Top Banner
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com "CON CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DUYÊN…" Trong kho tàng Kinh Thánh, có câu chuyện của ngôn sứ Hôsê để lại cho người nghe những cảm xúc mãnh liệt, ray rứt và chua xót khôn nguôi. Hôm nay, thứ năm sau Chúa Nhật thứ 18 mùa Thường niên, Hội Thánh trong bài gẫm thứ nhất, chuyển tải cho chúng ta một phần câu chuyện này. Hôsê được kêu gọi làm ngôn sứ, nhưng trước khi chính thức kêu gọi, Chúa phán bảo Môsê: “Hãy đi cưới một người đàn bà làm điếm…” và Hôsê đã vâng lời kết hôn với một “con điếm”. Người đàn bà này sinh cho Hôsê ba người con, Chúa truyền dạy đặt tên cho chúng không ra sao cả, những cái tên không diễn tả hạnh phúc, sự hài lòng hay niềm hy vọng, chỉ là những cái tên phản ánh sự bất xứng, sự ruồng bỏ, và tầm thường. Rồi người đàn bà đó tiếp tục ngoại tình, Chúa bảo Hôsê đi tìm kiếm về, tha thứ, yêu thương như thủa ban đầu, như chưa từng có sự gì đã xảy ra. Trải qua cuộc đời như vậy, Hôsê được sai đi làm Ngôn Sứ, nói lên tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho con người, nói lên sự bất trung bất nghĩa của con người đối với Thiên Chúa. Từ thân phận hèn hạ, Thiên Chúa yêu thương đón nhận về, không phải để làm nô lệ, nhưng để yêu thương và chia sẻ, những gì con người có thể làm cho Thiên Chúa thì chỉ toàn là những điều bất xứng, những sự chẳng ra gì, chỉ là những chuyện tầm thường không đáng kể. Con người tiếp tục ngoại tình, tiếp tục phản bội và tiếp tục lún sâu xuống sình lầy, Thiên Chúa lại nhẫn nại đi tìm kiếm về, yêu thương, tha thứ và tiếp tục như chưa từng xảy ra điều gì. Vì đã sống, đã kinh nghiệm tự thân, Hôsê loan báo một cách sinh động tình yêu thương của Thiên Chúa, và Hôsê cùng loan báo cách sinh động về sự bất xứng của con người. Sau này Thánh Phaolô nói rất mạnh về sự bất xứng của con người, ngài lên án quyết liệt về một thứ kiêu căng của con người đối với Thiên Chúa và đối với nhau, “Đã chịu lấy cách nhưng-không, sao lại vênh vang như là không chịu lấy ?” ( 1Cr 4, 7 ). Tổ tiên chúng ta đã kiêu căng, không chấp nhận thân phận thụ tạo nên đã mang sự chết vào cho nhân loại, Sao chúng ta lại tiếp tục con đường đó để tiếp 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 622 – CHÚA NHẬT
41

Ephata 622

Jun 30, 2015

Download

Spiritual

Vu Mai JMV

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Ephata 622

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

"CON CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DUYÊN…"Trong kho tàng Kinh Thánh, có câu chuyện của ngôn sứ Hôsê để lại cho người nghe những cảm

xúc mãnh liệt, ray rứt và chua xót khôn nguôi. Hôm nay, thứ năm sau Chúa Nhật thứ 18 mùa Thường niên, Hội Thánh trong bài gẫm thứ nhất, chuyển tải cho chúng ta một phần câu chuyện này.

Hôsê được kêu gọi làm ngôn sứ, nhưng trước khi chính thức kêu gọi, Chúa phán bảo Môsê: “Hãy đi cưới một người đàn bà làm điếm…” và Hôsê đã vâng lời kết hôn với một “con điếm”. Người đàn bà này sinh cho Hôsê ba người con, Chúa truyền dạy đặt tên cho chúng không ra sao cả, những cái tên không diễn tả hạnh phúc, sự hài lòng hay niềm hy vọng, chỉ là những cái tên phản ánh sự bất xứng, sự ruồng bỏ, và tầm thường. Rồi người đàn bà đó tiếp tục ngoại tình, Chúa bảo Hôsê đi tìm kiếm về, tha thứ, yêu thương như thủa ban đầu, như chưa từng có sự gì đã xảy ra.

Trải qua cuộc đời như vậy, Hôsê được sai đi làm Ngôn Sứ, nói lên tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho con người, nói lên sự bất trung bất nghĩa của con người đối với Thiên Chúa. Từ thân phận hèn hạ, Thiên Chúa yêu thương đón nhận về, không phải để làm nô lệ, nhưng để yêu thương và chia sẻ, những gì con người có thể làm cho Thiên Chúa thì chỉ toàn là những điều bất xứng, những sự chẳng ra gì, chỉ là những chuyện tầm thường không đáng kể. Con người tiếp tục ngoại tình, tiếp tục phản bội và tiếp tục lún sâu xuống sình lầy, Thiên Chúa lại nhẫn nại đi tìm kiếm về, yêu thương, tha thứ và tiếp tục như chưa từng xảy ra điều gì.

Vì đã sống, đã kinh nghiệm tự thân, Hôsê loan báo một cách sinh động tình yêu thương của Thiên Chúa, và Hôsê cùng loan báo cách sinh động về sự bất xứng của con người. Sau này Thánh Phaolô nói rất mạnh về sự bất xứng của con người, ngài lên án quyết liệt về một thứ kiêu căng của con người đối với Thiên Chúa và đối với nhau, “Đã chịu lấy cách nhưng-không, sao lại vênh vang như là không chịu lấy ?” ( 1Cr 4, 7 ).

Tổ tiên chúng ta đã kiêu căng, không chấp nhận thân phận thụ tạo nên đã mang sự chết vào cho nhân loại, Sao chúng ta lại tiếp tục con đường đó để tiếp tục hủy hoại chính chúng ta ? Hôm qua, nghe lóm trong cuộc nói chuyện của một số vị có trách nhiệm trong Giáo Hội Việt Nam, có vị kể rằng: một đại diện của Tòa Thánh, sau một thời gian tiếp xúc với nhiều thành phần ở Việt Nam, khi được hỏi đã thấy gì trong Giáo Hội Việt Nam, đã không ngần ngại trả lời… “Giáo Sĩ trị” !

Nếu nhận xét đó đúng thì thật đáng tiếc, như thế chứng tỏ hình ảnh Đức Phanxicô không thấm vào cách sống của những con người mang tính Giáo Sĩ trị. Họ không biết họ là ai, từ phân tro, từ cát bụi, từ hàng “đĩ điếm”, Chúa cất nhắc lên để làm tôi tớ, lấy gì làm vênh vang, lấy gì làm kiêu hãnh, lấy gì để phô diễn, để kể công, để huênh hoang, để ngỡ mình là hàng khanh tướng ?

"Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô duyên,vô duyên bất tài…"( Tình Chúa yêu tôi, Hải Linh, diễn ý Lc 17, 10 )

Xin cho lời kinh này thật sự là lời kinh của những người được xếp vào hàng tôi tớ.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 7.8.2014

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 622 – CHÚA NHẬT 10.8.2014

Page 2: Ephata 622

MỤC LỤC TÌM BÀI:"CON CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DUYÊN…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ...................................................................... 01CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ................................................................... 02CUỘC PHIÊU LƯU THEO CHÚA ( AM. Trần Bình An ) ......................................................................... 03SÓNG ĐỜI ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................... 05TRÊN BIỂN ĐỜI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ..................................................................................... 07HÃY AN TÂM VÌ LUÔN CÓ CHÚA ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ......................................................... 09PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 17: Đưa giùm lọ muối ( Nguyễn Trung ) ........................................... 10CẢM NGHĨ NHÂN ĐỌC BÀI THƠ "CHÚA CỦA NGƯỜI KINH" ( Nguyễn Trung ) ................................. 12CHÚC LÀNH ( Khuyết Danh ) ................................................................................................................. 13NỘI LỰC CỦA ĐẤT NƯỚC CHÍNH LÀ NHÂN CÁCH CỦA MỖI CON NGƯỜI ( Kim Anh ) .................. 14TỜ KHAI SANH OAN NGHIỆT ( Phan ) .................................................................................................. 17HÃY HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN CHO EM ( Ân Sủng ) ...................................................................... 25NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27

CON ĐƯỜNG CỦA CHÚASau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi năm ngàn

người ăn uống no nê, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ xuống thuyền đi qua bờ bên kia. Rồi Người một mình lên núi cầu nguyện suốt đêm. Tại sao Chúa có thái độ kỳ lạ như thế ? Tại sao Chúa Giêsu bắt ép các môn đệ ra đi ? Tại sao giữa lúc dân chúng đang phấn khởi tinh thần, giữa lúc uy tín của Người dâng cao như núi, Người lại bỏ đi ? Trong Phúc Âm, Thánh Marcô và Thánh Mátthêu không nói rõ lý do. Nhưng Phúc Âm theo Thánh Gioan thì nói rõ: “Chúa Giêsu bỏ đi vì Người biết dân chúng muốn tôn Người lên làm vua” ( Ga 6, 14 – 15 ).

Thật là một quyết định khác thường. Theo thói thường, ta sẽ khuyên Chúa Giêsu lên ngôi làm vua rồi đi khắp nơi làm phép lạ nuôi người ta ăn uống no nê, mọi người sẽ theo Chúa và chịu phép rửa tội, cả thế giới sẽ thuộc về Chúa, khỏi mất công truyền giáo khổ cực.

Không, con đường của Chúa thì khác với con đường của ta.

Con đường của ta là con đường kiêu ngạo trong khi con đường của Thiên Chúa là con đường khiêm nhường.

Ta luôn tìm cách nâng mình lên, còn Thiên Chúa luôn tìm cách hạ mình xuống. Ta muốn xưng mình là Chúa trong khi Thiên Chúa lại muốn xuống làm người. Không chỉ làm một người bình thường, nhưng còn mặc lấy thân phận nghèo hèn, yếu ớt, thậm chí bị coi như một người tội lỗi nữa. Khi nâng mình lên, ta thường hạ người khác xuống. Còn Thiên Chúa tự hạ mình xuống để nâng con người lên làm con Thiên Chúa. Con người và Thiên Chúa đều sử dụng bậc thang, nhưng theo những mục đích khác nhau. Con người sử dụng bậc thang để leo lên cao. Ai cũng muốn lên cao trong đời sống vật chất. Ai cũng muốn leo cao trong địa vị xã hội. Ai cũng muốn leo cao trong bậc thang danh vọng. Còn Thiên Chúa lại sử dụng bậc thang để đi xuống. Từ trời Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Từ một người bình thường, Chúa còn xuống làm một người nghèo hèn, một người tội lỗi, một người thất bại.

Con đường ta chọn là con đường rộng rãi, dễ dãi. Còn con đường của Chúa là con đường chật hẹp khó khăn.

Ta luôn tìm sự dễ dãi: làm sao cho đời sống đỡ vất vả, làm sao cho có những tiện nghi phục vụ đời sống, làm sao cho cuộc đời thành công tốt đẹp. Còn Thiên Chúa lại chọn con đường chật hẹp, bé nhỏ, khiêm nhường. Trong nghệ thuật quảng cáo, người ta hứa hẹn cho khách hàng mọi sự tiện nghi thoải mái. Còn Chúa Giêsu thì hứa với những kẻ muốn theo Người rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” ( Mt 16, 24 ). Trong các trường đại học người ta quảng cáo: ai học trường này sẽ thành công, sẽ lên chức, sẽ lên lương. Còn Chúa Giêsu lại dạy các môn đệ: “Trong anh em, ai lớn nhất thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” ( Lc 22, 26 ).

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 622

Chính Chúa Giêsu không đi vào con đường rộng rãi thênh thang, nhưng đã chọn con đường bé nhỏ, chật hẹp. Người không chọn cứu chuộc con người bằng những thành công lẫy lừng, những phép lạ kinh thiên động địa. Nhưng Người đã chọn cứu chuộc nhân loại bằng con đường đau khổ, con đường thập giá, con đường tử nạn. Chính vì thế, hôm nay, vì sợ đám đông tôn Người lên làm vua, đi xa con đường khiêm nhường bé nhỏ, Người đã bỏ đám đông mà đi. Người sợ các môn đệ bị nhiễm thói kheo khoang, phô trương, quyền lực, nên thúc giục các ông xuống thuyền sang bờ bên kia trước.

Đây không phải lần đầu tiên Chúa gặp cơn cám dỗ loại này. Trong sa mạc ma quỉ đã xui giục Người bỏ con đường khiêm nhường, đau khổ để đi vào con đường vinh quang, dễ dãi. Đây cũng chưa phải là cơn cám dỗ cuối cùng. Cám dỗ sẽ còn trở lại với lời khuyên của Phêrô khi ông ngăn cản Thầy ra đi chịu chết ( x. Mt 16, 23 ). Cơn cám dỗ khốc liết tiếp tục trong vườn Ghệtsêmani khiến Người nao núng hầu như muốn tháo lui ( x. Mt 26, 39 ). Cơn cám dỗ không buông tha cả khi Người đã bị treo trên thánh giá với lời thách thức của mọi người: “Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá để chúng tôi tin” ( x. Mt 27, 42 ). Nhưng Người đã chiến thắng tất cả những cám dỗ của ma quỉ, kiên quyết đi vào con đường thánh ý Chúa Cha, con đường khiêm nhường, vâng lời, hi sinh gian khổ.

Bản thân ta và Hội Thánh, nếu muốn trung thành với Chúa, không thể có chọn lựa nào khác ngoài con đường của Chúa đã đi.

Quá khứ đã minh chứng: Chính khi giàu sang, quyền thế, thì Hội Thánh sa sút, khủng hoảng. Trái lại những khi gặp khó khăn, nghèo khổ, bắt bớ, Hột Thánh lại phát triển mạnh mẽ, vì đang đi vào con đường của Chúa.

