Top Banner
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Bảy, ngày 3 tháng 2 năm 2018) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Hồi âm bài viết “80 tàu cá chưa thể ra khơi do cảng cá bị bồi lấp” .................................... 2 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 3 2. Công điện về phòng, chống rét đậm, rét hại ........................................................................ 3 3. Cà Mau xử lý nghiêm vụ lãnh đạo xã "mở cửa" cho dân phá rừng nuôi sò ........................ 4 THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 5 4. Ả rập Saudi tạm dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam ......................................................... 5 5. Lấy gì để đưa xut khu thy sn lên 9 tUSD? ................................................................ 5 6. Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản ............................................................ 6 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................................................................................ 7 7. Sóc Trăng chia sẻ mô hình nuôi tôm gắn với phát triển chuỗi liên kết ............................... 7 8. Bắc Giang: Tiếp tục phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản ................................................... 8 KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................... 9 9. Ra khơi mùa biển động: Nổi chìm theo con sóng................................................................ 9 10. Nghệ An: Tàu cá nghề vây ở Quỳnh Lưu 'đói' lao động ................................................... 11 11. Cà Mau: Ngư dân bắt được cá to nghi là cá sủ vàng ......................................................... 12 12. Quảng Ngãi: Cả họ làm ngư dân........................................................................................ 13 13. Bình Định: Ngư dân Nhơn Lý khai thác gần 12.000 con tôm hùm giống ........................ 14 14. Bình Thuận: 20 ngư dân Tuy Phong ký cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài ............................................................................................................................................ 14 15. Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 60.000 tấn thủy sản trong năm 2018 ............................... 15 16. Ngư dân Phú Yên được “lộc biển” đầu năm...................................................................... 15 17. Khánh Hòa: Một người câu được 6 con cá nghi loại sủ vàng quý hiếm ........................... 16 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 17 18. Cứu thành công tàu cá chở 6 ngư dân Nam Định trôi dạt trên biển .................................. 17 XÃ HỘI........................................................................................................................................ 18 19. Cà Mau: Đổi thay làng cá Mai Hoa ................................................................................... 18
19

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

Aug 29, 2019

Download

Documents

dangkhanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Bảy, ngày 3 tháng 2 năm 2018)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Hồi âm bài viết “80 tàu cá chưa thể ra khơi do cảng cá bị bồi lấp” .................................... 2

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 3

2. Công điện về phòng, chống rét đậm, rét hại ........................................................................ 3

3. Cà Mau xử lý nghiêm vụ lãnh đạo xã "mở cửa" cho dân phá rừng nuôi sò ........................ 4

THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 5

4. Ả rập Saudi tạm dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam ......................................................... 5

5. Lấy gì để đưa xuất khẩu thủy sản lên 9 tỷ USD? ................................................................ 5

6. Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản ............................................................ 6

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................................................................................ 7

7. Sóc Trăng chia sẻ mô hình nuôi tôm gắn với phát triển chuỗi liên kết ............................... 7

8. Bắc Giang: Tiếp tục phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản ................................................... 8

KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................... 9

9. Ra khơi mùa biển động: Nổi chìm theo con sóng ................................................................ 9

10. Nghệ An: Tàu cá nghề vây ở Quỳnh Lưu 'đói' lao động ................................................... 11

11. Cà Mau: Ngư dân bắt được cá to nghi là cá sủ vàng ......................................................... 12

12. Quảng Ngãi: Cả họ làm ngư dân ........................................................................................ 13

13. Bình Định: Ngư dân Nhơn Lý khai thác gần 12.000 con tôm hùm giống ........................ 14

14. Bình Thuận: 20 ngư dân Tuy Phong ký cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài

............................................................................................................................................ 14

15. Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 60.000 tấn thủy sản trong năm 2018 ............................... 15

16. Ngư dân Phú Yên được “lộc biển” đầu năm ...................................................................... 15

17. Khánh Hòa: Một người câu được 6 con cá nghi loại sủ vàng quý hiếm ........................... 16

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 17

18. Cứu thành công tàu cá chở 6 ngư dân Nam Định trôi dạt trên biển .................................. 17

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 18

19. Cà Mau: Đổi thay làng cá Mai Hoa ................................................................................... 18

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Hồi âm bài viết “80 tàu cá chưa thể ra khơi do cảng cá bị bồi lấp”

Ngày 25-1, Nhân Dân điện tử có bài "80 tàu cá chưa thể ra khơi do cảng cá bị bồi lấp" phản ánh

tình trạng cửa biển Đà Diên sau mùa mưa bão bị bồi lấp, làm cho tàu thuyền ra vào hai cảng cá

gặp khó khăn. UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản chỉ đạo giao TP Tuy Hòa triển khai nạo vét

khẩn trương giúp ngư dân vươn khơi kịp mùa vụ.

Sau nhiều tháng nằm bờ, những ngày cuối năm, ngư dân tỉnh Phú Yên vô cùng phấn khởi lái

những con tàu vượt cửa biển Đà Diên vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương ở vùng biển thuộc

quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Tổ quốc. Để có được cửa biển đủ rộng và sâu cho những

con tàu rẽ sóng, doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu đã hỗ trợ tỉnh hai tỷ đồng nạo vét tạm thời luồng

lạch từ cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa ra cửa biển Đà Diên với chiều dài hơn

200m, đủ để những con tàu chở nặng cá ngừ đầy khoang về bến.

Cửa biển Đà Diên, TP Tuy Hòa, nơi từng nhấn chìm nhiều con tàu cố vượt cạn, nay đang dần

được hé mở trước sự vui mừng của ngư dân làng biển. Ông Huỳnh Nuồng, Phó Ban lạch phường

Phú Đông, TP Tuy Hòa phấn khởi nói: “Mấy đợt triều cường và bão số 12 đã đắp một lượng cát

lớn tại cửa biển Đà Diên, lấp luồng lạch, tàu thuyền ra vào không được. Trước tình hình khẩn

cấp, thành phố và tỉnh vận động doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu bỏ kinh phí hai tỷ đồng để nạo

vét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo đậu

gây chi phí lớn và xảy ra tình trạng mất cắp, bà con rất than phiền”.

Mặc dù sóng to, gió lớn, nhưng xáng cạp vẫn hoạt động suốt ngày đêm, múc từng gàu cát từ vị

trí này sang vị trí khác, tạo một luồng lạch rộng 20m, sâu 3m, đủ để những con tàu có công suất

từ 90 đến 400 mã lực vượt cửa biển Đà Diên lướt sóng ra khơi an toàn, và những con tàu chở

nặng cá ngừ đầy khoang cập cảng cá Đông Tác.

Ông Đặng Văn Cần, Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu, tỉnh Phú Yên cho biết:

“Theo đơn kiến nghị khẩn cấp của bà con ngư dân phường 6 và phường Phú Đông vì bên trong

cửa Đà Diên và lạch vào cảng cá Đông Tác bị bồi lấp quá nặng, tàu thuyền phải đi nơi khác bán

cá, doanh nghiệp đã tự bỏ kinh phí khoảng hai tỷ đồng, đưa xáng cạp múc cát sang vị trí khác để

thông luồng tạm thời. Việc nạo nét được tiến hành khẩn trương, liên tục cho đến khi các tàu

thuyền công suất lớn ra vào được mới thôi. Thời gian có thể kéo dài đến sau Tết Nguyên đán”.

Việc nạo vét cửa biển Đà Diên trước đây và hiện nay cũng chỉ mang tích cấp thiết, vừa đủ cho

tàu cá công suất từ 400 mã lực trở xuống, còn lớn hơn, khó có thể vượt cạn ở độ sâu mực nước

biển dưới 3m. Ông Huỳnh Nuồng đề nghị: “Bà con đã có ý kiến rồi, phải cắm mốc từ khu vực

cảng cá ra cửa biển khoảng 200m, chiều ngang 50m và lấy hết cát đi để tàu cá ra vào vì toàn tàu

lớn từ 400 đến hơn 700 mã lực. Ngoài ra, tỉnh phải đắp kè đá ngay gần cửa biển cao lên để chống

sóng đánh bứt kè bờ nam sông Đà Rằng. Còn nếu múc cát từ nơi này sang nơi khác, thời gian

ngắn sẽ bồi lấp trở lại”.

Tuy nạo vét chỉ mang tính tạm thời, nhưng việc khơi thông luồng lạch trong điều kiện hết sức cấp

thiết hiện nay cũng đã làm cho hàng trăm ngư dân tỉnh Phú Yên không giấu nổi niềm vui, vững

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

3

tin lướt sóng vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương. Phấn khởi hơn là khi chúng tôi đang làm

phóng sự này, thì những con tàu đầu tiên trong mùa biển mới với cá ngừ đầy khoang cũng đã về

đến cửa biển Đà Diên sau hơn một tháng bám biển, cập cảng cá Đông Tác đạt sản lượng lớn, từ

1,5 đến 3 tấn. Cá được xuất bán tại chỗ với giá 115 nghìn đồng/kg.

