Top Banner
33 Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ẩm từ biển Đông thổi vào theo hướng gió mùa Đông Bắc. Không khí ẩm mang hơi nước từ biển vào và bị chặng bởi các dãy núi cao này kết hợp với không khí lạnh của cao nguy ên Lâm Viên đã làm cho hơi nước ngưng tụ và tạo ra sương mù hầu như quanh năm. Từ đó, tại khu vực cũng đã hình thành nên các thảm thực vật khác nhau nhằm thích nghi với điều kiện lập địa. Thậm chí ngay cùng một đỉnh núi, hướng phơi của các dông khác nhau (theo hướng Đông Bắc hay Tây Nam), khi điều tra chúng tôi cũng ghi nhận có sự khác biệt về thảm thực vật. - Từ ranh giới giữa hai tỉnh hướng về Đà Lạt địa hình tương đối thoải gồm các đồi núi cao, thấp, nhấp nhô. Đan xen là các khe suối cạn, các khe suối này chảy vào hai nhánh sông chính là sông Đa Nhim (đầu nguồn Sông Đồng Nai) và sông Krôngnô. Xét về mặt tổng thể có thể chia địa hình thành các khu vực sau: - Vùng trung tâm: độ cao trung bình từ 1.400 m đến 1.700 m, độ chênh cao tương đối trong khu vực dao động từ 50 m đến 100 m, với độ dốc từ 8 độ đến 15 độ, mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km 2 ), địa hình ở bậc này lượn sóng, nên đứng ở các đỉnh cao nhìn xuống có cảm giác như một cao nguyên tương đối bằng. - Các đỉnh núi cao là: những dãy núi cao 1.900 - 2.200 m chắn với các đỉnh Hòn Giao (2.060 m), Gia Rích (1.922 m), Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (2.167 m), vượt qua dãy này là vùng dốc hiểm trở đổ xuống Khánh Hoà, Ninh Thuận và thung lũng sông Đa Nhim, độ chênh cao tương đối giao động từ 300 m đến 500 m tạo nên các đỉnh cao trên 2.000 m như: Hòn Giao Lang Biang, Bi Doup. - Ngoài ra ở phía Tây là các đỉnh: Chư Yên Du (2.051 m), Cổng Trời (1.882 m) che chắn phía Bắc thành phố Đà Lạt, độ chênh cao tương đối dao động từ 150 m đến 250 m tạo nên các đỉnh cao trên dưới 2.000 m như: Cổng Trời, Chư Yên Du. 2.3.1.3. Khí hậu- thủy văn Khí hậu-thủy văn vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng:
50

Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

Aug 29, 2019

Download

Documents

duongkhuong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

33

Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ẩm từ biển Đông

thổi vào theo hướng gió mùa Đông Bắc. Không khí ẩm mang hơi nước từ biển vào

và bị chặng bởi các dãy núi cao này kết hợp với không khí lạnh của cao nguyên

Lâm Viên đã làm cho hơi nước ngưng tụ và tạo ra sương mù hầu như quanh năm.

Từ đó, tại khu vực cũng đã hình thành nên các thảm thực vật khác nhau nhằm thích

nghi với điều kiện lập địa. Thậm chí ngay cùng một đỉnh núi, hướng phơi của các

dông khác nhau (theo hướng Đông Bắc hay Tây Nam), khi điều tra chúng tôi cũng

ghi nhận có sự khác biệt về thảm thực vật.

- Từ ranh giới giữa hai tỉnh hướng về Đà Lạt địa hình tương đối thoải gồm các

đồi núi cao, thấp, nhấp nhô. Đan xen là các khe suối cạn, các khe suối này chảy vào

hai nhánh sông chính là sông Đa Nhim (đầu nguồn Sông Đồng Nai) và sông

Krôngnô.

Xét về mặt tổng thể có thể chia địa hình thành các khu vực sau:

- Vùng trung tâm: độ cao trung bình từ 1.400 m đến 1.700 m, độ chênh cao

tương đối trong khu vực dao động từ 50 m đến 100 m, với độ dốc từ 8 độ đến 15 độ,

mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc này lượn

sóng, nên đứng ở các đỉnh cao nhìn xuống có cảm giác như một cao nguyên tương

đối bằng.

- Các đỉnh núi cao là: những dãy núi cao 1.900 - 2.200 m chắn với các đỉnh

Hòn Giao (2.060 m), Gia Rích (1.922 m), Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (2.167

m), vượt qua dãy này là vùng dốc hiểm trở đổ xuống Khánh Hoà, Ninh Thuận và

thung lũng sông Đa Nhim, độ chênh cao tương đối giao động từ 300 m đến 500 m

tạo nên các đỉnh cao trên 2.000 m như: Hòn Giao Lang Biang, Bi Doup.

- Ngoài ra ở phía Tây là các đỉnh: Chư Yên Du (2.051 m), Cổng Trời (1.882

m) che chắn phía Bắc thành phố Đà Lạt, độ chênh cao tương đối dao động từ 150 m

đến 250 m tạo nên các đỉnh cao trên dưới 2.000 m như: Cổng Trời, Chư Yên Du.

2.3.1.3. Khí hậu- thủy văn

Khí hậu-thủy văn vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng:

Page 2: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

34

Chế độ nhiệt

- Nằm trong vùng địa hình núi trung bình và núi cao, có độ cao trung bình

1.400 - 1.800m. Tuy có những vùng thấp độ cao dưới 1400 m và hình thành nên

những vùng tiểu khí hậu. Nhưng cơ bản vùng nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới

gió mùa, khí hậu mang những nét riêng của vùng cao thể hiện rõ ở bức xạ mặt trời

và hoàn lưu khí quyển.

- Tổng lượng bức xạ mặt trời là 114,8 Kcal/cm2/năm, lớn nhất vào tháng 3,

giảm dần vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng 10. Cán cân bức xạ dương từ 5 - 10

Kcal/cm2. Cán cân bức xạ trung bình có giá trị 78,6 Kcal/cm2, mang lại nền nhiệt độ

thấp ôn hoà cho phép nuôi trồng quanh năm các loại cây trồng á nhiệt đới, và rừng

tự nhiên trên khu vực có các loài thực vật mang tính chất á nhiệt đới chiếm ưu thế ở

các núi: Hòn Giao, Bi Doup, Gia rích...

- Hoàn lưu khí quyển quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí biển

Đông ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ về đêm thấp, trời quang, độ ẩm thấp,

ít mưa. Từ tháng 4 gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng giảm dần, thay thế bởi khối không

khí xích đạo gió mùa Tây Nam. Tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm cao, nhiều mây, nhiều

mưa.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khu vực là 180C.

+ Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình 15,60C

+ Tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 19,60C

+ Biên độ nhiệt tháng: 3,90C

+ Nhiệt độ trung bình ngày dao động từ: 150C - 200C

- Nhiệt độ tối thấp quan sát được là - 0,10C (tháng 1 năm 1932) và 50C (tháng

1 năm 1977).

- Nhiệt độ tối cao quan sát được là 31,50C (năm 1928, 1930, 1934).

+ Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình: 90C

+ Biên độ nhiệt ngày đêm mùa khô: 11,20C - 13,20C

+ Biên độ nhiệt ngày đêm mùa mưa: 60C - 70C

+ Nhiệt độ mặt đất trung bình là: 20,60C

Page 3: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

35

Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm là 1.755 mm (lượng mưa cao nhất 2.016 mm vào

năm 1989, lượng mưa năm 1981 chỉ đạt 1.356 mm).

- Tháng 1 lượng mưa thấp nhất: 6 mm

- Mùa khô trung bình chỉ đạt: 8 mm

- Mùa mưa lượng mưa ngày dao động từ: 50 mm- 80 mm

- Lượng mưa ngày: 100mm (ít xảy ra)

- Tháng 9 có lượng mưa cao nhất: 300mm

- Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng: 80% lượng mưa cả năm

- Số ngày mưa trung bình ở Đà Lạt 170 ngày

Các tháng 12-1-2-3 có khoảng 5 ngày mưa/tháng. Tại các đai cao trên 1.900m

như các núi Bi Doup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt

2.800 - 3.000 mm/năm. Số ngày mưa cũng cao hơn Đà Lạt, quanh năm do hoàn lưu

của khối không khí biển Đông từ tháng 11 đến tháng 4 và khối không khí xích đạo

gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 đều được ngưng tụ tại các đỉnh cao này.

Độ ẩm

- Mùa mưa độ ẩm đạt trên: 85%

- Mùa khô độ ẩm đạt dưới: 80%

- Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt: 75-78%

- Độ ẩm thấp nhất vào lúc 13-14 giờ trong ngày.

Sương mù Hàng năm tại Đà Lạt số ngày có sương mù khoảng 80 ngày/năm, tập trung vào

các tháng 2, 3, 4, 5, với số ngày có sương mù trung bình từ 8 - 16 ngày/tháng.

Tại các đỉnh núi cao tại khu vực vực rừng nghiên cứu hàng năm số ngày có

sương mù nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ thường xuyên hơn.

Thủy văn

Khu vực có độ cao cao hơn thành phố Đà Lạt (lượng mưa trung bình năm

1.800 mm) và các khu vực xung quanh. Do đó, lượng mưa hàng năm biến động từ

2.800 mm- 3.000 mm/năm.

Page 4: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

36

Khu vực là thượng nguồn của các hệ sông Krôngnô, sông Đa Nhim, sông Cái

Nha Trang. Các sông này góp phần quan trọng cho dân sinh kinh tế xã hội ở vùng

hạ lưu. Ngoài ra, hệ thống sông còn cung cáp lượng nước cho các nhà máy thủy

điện quan trọng của miền Nam như các nhà máy thuỷ điện Trị An, Đa Nhim, Sông

Pha, Đại Ninh, Đồng Nai.... Duy trì nguồn nước cho một loạt hồ, thắng cảnh và dân

sinh của Tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa.

Với độ che phủ của rừng tự nhiên trong vùng nghiên cứu khá cao; nhờ các vai

trò, chức năng của thảm thực vật rừng là giữ nước, điều tiết dòng chảy, nên các

sông suối có nước chảy quanh năm và dòng chảy khá điều hoà trong mùa mưa lũ

cũng như trong mùa khô.

2.3.1.4. Đá mẹ, đất đai

Vườn Quốc gia Bi doup Núi bà

Có các loại đất chính: Đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axit; đất mùn

vàng đỏ phát triển trên đá biến chất, phiến; đất mùn alit núi cao; đất dốc tụ; đất phù

sa sông suối. Tuy nhiên, căn cứ theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân

bón và Môi trường phía Nam công bố 2008 (bản đồ đất tỷ lệ 1/25000) tại các huyện

thuộc tỉnh Lâm Đồng thì khu vực này cơ bản chia theo các nhóm đất:

Nhóm đất phù sa: Được hình thành bởi các con sông Đa nhim, Krông-Knô

và các nhánh sông khách của chúng. Nhóm này có 6 loại với diện tích 1.240 ha

Nhóm đất thung lũng: Nhóm đất này có diện tích ít do ảnh hưởng của dốc tụ,

diện tích 112 ha. Nhóm đất này thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước.

Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này với 9 loại đất, diện tích 3420 ha với các

loại đất phát triển trên đá Bazan có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đất mùn đỏ vàng: Ở độ cao lớn hơn 1000 m thuộc đất lâm nghiệp còn

rừng tự nhiên. Nhóm đất lâm nghiệp Diện tích khoảng 60.028 ha (trích từ chương

trình đánh giá đất nông nghiệp Lâm Đồng, giai đoạn 1995-2008)

Công ty TNHH MTV lâm sản Khánh Hòa:

Theo bản đồ lập địa của đơn vị chủ rừng lập thì khu vực này gồm các lại đất:

Đất mùn vàng đỏ trên đá Granite, đất đỏ vàng trên đá Granite, đất đỏ vàng trên đá

Page 5: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

37

cát, đất phù xa sông ngoài, đất xám trên phù xa cổ. Mặc dù toàn bộ vùng nghiên cứu

có nhiều loại đất khác nhau đã hình thành nên nhiều trạng thái rừng khác nhau. Tuy

nhiên, để hình thành nên kiểu rừng thấp tại vùng nghiên cứu thì điều kiện lập địa để

trạng thái này phân bố là tương đối đồng nhất.

Theo Nguyễn Ngọc Bình (1968) thì đai rừng á nhiệt đới ẩm vùng núi, cận

nhiệt đới và nhất là ở đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao ở Việt Nam, thì rừng

thường có kết cấu đơn giản hơn về tầng tán, càng lên cao, khí hậu càng lạnh, các

cây trong rừng càng thấp và cong queo, tổng lượng sinh khối trên mặt đất của rừng

bị giảm sút nhiều so với rừng nhiệt đới ẩm, nhưng hàm lượng chất hữu cơ và mùn

được tích lũy trong đất lại nhiều hơn so với rừng nhiệt đới, do tốc độ phân giải chất

hữu cơ trong đất giảm đi đáng kể theo độ cao. Bởi vậy, đất dưới rừng á nhiệt đới

vùng núi ở Việt Nam thường có tầng thảm mục (tầng A0) dày với hàm lượng mùn ở

tầng đất mặt (A1) khá cao. Càng lên cao tầng thảm mục càng dày và hàm lượng

mùn ở tầng đất mặt càng cao hơn. Chính tầng đất mặt tích luỹ mùn này đã có ảnh

hưởng sâu sắc đến mọi tính chất và chiều hướng của các quá trình hình thành đất

(trích từ cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006).