Là môn đệ Chúa, ta hãy mạnh dạn bước theo Chúa vào con đường khiêm nhường bé nhỏ, vào con đường chật hẹp từ bỏ mình, vào con đường thánh giá đau khổ. Tuy khó khăn, đau đớn, nhưng đó mới là con đường dẫn ta đến với Chúa, ơn cứu độ của ta.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

CÙNG PHIÊU LƯU THEO CHÚAAnh Maciek Kozierski, 26 tuổi, người Ba Lan,

là người có thể chạy trên mặt nước dễ dàng như chạy trên mặt đất. Trước khi thực hiện màn chạy trên nước, anh Maciek Kozierski đã sử dụng một con diều và bay với tốc độ tối đa, sau đó anh đứng trên ván lướt và thả con diều ra, cách làm này để anh "cảm giác" được những bước đi trên mặt nước.

Để có thể làm được như này, anh Maciek Kozierski đã phải tập luyện rất nhiều lần. Anh đã mất 4 ngày để "làm quen" với con sông Galilee ở Israel. Trong 4 ngày tập luyện này, anh mất tới 50 lần thử nghiệm mà không thành công, anh đã gặp phải không ít khó khăn như gió quá mạnh hay trời mưa… nhưng cuối cùng mọi việc cũng đã ổn.

Ngoài vấn đề về cách chạy, anh Maciek Kozierski còn phải chọn lúc biển lặng và gió không quá mạnh thì mới có thể thực hiện màn trình diễn của mình. Anh tự hào nói: “Những gì tôi làm hoàn toàn không có một chút thủ thuật gì.” ( Zing )

Dù rất cố gắng tập luyện, anh Maciek Kozierski chỉ chạy bộ trên hồ Galilê theo quán tính, rồi cuối cùng cũng chìm lỉm, khi hết đà. Làm sao sánh nổi với Đức Giêsu nhẩn nha, bình tĩnh đi bộ trên biển hồ Galilê trong cơn bão ?

Tin Mừng hôm nay, Thánh Matthêu thuật lại phép lạ thật bất ngờ. Trong khi vật lộn với bão tố trong đêm tối, các môn đệ nhìn thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước. Họ sợ hãi vì nghĩ đó là ma, nhưng Người bảo họ đừng sợ mà hay vững tâm. Người ra tay dẹp tan cơn bão, bước lên thuyền và cùng họ vào bờ.

Một chi tiết đáng chú ý trong câu chuyện này, vốn chỉ được chép trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, khi thấy Đức Giêsu, ông Phêrô bước ra khỏi thuyền, đi trên mặt nước để đến với Người, nhưng đang khi đi thì ông Phêrô bỗng sợ hãi và bắt đầu chìm xuống nước, Đức Giêsu đã cứu ông.

Thiên Chúa luôn an nhiên tự tại. Ngài là chủ tể vũ trụ, nên mọi loài, mọi vật, thời gian và không gian đều quy hướng về Ngài. Theo cảm nhận của Ngôn Sứ Êlia: Ngài không ở trong bão táp mưa sa gầm hú, chẳng ở động đất kinh khủng, cũng chẳng ở trong lửa đỏ nóng bỏng, mà hiện diện êm ái bình an trong cơn gió hiu hiu. ( x. 1V 19, 9a, 11 – 13a ).

3

Page 4: Ephata 622

Bình an trước cám dỗ

Sau phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều gấp vạn lần, có lẽ các môn đệ đã xuất sắc trở thành những “dư luận viên”, tác động dân chúng vừa được no thỏa, đồng lòng tôn vinh Đức Giêsu lên ngôi hoàng đế. “Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình” ( Ga 6, 15 ).

Chẳng phải lần đầu Đức Giêsu chịu cơn cám dỗ háo danh, ham hố quyền lực, phú quý, sang giàu, mà ngay trước khi đi rao giảng, Người đã thấm thía trải qua, khi Satan hứa hẹn trao cho tất cả vinh hoa lợi lộc các nước trên thế gian, nếu bái lạy, tùng phục quỷ vương.

Vũ khí chống lại dục vọng kiêu căng, tham sân si, mà Đức Giêsu sử dụng hiệu quả, chính là mũi giáo cầu nguyện và tấm khiên lao động, hãm mình, hy sinh. Người cách ly ngay các môn đệ khỏi đám đông, lệnh cho các ngài ra khơi. Còn chính Người giải tán dân chúng, rồi lên núi cầu nguyện. Như thế mới vững vàng bình an trước cơn thử thách cám dỗ thế gian.

Đức Giêsu hẳn muốn nhắn nhủ các môn đệ: Hãy quên ngay đi chút vinh quang phù phiếm, quên đi những thành công ngoạn mục, quên đi những công trình giáo đường nguy nga mới kiến thiết, quên đi những thành quả rao giảng rực rỡ. Bởi vì tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, mà con người chỉ có vinh dự tiếp tay hoàn thành. Bởi vì sự kiện, sự việc đó chỉ để vinh danh Thiên Chúa, chứ không phải tôn vinh bản thân, cá nhân bất cứ ai, vốn đều chỉ là tạo vật thừa hành. Diệt được dục vọng tham quyền cố vị, háo danh, háo lợi, thoát khỏi thói kiêu căng, hợm hĩnh, trở nên khiêm nhường, nhu mì con người mới được bình an đích thực trong Chúa.

Bình an trong bão tố cuộc đời

Cuộc đời ai cũng đều là một cuộc bể dâu, ba chìm bảy nổi, chín bấp bênh, chẳng ai có thể nắm tay qua đêm. Mọi thứ đều có thể xảy ra trong đêm tối giông tố cuộc đời. Nhưng giữa bão bùng, gió thét gầm hú, tưởng chừng sắp bị nhận chìm vào ba đào, thì Đức Giêsu vẫn luôn thương yêu quan tâm, mà âm thầm, lặng lẽ tìm đến an ủi, che chở, cứu giúp. “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” Nếu tỉnh táo, sốt mến liền nhận ra Người, hân hoan mừng rỡ và bình an ngay lúc hiểm nguy đó. Nếu không, chắc chắn buông xuôi chìm nghỉm, vì thất vọng ê chề, ngỡ là ma quái gọi hồn, sợ hãi la lên: “Ma đấy !” Vậy cứ vững lòng phiêu lưu cùng Chúa Giêsu trên hành trình Nước Trời, dù bao thử thách phong ba bão táp đe dọa.

Ngay trong bài giảng khai mạc sứ vụ Tông Đồ Phêrô ngày Chúa nhật 22.10.1978, tại quảng trường Thánh Phêrô, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi toàn thể Hội Thánh và mọi người trên thế giới “Đừng sợ”:

“Anh chị em đừng sợ đón lấy Chúa Kitô và nhận lấy quyền năng của Người !”

“Anh chị em đừng sợ ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô ! Hãy mở mọi biên giới các quốc gia, các hệ thống chính trị, những lãnh vực bao la của nền văn hóa, văn minh, phát triển cho quyền năng cứu độ của Chúa bước vào”.

“Đừng sợ ! Chúa Kitô biết rõ “mọi điều trong lòng người” ! Và chỉ một mình Người biết rõ” ( Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông Đồ Phêrô ).

Bình an trong Tin Cậy Mến

"Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !” ( Mt 14, 32 – 33 ). Khi có Chúa đồng hành, cư ngụ trong tâm hồn, khi tràn đầy lòng Tin Cậy Mến, thì lập tức có bình an, sự dữ bị khuất phục, đẩy lui. Tà thần sóng dữ, gió gầm đành bó tay, tan biến.

“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi.” ( Ga 14, 27 ). Đừng bao giờ quên lời dặn ân cần chan chứa tình yêu nồng thắm của Đức Giêsu, Người là Đức Chúa, là Thầy, cùng là Bạn, và là Anh của chúng con.

“Đường con đi có hoa thơm, cảnh đẹp, có chông gai, có hùm beo, có bạn hiền, có trộm cướp, lúc mưa sa, lúc nắng cháy, chuyện không thể tránh được. Con cứ đi, miễn lòng con đầy Chúa, đi như

4

Page 5: Ephata 622

Phanxicô, đi như Cyrillô, Anathasiô… Đừng mất thì giờ đứng lại, đừng sợ tiếng chửi, đừng ăn mày tiếng khen” ( Đường Hy Vọng, số 693 ).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đưa tay cho ông Phêrô nắm lấy, thoát chết, xin Chúa tiếp tục nắm lấy tay chúng con, cứu chúng con khỏi sa chước cám dỗ, khỏi cạm bẫy ma quỷ, khỏi hiểm họa, tai ương trần thế, để được mãi bình an của Chúa trao ban.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ cầu bầu, che chở, giúp đỡ và ban sức mạnh chúng con chiến đấu khải hoàn những mưu ma chước quỷ, những cạm bẫy thế gian và những ham muốn dục vọng thấp hèn của chúng con, để chúng con được bình an trong Chúa. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

SÓNG ĐỜIKhi nói đến sóng, người ta nghĩ ngay tới biển. Sóng có lúc

rất hiền hòa, rất thơ mộng khi sóng “mơn man vỗ mạn thuyền”, do đó mà người ta áp dụng nghĩa này cho vấn đề trừu tượng và gọi là “lãng mạn”. Sóng cồn dù dữ dội nhưng là sóng nổi, không đáng sợ bằng sóng ngầm, không thể nhìn thấy. Sóng còn khủng khiếp hơn nếu đó là sóng bạc đầu hoặc sóng thần, điển hình là sóng thần tại Nhật Bản ngày 11-3-2011 đã cuốn mất khoảng 16.000 người và quét sạch mọi thứ vào lòng biển khơi.

Trong ca khúc “Sóng Về Đâu” ( * ), cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người; biển sóng biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu ?... Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã giữa tim người... Biển sóng biển sóng đừng âm u đừng nuôi trong ấy trái tim thù”. Ca từ của ông đầy triết lý sống. Biển vừa hiền vừa dữ. Biển sâu thẳm và bao la yêu thương, lòng biển không bao giờ lặng, luôn động, dù có lúc nhìn biển rất tĩnh. Biển như đời người vậy !

Sóng còn gọi là ba đào ( dậy sóng – ba: sóng; đào: nổi dậy ). Có loại sóng dữ dội và dai dẳng hơn các loại sóng, đó là sóng đời. Chúng ta đang miệt mài hành trình lữ hành trần gian, lênh đênh trên biển đời, luôn gặp những loại sóng đời – đủ dạng và đủ cỡ. Không vững tay chèo là thuyền đời chìm ngay. Vì thế, lúc nào chúng ta cũng phải phát tín hiệu báo khẩn: SOS, lạy Thiên Chúa ! ( SOS là viết tắt của Save Our Soul – Xin cứu linh hồn chúng con ).

Thiên Chúa hiện diện mọi nơi và thể hiện trong mọi sự, kể cả những thứ chúng ta cho là không tốt, nhưng Thiên Chúa không làm điều không tốt. Chính đau khổ và những thứ không tốt xảy ra cho chúng ta, không phải Ngài không biết, nhưng Ngài cho phép nó xảy ra theo tự nhiên để dạy chúng ta bài học giá trị. Có thể đó là hậu quả do sai lầm của chúng ta hoặc của người khác, nhưng cũng có thể đó là để làm vinh danh Chúa – như trường hợp người mù bẩm sinh ( Ga 9, 1 – 3 ). Tội lỗi cũng có tính liên đới.

Khi ông Êlia vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Đức Chúa hỏi ông: “Êlia, ngươi làm gì ở đây ?” ( 1V 19, 9 ). Rồi Ngài nói với ông: “Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa. Kìa Đức Chúa đang đi qua”.

Gió to, bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Ông nhận biết Đức Chúa đang ở trong làn gió nhẹ đó. Quả thật, lúc đó có tiếng hỏi ông như trước: “Êlia, ngươi làm gì ở đây ?” ( 1V 19, 13 ). Ông thưa: “Lòng nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, nung nấu con, vì con cái Ítraen đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng con” ( 1V 19, 14 ).

Không dễ để lắng nghe tiếng Chúa hoặc nhận biết ý Chúa, ví thế mà chúng ta phải không ngừng cố gắng lắng nghe để nhận biết ý Ngài, rồi tiếp tục cố gắng chấp nhận và thực hiện, người có lòng nhiệt thành đối với Chúa thì sẽ để ý Chúa nên trọn chứ không mong ý mình nên trọn. Về lĩnh vực này, chúng ta lại thường có xu hướng trái ngược, vì chúng ta luôn thích “xin được như ý”.

Tác giả Thánh Vịnh chia sẻ: “Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán, điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Người, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Người. Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa, để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta” ( Tv 85, 9 – 10 ).

5

Page 6: Ephata 622

Ở đâu có Chúa thì mọi sự đều tốt đẹp: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao. Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc và đất chúng ta trổ sinh hoa trái. Công lý đi tiền phong trước mặt Người, mở lối cho Người đặt bước chân” ( Tv 85, 11 – 14 ). Điều này cũng có nghĩa là, nếu ở đâu vắng Chúa thì mọi sự sẽ hoang vu và nguy hiểm.

Phải mau đón Chúa vào lòng, càng sớm càng tốt, trước khi công lý được áp dụng, trước khi hết thời gian thương xót. Thiên Chúa vẫn kiên trì chờ đợi chúng ta trở về như người cha nhân hậu mong ngóng đứa con hoang đàng trở về ( Lc 15, 11 – 32 ). Ai khôn ngoan thì biết tỉnh thức đợi chờ Ngài như mười trinh nữ khôn ngoan chờ đón chàng rể ( Mt 25, 1 – 13 ), vì “thời gian không chờ đợi ai – time waits for no man”. Lý do ? Bởi vì “Chúa đã gần đến” ( Pl 4, 5 ), “ngày Chúa quang lâm đã gần tới” ( Gc 5, 8 ), và “thời giờ đã gần đến” ( Kh 1, 3; Kh 22, 10 ). Đó là không ngừng rèn luyện Đức Tin, để khi gặp thử thách sẽ không bị chao đảo, không như hạt giống rơi vào đất sỏi đá hoặc bụi gai.

