Top Banner
Vin Lp Pháp Tiu Bang New South Wales công nhn người Cadigal ca xEora là shu chnguyên thy ca vùng đất này VIN TRÊN Vin Trên ca Vin Lp Pháp Tiu Bang New South Wales, Thượng Hi Đồng Lp Pháp, gm có 42 Thành Viên vi nhim k8 năm. Cbn năm thì bu li phân na sthành viên. Thành vin được bu trong kbu ctoàn tiu bang theo tltng sphiếu ca đảng chính trca mình. Vì vy, tnăm 1988 chưa có đảng nào chiếm đa sVin này có đại din ca các đảng và nhóm nhthuc nhiu chính kiến khác nhau. THƯỢNG HI ĐỒNG LP PHÁP VING THĂM VIN LP PHÁP TIU BANG Snh Đường Thượng Hi Đồng Lp Pháp là tòa nhà làm bng vt liu xây ct gang đúc sn, chế to ti Tô Cách Lan và vn chuyn đến tiu bang Victoria bng đường bin. Tòa nhà này được xây ct ti Vin Lp Pháp vào năm 1856 để làm Thượng Hi Đồng Lp Pháp khi hthng lưỡng vin ra đời. Vào đầu thp niên 1980 kiu kiến trúc năm 1892 ca Snh đường này được trùng tu như xưa. Đa scác dlut khi đầu Vin Dưới và Thượng Hi Đồng chyếu là vin duyt xét, xem xét ln thnhì, và thường ssa đổi các dlut. Tuy nhiên các dlut đều có thkhi đầu chai Vin. Vin Lp Pháp Tiu Bang ta lc Macquarie Street, Sydney, gn như đối din vi Martin Place. Vin Lp Pháp Tiu Bang, kcnhng nơi trưng bày và thông tin, mca vào nhng ngày thường t9 gisáng đến 5 gichiu. Vào nhng ngày không hi hp, các chuyến đi tham quan snh đường thượng hi đồng lp pháp được thường xuyên tchc. Các đoàn tham quan nên đin thoi s02 9230 3444 để đăng ký trước. Vào nhng ngày hi hp, khách tham quan được phép quan sát tnhng nơi dành cho công chúng. Viếng thăm min phí. TÌM HIU THÊM TIN SNH THƯỢNG HI ĐỒNG LP PHÁP SNH ĐƯỜNG THƯỢNG HI ĐỒNG LP PHÁP Quyn lc và ththc ca chai Vin nói chung ging nhau dù Thượng Hi Đồng Lp Pháp không thngăn chn các dlut vngân qunhư Ngân Sách chng hn. Sau khi thông qua chai Vin, các dlut sđược chuyn đến ngài Khâm STiu Bang New South Wales để phê chun thành lut. THƯ TÍN Parliament of NSW Macquarie Street Sydney NSW 2000 ĐIN THOI (02) 9230 2111 (Tng đài) (02) 9230 2319 (Thượng Hi Đồng Lp Pháp) (02) 9230 2219 (Hi Đồng Lp Pháp) (02) 9230 2047 (Ban Giáo Dc và Liên LCông Chúng) ĐIN THƯ [email protected] [email protected] [email protected] WEBSITE: Mun biết chi tiết vVin Lp Pháp Tiu Bang, các Thành Viên, gigic hi hp, Hansards, các dlut, y ban, bn báo cáo, thông tin và tài liu giáo dc, thăm viếng và chi tiết liên lc: www.parliament.nsw.gov.au Ban Giáo Dc và Liên HCông Chúng Vin Lp Pháp Tiu Bang New South Wales, 2005. Trình bày nguyên thy do How Graphic Design; phiên bn thnhì do Mandos Design. Rawson Graphics in n ti NSW. Vietnamese
2

Ệ VI - Parliament of NSW · (quan tòa và tòa án). Mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt và quân bình quyền hành lẫn nhau. Thủ Hiến Tiểu Bang và Các

Aug 29, 2019

Download

Documents

nguyenthien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Ệ VI - Parliament of NSW · (quan tòa và tòa án). Mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt và quân bình quyền hành lẫn nhau. Thủ Hiến Tiểu Bang và Các

Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales công nhận người Cadigal của xứ Eora là sở hữu chủ nguyên thủy của vùng đất này

VIỆN

TR

ÊN

Viện Trên của Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales, Thượng Hội Đồng Lập Pháp, gồm có 42 Thành Viên với nhiệm kỳ 8 năm. Cứ bốn năm thì bầu lại phân nửa số thành viên.

Thành viện được bầu trong

kỳ bầu cử toàn tiểu bang theo tỉ lệ tổng số phiếu của đảng chính trị của mình. Vì vậy, từ năm 1988 chưa có đảng nào chiếm đa số và Viện này có đại diện của các đảng và nhóm nhỏ thuộc nhiều chính kiến khác nhau.