Ba ngày qua, hơn 60 con tàu bám biển hơn một tháng, đang hồ hởi nối đuôi nhau rẽ sóng cập các

cảng cá ở tỉnh Phú Yên. Cuối năm, tại các làng biển ở phường Phú Đông và phường 6 - thủ phủ

của nghề câu cá ngừ đại dương, các hoạt động neo đậu tàu thuyền, mua bán cá ngừ diên ra tấp

nập, rộn ràng hơn bao giờ hết. Tàu trúng ít thì lãi được 20 triệu đồng, nhiều thì hơn 150 triệu

đồng, ngư dân phấn khởi lên bờ mua sắm, chuẩn bị đón một cái Tết no đủ, đầm ấm hơn mọi năm.

Tại cảng cá Đông Tác vừa được đầu tư xây dựng hiện đại với kinh phí hơn 50 tỷ đồng, hoạt động

vận chuyển, mua bán cá ngừ trong những ngày này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ông

Lê Văn Tuấn, chủ tàu cá PY 91032 TS ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa cho hay: “Đợt này cá

vô nhiều. Có tàu câu được 40 đến 50 con, thậm chí 60 đến 70 con và 80% tàu thu lãi lớn”.

Những năm gần đây, ngư dân tỉnh Phú Yên đóng mới hàng trăm tàu cá công suất từ 400 đến gần

900 mã lực; trong đó có 19 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Các tàu được

trang bị ngư lưới cụ và khoang đông lạnh hiện đại, tiết kiệm chi phí, vươn khơi xa hơn, đạt sản

lượng đánh bắt lớn, chất lượng cá ngừ ngày càng đạt tiêu chuẩn và bán được giá cao, người lao

động (còn gọi là người đi bạn) cũng có thu nhập cao sau mỗi chuyến biển.

Ông Huỳnh Nuồng, Phó Ban lạch phường Phú Đông, TP Tuy Hòa phấn khởi nói: “Đợt này là đạt

nhất. Tàu ít nhất cũng được 20 con, trung bình 40 kg/con. Tàu trúng lớn, mỗi người đi bạn được

chia từ 15 đến 20 triệu đồng. Bà con phấn khởi dữ lắm”.

Sau Tết Nguyên đán, thông thường trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 20 tháng Giêng, ngư

dân Phú Yên đồng loạt mở biển, ra khơi đánh bắt thủy sản theo tổ, đội tàu thuyền để hỗ trợ nhau,

chủ yếu là câu cá ngừ đại dương ở vùng biển quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Tổ quốc.

(Nhân Dân 2/2, Trình Kế) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Công điện về phòng, chống rét đậm, rét hại

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện phòng, chống rét đậm, rét hại. Theo đó, để chủ động ứng

phó với rét đậm, rét hại, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

và bảo vệ sức khỏe của người dân, Thủ tướng yêu cầu: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư

vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: tập trung chỉ đạo quyết liệt, áp dụng các biện pháp cần thiết để

phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi nhằm giảm dần mức độ thiệt hại đối với

sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Thành lập các đoàn công tác về cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét

cho người, cho gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi và cây trồng, nhất là chú trọng các xã vùng cao,

vùng khó khăn. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở phối hợp với các đoàn thể huy

động nguồn nhân lực tại chỗ hỗ trợ kịp thời cho người dân triển khai các biện pháp phòng, chống

rét, chống dịch cho cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, nhất là đối với cây giống, con giống.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

4

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn người dân áp dụng đầy đủ các

biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với kinh

nghiệm của địa phương; cập nhật diên biến thời tiết khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và

thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, không chủ quan và chủ

động phòng, chống đói, rét, dịch cho vật nuôi, cây trồng...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về việc

thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản và cây trồng. Chỉ đạo,

hướng dẫn kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các phương án khôi phục sản xuất, phù hợp với cây trồng,

vật nuôi và thủy sản và diên biến thời tiết. Phối hợp với các địa phương cập nhật, tổng hợp đầy

đủ, chính xác số lượng vật nuôi, thủy sản, cây trồng bị thiệt hại để thực hiện chính sách hỗ trợ kịp

thời.

Bộ Y tế hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm sức khỏe, tránh

nguy cơ nhiêm độc khí khi đốt than, củi để sưởi; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ

số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân... (Nhân Dân 3/2) đầu

trang

Cà Mau xử lý nghiêm vụ lãnh đạo xã "mở cửa" cho dân phá rừng nuôi sò

Tại cuộc họp thường kỳ tháng 1/2018, tổ chức theo hình thức trực tuyến vào chiều 1/2, Phó Bí

thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyên Tiến Hải yêu cầu cơ quan chức

năng và huyện Tân Phú xử lý nghiêm việc buông lỏng quản lý đất đai ở xã Rạch Chèo.

Liên quan đến vụ việc người dân ngang nhiên chặt cây rừng, đưa cơ giới vào khu vực bãi bồi ven

sông Bảy Háp để bơm hút đất làm tăng nguy cơ sạt lở đất bờ biển, gây ô nhiêm môi trường, Chủ

tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Tân nghiêm

túc kiểm điểm đối với cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý đất đai.

Ngày 2/2, trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Tân Võ Trường Giang

cho biết, sau khi Ủy ban Nhân dân có kiến chỉ đạo, huyện Phú Tân đã tổ chức đoàn kiểm tra gồm

đại diện Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Công an, Văn phòng Ủy ban

Nhân dân huyện phối hợp với đoàn kiểm tra của tỉnh đến hiện trường kiểm tra, làm rõ thông tin

báo chí nêu.

Trên thực tế, xã Rạch Chèo cho 3 hộ dân thuê 19.500m2 đất để nuôi sò huyết, tuy nhiên việc quản

lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân chặt phá khoảng 480m2

cây mắm mọc tự nhiên, có tác dụng ngăn sạt lở đất ven sông. Thậm chí có hộ dân tự ý đưa cơ

giới vào khu vực thuê mặt nước nuôi sò huyết ở bãi bồi ven sông Bảy Háp để khoan, bơm hút

đất, cơ nới diện tích nuôi thủy sản.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện diện tích đất ven sông Bảy Háp bị xâm hại có

chiều ngang 3m và chiều dài 70m. Từ đó, Ủy ban Nhân dân xã Rạch Chèo đã xử phạt hành chính

một hộ dân với số tiền 1,5 triệu đồng và thu giữ 1 mũi khoan.

''Ủy ban Nhân dân xã Rạch Chèo có dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý đất đai. Khi có kết luận

chính thức của đoàn kiểm tra tỉnh, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Tân mới có đủ cơ sở tiến hành tổ

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

5

chức kiểm điểm, xử lý cán bộ sai phạm liên quan đến quản lý lĩnh vực đất đai. Cán bộ có liên

quan, sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, theo đúng quy định của pháp luật'' - ông Giang cho

biết. (Vietnam + 2/2, Kim Há) đầu trang

THƯƠNG MẠI

Ả rập Saudi tạm dừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam

Các mặt hàng thủy sản Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu vào thị trường Ả rập Saudi từ ngày

23/1/2018 do lo ngại một số bệnh dịch trên thủy sản được nuôi tại Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan Quản lý thực phẩm

và dược phẩm Ả rập Saudi (SFDA) vừa có Thông báo số G/SPS/N/SAU/336 ngày 30/01/2018 về

việc ban hành lệnh tạm dừng NK đối với mặt hàng thủy sản, động vật giáp xác và các sản phẩm

thủy sản XK từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 23/1/2018.

Trước đó, căn cứ vào Báo cáo tình hình dịch bệnh động vật thủy sản quý 2/2017 của Tổ chức Thú

y thế giới (OIE), bệnh đốm trắng (WSD) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi (AHPND)

được ghi nhận tại Việt Nam. Sau đó, đoàn công tác kỹ thuật của SFDA đã đến xem xét các cơ sở

nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và đưa ra lệnh tạm dừng nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự xuất

hiện của các loại bệnh dịch trên vào lãnh thổ quốc gia này.

Để có phản ứng kịp thời nhằm giảm thiểu tác động của lệnh tạm dừng này đến xuất khẩu thủy

sản, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tê và kiểm dịch động thực

vật Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam đã có công văn đề nghị các

cơ quan liên quan nghiên cứu và phối hợp để có biện pháp xử lý thích hợp. (Công Thương 2/2,

Vĩnh Phương) đầu trang

Lấy gì để đưa xuất khẩu thủy sản lên 9 tỷ USD?