Tỉnh thức chờ Chúa như vậy thì không ai có thể ngồi yên, luôn như biển động, luôn nổi sóng, khi sóng nhỏ, lúc sóng to. Thánh Phaolô cũng đã luôn đứng ngồi không yên. Ông thề có Đức Kitô chứng giám, rồi nói sự thật chứ không nói dối, nhờ Thánh Thần hướng dẫn: “Lòng tôi rất đỗi ưu phiền và đau khổ mãi không ngơi” ( Rm 9, 2 ). Sao vậy ? Thánh Phaolô giải thích: “Giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Kitô, tôi cũng cam lòng. Họ là người Ítraen, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen” ( Rm 9, 3 – 5 ). Có Chúa thì hạnh phúc và vinh dự như thế đấy !

Nhưng nói rồi quên, hứa rồi thôi. Phàm nhân khốn nạn lắm thôi. Không chỉ nghe người khác nói mà chứng kiến tận mắt, thế mà chúng ta vẫn chưa dám tin thật. Ôi thôi, con người ơi !

Vào một buổi chiều nọ, có lẽ trời quang mây tạnh, đẹp lắm, thú vị lắm. Sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Ngài giải tán dân chúng, vì chắc chắn dân chúng lưu luyến Ngài, khoái Ngài lắm, không thể về được, dù trời đã gần tối. Mãi mới giải tán được. Khi giải tán họ xong, Ngài lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến, Ngài vẫn ở đó một mình. Chúa Giêsu luôn thích sống tĩnh lặng để kết hiệp với Chúa Cha qua lời cầu nguyện. Ngài luôn căn dặn mọi người phải cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ ( Lc 22, 40 – 46 ), cầu nguyện còn là sức sống và là sức mạnh của linh hồn. Thứ nhất là cầu nguyện, thứ nhì mới là hoạt động.

Khi Chúa Giêsu ở một mình và cầu nguyện, chiếc thuyền chở các môn đệ đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư – tức là quá nửa đêm về sáng, Ngài đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Ngài đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” ( Mt 14, 27 ). Nghe vậy, ông Phêrô bán tín bán nghi nên liền thưa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” ( Mt 14, 28 ). Đức Giêsu ôn tồn bảo ông: “Cứ đến !”. Ông Phêrô hí hửng bước ngay xuống khỏi thuyền, đi trên mặt nước mà đến với Đức Giêsu. Vô tư. Rất ngon lành. Thế nhưng khi thấy gió thổi, ông đâm sợ, hồn xiêu phách lạc, chín vía lên mây ráo trọi, và khi bắt đầu chìm, ông la toáng lên: “Sư Phụ ơi, xin cứu đệ tử với !” ( Mt 14, 30 ).

Cuộc đời chúng ta cũng vậy, có hơn gì Phêrô nhà ta đâu. Biển đời chỉ mới gợn sóng lăn tăn thôi, vậy mà thuyền đời của chúng ta đã tròng trành tưởng chừng chìm đến nơi. Lòng tin tích góp bao năm, giờ bỗng “bốc hơi” muốn cạn kiệt; cây Đức Tin vun tưới bao năm, giờ bỗng héo úa mau chóng. Lạy Chúa tôi ! Đức Tin chỉ “sống” khi dòng đời êm ả, khi tiệc tùng linh đình, khi ung dung rung đùi, khi được người ta tâng bốc lên tận mây xanh... Còn khi gặp phải gió xoáy hoặc gió lốc, con-thuyền-Đức-Tin quay tít như chong chóng, chẳng còn biết đâu là phương hướng !

6

Page 7: Ephata 622

Thấy đệ tử Phêrô ngoi ngóp trong dòng nước, có thể bụng nhiều nước rồi, Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?” ( Mt 14, 31 ). Lời trách nhẹ nhàng mà đau điếng. Đó cũng là lời trách mà Thầy Giêsu đang nói với mỗi chúng ta hôm nay, ngay bây giờ.

Khi thầy trò đã lên thuyền thì gió yên, biển lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Ngài và nói: “Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa !” ( Mt 14, 33 ). Đó là bài học Đức Tin vô giá mà Chúa Giêsu dạy chúng ta ngay trong những lúc chúng ta gặp cơn sóng gió của cuộc đời. Ước gì chúng ta khả dĩ nhận biết mình yếu kém về Đức Tin, nhờ đó mà có thể cố gắng chăm sóc cây Đức Tin ngày càng lớn mạnh.

Cuộc đời không như thảm lụa hoặc như chiếu trải hoa hồng. Thiên nhiên còn lúc nắng, lúc mưa, lúc hạn hán, lúc mưa dầm, thậm chí là áp thấp hoặc bão tố. Cụ Nguyễn Công Trứ đã đặt vấn đề: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai ?” Giữa sóng gió cuộc đời, dù nhỏ hay lớn, ước gì chúng ta vẫn luôn khả dĩ xác tín với Đức Giêsu Kitô: “Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa !” ( Mt 14, 33 ).

Liên quan Đức Tin, Thánh Tiến Sĩ Teresa Avila xác định: “Tất cả tội lỗi đều do thiếu Đức Tin mà ra”. Câu này đáng để chúng ta phải “giật mình” mà cố gắng tự chấn chỉnh và vun xới Đức Tin lắm. Và đừng quên: “S.O.S., Chúa ơi !”

Lạy Thiên Chúa, xin cứu và giúp chúng con biết tín thác vào Ngài trong mọi hoàn cảnh như Tổ Phụ Ápraham, như Thánh Gióp, như Đức Maria, và như Đức Giuse, nhất là khi biển đời chúng con đầy những đợt sóng vỗ. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

( * ) Theo lời kể của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca khúc này được lấy cảm hứng từ câu chú Bát Nhã: “Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha”. Nghiã là: “Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó”.

TRÊN BIỂN ĐỜITrong cuộc xuất hành của dân Do Thái từ

Ai Cập về Đất Hứa, có một phép lạ lớn lao trên biển. Đó là phép lạ vượt qua Biển Đỏ. Khi dân Do Thái rời bỏ Ai Cập đến Biển Đỏ thì quân Ai Cập đuổi theo sát phía sau lưng. Được lệnh Thiên Chúa, ông Môsê giơ tay trên biển làm cuồng phong nổi lên, nước biển liền rẽ ra làm hai để lộ đất khô ráo, dân Do Thái đi vào lòng biển khô cạn, quân Ai Cập đuổi theo. Đến sáng, khi người Do Thái cuối cùng đi sang bờ bên kia. Thiên Chúa ra lệnh cho Môsê giơ tay trên biển, nước trở lại như cũ. Quân Ai Cập bị nhấn chìm trong biển, chết không còn một ai sống sót. Ngày đó, Thiên Chúa đã cứu dân Do Thái thoát khỏi dân Ai Cập. Đó là một phép lạ lớn lao Thiên Chúa đã làm trên biển.

Phúc Âm hôm nay kể một phép lạ Chúa Giêsu làm trên biển. Đó là biển hồ Galilê.

Biển hồ Galilê có hình bầu dục dài 21km rộng 12km, còn được gọi là hồ “Giênêzarét” ( Lc 5, 1 ). Thánh Kinh Cựu Ước gọi là biển “Kinnerét” ( Ds 34, 11; Gs 12, 13 ) hay còn gọi là “biển Tibêria” ( Ga 6, 1 ). Tibêria hiện nay là một thành phố sầm uất ở Galilê, nằm trên bờ tây nam biển hồ. Nằm về hướng bắc Giêrusalem 100Km, biển hồ Galilê là nơi mà dòng sông Giođan đổ vào trước khi chảy qua biển Chết. Thung lũng và sông Jordan mang một sắc thái địa lý rất đặc biệt, duy nhất trên thế giới vì thấp hơn mực nước biển: 208 mét tại biển hồ Galilê và 300 mét tại biển Chết. Thực vật ở đây thuộc dạng nhiệt đới, chung quanh biển hồ núi non bao phủ, lẫn vào con sông Jordan, thời tiết bất thường ở miền đất từ miền nam đến biển Chết, đó là những yếu tố hình thành những vùng gió giật và giông bão xảy ra bất ngờ trên biển hồ ( Mt 8, 23 – 27; 14, 22 – 23 ).

Đối với Tân Ước, biển hồ Galilê được nói đến nhiều vì là một trong những trung tâm hoạt động của Chúa Giêsu. Rất nhiều biến cố đã xảy ra tại đây: Bão tố ngừng lại ( Mt 8, 24 – 26 ), Mẻ lưới kỳ diệu ( Lc 5, 4 – 14 ), Đức Giêsu rảo trên thuyền ( Mc 4, 1 ), đi trên biển ( Ga 6, 16 – 21 ). Những thành ven bờ hồ như Khôrazin, Bếtsaiđa, Caphanaum, Magđala là những nơi Chúa Giêsu thường lui tới, qua nhiều thế kỷ, biển hồ Galilê được gọi dưới nhiều tên: Hồ Kinnêzét, hồ Giênêsarét, và biển hồ Tibêria.

7

Page 8: Ephata 622

Biển hồ và những vùng lân cận, có rất nhiều di tích liên hệ đến cuộc đời của Chúa và các môn đệ Ngài. Galilê là vùng có núi đồi khô cằn, nhưng các thung lũng phì nhiêu trải dài từ biển Địa trung Hải cho đến biển hồ Galilê. Chính trong các thung lũng này đã hình thành nhiều đồn điền trái cây nổi tiếng đem lại nguồn lợi xuất khẩu. Vào năm 1960, biển hồ là điểm xuất phát cho ngày quốc gia tưới tiêu, chính quyền Israel cho đào một con kênh lớn dẫn nước từ tận biển hồ đến sa mạc Negew. Công trình thuỷ lợi mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho một nước mà địa dư, khí hậu đa phần được xem là không mấy thuận lợi. Nhiều nước trên thế giới đã gởi người tới học tập.

Trở lại bài Phúc Âm, Thánh Mátthêu kể chuyện: trên Biển hồ Galilê, khi có trận cuồng phong từ thung lũng Baka thổi vào thì tất cả các ngư phủ vốn quá quen đi thuyền ngang dọc trên biển hồ cũng phải sợ hãi. Các ngài là những ngư phủ trên biển hồ Galilê này, và có thể nói là đã quen thuộc với những cơn sóng to gió lớn. Vậy mà đêm hôm đó họ đã trải qua một phen hải hùng, sóng to nổi lên, gió lớn thổi ngược, phải chống chèo rất vất vả các ông mới giữ vững được con thuyền.

Và rồi đã xảy ra một sự kiện bất ngờ. Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Vốn đã khiếp đảm vì biển động sóng gió, các môn đệ nay hoảng sợ la lên vì họ tưởng là gặp ma. Thế nhưng khi nghe tiếng nói quen thuộc trấn an: “Cứ yên tâm, chính

Thầy đây, đừng sợ”, các ông mới nhận ra Chúa, lập tức Phêrô xin phép đi trên mặt nước đến gặp Chúa. Chúa bằng lòng. Phêrô bước ra khỏi thuyền đến với Chúa, nhưng Đức Tin của ông còn yếu kém, ông hồ nghi và lo sợ nên bị chìm dần xuống nên kêu xin Chúa cứu giúp. Chúa đưa tay cầm lấy tay ông và trách nhẹ: “Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi ?” Khi Chúa và Phêrô đã lên thuyền, sóng gió liền yên lặng và mọi người tuyên xưng: “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa”.

Tuần vừa rồi, tôi đi thăm các gia đình giáo dân trong giáo xứ. Tôi đi với hai ông trong hội đồng mục vụ. Đến cổng một gia đình, có con chó to sủa lớn xông ra như muốn vồ lấy. Chúng tôi hoảng sợ đứng im. Bé Hoa 6 tuổi từ trong nhà chạy ra, bé nạt con chó: lu lu, đi vô mau. Con chó to hung dữ bỗng ve vẫy đuôi, trở lại hiền lành chạy vào nhà. Con chó to vậy mà nghe lời cô gái nhỏ vì bé Hoa là chủ của nó. Còn tôi và mấy ông tuy to con nhưng không phải chủ nó nên nó chẳng sợ mà còn định nhảy vào cắn. Hôm đó tôi miên man nghĩ về câu chuyện Phúc âm Chúa nhật này. Các môn đệ sợ hãi trước sóng to gió lớn bão tố sấm sét. Chúa Giêsu ra lệnh: hãy im đi, tức thì sóng yên biển lặng. Chúa Giêsu có quyền trên mọi sức mạnh thiên nhiên vì Người là Thiên Chúa sáng tạo, là chủ muôn loài.

Cả hai phép lạ: vượt qua Biển Đỏ, Chúa Giêsu đi trên biển có một điểm giống nhau, đó là quyền năng Thiên Chúa trên mọi sức mạnh thiên nhiên.

Trên biển đời, có biết bao bão tố phong ba bủa vây, tin vào Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo dựng vũ trụ và muôn loài, chúng ta sẽ sống bình an trước mọi giông bão cuộc đời. Hãy vững tin và tín thác nơi Chúa Giêsu.

1. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, nguồn bình an

Sau khi Chúa Giêsu lên thuyền, gió bỗng yên lặng. Sự hiện diện của Người đủ sức mang lại yên tĩnh và chế ngự phong ba bão táp. Biển theo nghĩa Kinh thánh tượng trưng cho quyền lực của sự ác. Đi trên biển chứng tỏ quyền năng và sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự dữ, nguồn gốc của bất an, chia rẽ, đau khổ.