Qua điều tra thực tế và theo như tác giả nêu trên chúng tôi cũng đồng tình theo

ý kiến rằng dưới các kiểu rừng á nhiệt đới này đã hình thành các loại đất và loại đất

phụ khác nhau cho vùng nghiên cứu, như: Dưới kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng

thường xanh (rừng dẻ) đã hình thành loại đất mùn alít (đai cao từ 1900 m trở lên).

Dưới kiểu rừng á nhiệt đới lá kim: (rừng Pơ mu – Fokienia hodginsii) đã hình thành

đất vàng alít pốtzôn hoá. Dưới đai rừng á nhiệt đới mưa mù núi cao, có nơi đã hình

thành loại đất mùn thô than bùn trên núi cao (Histric Alisols), thậm chí có nơi còn

xuất hiện loại đất mùn alít núi cao bị glây ở tầng đất mặt, ngay trên dạng địa hình

dốc mạnh của sườn núi cao (độ cao từ 1500 -1900 m).

Tóm tắt đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu:

- Vùng nghiên cứu nằm toàn bộ trên địa hình vùng núi cao của cao nguyên

Lâm Viên gồm những dãy núi cuối cùng của dãy Trường Sơn Nam, với độ cao

Page 6: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

38

trung bình từ 1.500 m- 1.800 m, địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh núi cao: Bi

Doup, Hòn Giao, Ya Rích là một trong các đỉnh núi cao của Việt Nam.

- Các yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực có chế độ khí hậu

mang tính chất á nhiệt đới, với nền nhiệt độ trung bình năm khoảng 180 C, khá ôn

hoà, không có tháng lạnh quá và tháng nóng quá.

- Tại các đỉnh núi cao có lượng mưa có thể đạt bình quân từ 2.800- 3.000

mm/năm; mưa và sương mù hầu như quanh năm. Vùng nghiên cứu là thượng nguồn

của nhiều con sông lớn như: sông Krôngnô, sông Đa Nhim, sông cái Nha Trang.

- Các yếu tố địa hình, đất đai cũng đã góp phần và chi phối cho việc hình

thành nên các kiểu rừng đặc trưng tại đây mà các nơi khác không có.

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

Sau khi rà soát lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày

05/12/2005 của Chính phủ thì hiện trạng sử dụng đất thuộc hai đơn vị quản lý có

tổng diện tích tự nhiên: 111.299 ha, trong đó: Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà, tỉnh

Lâm Đồng 65.143 ha. Công ty TNHH MTV lâm sản, tỉnh Khánh Hòa 46.156 ha:

2.3.2.1. Diện tích rừng, đất rừng

Tổng diện tích tự nhiên của các đơn vị quản lý: 111.299 ha, trong đó:

- Diện tích đất lâm nghiệp: 107.065 ha chiếm tỷ lệ 96,2 % so với diện tích tự

nhiên (Vườn Quốc gia: 65.143 ha, Công ty: 42.224 ha) gồm:

+ Đất có rừng: 99.134 ha, chiếm tỷ lệ 89,1 % so với tổng tự nhiên. Trong đó:

* Rừng Tự nhiên: 94.178 ha: Rừng hỗn giao: 16.340 ha; rừng lá rộng:

52.799 ha; rừng lá kim: 20.580 ha ; rừng tre, lồ ô: 4.459 ha.

* Rừng trồng: 4.956 ha (rừng trồng Nhà nước 4.914 ha; rừng trồng hộ gia

đình, tập thể: 51 ha).

+ Đất chưa có rừng: 7.511 ha, chiếm tỷ lệ 6,7 % so với tổng tự nhiên (gồm

trạng thái Ia, Ib: 5.862 ha; trạng thái Ic, T09: 1.649 ha).

+ Đất núi đá và sông suối: 420 ha, chiếm tỷ lệ 0,4 % so với tổng tự nhiên.

- Đất dự phòng phát triển sản xuất lâm nghiệp (PTSXLN) và các loại đất khác:

4.234 ha, chiếm tỷ lệ 3,8% so với tổng tự nhiên.

Page 7: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

39

Diện tích rừng KVNC có độ che phủ của rừng khá cao. Độ che phủ chung cho

toàn bộ KVNC là 96,2 %. Trong đó, rừng lá rộng có diện tích 52.799 ha chiếm tỷ lệ

47,4 % so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu về sự đa

dạng và cấu trúc rừng. Đặc biệt là rừng á nhiệt đới.

2.3.2.2. Cơ cấu ba loại rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp 107.065 ha chia theo chức năng như sau:

- Rừng Đặc dụng: 60.037 ha (chiếm tỷ lệ 56,1 %).

- Rừng Phòng hộ: 32.788 ha (chiếm tỷ lệ 30,6 %).

- Rừng Sản xuất: 14.240 ha (chiếm tỷ lệ 13,3 %).

Cơ cấu ba loại rừng phần nào phản ánh được mức độ và tầm quan trọng của

thảm thực vật tại đây. Diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ tại vùng nghiên cứu chiếm

tỷ lệ khá cao (đặc dụng 56,1%, phòng hộ 30,6%). Riêng tại Vườn Quốc gia Bi

Doup- Núi bà không có rừng sản xuất.

Page 8: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

40

Bảng 2.1. Diện tích rừng theo chức năng của các chủ rừng (đơn vị tính ha)

Số TT Hạng mục Tổng

Chia ra

Rừng ĐD Rừng PH Rừng SX

Tổng diện tích tư nhiên 111.299 60.278 32.788 14.240

A Vườn Quốc Gia 65.143 56.436 8.646 0

I Đất lâm nghiệp 64.841 56.195 8.646

1 Đất có rừng 61.395 53.340 8.055

1.1 Rừng tự nhiên 59.698 52.299 7.399

1.1.1 Rừng lá rộng 22.634 20.566 2.068

1.1.2 Rừng hỗn giao 16.209 14.529 1.680

1.1.3 Rừng lá kim 20.580 16.930 3.650

1.1.4 Rừng tre nứa 275 273 2

1.2 Rừng trồng 1.697 1.041 656

2 Đất trống 3.027 2.587 439

2.1 Đất trống IA và IB 2.581 2.279 302

2.2 Đất trống IC và 09 446 308 137

3 Đất núi đá và sông suối 420 268 152

II Đất nông nghiệp 302 241 61

B Công ty Lâm nghiệp 46.156 3842 24142 14240

I Đất lâm nghiệp 42.224 3842 24142 14240

1 Đất có rừng 37.740 2938 21724 13078

1.1 Rừng tự nhiên 34.481 2938 20088 11455

1.1.1 rừng lá rộng 30.166 2926 17042 10198

1.1.2 gỗ - tre nứa 131 106 25

1.1.3 Rừng tre nứa 4.184 12 2940 1232

1.2 Rừng trồng 3.259 1636 1623

2 Đất trống 4.484 904 2418 1162

2.1 Đất trống Ia, Ib, Ic 4.484 904 2418 1162

II PTSXLN+ đất khác 3932

Page 9: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

41

Bảng 2.2. Tổng hợp diện tích rừng theo chức năng (Đơn vị tính ha, tỷ lệ %)

Số

TT Hạng mục

Tổng

diện

tích

Tổng

tỷ lệ

(%)

Rừng phân theo chức năng

ĐD

Tỷ lệ

(%) PH

Tỷ lệ

(%) SX

Tỷ lệ

(%)

Tổng Tự nhiên 111.299 100 60.037 56,1 32.788 30,6 14.240 13,3

I Đất lâm nghiệp 107.065 96,2 60.037 56,1 32.788 30,6 14.240 13,3

1 Đất có rừng 99.134 89,1 56.277 52,6 29.779 27,8 13.078 12,2

1.1 Rừng tự nhiên 94.178 84,6 55.236 51,6 27.487 25,7 11.455 10,7

1.1.1 Rừng lá rộng 52.799 47,4 23.492 21,9 19.109 17,8 10.198 9,5

1.1.2 Rừng hỗn giao 16.340 14,7 14.529 13,6 1.786 1,7 25 0,0

1.1.3 Rừng lá kim 20.580 18,5 16.930 15,8 3.650 3,4 0,0

1.1.4 Rừng tre nứa 4.459 4,0 285 0,3 2942 2,7 1232 1,2

1.2 Rừng trồng 4.956 4,5 1.041 1,0 2.292 2,1 1.623 1,5

2 Đất trống 7.511 6,7 3.492 3,3 2.857 2,7 1.162 1,1

2.1 Đất trống Ia và Ib 5.861 5,3 3.183 3,0 1.841 1,7 837 0,8

2.2 Đất trống Ic và T09 1.650 1,5 309 0,3 1.016 0,9 325 0,3

3 Đất núi đá,sông suối 420 0,4 268 0,3 152 0,1 0 0,0

II PTSXLN+ đất khác 4.234 3,8

2.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và trữ lượng rừng

Hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng trong vùng nghiên cứu có nhiều loại khác

nhau. Trong tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu 111.299 ha, trong đó có 99134

ha đất có rừng tương đương trữ lượng gỗ 20.157.930 m3; lồ ô tre nứa các loại

17.281.000 cây, chi tiết liệt kê theo bản dưới đây:

* Rừng tự nhiên: 94.178 ha, chiếm tỷ lệ 84,5 % so với diện tích tự nhiên.

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh 52.799 ha, chiếm tỷ lệ 47,4 % so với diện tích

tự nhiên gồm:

+ Rừng giàu (IVA, IVB, IIIB, IIIA3…): 24.008 ha, chiếm tỷ lệ 21,57 % diện

tích tự nhiên. Rừng này tập trung tại các sườn và đỉnh của các núi cao.

Page 10: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

42

+ Riêng trạng thái rừng IVC là rừng cây thấp trên núi cao mà đề tài nghiên cứu

phân bố tập trung chủ yếu tại núi Hòn Giao vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng

và Khánh Hòa diện tích: 1.240 ha, chiếm tỷ lệ 1,11% diện tích tự nhiên..

+ Rừng trung bình (IIIA2): 8.561 ha, chiếm tỷ lệ 7,7 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng nghèo (IIIA1): 9.893 ha, chiếm tỷ lệ 8,9 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng non (IIA, IIB): 9.097 ha, chiếm tỷ lệ 8,2 % diện tích tự nhiên.

- Rừng hỗn giao gỗ lá rộng với lồ ô tre nứa hoặc hỗn giao giữa lá rộng với lá

kim diện tích 16.340 ha, chiếm tỷ lệ 14,7 % diện tích tự nhiên.

- Rừng lá kim 20.580 ha, chiếm tỷ lệ 18,5 % so với diện tích tự nhiên, gồm:

+ Rừng non (T1,T2 ) : 400 ha, chiếm tỷ lệ 0,4 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng sào (T11, T12): 617 ha, chiếm tỷ lệ 0,6 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng trung niên (T21, T22): 6324 ha, chiếm tỷ lệ 5,7 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng gần thành thục (T31): 9.970 ha, chiếm tỷ lệ 9,0 % diện tích tự nhiên.

+ Rừng thành thục (T32): 3269 ha, chiếm tỷ lệ 2,9 % diện tích tự nhiên.

- Rừng tre nứa, lồ ô thuần loại (L) diện tích 4459 ha, chiếm tỷ lệ 4,0 % diện

tích tự nhiên.

* Rừng trồng: Diện tích 4.956 ha, chiếm tỷ lệ 4,5 % so với diện tích tự nhiên,

bao gồm: Rừng trồng Thông 3 lá : 1.697 ha; rừng trồng Dầu rái, cây quý hiếm kết

hợp với các loại cây nguyên liệu, cây công nghiệp…diện tích 3259 ha .

Thực vật rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hòa hầu như chưa

được nghiên cứu nhiều. Riêng tại Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi bà thì qua kết quả

điều tra của tổ chức Birdlife năm 1994, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm

2003, Vùng Bidoup-Núi bà hiện nay danh mục thực vật tạm thống kê được 1.468

loài, thuộc 161 Họ, 673 Chi, tập trung vào các họ thực vật vùng núi cao (1500m-

2000m). Các họ có số loài nhiều: Orchidaceae, Asteraceae, Fabaceae, Poaceae,

Rubiaceae, Fagaceae. Các họ chiếm ưu thế trong các tầng rừng là: Lauraceae,

Theaceae, Fagaceae, Pinaceae, Prodocarpaceae...

Page 11: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

43

Nét đặc trưng của hệ thực vật tại đây là tập trung một số lớn các loài hạt trần.

Trong đó, có một số loài hạt trần đặc hữu của Việt Nam và chỉ phân bố hẹp ở Cao

Nguyên Đà lạt như: Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii), thông 5 lá (Pinus dalatensis).

Một số loài hạt trần quí có giá trị kinh tế cao như: Thông đỏ (Taxus walliciana),

Ngo tùng (Ketelleria evelyniana), Pơ mu (Fokienia hodginsii)... cũng có mặt ở hầu

hết rừng hỗn giao giữa lá rộng và lá kim.