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên 9 tỷ USD năm 2018 trong bối

cảnh nhiều vấn đề nội tại của ngành này còn phức tạp, vấp phải sự cạnh tranh, rào cản từ các thị

trường lớn, nhất là Mỹ và EU. Điểm sáng -thị trường Trung Quốc liệu có phải là cơ hội của thủy

sản Việt Nam năm nay?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), ngành thủy sản vừa trải qua

một năm khó khăn, nhiều rào cản, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn đạt kỷ lục với khoảng 8,34 tỷ

USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm trước đó. Trong “rổ” các mặt hàng thủy sản, tôm đóng góp

lớn nhất với 3,8 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với năm 2016; hải sản với 2,5 tỷ USD, cá tra gần

1,8 tỷ USD… Tiếp đà tăng trưởng đó, ngành này đặt mục tiêu cán mốc 9 tỷ USD xuất khẩu trong

năm 2018.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thủy sản và Thương

mại Thuận Phước - một trong 10 DN xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất cả nước cho rằng, mục tiêu 9

tỷ USD là rất khó, nếu cả hệ thống không “gồng mình” lên. Theo ông, sở dĩ năm qua ngành tôm

thắng lớn vì nhiều lợi thế. Trong đó, đồng USD mất giá nên giá tôm Việt Nam hưởng lợi với giá

trị cao hơn 8-10%.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

6

Mặt khác, thị trường Trung Quốc thời gian qua “hút” hàng, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam… Ông Lĩnh cũng cho rằng, yếu tố quan trọng là từ nội lực. Hai

năm qua, Việt Nam đã khống chế tốt dịch bệnh trên tôm, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất cũng

có giảm. Nhiều DN Việt Nam đã đầu tư thiết bị chế biến hiện đại, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo

về an toàn thực phẩm. Chính yếu tố này đã giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua được

nhiều hàng rào kỹ thuật của thị trường.

Theo Vasep, Trung Quốc khả năng vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam lớn nhất năm

2018 và cả trong thời gian tới.

Theo các doanh nghiệp, năm 2018 tiếp tục là năm thuỷ sản gặp nhiều rào cản từ các thị trường,

trong đó có chương trình thanh tra cá da trơn, thuế chống bán phá giá tôm, cá của của Mỹ, “thẻ

vàng” của EU… cùng với nhiều vấn đề nội tại của ngành như kháng sinh, giá thành còn cao,

nguyên liệu chế biến. Ông Trần Văn Lĩnh cho rằng, giá thành nuôi tôm ở Việt Nam vẫn cao hơn

đối thủ rất lớn là Ấn Độ. Ngành tôm vẫn chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ Ấn Độ, Thái Lan,

Indonesia, Ecuador…

Trong đó, thị trường Trung Quốc dù rất lớn, nhưng cách mua bán có thể gây tổn hại đến ngành

tôm. “Trung Quốc họ đang mua dê, nên một bộ phận nuôi tôm của Việt Nam dê lỏng lẻo về quy

trình nuôi, khiến những nỗ lực kiểm soát hóa chất, kháng sinh trên nuôi trồng bị ảnh hưởng rất

lớn. Thậm chí, DN Trung Quốc còn thuê các nhà máy “lười” đầu tư công nghệ… để chế biến.

Nếu cứ xuất theo tiểu ngạch, đây là nhân tố tiềm ẩn, là thách thức với ngành nuôi và chế biến

thủy sản cũng như nhiều nông sản khác của Việt Nam”- ông Lĩnh phân tích.

Đặt mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm nay, tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ

Văn Tám, thủy sản sẽ đối mặt với rất nhiều rào cản. Ông Tám cho rằng, thủy sản cần tiếp tục ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng để nâng cao chất lượng, giảm giá thành cạnh tranh. Cùng

đó, cần kiểm soát tốt dịch bệnh, hoá chất kháng sinh... (Tiền Phong 3/2, Nam Khánh) đầu trang

Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản

Thủy sản và rau quả là 2 ngành hàng có mức độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhiều năm qua và

đang hướng đến kim ngạch 10 tỉ USD trong năm nay

Dù gặp rào cản tại nhiều thị trường nhưng xuất khẩu nông sản năm 2017 vẫn đạt mức kỷ lục, kim

ngạch hơn 36 tỉ USD, tăng hơn 13% so với năm 2016; nhiều ngành đạt tăng trưởng cao như rau

quả, thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2017, thủy sản Việt

Nam xuất khẩu sang 167 trường, đạt kim ngạch 8,3 tỉ USD, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm

trước. Có 4 thị trường lớn đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD là châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Trung Quốc

(lần đầu tiên). Từ khi được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam -

Hàn Quốc, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng mạnh với hơn 27% (riêng tôm tăng đến

36%) so với năm 2016, đạt kim ngạch hơn 784 triệu USD. Với đã tăng trưởng này, năm 2018, dự

báo thị trường Hàn Quốc sẽ chạm mốc 1 tỉ USD, lọt vào nhóm thị trường tỉ USD của thủy sản

Việt Nam. Mục tiêu của ngành thủy sản là năm 2020 sẽ chạm mốc 10 tỉ USD xuất khẩu.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

7

Theo VASEP, tôm là sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam, chiếm tỉ trọng đến 46% (tương

đương 3,8 tỉ USD). Riêng tôm chân trắng ngày càng thể hiện thế mạnh với giá trị xuất khẩu 2,5

tỉ USD, trong đó mặt hàng chế biến giá trị gia tăng chiếm gần 50%. Hàm lượng gia tăng giá trị từ

nguyên liệu đến sản phẩm không chỉ đánh dấu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt

Nam trên phạm vi toàn cầu mà còn giải quyết được bài toán lợi ích các bên trong chuỗi cung cấp,

giá bán cuối cùng cao giúp DN mua nguyên liệu giá cao cho nông dân. Đây là cơ sở để tiếp tục

tái đầu tư, hoàn thiện công nghệ và phát triển mặt hàng mới. Năm 2017, xuất khẩu tôm sang thị

trường EU tăng trưởng đến 45% (tương đương 867 triệu USD) nhờ đối thủ chính là Ấn Độ gặp

vấn đề về kháng sinh, có nguy cơ bị EU cấm nhập khẩu.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước

(Đà Nẵng), dự kiến giữa năm 2018, FTA Việt Nam - EU có hiệu lực sẽ gia tăng lợi thế cho thủy

sản Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu cá tra năm 2018, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP

Vĩnh Hoàn, "đại gia" trong ngành - nhận định hết sức lạc quan. Theo bà Khanh, ngành cá tra sau

20 năm phát triển, nay từ người nuôi đến DN đều quan tâm đến quản trị rủi ro, không còn mạo

hiểm đầu tư khi giá cá lên như trước. Năm 2018, nguyên liệu cá tra tiếp tục thiếu, giá cá cao là

cơ hội đẩy giá xuất khẩu cũng như chất lượng để xây dựng chuỗi giá trị, thương hiệu. Năm 2017,

giá bán cá tra phi lê ở mức trên 3 USD/kg và còn có khả năng tăng tiếp vào năm 2018, dự kiến

kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt từ 1,8 tỉ USD (như năm 2017) trở lên.

Về thị trường Trung Quốc, theo bà Lệ Khanh, nếu xuất chính ngạch, nhà nhập khẩu nước này rất

quan tâm đến chất lượng từ khâu nguyên liệu, kiểm tra kỹ màu sắc, mùi vị. "Tại Trung Quốc, hệ

thống chuỗi nhà hàng phát triển rất mạnh và cá tra được tiếp nhận rất tốt ở đây. Tôi tham quan

một hệ thống nhà hàng chuyên cá tra, chỉ một năm họ phát triển đến 800 tiệm, rất ấn tượng. Đừng

nghĩ DN Trung Quốc không quan tâm chất lượng vì còn phải bảo vệ thương hiệu của họ. DN Việt

Nam cũng phải chủ động kiểm soát chất lượng, đối tác không yêu cầu cũng phải kiểm soát vì sức

khỏe người tiêu dùng. Phải làm cho họ tin hàng Việt Nam tốt, khi ấy giá cả chỉ là yếu tố phụ" -

bà Lệ Khanh nhấn mạnh. (Người Lao Động 3/2, Ngọc Ánh) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sóc Trăng chia sẻ mô hình nuôi tôm gắn với phát triển chuỗi liên kết

Ngày 1/2, Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Chia sẻ mô

hình nuôi tôm gắn với phát triển chuỗi liên kết”, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là các hộ

nuôi tôm, doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến thủy sản, nhà cung cấp thuốc, thức ăn thủy sản và các

nhà quản lý, khoa học thuộc các Viện, trường Đại học.

Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, đây là dịp để các hội viên Hiệp hội,

người nuôi tôm, các doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ phục vụ ngành tôm có dịp

giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình nuôi cũng như kỹ thuật, thiết bị công nghệ mới để

người nuôi vận dụng vào thực tế, góp phần thành công trong vụ nuôi tôm nước lợ năm 2018.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

8

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp và biện pháp kỹ thuật cần áp

dụng trong nuôi tôm, đặc biệt là xây dựng chuỗi liên kết giữa người nuôi tôm, người tiêu thụ, chế

biến, doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao giá trị. Những kỹ thuật nuôi tôm như: cải tạo ao, xử lý

nước, chất lượng con giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi… cũng được giới thiệu thông qua các

mô hình nuôi tôm thành công, hiệu quả. Qua đó cũng thấy được những khó khăn, bất cập trong

điều kiện nuôi tôm hiện nay, nhất là tình hình cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu sản phẩm, an toàn

thực phẩm ngày càng cao và “hàng rào” kỹ thuật để sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới,

như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Từ kinh nghiệm thực tế của địa phương trong việc áp dụng nuôi tôm thương phẩm, phục vụ cho

chế biến xuất khẩu theo mô hình khép kín, ông Hoàng Thanh Vũ, Công ty nuôi trồng thủy sản

Tân Nam (Sao Ta, Sóc Trăng) đã chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra con giống và sử dụng vi sinh đối

kháng trong nuôi tôm.

Theo ông, để nuôi tôm phục vụ cho nhà máy của Công ty chế biến, xuất khẩu thì tôm phải sạch,

việc lựa chọn tôm giống tốt, kiểm đếm số lượng, trọng lượng để thả và có kỹ thuật chăm sóc theo

quy trình nghiêm ngặt mới cho ra tôm thương phẩm chất lượng tốt, năng suất, hiệu quả cao.

Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết, tỉnh

đã thực hiện được hơn chục mô hình điểm nuôi tôm sạch có liên kết theo chuỗi nâng cao giá trị

sản phẩm. Ngoài ra, nhiều mô hình nuôi tôm không sử dụng kháng sinh trên các loài thủy sản

khác đang được người dân Sóc Trăng áp dụng; các nhà khoa học trong tỉnh cũng đã tìm ra dòng

vi sinh bản địa, giúp xử lý đáy ao cũng như tăng cường hệ tiêu hóa cho tôm được triển khai rất

hiệu quả.

Kinh nghiệm nuôi tôm thành công từ ao đất có xi phông đáy đem lại thành công lớn của gia đình

ông Tăng Văn Xúa, Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa (Vĩnh Châu); hay mô hình nuôi tôm siêu

thâm canh ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã Hưng Phú (huyện Cù Lao Dung) là những

điển hình trong việc áp dụng kỹ thuật cao, cho ra sản phẩm tôm sạch, có giá trị, hiệu quả cao cũng

được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo…

Nhân dịp này, các doanh nghiệp cung ứng tôm giống, thức ăn thủy sản, thuốc vi sinh, thiết bị ứng

dụng công nghệ cao trong nuôi tôm sạch, nuôi tôm siêu thâm canh… cũng được giới thiệu tới hội

viên Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng. (Báo Ảnh Dân Tộc Và Miền Núi 2/2, Trung Hiếu) đầu

trang

Bắc Giang: Tiếp tục phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương tiếp tục thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nâng cao

nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi

thủy sản.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

9

Ưu tiên lựa chọn thả tái tạo các loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý,

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vào vùng nước tự nhiên; chỉ thả tái tạo các giống loài thủy sản đã

được sinh sản nhân tạo thành công. Bố trí nguồn kinh phí và huy động nguồn lực từ các cơ quan,

tổ chức, các hội, hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động thả giống

tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước xã hội hóa công tác này.

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực

phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương.

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ, tái tạo nguồn

lợi thủy sản tới mọi tầng lớp nhân dân; không phóng sinh các đối tượng thủy sinh vật ngoại lai

xâm hại, có nguy cơ xâm hại ra môi trường. Vận động người dân không khai thác, đánh bắt các

loài thủy sản ngay sau thời điểm thả giống tái tạo theo quy định.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 và Chỉ thị số 19/CT-

TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện,

chất độc để khai thác thủy sản; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. (Cổng Thông Tin Điện Tử

Tỉnh Bắc Giang 1/2, Trâm Anh) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Ra khơi mùa biển động: Nổi chìm theo con sóng

Cơn bão cuối năm quái ác đánh tới tấp vào con thuyền nhỏ như cái vỏ đậu giữa trùng khơi bao

la. Không vô bờ được, chiếc thuyền của vợ chồng anh Tài đành buông trôi cho số phận. Sóng

đánh, luồng nước đã cuốn con thuyền dạt vào biển Đông Hoà (Tiền Giang). Đêm mưa gió bão

bùng, chúng tôi nghe vợ chồng anh Tài “tua lại” cuốn phim của cuộc đời mình trong tiếng nấc!

Nhìn ra biển đen kịt, mịt mù, ánh mắt anh Tài xa xăm như nhìn lại quãng đời lênh đênh trên đầu

sóng, ngọn gió của mình. Anh Tài kể, mình sinh ra đã nghe tiếng sóng rì rào của đại dương vỗ

vào Cần Giờ, một vùng đất nghèo “rớt mùng tơi” của Sài Gòn hoa lệ.

Là một ngư dân nòi, rành từng con sóng, luồng nước, luồng cá, anh Tài nói, thời đó, biển Cần

Giờ cá, tôm cùng các loại hải sản nhiều vô kể. Rồi 20 tuổi anh lấy vợ. Không có nhà riêng, anh

đành phận “chó chui gầm chạn”. Trai ở nhà vợ nhưng anh Tài lại không thế. Nhờ siêng năng, lão

luyện trong nghề, anh được nhiều chủ tàu cá “cưng”, “hú” đi biển hoài, hầu như không có ngày

nghỉ. Rồi vợ chồng anh có con, anh càng chí thú làm ăn, làng trên xóm dưới ai ai cũng mừng cho

vợ chồng, bởi có thằng cu nối dõi tông đường.

Đi theo tàu cá dài ngày, sau mỗi chuyến biển anh lại nghe “lời ong tiếng ve” về cái sự “nhàn cư

vi bất thiện” của vợ. Bỏ ngoài tai những lời xầm xì của người dưng, anh Tài vẫn lầm lũi đêm

ngày đi theo tàu cá, tích cóp tiền bạc sau này cho con. Nhưng sự đời như sóng dữ, đã đánh bạt

ước mơ cỏn con, giản dị ấy của anh. Chuyện vợ anh “ăn nem”…là có thật, nó vỡ lở ra như “cơn

sóng thần” đánh thẳng vào mặt anh quá đỗi phũ phàng. Ly dị vợ, thế là anh phải ra đường, còn

thằng nhỏ ở với mẹ, vì anh không có nhà. Cuộc đời anh bỗng chốc như con thuyền lật úp giữa

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

10

trùng khơi sóng dữ, không biết trôi về bến bờ nào. Nhưng cuộc mưu sinh không cho phép anh

ngã gục!

Anh Tài theo bạn đi tàu cá. Lần hồi, anh dành dụm rồi vay mượn thêm bạn bè, bà con hàng xóm

được 30 triệu đồng mua chiếc tàu đánh cá nhỏ cùng vài thớt lưới, ngư cụ để quyết chí làm lại

cuộc đời. Kể đến đây, giọng anh Tài bỗng nhiên trong trẻo lạ, mắt anh long lanh nhìn ra biển như

nhìn thấy một quá khứ huy hoàng trước ngã rẽ cuộc đời. Anh rạng rỡ tiếp tục câu chuyện, khoảng

10 năm, tuy biển Cần Giờ đã bắt đầu cạn kiệt nguồn hải sản nhưng do độc thân, lại là chủ chiếc

tàu cá nhỏ nên anh sống tạm ổn. Mỗi tháng, anh đi biển khoảng 10-15 ngày tuỳ theo mùa, theo

con nước.

“Hồi đó, cứ mỗi lần thả lưới là thế nào cũng có cá đù, cá lưỡi trâu, cá dứa, cá sốc…rồi mực, tôm,

đủ cả. Cá cỡ nửa ký trở lên. Rồi vào mùa ghẹ từ tháng 6 đến tháng 8 là thỏa sức bắt. Ghẹ Cần Giờ

béo, chắc gạch, ngon nổi tiếng. Những ngày cuối tuần, dân Sài Gòn xuống đây du lịch nên ghẹ

“hút” khách lắm. Còn khi không ra khơi, cho tàu nằm bờ thì tui vô rừng Sác bắt ba khía về bán.

Mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 6 triệu đồng”, anh Tài nhớ lại.

Qua giây phút “rực rỡ” trong quá khứ, anh Tài bỗng chùng giọng: “Những năm gần đây, tụi hút

cát lậu phá nát hệ sinh thái biển Cần Giờ. Thử hỏi, hàng đàn xà lan thả hàng trăm cái vòi cỡ lớn

xuống đáy biển hút cát, hết vùng này đến vùng khác thì cá tôm nào dám “bén mảng” về đây”.

Anh Tài cũng kể các sự cố tràn dầu nhiều năm trước, nạn ô nhiêm nguồn nước ngay trong sông

Sài Gòn đổ ra biển Cần Giờ thì “mạng” con cá, con tôm bây giờ mong manh lắm. “Bây giờ, thu

nhập một chuyến biển hai ngày của vợ chồng tui trừ tiền dầu ra thì còn dư khoảng 500 ngàn đồng

là cùng. Chừng đó tiền, nhưng bây giờ tàu tui đi phải đi xa chứ không đi ven bờ như trước đây,

để “né” mấy cái xà lan hút cát mới mong có cá. Cố lắm cũng chỉ đủ ăn, đắp đổi qua ngày”, anh

Tài buồn giọng kể.

Mà đâu chỉ có vậy, biển cho thì biển cũng lấy đi, biển hào phóng nhưng biển cũng rất khắc nghiệt,

dữ dằn. Với ngư dân, chiếc tàu và mấy tay lưới là cả một gia sản gắn liền với cuộc sống, nồi cơm

manh áo của họ. Chuyện sóng đánh vỡ tàu hay mất trắng lưới cá, rồi tàu chết máy, lưới bị cuốn

vào chân vịt… là chuyện khó có thể tránh khỏi, như là phải sống chung với bão vậy.

Trong chuyến ra khơi cùng chúng tôi sau cơn bão số 16 vừa qua, thuyền vợ chồng anh Tài bị trôi

dạt vào vùng biển Đông Hòa, anh mất trắng thớt lưới dài hơn 40m. “Làm nghề cá, khi trúng thì

trúng rất đậm, khi mất thì mất trắng, mất cả tàu là coi như mất cả cơ nghiệp, nó cũng như “trò đỏ

đen” với biển vậy”, anh Tài kết luận như chấp nhận một canh bạc nữa của cuộc đời.

Anh Tài tiếp tục câu chuyện trong ánh mắt xa xăm. Mỗi chuyến đi biển, nằm trên tàu sau khi thả

lưới chờ cá, anh lại đau đáu nhìn vào bờ vì nhớ con. Thiếu một người cha bên cạnh dạy dỗ, kèm

cặp, an ủi… không biết cuộc đời con trai mình sau này sẽ ra sao? Tàu cặp bờ, sau khi xuống cá,

vá lưới, dọn dẹp xong là anh “phóc” đến nhà vợ cũ để chơi với con. Anh Tài bảo, đó là phút giây

hạnh phúc nhất đời anh.

“Cũng nhờ con trai mà tui gặp và quen với “bà xã” hiện giờ. Hồi đó, bả phụ bán cà phê ở thị trấn

Cần Thạnh, gần chỗ bến cá mà thuyền về neo đậu sau mỗi chuyến ra khơi”, anh Tài nói. “Tui

thấy ảnh mỗi lần dẫn con đi chơi, ăn uống, âu yếm, quấn quýt nhau lắm. Mà lạ là không thấy vợ

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

11

của anh đi theo, cả chục lần y như một. Tui ngờ rằng hai vợ chồng này đã đôi ngả đôi đường,

nghĩ lại về thân phận mình nên tui cám cảnh, “đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu”, dần

dần tui mến rồi thương ảnh”, chị Tám góp vào câu chuyện của chồng mình.

Cùng thân phận, họ bén duyên cùng “gá” nghĩa với nhau, về chung sống dưới chiếc thuyền nhỏ.

Chị là dân rừng, dân núi, anh là dân sông, dân biển, rất khó sống chung với nhau, nhất là mỗi lần

chị theo “chồng” đi biển. Thời gian đầu, chị Tám bị say sóng, ói lên ói xuống, mặt xanh như tàu

lá, nằm sải lai trên tàu mà chẳng giúp được gì cho “chồng”. Giờ đã quen, chị lại là một tay ngư

phủ đắc lực cho anh trong từng chuyến biển. Coi vậy mà cả hai anh chị cũng đã chung sống dưới

chiếc tàu đã gần 4 năm rồi.

Chị cũng đã quen với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi trên sóng nước. Đã quen với mỗi mùa mưa

bão, giông tố. “Bình yên thì tụi tui ngủ trên thuyền, còn vào mùa bão thì tụi tui lại ở “ké” nhà

mấy bạn chài cùng đi biển. Đến giờ, dù cả hai đều mong có chung một đứa con mà không dám.

Bởi, nhà cửa thì chưa có, sống bấp bênh như vầy thì con cái sẽ sống, học hành ra sao? Hơn nữa,

tui cũng đã “già” rồi, nghe nói có con khó lắm, mà có cũng khó nuôi nên không dám”, chị Tám

thở dài.

Gió đã bớt lồng lộn ngoài kia, mưa đã ngớt hạt, hừng đông ló dạng phía chân trời mà câu chuyện

của chúng tôi với vợ chồng anh Tài vẫn chưa dứt. Anh cho biết, thuyền mình sẽ được một thuyền

lớn của ông Nguyên Minh Loan “kè” về đến biển Cần Giờ. “Thấy mình hoàn cảnh, ông Loan còn

cho tui một thớt lưới để tui sớm ra biển trong mùa gió chướng này để kiếm tiền tiêu Tết”, anh Tài

mừng rỡ khoe.

Khi thuyền cập bến Cầu Cảng, huyện Cần Giờ, trước khi bước lên bờ, nhìn vào khóe mắt vợ

chồng anh Tài, chúng tôi cảm được cái ước mong đau đáu cả đời của họ là kiếm được đủ tiền để

mua một “miếng đất cắm dùi”, xây một túp nhà nhỏ để có một tổ ấm cho đúng nghĩa, để buôn

bán mưu sinh khi cái tuổi “xế chiều” đã xồng xộc tới. Chúng tôi nghĩ, không lẽ họ cứ mãi lênh

đênh, chìm nổi theo con sóng mãi sao?

“Bình yên thì tụi tui ngủ trên thuyền, còn vào mùa bão thì tụi tui lại ở “ké” nhà mấy bạn chài cùng

đi biển. Đến giờ, dù cả hai đều mong có chung một đứa con mà không dám. Bởi, nhà cửa thì chưa

có, sống bấp bênh như vầy thì con cái sẽ sống, học hành ra sao? Hơn nữa, tui cũng đã “già” rồi,

nghe nói có con khó lắm, mà có cũng khó nuôi nên không dám”, chị Tám thở dài. (Tiền Phong

2/2, Đình Du) đầu trang

Nghệ An: Tàu cá nghề vây ở Quỳnh Lưu 'đói' lao động

Lưới vây là một trong những nghề khai thác mũi nhọn của ngư dân Quỳnh Lưu, sản lượng khai

thác hàng năm chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng khai thác của huyện. Tuy nhiên, nghề này đang

lâm vào khó khăn, nhất là thiếu lao động trầm trọng.

Ngư dân Vũ Xuân Trọng, thôn Minh Thành, xã Quỳnh Long đang sử dụng tàu cá lưới vây có

công suất 450CV chia sẻ: Đánh bắt bằng nghề lưới vây hiệu quả rất cao, 9 tháng đầu năm 2017

mỗi chuyến biển không quá 10 ngày tàu của ông cũng thu về được hàng chục tấn cá các loại, trừ

chi phí mỗi lao động thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/người/chuyến. Nhưng 3 tháng cuối năm do

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

12

ảnh hưởng của bão và không khí lạnh tràn về liên tục nên sản lượng khai thác giảm, giá cả không

tăng, các chuyến biển đi về chỉ đủ chi phí xăng dầu.

Lưới vây là nghề đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và cũng chịu rủi ro cao bởi một số yếu tố ngư

trường khai thác rộng, xa bờ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, năng suất khai thác không ổn định

đã làm tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm khai thác giảm nên nhiều tàu không đạt hiệu

quả.