Nhiều người Kitô hữu thờ phượng Thiên Chúa nhưng vẫn còn lo lắng, sợ hãi tà thần ma quỷ, nhiều khi còn mê tín dị đoan nữa. Hãy tin tưởng rằng: quyền lực của bóng tối không có gì đáng sợ khi Chúa đã hiện diện và hoạt động trong đời sống và công việc làm của chúng ta. Nếu biết lắng nghe, trong giông bão cuộc đời, chúng ta sẽ nhận ra tiếng Chúa “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ”. Nếu chúng ta tin tưởng vào lời Chúa hứa thì sự hiện diện của Chúa sẽ làm bão tố êm dịu và khủng hoảng được giải quyết ( Pl 4, 13 ).

Nơi đâu có Chúa Giêsu, ở đó có bình an. Cuộc đời người Kitô hữu không thể tránh khỏi những phong ba giông bão của cuộc sống. Cần phải đến với Chúa Giêsu. Nếu biết đặt Người ở trung tâm đời mình thì sẽ tìm kiếm được an bình nội tâm, cho dù có gặp biết bao gian truân thử thách.

Chúa Giêsu hiện diện ngay trong cuộc sống của Kitô hữu nếu mọi người biết đến với Người qua việc nghe, thực thi lời Người, đón nhận Mình Máu Thánh Người và siêng năng cầu nguyện với Người.

2. Tín thác cuộc đời trong tay Chúa Giêsu

8

Page 9: Ephata 622

Các môn đệ vì sợ hãi sóng gió bủa vây nên không nhận ra Chúa Giêsu, ngộ nhận Người là ma. Chúa Giêsu trấn an họ: “Thầy đây, đừng sợ”. Hơn cả một lời trấn an, đây còn là một mạc khải: sự hiện diện của Chúa sẽ xua đi mọi nỗi sợ hãi; hãy tín thác cuộc đời trong tay Người. Khi Người xuất hiện thì gió yên biển lặng; khi Người có mặt thì có sự bình an. Chính vì thế mà các môn đệ đã thờ lạy Người: Thầy quả thật là Con Thiên Chúa. Lời tuyên xưng này đồng thời cũng là lời biểu lộ một sự tín thác nơi Người. Tất cả mọi người trên thuyền cùng tuyên xưng một Đức Tin, cùng chung một lòng trông cậy. Một tỉ lệ thuận ngàn năm bất biến: tín thác vào Chúa, bình an tâm hồn.

Trong cuộc sống của mỗi người, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô cần được thanh luyện và minh chứng qua thử thách gian nan. Nếu biết yêu mến và tín thác vào Chúa, thì càng khó khăn vất vả, càng vươn lên mạnh mẽ trong Đức Tin, luôn có được bình an nội tâm. Mọi gian nan thử thách đều trở nên tốt đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa.

Lạy Chúa Giêsu,Con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô, nhưng nhiều khi con cảm thấy sống Đức Tin giữa lòng cuộc đời chẳng khác nào đi trên mặt nước.Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.Cả sự nặng nề của thân xác con cũng kéo ghì con xuống.Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.Xin cứu con khi con hầu chìm.Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,

để con trở nên nhẹ tênh mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen ( Mana ).

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

HÃY AN TÂM VÌ LUÔN CÓ CHÚA Chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe thánh Matthêu thuật lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra

nhiều ( x. Mt 14, 13-21 ), tiếp theo là biến cố Chúa biến hình trên núi ( x. Mt 17, 1-9 ) và hôm nay chúng ta nghe tiếp Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ ( x. Mt 14, 22-33 ).

Êlia và Phêrô là hai nhân vật nổi bật của tuần này. Êlia chứng kiến ba sự kiện trên trái đất là gió bão, động đất và lửa, Thiên Chúa đều không hiện diện ở đó. Giữa sức mạnh của vũ trụ với tiếng gió hui hui, Êlia phải học phân định để nghe thấy lời trong thinh lặng, hay trong chính bản thân mình ( x.1 V 19, 9a. 11-13a ).

Trước khi đề cập đến Phêrô, chúng ta không thể không nói đến các môn đệ được Chúa Giêsu "giục xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước" ( 14, 22 ), còn dân chúng, những người Do thái được giải tán, theo một nghĩa nào đó, họ là "những người ở bên này". Việc các môn đệ phải "sang bờ bên kia", nghĩa là các ông phải vượt qua những thực tại hữu hình, tạm thời của thân xác, bước sang sự vĩnh cửu vô hình. Dĩ nhiên, các ông không thể cập bờ bên kia trước Chúa Giêsu; các ông phải trải qua kinh nghiệm không có Thầy, họ không thể tới bến bình an.

Có chuyện gì mà Chúa Giêsu buộc các môn đệ phải xuống thuyền ? Phải chăng là để chống lại cơn cám dỗ và các tình huống khó khăn ? Chắc chắn có một cơn giống tố trong lòng các ông và ở biển hồ Galilêa. Vì chưa hiểu dấu chỉ phép lạ hóa bánh ra nhiều, nên các ông đã theo dân chúng muốn tung hô Chúa làm vua ! Giờ đây họ cảm thấy thế gian sợ hãi và xao xuyến biết bao !

"Người lên núi cầu nguyện một mình" ( Mt 14, 23 ). Người cầu nguyện cho ai ? Chắc chắn là cho dân chúng vừa giải tán, sau khi đã được ăn bánh no nê, họ không biết phải làm gì. Chúa Giêsu cũng cầu cho các môn đệ, ở giữa biển khơi đang bị kiệt sức bởi sóng đánh vì ngược gió khỏi mọi sự dữ. Chính nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha mà các môn đệ không bị chìm vì sóng to gió lớn.

Còn Phêrô, được Chúa Giêsu mời gọi bằng kinh nghiệm Đức Tin. Ông xin Thầy cho được đi trên mặt nước ( x. Mt 14, 28 ). Chúa Giêsu đã ban cho ông quyền đi trên biển. Biển, tượng trưng cho mãnh lực của sự dữ và sự chết; Chúa Giêsu đi trên mặt biển, là đi trên sự chết, thể hiện sự chiến thắng của Người trên sự dữ và sự chết. Toàn bộ mầu nhiệm Phục sinh là ở chỗ Chúa Giêsu chiến thắng sự chết

9

Page 10: Ephata 622

và biển cả. Theo quan niệm của người Do thái, biển là sào huyệt của sự chết. Đi trên biển là liều chết. Chính sự rủi ro này mà khi Phêrô đáp lại lời gọi của Chúa Giêsu, "xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước" ( Mt 14, 29 ), là ông giẫm chân trên sự chết. Nên không có lạ, khi ông nghi ngờ.

Chỉ khi Phêrô tin và phó thác vào Thầy, ông mới có thể đi trên mặt nước. Ông bị chìm xuống lúc ông nghi ngờ. Thấy gió mạnh, ông sợ, sự sợ hãi trước tai ương của thế gian này lại giúp cho ông tin vào quyền năng của Thầy. Chính lúc ông thôi tin vào Chúa, ông mất quyền đi trên biển, và chìm xuống. Khi đi được trên mặt nước chứng tỏ Phêrô tin, lúc chìm xuống cho thấy ông không tin. Thật là Đức Tin ngược đời, vì chính lúc ông không cậy dựa vào Chúa, ông bị chìm, ông lại kêu Chúa cứu.

Với lời kêu cứu của Phêrô: "Lạy Thầy, xin cứu con !" ( Mt 14, 30 ) Chúa Giêsu đáp lại bằng cử chỉ và lời. Người giơ tay nắm lấy ông và trách: "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ ?" ( Mt 14, 31 ) Khi gió thổi mạnh, nỗi sợ hãi và nghi ngờ về quyền năng của Chúa đột nhập vào Phêrô, một con người yếu lòng tin. Cứu ông lên khỏi nước, Chúa Giêsu dạy ông rằng, tình thầy trò không phải là Đức Tin của người môn đệ, nhưng là lòng trung thành của Thầy. Cảnh tượng trên phơi bày sự cao cả cũng như thấp hèn của người môn đệ. "Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa" ( Mt 14, 32 – 33 ). Quả thật, niềm tin vào Con Thiên Chúa chỉ có được sau một hành trình dài của đau khổ, chết và phục sinh của Đức Giêsu Con Thiên Chúa.

Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trên biển: "Thầy đây, đừng sợ. Ma đâu có xương có thịt như Thầy có đây", cũng là lời Chúa nói với các ông sau khi Chúa phục sinh "Tại sao các con run sợ, tại sao các con nghi ngờ… chính Thầy đây, hãy xem tay chân Thầy đây". Hai khung cảnh khác nhau về thời gian nhưng đều có một điểm chung là run sợ, kém

lòng tin và nghi ngờ, cả hai lần Chúa Giêsu đều khẳng định "chính Thầy đây mà" ( x. Lc 24; Mt 14 ).

Ở cuối trình thuật, các môn đệ được mô tả là những người tin khi sấp mình xuống thờ lạy Chúa. Còn Phêrô, mỏng giòn, yếu đuối, Chúa Giêsu lại trao Giáo hội cho ông. Chúa Giêsu sẽ đồng hành cùng Giáo hội. Như Phêrô, người yếu tin, chúng ta cần có bàn tay của Chúa kéo chúng ta lên, bước vào con thuyền Giáo hội để sang bờ bên kia.

Phần chúng ta, nếu một ngày nào đó chúng ta phải đương đầu với các cơn cám dỗ không thể tránh được, hãy nhớ rằng Chúa Giêsu buộc chúng ta xuống thuyền; từ bờ bên này sang bờ bên kia không thể không có sóng gió. Và khi chúng ta thấy những khó khăn, vất vả, mệt nhọc giữa đời vây quanh ta, thuyền của chúng ta đang ở giữa đại dương mênh mông, với những cơn sóng đang tìm cách nhấn chìm Đức Tin của chúng ta. Chúng ta hãy vững tin rằng, Con Thiên Chúa sẽ đi trên mặt nước đến gần chúng ta, giơ tay kéo chúng ta lên; Chúa chỉ mong đợi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.

Lạy Mẹ Maria, gương mẫu về lòng tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa, xin giúp chúng con vững tin vào Chúa, để giữa bao bận tâm, lo lắng, khó khăn giữa biển cả cuộc đời đang làm chúng con giao động, chúng con vẫn nghe thấy lời trấn an của Chúa Giêsu, Con Mẹ: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ !" ( Mt 14, 27 ). Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 17. Đưa giùm lọ muối

Muốn đăng quảng cáo trên trang nhất tờ New York Times, phải bỏ ra số tiền 75 ngàn dollars cho số báo hàng ngày, 100 ngàn cho số Chúa Nhật, ngoài ra còn phải đồng ý chi 2 triệu dollars cho 25 lần quảng cáo tiếp theo. Mỗi khi có phái đoàn chính phủ Việt Nam đến Hoa Kỳ ( cầu cạnh và xin viện trợ ) Nhà Nước phải tự bỏ tiền ( công quỹ ) để cho một số báo hàng đầu Hoa Kỳ đăng bài quảng cáo cho mình. Truyền thông trong nước cứ tha hồ đăng lại những bài này khiến cho nhân dân cứ tưởng rằng báo nước ngoài cũng biết ca tụng Nhà Nước ta.

10

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 11: Ephata 622

Ấy thế mà, ngày 26.7.2014, tờ New York Times, dù không được đồng xu cắc bạc nào, đã cho lên trang nhất ở vị trí trang trọng nhất bài viết và hình Papa Phanxicô bất ngờ ghé vào căn-tin dành cho công nhân bình thường ( lau chùi quét dọn, làm vườn, bảo trì máy móc… ) làm việc tại Vatican mà không báo trước. Tại đó ngài cũng xếp hàng mua thức ăn, người thâu ngân rất lúng túng khi tính tiền và trao hóa đơn cho ngài, rồi ngài ngồi vào bàn ăn chung với các công nhân. Hình đính kèm cho thấy những người ngồi chung quanh hình như quên hẳn việc ăn uống, họ chăm chú nhìn ngài, không thể tưởng tượng rằng thân phận tầm thường như họ mà có ngày được ngồi ăn cùng bàn với đấng kế vị Thánh Phêrô mà mỗi lần xuất hiện trước công chúng đều được hàng triệu người hoan nghênh.

Tựa bài của New York Times là Ahem, Your Holiness ? Please Pass the Salt. Ahem là tiếng đằng hắng, phát ra tiếng như tiếng ho khẽ trong cổ họng, thường để chuẩn bị nói hoặc để làm hiệu. Tức là một anh công nhân nào đó cần dùng lọ muối đang đặt ở chỗ Papa Phanxicô, sẽ nói rằng: “Ừ hừ, xin Đức Thánh Cha đưa giùm lọ muối.”

Điều đáng suy nghĩ ( xét mình ) là tại sao một tờ báo thế tục ít có thiện cảm với Nhà Thờ, thường khai thác triệt để mỗi khi có một scandal nào đó, mà lại trân trọng đưa làm tin hàng đầu ( headline ) một việc tưởng chừng như phải rất bình thường trong sinh hoạt của Nhà Thờ.

Trong Tin Mừng không hề có cảnh Đức Kitô một mình một mâm bao giờ. Bữa ăn đầu tiên của Người mà Phúc Âm ghi lại là tiệc cưới tại Cana. Gia chủ có lẽ không thuộc hàng khá giả cho lắm nên mới có cảnh đang lưng chừng tiệc mà lại hết rượu. Nhờ sự quan tâm và gợi ý của Mẹ Maria, Người thực hiện phép lạ đầu tiên ( x. Ga 2, 1 – 12 ).

Trong hành trình Loan Báo Tin Mừng, Người thường bị phê phán vì hay ngồi ăn chung với hạng người bị xã hội coi là tội lỗi. Khi Đức Giêsu đang dùng bữa tại nhà Mátthêu, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy ?” ( Mt 9, 10 – 11 ).

Ông Gioan đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: “Ông ta bị quỷ ám.” Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” ( Mt 11, 18 – 19 ).

Người nói về Nước Trời như một tiệc cưới mà thành phần tham dự toàn là phường đầu đường xó chợ, du thủ du thực. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. ( Mt 22, 8 – 1 )

Người còn dạy chúng ta làm y như vậy. Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại” ( Lc 14, 12 – 14 ).