2.4. Địa điểm nghiên cứu

Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà và Công ty TNHH MTV lâm sản Khánh

Hòa có tổng diện tích rừng tự nhiên 94.178 ha. Trong đó bao gồm nhiều loại rừng,

trạng thái rừng với những đặc điểm, đặc trưng khác nhau về diện tích, vùng phân

bố, cấu trúc, tổ thành loài, mật độ, trữ lượng…Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là

rừng cây thấp trên núi cao (trạng thái IVC) chỉ tìm thấy phân bố rõ nét ở các tiểu khu

88, 89 thuộc Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà và tiểu khu 184, 194 thuộc Công ty

TNHH MTV lâm sản Khánh Hòa, được trình bày ở (Hình 2.1) dưới đây:

Hình 2.2. Bản đồ khu vực nghiên cứu rừng thấp

Page 12: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

44

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm phân bố thảm thực vật rừng thấp trên núi cao.

- Rừng cây thấp trên núi cao KVNC phân bố ở sườn và đỉnh dọc theo dãy núi

Hòn Giao. Tại đỉnh cao này núi thoải dần theo hướng Tây Bắc và nối liền với núi

Yang Rich Vườn Quốc gia Chư Yang Sin bởi các đồi núi vừa có độ cao trung bình

1600 m và nối liền sang hướng Tây Nam là các dãy Núi Ya Rích, Bi Doup thuộc

Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Các dãy núi đã tạo ra một dãy

núi liên tục hình cánh cung để ôm trọn Cao nguyên Lâm Viên (có một số tài liêu ghi

Cao nguyên Đà Lạt), mà điểm giữa của hình cung là núi Hòn Giao có sự phân bố

của loại trạng thái rừng cây thấp nghiên cứu.

- Các dãy núi khác là Bi Doup, Ya Rích cũng có một vệt nhỏ diện tích rừng

cây thấp trên đỉnh dông nhưng không đáng kể và không rõ nét. Rừng cây thấp trên

núi cao phân bố từ độ cao 1500 m trở lên, tập trung ở sườn nghiêng theo hướng

Đông Nam. Đối với sườn nghiêng sang hướng Tây và Tây Bắc của rừng thấp chỉ

phân bố từ đỉnh xuống sườn dông khoảng 200- 500m. Các sườn dông theo hướng

Đông Bắc, trực tiếp nhận gió mùa Đông Bắc không có sự phân bố của rừng này.

Khảo sát mở rộng khu vực liền kề ở độ cao thấp hơn 1500 theo hướng Đông Nam

không có sự xuất hiện của rừng cây thấp này.

- Chịu một lượng lớn không khí ẩm từ biển Đông thổi vào theo hướng gió

mùa Đông Bắc. Không khí ẩm mang hơi nước từ biển vào và bị chặn bởi các dãy

núi cao này kết hợp với không khí lạnh của Cao nguyên Lâm Viên đã làm cho hơi

nước ngưng tụ và tạo ra sương mù hầu như quanh năm. Từ đó, khu vực cũng đã

hình thành nên các quần xã rừng cây thấp nhằm thích nghi với điều khí hậu tại đây:

Page 13: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

45

Thân cây nghiêng, có nhiều rêu bám, tán cây nhỏ, lá nhỏ màu nâu đỏ đến nâu tím,

mặt lá nhám, mặt dưới lá có nhiều lông tơ màu nâu mịn.

- Dưới tán rừng có tầng thảm mục (tầng A0) dày với hàm lượng mùn ở tầng

đất mặt (A1) khá cao. Càng lên cao tầng thảm mục càng dày và hàm lượng mùn ở

tầng đất mặt càng cao hơn. Dưới tầng thảm mục là tầng tích luỹ mùn có màu xẫm,

tầng này các rễ cây sống đan vào nhau chằng chịt. Tỷ lệ đá lẫn khoảng 40-50%.

Nhiều đá cuội, đá lộ đầu và đá tảng. Đá tảng tập trung nhiều ở đai cao 1500 m, từ

1500 trở lên chủ yếu là lộ đầu, đá cuội. Đối chiếu theo phân loại đất thì rừng cây

thấp tại đây phân bố trên các nhóm đất: Đất mùn vàng đỏ trên mác ma chua

(Granite, Riolite), nhóm đất vàng- alít nhiều mùn trên núi cao bị glay hay podzol

hoá.

- Rừng cây thấp trên núi cao tại KVNC là rừng nguyên sinh chưa bị tác động.

Tại đây có địa hình hiểm trở, trước đây khi chưa có đường Đà Lạt- Nha Trang (tỉnh

lộ 723) thì khó có thể tiếp cận được vùng rừng này. Quần thụ khép kín với một tầng

mới nhìn ngoại mạo dễ nhầm lẫn với trạng thái rừng IIa, thỉnh thoảng có một số cây

vượt tán như Pơ Mu (Fokienia hodginsii Henry & Thom), Thông tre (Podocarpus

fleuryi Hickel)…

- Nghiên cứu sâu hơn về định lượng thì rừng có các loài cây đặc hữu như: Côm

bidoup (Elaeocarpus bidoupensis Gagnep), Giổi nha Trang (Magnolia candollei

(Bl.) Keng var. candollei), Gò đồng Bidoup (Gordonia bidoupensis Gagn) xuất hiện

tại đây mà nơi khác không tìm thấy.

- Từ số liệu (phụ lục 1) nhận thấy: Số lượng cây nhiều, cây có đường kính D1,3

≥ 6 cm bình quân 3565 cây/ha, số lượng này nhiều hơn so với rừng lá rộng khác

phân bố tại khu vực. Đường kính cây gỗ nhỏ và gần tương đương nhau có D1,3 bình

quân 12 cm, chiều cao vút ngọn Hvn bình quân 8 m. Những nơi có địa hình tương

đối bằng và trên các đỉnh cao thì cây thấp hơn những nơi có độ dốc lớn. Rừng có

tiết diện ngang lớn ∑G bình quân 48,384 m2/ha. Trữ lượng gỗ của quần thụ biến

động từ 125- 281 m3/ha, bình quân 196 m3/ha. Mặc dù đường kính cây nhỏ, chiều

Page 14: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

46

cao của cây thấp không có giá trị kinh tế về gỗ nhưng có giá trị rất lớn về khoa học,

bảo vệ đất cũng như bảo tồn đối với một số loài cây quý hiếm.

3.2. Đặc điểm cấu trúc trúc lâm phần rừng cây thấp trên núi cao

3.2.1. Xác định đặc điểm cấu trúc loài và các chỉ số đa dạng sinh học

3.2.1.1. Phân lập các quần xã rừng thấp

Trên cơ sở các đặc trưng định lượng được thống kê từ các ô đo đếm đã lập

ngẫu nhiên trên các dạng địa hình có tọa độ, cao độ (phụ lục 1) nhận thấy cây rừng

có sự khác nhau về thành phần loài, D1,3 Hvn ... ở độ cao khác nhau. Do đó đề tài tiến

hành phân lập các quần xã rừng thấp trên cơ sở phân tích mối quan hệ loài. Trước

khi dùng phần mền Prime 6 để phân tích, tiến hành so sánh đối chiếu và không đưa

vào xử lý một số ô đo đếm lập tại các vị trí không phản ánh đúng cho quần xã cần

nghiên cứu như: gần đường giao thông, nơi độ dốc lớn, vùng tiếp giáp và chuyển

giao giữa hai quần xã hay giữa rừng thấp nghiên cứu với loại rừng khác, do tại đây

đã tạo ra những vi sinh cảnh. Kết quả phân tích nhận thấy theo (Hình 3.1) như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ biểu diễn mối quan hê các quần xã KVNC

Page 15: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

47

Với mức tương đồng 40% chưa xuất hiện việc chia tách các quần xã rừng

thấp. Tại mức tương đồng 65 % đã xuất hiện ba quần xã rừng thấp tại KVNC gồm:

- Quần xã gồm các ô đo đếm có số thứ tự: 1, 7, 18, 20, 27, 28, 29...phân bố ở

độ cao từ 1500-1700. Tại đây, ẩm độ cao, ít sương mù và ít gió hơn sơ với ở đỉnh

cao. Đặc trưng là các loài chịu ẩm như: Còng nhám, Gò đồng Nách, Luống xương

và cây gỗ ưa sáng thuộc họ đậu như: Cứt ngựa.

- Quần xã gồm các ô đo đếm có số thứ tự: 2, 3, 4, 10, 14, 17, 24...phân bố ở

độ cao từ 1700- 1900 m. Tại đây, địa hình dốc, có nhiều nhiều gió, nhiều sương mù,

khí hậu lạnh hơn so với ở độ cao dưới 1700. Các loài có mối quan hệ với nhau:

Kháo, Trâm trắng, Sơn trâm, Dẻ ba cạnh, Cồng nhám, Dung lá thon....

- Quần xã gồm các ô đo đếm có số thứ tự: 5, 6, 11, 12, 13, 15...phân bố ở độ

cao lớn hơn 1900 m. Tại đây địa hình tương đối thoải thuộc đỉnh dông. Đặc trưng là

các loài Sở trâm, Dẻ...

Như vậy, rừng thấp tại KVNC được chia thành ba quần xã theo ba cấp độ cao

khác nhau là: từ 1500-1700 m (ký hiệu quần xã IVC1), 1700-1900 m (ký hiệu quần

xã IVC2) và lớn hơn 1900 m (ký hiệu quần xã IVC3).

3.2.1.2. Cấu trúc tổ thành loài cây

Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết tổng số

loài cây, tỷ lệ của mỗi loài cây hay một nhóm loài cây nào đó trong quần xã nhằm

thích nghi với môi trường. Sử dụng chỉ số IVI% để biểu thị cấu trúc tổ thành loài.

Số liệu sử lý từ (phụ lục 2) được tóm tắt như sau:

(1). Cấu trúc tổ thành loài ở độ cao từ 1500 - 1700 m

Đã xử lý 10 ô đo đếm cụ thể các ô số: 1, 7, 8, 9, 18, 20, 27, 28, 29, 30; diện

tích các ô đo đếm 5000 m2. Số liệu tổng hợp theo bảng (3.1) và biểu diễn tổ thành

loài cây theo hình (3.2) như sau:

Page 16: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

48

Bảng 3.1. Tổ thành số lượng cá thể loài ở độ cao 1500-1700 m

STT Loài cây Dbq Hbq Tổng

N N %

Tổng

G G% F% IVI%

1 Cồng nhám 11,3 9,8 344 17,76 3,861 15,56 2,27 11,86

2 Gò đồng nách 12,1 9,7 113 5,83 1,419 5,72 2,04 4,53

3 Cứt ngựa 11,6 10,2 113 5,83 1,308 5,27 2,27 4,46

4 Luống xương 11,9 9,9 105 5,42 1,331 5,36 2,27 4,35

5 Trâm trắng 12,6 10,0 94 4,85 1,374 5,54 2,27 4,22

6 Dẻ ba cạnh 12,0 9,9 100 5,16 1,285 5,18 2,27 4,20

7 6 Loài chính 11,9 9,92 869 44,86 10,578 42,63 13,38 33,62

8 72 Loài khác 12,5 10,3 1068 55,14 14,237 57,37 86,62 66,38

9 Cộng 12,46 10 1937 100 24,8 100 100 100

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài ở độ cao 1500-1700 m

11,864,53 4,46 4,35 4,22 4,20

33,62

66,38

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

Cồng nhám

Gò đồng nách

Cứt ngựa

Luống xương

Trâm trắng

Dẻ ba cạnh

6 Loài chính

72 Loài khác

To thanh rung thap o do cao 1500-1700 m

IVI%

Page 17: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

49

(2). Cấu trúc tổ thành loài ở độ cao từ 1700 - 1900 m

Đã điều tra 10 ô đo đếm, cụ thể các ô số: 2, 3, 4, 10, 14, 17, 19, 24, 25, 26,

diện tích các ô đo đếm 5000 m2. Số liệu được sử lý tổng hợp theo Bảng (3.2) và

biểu diễn tổ thành loài cây theo hình (3.3):

Bảng 3.2. Tổ thành số lượng cá thể loài ở độ cao 1700 - 1900 m

STT Loài cây Dbq Hbq Tổng

N N %

Tổng

G G% F% IVI%

1 Kháo 14,4 8,0 119 7,02 2,253 8,60 2,39 6,00

2 Trâm trắng 13,9 8,2 110 6,49 1,864 7,12 2,39 5,33

3 Dẻ ba cạnh 13,9 7,5 101 5,96 1,761 6,72 2,39 5,02

4 Sơn trâm 12,8 7,5 105 6,19 1,569 5,99 2,39 4,86

5 Cồng nhám 13,0 8,0 99 5,84 1,465 5,59 2,39 4,61

6 Dung lá thon 12,4 7,3 90 5,31 1,197 4,57 2,39 4,09

7 6 Loài chính 13,4 7,7 624 36,81 10,109 38,59 14,35 29,92

8 57 Loài khác 12,9 7,6 1071 63,19 16,085 61,41 87,81 70,80

9 Cộng 13,17 8,0 1695 100 26,194 100 100 100

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài ở độ cao 1700-1900 m

6,00 5,33 5,02 4,86 4,61 4,09

29,92

70,80

0,0010,0020,0030,0040,0050,0060,0070,0080,00

Kháo Trâm trắng

Dẻ ba cạnh

Sơn trâm

Cồng nhám

Dung lá thon

6 Loài chính

57 Loài khác

To thanh rung thap o do cao 1700-1900 m

IVI%

Page 18: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

50

(3). Cấu trúc tổ thành loài ở độ cao lớn hơn 1900 m

Đã điều tra 12 ô đo đếm cụ thể các ô số: 5, 6, 11, 12, 13, 15, 16, 21, 22, 23, 31,