THƯỢNG HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP VIẾNG THĂM VIỆN LẬP PHÁP TIỂU BANG

Sảnh Đường Thượng Hội Đồng Lập Pháp là tòa nhà làm bằng vật liệu xây cất gang đúc sẵn, chế tạo tại Tô Cách Lan và vận chuyển đến tiểu bang Victoria bằng đường biển. Tòa nhà này được xây cất tại Viện Lập Pháp vào năm 1856 để làm Thượng Hội Đồng Lập Pháp khi hệ thống lưỡng viện ra đời. Vào đầu thập niên 1980 kiểu kiến trúc năm 1892 của Sảnh đường này được trùng tu như xưa.

Đa số các dự luật khởi đầu ở Viện Dưới và Thượng Hội Đồng chủ yếu là viện duyệt xét, xem xét lần thứ nhì, và thường sẽ sửa đổi các dự luật. Tuy nhiên các dự luật đều có thể khởi đầu ở cả hai Viện.

Viện Lập Pháp Tiểu Bang tọa lạc ở Macquarie Street, Sydney, gần như đối diện với Martin Place. Viện Lập Pháp Tiểu Bang, kể cả những nơi trưng bày và thông tin, mở cửa vào những ngày thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Vào những ngày không hội họp, các chuyến đi tham quan sảnh đường thượng hội đồng lập pháp được thường xuyên tổ chức. Các đoàn tham quan nên điện thoại số 02 9230 3444 để đăng ký trước.

Vào những ngày hội họp, khách tham quan được phép quan sát từ những nơi dành cho công chúng.

Viếng thăm miễn phí.

TÌM HIỂU THÊM

TIỀN SẢNH THƯỢNG HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP

SẢNH ĐƯỜNG THƯỢNG HỘI ĐỒNG

LẬP PHÁP Quyền lực và thể thức của cả hai Viện nói chung giống nhau dù

Thượng Hội Đồng Lập Pháp không thể ngăn chặn các dự luật về ngân quỹ như Ngân Sách chẳng hạn. Sau khi thông qua cả hai Viện, các dự luật sẽ được chuyển đến ngài Khâm Sứ Tiểu Bang New South Wales để phê chuẩn thành luật.

THƯ TÍN Parliament of NSW Macquarie Street Sydney NSW 2000

ĐIỆN THOẠI (02) 9230 2111 (Tổng đài) (02) 9230 2319 (Thượng Hội Đồng Lập Pháp) (02) 9230 2219 (Hội Đồng Lập Pháp) (02) 9230 2047 (Ban Giáo Dục và Liên Lệ Công Chúng)

ĐIỆN THƯ [email protected] [email protected] [email protected]

WEBSITE: Muốn biết chi tiết về Viện Lập Pháp Tiểu Bang, các Thành Viên, giờ giấc hội họp, Hansards, các dự luật, ủy ban, bản báo cáo, thông tin và tài liệu giáo dục, thăm viếng và chi tiết liên lạc:

www.parliament.nsw.gov.au Ban Giáo Dục và Liên Hệ Công Chúng Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales, 2005. Trình bày nguyên thủy do How Graphic Design; phiên bản thứ nhì do Mandos Design. Rawson Graphics in ấn tại NSW.

Vietnamese

Page 2: Ệ VI - Parliament of NSW · (quan tòa và tòa án). Mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt và quân bình quyền hành lẫn nhau. Thủ Hiến Tiểu Bang và Các

Vietnamese … THÀNH ĐIỂM MỐC ĐƯƠNG ĐẠI CỦA CHÍNH PHỦ DÂN CỬ

Bệnh viện đầu tiên của Sydney được xây xong vào năm 1816. Để đài thọ chi phí xây cất bệnh viện, ngài Khâm sứ, Lachlan Macquarie, đã cho phép các thầu khoán nhập cảng và bán 60.000 galông rượu rum. Hai trong ba “bệnh viện rượu Rum” nguyên thủy vẫn còn tồn tại, một trong hai bệnh viện này nay là một phần của Viện Lập Pháp Tiểu Bang.

Sydney ra đời như là thuộc địa tù đày của nước Anh vào năm 1788, nhưng đến năm 1824, với nhiều dân định cư tự do tại thuộc địa, Hội Đồng Lập Pháp nhỏ được thành lập để giúp ngài Khâm Sứ trong bước đầu hình thành chính phủ dân chủ tại Úc Đại Lợi. VỐN LÀ BỆNH VIỆN NHỜ RƯỢU RUM…

VIỆN

DƯỚ

I

Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wale, viện làm luật của Tiểu Bang New South Wales, là viện lập pháp đầu tiên và lâu đời nhất của Úc đại lợi, gồm hai Viện dân cử.

Viện Dưới của Viện Lập Pháp Tiểu Bang New

South Wales, Hội Đồng Lập Pháp, là ghế Chính Phủ do đảng nào được đại đa số 93 Dân biểu ủng hộ nắm quyền.

Cứ 4 năm lại tổ chức bầu cử một lần theo hệ

thống bỏ phiếu ưu đãi nhiệm ý. Mỗi dân biểu đại diện một đơn vị bầu cử.