Thấy dân chúng bị đói, Người luôn chạnh lòng thương. Trong ít nhất là hai lần Người làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để cho nhiều ngàn người được ăn no nê. ( x. Mc 6, 30 – 44; Mt 15, 32 – 39 ).

Người Việt Nam kiêng kỵ quấy rầy bữa ăn của người khác. "Trời đánh tránh bữa ăn". Nhưng bữa ăn lại là cơ hội cho Đức Giêsu gặp gỡ con người, đặc biệt là người tội lỗi. Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên" ( Lc 7, 36 – 38 ).

Đặc biệt nhất, Đức Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể để trở thành lương thực nuôi dưỡng Kitô Hữu tại bữa tiệc mừng Lễ Vượt Qua. Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy.” Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” ( Mt 26, 26 – 28 ).

11

Page 12: Ephata 622

Không những thế, cũng tại một bữa ăn Đức Giêsu còn lấy nước rửa chân cho từng môn đệ một. Nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau ( Ga 13, 4 – 5 ).

Thậm chí sau Khổ Nạn và Phục Sinh, việc cuối cùng Đức Giêsu làm cho các môn đệ thân thương trước khi về Trời là tự tay chuẩn bị và phục vụ một bữa ăn cho họ. Bước lên bờ, các ông nh ìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây !” Ông Simôn Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn !” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết ( Ga 21, 9 – 12 ).

Giả sử xưa nay, các Giáo Hoàng luôn ngồi ăn chung với nhân viên bình thường tại Vatican, các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ ở thành phố thường ra quán cơm bình dân vỉa hè ăn chung với dân lao động nghèo, ở miền quê thì ra ngoài đồng ăn cơm khô cá mặn với nông dân đang mùa gặt, thì tờ New York Times có phải ngỡ ngàng chọn làm tin hàng đầu, giữa lúc chiến sự bùng nổ ác liệt lại Ukraine và Giải Gaza, dịch vi khuẩn Ebola đang bùng phát tại Phi Châu… một việc rất bình thường xẩy ra như cơm bữa như thế không ?

Ta đã không làm một việc mà đáng lẽ ta đã phải luôn luôn làm một cách rất tự nhiên và bình thường như Chúa Cứu Thế của ta đã luôn luôn làm khi còn sống và ngay cả sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

Mà hình như ta lại đang làm ngược lại thì phải. Xem hình lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội La Vang 29. Trên cung thánh chắc chắn là các Hồng Y, Giám Mục. Một số Linh Mục đồng tế có lẽ được bố trí hàng ghế đầu tiên sát với cung thánh. Tiếp theo là hàng hàng lớp lớp đông đảo các Nữ Tu. Xa xa mà hình chụp không hiện rõ nét được là Giáo Dân bình thường, có lẽ rất đông phải đứng chứ không có đủ ghế mà ngồi. Đây có phải là hình ảnh Nước Trời mà Chúa Cứu Thế đã rao giảng và muốn Kitô Hữu thể hiện không ? Ta có thể làm khác đi được không ?

Giá mà ta biết nhường vị trí sát khán đài nhất, trang trọng nhất cho dân ngoại. Bất cứ ai không cùng lòng tin như ta mà cũng muốn về bên Mẹ La Vang đều được mời lên ngồi chỗ cao nhất. Tiếp đến ông già bà cả, người tật nguyền bệnh hoạn, cũng được ưu tiên những chỗ thuận tiện nhất để tham dự buổi lễ. Còn các Nữ Tu và Tu Sĩ trẻ trung khỏe mạnh rất nên đứng ở chỗ xa nhất, để dành những chỗ ngồi ít oi còn lại cho mọi thành phần Giáo Dân bình thường. Ta cần gì nhất nơi một buổi lễ trang trọng như thế này ? Những tấm hình chụp đẹp hay một minh họa trung thực cho buổi tiệc Nước Trời mà Đức Kitô đã loan báo và ta có sứ mạng rao giảng cho nhân loại ?

NGUYỄN TRUNG, 1.8.2014, Lễ Thánh Anphong lập DCCT

CẢM NGHĨ NHÂN ĐỌC BÀI THƠ “CHÚA CỦA NGƯỜI KINH”

Trong hơn 40 năm Linh Mục Patrick J. Twohy, Dòng Tên ( hình bên trái ) đã loan báo Tin Mừng cho các bộ tộc Người Bản Xứ Hoa Kỳ ( American Indian, quen gọi một cách sai lạc là Mọi Da Đỏ ) tại miền Tây Bắc ( Northwest ). Đến với họ, sống giữa họ, lắng nghe họ, trở nên một người con của họ, cha Patrick đã nhận ra truyền thống văn hóa ngàn đời rất tốt đẹp và độc đáo của họ cũng là do Chúa Thánh Thần tác động và cũng mang đậm nét Tin Mừng.

12

CÙNG THAO THỨC

Page 13: Ephata 622

Vì thế, thay vì rao giảng cho Người Bản Xứ theo lối một chiều, tức là đem nguyên bộ Giáo Lý Công Giáo có sẵn để dạy cho họ, cha Patrick đã chân thành và khiêm tốn đón nhận Tin Mừng đã có sẵn trong di sản văn hóa của Người Bản Xứ. Kinh nghiệm của cha được cô đọng trong tác phẩm Finding A Way Home ( Tìm ra đường về ), trong đó Tin Mừng được trình bầy hoàn toàn bằng thơ và các bài ca theo di sản văn hóa của các bộ tộc Người Bản Xứ Miền Tây Bắc ( Plateau Tribes ), thỉnh thoảng mới có một câu trong Kinh Thánh được dùng để minh họa và đối chiếu. ( http://www.jesuit.org/blog/index.php/tag/jesuit-father-patrick-twohy/#sthash.EjJMoP4K.dpuf ).

Năm 2012, cha Patrick cùng với 40 Người Bản Xứ của nhiều bộ tộc Tây Bắc đã đến Vatican tham dự Lễ Phong Thánh cho Kateri Tekakwitha ( 1656 – 1680 ), Người Bản Xứ Châu Mỹ đầu tiên được phong Thánh. Cô sinh ra tại Auriesville ( bang New York hiện nay ). Năm lên 4 tuổi, toàn thể gia đình của cô đều chết vì bệnh đậu mùa. Tuy tai qua nạn khỏi nhưng mắt cô gần như mù, khuôn mặt bị rỗ chằng chịt và thân thể mang nhiều vết sẹo. Cô chịu phép Thanh Tẩy năm 20 tuổi. Việc này làm bộ tộc của cô phẫn nộ và muốn giết cô. Cô phải chạy trốn đến làng Kahnawake, gần Montreal, Canada, nơi có các Tu Sĩ Dòng Tên rao giảng Tin Mừng.

Cô qua đời vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh năm 1680, năm 24 tuổi. Các nhân chứng nói rằng ngay chính lúc lâm chung, miệng cô thì thào “Giêsu, Maria, con yêu mến các Ngài.” Cây Thánh Giá gỗ trên tay cô trở nên sáng chói như mặt trời, tất cả các vết sẹo đều biến mất và thân thể cô trở nên sáng láng xinh đẹp.

Nhìn lại hành trình loan báo Tin Mừng ở Việt Nam ta thấy thiếu hẳn việc đón nhận truyền thống văn hóa dân tộc cũng là do Thánh Thần tác động và cũng là Tin Mừng đã có sẵn nơi đất nước Việt Nam. Kho tàng Ca Dao Tục Ngữ, Đoạn Trường Tân Thanh, Gia Huấn Ca, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên, Giáo Khoa Quốc Văn Thư… bị coi là lạc đạo và loại bỏ không thương tiếc. Hình như là Kitô Hữu Việt Nam rất thiếu tính dân tộc. Có phải ta rất thiếu tầm nhìn của cha Patrick J. Twohy !?!

CHÚA CỦA NGƯỜI KINH( The Gods of the White Man, Finding A Way Home ).

Chúa của người KinhĐâu phải GiêsuChúa của người KinhCó vô số nhiều.

Thành công, quyền lựcSức khỏe, danh vọngTrẻ đẹp an nhànLạc thú là Chúa.

Chúa họ không làĐau ốm tật nguyềnGià nua bại liệtĐói nghèo rách rưới.

Chúa người Kinh làÁo quần nhung lụaMỹ vị cao lươngTình dục ma túy.

Những Chúa như thếĐâu phải GiêsuNgười Dân Tộc taKhông theo Chúa đó.

Chúa của người KinhCó làn da sángNhưng ở với taDa Người thành nâu.

Từ bao đời nayDân ta biết ChúaHồn thiêng sông núiLà Thần Khí Người.

( Tạm dịch theo lối Việt hóa )

CHÚC LÀNH

13

CÙNG CẦU NGUYỆN

Page 14: Ephata 622

Lạy Chúa, xin chúc lành cho trí óc con,ước gì trí óc con chỉ được soi sáng bằng những tư tưởng tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho trái tim con.ước gì trái tim con đầy tràn những điều nhân nghĩa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho đôi mắt con,ước gì mắt con chỉ nhìn thấy những gì đẹp lòng Chúa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai tai con,ước gì tai con chỉ nghe thấy những lời tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho miệng lưỡi con,ước gì miệng lưỡi con chỉ cao rao tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai tay con,ước gì tay con chỉ làm những việc tốt lành.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho hai chân con,ước gì chân con chỉ đi trên đường lành thánh.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho toàn thân con,vì toàn thân con thuộc về Chúa…

KHUYẾT DANH

NỘI LỰC CỦA ĐẤT NƯỚC CHÍNH LÀ NHÂN CÁCH CỦA MỖI CON NGƯỜI

Nhắc đến nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn Trần Văn Thủy là người ta nhớ ngay đến hàng loạt tác phẩm để đời của ông như "Những người dân quê tôi", "Phản bội", "Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai", "Chuyện từ góc công viên", "Thầy mù xem voi"… và đặc biệt là hai tác phẩm đã “làm mưa làm gió” trong đời sống điện ảnh của người dân Việt Nam cũng như cho chính cuộc đời ông một thời: "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế". Vì "Hà Nội trong mắt ai" mà ông gặp nhiều chuyện rắc rối, nhưng cuộc đời cũng lắm sự lạ lùng… sau năm năm bất lực, tuyệt vọng vì đứa con tinh thần của mình không được phép lên tiếng, thì ngay khi xuất hiện trở lại nó đã đưa ông lên đài vinh quang.

Chưa bao giờ phim tài liệu lại được chiếu riêng một buổi như các phim truyện khác. Chưa bao giờ người ta lại bỏ tiền túi ra, xếp hàng lũ lượt để mua vé vào xem.

Cũng chưa bao giờ các rạp chiếu phim lớn của cả nước lại làm việc hết công suất như thời điểm công chiếu hai phim nói trên. Không biết đến bao giờ điện ảnh Việt Nam mới lặp lại hiện tượng ấy. "Hà Nội trong mắt ai" nhận liền bốn giải lớn của Liên Hoan Phim Việt Nam năm 1988 ( giải Bông Sen Vàng đặc biệt, giải Biên kịch, giải Đạo diễn, giải Quay phim xuất sắc nhất ).

Nhìn lại cả quá trình cống hiến của ông cho ngành điện ảnh, người xem dễ dàng nhận thấy ông luôn lấy con người làm trung tâm của mọi nghĩ suy, dằn vặt, nỗi đau và cả niềm hy vọng mà ông muốn đặt vào tác phẩm của mình. "Khi chưa có độc lập thì thân phận, cảnh đời của người dân lam lũ, khốn cùng luôn xuất hiện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Nhưng khi có độc lập rồi thì không thấy bóng dáng họ đâu" là nỗi trăn trở của ông gửi vào "Chuyện tử tế".

Nguyên tắc tối thượng trong công việc của ông là phải làm ra được những tác phẩm thực sự có ích cho con người. Không phải đơn giản mà tại Hội Thảo Điện ảnh Tài Liệu Quốc Tế The Robert Flaherty ở New York ( tháng 5 năm 2003 ), với hơn 200 nhà làm phim độc lập, đạo diễn Trần Văn Thủy

14

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 15: Ephata 622

và đạo diễn Toshimoto của Nhật Bản đã được vinh danh "Chứng nhân của thế giới". Năm 2010, Nhật Bản cũng đưa tên đạo diễn Trần Văn Thủy vào "Từ điển danh nhân" của họ.

Câu chuyện ông chia sẻ với chúng tôi trong một buổi chiều ở Hà Nội cũng lan man, chất chứa biết bao tâm sự về con người. Ông nói: Bạn bè tôi, ngồi với nhau nói chuyện gì thì nói: Kinh tế, gia đình, sức khỏe, thậm chí cả những chuyện bậy bạ của đám đàn ông... nhưng rồi cuối cùng vẫn quay lại chuyện... chính trị. Mà điều này không chỉ với người Việt ở trong nước mà người Việt ở nước ngoài cũng thế.

Nói chữ "chính trị" thì hơi xơ cứng và dễ bị hiểu lầm, mà phải nói đó là khát vọng, tấm lòng và lòng yêu nước của người Việt. Cái đó lớn lắm. Tôi vẫn nói với các đồng nghiệp trẻ rằng đừng hiểu chữ "tài liệu" một cách xơ cứng. Phim phải truyền tải được một thông điệp gì đó về lẽ sống, về cách ứng xử, về bổn phận... Một bộ phim, một vở diễn, một cuốn sách không có tư tưởng theo hướng đó thì không thể nào là một tác phẩm được. Đã gọi là tác phẩm thì phải chuyển tải được điều gì đó vào nhận thức của mỗi người và ta tạm gọi đó là tư tưởng.