32, tổng diện tích tính toán 6000 m2. Số liệu được sử lý tổng hợp theo Bảng (3.3)

và hình biểu diễn tổ thành loài cây theo hình (3.4) như sau:

Bảng 3.3. Tổ thành số lượng cá thể loài ở độ cao trên 1900 m

STT Loài cây Dbq Hbq Tổng

N N %

Tổng

G G% F% IVI%

1 Sơn trâm 12,6 6,9 271 13,08 3,960 15,00 2,85 10,31

2 Dẻ rừng 11,6 6,7 180 8,69 2,146 8,13 2,61 6,48

3 Dẻ gai 11,5 6,8 173 8,35 2,015 7,63 2,85 6,28

4 Sồi 13,2 7,3 109 5,26 1,794 6,80 2,85 4,97

5 Sụ 12,5 7,1 100 4,83 1,458 5,53 2,85 4,40

6 Luống xương 11,4 6,6 102 4,92 1,168 4,42 2,85 4,07

7 6 Loài chính 12,1 6,9 935 45,13 12,540 47,51 16,86 36,50

8 59 Loài khác 11,5 7,1 1137 54,87 13,853 52,49 83,14 63,50

9 Cộng 11,8 7,0 2072 100 26,393 100 100 100

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài ở độ cao trên 1900 m

10,31 6,486,28 4,97 4,40 4,07

36,50

63,50

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

70,00

Sơn trâm

Dẻ rừng Dẻ gai Sồi Sụ Luống xương

6 Loài chính

59 Loài khác

To thanh rung thap o do cao tren 1900 m

IVI%

Page 19: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

51

Nhận xét:

Qua nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài nhận thấy trạng thái rừng IVc có sự khác

biệt nhất định trên những dạng địa hình, độ cao khác nhau. Mật độ cây rừng càng

lên cao thì càng ít hơn ở sườn. Thành phần loài cây ở các đỉnh núi, sườn núi, tại các

khe suối cạn và tại các đai cao khác nhau cũng có sự khác biệt rạch ròi trong một

kiểu rừng cây thấp. Điều đó khẳng định việc phân lập các quần xã theo các đai cao

như đã nêu tại (mục 3.2.2.1) là có cơ sở.

Từ chỉ số quan trọng IVI% xác lập được công thức tổ thành cho các quần xã.

Đồng thời quan sát nhận thấy tỷ lệ N% của mỗi loài cây hay một nhóm loài cây nào

đó trong quần xã chiếm từ 4-5 % trở lên với dưới 10 loài chiếm có tổng tỷ lệ chiếm

từ 40-50% là phù hợp theo nghiên cứu của Thái Văn trừng (1970) cho rừng cây

nhỏ, phân bố hẹp:

Thành phần loài cây thân gỗ của rừng thấp ở độ cao từ 1500 - 1700 m

Tổng số cây đo đếm được là 1937 cây, đã xác định được 78 loài cây gỗ. Như

vậy mật độ cây rừng bình quân (Nbq) của quần xã 3874 cây/ha.

Qua bảng (3.1), hình (3.2) cho thấy có 6 loài quan trọng tham gia vào công

thức tổ thành có số lượng cá thể mỗi loài đều chiếm từ 4% trở lên, mật độ 6 loài này

1738 cây/ha đó là các loài: cao nhất là Cồng nhám (Cnh) với 688 cây/ha, chiếm tỷ

lệ 17,75 % về số cây, năm loài khá phổ biến khác là Gò đồng nách (Gđ), Cứt ngựa

(Cng), Luống xương (Lx), Dẻ ba cạnh (Db) và Trâm trắng (Tr) có 1050 cây/ha,

chiếm tỷ lệ 27,10 % so với tổng số cây.

Công thức tổ thành loài thực vật thân gỗ ở độ cao 1500 -1700 m:

11,86Cnh + 4,53Gđ + 4,46Cng + 4,35Lx + 4,22Tr + 4,2Db.

Sáu loài chính có tổng số cây là 1738 cây/ha, chiếm tỷ lệ 44,86 % so với tổng

số các cá thể của tất cả các loài trong quần xã. Tại đây, ẩm độ cao, ít sương mù và ít

gió hơn sơ với ở đỉnh cao và sườn dông nên cây rừng phát triển tốt hơn về chiều cao

và đường kính. Ngoài các loại cây đặc trưng cho điều kiện khí hậu vùng núi cao có

tổ thành cao và chiếm ưu thế, khu vực còn xuất hiện một số loài cây có giá trị kinh

Page 20: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

52

tế, cũng như giá trị bảo tồn rất cao mà nơi khác không có như Kim giao

(Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn), Bách xanh (Calocedrus macrolepis (Kurz)

Benth.et hook), Hồng tùng (Dacrycapus imbricatus (Bl.) D. Laub), Xá xị (Cinnamomum

parthenoxylon (Jack.) Meisn), Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don)...Các loài cây

đặc hữu như Giổi nha trang (Magnolia candollei (Bl.) Keng var. candollei), Côm

Bidoup (Elaeocarpus bidupensis Gagnep), Sồi Langbian (Quercus langbianensis Hickel

& A. Camus)...có tổ thành loài thấp; cây có đường kính D1,3 m bình quân chỉ đạt từ

10 - 15, chiều cao vút ngọn Hvn bình quân 10 cm. Trong khi đó cùng các loài cây

này nhưng phân bố trên điều kiện lập địa khác liền kề thuộc trạng thái rừng IIb,

IIIa2...lại có kích thước thân cây gỗ rất lớn về đường kính và chiều cao.

Đường kính bình quân (D1,3 m), chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn) của quần

xã thực vật ở độ cao từ 1500-1700 m lần lượt là 12,46 cm và 10 m. Tổng tiết diện

ngang toàn quần xã thực vật rừng (∑G) là 49,63 m2 /ha, trong đó ∑G của nhóm loài

cây tham gia tổ thành chính 21,156 m2 /ha. Trữ lượng bình quân (Mbq ) của ưu hợp

244 m3/ha. Quần xã rừng thấp ở độ cao 1500-1700 m có trữ lượng gỗ tương đương

với rừng giàu.

Thành phần loài cây thân gỗ của rừng thấp ở độ cao từ 1700- 1900 m

Tổng số cây đo đếm được là 1695 cây, đã xác định được 63 loài. Mật độ cây

rừng (Nbq) của quần xã 3390 cây/ha.

Qua bảng (3.2), hình (3.3) cho thấy có 6 loài chính, số lượng cá thể cá thể mỗi

loài trên đơn vị diện tích điều tra chiếm từ 4% trở lên, các loài này có 1.248 cây/ha,

chiếm tỷ lệ 36,81% về số cây. Loài cây có tổ thành về số lượng cá thể cao nhất là

Kháo (Kh) với 238 cây/ha, chiếm tỷ lệ 7,02 % so với tổng số cá thể của quần xã,

năm loài còn lại như: Trâm trắng (Tr), Sơn trâm (Str), Dẻ ba cạnh (Db), Cồng nhám

(Cnh), Dung lá thon (Dl) là 1010 cây/ha, chiếm tỷ lệ 29,79 % so với tổng số cây gỗ

trong quần xã thực vật. Tại độ cao này mật độ cây rừng và số loài cây thấp hơn so

với quần xã ở độ cao từ 1500-1700 m.

Page 21: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

53

Công thức tổ thành loài thực vật thân gỗ ở độ cao 1700 - 1900 m:

6,00Kh + 5,33Tr + 5,02 Db +4,86Str + 4,61Cnh + 4,09Dl.

Các loài cây chính tham gia tổ thành loài cây có mức độ ưu thế là tương đối

đồng đều, không có loài nào chiếm ưu thế hoàn toàn như quần xã thực vật ở độ cao

từ 1500 - 1700 m hay ở độ cao trên 1900 (với sự ưu thế khá cao của loài Cồng nhám

(Calophyllum rugosum P. F. Stevens) hay Sơn Trâm (Vaccinium sprenglii (G. Don)

Sluem)

Tại độ cao 1700- 1900 khí hậu tương đối lạnh hơn so với độ cao từ 1500 -

1700 m, tại đây đã có xuất hiện sương mù và gió hơn. Do đó, tại đây đã có xuất hiện

các loài cây thích nghi với điều kiện khí hậu vùng núi cao như các loài Dẻ, Sơn

Trâm (Vaccinium sprenglii (G. Don) Sluem), Sồi (Quercuspoilanei Hickel & A.

Camus)...Sự hiện diện nhiều của các loài cây chịu ẩm độ cao như Kháo (Machilus

parviflora Meissn), Trâm trắng (Syzygium wightianum Wall. ex Wight et Arn) và Cồng

nhám (Calophyllum rugosum P. F. Stevens) nhưng mức độ ưu thế không còn nhiều

như ở độ cao 1500-1700 m.

Càng lên cao thì cây rừng có su thế thấp dần. Chiều cao Hvn bình quân ở độ

cao 1500-1700m 10 m nhưng ở độ cao 1700-1900 m chỉ còn 8 m. Thành phần loài

cây ít phong phú hơn. Ngoài các loài chính tham gia công thức tổ thành như đã nêu

còn có 57 loài cây khác với sự hiện diện điển hình của các loài có giá trị bảo tồn

như: Thông tre (Podocarpus fleuryi Hickel), Pơ mu (Fokienia hodginsii Henry & Thom),

Kim giao (Nageia wallichiana (Presl) O.Ktze), Đỗ quyên (Rhododendron klossii

Ridl)...Những loài cây đặc hữu như: Giổi Nha Trang (Magnolia candollei (Bl.) Keng

var. candollei), Giổi trung bộ (Magnolia annamensis Dandy), Dẻ Đà Lạt (Lithocarpus

dalatensis A. Camus), Côm Bidoup (Elaeocarpus bidupensis Gagnep), Sồi langbiang

(Quercus langbianensis Hickel & A. Camus), Cáp mộc Bidoup (Craibiodendron heryi

W. W. Smith var bidoupensis Smitin & Phamh).

Đường kính thân cây bình quân (D1,3 m), chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn)

của quần xã thực vật ở độ cao từ 1700-1900 m lần lượt là 13,17 cm và 8 m. Tổng

tiết diện ngang toàn rừng (∑G) là 52,38 m2 /ha, trong đó ∑G của nhóm loài cây

Page 22: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

54

chính hính thành rừng là 22,65 m2 /ha. Trữ lượng gỗ cây đứng bình quân (Mbq ) của

quần xã 200 m3/ha.

Thành phần loài cây thân gỗ của rừng thấp ở độ cao trên 1900 m

Tổng số cây đo đếm được là 2072 cây, đã xác định được 65 loài cây gỗ. Cây

rừng tại độ cao này thể hiện rõ nét của kiểu rừng thấp trên núi cao, mật độ cây rừng

(Nbq) 3453 cây/ha.

Qua bảng (3.3c), hình (3.4) cho thấy có 6 loài chính, cá thể mỗi loài chiếm từ

4% trở lên, mật độ của 6 loài cây chính này là 1558 cây/ha, chiếm tỷ lệ 45,13% về

số cây. Loài cây có ưu thế cao nhất là Sơn Trâm (Str) với 452 cây/ha, chiếm tỷ lệ

13,08 % về số cây, năm loại hiện diện khác có tầm quan trọng trong quần xã là Dẻ

rừng (Dr), Dẻ gai (Dg), Sồi (Si), Luống xương (Lx), Sụ (Su)) với 1107 cây/ha,

chiếm tỷ lệ 32,05 %.

Công thức tổ thành loài thực vật thân gỗ ở độ cao trên 1900 m:

10,31Str + 6,48Dr + 6,28Dg + 4,97Si + 4,40Su + 4,07Lx.

Ưu hợp này loài cây có tổ thành cao nhất đó là Sơn Trâm (Vaccinium sprenglii

(G. Don) Sluem), kế đến là các loài (Lithocarpus silvicolarum Hance Chun), Dẻ gai

(Castanopsis wilsonii Hickel & A. Camus), Sồi (Quercus poilanei Hickel & A. Camus)…

Ở độ cao này rừng chịu ảnh hưởng của khí hậu lạnh, sương mù bao phủ, nhiều gió.

Đồng thời cũng là nơi hội tụ của hai hướng gió mùa Tây Nam thổi qua cao nguyên

Lâm Viên và gió màu Đông Bắc thổi từ biển Đông. Do đó, tại đây xuất hiện các loài

cây mà hình thái bên ngoài có những đặc trưng nhằm thích nghi với điều kiên khí

hậu tại khu vực: Thân cây nhiều rêu, tán cây nhỏ, thân cây nghiêng sang nhiều

hướng khác nhau. Đa số các loài cây có lá nhỏ, mặt lá nhám, mặt dưới của lá có

nhiều lông tơ màu nâu. Lá cây non nhiều và có màu nâu đỏ đến nâu tím (lá của các

loài Côm, Sơn Trâm (Vaccinium sprenglii (G. Don) Sluem), Đỗ quyên (Rhododendron

klossii Ridl), Cồng nhám (Calophyllum rugosum P. F. Stevens...) nên nhìn bề ngoài

thấy tán cây rừng có màu sẫm không xanh như các loài rừng gỗ lá rộng hỗn loài

khác. Đây là đặc điểm khác biệt về mặt định tính để phân biệt các quần xã thực vật

rừng cây thấp trên núi cao với các loại rừng hỗn giao lá rộng khác.

