ cúng trên bàn thờ.

Page 35: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Sau đó hai nhà sư tiến hành đọc kinh, đôi Shingi sẽ được thần linh ban

cho thần lực, nó như là một báu vật mang lại điềm phúc cho mọi người.

Các nhà sư đang đọc kinh làm lễ trong hội trường

(Nguồn: http://wadaphoto.jp/maturi/eyo11.htm)

Phần nghi lễ đến đây xem như kết thúc và một ngày đầy vui tươi, náo

nhiệt của lễ hội Eyo cũng khép lại tại đây.

2.3. Các hoạt động sau lễ hội chính

Sau lễ hội chính - lễ hội Eyo là những hoạt động lễ hội khác do chùa

Saidaiji ở Okoyama tổ chức cũng nhằm mục đích xua đuổi xui xẻo, tà ma và

mang lại may mắn, sức khỏe cho những người dân địa phương, đặc biệt là phụ

nữ, trẻ em và người già (những người không tham gia trong lễ hội Eyo).

Các hoạt động sau lễ hội Eyo (Hadaka):

Thời gian: từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 (14 ngày)

Hai tuần kể từ ngày tiếp theo sau khi lễ hội Saidaiji Eyo kết thúc, trong

khuôn viên đền sẽ xuất hiện chợ bán thực vật - cây cảnh và nhiều quầy bán

thức ăn để du khách hay người dân địa phương có thể tiếp tục tham quan, mua

sắm.

Page 36: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Các gian hàng trong khuôn viên đề Saidai

(Nguồn: http://www.saidaiji.jp/website/archives/1628 )

2.3.1. Chư lễ

Shorei (Chư lễ) là lễ cảm ơn và thu hồi Takaragi

Thời gian: tổ chức sau lễ chính 3 ngày, ngày 19 tháng 2

Phí tham gia: không công khai

Chư lễ không tổ chức công khai. Người tham dự được hạn chế. Chủ yếu

là các quan chức thuộc chính quyền địa phương, các khách mời danh dự, nhà

tài trợ và những người có liên quan. Trụ trì đền làm chủ buổi lễ, thực hiện các

nghi thức nhằm để tỏ lòng biết ơn khi buổi lễ trôi qua tốt đẹp, thu hồi lại gậy

Shingi và đặt lại vào hộp Zushi (逗子).

2.3.2. Nghi thức sau lễ

Nghi thức sau lễ hội (hậu hội thức) là nghi lễ cầu phúc cho trẻ em.

Page 37: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Thời gian: sau lễ Saidaiji Eyo 1 tuần ngày 24 tháng 2, từ 14:00

Phí tham gia: 3000 yên

Đối tượng tham gia: các trẻ em, nhi đồng

Sư trụ trì và các thầy pháp sẽ thực hiện nghi lễ ý nghĩa như báo cáo về

việc đã hoàn thành lễ hội Saidaiji Eyo trước tượng quan âm nghìn tay nghìn

mắt. Do lễ hội Eyo ngoài việc mang đến may mắn cho người tham gia, nó cũng

mang lại may mắn cho cả những em bé nhỏ hơn không được tham gia. Vì vậy,

đối tượng tham gia chính của buổi lễ này sẽ là những em bé nhỏ. Các bé sẽ

được mặc những trang phục và trang điểm xinh đẹp, xếp thành hàng để được

các thầy làm lễ chúc phúc.

2.3.3. Lễ Saitougoma

Lễ Saitougoma (hay còn hiểu là lễ Hỏa Tịnh)

Thời gian: Ngày 3 tháng 3, vào lúc 1 giờ trưa.

Phí tham gia: 1000 yên (người lớn) – 300 yên (trẻ em)

Đây là nghi lễ cuối cùng nhằm kết thúc chuỗi lễ hội cởi trần Eyo được tổ

chức ở chùa Saidaiji. Nghi lễ này dựa trên thuyết về ngọn lửa của Phật pháp.

Hành lễ Hỏa Tịnh cũng còn có công năng tiêu trừ những tội lỗi hay ác nghiệp

đã phạm, hay là tịnh hoá các lỗi lầm do si mê ngu muội chưa hiểu rõ mà phạm

lỗi. Dù những ác nghiệp, chướng ngại đó đã được tích lũy từ nhiều kiếp, lễ hoả

tịnh vẫn có được công năng tiêu trừ. Cuối cùng, người tham gia sẽ bước qua

phần tro tàn để thanh trừ tội ác, tà ma.

Tóm lại, tùy vào từng địa phương mà cách tổ chức cũng như các nghi

thức sau lễ khác nhau. Ví dụ như ở Konomiya thì người tham gia sẽ được tham

gia vào các nghi lễ cắt bánh gạo, tiệc trà…Nhưng nhìn chung, mục đính chính

của các nghi lễ này đều nhằm mang lại cho mọi người những may mắn, thuận

lợi và xua đi những tà ma, xui xẻo nhân dịp đầu năm mới.

Page 38: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

C. KẾT LUẬN

Nếu ngày xưa, trong lễ hội Saidaiji Eyo, người nông dân cầu cho mùa

màng bội thu, ngư dân cầu cho việc đánh bắt cá thuận lợi. Thì ngày nay, người

ta lại cầu mong cho sự an toàn khi di chuyển bằng tàu xe, phụ nữ mang thai thì

cầu cho mẹ tròn con vuông, học sinh – sinh viên thì cầu mong những thành

công trong học tập, giới công chức lại mong muốn sự thăng tiến trong nghề

nghiệp…Tuy những điều nguyện cầu tùy vào từng hoàn cảnh, thời đại mà thay

đổi. Nhưng nhìn chung, mọi người đến với Saidaiji Eyo đều là cầu mong sự

may mắn, thuận lợi trong công việc, cuộc sống cho bản thân và cho gia đình

họ. Với tính chất và ý nghĩa như vậy, lễ hội Saidaiji Eyo (hay Hadaka Matsuri)

– được tổ chức vào năm mới, không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân

Nhật Bản mà nó ngày càng được nhiều du khách nước ngoài biết đến như một

trong lễ hội độc đáo nhất trên toàn thế giới.

Page 39: LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN

Danh mục tài liệu tham khảoTài liệu gồm các bài báo, thông tin từ Internet

1. http://commons.wikimedia.org

2. http://festivals.travelaround.jp/chushikoku/ohadaka.htm

3. http://kikuko-nagoya.com/html/naked-festival.html

4. http://moderatelyabsurd.wordpress.com/2012/02/05/inazawa-naked-

festival/

5. http://tuvientuongvan.com.vn/news_detail/796/3/Le-Hoa-Tinh

6. http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=429954

7. http://wadaphoto.jp

8. http://www.edo265.net/japan/130216okayama.html

9. http://www.optic.or.jp/saidaijicci/eyo/eyo_index.html

10. http://www.saidaiji.jp

11. http://www.stefansblog.com/saidaiji-hadaka-matsuri/