Theo thiển ý của tôi, điều cực kỳ quan trọng của mọi loại hình văn học nghệ thuật hay khoa học xã hội là phải lấy mục tiêu con người, xoay quanh con người. Ở trên đời này không có một nghề nghiệp nào, một chức vụ gì, một công việc gì gọi là tử tế nếu như không bắt đầu từ những ý nghĩa liên quan đến con người, đi từ nỗi đau của con người.

Tâm huyết với cuộc đời là vậy, nhưng có lần ông đã thừa nhận mình là người tiêu cực ? Có phải những chuyện đó được ông viết trong "Nếu đi hết biển", cuốn sách từng khiến ông gặp những điều khá phiền phức bởi bị một số người Việt ở Mỹ công kích ?

Chỗ này phải nói dông dài một chút. Giữa năm 2002, William Joiner Center ( WJC ) thuộc Trường Đại Học Massachusetts ngỏ ý mời tôi sang Mỹ để tham gia chương trình "Nghiên cứu về cộng đồng người Việt" do quỹ Rockefeller tài trợ. Tôi cảm ơn và từ chối vì đơn giản là tôi không biết "nghiên cứu" và tôi không thích "nghiên cứu". Làm một cái việc rất mất thì giờ, mất nhiều công sức, kết quả là một xấp giấy được bỏ vào ngăn kéo, may ra một năm được vài ba người đọc, theo tôi, đó là chuyện vu vơ.

Nhưng tháng 8 năm đó, WJC nhắc lại lời mời. Thấy họ chân tình tha thiết quá, tôi nhận qua Mỹ. Nhưng, tựa như một ma lực, một định mệnh, tôi gặp nhiều hoàn cảnh, nhiều câu chuyện trong bà con người Việt mà tôi có thể tiếp xúc. Vui thì tôi chóng quên, buồn thì tôi bị ám ảnh, ám ảnh nhiều lắm, nhất là chuyện vượt biên, vượt biển, cải tạo, tù tội... Từ đó tôi không đi chơi nữa, tôi quyết định toàn tâm toàn ý vào một công việc rất mơ hồ và không rõ cái đích ở đâu, chỉ đinh ninh là nó sẽ có ích. Tôi đặt bút viết những trang đầu, rồi cố gắng "rặn" ra được quãng bốn năm mươi trang, suôn sẻ.

Tôi có thói quen luôn nghĩ đến người đọc, người đọc trong nước và đặc biệt là người đọc ở Mỹ. Tôi bị khựng lại hoàn toàn. Hoàn cảnh xui khiến, nghề nghiệp mách bảo, tôi "đè" mấy ông bạn văn chương, trí thức ra trao đổi, trò chuyện cởi mở về chính cuộc sống và suy nghĩ của người Việt ở đây. Chỉ việc ghi chép trung thực và cam đoan với nhau là nếu công bố

thì phải "y như bản chính". Thật là thượng sách. ( Ảnh bên: Nghệ sĩ khiếm thị Văn Vượng và bản độc tấu Guitar "Hà Nội trong mắt ai" ).

Như thế, dù không muốn ông vẫn có "công trình nghiên cứu" cho WJC, hơn nữa nó không bị xếp vào ngăn kéo, trái lại, nó được in thành sách và còn được tái bản, một chuyện khá hiếm đối với một cuốn sách tiếng Việt ở Mỹ ?

Mất khá nhiều công sức để bàn thảo với các anh chị ấy ( những người tác giả gặp gỡ, chuyện trò – PV ), cuối cùng thì bản thảo được chỉnh lý, chốt lại còn trên 200 trang đánh máy, tôi định nộp cho WJC hai tuần trước khi về nước. Bỗng dưng "trời xui đất khiến" thế nào, nhà văn Nguyên Ngọc đến Boston, ở cùng nhà, đi dạo, chuyện trò, thăm hỏi linh tinh: "Thủy, cậu sang đây làm gì ?"... "Thế à, viết xong chưa ?"... "Đưa tớ đọc chơi được không ?"

Đọc liền ba đêm, sáng hôm sau trở dậy, chưa kịp ngồi vào bàn ăn ông đặt tay lên tập bản thảo và nhìn vào mắt tôi: "Thủy ! Cái này rất cần và có ích". Tôi không tin ở tai mình, hỏi lại và nóng ran cả người khi nghe ông nhắc lại: "Cái này rất cần và có ích". "Bố" này đã nói là tôi tin, tôi rành rọt nói với

15

Page 16: Ephata 622

ông: "Nếu anh bảo cái này nó cần và có ích thì chắc chắn tôi in ngay và tôi cũng sẽ về nước ngay". "Nếu đi hết biển" ra đời lòng vòng là vậy. Chẳng có âm mưu gì đáng ngại, chẳng có tài cán gì đáng nể...

Nếu nhà văn Nguyên Ngọc đã nói thế và ông tin nhà văn thì tại sao "Nếu đi hết biển" đến giờ vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam, thưa ông ?

Tôi nghĩ có lẽ cũng giống như "Hà Nội trong mắt ai" ở đầu những năm 1980. Ngày ấy, người thích thú, tán thành thì khá đông nhưng không có quyền, không có diễn đàn; người phản đối, lên án thì rất ít, nhưng có quyền, có diễn đàn, thậm chí có cả một guồng máy. Cũng có nhà xuất bản có nhã ý muốn in, tôi cảm ơn và có điều kiện: Phải in nguyên xi 100%, đúng từng dấu chấm, dấu phẩy. Chẳng phải tôi kiêu ngạo gì về những con chữ của mình, chỉ là tôi muốn tôn trọng tuyệt đối những người đã giúp tôi làm cuốn sách này.

Với những gì đã và đang làm, ông có cho mình là người có tấm lòng yêu nước hơn người ?

Yêu nước không phải là đặc quyền của bất cứ ai. Đặc biệt không được ban phát cho người này yêu nước và người kia không được yêu nước. Khi tôi cùng gia tộc cụ Nguyễn Văn Vĩnh làm bộ phim "Mạn đàm về người Man di hiện đại" ( bốn tập với 240 phút ), ở cuối phim tôi nói rằng: Khi bộ phim đi vào giai đoạn cuối, vào một đêm mưa gió bão bùng, cụ Vĩnh đã về báo mộng cho người đạo diễn phim này: "Xin đa tạ những tấm lòng của hậu thế đã nói về tôi với những lời ấm áp, xin đa tạ ! Nhưng chớ vì tôi mà làm mất thì giờ. Đất nước ta có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì hậu thế mà đối xử tử tế với họ, cho dù họ có ái quốc theo cái cách của họ..." ( Ảnh bên: Chân dung học giả Nguyễn Văn Vĩnh ).

Trong một buổi tọa đàm trên truyền hình, ông đã từng nói: "Nội lực không phải là mấy đồng xu lẻ ở trong túi dân chúng. Nội lực là trí tuệ, công sức, tình cảm, tâm huyết của toàn thể dân tộc, không kể trong hay ngoài nước, cũ hay mới". Vậy, theo ông, cách nào để phát huy nội lực của đất nước ?

Đối với tôi, trong mọi mối quan hệ, bao giờ cũng chỉ coi trọng yếu tố con người. Ở trong "Chuyện tử tế" có đoạn nói về trẻ em Việt Nam và trẻ em Nhật Bản. Trong khi trẻ em Việt Nam được học: "Các em là những đứa trẻ hạnh phúc bởi các em là con Hồng cháu Lạc, giang sơn của các em như gấm vóc, tài nguyên giàu có với rừng vàng, biển bạc..." Nhưng trẻ em Nhật Bản được dạy bảo: "Các em là những đứa trẻ bất hạnh bởi vì được sinh ra trên đất nước hoàn toàn không có tài nguyên, từng thua trận trong chiến tranh. Gương mặt của đất nước này và tương lai của đất nước này trông chờ ở các em". Thế cho nên thái độ của trẻ em Nhật Bản đối với đất nước của chúng khác hẳn con em chúng ta, có trách nhiệm hơn, bao dung hơn.

Một ví dụ khác nữa là vua Trần Nhân Tông. Trong khi đánh thắng quân Nguyên Mông, các quan cận thần dâng lên cái tráp trong đó có danh sách của những kẻ nội phản, làm tay sai cho giặc. Nhà vua ưu tư và phán rằng: "Các ngươi, hãy vì tấm lòng của muôn dân, sự hiếu thảo của muôn dân, sự đoàn kết của muôn dân để xây dựng đất nước này, giang sơn này và mang đến cho bá tánh đời sống yên vui, ai ai cũng có thể nhìn nhau bằng tấm lòng tin cậy. Ta truyền lệnh đốt cái tráp này đi". Nếu nói nội lực của đất nước không phải là mấy đồng xu lẻ gửi ở ngân hàng thì có nghĩa nội lực là tất cả những vấn đề về nhân cách của một dân tộc, bản lĩnh của một dân tộc. Suy cho đến cùng vấn đề của xã hội Việt Nam bây giờ chính là vấn đề nhân cách. Tất nhiên suy nghĩ của tôi có thể là phiến diện, là chưa chuẩn.

Nói cách khác là nội lực đất nước liên quan đến vấn đề giáo dục, thưa ông ?

Liên quan đến rất rất nhiều. Phải chăng nền giáo dục của ta hiện nay sản sinh ra những con người không dám nói sự thật, không có chính kiến, hắt nước theo mưa, nước chảy bèo trôi... Người ta không dám nói điều khác với ý kiến của cấp trên. Nếu như toàn dân được nói những điều mình nghĩ, mình cho là phải thì chúng ta càng có nhiều lựa chọn. Tôi chỉ có ước mơ duy nhất là đất nước mình trở thành một đất nước mà trong đó gồm những con người nghĩ gì nói nấy. Tất nhiên, ở những cương vị khác nhau thì những điều nghĩ và nói ấy nó sẽ có những giá trị nhất định. Nhưng tuyệt đối, đừng coi thường dân chúng.

Thế có nghĩa, cách tốt nhất để phát huy nội lực chỉ đơn giản là làm thế nào để mọi người được nói những điều mình nghĩ ?

Đúng vậy, làm sao mà một người hay một nhóm người nào đấy lại có thể khôn hơn, giỏi giang hơn, sáng suốt hơn gần 90 triệu dân ? Việc biết lắng nghe người khác nói sẽ chỉ làm cho xã hội tốt lên chứ không thể xấu hơn được.

16

Page 17: Ephata 622

Theo ông, như thế nào là một người tử tế ?

Đây là một câu hỏi cũ như trái đất. Sống lương thiện. Biết đau những nỗi đau của đồng loại, biết nhục những nỗi nhục của đồng bào. Karl Marx tôn kính đã từng nói: "Tất nhiên, chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại với nỗi đau khổ của con người, mà chăm lo riêng cho bộ da của mình".

Mở đầu phim "Chuyện tử tế", năm 1985 tôi viết thế này: "Ngày xưa cha bác có dạy rằng, tử tế có trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó trên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế, trước khi mong muốn và chăn dắt họ thành những người có quyền hành giỏi giang hoặc siêu phàm".

Sau gần 30 năm, "Chuyện tử tế" vẫn còn nguyên giá trị. Nếu bây giờ có cơ hội, ông có làm tiếp không ?

Chẳng bao giờ làm lại được đâu. ( Ảnh bên: một cảnh thật trong phim "Chuyện tử tế" )

Vì... Ngày đó, và cả bây giờ xem lại "Chuyện tử

tế" và "Hà Nội trong mắt ai" ai cũng sẽ tự hỏi: Chỉ có như vậy thôi mà sao lại bị cấm đoán và ồn ĩ lên thế ? Có lẽ phim gây chấn động và sự quan tâm chính bởi những điều nó đặt ra vào cái thời điểm ấy. Kể ra, đến nay nó vẫn hợp thời về mặt nội dung. Nhưng nó không phải là kiệt tác hay đỉnh cao gì. Về mặt nghề nghiệp mà nói, phim rất thường bởi vì phần lớn là quay toàn cảnh, dùng lời bình dẫn dắt. Cách làm phim hiện đại bây giờ người ta không tiêu hóa nổi đâu. Và nói thật rằng khi chiếu lại những bộ phim này tôi thấy xấu hổ về mặt nghề nghiệp.

Thực ra, phim tài liệu khó có thể nói là của anh, của tôi hay là của một người nào cụ thể. Đó là phim của cuộc đời. Tất cả những người trong phim, nhờ có sự hiện diện của họ, nhờ sự đóng góp tham gia của họ, nhờ sự từng trải, nhờ những thân phận của họ mà làm nên câu chuyện. Họ không phải là diễn viên. Không phải hư cấu, không phải đạo diễn gì cả. Cái xứ này có quá nhiều chuyện hay, không phải đóng diễn, bịa đặt.

Tôi vẫn thường nói với các học trò của tôi rằng, cái dở nhất của người làm phim tài liệu chúng ta là cuộc đời vốn thật thì ta làm thành giả. Bình thường cuộc đời rất hồn nhiên, ta mang phương tiện, máy móc... đến, hô bật đèn lên, bấm máy đi... thế là tất cả mọi thứ "chết cứng" hết cả lại, nó không thật nữa. Đối với tôi cuộc đời là bàn thờ. Và như vậy, liệu tôi có làm được một "Chuyện tử tế" nữa không ?

Được biết, ông vẫn tiếp tục làm phim, vậy tiếp sau "Mạn đàm về người Man di hiện đại" sẽ là gì, thưa ông ?

Hội ái mộ Yersin ở tỉnh Khánh Hòa và Thụy Sĩ có gợi ý mời tôi làm phim về nhân vật này. Alexandre Yersin là người vô cùng có công với Việt Nam. Ông là người đi vào lịch sử y học thế giới bằng việc tìm ra vi trùng dịch hạch, ông là người tìm ra Đà Lạt, mang cây hồ tiêu và cây cao su vào trồng ở Việt Nam. Một con người vô cùng gắn bó, yêu thương với những người dân chài nghèo khó ở xóm Cồn, Nha Trang. Người gần như sống hết đời và làm khoa học ở Việt Nam.