Page 23: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

55

Chiều cao của cây rừng tại độ cao này thấp, chiều cao bình quân của cây Hvn

7m. Ngoài các loài chính tham gia công thức tổ thành như đã nêu còn có 59 loài cây

khác với sự hiện diện nhiều của các loài cây dẻ như: Dẻ Đà Lạt (Lithocarpus

dalatensis A. Camus), Dẻ trường sơn (Lithocarpus ananitorus ( H &C) A.Cam), Dẻ

xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hick. & Cam.) A. Cam). Đồng thời, cũng có sự hiện

diện của các loài có giá trị như đã nêu ở độ cao 1500-1700 như: Thông tre (Podocarpus

fleuryi Hickel), Pơ mu (Fokienia hodginsii Henry & Thom), Kim giao (Nageia

wallichiana (Presl) O.Ktze), Đỗ quyên (Rhododendron klossii Ridl)... Những loài cây

đặc hữu như Giổi Nha Trang (Magnolia candollei (Bl.) Keng var. candollei), Cáp mộc

Bidoup (Craibiodendron heryi W. W. Smith var bidoupensis Smitin & Phamh), Sồi

langbiang (Quercus langbianensis Hickel & A. Camus).

Đường kính thân cây bình quân (D1,3 m), chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn)

của quần xã thực vật ở độ cao trên 1900 m lần lượt là 11,81 cm và 7 m. Tổng thiết

diện ngang của quần xã (∑G) là 43,98 m2 /ha, trong đó ∑G của nhóm loài cây ưu

thế tham gia tổ thành rừng là 20,90 m2 /ha. Trữ lượng bình quân (Mbq ) của quần xã

152 m3/ha.

Tóm lại: Rừng cây thấp mà đề tài nghiên cứu ở các cấp độ cao khác nhau có

thành phần cây khác nhau, tổ thành của các cá thể loài > 4% với tổng số cá thể tầng

lập quần đều lớn hơn 40 %. Điều này nói lên các quần xã thực vật nghiên cứu đã

phát triển ổn định thuộc rừng nguyên sinh. Các quần xã rừng cây thấp trên núi cao

đã có phần lớn số cây thành thục tự nhiên nhưng không tiếp tục phát triển về chiều

cao và đường kính. Tổng tiết diện ngang của các quần xã thực vật rừng thấp trên núi

cao biến động từ 43,98 đến 52,38 m2/ha. Theo Loschau (1960) và quy phạm (QP-

84) thì các quần xã thực vật rừng thấp tại tại khu vực nghiên cứu là rừng trung bình

đến rừng giàu.

3.2.1.2.1. Đa dạng loài và phân bố loài thực vật thân gỗ

Kết quả thống kê (phụ biểu 1, phụ lục 3) nhận thấy: KVNC có có 81 loài, 52

chi và 32 họ cụ thể: họ Dẻ- Sồi (Fagaceae) có số loài nhiều nhất 13 loài chiếm tỷ lệ

17,28% so với tổng số loài; họ Long não (Lauraceae) có 11 loài chiếm tỷ lệ 13,58%

Page 24: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

56

so với tồng số loài; họ chè (Theaceace), họ Dung (Symplocaceae) đều có 5 loài

chiếm tỷ lệ 6,17 % so với tổng số loài; họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Côm

(Elaeocarpaceae) đều có 4 loài chiếm tỷ lệ 4,94 %; Họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ

Sim (Myrtaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Bứa (Clusiaceae) đều có ba loài

chiếm tỷ lệ 3,7 % so với tổng số loài. Còn lại 22 họ, mỗi họ có từ 1-2 loài chiếm tỷ

lệ < 3,7 % so với tổng số loài đã phát hiện.

Thực vật ở đây mang đặc trưng cho kiểu rừng thấp trên núi cao mà một số nhà

nghiên cứu trước đây đã phân loại cho rừng này. Loài cây chủ yếu: các loài cây

thuộc họ Dẻ- Sồi (Fagaceae), cây thuộc họ Chè (Theaceace), họ Côm

(Elaeocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae)...

Từ số liệu ô tiêu chuẩn dùng phần mền BioDiversity Pro mô tả thống kê được

trình bày tại (phụ biểu 2, phụ lục 3) và đánh giá phân bố như sau:

- Phân bố ngẫu nhiên 40 loài, điển hình các loài: Bách xanh (Calocedrus

macrolepis) Bời lời (Litsea glutinosa), Cáp mộc bi đúp (Craibiodendron heryi),côm

bidoup (Elaeocarpus bidupensis), Kim giao (Nageia wallichiana), Giổi Nha Trang

(Magnolia candollei), Dẻ Đà Lạt (Lithocarpus dalatensis), Sồi Langbian (Quercus

langbianensis)…Hầu hết các loài cây gỗ này là loài cây đặc hữu của khu vực Nam

Tây nguyên, một số loài tìm thấy nhiều ở rừng ẩm nhiệt vùng Đông Nam bộ hay

xen với rừng lá kim ở độ cao <1500 m. Các loài cây này chưa có tài liệu nào ghi

nhận xuất hiện ở rừng thấp trên núi cao tại các vùng khác của Việt Nam. Do đó, sự

xuất hiện ngẫu nhiên các loài này tại vùng nghiên cứu là có cơ sở để khẳng định các

loài này phát triển chưa ổn định với điều kiện sống và rất dể bị tuyệt chủng nếu

không có giải pháp bảo vệ, bảo tồn kịp thời. Số lượng cá thể các loài này rất ít so

với các loài khác trong các quần xã.

- 41 loài loài phân bố theo đám. Các loài phân bố theo đám là đã ổn định với

điều kiện sống tại khu vực và khả năng thích nghi cao với môi trường.

Điều kiện tự nhiên khi hậu, đất đai tại KVNC rất thuận lợi cho việc du nhập

các loài thực vật. Tuy nhiên, trong quá trình sống đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt

về không gian dinh dưỡng, sự ảnh hưởng của tầng đất ...nên đã hình thành nên kiểu

Page 25: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

57

rừng thấp đặc trưng trên núi cao với số lượng cây (N) và số lượng loài (S) rất nhiều

cùng sinh sống trên các quần xã.

3.2.1.2.2. Các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ KVNC

(1). Qua bảng tính toán các chỉ số đa dạng sinh (Phụ biểu 3, phụ lục 3) nhận

thấy có nhiều chỉ số đa dạng sinh học về loài nhưng đề tài chọn: chỉ số đa dạng

Shannon-Wiener H’(loge), chỉ số đa dạng sinh học Simpson (hoặc Simpson D) theo

nội dung nghiên cứu để phân tích như sau:

- Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H') thay đổi từ 2,86 đến 3,61, trung bình

là 3,24. Các ô có chỉ số này Shannon – Wiener cao, đa dạng sinh học cao theo thứ

tự là các ô số: 17, 10, 24, 17...

- Chỉ số đa dạng Simpson (1-D) biến động từ 0,90 đến 0,97 và trung bình là

0,95. Chỉ số Simpson (1-D) càng cao (ô số 10, 14, 24, 25) hay chỉ số ưu thế (D)

thấp thì sự đa dạng càng cao.

Từ kết các chỉ số đã phân tích nêu trên và đường cong K-dominance theo

(hình 3.5) nhận thấy: Các quần xã có độ ưu thế thấp (1-D cao), Chỉ số đa dạng

Shannon – Wiener (H') cao có tính đa dạng sinh học cao như ô số: 10, 17, 14, 24,

25, 30 tương ứng với đường cong K-dominance càng thấp mức độ đa dạng càng

cao. Các ô đo đếm số 1 11, 5, 6, 23 có mức độ đa dạng sinh học thấp.

Hình 3.5. Đường cong ưu thế K -dominance theo ô mẫu

Page 26: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

58

(2). Chỉ số hiếm IR biến động từ 0-100% được thống kê tại (phụ biểu 4, phụ

lục 3) và tổng hợp như sau: có 18 loài hiếm , 01 loài rất hiếm còn lại 62 loài thường.

Các loài cần lưu tâm trong công tác bảo tồn là: Dẻ đá (Lithocarpus elegans(Bi)

Hat), Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn), Kim giao (Nageia

wallichiana (Presl) O.Ktze), Trai (Fagraea fragrans Roxb), Cáp mộc bi đúp

(Craibiodendron heryi W. W. Smith var bidoupensis Smitin & Phamh), Bách xanh

(Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth.et hook), Hồng tùng (Dacrydium elatum

(Roxb.) Wall. ex Hook)…

(3). Các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ các quần xã theo độ cao

Hình 3.6. Đường cong ưu thế K -dominance theo độ cao

Bảng 3.4. Các chỉ số đánh giá khác trên các khu vực nghiên cứu

Khu vực S N V(N.D.) J' H'(loge) 1-Lambda'

Quần xã IVC1 78 1937 1,03 0,808 3,518 0,945

Quần xã IVC2 63 1695 2,97 0,875 3,624 0,965

Quần xã IVC3 65 2072 2,03 0,830 3,264 0,943

Page 27: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

59

Bảng 3.5. Chỉ số β so sánh đa dạng sinh học thực vật thân gỗ của các quần xã

STT Quần xã Số loài (S) Số loài trung bình (m) Chỉ số β

1 Quần xã IVC1 78 44,1 1,77

2 Quần xã IVC2 63 41,8 1,51

3 Quần xã IVC3 65 32,1 2,02

4 Cả khu vực 81 39,3 2,06

Nhìn vào đường cong tích lũy loài ưu thế (hình 3.5), chỉ số Shannon –

Wiener (H') tại (bảng 3.4) và chỉ số beta (β) tại (bảng 3.5) nhận thấy: đa dạng loài

thực vật thân gỗ cao nhất là quần xã IVC1 ở độ cao 1700-1900 m, kế đến là quần xã

IVC2 ở độ cao từ 1500-1700 m, quần xã có đa dạng thực vật thân gỗ thấp nhất là

quần xã IVC3 ở độ cao trên 1900 m.

Chỉ số Caswell (bảng 3.3) của quần xã 2 cao nhất (2,97), điều này chứng tỏ

quần xã IVC2 có điều kiện môi trường thuận lợi nhất để cây phát triển tốt- đa dạng

sinh học tăng. Đây là cơ sở để thực hiện công tác bảo vệ, bảo bồn.

Nhận xét chung:

Rừng thấp tại KVNC có số lượng loài biến động rất lớn tùy theo từng vị trí

lập ô đo đếm; số lượng cá thể của tất cả các thực vật thân gỗ trong mỗi quần xã

cũng có giao động lớn. Từ thành phần loài, số lượng cá thể khác nhau đã tạo cho

rừng thấp tại đây có những khác biệt. Độ phong phú loài tại KVNC là rất cao so với

các nơi khác cụ thể: Khi nghiên cứu rừng ngập mặn tại trung tâm nghiên cứu rừng

ngập mặn Cần Giờ xác định chỉ số d trung bình là là 1,62 (Nguyễn Thị Kiều Nương,

2008) thấp hơn nhiều so với 7,42 tại KVNC.

Khi chỉ số đa dạng Shannon– Wiener (H') lớn, (mức độ ưu thế loài Simpson

(D) thấp) thì các quần xã này và có nhiều loài độc đáo quý hiếm như: Kim giao

(Nageia wallichiana (Presl) O.Ktze), Cáp mộc bi đúp (Craibiodendron heryi

W.W.Smith var bidoupensis Smitin & Phamh), Bạch tùng (Dacrycapus imbricatus

(Bl.) D. Laub), Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn), Chẹo tía

(Engelhartia roxburghiana f. brevialata Mann), Bách xanh (Calocedrus macrolepis

Page 28: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

60

(Kurz) Benth.et hook) Bời lời (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins) tập trung tại

các ô đo đếm số 10, 17, 24, 25, 30 thuộc quần xã IVC2 và IVC1. Khi chỉ số đa dạng

Shannon– Wiener (H') thấp thì ngược lại độ giàu có loài thấp, độ đồng đều không

cao mức độ ưu thế loài Simpson (D) cao tại các ô đo đếm số: 1, 11, 5, 6, 23 (đa

dạng thấp).

Khi sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học khác nhau để so sánh tính đa dạng

sinh học của các quần xã nhận thấy quần xã IVC2 có chỉ số đa dạng sinh học cao

nhất. Trong khi đó, giữa quần xã IVC1 và quần xã IVC3 không có sự khác biệt lớn

về các chỉ số. Tuy nhiên, tại một số ô đo đếm trong quần xã như: ô số 9, 30, 8,

(thuộc quần xã IVC1) có sự đa dạng cao bởi tại đây xuất hiện nhiều loài quý hiếm,

loài độc đáo hơn so với các ô đo đếm trong quần xã IVC3.

3.2.2. Quy luật phân bố một số nhân tố sinh trưởng cây rừng

Đường kính D1, 3 và chiều cao Hvn là hai chỉ tiêu quan trọng. Hai chỉ tiêu này

quyết định đến trữ lượng rừng cũng như cấu trúc rừng. Do đó, đề tài nghiên cứu quy

luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)

và số loài theo cấp đường kính (NL/D1,3) cho từng quần xã thực vật hay ưu hợp rừng

thấp trên núi cao đã được phân chia theo công thức tổ thành tại mục (3.2.2.1).