Các đội tàu đang sử dụng kỹ thuật vây mạn, ít có khả năng cơ giới hóa trong sản xuất nên phải

sử dụng nhiều lao động, thời gian đánh bắt lâu, việc đảm bảo an toàn trong sản xuất không cao…

Hiện nay trung bình mỗi tàu đi nghề lưới vây phải cần 15 - 19 lao động. Thời gian gần đây do

hiệu quả đánh bắt thấp nên nhiều lao động đã chuyển sang ngành nghề khác. Như ở xã Quỳnh

Long hiện có khoảng 1/3 tổng số phương tiện thiếu lao động.

Ngư dân Nguyên Văn Minh, chủ tàu cá có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề đi biển ở thôn

Đại Hải, xã Quỳnh Long chia sẻ: Khi được mùa thì dê vận động lao động ổn định sản xuất, nhưng

mất mùa như hiện nay thì không có lao động, nhiều tàu đang nằm bờ có nguy cơ phải chuyển

nghề.

Để giải quyết khó khăn về việc thiếu lao động, ngư dân Nguyên Văn Minh và nhiều ngư dân khác

ở xã Quỳnh Long đã tập trung cơ giới hóa sản xuất, lắp thêm một số thiết bị như hệ thống tời dây

bo rút vào khoang, lắp thêm tời lườn để tời phao, chuyển lưới tùng về que cuối để giảm sức lao

động, bớt người tời lưới.

“Với việc lắp thêm những thiết bị và chuyển lưới tùng về que cuối giúp chúng tôi giảm được 3

lao động. Ví dụ trước đây phải 14 – 15 lao động mới đủ người đi nhưng giờ cơ cấu lại và lắp thêm

thiết bị thì chỉ 11 – 12 người là có thể đi sản xuất được”. Ngư dân Nguyên Văn Minh nói thêm.

Ông Bùi Xuân Trúc – Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Để nghề này

phát triển bền vững đem lại thu nhập cho các địa phương, cùng với việc đào tạo nâng cao chất

lượng lao động đi biển thì huyện cũng đang chỉ đạo các xã cơ cấu lại ngành nghề cho phù hợp và

khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề, đăng ký mở rộng ngư trường khai thác ra khu vực Trường

Sa để bắt được nhiều cá có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời cũng giảm áp lực khai thác trong

vùng Vịnh Bắc Bộ. (Báo Nghệ An 3/2, Thanh Toàn) đầu trang

Cà Mau: Ngư dân bắt được cá to nghi là cá sủ vàng

Một con cá có chiều dài khoảng 65 cm, nặng 6 kg, nghi là cá sủ vàng vừa được ngư dân bắt được

trên vùng biển Cà Mau.

Theo thông tin, khoảng 14h50 phút ngày 1/2, trong lúc làm việc trên biển cùng với bạn thuyền,

cách đảo Hòn Khoai khoảng 3 hải lý, anh Huỳnh Văn Trải, sinh năm 1984, chủ tàu cá mang số

hiệu CM 75213 TS, thường trú ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển phát hiện một con cá rất

lạ đang nằm gọn trong lưới. Qua quan sát, anh Trải nghi là loài cá sủ vàng quý hiếm. Cá có chiều

dài khoảng 65 cm, nặng 6 kg.

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

13

Theo anh Trải, sở dĩ anh nghi đây là loài cá sủ vàng vì có nhiều đặc điểm rất giống với loài cá

quý hiếm nói trên mà anh xem trên mạng internet.

Anh Trải cho biết thêm, anh hành nghề biển đến nay trên 10 năm, nhưng đây là lần đầu tiên anh

bắt được loài cá này và anh cũng không biết chính xác đó là cá gì. Anh Trải cũng đã tham khảo

ý kiến nhiều ngư dân kỳ cựu tại cửa biển Rạch Gốc nhưng tất cả đều không biết tên thật của loài

cá này.

Hiện, anh Trải đã bảo quản cẩn thận cá lạ, cho vào tủ đông và nhờ một người bạn đăng tải lên

mạng xã hội để những người hiểu biết tư vấn, xác định danh tính loài cá trên.

Trước đó, sáng 26/1 hai cần thủ là ông Lê Văn Hằng và Hoàng Quốc Đại, ở tổ dân phố 2 Phước

Trung, Phước Long, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), là hai cần thủ may nắm câu được cá sủ

vàng quý hiếm. 1 con cá sủ vàng nặng 7kg, con thứ 2 nặng 2kg. (Môi Trường Và Cuôc Sống 2/2,

Gia Hân) đầu trang

Quảng Ngãi: Cả họ làm ngư dân

Dòng họ Bùi ở làng câu mực khơi Mỹ Tân, xã Bình Chánh (Bình Sơn) được ví là dòng họ ngư

dân kiên cường, khi cả họ có đến gần 40 người là ngư dân vươn khơi và kiên trì bám ngư trường

Trường Sa, Hoàng Sa.

Trong số hơn 60 chiếc tàu công suất lớn chuyên hành nghề câu mực khơi ở làng câu mực khơi

Mỹ Tân, dòng họ Bùi nơi đây đã sở hữu 5 tàu. Trong đó, tàu nhỏ nhất trên 400CV, còn tàu lớn

nhất lên đến gần 900CV.

Là một trong những người lớn tuổi nhất của họ Bùi, nay vẫn còn vươn khơi làm nghề câu mực,

thuyền trưởng Bùi Thanh Nhân cười khề khà bảo: “Khi tròn 60 tuổi, tôi tự bảo mình, thôi thì đi

nốt chuyến này thôi rồi nghỉ. Ấy vậy mà nhớ, mà ham biển lắm, nên cứ đi miết tới giờ. Giờ đã là

62 tuổi rồi mà vẫn đi”.

Con trai của lão ngư Bùi Thanh Nhân là ngư dân Bùi Thanh Nghĩa, hiện cũng đang là chủ sở hữu

kiêm thuyền trưởng tàu câu mực công suất hơn 800CV. Noi theo gương cha, anh Nghĩa cũng là

một thuyền trưởng can trường và khéo léo, khi sau 20 năm bám biển, anh đã tậu cho mình được

chiếc tàu công suất lớn trị giá gần 5 tỷ đồng và đã thực hiện ngót nghét 80 phiên biển tận ngư

trường Hoàng Sa.

Là nghề cha truyền, con nối của họ Bùi ở Mỹ Tân, nên dù 20 tuổi hay đã ngoài 60, ai cũng đều

miệt mài với nghề biển, xem nghề biển như máu thịt của mình. Người tích lũy đủ vốn để đóng

tàu thì làm chủ tàu, làm thuyền trưởng tàu câu mực. Ai còn trẻ, thì đan cho mình một chiếc thúng,

rồi xin đi bạn trên tàu. Từ 5, 6 người tiên phong đi biển thuở ban đầu, đến nay, họ Bùi ở Mỹ Tân

đã có truyền thống câu mực khơi 3 đời và có tổng cộng gần 40 ngư dân làm nghề.

“Họ Bùi ở đất liền có thể mỗi người sống ở mỗi khu dân cư khác nhau, nhưng khi đi biển, thì

chúng tôi đi cùng nhau để tương trợ lẫn nhau khi cần. Đường xa thì không đi một mình được

đâu”, thuyền trưởng Bùi Tấn Lý bảo.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

14

Kề vai sát cánh vươn khơi, rồi lại chọn vị trí đánh bắt sát nhau để cùng hỗ trợ nhau trên biển. Vậy

nên, khi tàu gặp sự cố về máy móc, hoặc khi gặp sóng gió, thời tiết bất lợi trên biển, cả họ lại

cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. “Nghề câu mực có thời gian lênh đênh trên biển

dài nhất so với các nghề biển khác với mỗi phiên biển kéo dài từ 2,5 – 3 tháng ròng. Vậy nên, khi

ra khơi cùng nhau, nhìn đâu cũng thấy anh em, chú bác nhà mình, chúng tôi tự nhiên ấm lòng

hẳn”, ngư dân Bùi Thanh Nghĩa sẻ chia.

Không chỉ đoàn kết, dìu dắt nhau vươn khơi, bám biển, khi về đất liền, những ngư dân họ Bùi

còn là một trong những lực lượng tiên phong góp sức vào những công tác chung của địa phương.

Phong trào góp sức bê tông đường giao thông nông thôn, cổng chào, nhà văn hóa thôn... đều có

sự đóng góp nhiệt thành của các thuyền trưởng họ Bùi như Bùi Thanh Trung, Bùi Thanh Nghĩa...