Trong di chúc, ông muốn rằng: Xin hãy đừng mang tôi đi đâu cả, hãy để tôi ở Suối Dầu, bên cạnh những cây cao su và cây hồ tiêu và những người Thượng... Một người tử tế như thế, đáng kính như thế, nhân hậu như thế, vì con người như thế tôi mong muốn làm một cái gì đó thật xứng đáng để hậu thế chúng ta không bao giờ quên ông.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện !

KIM ANH, 11.8.2011, Doanh nhân Sàigòn cuối tuần

TỜ KHAI SANH OAN NGHIỆT

17

CÙNG CHIA SẺ

Page 18: Ephata 622

1. Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy ra ! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ.

Người đàn bà kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi bằng một trận đòn kinh khủng. Ông đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách, đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải để lau máu cho mẹ tôi.

Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố thoa lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.

Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ông ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, năm đó, em tôi 4 tuổi, và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa.

Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… ( Ảnh bến sông chợ Vĩnh Long ).

Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư: "ĐM. mày, chú Tư." Ông cho nó một đá văng ra ngõ, nó giẫy đành đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…

Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm Hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.

Khuya, mấy người phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công An Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.

Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước… Từ đó, chúng tôi sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây.

Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ông bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi

18

Page 19: Ephata 622

bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối, và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.

Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm ! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn ! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội ! "ĐM. mày, bà nội".

Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "ĐM." Ai hỏi nó ăn hôn ? Chơi hôn ? Ngủ hôn ? Đi đái hôn ?... nó chỉ trả lời "ĐM." ! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng ĐM."

Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường, cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm công việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi. Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.

Ông ngoại, chúng tôi gọi ông Mười như thế, bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt ngay trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết ! Ông ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế.

Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai. Dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng, nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm ! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.

Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên trước đó làm ăn ạch đụi hoài ! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên.

Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa.

Ông bà ngoại sạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống ! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra. Dì dượng Ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sàigòn trong ngày.

Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên… ( Ảnh chụp một tàu vượt biên giữa biển ).

2. Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác, và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thư của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thư có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.

Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa, nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành khá dễ dàng.

19

Page 20: Ephata 622

Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn apartment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm. Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.

Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Út Thành ! Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13. Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê apartment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả apartment, năm tôi 13 tuổi.

Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà nói bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo. Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.

Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó ! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều."

Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào. Chúng tôi trở về apartment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn ! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn ?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. ( Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn ). Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi, hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé apartment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa.

Hai chị em tôi xin qua cây xăng, sát bên apartment mua kẹo để mang theo ăn, còn mẹ tôi thì đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận. Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất, lloại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50 Off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi ! Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…

Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu trước mặt chị em tôi, để vài năm sau tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Chủ nhật đầu tiên trong đời

chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.

3. Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thư viết tay có dấu bưu điện Sàigòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm Hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…

… Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng

20

Page 21: Ephata 622

tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội ?!? Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì ! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ ? ( Ảnh chợ nổi miền Tây ).

Tôi không hỏi, cũng không đọc thư dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "Vì lá thư có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết ! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa ! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng !

Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thư nhưng lại tự nhủ lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may ! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao ? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân.

Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó. Nó quên tiếng Việt đến 99 ! Phần trăm còn lại là câu "ĐM". Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời, nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên ! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt: "Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong ! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"

Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến – chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa – nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa – người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.

Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi: "Con đã đọc lá thư của ba con chưa ?" Tôi trả lời: "Dạ chưa !" Chú nói: "Không cần đọc nữa ! Vì mẹ con đã đưa chú đọc. Chính chú nói: Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng em tôi không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú ! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…"

Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên ! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây. Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… Cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.

4. Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không ? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn giạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho rồi tiếc nên trời cứ ganh tỵ với mẹ tôi hoài.

Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc ! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… Những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ. Mẹ dở lại từng trang đời cho con nghe như nước đã qua cầu, cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…

Mẹ tôi nói: "… Mẹ không trả lời những câu hỏi của con khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa ! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó ! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…"

21

Page 22: Ephata 622

"Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện Mồ Côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống ?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện Mồ Côi.

Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều. ( Ảnh chụp ở một Cô Nhi Viện ).

Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà Lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra ! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời.

Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì ! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai chị em mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết ! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.

Chú đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện Mồ Côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện Mồ Côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài. Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.

Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ hàng tháng thôi chứ các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc Bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết ? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước trôi đi.

Sau đó, mẹ lại có thai vì bị chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới phiên bác Hai ra tù, anh em họ vào tù ra khám như đi chợ. Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu ! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó !"

Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư lờ mờ trong trí nhớ ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa, tôi đã nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao ? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết ! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư ! Cha tôi lại là… chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi ?!?

22

Page 23: Ephata 622

Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa ! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm ! Nên mẹ tôi nói tiếp: "Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai ! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ có biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…

Khi chú Tư ra tù, vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết. Chú Tư lầm lì tới đáng sợ ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người, dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa !

Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư, bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ông có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi. Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy !

Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình, dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để Bề Trên xét xử.

Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài và lời bà nội, rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết ! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng.

Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi ? Mẹ rối trí dữ lắm ! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho đám ma cô thì bản thân người gái đĩ đâu có được bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.

Mẹ chắt chiu số tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác mà sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú, mà đơn giản vì chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.

Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh mà sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi ? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ. Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn Trên đã cho mình một lối thoát…"

Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu, những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông vô định ! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được !

"Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ. Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đôla, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả chi hết. ( Ảnh chụp một con hẻm Sàigòn ).

Mẹ lên Sàigòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước

23

Page 24: Ephata 622

đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, Dì bây giờ khổ lắm ! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai, xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đôla để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ.

Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đôla để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh hay chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông, dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.

Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn Trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con hôm tụi con theo ngoại về quê, là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe, sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ. Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó. Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.

Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ông đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện".

Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua ! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.

Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo dì Hường cho biết qua thư thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà, nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết. Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn lúc không có tiền. Thật là đau khổ. Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó ! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha, như thế cũng tốt !

Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không ? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói ! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…"

Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng.

Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì ! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.

Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi

miếng giấy khai sanh xét ra chẳng có giá trị gì ! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng ! Tánh tình em tôi có dịu lại từ khi Ơn Trên đã sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng

24

Page 25: Ephata 622

tôi biết trong lòng nó chẳng bao giờ có bình an, nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao vì bị hành hạ xưa kia…

Ngày vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng Bề Trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… thì chắc chắn không phải bác Hai tôi vì gia đình nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà mình không lường trước được.

May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng vì không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không ? Chồng tôi đã bình tĩnh để suy xét: "Ba em, bác Hai, đã khôn hơn em tưởng ! Ông qua đây làm gì để cho em trả thù ? Ông đã nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nã vì lý do gì đó thì anh không cần biết ! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù ! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền thì ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn mình. Chuyện còn lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…"

Tôi nói với chồng tôi: "Em hết biết tính sao rồi ! Anh tính toán giùm em." Chồng tôi cho biết: "Nếu mình tố cáo ông ấy ngay trong phi trường thì mình vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho mình áy náy hay hối hận gì đâu ! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây ! Có thể tay chân ông này sẽ đòi lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này thì rất cần trừng trị…"

Tôi đồng ý với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ông người Bắc, đúng như chồng tôi tiên đoán, cũng giả bộ đi toilet rồi trốn chạy ! Ông ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam thì tôi thật thà không biết ! Chồng tôi đã giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo Sở Di Trú Hoa Kỳ. Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về lòng mình với những ân oán của con người.

Tôi nghĩ… hãy để Bề Trên phán quyết thay ta.

PHAN

Lời người viết:

Cảm ơn nhân vật "tôi" trong bài ghi chép của Phan. Cảm ơn bạn đã cho nhiều người suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong những hoàn cảnh tương tự với bạn. Lớn hơn là suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong thời đại chúng ta. Cảm ơn nhân vật "mẹ" đã đồng ý cho phổ biến trên trang báo về cuộc đời không may nhưng kết thúc khá có hậu của bà – như một thông điệp chia sẻ cùng bạn đọc: chuyện ở hiền gặp lành không bị ảnh hưởng gì từ văn minh và khoa học kỹ thuật. Con người muôn đời, gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành. Chân thành cảm ơn quý vị. Người ghi chép, PHAN.

HÃY HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN CHO EMEm là một sinh linh bé nhỏ nhưng đã phải

mang căn bệnh lạ ngay khi mới chào đời: các đầu ngón tay chân của em sưng tấy và chảy nước; trong cơ thể em có nhiều chỗ lở loét. Bốn anh chị của em đều mang bệnh này và đã chết khi chưa đầy 3 tháng tuổi. Tên em là H’linh. Cái tên làm tôi tưởng nhớ tới ý niệm “linh hồn” trong các tôn giáo vẫn thường dùng. Tôi cố gắng kết nối với linh hồn em. Tên em nhắc nhở tôi rằng con người là cao quý, là huyền nhiệm. Tôi đã chìm đắm trong những phút giây nguyện cầu để hiệp thông vì tôi tin rằng tất cả chúng ta cùng có chung một Cội Nguồn, cùng hít thở một khí trời, cùng nhận chung một sinh lực từ Tạo Hóa.

Em chưa đầy một tháng rưỡi tuổi. Em thật quá nhỏ để có thể nói lên một điều gì. Nhưng tôi có thể cảm nhận em đang ao ước được chữa lành, được ai đó trao ban một ánh mắt yêu thương, một nụ hôn của cảm thông để làm giảm những đau đớn em đang

25

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 26: Ephata 622

phải chịu. Em như muốn nói lên rằng: “xin cứu lấy em !” vì em được Chúa gọi làm người, để được sống để được ca ngợi Chúa trên trần gian này.

Chiều ngày 28 tháng 7, sau giờ viếng Thánh Thể, Y Chương, một anh bạn cùng lớp, người dân tộc M’nông, đã bảo tôi lên bệnh viện thăm người thân của anh ấy. Trong khi Y Chương xin phép bề trên, tôi mượn xe máy để lên đường. Y Chương cho tôi biết người thân của anh đang trên đường chuyển đến Bệnh Viện Nhi Đồng I. Trước đó, họ đã đến Bệnh Viện Da Liễu và Nhi Đồng II nhưng đều bị từ chối vì H’linh sốt quá cao. Thật may mắn cho chúng tôi vì khi đến cổng bệnh viện, chúng tôi đã gặp thấy họ. Y Chương đã nhanh chân liên hệ để làm thủ tục nhập viện cho bé H’linh. Trong khi đó tôi tiến lại gần một người phụ nữ trẻ đang bế bé H’linh có lẽ là mẹ của bé.

Sau một vài phút nói chuyện làm quen, tôi nắm tay bé và cầu nguyện. Tôi xin Chúa tác động để các bác sĩ cho nhập viện và cứu chữa em. Và lời cầu nguyện đó đã được Chúa nhậm lời. Một y tá đã dẫn chúng tôi lên lầu 3 của bệnh viện và chúng tôi phải chờ đợi mất 3 tiếng đồng hồ mới đến lượt thăm khám. Chắc có lẽ số trẻ em nhập viện quá đông nên các bác sĩ làm việc không xuể.

Trong thời gian chờ đợi, tôi đã có cơ hội để tâm sự với mẹ H’linh. Tôi được biết chị tên là Dỡn, người dân tộc M’nông thuộc Đăk Nông. Chị lấy chồng từ năm 2004, sinh được một người con đầu khỏe mạnh, nay đã học lớp 8. Còn 4 cháu sau này đều mang bệnh lạ và lần lượt qua đời khi chưa đầy 3 tháng tuổi. H’linh cũng đang mang lấy án tử của các anh chị. Sau khi nghe chị Dỡn chia sẻ về gia cảnh, tôi cố trấn an chị bằng những lời đầy… màu sắc sách vở. Tôi khuyên chị phó thác tất cả cho Chúa.

Điều đó nghe có vẻ thật dễ dàng, nhưng nào tôi có ở vào hoàn cảnh của chị, đã làm mẹ như chị đâu. Tôi chẳng bao giờ mang nặng đẻ đau vì tôi là… đàn ông mà ! Tôi làm sao hiểu được nỗi lòng của một người mẹ thấy những đứa con mình cưu mang và đứt ruột đẻ ra lần lượt lìa đời. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì chỉ biết nói những lời môi miệng sáo rỗng. Tôi lặng người hồi lâu. Còn chị dàn dụa nước mắt vì tôi đã vô tình đụng đến các vết thương lòng của chị. Tôi không dám mở miệng để nói thêm lời nào nữa…

Trong những giây phút trầm tư, tôi nghĩ về lối sống hiện tại của mình: liệu tôi có xứng đáng để được hưởng những ơn lành từ Chúa trong khi biết bao người đang trong cảnh màn trời chiếu đất ? Tôi cũng nhận thấy việc gặp gỡ mẹ con chị Dỡn là một cơ hội để mình đi vào mối hiệp thông cầu nguyện: chị xin tôi cầu nguyện, tôi cũng kết nối với các bạn bè của tôi để tất cả cùng đi vào tinh thần liên đới đó. Thành ra, bệnh tật của H’linh không còn là một tình cảnh bi lụy nữa. Em đã dẫn đưa cha mẹ em, họ hàng em, các bạn của tôi và cả tôi nữa, bước vào tình thân hữu với Thiên Chúa.

Tôi cảm thấy biết ơn em nhiều hơn là rầu rĩ để thương hại em. Tôi cũng học được tinh thần chia sớt phần ít ỏi của mình với một tinh thần liên đới và niềm hy vọng lớn lao. Lúc này có lẽ em rất đau nhưng tôi tin rằng linh hồn em sẽ rất vui khi biết rằng Bàn Tay Chúa đã đụng chạm đến em qua cha mẹ em, những người thân và cả chúng tôi nữa.