Trước khi nghiên cứu quy luật phân bố, đề tài tiến hành kiểm tra tính thuần

nhất các chỉ tiêu D1, 3 và Hvn ở các ô tiêu chuẩn được tính ở (phụ lục 4) theo từng

trạng thái nhằm xác định các ô tiêu chuẩn đã lập phản ánh đúng trạng thái rừng

nghiên cứu. Kết quả tổng hợp sau:

Bảng 3.6: Bảng kiểm tra tính thuần nhất các trạng thái rừng cây thấp

Ký hiệu quần xã

rừng thấp

Cấp kính Cấp chiều cao Kết quả

χ2 tính χ2 bảng χ2 tính χ2 bảng

Quần xã IVC1 22,77 51,00 86,29 92,81 χ2 tính đều nhỏ

hơn χ2 bảng Quần xã IVC2 37,38 51,00 71,60 82,50

Quần xã IVC3 43,54 73,31 55,30 73,30

Page 29: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

61

Qua bảng nhận thấy χ2 tính ở các quần xã đều lớn hơn χ2 tra bảng. Do đó, các

ô tiêu chuẩn ở từng trạng thái là thuần nhất.

3.2.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)

Để nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), từ số

liệu thu thập ở các ô tiêu chuẩn trên các quần xã hay các ưu hợp đã tính tổ thành

loài. Tiến hành chia tổ theo nhóm, tính tầng suất và các đặc trưng mẫu, mô tả bằng

biểu đồ thực nghiệm.

Việc mô phỏng phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) có ý nghĩa lớn

trong việc khái quát quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính, các thông số của

hàm phân bố thực nghiệm sẽ cung cấp thông tin về sự tồn tại của các thế hệ cây

rừng trong các quần xã thực vật.

Qua biểu đồ thực nghiệm cho thấy phân bố thực nghiệm N/D1,3 là đường cong

lệch trái, có một đỉnh và có su hướng giảm dần khi đường kính tăng lên. Để biểu

diễn mối tương quan này, đề tài dựa trên các tiêu chí: Hệ số tương quan (r), sai số

của phương trình (Sy/x), sự tồn tại của các tham số tham (thông qua việc so sánh

mức xác suất Pa , Pb với xác suất 0,05), sự phù hợp về dạng phương trình (thông qua

tiêu chuẩn χ2 ), đảm bảo được quy luật sinh trưởng và phát triển của rừng. Các hàm

toán học chọn thử nghiệm:

- Hàm y = a*xb (3.1)

- Hàm y = e(a +bx) (3.2)

- Hàm Weibull: (3.3)

+ Hàm mật độ có dạng f(x) = α. λ*(X+A-Xmin)α-1 *exp(-λ*( X+A-Xmin)α)

+ Hàm phân bố có dạng F(x) = 1- exp(-λ*(X+A-Xmin)α)

(trong đó: A là hệ số phụ bằng một nữa cự ly tổ; y là N%; X là cấp đường kính)

- Hàm Meyer y = α*e –β.x (3.4)

Đề tài đã thống kê và đo đếm cây gỗ có đường kính D1,3 từ 6 cm trở lên. Tiến

hành phân tích các đặc trưng mẫu và thăm dò nhiều hàm lý thuyết. Trong đó có các

hàm như đã nêu trên được thử nghiệm (mục I, phụ lục 5). Các hàm (3.1), hàm (3.2)

nêu trên có hệ số tương quan r khá cao từ (-0,948 đến -0.981) , Sy/x nhỏ: từ 0,431-

Page 30: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

62

0,788, mức xác suất Pa , Pb đều nhỏ hơn xác suất 0,05. Nhưng khi tiến hành kiểm

định sự tồn tại của hàm số thông qua tiểu chuẩn χ2 thì nhận thấy χ2 tính đều lớn hơn

nhiều so với χ2 bảng nên các hàm lý thuyết thăm dò không tồn tại.

Hàm Weibull việc kiểm tra tiêu chuẩn χ2 theo tầng suất (tỷ lệ %) thì χ2 tính

của các trạng thái rừng từ: 8,61- 9,30 < χ2 bảng =12,59 với mức từ 1- 1,5 (phân bố

lệch trái). Do đó, có thể sử dụng hàm này để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo

cấp đường kính. Tuy nhiên việc xác định các tham số α, λ và tham số A rất khó,

đồng thời qua thử nghiệm nhận thấy đỉnh của đường cong lý thiết thấp dần so với

đỉnh của đường cong thực nghiệm nên không áp dụng để mô phỏng quy luật phân

bố. Đối với hàm Meryer phản ánh đúng quy luật khi phân tích các đặc trưng mẫu

đối với cây có đường kính D1,3 từ 8 cm trở lên của các quần xã. Điều này phù hợp

theo quy phạm quy phạm (QP- 84): Đối đối với rừng trồng và rừng gỗ nhỏ thì đo

D1,3 từ 7 cm trở lên. Gỗ lớn bắt đầu đo D1,3 từ 10 trở lên nhằm hạn chế lớp cây tái

sinh chưa tham gia vào tầng cây cây gỗ chính. Kết quả trình bày tóm tắc dưới đây:

*.Quần xã IVC1 , phương trình : N%-lt = 487,34*e -0,217123*D1,3

Với r = 0,988; Sy-x =0,37; Ftính= 330,26 > F0,05; χ2 tính= 3,22 < χ2 0,05 = 12,59

*.Quần xã IVC2, phương trình : N%-lt = 306,66*e -0,180414*D1,3

Với r = 0,993; Sy-x =0,25; Ftính= 496,63 > F0,05; χ2 tính= 2,58 < χ2 0,05 =12,59

*.Quần xã rừng IVC3, phương trình: N%-lt = 266,74*e -0,18969*D1,3

Với r = 0,985; Sy-x =0,365; Ftính= 292,95 > F0,05; χ2 tính= 8,56 < χ2 0,05 =15,507

Page 31: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

63

Bảng 3.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính, quần xã IVC1

STT Cấp D1,3 Trị số giữa % N-tn %N-lt Ghi chú

1 8-12 10 55,1 55,6 Dbq = 12,34

2 12-16 14 30,1 23,3 S = 4,37

3 16-20 18 7,7 9,8 Ku = 6,57

4 20-24 22 3,5 4,1 Sk = 2,1

5 24-28 26 2,5 1,7 Cv%=35,4

6 28-32 30 0,4 0,7 R =36

7 32-36 34 0,5 0,3 χ 2 = 3,22

8 36-40 38 0,1 0,1 χ 2 = 12,59

9 40-44 42 0,1 0,1 n = 1808

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính, quần xã IVC1

00

10

20

30

40

50

60

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

N%

D1,3

% N-tn

%N-lt

Page 32: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

64

Bảng 3.8. Phân bố số cây theo cấp đường kính, quần xã IVC2

STT Cấp D1,3 Trị số giữa % N-tn %N-lt Ghi chú

1 8-12 10 45,2 50,5 Dbq = 13,35

2 12-16 14 29,4 24,5 S = 5,019

3 16-20 18 15,0 11,9 Ku = 4,8

4 20-24 22 5,9 5,8 Sk = 1,79

5 24-28 26 2,5 2,8 Cv% =49,82

6 28-32 30 0,8 1,4 R =36

7 32-36 34 0,7 0,7 χ2 = 2,58

8 36-40 38 0,4 0,3 χ2 = 12,59

9 40-44 42 0,2 0,2 n = 1621

Hình 3.8. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính, quần xã IVC2

00

10

20

30

40

50

60

00 10 20 30 40 50

N%

D1,3

% N-tn

%N-lt

Page 33: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

65

Bảng 3.9. Phân bố số cây theo cấp đường kính, quần xã IVC3

STT Cấp D1,3 Trị số giữa % N-tn %N-lt Ghi chú

1 8-11 9,5 40,1 40,4 Dbq= 12,16

2 11-14 12,5 35,5 22,3 S= 4,45

3 14-17 15,5 11,6 12,3 Ku= 6,26

4 17-20 18,5 5,5 6,8 Sk= 2,18

5 20-23 21,5 2,9 3,7 Cv%=37,33

6 23-26 24,5 2,2 2,1 R=33

7 26-29 27,5 1,0 1,1 χ 2= 8,56

8 29-32 30,5 0,7 0,6 χ 2= 15,507

9 32-35 33,5 0,4 0,3 n =1962

10 35-38 36,5 0,1 0,2

11 38-41 39,5 0,2 0,1

Hình 3.9. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính quần xã IVC3

00

05

10

15

20

25

30

35

40

45

00 05 10 15 20 25 30 35 40 45

N%

D1,3

% N-tn

%N-lt

Page 34: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

66

Nhận xét:

Từ các chỉ tiêu thống kế tại (bảng 3.7, 3.8, 3.9) và đồ thị biểu diễn phân bố số

cây theo cấp đường kính (hình 3.7, 3.8, 3.9) cho thấy phân bố số cây theo cây theo

cấp đường kính là phân bố giảm, lệch trái theo su hướng giảm nhanh khi đường

kính tăng lên theo dạng hàm Meryer. Đây là dạng phân bố đặc trưng của rừng tự

nhiên Việt Nam nói chung và rừng cây thấp trên núi cao ở vùng nam Tây Nguyên

nói riêng. Số cây tập trung chủ yếu ở 2 cấp kính ban đầu (cây từ 8-12, 12-16 cm)

chiếm tỷ lệ 85-90 %. Cây ở các cấp kính còn lại chiếm tỷ lệ khoảng 10- 15 %. Điều

này nói lên hầu hết các loài ở rừng này khi đạt được đường kính từ 12-16 thì chậm

tăng trưởng về đường kính để một số loài cây non vươn lên kịp dẫn đến số lượng cá

thể cùng chung sống tại cấp kính này rất nhiều. Trong số đó, có một số lượng ít cá

thể gặp điều kiện thuận lợi về lập địa sẽ tăng trưởng hơn về đường kính nhưng ở

mức độ không đáng kể. Điểm khác biệt so với các rừng tự nhiên lá rộng khác là cây

có cấp kính từ 30- 42 cm chỉ chiếm vài cá thể, rất hiếm khi tìm tìm thấy cây có

đường kính lớn hơn. Mặc dù một số loài cây như Trâm trắng (Syzygium wightianum

Wall. ex Wight et Arn), Thông tre (Podocarpus fleuryi Hickel), Pơ mu (Fokienia

hodginsii Henry & Thom)….là các loài cây gỗ lớn, khi phân bố trên vùng lập địa bình

thường khác có đường kính rất lớn nhưng phân bố tại vùng nghiên cứu có đường

kính bình quân chỉ từ 12-14 cm. Do đó, có thể khẳn định sự phân hóa số cây theo

cấp đường của rừng cây thấp trên núi cao chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố lập địa

và, khí hậu.

Phân bố thực nghiệm quần xã IVC1, lớp cây có đường kính từ 20 cm trở lên

chiếm tỷ lệ 7,1 %, lớp kế cận đường kính từ 13-19 cm chiếm tỷ lệ 37,8 %, lớp cây

có đường kính nhỏ từ 8-12 cm chiếm tỷ lệ 55,1%.

Quần xã IVC2 có lớp cây đường kính từ 20 cm trở lên chiếm tỷ lệ 10,5 %. Tỷ lệ

này cho thấy cây rừng phân bố ở sườn (độ cao 1700-1900 m) có đường kính phát

triển hơn so với ở đỉnh dông và ở độ cao thấp hơn đã được thể hiện qua chỉ tiêu

đường kính trung bình quần xã IVC2= 13,35 cm lớn hơn quần xã IVC1 = 12,34 cm),

Page 35: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

67

quần xã IVC3 (12,16 cm). Lớp kế cận có đường kính từ 13-19 cm chiếm tỷ lệ 44,3%,

lớp cây có đường kính nhỏ từ 8-12 cm chiếm tỷ lệ lớn nhất 45,2%.

Ở quần xã IVC3, lớp cây có đường kính từ 20 cm trở lên chiếm tỷ lệ 7,4 %, lớp

kế cận đường kính từ 13-19 cm chiếm tỷ lệ 32,6 %, lớp cây có đường kính nhỏ từ 8-

12 cm chiếm tỷ lệ 60%.

Qua số liệu nhận thấy số cây ở lớp nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao nhằm để bổ sung

kịp thời cho lớp cây lớn. Từ đồ thị đường cong thực nghiệm so với đường cong lý

thuyết số cây ở đường kính từ 10- 20 cm thực tế ở các trạng thái rừng nhiều hơn so

với lý thuết (đường cong thực nghiệm nằm trên đường cong lý thuyết). Nhiều nhất

là số cây có đường kính 10 cm của quần xã IVC3. Có được điều đó là do nhiều loài

cây ở cấp đường kính này đã chậm tăng trưởng để lớp cây non vương lên kịp và

cùng chung sống với mật độ khá dày đặc.

Hệ số tương quan rất cao từ (r= 0,98- 0,99) cho thấy tương quan giữa % số cây

(N%) với cấp đường kính (D 1,3) là rất chặt, chênh lệch về phần trăm số cây ở các cỡ

kính từ trị số thực nghiệm và trị số lý thuyết là tương đối nhỏ (Sy-x = 0,25- 0,37 ≈

1,25-1,54%). Giá trị F tính > F bảng ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy phương trình tồn tại

ở mức ý nghĩa cao. Sự phù hợp của dạng phương trình có kết quả χ2tính= 3,22- 8,56<

χ20,05=12,59- 15,507.

3.2.2.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)

Chiều cao là nhân tố rất quan trọng trong công tác điều tra, đánh giá rừng.