Thủ Hiến và đa số các Bộ Trưởng đều có chân

trong Hội Đồng Lập Pháp, do đó, đa số các đạo luật và công việc của chính phủ đều được ban hành tại đây.

Màu sắc của các Viện là màu truyền thống của

Anh Quốc, Hội Đồng Lập Pháp màu xanh lục và Thượng Hội Đồng Lập Pháp màu đỏ.

Ngày nay, chỉ có những tòa nhà rìa ngoài của “Bệnh Viện Rượu Rum” năm 1816 vẫn còn tồn tại ở Macquarie Street. Dãy nhà phía Bắc, trong hình ở trên – vốn là Dinh của Bác Sĩ Trưởng – thì trở thành trung tâm điểm của Viện Lập Pháp Tiểu Bang vào năm 1829.

Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales do dân trực tiếp bầu lên để làm luật, kiểm soát nguồn tài chánh của tiểu bang, và thảo luận về những vấn đề quan trọng đối với người dân tiểu bang New South Wales. Cuộc bầu cử Viện Lập Pháp định đoạt Chính Phủ Tiểu Bang do đảng chính trị giành được đa số ghế ở Viện Dưới.

Viện Lập Pháp là bộ phận lập pháp trong hệ

thống chính phủ tam đầu chế. Hai bộ phận kia là hành pháp (Nội Các) và tư pháp (quan tòa và tòa án). Mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt và quân bình quyền hành lẫn nhau.

Thủ Hiến Tiểu Bang và Các Bộ Trưởng (Nội Các) khai triển chính sách và thực thi luật pháp qua các cơ quan/bộ chính phủ. Các ông/bà vẫn là dân biểu của Viện Lập Pháp và chịu trách nhiệm trước Viện lập pháp.

HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP FOUNTAIN COURT

Fountain Court được trang trí bằng vòi phun nước đặt chính giữa do điêu khắc gia Robert Woodward thực hiện. Xung quanh là những tác phẩm nghệ thuật thay đổi định kỳ và đồ vật có tính cách lịch sử và văn hóa được trưng bày cho công chúng thưởng lãm.

TIỀN SẢNH HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP SẢNH ĐƯỜNG HỘI ĐỒNG LẬP PHÁP

Hội Đồng Lập Pháp này là Hội Đồng Lập Pháp lâu đời nhất của Úc Đại Lợi. Thoạt đầu, tòa nhà này được xây dựng để dùng làm Thượng Hội Đồng Lập Pháp vào năm 1843, nhưng kể từ lúc Hội Đồng Lập Pháp được thành lập vào năm 1856 khi hệ thống Viện Lập Pháp lưỡng viện (hai viện) ra đời thì liên tục được dùng làm nơi hội họp của Hội Đồng Lập Pháp. Vào đầu thập niên 1980 kiểu kiến trúc năm 1908 của Sảnh đường này được trùng tu như xưa.

Viện Lập Pháp Tiểu Bang ngày nay là cơ sở gồm nhiều tòa nhà – thể hiện trong mô hình kiến trúc này. Văn phòng chính mới hơn và các dãy nhà ở, xây xong vào năm 1980 đã được xây cách xa lề đường để tránh làm lu mờ cảnh trí lịch sử của Macquarie Street.

Các phần mới và cũ của Viện Lập Pháp Tiểu Bang đều được phân chia và nối liền bởi khu vực Fountain Court với khu vườn trên sân thượng.

Vào năm 1829 Hội Đồng Lập

Pháp đông đảo hơn bắt đầu nhóm họp tại Dinh Bác Sĩ Trưởng và kể từ đó địa điểm này vẫn là trung tâm của Ngành Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales

Vào năm 1843, rồi vào năm 1856 các sảnh đường lập pháp được sát nhập thêm để đáp ứng nhu cầu thể hiện quyền dân chủ ngày càng mạnh của thuộc địa này. Vì vậy những tiện ích khác như văn phòng, phòng ăn và thư viện cũng được mở ra thêm vào những thời điểm khác. Kế hoạch xây dựng tòa nhà mới hoàn toàn chẳng bao giờ được thực hiện vì kinh phí quá lớn.

Cuối cùng vào năm 1974, công

cuộc tái thiết bắt đầu. Những tòa nhà hỗn độn được thay thế bằng tòa nhà 12 tầng nối liền bằng Fountain Court để bảo tồn những tòa nhà ở Macquarie Street. Những Sảnh đường lịch sử, Thư viện, Tiền đường và Dinh cựu Bác Sĩ Trưởng đều được trùng tu thật kỹ lưỡng, và đến ngày nay vẫn là trung tâm điểm và khuôn Viện Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales đối với công chúng.

Trong hệ thống chính phủ ba cấp của Úc Đại Lợi – Liên Bang, Tiểu Bang và Địa Phương – các Tiểu Bang chịu trách nhiệm về đa số những vấn đề hàng ngày như giáo dục, y tế, cảnh sát, công lộ và vận tải. Chính Phủ Liên Bang đảm trách những vấn đề quốc gia như quốc phòng, ngoại giao, mậu dịch, chính sách giao thông và kinh tế.