Những ngày thăm bệnh tiếp theo tôi cố gắng tìm hiểu thêm thông tin để biết nguồn gốc dẫn tới bệnh tình của H’linh và các anh chị của bé. Tôi được biết các anh em của chị và của chồng không ai sinh con bị như thế cả; sức khỏe của vợ chồng chị Dỡn bình thường, không có bệnh truyền nhiễm nào. Tôi lại đi xa hơn một chút để hỏi về tình cảm của vợ chồng chị. Chị bảo rằng hai người sống hòa thuận và rất thương con cái. Vậy là bó tay, không biết nguyên do từ đâu ?!? Thực tế, đau khổ và bệnh tật mãi là một mầu nhiệm, không ai trên đời này có thể giải thích thấu đáo được. Chúng ta có thể lý giải được phần nào theo kinh nghiệm và nhãn quan hạn hẹp của chúng ta mà thôi. Điều tôi có thể làm được là cầu nguyện và

phó thác em trong Bàn Tay yêu thương của Chúa mà thôi.

Vấn đề giúp đỡ vật chất tôi không chủ trương lắm, vì tôi đang còn ở trong giai đoạn đào tạo. Mọi việc tôi làm đều thông qua ý kiến bề trên; nhiệm vụ lúc này của tôi là cầu nguyện và trau dồi kiến thức. Nhưng tôi vẫn có thể mang cho em một chén nước lã, một ly sữa cầm hơi với lời nguyện ước chân tình trong khả năng hiện tại của tôi. Tôi cũng tin rằng nếu ai đó biết được hoàn cảnh của bé H’linh sẽ không nỡ lòng nào để em ra đi khi chưa được cất lên một lời nào.

Cha mẹ H’linh dù nghèo khổ, sống trong nợ nần nhưng sẵn sàng vay nợ tiếp để cứu chữa cho H’linh. Chị Dỡn cho tôi biết chị đã vay 10 triệu đồng để xuống Sàigòn chữa cho bé. Có lẽ với mức sống chung hiện tại, số tiền này chẳng đáng là bao nhiêu. Nhưng với người dân tộc thiểu số, cách riêng với gia đình chị Dỡn, đó là một gánh nặng quá lớn. Tôi có thể hiểu được phần nào nỗi lòng của chị vì gia đình tôi cũng đã từng sống trong cảnh nợ nần.

Tuy nhiên, điều làm tôi xúc động không phải là hoàn cảnh bi đát của chị nhưng là tấm lòng của chị dành cho những đứa con nhỏ

26

Page 27: Ephata 622

của mình. Chị chia sẻ rằng: “Nợ nần sau này hai vợ chồng sẽ làm việc trả dần, miễn sao có thể cứu sống con bé. Tội nghiệp nó quá thầy ơi ! Nó còn quá nhỏ để chịu đau đớn và phải chết !” Tôi thấy nghẹn ở cổ họng khi nghe những lời chia sẻ của chị. Tôi cũng thấy hạnh phúc, ấm lòng và tràn đầy hy vọng vì tình yêu nơi mỗi con người vẫn luôn tỏa sảng ngay trong những giờ phút đen tối nhất. Điều đó làm tôi thêm xác tín vào tình yêu Chúa. H’linh sẽ được Chúa chữa lành !

Chúng ta đều mong muốn và tin tưởng vào Lời Chúa: “Ai xin sẽ được” ( Mt 7, 7 ). H’linh cũng có thể được Chúa gọi về. Nhưng giờ đây điều đó không quan trọng nữa. Điều quan trọng là em đã làm cho chúng ta được liên đới với nhau, được sẻ chia và được gần gũi với Đấng dựng nên mình. Hãy sẽ chia nếu như con tim bạn nhắc bạn làm điều đó. Đừng cho ai điều gì đó vì thực sự bạn chẳng có gì; bạn có điều gì đó là vì bạn đã được sẻ chia từ ai đó và trên hết là từ Thiên Chúa. Người đã cho bạn sinh mạng, cho bạn sức khỏe, tài năng, cơ hội, gia đình bè bạn…

Nếu bạn lên Dăk Nông, bạn có thể ghé thăm gia đình bé H'linh tại địa chỉ: Vợ chồng: Dỡn-Y Krép, thôn Bon Pinao, xã Nhân Đạo, huyện Đăk lấp, tỉnh Đăk Nông

ÂN SỦNG

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔTRỢ GIÚP CHỊ LÊ THỊ BÍCH ĐÔNG Ở SÀIGÒN,

BỊ TAI NẠN VỠ GÓT CHÂN TRÁI

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu chị LÊ THỊ BÍCH ĐÔNG, sinh năm 1987, chồng là Trần Ngọc Thao, nguyên quán ở xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, hiện ngụ tại: 125 Lưu Bình Hương, kp. 6, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Sàigòn, điện thoại: 01689.957.431. Vợ chồng chị có 2 đứa con gái còn rất nhỏ. Chồng chị đi làm công nhân ở Củ Chi. Chị nghỉ thai sản, đang chuẩn bị để đi làm lại thì không may bị tai nạn giao thông, vỡ gót chân trái, phải vào điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi từ ngày 5.6.2014 đến 4.7.2104. Vết thương của chị bị hoại tử, phải lấy thịt từ chỗ khác để đắp vào. Chúng tôi xin trợ giúp 4.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 4 biên lai ).

TRỢ GIÚP CHÁU ĐINH THÚC LOAN Ở ĐỒNG NAI, BỊ TIM BẨM SINH

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu cháu ĐINH THÚC LOAN, sinh 2003, con ông Đinh Ngọc Cường và bà Lê Thị Nga, hiện ngụ tại xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Cháu Loan bị tim bẩm sinh, kênh nhĩ thất, phát bệnh năm 2009, phải thường xuyên nhập viện để cấp cứu. Ngày 21.7.2014, cháu được nhập viện Bệnh Viện Đại Học Y Dược để mổ thông nhĩ. Chúng tôi xin trợ giúp 1.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP ÔNG NGUYỄN CÔNG KHANH Ở SÀIGÒN, BỊ XƠ GAN

Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, giới thiệu ông NGUYỄN CÔNG KHANH, sinh 1967, vợ là bà Đinh Thị Hồng Nga, hiện ngụ tại 12/8 F Lê Văn Thọ, P. 14, Q. Gò Vấp, Sàigòn, điện thoại: 01267.080.362. Hai vợ chồng làm phụ hồ mỗi ngày được khoảng 150.000 đồng, có 1 người con 17 tuổi đã nghỉ học. Ông Khanh bị viêm gan siêu vi B đã chuyển qua sơ gan , hiện đang phải điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Từ khi phát bệnh ông không còn đi làm được nữa, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn hơn. Chúng tôi xin trợ giúp 3.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP ANH NGUYỄN HOÀNG ANH Ở AN GIANG, BỊ BỆNH TIM

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh NGUYỄN HOÀNG ANH, sinh năm 1983, hiện ngụ tại: ấp Trung 2, xã Tân Trung, huyện Tân Phú, tỉnh An Giang, điện thoại: 0933.358.954. Hoàng Anh có 4 anh chị em, 1 người đã có gia đình, còn 3 anh chị em sống chung với nhau. Hoàng Anh

27

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 28: Ephata 622

làm phục vụ nhà hàng, thuê phòng ở chung với bạn. Anh Hoàng Anh bị bệnh tim, đã mổ và đặt van tim nhân tạo năm 2010, đến năm 2013 anh đã ngưng thuốc tim do phát hiện suy tủy, không thể sản sinh ra máu nếu uống thuốc tim. Anh phải vào máu 3 lần 1 tháng, thời gian qua các anh em, bạn bè cũng đã gom góp giúp anh chữa bệnh. Chúng tôi xin trợ giúp 1.500.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 18 biên lai ).

TRỢ GIÚP ÔNG HÀ NGỌC TIẾN Ở SÀIGÒN, BỊ UNG ĐẦU NIỆU

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu ông HÀ NGỌC TIẾN, sinh 1960, hiện ngụ tại 46/35 Trần Văn Ơn, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Sàigòn. Ông Tiến có 3 người con, 2 người đã lập gia đình và ở riêng, 1 người còn đi học. vợ ông làm thuê việc nhà, bản than ông trước lúc bệnh ông chạy xe ôm, công việc không ổn định, thường phải vay mượn để đóng tiền nhà và tiền học cho con. Ông Tiến bị ung đầu niệu đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Ung Bướu, mỗi tháng phải vào 2, 3 lần để rút dịch tùy theo đau nhiều hay ít. Chúng tôi xin trợ giúp 1.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 4 biên lai ).

TRỢ GIÚP CHỊ PHẠM THANH THẢO Ở SÀIGÒN, BỊ GAN VÀ LAO PHỔI

Chị Maria Nguyễn Thị Thủy, Cộng đoàn Điểm Tim Sàigòn, giới thiệu chị PHẠM THANH THẢO, sinh năm 1983, hiện ngụ tại 977/39 Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Sàigòn. Chồng đã bỏ đi khi chị đang mang thai, con chị năm nay 14 tuổi, chị Thảo đang sống cùng với mẹ và em gái. Chị làm mướn, công việc không ổn định. Chị Thảo bị viêm gan và tràn dịch màng phổi, điều trị tại Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch từ ngày 3.7.2014 đến ngày 13.7.2014, chị được xuất viện về nhà uống thuốc. Chúng tôi xin trợ giúp 2.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 4 biên lai ).

502. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHẾ QUẢN CHO ÔNG LÊ VĂN MINH Ở BẮC NINH

Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, giới thiệu ông LÊ VĂN MINH, sinh năm 1954, hiện ngụ tại xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ông góa vợ, làm nghề nông, có ba người con đều nghèo, phải đi làm ăn xa để mưu sinh. Điện thoại 0975.787.442, liên hệ với anh Quận, con trai ông Minh.

Ông Minh bị ung thư phế quản, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện K Tân Triều, Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông phải vào hóa trị 8 đợt, mỗi đợt 15 triệu đồng, nay ông đã vào được 2 đợt, chi phí hết 30 triệu đồng, còn thiếu 6 đợt. Các con của ông cố gắng gom góp, chỉ phụ giúp ông được 2 đợt là không còn khả năng lo liệu nữa. Mỗi đợt hóa trị cách nhau một tháng và tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân.

Ngày 2.8.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư phế quản cho ông Lê Văn Minh với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Ngọc Thanh: 1.900.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDCô Maria Phuong To ( Hoa Kỳ ): 100 USDChị Têrêsa Thu Diễm, X. 4 ( Sàigòn ): 200.000 VNDGia đình ông Huy, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Thu Vân ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDHai người ẩn danh ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Hoàng Mai ( Sàigòn ): 10.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ) qua cha Trí: 500.000 VNDHai người ẩn danh ( Bình Định ): 400.000 VNDCụ Maria, Gx. An Phú ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột ân nhân ( Sàigòn ) gửi qua TK anh Tấn: 2.000.000 VND

28

Page 29: Ephata 622

Tổng kết đến 17g30 chiều thứ ba 5.8.2014: 28.500.000 VND + 100 USD = 30.650.000 VND

Như vậy sau 4 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp ông Lê Văn Minh. Số tiền 650.000 VND dôi ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là ông Lê Bá Nghiêm ở Kon Tum. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

503. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH U ĐẦU TỤY

CHO ÔNG LÊ BÁ NGHIÊM Ở KON TUMLm. Aloysius Nguyễn Hùng Vị, Giáo Xứ Phương Nghĩa, Giáo Phận Kon Tum, điện thoại:

0603. 864.283, giới thiệu ông Médard LÊ BÁ NGHIÊM, 50 tuổi, vợ là bà Têrêsa Lê Thị Lan, cả hai đều đi làm thuê để mưu sinh, có hai con trai, hiện ngụ tại số 445 Đào Duy Từ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, thuộc Xóm Giáo Mông Triệu, Giáo Xứ Phương Nghĩa.

Từ đầu năm 2014 đến nay, ông Nghiêm đau ốm bất thường, khi đến khám tại Bệnh Viện Kon Tum thì phát hiện đã bị bệnh u đầu tụy mức độ trầm trọng, cần phải đưa về Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sàigòn mổ gấp. Chi phí cho ca mổ này là 70 triệu đồng, gia đình lại không có BHYT nên không có khả năng lo liệu nổi, phải vay mượn khắp nơi, Giáo Xứ có trợ giúp thêm 4 triệu đồng mà vẫn chưa đủ. Ca mổ đã thành công nhưng hiện tại sức khỏe anh Nghiêm hồi phục rất chậm, lại quá lo lắng vì nợ nần chồng chất.

Ngày 5.8.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị u đầu tụy cho ông Lê Bá Nghiêm với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp ông Lê Văn Minh: 650.000 VNDGia đình cô Quỳnh Ly ( Anh ): 120 POUNDAnh Hồng Khâm Thánh ( Úc ): 2.000.000 VNDCô Fiat Nguyễn Thị Thanh Hằng ( Đức ): 150 EURCô Nguyễn Thị Ngọc, Platting ( Đức ): 50 EURMột người ở Xóm 1, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBà Liên Ngọc ( Úc ): 200 AUD

Sơ kết đến 10g30 sáng thứ sáu 8.8.2014: 7.650.000 VND + 120 POUND + 200 EUR + 200 AUD 

DANH SÁCH CÁC ÂN NHÂN TRỢ GIÚP CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỰ SỐNG THÁNG 7.2014

Người chị của cha Hoàng, Quận 8 ( Sàigòn ) góp 7.7 .................................................................. 200 USDAnh Phan Xuân Bửu, Nhóm BVSS ( Sàigòn ) góp 8.7 ........................................................1.500.000 VNDGia đình bé Lưu Ngộ Thương ( Sàigòn ) góp 25.7 ............................................................... 200.000 VND Một ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ) góp 26.7 ............................................................................. 200.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Biên Hòa ) góp 31.7 ........................................................................ 200.000 VND

Tổng kết ân nhân giúp trong tháng 7 ........................................................... 200 USD + 2.100.000 VND

29