Thông qua chiều cao có thể xác định được phần nào sức sản xuất của lập địa mà

rừng phân bố. Nghiên cứu phân bố số cây theo cấp chiều cao là nhằm hiểu biết

được được quy luật sinh trưởng phát triển rừng đó trong suốt quá trình hình thành,

tồn tại hay quá trình diễn thế của rừng. Đặc biệt rừng cây thấp thì việc nghiên cứu

chỉ tiêu này là hết sức quan trọng. Từ cơ sở đó để có các biện pháp, giải pháp tác

động hợp lý nhằm kinh doanh, bảo tồn rừng hiệu quả.

Tương tự như chỉ tiêu đường kính trên cơ sở các ô tiêu chuẩn đã lập cho từng

quần xã (đã được phân chia tại mục 3.2.2.1). Tiến hành phân tích, mô tả thống kê,

chia tổ, ghép nhóm tính tầng số, tầng suất, tính các đặc trưng mẫu và mô tả bằng

Page 36: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

68

biểu đồ thực nghiệm cho từng trạng thái rừng. Sau đó tiến hành thử nghiệm và chọn

hàm toán học phù hợp nhất để mô phỏng cho mối quan hệ. Các hàm toán học phản

ánh gần đúng với quy luật sinh trưởng dùng để thăm dò:

- Hàm Weibull: (3.6)

+ Hàm mật độ có dạng f(x) = α. λ*(X+A-Xmin)α-1 *exp(-λ*( X+A-Xmin)α)

+ Hàm phân bố có dạng F(x) = 1- exp(-λ*(X+A-Xmin)α)

- Hàm Korsun Lny = a + b*Lnx + c*Ln2x (3.7)

- Hàm Lognormal y = f(x)= 2^2/2)^(*2*

1

Lnxe

x (3.8)

- Hàm y = a + b*Lnx +c*Ln2x (3.9)

Kết quả tính tóan trình bày ở (mục II-phụ lục 5) và được tóm tắt như sau:

Thử nghiệm hàm y = a + b*Lnx +c*Ln2x: Đối với quần xã IVC1, IVC2 có các

tham số a, b, c đều không tồn tại ( Pa , Pb, P c đều > 0,05). Quần xã IVC3 có các tham

số a, b, c tồn tại ( Pa , Pb, P c đều < 0,05). Khi tiến hành tính toán giá trị % (Nlt) cho

cả ba quần xã theo hàm này thì ở các cấp chiều cao cuối cùng của các trạng thái

rừng xuất hiện giá trị âm. Do đó, hàm này không phù hợp với quy luật phân bố.

Vì vậy, phần tiếp đề tài chỉ xét ba hàm còn lại thông qua việc so sánh χ2tính với

χ2 bảng hay mức xác suất tính p so với ý nghĩa ấn định 0,05 được thể hiện ở (bảng

3.10) và được minh họa bằng các biểu đồ:

Bảng 3.10. Bảng so sánh giá trị χ2 tính với χ2

bảng từ các hàm thử nghiệm

Quần xã Các Hàm thử nghiệm χ 2 tính χ 2 bảng Mức xác suất P

IVc1

Weibull 8,47 16,92 0,74>0,05 Lognormal 3,64 16,92 0,98>0,05

Korsun 3,88 18,31 0,98>0,05

IVc2 Weibull 2,22 15,51 0,99>0,05

Lognormal 4,73 16,92 0,94>0,05 Korsun 7,76 16,92 0,73>0,05

IVc3 Weibull 8,05 15,51 0,708>0,05

Lognormal 9,19 16,92 0,607>0,05 Korsun 19,85 16,92 0,047<0,05

Page 37: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

69

Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn quy luật phân bố (N/Hvn), quần xã IVC1

từ các phương trình thử nghiệm

Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn quy luật phân bố (N/Hvn), quần xã IVC2

từ các phương trình thử nghiệm

-10

-05

00

05

10

15

20

25

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

N%

H (m)

N%-tn

N%lt (Lognormal)

N%-lt(Weibull)

-10

-05

00

05

10

15

20

25

30

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

N%

H (m)

N%-lt(Weibull)

N%lt (Lognormal)

N%-lt(Korsun)

N%-lt (y=a+bln.x+cln2.x)

N%-tn

Page 38: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

70

Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn quy luật phân bố (N/Hvn) quần xã IVC3

từ các phương trình thử nghiệm

Từ (bảng: 3.10, hình: 3.10, 3.11, 3.12) và kết quả thử nghiệm tại (phụ lục 5)

cho thấy: Hàm Korsun ở quần xã IVC3 có χ2 tính = 19,85 > χ2

bảng = 16,92 với mức xác

suất (0,047< 0,05), nên hàm này không tồn tại cho quần xã IVC3. Đường cong lý

thuyết và thực nghiệm của hàm này ở quần xã IV2 có sự khác biệt lớn. Do đó, đề tài

không chọn hàm này để mô phỏng quy luật phân bố số cấy theo cấp chiều cao.

Đối với quần xã IVc1 hàm Lognormal cho kết quả phân bố giữa thực địa và lý

thuyết là tốt nhất χ2 tính = 3,64 (p= 0,98>0,05) > χ2

bảng = 16,92, kế đến là hàm Korsun

χ2 tính = 3,88 (P= 0,98>0,05) > χ2

bảng = 18,31 và hàm Weibull χ2 tính = 8,47 (p=

0,74>0,05)> χ2 bảng = 16,92.

Quần xã IVC2 Hàm Weibull cho kết quả tốt nhất χ2tính = 2,22 (p= 0,99>0,05) >

χ2 bảng = 15,51, kế tiếp là hàm Lognormal χ2

tính = 4,73 (p= 0,94>0,05)> χ2 bảng = 16,92

và hàm Korsun χ2 tính = 7,76 (p= 0,73>0,05)> χ2

bảng = 16,92.

Quần xã IVC3 hàm tốt nhất là hàm Weibull χ2tính = 8,05 (p= 0,708>0,05)> χ2

bảng = 15,51, kế đến là hàm Lognormal.

-05

00

05

10

15

20

25

30

35

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

N%

H(m)

N%-lt(Weibull)

N%lt (Lognormal)

Page 39: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

71

Qua so sánh, đối chiếu với biểu đồ biểu diễn quy luật phân bố, đề tài có thể

chọn hai hàm là: hàm Lognormal, hàm Weibull để mô phỏng quy luật phân bố cây

theo cấp chiều cao từng quần xã. Tuy nhiên, đối với hàm Weibull khi áp dụng ở các

quần xã khác nhau đều phải xác định các tham số α, λ và tham số phụ A nên rất khó

sử dụng. Vì vậy đề tài chọn hàm Lognormal để mô phỏng quy luật phân bố cụ thể:

* Quần xã IVC1

1078,0/2)^2759,2(*5819,0*

1 =f(H) =y LnHeH

* Quần xã IVC2

0998,0/2)^02107,2(*5598,0*

1 =f(H) =y LnHeH

* Quần xã IVC3

1176,0/2)^9024,1(*6077,0*

1 =f(H) =y LnHeH

Bảng 3.11. Phân bố số cây theo cấp chiều cao- quần xã IVC1

STT H (m) N N%-lt N%-lt(lognormal) Ghi chú 1 6 64 3,3 3,3 2 7 127 6,6 9,0 Hbq = 9,97 3 8 376 19,4 15,1 S = 2,18 4 9 336 17,3 18,2 Ku = 0,34 5 10 300 15,5 17,2 Sk = 0,60 6 11 260 13,4 13,7 R = 12 7 12 242 12,5 9,6 Cv% = 22 8 13 110 5,7 6,1 9 14 71 3,7 3,6

10 15 20 1,0 2,0 11 16 16 0,8 1,1 12 17 8 0,4 0,6 12 18 7 0,4 0,3

Tổng 1937

Page 40: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

72

Hình 3.13. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao, quần xã IVC1

Bảng 3.12. Phân bố số cây theo cấp chiều cao, quần xã IVC2 STT H (m) N N%-lt N%-lt(lognormal) Ghi chú

1 5 108 6,4 7,2

2 6 361 21,3 18,6 Hbq = 7,65

3 7 449 26,5 24,7 S = 1,83

4 8 359 21,2 21,5 Ku = 1,99

5 9 191 11,3 14,1 Sk = 1,21

6 10 88 5,2 7,7 R = 11

7 11 61 3,6 3,7 Cv% = 23,93

8 12 43 2,5 1,6

9 13 19 1,1 0,6

10 14 7 0,4 0,2

11 15 5 0,3 0,1

12 16 4 0,2 0,0

Tổng 1695

00

05

10

15

20

25

0 5 10 15 20

N%

H (m)

N%-lt

N%-lt(lognormal)

Page 41: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

73

Hình 3.14. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao, quần xã IVC2

Bảng 3.13. Phân bố số cây theo cấp chiều cao, quần xã IVC3 STT H (m) N N%-tn N%-lt(lognormal) Ghi chú

1 5 384 18,5 16,6

2 6 596 28,8 25,9 Hbq = 6,87

3 7 556 26,8 24,2 S = 1,69

4 8 290 14,0 16,5 Ku = 5,07

5 9 124 6,0 9,1 Sk = 1,79

6 10 39 1,9 4,4 R = 11

7 11 32 1,5 1,9 Cv% = 24,62

8 12 18 0,9 0,8

9 13 12 0,6 0,3

10 14 11 0,5 0,1

11 15 5 0,2 0,05

12 16 5 0,2 0,02

Tổng 2072

0

5

10

15

20

25

30

0 5 10 15 20

N%

H (m)

N%-lt(lognormal)

N%-tn

Page 42: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

74

Hình 3.15. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao, quần xã IVC2

Nhận xét:

Nhìn bảng (3.11, 3.12, 3.13), hình (3.13, 3.14, 3.15) nhận thấy như sau:

Chiều cao bình quân của quần xã IVC1 là cao nhất: H vn = 10 m, kế đến là quần

xã IVC2 chiều cao bình quân H vn = 8 m, chiều cao bình quân thấp nhất là trạng thái

rừng IVC3 H vn = 7 m. Qua nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo chiều cao nhận

thấy rừng khu vực nghiên cứu có chiều cao thấp, mật độ cây nhiều. Rừng cây thấp

trên núi cao của vùng Nam Tây Nguyên phân bố ở độ cao từ 1500 m trở lên, càng

lên cao so với mực nước biển thì chiều cao của cây cũng thấp dần, bình quân lên

cao 100 m chiều cao giảm 0,5 m. Phân bố số cây theo chiều cao là phân bố một đỉnh

lệch trái (Ks>0), đường cong bẹt hơn so với phân bố chuẩn(Ku>0.

Quần xã IVC1 có phân bố thực nghiệm tiệm cận chuẩn hơn (Ku= 0,34≈ 0) so

với các quần xã IVC2 (Ku=1,99) và quần xã IVC3 (Ku=5,03). Chiều cao rừng phân

bố theo ba lớp chiều cao: Lớp cây gỗ phía dưới chịu bóng chiều cao từ 6-7 m

(chiếm tỷ lệ 9,9%), lớp cây giữa có số lượng cây nhiều nhất có chiều cao từ 8-12 m

(chiếm tỷ lệ 78,1%), lớp cây vượt tán lên trên chiều cao từ 13-18 m (chiếm tỷ lệ

00

05

10

15

20

25

30

35

0 5 10 15 20

N%

H (m)

N%-tn

N%-lt(lognormal)

Page 43: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

75

12%) với các loài: Bời lời (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins), kháo (Machilus

parviflora Meissn), giổi Nha Trang (Magnolia candollei (Bl.) Keng var. candollei)...

Quần xã IVC2, cây gỗ rừng phân bố theo ba lớp: lớp rừng cây gỗ phía dưới

chịu bóng chiều cao 5-6 m (chiếm tỷ lệ 27,7%), lớp giữa có số lượng cây nhiều nhất

chiều cao từ 7-9 m (chiếm tỷ lệ 59 %), lớp cây vượt tán lên trên chiều cao từ 10-16

m (chiếm tỷ lệ 13,3%) với các loài: Nhọc (Polyalthia sp), Sồi (Quercus poilanei

Hickel & A. Camus), Sơn Trâm (Vaccinium sprenglii (G. Don) Sluem)...

Rừng IVC3, cây gỗ rừng phân bố hai lớp chính: lớp có số lượng cây nhiều nhất

chiều cao từ 5-8 m (chiếm tỷ lệ 88,1 %), lớp cây vượt tán lên trên chiều cao từ 9-16

m (chiếm tỷ lệ 11,9%) với các loài: Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Côm

bidoup (Elaeocarpus bidoupensis Gagnep), Sơn Trâm (Vaccinium sprenglii (G. Don)

Sluem)...

Mặc dù qua số liệu tính toán cây rừng có từ 2-3 lớp chiều cao khác nhau, tuy

nhiên do chiều cao giữa các lớp không chênh lệch lớn nên khi quan sát nhận thấy

rừng nghiên cứu là rừng nguyên sinh một tầng khép kín, thỉnh thoả có một số cây

gỗ vượt tán.

3.2.2.3.Phân bố số loài theo cấp đường kính (NLoài /D1,3)

* Phân bố thực nghiệm: Từ số liệu thực nghiệm thống kê bảng (3.14) cho

thấy số lượng loài cây phân bố theo cấp đường kính cho từng quần xã là phân bố

giảm khi cấp đường kính tăng lên.