Cứ thế, từ biển đến bờ, dòng họ Bùi ở Mỹ Tân luôn chung sức, chung lòng cùng phát triển nghề

cha truyền con nối của họ. (Báo Quảng Ngãi 2/2, Ý Thu) đầu trang

Bình Định: Ngư dân Nhơn Lý khai thác gần 12.000 con tôm hùm giống

Ông Nguyên Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Lý - TP Quy Nhơn, cho biết: Từ đầu

vụ (tháng 11 Âm lịch 2017) đến nay, bà con ngư dân địa phương đã khai thác hơn 12.000 con

tôm hùm giống (THG), tổng thu nhập hơn 3,3 tỉ đồng. Nhiều hộ khai thác THG đạt hiệu quả cao,

như hộ Mai Văn Chi, ở thôn Lý Hưng, khai thác trên 500 con, thu nhập 140 triệu đồng; hộ Lê

Văn Khắp, ở thôn Lý Lương, 412 con, thu nhập 115 triệu đồng…

Được biết, cả xã có trên 150 phương tiện chuyên khai thác THG, trong đó có 123 thuyền thúng

tập trung ở 2 thôn Lý Hưng và Lý Lương; còn lại là phương tiện ghe máy ở 2 thôn Lý Chánh và

Lý Hòa. Thời vụ đánh bắt THG còn kéo dài cho đến hết tháng 2 năm nay. (Báo Bình Định 2/2,

Xuân Thức) đầu trang

Bình Thuận: 20 ngư dân Tuy Phong ký cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài

Sáng 2/2, 20 ngư dân là các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá công suất lớn đánh bắt vùng biển xa bờ

đã ký cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài, đánh bắt hải sản trái phép.

Sau khi được nghe cán bộ Đồn Biên phòng Liên Hương và các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền

các quy định của pháp luật về khai thác hải sản trên vùng biển Việt Nam và nước ngoài, 20 ngư

dân có tàu cá đánh bắt xa bờ đã ký vào bản cam kết thực hiện các quy định của pháp luật trong

hoạt động khai thác hải sản, có sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện và các cơ quan chức

năng của huyện Tuy Phong.

Bản cam kết có 5 nội dung cụ thể, quy định về việc ngư dân tuyệt đối không đánh bắt hải sản trái

phép trên vùng biển nước ngoài. Không tham gia câu móc, tổ chức chở người xuất cảnh trái phép

ra nước ngoài bằng đường biển. Thực hiện quy định trình báo, đăng ký danh sách lao động, tần

số liên lạc với Trạm biên phòng và có xác nhận của đồn biên phòng trong quá trình khai thác hải

sản xa bờ. Trang bị đầy đủ áo phao, phao tròn, phao bè theo quy định đảm bảo an toàn cho các

thuyền viên tham gia đánh bắt trên biển. Khi phát hiện tình hình hoặc có vụ việc liên quan trên

biển kịp thời thông báo cho Đồn Biên phòng hoặc Trạm Biên phòng để xử lý. (Báo Bình Thuận

2/2, Kim Anh) đầu trang

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

15

Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 60.000 tấn thủy sản trong năm 2018

Năm 2018, Thừa Thiên Huế phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 2,23%, sản lượng

thủy sản 60.000 tấn...

Theo đó trong năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt nhiều kết

quả đáng ghi nhận, chiếm 11,62% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Điểm nổi bật là giá trị xuất

khẩu nông- lâm- thủy sản đạt 137,5 triệu USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu

thủy sản 56,7 triệu USD (tăng 20,8%), lâm sản 74,5 triệu USD và nông sản 6,3 triệu USD.

Trong năm, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 77 nghìn ha; trong đó, diện tích gieo trồng lúa cả

năm đạt 54.800 ha, tăng 0,6% so với năm 2016; sản lượng lúa đạt gần 3.000 tấn, tăng 1% so với

năm 2016. Nhiều diện tích đã được xây dựng thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình

cánh đồng lớn, các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được phát triển mở

rộng. Môi trường chăn nuôi được đảm bảo hơn và phát triển ổn định, hiện có 63 trang trại chăn

nuôi đạt doanh thu hàng năm 1 tỷ đồng trở lên.

Lĩnh vực lâm nghiệp không ngừng được củng cố và có nhiều chuyển biến. Lực lượng kiểm lâm

đã có nhiều nỗ lực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt

động liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác

đạt gần 525 nghìn m3, tăng 5% so với cùng kỳ. Đến nay toàn tỉnh đã có trên 6.000 ha rừng trồng

được cấp chứng chỉ FSC.

Năm 2018, mục tiêu của ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế là nâng cao phẩm chất hàng nông

sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chuyển canh, sản xuất hàng hóa, phát triển

nông nghiệp theo hướng bền vững, công nghệ cao, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ tìm kiếm thị trường

tiêu thụ cho nông dân... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 2,23%, sản lượng lương

thực có hạt trên 325 nghìn tấn, sản lượng thủy sản 60 nghìn tấn, có thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn

nông thôn mới... (Tài Nguyên Và Môi Trường 2/2, Văn Dinh) đầu trang

Ngư dân Phú Yên được “lộc biển” đầu năm

Sau gần một tháng khai thác trên biển, những chiếc tàu khai thác cá ngừ đại dương đầu tiên trong

năm 2018 của tỉnh Phú Yên đã về bến với sản lượng khá cao.

Suốt một tuần qua, ngày nào tại các cảng cá Phú Lạc (huyện Đông Hòa), cảng cá Đông Tác và

cảng cá phường 6 (thành phố Tuy Hòa) đều tiếp nhận hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương của

ngư dân Phú Yên cập bến và tranh thủ xuống cá.

Trung bình mỗi tàu khai thác từ 30 đến 50 con cá ngừ đại dương loại mắt to vây vàng, với tổng

trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Sản lượng đánh bắt đạt khá, kết hợp với bán giá cá ngừ đầu vụ ở mức

cao, từ 115.000 - 116.000 đồng/kg, giúp ngư dân có lãi.

Chuyến biển đầu tiên trong năm nay của ngư dân Phan Văn Thi ở phường Phú Đông khai thác

gần 1,6 tấn cá ngừ đại dương loại mắt to vây vàng, khoảng 2 tạ mực một nắng và cá các loại đã

được thương lái mua hết. Sau khi trừ mọi chi phí, ông Thi kiếm được vài chục triệu đồng, có tiền

lo sắm Tết cho gia đình.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

16

Theo ngư dân, sở dĩ chuyến biển đầu năm 2018 có hiệu quả là do 3 tháng vừa qua biển động,

nhiều tàu thuyền khu vực Nam Trung bộ không ra khơi. Đây là cơ hội để nguồn lợi thủy sản tái

tạo lại. Mặt khác, ngư dân cũng đã ý thức hơn trong việc đầu tư công nghệ bảo quản sản phẩm

đánh bắt được. Giá cá ngừ đại dương có nhích lên 115.000 đồng/kg như hiện nay cũng là nhờ

chất lượng cá được cải thiện.

Ngư dân Huỳnh Nuồng, phường Phú Đông (thành phố Tuy Hòa) cho biết, sau khi cửa biển Đà

Diên được nạo vét tạm thời, bước đầu có 30 chiếc tàu cá vào được, hầu như chiếc nào cũng trúng

ít nhất 30 con cá ngừ đại dương; có chiếc trúng 50 đến 60 con, cá biệt có tàu được 70 con.

Không chỉ các tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương có hiệu quả mà những tàu khác hành nghề

khai thác cá chuồn, cá ngừ sọc dưa, cá hố cũng có thu nhập khá.

Ông Nguyên Tri Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên

cho biết, sản lượng thủy sản khai thác trong tháng 1 ước đạt 4.100 tấn tăng gần 1% so cùng kỳ

năm trước, trong đó có 220 tấn cá ngừ đại dương, tăng 3,8%.

Cùng với việc nhiều tàu về cập cảng, những ngày qua, cũng có khá nhiều tàu tiếp tục vươn khơi

đánh bắt xa bờ và ngư dân sẽ đón Tết Mậu Tuất ngay trên biển. Bởi lẽ, với người dân miền biển,

dù đón Tết ở nhà hay ở trên tàu cũng không có sự khác biệt lớn. Miên sao trời yên biển lặng, đánh

bắt được nhiều tôm, cá và giá cả ổn định là ngư dân có được niềm vui Xuân trọn vẹn. (Bnews 2/2,

Thế Lập) đầu trang

Khánh Hòa: Một người câu được 6 con cá nghi loại sủ vàng quý hiếm

Đêm 1/2 rạng sáng 2/2, một người tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã câu được nhiều cá nghi là

cá sủ vàng quý hiếm.

Anh Nguyên Hữu Phước - phục vụ trong tiểu đoàn 458 thuộc Vùng 4 Hải Quân cho biết, khoảng

22h ngày 1/2 ra khu vực vịnh Cam Ranh câu cá.

Trong khoảng từ 22h ngày đến 2h ngày 2/2, anh đã câu được 6 con cá với cân nặng con nhỏ nhất

khoảng 2kg và con lớn hơn 3kg.