Page 44: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

76

Bảng 3.14. Phân bố số loài cây theo cấp đường kính (NL/D1,3)

STT

Cấp

D1,3

Trị số

giữa

Các quần xã

IVc1 IVc2 IVc3

N (loài) N%(loài) N (loài) N%(loài) N (loài) N%(loài)

1 6-10 8 69 88,5 58 92,1 60 92,3

2 10-14 12 66 84,6 56 88,9 57 87,7

3 14-18 16 55 70,5 50 79,4 43 66,2

4 18-22 20 35 44,9 40 71,4 33 50,8

5 22-26 24 29 37,2 26 41,3 25 38,5

6 26-30 28 16 20,5 14 22,2 10 15,4

7 30-34 32 6 7,7 9 14,3 9 13,8

8 34-38 36 4 5,1 7 11,1 3 4,6

9 38-42 40 3 3,8 6 9,5 4 6,2

Tổng số loài 78 63 65

* Mô phỏng quy luật phân bố số loài cây theo cấp kính

Dựa vào số liệu thực nghiệm, tiến hành thử nghiệm, phân tích và so sánh một

số hàm phân bố lý thuyết phản ánh gần đúng với quy luật sinh trưởng phát triển của

cây rừng, gồm các hàm:

y = Exp(a+bx) (3.10)

y = a + b*Lnx (3.11)

y = (a + b.sqrt(x))2 (3.12)

Phân tích thống kê tại (mục III- phụ lục 5) có được các chỉ số: hệ số tương

quan (hệ số xác định), sai số phương trình, sự tồn tại của các tham số phương trình

và kiểm tra tính phù hợp của hàm lý thuyết cho từng quần xã được tổng hợp ở (bảng

3.14).

Page 45: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

77

Bảng 3.15. So sánh các chỉ số từ các hàm thử nghiệm (NL/D1,3)

Các quần xã Hàm thử

nghiêm r Sy/x Pa Pb χ2

tính χ2 bảng

IVc1 (3.10) -0,9710 0,3109 0,0000 0,0000 24,90

12,59

(3.11) -0,9735 6,4791 0,0000 0,0000 10,57

(3.12) -0,9822 5,3141 0,0000 0,0000 -6,22

IVc2 (3.10) -0,9752 0,2189 0,0000 0,0000 13,10

(3.11) -0,9575 6,6915 0,0000 0,0000 9,53

(3.12) -0,9730 5,3510 0,0000 0,0000 16,57

IVc3 (3.10) -0,9653 0,3165 0,0000 0,0000 15,05

(3.11) -0,9773 5,0638 0,0000 0,0000 9,98

(3.12) -0,9827 4,4262 0,0000 0,0000 -14,06

Nhận xét:

Các hàm thử nghiệm có hệ số tương quan (r) là rất cao (từ -0,9575 đến -

0,9827). Sai số phương trình (Sx/y) hàm (5.10) các quần xã là nhỏ nhất (từ 0,2189-

0,3165). Các tham số phương trình (Pa, Pb) đều tồn tại (=0,0000 <<0,05). Khi kiểm

tra sự phù hợp của dạng phương trình bằng trắc nghiệm χ2 thì chỉ có hàm (3.11) phù

hợp với χ2 tính = 9,53-10,57 < χ2

bảng= 12,59. Riêng đối với hàm (3.12) ở quần xã

IVC2 và IVC3 giá trị lý thuyết mang giá trị âm không phù hợp quy luật sinh học.

Do đó, đề tài chọn hàm (3.11) là phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố

số loài cây theo cấp kính cho từng quần xã như sau:

Quần xã IVC1

NLoài = 178,971 - 48,1397*ln(D1.3)

Với r = 0,9735; S y/x= 6,4791 χ2 tính = 10,57 < χ2

bảng= 12,59

Quần xã IVC2

NLoài = 148,44 - 38,7932*ln(D1.3)

Với r = 0,9575; S y/x= 6,6915 χ2 tính = 9,53 < χ2

bảng= 12,59

Quần xã IVC3

NLoài = 152,032 - 40,7631*ln(D1.3)

Page 46: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

78

Với r = 0,9773; S y/x= 5,0638 χ2 tính = 9,98 < χ2

bảng= 12,59

Hình 3.16. Biểu đồ đại diện một quần xã (IVC3) biểu diễn quy luật

phân bố số loài cây theo cấp kính (NLoài /D1,3)

Các quần xã, số lượng loài có su hướng giảm đều khi cỡ kính tăng lên. Số

lượng loài tập trung nhiều ở cấp kính nhỏ và có su thế không tăng số lượng loài lên

nữa ở cấp kính lớn. Qua đó cho thấy rằng nếu điều tra với một lượng mẫu đủ lớn thì

số loài thu thập được ở thực nghiệm là đại diện gần đúng cho trạng thái rừng điều

tra. Điều đó, giúp các nhà điều tra có thể xác định được thành phần, cũng như số

lượng loài thực vật thân gỗ ở một khu rừng hay một trạng thái rừng mà không phải

tốn kém nhiều công sức trong quá trình điều tra toàn diện khu rừng.

3.3. Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng

Rừng luôn tồn tại và phát triển liên tục qua nhiều thế hệ đó là nhờ có sự tái

sinh của lớp cây con dưới tán rừng. Để đánh giá khả năng đó cần xem xét đến quy

luật phân bố lớp cây tái sinh, số lượng cây tái sinh và tổ thành loài cây tái sinh có

triển vọng dưới tán rừng.

Trong mỗi ô đo đếm 500 m2, lập 5 ô tái sinh dạng bảng (4 ô tái sinh ở bốn góc

và 1 ô tái sinh ở giữa). Ô tái sinh có mỗi cạnh 2m x 2m = 4 m2. Tổng số ô tái sinh

0

10

20

30

40

50

60

70

80

0 10 20 30 40 50

So loai

D1,3

Trang thai rung IVc3

So loai-tn

So loai-lt

Page 47: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

79

đã lập là 150 ô, mỗi quần xã lập 50 ô dạng bảng. Qua thực tế đo đếm, đề tài tiến

hành phân chia lớp cây tái sinh thành 4 cấp: cấp 1: < 0,5 m; cấp 2: 0,5- 1,5 m; cấp 3:

1,5- 2,5 m; cấp 4: ≥ 2,5 m, kết quả tính toán ở (phụ lục 4) và tổng hợp sau:

Bảng 3.16. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao, quần xã IVC1

Cấp H(m) Tổng số cây/200 m2 Tỷ lệ % Cây tái sinh có triển vọng

<0,5 269 32,3

606 cây/200 m2

0,5-1,5 243 29,1

1,5-2,5 176 21,1

≥ 2,5 146 17,5

Cộng 834 100,0

Hình 3.17. Biểu đồ mô tả tỷ lệ % cây tái sinh dưới tán rừng- quần xã IVC1

00

05

10

15

20

25

30

35

<0,5 0,5-1,5 1,5-2,5 ≥ 2,5

% So cay

H (m)

<0,5

0,5-1,5

1,5-2,5

≥ 2,5

Page 48: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

80

Bảng 3.17. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao, quần xã IVC2

Cấp H(m) Tổng số cây/200 m2 Tỷ lệ % Cây tái sinh có triển vọng

<0,5 327 43,0

575 cây/200 m2

0,5-1,5 174 22,9

1,5-2,5 145 19,1

≥ 2,5 114 15,0

Cộng 760 100,0

Hình 3.18. Biểu đồ mô tả tỷ lệ % cây tái sinh dưới tán rừng, quần xã IVC2

Bảng 3.18. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao, quần xã IVC3

Cấp H(m) Tổng số cây/200 m2 Tỷ lệ % Cây tái sinh có triển vọng

<0,5 289 38,5

567/200 m2

0,5-1,5 172 22,9

1,5-2,5 147 19,6

≥ 2,5 142 18,9

Cộng 750 100,0

00

05

10

15

20

25

30

35

40

45

<0,5 0,5-1,5 1,5-2,5 ≥ 2,5

% So cay

H (m)

<0,5

0,5-1,5

1,5-2,5

≥ 2,5

Page 49: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

81

Hình 3.19. Biểu đồ mô tả tỷ lệ % cây tái sinh dưới tán rừng, quần xã IVC3

Nhận xét

Kết quả tính toán nhận thấy tổ thành cây tái sinh gần tương đồng với tổ thành

của cây tham gia tầng cây gỗ ở tất cả các quần xã. Mặc dù, có một số loài có tỷ lệ

tái sinh mạnh ở giai đoạn đầu nhưng khi phát triển đến tầng trên của rừng không

còn chiếm ưu thế nữa như: Luống Xương (Anneslea fragrans Wall), Gạc Nai

(Wendlandia glabrata DC), Trâm Trắng (Syzygium wightianum Wall. Ex Wight et

Arn)…Tuy nhiên, cơ bản một số loài tái sinh mạnh với tỷ lệ cao đều tham gia hình

thành nên tổ thành chính của tầng trên. Điều này khẳng định vai trò kế cận của lớp

cây tái sinh trong việc hình thành tầng chính của rừng. Tổ thành loài chiếm tỷ lệ cao

lần lượt: Quần xã IVC1: Cồng nhám (17,6%), Cứt ngựa (11,6%), Trâm trắng (6,2%),

Luống xương (6,4), Gạc nai (6,1%), Gò đồng nách (4,3%) ; Quần xã IVC2: Luống

xương (12,2%), Cồng nhám (7,8%), Dung lá thon (8,4%), Sơn trâm (7,1%), Trâm

trắng (6,7%), Kháo (5,1%), Cứt ngựa (5,4%); quần xã IVC3: Dẻ rừng (12,8%), Sơn

Trâm(9,5%), Dẻ gai (8,1%), Luống xương (8,5%), Dung lá thon (5,5%), Sồi (4,7%).

00

05

10

15

20

25

30

35

40

<0,5 0,5-1,5 1,5-2,5 ≥ 2,5

% So cay

H (m)

<0,5

0,5-1,5

1,5-2,5

≥ 2,5

Page 50: Chính lòng chảo này đã hứng được một lượng lớn không khí ... van Thac sy...mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45 km/km2), địa hình ở bậc

82

Nhìn vào các bảng (3.16, 3.17, 3.18) và các hình (3.16, 3.17, 3.18) ghi nhận số

lượng cây gỗ tái sinh dưới tán rừng ở giai đoạn đầu là rất lớn và có su hướng giảm

dần ở các cấp có chiều cao tăng lên. Số lượng cây ở cấp chiều cao < 0,5 m chiếm tỷ

lệ từ 32,3- 43 % ở các quần xã, số lượng cây tái sinh đóng vai trò kế cận cho tầng

trên của rừng từ 15-18,9% tổng số cây tái sinh (cấp H4). Cụ thể từng quần xã:

- Quần xã IVC1 phân bố giảm dần đều ở các cấp chiều cao. Rừng phân bố ở độ

cao từ 1500- 1700 m có khí hậu ẩm ướt quanh năm, lượng gió, sương mù ít hơn so

với các đai khác nên cây tái sinh lớn lên ít bị chi phối bởi các yếu tố này mà bị chi

phối bởi sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng trong đất, ánh sáng nên đã diễn ra

quá trình đào thải tự nhiên theo quy luật.

- Quần xã IVC2 ở các cấp chiều cao có sự chênh lệch lớn. Cây tái sinh nhiều ở

cấp chiều cao <0,5 m (43%), sau đó đào thải rất lớn đến cấp H4 còn 15%. Bởi càng

lên cao (1700-1900 m), lượng gió có cường độ mạnh hơn so với đai cao dưới đó,

lượng sương mù nhiều nên một số loài cây tái sinh không thể tồn tại được, cộng với

quá trình đào thải do canh tranh không gian dinh dưỡng nên dẫn đến tỷ cây tái sinh

giữa các cấp chiều cao chênh lệch nhiều.

- Quần xã IVC3 tương tự như quần xã IVC2 cây tái sinh nhiều ở cấp chiều cao

<0,5 m (38,5%) và cây bị đào thải mạnh còn 22,9 % ở cấp chiều cao 0,5-1,5 m. Các

cấp chiều cao tiếp theo dù tỷ lệ cây tái sinh có giảm nhưng giảm không đáng kể

(cấp H4, chiều cao ≥ 2,5 m có tỷ lệ 18,9%) để hình thành nên kiểu rừng đặc trưng.

Mật độ cây tái sinh: Quần xã IVC1: 41.700 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng

tham gia tầng chính của rừng: 4450 cây/ha; quần xã IVC2: 38.000 cây/ha, cây gỗ tái

sinh triển vọng tham gia tầng chính của rừng 3.800 cây/ha; quần xã IVC3: 37.500

cây/ha, cây tái sinh triển vọng tham gia tầng chính: 4.500 cây/ha (cây gỗ tái sinh có

triển vọng tham gia vào tầng rừng là cây khỏe thuộc cấp chiều cao H4 ≥ 2,5 m).

Tái sinh dưới tán rừng là rất cao, đặc biệt là lớp cây mạ có chiều cao H1 < 0,5

m. Nhìn vào số liệu nhận thấy diễn thế của rừng rất ổn định, khẳng định vai trò kế

cận của các thế hệ loài cây gỗ. Cần có biện pháp tốt để bảo vệ, hạn chế tác động của

con người và chyển đổi mục đích sử dụng rừng nhằm duy trì hệ sinh thái của rừng.