"Qua quan sát hình thù và kích thước rất giống loại cá sủ vàng quý hiếm", anh Phước cho hay.

“Tôi câu được 6 con và nhờ nhiều người dân trong vùng từng bắt được cá xác định, trong đó có

cả người vừa bán đôi cá sủ vàng trị giá 1,5 tỉ khẳng định cá tôi câu được là sủ vàng. Hiện tại tôi

đang thả trong lồng đặt ngay tại vịnh Cam Ranh nơi đơn vị tôi đóng quân”.

“Trong thời gian sắp tới nếu xác định được chuẩn xác nhất và có người đặt mua tôi sẵn sàng bán

lại cho người chơi và sử dụng”, anh Phước cho biết thêm. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 2/2, Nhật

Ngân) đầu trang

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

17

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Cứu thành công tàu cá chở 6 ngư dân Nam Định trôi dạt trên biển

Ngày 1/2 tại vùng biển vịnh Bắc Bộ 1 tàu cá chở 6 ngư dân người Nam Định đã bị chết máy trôi

dạt trên vùng biển Thanh Hóa đã được cứu nạn an toàn

Khoảng 11h25 ngày 1/2, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (trực thuộc

Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) nhận được thông tin: Tàu cá NĐ 92577 TS do

ông Bùi Văn Thanh (thường trú tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) làm chủ tàu bị

hỏng máy thả trôi khi đang hành nghề đánh bắt trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Thời điểm xảy ra hỏng máy trên tàu có 6 thuyền viên, vị trí bị nạn cách Hòn Mê, Thanh Hóa,

khoảng 50 hải lý về phía Đông.

Khu vực tàu bị nạn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tăng cường, gió Đông Bắc cấp 6, giật

cấp 7, biển động khiến tàu rung lắc mạnh, xung quanh vị trí bị nạn không có tàu thuyền nào hoạt

động.

Trước tình hình đó các thuyền viên trên tàu mất bình tĩnh, hoảng loạn, ngay lập tức thuyền trưởng

phát đi yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Sau khi tiếp nhận thông tin, thực hiện theo kế hoạch phòng chống gió mùa tăng cường đợt cuối

năm của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam,

Trung tâm đã khẩn trương điều động tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn SAR 411 lên đường cứu

nạn 6 thuyền viên tàu NĐ 92577 Ts.

Trung tâm tiếp tục duy trì liên lạc, trấn an tinh thần thuyền viên tàu bị nạn, hướng dẫn cho tàu

các phương pháp ổn định tàu, chống nước vào và sẵn sàng trang thiết bị an toàn trong lúc lực

lượng cứu nạn chưa có mặt tại hiện trường.

Đồng thời Trung tâm liên tục phát thông báo hàng hải yêu cầu các tàu hành trình qua khu vực lưu

ý quan sát và trợ giúp tàu bị nạn.

Do thời tiết xấu gây khó khăn tới hoạt động cứu nạn, hành trình trên biển hết sức vất vả, đến 22h

ngày 1/2, lực lượng cứu nạn đã tiếp cận tàu bị nạn và tiến hành hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe, động

viên tinh thần các thuyền viên trên tàu.

Đến 7h20 ngày 2/2, tàu cứu nạn SAR 411 đã đưa tàu NĐ 92577 cùng toàn bộ 6 thuyền viên về

đến Cảng Ninh Cơ an toàn.

Lãnh đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã gửi tặng quà cùng lời

động viên, chúc mừng năm mới của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam tới đội ngũ

thuyền viên tàu bị nạn. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 3/2, Nhật Ngân) đầu trang

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

18

XÃ HỘI

Cà Mau: Đổi thay làng cá Mai Hoa

Làng cá Mai Hoa, ấp Mai Hoa, xã Nguyên Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có 458 hộ dân

sinh sống. 5 năm về trước, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn; thường xuyên xảy ra trộm

cắp, mất an ninh, trật tự công cộng. Nhiều hộ dân còn thiếu ăn, thiếu việc làm, thiếu nhà ở và con

cái họ thiếu cả trường lớp để học. Nhưng sau khi Nhà nước có chủ trương di dời dân và đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm thì đời sống của người dân làng cá đã có nhiều đổi

thay.

Chúng tôi về làng cá Mai Hoa khi ánh nắng chiều đang khuất dần vào rừng đước ngút ngàn. Một

vài chiếc tàu đánh cá loại nhỏ của ngư dân bắt đầu rời bến chuẩn bị cho một đêm khai thác hiệu

quả. Trên bờ, chị em phụ nữ thu gom những mớ cá khô, ruốc khô đem vào nhà. Trên con đường

bê tông rộng 2m, kéo dài hơn 4km, chúng tôi bắt gặp nhiều em nhỏ với cặp mắt trẻ thơ hồn nhiên

trong trang phục học sinh tan trường về nhà. Xe của cá nhân, xe ôm, xe thu mua hàng hải sản...

và rất nhiều xe đạp kiểu đời mới chạy kín đường.

Trước đây 2 năm, giao thông đi lại khó khăn, phụ thuộc vào tàu, đò ngày 3 chuyến. Bây giờ, mỗi

ngày ít nhất cũng có 4 chuyến tàu cao tốc và 5 chuyến đò từ Mai Hoa tỏa đi khắp nơi; xe máy từ

làng cá đến tận thành phố Cà Mau. Từ làng cá Mai Hoa đi phà qua làng cá Hố Gùi, rồi qua phà

sang xã Nguyên Huân và từ đây chạy về trung tâm huyện Đầm Dơi, về thành phố Cà Mau.

Ông Nguyên Gel Sel, Trưởng ấp Mai Hoa tự hào nói: “Làng cá Mai Hoa bây giờ đã thay đổi

nhiều, chỉ hơn 2 năm nay bằng cả 10 năm trước. Điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có

nhiều thuận lợi. Đường giao thông nông thôn chạy dọc tuyến chính từ đầu đến cuối ấp. Các điểm

trường học được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang; khu chợ mới, điểm bưu điện văn hóa

cũng vừa được khánh thành. Điện lưới quốc gia phục vụ 100% hộ dân trong ấp. Dân được sử

dụng nước sạch. Sóng phát thanh truyền hình lúc nào cũng tốt. Ngày trước, mua tờ báo còn khó;

còn bây giờ ai có nhu cầu ra bưu điện đặt, báo ra hôm nay, mai có báo đọc. Mạng điện thoại nào

cũng có. Tuy nhiên, đang giai đoạn đầu ổn định dân cư, nên đời sống của dân nơi đây đang ở mức

trung bình, không lâu nữa sẽ được nâng lên”.

Dân cư của làng cá Mai Hoa từ nhiều địa phương về đây cư trú. Những năm trước, dân từ nơi

khác tới không có đất sản xuất, không nghề nghiệp, họ dựng nhà tạm ở ngoài mé biển, mé rừng

phòng hộ để mò cua, bắt ốc, giăng lưới kiếm sống qua ngày. Một số hộ gốc ở đây cũng có hoàn

cảnh tương tự nên họ thường cùng nhau tổ chức chặt phá cây rừng làm than. Khi biển động, mưa

gió thì một số tập trung ăn nhậu, bài bạc, thậm chí là trộm cắp vặt, gây mất trật tự trong ấp. Việc

học hành, đi lại của các cháu vô cùng khó khăn, đường không có, nước lên là ngập trắng một

vùng, nhà ở thưa thớt, nhiều khi có tiền mà không mua được đồ ăn, khổ nhất là khi gia đình nào

có người ốm đau, bệnh tật đột xuất.

Xác định đây là địa bàn cần phải tập trung chỉ đạo, chỉ huy Đồn Biên phòng Tân Tiến đã xây

dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng phối hợp với các ban, ngành của xã Nguyên Huân xuống tận

ấp tổ chức họp dân, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, các quy định của địa phương để bà con chấp hành; đồng thời, tổ chức cho nhân dân

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfvét cát thông luồng, bà con rất vui. Nếu không thì khổ lắm, tàu phải đến cảng cá khác neo

19

họp xét bình bầu, thành lập các Ban an ninh ấp, Tổ tự quản an ninh, Tổ hòa giải; phát huy vai trò

của người dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đến nay, Đồn Biên phòng

Tân Tiến và các lực lượng đã thành lập được 14 Tổ tự quản an ninh với 91 thành viên ấp Mai

Hoa.

Nay thì dân cư ổn định, bộ máy chính quyền ấp hoạt động tốt, nhưng làng cá đang cần những dự

án phát triển kinh tế với nhiều mô hình khác nhau, phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu và khả

năng của người dân nơi đây và một chiến lược phát triển kinh tế một cách bền vững. (Biên Phòng

2/2, Lê Khoa) đầu trang./.